You are on page 1of 114

B Ộ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO T Ạ O

TRƯ ỜNG Đ Ạ I H Ọ C KIÊN GIANG


KHOA KINH T Ế - DU L Ị CH

ThS. Hà Th ị Thanh Tuy ền


ThS. Nguy ễn Th ị Hư ờng
ThS. Đoàn Qu ốc B ảo
ThS. Nguy ễn Vương
ThS. Nguy ễn Minh Tu ấn

T Ậ P BÀI GI Ả NG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C Ứ U KHOA H Ọ C

(Lưu hành n ội b ộ)
Năm 2019
BỘ

ThS. Hà Th ị Thanh Tuy ền


ThS. Nguy ễn Th ị Hường
ThS. Đoàn Qu ốc B ảo
ThS. Nguy ễn Vương
ThS. Nguy ễn Minh Tu ấn

T Ậ P BÀI GI Ả NG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C Ứ U KHOA H Ọ C

(Tài li ệu dùng cho h ệ Đại h ọc)

Năm 2019
i
LỜI GIỚI THIỆU

Tài liệu này được viết cho đối tượng là sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và
ngành quản trị kinh doanh nói riêng. Mục đích của tài liệu là nhằm từng bước dẫn dắt
người bắt đầu nghiên cứu khoa học vào hoạt động nghiên cứu khoa học và cảm thấy
yêu thích nghiên cứu khoa học hơn. Để làm được điều đó, nội dung trong tập bài giảng
này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cả tài liệu trong và ngoài nước
để đảm bảo tính giá trị và tính tin cậy hơn cho người đọc.
Tài liệu này sẽ giúp sinh viên xác định được vấn đề cần nghiên cứu với những
mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng trước khi tiến hành
lược khảo tài liệu để lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp cho quá trình nghiên
cứu, sau đó đạt được mục tiêu đề ra.
Sau khi đọc xong tài liệu này, sinh viên sẽ viết được đề cương chi tiết cho vấn đề
nghiên cứu của mình theo đúng yêu cầu học thuật trong nghiên cứu khoa học. Sau đó,
sinh viên chỉ việc thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp cần thiết để tiến hành phân tích
rồi hoàn thiện bài nghiên cứu của mình đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Chúng tôi tin rằng với sự hiểu biết và tinh thần yêu khoa học, sinh viên sẽ thực
hiện được hoạt động nghiên cứu khoa học và cho ra sản phẩm riêng của mình như là
bước đầu tiên trong quá trình học tập và hướng đến làm chủ kiến thức, kỹ năng, đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp và của xã hội.

Nhóm tác giả


LỜI TỰA

Tập bài giảng này được biên soạn dựa trên nhiều nguồn học liệu khác nhau của
một số tác giả trong và ngoài nước nhằm cung cấp kiến thức mang tính hàn lâm với độ
tin cậy và độ giá trị cao cho người đọc. Chúng tôi đã trích nguồn tài liệu từ những tác
giả sau: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008); Nguyễn Đình Thọ (2011,
2014); Võ Thị Thanh Lộc & Huỳnh Hữu Thọ (2015).
Để học tốt và đạt được kết quả cao đối với học phần phương pháp nghiên cứu
khoa học, người học ngoài việc đọc tập bài giảng này, nên dành thời gian để tham
khảo thêm những nguồn tài liệu được đề cập trên để có được lượng kiến thức rộng và
sâu từ đó thực hiện được hoạt động nghiên cứu khoa học của mình. Tuy nhiên chỉ đọc
thôi thì không thể thực hiện nghiên cứu. Chúng tôi mong rằng sinh viên nên tìm cho
mình một vấn đề nghiên cứu, sau đó đọc tài liệu này và bắt tay vào làm theo những
hướng dẫn để hoàn thiện nghiên cứu của mình.
Nhóm tác giả

i
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................................................i


LỜI TỰA........................................................................................................................ i
DANH SÁCH BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ - HÌNH.............................................................v
CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ, QUY ƯỚC.............................................................vi
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.........................................1
1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học..............................................................................1
1.1.1 Bản chất của việc nghiên cứu............................................................................1
1.1.2 Khái niệm nghiên cứu khoa học........................................................................3
1.1.3 Đặc tính cơ bản của nghiên cứu khoa học.........................................................3
1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học................................................................................4
1.2.1 Nghiên cứu hàn lâm (Academic Research).......................................................4
1.2.2 Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research)........................................................5
1.2.3 Trường phái nghiên cứu theo quy trình suy diễn...............................................5
1.2.4 Trường phái nghiên cứu theo quy trình quy nạp...............................................6
1.2.5 Trường phái nghiên cứu định tính (Qualitative approach)................................6
1.2.6 Trường phái nghiên cứu định lượng (Quantitative approach)...........................6
1.2.7 Trường phái nghiên cứu hỗn hợp (Mixed methods approach)..........................6
1.3 Quy trình nghiên cứu...............................................................................................6
1.3.1 Bước 1: Hình thành và làm rõ đề tài.................................................................6
1.3.1.1 Ý tưởng nghiên cứu....................................................................................6
1.3.1.2 Cách đặt tên đề tài nghiên cứu...................................................................7
1.3.1.3 Cách viết lý do chọn đề tài.........................................................................7
1.3.1.4 Cách viết phần đặt vấn đề..........................................................................8
1.3.1.5 Cách viết mục tiêu nghiên cứu...................................................................9
1.3.1.6 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................10
1.3.1.7 Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................12
1.3.2 Bước 2: Xem xét các nghiên cứu có liên quan................................................13
1.3.2.1 Lược khảo lý thuyết..................................................................................13
1.3.2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm (Empirical Studies)...................13
1.3.3 Bước 3: Thiết kế nghiên cứu...........................................................................13
1.3.4 Bước 4: Thu thập dữ liệu (xem chương 2)......................................................14
i
i
1.3.5 Bước 5: Phân tích dữ liệu (xem chương 3).....................................................14
1.3.6 Bước 6: Viết báo cáo (xem chương 4)........................................................14
Tóm tắt chương 1.................................................................................................14
CÂU HỎI ÔN TẬP.....................................................................................................15
Chương 2..................................................................................................................... 15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................15
2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................................15
2.1.1 Giới thiệu........................................................................................................15
2.1.2 Kỹ thuật nghiên cứu định tính.........................................................................16
2.1.2.1 Thảo luận nhóm.......................................................................................16
2.1.2.2. Phỏng vấn chuyên sâu.............................................................................16
2.1.2.3. Quan sát..................................................................................................17
2.1.3 Vai trò của người điều khiển và hướng dẫn thảo luận.....................................18
2.1.4 Các phương pháp nghiên cứu định tính...........................................................18
2.1.4.1 Nghiên cứu tình huống.............................................................................18
2.1.4.2 Nghiên cứu dân tộc học............................................................................18
2.1.4.3 Nghiên cứu hiện tượng.............................................................................18
2.1.5 Một số phương pháp phân tích định tính.........................................................18
2.1.5.1 Phân tích bảng chéo (Crosstabs).............................................................19
2.1.5.2 Phân tích SWOT.......................................................................................19
2.1.5.3 Phân tích sinh kế......................................................................................19
2.1.5.4 Phân tích PEST (Political, Economic, Social and Technological)...........20
2.1.5.5. Phân tích nguồn lực cạnh tranh..............................................................21
2.1.5.6 Phân tích Ansoff.......................................................................................22
2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng.....................................................................23
2.2.1 Giới thiệu........................................................................................................23
2.2.2 Kỹ thuật nghiên cứu định lượng......................................................................23
2.2.2.1 Đo lường trực tiếp....................................................................................23
2.2.2.2 Điều tra....................................................................................................23
2.2.2.3 Phỏng vấn................................................................................................24
2.2.3 Vai trò của phỏng vấn viên trong nghiên cứu định lượng...............................24
2.2.4 Phân tích định lượng bằng dữ liệu định tính...................................................24
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................24
2.2.6 Một số phương pháp phân tích định lượng......................................................25
i
i
i
2.3 Kết hợp định tính và định lượng............................................................................25
2.3.1 Mối quan hệ giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.................25
2.3.2 Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.................25
2.3.2.1 Đặc điểm chính của nghiên cứu định tính................................................25
2.3.2.2 Đặc điểm chính của nghiên cứu định lượng.............................................26
2.3.2.3 Khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng……………………………………………………………………………. 26
Tóm tắt chương 2........................................................................................................27
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN.......................................................................28
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU & PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ
LIỆU............................................................................................................................ 28
3.1 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................29
3.1.1 Phương pháp chọn mẫu...................................................................................29
3.1.1.1 Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất (Probability sampling).........................31
3.1.1.2 Kỹ thuật chọn mẫu theo phi xác suất.......................................................40
3.1.2 Thiết kế bảng câu hỏi......................................................................................46
3.1.2.1 Tổng quan về các kỹ thuật bảng câu hỏi..................................................47
3.1.2.2 Quyết định cần phải thu thập dữ liệu nào................................................50
3.1.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi...............................................................................51
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................66
3.2.1. Chuẩn bị, nhập và kiểm tra dữ liệu................................................................67
3.2.2 Khám phá và trình bày dữ liệu........................................................................69
3.2.3 Thống kê mô tả...............................................................................................69
3.2.4 Kiểm định giả thuyết.......................................................................................70
3.2.5 Kiểm định hồi quy..........................................................................................70
Tóm tắt chương 3........................................................................................................71
Câu hỏi ôn tập và thảo luận.........................................................................................71
Chương 4 PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU......................72
4.1 Giới thiệu chung....................................................................................................72
4.2 Cấu trúc một đề cương nghiên cứu........................................................................72
4.2.1 Nội dung chính cần có trong một đề cương....................................................73
4.2.2 Cấu trúc hoàn chỉnh một đề cương nghiên cứu...............................................73
4.3 Phương pháp viết một đề cương nghiên cứu..........................................................74
4.3.1 Tên đề tài........................................................................................................74

i
v
4.3.2 Tóm tắt............................................................................................................ 74
4.3.3 Từ khóa...........................................................................................................74
4.3.4 Cách viết phần giới thiệu và mục tiêu nghiên cứu..........................................75
4.3.4.1 Giới thiệu/Sự cần thiết nghiên cứu/Đặt vấn đề........................................75
4.3.4.2 Cách viết mục tiêu nghiên cứu.................................................................76
4.3.5 Cách viết câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..................................77
4.3.5.1 Cách đặt câu hỏi nghiên cứu....................................................................77
4.3.5.2 Cách đặt giả thuyết nghiên cứu................................................................77
4.3.6 Cách viết phần lược khảo tài liệu....................................................................79
4.3.7 Cách viết nội dung nghiên cứu........................................................................81
4.3.8 Cách viết phương pháp nghiên cứu.................................................................82
4.3.8.1 Phương pháp tiếp cận..............................................................................83
4.3.8.2 Phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu...........................................84
4.3.8.3 Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................84
4.3.9 Giới hạn phạm vi nghiên cứu..........................................................................87
4.3.10 Kết quả mong đợi..........................................................................................89
4.3.11 Đối tượng thụ hưởng.....................................................................................89
4.3.12 Dự trù kinh phí..............................................................................................90
4.3.13 Cách viết trang tài liệu tham khảo.................................................................90
4.3.13.1 Cách trích dẫn APA...............................................................................91
4.3.13.2 Cách trích dẫn MLA...............................................................................91
4.3.14 Cách viết phần phụ lục..................................................................................92
4.3.15. Các mẫu đề cương tham khảo......................................................................93
4.3.15.1. Mẫu đề cương nghiên cứu cấp trường..................................................93
4.3.15.2. Mẫu đề cương nghiên cứu cấp bộ.........................................................93
4.4 Cách thức soạn báo cáo trên PowerPoint...............................................................95
4.5 Cách thức báo cáo bằng tiếng Anh........................................................................95
Tóm tắt chương 4........................................................................................................96
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN.......................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................97
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..........................................................99

DANH SÁCH BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ - HÌNH

Bảng 1.1: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng ............................................... 2
v
Bảng 1.2: Các đặc tính cơ bản trong nghiên cứu khoa học ........................................... 3
Bảng 3.1: Phân biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng ................. 31
Bảng 4.1: Kích cỡ mẫu tối thiểu với độ chắc chắn từ 95% đến 99% .......................... 38
Bảng 4.2: Bảng số ngẫu nhiên dùng để chọn mẫu ngẫu nhiên .................................... 41
Bảng 4.3: Những thuộc tính chính của Bảng câu hỏi .................................................. 52
Bảng 5.1: Sơ đồ GANTT ............................................................................................. 88
Bảng 5.2: Kết quả mong đợi ........................................................................................
89

Sơ đồ 1.1: Khung phân tích đầu tư vốn con người – năng suất lao động .................... 7
Sơ đồ 3.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh ................................................................. 26
Sơ đồ 4.1: Chọn một kỹ thuật lấy mẫu xác suất .......................................................... 40
Sơ đồ 4.2: Cách chọn kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất ................................................ 45
Sơ đồ 4.3: Các loại bảng phỏng vấn ............................................................................ 51
Sơ đồ 5.1: Các phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................ 85

Hình 2.1: Mô hình nhận dạng vấn đề nghiên cứu khoa học ........................................ 13
Hình 2.2: Độ rộng của ý tưởng, vấn đề, mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu ............... 16
Hình 4.1: Các phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 35
Hình 4.2: Các giai đoạn của lấy mẫu đa giai đoạn ...................................................... 43
Hình 4.3: Cấu trúc của một thư giải thích ................................................................... 65
CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ, QUY ƯỚC

Stt Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ


I. Tiếng việt
1 Beta Hệ số tương quan
2 CQ Cơ quan
3 Ctg Các tác giả
4 DĐ Di động
5 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
6 NC Nghiên cứu
7 NCKH Nghiên cứu khoa học
v
i
8 NR Nhà riêng
9 NXB Nhà xuất bản
10 PP Phương pháp
11 PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ
12 R&D Research and development, Nghiên cứu & Phát triển
13 SERVQUAL Service quality, chất lượng dịch vụ
14 SPSS Phần mềm phân tích dữ liệu định lượng
15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
16 Tr Trang
17 VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
II. Tiếng Anh
1 APA American Psychological Association
2 MLA Moder Language Association
3 PP Powerpoint

v
i
i
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mục tiêu
• Trình bày được bản chất, quá trình nghiên cứu, các mục chính của đề cương
nghiên cứu trong kinh doanh.
• Hình thành thái độ tích cực trong tư duy và suy nghĩ
Nội dung
1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học là gì?
1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học
1.3 Quy trình nghiên cứu

1.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học


1.1.1 Bản chất của việc nghiên cứu
Williman (2001) nói rằng, nhiều người trong số chúng ta sử dụng thuật ngữ “nghiên
cứu” mỗi ngày mà không hiểu nghĩa thực của nó một cách rõ ràng. Ông dẫn chứng
những cách nghĩ sai về thuật ngữ “nghiên cứu” như sau:
+ Chỉ thu thập các sự kiện hay thông tin mà không có mục đích rõ ràng.
+ Tập hợp và xếp lại các sự kiện hoặc thông tin mà không có một diễn giải nào.
+ Sử dụng thuật ngữ “nghiên cứu” để làm tăng sự chú ý và trang trọng cho sản
phẩm hay ý tưởng.
Từ đó, ông ta kết luận rằng, nghiên cứu cần phải trải qua quá trình thu thập thông
tin theo cách thức hệ thống riêng của nghiên cứu với mục đích rõ ràng. Các dữ liệu sẽ
được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau rồi được tập hợp lại kèm với diễn giải
chi tiết theo ý đồ của người nghiên cứu.
Như vậy đặc điểm của một nghiên cứu là: Dữ liệu được thu thập một cách có hệ
thống và được diễn giải một cách có hệ thống; nghiên cứu phải có mục đích rõ ràng;
nghiên cứu phải khám phá sự việc.
Mark Saunders & ctg (2010) định nghĩa ngắn gọn cụm từ “nghiên cứu” như sau:
Nghiên cứu là hoạt động mà người ta thực hiện để phát hiện sự việc theo cách hệ
thống, nhờ đó sẽ tăng thêm kiến thức cho họ. Cụm từ “có hệ thống” gợi ý rằng nghiên
cứu dựa trên nền tảng những quan hệ chặt chẽ chứ không phải trên niềm tin. Để đạt
được như vậy, trong nghiên cứu, chúng ta cần giải thích được các phương pháp dùng
để thu thập dữ liệu, tranh luận tại sao kết quả đạt được lại có ý nghĩa và giải thích một
số hạn chế liên quan đến chúng. Cụm từ “khám phá sự việc” có nghĩa là có rất nhiều
mục đích nghiên cứu có thể đặt ra như mô tả hay giải thích hay bình luận hoặc là phân

1
tích một sự việc mà chúng ta cần khám phá. Kết quả nghiên cứu sẽ cho ta hiểu rõ sự
việc hơn.

Bản chất của nghiên cứu trong kinh doanh


Từ những nhận định trên, chúng ta có thể liên hệ đến bản chất của nghiên cứu
trong kinh doanh là việc thực hiện nghiên cứu có hệ thống để khám phá sự kiện về
kinh doanh và quản lý.
Một số ý kiến cho rằng, các nhà quản lý vận dụng kiến thức từ các ngành khác
nhau để ra quyết định nhưng họ thường bận rộn và có quyền lực nên những nghiên cứu
trong kinh doanh phải mang đến lợi ích kinh tế cho họ mới được họ quan tâm. Điều
này có nghĩa là yêu cầu nghiên cứu cần phải có kết quả thực tiễn nào đó.
Vậy có thể kết luận rằng, nghiên cứu trong kinh doanh cần đề cập đến lý thuyết
từ nhiều ngành khác nhau để khám phá ra sự việc mà thực tiễn đã đặt ra. Sự việc được
khám phá sẽ hình thành nên lý thuyết mới trong kinh doanh. Đây là một vòng tròn
hiệu quả giữa lý thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu kinh doanh.
Có hai hướng nghiên cứu trong kinh doanh đó là:
Hướng thứ nhất: Hướng tìm hiểu kiến thức (còn gọi là nghiên cứu cơ bản):
Những nghiên cứu trong kinh doanh chỉ nhằm khám phá ra kiến thức mới đưa vào hệ
thống lý thuyết kinh doanh. Nghiên cứu loại này không có giá trị thương mại hiện tại
nhưng có giá trị trong tương lai.
*Ví dụ 1.1: Nghiên cứu sự hài lòng của du khách tác động đến hành vi mua lập
lại.
Hướng thứ hai: Hướng nghiên cứu giải quyết vấn đề kinh doanh (còn gọi là
nghiên cứu ứng dụng): Những nghiên cứu trong kinh doanh nhằm trả lời câu hỏi: điều
gì đang xảy ra trong kinh doanh? Nghiên cứu loại này có giá trị thương mại ngay trong
hiện tại và được nhiều doanh nghiệp quan tâm đặt hàng.
*Ví dụ 1.2: Nhà quản trị muốn biết thị hiếu khách hàng tại các tỉnh miền Tây đối
với mì gói là như thế nào trước khi ra quyết định đầu tư vào sản xuất mì gói phục vụ
cho khách hàng tại các tỉnh này.
Bảng 1.1: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng
Mục đích Mục đích
Mở rộng kiến thức về tiến trình kinh Cải thiện sự hiểu biết về vấn đề kinh doanh và
doanh và quản lý quản lý cụ thể.
Dẫn đến những nguyên tắc chung liên Dẫn đến giải pháp cho vấn đề.
quan đến tiến trình và quan hệ giữa tiến Những kiến thức mới giới hạn trong vấn đề.
trình với kết quả. Khám phá có quan hệ với thực tiễn và có giá
Các kết quả có ý nghĩa và giá trị đối với trị đối với nhà quản lý trong một công ty, tổ
xã hội nói chung. chức.

2
Bối cảnh Bối cảnh
Được thực hiện bởi những sinh viên tại  Được thực hiện bởi những người nghiên
các trường đại học cứu khác nhau có thể là trong các trường đại
Việc lựa chọn đề tài và mục tiêu nghiên học hoặc viện nghiên cứu hoặc cá nhân tự do.
cứu được xác định bởi nhà nghiên cứu.  Các mục tiêu được thương lượng với người
Thang thời gian linh hoạt. đề xuất.
 Thang thời gian chặt chẽ.
Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010)
1.1.2 Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nguyễn Đình Thọ (2011, tr23, trích từ Babbie, 1986) đã khái niệm nghiên cứu
khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ
thống.
Để hiểu biết một sự việc, chúng ta có thể chấp nhận nó hoặc nghiên cứu nó. Chấp
nhận một sự việc là cách thức con người hiểu biết sự việc thông qua việc thừa nhận
các nghiên cứu hay kinh nghiệm của người khác. Trong khi đó, nghiên cứu là cách
thức người ta thực hiện để phát hiện sự việc theo cách hệ thống, nhờ đó sẽ tăng thêm
kiến thức cho họ.
1.1.3 Đặc tính cơ bản của nghiên cứu khoa học
Có 7 đặc tính cơ bản trong nghiên cứu khoa học mà người bắt đầu tham gia vào
nghiên cứu khoa học cần quan tâm: Tính mới; tính tin cậy; tính thông tin; tính khách
quan; tính kế thừa; tính cá nhân và tín rủi ro. Bảng 1.2 tóm tắt 7 đặc tính cơ bản này.
Bảng 1.2: Các đặc tính cơ bản trong nghiên cứu khoa học

Đặc Yêu cầu Cần trả


Tt tính Vai trò Biểu hiện lời câu hỏi
Tính Là thuộc tính quan Những kết quả NCKH là chưa Vấn đề này đã có ai làm
1 mới trọng nhất từng có hoặc không rõ ràng. chưa? có kết quả chưa?
Kết quả NC phải có khả năng Kết quả NC này có
Tính tin Là tính tất yếu của kiểm chứng do nhiều người thực chính xác không? Có
2 cậy NCKH như nhau. hiện trong những điều kiện. đúng không?
Thông Là đặc tính quy định Là các định luật, quy luật, nguyên Kết quả được thực hiện
3 tin của NCKH. lý, quy tắc, công thức, định lý, v.v. dưới hình thức gì?
Là bản chất của
NCKH; là tiêu chuẩn Kết quả có thể khác
về tính trung thực của Các kết quả NCKH luôn cho câu không? Nếu đúng thì
Tính người NCKH, và là trả lời đúng sau những lần kiểm đúng trong điều kiện
khách chuẩn mực giá trị của chứng (không chấp nhận những nào? Có phương pháp
4 quan NCKH. kết luận vội vã, cảm tính). nào tốt hơn không?
Cần nắm vững các quy
Trong quá trình nghiên cứu cần luật và biết cách tìm
phải ứng dụng các kết quả NC đã kiếm, sử dụng các kết
Tính kế Là tính bắt buộc của được thực hiện trong lĩnh vực và quả NC trước đó trong
5 thừa NCKH. các lĩnh vực có liên quan. NC.

3
Cần đánh giá đúng năng
lực của mình để lựa
chọn và nhận những NC
Thể hiện tư duy cá nhân và chủ phù hợp để có thể có
Tính cá Là tính phổ biến của kiến riêng của cá nhân nhà khoa được kết quả như mong
6 nhân NCKH. học. muốn.
Khi tìm hiểu những vấn đề mới Cần nắm vững nguyên
Tính rủi Là tính đương nhiên thì sẽ luôn gặp khó khăn và có nhân để tránh hoặc hạn
7 ro của NCKH. khả năng thất bại. chế các rủi ro.
Nguồn: PGS.TS. Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (15/5/2015)
1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr24) có nhiều cách để phân loại nghiên cứu khoa
học. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng kết quả nghiên cứu thì nghiên cứu khoa học có
thể chia thành 2 dạng cơ bản:
Dạng 1: Nghiên cứu hàn lâm (academic research).
Dạng 2: Nghiên cứu ứng dụng (applied research).
Nếu căn cứ vào trường phái nghiên cứu khoa học thì nghiên cứu khoa học có thể
chia thành 5 trường phái chính:
Trường phái 1: Trường phái nghiên cứu theo quy trình suy diễn.
Trường phái 2: Trường phái nghiên cứu theo quy trình quy nạp.
Trường phái 3: Trường phái nghiên cứu định tính.
Trường phái 4: Trường phái nghiên cứu định lượng.
Trường phái 5: Trường phái nghiên cứu hỗn hợp (cả định tính với định lượng).
1.2.1 Nghiên cứu hàn lâm (Academic Research)
Nghiên cứu hàn lâm là dạng nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri
thức trong nhân loại. Kết quả nghiên cứu hàn lâm sẽ trả lời cho câu hỏi bản chất lý
thuyết của một sự việc là gì? Trong quá trình nghiên cứu hàn lâm, người nghiên cứu
đặt mục đích xây dựng lý thuyết mới bằng cách kiểm định các lý thuyết khoa học. Các
lý thuyết khoa học sau khi được xây dựng sẽ dùng để giải thích và dự báo các hiện
tượng khoa học (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr34).
Nghiên cứu hàn lâm trong kinh doanh là các nghiên cứu giúp mở rộng kho tàng
tri thức của khoa học kinh doanh. Các nghiên cứu này xây dựng và kiểm định các lý
thuyết khoa học về kinh doanh để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học trong
kinh doanh. Kết quả của các nghiên cứu hàn lâm trong kinh doanh không nhằm vào
mục đích ra các quyết định về kinh doanh của các nhà quản trị trong một công ty cụ
thể, mà nó hướng đến cung cấp kiến thức về một quy luật trong kinh doanh để thông
qua đó các nhà quản trị trong doanh nghiệp vận dụng vào các nghiên cứu ứng dụng
nhằm giải quyết vấn đề kinh doanh trong công ty mình tùy theo thực trạng của công ty.
* Ví dụ 1.3: Parasuraman& ctg (1988) đã thực hiện nghiên cứu hàn lâm với mục
đích là trả lời câu hỏi chất lượng dịch vụ được đo lường như thế nào? và tìm thấy có 5

4
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ gồm (1) sự tin cậy (reliability); (2) sự
phản hồi (responsiness); (3) sự bảo đảm (assurance); (4) sự cảm thông (empathy) và
(5) yếu tố hữu hình (tangibility). Nếu một doanh nghiệp A nào đó gặp vấn đề về sự suy
giảm khách hàng trong thời gian gần đây có thể ứng dụng kết quả trên để tiến hành
khảo sát khách hàng của mình xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
của doanh nghiệp? Mức độ tác động của từng nhóm yếu tố đến chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp? Từ đó sẽ có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
1.2.2 Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research)
Nghiên cứu ứng dụng là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học
vào thực tiễn của cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích
trực tiếp hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. (Nguyễn Đình
Thọ, 2011).
Nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh là nghiên cứu nhằm ứng dụng các lý
thuyết được tìm thấy trong nghiên cứu hàn lâm vào giải quyết vấn đề thực tế trong
kinh doanh của một tổ chức, công ty cụ thể.
* Ví dụ 1.4: Công ty A đang gặp vấn đề về doanh số bán hàng giảm sút trong nửa
năm đầu và nghi ngờ rằng mấu chốt của vấn đề nằm ở nhân viên của công ty. Họ có
hài lòng về công ty không? Họ hài lòng ở mức độ nào? Công ty sẽ tiến hành nghiên
cứu ứng dụng bằng cách ứng dụng lý thuyết sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức
vào nghiên cứu và tiến hành khảo sát từng nhân viên một để thu thập thông tin về đánh
giá của họ đối với chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ, … của công ty. Thông tin
này được xử lý và cho ra kết quả nhân viên có hài lòng không và mức độ hài lòng của
họ như thế nào, từ đó giám đốc nhân sự đề xuất giải pháp và kiến nghị đến ban giám
đốc công ty để điều chỉnh kịp thời những yếu tố làm nhân viên không hài lòng. Sau khi
điều chỉnh, vấn đề của công ty đã được giải quyết.
1.2.3 Trường phái nghiên cứu theo quy trình suy diễn
Quy trình nghiên cứu suy diễn bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có, còn gọi là lý
thuyết nền để xây dựng hay suy diễn các giả thuyết trả lời câu hỏi nghiên cứu. Trong
quá trình suy diễn này, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu để kiểm định các
giả thuyết này.
* Ví dụ 1.5: Lý thuyết nền của chất lượng dịch vụ là lý thuyết SERVQUAL của
(Parasuraman& ctg, 1988). Một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ du
lịch đặt câu hỏi nghiên cứu là các yếu tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du
lịch? và sử dụng lý thuyết nền SERVQUAL để xây dựng giả thuyết. Lý thuyết
SERVQUAL có thể ứng dụng trong đo lường chất lượng dịch vụ du lịch. Nhà nghiên
cứu sẽ khảo sát du khách của mình để thu thập dữ liệu. Du khách đánh giá thế nào về
chất lượng dịch vụ du lịch. Sau đó, dữ liệu này được kiểm định để trả lời rằng liệu
SERVQUAL có thể ứng dụng trong đo lường chất lượng dịch vụ du lịch không? Nếu
có thì yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch?

5
1.2.4 Trường phái nghiên cứu theo quy trình quy nạp
Quy trình nghiên cứu quy nạp bắt đầu từ quan sát các hiện tượng một cách khoa
học để xây dựng mô hình giải thích các hiện tượng khoa học (hay còn gọi là lý thuyết
khoa học). Như vậy kết quả của nghiên cứu quy nạp là cho ra một lý thuyết mới.
* Ví dụ 1.6: Câu hỏi đặt ra là, học nhiều có dẫn đến thành công không? Giả sử
chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến mối quan hệ giữa học nhiều và thành công cả.
Một nghiên cứu theo quy trình quy nạp được tiến hành bằng cách quan sát 1.000 người
thành công được chọn ngẫu nhiên trên thế giới và tiến hành phỏng vấn họ về quá trình
học tập của họ trên giảng đường và cả ngoài xã hội. Kết quả tìm thấy phần lớn người
thành công đều học nhiều, cả trong nhà trường và ngoài xã hội. Như vậy một lý thuyết
mới được xây dựng: Học nhiều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thành công. Mô hình
được xây dựng như sau: Gọi Y là yếu tố thành công và X là yếu tố thời gian đầu tư cho
việc học. Vậy mô hình nghiên cứu được xây dựng mới là: Y = f(X) hay Y = βX + ei.
1.2.5 Trường phái nghiên cứu định tính (Qualitative approach)
Trong nghiên cứu hàn lâm, nghiên cứu định tính thường được sử dụng để khám phá
ra lý thuyết khoa học dựa vào quy trình nghiên cứu quy nạp. Nghiên cứu định tính sẽ
được trình bày rõ hơn trong chương 3 của tài liệu này.
1.2.6 Trường phái nghiên cứu định lượng (Quantitative approach)
Nghiên cứu định lượng thường kiểm định lý thuyết khoa học dựa vào quy trình
nghiên cứu suy diễn. Nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày rõ hơn trong chương 3
của tài liệu này.
1.2.7 Trường phái nghiên cứu hỗn hợp (Mixed methods approach)
Nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng để giải quyết vấn đề nghiên cứu
được gọi là nghiên cứu hỗn hợp. Mức độ kết hợp có thể nghiên nhiều về định tính hoặc
nghiên nhiều về định lượng tùy vào mục tiêu nghiên cứu của tác giả.
1.3 Quy trình nghiên cứu
Có nhiều quan điểm khác nhau về các bước trong quy trình nghiên cứu. Trong tài
liệu này, chúng tôi đề xuất quy trình nghiên cứu gồm các bước sau:
1.3.1 Bước 1: Hình thành và làm rõ đề tài
Trong phần này, người nghiên cứu có ý tưởng nghiên cứu và sẽ đặt tên đề tài, viết
phần đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu.
1.3.1.1 Ý tưởng nghiên cứu
Ý tưởng nghiên cứu thường bắt đầu hai nguồn chính:
Thứ nhất: Quan sát một vấn đề thực tiễn đang diễn ra mang tính cấp thiết. Thứ
hai: Đọc nhiều nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước để lấy ý tưởng
nghiên cứu.

6
Dù ý tưởng nghiên cứu bắt đầu từ nguồn nào thì một ý tưởng đến từ trách nhiệm
xã hội sẽ dễ dẫn đến thành công hơn.
Để một ý tưởng nghiên cứu trở thành đề cương nghiên cứu, người nghiên cứu cần
đọc nhiều tài liệu liên quan đến ý tưởng nghiên cứu; khái niệm bằng tiếng Việt và tiếng
Anh dựa trên các nguồn tài liệu chính thống. Từ đó, khái quát hóa vấn đề thực tiễn
quan sát được thành các khái niệm và lắp nó vào một khung nghiên cứu.
* Ví dụ 1.7: Nguồn tài liệu trên trang www.scholar.google.com;
www.booksc.org hoặc trên trang www.wikimedia.com.
1.3.1.2 Cách đặt tên đề tài nghiên cứu
Cách đặt tên đề tài nghiên cứu hàn lâm: Chúng ta không nên đặt tên đề tài theo
kiểu “Nâng cao hiệu quả hoạt động của …” hay “Phân tích thực trạng của … và đề
xuất giải pháp…”. Vì bản chất của nghiên cứu hàn lâm là tìm ra xu hướng chung của
một mối quan hệ nào đó chứ không phải là áp dụng kết quả nghiên cứu vào một trường
hợp cụ thể nào cả. Một tên đề tài nghiên cứu hàn lâm được đặt theo một trong những
kiểu sau:
(1) Xây dựng mô hình cho "một khái niệm nào đó" (Phương pháp định tính). (2)
Xây dựng khung phân tích cho "khái niệm nào đó" (Phương pháp định tính).
(3) Đo lường "một khái niệm nào đó".
(4) Đánh giá tác động của "khái niệm A" với "khái niệm B".
*Ví dụ 1.7: Tên đề tài nghiên cứu hàn lâm “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường Đại học Kiên Giang”.
Cách đặt tên đề tài nghiên cứu ứng dụng: Tùy vào mong muốn của nhà quản lý
hay chủ đầu tư cho đề tài mà tên đề tài được đặt trước khi tiến hành nghiên cứu.
*Ví dụ 1.8: Ủy ban nhân dân tỉnh A muốn tìm hiểu xem nguồn nhân lực của tỉnh
có phục vụ tốt quá trình phát triển kinh tế của tỉnh không? Nếu không thì làm cách nào
để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh sao cho phục vụ tốt quá trình phát triển kinh tế
của tỉnh trong thời gian tới. Như vậy họ đặt ra một đề tài nghiên cứu có tên “Thực
trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế Tỉnh A”.
*Tóm lại, tên đề tài nghiên cứu càng ngắn gọn càng tốt nhưng phải chứa đầy đủ
về vấn đề nghiên cứu và cần quan tâm đến đề tài nghiên cứu hàn lâm hay ứng dụng.
1.3.1.3 Cách viết lý do chọn đề tài
Lý do chọn đề tài sẽ trả lời câu hỏi “Tại sao tôi muốn giải quyết mục tiêu chung
và từng mục tiêu cụ thể?”
Sự cần thiết phải nghiên cứu: Khi viết tập trung vào tầm quan trọng của khái
niệm cần nghiên cứu và lợi ích của việc nghiên cứu khái niệm này sẽ giúp gì cho xã
hội, cho doanh nghiệp. Với khái niệm nghiên cứu này thì người ta đã nghiên cứu tới
đâu rồi?

7
1.3.1.4 Cách viết phần đặt vấn đề
Nội dung phần đặt vấn đề thường tập trung mô tả chi tiết vấn đề sẽ được nghiên
cứu và trình bày các câu hỏi mang tính định hướng quá trình nghiên cứu. Các thông tin
cần đưa vào: Mô tả vấn đề được nghiên cứu; giải thích sự cần thiết có nghiên cứu
khoa học và sự cần thiết về mặt chính sách của nghiên cứu; giải thích nghiên cứu sẽ
đóng góp giải quyết vấn đề trên như thế nào.
* Ví dụ 1.9: Cách viết đặt vấn đề 1
Tên đề tài: Đầu tư vốn con người và năng suất lao động
Mục tiêu: (1) Xác định các yếu tố tác động đến đầu tư vốn con người; (2) Đánh
giá đầu tư vốn con người tác động đến năng suất lao động. Khung phân tích

Đặc điểm của doanh nghiệp

Y ếu tố vùng Đầu tư vào Năng suất


v ốn con người lao động
Đặc điểm của người lao động

Sơ đồ 1.1:Khung phân tích đầu tư vốn con người – năng suất lao động
Viết đặt vấn đề:
Ý 1: Năng suất lao động Việt Nam đang ở mức thấp.
Ý 2: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đầu tư thấp vào vốn con người.
Ý 3: Can thiệp của nhà nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vốn
con người. Nhà nước sẽ phải tìm hiểu xem đặc điểm của doanh nghiệp nào thì cần đầu
tư nhiều hay ít vào vốn con người; yếu tố vùng; đặc điểm người lao động.
*Ví dụ 1.10: Cách viết đặt vấn đề 2
Tên đề tài: Thích ứng biến đổi khí hậu của hộ gia đình ở TP.HCM.
Mục tiêu: Đánh giá, lượng hóa Năng lực thích ứng và Hiệu quả đầu tư biến đổi
khí hậu của hộ gia đình.
Viết đặt vấn đề
Ý 1: Biến đổi khí hậu là nghiêm trọng  chỉ ra nhu cầu của nhà đầu tư;
Ý 2: Phân loại biện pháp: Biện pháp của hộ gia đình; của công trình công; Ý
3: Tại sao nghiên cứu về hộ gia đình: Năng lực thích ứng; Hiệu quả đầu tư;
Ý 4: Vấn đề của Hộ gia đình.
*Ví dụ 1.11: Cách viết đặt vấn đề 3
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp cho tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam.

8
Mục tiêu: Xác định nguyên nhân tình trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam và biện
pháp can thiệp hiệu quả.
Viết đặt vấn đề
Ý 1: Béo phì là hiện tượng phổ biến;
Ý 2: Hậu quả của béo phì;
Ý 3: Hiện trạng béo phì: Tình hình hành vi dẫn đến béo phì; hành vi béo phì;
nguyên nhân dẫn đến béo phì;
Ý 4: Tính mới + Phương pháp nghiên cứu; Biện pháp can thiệp.
*Tóm lại, cần lược khảo các nghiên cứu hàn lâm trước đây để tìm khoảng trống
nghiên cứu và sau đó dựa vào khung phân tích để viết đặt vấn đề.
1.3.1.5 Cách viết mục tiêu nghiên cứu
Viết mục tiêu nghiên cứu cần trả lời: Mình làm cái gì trong nghiên cứu này? Tìm
kiếm thông tin gì? Tìm kiếm khái niệm gì? Mục tiêu nghiên cứu bao gồm mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung chỉ viết một câu duy nhất.
* Ví dụ 1.12: Tên đề tài nghiên cứu hàn lâm “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường Đại học Kiên Giang” viết mục tiêu chung.

Mục tiêu chung


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐHKG; (và/nhằm)
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tư vấn tuyển sinh của trường ĐHKG hiệu
quả hơn trong tương lai.
*Ví dụ 1.13: Tên đề tài nghiên cứu ứng dụng: “Giải pháp phát huy tiềm năng du
lịch thông qua các sự kiện văn hóa ở Hà Tiên, tỉnh KG” viết mục tiêu chung.
Mục tiêu chung
Góp phần phát triển kinh tế du lịch Hà Tiên nói riêng và KG nói chung thông qua
phát huy tiềm năng du lịch Hà Tiên bằng các sự kiện văn hóa tại địa phương;
(và/nhằm) đề xuất các giải pháp phát triển và duy trì loại hình du lịch văn hóa tại Hà
Tiên. *Ví dụ 1.14: Tên đề tài nghiên cứu ứng “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang” viết mục tiêu chung.
- Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của
nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang; đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng
cao năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh AG.
- Mục tiêu cụ thể có hai cách viết. Tùy theo đề tài nghiên cứu hàn lâm hay ứng
dụng.

9
+ Nếu đề tài nghiên cứu hàn lâm chúng ta viết mục tiêu cụ thể theo công thức
sau:
(1) Mục tiêu 1: Xác định......
(2) Mục tiêu 2: Đo lường......
(3) Mục tiêu 3: Phân tích......
(4) Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp.....
*Ví dụ 1.15: Tên đề tài nghiên cứu hàn lâm “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường Đại học Kiên Giang” viết mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐHKG.
(2) Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐHKG.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐHKG.
(4) Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tư vấn tuyển sinh của trường
+ Nếu đề tài nghiên cứu ứng dụng tùy theo đề tài sẽ đặt mục tiêu cụ thể khác
nhau: ĐHKG hiệu quả hơn trong tương lai.
*Ví dụ 1.16: Tên đề tài nghiên cứu ứng dụng “Giải pháp phát huy tiềm năng du
lịch thông qua các sự kiện văn hóa ở Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” viết mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Khảo sát mức độ thu hút khách du lịch đến Hà Tiên thông qua các sự
kiện văn hóa.
(2) Đánh giá thực trạng du lịch Hà Tiên, chỉ ra những mặt được, chưa được
và nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút khách du lịch qua các sự kiện văn hóa tại
Hà Tiên.
(3) Đề xuất các giải pháp phát triển và duy trì loại hình du lịch văn hóa tại
Hà Tiên.
*Ví dụ 1.17: Tên đề tài nghiên cứu ứng dụng “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang”.
Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích thực trạng sản xuất của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang.
(2) Phân tích hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An
Giang.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nông hộ
nuôi cá tra tỉnh An Giang.
(4) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất và thu nhập của
nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang.

10
1.3.1.6 Câu hỏi nghiên cứu
Một trong những tiêu chuẩn then chốt của một nghiên cứu thành công là bạn có
rút ra được những kết luận rõ ràng từ những dữ liệu đã thu thập được hay không. Mức
độ mà bạn có thể thực hiện điều đó, phần lớn sẽ được xác định bởi sự rõ ràng trong
việc đặt những câu hỏi nghiên cứu ban đầu của bạn. Tuy nhiên, việc xác định những
câu hỏi nghiên cứu là công việc không dễ.
Chúng ta dễ rơi vào bẫy của việc đưa ra những câu hỏi: câu hỏi quá khó khăn;
câu hỏi nghiên cứu không đem lại kiến thức mới?
Để tránh đưa ra câu hỏi nghiên cứu quá khó khăn, chúng ta cần phải đưa ra
những câu hỏi nghiên cứu vừa đủ (là những câu hỏi chỉ phù hợp để xem xét vào thời
điểm này, bởi người nghiên cứu này, trong bối cảnh này).
Để tránh đưa ra câu hỏi nghiên cứu không đem lại kiến thức mới, chúng ta cần
tăng cường tham khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cả trong và
ngoài nước, càng nhiều càng tốt, đặc biệt là các bài báo quốc tế Review hay Critical
- Đối với đề tài nghiên cứu hàn lâm có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng thì sẽ có bấy
nhiêu câu hỏi nghiên cứu.
* Ví dụ 1.18: Tên đề tài nghiên cứu hàn lâm “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường Đại học Kiên Giang”. Đặt câu hỏi nghiên cứu. Giả sử có 4
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trường ĐHKG.
1. Nhóm yếu tố về chương trình học.
2. Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất và nguồn lực.
3. Nhóm yếu tố về chi phí.
4. Nhóm yếu tố về lời khuyên của người khác.

Câu hỏi nghiên cứu


(1) Nhóm yếu tố về chương trình học ảnh hưởng như thế nào đến quyết định
chọn trường ĐHKG (như thế nào)?
(2) Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất và nguồn lực ảnh hưởng như thế nào đến
quyết định chọn trường ĐHKG (như thế nào)?
(3) Nhóm yếu tố về chi phí ảnh hưởng như thế nào đến quyết định chọn
trường ĐHKG (như thế nào)?
(4) Nhóm yếu tố về lời khuyên của người khác ảnh hưởng như thế nào đến
quyết định chọn trường ĐHKG (như thế nào)?
- Đối với đề tài nghiên cứu ứng dụng: Đề tài có bao nhiêu mục tiêu cụ thể sẽ có
bấy nhiêu câu hỏi nghiên cứu lớn. Trong mỗi câu hỏi lớn có thể thay thế bằng vài câu
hỏi nhỏ. Tối đa ba câu hỏi nhỏ cho một mục tiêu cụ thể.

11
*Ví dụ 1.19: Đề tài nghiên cứu ứng dụng “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang” viết câu hỏi nghiên cứu.
(1) Thực trạng/Tình hình sản xuất của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang
như thế nào?
(2) Trong thời gian qua, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông hộ nuôi cá
tra tỉnh An Giang ra sao?
(3) Yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá tra
tỉnh An Giang?
(4) Cần đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng suất và thu nhập
của nông hộ nuôi cá tra tỉnh An Giang?
1.3.1.7 Giả thuyết nghiên cứu
Nhắc lại, chỉ những câu hỏi nghiên cứu cần phương pháp suy diễn và định lượng
thì nhà nghiên cứu mới tiếp tục thực hiện tổng kết nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho
giả thuyết và để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đề ra cũng như tập hợp các giả
thuyết theo một hệ thống nào đó thì đó là mô hình nghiên cứu.
Như vậy, giả thuyết nghiên cứu chỉ được viết ra sau khi tổng kết các nghiên cứu
có liên quan. Một giả thuyết nghiên cứu phải trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, mà một
câu hỏi nghiên cứu phải được trả lời và tìm ra xu hướng. Chính vì vậy, giả thuyết được
đặt ra thể hiện mong muốn của người nghiên cứu về một mối quan hệ giữa hai biến
nào đó là có cơ sở và mối quan hệ này được chứng minh bằng những dữ liệu sơ cấp
thu thập được sau đó.
Đối với đề tài nghiên cứu hàn lâm có bao nhiêu tố ảnh hưởng sẽ có bấy nhiêu giả
thuyết nghiên cứu. Hay nói cách khác, có bao nhiêu câu hỏi nghiên cứu thì sẽ có bấy
nhiêu giả thuyết nghiên cứu. Đặt theo mẫu câu càng….. càng.
*Ví dụ 1.20: Tên đề tài nghiên cứu hàn lâm “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường Đại học Kiên Giang” viết giả thuyết nghiên cứu.
(1) Nhóm yếu tố về chương trình học càng nhiều thì quyết định chọn trường
ĐHKG càng lớn.
(2) Nhóm yếu tố về CSVC và nguồn lực càng tốt thì quyết định chọn trường
ĐHKG càng tăng.
(3) Nhóm yếu tố về chi phí càng thấp thì quyết định chọn trường ĐHKG
càng nhiều.
(4) Nhóm yếu tố về lời khuyên của người khác càng nhiều thì quyết định
chọn trường ĐHKG càng cao.
Đối với đề tài nghiên cứu ứng dụng sẽ có cách đặt giả thuyết nghiên cứu khác
nhau tùy theo đề tài. Có đề tài có giả thuyết nghiên cứu và có đề tài sẽ không có giả
thuyết nghiên cứu.

12
*Ví dụ 1.21: Tên đề tài nghiên cứu ứng dụng “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng
sản phẩm lúa gạo góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng lúa ở tỉnh An
Giang” viết giả thuyết nghiên cứu.
Giả thuyết nghiên cứu
(1) Phân phối giá trị gia tăng có sự khác nhau lớn giữa các tác nhân tham gia
trong chuỗi giá trị gạo từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
(2) Giá trị gia tăng của sản phẩm gạo có ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ nghèo trồng lúa.
1.3.2 Bước 2: Xem xét các nghiên cứu có liên quan
Thông thường trong phần này, người nghiên cứu sẽ tìm những nghiên cứu hàn
lâm có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của mình. Phần này nên tập trung giải quyết
hai nội dung chính đó là Lược khảo lý thuyết (các khái niệm có liên quan đến mục tiêu
nghiên cứu) và Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
1.3.2.1 Lược khảo lý thuyết
Người nghiên cứu nên tìm đến các lý thuyết nền được đăng trên các tạp chí hàng
đầu thế giới. Bên cạnh đó nên tìm đến các nghiên cứu đầu tiên kiểm định các lý thuyết
nền đó (những nghiên cứu này cũng được đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới). * Ví dụ
1.22: Từ Sơ đồ 1.1 trang 7 mô tả khung phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vốn con
người với năng suất lao động, ta tiến hành lược khảo lý thuyết như sau:
Tìm các bài báo quốc tế về các lý thuyết nền như: “Lý thuyết đầu tư vốn con
người”; “Lý thuyết năng suất lao động”.
Tìm các bài báo quốc tế đầu tiên đã kiểm định hai lý thuyết nền trên xem lý
thuyết nền đó có gắn với thực tiễn không, có bổ sung vào kho tàng tri thức của nhân
loại không. Nếu câu hỏi được trả lời là “có” thì đó chính là lý thuyết nền cần đưa vào
phần lược khảo tài liệu của mình.
1.3.2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm (Empirical Studies)
Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm là phần bắt buộc phải có trong tổng quan
lý thuyết. Trong phần này, người nghiên cứu nên viết mối quan hệ giữa các khái niệm
dưới dạng con số và mối quan hệ này được sử dụng phương pháp nghiên cứu gì để
kiểm định.
* Lưu ý: Người đọc muốn biết mối quan hệ giữa các khái niệm là như thế nào
(âm hay dương, mạnh hay yếu (beta: trọng số hồi quy)) ai đã tìm thấy kết quả đó, họ
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào và ưu nhược điểm.
1.3.3 Bước 3: Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu tập trung vào trình bày cách thức trả lời câu hỏi nghiên cứu và
cách thức tiến hành nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Trong phần này,
người nghiên cứu cần xem xét các chiến lược nghiên cứu, lựa chọn các phương án
nghiên cứu được lựa chọn và khung thời gian thực hiện.

13
Các chiến lược nghiên cứu chủ yếu là thí nghiệm, khảo sát, nghiên cứu tình
huống, nghiên cứu hoạt động, giả thuyết cơ sở, …
Lựa chọn các phương án nghiên cứu: người nghiên cứu có thể chọn đơn phương
pháp nghiên cứu hay phương pháp nghiên cứu phức hợp để đạt mục tiêu nghiên cứu đã
đề ra và trả lời được những câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Sử dụng đơn phương pháp
nghĩa là người nghiên cứu sẽ kết hợp kỹ thuật thu thập dữ liệu định lượng đơn với kỹ
thuật phân tích dữ liệu định lượng đơn, hoặc kết hợp kỹ thuật thu thập dữ liệu định
tính với kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính.
Phương pháp nghiên cứu phức hợp gồm hai nhánh: Đa phương pháp và phương
pháp hỗn hợp.
Đối với đa phương pháp, người nghiên cứu sẽ kết hợp nhiều phương pháp thu
thập dữ liệu với phương pháp phân tích có liên quan nhưng phải thuộc định lượng
hoặc định tính. Nếu kết hợp nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng bảng câu hỏi
và quan sát có cấu trúc với phương pháp phân tích thống kê (định lượng)  gọi là
nghiên cứu định lượng đa phương pháp. Nếu kết hợp nhiều phương pháp thu thập dữ
liệu như phỏng vấn sâu, sổ nhật ký với phương pháp phân tích định tính không sử
dụng con số  gọi là nghiên cứu định tính đa phương pháp.
Đối với phương pháp hỗn hợp, người nghiên cứu sẽ kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu định tính đa phương pháp và nghiên cứu định lượng đa phương pháp theo
kiểu song song hoặc tuần tự hoặc phối hợp liên hoàn.
Khung thời gian được đề cập trong thiết kế nghiên cứu độc lập với chiến lược
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể chọn khung thời gian
nghiên cứu là một thời gian cụ thể (cross sectional) hay chọn một thời gian dài
(longitudinal) để nghiên cứu sự thay đổi hay sự phát triển của sự vật/hiện tượng. Để
tìm hiểu rõ hơn về bước 3 này, người đọc có thể xem tài liệu: Mark Saunders & ctg
(2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh (Sách dịch), chương 5.

1.3.4 Bước 4: Thu thập dữ liệu (xem chương 2)

1.3.5 Bước 5: Phân tích dữ liệu (xem chương 3)

1.3.6 Bước 6: Viết báo cáo (xem chương 4)

Tóm tắt chương 1


Chương 1 đã thảo luận chi tiết về khái niệm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu
khoa học trong kinh doanh giúp cho người học phân biệt được sự giống nhau và khác
nhau của chúng từ đó nhận thức được khái niệm về nghiên cứu khoa học một cách rõ
ràng làm tiền đề cho tìm hiểu những chương tiếp theo. Trong phạm vi tài liệu này,
chúng tôi tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ hẹp là nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh và quản lý. Ngoài ra, chương này cũng đã phân loại các dạng nghiên cứu khoa
học nói chung và nghiên cứu khoa học trong kinh doanh nói riêng gồm nghiên cứu hàn
lâm và nghiên cứu ứng dụng với năm trường phái nghiên cứu chính đó là nghiên cứu

14
quy nạp, suy diễn, định tính, định lượng và hỗn hợp. Cuối chương chúng tôi đã thảo
luận về quy trình nghiên cứu khoa học gồm 6 bước.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các khái niệm nghiên cứu; nghiên cứu trong kinh doanh; nghiên cứu
khoa học?
2. Phân biệt giữa nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản;
3. Phân biệt giữa nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng;
4. Phân biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng;
5. Hãy tìm một ý tưởng nghiên cứu và viết ra tên đề tài nghiên cứu của nhóm.

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu
• Trình bày được phương pháp nghiên cứu;
• Giải thích khác biệt giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính.
Nội dung
2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính;
2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng;
2.3 Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng.

2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính


2.1.1 Giới thiệu
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân
tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của
nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm
của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận
như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy
đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.

15
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính
biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà
nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số
câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng
chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong
quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định
tính và phương pháp định lượng.
2.1.2 Kỹ thuật nghiên cứu định tính
2.1.2.1 Thảo luận nhóm
Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm
nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận gọi là thảo luận nhóm.
* Ví dụ 2.1 : Cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính
Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các
biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương
trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây
dựng bộ câu hỏi có cấu trúc.
Ưu điểm của phương pháp
- Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so
với phỏng vấn cá nhân.
- Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng -

Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân.
Nhược điểm
- Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của của tất cả các thành viên quá trình
thảo luận so với phỏng vấn cá nhân.
- Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm
và hành vi trong cộng đồng.
- Kết quả thảo luận nhóm tập trung thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn
cá nhân.
- Số lượng vấn đề đặt ra trong thảo luận nhóm tập trung có thể ít hơn so với
phỏng vấn cá nhân
- Việc ghi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất
khó, nhất là việc “gỡ băng ghi âm”.
2.1.2.2. Phỏng vấn chuyên sâu
Phỏng vấn chuyên sâu là một phương án tiếp theo của thảo luận nhóm. Nhà
nghiên cứu có thể thực hiện phỏng vấn chuyên sâu theo sau phỏng vấn nhóm nếu thấy
các vấn đề nào cần tìm hiểu sâu hơn để có những kết luận rõ ràng hơn về các vấn đề
nghiên cứu bằng cách phỏng vấn cá nhân.
16
Ưu điểm của phương pháp
- Các cá nhân có thể thảo luận thoải mái các vấn đề được nêu ra;
- Không bị áp lực để tạo ra sự thiên lệch;
- Thảo luận các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp rất tốt; - Có sự giao tiếp tốt giữa
đáp viên và phỏng vấn viên;
- Tốt cho việc kiểm tra sản phẩm vì được kiểm soát tốt;
- Cho phép phỏng vấn viên thấy được mọi điều xung quanh đáp viên.
Nhược điểm
- Tốn nhiều chi phí hơn thảo luận nhóm vì tốn thời gian và chi phí phân tích;
- Đáp viên có thể nói quá sự thật;
- Kéo dài thời gian hơn so với thảo luận nhóm;
- Nhà tài trợ không thể quan sát toàn bộ việc phỏng vấn cá nhân.
2.1.2.3. Quan sát
Quan sát là một kỹ thuật của nghiên cứu định tính cũng như nghiên cứu định
lượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ
hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế
hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu
hiệu phản ảnh hành vi.

Các hình thức quan sát


- Quan sát tham gia/hoặc không tham gia. Quan sát công khai/hay bí mật.
- Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/hoặc không nói rõ về mục đích thực của
quan sát cho đối tượng bị quan sát biết.
- Quan sát một lần/Quan sát lặp lại.

- Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể.

- Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định
lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát.
Ưu điểm
- Không tốn kém nếu sử dụng máy chụp ảnh hay quay phim để quan sát. - Giúp
hiểu các vấn đề khách quan khi người được quan sát không biết mình đang được quan
sát.
- Không có sự thiên lệch của đáp viên hoặc sự can thiệp của phỏng vấn viên.

17
Nhược điểm
- Khó trong phân tích (do quan sát trong nhiều giờ liền).

- Không tốt để trả lời câu hỏi tại sao.


- Khó để bố trí tổ chức nhiều hành động của một người hay một hiện tượng trong
một thời gian dài.
2.1.3 Vai trò của người điều khiển và hướng dẫn thảo luận
Một người điều khiển tốt là người rất dễ dàng làm công việc của họ, là người biết
cách làm cách nào để tạo ra được niềm tin với nhóm để họ có thể nói một cách tự do
và thoải mái. Vì vậy, vai trò của người điều khiển là rất quan trọng để tạo ra sự thành
công trong thảo luận nhóm. Người điều khiển có kỹ năng và sử dụng những kỹ năng
xã hội để có thể điều khiển con người và tạo ra một môi trường an toàn cho mọi người
tham gia phát biểu thảo luận. Người điều khiển và hướng dẫn có vai trò:
- Điều khiển buổi thảo luận đạt được các chủ đề mong muốn ngay cả khi có vài
điều ảnh hưởng bởi ý kiến của nhóm.
- Hành động như là người xúc tác để kích thích sự trả lời hoặc giới thiệu ý tưởng.
Đôi khi người điều khiển cũng phải đóng vai trò người ủng hộ hoặc người phản bác.
- Luôn làm cho buổi thảo luận được sôi nổi, không để sự im lặng bao trùm, tạo
cơ hội cho những người im lặng trả lời nhưng cũng kìm chế những người luôn muốn
chiếm diễn đàn.
2.1.4 Các phương pháp nghiên cứu định tính
2.1.4.1 Nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu tình huống là nhà nghiên cứu khảo sát một thực thể hoặc một hiện
tượng được giới hạn bởi thời gian và hoạt động (như trong một chương trình, một sự
kiện, một tổ chức hay một nhóm xã hội) và thu thập thông tin chi tiết. Nghiên cứu tình
huống là một bản báo cáo mô tả những đặc điểm, kinh nghiệm cá nhân hoặc hành vi
bởi những người quan sát bên ngoài.
2.1.4.2 Nghiên cứu dân tộc học
Nghiên cứu dân tộc học là nghiên cứu liên quan đến văn hóa của một nhóm
người trong một thời gian cụ thể. Những người này có thể chia sẻ những kinh nghiệm
chung của xã hội, vị trí, tập quán hoặc những đặc trưng khác.
2.1.4.3 Nghiên cứu hiện tượng
Mục đích của nghiên cứu này là để hiểu một hiện tương đang xảy ra hoặc kinh
nghiệm sống của những cá nhân đang được quan tâm nghiên cứu tại một cộng đồng
của những người sống lâu năm.
2.1.5 Một số phương pháp phân tích định tính
Có nhiều phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng cho các mục tiêu nghiên
cứu khác nhau như phân tích bảng chéo (Crosstabs), phân tích SWOT, phân tích sinh
18
kế, phân tích PEST (Political, Economic, Social and Technological), phân tích nguồn
lực cạnh tranh, và phân tích Ansoff.
2.1.5.1 Phân tích bảng chéo (Crosstabs)
Phân tích bảng chéo cũng còn được gọi là phân tích Crosstabs, mục tiêu của phân
tích này dùng để xét mối quan hệ của hai biến độc lập và có thể lần lượt một số biến
khác liên quan vào để xét tính chặt chẽ của hai biến ban đầu. Phân tích bảng chéo dùng
kiểm định Pearson Chi – square để quyết định “có hay không” mối quan hệ giữa hai
biến. Kiểm định này phù hợp với hai biến định tính hay định lượng rời rạc. Phần mềm
sử dụng để phân tích bảng chéo thường dùng là SPSS (tham khảo thêm trong chương 4
phần phân tích dữ liệu).
2.1.5.2 Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là phân tích điểm mạnh/thuận lợi (Strengths), điểm yếu/khó
khăn (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một vấn đề, một
hiện tượng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngành hàng để có
những chiến lược nhằm giúp cho sự phát triển và hạn chế rủi ro. Nội dung của phân
tích SWOT bao gồm:
- S (Strengths – điểm mạnh): Điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần
phát triển tốt hơn…. (trong hiện tại).
- W (Weaknesses – điểm yếu): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích
hợp hạn chế phát triển, … (trong hiện tại).
- O (Opportunities – cơ hội): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm
tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được, cơ hội hợp tác, chính sách hỗ
trợ… (trong tương lai).
- T (Threats – nguy cơ/thách thức): Những yếu tố có khả năng tạo ra những kết
quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển … (trong
tương lai).
2.1.5.3 Phân tích sinh kế
Phân tích sinh kế là nhằm để biết được thực trạng “kế sinh nhai” của hộ gia đình
có liên quan đến năm nguồn lực về vốn (vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn
vật chất và vốn tài chính) để từ đó có những giải pháp phát triển các chiến lược sinh kế
bền vững. Theo Chambers & Conway (1992), sinh kế bền vững bao gồm con người,
năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh
tài sản là tài nguyên, dự trữ và tài sản vô hình như cơ hội. Sinh kế bền vững không chỉ
bao gồm tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng còn phụ thuộc vào lợi ích ròng tác
động đến sinh kế khác. Sinh kế về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh
từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thể hệ tương lai mà không cần tổn
thương đến các nguồn lực môi trường.
Nội dung phân tích sinh kế gồm 5 nguồn lực sau đây:
- Vốn con người: Gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng và tiềm năng lao động, sức
khỏe. Tất cả các yếu tố tạo cho con người có khả năng theo đuổi các chiến lược sinh
kế khác nhau.
19
- Vốn xã hội: Gồm các nguồn lực xã hội mà con người khai thác để theo đuổi
các mục tiêu sinh kế, bao gồm các mạng lưới, thành viên các nhóm và các mối quan hệ
tin cậy. Nhóm mạnh mẽ sẽ có lợi cho thành viên, nhưng có thể loại trừ những người
khác (rất có thể là những người nghèo và dễ bị tổn thương).
- Vốn tự nhiên bao gồm: Các kho dự trữ tài nguyên thiên nhiên nơi bắt nguồn
các nguồn lực là cần thiết cho sinh kế. Cần chú ý đến chất lượng của các nguồn lực khi
đánh giá các kho dự trữ.
* Ví dụ 2.2: Có thể đất bạc màu kém giá trị về sinh kế so với đất màu mỡ. Khi
giải thích vốn tự nhiên, một số người phân biệt sản phẩm môi trường (như dự trữ tài
nguyên) với các dịch vụ (chẳng hạn như những nơi hấp thụ ô nhiễm).
- Vốn vật chất/vật thể: Gồm cơ sở hạ tầng và hàng sản xuất để hỗ trợ sinh kế.
Vốn vật chất còn có thể gọi là “vốn do con người làm nên”.
- Vốn tài chính: Những nguồn tài nguyên có sẵn để con người tiếp tục sinh kế,
bao gồm cả tiền tiết kiệm và tín dụng. Chúng bao gồm tiền mặt cũng như dự trữ, có thể
góp phần cho tiêu dùng cũng như cho sản xuất.
2.1.5.4 Phân tích PEST (Political, Economic, Social and Technological)
Phân tích PEST là công cụ chiến lược quan trọng để xem xét môi trường kinh doanh
bên ngoài, nhắm tới các cơ hội và giảm thiểu nguy cơ để đem đến sự tăng trưởng và
tránh suy thoái. Phân tích PEST để xác định sản phẩm có tiềm năng phát triển hay
không thông qua phân tích bốn thành tố, đó là tính chính trị, kinh tế, xã hội và công
nghệ.
Mục đích của phân tích PEST là giúp một công ty quyết định có nên mở rộng sản
phẩm ra một thị trường mới hay không.
Nội dung phân tích PEST bao gồm:
- Chính trị (Political): Bao gồm các yếu tố liên quan đến luật pháp và sự điều
tiết của chính phủ như bầu cử, luật nhân sự, bảo vệ khách hàng, quản lý môi trường,
quản lý các ngành công nghiệp cụ thể, chiến tranh, xu hướng chính trị, quản lý cạnh
tranh, thái độ hợp tác, quan hệ của chính phủ, thuế và cơ cấu chính phủ.
- Kinh tế (Economic): Bao gồm các yếu tố về xu hướng tăng trưởng kinh tế,
thuế, mức độ chi tiêu của chính phủ, thu nhập, sự tăng trưởng nghề nghiệp, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số tin cậy của khách hàng, xuất nhập khẩu và
trình độ sản xuất.
- Xã hội (Socical): Gồm các yếu tố có liên quan đến tuổi, giới tính, số nhân khẩu,
thay đổi cách sống, di dân, giáo dục, sự đa dạng, sức khỏe, tiêu chuẩn sống, xu hướng
nhà cửa, thời trang, thái độ làm việc, hoạt động giải trí, nghề nghiệp và khả năng kiếm
tiền.
- Công nghệ (Technological): Bao gồm những phát minh sáng chế, những khám
phá mới, nghiên cứu và phát triển (R&D), nguồn năng lượng và sử dụng năng lượng,
đối thoại, tỷ lệ lạc hậu của công nghệ, tiến bộ máy móc, khoa học công nghệ, internet,
giao thông, công nghệ sinh học, di truyền học, công nghệ trong nông nghiệp và tái sản
xuất từ rác thải.
20
2.1.5.5. Phân tích nguồn lực cạnh tranh
Phân tích nguồn lực cạnh tranh nhằm giúp một tổ chức hoạt động có hiệu quả và
thành công bằng việc nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu, cơ hội cũng như nguy cơ
mà ngành kinh doanh gặp phải trong cả hai môi trường bên trong và bên ngoài. Theo
Michael Porter (1980), phân tích nguồn lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cần quan
tâm đến 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế,
người mua và nhà cung cấp.
(1) Đối thủ cạnh tranh (The degree of rivalry): Nội dung này bao gồm
những điều gì mà đối thủ cạnh tranh đang làm và đang muốn làm. Nói cách khác,
những câu hỏi cần trả lời về đối thủ cạnh tranh là (1) Đối thủ có bằng lòng với vị trí
hiện tại không? (2) Khả năng đối thủ thay đổi hướng chiến lược như thế nào? (3) Điểm
yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? và (4) Điều gì giúp đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa
mạnh mẽ và hiệu quả nhất?
(2) Đối thủ tiềm ẩn (The threat of entry): Khả năng gia nhập ngành tham
gia vào hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện tại
đang hoạt động do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, cạnh tranh với mong
muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết khác.
(3) Sản phẩm thay thế (The threat of substitutes): Sức ép do có sản phẩm
thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngàng do mức giá cao nhất của các sản
phẩm hiện tại sẽ bị khống chế. Các sản phẩm thay thế khi đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng của người dân sẽ giảm đáng kể doanh thu, lợi nhuận của ngành.
(4) Người mua (Buyer power): Khách hàng là sự sống còn trong hoạt động
của các doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất đối với
doanh nghiệp. Tuy nhiên, người mua có ưu thế là họ có thể chuyển đổi nhà cung cấp,
chuyển đổi thị trường nhập khẩu, có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống
bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải cung cấp nhiều dịch
vụ hơn.
(5) Nhà cung cấp (Supplier power): Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng
như người bán vật tư, thiết bị, các đại lý cung cấp nguyên vật liệu cho ngành chế biến;
cộng đồng tài chính; nguồn lao động. Khi nhà cung cấp có được điều kiện thuận lợi họ
có thể gây áp lực và tạo bất lợi cho doanh nghiệp.
Việc phân tích môi trường ngành được Michael Porter (Giáo sư trường Đại học
Harvard) đề cập đến trong tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh” vào năm 1980 và “Lợi
thế cạnh tranh” vào năm 1985. Trong đó, ông xây dựng mô hình 5 lực lượng cạnh
tranh thể hiện như sau:

21
Các đối thủ tiềm ẩn

Quy ền l ực của Doanh nghi ệp và các S ức ép của


nhà cung ứng đối thủ hiện tại khách hàng

S ản phẩm và dị ch v ụ thay thế

Sơ đồ 2.1: Mô hình 5 l ực lượng cạnh tranh


Nguồn: Michael Porter (1980) Michael Porter chỉ ra rằng
các lực lượng này càng mạnh càng hạn chế khả năng của các công ty hiện tại trong
việc tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn. Trong khuôn khổ của Michael Porter, một
lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như một sự đe dọa, bởi vì nó sẽ làm giảm thấp
lợi nhuận. Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời gian, khi các điều
kiện ngành thay đổi.
Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhận thức về những cơ hội và nguy
cơ, mà sự thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, qua đó xây dựng được các chiến lược
thích ứng. Hơn nữa, đó là khả năng để một công ty thông qua sự lựa chọn chiến lược,
dịch chuyển sức mạnh của một hay nhiều lực lượng cạnh tranh thành lợi thế cho mình.
2.1.5.6 Phân tích Ansoff
Ma trận Ansoff là một trong những mô hình nổi tiếng nhất để quyết định một
chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp. Sự lựa chọn chiến lược liên quan đến sản
phẩm hay dịch vụ đến những thị trường quan trọng mang lại thành công cho doanh
nghiệp.
Ma trận Ansoff được xuất bản đầu tiên trong the Harvard Business Review
(Ansoff, 1957) và cũng được Ansoff tái bản năm 1989. Bốn chiến lược được đề cập
trong ma trận Ansoff là thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị
trường và chiến lược đa dạng hóa.
(1) Thâm nhập thị trường (Marketing penetration): Chiến lược này xuất
hiện khi doanh nghiệp thâm nhập một thị trường với sản phẩm hiện tại và khách hàng
đang có để tăng doanh thu mà không theo chiều hướng của chiến lược ban đầu.
(2) Phát triển sản phẩm (Product development): Là chiến lược làm ra sản
phẩm mới tiêu thụ trên thị trường hiện tại nhưng điều quan trọng là sản phẩm mới này
không làm giảm đi doanh thu sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp. Lý do để sử dụng
chiến lược này có thể là tận dụng khả năng sản xuất thừa, chống lại sự gia nhập ngành
của các doanh nghiệp mới, duy trì sự nổi tiếng và uy tín của doanh nghiệp, khai thác
công nghệ mới hoặc để giữ vững thị phần trên thị trường.
(3) Phát triển thị trường (Market development): Doanh nghiệp chỉ thực
hiện chiến lược phát triển thị trường sản phẩm khi sản phẩm đang được nhiều khách

22
hàng mới quan tâm sử dụng, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm này ở
nhiều thị trường mới nhằm tăng phân khúc thị trường, thị phần của sản phẩm.
(4) Đa dạng hóa (Diversification): Chiến lược đa dạng hóa sử dụng khi
doanh nghiệp muốn đưa ra sản phẩm mới vào thị trường mới. Sự đa dạng có thể theo
hướng kết hợp với tác nhân phía trước như kết hợp với các nhà cung cấp đầu vào, hoặc
kết hợp với tác nhân phía sau như các nhà phân phối cùng ngành, hoặc liên kết ngang
với các doanh nghiệp khác. Mặc dù các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này dường
như phát triển rất nhanh, tuy nhiên cũng có rủi ro cao.
2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.2.1 Giới thiệu
Nghiên cứu định lượng là một điều tra để nhận dạng vấn đề, kiểm định một lý
thuyết, đo lường các con số và phân tích bằng các kỹ thuật thống kê. Mục tiêu của
phương pháp này là để xác định có hay không việc suy rộng một lý thuyết nào đó.
Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích
dữ liệu, giải thích (diễn giải) và viết ra các kết quả của một công trình nghiên cứu. Hầu
hết các nghiên cứu thuộc về kinh tế - xã hội là nghiên cứu định lượng hoặc kết hợp
định tính với định lượng. Trong nghiên cứu định lượng, vai trò của phỏng vấn viên và
bảng câu hỏi rất quan trọng vì phỏng vấn viên và bảng câu hỏi rất quan trọng. Phỏng
vấn viên cần có kỹ năng để phỏng vấn thành công đối tượng trả lời cũng như biết cách
bắt đầu và kết thúc cuộc phỏng vấn.
Thông thường, đối với các nghiên cứu mới, thực hiện nghiên cứu định tính trước,
sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng vì có liên quan đến một số lượng lớn cuộc
phỏng vấn, đây cũng là khâu tốn thời gian và chi phí nhiều nhất của một đề án.
Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp nếu vấn đề ta cần nghiên cứu là
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó, tác động của việc can thiệp
vào một vấn đề nào đó bằng chính sách kinh tế hay là phân tích dự báo sự xuất hiện
của sự vật hiện tượng theo những điều kiện cho trước. Cách tiếp cận định lượng cũng
là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết hay cách giải thích.
2.2.2 Kỹ thuật nghiên cứu định lượng
2.2.2.1 Đo lường trực tiếp
Dữ liệu trong nghiên cứu định lượng trong trường hợp này được cân, đong, đo,
đếm một cách trực tiếp (số tuyệt đối) tất cả các chỉ tiêu định lượng có liên quan đến
mục tiêu nghiên cứu. Kỹ thuật này cũng thường kết hợp với kỹ thuật quan sát.
2.2.2.2 Điều tra
Trong kỹ thuật điều tra, bảng câu hỏi đóng vai trò rất quan trọng. Mục tiêu
nghiên cứu định lượng có đạt được hay không, phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật thiết kế
bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi là công cụ trung tâm để đạt được mục tiêu nghiên cứu
thông qua phỏng vấn. Vì vậy bảng câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và sắp xếp
thật chặt chẽ nhằm đạt được thông tin định lượng và định tính (câu hỏi mở, câu hỏi về

23
lý do…) một cách cụ thể và rõ ràng đáp ứng được yêu cầu phân tích. Trong điều tra,
bảng câu hỏi có thể được gửi qua bưu điện (trường hợp có mối quan hệ tốt) hoặc
phỏng vấn trực tiếp để đáp viên trả lời.
2.2.2.3 Phỏng vấn
Có ba kỹ thuật phỏng vấn chính: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại
và phỏng vấn qua thư điện tử (email). Mỗi cách phỏng vấn có ưu nhược điểm riêng.
Trên thế giới, thường phỏng vấn qua điện thoại hoặc qua email.
2.2.3 Vai trò của phỏng vấn viên trong nghiên cứu định lượng
Để tránh sai số trong nghiên cứu định lượng, vai trò của phỏng vấn viên là vô
cùng quan trọng (bên cạnh sai số do chọn mẫu). Phỏng vấn viên thực hiện tốt vai trò
khi có kỹ năng phỏng vấn tốt – biết cách dẫn nhập và kết thúc một vấn đề (có được
nhiều câu trả lời trong cùng một lúc), tạo thân thiện và thoải mái trong quá trình phỏng
vấn, dùng từ đơn giản, đặc biệt là kỹ năng để thu thập hoàn chỉnh một bảng câu hỏi
với thời gian ít nhất và chất lượng thông tin cao nhất. Ngoài ra, để có được sự hợp tác
thành công trong khi phỏng vấn, phỏng vấn viên cần có những đặc tính sau đây:
- Tự tin, nhiệt tình và có kỹ năng giao tiếp;
- Giới thiệu ngắn gọn để việc hỏi và trả lời được liên tục;
- Điều chỉnh cuộc phỏng vấn khi cần thiết (người trả lời nói ngoài lề);
- Nắm bắt các quan tâm của đáp viên có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu
nhưng không có trong bảng câu hỏi;
- Tạo thuận lợi cho đáp viên bằng cách phỏng vấn vào lúc khác nếu họ bận rộn; -
Cần có sự bảo đảm chắc chắn với đáp viên về mục tiêu của cuộc điều tra để việc
phỏng vấn được thuận lợi và thành công.
2.2.4 Phân tích định lượng bằng dữ liệu định tính
Trong nhiều nghiên cứu việc thu thập dữ liệu có liên quan đến các câu hỏi liên quan
đến sinh kế, thuận lợi và khó khăn các vấn đề của cộng đồng, … đều là dữ liệu định
tính. Trong trường hợp này các dữ liệu định tính được mã hóa và dùng các phân tích
định lượng để suy rộng từ mẫu cho toàn bộ tổng thể hoặc so sánh giữa các nhóm cùng
chỉ tiêu.
Mặc dù có thể dùng dữ liệu định tính để phân tích định lượng nhưng việc phân
biệt giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính là rất quan trọng vì nó có liên
quan đến loại câu hỏi và cách đặt câu hỏi, phương pháp nghiên cứu (định tính hay định
lượng), tầm ảnh hưởng và phương pháp phân tích để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Có 3 phương pháp nghiên cứu định lượng chính
(1) Thử nghiệm/thí nghiệm: Những thử nghiệm thật dựa vào bố trí ngẫu
nhiên với những điều kiện thử nghiệm và sử dụng sự kiểm soát trong thử nghiệm.

24
(2) Bán thử nghiệm/thí nghiệm: Những nghiên cứu bán thử nghiệm chia sẻ
tất cả các đặc trưng của thiết kế thử nghiệm ngoại trừ các vấn đề liên quan đến bố trí
phi ngẫu nhiên trong các điều kiện thí nghiệm.
(3) Điều tra: Bao gồm các nghiên cứu liên ngành hay cùng một ngành có
thể sử dụng bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu để suy rộng từ mẫu ra
tổng thể một vấn đề nào đó.
2.2.6 Một số phương pháp phân tích định lượng
Có nhiều phương pháp phân tích định lượng đơn giản trong thống kê mô tả như
các số đo độ biến động, các phân tích số tương đối được so sánh qua thời gian và các
phương pháp phân tích suy rộng như phân tích phương sai (ANOVA), phân tích hồi
quy tương quan, phân tích nhân tố, kết hợp phân tích nhân tố và hồi quy tương quan,
các mô hình Logit/Propit, phân tích bao dữ liệu (DEA), mô hình phân tích biên ngẫu
nhiên (SFA) và các mô hình dự báo.
Ngoài ra, các phân tích định lượng khác như phân tích phân biệt, một số phân tích
trong kiểm định phi tham số, phân tích chuỗi giá trị, được đề cập trong nhiều giáo trình
của nhiều tác giả khác nhau.
2.3 Kết hợp định tính và định lượng
2.3.1 Mối quan hệ giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Hầu hết các nghiên cứu về kinh tế - xã hội và phát triển nông thôn đều kết hợp
cả hai thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để kết quả có mức tin cậy cần
thiết. Ta cũng thường mong muốn dùng số liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu,
thông tin của tổng thể nghiên cứu. Vì vậy, việc áp dụng các phân tích định lượng là
hiển nhiên. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, ta cũng muốn hiểu rõ thêm bản chất
của sự vật, hiện tượng nghiên cứu bằng cách áp dụng một số kỹ thuật định tính như
phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia hoặc mô tả quá trình hình thành, phát triển
của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
*Ví dụ 2.3: Nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng như: Các nhân tố ảnh
hưởng đến tiếp cận tín dụng của người dân thành thị.
2.3.2 Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Mặc dù nghiên cứu định tính giúp nghiên cứu định lượng xác định vấn đề nghiên
cứu cũng như giải thích kết quả và vấn đề của nghiên cứu định lượng. Ngược lại,
nghiên cứu định lượng giúp nghiên cứu định tính suy diễn các kết quả từ mẫu cho tổng
thể. Tuy nhiên, giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng có nhiều đặc điểm
khác nhau.
2.3.2.1 Đặc điểm chính của nghiên cứu định tính
+ Hướng đến phát triển sự hiểu biết thông qua mô tả chi tiết – thường thiên về
xây dựng lý thuyết hơn là kiểm định lý thuyết.
+ Dữ liệu thường ở dạng văn bản;

25
+ Mô tả chi tiết các sự kiện, tình huống, tương tác hoặc là bằng lời nói hay hình
ảnh cấu thành dữ liệu;
+ Cỡ mẫu nhỏ cho phép tìm kiếm kết quả nhanh;
2.3.2.2 Đặc điểm chính của nghiên cứu định lượng

+ Cố gắng đo lường chính xác sự vật hiện tượng;

+ Trong nghiên cứu kinh doanh, kinh tế: đo lường hành vi, kiến thức, ý kiến và
thái độ của con người nói chung hay khách hàng nói riêng;
+ Trả lời các câu hỏi liên quan đến: bao nhiêu, thường xuyên như thế nào, khi
nào và ai;
+ Chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra;
+ Thường áp dụng kiểm định lý thuyết;
+ Đòi hỏi nhà nghiên cứu duy trì một khoảng cách với đối tượng quan sát để
tránh thiên lệch kết quả;
+ Thông tin thu thập bao gồm các trả lời của người được điều tra mà chúng được
mã hóa, phân loại, số hóa để có thể thực hiện các phân tích thống kê;
2.3.2.3 Khác biệt cơ bản giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
+ Mức độ can dự của nhà nghiên cứu;
+ Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu;
+ Quy trình thu thập dữ liệu;
+ Chuẩn bị cho người tham dự;
+ Vai trò của nhà nghiên cứu và nhà tài trợ;
+ Loại dữ liệu và cách chuẩn bị;
+ Phân tích dữ liệu và thời gian;
+ Quá trình tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc và ý nghĩa;
+ Mức độ an ninh dữ liệu.

Bảng 2.1: Phân biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu Định tính Nghiên cứu Định lượng


Tiêu điểm
Hiểu và diễn dịch Mô tả, giải thích và dự báo
của NC
Can dự của Bị hạn chế, kiểm soát để tránh thiên
Nhà nghiên cứu là xúc tác.
nhà NC lệch.
Mục tiêu Mô tả hoặc dự báo, xây dựng hoặc
Hiểu sâu sắc, xây dựng lý thuyết.
nghiên cứu kiểm định lý thuyết.
Chọn mẫu Phi xác suất, có mục đích Xác suất

26
Cỡ mẫu Nhỏ Lớn
Có thể được điều chỉnh trong quá
Được quyết định trước khi bắt đầu
trình nghiên cứu. Thường sử dụng
Thiết kế nghiên cứu. Sử dụng một hay phối hợp
phối hợp nhiều phương pháp đồng
nghiên cứu nhiều phương pháp.
thời hay theo thứ tự. Không kỳ
Tiếp cận thời điểm hay lâu dài.
vọng vào sự nhất quán.
Chuẩn bị
cho
Không chuẩn bị trước để tránh thiên
Thường có sự chuẩn bị trước.
lệch của người tham dự.
người tham
dự
Mô tả bằng lời nói hay hình ảnh
Mô tả lời nói
Kiểu dữ liệu Lọc dữ liệu bằng công cụ mã hóa
Lượng hóa dữ liệu bằng cách mã hóa
và chuẩn bị lời nói (đôi khi có trợ giúp của máy
để phân tích thống kê bằng máy tính
tính)
Phân tích con người; chủ yếu là phi
định lượng; Phân tích bằng máy tính – Các phương
Nhà nghiên cứu phải nhìn thấy bối pháp tính toán và thống kê là chủ đạo;
Phân tích cảnh của hiện tượng nghiên cứu – Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình
dữ liệu khác biệt giữa thực tế và sự phán nghiên cứu;
xét ít rõ ràng; Duy trì sự khác biệt rõ ràng giữa thực
Luôn tiếp tục suốt quá trình nghiên tế và phán xét.
cứu.
Thấu hiểu là chuẩn mực, được
Bị hạn chế vì không có khảo sát thăm
quyết định bởi loại và số lượng các
dò và chất lượng của công cụ thu thập
câu hỏi trả lời tự do;
Thấu hiểu dữ liệu;
Tham gia của nhà nghiên cứu trong
và ý nghĩa Sự thấu hiểu đi theo sau thu thập dữ
quá trình thu thập dữ liệu cho phép
liệu và nhập dữ liệu, ít có khả năng tái
hình thành và kiểm định sự thấu
phỏng vấn người tham dự.
hiểu suốt quá trình.
Có thể tham gia bằng cách quan sát
Can dự của Hiếm khi tham gia trực tiếp hay gián
nghiên cứu trong thời gian thực
nhà tài trợ tiếp với người tham dự.
hoặc bằng phỏng vấn ghi âm.
Cỡ mẫu nhỏ cho phép thu thập dữ Cỡ mẫu lớn kéo dài thời gian thu thập;
Thông tin liệu nhanh hơn; Sự thấu hiểu chỉ phát triển sau quá
phản hồi Sự thấu hiểu cho phép rút ngắn quá trình thu thập và nhập dữ liệu, thời
trình phân tích dữ liệu. gian nghiên cứu dài.
Mọi hoạt động nghiên cứu đều có thể
An ninh dữ Khá chặt chẽ, tiếp cận dữ liệu hạn
bị đối thủ cạnh tranh biết được; sự
liệu chế.
hiểu biết có thể bị rò rỉ.
Nguồn: Cooper và Schindler (2006)
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày khá chi tiết về hai phương pháp thường được sử dụng
trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học trong kinh doanh nói
riêng. Với các phương pháp trên sẽ làm công cụ để người nghiên cứu vận dụng vào

27
trong quá trình nghiên cứu của mình một cách dễ dàng và hiệu quả. Thông thường một
nghiên cứu sẽ sử dụng phối hợp hai phương pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

(1) Trình bày các kỹ thuật nghiên cứu định tính và định lượng;
(2) Trình bày cách lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU & PHƯƠNG PHÁP


PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Mục tiêu
• Trình bày được các kỹ thuật lấy mẫu xác suất và phi xác suất;
• Đánh giá được các phương thức dữ liệu thứ cấp được sử dụng để trả lời các câu
hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu;
28
• Phân biệt được các dạng câu hỏi phỏng vấn và kỹ thuật thiết kế bảng câu hỏi; 
Nhận dạng được những loại dữ liệu và hàm ý của mỗi loại dữ liệu cho hoạt
động phân tích dữ liệu;
• Lựa chọn được bảng dữ liệu và biểu đồ thích hợp nhất để minh họa dữ liệu;
• Xác định được phương pháp chọn mẫu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu;
• Thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp cho hoạt động nghiên cứu;
• Phân tích dữ liệu định lượng;
• Hình thành thái độ tích cực trong tư duy và suy nghĩ;
• Thể hiện tính sáng tạo trong vận dụng và thực hành kiến thức đã tiếp thu; 
Trung thực trong nghiên cứu.
Nội dung
3.1 Phương pháp chọn mẫu
3.11 Phương pháp chọn mẫu
3.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi
3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2.1 Chuẩn bị, nhập và kiểm tra dữ liệu
3.2.2 Khám phá và trình bày dữ liệu
3.2.3 Thống kê mô tả
3.2.4 Kiểm định giả thiết
3.2.5 Kiểm định hồi quy

3.1 Phương pháp chọn mẫu


3.1.1 Phương pháp chọn mẫu Dù các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu của bạn là
gì, thì bạn cũng sẽ cần cân nhắc việc sử dụng phương pháp chọn mẫu. Đối với nhiều
câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, chúng ta sẽ không thể thu thập hay phân tích tất cả
những dữ liệu mà mình có được, vì giới hạn thời gian, tiền bạc và thông thường là việc
tiếp cận. Các kỹ thuật chọn mẫu trong chương này cho phép chúng ta giảm bớt những
số lượng dữ liệu cần thu thập, bằng việc chỉ xem xét những dữ liệu từ một tiểu nhóm
thay vì tất cả các phần tử. Một số câu hỏi nghiên cứu sẽ đòi hỏi việc lấy mẫu dữ liệu
để khái quát hóa cho toàn bộ các phần tử trong tổng thể.
*Ví dụ 3.1: Nếu bạn hỏi ý kiến của một mẫu sinh viên về một sản phẩm sô cô la
mới và 75% số sinh viên trong mẫu khảo sát nói rằng họ cảm thấy giá quá đắt, thì bạn
có thể kết luận rằng 75% số sinh viên trong toàn trường đều cảm thấy giá quá đắt. Một
số câu hỏi khác thì không bao gồm sự khái quát hóa như vậy. Tuy nhiên, ngay cả nếu
bạn định áp dụng một chiến lược nghiên cứu tình huống, sử dụng một tổ chức lớn và
thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng những cuộc phỏng vấn không có cấu trúc, thì bạn
vẫn cần lựa chọn tổ chức để nghiên cứu tình huống (việc lựa chọn tổ chức phù hợp để
nghiên cứu chính là chọn mẫu).

29
Tập hợp đầu đủ các phần tử từ đó bạn chọn một mẫu được gọi là tổng thể. Trong
việc lấy mẫu, thuật ngữ tổng thể không được sử dụng theo nghĩa thông thường, vì tập
hợp đầy đủ các phần tử này không nhất thiết phải là con người.
*Ví dụ 3.2: Bạn muốn nghiên cứu khám phá so sánh các mức dịch vụ ở những
siêu thị tại Việt Nam thì tổng thể là toàn bộ siêu thị tại Việt Nam.
*Ví dụ 3.3: Bạn muốn nghiên cứu khám phá xem sinh viên nữ trong khoa Kinh
tế - Du lịch thích học giảng viên nam hay giảng viên nữ hơn. Tổng thể lúc này là toàn
bộ sinh viên nữ trong khoa Kinh tế - Du lịch.
Sự cần thiết chọn mẫu
Với một số câu hỏi nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập dữ liệu toàn bộ tổng thể
vì tổng thể đó có kích cỡ vừa phải (như ví dụ 3, tổng thể là toàn bộ nữ sinh viên trong
khoa Kinh tế - Du lịch là không nhiều nên có thể thu thập dữ liệu toàn bộ tổng thể một
cách dễ dàng và nhanh chóng). Tuy nhiên, bạn không nên giả định rằng một cuộc khảo
sát tổng thể sẽ nhất thiết mang đến kết quả hữu ích hơn việc thu thập dữ liệu từ một
mẫu đại diện cho tổng thể. Chọn mẫu sẽ là sự thay thế hiệu quả cho việc điều tra khi:
• Việc khảo sát toàn bộ tổng thể là điều không thực tế đối với bạn;
• Những giới hạn ngân sách cản trở việc khảo sát toàn bộ tổng thể của
bạn;  Những giới hạn thời gian cản trở việc khảo sát toàn bộ tổng thể của
bạn;  Bạn đã thu thập tất cả dữ liệu nhưng cần kết quả một cách nhanh
chóng.
Tổng quan về những kỹ thuật chọn mẫu
Có nhiều kỹ thuật chọn mẫu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của chúng ta và
tất cả chúng được phân thành hai nhóm kỹ thuật chính đó là kỹ thuật chọn mẫu theo
xác suất hay còn gọi là lấy mẫu đại diện (representative) và kỹ thuật chọn mẫu không
theo xác suất hay còn gọi là lấy mẫu phán đoán (judgemental).
Với những mẫu xác suất, cơ hội hay xác suất của mỗi phần tử được chọn từ tổng
thể đã biết và thường như nhau cho tất cả các trường hợp. Điều này có nghĩa là bạn có
thể trả lời câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu, đòi hỏi bạn phải ước
tính về mặt số liệu những đặc tính của tổng thể từ mẫu. Hệ quả là, cách chọn mẫu xác
suất thường gắn liền với các chiến lược nghiên cứu khảo sát và thử nghiệm.
Với những mẫu phi xác suất, xác suất mỗi phần tử được chọn từ tổng thể chưa
được biết và bạn không thể trả lời câu hỏi nghiên cứu hay đề cập các mục tiêu, nếu đòi
hỏi bạn phải thực hiện các số thống kê suy diễn về các đặc tính của tổng thể. Bạn vẫn
có thể tổng quát hóa từ những mẫu phi xác suất cho tổng thể nhưng không phải trên cơ
sở thống kê. Vì lý do này mà kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất (khác với kỹ thuật chọn
mẫu theo hạn mức) thường hay được dùng hơn khi sử dụng một chiến lược nghiên cứu
tình huống. Tuy nhiên, với cả hai loại mẫu bạn có thể trả lời những dạng câu hỏi
nghiên cứu khác, chẳng hạn như “Những thuộc tính gì lôi cuốn con người đến với
công việc”.

30
Ngẫu nhiên đơn giản

Hệ thống
Xác suất
Ngẫu nhiên phân tầng

Chọn mẫu
Theo cụm (theo nhóm)

Hạn ngạch (định mức)

Có mục đích (phán đoán)

Phi xác suất Lan dần (phát triển mầm)

Tự lựa chọn

Thuận tiện

Hình 3.1. Các phương pháp ch ọn mẫu


Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: tr.230)

3.1.1.1 Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất (Probability sampling)


Kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất thường được sử dụng với những nghiên cứu dựa
trên khảo sát, vì người nghiên cứu cần suy diễn từ mẫu khảo sát để trả lời những câu
hỏi nghiên cứu hay đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu. Để thực hiện chọn mẫu theo
xác suất, người nghiên cứu cần trải qua 4 giai đoạn sau:
(1) Xác định các khuôn khổ lấy mẫu phù hợp dựa trên những câu hỏi hay
mục tiêu nghiên cứu;
(2) Quyết định kích cỡ mẫu phù hợp;
(3) Lựa chọn kỹ thuật chọn mẫu phù hợp nhất và lựa chọn mẫu cần lấy;
(4) Kiểm tra xem mẫu được lấy có đại diện cho tổng thể không?
* Lưu ý: Đối với những tổng thể có ít hơn 50 phần tử thì không nên dùng kỹ
thuật chọn mẫu xác suất (Henry, 1990). Ông lập luận rằng, trường hợp này nên thu
thập dữ liệu cả tổng thể luôn thì tốt hơn vì ảnh hưởng của phần tử ngoại lệ (extreme
case) đối với phân tích thống kê tiếp theo sẽ nhiều hơn so trường hợp mẫu lớn.
a. Giai đoạn 1: Xác định một khung chọn mẫu phù hợp và những hàm ý về khả
năng tổng quát hóa.
Khung chọn mẫu: cho bất kỳ mẫu xác suất nào đều là một danh sách đầy đủ
mọi phần tử trong tổng thể mà từ đó người nghiên cứu có thể chọn mẫu.
*Ví dụ 3.4: Nếu câu hỏi hay mục tiêu nghiên cứu của bạn liên quan các thành
viên của một câu lạc bộ golf địa phương, thì khung chọn mẫu là một danh sách đầy đủ

31
thành viên của câu lạc bộ golf đó. Nếu số lượng thành viên nhiều hơn 50 người thì
mẫu được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu xác suất phải lấy từ Khung chọn mẫu này.
Tính đầy đủ của khung chọn mẫu là rất quan trọng và thể hiện tính đại diện của
mẫu được chọn từ khung đó. Nếu danh sách các phần tử trong khung chọn mẫu không
đầy đủ hay thiếu chính xác có nghĩa rằng một số trường hợp đã bị loại trừ và vì vậy
không thể có cơ hội lựa chọn mọi phần tử trong tổng thể một cách ngẫu nhiên. Mẫu
được chọn từ tổng thể như vậy sẽ không đại diện được cho tổng thể thực tế.
Khung chọn mẫu có thể sẵn có và phù hợp để lấy mẫu hoặc không phù hợp theo
mong muốn của người nghiên cứu. Khi không tồn tại một khung chọn mẫu phù hợp
Lúc này người nghiên cứu cần lọc ra một khung chọn mẫu phù hợp để tiến hành lấy
mẫu từ khung này. Nhưng khung chọn mẫu được lọc ra phải không bị sai lệch cập nhật
và chính xác.
*Ví dụ 3.5: Bạn muốn chọn ra một mẫu các hộ gia đình điển hình ở Việt Nam,
nếu bạn lấy quyển danh bạ điện thoại làm khung chọn mẫu thì mẫu khảo sát của bạn sẽ
bị sai lệch do chỉ khảo sát những hộ gia đình có điện thoại trong một khu vực địa lý
(một tỉnh) được liệt kê trong quyển danh bạ điện thoại. Ngoài ra, quyển danh bạ điện
thoại không được cập nhật liên tục khiến cho mẫu khảo sát của bạn bị lỗi thời (không
cập nhật). Thêm nữa, có nhiều gia đình tại Việt Nam không đăng ký điện thoại nên
không có tên trong quyển danh bạ điện thoại vì vậy mẫu khảo sát được lấy từ quyển
này sẽ thiếu chính xác.
Tính đại diện của mẫu, nếu một mẫu xác suất được chọn ra từ một khung chọn
mẫu thì kết quả khảo sát từ mẫu đó chỉ đại diện cho mẫu đó thôi. Nói cách khác, bạn
không thể tổng quát hóa ngoài phạm vi khung chọn mẫu của bạn.
*Tóm lại, để lựa chọn khung chọn mẫu hợp lý, nhà nghiên cứu cần trả lời 4 câu
hỏi sau:
(1) Những phần tử được liệt kê trong khung chọn mẫu có liên quan đến chủ
đề nghiên cứu của bạn, nói cách khác, chúng sẽ cho phép bạn trả lời câu hỏi nghiên
cứu và đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của bạn không?
(2) Khung chọn mẫu được biên soạn gần đây như thế nào, cụ thể nó có tính
cập nhật không?
(3) Khung chọn mẫu có bao gồm tất cả cá các phần từ, nói cách khác nó có
hoàn chỉnh không?
(4) Khung chọn mẫu có loại trừ những phần tử không liên quan, nói cách
khác, nó có chính xác không?
b. Giai đoạn 2: Quyết định kích cỡ mẫu phù hợp
Kích cỡ mẫu càng lớn thì khả năng sai sót càng thấp khi tổng quát hóa cho tổng
thể. Vì vậy, khi quyết định kích cỡ mẫu thì cần cân nhắc những yếu tố sau:
(1) Độ tin cậy cần có trong dữ liệu. Có nghĩa là mức độ chắc chắn mà những
đặc điểm của dữ liệu thu thập được sẽ đại diện cho những đặc điểm của toàn bộ tổng
thể.
32
(2) Biên sai số có thể chấp nhận được. Có nghĩa là mức độ chính xác bạn
yêu cầu đối với bất kỳ ước lượng nào từ mẫu.
(3) Những loại phân tích mà người nghiên cứu cần tiến hành. Cụ thể là bạn
muốn chia dữ liệu thành bao nhiêu loài, vì nhiều kỹ thuật thống kê có ngưỡng tối thiểu
số mẫu dữ liệu cho mỗi ô.
(4) Kích cỡ của tổng thể từ đó bạn lấy mẫu.
Để đảm bảo không xảy ra những kết quả không xác thực, dữ liệu được phân tích
phải tuân theo phân phối chuẩn (lý thuyết phân phối chuẩn được đề cập trong học phần
Xác suất thống kê). Các nhà thống kê đã chứng minh rằng, kích cỡ tuyệt đối của một
mẫu càng lớn, phân phối của nó càng gần với phân phối chuẩn hơn. Họ chứng minh
được rằng, kích cỡ mẫu gồm 30 phần tử hay nhiều hơn sẽ dẫn đến một phân phối mẫu
có trị trung bình rất sát với phân phối chuẩn.
Nhưng nếu khung chọn mẫu của chúng ta có ít hơn 30 phần tử thì mẫu được chọn
như thế nào? Có hai cách: Thứ nhất, bạn nên chọn tất cả phần tử của khung chọn mẫu
vào mẫu khảo sát của mình; Thứ hai, bạn nên tiếp cận với một hệ thống chuyên gia
(xem kỹ thuật phân tích định tính trong chương 2).
Phần mềm Ex-Sample cho phép tính toán cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho những
phân tích thống kê khác nhau cũng như kích cỡ mẫu tối đa có thể được thực hiện khi
biết trước nguồn lực về thời gian, tiền bạc.
Trong nghiên cứu về quản lý, mức chắc chắn 95% thường được xem là phù hợp.
Điều này có nghĩa rằng, nếu mẫu được chọn ngẫu nhiên 100 lần thì ít nhất 95 mẫu sẽ
chắc chắn đại diện cho những đặc điểm của tổng thể. 5% còn lại được gọi là biên sai
số (margin of error). Bảng 3.1 sau đây được tính toán giúp bạn chọn kích cỡ mẫu tối
thiểu từ tổng thể đảm bảo độ chắc chắn 95%; 97%; 98% và 99%.
Trong thực tế, tỷ lệ phản hồi của đối tượng được khảo sát không thể đạt 100% vì
nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, để đảm bảo kích cỡ mẫu tối thiểu như tham khảo
trong Bảng 3.1, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm thường chọn kích cỡ mẫu lớn hơn một
chút (tăng 10% đến 30%).
*Ví dụ 3.6: Khung chọn mẫu có 1.000 phần tử, nếu bạn muốn độ chắc chắn 95%
(biên sai số 5%) thì kích cỡ mẫu tối thiểu là 278 phần tử trong 1.000 phần tử trên. Tuy
nhiên, bạn nên chọn nhiều hơn 278 phần tử vào mẫu để đảm bảo sau khi loại trừ
những trường hợp không phản hồi hay phản hồi không đảm bảo chất lượng thì con số
còn lại là 278 phần tử phản hồi hợp lệ.
Trong báo cáo nghiên cứu, chúng ta cần thể hiện tỷ lệ hồi đáp của mẫu
𝐻𝐷
Tỷ lệ hồi đáp thực sự =
𝑀 − (𝐶 + 𝑅)
Trong đó:
HD: Tổng số phần tử hồi đáp;
M: Tổng số phần tử trong mẫu khảo sát;

33
C: Số phần tử không đủ điều kiện (là những người được chọn vào mẫu một cách
ngẫu nhiên nhưng không đáp ứng những yêu cầu nghiên cứu); R: Số phần tử không thể
tiếp cận.
Bảng 3.1: Kích cỡ mẫu tối thiểu với độ chắc chắn từ 95% đến 99%

Tổng thể (khung Biên sai số


chọn mẫu)
5% 3% 2% 1%
50 44 48 49 50
100 79 91 96 99
150 108 132 141 148
200 132 168 185 196
250 151 203 226 244
300 168 234 267 291
400 196 291 343 384
500 217 340 414 475
750 254 440 571 696
1.000 278 516 706 906
2.000 322 696 1.091 1.655
5.000 357 879 1.622 3.288
10.000 370 964 1.936 4.899
100.000 383 1.056 2.345 8.762
1.000.000 384 1.066 2.395 9.513
10.000.000 384 1.067 2.400 9.595
Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr235)
*Ví dụ 3.7: Nếu nhà nghiên cứu ước tính sẽ có 70% hồi đáp hợp lệ (re % =
70%). Vậy từ khung chọn mẫu là 1.000 phần tử, để độ chắc chắn là 95% thì kích cỡ
mẫu tối thiểu là 278 phần tử. Hỏi: nên chọn kích cỡ mẫu thực tế cần chọn là bao
nhiêu?
Đáp: kích cỡ mẫu thực tế cần chọn = 278*100/70% = 398 phần tử
Hiện nay, theo Nguyễn Đình Thọ (2014) thì các nhà nghiên cứu xác định kích cỡ
mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý.
Trong phân tích EFA (kiểm định giá trị thang đo) thì công thức tính kích cỡ mẫu dựa
vào kết quả nghiên cứu của Hair & ctg (2006); trong phân tích hồi quy thì chúng ta
thường dựa vào kết quả nghiên cứu của Green (1991) hoặc nghiên cứu có liên quan
đến mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thì kích cỡ mẫu được tính toán dựa vào nghiên
cứu của Bollen (1989).
Trong kiểm định giá trị thang đo (EFA), kích thước mẫu phải lớn và việc tính
toán ra con số cụ thể sẽ rất phức tạp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì trong trường hợp
này, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số
lượng biến quan sát (hay còn gọi là biến đo lường) trong khung phân tích. Hair & ctg
(2006) cho rằng, để phân tích EFA thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn nên

34
là 100 và tỷ lệ giữa quan sát với biến quan sát phải là 1:5, tức là 1 biến quan sát cần tối
thiểu 5 quan sát, tốt nhất nên là 1 biến quan sát cần tối thiểu 10 quan sát.
Công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích cỡ mẫu trong phân tích nhân tố
khám phá EFA như sau:
n=5xm
n: kích cỡ mẫu tối thiểu
m: số biến quan sát.
(Lưu ý: Nếu n < 50 thì phải chọn kích cỡ mẫu là 50).
*Ví dụ 3.8: Tính kích cỡ mẫu để phân tích EFA: Trong mô hình SERVQUAL
của Parasuraman & ctg (1998) có 6 biến tiềm ẩn (gồm 22 biến quan sát). Như vậy, áp
dụng tỷ lệ 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát thì kích cỡ mẫu cần chọn là 22 x 5 =
110 quan sát (hay kích cỡ mẫu tối thiểu cần chọn 110 phần tử). Kích cỡ mẫu này lớn
hơn 50 nên ta chọn mẫu có kích cỡ 110 phần tử là phù hợp.
Trong phân tích hồi quy bội (MLR) thì việc tính toán kích cỡ mẫu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: mức ý nghĩa (Sig. viết tắt của Significant level); độ mạnh của phép kiểm
định và số lượng biến độc lập,… (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Công thức kinh nghiệm
thường dùng để tính kích cỡ mẫu trong phân tích hồi quy bộ như sau:
n = 50 + 8 x m n: kích cỡ mẫu tối thiểu m: số
biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
*Lưu ý: Công thức trên tương đối phù hợp nếu m <7.
*Ví dụ 3.9: Tính kích cỡ mẫu để phân tích MLR: Trong mô hình SERVQUAL
của Parasuraman & ctg (1998) có 6 biến tiềm ẩn (gồm 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc
lập). Như vậy, kích cỡ mẫu cần chọn là n = 50 + 8 x 5 = 90 quan sát (hay 90 phần tử
trong 1 mẫu).
c. Giai đoạn 3: Chọn kỹ thuật chọn mẫu phù hợp và lựa chọn mẫu cần lấy
Sau khi đã chọn được một khung chọn mẫu phù hợp và đã thiết lập kích cỡ mẫu
thực tế yêu cầu, nhà nghiên cứu cần chọn kỹ thuật lấy mẫu phù hợp nhất để được một
mẫu đại diện. Năm kỹ thuật chọn mẫu xác suất là:
(1) Ngẫu nhiên đơn giản (simple random);
(2) Hệ thống (systematic);
(3) Ngẫu nhiên phân tầng (stratified random);
(4) Theo cụm (cluster); (5) Đa tầng (multi-stage).
Sự lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu xác suất phụ thuộc vào các câu hỏi nghiên cứu và
mục tiêu nghiên cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random): Là việc chọn ngẫu
nhiên một mẫu từ khung chọn mẫu bằng các bảng số ngẫu nhiên hoặc máy vi tính.
Cách thức thực hiện gồm 2 bước:

35
Bước 1: Đánh số mỗi phần tử trong khung chọn mẫu theo trình tự phần tử đầu
tiên đánh số 0, phần tử kế tiếp đánh số 1 và số thứ tự tăng dần cho đến hết khung chọn
mẫu; Bước 2: Lựa chọn các phần tử vào mẫu bằng con số ngẫu nhiên cho đến khi số
phần tử trong mẫu đạt được kích cỡ mong muốn. Để làm được như vậy, bạn nhắm mắt
lại và chọn đại một con số trong dãy số được đánh số ở bước 1 và sau đó tra bảng số
ngẫu nhiên để chọn tiếp cho đến khi nào đủ số phần tử trong mẫu thì dừng lại. Nếu con
số tiếp theo cần chọn nằm ngoài khung chọn mẫu thì bỏ con số đó và tiếp tục với con
số tiếp theo.

36
Sơ đồ 3.1: Chọn một kỹ thuật lấy mẫu xác suất
Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr240)

Bảng 3.2: Bảng số ngẫu nhiên dùng để chọn mẫu ngẫu nhiên
78 41 11 62 72 18 66 69 58 71 31 90 51 36 78 09 41 00
70 50 58 19 68 26 75 69 04 00 25 29 16 72 35 73 55 85
32 78 14 47 01 55 10 91 83 21 13 32 59 53 03 38 79 32
71 60 20 53 86 78 50 57 42 30 73 48 68 09 16 35 21 87
35 30 15 57 99 96 33 25 56 43 65 67 51 45 37 99 54 89
09 08 05 41 66 54 01 49 97 34 38 85 85 23 34 62 60 58
02 59 34 51 98 71 31 54 28 85 23 84 49 07 33 71 17 88
20 13 44 15 22 95 98 97 60 02 85 07 17 57 20 51 01 67
36 26 70 11 63 81 27 31 79 71 08 11 87 74 85 53 86 78
00 30 62 19 81 68 86 10 65 61 62 22 17 22 96 83 56 37
Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr.657) * Ví dụ 3.10: Bạn có
danh sách khung chọn mẫu gồm 100 phần tử và cần một mẫu có kích thước 30 phần tử
từ khung trên. Bạn tiến hành đánh số từ 00 đến 99 cho 100 phần tử trong khung và sau
đó chọn ngẫu nhiên một con số từ 00 đến 99. Giả sử bạn chọn ngẫu nhiên số 25 (con
số in đậm và gạch chân trong Bảng 4.2). Vậy phần tử đầu tiên đưa vào mẫu có số thứ
tự 25; phần tử kế tiếp có số thứ tự 29; 16; 72;… đến khi nào bạn chọn đủ 30 phần tử
vào mẫu dừng lại.
Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống: Là việc chọn ngẫu nhiên một mẫu từ khung chọn
mẫu bằng các bảng số ngẫu nhiên hoặc máy vi tính và quá trình chọn phần tử vào mẫu
được lập lại theo một trình tự cố định cho đến khi đạt kích cỡ mẫu cần chọn. Cách
thức thực hiện gồm 4 bước:
Bước 1: Đánh số thứ tự từ 00; 01; 02; … đến hết số phần tử trong khung chọn mẫu.
Bước 2: Chọn phần tử đầu tiên đưa vào mẫu một cách ngẫu nhiên.
Bước 3: Tính phân số chọn mẫu
Bước 4: Lựa chọn những phần tử tiếp theo một cách hệ thống với bước nhảy
được tính từ phân số chọn mẫu.

*Ví dụ 3.11: Bạn cần chọn một mẫu ngẫu nhiên gồm 333 phần tử từ một khung
chọn mẫu có 1.000 phần tử theo kỹ thuật chọn mẫu hệ thống. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh số thứ tự từ 0.000 đến 1.001 cho 1.000 phần tử trong khung chọn
mẫu;
37
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên một phần tử đầu tiên: giả sử bạn chọn con số 0.006;

Bước 3: Tính phân số chọn mẫu: Trường hợp này, phân số chọn mẫu là (bạn có
thể làm tròn số để tiện thực hiện bước 4);
Bước 4: Như vậy, phần tử kế tiếp được chọn vào mẫu 0.009; 0.012 (cứ 3 phần tử
kế tiếp trong khung chọn mẫu thì chọn ra 1 phần tử đưa vào mẫu). Cứ 3 phần tử kế tiếp
chọn ra 1 phần tử đưa vào mẫu cho đến khi nào kích cỡ mẫu của bạn đạt con số 333 thì
dừng.
*Lưu ý: Nếu muốn áp dụng kỹ thuật chọn mẫu hệ thống thì các phần tử trong
khung chọn mẫu phải được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Tức là không nên sắp theo
một cách riêng biệt nào cả.
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: là một biến thể của kỹ thuật chọn
mẫu ngẫu nhiên, trong đó tổng thể được chia thành 2 hay nhiều tầng quan trọng và có
ý nghĩa, dựa trên một hoặc một số thuộc tính. Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chọn biến số phân tầng;
Bước 2: Chia khung chọn mẫu thành các tầng riêng biệt;
Bước 3: Đánh số thứ tự cho các phần tử trong mỗi tầng tầng bắt đầu từ 00 và tăng
dần đến hết mỗi tầng;
Bước 4: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay kỹ thuật chọn mẫu
ngẫu nhiên hệ thống đã thảo luận trên cho mỗi tầng.
*Ví dụ 3.12: Bạn có một khung chọn mẫu gồm toàn bộ sinh viên đại học Kiên
Giang (5.000 sinh viên). Bạn muốn chọn một mẫu có kích cỡ 500 sinh viên. Biến số
phân tầng của bạn gồm: Phân theo khoa; phân theo khóa và phân theo giới tính. Các
bước thực hiện:
Bước 1: Có 3 biến số phân tầng trong đó: Khoa  khóa  giới tính;
Bước 2: Bạn dùng Excel sắp xếp danh sách 5.000 sinh viên theo từng Khoa rồi từ
mỗi khoa sắp xếp theo khóa 1; khóa 2; khóa 3 và khóa 4. Trong mỗi khóa, bạn sắp xếp
theo giới tính nam và nữ;
Bước 3: Tầng giới tính được đánh số thứ tự từ 0000 trở đi cho nữ khóa 1 của mỗi
khoa sau đó làm tương tự cho nam khóa 1 của mỗi khoa; nữ khóa 2 của mỗi khoa; nam
khóa 2 của mỗi khoa; nữ khóa 3 cho mỗi khoa; nam khóa 3 cho mỗi khoa;

Bước 4: Nếu áp dụng kỹ thuật chọn mẫu hệ thống thì phân số chọn mẫu là .
Vậy, nếu chọn trong tầng thứ nhất gồm những phần tử nữ khóa 1 của khoa Kinh
tế - Du lịch và phần tử chọn ngẫu nhiên là 0004 thì phần tử tiếp theo là 0014; phần tử
thứ ba là 0024 và cứ như thế chọn đủ cỡ mẫu cần thiết.
Kỹ thuật chọn mẫu theo cụm: Nhìn bề ngoài tương tự với kỹ thuật chọn mẫu
phân tầng, vì bạn cần chia tổng thể thành những nhóm riêng biệt trước khi lấy mẫu.
Các nhóm được gọi là các cụm theo dạng lấy mẫu này và có thể căn cứ trên các dạng
ghép nhóm tự nhiên.

38
* Ví dụ 3.13: bạn có thể ghép nhóm dữ liệu theo loại hình công ty sản xuất hay
khu vực địa lý. Các bước thực hiện chọn mẫu theo cụm như sau:
Bước 1: Chọn cách ghép cụm cho khung chọn mẫu;
Bước 2: Đánh số thứ tự mỗi cụm bắt đầu là số 0 và tăng dần trong cụm;
Bước 3: Lựa chọn mẫu của bạn bằng dạng lấy mẫu ngẫu nhiên nào đó đã thảo
luận ở trên.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, kỹ thuật chọn mẫu
theo cụm cho kết quả tính đại diện của mẫu ít chính xác hơn so với kỹ thuật chọn mẫu
phân tầng. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế kỹ thuật chọn mẫu theo
cụm thành kỹ thuật chọn mẫu phân tầng để có tính đại diện chính xác hơn.
Kỹ thuật chọn mẫu đa giai tầng (đôi khi gọi là kỹ thuật chọn mẫu đa giai
đoạn): Đôi khi được gọi là kỹ thuật chọn mẫu theo cụm đa giai đoạn, là sự phát triển
của kỹ thuật chọn mẫu theo cụm. Kỹ thuật này thường được sử dụng để khắc phục
những vấn đề của một tổng thể phân tán về mặt địa lý, khi việc tiếp xúc là cần thiết
hoặc việc xây dựng một khung chọn mẫu cho một khu vực rộng lớn tốn kém và mất
nhiều thời gian. Các bước thực hiện (xem hình 4.2)

Giai đoạn 1

• Chọn khung chọn mẫu bao gồm những nhóm riêng biệt liên quan;
• Đánh số mỗi nhóm với một con số duy nhất. Nhóm đầu tiên được đánh số 0, nhóm
tiếp theo được đánh số 2,…
• Lựa chọn một mẫu nhỏ bao gồm những nhóm riêng biệt liên quan, sử dụng dạng lấy
mẫu ngẫu nhiên nào đó.

Giai đoạn 2

• Từ những nhóm riêng biệt liên quan này, chọn một khung mẫu bao gồm những tiểu
nhóm riêng biệt liên quan;
• Đánh số mỗi tiểu nhóm với một con số duy nhất, như đã mô tả ở giai đoạn 1;
• Lựa chọn một mẫu nhỏ bao gồm những tiểu nhóm riêng biệt liên quan, sử dụng dạng
lấy mẫu ngẫu nhiên nào đó.

Giai đoạn 3

• Lặp lại giai đoạn 2 nếu cần thiết.

Giai đoạn 4
• Từ những tiểu nhóm riêng biệt liên quan này, chọn một khung mẫu bao gồm những
tiểu nhóm nhỏ riêng biệt liên quan;
39
• Đánh số mỗi tiểu nhóm nhỏ bằng một con số duy nhất như đã mô tả ở giai đoạn 1; 
Lựa chọn mẫu của bạn sử dụng dạng lấy mẫu ngẫu nhiên nào đó.
Hình 3.2: Các giai đoạn của lấy mẫu đa giai đoạn
Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr.249)
d. Giai đoạn 4: Kiểm tra tính đại diện của mẫu
Thông thường bạn có thể so sánh dữ liệu thu thập được từ mẫu của bạn với dữ
liệu từ nguồn khác về tổng thể.
*Ví dụ 3.14: Bạn có thể so sánh dữ liệu về những đặc điểm tuổi tác và kinh tế xã
hội của những người được phỏng vấn trong một cuộc khảo sát thị trường, với những
đặc điểm dân số ở nước đó được thu thập bởi cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Nếu
không có sự khác biệt quan trọng nào về mặt thống kê thì mẫu đó có tính đại diện xét
về những đặc điểm này.
Bạn cũng có thể đánh giá tính đại diện của các mẫu đối với nghiên cứu theo thời
gian. Rõ ràng là, vẫn có thể so sánh những đặc điểm của người trả lời với dữ liệu từ
một nguồn khác. Ngoài ra, các đặc điểm của những người trả lời có thể được so sánh
với các thời kỳ thu thập dữ liệu khác nhau.
*Ví dụ 3.15: Bạn có thể so sánh các đặc điểm của những người trong mẫu đã trả
lời bảng câu hỏi ngay lúc bắt đầu dự án nghiên cứu, với những người đã trả lời bảng
câu hỏi sáu tháng sau đó.
3.1.1.2 Kỹ thuật chọn mẫu theo phi xác suất
Các kỹ thuật chọn mẫu xác suất đã được thảo luận ở trên đều dựa trên giả định
rằng mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên về mặt thống kê. Hệ quả là có thể xác định xác suất
hiện diện trong mẫu của bất kỳ phần tử nào. Tuy nhiên, trong nghiên cứu kinh doanh,
chẳng hạn như khảo sát thị trường và nghiên cứu khảo sát tình huống, chúng ta không
có khung chọn mẫu và vì vậy kỹ thuật chọn mẫu theo xác suất không thể thực hiện
được. Điều này có nghĩa là chúng ta cần chọn mẫu theo cách khác. Kỹ thuật chọn mẫu
phi xác suất (kỹ thuật chọn mẫu phi ngẫu nhiên) cung cấp một loạt những kỹ thuật
thay thế để chọn mẫu dựa trên đánh giá chủ quan của người nghiên cứu. Trong giai
đoạn nghiên cứu khám phá của dự án nghiên cứu, chúng ta cần thực hiện nghiên cứu
thăm dò, lúc này kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất sẽ hữu ích nhất, mặc dù nó không cho
phép xác định được mức độ của vấn đề. Đối với những dự án nghiên cứu quản lý và
kinh doanh khác, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và sự lựa chọn chiến lược
nghiên cứu có thể cần kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất. Để trả lời các câu hỏi nghiên
cứu và đạt được các mục tiêu, người nghiên cứu có thể tiến hành một nghiên cứu chiều
sâu, tập trung vào một tình huống nhỏ đã được chọn cho một mục tiêu cụ thể. Mẫu phi
xác suất lúc này sẽ cung cấp cho người nghiên cứu tình hống thông tin phong phú qua
đó có thể khám phá câu hỏi nghiên cứu. Hoặc do nguồn lực hạn chế hay khả năng
không thể xác định một khung chọn mẫu, có thể cần sử dụng một hay một số kỹ thuật
chọn mẫu phi xác suất.

40
Các kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất dưới đây có thể cung cấp những phương án
hợp lý để chọn các tình huống trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và đạt được những mục
tiêu nghiên cứu đề ra. Sơ đồ 3.2 mô tả cách chọn kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất phù
hợp nhất.

Sơ đồ 3.2: Cách chọn kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất


Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr.252) Kỹ thuật chọn mẫu
theo hạn mức: Kỹ thuật này hoàn toàn mang tính phi ngẫu nhiên và thường được sử
dụng cho các cuộc khảo sát bằng phỏng vấn. Nó được dựa trên tiền đề là mẫu được
chọn sẽ đại diện cho tổng thể. Vì sự biến động trong mẫu đối với những biến số hạn
mức khác nhau cũng giống như tính biến động trong tổng thể. Do đó kỹ thuật chọn
mẫu theo hạn mức là một kiểu kỹ thuật chọn mẫu phân tầng, trong đó sự lựa chọn
41
những phần tử trong mỗi phân tầng hoàn toàn phi ngẫu nhiên. Các bước thực hiện như
sau:
Bước 1: Chia tổng thể thành những nhóm cụ thể;
Bước 2: Tính toán hạn mức cho mỗi nhóm dựa trên dữ liệu liên quan sẵn có;
Bước 3: Giao một nhiệm vụ cho mỗi người phỏng vấn, nói rõ số lượng và phần
tử trong mỗi hạn mức mà họ phải thu thập dữ liệu;
Bước 4: Tổng hợp dữ liệu thu thập bởi những người phỏng vấn để cung cấp một
mẫu đầy đủ.
Kỹ thuật chọn mẫu hạn mức được sử dụng khi
Kỹ thuật chọn mẫu hạn mức có một số lợi thế so với kỹ thuật chọn mẫu theo xác
suất. Cụ thể, nó ít tốn kém và có thể được hình thành rất nhanh chóng.
*Ví dụ 3.16: Trong trường hợp khảo sát nghiên cứu khán giả truyền hình, việc
thu thập dữ liệu của bạn cần phải được tiến hành nhanh chóng thì kỹ thuật chọn mẫu
theo hạn mức có thể là lựa chọn duy nhất. Ngoài ra, nó không đòi hỏi khung chọn mẫu
và do đó, kỹ thuật chọn mẫu hạn mức là kỹ thuật duy nhất không cần đến khung chọn
mẫu. Kỹ thuật chọn mẫu hạn mức thường được sử dụng cho những tổng thể lớn. Vì
các quyết định kích cỡ mẫu bị ràng buộc bởi nhu cầu có đầy đủ người hồi đáp trong
mỗi hạn mức, để cho phép tiến hành các thống kê tiếp theo. Điều này cần một kích cỡ
mẫu vào khoảng 2.000 đến 5.000.
*Ví dụ 3.17: Cách lập ra mẫu hạn mức
Một sinh viên muốn thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu của mình và anh cần
phỏng vấn một mẫu đại diện cho những người có độ tuổi từ 20 đến 64 đang còn làm
việc trên toàn quốc. Lúc này sinh viên không có khung chọn mẫu. Khi dữ liệu được
thu thập, sinh viên chia các kết quả tìm kiếm thành các nhóm nhỏ phụ thuộc vào độ
tuổi và nghề nghiệp của người được hỏi. Lược khảo các nghiên cứu trước cho kết quả
rằng giới tính cũng có ảnh hưởng đến các câu trả lời, vì vậy sinh viên cần chắc chắn
rằng những người được phỏng vấn trong mỗi nhóm sẽ phản ánh các tỷ lệ nam giới và
nữ giới trong tổng thể. May mắn là, cuộc điều tra dân số toàn quốc có phân tích thống
kê số lượng người đang làm việc theo giới tính, tuổi tác và vị trí kinh tế xã hội. Những
điều này hình thành cơ sở các loại trong hạn mức:
Giới X Nhóm x Vị trí xã hội
tính tuổi
Nam 20-29 Cấp chuyên viên
Nữ 30-44 Cấp quản lý/ giám đốc
45-64 Cấp trung gian và hành chính văn phòng
Làm việc phổ thông có kỹ năng
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp
Làm việc phổ thông không có kỹ năng
Vì sinh viên sẽ phân tích dữ liệu đối với các nhóm độ tuổi và tình hình kinh tế xã
hội, nên điều quan trọng là mỗi danh mục này phải có đủ số người trả lời (ít nhất là 30)
để cho phép tiến hành những phân tích số liệu có ý nghĩa. Sinh viên tính rằng một hạn
42
mức 0,5% cho mỗi nhóm sẽ cung cấp đủ số lượng cho tất cả các nhóm, giả sử rằng các
phân tích của sinh viên không bị phân chia bởi giới tính. Điều này cung cấp cho sinh
viên những hạn mức sau đây:

Hạn
Giới tính Nhóm tuổi Vị trí kinh tế xã hội Dân số
mức
Nam 20-29 Chuyên viên 11.210 56
Cấp quản lý/giám đốc 7.983 40
Cấp trung gian và hành chính văn phòng 9.107 43
Làm việc phổ thông có kỹ năng 16.116 79
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp 12.605 63
Làm việc phổ thông không có kỹ năng 5.039 25
30-44 Chuyên viên 21.431 107
Cấp quản lý/ giám đốc 23.274 116
Cấp trung gian và hành chính văn phòng 7.997 40
Làm việc phổ thông có kỹ năng 21.410 107
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp 19.244 96
Làm việc phổ thông không có kỹ năng 4.988 25
45-64 Chuyên viên 16.612 83
Cấp quản lý/giám đốc 23.970 120
Cấp trung gian và hành chính văn phòng 9.995 49
Làm việc phổ thông có kỹ năng 20.019 100
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp 17.616 88
Làm việc phổ thông không có kỹ năng 5.763 29
Nữ 20-29 Chuyên viên 8.811 44
Cấp quản lý/ giám đốc 6.789 34
Cấp trung gian và hành chính văn phòng 21.585 108
Làm việc phổ thông có kỹ năng 1.754 9
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp 9.632 48
Làm việc phổ thông không có kỹ năng 3.570 18
30-44 Chuyên viên 16.380 82
Cấp quản lý/giám đốc 9.765 49
Cấp trung gian và hành chính văn phòng 28.424 142
Làm việc phổ thông có kỹ năng 2.216 11
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp 11.801 59
Làm việc phổ thông không có kỹ năng 8.797 41
45-64 Chuyên viên 8.823 44
Cấp quản lý/giám đốc 7.846 39
Cấp trung gian và hành chính văn phòng 21.974 110
Làm việc phổ thông có kỹ năng 1.578 8
Làm việc phổ thông có kỹ năng thấp 9.421 47
Làm việc phổ thông không có kỹ năng 8.163 41
Tổng mẫu 441.604 2.200
43
Sơ đồ 3.2: Cách chọn kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất Các hạn mức
này sau đó được chia thành nhóm 50 người cho mỗi phỏng vấn viên để tiến hành
phỏng vấn thu thập dữ liệu.
Kỹ thuật chọn mẫu theo mục đích hay theo phán đoán: cho phép nhà nghiên
cứu sử dụng phán đoán để lựa chọn các phần tử, giúp bạn trả lời câu hỏi nghiên cứu và
đạt được các mục tiêu nghiên cứu một cách tốt nhất. Dạng mẫu này thường được sử
dụng khi làm việc với những mẫu rất nhỏ chẳng hạn như trong nghiên cứu tình huống
và khi bạn muốn lựa chọn các phần tử đặc biệt chứa nhiều thông tin. Kỹ thuật chọn
mẫu theo mục đích có thể được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu áp dụng chiến lược lý
thuyết nền tảng. Đối với nghiên cứu loại này, các kết quả từ dữ liệu thu thập được từ
mẫu ban đầu sẽ cho phép người nghiên cứu mở rộng mẫu sang những phần tử kế tiếp.
Tuy nhiên, những mẫu đó không thể được coi là có tính chất đại diện về mặt thống kê
cho toàn bộ tổng thể. Tính chặt chẽ là cở sở cho chiến lược của bạn khi lựa chọn các
phần tử cho một mẫu được chọn theo mục đích, nên phụ thuộc vào các mục tiêu
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Patton (2002) nhấn mạnh quan điểm này bằng cách
đối chiếu nhu cầu lựa chọn các phần tử giàu thông tin trong kỹ thuật chọn mẫu theo
mục đích, với nhu cầu cần có tính chất đại diện về mặt thống kê trong kỹ thuật chọn
mẫu xác suất. Các chiến lược chọn mẫu theo mục đích được thực hiện như sau:
• Kỹ thuật chọn mẫu lệch hay phần tử ngoại lệ tập trung vào các trường hợp bất
thường hay đặc biệt, trên cơ sở người nghiên cứu hiểu nhiều nhất để trả lời câu hỏi
nghiên cứu và đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Kỹ thuật này thường
được dựa trên giả định rằng các kết quả từ những trường hợp ngoại lệ sẽ có liên
quan đến việc tìm hiểu và giải thích các trường hợp có tính điển hình hơn (Patton,
2002). * Ví dụ 3.18: Nghiên cứu của Peters & Waterman (1982) về các công ty
xuất sắc được dựa trên một mẫu được chọn theo mục đích gồm những công ty cực
kỳ xuất sắc.  Kỹ thuật chọn mẫu không đồng nhất hay biến thiên cực đại, cho
phép người nghiên cứu thu thập dữ liệu để mô tả và giải thích những chủ đề then
chốt có thể quan sát. Mặc dù điều này có thể làm xuất hiện một mâu thuẫn, vì một
mẫu nhỏ có thể chứa các phần tử hoàn toàn khác biệt, nhưng Patton (2002) lập
luận rằng thực tế đây là một điểm mạnh. Bất cứ dạng thức nào xuất hiện có lẽ cũng
sẽ được quan tâm và có giá trị đặc biệt và đại diện cho những chủ đề chính. Ngoài
ra, dữ liệu thu thập được sẽ cho phép người nghiên cứu chứng minh tính duy nhất.
Để đảm bảo sự biến thiên cực đại trong một mẫu, Patton (2002) gợi ý người nghiên
cứu nên xác định các đặc điểm đa dạng (các tiêu chuẩn lựa chọn mẫu) trước khi
chọn mẫu của bạn.  Tương phản trực tiếp với kỹ thuật chọn mẫu không đồng
nhất, kỹ thuật chọn mẫu đồng nhất tập trung vào một tiểu nhóm cụ thể, trong đó tất
cả các thành viên mẫu đều tương tự nhau. Kỹ thuật này cho phép người nghiên cứu
nghiên cứu nhóm theo chiều sâu.
• Kỹ thuật chọn mẫu phần tử tới hạn: lựa chọn các phần tử tới hạn trên cơ sở rằng
chúng có thể đề cập một điểm quan trọng hay bởi vì chúng quan trọng. Việc thu
thập dữ liệu tập trung vào tìm hiểu điều gì đang diễn ra trong mỗi phần tử tới hạn
để có thể đưa ra những khái quát logic. Patton (2002) đã phác họa một số manh

44
mối gợi ý các phần tử tới hạn. Những manh mối này có thể được tóm tắt bởi những
câu hỏi như:
- Nếu điều đó xảy ra ở đó, nó sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi không?
- Nếu họ có vấn đề, bạn có thể chắc chắn rằng mọi người sẽ có vấn đề không?
- Nếu họ không thể hiểu quá trình, thì dường như sẽ không ai có thể hiểu được
quá trình phải không?
• Trái lại, kỹ thuật chọn mẫu phần tử điển hình thường được sử dụng như một phần
của một dự án nghiên cứu, để cung cấp một đặc điểm minh họa bằng một phần tử
đại diện. Mẫu đó cho phép người nghiên cứu cung cấp một minh họa về điều gì thì
“điển hình” đối với những người sẽ đọc báo cáo nghiên cứu của bạn và có lẽ không
quen thuộc với nội dung chủ đề của bạn. Nó không có xu hướng mang tính xác
định. Kỹ thuật chọn mẫu mở rộng dần (Snowball): kỹ thuật này thường được sử
dụng khi khó xác định các phần tử của tổng thể mong muốn. Cách thức tiến hành
chọn phần tử vào mẫu khảo sát:
Bước 1: Liên lạc với một hay hai phần tử trong tổng thể;
Bước 2: Đề nghị những phần tử này giới thiệu các phần tử tiếp theo;
Bước 3: Đề nghị những phần tử mới này giới thiệu những phần tử mới tiếp theo,
và cứ làm như thế đến khi nào đủ các phần tử cần thiết cho mẫu khảo sát; Bước 4:
Dừng lại khi không tìm được thêm phần tử mới.
Kỹ thuật lấy mẫu tự chọn: kỹ thuật này được sử dụng khi người nghiên cứu
cho phép mỗi phần tử xác định mong muốn được tham gia vào nghiên cứu. Do đó
người nghiên cứu cần công bố nhu cầu cần các phần tử bằng cách quảng cáo trên
phương tiện truyền thông hay bằng cách mời họ tham gia, sau đó thu thập dữ liệu từ
những người đồng ý hồi đáp.
*Ví dụ 3.19: Bạn muốn nghiên cứu đánh giá của những người bị đuổi việc về
công ty hay tổ chức mà họ vừa rời khỏi. Vậy, kỹ thuật lấy mẫu tự chọn sẽ cho phép
chúng ta tiếp cận những người này với điều kiện họ chấp nhận tham gia.
Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện (hay còn gọi là Kỹ thuật chọn mẫu tình cờ): Kỹ
thuật này được tiến hành bằng cách chọn tình cờ các phần tử dễ tiếp cận nhất (nhưng
phải đúng đối tượng cần khảo sát) vào mẫu. Quá trình này được thực hiện đến khi nào
số phần tử được chọn đáp ứng đủ kích cỡ mẫu.
*Ví dụ 3.20: Bạn muốn tìm hiểu khách du lịch cảm nhận thế nào về chất lượng
dịch vụ du lịch của tỉnh Kiên Giang. Lúc này kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện sẽ phù hợp
vì bạn không biết được có bao nhiên du khách đến Kiên Giang trong thời gian nghiên
cứu và họ không ngồi chờ để bạn chọn ra một mẫu ngẫu nhiên và tiến hành tiếp cận
với từng du khách được chọn vào mẫu để thu thập thông tin. Vậy trong thời gian
nghiên cứu, bạn chỉ cần tiếp cận bất cứ khách du lịch nào đến Kiên Giang và phỏng
vấn họ. Nếu bạn muốn phỏng vấn 250 du khách thì cứ tiếp cận du khách nào đó và thu
thập thông tin đến khi nào bạn thu thập thông tin đủ 250 du khách thì ngừng.

45
*Lưu ý: Mặc dù kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện được sử dụng rộng rãi nhưng nó
dễ có xu hướng sai lệch. Bạn có thể không kiểm soát được những ảnh hưởng của nó vì
các phần tử xuất hiện trong mẫu chỉ vì lý do dễ tìm được và dễ tiếp cận. Chính vì vậy,
những mẫu được chọn thuận tiện thường đóng vai trò như những thăm dò cho các
nghiên cứu sử dụng các mẫu có tính cấu trúc hơn.
Trong ví dụ về phỏng vấn du khách đến Kiên Giang ở phần trên, mẫu gồm 250
phần tử được phỏng vấn như vậy khó mà đại diện cho tổng thể là toàn bộ du khách đến
Kiên Giang vì 250 người này chỉ xuất hiện trong thời gian nghiên cứu và điều này có
thể dẫn đến sự hài lòng rất thấp về chất lượng dịch vụ vì họ xuất hiện vào mùa cao
điểm du lịch nên các dịch vụ sẽ quá tải và tác động tiêu cực đến sự hài lòng. Nếu bạn
lấy kết quả đánh giá của 250 du khách này để suy ra tổng thể toàn bộ khách du lịch
đến Kiên Giang và kết luận rằng: “Nhìn chung du khách đánh giá thấp chất lượng dịch
vụ du lịch Kiên Giang” thì có được không? Chắc chắn kết luận này không có ý nghĩa.
3.1.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Trong nghiên cứu quản lý và kinh doanh, bảng câu hỏi được sử dụng nhiều nhất
khi áp dụng chiến lược khảo sát. Tuy nhiên, cả chiến lược nghiên cứu thực nghiệm và
nghiên cứu tình huống cũng có thể sử dụng bảng câu hỏi.
Trong tài liệu Mark Saunders & ctg (2010), tác giả dẫn dụ nhiều quan điểm liên
quan đến bảng câu hỏi như sau: Có nhiều quan niệm về thuật ngữ bảng câu hỏi. Kervin
(1999) cho rằng bảng câu hỏi là một bảng gồm các câu hỏi mà người trả lời câu hỏi
thực sự ghi chép lại câu trả lời của chính họ. Bell (2005) cho rằng bảng câu hỏi bao
gồm tất cả các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp hoặc qua điện thoại giữa người
thu thập thông tin và người trả lời. DeVaus (2002) cho rằng bảng câu hỏi bao gồm tất
cả các kỹ thuật thu thập dữ liệu, trong đó mỗi người được yêu cầu trả lời cho một tập
các câu hỏi theo một trình tự định trước. Tập bài giảng này theo quan điểm của
DeVaus (2002) và giải thích rõ hơn về thuật ngữ bảng câu hỏi gồm:
Phỏng vấn có cấu trúc;
Bảng câu hỏi qua điện thoại; internet
Bảng câu hỏi trong đó câu hỏi được trả lời dù không có sự hiện diện của người
phỏng vấn.
Việc thiết kế bảng câu hỏi không đơn giản như chúng ta nghĩ. Theo Bell (2005)
và Oppenheim (2000), bảng câu hỏi được thiết kế phải thu thập được chính xác dữ liệu
mình cần, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được các mục tiêu nghiên cứu.
Cách thiết kế bảng câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời, độ tin cậy và độ giá trị
của dữ liệu cần thu thập. Tỷ lệ hồi đáp, độ giá trị và độ tin cậy có thể được tối đa hóa
bằng cách:
• Thiết kế cẩn thận từng câu hỏi;
• Trình bày rõ ràng mẫu bảng câu hỏi;
• Giải thích rõ ràng mục đích của bảng câu hỏi;
• Trắc nghiệm sơ bộ;

46
• Hoạch định và triển khai bảng câu hỏi một cách cẩn thận.
3.1.2.1 Tổng quan về các kỹ thuật bảng câu hỏi
Chúng ta thấy rằng, nhiều người sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu mà
không hề cân nhắc các phương pháp khác như xem xét các nguồn dữ liệu thứ cấp,
quan sát và các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phi cấu trúc. Lời khuyên của chúng
tôi là nên đánh giá tất cả các phương pháp thu thập dữ liệu có thể sử dụng để lựa chọn
ra những phương pháp phù hợp nhất với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
của chúng ta. Thông thường, bảng câu hỏi không tốt lắm cho các nghiên cứu khám phá
(exploratory research) hay những nghiên cứu đòi hỏi phải có nhiều câu hỏi mở. Chúng
hiệu quả nhất đối với những câu hỏi chuẩn hóa mà bạn tin tưởng những người trả lời
đều diễn dịch các câu hỏi trong bảng câu hỏi theo cùng một cách (Mark Saunders &
ctg, 2010).
Do đó, bảng câu hỏi có thể được sử dụng cho nghiên cứu mô tả hoặc nghiên cứu
giải thích. Nghiên cứu mô tả (Descriptive research), chẳng hạn như nghiên cứu được
tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi về thái độ và ý kiến, hoặc bảng câu hỏi về
những thực hành của một tổ chức, sẽ giúp nhận dạng và mô tả sự biến động trong các
hiện tượng khác nhau. Trái lại, nghiên cứu giải thích hay phân tích (Explanatory
research and analytical research) sẽ giúp người nghiên cứu xem xét và giải thích mối
quan hệ giữa các biến số, đặc biệt những mối quan hệ nhân – quả.
a. Các loại bảng câu hỏi
Thiết kế bảng câu hỏi sẽ khác nhau tùy theo cách thức mà nó được thiết lập và
đặc biệt là lượng tiếp xúc mà bạn có thể thực hiện được với những người trả lời. Sơ đồ
3.3 trình bày Các loại bảng phỏng vấn.

Bảng câu hỏi

Thực hiện bởi


Tự thực hiện người phỏng
vấn

Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi


Bảng câu hỏi Bảng câu hỏi phân phát và Phỏng vấn
qua Internet qua điện
qua thư cấu trúc
thu thập lại thoại

Sơ đồ 3.3: Các loại bảng phỏng vấn


Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr.402)
Bảng câu hỏi tự thực hiện thường được người trả lời tự hoàn tất những câu trả lời
trong bảng câu hỏi. Những câu hỏi này có thể thu thập thông tin qua internet (gửi
E.mail), qua bưu điện (gửi thư) hoặc thuê người tiếp cận người trả lời để đưa bảng câu
hỏi và thu lại kết quả trả lời (phân phát và thu thập lại).
47
Bảng câu hỏi được thực hiện bởi người phỏng vấn phải được phỏng vấn trực tiếp
giữa người thu thập thông tin và người cung cấp thông tin. Những câu hỏi này có thể
phỏng vấn trực tiếp người cung cấp thông tin hay phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại.
Phỏng vấn cấu trúc (đôi khi được gọi là phỏng vấn theo lịch trình) đề cập những
bảng câu hỏi mà người phỏng vấn phải trực tiếp gặp người trả lời và trực diện đưa ra
các câu hỏi. Những cuộc phỏng vấn kiểu này khác với phỏng vấn bán cấu trúc và
phỏng vấn phi cấu trúc (phỏng vấn sâu), bởi vì đã có sẵn một lịch trình rõ ràng cho các
câu hỏi mà người phỏng vấn không thể đi lệch.
b. Lựa chọn bảng câu hỏi
Việc lựa chọn bảng câu hỏi bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố liên quan đến câu hỏi
nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể là phụ thuộc vào:
• Đặc điểm của những người trả lời mà bạn muốn thu thập dữ liệu;
• Tầm quan trọng của việc tiếp cận được một người trả lời cụ thể;
• Tầm quan trọng của việc câu trả lời của người được hỏi không bị sai lệch hoặc bóp
méo (nghĩa là, tất cả người trả lời đều hiểu câu hỏi và có xu hướng trả lời đúng với
ý của câu hỏi);
• Quy mô mẫu mà bạn cần cho phân tích, có cân nhắc tỷ lệ trả lời kỳ vọng;  Các
loại câu hỏi bạn cần hỏi để thu thập dữ liệu;  Số lượng câu hỏi bạn cần hỏi để thu
thập dữ liệu.
Loại bảng câu hỏi bạn chọn sẽ quy định mức độ chắc chắn của bạn về việc người
trả lời câu hỏi chính là người mà bạn mong muốn sẽ trả lời câu hỏi và do đó chắc chắn
về độ tin cậy của câu trả lời.
* Ví dụ 3.21: Bạn gửi Bảng câu hỏi qua bưu điện cho ông Nguyễn Văn A là giám
đốc công ty TNHH ABC thì chưa chắc ông A sẽ trả lời vào bảng câu hỏi mà có thể là
trợ lý của ông ta hay một người nào khác trả lời thay. Vì vậy, thông tin của bạn nhận
được không có độ tin cậy và không giúp ích gì cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu hay
mục tiêu nghiên cứu của bạn.
Chính vì vậy, bạn cần hướng đến loại bảng câu hỏi mà người thu thập thông tin
tiếp cận trực tiếp với người trả lời hay trực tiếp phỏng vấn và thu lại ngay để tăng độ
tin cậy của câu trả lời. Bảng 4.3 mô tả những thuộc tính chính của bảng câu hỏi giúp
bạn lựa chọn bảng câu hỏi phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
Bảng 3.3: Những thuộc tính chính của bảng câu hỏi
Qua mạng và mạng Qua bưu Phát ra rồi thu Phỏng vấn có cấu
Thuộc tính Qua điện thoại
nội bộ điện lại trúc
Những người có hiểu Những người có thể
Bất cứ ai; được lựa
Đặc điểm biết về máy tính, có thể Những người có học, có thể liên liên lạc điện thoại,
chọn theo tên, hộ gia
thích hợp liên lạc qua mail, mạng lạc qua bưu điện, được lựa chọn được lựa chọn theo
đình, tổ chức, trên
của tổng thể internet hoặc mạng nội theo tên, hộ gia đình, tổ chức,… tên, hộ gia đình, tổ
đường phố,…
bộ chức,…
Sự tin tưởng
Thấp nhưng có thể
người hồi đáp
Cao nếu dùng Email Thấp kiểm tra Cao Cao
thì đúng đối
được lúc thu lại
tượng

48
Khả năng bị Đôi khi bị sai lệch
sai lệch hoặc bởi lời tư vấn của
Đôi khi bị bóp méo
bóp méo câu Có thể bị sai lệch bởi sự tư vấn người phỏng vấn
trả lời của Thấp với những người khác.
hoặc bịa đặt bởi
hoặc bị bóp méo/bịa
người hồi người phỏng vấn.
đặt bởi người phỏng
đáp vấn
Tùy thuộc vào số
Quy mô mẫu Lớn, có thể phân tán theo địa lý người nhân Tùy thuộc vào số lượng người phỏng vấn
viên đi thu thập
Biến động khoảng 30%
trong tổ chức/ thông
Biến động
Tỷ lệ trả lời kỳ qua mạng nội bộ, 11% Tương đối cao,
khoảng 30% Cao khoảng 50-70% Cao, khoảng 5070%
vọng hoặc thấp hơn nếu sử khoảng 30-50%
thì hợp lý
dụng
internet
Ý kiến đối nghịch
Độ dài khả thi
nhau, tuy nhiên ít Câu Biến động, tùy
của bảng câu 6-8 trang A4 6-8 trang A4 Tới nửa giờ
hỏi sàn lọc có lẽ tốt thuộc vào địa điểm
hỏi
hơn
Câu hỏi đóng nhưng
không quá phức tạp, Câu hỏi đóng và Câu hỏi đóng và
Câu hỏi đóng nhưng không quá
trình tự phức hợp rõ câu hỏi mở, nhưng câu hỏi mở, bao
Loại câu hỏi phức tạp, chỉ dùng trình tự đơn
ràng. Nếu dùng Công chỉ là các câu hỏi gồm câu hỏi phức
thích hợp giản, phải được người hồi đáp
nghệ thông tin phải đơn giản, trình tự tạp, trình tự phức
quan tâm
được người hồi đáp phức hợp rõ ràng hợp rõ ràng.
quan tâm
4-8 tuần từ
ngày bưu Tùy thuộc vào
Thời gian 2-6 tuần từ ngày phân Tùy thuộc vào quy mô mẫu, số lượng
gởi điện (tùy quy mô mẫu, số
cần để hoàn phát (tùy thuộc số số người phỏng vấn, … nhưng chậm hơn
thuộc lượng người
thành việc lượng các bước tiếp bảng câu hỏi tự thực hiện với cùng quy mô
lượng các nghiên cứu
thu thập theo) tiếp ngoài trời, … mẫu
bước
theo)
Người phỏng vấn, Người phỏng vấn,
Thiết kế trang web,
gọi điện thoại, công đi lại, công việc văn
mặc dù các hệ thống
Chi phí gửi Người đi thu việc văn phòng. phòng. Photo và
Những hàm chuyên gia tự động
và nhận thư, thập, đi lại, Photo và nhập dữ nhập dữ liệu nếu
ý về nguồn hóa được cung cấp
photo, việc photo, việc văn liệu nếu không sử không sử dụng
tài chính trực tuyến và do các 2
văn phòng, phòng, nhập dữ dụng CATI1/. Lập CAPI /. Lập trình,
chủ yếu nhà cung cấp phần
nhập dữ liệu liệu trình, phần mềm và phần mềm và máy
mềm đang giảm chi
máy tính nếu sử tính nếu sử dụng
phí này nhanh chóng. CAPI
dụng CATI
Phát và thu bảng
Vai trò của
Không có câu hỏi, nâng Nâng cao sự tham gia của người trả lời,
người phỏng
Không có cao sự tham gia hướng dẫn người trả lời qua bảng câu hỏi,
vấn/người đi
của người hồi trả lời câu hỏi của người hồi đáp
thu thập
đáp
Câu hỏi đóng có thể được thiết
Hồi đáp mọi câu hỏi Hồi đáp mọi câu hỏi
kế sao cho câu trả lời có thể
Đầu vào dữ sẽ được nhập vào lúc sẽ được nhập vào lúc
Thường tự động hóa được nhập bằng cách sử dụng
liệu thu thập, sử dụng thu thập, sử dụng
thiết bị định vị quang học, sau
CATI CAPI
khi bảng câu hỏi đã được trả lại
Nguồn: Mark Saunders & ctg (2010: Tr.404)

1 CATI: phỏng vấn qua điện thoại hỗ trợ bởi máy tính
2
CAPI: Phỏng vấn cá nhân có trợ giúp máy tính.

49
3.1.2.2 Quyết định cần phải thu thập dữ liệu nào
Trước khi thiết kế bảng câu hỏi, người nghiên cứu cần bỏ thời gian để trả lời xem
chính xác là mình cần phải thu thập dữ liệu gì; sau đó dự định phân tích chúng như thế
nào. Nên hướng đến các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu để thiết kế bảng
câu hỏi.
a. Những yêu cầu về thiết kế bảng câu hỏi
Người nghiên cứu cần phải xem xét các nghiên cứu liên quan một cách cẩn thận,
sau đó thảo luận ý tưởng với các đồng nghiệp, giảng viên hướng dẫn, những bên có
liên quan khác.
Trong nghiên cứu, chúng ta cần có dữ liệu để kiểm định một hay nhiều lý thuyết.
Điều này có nghĩa là, ngoài những vấn đề nêu lên cho nghiên cứu mô tả, chúng ta cần
phải xác định các lý thuyết mà mình mong muốn kiểm định như quan hệ giữa các biến
số trước khi thiết kế bảng câu hỏi. Do đó, chúng ta cần phải nhận xét cẩn thận các
nghiên cứu liên quan, thảo luận rộng rãi ý tưởng, khái niệm hóa một cách rõ ràng
nghiên cứu của mình trước khi thiết kế bảng câu hỏi. Chúng ta cần xác định rõ những
quan hệ giữa các biến:
(1) Biến phụ thuộc: là biến sẽ thay đổi đáp ứng theo những thay đổi trong
các biến khác;
(2) Biến độc lập: nghĩa là nó gây ra thay đổi trong biến phụ thuộc;
(3) Biến ngoại sinh: nghĩa là nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong các
biến phụ thuộc, nhờ đó cung cấp một cách giải thích khác cho các biến độc lập.
b. Các loại biến
Dillman (2000) phân biệt ba loại biến dữ liệu có thể thu thập được qua bảng câu
hỏi: ý kiến; hành vi; thuộc tính. Phân biệt này rất quan trọng vì chúng sẽ tác động đến
cách thức diễn đạt câu hỏi trong bảng câu hỏi.
Các biến ý kiến ghi lại người trả lời cảm nhận như thế nào về một điều gì đó,
hoặc họ nghĩ hay tin điều gì đúng, điều gì sai.
Các biến hành vi ghi lại những dữ liệu về những điều mà người trả lời (hoặc tổ
chức của họ) làm trong quá khứ, hiện tại và sẽ làm trong tương lai.
Các biến thuộc tính ghi lại những dữ liệu về những đặc điểm của người trả lời.
Những biến này được gọi với một tên khác là biến nhân khẩu học hay biến thông tin cá
nhân (tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập,…). Những biến
này được sử dụng để khám phá ý kiến và hành vi giữa những người trả lời sẽ khác
nhau như thế nào, cũng như để kiểm tra dữ liệu thu thập được có mang tính đại diện
cho tổng thể hay không.
* Ví dụ 3.22: Các câu hỏi ý kiến; hành vi; thuộc tính.
Một sinh viên tiến hành khảo sát về những giá trị đạo đức của những người làm
nghề tư vấn tài chính. Sinh viên muốn biết rằng những người này có đặt lợi ích của
khách hàng lên trên lợi ích của người tư vấn hay không (đây là câu hỏi nghiên cứu).

50
(1) Câu hỏi thu thập thông tin về thuộc tính:
Bạn bao nhiêu tuổi (Vui lòng đánh dấu x vào ô thích hợp)
Dưới 30 tuổi 
30 đến dưới 40 
40 đến dưới 50 
50 đến dưới 60 
Từ 60 trở lên 
(2) Câu hỏi thu thập thông tin về ý kiến của người trả lời:
Bạn cảm nhận như thế nào về phát biểu sau đây? “Những người tư vấn tài chính
nên đặt lợi ích khách hàng lên trên lợi ích bản thân” (Vui lòng đánh dấu vào ô thích
hợp.
Rất đồng ý 
Tương đối đồng ý 
Không đồng ý cũng không bất đồng 
Tương đối không đồng ý 
Rất không đồng ý 
(3) Câu hỏi thu thập thông tin về hành vi của người trả lời:
Mức độ thường xuyên bạn đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích bản thân?
80% - 100% 
60% - 79% 
40% - 59% 
20% - 39% 
0% - 19% 

3.1.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi


Độ tin cậy và độ giá trị nội tại của dữ liệu mà người nghiên cứu thu thập và tỷ lệ
hồi đáp nhận được phụ thuộc rất lớn vào cách thiết kế các câu hỏi trong bảng câu hỏi.
Foddy (1994) đã thảo luận độ giá trị và độ tin cậy theo ý nghĩa các câu hỏi và câu trả
lời. Ông nhấn mạnh rằng, câu hỏi phải được người trả lời hiểu theo cách mà người
nghiên cứu dự định, và câu trả lời của người hồi đáp phải được người nghiên cứu hiểu
theo cách mà người hồi đáp muốn.
Khi thiết kế các câu hỏi trong bảng câu hỏi, người nghiên cứu sẽ thực hiện một
trong ba việc sau:
(1) Dùng các câu hỏi đã sử dụng trong các bảng câu hỏi khác; (2)
Điều chỉnh các câu hỏi đã sử dụng trong các bảng câu hỏi khác;
(3) Tự phát triển câu hỏi riêng cho bảng câu hỏi.

51
a. Tiến trình thiết kế bảng câu hỏi
Thiết kế bảng câu hỏi là một kỹ năng đòi hỏi thông qua kinh nghiệm, và nó còn
là một nghệ thuật. Thiết kế bảng câu hỏi là một quá trình bao gồm 10 bước2:
Bước 1: Xác định những thông tin cần thiết;
Bước 2: Xác định hình thức phỏng vấn, thu dữ liệu;
Bước 3: Xác định nội dung các câu hỏi cần thiết;
Bước 4: Thiết kế câu hỏi để khắc phục trường hợp đáp viên không sẵn lòng trả lời;
Bước 5: Quyết định cấu trúc câu hỏi (đóng, mở);
Bước 6: Quyết định từ ngữ sử dụng trong câu hỏi;
Bước 7: Sắp xếp câu hỏi theo thứ tự hợp lý;
Bước 8: Xác định hình thức bảng câu hỏi;
Bước 9: Hoàn chỉnh bảng câu hỏi;
Bước 10: Điều tra thử bảng câu hỏi.
b. Các dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi3
Hầu hết các bảng câu hỏi đều gồm tổ hợp các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi mở: là câu hỏi có phần kết mở, cho phép người hồi đáp trả lời theo cách
riêng của họ. Dạng câu hỏi này thường bắt đầu bởi các từ để hỏi sau: Cái gì; ai; khi
nào?
ở đâu? tại sao? như thế nào? quan điểm?
Câu hỏi mở được sử dụng rộng rãi trong các cuộc phỏng vấn sâu và bán cấu trúc.
Trong bảng câu hỏi, các câu hỏi này sẽ hữu ích nếu bạn không chắc về câu trả lời,
chẳng hạn như trong một nghiên cứu khám phá, khi bạn cần câu trả lời chi tiết, hoặc
khi bạn muốn tìm ra điều gì là quan trọng hàng đầu trong suy nghĩ của người trả lời.
*Lưu ý: Câu hỏi mở phải được diễn đạt chính xác và giúp người trả lời hiểu
được người hỏi muốn thông tin gì. Đồng thời, người thiết kế câu hỏi mở phải chừa
khoảng trống trả lời phù hợp khiến người trả lời định hình được câu trả lời.
*Ví dụ 3.23: Câu hỏi mở:
Vui lòng liệt kê ba điều mà bạn thích về công việc của bạn?
1. ………………………….. 2.
…………………………..
3. …………………………..
Câu hỏi đóng: Là câu hỏi định trước các câu trả lời, từ đó người hồi đáp sẽ chọn
một hoặc nhiều câu trả lời đó theo hướng dẫn lựa chọn của câu hỏi. Có 6 loại câu hỏi
đóng thường được thiết kế trong bảng câu hỏi:

2 Tham khảo: https://lms.ctu.edu.vn/dokeos/.../HUONG_DAN_SPSS_CO_BAN_NHUNG.pdf


3 Nội dung mục này sẽ giúp người đọc giải quyết 5 bước đầu tiên trong 10 bước thiết kế bảng câu hỏi.
52
(1) Câu hỏi liệt kê sẵn danh sách (list) đáp án: người trả lời chỉ cần chọn bất cứ
đáp án nào trong danh sách phù hợp với mình. Lưu ý, danh sách các câu trả lời phải
xác định rõ ràng và có ý nghĩa đối với người trả lời. Tuy nhiên, nếu không thể đoán hết
các câu trả lời thì nên thêm một câu đáp án “câu trả lời khác”.
* Ví dụ 3.24: Bạn học chuyên ngành nào trong khối ngành Kinh tế?
(Vui lòng đánh dấu x vào ô thích hợp)
Quản trị kinh doanh 
Kế toán 
Marketing 
Tài chính ngân hàng 
Khác 
Vui lòng viết ngành của bạn: ……………………..
(2) Câu hỏi phân loại (category): Người trả lời chỉ chọn một đáp án trong một
loạt đáp án sẵn có. Những câu hỏi này hữu ích cho câu hỏi thu thập thông tin về hành
vi hay thuộc tính của người trả lời. Các câu trả lời được thiết kế sẵn phải được sắp xếp
theo một trật tự hợp lý, phải loại trừ lẫn nhau (không nên trùng lắp) và nên bao quát
toàn bộ các câu trả lời có thể. Cách trình bày bảng câu hỏi phải làm rõ ô nào dành cho
loại câu trả lời nào, bằng cách đặt chúng gần với những nội dung thích hợp.
* Ví dụ 3.25: Hãy cho biết mức độ thường xuyên đến siêu thị này của bạn?
 Lần đầu tiên
 Mỗi tuần 1 lần
 Mỗi tháng 1 lần
 Mỗi tuần 2 lần trở lên
 Mỗi tháng 2 lần trở lên
 Mỗi ngày 1 lần trở lên
(3) Câu hỏi dạng xếp hạng (ranging): Người trả lời sẽ phải xếp các đáp án sẵn
có theo một trình tự đúng với quan điểm của mình. Thông tin này giúp người nghiên
cứu nhận ra tầm quan trọng tương đối của các câu trả lời đối với người trả lời. Kinh
nghiệm phỏng vấn cho thấy, người trả lời sẽ khó chịu khi phải xếp hạng 7 đến 8 đáp án
trở lên (Kervin, 1999), vì vậy chúng ta nên thiết kế sao cho tối đa là 7 đáp án cần xếp
hạng.
* Ví dụ 3.26: Vui lòng đánh số vào những yếu tố liệt kê bên dưới theo tầm quan
trọng đối với việc bạn chọn mua một máy vi tính xách tay.
(Đánh số 1 cho yếu tố quan trọng nhất, số 2 cho yếu tố quan trọng tiếp theo, và tiếp tục.
Nếu một yếu tố không có tầm quan trọng nào đối với bạn thì vui lòng để trống).
Yếu tố Tầm quan trọng đối với bạn
Giá cả [ ]
53
Khuyến mãi (có tặng phẩm) [ ]
Thương hiệu [ ]
Thời lượng pin [ ]
Trọng lượng máy [ ]
Tốc độ xử lý dữ liệu [ ]
Kích cỡ (độ rộng màn hình) [ ]
Mẫu mã (màu sắc và kiểu dáng bề ngoài) [ ]
Yếu tố khác: (vui lòng mô tả)
…………………………………………. [ ]
…………………………………………. [ ]
…………………………………………. [ ]
(4) Câu hỏi dạng mức độ (rating): Người trả lời sẽ đánh dấu chọn vào mức độ
nào phù hợp với mình trong độ rộng mức độ được thống nhất trong câu đáp án. Câu
hỏi mức độ thường được sử dụng để thu thập dữ liêu dạng ý kiến của người trả lời.
Các câu hỏi mức độ thường hay sử dụng thang đo mức độ dạng Likert 4, 5, 6, 7 hoặc 9
điểm (nếu bạn muốn người trả lời phải đứng về phía đồng ý hoặc không đồng ý một
cách rõ ràng thì nên dùng thang đo Likert 4, 6 hay 8 điểm. Tuy nhiên, sẽ tạo cảm giác
dễ chịu hơn cho người trả lời nếu dùng thang đo Likert 3, 5, 7, 9 điểm, vì điểm giữa sẽ
thể hiện người trả lời không chắc chắn hoặc không đủ thông tin trả lời hoặc né tránh
những câu hỏi nhạy cảm hoặc đơn giản là đây là giải pháp an toàn cho người trả lời).
Câu hỏi dạng này thường hỏi: Người trả lời đồng ý hay không đồng ý mức độ nào với
một phát biểu nào đó (phát biểu này có thể ở dạng khẳng định hoặc phủ định cũng
được, tuy nhiên bạn nên đưa vào những phát biểu khẳng định và cả phát biểu phủ định
để đảm bảo người trả lời sẽ đọc kỹ từng câu và suy nghĩ nên đánh dấu vào ô nào).
*Ví dụ 3.27: Bạn vui lòng cho biết ý kiến của bạn đối với những câu phát biểu
sau: (Đánh dấu x vào ô phù hợp với ý kiến của bạn)
1. Tôi cảm thấy quyết định mua sắm của sinh Hơi
Không
viên bị ảnh hưởng rất lớn từ không Hơi
Đồng ý
Đồng ý đồng ý đồng ý
quyết định của bạn của họ.
   
2. Tôi cảm thấy quyết định mua sắm Không của Hơi Không Hơi Đồng
sinh viên bị ảnh hưởng rất lớn từ ng ý không chắc đồng ý ý
Đồ quyết định của bạn của họ. đồng ý chắn

    

Dễ nhận ra rằng, câu 1 buộc người trả lời phải thể hiện cảm nhận đối với câu phát
biểu. Tuy nhiên câu 2 sẽ cho phép người trả lời có thể “đứng ở vị trí trung lập” nếu họ

54
không đủ thông tin để trả lời hoặc họ phân vân hoặc đơn giản là câu phát biểu gây áp
lực cho họ.
Một số dạng khác của câu hỏi mức độ thường được dùng để phân mức độ của
người trả lời đối với dịch vụ. Câu trả lời sẽ gồm hai cực với hai tính từ trái ngược nhau
và người trả lời sẽ chọn mức độ gần cực nào nhất theo ý kiến chủ quan của mình.
*Ví dụ 3.28: Ở mỗi dòng bên dưới, hãy đánh dấu x vào ô, thể hiện bạn cảm thấy
thế nào về dịch vụ mà bạn nhận được tại nhà hàng của chúng tôi.

Nhanh Chậm
Không thân thiện Thân thiện
Xứng đáng với đồng tiền Quá đắt

(5) Câu hỏi dạng số lượng (quanlity): Câu trả lời là một con số thể hiện số lượng
liên quan đến đặc điểm của người trả lời. Những câu hỏi dạng này thường được dùng
để thu thập dữ liệu về hành vi hoặc thuộc tính.

* Ví dụ 3.29: Bạn sinh năm nào? 


(6) Câu hỏi dạng mạng lưới (Grid): Còn gọi là câu hỏi dạng ma trận. Câu trả lời
cho hai hoặc nhiều câu hỏi có thể được ghi lại bằng cách sử dụng cùng một ma trận.
Tuy nhiên điểm yếu của câu trả lời dạng này là liệu người trả lời hiểu cách trả lời bằng
ma trận không?

c. Một số thang đo thông dụng trong thiết kế bảng câu hỏi


Kỹ thuật lập thang đo lần đầu tiên sử dụng từ những năm 1930s và đã có hàng
ngàn thang đo được phát triển để đo lường các thái độ, những phương diện về nhân
cách và để đánh giá những kỹ năng và năng lực. Nhà nghiên cứu có thể tham khảo từ
tác giả Miller & Salkind (2002). Trong phạm vi tài liệu này, bốn thang đo phổ biến
nhất trong nghiên cứu hiện tượng xã hội, kinh doanh và quản lý được giới thiệu sau
đây.
(1) Thang đo định danh hay Thang đo danh nghĩa (nominal scales)
Đây là loại thang đo có mức độ đo lường yếu nhất. Thực chất của nó là gán cho
các biểu hiện cùng loại của tiêu thức nghiên cứu một con số giống nhau. Như vậy, để
xây dựng được thang đo này, ta chỉ cần thiết lập được mối quan hệ bằng nhau hoặc
không bằng nhau giữa các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu theo dấu hiệu được đo để
phân chia chúng thành các lớp không cắt nhau mà không cần theo một trật tự xác định
nào.
* Ví dụ 3.30: Với tiêu thức giới tính chỉ có hai loại nam và nữ và không có trật tự
nào giữa hai loại này; vì vậy có thể gán cho nữ nhận giá trị là số 2 và nam nhận một
con số bất kỳ khác số 2 hoặc ngược lại.

55
Thang đo định danh là loại thang đo định tính và thường được dùng rất rộng rãi
với các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác
nhau, như: giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn giáo... Các con số trên thang đo
không biểu thị quan hệ hơn kém, cao thấp, nhưng khi chuyển từ số này sang số khác
thì dấu hiệu đo đã có sự thay đổi về chất. Như khi đo lường về tôn giáo, ta có thể xây
dựng thang đo định danh sau:
(1) Không theo tôn giáo nào (4) Tin lành
(2) Phật giáo (5) Hồi giáo
(3) Thiên chúa giáo (6) Các tôn giáo khác.
Trong ví dụ này, ta không thể nói các cá nhân nhận giá trị 6 có tôn giáo lớn hơn,
cao hơn những người nhận tất cả các con số còn lại. Nhưng khi chuyển từ số này sang
số khác, thì tính chất về tôn giáo của các cá thể được nghiên cứu đã khác hẳn nhau.
(2) Thang đo thứ bậc
Đây là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn
kém, cao thấp. Giả sử có các điểm A, B, C, D theo thứ tự lần lượt trên thang đo thứ
bậc, nếu đã có A lớn hơn B, thì A lớn hơn C và C cũng lớn hơn D.
Loại thang đo này cũng được dùng rất nhiều trong các nghiên cứu xã hội, để đo
các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như đo thái độ, quan điểm của con
người đối với một hiện tượng xã hội nào đó hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm, huân
chương, bậc thợ ... Với câu hỏi: Có hài lòng với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm
khi đi xe máy không? Ta có thể triển khai một thang đo thứ bậc có 3 nấc:
(1) Hài lòng (2) Lưỡng lự (3) Không hài lòng
Như vậy, loại thang đo này là cơ sở quan trọng để phân tổ toàn bộ số đơn vị được
điều tra thành các nhóm có thứ bậc khác nhau đối với tiêu thức nghiên cứu. Tuy nhiên,
do chưa có tiêu chuẩn đo lường cụ thể (thể hiện bằng đơn vị đo), nên chưa thể xác định

56
khoảng cách cụ thể hay mức độ hơn kém giữa các nhóm. Trong ví dụ trên, nếu xét về
mức độ hài lòng đối với quy định mới này, thì nhóm (1) cao hơn nhóm (2), nhóm (2)
hài lòng hơn nhóm (3). Nhưng không thể xác định được mức độ cao thấp giữa các
nhóm, mặt khác sự chênh lệch giữa các nhóm cũng không nhất thiết phải bằng nhau.
Các con số 1, 2, 3… được gán cho các nhóm không có giá trị số học thuần túy, nên
không thực hiện được các phép tính số học đối với chúng. Trong thực tế cần phải hết
sức tránh sai lầm này.
Thang đo thứ bậc được dùng nhiều trong điều tra xã hội. Những câu hỏi về mức
độ hài lòng, khó khăn, sự đồng tình, phản đối, các câu hỏi cần xếp theo thứ tự ưu
tiên… đều sử dụng thang đo thứ bậc.
(3) Thang đo khoảng
Là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0.
Nếu có các điểm A, B, C, D xếp lần lượt trên thang đo khoảng, và thoả mãn A > B, B
> C thì cũng sẽ có A - B = B - C. Hiệu số giữa hai điểm đứng liền nhau được gọi là
tiêu chuẩn đo (hay đơn vị đo). Trong thang đo độ bách phân, khoảng cách giữa hai
vạch đứng liền nhau là 10C chính là tiêu chuẩn đo. Nhờ có tiêu chuẩn đo này, nên có
thể thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính được các tham số đặc trưng như trung
bình, phương sai, tỷ lệ và gọi nó là thang đo định lượng.
Đặc điểm cơ bản của thang đo khoảng là chưa có giá trị “0 tuyệt đối”, mà đó chỉ
là số 0 quy ước. Ví dụ, trong thang đo độ bách phân, điểm 0 (0 0C) chỉ là điểm được
quy ước, tại đó nước chuyển sang thể rắn, còn nhiệt độ lại có thể xuống đến các điểm
dưới 0. Đặc điểm này dẫn đến việc so sánh tỷ lệ giữa các trị số đo không có ý nghĩa.
* Ví dụ 3.31: Nhiệt độ trung bình của thành phố A là 30 0C, thành phố B là 100C,
ta không thể nói thành phố A nóng gấp 3 lần thành phố B.
Trong thực tế nghiên cứu xã hội, nhiều thang đo thứ bậc được dùng như thang đo
khoảng, tức là đã có những cải tiến thang đo thứ bậc theo hướng thang đo khoảng
nhằm định lượng sự hơn kém, kém theo một dấu hiệu nào đó. Cũng với ví dụ đã đề
cập ở phần trên, ta có thể chuyển thành câu hỏi khác: “Xin cho biết mức độ hài lòng
của anh (chị) về quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy bằng cách cho điểm
trên thang đo sau” (Nếu hoàn toàn không hài lòng, thì cho 0 điểm, nếu hoàn toàn hài
lòng, xin cho 10 điểm).
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Mặc dù ở đây đã lượng hoá được phần nào mức độ hài lòng của người được hỏi
về quy định mới này. Nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi bậc của thang đo. Việc
cho mấy điểm hoàn toàn do cảm tính của người được hỏi, mà chưa có chuẩn chính
thức buộc mọi người phải tuân theo. Nó chưa phải là một thang đo khoảng thực sự.
Thang điểm trong nhà trường hiện nay cũng được xây dựng theo cách thức này.
(4) Thang đo tỷ lệ
Là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối (điểm gốc) trên thang đo. Nhờ điểm
gốc và một tiêu chuẩn đo cụ thể, ta có thể sử dụng được mọi công cụ toán - thống kê để

61
phân tích dữ liệu, so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo. Chẳng hạn, thu nhập bình quân
mỗi tháng của ông N là 2 triệu đồng, của bà B là 1 triệu đồng, có thể nói thu nhập của
ông N gấp đôi bà B. Thang đo tỷ lệ được sử dụng rất rộng rãi để đo lường các hiện
tượng kinh tế - xã hội, như: thu nhập, chi tiêu, thời gian lao động, tuổi, số con, ... Các
đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg, mét, lít, ...) cũng là các thang đo loại này.
Theo tuần tự, thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo trước, đồng
thời việc xây dựng thang đo cũng phức tạp hơn. Song không phải cứ sử dụng thang tỷ
lệ là tốt nhất, mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu
mà chọn thang đo thích hợp.
Hai loại đầu chưa có tiêu chuẩn đo (đơn vị đo), thuộc loại thang định tính. Đó là
loại thang đo mà khi thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác thì đối tượng đo đã có sự
thay đổi về chất, chúng phù hợp với việc đo lường các tiêu thức thuộc tính. Hai loại
sau đã có tiêu chuẩn đo, khi chuyển từ một điểm này sang điểm khác trên thang thì có
sự thay đổi về lượng, nhưng chưa chắc đã có sự thay đổi về chất. Đây là loại thang đo
định lượng, phù hợp để đo lường các tiêu thức số lượng.
Như trên đã chỉ rõ, không phải mọi loại thang đo đều sử dụng được các công cụ
phân tích như nhau. Vì vậy, việc phân tích, hiểu rõ các loại thang đo còn cho phép sử
dụng có hiệu quả hơn các công cụ thống kê - toán trong phân tích thông tin. Theo tuần
tự của 4 loại thang đo đã nêu, việc đo mức độ tập trung, phân tán và mối liên hệ của
hiện tượng nghiên cứu cũng tăng dần. Với thang định danh, ta chỉ có thể tính được tỷ
lệ (%) phân bố của tổng thể cho từng biểu hiện và tính Mode (Mo). Sử dụng thang thứ
bậc, ta có thêm được trung vị (Me), hệ số tương quan cặp và riêng phần. Muốn thực
hiện được các phép tính cộng, trừ, tính được trung bình, phương sai, tỷ lệ, các hệ số và
tỷ số tương quan thì phải sử dụng các thang đo khoảng. Và với thang đo tỷ lệ, ta có thể
sử dụng mọi độ đo thống kê. Như vậy, ở mức độ đo lường càng cao, khả năng áp dụng
các công cụ thống kê - toán càng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng
thang đo nào cho từng trường hợp nghiên cứu để có hiệu quả cao là hết sức cần thiết.
Chẳng hạn như khi dùng tỷ lệ % phân bố của tổng thể cho từng biểu hiện đối với thang
định lượng có quá nhiều lượng biến có thể làm cho việc phân tích bị rối, gặp nhiều khó
khăn, khó tìm ra thực chất của vấn đề.
d. Diễn đạt câu hỏi4
Việc diễn đạt mỗi câu hỏi cần phải được xem xét cẩn thận, để đảm bảo rằng
những câu trả lời sẽ có giá trị, nghĩa là đo lường được điều cần đo lường. Câu hỏi của
bạn cần phải được kiểm tra theo bối cảnh nó được viết ra thay vì viết tóm tắt đảm bảo
rằng người ta không hiểu sai chúng.
*Ví dụ 3.32: Câu hỏi khiến người trả lời hiểu sai: Bạn sống ở đâu?
Về việc dịch câu hỏi sang ngôn ngữ khác, theo Usunier (1998) bạn cần phải chú
ý đến 4 yếu tố sau:

4 Nộ c 6 trong 10 bước thiết kế bảng câu hỏi


i dung này giúp người đọc giải quyết bướ

62
Nghĩa từ vựng: Nghĩa chính xác của từng từ. Ví dụ: các từ chỉ mức độ thường
xuyên của hành động: Bạn có thường xuyên xem tivi không? Vậy “thường xuyên” lúc
này là always hay often hay usually?
Nghĩa thành ngữ: Tức là ý nghĩa tự nhiên của một cụm từ đối với người nói tiếng
bản ngữ.
*Ví dụ 3.33: Bạn có thường tán gẫu qua điện thoại với bạn bè không? Vậy “tán
gẫu” được dịch sang tiếng anh là gì? Talk hay Grapevine.
Ngữ pháp và cú pháp: liên quan đến trật tự của từ trong câu.
*Ví dụ 3.34: Bạn có thường trao đổi trong lớp không? Trong tiếng Anh, người
đặt câu hỏi cần phải xác định lại là trao đổi với ai và về vấn đề gì. Nếu không thì nên
hỏi: Trong quá trình học trên lớp, hành vi trao đổi của bạn có được thực hiện thường
xuyên không? Hỏi như thế thì người trả lời sẽ hiểu rằng bạn quan tâm đến tính tích
cực.
Ý nghĩa theo kinh nghiệm: Sự tương đương ý nghĩa các từ và câu theo kinh
nghiệm sống hằng ngày.
e. Trật tự và dòng các câu hỏi5
Khi thiết lập bảng câu hỏi, ý tưởng hay là dành thời gian để xem xét trật tự và
dòng chảy các câu hỏi. Chúng phải hợp lý với người trả lời. Để hỗ trợ dòng chảy của
một cuộc khảo sát, có lẽ cần bao gồm các câu hỏi lọc (filter questions). Những câu hỏi
này giúp xác định những người trả lời mà đối với họ các câu hỏi tiếp theo thì không
phù hợp. Tuy nhiên, không nên lạm dụng câu hỏi lọc này nhiều lần vì người trả lời
cảm thấy việc bỏ qua các câu hỏi gây phiền phức.
Khi cần giới thiệu một chủ đề mới hoặc chuyển chủ đề trong bảng câu hỏi thì nên
dùng một số cụm từ định hướng người trả lời như: “Câu hỏi sau đây đề cập tới...” hoặc
“Bây giờ tôi sẽ chuyển sang hỏi về…”. Ngoài ra, khi diễn đạt câu hỏi cần biết rõ người
trả lời là ai (độ tuổi, trình độ, địa vị xã hội) để tránh gây khó chịu cho họ.
f. Bố cục của bảng câu hỏi6
Bố cục của bảng câu hỏi là quan trọng đối với bảng câu hỏi tự thực hiện hay bảng
câu hỏi do người phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn. Bố cục bảng câu hỏi phải dễ dàng đọc
câu hỏi và điền vào câu trả lời; hấp dẫn người đọc; không gây cảm giác quá dài; giữ sự
đơn giản cho vẻ bề ngoài của bảng câu hỏi; diễn đạt từ ngữ phù hợp với người trả lời.
Về hình thức bảng câu hỏi, thông thường gồm 3 phần sau:
Phần 1: Giải thích mục đích của bảng câu hỏi;
Phần 2: Nội dung các câu hỏi;
Phần 3: Kết thúc bảng câu hỏi.
• Phần 1: Giải thích mục đích của bảng câu hỏi
5 Nội dung này giúp người đọc giải quyết bước 7 trong 10 bước thiết kế bảng câu hỏi
6 Nộ c 8 trong 10 bước thiết kế bảng câu hỏi
i dung này giúp người đọc giải quyết bướ

63
Hầu hết các bảng câu hỏi tự thực hiện đều có kèm theo một lá thư giải thích, sẽ
giải thích mục đích của cuộc khảo sát. Theo Dillman (2002) thì thông điệp có trong
thư giải thích sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ phản hồi. Hình 4.4 giới thiệu cách trình bày một
bức thư giải thích.Tuy nhiên nếu muốn, bạn cũng có thể tích hợp lá thư này vào Bảng
câu hỏi như là một trang đầu tiên hoặc đoạn đầu tiên của Bảng câu hỏi.
Đối với bảng câu hỏi do người phỏng vấn, Phần 1 này được phát biểu thành 1
đoạn ngắn do người phỏng vấn đọc cho người được phỏng vấn. DeVaus (2002) gợi ý
nội dung của phần 1 này như sau:
“Chào mọi người. Tôi tên là (họ và tên của người phỏng vấn), đến từ (tổ chức của
người phỏng vấn). Tôi đang thực hiện một dự án nghiên cứu để tìm hiểu (mô tả sơ
lược mục đích của nghiên cứu). Số điện thoại của bạn (người được phỏng vấn)
được rút ra từ một mẫu ngẫu nhiên của (mô tả sơ lược tổng thể). Những câu hỏi
mà tôi đưa ra sẽ mất khoảng (con số) phút. Nếu bạn có câu hỏi gì, tôi sẽ vui lòng
trả lời. (Dừng lại). Trước khi tôi tiếp tục, bạn (người được phỏng vấn) có thể vui
lòng xác nhận lại đây là số điện thoại (đọc to số điện thoại) và tôi đang nói
chuyện với (đọc tên/ nghề nghiệp/ chức vụ trong tổ chức để kiểm tra xem đã
phỏng vấn đúng người chưa). Bây giờ tôi xin hỏi bạn các câu hỏi nhé”.
• Phần 2: Nội dung các câu hỏi
Thông thường nội dung các câu hỏi được bố trí theo 3 dạng câu hỏi:
Dạng 1: Câu hỏi lọc (Filter questions);
Dạng 2: Câu hỏi thu thập dữ liệu Thuộc tính của người được phỏng vấn (Thông
tin nhân khẩu học);
Dạng 3: Câu hỏi thu thập dữ liệu Ý kiến hay Hành vi của người được phỏng vấn.
• Phần 3: Kết thúc bảng câu hỏi
Vào cuối bảng câu hỏi cần giải thích rõ là bạn muốn người trả lời làm gì với bảng
câu hỏi đã hoàn thành. Mục này thường bắt đầu bằng lời cảm ơn vì đã hoàn thành bảng
câu hỏi. Cung cấp thêm số điện thoại, địa chỉ Email hay địa chỉ liên lạc. Sau cùng bạn
cho ngày tháng cụ thể bạn muốn nhận lại Bảng câu hỏi và nhận nó như thế nào.
* Ví dụ 3.35: Phần kết thúc bảng câu hỏi
Cảm ơn đã dành thời gian hoàn thành bảng câu hỏi này. Nếu bạn có bất kỳ thắc
mắc nào, hãy liên lạc với (tên của người nghiên cứu) bằng số điện thoại… hay địa chỉ
mail….
Vui lòng gửi trả lại bảng câu hỏi đã hoàn thành trước (ngày/tháng/năm) trong
phong bì gửi kèm đến.
Tên người nghiên cứu Địa
chỉ người nghiên cứu.
g. Điều tra thử và hoàn chỉnh bảng câu hỏi7
7 Nộ c 9 và 10 trong 10 bước thiết kế bảng câu hỏi
i dung này giúp người đọc giải quyết bướ

64
Trư ớc khi sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, cần phải trắc nghiệm thử
với mục đích hoàn chỉnh bảng câu hỏi, để người trả lời không gặp vấn đề gì khi trả lời
các câu hỏi, và cũng không có vấn đề gì trong việc ghi chép dữ liệu. Ngoài ra, công
đoạn điều tra thử này có thể giúp nhà nghiên cứu đánh giá về độ giá trị của các câu hỏi
và độ tin cậy kỳ vọng của dữ liệu sẽ được thu thập. Một số công đoạn phân tích dữ liệu
sơ bộ có thể tiến hành trong giai đoạn này để đảm bảo dữ liệu thu thập sẽ giúp trả lời
câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

i dung này giúp người đọc giải quyết bướ

65
Các bước tiến hành thử nghiệm bảng câu hỏi: Thông thường có hai bước chính
cần thực hiện để kiểm tra bảng câu hỏi trước khi thu thập dữ liệu thực tế.
Bước 1: Tham khảo ý kiến chuyên gia để họ nhận xét về tính đại diện và sự
thích hợp của các câu hỏi. Cũng như những gợi ý của họ về cấu trúc của bảng câu hỏi.
Việc này giúp xác lập được độ giá trị nội dung và giúp chỉnh sửa trước khi tiến hành
bước 2.
Bước 2: Thử nghiệm bảng câu hỏi với một nhóm phần tử có đặc điểm giống
phần tử trong mẫu khảo sát (khoảng 30 phần tử trở lên). Bước này giúp thu thập
được thông tin để phân tích sơ bộ và điều chỉnh bảng câu hỏi lần cuối trước khi sử
dụng để thu thập dữ liệu thực tế.
Bảy nội dung cần thực hiện trong quá trình thử nghiệm bảng câu hỏi:
(1) Tính toán thời gian cần thiết để người trả lời hoàn thành bảng câu hỏi;
(2) Kiểm tra độ rõ ràng của các chỉ dẫn trong từng câu hỏi;
(3) Kiểm tra xem câu hỏi nào chưa rõ ràng hoặc đa nghĩa  chỉnh lại cho rõ ràng
và đơn nghĩa để các người trả lời đều hiểu câu hỏi với 1 nghĩa như nhau;
(4) Phát hiện ra những câu hỏi nào khiến người trả lời cảm thấy khó trả lời;
(5) Tìm hiểu thêm xem, theo ý kiến của những người trả lời thì có chủ đề chính
nào bị bỏ qua không?
(6) Bố cục của bảng câu hỏi đã rõ ràng và hấp dẫn chưa?
(7) Thu thập thêm những nhận xét khác từ người trả lời.
Đối với những bảng câu hỏi cần phải thuê phỏng vấn viên thực hiện thì trong quá
trình thử nghiệm này nên cho phỏng vấn viên trực tiếp thử nghiệm để phát hiện xem:
(1) Có câu hỏi nào nên có thiết bị hỗ trợ trực quan hay không?
(2) Phỏng vấn viên có gặp khó khăn trong việc tìm ra cách để hoàn thành bảng
câu hỏi không?
(3) Phỏng vấn viên có ghi chép chính xác các câu trả lời không?
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ hoạt động phân tích dữ liệu sơ cấp thu thập
được từ bảng câu hỏi khảo sát. Tuy nhiên, trong giới hạn của tài liệu này, chúng tôi lựa
chọn phần mềm SPSS phiên bản 20.0 làm ví dụ và công cụ thực hành nhập liệu cũng
như phân tích dữ liệu. Sau này có những phiên bản mới hơn hoặc phần mềm phân tích
dữ liệu hiện đại hơn thì tài liệu này sẽ cập nhật để hỗ trợ người học tốt hơn. Tuy nhiên,
việc sử dụng phần mềm nào phù hợp và phiên bản nào còn phụ thuộc vào giảng viên.
Nội dung phần này tập trung vào hướng dẫn cách thức phân tích dữ liệu định lượng
bằng cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để hỗ trợ. Các dữ liệu được thu
thập từ bảng câu hỏi ở dạng thô và chuyển tải rất ít ý nghĩa với hầu hết mọi người. Do
đó những dữ liệu này cần được xử lý để làm chúng hữu dụng, nghĩa là chuyển chúng
thành thông tin. Các kỹ thuật phân tích định lượng như biểu đồ, đồ thị và thống kê cho
phép chúng ta thực hiện điều này, giúp chúng ta thăm dò, trình bày, mô tả và xem xét
các quan hệ và xu hướng trong dữ liệu.

66
Một số phần mềm phân tích dữ liệu định lượng thường được sử dụng hiện nay
gồm: Eview; SPSS; STATA; R; SmartPLS8
Sinh viên vui lòng xem Phụ lục 1 giới thiệu bảng câu hỏi mẫu làm cơ sở để thực
hành mã hóa và nhập liệu. Giảng viên có thể sử dụng phụ lục 1 để làm cơ sở hướng
dẫn thực hành cho sinh viên hoặc gợi ý tài liệu khác phù hợp với hoạt động giảng dạy
của mình.
3.2.1. Chuẩn bị, nhập và kiểm tra dữ liệu
Trong công đoạn này, người phân tích dữ liệu cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mã hóa bảng câu hỏi;
Bước 2: Làm sạch bảng câu hỏi;
Bước 3: Mã hóa câu hỏi trong bảng câu hỏi;
Bước 4: Mã hóa các đáp án của từng câu hỏi;
Bước 5: Nhập dữ liệu vào phần mềm.
Cách thức thực hiện từng bước:
Bước 1: Mã hóa bảng câu hỏi. Các bảng câu hỏi đã thu thập thông tin sẽ được
lọc ra những bảng hợp lệ và tiến hành mã hóa các bảng hợp lệ này theo cách mã hóa
sau:
Nếu bạn thu thập từ 100 đến 999 bảng câu hỏi thì mã hóa bằng cách đánh số thứ tự từ
001 cho bảng thứ nhất, 002 cho bảng thứ hai, và cứ như thế cho đến bảng cuối cùng.
Thông thường đánh số ở góc trên bên phải của trang đầu tiên của bảng câu hỏi.
Bước 2: Làm sạch bảng câu hỏi. Một số bảng câu hỏi vẫn chưa hoàn thiện vì
người hồi đáp không trả lời một vài câu hoặc họ trả lời không phù hợp,… Lúc này,
người nghiên cứu cần hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi mã hóa câu hỏi và đáp án.
Bước 3: Mã hóa câu hỏi trong bảng câu hỏi. Như đã trình bày phần thiết kế
bảng câu hỏi, chúng ta có câu hỏi lọc, câu hỏi thu thập dữ liệu thuộc tính và câu hỏi
thu thập dữ liệu ý kiến hay hành vi. Dưới đây là gợi ý cách thức mã hóa từng loại câu
hỏi theo một thói quen chung của người nhập liệu. Tuy nhiên bạn có thể mã hóa theo
cách riêng của mình miễn sao có thể truy tìm đến câu hỏi đó một cách dễ dàng.
Những câu hỏi lọc, mã hóa bằng chữ s kèm theo số thứ tự của câu hỏi đó trong
bảng câu hỏi. Ví dụ câu hỏi lọc thứ nhất ký hiệu là s1.
Những câu hỏi thu thập dữ liệu thuộc tính, mã hóa bằng chữ d kèm theo số thứ tự
của câu hỏi đó trong bảng câu hỏi. Ví dụ câu hỏi thứ 4 về giới tính ký hiệu là d4.
Những câu hỏi thu thập dữ liệu ý kiến hay hành vi, mã hóa bằng chữ m kèm theo
số thứ tự của câu hỏi đó trong bảng câu hỏi. Ví dụ câu hỏi thứ 15 ký hiệu m15.
Bước 4: Mã hóa các đáp án của từng câu hỏi. Trong mỗi câu hỏi có nhiều đáp
án có thể lựa chọn. Ứng với mỗi đáp án đó, chúng ta mã hóa bằng một con số.

8 Tìm hiểu thêm tại: http://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/so-dac-biet-07-cac-phan-mem-thuong-duoc-su-


dungtrong-nghien-cuu-kinh-te/#
67
Bước 5: Nhập liệu vào phần mềm. Đây là bước quan trọng vì nếu nhập không
đúng quy định thì dữ liệu sẽ không có độ tin cậy và không sử dụng được trong các
bước phân tích tiếp theo. Các bước cần tiến hành khi nhập liệu:
a. Cài đặt phần mềm SPSS 20.0 vào Laptop9 b. Nhận biết giao diện
 Khởi động phần mềm;
 Giao diện: Data View và Variable View Output;
 Cách đánh tiếng việt trong khai báo Lable trong giao diện variable View:
Edit/options/General/Unicode (chỉ làm một lần duy nhất sau khi cài phần mềm)
c. Khai báo biến (trong giao diện Variable View)
 Mỗi câu hỏi đơn giản với 1 lựa chọn thì ta khai báo biến 1 dòng.
 Những câu hỏi có nhiều lựa chọn thì cứ một lựa chọn ta khai báo biến 1 dòng.
 Ý nghĩa các cột:
- Name: Tên biến. Nhập vào mã hóa của câu hỏi. (Câu hỏi lọc (s); Câu hỏi ý
kiến, hành vi (m); Câu hỏi thuộc tính (d))
- Type: Kiểu biến (nếu ta nhập liệu trong Data View bằng con số mã hoá thì
chọn Kiểu Numeric. Nếu ta nhập chữ mã hoá thì chọn kiểu biến String. Nếu
ta nhập ngày thì chọn Date).
- Wilth: Độ rộng của dữ liệu nhập vào cho biến. Đơn vị tính là ký tự -
Decimals: Độ rộng phần thập phân của dữ liệu nhập vào cho biến.
- Lable: Nhập câu hỏi hoặc câu hỏi rút gọn trong bảng câu hỏi vào.
- Value: Mã hoá câu trả lời. Ví dụ: 1: Nam; 2: Nữ
- Missing: Mã hoá câu trả lời khuyết. Những câu trả lời khuyết thường được
nhập vào mã số 99.
- Columns: độ rộng của cột (không quan tâm)  Lưu ý: Con số trong cộtWilth
≥ con số trong cột Decimal d. Nhập dữ liệu (nhập trong giao diện Data
View)  Nguyên tắc nhập dữ liệu:
- Nhập từ trái sang phải, từ trên xuống dưới;
- Nhập mỗi người một dòng; - Nhập hết người này rồi đến người khác.
 Nên mã hóa cho từng bảng câu hỏi và nhập vào đúng mã hóa vào cột ID (ký
hiệu mã hóa bảng câu hỏi) khai báo trong Variable View.  Cách tốt nhất là nên cho 2
người nhập liệu.
Thay vì nhập dữ liệu trong cửa sổ Data View, ta sẽ gặp nhiều khó khăn do phần
mềm SPSS không dễ dùng các thao tác nhập liệu nhanh. Trong khi đó Excel sẽ giúp
người nhập liệu thao tác nhanh hơn và dễ kiểm tra đối chiếu hơn khi ta có 2 người
nhập liệu.
Các bước tiến hành
Bước 1: Khai báo biến hoàn chỉnh trong cửa sổ Variable view của SPSS;
Bước 2: Tạo giao diện trong Excel giống như giao diện trong cửa sổ Data view;
- Dòng đầu tiên trong Excel là tên biến ;
9 Link cài đặt phần mềm SPSS: http://phantichspss.com/tong-hop-link-download-phan-mem-spss-amos.html
Hoặc giảng viên sẽ cung cấp.
68
- Cột đầu tiên trong Excel là số thứ tự người trả lời.
Bước 3: Tiến hành nhập liệu vào Excel cho đến khi hoàn tất.
Bước 4: Chỉnh sửa, kiểm tra, đối chiếu số liệu đã nhập giữa 2 người nhập liệu.
Bước 5: Sang SPSS, nhập file Excel vào.
3.2.2 Khám phá và trình bày dữ liệu
Cách tóm tắt đơn giản nhất cho từng biến sao cho có thể đọc được các giá trị cụ
thể là sử dụng một bảng phân bố tần số. Đối với dữ liệu mô tả, bảng này tóm tắt số
lượng các phần tử (tần số) cho mỗi loại. Đối với các biến có thể chia thành rất nhiều
loại (hoặc các giá trị cho dữ liệu định lượng) thì cần ghép nhóm các dữ liệu lại thành
các loại sao cho phản ánh được các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu.
Thông thường trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ bảng
câu hỏi sẽ được phân tích bằng phần mềm và cho ra kết quả. Người phân tích phải
trình bày kết quả này trong nghiên cứu của mình gồm hai loại:
(1) Đối với dữ liệu thuộc tính thì các thống kê mô tả thường được trình bày và
phân tích trong báo cáo kết quả nghiên cứu.
(2) Đối với dữ liệu ý kiến hay hành vi, thì các thống kê mô tả và kiểm định mối
quan hệ giữa các biến định lượng hoặc giữa biến định lượng và biến định tính
thường được trình bày và phân tích trong báo cáo kết quả nghiên cứu.
Đối với dữ liệu dạng lý thuyết (mô hình nghiên cứu) thì quá trình kiểm định diễn
ra phức tạp hơn. Người nghiên cứu phải kiểm định thang đo; phân tích nhân tố khám
phá EFA; kiểm định tương quan; kiểm định hồi quy; kiểm định đa cộng tuyến.
3.2.3 Thống kê mô tả
Một số kỹ thuật thống kê mô tả thường được sử dụng trong phân tích định lượng:
(1) Lập bảng tần số cho biến định định tính: (áp dụng cho câu hỏi một lựa
chọn);
(2) Lập bảng tần số cho biến định định lượng;
(3) Đo lường mức độ tập trung và phân tán của dữ liệu định lượng;
(4) Lập bảng tần số cho biến định lượng nhiều lựa chọn;
(5) Lập bảng chéo cho câu hỏi nhiều lựa chọn;
(6) Kiểm định: One Sample T – test; Independent Sample T – test; ANOVA;
Chi bình phương; Hệ số tương quan.
Các kỹ thuật phân tích bằng phần mềm SPSS và đọc kết quả sẽ được giảng viên
trực tiếp hướng dẫn trên lớp.
3.2.4 Kiểm định giả thuyết
Từ mô hình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ tổng quan tài liệu và đề xuất các giả
thuyết nghiên cứu. Các dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ cung cấp dữ
liệu định lượng cho phép người nghiên cứu kiểm định các giả thuyết đã đặt ra.
69
Để kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa hai biến tiềm ẩn A và B. Có hai bước
tiến hành:
Bước 1: Người nghiên cứu cần kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các biến
quan sát trong biến tiềm ẩn A và sau đó kiểm định mối quan hệ tương quan giữa các
biến quan sát trong biến tiềm ẩn B. Căn cứ vào hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương
quan biến tổng để xác định xem từng biến quan sát trong biến tiềm ẩn có tương quan
với nhau không.
Bước 2: Sau khi kết quả bước 1 là có tương quan thì tiến hành kiểm định hồi quy
để xác định mối quan hệ giữa biến A và biến B là tương quan âm hay tương quan
dương và mức độ tương quan là mạnh hay yếu.
3.2.5 Kiểm định hồi quy
Nhắc lại Kinh tế lượng
• Mô hình hồi quy: Y = β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + ei  Các giá trị Coefficients chính
là βi
• Biến độc lập và biến phụ thuộc đều là biến định lượng
• Tương quan có 2 dạng: Tương quan âm và tương quan dương.
• Tương quan âm: cho thấy biến độc lập và biến phụ thuộc có biến thiên ngược
chiều.
• Tương quan dương: cho thấy biến độc lập và biến phụ thuộc có biến thiên
cùng chiều.
• Không có tương quan: Cho thấy biến độc lập chẳng có liên quan gì đến biến
phụ thuộc cả  Không cần thiết đưa biến độc lập đó vào mô hình hồi quy. 
Biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc thì mới chạy được hồi quy.
Vì hồi quy cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
• Hồi quy: là đi kiểm tra xem mức độ giải thích của từng biến độc lập đối với sự
biến thiên của biến phụ thuộc như thế nào.
• Hàm hồi quy có 2 loại hàm o Hàm hồi quy dùng để dự báo (Unstandardized
Coefficients – Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá)
o Hàm hồi quy dùng để giải thích mức độ biến thiên của biến phụ thuộc
(Standardized Coefficients – Hệ số hồi quy chuẩn hoá)
• Hệ số tương quan r: là hệ số thuộc khoảng -1 đến +1. Nếu r = 0  Biến độc
lập không có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Nếu r tiến đến -1 
biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan nghịch. Ngược lại là tương quan
thuận.
• Hệ số xác định Square R2: Dùng để giải thích mức độ phù hợp của mô hình
hồi quy (tức là R2 = 0.85 nghĩa là mô hình hồi quy trên giải thích được 85% sự
biến thiên của biến phụ thuộc Y. 15% còn lại là do biến e giải thích). Tuy nhiên,
trong mô hình có càng nhiều biến độc lập thì giá trị R2 ngày càng lớn  Không
cho thấy được mức độ chính xác trong việc giải thích mức phù hợp của mô
hình. Vì thế giới học thuật thường dùng hệ số xác định có điều chỉnh để giải

70
thích mức độ phù hợp của mô hình vì hệ số này không phụ thuộc vào số lượng
biến độc lập là nhiều hay ít.
• Hệ số xác định có điều chỉnh Adjusted Square R2: Hệ số này thường được sử
dụng hơn.
Kỹ thuật sử dụng SPSS để kiểm định hồi quy và đọc kết quả sẽ được giảng viên
trực tiếp hướng dẫn trên lớp. Tuy nhiên, sinh viên có thể tham khảo chi tiết hơn trong
tài liệu [6].
Ngoài ra, sinh viên cần xem lại học phần Kinh tế lượng và xác suất thống kê để
có thể hiểu rõ hơn kỹ thuật tính toán các kiểm định được nêu trên.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã thảo luận sâu về kỹ thuật chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi. Đây là
công đoạn nhỏ trong quá trình nghiên cứu khoa học nhưng lại đóng vai trò rất quan
trọng vì nó định hướng cho quá trình thu thập thông tin và giúp người nghiên cứu xác
định được cần phải thu thập thông tin từ đối tượng nào để đạt độ giá trị và độ tin cậy
cao đồng thời thu thập thông qua công cụ bảng câu hỏi như thế nào để thu được dữ
liệu tốt nhằm trả lời được câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cuối
chương đã trình bày cơ bản các bước trong quá trình phân tích định lượng giúp người
học hình dung ra được quá trình phân tích dữ liệu định lượng thu thập được từ bảng
câu hỏi. Tuy nhiên, để tiến hành phân tích được dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát, giảng
viên cần hỗ trợ sinh viên trong khâu cài đặt phần mềm và sử dụng phần mềm SPSS
phiên bản mới nhất để sinh viên có thể vận dụng được kiến thức vào giải quyết vấn đề
nghiên cứu một cách khả thi nhất.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1. Trình bày các loại dữ liệu thứ cấp và khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu đó.
2. Trình bày các kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp.
3. Trình bày cách thiết kế bảng câu hỏi và cách mã hóa bảng câu hỏi.
4. Trình bày các dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi.
5. Trình bày các trường hợp chọn mẫu xác suất và phi xác suất.
6. Trình bày cách mã hóa các biến quan sát trong bảng khảo sát.

71
Chương 4 PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN
CỨU

Mục tiêu
• Trình bày cấu trúc đề cương nghiên cứu;
• Viết đề cương nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu trong kinh doanh.
Nội dung
4.1 Giới thiệu chung
4.2 Cấu trúc một đề cương nghiên cứu
4.3 Phương pháp viết một đề cương nghiên cứu
4.4 Cách thức soạn báo cáo trên Powerpoint
4.5 Cách thức báo cáo tiếng Anh

4.1 Giới thiệu chung


Một đề cương nghiên cứu bao gồm những yếu tố chính có liên quan đến một tiến
trình nghiên cứu và chứa đựng những thông tin có ý nghĩa giúp cho người đọc có thể
đánh giá. Hầu hết sinh viên và những người lần đầu tham gia nghiên cứu đều không
hiểu một cách đầy đủ tầm quan trọng của một đề cương nghiên cứu. Một đề cương
nghiên cứu đòi hỏi có chất lượng cao vì nó tạo một ấn tượng tốt cho hội đồng xét
duyệt tiềm năng và năng lực của một nhà nghiên cứu. Chất lượng một đề cương
nghiên cứu không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đề tài/dự án bạn sắp tiến hành mà còn
phụ thuộc vào chất lượng và phương pháp viết đề cương chi tiết.
Một đề cương nghiên cứu tốt là đề cương có tính khoa học và chặt chẽ cao giữa
các nội dung được cấu trúc trong đề cương. Điểm cốt lõi của một đề cương nghiên cứu
là bạn muốn nghiên cứu vấn đề gì, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ra sao và cuối
cùng là kết quả nghiên cứu có ý nghĩa như thế nào đến các hoạt động kinh tế, xã hội và
đời sống.
Để có một đề cương nghiên cứu tốt, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về
chuyên môn, về các phương pháp nghiên cứu và phân tích cũng như về kỹ năng viết và
kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nội dung chương này trình bày chi tiết và cụ thể cấu
trúc và cách viết một đề cương nghiên cứu để giúp sinh viên, học viên cũng như các
bạn mới làm quen với nghiên cứu cũng có thể viết được một đề cương tốt.

72
Tùy theo một quốc gia, mỗi tổ chức và mỗi ngành có yêu cầu riêng cho cấu trúc
một đề cương nghiên cứu nhưng chủ yếu cũng tập trung vào các điểm chính được nêu
trong các phần tiếp theo dưới đây.
4.2 Cấu trúc một đề cương nghiên cứu
4.2.1 Nội dung chính cần có trong một đề cương
Một đề cương nghiên cứu nói chung bao gồm các nội dung chính theo cấu trúc
5W2H. Điều này có nghĩa là:
- Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu là gì? (What)
- Tại sao phải nghiên cứu/sự cần thiết để nghiên cứu? (Why)
- Nghiên cứu ở đâu? (Where)
- Thời gian nghiên cứu? (When)
- Ai là người thụ hưởng? Ai là người tham gia nghiên cứu? (Who)
- Phương pháp nghiên cứu như thế nào? (How) và - Kinh phí nghiên cứu là bao
nhiêu? (How much).
Các nội dung trên được sắp xếp một cách chặt chẽ và khoa học theo các phần
trong một cấu trúc của một đề cương được trình bày trong các phần dưới đây.
4.2.2 Cấu trúc hoàn chỉnh một đề cương nghiên cứu
Trang bìa bao gồm tên đơn vị cơ quan, tên đề tài, người hướng dẫn, người thực
hiện, thời gian hoàn thành. Các nội dung này cũng được định dạng khác nhau tùy
thuộc các tổ chức khác nhau.
Tóm tắt (Abstract): Thường được viết trong một báo cáo của đề tài nghiên cứu
hay một bài báo. Tuy nhiên hiếm khi hoặc không được viết trong đề cương chi tiết.
Mục lục (Contents)
Danh mục sơ đồ hình (List of figures)
Danh mục biểu bảng (List of tables)
Danh mục chữ viết tắt (Glossaty acronyms)
(1) Giới thiệu (Background/Introduction);
(2) Mục tiêu nghiên cứu (Research objiective);
(3) Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu (Research question/hypothesis);
(4) Lược khảo tài liệu (Literature review);
(5) Nội dung nghiên cứu (Reseachscope);
(6) Phương pháp nghiên cứu (Research methodology);
(7) Giới hạn phạm vi nghiên cứu (Research limitation);
(8) Kết quả mong đợi (Expected results);
(9) Đối tượng thụ hưởng (Beneficiaries);
(10) Dư trù kinh phí (Estimated budget);
Tài liệu tham khảo (Reference);

73
Phụ lục (Appendices);
Tính chặt chẽ và khoa học thể hiện trong đề cương khi 10 nội dung trên luôn gắn
kết với nhau về phương pháp. Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu và thể hiện qua các
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể thì khi viết các nội dung theo sau đó (từ nội dung 3
đến nội dung 10) phải bám sát mục tiêu nghiên cứu cụ thể, xuất phát từ các mục tiêu
cụ thể để đảm bảo những nội dung bạn làm tiếp theo nhằm đạt các mục tiêu cụ thể đó.
4.3 Phương pháp viết một đề cương nghiên cứu
4.3.1 Tên đề tài
Tên đề tài/dự án cần ngắn gọn và rõ ràng, không chỉ bao hàm được mục tiêu nghiên
cứu nghiên cứu bạn muốn đạt tới mà còn hấp dẫn người đọc/người xét duyệt về các
vấn đề về xã hội nói chung và những điều bạn quan tâm. Do vậy các đề tài dự án và
mục tiêu nghiên cứu có liên quan mật thiết (logic) với nhau. Có rất nhiều trường hợp
nhà nghiên cứu phải đặt lại tên đề tài/dự án còn bao gồm cả thời gian (có hoặc không
có) và không gian nghiên cứu (rất cần thiết).
* Ví dụ 4.1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Cách đặt tên đề tài được trình bày chi tiết trong chương 1.
4.3.2 Tóm tắt
Một tóm tắt nghiên cứu thì cần thiết sau khi thực hiện xong nghiên cứu đó và có
trong những trang đầu tiên của một báo cáo nghiên cứu hơn là có trong một đề cương
nghiên cứu. Một tóm tắt nghiên cứu bao gồm các nội dung: (i) Giới thiệu tên đề tài;
(ii) Các vấn đề nghiên cứu; (iii) Các mục tiêu nghiên cứu; (iv) Phương pháp nghiên
cứu và những kết quả chính của nghiên cứu (nội dung) có thể bao gồm cỡ mẫu và
phương pháp chọn mẫu và các công cụ phân tích được sử dụng.
Cần chú ý thêm, phần tóm tắt của một đề tài đã hoàn thành thông thường chỉ viết
ngắn gọn trong một trang giấy A4. Riêng tóm tắt của một bài báo (công trình nghiên
cứu đăng tạp chí) các nội dung trên trình bày ngắn gọn hơn chỉ trong một đoạn văn.
Đoạn văn này bao gồm bao nhiêu từ là tùy thuộc vào khuôn khổ quy định của một tổ
chức thẩm định bài báo. Tuy nhiên một tóm tắt thông thường cho một bài báo từ
200300 từ và không được viết tắt các cụm từ trong phần tóm tắt.
Nội dung phần “tóm tắt” này được viết sau cùng khi đề tài/dự án đã hoàn thành
mặc dù vị trí của phần này được đặt ở những trang đầu tiên (sau trang bìa và dưới tên
đề tài/dự án).
4.3.3 Từ khóa
Dưới phần tóm tắt thường có quy định các từ khóa. Từ khóa là những từ quan trọng
và thường xuyên xuất hiện lặp lại trong đề cương/đề tài. Những từ khóa thường ít hơn
10 từ, thông thường là 6 từ, có thể nhiều hơn 6 từ trong trường hợp các cụm từ trong từ
khóa 4 chữ (ví dụ: giá trị gia tăng). Từ khóa cũng được sắp xếp theo mẫu tự ABC của
chữ đầu tiên trong cụm từ.

74
* Ví dụ 4.2: Tóm tắt từ khóa của một đoạn tóm tắt sau
Ngày nay đổi mới là yếu tố thiết yếu cho khả năng cạnh tranh kinh tế của các
doanh nghiệp. Nghiên cứu về đổi mới dịch vụ vẫn còn rất mới mẻ, vì những nghiên
cứu đầu tiên chỉ xuất hiện vào cuối những năm 1990 và rất khó để tìm ra một khuôn
khổ lý thuyết mạnh mẽ cho nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực này. Nó sẽ trở nên khó
khăn hơn khi áp dụng cho khách sạn và các công ty du lịch. Du lịch hiện nay là một
trong những ngành công nghiệp hứa hẹn nhất trên thế giới và cần phải tìm hiểu sâu
hơn về đổi mới trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này nhằm mục đích giải quyết một câu
hỏi chung: làm thế nào để giải thích sự đổi mới trong ngành du lịch. Để tìm ra câu trả
lời cho vấn đề này, bài báo có hai mục đích:
1) Thảo luận xem, sự đổi mới trong dịch vụ là gì, có tính đến nghiên cứu
cải tiến trong ngành khách sạn và du lịch cùng với việc trình bày tổng quan tài liệu;
2) Phát triển các nghiên cứu điển hình áp dụng cho một nhóm khách sạn
quốc tế. Các kết quả tìm thấy đã chứng minh tất cả các giả thuyết cho rằng việc áp
dụng Hệ thống Quản lý Tổng hợp Khách sạn là một sự đổi mới quan trọng, trong đó
nó chủ yếu là nhằm cải tiến tổ chức và các công ty sử dụng chính sách bền vững như
một chiến lược đổi mới và khác biệt cho mục đích cạnh tranh.
Cuối cùng, chúng tôi trình bày một tập hợp các kết luận cho phép hiểu rõ hơn về
đổi mới trong du lịch và nhằm mục đích tăng thảo luận lý thuyết cũng như tiếp tục
kiến thức về chủ đề này.
Từ khóa: Đổi mới; dịch vụ; du
lịch; nghiên cứu tình huống.
4.3.4 Cách viết phần giới thiệu và mục tiêu nghiên cứu
4.3.4.1 Giới thiệu/Sự cần thiết nghiên cứu/Đặt vấn đề
Đặt vấn đề chính là phần đầu tiên của đề cương. Phần này có thể được đặt tiêu đề
khác nhau như: Đặt vấn đề, giới thiệu, sự cần thiết nghiên cứu (tính cấp thiết). Nội
dung cơ bản của phần này là trình bày lý do tại sao ta chọn đề tài này để nghiên cứu
mà không chọn vấn đề khác.
Thông thường thì phần này bắt đầu với một đoạn văn giới thiệu và được viết theo
nguyên tắc viết rộng về lĩnh vực nghiên cứu, sau đó viết co hẹp lại dần tập trung vào
vấn đề nghiên cứu. Để làm tốt việc này, chắc chắn là ta phải dựa trên kiến thức và
thông tin có được tổng quan tài liệu và chọn lọc lại những thông tin liên quan chặt chẽ
với vấn đề nghiên cứu và làm nền tảng cho lý lẽ chọn vấn đề nghiên cứu. Đặt vấn đề
tập trung vào những khía cạnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu, và đặc biệt nhấn
mạnh đến việc xác định các khoảng trống về kiến thức, xác định một vài câu hỏi chưa
được trả lời.
Cần lưu ý là ta có thể tiếp cận theo góc độ lý thuyết hoặc thực tiễn để đặt vấn đề.
Nếu nghiên cứu của ta thuộc dạng nghiên cứu cơ bản, hàn lâm thì các khoảng trống về
kiến thức cần có để hiểu và giải quyết khó khăn thực tiễn chính là nền tảng, là lý lẽ cho
nghiên cứu của ta.
75
Ở phần đặt vấn đề, ta nên tóm lược một số tình hình nghiên cứu lý thuyết hoặc
thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội thông qua các thông tin tổng quát, số liệu thống
kê để nêu bật tính cấp thiết của việc phải thực hiện nghiên cứu để lắp đầy khoảng
trống về kiến thức. Điều này cũng có nghĩa là ta phải nêu lên được tầm quan trong của
vấn đề nghiên cứu về khía cạnh lý thuyết hoặc thực tiễn. Để viết tốt, dĩ nhiên là ta phải
có kiến thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua đọc tài liệu lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan hoặc thông tin về tình hình, bối cảnh kinh tế - xã hội liên
quan. Trong phần đặt vấn đề nghiên cứu, sau khi trình bày tổng quát về lĩnh vực
nghiên cứu, ta co hẹp lại dần để thể hiện chủ đề nghiên cứu cụ thể và sau đó vấn đề
nghiên cứu với các lý do việc chọn lựa.
Sau đoạn này, ta có thể nêu bật lên tên đề tài được chọn. Cần nhớ là tên đề tài
phải thể hiện được vấn đề, mục tiêu và đơn vị nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Trong một số trường hợp, nhà nghiên cứu có thể viết thêm một đoạn văn để trình
bày những lợi ích về học thuật hoặc thực tiễn mà đề tài có thể mang lại nếu được thực
thi.
* Ví dụ 4.3: minh họa về cách đặt vấn đề của đề cương nghiên cứu. Xem chương
1, mục 1.3.1.4. Cách viết phần đặt vấn đề.
4.3.4.2 Cách viết mục tiêu nghiên cứu
Ngay sau phần đặt vấn đề là đoạn viết về mục tiêu nghiên cứu. Đoạn này phải nói
lên cho được mục tiêu mà đề tài nhắm đến. Thông thường mục tiêu tổng quát sẽ trình
bày trước, kế tiếp là mục tiêu cụ thể. Điều này cần chú ý là mục tiêu nghiên cứu phải
nhất quán với vấn đề nghiên cứu và tên đề tài.
Nhớ là mục tiêu nghiên cứu cần được viết một cách cụ thể và rõ nghĩa. Mỗi một
mục tiêu cụ thể chỉ đề cập tới một vấn đề cụ thể mà thôi. Nếu mục tiêu cụ thể được
viết theo dạng nhằm để kiểm định giả thuyết thì cần phải viết đúng cách và tương ứng
với giả thuyết đặt ra.
Mục tiêu chung: Nội dung của mục tiêu chung phải bao hàm được nội dung tên
đề tài và thực hiện đề tài nhằm mục đích gì.
Cần lưu ý rằng, mục tiêu chung không phải là liệt kê các mục tiêu cụ thể mà là
thể hiện mục tiêu chung cần đạt được của đề tài/luận văn.
Mục tiêu cụ thể: Cụ thể là thực hiện những vấn đề gì để đạt được mục tiêu
chung. Thông thường một nghiên cứu có ít hơn 3 đến 4 mục tiêu cụ thể. Riêng các dự
án lớn có thể có từ 4 đến 6 mục tiêu cụ thể. Một bài báo khoa học thì chỉ cần 1 mục
tiêu cụ thể là đủ.
* Ví dụ 4.4: minh họa về cách viết mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể: Xem
chương 1, mục 1.3.1.5. Cách viết mục tiêu nghiên cứu
Tên đề tài: “Giải pháp phát huy tiềm năng du lịch thông qua các sự kiện văn hóa
ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”.
Mục tiêu chung

76
Góp phần phát triển kinh tế du lịch Hà Tiên nói riêng và Kiên Giang nói chung
thông qua phát huy tiềm năng du lịch Hà Tiên bằng các sự kiện văn hóa tại địa
phương. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát mức độ thu hút khách du lịch đến Hà Tiên thông qua các sự kiện văn
hóa.
- Đánh giá thực trạng du lịch Hà Tiên, chỉ ra những mặt được, chưa được và
nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút khách du lịch qua các sự kiện văn hóa tại Hà
Tiên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển và duy trì loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên.
4.3.5 Cách viết câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu của đề tài mà có thể chỉ có hoặc là giả thuyết
nghiên cứu hoặc bao gồm cả hai.
Cách viết câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cũng dựa vào mục tiêu cụ thể.
4.3.5.1 Cách đặt câu hỏi nghiên cứu
Sau khi viết mục tiêu nghiên cứu sẽ là trình bày câu hỏi nghiên cứu. Ở một số
trường hợp, nhà nghiên cứu không đưa ra câu hỏi nghiên cứu mà chỉ dừng lại ở việc đề
xuất mục tiêu nghiên cứu mà thôi.
Câu hỏi nghiên cũng cần phải nhất quán với mục tiêu nghiên cứu và được viết
theo nguyên tắc cụ thể và rõ ràng. Thông thường đề tài có bao nhiêu mục tiêu cụ thể sẽ
có bấy nhiêu câu hỏi nghiên cứu lớn. Trong mỗi câu hỏi lớn có thể thay thế bằng vài
câu hỏi nhỏ. Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều câu hỏi cho mục tiêu (tối đa ba câu
hỏi cho một mục tiêu cụ thể).
4.3.5.2 Cách đặt giả thuyết nghiên cứu
Ở nội dung này, ta trình bày các giả thuyết cốt lõi của nghiên cứu. Thông thường
ký hiệu cho một giả thuyết là H
H0: là giả thuyết thể hiện không có mối tương quan giữa hai biến số.
H1: là giả thuyết mà người nghiên cứu mong muốn xảy ra mối quan hệ giữa hai
biến số.
Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu thường đặt giả thuyết
H1 và kỳ vọng rằng H1 không bị bác bỏ sau khi kiểm định hồi quy về mối quan hệ giữa
hai biến số cần nghiên cứu. Nếu H1 được chấp nhận thì ta kết luận trong nghiên cứu
của mình rằng: Nghiên cứu đã tìm ra (finding) mối tương quan giữa hai biến số mà
chưa có ai trước đó phát hiện ra.
Nhưng đôi khi việc bác bỏ giả thuyết H 1 cũng là một kết quả nghiên cứu đáng
quan tâm vì kết quả nghiên cứu không cho thấy có mối quan hệ nào giữa hai biến sau
khi phân tích những dữ liệu thu thập được.
* Lưu ý: Kết quả nghiên cứu là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H 1 chỉ có ý
nghĩa trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đang nghiên cứu mà thôi.
77
Mục tiêu: (1) Xác định các yếu tố tác động đến đầu tư vốn con người; (2) Đánh
giá đầu tư vốn con người tác động đến năng suất lao động.
Khung phân tích

Đặc điểm của doanh nghiệp

Y ếu tố vùng Đầu tư vào Năng suất


v ốn con người lao động
Đặc điểm của người lao động

Cách viết giả thuyết nghiên cứu:


H1: Đặc điểm của doanh nghiệp có tương quan đến đầu tư vào vốn con người
trong doanh nghiệp.
H2: Yếu tố vùng có tương quan đến đầu tư vào vốn con người trong doanh
nghiệp. H3: Đặc điểm của người lao động có tương quan đến đầu tư vào vốn con người
trong doanh nghiệp.
H4: Đầu tư vào vốn con người có tương quan đến năng suất lao động.
Tại sao phần giả thuyết nghiên cứu đặt ở vị trí này? Ta có thể thấy, ở giai đoạn
của quy trình nghiên cứu, việc xác định vấn đề nghiên cứu, xác lập mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu có ý nghĩa như là ta đặt ra bài toán cần phải giải quyết, nhưng rõ ràng là ta
chưa biết được phương pháp giải bài toán và chưa biết hướng mà kết quả có thể xảy ra.
Chỉ sau khi tổng hợp tài liệu thì ta mới có thể đủ kiến thúc để hình dung định hướng
(giả thuyết nghiên cứu) và cách thức, phương pháp để giải bài toán này.
Giả thuyết là sự suy đoán khoa học để trả lời cho “câu hỏi” hay “vấn đề” nghiên
cứu. Giả thuyết được kiểm chứng bằng các cơ sở lý luận hoặc thực nghiệm (Test).
a. Phân loại giả thuyết
Giả thuyết không khuynh hướng: là các giả thuyết dùng các từ như “ảnh
hưởng”, có nghĩa là giả thuyết không chỉ ra khuynh hướng. Vì vậy, giả thuyết không
khuynh hướng thuộc dạng kiểm định hai đuôi (Two - tail test). Giả thuyết có khuynh
hướng: là giả thuyết được nêu ra như một kết quả dự kiến. Trong giả thuyết thường sử
dụng các cụm từ có tính chất so sánh như giảm, tăng thấp hơn, cao hơn,…Vì vậy giả
thuyết có khuynh hướng thường được sử dụng kiểm định dạng một đuôi (One- tail
test).
b. Đặc tính của giả thuyết
Giả thuyết nghiên cứu cần có những đặc tính sau đây:
- Phải tuân thủ một nguyên lý chung và không thay đổi trong suốt qúa trình
nghiên cứu.
- Phải phù hợp với cơ sở lý thuyết và điều kiện thực tế.
78
- Càng đơn giản càng tốt.
- Có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.
Ngoài ra, một giả thuyết thường phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Có lược khảo tài liệu (Literature review) và thu nhập thông tin. - Có mối quan
hệ nhân - quả (Cause- Effect).
- Có thể thực nghiệm (Test) để kiểm chứng. c. Cách đặt giả thuyết
Điểm quan trọng trong cách đặt giả thuyết là phải đặt như thế nào để giả thuyết
được kiểm chứng “đúng” hay “sai”. Khi đặt giả thuyết, các câu hỏi sau đây cần được
quan tâm để có một giả thuyết phù hợp.
- Giả thuyết có thể được kiểm định không?
- Các biến/yếu tố nào cần được nghiên cứu?
- Phương pháp kiểm định nào (thí nghiệm, khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi, phỏng
vấn,…) sẽ được sử dụng trong nghiên cứu?
- Các chỉ tiêu nào cần đo đạt, phân tích và đánh giá?
- Phương pháp xử lý số liệu nào được áp dụng để bác bỏ chấp nhận giả thuyết?
Một giả thuyết hợp lý cần có các đặc điểm chính sau đây:
- Giả thuyết đặt ra phải phù hợp và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết nên hiện
tại (kiến thức vốn có, nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây,
hoặc dựa vào nguồn dữ liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý
thuyết chưa được chấp nhận.
- Giả thuyết đặt ra có thể làm sự tiên đoán để thể hiện khả năng đúng hay sai (ví
dụ, một tỷ lệ cao thuốc hóa học được sử dụng cho cây lúa khi so sánh với lúa không sử
dụng thuốc hóa học. Điều này có thể tiên đoán qua kiểm nghiệm).
- Giả thuyết đặt ra có thể làm thí nghiệm để thu thập thu số liệu, để kiểm chứng
hay chứng minh giả thuyết (đúng hay sai).
4.3.6 Cách viết phần lược khảo tài liệu
Lược khảo tài liệu là phần trình bày trích dẫn các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã được thực hiện. Các kết quả nghiên cứu này là một trong những nguyên
nhân để nhà nghiên cứu hình thành đề cương của mình (muốn nghiên cứu tiếp theo
hoặc các đề tài đã thực hiện mà chưa gồm các vấn đề” mà nhà nghiên cứu đang ấp ủ).
Lược khảo tài liệu bao gồm cả mô hình lý thuyết và thực tiễn mà nhà nghiên cứu muốn
vận dụng vào nghiên cứu của mình. Vấn đề là tác giả trích dẫn như thế nào các tài liệu
này trong phần lược khảo tài liệu.
Cũng cần chú ý, phần lược khảo tài liệu nên sắp xếp theo chủ đề, có thể mỗi chủ
đề có thể nhiều nguồn trích dẫn khác nhau. Trong trường hợp này các trích dẫn cần sắp
xếp theo thứ tự thời gian (từ quá khứ đến hiện tại) và nhấn mạnh các nội dung mới
(nếu có) của các nghiên cứu mới nhất. Cuối phần lược khảo tài liệu tác giả nên có kết

79
luận cho phần lược khảo rằng tác giả chọn mô hình lý thuyết nào để sử dụng cho đề tài
và tính mới trong phương pháp nghiên cứu của đề tài là gì.
Nội dung dưới đây sẽ mô tả cách trích dẫn khi lược khảo tài liệu. Có hai cách
trích dẫn:
- Trích dẫn trực tiếp: là trích dẫn nguyên văn của tác giả và để trong ngoặc kép.
Chẳng hạn, theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu
(2009) cho rằng “Dù giá lúa có tăng như nông dân mong đợi thì người trồng lúa vẫn
trong vòng luẩn quẩn nghèo vì thu nhập không đủ bù chi cho một hộ trong năm….”
Với cách trích dẫn này (họ tên tác giả để ngoài dấu ngoặc) nên viết “họ tên” đầy
đủ của các tác giả (đối với tác giả người Việt Nam) và “họ” (đối với tác giả người
nước ngoài) và tính năm nghiên cứu thì để trong ngoặc đơn.
- Trích dẫn gián tiếp: là trích dẫn được tóm tắt bởi văn phong của nhà nghiên
cứu và có thể để tên tác giả ở đầu ngoặc cuối câu.
* Ví dụ 4.5:
- Trường hợp đặt ở đầu câu: Theo Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu
(2009) thì người trồng lúa khó mà giàu lên được nếu Chính phủ không có những chính
sách hỗ trợ.
- Trường hợp đặt ở cuối câu: … Người trồng lúa khó mà giàu lên được nếu
Chính phủ không có những chính sách hỗ trợ (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc
Châu, 2009).
Trong thực tế, trích dẫn được qui định của các tạp chí và các tổ chức xét duyệt
đề cương của Việt Nam qui định tên tác giả trích dẫn đó được đặt trong hay dấu ngoặc
đơn. Chẳng hạn, “Hệ số bảo toàn hiệu quả sản xuất lúa gạo của thành phố Cần Thơ là
75,2%” (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu, 2009). Tuy nhiên, nhiều tài liệu
quốc tế lưu ý rằng việc trích dẫn “tác giả và năm” cần nên ngắn gọn theo “tên và năm”
hoặc “họ và năm” là đủ, làm sao để người đọc có thể nhận dạng dễ dàng trích dẫn này
trong danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ phía sau đề cương/đề tài.
- Trích dẫn nghiên cứu của một người: được trình bày giống như cách trích
dẫn trực tiếp và gián tiếp.
* Ví dụ 4.6: Theo Smith (2014), “.…..” (trích dẫn trực tiếp như là:...) hoặc ông
William Smith nói về điều này như là…. (Smith, 2014) (trích dẫn gián tiếp). Hoặc
Nguyễn Hồng Minh (2012) có nhận xét về vấn đề này trong một nghiên cứu của Bà
“…”.
Hoặc:
…. Những hoạt động này bao gồm hoạt động thu mua nguyên liệu, chế biến,
phân phối và tiếp thị (Lynch, 2003). Tiếp theo đó, Poter (1990) và Pathnia - Jain
(2001) cho rằng mô hình chuỗi gía trị là một hệ thống hoạt động độc lập nhưng được
kết nối với nhau.
- Trích dẫn nghiên cứu của nhiều người:

80
+ Trích dẫn hai tác giả: có hai trường hợp:
 Hai tác giả trong bài text không để trong dấu ngoặc thường xuất hiện ở đầu
câu thì dùng chữ “và” giữa hai tên tác giả. Chẳng hạn, Graff de và Nguyễn
Hồng Xuân (1998) cho rằng…
 Hai tên tác giả để trong dấu ngoặc thường đặt cuối câu: tương tự như trên
dùng chữ “và” giữa hai tên tác giả. Ví dụ như “có hơn 20% cây đước đã bị
đốn để nuôi tôm ở vùng biển của ĐBSCL (Graaf de và N.H. Xuân, 1998).
+ Trích dẫn ba tác giả trở lên: Trường hợp trích dẫn nghiên cứu có ba tác giả
trở lên thì viết họ tên đầy đủ của tác giả đầu tiên và chữ “ctv.,” thay cho các tác giả sau
rồi đến năm nghiên cứu đối với các tác giả là người Việt. Đối với tài liệu tiếng Anh thì
dùng chữ “et al.,” thay chữ “ctv.,”. Lưu ý rằng cả hai cụm từ “ctv., và et al.,” được in
nghiêng. * Ví dụ 4.7:
- Cá tra và tôm là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Năm 2011
khoảng hơn 95% tổng sản lượng cá tra được xuất khẩu (Nguyễn Phú Son và ctv.,
2013).
- Hoặc trích dẫn bằng tiếng Anh: VietNam is a key breeding ground for a number
of commercially important fish species (Poulsen et al., 2002). Where aquculure is
affected by annual flooding, in much same way as rice production, capture fisheries
(re) production is closely related to the size and extent of flooding (Junk et al.,1989
and Payne et al., 2005).
Ngoài các cách trích dẫn như trên, có một số tổ chức hoặc cấp quản lý quy định
cách format riêng. Chẳng hạn, sau các địa chỉ trích dẫn có thêm số thứ tự của danh
mục tài liệu tham khảo. Trong trường hợp này danh mục tài liệu tham khảo (thường
đặt ở trang sau cùng của đề cương hay đề tài) được đánh số thứ tự 1,2,3, …
* Ví dụ 4.8: Hệ số bảo toàn hiệu quả sản xuất lúa gạo của thành phố Cần Thơ là
75,2% (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Ngọc Châu, 2009) [12], hoặc “Hệ số bảo toàn
hiệu quả sản xuất lúa gạo của thành phố Cần Thơ là 75,2%” [12], nghĩa là tài liệu tham
khảo đầy đủ của trích dẫn này là tài liệu theo số thứ tự 12 trong danh mục tài liệu tham
khảo được đặt sau đề cương/đề tài.
4.3.7 Cách viết nội dung nghiên cứu
Cách viết nội dung nghiên cứu cũng dựa vào mục tiêu cụ thể. Cần nghiên cứu
những nội dung gì để đạt được mỗi mục tiêu cụ thể:
* Ví dụ 4.9: về cách viết nội dung nghiên cứu:
Giả sử có Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát mức độ thu hút khách du lịch đến Hà Tiên thông qua các sự kiện văn
hóa.
- Đánh giá thực trạng du lịch Hà Tiên, chỉ ra những mặt được, chưa được và
nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút khách du lịch qua các sự kiện văn hóa tại Hà
Tiên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển và duy trì loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên.

81
Mục tiêu 1: Khảo sát mức độ thu hút du khách đến Hà Tiên thông qua các sự kiện văn
hóa. Các nội dung cần nghiên cứu sau:
(1) Khảo sát 250 du khách đã từng đến Hà Tiên tham quan và đang tham
quan Hà Tiên. Đối với khách du lịch đã từng tham quan Hà Tiên phải trong thời gian 1
năm trở lại để họ có thể nhớ và có đủ thông tin để trả lời bảng khảo sát. Đối với du
khách đang tham quan, chúng tôi sẽ tập trung vào thu thập thông tin trong tháng 9 âm
lịch đúng lúc có lễ hội “Lễ giỗ Mạc Mi Cô”.
(2) Khảo sát 50 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch tại Hà Tiên.
(3) Phỏng vấn sâu những chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa tại Hà Tiên,
những người chịu trách nhiệm chính trong các lễ hội tại Hà Tiên, những cán bộ quản
lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và du lịch tại Hà Tiên. Dự kiến phỏng vấn 20
người.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng du lịch Hà Tiên và thực trạng các lễ hội truyền thống
được tổ chức hằng năm.
(1) Thống kê lượng du khách đến Hà Tiên trong 5 năm gần nhất.
(2) So sánh lượng du khách đến Hà Tiên qua mỗi lễ hội được tổ chức hằng
năm.
(3) Đánh giá ưu, nhược điểm và nguyên nhân hạn chế của du lịch văn hóa
tại Hà Tiên.
Mục tiêu 3: Các giải pháp duy trì và phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên.
(1) Đề xuất nhóm giải pháp duy trì loại hình du lịch văn hóa thông qua việc
duy trì các lễ hội truyền thống tại Hà Tiên.
(2) Đề xuất nhóm giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa thông qua
việc khai thác tối đa giá trị văn hóa địa phương phục vụ thu hút khách du lịch.
4.3.8 Cách viết phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong một đề cương nghiên cứu bao gồm bốn nội dung
chính đó là phương pháp tiếp cận, phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu,
phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích.
4.3.8.1 Phương pháp tiếp cận
Cách tiếp cận nghiên cứu là phương pháp chính mà nhà nghiên cứu sử dụng để
giải quyết các vấn đề của đề tài, phương pháp này là cốt lõi để giải quyết mục tiêu
chính của đề tài.

82
- Thứ nhất, cách tiếp cận có thể dựa vào những mô hình lý thuyết của các tác giả
trong nước hoặc trên thế giới đã được ứng dụng trong thực tiễn để làm phương pháp
tiếp cận của đề tài.
* Ví dụ 4.10: Phân tích sinh kế nông hộ dựa vào khung sinh kế của DFID (2003)
và cách tiếp cận hệ thống có sự tham gia.
- Thứ hai, cách tiếp cận hoàn toàn không có mô hình lý thuyết mà chỉ mô tả theo
dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
* Ví dụ 4.11: “Mô tả hiện tượng xâm nhập mặn vùng Duyên Hải dựa vào sự
tham gia của 215 nông hộ”. Trường hợp này thường sử dụng trong nghiên cứu định
tính để mô tả một vấn đề nào đó đang xảy ra trước khi nghiên cứu xa hơn.
- Thứ ba, cách tiếp cận tổng hợp bao gồm cả hai cách tiếp cận trên, vừa sử dụng
mô hình lý thuyết vừa có sự tham gia.
Cần chú ý rằng, sau phương pháp tiếp cận là cần có phương pháp luận để chi
tiết hóa các mô hình lý thuyết được đề cập trong phương pháp tiếp cận nhằm làm rõ
hơn các nội dung được ứng dụng trong đề tài.
* Ví dụ 4.12: về cách viết Cách tiếp cận nghiên cứu:
Giả sử mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Khảo sát mức độ thu hút khách du lịch đến Hà Tiên thông qua các sự kiện văn
hóa.
- Đánh giá thực trạng du lịch Hà Tiên, chỉ ra những mặt được, chưa được và
nguyên nhân hạn chế trong việc thu hút khách du lịch qua các sự kiện văn hóa tại Hà
Tiên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển và duy trì loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên.
Cách tiếp cận nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài được triển khai nghiên cứu
theo thiết kế nghiên cứu như sau:
+ Tổng quan nghiên cứu để tìm ra các yếu tố đo lường chất lượng lễ hội văn hóa;
+ Các yếu tố đo lường được tham khảo ý kiến của các chuyên gia có liên quan
đến chủ đề của đề tài để xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố và điều chỉnh bỏ
bớt hoặc bổ sung thêm các yếu tố trước khi tiến hành khảo sát rộng rãi hai đối tượng là
khách du lịch có tham gia lễ hội tại Hà Tiên và những doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch tại Hà Tiên.
+ Khảo sát thu thập thông tin từ hai nhóm đối tượng doanh nghiệp và khách du
lịch. Người được khảo sát sẽ đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố chất lượng lễ
hội bằng cách cho điểm từ 1 (hoàn toàn không quan trọng) đến 5 (rất quan trọng).
Đồng thời đáp viên phải đánh giá những yếu tố nào của lễ hội thu hút họ đến tham
quan du lịch tại Hà Tiên theo thang điểm từ 1 (rất thấp) đến 5 (rất cao). Với kỹ thuật
trên cho phép xác định được những yếu tố nào là quan trọng đối với du khách và yếu
tố nào thu hút du khách.
83
+ Hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến chuyên gia thông qua kỹ thuật phỏng vấn
sâu để đánh giá thực trạng các lễ hội văn hóa tại Hà Tiên, tình hình du lịch tại Hà Tiên
và những giải pháp khả thi nào có thể được đề xuất để thu hút khách du lịch đến với
Hà Tiên thông qua phát huy những giá trị văn hóa địa phương.
+ Tổng hợp những thông tin thứ cấp, sơ cấp có được từ những bước trên kết hợp
với tình hình thực tế tại Hà Tiên để đề xuất giải pháp duy trì và phát huy giá trị văn
hóa địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Hà Tiên trong thời gian tới.
4.3.8.2 Phương pháp chọn vùng và mẫu nghiên cứu
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu (Vùng, tỉnh, huyện, xã): Nhà nghiên cứu
cần có cơ sở chọn vùng nghiên cứu; Hay nói cách khác tiêu chí nào để nhà nghiên cứu
chọn ra vùng nghiên cứu. Thông thường người nghiên cứu chọn vùng nghiên cứu
thường quan tâm đến sự xuất hiện của các phần tử được chọn vào mẫu khảo sát.
* Ví dụ 4.13: Ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ được chọn để thực hiện
nghiên cứu về chuỗi giá trị cá tra vùng ĐBSCL và ba tỉnh này chiếm 73,9% về diện
tích nuôi và 69,2% về sản lượng nuôi so với ĐBSCL (số liệu thứ cấp cho minh chứng
này cần để ngay trong đề cương hoặc phần phụ lục của đề cương). Trong ví dụ này,
người nghiên cứu cần khảo sát các phần tử trong mẫu là các hộ nuôi cá tra tại ĐBSCL
gồm 12 tỉnh. Tuy nhiên, xem xét thấy trong 12 tỉnh này thì ba tỉnh Đồng Tháp, An
Giang và Cần Thơ có nhiều hộ nuôi cá tra nhiều vượt trội so với 9 tỉnh còn lại và vì
vậy việc chọn các tỉnh này sẽ thuận tiện cho mẫu khảo sát hơn. Tuy nhiên nếu người
nghiên cứu chọn mẫu theo xác suất thì không nên làm như trên vì mẫu nghiên cứu thu
thập được từ 3 tỉnh này không đại diện được cho cả ĐBSCL được. Lúc này, để mẫu
khảo sát đại diện được cho cả ĐBSCL thì tốt nhất nên xem xét tất cả các hộ nuôi cá tra
tại ĐBSCLlà một khung chọn mẫu và tiến hành chọn mẫu theo xác suất từ khung này
và vì vậy vùng nghiên cứu lúc này là ĐBSCL.
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn dựa vào phương pháp nào với cỡ
mẫu là bao nhiêu. Nếu trong quá trình nghiên cứu cần phân tích EFA hay Phân tích hồi
quy tuyến tính thì nên chú ý đến công thức tính kích cỡ mẫu (xem Chương 4, trang 39
trong tài liệu này).
4.3.8.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Dữ liệu thứ cấp
- Là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với
mục đích nghiên cứu của ta. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu
thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu
trực tiếp thu thập.
- Có nên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn hay không? Ta nên xem xét
lại sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước
khi tiến hành thu thập dữ liệu của chúng mình. Các cuộc tổng điều tra về tổng thể, nhà
ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình,…

84
do chính phủ yêu cầu thường là những nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên
cứu kinh tế xã hội.
- Ngoài ra, một số nguồn dữ liệu dưới đây là quan trọng cho các nghiên cứu bao
gồm:
+ Các báo cáo chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình
kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các
công ty về báo cáo kết quả tình hình kinh doanh, nghiên cứu thị trường,…
+ Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình
hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu
của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị
trường,…
+ Các báo cáo nghiên cứu về cơ quan, viện trường đại học;
+ Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí
mang tính hàn lâm có liên quan;
+ Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên
cứu; + Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo nghiên cứu
khoa học, các luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các
trường khác.
- Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền, thời gian.
- Tuy nhiên, nếu một nghiên cứu chỉ chú trọng sử dụng dữ liệu thứ cấp thì cũng
khó có thể đạt được kết quả mong muốn và khó tạo ra kết quả mới. Hai nhược điểm
căn bản trong sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là:
+ Số liệu thứ cấp này đã thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có
thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta, khó phân loại dữ liệu, các biến số và
đơn vị đo lường có thể khác nhau;
+ Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác,
mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
- Trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu,
phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp
hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.
- Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu cũng thay đổi theo dạng dữ liệu sơ
cấp hay thứ cấp. Với dữ liệu thứ cấp, ta thường dùng phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Với dữ liệu sơ cấp, ta thường dùng phương pháp thu thập là quan sát, phỏng vấn và
điều tra bằng bảng câu hỏi. Các phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu được trình
bày qua Sơ đồ 4.1 dưới đây.

85
Sơ đồ 4.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn: Kumar (2005)
b. Dữ liệu sơ cấp
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên
cứu của chúng ta, chúng ta cần phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề
nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách
khác dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua thí nghiệm, khảo sát, điều tra bằng câu hỏi cấu
trúc hoặc bán cấu trúc, qua phỏng vấn hoặc các phương pháp thu thập dữ liệu khác.
Cần mô tả cụ thể tiến trình thu thập dữ liệu sơ cấp và các công cụ sử dụng để thu thập.
4.3.8.4 Phương pháp phân tích
Để đề cương có tính thuyết phục cao, các phương pháp phân tích nên mô tả theo
từng mục tiêu cụ thể. Hay nói cách khác, để đạt được “mục tiêu cụ thể 1” cần phải sử
dụng các phương pháp phân tích nào? Tuy nhiên trong đề cương có thể tổng hợp các
phương pháp phân tích để đáp ứng các mục tiêu đã đưa ra.
Nhà nghiên cứu cần trình bày chi tiết phương pháp phân tích đối với mỗi mục
tiêu cụ thể của đề tài - dùng những phương pháp phân tích nào để đạt được mục tiêu 1,
mục tiêu 2,…
* Ví dụ 4.14: các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, phân tích Anova,
phân tích hồi quy đa biến, phân tích so sánh, phân tích SWOT, phân tích lợi ích chi
phí, phân tích nhân tố, phân tích PEST, phân tích Crosstab, … tùy theo nội dung của
từng mục tiêu mà chọn phương pháp phân tích cho phù hợp.

86
Muốn viết được phương pháp phân tích tác giả cần nắm được mục tiêu và nội
dung cụ thể của các phương pháp phân tích. Mỗi phương pháp phân tích sẽ đáp ứng
một mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, muốn biết hai biến có liên hệ với nhau
hay không, ta sử dụng “phân tích Cross tab”, muốn so sánh trung bình của nhiều tổng
thể, ta sử dụng “phân tích ANOVA”, muốn xem một biến nào đó ảnh hưởng bởi các
yếu tố nào khác, dùng “phân tích hồi quy đa biến”, phân tích nhân tố,… Tóm lại, nội
dung này muốn đề cập phương pháp phân tích để đạt được mỗi mục tiêu cụ thể là gì?
Người viết đề cương nghiên cứu thường nhằm lẫn giữa phương pháp phân tích và
công cụ phân tích. Công cụ phân tích là các phần mềm xử lý và phân tích thông tin
như
SPSS, Excel, EViews, Stata, … các công cụ này không cần thiết đề cập trong phương
pháp nghiên cứu nói riêng và trong đề cương nghiên cứu nói chung.
Hơn nữa, phần này trình bày cách thức mà ta dự kiến sẽ áp dụng để phân tích, xử
lý dữ liệu thu thập được. Các phương pháp phân tích nên được chỉ ra một cách cụ thể,
chi tiết để đảm bảo người đọc và phê duyệt đề cương có đầy đủ thông tin để nhận xét.
Mục tiêu áp dụng của từng phương pháp phân tích nên được làm rõ, và kèm theo là
trình bày các kỹ thuật thống kê, các kiểm định thống kê sẽ được áp dụng.
Cuối cùng ta nên chỉ ra công cụ tính toán nào sẽ được áp dụng, ví dụ tên phần
mềm thống kê được dùng cho phân tích.
* Ví dụ 4.15: Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nông thôn ĐBSCL.
Cách viết phương pháp phân tích dữ liệu:
Đề tài kết hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy đa biến;
Tình trạng nghèo của hộ sẽ được mô tả chi tiết thông qua các biến kinh tế - xã hội. Các
đặc trưng của hộ nghèo sẽ được so sánh với hộ giàu và các nhóm hộ khác. Các kiểm
định thống kê T - test, F - test, phân tích xếp hạng Duncan (One- way ANOVA) sẽ
được áp dụng để kiểm định khác biệt giá trị trung bình. Kiểm định chi-square sẽ được
áp dụng cho một số biến định tính. Phân tích tương quan cũng được thực hiện để phát
hiện quan hệ giữa các biến định lượng; Mô hình hồi quy đa biến logit được dùng để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế- xã hội đến tình trạng nghèo của hộ gia
đình; Số liệu sẽ được phân tích và trình bày dựa trên kết quả thống kê có được từ phần
mềm SPSS 20.0;
4.3.9 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu bao gồm giới hạn về nội dung, giới hạn về thời
gian về không gian nghiên cứu.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Thường ít chú ý, nhưng lại hết sức cần thiết và
quan trọng. Các vấn đề nghiên cứu kinh tế - xã hội thường rất phức tạp, chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố tác động mà nhà nghiên cứu không lường hết được. Ngoài ra
nếu áp dụng các lý thuyết hoặc các mô hình này đặt ra. Ta phải luôn đặt vấn đề nghiên
cứu trong bối cảnh giả định nào đó đến vấn đề nghiên cứu. Đôi khi phạm vi chuyên
môn còn liên quan đến khả năng xử lý thông tin. Nếu các nhà nghiên cứu buộc phải sử
dụng các dữ liệu thứ cấp hoặc các dữ liệu sơ cấp của các cuộc nghiên cứu khác, các

87
hạn chế về khả năng cung cấp thông tin và sự tương thích của các dữ liệu này đối với
vấn đề nghiên cứu của ta cũng là một việc cần phải chú ý.
Ta cũng nên ghi ra đơn vị nghiên cứu mà ta sẽ tập trung vào. Đơn vị nghiên cứu
chính là đối tượng cụ thể mà ta sẽ phải quan sát, ghi nhận và thu thập thông tin dữ liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, giới hạn nội dung nghiên cứu mục này nên đề cập đến những vấn đề
mà đề tài chưa thể hoặc không thể nghiên cứu với thời gian, không gian và kinh phí có
hạn hoặc do hạn chế về chuyên môn sâu của nhà nghiên cứu. Nội dung giới hạn này
nhà nghiên cứu có thể xác định ngay khi viết đề cương và bổ sung thêm sau khi hoàn
chỉnh đề tài nếu phát hiện các vấn đề chưa thể nghiên cứu được. Trong thực tế, các nhà
nghiên cứu hay viết nhằm lẫn nội dung này bằng cách lập lại mục tiêu nghiên cứu.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Thông thường phạm vi không gian được
trình bày cụ thể theo đơn vị hành chính hoặc một khu vực không gian được xác định
nào đó. Nghiên cứu được thực hiện ở đâu và tại sao không thể nghiên cứu trong không
gian lớn hơn?
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nếu nghiên cứu đề cập đến một giai đoạn thời
gian cụ thể nào đó trong quá khứ thì ta cần phải ghi ra thật cụ thể. Nếu không đề cập
đến có nghĩa là ta nghiên cứu ở phạm vi thời gian hiện tại hoặc vừa mới xảy ra. Nếu
độ dài thời gian của dữ liệu thu thập và phân tích. Trong phần này có thể bao gồm thời
gian thực hiện đề tài thể hiện bằng sơ đồ GANT để minh họa.
* Ví dụ 4.16: một sơ đồ GANTT đối với đề tài thực hiện trong một năm:

Bảng 4.1: Sơ đồ GANTT


2010
Stt Hoạt động nghiên cứu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Hoàn chỉnh đề cương và ký hợp đồng
2 Thu thập dữ liệu thứ cấp
3 Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu
4 Thu thập dữ liệu sơ cấp
5 Mã hóa, nhâp và phân tích dữ liệu
6 Viết báo cáo nháp đầu tiên
7 Tổ chức hội thảo để và nhận góp ý
8 Hoàn chỉnh và nộp báo cáo
Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (tr 129)
* Ví dụ 4 .17: Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia đình ở nông thôn ĐBSCL.
Cách viết phạm vi nghiên cứu:
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Các quan sát được ghi nhận từ hộ gia đình ở khu
vực nông thôn và bị hạn chế bởi nội dung điều tra của bộ dữ liệu VHLSS 2016. Số liệu
88
tổng hợp chỉ có giá trị đại diện cho vùng, không có giá đại diện cho tỉnh riêng lẻ ở
ĐBSCL.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Dựa trên bộ dữ liệu trích cho vùng ĐBSCL điều
tra mức sống gia đình Việt Nam năm 2016 (VHLSS 2016) như vậy, thời gian nghiên
cứu nằm trong giai đoạn 2015 - 2017.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Dựa trên bộ dữ liệu trích cho vùng ĐBSCL dữ
liệu. Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2016 (VHLSS năm 2016) của cả nước.
* Ví dụ 4.18: Nghiên cứu phân loại tình trạng nghèo đa hướng.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Các quan sát được ghi nhận từ hộ gia đình ở khu
vực nông thôn bị hạn chế bởi nội dung điều tra. Có thể không có một số biến quan sát
đại diện đầy đủ cho các tài sản sinh kế. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ mang tính ‘tĩnh’ vì
chỉ dựa trên số liệu chéo thu thập tại một thời điểm.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 3/2016 và dữ liệu
nghiên cứu phản ánh tình hình kinh tế xã hội của hộ gia đình trong giai đoạn 2016-
2017.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện một nghiên cứu thực tiễn tại
khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Không gian nghiên cứu bao gồm hai
huyện đặc trưng cho vùng nông thôn là huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh.
4.3.10 Kết quả mong đợi
Viết phần “kết quả mong đợi” cần dựa vào mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể vì
những gì mong đợi từ NC phải được thể hiện ở đây. Nhà nghiên cứu thường mắc lỗi
khi viết phần này giống như mục tiêu cụ thể.
* Ví dụ 4.19: Nghiên cứu tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL-
Kết quả mong đợi được trình bày trong bảng 5.2 sau:
Bảng 4.2: Kết quả mong đợi

Stt Mục tiêu Kết quả mong đợi


1 Tìm hiểu các đặc trưng về - Những đặc trưng về nhân khẩu học của hộ
nhân khẩu học, kinh tế xã hội nghèo ở nông thôn ĐBSCL;
của hộ nghèo ở nông thôn
- Thống kê về kinh tế xã hội của hộ nghèo ở
ĐBSCL
nông thôn ĐBSCL.
2 Xác định các yếu tố ảnh
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
hưởng đến tình trạng nghèo
nghèo của hộ gia đình ở nông thôn ĐBSCL; - Xác
của hộ gia đình ở nông thôn
định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của
ĐBSCL.
hộ gia đình ở nông thôn ĐBSCL.
3 Gợi ý các định hướng chính
- Xác định một số chính sách xóa đói giảm nghèo
sách xóa đói giảm nghèo cho
cho nông thôn ĐBSCL.
nông thôn ĐBSCL.

89
4.3.11 Đối tượng thụ hưởng
Trong phần này cần liệt kê “Ai là người thụ hưởng kết qủa nghiên cứu”. Tùy
theo mục tiêu của từng đề tài mà người thụ hưởng đề tài cũng khác nhau. Họ có thể là
cá nhân, một tổ chức hoặc một cộng đồng.
4.3.12 Dự trù kinh phí
Trường hợp đề tài xin kinh phí, tùy theo mỗi cấp quản lý đề tài sẽ có quy định riêng
cho các khoản mục chính cần cho các khoản mục chính cần có một dự trù kinh phí bao
gồm:
Các khoản chi không giao khoán: bao gồm các mục chi quy định bởi cấp quản lý.
Các khoản chi được giao khoán: bao gồm thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp viết
chuyên đề,…
Các khoản chi phí khác: gồm có văn phòng phẩm, chi phí nghiệm thu, đánh giá,
phụ cấp trách nhiệm, quản lý phí,…
Đối với các đề cương/đề tài quốc tế, tùy theo kinh phí của từng đề tài mà có các
định mức chi khác nhau cho phù hợp với các nội dung chi. Cấu trúc nội dung chi đối
với đề tài dùng kinh phí quốc tế thường bao gồm các khoản mục sau:
+ Tiền lương khoán của chuyên gia (Nhóm tham gia nghiên cứu)
+ Thiết bị
+ Thu thập dữ liệu
+ Liên lạc
+ Chi đi lại quốc tế (nếu có)
+ Chi hội thảo
+ Văn phòng phẩm
+ Quản lý phí (có hoặc không có tùy theo quy định của tổ chức các cấp kinh phí)
Cũng lưu ý rằng tùy theo tổ chức cung cấp kinh phí mà họ có thể quy định tiền lương
của các chuyên gia; mục này theo được phép quá 20% hoặc 25% trong tổng kinh phí
đề tài được duyệt.
4.3.13 Cách viết trang tài liệu tham khảo
Hiện nay, có hai cách viết tài liệu tham khảo phổ biến trên thế giới được ứng
dụng rộng rãi đó là cách viết APA và MLA. Cụ thể và chi tiết hai cách viết trên đối với
mỗi loại tác phẩm là sách, tạp chí hay các nguồn khác từ kỷ yếu, hội thảo,… có thể
xem chi tiết trong hai trang web sau:
http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/557/01/
http://owl.english.purdue.edu/owl/resource/560/01/
Thông thường danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC theo
họ của tác giả. Tài liệu tham khảo có thể đánh số hay không đánh số thứ tự tùy theo
quy định của các cấp quản lý hoặc tạp chí. Hiện nay, vẫn tồn tại cả hai trường hợp này.
90
Nếu tài liệu tham khảo dài hơn một dòng thì từ dòng thứ hai cần thụt vào “một tab”
hoặc “nửa tab”.
Chú ý: Chỉ có những tài liệu tham khảo có đề cập trong đề cương/đề tài hoặc
luận văn/dự án mới liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
4.3.13.1 Cách trích dẫn APA
APA (American Psychological Association) được sử dụng rất phổ biến để trích
dẫn các nguồn tham khảo trong các ngành thuộc về khoa học xã hội. Trích dẫn theo
theo cách APA được chỉnh sửa tái bản lần 5 bởi Allen Brizee ngày 17/2/2009 cụ thể
như sau: - Trích dẫn tài liệu sách: Trong danh mục tài liệu tham khảo theo APA, họ
của tác giả được đặt trước tên, năm xuất bản để trong ngoặc, dấu chấm, tên sách viết
nghiêng, nơi in: nhà xuất bản. * Ví dụ 4.20:
Plath, S. (2000). The unabridged journals (K.V. Kukil, Ed.). New York: Anchor.
Helfer, M.E., Kêm, R.S., and Drugman, R. D. (1997). The battered child (5th
ed.). Chicago: University of Chicago Press.
Võ Thị Thanh Lộc (2001), Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và
kinh tế (tái bản lần 2). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Trích dẫn nguồn khác: tạp chí, kỷ yếu hội thảo
Có nhiều cách viết khác nhau đối với tài liệu tạp chí, cụ thể có ba cách viết như
các ví dụ dưới đây.
* Ví dụ 4.21
Loc, V.T.T., Bush, S., and Sinh, L.X. (2009). Assessment of value chian for
promoting sustainable fisheries development in the Mekong Basin. Cases of
Panagasius in VietNam anh Cambbodia. VietNam Economic Management Review,
Economic
Research topics. 4(1): 55-66.
Bergmann, P.G. (1993). Relativity. IN the new encyclopedia Britannica (Vol.
26,pp.501-508). Chicago: Encyclopedia Britannica
Coltheart, M., Curtis, B., Atkins, P., and Haller, M. (1993). Models of reading
aloud: Dual- route and parallel- distributed – processing approaches. Psychologiacal
Review, 100, pp589-608.
4.3.13.2 Cách trích dẫn MLA
MLA (Moder Language Association) là cách trích dẫn phổ biến dùng để viết báo
hoặc trích dẫn các nguồn thuộc các ngành nghệ thuật tự do và khoa học nhân văn.
Trích dẫn theo MLA được chỉnh sửa tái bản lần 6 bởi Allen Brizee ngày 26/3/2009, cụ
thể như sau:
- Trích dẫn sách

91
+ Một tác giả: Họ tác giả, tên tác giả. Tên sách (gạch dưới). Nơi xuất bản: Nhà
xuất bản, năm xuất bản.
*Ví dụ 4.22: Gleick, James. Chaos: Making a New Science. New York: Penguin
Books, 1987.
Henley, Patricia. The Hummingbird House. Denver: MacMurray, 1999.
+ Hai tác giả: Người thứ nhất ghi họ tên, người thứ hai ghi tên họ (đối với tác
giả nước ngoài. Ghi cả họ và tên hai tác giả cách nhau bằng chữ “và” đối với người
Việt Nam.
*Ví dụ 4.23:
Gillespie Paula, and Neal Lerner. The Allyn an Bacon Guide to Peer Tutoring.
Boston: Allyn, 2000.
Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son. Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm (ứng
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp). Thành phố Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần
Thơ, 2013.
+ Ba tác giả: Người thứ nhất ghi họ tên, et al., hoặc ghi tất cả họ tên các tác giả.
Tuy nhiên, ghi tất cả họ tên các tác giả được ứng dụng để trích dẫn trong bài text.
Wysocki, Anne Frances, Jonhdan Johnson-Eilola, Cynthia L.Selfe, and Geoffrey
Sirc. Writing New Media. Theory and Applications for Expanding the Teaching of
Composition. Logan, UT: Utah State UP, 2004.
+ Trích dẫn nguồn khác: Tác giả. “Tên bài báo” (trong ngoặc kép). Tên báo
(gạch dưới) ngày tháng năm: trang. * Ví dụ 4.24:
Poiewozik, Jame. “TV Makes a Too- Close Call”.Time 20 Nov. 2000: 70-71.
Buchman, Dana. “A Special Education”. Good Housekeeping Mar.2006:143-8.
Brubaker, Bill. “New Health Center Targets County’s Uninsured Patients”.
Washington Post 24 May 2007: LZ01.
Krugman, Andrew. “Fear of Eating”. New York Times 21 May 2007 late ed.:A1.
- Trích dẫn từ Website
+ Trường hợp bài viết có tác giả: Họ tên tác giả (năm). Tên bài viết. Nguồn
website, ngày truy cập.
+ Trường hợp bài viết không có tác giả: Cơ quan ban ngành/tổ chức (năm). Tên
bài trong website, ngày truy cập.
* Ví dụ 4.25:
Hoài Bảo (2014). Các chất tránh sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ
môi trường: http://www.vnexpress.net/GL/Dou-song/2010/04/3BA1B346/, truy cập
ngày 24/4/2014.
MLA formatting and style guide:

92
Htttp://owl.english.purdue.edu/owl/resource/557/01/ truy cập ngày 4/5/2009.
Cách viết sai: Viện nghiên cứu phát triển - ĐBSCL: Htttp://www.ctu.edu.vn/in
4.3.14 Cách viết phần phụ lục
Danh mục và nội dung phần phụ lục dùng để đưa thêm các bằng chứng của tiến
trình nghiên cứu hoặc giải thích chi tiết thêm các kết quả nghiên cứu, ví dụ như bảng
câu hỏi nghiên cứu, bảng mã hóa, kết quả xủ lý, các văn bản chứng nhận chất lượng,
kết quả thí nghiệm,… Nếu có nhiều phụ lục thì cần thiết thành lập trang “Danh mục
phụ lục” trước khi trình bày các phụ lục cụ thể * Ví dụ 4.26:
Phụ luc 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn …….
Phụ lục 2: Kết quả xử lý dữ liệu
Phụ luc 3: …
4.3.15. Các mẫu đề cương tham khảo
Như đã giới thiệu ở đầu chương này, các tổ chức khác nhau có các mẫu (format) đề
cương không giống nhau. Chẳng hạn như đề cương nghiên cứu cấp trường cấp bộ, cấp
nhà nước, cấp tỉnh thành phố, hợp tác quốc tế và dự án lớn của nước ngoài.
4.3.15.1. Mẫu đề cương nghiên cứu cấp trường
Mẫu đề cương nghiên cứu cấp trường bao gồm các nội dung sau đây:
PHIỀU ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHOA HOC & CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM…….
1. Tên đề tài
2. Tính cấp thiết
3. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
4. Nội dung nghiên cứu
5. Thời gian nghiên cứu dự kiến
6. Nhu cầu kinh phí dự kiến
7. Dự kiến kết quả, sản phẩm chủ yếu
Loại sản phẩm
Địa chỉ có thể ứng dụng
8. Hiệu quả dự kiến Về khoa học và đào tạo
Về phát triển kinh tế
Về xã hôi
Kiên Giang, ngày… tháng… năm 20
TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT

4.3.15.2. Mẫu đề cương nghiên cứu cấp bộ


Nội dung và hình thức một đề cương nghiên cứu cấp bộ bao gồm:
93
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Tên cơ quan:
Địa chỉ CQ
Điện thoại Fax E.mail:
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên
Địa chỉ CQ
Địa chỉ NR
Điện thoại CQ: Điện thoại NR: Điện thoại DĐ:
Fax: E-mail:
8. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên Đơn vị công tác Nội dung nghiên cứu cụ thể Chữ kỹ
được giao
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị
và ngoài nước

10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
12. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
13. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
14. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
TT Các nội dung, công việc Sản phẩm phải Thời gian (bắt Người thực hiện
thực hiện chủ yếu đạt đầu- kết thúc)
1
Loại sản phẩm
ẫu Vật liệu Thiết bị máy móc Dây chuyền công nghệ
M

94
Tiêu chuẩn Qui phạm Sơ đồ Báo cáo phân tích
Tài liệu dự báo Đề án Luận chứng kinh tế Chương trình
ản kiến nghị Sản phẩm khác
B Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm

TT Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học


Số học viên cao học và nghiên cứu sinh được đào tạo
Số bài báo công bố
Địa chỉ có thể ứng dụng
16. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Tổng kinh phí
Trong đó:
Kinh phí sự nghiệp khoa học
Các nguồn kinh phí khác
Nhu cầu kinh phí hằng năm
Dự trù kinh phí theo các mục chỉ

Ngày… tháng … năm … Ngày… tháng … năm …


Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
Ngày… tháng … năm …
Cơ quan Bộ duyệt

4.4 Cách thức soạn báo cáo trên PowerPoint


Soạn bài trình chiếu trên máy vi tính qua công cụ PowerPoint (PP)
- Dùng hình ảnh sơ đồ, biểu đồ, biểu bảng thay thế phần viết chữ.
- Nếu viết chữ thì chỉ dùng từ khóa (key words), theo qui định chuẩn của quốc tế
thì mỗi dòng chỉ được phép từ 6 - 12 từ.
- Định dạng PP tùy theo tổ chức quy định (nếu có), nếu không thì hoàn toàn do
sự sáng tạo của tác giả hoặc dùng các định dạng PP đã được thiết kế sẵn trên phần
mềm PP.
- Khi trình bày tác giả sẽ tự giải thích chi tiết các slide của PP để đảm bảo nội
dung và thời gian được quy định cho một báo cáo. Vì vậy, rất cần thiết cho tác giả báo
cáo thử vài lần trước khi báo cáo chính thức.
4.5 Cách thức báo cáo bằng tiếng Anh
Hiện nay rất nhiều cơ hội để nhà nghiên cứu (không chuyên ngữ) có thể báo cáo bằng
tiếng Anh hoặc bắt buộc phải báo cáo bằng tiếng Anh nhưng chưa biết bắt đầu, chuyển

95
mạch và kết thúc như thế nào. Dưới đây là những mẫu cơ bản để các bạn tham khảo
khi báo cáo.
1. Good “afternoon” (thay đổi tùy theo buổi sang hay chiều) ladies and
gentlemen. I am glad/It is my pleasure to be here to tell you my proposal/research on
“tên đề tài bằng tiếng Anh”.
2. I would like to begin by showing you the topic/contents:
- What is the problem of the research;
- How about the research objective;
- What is the methodology used; - What are the products of the research; - And
the research conclusion.
3. Let’s take a look at the first topic regarding… (nội dung đầu tiên bạn muốn
trình bày)
- Well, I can give some data and information to support my point as problem -
faced.
+ First, … (show the slide)…
+ Second, … (more explanation)
+ Third, …
+ Here is the final and the most important with respect to research problem I
should emphasize (show slide and explain)
4. Now that you have heard about the research problem, Let’s move on the
objective of the research…
5. Let’s look at the … (explain the slide)
6. As I have explained in the previous slide I should point out… (show the
slide and explain)
7. I would like to close by saying conclusion that…
8. I want to end with the story that “…” (if any)
9. That’s all my presention, thank you very much for your attention.
10. I would like to invite you to raise any question.
Tóm tắt chương 4
Có thể coi đề cương nghiên cứu là một bản kế hoạch chi tiết, tổng hợp tất cả các
nội dung mang tính kế hoạch giúp ta thực hiện nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu phải
thể hiện kết quả của các bước ta đã đạt được trong quá trình tìm kiếm ý tưởng và
chuẩn bị kế hoạch, bao gồm lý do chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên
cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, các lý thuyết liên quan và giả thuyết nghiên cứu,
đồng thời trình bày kế hoạch tiếp theo để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

96
Đề cương nghiên cứu là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý và tổ chức tài
trợ nghiên cứu xem xét và phê duyệt và cho phép tài trợ thực hiện nghiên cứu, để các
hội đồng khoa học xem xét chấp nhận cho thực hiện đề tài, luận văn trong trường đại
học.
Một đề cương mang tính chuẩn mực thông thường bao gồm các nội dung theo
trình tự cấu trúc như sau:
(i) Đặt vấn đề;
(ii) Mục tiêu nghiên cứu
(iii) Câu hỏi nghiên cứu;
(iv) Giả thuyết nghiên cứu (nếu có);
(v) Lược khảo tài liệu (Những khái niệm và lý thuyết có liên quan); (vi)
Phương pháp nghiên cứu (phương pháp tiếp cận, phương pháp chọn vùng
và mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân
tích);
(vii) Phạm vi nghiên cứu;
(viii) Kết quả mong đợi;
(ix) Đối tượng thụ hưởng;
Ngoài ra, đề cương nghiên cứu còn có hạng mục như dự trù kinh phí.
Cách thức viết từng nội dung phải đảm bảo thể hiện đúng với yêu cầu phải đạt
của từng nội dung, dùng văn phong khoa học, diễn đạt chính xác, trong sáng.

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN


Hãy căn cứ vào những nội dung được hướng dẫn trong chương 5. Viết đề cương
chi tiết cho một đề tài mà bạn chọn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Mark Saunders & ctg (2010), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh (Sách dịch),
NXB Tài Chính.
2. Nguyễn Đình Thọ (2011, 2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
NXB Lao động Xã hội.
3. Phan Anh Tú (2015), Những vấn đề trọng tâm trong phương pháp nghiên cứu khoa
học, NXB Đại học Cần Thơ.
4. Trần Tiến Khai (2014), Phương pháp nghiên cứu khinh tế (kiến thức cơ bản), NXB
Loa động xã hội.

97
5. Võ Thị Thanh Lộc & Huỳnh Hữu Thọ (2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học và
viết đề cương nghiên cứu (ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội), NXB Đại học Cần
Thơ.
Tiếng Anh
6. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988). Servqual: A multiple-item
scale for measuring consumer perc. Journal of retailing, 64(1), 12.

98
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Kính chào Anh/ Chị.


Chúng tôi là nhóm nghiên cứu thuộc trường ĐH Kinh Tế TP.HCM. Chúng tôi
đang thực hiện nghiên cứu về “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng khi mua hàng qua mạng tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Kính mong
Anh/ Chị dành chút thời gian quý báu để trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi dưới
đây. Xin lưu ý là không có câu trả lời đúng hay sai mà chỉ phản ánh sự nhìn nhận của
cá nhân Anh/ Chị về vấn đề liên quan. Tất cả các câu trả lời của Anh/ Chị đều thực sự
có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua hàng qua mạng, từ đó các
doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao mức độ hài lòng
của khách hàng khi mua hàng qua mạng.
PHẦN I: Anh/ Chị đã từng mua hàng hóa trên mạng?
 Có  Không
PHẦN II: Anh/ Chị vui lòng cho biết ý kiến của Anh/ Chị khi mua hàng qua
mạng đối với các nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu vào những ô tương ứng từ 1
đến 7 theo mức độ đồng ý của Anh/ Chị, dựa theo quy ước:
1 = Rất không đồng ý 2 = Không đồng ý
3 = Hơi không đồng ý 4 = Phân vân
5 = Hơi đồng ý 6 = Đồng ý
7 = Rất đồng ý
STT CÂU HỎI KHẢO SÁT Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5 6 7
01 Bao bì hàng hóa đảm bảo yêu cầu chất lượng
02 Các bước tiến hành giao dịch đều được thực
hiện qua mạng

03 Các chuyên gia của công ty luôn sẵn sàng trả lời
các câu hỏi của tôi

99
04 Các giao dịch được thực hiện nhanh chóng

05 Các liên kết của trang web với các trang web
khác luôn trong tình trạng có thể sử dụng

06 Các quảng cáo về sản phẩm của công ty làm cho


tôi cảm thấy hài lòng

07 Các quy định trên trang web về phương thức


thanh toán đảm bảo quyền lợi cho tôi

08 Cấu trúc các thư mục của trang web được thiết
kế một cách hợp lý

09 Chất lượng hàng hóa khi giao đúng với khi tôi
đã đặt hàng

10 Chi phí giao hàng thấp


11 Công ty chú ý đặc biệt đến những quan tâm
nhiều nhất của tôi

12 Công ty có chế độ hậu mãi tốt (quà lưu niệm,


thư cảm ơn, …)

13 Công ty có mối quan hệ tốt với công ty (tổ chức)


có uy tín

14 Công ty có tổ chức nhiều chương trình có giải


thưởng nhằm khuyến khích và động viên tôi

15 Công ty cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm


như đã hứa

16 Công ty duy trì thông báo tin tức qua mạng


17 Công ty giải quyết phàn nàn của tôi nhanh
chóng
18 Công ty giao hàng đúng chủng loại hàng mà tôi
đã đặt qua mạng

19 Công ty giao hàng nhanh chóng


20 Công ty hiểu được nhu cầu đặc biệt của tôi

100
21 Công ty hướng dẫn tôi cách thức mua hàng
thuận tiện nhất

22 Công ty luôn thể hiện sự quan tâm chân thành


trong việc giải quyết vấn đề khi tôi cần giúp đỡ

23 Công ty quảng cáo sản phẩm lặp lại nhiều lần


thông qua các trang web, email cho tôi dễ nhớ

24 Công ty sẵn sàng cung cấp thêm những thông


tin không có trên trang web khi tôi yêu cầu

25 Công ty thông báo cho tôi biết chính xác thời


gian giao hàng

26 Công ty thông báo cho tôi biết khi có sản phẩm


mới hay các sản phẩm cũ đã được cải tiến tốt
hơn
27 Công ty thông báo rộng rãi những sự kiện sắp
diễn ra để tôi có thể theo dõi và tham dự

28 Công ty thông báo tình trạng hàng hóa để tôi có


thể theo dõi

29 Công ty thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu


tiên

30 Công ty xác nhận cho tôi biết hàng hóa đã được


vận chuyển

31 Hàng hóa của trang web này có giá rẻ hơn so


với các trang web khác

32 Lần đầu mua hàng qua mạng nhưng tôi không


cần nhiều sự giúp đỡ từ người khác

33 Mua hàng qua mạng là một quyết định khôn


ngoan

34 Nhân viên công ty bao giờ cũng tỏ ra lịch sự,


nhã nhặn khi giao dịch với tôi

101
35 Nhân viên công ty không bao giờ quá bận đến
nỗi không đáp ứng nhu cầu tôi

36 Thắc mắc của tôi được giải đáp một cách chính
xác

37 Thắc mắc của tôi được giải đáp một cách nhiệt
tình

38 Thời gian đợi giữa hành động nhấn chuột và


hiển thị trang web không lâu

39 Thông tin cá nhân của tôi được đảm bảo an toàn


khi cung cấp trong quá trình giao dịch

40 Thông tin hàng hóa được cập nhật liên tục


41 Tôi có thể chọn lựa phương thức thanh toán
thuận tiện nhất cho mình

42 Tôi có thể dễ dàng đặt hàng qua mạng


43 Tôi có thể dễ dàng thay đổi hay hủy bỏ danh
sách đặt hàng mà không gặp bất cứ trở ngại nào
từ phía nhà cung cấp

44 Tôi có thể đưa những phản hồi, ý kiến và phàn


nàn của mình trên trang web

45 Tôi có thể lựa chọn phương thức giao hàng


thuận tiện nhất cho mình

46 Tôi có thể theo dõi lịch sử mua hàng của mình


trên trang web

47 Tôi có thể tiết kiệm chi phí mua hàng khi mua
hàng qua mạng

48 Tôi có thể tiết kiệm thời gian khi mua hàng qua
mạng

49 Tôi dễ dàng đăng ký làm thành viên của trang


web

102
50 Tôi dễ dàng nhận được thông tin phản hồi từ
nhà cung cấp

51 Tôi dễ dàng so sánh giá cả của sản phẩm


52 Tôi dễ dàng tìm kiếm hàng hóa với nhiều sự lựa
chọn khi mua hàng qua mạng

53 Tôi dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà mình đang


cần khi mua hàng qua mạng

54 Tôi hài lòng với kinh nghiệm mua hàng qua


mạng của mình

55 Tôi sẽ tiếp tục mua hàng qua mạng


56 Tôi thích chất lượng hàng hóa phù hợp với giá
bán

57 Tôi thích mua hàng qua mạng


58 Trang web cho phép tôi mua hàng thử mà không
cần phải đăng ký là thành viên

59 Trang web có chữ rõ ràng, dễ đọc


60 Trang web có đầy đủ các tính năng an toàn
61 Trang web có nhiều hàng hóa cho tôi lựa chọn
62 Trang web có nhiều sản phẩm lạ, độc đáo so với
các trang web khác

63 Trang web có phần thể hiện các câu hỏi thường


gặp

64 Trang web có tốc độ kết nối và tải thông tin


nhanh chóng

65 Trang web cung cấp cho tôi nhiều cách khác


nhau để có thể liên lạc với công ty nhanh nhất

66 Trang web cung cấp nội dung thông tin hàng


hóa đầy đủ để tôi có thể quyết định mua hàng

67 Trang web cung cấp sự hỗ trợ trực tuyến

103
68 Trang web cung cấp thông tin chi tiết về công ty
để tôi có thể hiểu rõ hơn về công ty

69 Trang web cung cấp thông tin dễ hiểu đối với tôi
70 Trang web cung cấp thông tin về hàng hóa trung
thực, chính xác

71 Trang web được nhiều khách hàng sử dụng khi


mua hàng qua mạng

72 Trang web được thiết kế gây hứng thú, lôi cuốn


tôi

73 Trang web luôn trong tình trạng hoạt động tốt


74 Trang web truyền đạt sự tin tưởng đến tôi
75 Việc thanh toán được thực hiện dễ dàng
76 Việc thanh toán tiền hàng của tôi được đảm bảo
an toàn

PHẦN III: Xin Anh/ Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
1. Giới tính của Anh/ Chị:
 Nam  Nữ
2. Tuổi đời của Anh/ Chị thuộc nhóm nào?
< 22  22-28
 29 - 36 >36
3. Thu nhập trung bình hàng tháng của Anh/ Chị (đồng)?
< 3.000.000  3.000.000 – 6.000.000
>6.000.000 - 10.000.000 >10.000.000
4. Trình độ học vấn của Anh/ Chị:
< Cao đẳng  Cao đẳng
 Đại học  Sau đại học
5. Họ tên của Anh/ Chị: ..........................................................................................

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/ CHỊ KÍNH CHÚC ANH/ CHỊ
MAY MẮN

104
BẢNG MÃ HÓA BIẾN
MÃ BIẾN QUAN SÁT
BIẾN
STT1 Tôi dễ dàng tìm kiếm hàng hóa với nhiều sự lựa chọn khi mua hàng qua
mạng

STT2 Tôi có thể tiết kiệm thời gian khi mua hàng qua mạng
STT3 Tôi có thể tiết kiệm chi phí mua hàng khi mua hàng qua mạng
QCQM1 Công ty quảng cáo sản phẩm lặp lại nhiều lần thông qua các trang web,
email cho tôi dễ nhớ

QCQM2 Công ty thông báo rộng rãi những sự kiện sắp diễn ra để tôi có thể theo
dõi và tham dự

QCQM3 Công ty thông báo cho tôi biết khi có sản phẩm mới hay các sản phẩm
cũ đã được cải tiến tốt hơn

QCQM4 Công ty có tổ chức nhiều chương trình có giải thưởng nhằm khuyến
khích và động viên tôi

QCQM5 Công ty duy trì thông báo tin tức qua mạng
QCQM6 Các quảng cáo về sản phẩm của công ty làm cho tôi cảm thấy hài lòng
TKTW1 Cấu trúc các thư mục của trang web được thiết kế một cách hợp lý
TKTW2 Trang web có chữ rõ ràng, dễ đọc
TKTW3 Trang web được thiết kế gây hứng thú, lôi cuốn tôi
TKTW4 Tôi dễ dàng đăng ký làm thành viên của trang web
TKTW5 Tôi có thể theo dõi lịch sử mua hàng của mình trên trang web
TKTW6 Trang web luôn trong tình trạng hoạt động tốt
TKTW7 Các liên kết của trang web với các trang web khác luôn trong tình trạng
có thể sử dụng

DSD1 Tôi dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà mình đang cần khi mua hàng qua
mạng

105
DSD2 Tôi dễ dàng so sánh giá cả của sản phẩm
DSD3 Tôi dễ dàng nhận được thông tin phản hồi từ nhà cung cấp
DSD4 Tôi có thể dễ dàng đặt hàng qua mạng

DSD5 Tôi có thể dễ dàng thay đổi hay hủy bỏ danh sách đặt hàng mà không
gặp bất cứ trở ngại nào từ phía nhà cung cấp

DSD6 Lần đầu mua hàng qua mạng nhưng tôi không cần nhiều sự giúp đỡ từ
người khác

CLTT1 Trang web cung cấp nội dung thông tin hàng hóa đầy đủ để tôi có thể
quyết định mua hàng

CLTT2 Trang web cung cấp thông tin về hàng hóa trung thực, chính xác
CLTT3 Thông tin hàng hóa được cập nhật liên tục
CLTT4 Trang web cung cấp thông tin dễ hiểu đối với tôi
HH1 Trên trang web có nhiều hàng hóa cho tôi lựa chọn
HH2 Trang web có nhiều sản phẩm lạ, độc đáo so với các trang web khác
HH3 Hàng hóa của trang web này có giá rẻ so với các trang web khác
HH4 Tôi thích chất lượng hàng hóa phù hợp với giá bán
NLGD1 Công ty thông báo cho tôi biết chính xác thời gian giao hàng
NLGD2 Công ty xác nhận cho tôi biết hàng hóa đã được vận chuyển
NLGD3 Công ty thông báo tình trạng hàng hóa để tôi có thể theo dõi
NLGD4 Các bước tiến hành giao dịch đều được thực hiện qua mạng
NLGD5 Trang web cho phép tôi mua hàng thử mà không cần phải đăng ký là
thành viên

TGDU1 Các giao dịch được thực hiện nhanh chóng


TGDU2 Trang web có tốc độ kết nối và tải thông tin nhanh chóng
TGDU3 Thời gian đợi giữa hành động nhấn chuột và hiển thị trang web không
lâu

AT1 Việc thanh toán tiền hàng của tôi được đảm bảo an toàn
AT2 Thông tin cá nhân của tôi được đảm bảo an toàn khi cung cấp trong quá
trình giao dịch

106
AT3 Trang web có đầy đủ các tính năng an toàn
TT1 Việc thanh toán được thực hiện dễ dàng
TT2 Các quy định trên trang web về phương thức thanh toán đảm bảo quyền
lợi cho tôi

TT3 Tôi có thể chọn lựa phương thức thanh toán thuận tiện nhất cho mình
GH1 Công ty giao hàng đúng chủng loại hàng mà tôi đã đặt qua mạng
GH2 Chất lượng hàng hóa khi giao đúng với khi tôi đã đặt hàng
GH3 Bao bì hàng hóa đảm bảo yêu cầu chất lượng
GH4 Công ty giao hàng nhanh chóng
GH5 Chi phí giao hàng thấp
GH6 Tôi có thể lựa chọn phương thức giao hàng thuận tiện nhất cho mình
DU1 Các chuyên gia của công ty luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của tôi
DU2 Nhân viên công ty không bao giờ quá bận đến nỗi không đáp ứng nhu
cầu tôi

DU3 Thắc mắc của tôi được giải đáp một cách nhiệt tình
DU4 Trang web có phần thể hiện các câu hỏi thường gặp
DU5 Trang web cung cấp cho tôi nhiều cách khác nhau để có thể liên lạc với
công ty nhanh nhất

DU6 Tôi có thể đưa những phản hồi, ý kiến và phàn nàn của mình trên trang
web

DU7 Công ty giải quyết phàn nàn của tôi nhanh chóng
DU8 Trang web cung cấp sự hỗ trợ trực tuyến
DU9 Nhân viên công ty bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn khi giao dịch với
tôi

TC1 Trang web truyền đạt sự tin tưởng đến tôi


TC2 Trang web cung cấp thông tin chi tiết về công ty để tôicó thể hiểu rõ hơn
về công ty

TC3 Thắc mắc của tôi được giải đáp một cách chính xác
TC4 Công ty có mối quan hệ tốt với công ty (tổ chức) có uy tín

107
TC5 Công ty luôn thể hiện sự quan tâm chân thành trong việc giải quyết vấn
đề khi tôi cần giúp đỡ

TC6 Công ty thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu tiên
TC7 Công ty cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm như đã hứa
TC8 Trang web được nhiều khách hàng sử dụng khi mua hàng qua mạng
CT1 Công ty sẵn sàng cung cấp thêm những thông tin không có trên trang
web khi tôi yêu cầu

CT2 Công ty hướng dẫn tôi cách thức mua hàng thuận tiện nhất
CT3 Công ty chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất của tôi
CT4 Công ty hiểu được nhu cầu đặc biệt của tôi
CT5 Công ty có dịch vụ hậu mãi tốt
SHL1 Tôi sẽ tiếp tục mua hàng qua mạng
SHL2 Mua hàng qua mạng là một quyết định khôn ngoan
SHL3 Tôi thích mua hàng qua mạng
SHL4 Tôi hài lòng với kinh nghiệm mua hàng qua mạng của mình

108

You might also like