You are on page 1of 61

VÔ THƯỜNG

KINH DỊCH
&
ĐẠO LÀM NGƯỜI

Phục bản 2012 : Huỳnh Hiếu Nghị

2011 – 2012
1
LỜI NÓI ĐẦU

Á châu có hai nền văn minh, Nho học điển hình là Dịch phát xuất từ Trung Hoa, Phật
học tiêu biểu là Thiền phát xuất từ Ấn Độ. Lịch sử trải hơn hai ngàn năm đã chứng minh Dịch và
Thiền đồng có một con đường (Đạo) giáo hóa nhân loại, cụ thể là tại Trung Hoa thời nhà Minh,
Thiền Sư Trí Húc viết Chu Dịch và Tứ Thư Thiền Giải. Lân cận nước Trung Hoa có 3 nước nhỏ là
Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam đều có thời gian bị nước nầy đô hộ. Tuy nhiên, sau chiến tranh
thế giới thứ hai, Nhật Bản dù bị thảm bại vẫn tiến thành cường quốc kinh tế, phải chăng dân tộc
Nhật nhờ đắc tinh hoa Thiền. Trên quốc kỳ của Nam Triều Tiên có tượng Thái Cực với 4 quẻ Càn,
Khôn, Ly, Khảm ; nước này cũng trở thành cường quốc kinh tế, phải chăng dân tộc Triều Tiên
nhờ đắc tinh hoa Dịch. Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Ấn Hoa, dân tộc có nguồn gốc từ Ấn
Độ lại bị Trung Hoa đô hộ ngàn năm, hấp thụ cả 2 nền văn minh Nho học và Phật học, hy vọng
sẽ có ngày vươn lên.

Tôi có duyên học Dịch từ thập niên 1980, bắt đầu bằng bản thảo “Kinh Dịch, văn minh
thời Tiền Tần” của cố tiên sinh Nguyễn Hiến Lê. Tiếp theo đó tôi đọc nhiều sách Dịch chữ Hán và
Quốc văn nhưng chỉ thấy đáng chú ý là kinh Dịch Chính Văn, còn lại các sách khác đều không có
gì giúp tôi thêm sáng.

Trong thập niên 1990 sách của cố tiên sinh Nguyễn Hiến Lê được in tại Sài Gòn với tên
“Kinh Dịch, Đạo của người quân tử ”. Tôi cũng đồng ý với nhà xuất bản vì nghĩ rằng tên sách này
cũng nói được hiệu năng rộng lớn của Kinh Dịch, chỉ tiếc rằng nội dung của sách này không có
Hệ Từ truyện và Đại Tượng truyện của Khổng Tử.

Trong những năm đầu của thập niên 2000 tôi kiên trì đọc Kinh Dịch Chính Văn với sách
Thương Hàn Luận Bản Nghĩa của tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy, thấy được cội nguồn Đông Y
không khác Kinh Dịch, có truyền thống Đạo học Khí Hóa, có Bản Nghĩa rõ ràng trong 4 chữ Âm
Dương Hàn Nhiệt. Một người bạn trong nhóm đề nghị tôi viết lại một tâm đắc khi học Dịch. Tôi
ngần ngại vì tự thấy vốn hiểu biết của mình quá bé nhỏ so với hiệu năng quá to lớn của Kinh
Dịch. Nhưng rồi tôi lại ưu tư nghĩ đến nhiều người chưa từng biết Dịch và những người gặp khó
khăn khi bắt đầu học Dịch nên tôi mạnh dạn vâng lời. Tôi chỉ mong trọn ơn tri ngộ, không cầu có
công, cũng nguyện xin đừng thêm tội.

Mạnh Đông ,2009

Huỳnh Hiếu Hữu

2
CHƯƠNG I

CƠ CẤU DỊCH LÝ

Dịch là dời đổi. Vạn vật trong vũ trụ luôn dời đổi (biến hóa tuần hoàn) không ngừng.
Nho học gọi là Dịch không khác Phật học gọi là Vô thường. Kinh là hằng thường, vạn vật luôn
Dịch trong một thể bất Dịch gọi là Đạo, gồm 1 Âm và 1 Dương (Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo).
Kinh Dịch, Hệ Từ truyện nói : “Càn Khôn kỳ Dịch chi uẩn da, kỳ Dịch chi môn da”. Càn Khôn là
nói : Cặp Âm Dương sinh thành vạn vật, túi [uẩn] của Dịch là nói Âm Dương gom vào một túi
Thống nhất, cửa [môn] của Dịch là nói Âm Dương mở ra 2 cửa Đối lập. Có thể khái quát “Cơ cấu
Dịch Lý” bằng câu : “Vạn vật luôn Dịch không ngừng trong một thể bất Dịch gọi là Đạo, gồm 1
Âm và 1 Dương Thống nhất mà Đối lập”. Người học Dịch muốn tìm hiểu cao sâu hơn tất phải
thấu đáo cách diễn tả, ba đặc tính, ba thời loại và các đạo lý của Dịch.

A. CÁCH DIỄN TẢ :

Kinh Dịch ghi lại nhận thức của con người về tiến trình tự nhiên của vạn vật rất sớm,
từ khi chưa có chữ viết, dùng tượng và số, mở đầu nền Triết học Đông Phương. Cho nên Triết
học Đông Phương có khi được gọi là Tượng Số học.

a- Tượng :

- ○ Hình tròn, tượng Vô Cực [khi chưa phân cực] hoặc Thái Cực [khi sự vật đã phân cực].

- △ Hình tam giác, tượng tam Cực, tam Âm, tam Dương.

- □ Hình Vuông, tượng Tứ tượng.

- Nét liền, tượng hào Dương [cương].

- Nét đứt, tượng hào Âm [nhu].

- …v..v….

b- Số :

- Sổ tổng quát : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.

- Số chẵn lẻ Âm Dương Thiên Địa :

. Số lẻ là Dương thuộc Thiên : 1,3,5,7,9.


3
. Số chẵn là Âm thuộc Địa : 2,4,6,8,10.

- Số sinh thành :

. Số sinh : 1,2,3,4,5.

. Số thành : 6,7,8,9,10.

- Số Âm Dương Lão thành :

. Số Lão Dương : 9, (thuận từ 7 đến 9).

. Số lão Âm : 6, (nghịch từ 10, 8 đến 6).

Người xưa nói số Lão thành mới biến hóa nên dùng số 9 đặt tên hào Dương,số 6 đặt tên
hào Âm.

Ví dụ : - Cửu ngũ : Hào Dương vị thứ 5.

- Lục nhị : Hào Âm vị thứ 2.

- Số thủy chung :

. Số Thủy : là số 1 [số bắt đầu, cũng gọi là Nguyên].

. Số Chung : là số 10 [số cuối cùng, cũng gọi là Trinh].

c- Từ :

Khi có chữ viết, Kinh Dịch được diễn tả bằng Từ buộc liền [Hệ] với Tượng Số gọi là Hệ Từ.
Cho nên đọc Kinh Dịch mà thiếu hiểu biết về Hệ Từ thì rất khó hiểu. Vì thế, Đức Khổng Tử làm
truyện Hệ Từ cốt để bổ sung cho người học Dịch. Chẳng những thế, các sách cổ như Đạo Đức
Kinh, Nội Kinh, Thương Hàn Luận, .v.v… đều dùng Hệ Từ. Người nắm chắc Hệ Từ sẽ dễ dàng đọc
hiểu hơn.

- Ví dụ 1 – Đạo Đức Kinh nói : “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”.
Nếu không nắm được Hệ Từ thì sẽ hiểu là “Đạo sinh một [Thái cực], một sinh hai [Lưỡng
Nghi],hai sinh ba [Lưỡng Nghi sinh Tam Cực], ba sinh vạn vật; sẽ dẫn đến việc chỉ hiểu Đạo là
Vô Cực (tuyệt đối). Trường hợp nắm được Hệ Từ thì sẽ hiểu đúng theo Dịch :

- Đạo sinh nhất : Thái cực sinh Nhất Âm Nhất Dương là Lưỡng nghi (2 quẻ 1 hào).

- Nhất sinh nhị : Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào).

- Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái (8 quẻ 3 hào).

4
- Tam sinh vạn vật : Bát Quái sinh 64 Thành Quái tượng vạn vật (64 quẻ 6 hào).

Như vậy sẽ hiểu Đạo là Thái Cực (tương đối không rời tuyệt đối). Tóm lại nắm được Hệ Từ
thì Đạo Đức Kinh được hiểu rất gần với Kinh Dịch, chỗ khác nhau chẳng qua là do Thánh Nhân
tùy thời mà thôi !

Ví dụ 2 : Kinh Dịch Hệ Từ Thượng truyện. Chương I nói :

* “Thiên tôn Địa ti, Càn Khôn định hỷ ” nghĩa là Trời cao Đất thấp định bởi 2 quẻ
Càn ( ) Khôn ( ).
* “Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hỷ”, nghĩa là thấp cao đã bày ra để xếp đặt (Vị) sang
hèn; ý nói thấp là quẻ Đoài ( ), cao là quẻ Cấn ( ) dùng Cương Nhu ở trên để chỉ Vị.

* “Động tĩnh hữu thường, Cương Nhu đoán hỷ” nghĩa là thời động hoặc tĩnh dùng
Cương Nhu để quyết đoán. Ý nói có lúc Động là quẻ Chấn ( ), có lúc Tĩnh là quẻ Tốn ( ),
dùng Cương Nhu ở dưới để chỉ Thời.

* “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỷ” nghĩa là phương để tụ
loại, vật chia theo bầy sinh ra lành dữ. Ý nói phương là quẻ Ly ( ), vật là quẻ Khảm ( ),

Dùng Cương Nhu ở giữa để chỉ phương vật.

Tóm lại với 4 câu đầu của Chương I. Hệ Từ Thượng truyện đã dùng Hệ Từ của 8 quẻ Bát
Quái Tiên Thiên.

Ví dụ 3 : Quẻ Trạch Sơn Hàm ( ) Thoán truyện có câu : “Thánh nhân cảm nhân tâm nhi
thiên hạ hòa bình”. Chữ ‘hòa’ là Hệ quẻ Đoài ( ), chữ ‘bình’ là Hệ quẻ Cấn ( ), hợp
thành tượng quẻ Trạch Sơn Hàm.

B. BA ĐẶC TÍNH :

Đặc tính của Dịch tùy 3 Thể, Tướng, Dụng như sau :

a- Thể : bất dịch (vạn vật đồng nhất thể, đồng thể nhất Âm nhất Dương).

b- Tướng : dịch (dời đổi biến hóa, tuần hoàn không ngừng).

c- Dụng : giản dị (2 thuộc tính của Âm Dương).

Thể bất Dịch và Tướng Dịch đã nói ở trước không cần bàn thêm. Riêng về Dụng là dùng
2 thuộc tính giản dị của Âm Dương thì bất tận :
5
- Kinh Dịch Hệ Từ truyện nói :

*Giản dĩ tri trở : nghĩa là dùng (dĩ) hào Cương (giản) để trị khỏi (tri) mọi trở ngại ( ).

*Dị dĩ tri hiểm : nghĩa là dùng (dĩ) hào Nhu (dị) để trị khỏi (tri) mọi nguy hiểm ( ).

Điều này không khác phép tu (chiết Khảm điền Ly) của Đạo Lão có nghĩa : Lấy hào
Cương của quẻ Khảm thay hào Nhu của quẻ Ly , kết quả làm cho Khảm - Ly trở thành
Khôn - Càn là trở về với cội nguồn.

- Kinh Dịch Hệ Từ truyện lại nói :

*Càn dĩ dị tri: ý nói Càn [tam Dương] dùng (dĩ) hào Âm Nhu dễ dàng (dị) để chỉ cái thấy
biết (Tri) :

: Tốn (dụng Nhu tại Hạ) để chỉ cái biết [suy nghĩ] còn ẩn (Tư).

: Ly (dụng Nhu tại Trung) để chỉ cái biết đang thấy (Kiến).

: Đoài (dụng Nhu tại Thượng) để chỉ cái thấy đã thành lời (Ngôn).

*Khôn dĩ giản năng : ý nói Khôn [tam Âm] dùng (dĩ) hào Dương Cương gọn gàng (giản)
để chỉ cái hay làm (Năng):

: Chấn (dụng Cương tại Hạ) để chỉ cái hay làm còn ẩn (Tiềm năng).

: Khảm (dụng Cương tại Trung) để chỉ cái hay làm đang hiện (Công năng).

: Cấn (dụng Cương tại Thượng) để chỉ cái hay làm đã thành (Thành năng).

C. BA THỜI LOẠI :

Tùy Thời, Dịch có 3 loại :

a- Tiên Thiên :

- Hàm chứa nguyên lý sinh thành của vạn vật.

- Gồm 64 quẻ, có trật tự theo luật phân nhị (nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo), phát triển từng
hào từ 1 đến 6 gọi là Đại Diễn.

6
- 64 quẻ chia thành 32 cặp Âm Dương (nằm trên vòng tròn) đối lập qua Tâm (của vòng tròn) gọi
là Thác (đổi).

- Được truyền thuyết ghi nhận từ đời Phục Hy với 2 Đồ hình : Đồ Bát Quái Tiên thiên ;Đồ Vuông
tròn thứ tự 64 quẻ Tiên Thiên.

b- Hậu Thiên :

- Nêu lên qui tắc hoạt động của vạn vật.

- Cũng gồm 64 quẻ giống như Tiên Thiên nhưng có thứ tự xếp đặt theo hai luật :

*Thác (đổi) : từng cặp Âm đổi thành Dương hoặc ngược lại (đối lập qua Tâm).

*Tổng : (tổng số Âm Dương của quẻ không đổi) có từng cặp điên đảo (không đối lập qua Tâm
mà qua trục).

Ví dụ : Theo Đồ hình Bát Quái Tiên Thiên :

Thác : Càn Khôn Ly Khảm đối lập qua Tâm.

Tổng : Tốn Đoài Cấn Chấn đối lập qua trục Càn Khôn.

Theo thứ tự Hậu Thiên có thể chia 64 quẻ 6 hào thành 3 loại :

*24 cặp quẻ Tổng : cốt lõi của Hậu Thiên.

*4 cặp quẻ Thác : Hậu Thiên không rời Tiên Thiên (Càn – Khôn, Ly – Khảm, Di – Đại quá, Trung
phu – Tiểu quá).

*4 cặp quẻ vừa Thác, vừa Tổng : con đường nối liền Tiên Thiên với Hậu Thiên (Thái – Bỉ, Tùy –
Cổ, Tiệm – Qui muội, Ký tế - Vị tế).

- Lịch sử truyền thừa cho thấy :

*Phục Hy làm Dịch Tiên Thiên do chưa có chữ viết, các Hệ có tên là Tứ tượng, Bát quái và 64
thành quái còn Hệ 4 hào gồm 16 quẻ và hệ 5 hào gồm 32 quẻ chưa có tên.

*Đến thời nhà Chu (đã có chữ viết) Văn Vương viết Thoán Từ cho 64 quẻ ; Chu Công viết Hào
Từ cho 384 hào.

- Văn Vương xếp đặt Dịch Hậu Thiên gồm : Hậu Thiên Bát Quái và thứ tự của 64 quẻ 6 hào chia
làm :

*Thượng Kinh có 30 quẻ.

7
*Hạ Kinh có 34 quẻ.

Ý nghĩa thứ tự của 64 quẻ này đã được Khổng Tử trình bày nơi Tự Quái truyện.

Tuy chia Thượng Kinh, Hạ Kinh nhưng nếu xếp 60 quẻ thành 6 dãy mỗi dãy 10 quẻ thì
ứng với 6 hào. Còn 4 quẻ cuối nói lên thâm ý của tác giả :

*Hai quẻ Trung Phu và Tiểu Quá hợp bởi dụng Cương Nhu tại Thượng Hạ, rõ nghĩa dùng Âm
Dương để biến hóa nhưng khéo kết hợp thành dụng Cương Nhu tại Trung.

*Hai quẻ Ký Tế, Vị Tế nêu rõ con đường tuần hoàn của vạn vật.

c- Trung Thiên :

Từ xưa đến nay chưa ai bàn đến Thời loại này :

*Chưa nói không phải Thánh Nhân không biết. Tại Hệ Từ Hạ truyện, Đức Khổng Tử đã tiết lộ về
Tứ Trung Hào và 2 Hào Bản Mạt.

*Chưa nói vì Trung Thiên cũng như hiện tại là quá khứ chưa qua hoặc là tương lai đã tới. Ai đã
nắm được con đường giữa (Trung Đạo) nối liền Tiên Thiên và Hậu Thiên tất nhiên rõ được
Trung Thiên.

- Chỉ bày cơ cấu chuyển hóa của vạn vật.

- Cũng có 64 quẻ như Tiên Thiên nhưng có thứ tự chia 4 theo lý (Âm Dương Hàn Nhiệt) phát
triển mỗi đợt 2 hào thành (Tứ Trung Hào) rồi hiệp với 2 hào Bản Mạt thành quẻ 6 hào.

- Trung Thiên gồm 3 Hệ quẻ :

*Hệ 2 hào có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng.


8
*Hệ 4 hào có 16 quẻ gọi là Tạng Tượng.

* Hệ 6 hào có 64 quẻ gọi là Vạn Vật.

D. CÁC ĐẠO LÝ :

Đạo chỉ có một, nói các (nhiều) bởi vì liên hệ Đạo với các cặp Âm Dương :

a- Đạo Trú Dạ :

Đồng một thời, tại 2 vị đối lập qua Tâm của quả đất, có 2 hiện tượng ngày (Trú) và
đêm (dạ).

Thời = thống nhất = Đạo

Vị = đối lập = Trú Dạ

Càn tượng Trời, Khôn tượng Đất sinh thành vạn vật. Càn hành Thời, Đất lập Vị cho
nên người tìm hiểu không thể tách rời Dịch và Thời – Vị.

b- Đạo Tam Cực :

Ví dụ có 1 vòng tròn và 1 đường kính dọc. Nằm trên vòng tròn tại 2 đầu của đường
kính là 2 cực Âm Dương đối lập qua Tâm, Tâm (ở giữa) là cực Trung Hòa. Ba cực nằm trên 1
đường kính là Đạo Tam Cực. Như vậy bao gồm 2 mặt Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối
lập (đồng trên 1 đường kính, Thống nhất tại Tâm và Đối lập qua Tâm ở trên vòng tròn).

Do Đạo Tam Cực, Kinh Dịch dùng Hệ 3 hào (trên, giữa và dưới) có 8 quẻ gọi là Bát Quái
(tiểu thành). Thời có trước sau, Vị có trên dưới nên phải dùng 2 lần Bát Quái thành Hệ quẻ Dịch
có 6 hào (Đại Thành).

Các hình thái như Tam Tài (Thiên, Nhân, Địa), Tam Vận (Khai, Khu, Hạp), Tam Bảo (Phật,
Pháp, Tăng) .v..v….. đều là chỉ bày Đạo Tam Cực.

-
9
Hán tự có chữ Vương [王] gồm 3 nét ngang tượng Tam Cực và 1 nét sổ tượng nối liền
Tam Cực, đọc là Vương (danh từ) nghĩa là Vua, đọc là Vượng (động từ) nghĩa là cai trị, ý nói
người làm vua hoặc cai trị phải có năng lực thông suốt Đạo Tam Cực.

c- Đạo Vuông Tròn :

Hình tròn tượng Thái Cực, hình Vuông tượng Tứ Tượng. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy
nói : “Tứ Tượng là Tứ Khí”. Hệ Từ truyện nói : “Cát Hung Hối Lẫn sinh do động”. Đã có động Khí,
sao còn gọi là Đạo ? Vì mới động còn là cơ trung chuyển. Nhà lãnh đạo, nhà tiên tri là nắm được
thời – thế - cơ. Y học Đông Phương dùng Đạo Vuông Tròn để nắm sinh cơ, bệnh cơ. Dịch Trung
Thiên cũng bắt đầu từ Tứ Tượng (Hệ 2 hào) tức là từ Đạo Vuông Tròn.

10
CHƯƠNG II

DỊCH THƯ VÀ DỊCH HỌC

Kinh Dịch có 3 vấn đề cần tìm hiểu là Dịch lý, Dịch thư và Dịch học. Cơ cấu Dịch lý đã
trình bày tại Chương I, chương này nói về Dịch thư và Dịch học.

A. DỊCH THƯ :

Các sách Dịch được phổ biến chia làm 2 thời kỳ Kết tập Chính Văn và Thừa kế phát huy.

a- Kết tập Chính Văn :

Chính Văn gồm 2 phần Kinh và Truyện.

- Kinh :

Chia 2 thời kỳ : Tiên Thiên (khi chưa có chữ viết) và Hậu Thiên (khi đã có chữ viết).

*Tiên Thiên : Theo truyền thuyết, từ đời Phục Hy đã có tượng số, các đồ Thái cực, Bát Quái Tiên
Thiên và đồ Vuông Tròn của 64 quẻ Tiên Thiên. Các tên quẻ được truyền miệng gồm tên của Tứ
Tượng, tên của Bát Quái và tên của 64 thành quái (hiện nay không thấy hình đồ Đại Diễn và tên
của các Hệ 4 hào gồm 16 quẻ và Hệ 5 hào gồm 32 quẻ).

*Hậu Thiên : gồm có Bát Quái Hậu Thiên và thứ tự 64 quẻ Hậu Thiên do Văn Vương (nhà Chu)
xếp đặt. Văn Vương viết Thoán Từ tổng quát công năng của 64 quẻ. Tiếp theo cháu của Văn
Vương là Chu Công viết Hào Từ cho 384 hào.

Do Kinh Dịch được hình thành Hậu Thiên từ nhà Chu nên sau này thường được gọi là Chu
Dịch (truyền thuyết còn nói Dịch Hậu Thiên có Liên Sơn [bắt đầu bằng quẻ Cấn] và Quy Tàng
[bắt đầu bằng quẻ Khôn] nhưng hiện nay không tìm thấy dấu tích lưu truyền).

- Truyện :

Tiếp theo phần Kinh, Đức Khổng Tử là người học Dịch thông suốt lại ưu tư nghĩ đến đời
sau nên làm truyện giúp cho hiểu rõ hiệu năng và cơ cấu của Dịch. Truyện của Khổng Tử (gồm
cả Thượng Hạ của một truyện) có mười, đời sau gọi là “Thập Dực”, ý nói như mười cánh tiếp
sức cho con chim “Kinh Dịch” bay cao hơn.

*Thoán truyện : Chú giải Thoán từ.

*Tiểu Tượng truyện : Chú giải hào Từ.


11
(Khổng Tử làm Thoán truyện và Tiểu Tượng truyện chẳng những chú giải mà còn bổ khuyết
các điều tiền nhân chưa nói hết. Các sách Dịch về sau ghép hai truyện này tiếp theo Thoán Từ
và Hào Từ nhằm giúp người đọc tiện tham khảo).

*Hệ Từ truyện Thượng và Hạ : Luận giải ý nghĩa của Hệ Từ, cơ cấu và hiệu năng của Kinh Dịch
đối với Đạo học và Khoa học.

*Văn Ngôn truyện : Công năng của 2 hào Cương Nhu (tuy Dịch có 64 quẻ, 384 hào nhưng chẳng
qua là Dụng có hệ thống 2 hào Cương Nhu mà thôi).

*Thuyết Quái truyện : nói về công năng của Bát Quái.

*Tự Quái truyện : chỉ bày tính nhân quả thứ tự của 64 quẻ.

*Tạp Quái truyện : nêu lên có đối chiếu tính tạp của 64 quẻ.

*Đại Tượng truyện : hướng dẫn quân tử học làm người, rèn luyện đạo đức theo tượng 64 quẻ.

Sau này các sách Kinh Dịch Chính Văn đều đầy đủ 2 phần Kinh và Truyện.

b- Thừa kế và phát huy :

Dịch là cội nguồn điển hình của Nho học nên thường được phổ biến song song. Dịch
thư chẳng những lưu truyền trong nước mà còn lan đến các nước lân cận tại Á Châu như Việt
Nam, Triều Tiên, Nhật Bản ; các nước tại Âu Châu như Pháp, Đức, Anh .v..v….

- Tại Trung Hoa : từ khi Kinh Dịch Chính Văn được kết tập đến nay, việc thừa kế và phát huy
sách này không được thuận lợi, cũng như Đức Khổng Tử tuy được tôn làm “Vạn Thế Sư Biểu”
vẫn không được trọng dụng khi đương thời, vì có chủ trương công bằng và tự do, ngược lại
với chế độ phong kiến…

Sách Dịch còn được lưu truyền nhờ giá trị không chối cải được của nó, đã được đa số ái
mộ và học tập được ghi lại bằng các hình thức :

*Chú giải : Dịch Trình truyện của Trình Di, Dịch Bản Nghĩa của Chu Hy (Tống)... Chu Dịch Thiền
giải của Trí Húc (Minh). Hình thức này xưa nay rất nhiều nhưng không đem lại ân ích cho đời
sau, chỉ thấy sách Chu Dịch Thiền giải là giá trị hơn cả.

*Ứng dụng : Trung Dung, Đại học trong bộ Tứ Thư của Khổng Tử (Đạo làm người). Thương
Hàn Luận, Tạp Bệnh Luận (Y học). Mai hoa Dịch số, các sách bát Tự (bói toán). Các ngành khoa
học khác chưa thấy.

Gần đây các sách như Từ điển Kinh Dịch, Dự đoán học, có công nhắc lại để lưu truyền
Chính Văn, ngoài ra chưa thấy thấu hiểu và có ứng dụng khoa học.
12
- Tại Việt Nam:chỉ biết Dịch đến Việt Nam bằng đường truyền Nho học, không biết thời kỳ nào.

*Trước thế kỷ 20 : hầu hết không rõ các sách Hán Nôm về Dịch, chỉ biết “Hy kinh lải trắc” của
Phạm Đình Hổ (thế kỷ 19) sách hiếm có về Dịch, hiểu biết khó khăn như lấy ngao lường biển
không rõ dịch giả.

*Trong thế kỷ 20 : Ngô Tất Tố viết “Kinh Dịch trọn bộ”, Nguyễn Duy Tinh dịch sách Dịch Bản
Nghĩa, Phan Bội Châu viết “Chu Dịch quốc văn”, Nguyễn Mạnh Bảo viết “Tử vi đẩu số”, Bửu
Cầm viết”Tìm hiểu Kinh Dịch”, Nguyễn Duy Cần viết “Dịch học tinh hoa”, Nguyễn Hiến Lê viết
“Kinh Dịch, Đạo của người quân tử”, Nguyễn Văn Thọ viết “Kinh Dịch Đại toàn”…. .

(Trong các sách đã nêu chỉ thấy sách “Chu Dịch quốc văn” của Phan Bội Châu là có giá trị
hơn cả).

*Đầu thế kỷ 21 : chưa thấy biết.

- Các nước khác: chỉ được biết sách Dịch được truyền đến Triều Tiên, Nhật Bản… (Á Châu); Anh,
Pháp, Đức… (Âu Châu); Hoa Kỳ… (Mỹ Châu) nhưng vì không có tư liệu nên không rõ chi tiết.

B. DỊCH HỌC:

Dịch mở đầu nền Triết học Đông Phương. Hai sách Đạo Đức kinh của Lão Tử và Tứ Thư
của Khổng Tử đều chứng minh tác giả là người có học Dịch thông suốt. Đời Hậu Hán có Trương
Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một ứng dụng Dịch học vào Y học tuyệt
vời. Tại Trung Hoa từ Đường Tống đến nay Dịch học chẳng những bị hạn chế mà còn bị xuyên
tạc.

*Xuyên tạc : do Dịch có nội dung phổ biến luật Trời là công bằng và tự do, ngược với các chế độ
Phong kiến và Cộng sản nên bị bóp méo xuyên tạc. Chủ trương xuyên tạc rất tinh vi chẳng
những không hủy bỏ, chống báng mà còn ca tụng và sử dụng “Dịch Tiên Thiên” để lập ra
“Thuyết Định mệnh” (bỏ qua Dịch Hậu Thiên và Trung Thiên) vì hai thời loại này xác minh mệnh
Trời (luật công bằng) thay đổi theo tích lũy Nghiệp (Học tu hành) của mỗi người. Dùng luật Âm
Dương (thiên kiến) gọi quân tử là Dương, tiểu nhân là Âm, xảy ra cố chấp ‘Trọng Nghĩa khinh
Đạo ’ (thực tế thì Quân tử là người hiểu Đạo gồm cả Âm Dương).

Chủ trương xuyên tạc của nhà cầm quyền Phong kiến có kết quả nhất định, điển hình vào
đời Tống có Nhạc Phi (ngu trung) và Nhạc Vân (ngu hiếu) kéo dài hơn ngàn năm cho đến ngày
nay ‘Thuyết Định mệnh’ còn ghi nơi cuốn ‘Minh Tâm Bửu Giám’ (thiên thứ ba, Thuận Mạng).

*Hạn chế : Kinh Dịch có hiệu năng rất rộng, mở tất cả các cánh cửa “khoa học” nhưng suốt lịch
sử hơn hai ngàn năm chỉ ứng dụng vào bói toán và địa lý, tạo ra một tầng lớp nhân dân mê tín
dễ chấp nhận chế độ Phong kiến độc tài.
13
Nước Việt Nam tuy bị Trung Hoa đô hộ ngàn năm và theo chế độ Phong kiến, nhưng lịch
sử Việt Nam chứng minh dân tộc có được tinh hoa của một nền Dịch học kết hợp với Thiền học:

*Thiền Sư Vạn Hạnh đề nghị vua Lý Thái Tổ (Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long(Hà Nội).

*Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (nhà Trần) 2 lần thắng giặc Mông Cổ.

*Thời Phong Kiến vua Trần lại mở hội nghị Diên Hồng. Trần Nhân Tôn đi tu, làm một gương sáng
cho Thiền tông Việt Nam.

*Nguyễn Bỉnh Khiêm thông thạo Dịch học.

*Lê Qui Đôn để lại các tư liệu Bác học.

*Việt Nhân Lưu Thủy (thế kỷ 20) viết sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa khám phá bí chỉ làm
sách của ngài Trọng Cảnh (Hán, Trung Hoa).

*Trước năm 1975 Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có phổ
biến trên Bán Nguyệt San Tiền Phong, bài “Luật Dịch biến” với chủ trương dùng Dịch học chứng
minh những sai lầm của chế độ Cộng sản.

*
14
CHƯƠNG III

ÂM DƯƠNG VÀ ĐỜI SỐNG

Âm Dương là cốt lõi của Dịch, ở đây không bàn rộng đến Quái hào, chỉ tóm gọn với hai
quy luật Âm Dương Thống nhất và Âm Dương Đối lập. Đời sống nói chung là của vạn vật, nhưng
ở đây chỉ bàn riêng về loài người.

Ai cũng biết những hiện tượng tự nhiên về Âm Dương như ngày đêm, sáng tối, đực cái,
cao thấp, rộng hẹp .v.v… Nhiều người nghe câu ca dao:

Mình với ta tuy hai mà một.

Ta với mình vốn một mà hai.

Tưởng rằng ca dao này chỉ nói về nghĩa vợ chồng nào ngờ nó còn nhắc nhớ hai quy luật
Âm Dương chi phối toàn bộ đời sống của nhân loại.

Âm Dương Thống nhất= một.

Âm Dương Đối lập= hai.

A. NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ ÂM DƯƠNG:

Dù phủ nhận hay công nhận, biết hay không biết thì Âm Dương cũng biến hóa và hiện
diện trong đời sống.Người học Dịch hoặc chỉ khảo sát Âm Dương cũng đều biết 3 qui luật :

- Âm Dương tương đối.

- Âm Dương hổ căn.

- Âm Dương bình hành.

Nhưng nhận thức hời hợt thì tưởng chừng dễ, còn chính xác thì rất khó.

15
a- Âm Dương tương đối (tức Âm Dương đối lập) :

Kinh Dịch Thuyết Quái truyện, chương II có ghi: “Đạo của Trời gọi là Âm Dương, của
Đất là Cương Nhu, của Người là Nhân Nghĩa”, tưởng là đúng, không ngờ nhìn lại toàn câu thì
Âm Dương và Cương Nhu đều là đối lập, tại sao Nhân Nghĩa không phải là đối lập? Dịch, Hệ Từ
Thượng Chương V nói “Nhân đối với Trí “ Như vậy phải chăng điều này đã được chép lầm?
TRÍ [ ]
Nhân ( ) Nghĩa ( ) đồng thuộc Âm loại

Nghĩa ( ) không tương đối với Nhân ( )


LỄ [ ] NGHĨA[ ]
] Nghĩa ( ) là tương đối với Lễ ( )

Trí ( ) mới là tương đối với Nhân ( )


NHÂN [ ]
Như vậy câu trên, đoạn sau nên sửa lại là: “Của Người là Nhân Trí ”. Hiện nay có nhà
Dịch học còn nói: “ Quân tử là Dương, tiểu nhân là Âm”. Điều này thoạt nghe dễ tưởng lầm là
phù hợp với nghĩa tương đối. Đúng ra lệch một bên hoặc Dương hoặc Âm đều là tiểu nhân; trái
với quân tử là người hiểu Đạo gồm cả Âm Dương.

b- Âm Dương hổ căn (tức Âm Dương thống nhất) :

Hổ Căn là Âm Dương cùng được sinh ra từ một gốc Thống Nhất, cùng tồn tại nơi hai
ngọn Đối Lập. Người đời thường hiểu Hổ Căn theo hiện tượng Dương sinh Âm và Âm sinh
Dương nhưng Hổ Căn còn có nghĩa cùng là gốc tuyệt đối nên chẳng những truyền thống nói Âm
Dương đối lập mà còn nói Âm Dương thống nhất. Do nhận định sai lầm về Âm Dương nên suốt
ngàn năm nay lịch sử Trung Hoa luôn xảy ra hiện tượng ‘chánh diệt tà, tà diệt chánh’; làm đề tài
cho các truyện dài võ thuật.

c- Âm Dương bình hành (tức Âm Dương của toàn thể sự vật vừa thống nhất vừa đối lập):

Bình hành là vừa thăng bằng tại Tâm (thống nhất), vừa điều hòa trên vòng tròn đồng
Tâm (đối lập). Thuận theo trật tự vũ trụ cho dù Dương cao Âm thấp, Dương trước Âm sau thì
Âm Dương cũng hòa bình. Do nhận thức sai lầm của xã hội Phong kiến chỉ luận bình hành theo
nghĩa tương đối nên có hiện tượng “trọng Nam khinh Nữ” và “chồng chúa vợ tôi”. Sự thật thì
Bình tức là bản chất (tuyệt đối), và Hành tức là hiện tượng (tương đối) của sự vật; Nói cách khác
Âm Dương Bình Hành tức là Âm Dương vừa thống nhất vừa đối lập trong toàn thể sự vật.

B. CÁC CHẾ ĐỘ XÃ HỘI:

Chế độ xã hội tuy hình thành theo đà tiến hóa của nhân loại nhưng đều có thực thể giống
nhau là không ra khỏi Đạo Âm Dương và khác nhau là do chủ trương của nhà cầm quyền:

16
a. Phong kiến:

-Thực thể:

*Thống trị: Giai cấp quí tộc.

*Bị trị: Giai cấp nô lệ.

-Chủ trương:

*Quân chủ.

*Vua là Thiên tử, ngôi vua không thời hạn và cha truyền con nối.

*Các quan do vua chọn, quan lớn chọn quan nhỏ.

*Còn lại là đa số dân bị trị.

b. Tư bản:

-Thực thể:

*Thống trị: Giai cấp Sĩ, Thương.

*Bị trị: Giai cấp Công, Nông.

-Chủ trương:

*Tư sản, tự do, dân chủ.

*Phân quyền rõ rệt (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp).

*Theo chính thể Công Hòa.

*Công nhận đối lập, đa Đảng.

c. Cộng sản:

-Thực thể:

*Thống trị: Giai cấp Công, Nông (Đảng viên).

*Bị trị: Giai cấp Sĩ, Thương (không Đảng viên).

-Chủ trương:

*Cộng sản, độc Đảng lãnh đạo.

17
*Chuyên chính vô sản.

*Xóa bỏ giai cấp.

C. VAI TRÒ CON NGƯỜI TRONG CHẾ ĐỘ:

Xưa nay nhiều người lầm tưởng xã hội tốt xấu hoàn toàn tùy thuộc vào chế độ, thực
ra không phải như vậy.

- Chế độ mở ra xu hướng đào tạo con người.

- Con người tốt xấu cầm quyền mới chính là nhân tố tạo ra xã hội tốt xấu.

a- Trong chế độ Phong kiến:

- Vua quan xấu gây chiến tranh bành trướng lãnh thổ cai trị, đào sâu hố ngăn cách giữa
giai cấp thống trị và bị trị.

- Vua quan tốt biết thương xót người bị trị thì dưới chế độ quân chủ cũng có dân chủ và
được thái bình thịnh trị (như thời Nghiêu, Thuấn của Trung Hoa, như vua Trần tại Việt
Nam mở hội nghị Diên Hồng và đánh thắng giặc Nguyên).

b- Trong chế độ tư bản:

Chủ trương tư sản, tự do, dân chủ là khuyến khích cạnh tranh và tiến bộ. Phân quyền
là thực hiện Đạo Tam cực. Theo chính thể Cộng Hòa và công nhận đối lập là tuân thủ Đạo Trú
Dạ (đạo Âm Dương).

Thoáng nhìn thì chế độ Tư bản rất phù hợp với đà tiến hóa, nhưng phải tùy thuộc nhà
cầm quyền.

- Nhà cầm quyền xấu biến tư sản thành tài phiệt, biến tự do thành mạnh hiếp yếu, thành
thực dân xâm lược và cai trị các nước yếu kém, gây lũng đoạn kinh tế.

- Nhà cầm quyền tốt đất nước và dân tộc văn minh, tiến bộ, ảnh hưởng lan rộng khắp
hoàn cầu. Các chế độ An sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục phổ thông miễn phí, y tế
cộng đồng không lấy tiền mà hiện nay chủ nghĩa Tư bản đã làm, phải chăng cũng là mục tiêu
đang phấn đấu của chủ nghĩa xã hội.

c- Trong chế độ Cộng sản:

Hầu hết các chủ trương đều lý tưởng thái quá đến nỗi không thực hiện được, phải chăng
là ‘không tưởng’. Muốn thực thi Cộng sản cần có những cá nhân không tham lam. Muốn độc
Đảng lãnh đạo (không có đối lập giám sát) thì phải có nhiều Đảng viên đủ tài, trí, đức. Muốn
18
chuyên chính vô sản thì phải có người cầm quyền trong sạch. Muốn xóa giai cấp thì phải có tình
thương không hận thù. Chủ trương cũng đã từng nói: “ Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa phải có
con người xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa có những đức tính điển hình là “Cần
kiệm, liêm chính, chí công, vô tư ”. Không thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản, không phải vì chủ
trương mà chỉ vì thiếu người đủ đạo đức.

- Lãnh đạo xấu: không những không thực hiện nổi chủ trương mà còn trở thành độc tài
Đảng trị. Tuy biết rõ phải lấy dân làm gốc, tuyên bố: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Nhưng
chỉ thông tin một chiều làm sao dân biết sai đúng, không được phép hội họp tự do, dân nào có
chỗ được bàn; oan ức còn khiếu nại không được, quyền đâu dân kiểm tra? Chủ trương chỉ có ở
lời nói, không có ở việc làm. Lãnh đạo được tuyên truyền nói tốt, ngôi vị không hạn kỳ (không
bầu cử hoặc chỉ bầu cử hình thức), cha truyền con nối như thời Phong kiến. Các Đảng viên cầm
quyền trở nên tham nhũng, hối lộ, quấy nhiễu dân lành cũng không khác thời Phong kiến. Muốn
tổ chức một chế độ xã hội tốt hơn để chống lại Tư bản, nhưng thất bại chỉ vì chưa hợp thời,
chưa đủ người đạo đức; còn phải lùi lại gần như chế độ Phong kiến và theo đuôi chế độ Tư bản.

- Lãnh đạo tốt: Không có hoặc không đủ để tiến lên chủ nghĩa xã hội (Thất bại này còn
được biện minh là “thời kỳ quá độ”, thực ra quá độ không phải là chạy theo kinh tế thị trường,
một sở trường của chủ nghĩa Tư bản, mà phải là đào tạo cán bộ đủ đạo đức để thực hiện chủ
trương).

D. NGHĨA THỰC CỦA CHÍNH THỂ CỘNG HÒA:

Hai chữ Cộng Hòa được dùng phổ biến trong nhiều quốc gia:

- Hoa kỳ theo chính thể Cộng Hòa.

- Trung Quốc hiện nay có tên nước là “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.

- Miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đặt tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”. Sau
năm 1975 gọi tên chung là “Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cả hai đời Tổng Thống đều đặt tên nước là “Việt
Nam Cộng Hòa”.

Thì ra, 2 chữ Cộng Hòa được dùng chung cho cả 2 chế độ xã hội vì nó có ý nghĩa phù hợp với
luật Trời:

Âm Dương Thống nhất tại Tâm = 1 = Cộng.

Âm Dương Đối lập qua Tâm = 2 = Hòa.

Ai ngờ rằng Chính thể Cộng Hòa gồm có :


19
CỘNG : Thống nhất là hợp với Đạo Trời

HÒA : Đối lập là hợp với lòng Người

Các tên nước trên dùng hai chữ “Cộng Hòa” đã đủ nói lên chính thể, lại còn thêm hai chữ
“dân chủ” tỏ lộ quyết tâm xóa bỏ Phong kiến; lại còn thêm hai chữ “Nhân dân” nêu lên xu
hướng lấy dân làm gốc. Nhãn hiệu cũng như lời nói quá tốt đẹp còn việc làm thì thế nào ?
Chẳng lẽ chỉ là chiêu bài hoặc chỉ là trang sức giả ? Xin để “người trong cuộc” tự suy gẫm và trả
lời.

E. CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC:

Đạo Cơ Đốc nói Chúa là:

CON ĐƯỜNG – SỰ THẬT – SỰ SÁNG – TÌNH THƯƠNG.

Con đường là Trung Đạo, là đường kính gồm một bán kính Dương và một bán kính Âm.
Sự thật ở tại Tâm duy nhất và bất biến. Sự sáng ở tại Dương và Tình thương tại Âm cùng ở trên
vòng tròn Tùy duyên.

Điều này không riêng mà hầu hết Đạo Giáo đều có chủ trương như vậy.

Phật Giáo nói Chúng sanh đều có Phật tính. Cơ Đốc Giáo nói Chúa ngự nơi mỗi người.
Vậy thì Đời và Đạo cũng như Vật chất và Tinh thần cùng ở trong một người. Con đường của Đạo
giáo đề ra cũng là con đường hạnh phúc của loài người. Đi trên con đường hạnh phúc là biết
sống hợp lý giữa hai qui luật Âm Dương Thống nhất và Âm Dương Đối lập.

Âm Dương Thống nhất tại Tâm = một = bất biến = Trung.

Âm Dương Đối lập qua Tâm = tất cả = tùy duyên = Hòa.

Nhân loại hạnh phúc nhờ biết sống Trung Hòa.

F. ĐẠO VÀ ĐỜI:

Lâu nay nhiều người chưa thấy được mối liên quan không thể tách rời giữa Đạo và Đời
sống của nhân loại. Cũng như đời sống của vạn vật, loài người ở thế gian này sinh hoạt không ra
ngoài 2 qui luật Âm Dương thống nhất tại Tâm gọi là Trung và Âm Dương đối lập qua Tâm gọi là
Hòa. Thống nhất là Đạo tuyệt đối, đối lập là Đời tương đối. Vạn vật sống trong Đạo Tam Cực là
không rời thống nhất và đối lập thì Đạo và Đời đương nhiên cũng không lìa khỏi nhau:

- Đạo = Trời = Qui tắc = Tuyệt đối


- Đời = Người = Pháp luật = Tương đối
- Đạo Tam Cực = Đời sống của vạn vật (Dương = Âm)
20
- Đời sống của loài người cũng không khác Đời sống của vạn vật,cũng
là Đạo Tam Cực với 3 ký hiệu + = - ( = là thống nhất thuận Đạo Trời, + và - là đối lập tùy
Đạo Người).

G. KẾT LUẬN :

Mọi mặt của đời sống nhân loại luôn luôn dời đổi trong 2 qui luật không dời đổi là Âm
Dương Thống nhất và Âm Dương Đối lập :

 Âm Dương Thống nhất :

*Âm Dương giao hiệp thì Đạo sinh trường tồn.

*Âm Dương giao hòa thì Đạo sống lâu bền.

 Âm Dương Đối lập :

*Âm Dương giao thái thì Đời sống nảy sinh.

*Âm Dương cạnh tranh thì Đời sống phát triển.

- Đạo tuyệt đối là Trời = 0 (vô cực, không Âm không Dương).

- Đời tương đối là Người, là + = - (Thái cực, Âm Dương Trung Hòa; gọi tắt là Thái Hòa).

Thực tế có Thời quá khứ, hiện tại, vị lai thì = là hiện tại còn tiến hóa theo Đạo Trời thì vị lai >
quá khứ tức là Nghiệp + > Nghiệp - , tức là đời sau > đời trước (tiến hóa).

Có ý tưởng phân biệt Đạo và Đời là sai lầm và không thực tế.

21
CHƯƠNG IV

KINH DỊCH VÀ ĐẠO LÀM NGƯỜI


A. ĐẠI CƯƠNG :

Lịch sử Triết học Đông phương biểu lộ lòng ưu tư của Thánh Nhân về Đạo làm Người ; điển hình
thứ nhất là tại Kinh Dịch, Hệ Từ Hạ truyện có 3 lần nói về 9 quẻ dạy tu Đức để được an bình
trong thời ly loạn ; thứ hai là Kinh Đạo Đức của Lão Tử. Tục truyền rằng Lão Tử khi truyền lại đời
sau Kinh Đạo Đức do Ngài đã thấm nhuần Kinh Dịch ; tiếp nối Ngài có Khổng Tử cũng nhờ
chuyên tâm nghiên cứu Kinh Dịch mà đã đề xướng Nho Giáo và lưu truyền học thuyết Khổng
Mạnh đến tận hôm nay (Nho giáo và học thuyết Khổng Mạnh đã truyền tải qua nhiều triều đại
quân chủ phong kiến nên bị lạm dụng để cai trị và xuyên tạc không còn chân chính như truyền
thống vốn có của nó là thay vì tương giao giữa thượng hạ có đủ 2 chiều quan hệ ví dụ dưới đối
với trên thì “thuận thảo”, ngược lại trên đối với dưới thì “tùy nhân” chớ chẳng phải chỉ có một
chiều là dân quân phải trung với vua cả khi vua không sáng suốt [bất minh] trái ngược với
truyền thống ‘ quân minh thần trung ‘, con phải hiếu với cha cả khi cha không hiền [bất từ] trái
ngược với truyền thống ‘ phụ từ tử hiếu ’, phụ nữ phải cam chịu cảnh chồng chúa vợ tôi, phu
xướng phụ tùy trái ngược với truyền thống ‘ phu tùy phụ thuận ‘ ).

Kinh Dịch là sách rất xưa không rõ tác giả và được truyền tụng từ khi chưa có chữ viết, nhưng
có nội dung rất súc tích, hàm chứa hầu hết nhận định sâu sắc của loài người về vũ trụ và nhân
sinh. Với Đồ Đại Diễn nó mô tả vạn vật phát triển có 2 hướng phân ra (Nhất Bản tán Vạn Thù) và
hiệp vào (Vạn Thù qui Nhất Bản) ; phân là từ gốc bản chất của sự vật phân 2 (Lưỡng Nghi tức
Âm Dương) liên tục nhiều lần thành nhiều ngọn hiện tượng [Âm Dương đối lập – ly Tâm] ; hiệp
là từ ngọn hiện tượng của sự vật hiệp 1 [Âm Dương thống nhất] liên tục nhiều lần thành 1 gốc
bản chất [hướng Tâm] ; do đó Kinh Dịch cho thấy cốt lõi của học thuyết Âm Dương với tượng
của Âm là 1 hào đứt [phân 2 – ly Tâm], tượng của Dương là 1 hào liền [hiệp 1 – hướng Tâm].
Nội dung Kinh Dịch mô tả 3 trạng thái của vạn vật gồm Thể, Tướng, Dụng. Triết học Đông
phương định nghĩa Đạo Đức gắn liền với các trạng thái của vạn vật như Đạo là toàn thể sự vật
[Tâm], Đức là toàn dụng của sự vật [Tánh]. Quá trình trung chuyển biến hóa của sự vật từ Thể
đến Dụng gọi là Tướng [Tánh mệnh - Trung Đạo].

Xưa nay Kinh Dịch được lưu truyền với 2 Thời Loại là Tiên Thiên và Hậu Thiên nhưng đúng theo
truyền thống nơi Đồ Đại Diễn nó có đủ 3 Thời Loại là Tiên Thiên – Trung Thiên – Hậu Thiên
tương ứng với 3 Thời là quá khứ - hiện tại – tương lai ; và 3 Vị của vạn vật là thượng – trung –
hạ hoặc ngoài – giữa – trong.

22
B. BA LẦN TRÌNH BÀY 9 ĐỨC :

Kinh Dịch, hệ Từ Hạ truyện, chương VII, liên tiếp 3 lần trình bày 9 quẻ luận về 9 Đức đề cập việc
rèn luyện Đạo Đức cho người học Dịch. Mỗi quẻ tương ứng 1 Đức, 3 lần trình bày là nói lên 3
đặc điểm của quẻ Dịch có Thể Tướng Dụng; 9 quẻ chia 3 được 3 nhóm tương ứng 3 Thời Loại
Tiên Thiên – Trung Thiên – Hậu Thiên; mỗi Thời Loại có 3 quẻ tương ứng 3 đặc điểm của Đức :

a- TIÊN THIÊN [thuận trật tự tự nhiên] :

1- THIÊN TRẠCH LÝ (đối lập Địa Sơn Khiêm)

Mỗi quẻ được trình bày 3 lần với 3 trạng thái của vạn vật :

THỂ TƯỚNG DỤNG

[Đức chi Cơ] [Hòa nhi Chí] [Dĩ hòa Hạnh]

Lễ là nền tảng của Đức. Hòa thuận từ đầu đến cuối. Để điều hòa Đức hạnh.

2- ĐỊA SƠN KHIÊM (đối lập Thiên Trạch Lý)

[Đức chi Bính] [Tôn nhi Quang] [Dĩ chế Lễ]

Chỗ nắm chắc để rèn Đức. Được tôn vinh mà tỏa sáng. Để chế tác lễ độ.

3- ĐỊA LÔI PHỤC (đối lập Thiên Phong Cấu)

[Đức chi Bản] [Tiểu nhi biến ư vật] [Dĩ tự Tri]

Nguồn cội của Đức. Nhỏ mà trùm khắp mọi vật. Để tự biết mình.

b- TRUNG THIÊN [biến hóa điều hòa] :

4- LÔI PHONG HẰNG (đối lập Phong Lôi Ích)

[Đức chi Cố] [Tạp nhi bất yếm] [Dĩ nhất Đức]

Sự bền chắc của Đức. Phức tạp nhưng không nản. Để bền vững một Đức.

23
5- SƠN TRẠCH TỔN (đối lập Trạch Sơn Hàm)

[Đức chi Tu] [Tiên nan nhi hậu dị] [Dĩ viễn hại]

Sửa đổi để rèn Đức. Trước khó mà sau dễ. Để tránh xa tai họa.

6- PHONG LÔI ÍCH (đối lập Lôi Phong Hằng)

[Đức chi Dũ] [Trưởng Dũ nhi bất thiết] [Dĩ hưng Lợi]

Sự nảy nở của Đức. Lớn mà không do sắp đặt. Để chấn hưng lợi ích.

c- HẬU THIÊN [ứng sử thích nghi ] :

7- TRẠCH THỦY KHỐN (đối lập Sơn Hỏa Bí)

[Đức chi Biện] [Cùng nhi Thông] [Dĩ quả Oán]

Biện xét về Đức. Thân cùng mà Đạo vẫn thông. Để ít thù oán.

8- THỦY PHONG TỈNH (đối lập Hỏa Lôi Phệ Hạp)

[Đức chi Địa] [Cư kỳ sở nhi thiên] [Dĩ biện Nghĩa]

Nơi phát triển Đức. Ở một chỗ mà lợi khắp nơi. Để cứu xét việc đối đãi.

9- BÁT THUẦN TỐN (đối lập Bát Thuần Chấn)

[Đức chi chế] [Xứng nhi Ẩn] [Dĩ hành Quyền]

Chế độ luyện Đức. Xứng đáng mà khiêm tốn. Để tùy cơ ứng biến.

PHỤ CHÚ :

Kinh Dịch có 2 phần chính :

- thứ nhất là Dịch Tiểu Thành có 3 hệ gồm :

24
Lưỡng Nghi [Âm Dương] mở đầu hệ Dịch Tiên Thiên có 6 hệ, mỗi hệ tăng giảm 1 hào (1
Lưỡng Nghi), phát triển từ dưới lên là Lưỡng Nghi (2 quẻ 1 hào), Tứ Tượng (4 quẻ 2
hào), Bát Quái (8 quẻ 3 hào), 16 quẻ 4 hào chưa có tên, 32 quẻ 5 hào chưa có tên, 64
quẻ 6 hào tượng vạn vật ;

Tứ Tượng [Dương Nhiệt, Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn] mở đầu hệ Dịch Trung Thiên
có 3 hệ, mỗi hệ tăng giảm 2 hào (1 Tứ Tượng), phát triển từ giữa ra 2 bên trên dưới là
Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào), Tạng Tượng (16 quẻ 4 hào, chính là 16 Tứ Trung Hào của 64
quẻ 6 hào), Tượng Vạn Vật (64 quẻ 6 hào) ;

Bát Quái (Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn) mở đầu hệ Dịch Hậu Thiên, có 2
hệ, mỗi hệ tăng giảm 3 hào (1 Bát Quái) phát triển từ trên xuống là Hậu Thiên Bát Quái
(8 quẻ 3 hào), 64 thành quái Hậu Thiên cũng có tượng vạn vật.

- thứ hai là Dịch Đại Thành cũng có 3 hệ gồm 16 quẻ 4 hào chưa thấy hệ tên, 32 quẻ 5 hào
chưa thấy hệ tên, 64 quẻ 6 hào có hệ tên tượng vạn vật.

- trải qua các triều đại phong kiến từ Đường Tống đến nay Kinh Dịch đã bị xuyên tạc,
người tìm hiểu cũng sơ hốt nên thường nghĩ tưởng Dịch chỉ có 2 Thời Loại là Tiên Thiên
và Hậu Thiên (vì chỉ thấy Dịch Đại Thành với tên 64 quẻ 6 hào được cấu thành bởi 2 Bát
Quái), sự thật thì Thời Loại Dịch Trung Thiên đã vốn có từ lâu đời và đã được Đức Trọng
Cảnh ứng dụng làm bộ sách Thương Hàn Tạp Bệnh Luận. Xem kỹ hệ Dịch Tiểu Thành và
đồ Đại Diễn, cùng với đồ Tiên Thiên Vuông Tròn có Bát Gia ứng với Bát Quái thì Thời Loại
Trung Thiên với 16 Tạng Tượng đã ngầm ẩn trong đó.

C. ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN :

Đức Khổng Tử viết Đại Tượng truyện để hướng dẫn làm người quân tử.Nội dung truyện
có nét đặc thù, không lệ thuộc việc chú giải KInh Dịch. Về sau có người tách riêng chuyện này
đặt tên là Khổng Dịch (Dịch của Đức Khổng).

Lúc đầu đọc truyện này, tôi không giải nổi, nhưng rồi lại nhớ Đạo Đức Kinh, chương 35, có
nói : “Chấp Đại Tượng, Thiên hạ vãng, vãng nhi bất hại, an bình thái”. Nghĩa là nắm Đại Tượng
thiên hạ đi ra (vòng tròn tùy duyên), đi ra mà không bị hại (vì nắm cả Âm Dương); an tại ngọn
hiện tượng [Âm Dương đối lập], bình tại gốc bản chất [Âm Dương thống nhất cũng là hổ căn],
thái là tất cả sự vật với 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập [Âm Dương an
bình, cũng là bình hành]. Chữ Thái (太) bắt nguồn từ chữ Đại (大 ) (tượng của vòng tròn tùy

duyên gồm các cặp Âm Dương Đối lập) và một chấm (.) (tượng Tâm thống nhất). Từ đó tôi mới

25
dần dà hiểu được truyện Đại Tượng không những chỉ là truyện dạy người quân tử học Dịch theo
tượng của 64 quẻ Hậu Thiên mà chữ ‘ Đại ’ còn hàm nghĩa mỗi tượng quẻ gồm cả tượng quẻ
Dịch hoặc Âm hoặc Dương đối lập với nó. Sau đây tôi dịch truyện này theo thứ tự từng quẻ
bằng cách :

- Trước hết ghi lại Nguyên Văn (dịch Âm).

- Kế tiếp Chú Giải nội dung rèn luyện bằng các tượng Tâm .(tượng Âm Dương thống nhất), vòng
tròn o (tượng các Âm Dương đối lập) và Bát Quái ( , , , , , , ).

- Sau cùng là Dịch Nghĩa.

1. BÁT THUẦN CÀN (đối lập Bát Thuần Khôn)

- Nguyên Văn : Thiên hành KIỆN, quân tử dĩ tự cường bất tức.

- Chú Giải : Tự cường bất tức.

 O

- Dịch Nghĩa : Trời vận hành rất khỏe, người quân tử học tượng quẻ này để rèn Đức tự
cường không ngừng.

2. BÁT THUẦN KHÔN (đối lập Bát Thuần Càn)

- Nguyên Văn : Địa thế KHÔN, quân tử dĩ hậu đức tải vật.

- Chú Giải : Hậu Đức tải Vật.

- Dịch Nghĩa : Thế Đất (vị) Khôn (thuận), người quân tử học tượng quẻ này để vun bồi
đạo đức, gánh vác sự vật.

3. THỦY LÔI TRUÂN (đối lập Hỏa Phong Đỉnh)

- Nguyên Văn : Vân Lôi TRUÂN, quân tử dĩ kinh luân.

- Chú Giải : Kinh Luân.

26
- Dịch Nghĩa : Mây sấm mới họp, khó khăn lúc đầu, người quân tử học tượng quẻ này để
luyện tài thao lược, dọc ngang.

4. SƠN THỦY MÔNG (đối lập Trạch Hỏa Cách)

- Nguyên Văn : Sơn hạ xuất Tuyền MÔNG, quân tử dĩ quả Hạnh dục Đức.

- Chú Giải : Quả Hạnh dục Đức.

- Dịch Nghĩa : Suối chảy dưới núi, MÔNG, người quân tử học tượng quẻ này quyết tâm
học hành và nuôi dưỡng Đức Hạnh.

5. THỦY THIÊN NHU (đối lập Hỏa Địa Tấn)

- Nguyên Văn : Vân thướng ư Thiên, NHU, quân tử dĩ ẩm thực yến lạc.

- Chú Giải : Ẩm thực yến lạc.

- Dịch Nghĩa : Mây bay lên trời, NHU, người quân tử học tượng quẻ này để dưỡng thân
đợi thời ăn uống vui chơi.

6. THIÊN THỦY TỤNG (đối lập Địa Hỏa Minh Di)

- Nguyên Văn : Thiên dữ Thủy vi hành, TỤNG, quân tử dĩ tác sự mưu thỉ.

- Chú Giải : Tác sự mưu thỉ.

- Dịch Nghĩa : Trời và nước đi ngược nhau, TỤNG, người quân tử học tượng quẻ này để
thận trọng khi làm việc, toan tính từ đầu.

7. ĐỊA THỦY SƯ (đối lập Thiên Hỏa Đồng Nhân)

- Nguyên Văn : Địa trung hữu Thủy, SƯ, quân tử dĩ dung dân súc chúng.

27
- Chú Giải : Dung dân súc chúng.

- Dịch Nghĩa : Trong đất có nước, SƯ, người quân tử học tượng quẻ này để dung chứa
dân và qui tụ chúng.

8. THỦY ĐỊA TỶ (đối lập Hỏa Thiên Đại Hữu)

- Nguyên Văn : Địa thượng hữu Thủy, TỶ, Tiên Vương dĩ kiến vạn quốc, thân chư hầu.

- Chú Giải : Kiến vạn quốc, thân chư hầu.

- Dịch Nghĩa : Trên đất có nước, TỶ, bậc Tiên Vương dùng tượng quẻ này để kiến thiết
muôn nước và gần gũi các vị hầu.

9. PHONG THIÊN TIỂU SÚC (đối lập Lôi Địa Dự)

- Nguyên Văn : Phong hành Thiên thượng, TIỂU SÚC, quân tử dĩ ý văn Đức.

- Chú Giải : Ý văn Đức.

- Dịch Nghĩa : Gió thổi trên trời, TIỂU SÚC, người quân tử học tượng quẻ này để xây dựng
hành chánh, tô điểm văn Đức.

10. THIÊN TRẠCH LÝ (đối lập Địa Sơn Khiêm)

- Nguyên Văn : Thượng Thiên hạ Trạch, LÝ, quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.

- Chú Giải : Biện thượng hạ, định dân chí.

- Dịch Nghĩa : Trên trời dưới đầm, LÝ, người quân tử học tượng quẻ này để biện xét trên
dưới, ổn định dân tình.

28
11. ĐỊA THIÊN THÁI (đối lập Thiên Địa Bỉ)

- Nguyên Văn : Thiên Địa giao THÁI, hậu dĩ tài thành Thiên Địa chi Đạo, phụ tướng Thiên
Địa chi Nghi, dĩ tả hữu dân.

- Chú Giải : Tài thành Thiên Địa chi Đạo, phụ tướng Thiên Địa chi

.
nghi, dĩ tả hữu dân.

o
- Dịch Nghĩa : Trời Đất giao THÁI, bậc Hậu dùng tượng quẻ này để cắt xén cho thành một
Đạo của Trời Đất, phụ tá cho vừa 2 nghi của Trời Đất, để trị dân.

12. THIÊN ĐỊA BỈ (đối lập Địa Thiên Thái)

- Nguyên Văn : Thiên Địa bất giao, BỈ, quân tử dĩ kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.

- Chú Giải : Kiệm đức tỵ nạn, bất khả vinh dĩ lộc.

- Dịch Nghĩa : Trời Đất không giao, BỈ, người quân tử học tượng quẻ này tiết kiệm Đức để
tránh nạn, không thể vinh thân hưởng lộc.

13. THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN (đối lập Địa Thủy Sư)

- Nguyên Văn : Thiên dữ HỎA, ĐỒNG NHÂN, quân tử dĩ loại tộc biện vật.

- Chú Giải : Loại tộc biện vật.

- Dịch Nghĩa : Trời với lửa, ĐỒNG NHÂN, người quân tử học tượng quẻ này để phân loại
dòng giống, biện giải các vật.

14. HỎA THIÊN ĐẠI HỮU (đối lập Thủy Địa Tỷ)

29
- Nguyên Văn : Hỏa tại Thiên Thượng, ĐẠI HỮU, quân tử dĩ át ác dương thiện, thuận
Thiên hưu mệnh.

- Chú Giải : Át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh.

- Dịch Nghĩa : Lửa tại trên Trời, ĐẠI HỮU, người quân tử học tượng quẻ này để ngăn dữ
đốc lành, thuận với Trời để được tốt mạng.

15. ĐỊA SƠN KHIÊM (đối lập Thiên Trạch Lý)

- Nguyên Văn : Địa trung hữu Sơn, KHIÊM, quân tử dĩ biều đa ích quả, xứng vật bình thí.

- Chú Giải : Biều đa ích quả, xứng vật bình thí.

- Dịch Nghĩa : Trong Đất có núi, KHIÊM, người quân tử học tượng quẻ này để bớt nhiều
thêm ít, tùy vật mà bốt hí công bằng.

16. LÔI ĐỊA DỰ (đối lập Phong Thiên Tiểu Súc)

- Nguyên Văn : Lôi xuất Địa phấn, DỰ, Tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi
thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

- Chú Giải : Tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

.
- Dịch Nghĩa : Sấm ra khỏi Đất, DỰ, bậc Tiên vương dùng tượng này làm nhạc, vun bồi đức
độ, dân lên thượng đế để nối gót tổ tiên.

17. TRẠCH LÔI TÙY (đối lập Sơn Phong Cổ)

- Nguyên Văn : Trạch trung hữu lôi, TÙY, quân tử dĩ hướng hối nhập yến tức.

- Chú Giải : Hướng hối nhập yến tức.

30
- Dịch Nghĩa : Trong đầm có sấm, TÙY, người quân tử học tượng quẻ này hướng theo
đêm tối để đi vào an nghỉ.

18. SƠN PHONG CỔ (đối lập Trạch Lôi Tùy)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Phong, CỔ, quân tử dĩ chấn dân dục đức.

- Chú Giải : Chấn dân dục đức.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có gió, CỔ, người quân tử học tượng quẻ này để hưng chấn lòng
dân, nuôi dưỡng đức hạnh.

19. ĐỊA TRẠCH LÂM (đối lập Thiên Sơn Độn)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Địa, LÂM, quân tử dĩ giáo tứ vô cùng, dung bảo dân vô
cương.

- Chú Giải : Giáo tứ vô cùng, dung bảo dân vô cương.

. o
- Dịch Nghĩa : Trên đầm có đất, LÂM, người quân tử học tượng quẻ này để dạy dỗ không
ngừng, dung nạp và bảo vệ dân không giới hạn.

20. PHONG ĐỊA QUAN (đối lập Lôi Thiên Đại Tráng)

- Nguyên Văn:Phong hành Địa thượng,QUAN,tiên vương tỉnh phương,quan dân thiết giáo.

- Chú Giải : Tỉnh phương, quan dân thiết giáo.

- Dịch Nghĩa : Gió thổi trên đất, QUAN, bậc tiên vương dùng tượng quẻ này đi tuần hành,
xem xét dân tình và thiết lập kế hoạch giáo dục.

21. HỎA LÔI PHỆ HẠP (đối lập Thủy Phong Tỉnh)

- Nguyên Văn : Lôi Điện PHỆ HẠP, tiên vương dĩ minh phạt sắc pháp.

31
- Chú Giải : Minh phạt sắc pháp.

- Dịch Nghĩa : Sấm điện một lúc, PHỆ HẠP, bậc tiên vương dùng tượng quẻ này định rõ
hình phạt, ban hành luật pháp.

22. SƠN HỎA BÍ (đối lập Trạch Thủy Khốn)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Hỏa, BÍ, quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.

- Chú Giải : Minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có lửa, BÍ, người quân tử học tượng quẻ này để định rõ các chính
sự nhỏ, không dám quyết đoán hình ngục.

23. SƠN ĐỊA BÁC (đối lập Trạch Thiên Quải)

- Nguyên Văn : Sơn phụ ư Địa, BÁC, Thượng dĩ hậu hạ an trạch.

- Chú Giải : Hậu hạ an trạch.

- Dịch Nghĩa : Núi dựa vào đất, BÁC, bậc Thượng dùng tượng quẻ này để hậu đãi kẻ dưới,
an bày thổ trạch.

24. ĐỊA LÔI PHỤC (đối lập Thiên Phong Cấu)

- Nguyên Văn : Lôi tại Địa trung, PHỤC, tiên vương dĩ chí nhật bế quan, thương lữ bất
hành, Hậu bất tỉnh phương.

- Chú Giải : Chí nhật bế quan, thương lữ bất hành, Hậu bất tỉnh phương.

- Dịch Nghĩa : Sấm ở trong đất, PHỤC, bậc tiên vương dùng tượng quẻ này ngày đông chí
đóng cửa, nhà buôn không đi xa, bậc Hậu không tuần hành.

32
25. THIÊN LÔI VÔ VỌNG (đối lập Địa Phong Thăng)

- Nguyên Văn: Thiên hạ lôi hành, vật dữ VÔ VỌNG, tiên vương dĩ mậu đối thì, dục vạn vật.

- Chú Giải : Mậu đối thì, dục vạn vật.

- Dịch Nghĩa : Dưới trời sấm nổ, vạn vật theo đó mà VÔ VỌNG, bậc tiên vương dùng
tượng này để tùy thời nuôi dưỡng vạn vật.

26. SƠN THIÊN ĐẠI SÚC (đối lập Trạch Địa Tụy)

- Nguyên Văn : Thiên tại Sơn trung, ĐẠI SÚC, quân tử dĩ đa thức tiền ngôn vãng hành, dĩ
súc kỳ đức.

- Chú Giải : Đa thức tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức.

- Dịch Nghĩa : Trời ở trong núi, ĐẠI SÚC, người quân tử học tượng quẻ này tiếp thu nhiều
trí thức, nói sao làm vậy để huân tập đạo đức.

27. SƠN LÔI DI (đối lập Trạch Phong Đại Quá)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Lôi, DI, quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.

- Chú Giải : Thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có sấm, DI, người quân tử học tượng quẻ này để nói năng cẩn
thận, ăn uống điều độ.

28. TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ (đối lập Sơn Lôi Di)

- Nguyên Văn : Trạch diệt MỘC, ĐẠI QUÁ, quân tử dĩ độc lập bất cụ, độn thế vô muộn.

- Chú Giải : Độc lập bất cụ, độn thế vô muộn.

33
- Dịch Nghĩa : Nước đầm cao quá chết cả cây, ĐẠI QUÁ, người quân tử học tượng quẻ này
để rèn đức đứng một mình không sợ sệt, trốn đời cũng không buồn.

29. BÁT THUẦN KHẢM (đối lập Bát Thuần Ly)

- Nguyên Văn : Thủy tấn chí, tập KHẢM, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự.

- Chú Giải : Thường đức hạnh, tập giáo sự.

- Dịch Nghĩa : Nước dâng tới, tập KHẢM, người quân tử học tượng quẻ này để luôn trau
dồi đức hạnh, tập luyện dạy học.

30. BÁT THUẦN LY (đối lập Bát Thuần Khảm)

- Nguyên Văn : Minh lưỡng tác LY, đại nhân dĩ kế minh, chiếu vu tứ phương.

- Chú Giải : Kế minh, chiếu vu tứ phương.

- Dịch Nghĩa : Hai minh họp thành LY, bậc đại nhân dùng tượng quẻ này để tiếp nối sự
sáng, chiếu rọi bốn phương.

PHỤ CHÚ :

Kinh Dịch được truyền tải với 2 phần thượng hạ :

- Thượng kinh : 30 quẻ từ 1 đến 30 luận vũ trụ quan, nếu chia mỗi dãy có 10 quẻ thì được 3
dãy.

- Hạ kinh : 34 quẻ từ 31 đến 64 gồm 30 quẻ từ 31 đến 60 luận nhân sinh quan, nếu chia mỗi
dãy có 10 quẻ thì cũng được 3 dãy ; còn lại 4 quẻ sau cùng có nội dung kết luận với ý vạn vật
cần được sinh sống trung hòa và tuần hoàn không bao giờ dứt.

34
31. TRẠCH SƠN HÀM (đối lập Sơn Trạch Tổn)

- Nguyên Văn : Sơn Thượng hữu Trạch, HÀM, quân tử dĩ hư thụ nhân.

- Chú Giải : Hư [tâm] thụ nhân [tánh].

[.] [o]
- Dịch Nghĩa : Trên núi có đầm, HÀM, người quân tử học tượng quẻ này để mở rộng lòng
tiếp nhận người.

32. LÔI PHONG HẰNG (đối lập Phong Lôi Ích)

- Nguyên Văn : Lôi Phong, HẰNG, quân tử dĩ lập bất dịch phương.

- Chú Giải : Lập bất dịch phương.

- Dịch Nghĩa : Sấm gió đồng thời HẰNG, người quân tử học tượng quẻ này để lập thân
không đổi phương hướng.

33. THIÊN SƠN ĐỘN (đối lập Địa Trạch Lâm)

- Nguyên Văn : Thiên hạ hữu Sơn, ĐỘN, quân tử dĩ viễn tiểu nhân, bất ác nhi nghiêm.

- Chú Giải : Viễn tiểu nhân, bất ác nhi nghiêm.

- Dịch Nghĩa : Dưới trời có núi, ĐỘN, người quân tử học tượng quẻ này để xa lánh tiểu
nhân, không dữ mà nghiêm khắc.

34. LÔI THIÊN ĐẠI TRÁNG (đối lập Phong Địa Quan)

- Nguyên Văn : Lôi tại Thiên thượng, ĐẠI TRÁNG, quân tử dĩ phi lễ phất lý.

- Chú Giải : Phi lễ phất lý.

35
- Dịch Nghĩa : Sấm ở trên trời, ĐẠI TRÁNG, người quân tử học tượng quẻ này để biết việc
trái lẽ trời quyết không làm.

35. HỎA ĐỊA TẤN (đối lập Thủy Thiên Nhu)

- Nguyên Văn : Minh xuất Địa thượng, TẤN, quân tử dĩ tự chiêu minh đức.

- Chú Giải : Tự chiêu minh đức.

- Dịch Nghĩa : Mặt trời lên khỏi đất, TẤN, người quân tử học tượng quẻ này để tự hội tụ
đức sáng.

36. ĐỊA HỎA MINH DI (đối lập Thiên Thủy Tụng)

- Nguyên Văn : Minh nhập Địa trung, MINH DI, quân tử dĩ lỵ chúng dụng hối nhi minh.

- Chú Giải : Lỵ chúng dụng hối nhi minh.

- Dịch Nghĩa : Mặt trời lặn vào đất, MINH DI, người quân tử học tượng quẻ này để thống
ngự quần chúng bằng cách làm như tối tăm nhưng thật sự rất sáng suốt.

37. PHONG HỎA GIA NHÂN (đối lập Lôi Thủy Giải)

- Nguyên Văn:Phong tự Hỏa xuất, GIA NHÂN,quân tử dĩ ngôn hữu vật,nhi hành hữu hành.

- Chú Giải : Ngôn hữu vật, nhi hành hữu hằng.

- Dịch Nghĩa : Gió ra từ trong lửa, GIA NHÂN, người quân tử học tượng quẻ này để nói
chân thật và làm lâu bền.

38. HỎA TRẠCH KHUÊ (đối lập Thủy Sơn Kiển)

- Nguyên Văn : Thượng Hỏa hạ Trạch, KHUÊ, quân tử dĩ đồng nhi dị.

36
- Chú Giải : Đồng nhi dị.

. o
- Dịch Nghĩa : Trên lửa dưới đầm, KHUÊ, người quân tử học tượng quẻ này để phân hiểu
tuy đồng mà dị.

39. THỦY SƠN KIỂN (đối lập Hỏa Trạch Khuê)

- Nguyên Văn : Sơn thượng hữu Thủy, KIỂN, quân tử dĩ phản thân tu đức.

- Chú Giải : Phản thân tu đức.

- Dịch Nghĩa : Trên núi có nước, KIỂN, người quân tử học tượng quẻ này để quay lại tự xét
và tu dưỡng đạo đức.

40. LÔI THỦY GIẢI (đối lập Phong Hỏa Gia Nhân)

- Nguyên Văn : Lôi Vũ tác, GIẢI, quân tử dĩ xá quá hữu tội.

- Chú Giải : Xá quá hữu tội.

- Dịch Nghĩa : Sấm mưa thành tượng, GIẢI, người quân tử học tượng quẻ này để bỏ lỗi
(nhỏ) giảm tội (lớn).

41. SƠN TRẠCH TỔN (đối lập Trạch Sơn Hàm)

- Nguyên Văn : Sơn hạ hữu Trạch, TỔN, quân tử dĩ trừng phận trất dục.

- Chú Giải : Trừng phẩn trất dục.

- Dịch Nghĩa : Dưới núi có đầm, TỔN, người quân tử học tượng quẻ này để ngăn cơn giận
hờn, chặn lòng tham muốn.

37
42. PHONG LÔI ÍCH (đối lập Lôi Phong Hằng)

- Nguyên Văn : Phong Lôi ÍCH, quân tử dĩ kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải.

- Chú Giải : Kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải.

- Dịch Nghĩa : Gió và sấm họp thành, ÍCH, người quân tử học tượng quẻ này thấy thiện
liền đến, có lỗi liền sửa.

43. TRẠCH THIÊN QUẢI (đối lập Sơn Địa Bác)

- Nguyên Văn : Trạch thượng ư Thiên, QUẢI, quân tử dĩ thí lộc cập hạ, cư đức tắc kỵ.

- Chú Giải : Thí lộc cập hạ, cư đức tắc kỵ.

- Dịch Nghĩa : Đầm lên trên trời, QUẢI, người quân tử học tượng quẻ này để ban phát tài
lộc đến khắp kẻ dưới, nghiêm khắc giữ gìn đạo đức nơi mình.

44. THIÊN PHONG CẤU (đối lập Địa Lôi Phục)

- Nguyên Văn : Thiên hạ hữu Phong, CẤU, hậu dĩ thi mệnh cáo tứ phương.

- Chú Giải : Thi mệnh cáo tứ phương.

- Dịch Nghĩa : Dưới trời có gió, CẤU, bậc Hậu dùng tượng quẻ này ban hành mệnh lệnh,
bố cáo khắp bốn phương.

45. TRẠCH ĐỊA TỤY (đối lập Sơn Thiên Đại Súc)

- Nguyên Văn : Trạch thượng ư Địa, TỤY, quân tử dĩ trừ nhung khí, giới bất ngu.

- Chú Giải : Trừ nhung khí, giới bất ngu.

38
- Dịch Nghĩa : Đầm ở trên đất nên gọi là TỤY, người quân tử học tượng quẻ này chuẩn bị
võ khí, ngăn chận kẻ không thật.

46. ĐỊA PHONG THĂNG (đối lập Thiên Lôi Vô Vọng)

- Nguyên Văn : Địa trung sanh Mộc, THĂNG, quân tử dĩ thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại.

- Chú Giải : Thuận đức, tích tiểu dĩ cao đại.

- Dịch Nghĩa : Cây sanh từ trong đất, THĂNG, người quân tử học tượng quẻ này biết
thuận đức, tích tiểu để được cao đại.

47. TRẠCH THỦY KHỐN (đối lập Sơn Hỏa Bí)

- Nguyên Văn : Trạch vô Thủy, KHỐN, quân tử dĩ trí mệnh toại chí.

- Chú Giải : Trí mệnh toại chí.

- Dịch Nghĩa : Đầm không có nước, KHỐN, người quân tử học tượng quẻ này dốc hết
mạng sống mới toại chí thỏa lòng.

48. THỦY PHONG TỈNH (đối lập Hỏa Lôi Phệ Hạp)

- Nguyên Văn : Mộc thượng hữu Thủy, TỈNH, quân tử dĩ lạo dân khuyến tướng.

- Chú Giải : Lạo dân khuyến tướng.

- Dịch Nghĩa : Trên cây có nước, TỈNH, người quân tử học tượng quẻ này biết ủy lạo dân
chúng, khuyến khích tướng sĩ.

49. TRẠCH HỎA CÁCH (đối lập Sơn Thủy Mông)

- Nguyên Văn : Trạch trung hữu Hỏa, CÁCH, quân tử dĩ trì lịch minh thì.

39
- Chú Giải : Trì lịch minh thì.

- Dịch Nghĩa : Trong đầm có lửa, CÁCH, người quân tử học tượng quẻ này biết làm lịch để
thấu rõ thì giờ.

50. HỎA PHONG ĐỈNH (đối lập Thủy Lôi Truân)

- Nguyên Văn : Mộc thượng hữu Hỏa, ĐỈNH, quân tử dĩ chính vị ngưng mệnh.

- Chú Giải : Chính vị ngưng mệnh.

- Dịch Nghĩa : Trên cây có lửa, ĐỈNH, người quân tử học tượng quẻ này đoam chính ngôi
vị rồi mới ban hành mệnh lệnh.

51. BÁT THUẦN CHẤN (đối lập Bát Thuần Tốn)

- Nguyên Văn : Tấn Lôi, CHẤN, quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh.

- Chú Giải : Khủng cụ tu tỉnh.

- Dịch Nghĩa : Sấm dồn, CHẤN, người quân tử học tượng quẻ này biết sợ sệt, lo tu xét bản
thân.

52. BÁT THUẦN CẤN (đối lập Bát Thuần Đoài)

- Nguyên Văn : Kiêm Sơn, CẤN, quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.

- Chú Giải : Tư bất xuất kỳ vị.

- Dịch Nghĩa : Hai núi kề nhau, CẤN, người quân tử học tượng quẻ này biết suy tư không
ra khỏi vị.

40
53. PHONG SƠN TIỆM (đối lập Lôi Trạch Qui Muội)

- Nguyên Văn : Sơn thượng hữu Mộc, TIỆM, quân tử dĩ cư hiền đức thiện tục.

- Chú Giải : Cư hiền đức thiện tục.

- Dịch Nghĩa : Trên núi có cây, TIỆM, người quân tử học tượng quẻ này biết ăn ở hiền
lành, khéo léo giữ trọn phong tục.

54. LÔI TRẠCH QUI MUỘI (đối lập Phong Sơn Tiệm)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Lôi, QUI MUỘI, quân tử dĩ vĩnh chung trị tệ.

- Chú Giải : Vĩnh chung tri tệ.

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có sấm, QUI MUỘI, người quân tử học tượng quẻ này để bền chí
đến cùng, biết sửa trị cái xấu.

55. LÔI HỎA PHONG (đối lập Phong Thủy Hoán)

- Nguyên Văn : Lôi Điện giai chí, PHONG, quân tử dĩ chiết ngục trí hình.

- Chú Giải : Chiết ngục trí hình.

- Dịch Nghĩa : Sấm điện cùng đến, PHONG, người quân tử học tượng quẻ này biết quyết
định giam giữ và xếp đặt hình phạt.

56. HỎA SƠN LỮ (đối lập Thủy Trạch Tiết)

- Nguyên Văn: Sơn thượng hữu Hỏa,LỮ,quân tử dĩ minh thận dụng hình, nhi bất lưu ngục.

- Chú Giải : Minh thận dụng hình, nhi bất lưu ngục.

41
- Dịch Nghĩa : Trên núi có lửa, LỮ, người quân tử học tượng quẻ này biết sáng suốt thận
trọng dùng hình phạt mà không cầm tù.

57. BÁT THUẦN TỐN (đối lập Bát Thuần Chấn)

- Nguyên Văn : Tùy Phong, TỐN, quân tử dĩ thân mệnh hành sự.

- Chú Giải : Thân mệnh hành sự.

- Dịch Nghĩa : Gió liên tiếp, TỐN, người quân tử học tượng quẻ này biết ban phát mệnh
lệnh, thi hành phận sự.

58. BÁT THUẦN ĐOÀI (đối lập Bát Thuần Cấn)

- Nguyên Văn : Lệ Trạch, ĐOÀI, quân tử dĩ bằng hữu giảng tập.

- Chú Giải : Bằng hữu giảng tập.

- Dịch Nghĩa : Hai đầm dính liền, ĐOÀI, người quân tử học tượng quẻ này biết cùng bạn
hữu học tập.

59. PHONG THỦY HOÁN (đối lập Lôi Hỏa Phong)

- Nguyên Văn : Phong hành Thủy thượng, HOÁN, tiên vương dĩ hưởng vu đế, lập miếu.

- Chú Giải : Hưởng vu đế, lập miếu.

- Dịch Nghĩa : Gió đi trên nước, HOÁN, bậc tiên vương dùng tượng quẻ nàydâng cúng trời
và lập miếu thờ.

60. THỦY TRẠCH TIẾT (đối lập Hỏa Sơn Lữ)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Thủy, TIẾT, quân tử dĩ chế số độ, nghị đức hạnh.

42
- Chú Giải : Chế số độ, nghị đức hạnh.

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có nước, TIẾT, người quân tử học tượng quẻ này để làm ra số độ,
luận bàn đức hạnh.

61. PHONG TRẠCH TRUNG PHU (đối lập Lôi Sơn Tiểu Quá)

- Nguyên Văn : Trạch thượng hữu Phong,TRUNG PHU, quân tử dĩ nghị ngục hoãn tử.

- Chú Giải : Nghị ngục hoãn tử.

- Dịch Nghĩa : Trên đầm có gió, TRUNG PHU, người quân tử học tượng quẻ này đề nghị tù
giam làm chậm tội chết.

62. LÔI SƠN TIỂU QUÁ (đối lập Phong Trạch Trung Phu)

- Nguyên Văn : Sơn thượng hữu lôi, TIỂU QUÁ, quân tử dĩ hạnh quá hồ cung, tang quá hồ
ai, dụng quá hồ kiệm.

- Chú Giải : Hạnh quá hồ cung, tang quá hồ ai, dụng quá hồ kiệm.

- Dịch Nghĩa ; Trên núi có sấm, TIỂU QUÁ, người quân tử học tượng quẻ này biết đối hạnh
quá ư cung kính, tang ma quá ư bi ai, tiêu dùng quá ư tiết kiệm.

63. THỦY HỎA KÝ TẾ (đối lập Hỏa Thủy Vị Tế)

- Nguyên Văn : Thủy tại Hỏa thượng, KÝ TẾ, quân tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.

- Chú Giải : Tư hoạn, nhi dự phòng chi.

- Dịch Nghĩa : Nước ở trên lửa, KÝ TẾ, người quân tử học tượng quẻ này biết nghĩ đến
hoạn nạn để đề phòng.
43
64. HỎA THỦY VỊ TẾ (đối lập Thủy Hỏa Ký Tế)

- Nguyên Văn : Hỏa tại Thủy thượng, VỊ TẾ, quân tử dĩ thận biện vật cư phương.

- Chú Giải : Thận biện vật cư phương.

- Dịch Nghĩa : Lửa ở trên nước, VỊ TẾ, người quân tử học tượng quẻ này biết cẩn thận
biện giải vật nào ở phương nấy.

PHỤ CHÚ :

Dịch Hậu Thiên có 64 quẻ 6 hào chia thứ tự thành 6 dãy 10 quẻ, mỗi dãy tương ứng 1 hào :

- 3 dãy 1,2,3 từ quẻ 1 tới 30 có 30 quẻ luận vũ trụ quan, mở đầu với 2 quẻ Càn Khôn là cha mẹ
sanh thành muôn loài, kết thúc với 2 quẻ Khảm Ly có tượng trung thực và trung hư cho thấy
Trung Đạo là chân lý và sự thật của vạn vật.

- 3 dãy 4,5,6 từ quẻ 31 đến 60 cũng có 30 quẻ luận nhân sinh quan, mở đầu với 2 quẻ Hàm
Hằng ý nói Âm Dương sinh sống cần tương giao thông cảm mới lâu bền ; kết thúc với 2 quẻ
Hoán Tiết ý nói nếu sinh hoạt không tiết chế ắt phải tan tác chia lìa.

- 1 dãy 4 quẻ còn lại, 2 quẻ Trung Phu, Tiểu Quá cho thấy thuận Trung Đạo nhờ biết kết hợp “
dụng tại hạ với dụng tại thượng thì thành dụng trung “ ý nói sống tương giao cần trung hòa
; 2 quẻ Ký Tế, Vị Tế cho thấy vạn vật giao tế tuần hoàn không bao giờ dứt.

D. NHẬP THẾ VÀ XUẤT THẾ :

Từ xưa đến nay có nhiều người thấy Đức Khổng dạy đạo làm người vội nói : Ngài chủ
trương “nhập thế ”, thấy Đức Phật tu khuyên xuất gia vội bảo : Ngài chủ trương “ xuất thế “.
Thật ra đó chỉ là tưởng tượng phân biệt và cố chấp của Ý.

Đức Khổng Tử có nói : “Ngô Đạo Nhất dĩ quán chi”. Nghĩa là : Đạo của ta dùng cái Một để
xem xét cái tất cả. Phật Giáo cũng dạy “Pháp môn bất nhị” và nói : “Phật Giáo bất ly thế gian
giác “. Nghĩa là Phật dạy không rời thế gian mà có sự giác ngộ. Kinh Dịch lại nói : “Hình nhi
thượng gọi là Đạo, Hình nhi hạ gọi là Khí (dụng cụ, khoa học)”. Chẳng qua là chia để hiểu (phân
hiểu) hai thành tố hữu hình (vật chất) và vô hình (tinh thần). Đạo là sống tinh thần, Đời là sống
vật chất. Con người không bao giờ tách riêng vật chất khỏi tinh thần thì Đạo và Đời thực tế cũng
không thể tách rời. Ý tưởng nhập thế và xuất thế không nên có vì cùng là Đạo làm Người.

44
E. ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO NGHĨA :

Đạo là Thể, tròn đầy, con đường đại diễn sinh thành vạn vật.

Đức là Dụng, tính năng Âm Dương của cá thể trong đời sống.

Sống hiệp với Đạo gọi là có Đức, sống trái với Đạo gọi là Thất Đức.

Đức có Âm Đức và Dương Đức. Nghĩa cũng có Âm Nghĩa và Dương Nghĩa. Khi không tách
rời khỏi Đạo thì Đức và Nghĩa không khác nhau, nhưng Đức thì thường đi đôi với Đạo, còn
Nghĩa có khi rời khỏi Đạo thành ra phân biệt cố chấp, hận thù và tàn bạo. Những hiện tượng
chiến tranh dành ngôi vị và bảo vệ môn phái trong lịch sử Phong kiến và gần đây như “ôm bom
liều chết” là hy sinh vô lối và giết người vô tội đều bị đầu độc trở nên cuồng tín “vì Nghĩa quên
Đạo”. Vậy thì vô Đạo còn đáng sợ hơn thất Đức.

Cầu nguyện người đọc chương này, dù hời hợt đến đâu cũng gặt hái được chút ít Đạo
làm người.

CHƯƠNG V

TỔNG LUẬN
Âm Dương & Nhân Đạo

Tìm hiểu Kinh Dịch không nhất thiết phải học kỹ quái hào mà trước hết phải hiểu thấu
cơ cấu Dịch lý và những ứng dụng của nó :

- Dịch là khoa học tự nhiên, nền tảng luận Âm Dương của nền Triết học Đông Phương. Trước
khi có chữ viết Kinh Dịch đã được lưu truyền bằng tượng số ; sau khi có chữ viết, Từ dùng
để truyền tải Dịch thường buộc liền với tượng số gọi là Hệ Từ ; Cho nên hiểu rõ Hệ Từ là
điều kiện tất yếu để học Dịch.

- Đông Y là một nền Y học đã ứng dụng Kinh Dịch suốt xưa nay, nên việc học Kinh Dịch tất
nhiên mở rộng đường học hành Đông Y.

- Kinh Dịch rất phù hợp với quan niệm Tam Tài trong tự nhiên và các tôn giáo lớn như Nho –
Thích – Lão – Cơ Đốc; do đó học Dịch cũng tức là học làm Người :

A- TIẾP THU ĐẠO HỌC:

Ngày nay có người quá khích, vừa thấy ai đọc kinh Dịch hoặc đọc sách chữ Hán, vội cho
là nô lệ của Trung Cộng; thậm chí còn nói lời không tốt đối với Lão Tử và Khổng Tử có sinh thời

45
trước Đức Kito. Sự thật nếu ai đã đọc hiểu Kinh Dịch, Đạo Đức kinh và Tứ thư thì thấy các sách
này đều có chủ trương Đạo Đức đáng kính phục.

Học tập Kinh Dịch và chữ Hán là tiếp thu một nền văn minh của nhân loại xuất phát từ Á
Đông, khác hẳn với việc cần phải chống lại những chủ trương trái Đạo của tập đoàn đang thống
trị đất nước Trung Hoa. Huống chi,người Việt học Dịch còn kết hợp với Thiền, học chữ Hán bằng
âm Hán Việt và ngày nay còn có chữ Việt theo thể La tinh .

B- PHÂN HIỂU NGÔN TỪ:

Kinh Dịch và Đạo Đức kinh có định nghĩa chữ Đạo khác nhau. Kinh Dịch định nghĩa chữ
Đạo là Thái cực (Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo ),định nghĩa này có tính cụ thể giúp người
thường dễ nhận biết .

Đạo Đức kinh định nghĩa chữ Đạo là Vô cực (khi chưa phân cực,còn mập mờ thấp
thoáng ,không rõ đầu không rõ đuôi ),định nghĩa này có tính trừu tượng làm cho người thường
khó nhận biết .

Cơ cấu Dịch lý nêu rõ hai qui luật chi phối đời sống của vạn vật là Âm Dương Thống
nhất và Đối lập. Đối lập là tương đối, còn thống nhất có gốc là tuyệt đối. Định nghĩa chữ Đạo
của hai sách trên chẳng qua chỉ bày hai tính tương đối và tuyệt đối của vạn vật. Hầu hết vạn vật
trong đó có loài người sống tương đối và chỉ có ngôn từ tương đối là cụ thể, còn muốn nói đến
tuyệt đối thì phải vay mượn một từ tương đối. Cho nên ,người đọc sách cần thấu hiểu một chữ
mà hai nghĩa, đệ nhất nghĩa nói về tuyệt đối ,đệ nhị nghĩa nói về tương đối .

- Ví dụ 1: Chữ Thiên là Trời có hai nghĩa:

* Có nghĩa tương đối là Thiên đối với Địa (Trời đối với Đất).

* Có nghĩa tuyệt đối là Thượng đế (đấng duy nhất).

- Ví dụ 2: Chữ Thiện là Lành có hai nghĩa:

* Có nghĩa tương đối là Thiện đối với Ác.( Lành đối với dữ).

* Có nghĩa tuyệt đối là Chơn Thiện (duy nhất không có đối lập).

- Ví dụ 3: Chữ Đạo là con đường có hai nghĩa:

* Có nghĩa tương đối là Đạo đối với Đời.

* Có nghĩa tuyệt đối là Trung Đạo (con đường tương giao giữa hai cực).

.
46
C- ÂM DƯƠNG CỦA SỰ VẬT:

Âm Dương là hiện tượng dễ thấy biểu hiện ra ngoài là ngọn; Bản chất khó thấy ẩn
trong là gốc của sự vật. Gốc - ngọn không rời nhau thì hiện tượng và bản chất của sự vật tất
nhiên cũng không rời nhau. Kinh Dịch mô tả 1 sự vật gồm có:

- Thể: toàn thể sự vật không dời đổi (bất dịch) trong 1 tổ chức gồm 1 Âm và 1 Dương gọi là
Đạo.

- Tướng: sự vật dời đổi không ngừng (dịch) bởi sự biến hóa của cặp Âm Dương trong nó.

- Dụng: giản dị là 2 thuộc tính của Âm Dương dù biến hóa thế nào cũng không ra khỏi 2 thuộc
tính này.

Âm Dương của sự vật sinh hoạt trong 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối
lập gọi chung là Đạo Tam Cực và được quan sát bằng :

- Âm Dương tương đối: Âm Dương đối lập tại 2 đầu của đường kính của 1 vòng tròn.

- Âm Dương hổ căn: được sinh ra từ 1 gốc tuyệt đối và cùng tồn tại trong 1 sự vật.

- Âm Dương bình hành: Dương và Âm đối lập qua Tâm nhưng cùng là bán kính của vòng tròn.
(Nếu chỉ hiểu là Âm Dương ngang bằng nhau thì chưa đủ, cần phải biết là Âm Dương biến hóa
trong thăng bằng điều hòa thì mới có Đối Lập [hành] mà Thống Nhất [bình] ).

Âm Dương nơi sự vật gồm 2 cực hiện tượng [tương đối] và 1 cực bản chất [tuyệt đối] gọi
chung là Đạo Tam Cực.

D- TÙY THUẬN TRUNG ĐẠO:

Quan sát Âm Dương đối lập để biết rõ Đạo Trú Dạ. Quan sát Trung Đạo, con đường tương
giao giữa hai cực, mới biết rõ về Đạo Tam cực.

Trong mối quan hệ Âm Dương đối lập qua Tâm, Trung Đạo là đường kính nối liền hai cực
Âm Dương .Từ cực Dương hướng vào Tâm gọi là Lai, từ Tâm hướng ra cực Âm gọi là Vãng .

Trong mối quan hệ Âm Dương thống nhất tại Tâm ,Trung Đạo là bán kính nối liền Tâm và
một điểm trên vòng tròn, chiều từ vòng tròn đi vào Tâm gọi là Lai (hướng Tâm), chiều từ Tâm đi
ra vòng tròn gọi là Vãng (ly Tâm).

Trung Đạo chỉ có một (con đường thống nhất) nhưng lúc nào cũng có hai hướng tương
giao đối lập (ra vào,thuận nghịch). Không bao giờ có Trung Đạo một chiều. Những chủ trương
quan hệ một chiều là trái Đạo. Ví dụ bầy tôi trung với vua thì đối với bầy tôi vua phải sáng suốt;
con hiếu kính với cha thì đối lại cha phải thương con (Minh quân thần trung; Phụ từ tử hiếu ).
47
Đạo Đức kinh, chương 25 có câu:” Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên,Thiên pháp Đạo,Đạo
pháp tự nhiên “. Chữ ’pháp ‘trước đây có người dịch là ‘bắt chước’ Chữ này rất khó dịch,thiết
tưởng cũng không cần thiết bằng hiểu câu trên là nói từ phức tạp (đa) vào đơn giản (nhất) (Qui
nhất bản)đối lập với nó là câu từ đơn giản(nhất)ra phức tạp (đa)(Tán vạn thù). Câu trước dùng
chữ ‘pháp’ thì câu sau phải dùng chữ ‘tắc’cho tương đối (Tự nhiên tắc Đạo ,Đạo tắc Thiên,Thiên
tắc Địa,Địa tắc Nhân).Đó là phép tắc tương giao của Trung Đạo.

E- TRÍ KHÔN CỦA LOÀI NGƯỜI:

Từ của hào Thượng quẻ Đại hữu nói:” Tự Thiên hựu chi, cát, vô bất lợi”. Nghĩa là “Tự
được trời giúp cho, tốt lành, không gì không lợi “.Đức Khổng Tử giải thêm tại truyện Hệ Từ,lý do
được Trời giúp là Thuận. Thuận là Đức hằng có của quẻ Khôn. Văn hóa Việt Nam dùng thẳng
chữ Khôn trong tiếng Việt mà không cần dùng chữ Thuận, đủ thấy đã hấp thu được tinh hoa của
Dịch. Cần lưu ý chỉ Thuận vô tư với Trời là đấng duy nhất, còn đối với người thì trên phải tùy
dưới mới Thuận chứ đừng vì các chủ trương xuyên tạc mà đánh mất Trung Đạo tương giao thì
mới là Khôn.

F- DỊCH VÀ THIỀN:

Thiền sư Trí Húc (Minh) viết Chu Dịch và Tứ thưThiền giải, có mượn một câu nơi truyện
Hệ Từ để làm một vế đối: Phương dĩ loại tụ, Thiền giải Dịch

Vật dĩ quần phân, Dịch giải Thiền

Câu đối này nêu rõ nội dung của sách là Dịch và Thiền không khác.Nho học và Phật học
bổ sung nhau, làm cho Dịch và Thiền dễ dàng sáng tỏ .Dân tộc Việt Nam phát triển trên đường
giao lưu của Nho học và Phật học, nhất định sẽ huân tập được tinh hoa của Dịch và Thiền ,sẽ
sánh vai theo kịp các nước trên thế giới .

Tinh hoa của Dịch và Thiền đã ăn sâu vào văn hóa Việt Nam,cụ thể tại miền Nam có các
trò chơi ‘ câu đối ‘ và phong cách nói lái .

G- ĐẠO LÀM NGƯỜI:

Học Dịch tức là học Đạo làm người. Hán Tự được hình thành từ học thuyết Âm Dương
,chữ Nhơn (人) là người được viết bằng 2 nét Âm Dương (nét phết bên trái là Dương, nét

chấm bên phải là Âm).Chữ Nhơn (仁) là lòng từ có 4 nét gồm bởi 2 nét Nhơn đứng ( )và 2
nét ngang ( ).Có ý rằng 2 nét ngang này là 2 hào trong các đợt biến đổi của Dịch Trung Thiên

48
và nói có lòng từ là người Tự do sống trong hiện tại. Cũng có ý rằng 2 nét ngang là tượng của
dấu bằng (=)dùng trong toán học trên khắp thế giới .Dịch học có đẳng thức :

Dương + Âm = 0 ; Dương = - Âm

Và nói có lòng từ là người Công bằng mở lòng bác ái. Công bằng,Tự do là hiệp Đạo Trời. Hiệp
Đạo trời là đạt Đạo làm người.Đạt Đạo làm người là mục tiêu trước hết của người học Dịch.

Người học Dịch luôn nắm vững và tuân thủ 2 qui luật Âm Dương Thống nhất và Âm Dương
Đối lập để sống trọn Đạo làm người [từ chối thống nhất hoặc phủ nhận đối lập đều là trái Đạo].

Tóm lại:

- Sống có tương giao 2 chiều là có Đạo.

- Sống không tương giao hoặc chỉ giao lưu 1 chiều, hoặc vì nghĩa bỏ Đạo là Vô Đạo.

- Sống có tương giao công bằng là có Đức.

- Sống tương giao không công bằng là thất Đức.

PHỤ LỤC 1

ĐẠI DIỄN
Văn Hóa Phương Đông từ xưa vốn có 1 quan niệm thống nhất, từ lớn nhất như vũ trụ
cho đến nhỏ nhất như 1 nguyên tử, đều gọi là Đạo, cũng gọi Thái Cực, là đơn vị đầu tiên của
toàn thể sự vật. Quan điểm này đã được Kinh Dịch trình bày nơi Đồ Đại Diễn. Ngày nay chữ Đại
thường được dùng với ý quên Đạo toàn thể chỉ còn nghĩa tương đối (Đại nghĩa là lớn đối lập với
Tiểu nghĩa là nhỏ) dẫn đến cực đoan gây ra nhiều thảm họa bởi kỳ thị và chiến tranh.

1. NGHĨA TƯƠNG ĐỐI:

Tương đối là Âm Dương đối lập:

- Trong cơ thể có Đại Trường là ruột già chủ bài tiết cặn bã thì đối lại Tiểu Trường là ruột non
hấp thu dưỡng chất.

- Trong xã hội có Đại nhân là quan cai trị đối lập với dân bị trị; Đại nhân là chủ thì đối lại có Tiểu
nhân là tớ.

49
- Trong giáo dục có Đại học dành cho người đã qua Trung học thì đối lại có Tiểu học dành cho
người mới học.

- Trong anh em (xưng hô) có đại huynh (anh lớn) thì có tiểu đệ (em nhỏ).

2. NGHĨA CỰC ĐOAN:

Cực đoan là cố chấp không có tương giao 2 chiều giữa 2 cực Âm Dương hoặc là giữa 2
cực Tương đối và Tuyệt đối; Ví như trong chế độ phong kiến chỉ có tôi phải trung với vua, con
phải hiếu với cha mẹ; Đại nhân là vua quan giai cấp quý tộc cầm quyền cai trị còn Tiểu nhân là
giai cấp nô lệ ,dân đen bị trị.

3. ĐẠO TOÀN THỂ:

Từ lâu đời chữ Đại vốn đã có 2 nghĩa, 1 nghĩa Tương đối như đã trình bày, còn có 1 nghĩa
Tuyệt đối là toàn thể sự vật. Kinh Dịch là 1 tác phẩm rất xưa đã khẳng định đạo toàn thể bằng
Đồ hình Đại Diễn, mô tả quá trình theo hướng phân nhị (Nhất Bản tán Vạn Thù): Thái Cực (đạo
toàn thể gọi là Nhất Bản) thị sinh Lưỡng nghi là Âm Dương (hệ quẻ 1 hào, mỗi quẻ bằng 1/2),
Lưỡng nghi lại phân Âm Dương thành Tứ Tượng (Dương Nhiệt - Dương Hàn - Âm Nhiệt – Âm
Hàn) (hệ quẻ 2 hào, mỗi quẻ bằng 1/4), Tứ Tượng lại phân nhị thành Bát Quái (hệ quẻ 3 hào,
mỗi quẻ bằng 1/8), Bát Quái lại phân nhị thành 16 Tạng Tượng (hệ quẻ 4 hào, mỗi quẻ bằng
1/16), Tạng Tượng lại phân nhị thành 32 Tượng (hệ quẻ 5 hào,mỗi quẻ bằng 1/32), 32 Tượng
quẻ 5 hào lại phân nhị thành 64 quẻ 6 hào Tượng vạn vật (mỗi quẻ bằng 1/64) (tất cả). Ngược
lại từ Vạn Vật quay về Thái Cực là tất cả bao gồm trong một (Vạn Thù qui Nhất Bản).

Tiếp nối truyền thống này Đức Khổng Tử đã để lại bộ Tứ Thư trong đó có sách Đại Học
dạy đạo làm người (rèn luyện đại nhân) với trình tự :

TU THÂN – TỀ GIA – TRỊ QUỐC – BÌNH THIÊN HẠ

Đường lối rèn luyện 4 bước này có trật tự không đổi, bước đầu là Tu thân với Đức dục:

- Chính Tâm: ngay thẳng giữ Tâm chân chính.

- Thành Ý: thành thật tác ý khi hành động.

Có Chính Tâm, Thành Ý thì mới biết thuận được đạo Trời, sáng suốt công bằng trong các
bước kế tiếp như Tề gia – Trị quốc – Bình thiên hạ .

Sách này cũng dạy ‘Thành tắc Minh, Minh tắc Thành’ nghĩa là thật thà thì sáng suốt,
người sáng suốt tự biết phải thật thà.

50
Như vậy sách Đại học có mục đích rèn người trở thành Đại nhân có nhiệm vụ lãnh đạo
bản thân, nhà, nước và cả nhân loại, Đại có nghĩa toàn thể bao gồm cả Tiểu còn tương đối dù
là Âm hoặc Dương cũng chỉ là Tiểu, đối lập nhau tại vòng Tùy Duyên. Theo lý này Đại nhân cũng
là Quân tử là người hiểu Đạo Âm Dương chứ không phải chỉ hiểu theo nghĩa tương đối và cực
đoan quân tử là Dương, tiểu nhân là Âm để nuôi dưỡng kỳ thị như chủ trương xuyên tạc Kinh
Dịch của chế độ phong kiến và độc tài.

Theo đạo toàn thể, chữ Đại còn được dùng:

- Đại Dục: lòng muốn phụng sự xã hội nhân loại.

- Tiểu Dục: chỉ muốn vì danh lợi cá nhân.

- Đại Đồng: lớn là hiệp (kết) các vật giống nhau.

- Tiểu Dị: nhỏ là phân (chia) các vật khác nhau.

- Đại Từ: lòng thương lớn của mẹ hiền.

- Đại Bi: lòng xót lớn của cha lành.

- ..v..v…..

Ở đây chữ Đại được dùng gần như chữ Thái với nghĩa toàn thể sự vật (Thái Cực), vừa có
nghĩa là lớn, vừa có nghĩa bao trùm toàn thể. Ví như quân tử là người hiểu Đạo toàn thể gồm cả
Âm Dương trái lại cực đoan tại Dương hoặc tại Âm đều là tiểu nhân.

(Đạo Cơ đốc nói Chúa Kytô là con một của Đức Chúa Trời nên hiểu theo Đạo toàn thể
[tuyệt đối], Chúa là Vũ trụ hiệp một với Chúa Trời; không nên hiểu lầm là Chúa Trời chỉ có 1 đứa
con theo nghĩa tương đối).

4. CHÍNH & TÀ:

Đời sống nhân loại xưa nay có nhiều thảm họa phần lớn do nhầm lẫn không phân hiểu
được Chính và Tà.

a- Chính trị:

Khi còn truyền thống là đạo toàn thể, trị bệnh cũng như trị loạn lấy Chính làm gốc. Kinh
Dịch có định nghĩa theo toàn thể về chữ Chính rất sớm với Tứ thời Nguyên – Hanh – Lợi –Trinh,
Chính mở đầu từ Dương là Nguyên, Chính kết thúc tại Âm là Trinh; bao gồm Âm Dương, xuyên
suốt thỉ chung đều là Chính. Phật pháp cũng dùng chữ Chính theo nghĩa toàn thể như Bát Chính
Đạo, danh hiệu Đức Phật là Vô Thượng – Chính đẳng – Chính giác; Các Tỳ kheo hành trì Trung
Đạo tu lục hòa tức là hòa với tương đối (tất cả), đồng với tuyệt đối (một).
51
b- Tà trị:

Khi đã mất truyền thống chỉ dựa theo nghĩa tương đối và cực đoan thì lúc đầu phân
biệt Chính với Tà rồi dần dần cực đoan trở nên kỳ thị - tham ác – bạo ngược (chủ trương thực
dân xâm lược hoặc độc tài Đảng trị,hoặc phân giai cấp bằng giàu nghèo, xóa giai cấp bằng thù
hận thay vì tương giao bằng tình nhân loại), che đậy bằng các danh xưng – chiêu bài giả hiệu
làm cho người bị trị không thể phân hiểu Chính – Tà nhằm mục đích kéo dài sự cai trị.

5. NHẬN ĐỊNH:

Đạo toàn thể sự vật từ lâu đã được dùng với chữ Đại (tuyệt đối). Ngày nay do bỏ quên
Lý Đạo toàn thể chỉ còn dựa theo Sự Nghĩa tương đối dẫn đến nhiều quan niệm sai lầm gây ra
kỳ thị, chia rẽ, hận thù làm khổ loài người. Đạo Nghĩa không thể chia lìa là gốc ngọn không thể
tách rời, Đạo học và Khoa học cần phải gắn bó bổ sung nhau, mới thuận với Chân Lý Đại Diễn
(Đại = một = tất cả Tiểu ).

52
ĐỒ HÌNH ĐẠI DIỄN

Cám ơn Bs Võ Khôi Bửu đã giúp đỡ thực hiện hình đồ này.


*

53
PHỤ LỤC 2

THUYẾT MINH ĐỒ HÌNH VUÔNG TRÒN


64 QUẺ TIÊN THIÊN

Tục truyền Đồ hình này có từ đời Tổ Phục Hy không rõ niên hiệu, rất lâu từ khi chưa
có chữ viết. Đồ hình này gồm 1 hình vành khăn ngoài cùng hình thành bởi 64 tượng quẻ, 1 hình
vuông nội tiếp hình vành khăn bên ngoài cũng hình thành bởi tượng 64 quẻ. Thứ tự của 64
tượng quẻ này cũng là thứ tự của 64 quẻ 6 hào nơi Đồ Đại Diễn; chỉ khác với Đồ Đại Diễn ở chỗ
hình vuông nội tiếp thay thế các hệ quẻ từ 1 hào đến 5 hào.

Mỗi quẻ 6 hào gồm có 2 quẻ 3 hào thuận với Đạo Tam Cực như Hệ Từ truyện đã
khẳng định; Vành khăn ngoài có 8 dãy quẻ 6 hào, mỗi dãy có 8 quẻ, trước hết là 8 quẻ 3 hào
dưới đều là Càn, 3 hào trên theo thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái là Càn – Đoài – Ly – Chấn, Tốn –
Khảm – Cấn – Khôn. Mỗi dãy được gọi là ‘1 nhà’, trước hết là nhà Càn rồi cứ thế tiếp tục theo
thứ tự của Bát Quái Tiên Thiên; 8 dãy quẻ được gọi chung là Bát Gia.

Hình vuông nội tiếp cũng gồm 64 quẻ 6 hào chia thành 8 dãy, mỗi dãy có 8 quẻ,
trước hết là nhà Càn, rồi đến nhà Đoài … cũng tiếp nối theo thứ tự của Bát Quái Tiên Thiên (8 x
8 = 64).

Hình vuông có 2 đường chéo:

-Đường chéo 1 từ góc phải dưới đến góc trái trên có 8 quẻ mỗi quẻ có Bát Quái dưới giống Bát
Quái trên gọi là Bát Thuần (Bát Thuần Càn – Bát Thuần Đoài – Bát Thuần Ly – Bát Thuần Chấn ,
Bát Thuần Tốn – Bát Thuần Khảm – Bát Thuần Cấn – Bát Thuần Khôn).

-Đường chéo 2 từ góc trái dưới đến góc phải trên cũng có 8 quẻ 6 hào, mỗi quẻ kết hợp bởi
Bát Quái dưới đối lập với Bát Quái trên gọi là Bát Hợp (Địa Thiên Thái – Sơn Trạch Tổn – Thủy
Hỏa Ký Tế - Phong Lôi Ích – Lôi Phong Hằng – Hỏa Thủy Vị Tế - Trạch Sơn Hàm – Thiên Địa Bỉ).

54
ĐỒ HÌNH VUÔNG TRÒN

64 QUẺ TIÊN THIÊN

Cám ơn Bs Võ Khôi Bửu đã giúp đỡ thực hiện hình đồ này.


*

55
PHỤ LỤC 3
Ý NGHĨA THỨ TỰ 64 QUẺ HẬU THIÊN

Thứ tự 64 quẻ Hậu Thiên đã được Đức Khổng Tử trình bày nơi Tự Quái truyện với ý
nghĩa Nhân Quả liên tục rõ ràng, còn được ông nói thêm tính đối lập của các quẻ này nơi Tạp
Quái truyện. Ở đây chỉ nói thêm 1 vài ý về truyền tải Kinh Dịch được chia thành Thượng Kinh có
30 quẻ và Hạ Kinh có 34 quẻ, và nếu chia 64 quẻ theo 6 dãy mỗi dãy 10 quẻ là Tượng của 1 hào
thì hiệp với quẻ Dịch 6 hào, còn thừa 4 quẻ sau cùng.

1- Ý NGHĨA CỦA THƯỢNG HẠ KINH (TƯỢNG NHỊ PHÂN): Kinh Dịch có cả thảy 64 quẻ 6 hào,
Hệ Từ truyện đã khẳng định quẻ Dịch 6 hào là 2 lần Đạo Tam Cực. Truyền thống của Kinh
Dịch qua nhận định của nhiều học giả cũng cho thấy Kinh Dịch hàm chứa 2 nội dung cốt lõi
là Vũ trụ quan và Nhân sinh quan, chúng ta có thể thấy rõ ràng phần tổng quát của vạn vật
nơi Thượng Kinh, phần chuyên luận về đời sống loài người nơi Hạ Kinh.

2- Ý NGHĨA CỦA 6 DÃY 10 QUẺ (TƯỢNG QUẺ 6 HÀO):

a-Dãy 1,từ quẻ 1 đến quẻ 10: luận sinh thành có nhu cầu trật tự.

b-Dãy 2,từ quẻ 11 đến quẻ 20 : luận tương giao cần hòa đồng và lãnh đạo.

c- Dãy 3,từ quẻ 21 đến quẻ 30: luận sinh hoạt trong giới hạn và điều hòa.

3 dãy 10 quẻ trên gồm có 30 quẻ nơi Thượng Kinh chủ luận tổng quát về Vũ trụ quan
khởi đầu bằng Càn Khôn là cha mẹ sinh thành vạn vật, chấm dứt bằng Khảm Ly với ý vạn vật
sinh hoạt trung hòa.

d-Dãy 4,từ quẻ 31 đến quẻ 40: luận đời sống loài người trong xã hội có cảm thông (Hàm,
Hằng); dù khó khăn cũng cần giải quyết (Kiển, Giải).

e-Dãy 5,từ quẻ 41 đến quẻ 50: luận tham sân si nên bớt, phương tiện sống cần thêm (Tổn,
Ích); phong tục nên sửa đổi, nhu cầu ấm no phải vun bồi (Cách, Đỉnh).

f-Dãy 6,từ quẻ 51 đến quẻ 60: luận có tiến phải có dừng (Chấn, Cấn); từ tốn và vui vẻ biết
kiềm chế không để phải tan tác chia lìa (Hoán, Tiết).

30 quẻ này thuộc Hạ Kinh chủ luận Nhân sinh quan với ý đời sống cần cảm thông
đoàn kết, không tiến thoái thái quá gây chia rẽ hận thù.

3- Ý NGHĨA CỦA 4 QUẺ SAU CÙNG: Sau cùng chỉ có 4 quẻ nhưng nói lên 1 ý nghĩa rất sâu xa,
vạn vật cũng như loài người dù có tiến bộ đến đâu cũng không thể ra ngoài qui luật vừa phải
56
và hợp thời (Trung Phu, Tiểu Quá) Thủy Hỏa dù có tương khắc cũng cần đáng vị để thành
hữu dụng (Ký Tế, Vị Tế). Ký Tế là quá khứ đã xong, Vị Tế là tương lai chưa tới,hiện tại cần
tinh tấn để tiến hóa.

4- NHẬN ĐỊNH:

Tuy Dịch là dời đổi vô thường nhưng hiện tượng Âm Dương dù có dời đổi thế nào
cũng ở trong 1 cơ cấu bất Dịch thường hằng. Ý nghĩa thứ tự của 64 quẻ Hậu Thiên này đã khẳng
định khuôn phép đạo lý tiến thoái của vạn vật cũng như của loài người.

BẢNG THỨ TỰ 64 QUẺ HẬU THIÊN


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bát Thuần BátThuần Thủy Lôi Sơn Thủy ThủyThiên ThiênThủy Địa Thủy Thủy Địa PhongThiên ThiênTrạch
CÀN KHÔN TRUÂN MÔNG NHU TỤNG SƯ TỶ TIỂU SÚC LÝ

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Địa Thiên Thiên Địa ThiênHỏa Hỏa Thiên Địa Sơn Lôi Địa Trạch Lôi Sơn Phong Địa Trạch Phong Địa
THÁI BỈ ĐỒNGNHÂN ĐẠI HỮU KHIÊM DỰ TÙY CỔ LÂM QUAN

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Hỏa Lôi Sơn Hỏa Sơn Địa Địa Lôi Thiên Lôi Sơn Thiên Sơn Lôi TrạchPhong Bát Thuần Bát Thuần
PHỆ HẠP BÍ BÁC PHỤC VÔ VỌNG ĐẠI SÚC DI ĐẠI QUÁ KHẢM LY

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Trạch Sơn Lôi Phong Thiên Sơn Lôi Thiên Hỏa Địa Địa Hỏa PhongHỏa Hỏa Trạch Thủy Sơn Lôi Thủy
HÀM HẰNG ĐỘN ĐẠI TRÁNG TẤN MINH DI GIA NHÂN KHUÊ KIỂN GIẢI

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Sơn Trạch PhongLôi Trạch Thiên ThiênPhong Trạch Địa Địa Phong TrạchThủy Thủy Phong Trạch Hỏa Hỏa Phong
TỔN ÍCH QUẢI CẤU TỤY THĂNG KHỐN TỈNH CÁCH ĐỈNH

51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
Bát Thuần BátThuần Phong Sơn Lôi Trạch Lôi Hỏa Hỏa Sơn Bát Thuần Bát Thuần Phong Thủy Thủy Trạch
CHẤN CẤN TIỆM QUI MUỘI PHONG LỮ TỐN ĐOÀI HOÁN TIẾT

61 62 63 64
PhongTrạch Lôi Sơn Thủy Hỏa Hỏa Thủy
TRUNGPHU TIỂUQUÁ KÝ TẾ VỊ TẾ

*
57
PHỤ LỤC 4

BÁT QUÁI

TIÊN DANH ĐỨC TRUNG CHUYỂN TƯỢNG HẬU


KIỀN KIỆN TRUNG BIẾN HỎA

KHÔN THUẬN TÂM HÓA THỦY

LY LỆ THƯỢNG XUẤT LÔI

KHẢM HÃM HẠ HIỆN TRẠCH

CHẤN ĐỘNG CỰC PHẢN SƠN

ĐOÀI DUYỆT CÙNG PHỤC PHONG

CẤN CHỈ ĐỨC HOÀN THIÊN

TỐN NHẬP NGHIỆP QUI ĐỊA

Thiên hành Thời, Trung chuyển tại Thời trung :


 Kiền kiện Trung biến Hỏa, Khôn thuận Tâm hóa Thủy.
 Ly lệ Thượng xuất Lôi, Khảm hãm Hạ hiện Trạch.
 Chấn động Cực phản Sơn, Đoài duyệt Cùng phục Phong.
 Cấn chỉ Đức hoàn Thiên, Tốn nhập Nghiệp qui Địa.

*
58
PHỤ LỤC 5
BÁT CHÁNH ĐẠO (PHẬT GIÁO)
Hệ theo
BÁT QUÁI (KINH DỊCH)

 Giới = 3 = CHA + TÂM + MẸ (ĐẠO TAM CỰC)


 ĐỊnh = 3 = CON TRAI (THỂ KHÔN DỤNG CƯƠNG)
+ Huệ = 3 = CON GÁI (THỂ KIỀN DỤNG NHU)

59
PHỤ LỤC 6

TRUNG ĐỒ VUÔNG TRÒN

16 Tạng Tượng tức 16 Tứ Trung Hào


(theo thứ tự Tứ Bộ Kinh Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn)

60
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG

- Lời nói đầu 2

NỘI DUNG

1- CHƯƠNG I : Cơ cấu Dịch Lý. 3

2- CHƯƠNG II : Dịch thư và Dịch học. 11

3- CHƯƠNG III : Âm Dương và Đời sống 15

4- CHƯƠNG IV : Kinh Dịch và Đạo làm Người. 22

5- CHƯƠNG V : Tổng luận. 43

PHỤ LỤC

1- Đại Diễn và Đồ hình Đại Diễn. 45

2- Thuyết minh và Đồ hình Vuông Tròn 64 quẻ Tiên Thiên. 51

3- Ý nghĩa thứ tự 64 quẻ Hậu Thiên. 53

4- Bát Quái Tiên Thiên trung chuyển Hậu Thiên. 55

5- Bát Chánh Đạo hệ theo Bát Quái. 56

6- Trung Đồ Vuông Tròn. 57

MỤC LỤC 58

Tôi không giữ bản quyền với kỳ vọng thế hệ nối tiếp sẽ làm
trong sáng và lợi ích hơn các di sản văn hóa của dân tôc Việt.

61

You might also like