You are on page 1of 11

PHIẾU TRẢ LỜI

__________________________________

Điểm Điểm
(Bằng số) (Bằng chữ)
Họ tên: NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC
Ngày sinh: 10/08/2001
_____________________________________________________ GV chấm 1
Mã sinh viên: 1911110293
Lớp tín chỉ: DTU308(2.2/2021).4 MỤC LỤC …………………….………………..
Môn thi:
CâuĐầu tư quốc tế
1............................................................................................................................. 1
GV chấm 2
1. Các lý do cơ bản...................................................................................................1
…………………………….………..
1.1. Lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài....................................1
1.2. Lợi thế về địa điểm (Việt Nam).........................................................................1
1.3. Lợi thế về nội bộ hóa........................................................................................3
2. Ví dụ minh họa....................................................................................................4
Câu 2............................................................................................................................. 4
1. Thực trạng dòng vốn FDI trên thế giới và Việt Nam..........................................4
1.1. Thực trạng dòng vốn FDI trên thế giới.............................................................4
1.2. Thực trạng dòng vốn FDI tại Việt Nam............................................................6
2. Chính sách của các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam.........6
2.1. Chính sách của các quốc gia............................................................................6
2.2. Chính sách của doanh nghiệp...........................................................................7
3. Ví dụ..................................................................................................................... 7
1

Câu 1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư khả thi và mang lại
hiệu quả kinh tế rất cao. Nó tác động tích cực đến các yếu tố quan trọng quyết định sự
tăng trưởng của nền kinh tế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý
hơn. Nhận thức được vai trò của FDI, hơn 30 năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài và đạt được những thành tựu ngoài mong đợi. Vậy, các
doanh nghiệp nước ngoài FDI đầu tư vào Việt Nam vì những lý do gì? Điều này sẽ
được làm rõ dựa trên lý thuyết chiết trung của John Dunning.
1. Các lý do cơ bản
1.1. Lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài
Mục tiêu hàng đầu của các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư tư nhân khi
tiến hành đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Muốn vậy họ không thể
dừng lại ở thị trường trong nước mà phải tìm cách vươn ra thị trường nước ngoài. Để
xâm nhập vào thị trường nước ngoài, họ có nhiều phương thức khác nhau trong đó có
FDI.
Thông thường, khi doanh nghiệp quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình
thức FDI, họ đã nắm trong tay lợi thế về quyền sở hữu. Hiện nay, các doanh nghiệp
Việt Nam thường có quy mô nhỏ so với doanh nghiệp nước ngoài, nguồn vốn hạn chế,
công nghệ, kinh nghiệm còn non trẻ. Chính vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài khi
đến Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế như nguồn vốn dồi dào, có kinh nghiệm nhiều năm
trong ngành cũng như có kiến thức, công nghệ phát triển hơn. Ngoài ra họ còn có thể
giảm chi phí nhờ chia sẻ kiến thức, tiếp cận dễ hơn các nguồn tài chính lớn của các
công ty nước ngoài, và các lợi thế từ việc đa dạng hóa mang tính quốc tế các tài sản.
Với những lợi thế này, các chủ đầu tư nước ngoài sẽ có thu nhập cận biên cao hơn
hoặc chi phí cận biên phấp hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó mang lại cho
họ nhiều lợi nhuận hơn.
1.2. Lợi thế về địa điểm (Việt Nam)
 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
Tình hình chính trị của nước nhận đầu tư luôn là vấn đề được quan tâm hàng
đầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định đặt nền móng đầu tư lâu dài. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định trong
đời sống của người dân, từ đó tác động không nhỏ đến các nhà đầu tư FDI. Việt Nam
2

là quốc gia độc đảng, không có sự phân biệt, cạnh tranh hay đảo chính trong các Đảng
phái chính vì vậy tình hình chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, là một trong các
quốc gia có chính trị ổn định nhất trên thế giới. Trong khi đó những năm gần đây, các
quốc gia láng giềng như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar hay Indonesia đều
trải qua những biến động và bất ổn chính trị. Đây là lợi thế vô cùng lớn của Việt Nam
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài so với các nước trong khu vực ASEAN
cũng như các nước trên thế giới.
Sự tăng trưởng về kinh tế của nước nhận đầu tư cũng là vấn đề quan trọng ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, một
trong những khu vực tế phát triển và năng động nhất thế giới hiện nay. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao và ổn định qua nhiều năm. Mặc dù liên
tục phải đối mặt với những bất ổn và thách thức khi kinh tế thế giới trải qua giai đoạn
suy thoái khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP
trung bình trên 6%/năm trong khi lạm phát luôn ở mức dưới 5%. Tỷ giá ngoại hối luôn
được duy trì ở mức ổn định, không có những biến động bất thường ảnh hưởng đến
kinh tế. Những điểm tích cực trên luôn là điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài.
 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Khi chọn một nước để đầu tư, vị trí địa lý là yếu tố không thể thiếu trong mối
quan tâm của doanh nghiệp. Việc có một vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu, buôn bán
chính là bàn đạp để doanh nghiệp thực hiện mục đích của mình. Việt nam là một quốc
gia giáp biển, có hệ thống cảng biển quốc tế rộng khắp cả nước đồng thời là trung tâm
kết nối của khu vực, là cửa ngõ để thâm nhập vào các nền kinh tế ở khu vực phía tây
Bán đảo Đông Dương. Điều này góp phần giúp Việt Nam có vị thế vượt trội hơn hẳn
trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa với các nước khác.
Điều kiện tự nhiên cũng đóng vai trò không nhỏ trong thành công của nhà đầu
tư. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoảng sản, tài nguyên đất, nước và tài
nguyên rừng đồng thời được thiên nhiên ủng hộ. Chính vì vậy nó mang lại sự ổn định
cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi thiên nhiên là yếu tố khó kiểm soát và không lường
trước được. Ví dụ như trận động sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 đã phá hủy hàng loạt
nhà máy gây thiệt hại vô cùng lớn cho các doanh nghiệp.
3

 Các chính sách ưu đãi của chính phủ


Hệ thống pháp luận có thể tạo thuận lợi cũng có thể là hạn chế hay cản trở hoạt
động của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều mà các nhà đầu tư quan tâm là sự đảm
bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nhân, môi trường cạnh tranh và các chính sách
về thuế, mức thuế, sự phân chia lợi nhuận… Hiểu được điều đó, chính phủ Việt Nam
đang ra sức thu hút các nhà đầu tư thông qua các chính sách ưu đãi khá cao. Trước
đây, phần lớn các dự án lớn đều chỉ chịu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 5
năm đầu tiên không phải nộp, 5 năm tiếp theo chỉ nộp 5%. Đây là chính sách vô cùng
thuận lợi và , quả thực, để tận dụng được lợi thế đó, Nhật Bản và Đài Loan đã ngay lập
tức đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam còn có các chính sách đất đai nhằm tạo
điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư
yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài như giảm giá thuế, quy hoạch để phù hợp với
doanh nghiệp.
 Nguồn lực về con người
Con người với trình độ lao động trí thức hay lao động chân tay đều trở thành
nguồn lực cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam hiện nay với khoảng 97 triệu dân
với khoảng 60% trong độ tuổi dưới 35. Sở hữu những người lao động trẻ, khỏe, năng
động, có tiềm năng, tinh thần làm việc tốt và khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến để
đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức, đặc biệt khi cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang bùng nổ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính hấp dẫn các nhà đầu tư về
nguồn lực con người ở Việt Nam là chi phí nhân công. Hiện nay, chi phí nhân công ở
Việt Nam so với các nước có mức thu nhập tương tự đang là khá thấp. Đây là một lợi
thế cạnh tranh vô cùng lớn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
đặc biệt là trong sản xuất hàng tiêu dùng và các hàng hóa cần sử dụng.
1.3. Lợi thế về nội bộ hóa
Để có mặt trên thị trường Việt nam, các doanh nghiệp nước ngoài có thể có
nhiều phương thức khác nhau như xuất khẩu, cấp license, nhượng quyền, liên doanh
góp vốn với chủ đầu tư nước sở tại, lập chi nhánh,…. Với mỗi mặt hàng lại có những
đặc thù khác nhau. Nhưng doanh nghiệp này họ cảm thấy khi xuất khẩu sẽ có những
yếu tố không hoàn hảo của thị trường như phí vận chuyển, các khoản quan và phi thuế
quan không cho phép xâm nhập hoặc xâm nhập nhưng với chi phí cao. Cùng với đó
những rắc rối khi nhượng quyền như khó quản lý, có thể dẫn đến mấy công thức, bí
4

mật kinh doanh, mấy úy tín trên thị trường. Trong trường hợp này, nội bộ hóa chính là
lợi thế. Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài với các lợi thế riêng của mình sẽ thích
thành lập các chi nhánh do mình sở hữu 100% hoặc sở hữu phần lớn nhằm tối đa hóa
lợi nhuận.
2. Ví dụ minh họa
Samsung là doanh nghiệp FDI tiêu biểu của Việt Nam hiện nay. Sau đây là
những lý do Samsung lựa chọn Việt Nam.
Lợi thế về quyền sở hữu: Samsung là tập đoàn lớn, chính vì vậy nguồn vốn vô
cùng dồi dào. Ngoài ra, Samsung còn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công
nghệ cũng như nhiều bí mật về công nghệ để cho ra những mẫu mã thu hút người
dùng. Tập đoàn này cũng có khá nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.
Lợi thế về địa điểm: Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, văn hóa có
nhiều điểm tương đồng với Hàn Quốc, có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số trẻ
nên luôn luôn ưa thích các sản phẩm công nghệ hiện đại,…
Lợi thế về nội bộ hóa: Nếu xuất khẩu, Samsung sẽ phải chịu phí ship và thuế
khá cao khi nhập khẩu vào Việt Nam. Mặt khác, Samsung hoàn toàn có thể chuyển
giao công nghệ, bán thương hiệu để lấy tiền. Tuy nhiên, trường hợp này rất khó quản
lý và dễ bị mất công thức, thậm chí mất uy tín nếu công ty được chuyển giao có vấn
đề. Trong khi đó, nhân công tại Việt Nam tương đối rẻ, vì thế chi phí nội bộ hóa nhỏ
hơn chi phí xuất khẩu. Chính vì vậy, đầu tư FDI tại Việt Nam là có lợi hơn cả.
Có thể thấy, những lợi thế cạnh tranh của chính mình cũng như nhận thức được
lợi thế của nội bộ hóa và những lợi thế mà Việt Nam mang lại là những lý do cơ bản
để các doanh nghiệp FDI quyết định đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, với những lợi thế
của mình, Việt Nam đang được các tổ chức kinh tế và tập đoàn quốc tế lớn đành giá là
điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Câu 2
Đại dịch Covid-19 xảy ra đã tạo nên một khoảng hoảng nghiêm trọng, giáng đòn
mạnh vào nền kinh tế toàn cầu. Một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng trầm trọng dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
5

1. Thực trạng dòng vốn FDI trên thế giới và Việt Nam
1.1. Thực trạng dòng vốn FDI trên thế giới
Theo báo cáo của UNCTAD (Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát
triển), năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến cho dòng vốn giảm mạnh tới 35% so với
năm 2019, từ 1.530 tỷ USD xuống chỉ còn 999 tỷ USD. Đây là mức thấp nhất kể từ
những năm 1990, thấp hơn tới 30% so với giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
- 2009. Tuy nhiên, sự giảm sút này không đồng đều giữa các quốc gia, khu vực và các
nền kinh tế.

Sơ đồ 1: So sánh dòng vốn FDI toàn cầu năm 2019 và 2020


Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: UNCTAD (2021)
Các nước phát triển có sự sụt giảm mạnh nhất, giảm tới tới 58%, chỉ còn 312 tỷ
USD. Trong đó, khu vực Bắc Mỹ giảm tới 42%, chỉ còn 180 tỷ USD. Vốn FDI vào Mỹ
giảm tới 40% xuống còn 156 tỷ đô, chủ yếu do giảm thu nhập tái đầu tư. Tuy nhiên Mỹ
vẫn là nước nhận FDI lớn nhất thế giới. Tổng vốn FDI vào khu vực châu Âu cũng có sự
sụt giảm mạnh, giảm tới 80% so với năm 2019, chỉ đạt 73 tỷ USD trong đó Vương quốc
Anh (-57%), Pháp (-47%) và Đức (-34%). Ở chiều ngược lại, một số quốc gia khác cũng
có dấu hiệu tích cực về FDI, ví dụ như Nhật Bản (tăng từ 15 lên 17 tỷ USD) [CITATION
NIN21 \l 1033 ].
Tại các nước đang phát triển, mức giảm vốn FDI năm 2020 chỉ là 8%, xuống còn
663 tỷ USD. Tốc độ giảm ở các khu vực là không đồng đều. Các nước đang phát triển ở
châu Mỹ La Tinh giảm 45%, ở châu Phi là 16%, trong khi châu Á tăng 4%. Cụ thể vốn
FDI vào Trung Quốc tăng 5,67%, lên 149 tỷ USD, Với sự tăng trưởng này, Trung Quốc
trở thành nước nhận vốn FDI cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhờ giữ được mức tăng
6

trưởng dương 2,3% cũng như sớm kiểm soát được dịch bệnh, đồng thời thực hiện nhiều
các chương trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên Trung Quốc vẫn có sự tăng
trưởng vốn FDI trong khi FDI có sự sụt giảm mạnh toàn cầu. Ấn Độ cũng có mức tăng
trưởng dương trong thu hút vốn FDI, tăng tới 13%, chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Các nước ASEAN có sự suy giảm tương đối, tới 31% nguồn vốn FDI, chỉ còn 107 tỷ
USD trong năm 2020 và có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia như Philippines (+29%),
Malaysia (-68%), Thái Lan (-50%). Singapore (-37%). UNCTAD dự báo rằng tình
hình vốn FDI trong năm 2021 sẽ vẫn tiếp tục bị suy giảm từ 5-10% do sự không chắc
chắn trong diễn biến đại dịch Covid, ngoại trừ lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe
[CITATION NIN21 \l 1033 ] .
1.2. Thực trạng dòng vốn FDI tại Việt Nam
Trong năm 2020, do tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 mà dòng vốn FDI
vào Việt Nam bị sụt giảm sau khi bùng nổ vào năm 2019. Vốn đầu tư khu vực FDI từ
tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 giảm xuống tăng trưởng âm 3,8% so với cùng
kỳ năm 2020[CITATION NIN21 \l 1033 ]. Tuy nhiên, trong năm 2021, tổng vốn FDI
được kỳ vọng sẽ gia tăng trở lại. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn
FDI vào Việt Nam tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, tính đến ngày 20/3,
tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một con số rất ấn tượng, vì cả năm 2020 tổng vốn FDI của cả nước mới chỉ đạt
gần 29 tỷ USD [CITATION NIN21 \l 1033 ]. Bên cạnh đó, vốn thực hiện của dự án FDI
ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5%. Đáng mừng hơn, đây không chỉ là con số ấn tượng mà
còn là chất lượng dòng vốn FDI. Nhiều dự án đầu tư lớn đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam
trong những tháng đầu năm 2021, làm giá trị vốn đăng ký mới trung bình trên một dự án
tăng lên đến 30,87 triệu USD. Các dự án này lại chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao,
trong đó có dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam, vốn đầu tư 210
triệu USD hay dự án LG Display Hải Phòng tăng vốn thêm 750 triệu USD[CITATION
NIN21 \l 1033 ].
2. Chính sách của các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam
2.1. Chính sách của các quốc gia
 Chính sách của các quốc gia trên thế giới
Bên cạnh việc ngăn chặn đại dịch Covid 19, các quốc gia đều đã đưa ra chính
sách phát triển kinh tế sau thời gian đầy ảm đạm của kinh tế toàn cầu. Hầu hết các
7

nước đều mở cửa lại nền kinh tế và các nỗ lực ngăn chặn bổ sung đồng thời, trích ngân
sách để trợ cấp cho người dân thất nghiệp do Covid. Ngoài ra, các quốc gia còn có các
khoản vay bổ sung của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ và bảo lãnh để giúp các
doanh nghiệp nhỏ giữ chân người lao động. Cùng với đó, họ cũng có các chính sách
ưu đãi, giảm thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp đề ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp bị
phá sản.
 Chính sách của Việt Nam
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn nhiều
yếu tố bất định, khó lường, cần khai thác tối đa thị trường trong nước đồng thời phòng
ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì
vậy, Bộ chính trị đã đưa ra các chính sách cấp bách để phục hồi nền kinh tế. Trước hết
là tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, để hỗ trợ người
dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Thực hiện chính
sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại
nặng nề do đại dịch[CITATION Hoa20 \l 1033 ]. Tiếp đến là tập trung phát triển mạnh
thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa,
đẩy mạnh phong trào "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt". Đồng thời, chính phủ
cũng đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết
vướng mắc trong thủ tục hành chính. Song song với đó là khởi công, triển khai thực
hiện các dự án quy mô lớn, có tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội. Tăng
cường kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm tiến độ thực hiện, giải ngân
kế hoạch vốn đầu tư công [CITATION Hoa20 \l 1033 ]. Ngoài ra, cần chuyển đổi phù
hợp cơ chế kiểm tra, minh bạch hoá, các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe.
2.2. Chính sách của doanh nghiệp
Dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đến
tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản nếu không tìm ra được hướng đi phù hợp để
thích ứng trong giai đoạn này. Bên cạnh việc nhận những chính sách ưu đãi của chính
phủ, các doanh nghiệp phải tự đưa ra giải pháp cho mình. Hầu hết các doanh nghiệp
đều cố gắng cắt giảm các chi phí không thực sự cần thiết, xa thải nhiều nhân công để
giảm chi phí lao động dư thừa. Bên cạnh đó, họ cũng có những phương hướng thích
nghi phù hợp với điều kiện hiện nay. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp FDI đã có sự dịch
chuyển vốn đến môi trường phù hợp hơn; một số doanh nghiệp chuyển đổi sang hình
8

thức kinh doanh online để giảm thiểu sự suy giảm doanh thu; một số khác đã chuyển
sang sử dụng văn phòng ảo nhằm không bị gián đoạn hoạt động mà vẫn đảm bảo an
toàn về sức khỏe.
3. Ví dụ
Mỹ vừa qua đã chi  268 tỷ USD để trợ cấp thất nghiệp, 510 tỷ USD để ngăn
chặn phá sản doanh nghiệp bằng cách cung cấp các khoản vay, bảo lãnh và hỗ trợ
chương trình…. Một quốc gia khác có thể kể đến là Trung Quốc đã hỗ trợ ngoài ngân
sách bao gồm bảo lãnh bổ sung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 400 tỷ NDT, cắt
giảm phí và thuế quan trên 900 tỷ NDT để sử dụng các hạng mục như đường xá, bến
cảng và điện.
Sau dịch Covid 19, một số doanh nghiệp như Walmart, Vinmart… đã chuyển
đổi sang hình thức kinh doanh online. Vinmart cho ra mắt chức năng đi chợ online qua
app Vin ID, khách hàng có thể chọn sản phẩm không khác gì mua hàng trực tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Crowe, 2019. Crowe. [Online]
Available at: https://www.crowe.com/vn/vi-vn/insights/doing-business-in-vietnam/doing-
business-in-vietnam-2020/why-invest-in-vietnam
[Accessed 22 6 2021].
IMF, 2021. Policy Tracker, Washington: International Monetary Fund.
Kiên, N. N., 2012. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI vào Việt nam. [Online]
Available at: https://123docz.net//document/125711-phan-tich-anh-huong-cua-cac-yeu-to-toi-
viec-thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi-vao-viet-nam.htm
[Accessed 22 6 2021].
Lan, N., 2021. Tạp chí Công Thương. [Online]
Available at: https://www.hoinhap.org.vn/tinh-hinh-sau-hau-covid-19/tinh-hinh-o-viet-
nam/31006-xu-huong-dong-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-sau-dai-dich-covid-19-va-mot-
so-de-xuat-cho-viet-nam.html
[Accessed 22 6 2021].
Linh, H., 2021. ANT Consultants & Lawyers. [Online]
Available at: https://www.antlawyers.com/thu-vien/loi-the-thu-hut-dau-tu-fdi-cua-viet-nam/
[Accessed 22 6 2021].
Sơn, H., 2020. Tạp chí Tài chính. [Online]
Available at: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-cap-bach-khac-phuc-tac-
dong-cua-covid19-de-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh-te-dat-nuoc-323982.html
[Accessed 22 6 2021].
Thinh, P. V., 2017. Lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI. [Online]
Available at: https://vneconomy.vn/loi-the-cua-viet-nam-trong-thu-hut-fdi.htm
[Accessed 22 06 2021].
UNCTAD, 2021. World Investment report 2021, Geneva: UNCTAD.
PHỤ LỤC
Sơ đồ 1: So sánh dòng vốn FDI toàn cầu năm 2019 và 2020.........................................5

You might also like