You are on page 1of 14

Chương 5:

CẦU THANG
5.1. Khái niệm chung
5.1.1. Khái niệm
Cầu thang là một bộ phận kết cấu của công trình đảm bảo giao thông giữa
các tầng trong điều kiện thông thường cũng như khi có sự cố cháy nổ, hoặc
báo động.
Cầu thang có kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép được sử dụng rất phổ
biến trong công trình dạng nhà so với cầu thang làm từ vật liệu gỗ, thép.
5.1.2. Các yêu cầu chung
- Vị trí cầu thang thuận lợi và đủ số lượng theo tiêu chuẩn thiết kế. Trong
các nhà cao tầng, cầu thang thường được bố trí gần khu vực thang máy .
- Bề rộng phải đảm bảo yêu cầu đi lạị và thoát hiểm. Độ dốc theo tiêu chuẩn
thiết kế.
- Kết cấu phải đủ khả năng chịu lực, có độ bền vững, ổn định và độ rung
động cho phép.
- Có khả năng chống cháy.
- Nhiều khi cầu thang còn là một bộ phận kiến trúc làm hài hòa nội thất công
trình vì vậy cầu thang phải đảm bảo thẩm mỹ.
5.1.3. Phân loại cầu thang
a) Theo mặt bằng:
- Cầu thang dốc 1 đợt, hai đợt, ba đợt
- Cầu thang xoắn ốc
b) Theo sơ đồ kết cấu
- Cầu thang có cốn.
- Cầu thang không cốn (Bản chịu lực).
- Cầu thang có dầm xương cá.
- Cầu thang có bậc công xon.
Người thiết kế căn cứ yêu cầu của công trình và vị trí đặt cầu thang, tùy đặc
điểm chịu lực và điều kiện sử dụng, cần lựa chọn loại thích hợp và hệ kết
cấu tương ứng.

117
Một số loại cầu thang bê tông cốt thép:

Hình 5.1: Cầu thang dốc 1 đợt (1 vế)

Hình 5.2: Cầu thang dốc 2 đợt bản dầm

Hình 5.3: Cầu thang dốc 3 đợt bản dầm

118
Hình 5.4: Cầu thang có dầm xương cá

Hình 5.5: Cầu thang xoắn


5.2. Đặc điểm cấu tạo
- Bề rộng vế thang nên đảm bảo tối thiểu là 800mm với công trình nhà ở gia
đình, tối thiểu 1200mm với các công trình công cộng.
- Độ dốc bản thang đảm bảo yêu cầu đi lại với góc nghiêng α=30-350.
- Bề rộng chiếu nghỉ ≥ bề rộng 1 vế thang.
- Chiều cao bậc thang từ 150mm đến 200mm; chiều rộng bậc thang từ
250mm đến 300mm.

119
- Chiều dày bản thang hb ≥ 80mm. Bản thang kê lên tường chiều sâu tối
thiểu 110mm.
- Cốn thang thường có bề rộng tiết diện 70mm đến 150mm.

Hình 5.6: Mặt cắt cấu tạo cầu thang


Tùy thuộc loại nhà, kích thước bậc thang có thể tham khảo Bảng 5.1:
Bảng 5.1: Kích thước bậc thang

Nhà ở Trường học Hội trường Bệnh viện Nhà trẻ

Chiều cao
150-175 140-160 130-150 150 120-150
(mm)
Chiều rộng
250-300 280-320 300-350 300 250-280
(mm)

120
5.3. Đặc điểm tính toán
Căn cứ vào hồ sơ chi tiết kiến trúc, lựa chọn phương án kết cấu cho cầu
thang, xác định các bộ phận kết cấu, lập mặt bằng kết cấu và tính toán các
bộ phận cầu thang.
Về nguyên tắc có thể mô hình hóa toàn bộ kết cấu cầu thang, tuy nhiên như
vậy sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian tính toán. Ở một mức độ chính xác
chấp nhận được, các bộ phận cầu thang thường được rời rạc hóa và tính toán
theo những sơ đồ kết cấu đơn giản, an toàn.
Một số loại cầu thang điển hình tính toán như sau.
5.3.1. Tính toán các bộ phận cầu thang dốc 2 đợt có cốn
a) Mặt bằng kết cấu

Hình 5.7: Mặt bằng kết cấu một cầu thang dốc 2 đợt có cốn
Các bộ phận thể hiện trên mặt bằng kết cấu (MBKC) gồm có: bản thang
(BT), bản chiếu nghỉ (BCN), bản chiếu tới (BCT) có thể tính cùng sàn, Cốn
thang (C1), Dầm chiếu nghỉ (DCN), Dầm chiếu tới (DCT), các tường và cột
đỡ cầu thang.
Bản thang truyền lực lên cốn, tường, dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới. Bản
chiếu nghỉ truyền lực lên tường và các dầm thang. Cốn thang truyền lực lên
dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới. Các dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới
truyền lực lên tường, dầm khung hoặc cột.
b) Tính toán bản thang
Bản thang được liên kết trên 4 cạnh biên với tường, cốn, dầm chiếu nghỉ và
dầm chiếu tới.
- Sơ đồ tính: Tùy theo tỉ lệ kích thước các cạnh bản l2*/l1 (l2*=l2/cosα) mà
chọn sơ đồ tính là bản loại dầm hay bản kê 4 cạnh, theo tỉ lệ độ cứng đơn vị

121
giữa dầm với bản và cấu tạo tường biên mà mô hình hóa liên kết là ngàm
hay khớp.
Nếu bản loại dầm do l2*/l1 ≥ 2 và cạnh bản liên kết với tường xây thì tính
toán theo bản làm việc một phương. Cắt dải bản rộng 1 m theo phương cạnh
ngắn tính như dầm đơn giản, sơ đồ tính bản thang như sau:

hb

q * (kN/m)

l tt

Hình 5.8: Sơ đồ tính bản thang


- Tải trọng tác dụng gồm:
+) Bậc xây, lát bậc
+) Bản thang
+) Vữa trát
+) Hoạt tải
Tổng tải trọng này là qb (kN/m2) tác dụng phương thẳng đứng sẽ quy về
phương vuông góc mặt phẳng bản thang, phân bố trên chiều dài dải bản:
q*= qb.cosα.1m (kN/m) (5.1)
- Nội lực: Tính toán như đối với bản kê hoặc bản làm việc một phương (đã
giới thiệu trong BT phần 1) theo sơ đồ tính tương ứng.
- Tính toán cốt thép: Từ nội lực tìm được, tính toán cốt thép cho 1 m bề rộng
bản. Tiết diện tính toán hình chữ nhật rộng 1m, chiều cao bằng chiều dày
bản, trường hợp cốt đơn.
- Cấu tạo cốt thép: Tương ứng với bản làm việc hai phương hoặc bản một
phương có cấu tạo thích hợp.
Hình 5.9 giới thiệu mặt cắt ngang bản thang có cốn, bố trí cốt thép chịu lực
và cấu tạo:

122
hb

l1

Hình 5.9: Mặt cắt bản thang


c) Tính toán bản chiếu ngh ỉ, bản chiếu tới
Bản chiếu nghỉ, chiếu tới được liên kết trên 4 cạnh với tường, dầm chiếu
nghỉ hoặc dầm chiếu tới. Việc tính toán tương tự bản sàn phẳng.
d) Tính toán cốn thang
Cốn thang kê hai đầu lên dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới, có thể quan niệm
như dầm đơn giản gối khớp 2 đầu.
- Sơ đồ tính:

q2
q1
q
l tt

Hình 5.10: Sơ đồ tính cốn thang


- Tải trọng tác dụng vào cốn gồm:
+) Tải bản thang truyền vào
+) Lan can, tay vịn
+) Trọng lượng bản thân
Tổng tải trọng này là qc (kN/m) tác dụng phương thẳng đứng sẽ quy về
phương vuông góc với trục cốn thang:
q1= qc.cosα (kN/m)
- Nội lực: Tính toán như đối với dầm đơn giản chịu tải trọng q1. Thành phần
q2 gây lực dọc không đáng kể trong cốn thang, có thể bỏ qua.

123
- Tính toán cốt thép dọc và cốt đai theo cấu kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật.
- Cấu tạo cốt thép: Nếu bề rộng cốn thang < 15cm có thể cấu tạo đai 1
nhánh.
e) Tính toán dầm chiếu ngh ỉ và dầm chiếu tới (dầm thang)
Trên mặt bằng kết cấu hình 5.7 thể hiện có 1 dầm chiếu nghỉ, tuy nhiên cũng
có trường hợp thang bố trí 2 dầm chiếu nghỉ ở 2 cạnh biên của bản chiếu
nghỉ, như trong trường hợp cạnh ngoài của bản chiếu nghỉ không gối được
lên tường do kiến trúc bố trí các vách kính hoặc ô cửa kính lớn ngoài biên.
Dầm chiếu nghỉ kê hai đầu lên tường hoặc liên kết với cột.
Dầm chiếu tới có thể liên kết hai đầu dầm lên dầm khung hoặc cột.
- Sơ đồ tính:
Tùy theo liên kết 2 đầu dầm là tường, dầm khung hay cột mà xây dựng sơ
đồ tính đơn giản hóa cho dầm thang có liên kết 2 đầu là khớp hoặc ngàm.
Trường hợp dầm thang gối lên tường hoặc dầm khung thì quan niệm đầu
dầm là liên kết khớp.
Nếu dầm thang liên kết với cột thì về bản chất đã tạo nên kết cấu khung. Có
thể xét tương quan độ cứng đơn vị dầm thang - cột để tách riêng dầm thang
có liên kết ngàm hay khớp tại đầu dầm để tính toán cho đơn giản.

a) Độ cứng đơn vị cột = 6 lần dầm; b) Độ cứng đơn vị dầm = 4 lần cột
Hình 5.11: Phân bố mô men trong dầm thang

124
Có thể coi liên kết đầu dầm là ngàm khi độ cứng đơn vị của cột khá lớn so
với dầm ( ột
: ầ
≥ 6). Ngược lại, khi độ cứng đơn vị của dầm khá lớn so
ột ầ

với cột ( ầ
: ột
≥ 4) thì coi dầm liên kết khớp với cột.
ầ ột

Hình 5.11 minh họa sự phân bố mômen ở gối và nhịp chịu tải trọng phân bố
trên dầm khi tương quan độ cứng dầm - cột thay đổi, đã chỉ ra quan niệm
trên cũng không được chính xác. Mặt khác, trong các công trình thực tế, các
dầm thang và cột cũng không phải trường hợp nào cũng có chênh lệch độ
cứng lớn như vậy. Do đó khi tách dầm chiếu tới và chiếu nghỉ ra thành dầm
1 nhịp với quan niệm liên kết ngàm hoặc khớp cần điều chỉnh mô men giữa
nhịp và gối để tính toán và cấu tạo cốt thép phù hợp với sự làm việc thực
của kết cấu.
- Tải trọng tác dụng vào dầm:
+) q1d: trọng bản thân dầm
+) q2d: tải trọng do bản chiếu tới hoặc chiếu nghỉ truyền vào
+) P: tải trọng do cốn thang truyền vào.
P P (kN)
q (kN/m)
2
q (kN/m)
1

l tt

Hình 5.12: Tải trọng dầm chiếu ngh ỉ


Trường hợp bản thang là loại bản làm việc 2 phương, dầm thang còn nhận
tải trọng do bản thang truyền vào.
Các tải trọng phân bố dạng tam giác, hình thang có thể quy đổi tương đương
về dạng phân bố đều.
Tải trọng tập trung do 2 cốn nếu có điểm đặt cách nhau < 1/10 nhịp dầm có
thể quy về 1 tải trọng đặt giữa dầm để tính nội lực.
- Nội lực: Tính toán mô men và lực cắt trong dầm.
- Tính toán cốt thép dọc, cốt đai và cốt treo tại vị trí cốn thang kê lên.
- Cấu tạo cốt thép: Theo sơ đồ tính toán được sử dụng nêu trên.
5.3.2. Tính toán các bộ phận cầu thang dốc 2 đợt không có cốn
a) Mặt bằng kết cấu

125
Dạng cầu thang này không có dầm cốn thang (limon) dọc hai bên bản thang.

Hình 5.13: Mặt bằng kết cấu thang không cốn


b) Tính toán bản thang
Bản thang làm việc 1 phương, chịu lực theo phương cạnh dài, kê lên 1 đầu
là dầm chiếu tới, 1 đầu là dầm chiếu nghỉ. Sơ đồ tính toán cắt dải bản rộng 1
m, tính như một dầm có tiết diện 1mxhb.
Liên kết hai đầu dải bản được xem là liên kết ngàm khi hd/hb>3, xem là khớp
khi hd/hb≤3.
Sơ đồ tính của bản thang (kể cả chiếu nghỉ) thể hiện trong hình 5.14:

Hình 5.14: Sơ đồ tính bản thang không cốn

126
Nội lực trong bản thang có dạng mô men như sau:

Hình 5.15: Mô men trong bản thang không cốn


Tính toán cốt thép như cấu kiện chịu uốn đặt cốt đơn.
Bố trí cốt thép như hình 5.16:

Hình 5.16: Bố trí cốt thép bản thang không cốn


c) Tính toán dầm chiếu ngh ỉ và dầm chiếu tới (dầm thang)
Dầm chiếu nghỉ ta xem như dầm đơn giản 2 đầu ngàm hoặc khớp (tùy độ
cứng tương quan dầm với cột).
Dầm chiếu tới cũng là dầm đơn giản nhưng liên kết có thể xem là khớp vì
liên kết với dầm sàn có độ cứng chống xoắn nhỏ.
Sơ đồ tính dầm thang:

Hình 5.17: Sơ đồ tính dầm thang


Tải trọng trên dầm thang không cốn không có lực tập trung, chỉ có tải phân
bố do bản thân, bản thang, bản chiếu nghỉ hoặc chiếu tới.

127
5.3.3. Tính toán các bộ phận cầu thang dốc 3 đợt
Đối với các cầu thang dốc 3 đợt cũng như 1 đợt, các nội dung tính toán cũng
như trên. Quan trọng nhất là lựa chọn được phương án kết cấu thỏa mãn các
yêu cầu chủ yếu của kiến trúc mà sơ đồ tính toán mạch lạc, phương án thuận
lợi cho thi công, xây dựng được mặt bằng kết cấu và có quan niệm tính toán
rõ ràng, gần với sự làm việc thực của cầu thang.
Ví dụ: Thiết kế thang 3 đợt có kiến trúc như sau:

Hai phương án kết cấu có thể đưa ra:

CT CT-1
CT-2
DCN
DCT

DCT

CT CT-3

(a) (b)
Hình 5.18: Mặt bằng kết cấu 1 cầu thang dốc 3 đợt có cốn
- Phương án (a): Sử dụng dầm chiếu nghỉ gẫy khúc có dạng chữ Z. Cốn
thang kê lên DCN và DCT.
- Phương án (b): Sử dụng 2 cốn thang gẫy khúc đỡ cốn thang thứ 3.
Việc lựa chọn phương án phụ thuộc kiến trúc, các kích thước cụ thể. Trong
ví dụ trên nếu nhịp DCN nhỏ thì phương án (a) là phù hợp hơn; Nhưng nếu

128
nhịp DCN khá lớn sẽ dẫn đến kích thước tiết diện dầm này phải chọn tăng
lên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cầu thang, có thể sử dụng phương án (b)
với 2 cốn thang CT-1 và CT-3 có nhịp nhỏ hơn đỡ cốn thang thứ 3.
5.3.4. Tính toán thang xoắn
Thang xoắn có thể dạng bản cũng có thể dạng dầm, cách tính cũng gần
giống nhau, để có tính thẩm mỹ cao thường ta thiết kế dạng bản chịu lực nếu
tổng chiều dài thang không quá 4,5m.
Về mặt kết cấu ta phải tính dưới dạng không gian (kết cấu trụ xoắn trong
không gian trụ), có thể sử dụng phương pháp tra bảng hoặc dùng phần mềm
mô hình hóa rồi phân tích. Với nội lực của kết cấu xoắn được tính ra tương
đối nhỏ so với tính phẳng, nên việc tính và bố trí thép được tăng lên khoảng
50% đề phòng các sai lệch do thi công cũng như tính chất chịu lực phức tạp.
Biểu đồ nội lực 1 thang xoắn dạng bản chịu lực tham khảo dưới đây:

Hình 5.19: Mặt bằng và mặt cắt cầu thang xoắn


Biểu đồ mô men trong bản thang:

Hình 5.20: Mô men trong bản thang xoắn

129
Bố trí cốt thép:

Hình 5.21: Bố trí cốt thép bản thang xoắn


Ở mép biên bản thang nên tăng cường cốt thép cấu tạo theo nguyên tắc
chung của cấu kiện uốn - xoắn.

130

You might also like