You are on page 1of 2

1

Bài toán: Chu kỳ dao động con lắc thay đổi


(ĐTD – Chuyên ĐHSPHN)

Câu 1. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ trên mặt đất. Đưa đồng hồ lên độ cao 5 km, mỗi ngày đồng hồ chạy
nhanh hay chậm bao nhiêu giây? Cho bán kính Trái Đất R = 6400 km
A. Nhanh 67,5s B. Nhanh 75,5s C. Chậm 67,5s D. Chậm 75,5s
Câu 2. Một con lắc đơn có chu kỳ 1,5s ở trên Trái Đất. Tính chu kỳ của con lắc khi ở trên Mặt Trăng? Cho biết gia
tốc trọng trường của Mặt Trăng nhỏ hơn của Trái Đất 5,9 lần
A. 3,64s B. 3s C.4,5s D.2,43s
Câu 3. Con lắc có chu kỳ dao động T1 = 2,000s ở nhiệt độ là 15,0C. Biết hệ số nở dài của dây treo con lắc là
  5,0.10 5.K 1
1. Chu kỳ dao động của con lắc ở nơi đó khi nhiệt độ là 35C là:
A. 2,001s B. 2,002s C.2,003s D.2,004s
2. Một đồng hồ quả lắc đồng bộ với con lắc trên ở 15C chạy đúng giờ thì ở 35C trong một ngày đêm đồng hồ:
A. Chạy nhanh 43,2s B. Chạy chậm 43,2s C. Chạy nhanh 40,2s D. Chạy chậm 40,2s
5 1
Câu 4. Một đồng hồ quả lắc mà thanh treo quả lắc có hệ số nở dài   2.10 .K . Đồng hồ chạy đúng giờ ở
25C. Ở 20C trong một ngày đêm, đồng hồ:
A. Chạy chậm 4,32s B. Chạy chậm 5,42s C. Chạy nhanh 5,42s D. Chạy nhanh 4,32s
Câu 5. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở nhiệt độ t1C. Khi nhiệt độ biến thiên 10C sau 1 tuần lễ đồng hồ
chạy chậm đi 1,00 phút. Hệ số nở dài của thanh treo quả lắc:
A.   1,98.10 5.K 1 B.   1,75.10 5.K 1 C.   2,01.10 5.K 1 D.   2,05.10 5.K 1
Câu 6. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở nhiệt độ 30C. Ở 0C con lắc có độ dài l0 = 0,5m. Hệ số nở dài của
thanh treo quả lắc là   2.10 5.K 1
1. Ở nhiệt độ 20C trong 1 ngày đêm đồng hồ:
A. Chạy nhanh 6,84s B. Chạy nhanh 8,64s C. Chạy chậm 6,84s D. Chạy chậm 8,64s
2. Biết bước ốc là 0,5mm để đồng hồ chạy đúng giờ ở 20C phải:
A. Xoay ốc điều chỉnh 1/2 vòng để con lắc ngắn lại B. Xoay ốc điều chỉnh 1/2 vòng để con lắc dài ra
C. Xoay ốc điều chỉnh 1/5 vòng để con lắc dài ra D. Xoay ốc điều chỉnh 1/5 vòng để con lắc ngắn lại
Câu 7. Một đồng hồ con lắc đếm giây(con lắc đếm giây có chu kỳ 2s), mỗi ngày chạy nhanh 90s. Coi con lắc đếm
giây như một con lắc đơn. Để đồng hồ chạy đúng giờ phải:
A. Tăng 0,2% độ dài hiện trạng B. Tăng 0,1% độ dài hiện trạng
C. Giảm 0,2% độ dài hiện trạng D. Giảm 0,1% độ dài hiện trạng
Câu 8. Một đồng hồ đếm giây mỗi ngày chậm 130s. Để đồng hồ chạy đúng giờ phải:
A. Tăng 0,2% độ dài hiện trạng B. Giảm 0,3% độ dài hiện trạng
C. Giảm 0,2% độ dài hiện trạng D.Tăng 0,3% độ dài hiện trạng
Câu 9. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở mặt đất. Bán kính Trái Đất là 6400km. Coi nhiệt độ không đổi. Đưa
đồng hồ lên độ cao h = 2,5km thì mỗi ngày, đồng hồ:
A. Chạy chậm 67,5s B. Chạy chậm 25s C. Chạy chậm 50s D. Chạy chậm 33,75s
Câu 10. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng ở Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra Hà Nội. Quả lắc coi như một con lắc
đơn có hệ số nở dài   2.10 5.K 1 . Gia tốc trọng trường ở Thành phố Hồ Chí Minh là g1 = 9,787m/s2. Ra Hà
Nội nhiệt độ giảm 10C. Đồng hồ chạy nhanh 34,5s trong một ngày đêm. Gia tốc trọng trường ở Hà Nội là:
A. 9,793m/s2 B. 9,815m/s2 C. 9,715m/s2 D. 9,825m/s2
Câu 11. Đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở nhiệt độ 20C ở nơi ngang bằng mực nước biển. Thanh treo quả lắc có hệ
số nở dài 2.10 5.K 1 . Khi ở độ cao 3200m và nhiệt độ 10C. Trong một ngày đêm, đồng hồ:
A. Chạy nhanh 34,5s B. Chạy chậm 34,56s C. Chạy nhanh 20s D. Chạy chậm 20s
Câu 12. Nhận xét nào sau đây đúng:
A. Nhiệt độ tăng đồng hồ nhanh; nhiệt độ giảm đồng hồ nhanh
B. Nhiệt độ tăng đồng hồ chậm; nhiệt độ giảm đồng hồ nhanh
C. Nhiệt độ tăng hay giảm đồng hồ đều chậm
D. Nhiệt độ tăng hay giảm đồng hồ đều nhanh
2

Câu 13. Đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở một nơi ngang bằng mực nước biển ở nhiệt độ 20°C. Khi đem đồng hồ lên
đỉnh núi, ở đó nhiệt độ 3°C, đồng hồ vẫn chạy đúng giờ. Coi Trái đất hình cầu bán kính 6400km, hệ số nở dài của
thanh treo quả lắc đồng hồ là α = 2.10-5 K-1. Độ cao của đỉnh núi là:
A. 1088m B. 544m C. 980m D. 788m
Câu 14. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở nhiệt độ 30°C. Thanh treo quả lắc có hệ số nở dài α = 1,5.10-5 K-1. Ở nhiệt
độ 15°C mỗi ngày đêm đồng hồ chạy:
A. chậm 12,96s B. nhanh 12,96s C. chậm 9,72s D. nhanh 9,72s
Câu 15. Một đồng hồ quả lắc mà thanh treo có hệ số nở dài α = 1,2.10 K . Ở nhiệt độ 15°C mỗi ngày đêm đồng hồ
-5 -1

chạy nhanh 6,5s. Đồng hồ chạy đúng giờ ở nhiệt độ:


A. 20,54° B. 27,54° C. 2,46° D. 5,46°
Câu 16. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở 20°C. Thanh treo quả lắc có hệ số nở dài là α = 2.10-5 K-1
1. Ở nhiệt độ 30°C, mỗi ngày đêm đồng hồ:
A. chậm 8,64s B. nhanh 17,28s C. chậm 17,28s D. nhanh 8,64s
2. Để đồng hồ chạy đúng giờ ở 30°C phải điều chỉnh độ dài con lắc:
A. Ngắn đi một đoạn bằng 0,2% chiều dài ban đầu B. Ngắn đi một đoạn bằng 0,02% chiều dài ban đầu
C. Dài ra một đoạn bằng 0,2% chiều dài ban đầu D. Dài ra một đoạn bằng 0,02% chiều dài ban đầu
Câu 17. Một đồng hồ quả lắc mà thanh treo có hệ số nở dài 1,5.10-5 K-1. Ở nhiệt độ 20°C trong một ngày đêm đồng hồ
chạy nhanh 10s. Đồng hồ chạy đúng giờ ở nhiệt độ:
A. 32,4°C B. 4,6°C C. 35,4°C D. 12,6°C
Câu 18. Một đồng hồ quả lắc trong một ngày đêm chạy chậm 5s. Để đồng hồ chạy đúng giờ phải điều chỉnh chiều dài
con lắc:
A. Ngắn đi một đoạn bằng 0,0115% chiều dài ban đầu B. Dài ra một đoạn bằng 0,0115% chiều dài ban
đầuC. Ngắn đi một đoạn bằng 0,023% chiều dài ban đầu D. Dài ra một đoạn bằng 0,023% chiều dài ban đầu
Câu 19. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở 20°C. Thanh treo quả lắc có hệ số nở dài 2.10-5K-1
1. Ở nhiệt độ 30°C hai ngày, đồng hồ:
A. nhanh 60,48s B. chậm 60,48s C. nhanh 17,28s D. chậm 17,28s
2. Để đồng hồ chạy đúng giờ ở 30°C phải vặn ốc điều chỉnh chiều dài con lắc, nếu bước ốc là 0,5mm. Chu kì dao
động đúng của con lắc là 2s; g = 9,8m/s2; π  3,14. Phải xoay ốc điều chỉnh:
A. góc 140,3° theo chiều làm cho con lắc ngắn lại B. góc 143,13° theo chiều làm cho con lắc dài ra
C. góc 143,13° theo chiều làm cho con lắc ngắn lại D. góc 140,3° theo chiều làm cho con lắc dài ra
Câu 20. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở độ cao 1500m so với mực nước biển. Coi Trái đất hình cầu có bán kính
6370km. Ở độ cao 500m so với mực nước biển trong một ngày đêm, đồng hồ chạy:
A. nhanh 13,56s B. chậm 13,56s C. nhanh 27,62s D. chậm 27,62s
Câu 21. Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ ở Hà Nội ở 20°C. Thanh treo quả lắc có hệ số nở dài α = 2.10-5 K-1. Gia tốc
rơi tự do ở Hà Nội là 9,793m/s2. Ở TPHCM có nhiệt độ 35°C, g = 9,787m/s2. Khi đem đồng hồ từ Hà Nội vào
TPHCM, trong 6 giờ, đồng hồ chạy:
A. chậm 19,71s B. nhanh 19,71s C. chậm 9,805s D. nhanh 9,805s

You might also like