You are on page 1of 15

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ IIFE

TIỂU LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

GVHD: Phạm Tiến Mạnh


SV: Nguyễn Mạnh Hùng
LỚP: DDP0402
MSSV: DDP0402044

HÀ NỘI-2021

1
Mục lục
Phần 1: Phân tích vĩ mô ………………………………………………….. 2
Phần 2: Phân tích ngành …………………………………………………. 5
Phần 3: Phân tích doanh nghiệp …………………………………………. 8
A.Phân tích cơ bản ……………………………………………………… 8
B.Phân tích kỹ thuật ……………………………………………………. 12
Phần 4: Kết luận …………………………………………………………... 13

1
Phần 1: Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam và giải
thích những tác động của thị trường quốc tế tới Việt Nam
1.Thị trường chứng khoán từ năm 2017-2020 (trong quá khứ)

Xét năm 2017


Nếu xét theo biểu đồ thì năm 2017 có lẽ là năm TTCK Việt Nam đang trên đà tăng
trưởng kỷ lục nếu so với các năm trước đó (có lẽ là vượt qua cả dự đoán của các
chuyên gia). Vì chỉ trong 1 năm, lấy theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước, tính đến ngày 19/12/2017, chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so
với cuối năm 2016. Trước đó, có những thời điểm VN-Index đã vượt mốc 970
điểm đây có lẽ là một con số kỷ lục trong gần 10 năm qua.
Giải thích
1.Thị trường quốc tế đang phẳng lặng và bình ổn để thị trường Việt Nam có thể
phát triển.
2.Làn sóng lên sàn của các “đại gia” và các ngân hàng đã giúp thị trường tăng
trưởng mạnh mẽ về quy mô.
3.Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng.
4.Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng chuyển biến theo chiều hướng tích
cực, ngành nào cũng thế, và đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành có kết quả kinh
doanh rất tốt.

2
Xét năm 2018
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, vào quý I/2018, chỉ số VNINDEX tiếp tục tăng theo đà
tăng của năm 2017, cứ tiếp tục tăng và lập đỉnh 1200 điểm. Cụ thể phiên 9/4/2018
Vn-Index chạm đỉnh 1.204,3 điểm, thị trường cực kỳ hưng phấn. Và sau khi hưng
phấn quá đà thị trường bắt đầu đi xuống. Tại thời điểm phiên 19/12, Vn-Index giảm
hơn 6,6% từ đầu năm.
Giải thích
1.Nửa đầu năm 2018 FED 3 lần tăng lãi suất .
2.Hành động leo thang của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung nửa cuối
năm đã ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn vào thị trường chứng khoán toàn cầu.
3.Thanh khoản thị trường còn sụt giảm rất mạnh cho thấy dòng tiền đã đứng ngoài
thị trường để ‘trú bão’.

Xét năm 2019


Nhìn vào biểu đồ cho thấy năm 2019 thị trường chứng khoán không có điểm gì nổi
bật lắm, không có 1 cú tăng điểm vọt như 2 năm trước đó. Trong 6 tháng đầu năm
nhìn chung thị trường chỉ phục hồi nhẹ khi tăng 6,4% so với cuối năm 2018. Tuy
nhiên nhìn vào biểu đồ, có 3 vùng kháng cự trên đều ở trên mức 1000 điểm cho
thấy thị trường đang có phần ổn định hơn so với 2 năm trước. Trong 6 tháng cuối
năm, diễn biến của thị trường đã có chuyển biến tương đối rõ rệt, VN-Index có
những thời điểm vượt mức 1.000 điểm và đạt đỉnh 1024,91 điểm vào ngày 6/11.
Đến đầu tháng 12, mặc dù thị trường có xu hướng đi xuống so với những tháng
trước đó, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn 6 tháng đầu năm.
Giải thích
_Nửa đầu năm 2019, sự giằng co trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đang
nước sôi lửa bỏng.
+Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và ngân hàng trung ương các nước lớn thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt.
+Nguy cơ Brexit không đạt được thỏa thuận.
+Bất ổn về địa chính trị tại một số khu vực.
_Nửa cuối năm, FED liên tục 3 lần giảm lãi suất và "bơm" hàng trăm tỷ USD vào
hệ thống tài chính trong tháng 9/2019 và kéo theo đó, hàng loạt ngân hàng trung
ương của các nền kinh tế lớn cũng liên tiếp hạ lãi suất. Bên cạnh đó, một lượng lớn
trái phiếu cũng được ngân hàng trung ương các nước mua lại nhằm tăng lượng
cung tiền ra thị trường.
 Do độ mở cửa nền kinh tế ngày càng lớn, mức độ phụ thuộc của thị trường
tài chính Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng với thị trường thế giới
ngày càng cao, nên việc đảo chiều trong chính sách tiền tệ của các nước cũng
là một trong những nhân tố gián tiếp giúp TTCK Việt Nam trong 6 tháng
cuối năm có xu hướng phục hồi tích cực hơn 6 tháng đầu năm 2019.

3
Xét năm 2020
Do đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam từ cuối tháng 1/2020,
đã dẫn đến một đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy. VN-Index chỉ trong
hai tháng sau đó đã sụt giảm 33,51%, xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm. Tuy
nhiên sau 3 tháng bị sụt giảm TTCK Việt Nam phục hồi nhanh chóng trong những
tháng còn lại của năm 2020. TTCK Việt Nam đã đóng cửa năm 2020 với mức hồi
phục ấn tượng, tăng xấp xỉ 15% so với cuối năm 2019.
Giải thích
1.Khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam thuộc hàng top thế giới.
Vì thế thu hút nguồn vốn FDI.
2.Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn
của thị trường Việt Nam.
2.Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020.
3.TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn
định tâm lý nhà đầu tư.

2.Thị trường chứng khoán năm 2021

_Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy một mức tăng trưởng rất ấn tượng trong gần nửa
đầu năm 2021. Vùng kháng cự của 2019 nay đã trở thành đáy thấp nhất cho năm
2021. Chỉ số VN Index liên tục đạt đỉnh khi thị trường đã chạm tới mức 1320 điểm,
đây là 1 kỷ lục trong 20 năm qua của TTCK Việt Nam. Đây có thể coi là 1 sự
“thăng hoa” hơn nữa nếu so với thời điểm đang đại dịch hiện nay.

4
Giải thích
1.Covid 19 gây đình trệ tiêu dùng sản xuất, lãi suất ngân hàng xuống mức thấp, tiền
rẻ vì thế vô biên đã tìm đến kênh chứng khoán và bất động sản để đầu tư sinh lợi.
Đó cũng là một phần lý do tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục lịch sử.
2.Tiền mới trong nước đổ vào vô biên đã khiến cho nguồn vốn khổng lồ tràn vào
HOSE.
3.Vac Xin đã được điều chế và trong tương lai không xa dịch bệnh sẽ được ngăn
chặn.
=> Xu thế này rất thích hợp để vào đầu tư chứng khoán.

Phần 2: Phân tích ngành Ngân Hàng


*Biểu đồ giá chứng khoán của ngành ngân hàng trong 1 năm trở lại đây

Nhận xét: Ngành ngân hàng là ngành gắn liền với tăng trưởng kinh tế, vì tín dụng
là vô cùng quan trọng đối với 1 nền kinh tế. Vì thế giá cổ phiếu của ngành ngân
hàng luôn biến động tỷ lệ thuận với giá của VNIndex như đã phân tích ở phần 1.

1.Tổng quan
_Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng năm 2020 đạt
12.13%. Mặc dù không đạt như kỳ vọng đầu năm trước khi dịch bệnh xảy ra (mục
tiêu 14%) nhưng kết quả này đã cho thấy được sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống
ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
_Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. Theo đó,

5
mức tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn
biến, tình hình thực tế.
_Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 là 6.5% nhưng Quỹ
tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) và Ngân hàng thế giới
(WorldBank - WB) còn lạc quan hơn. WB dự báo 6.7%, các ngân hàng quốc tế dự
báo từ 6.8-7%. Kỳ vọng này dựa trên yếu tố ổn định vĩ mô của Việt Nam vẫn duy
trì tốt.

Lợi nhuận vẫn khả quan trong năm 2020 đầy biến động
_Theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, việc trích lập dự phòng nợ xấu tăng
ảnh hưởng một phần đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ đa dạng hóa nguồn
thu, lợi nhuận của các ngân hàng vẫn rất khả quan.

2.Sự tăng trưởng của các nhóm ngân hàng


_Ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, BID và Agribank lợi nhuận 2020 không
tăng trưởng so với năm 2019; VCB và CTG thì vẫn giữ được phong độ. Cụ
thể, VCB đạt 23,045 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gần như tương đương năm 2019
và dẫn đầu hệ thống ngân hàng. Gây ấn tượng mạnh là CTG với lợi nhuận lên tới

6
17,070 tỷ đồng, tăng trưởng 44.89% so với năm 2019, đứng thứ hai trong toàn hệ
thống.
Trong khi đó, BID công bố năm 2020, lợi nhuận đạt 9,213 tỷ đồng, vượt kế hoạch
tài chính Ngân hàng Nhà nước giao nhưng lại giảm 14.15% so với năm
trước. Agribank đạt 12,869 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vẫn hoàn thành kế hoạch
Ngân hàng Nhà nước giao nhưng giảm gần 9% so với năm 2019.
_Ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, lợi nhuận của nhiều ngân hàng
như TPB, MBB, TCB, VPB... tăng trưởng rất tốt.

3.Điểm tích cực và tiêu cực của ngành ngân hàng mùa COVID19
_Mạng lưới giao dịch lớn sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận được khách hàng,
đặc biệt là các khách hàng ở vùng nông thôn, nơi người dân chưa được tiếp cận
nhiều với các dịch vụ tài chính ngân hàng. Do đó, trong những năm gần đây nhiều
ngân hàng đã tích cực mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch mới về các tỉnh
nhằm tăng độ phủ sóng, thu hút nhiều khách hàng hơn.
 Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen của khách hàng. Họ
không có nhu cầu hoặc không muốn tới các chi nhánh để giao dịch nữa. Khi
đó mạng lưới chi nhánh lớn và rộng khắp chuyển từ lợi thế thành điểm yếu
do hao tốn chi phí.

7
_Làn sóng lên sàn và chuyển sàn ồ ạt của các ngân hàng
Tại Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025", Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 là
hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sàn
chứng khoán Việt Nam.
Những tưởng dịch Covid-19 sẽ là rào cản làm cản trở kế hoạch niêm yết trên thị
trường của các ngân hàng. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán hồi phục ngoạn mục
trong giai đoạn cuối năm 2020 đã khiến số lượng ngân hàng xếp hàng chờ lên sàn
ngày càng dài. Làn sóng chuyển sàn của các nhà băng cũng đã góp phần tạo nên sự
bùng nổ của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn cuối năm 2020.
Theo đó, trong năm 2020 có đến 9 ngân hàng lên sàn/chuyển sàn thành công. Vừa
qua, cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông cũng đã chính thức giao
dịch trên sàn HOSE từ ngày 28/01/2021 với giá tham chiếu 22,900 đồng/cp.

Phần 3: Phân tích ngân hàng BIDV


*Trước tiên thì em chọn ngân hàng này là vì ngân hàng này đứng đầu tiên trong
bảng giá chứng khoán VN30-INDEX. Vì thế mà ngân hàng này có vốn hóa lớn,
thanh khoản cao, ban quản trị đáng tin cậy, dẫn đầu ngành, … Và em cũng rất thích
BIDV vì em sử dụng ngân hàng này.

A.Phân tích cơ bản


I.Phân tích các chỉ số tài chính BID
*So sánh với các ngân hàng có vốn hóa xêm xêm BIDV như CTG, TCB, VPB
1.Nhóm chỉ số định giá

8
_Như ta thấy EPS (lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu) trong 4 năm trước tăng đều qua
các năm từ 2017 => 2019 tuy nhiên đến năm 2020 thì EPS tụt thấp nhất trong 4
năm, điều này có thể lý giải là do dịch COVID-19. Và tại thời điểm này EPS là 2.1
điều này cho thấy BIDV đang có dấu hiệu phục hồi.
 Tuy nhiên nếu so với 3 ngân hàng trên thì cổ phiếu BID có mức EPS thấp
hơn.
_Tiếp theo là chỉ số P/E thì ta thấy P/E trong 4 năm qua tăng đều và từ
2019=>2020 tăng lên đột biến. Chỉ số này phản ánh muốn mua đc 1 đồng lợi nhuận
thì phải bỏ ra bao nhiêu tiền theo giá thị trường trên 1 cổ phiếu, thì vào năm 2020 ta
thấy P/E rất cao là do EPS năm này thấp tụt xuống.
 Nếu so với 3 ngân hàng trên thì P/E của BIDV cao hơn.
_BVPS thì không có gì để bàn cãi vì vẫn tăng trưởng qua từng năm và từ năm 2019
đến nay thì đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trên thực tế giá trị của BIDV cao
hơn thế này nhiều là bởi vì BVPS không tính giá trị của thương hiệu và tài sản vô
hình vào đó. BIDV được công nhận trong top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện
nay và rất được khách hàng ưa chuộng.
 Chỉ số này khá tương đồng với 3 ngân hàng kia.
_Chỉ số P/B này đang trên mức bình thường (0.7% => 1.5%) thì có thể lý giải
giống như trên là BIDV có giá trị thương hiệu tốt và cũng có thể là cổ phiếu BID
đang được định giá cao.
 So với 3 ngân hàng trên thì chỉ số này đang cao, vậy thì chứng tỏ BIDV đang
được định giá cao hơn giá trị thực.
2.Nhóm chỉ số sinh lợi

_Đầu tiên ta nói về chỉ số ROE (Return on Equity) thì ta thấy chỉ số này đang giảm
dần qua các năm và giảm sâu vào năm 2020 (có thể lý giải là do dịch). Chỉ số này
có thể coi là ở mức chấp nhận được theo tiêu chuẩn quốc tế (=>10%) và thể hiện
khả năng kinh doanh của ban quản trị.
 Nếu so sánh với 3 ngân hàng trên thì BIDV chỉ hơn CTG 1 tý còn lại thua
hoàn toàn TCH và VPB. Do đây là 2 ngân hàng nhà nước nắm cổ phần rất

9
lớn nên việc này có thể thông cảm được vì ngân hàng do nhà nước quản lý
thì thường trích lập dự phòng lớn.
_Xét chỉ số ROA (Return on Assets) thì đây là tiếng nói của doanh nghiệp. Vì
BIDV là ngân hàng có gốc “Nhà Nước” nên chỉ số ROA của BIDV thấp hơn so với
mặt bằng chung của ngành là bởi vì các ngân hàng thương mại khác thì vốn không
lớn bằng. Chỉ số ROA 4 năm qua cứ tăng rồi lại giảm nhưng không đáng kể chứng
tỏ BIDV vẫn duy trì được tỷ suất sinh lợi trong tương lai.
 Nếu so sánh với 3 ngân hàng trên BIDV chỉ tương đương với CTG. Còn lại
ROA của 2 ngân hàng kia đều trên 2%
3.Nhóm chỉ số tăng trưởng

Nếu xét về tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng bình quân của BIDV là thấp nhất nếu
so với ba ngân hàng trên và đặc biệt là chỉ duy nhất BIDV là tăng trưởng âm vào
năm 2020.
Kết luận: Từ các phân tích về các chỉ số tài chính cơ bản trên thì ta có thể nhận ra
giá cổ phiếu hiện nay của BIDV đang được định giá cao hơn giá trị thực, khả năng
ứng phó với dịch COVID19 của ban quản trị còn yếu vì gần như các chỉ số vào
năm 2020 đều giảm và đặc biệt là lợi nhuận tăng trưởng âm. EPS thấp mà P/E thì
lại cao thì cho thấy khả năng sinh lời thấp.

10
II.Định giá cổ phiếu BIDV ngày 28/8/2021
Ban đầu em định định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức giống
như công thức thầy cho nhưng em thấy hơi khó để liên hệ từ các bài toán trong sách
vở ra thực tế nên em quyết định định giá theo phương pháp P/E.

_Đầu tiên tính P/E của BIDV=47.15/2.1=22.45


_Tiếp theo thì so sánh với P/E bình quân của 1 nhóm các ngân hàng có sự tương
đồng về vốn hóa, quy mô, chất lượng, … như là Vietcombank, VietinBank,
TECHCOMBANK, VPBank, …
Thì tính ra P/E bình quân của các ngân hàng trên = 13.673333 theo dữ liệu trong
Investing.com
 Vậy có thể thấy việc bỏ ra 22.45 đồng để lấy 1 đồng lợi nhuận của BIDV là
khá cao so với P/E bình quân là chỉ bỏ ra 13.67333 đồng để lấy 1 đồng lợi
nhuận.
KL: Vậy thì giá hợp lý của BIDV tại thời điểm này là =2.1*13.67333=28.71
 Với mức giá được định giá hiện nay là 28.71 so với 47.15 là giá
hiện tại của thị trường thì giá cổ phiếu của BIDV hiện tại đang rất
cao so với giá trị thực của nó. Điều này là dấu hiệu của việc bán ra.

11
B.Phân tích kỹ thuật
_Xét biểu đồ giá của BIDV khoảng 3 năm trở lại đây (7-2018 => 5-2021).

Ta có thể nhận xét như sau:


_Từ tháng 9/2018 => 8/2019 ta thấy biểu đồ đang có xu hướng đi ngang, có 2 vùng
giá hỗ trợ là khoảng 27.00 và 2 vùng giá kháng cự là khoảng 35.00. Điều này cho
thấy trong giai đoạn này các nhà đầu tư đang giằng co khi có nhiều ý kiến trái chiều
nhau.
_Sau đó từ tháng 8/2019 trở đi biểu đồ cho thấy xu hướng giá bắt đầu tăng nhanh
và khi đã đâm thủng vùng kháng cự là 35.00 thì giá tăng phi mã (lên đến 55.00) và
sau đó là vào tháng 4/2020 quay về vùng hỗ trợ.
_Từ tháng 4/2020 đến nay thì biểu đồ cho thấy giá đang có xu hướng tăng và biểu
hiện ở việc đáy sau cao hơn đáy trước.
 Thì tại thời điểm này nếu chúng ta thấy giá đang rơi vào khoảng
35.00=>40.00 thì nên mua vào vì đang ở ngưỡng hỗ trợ.

12
_Xét chi tiết hơn về đường chỉ báo EMA.

+Đường đỏ là EMA10 là đường EMA ngắn hạn.


+Đường xanh là EMA50 là đường EMA trung hạn.
Theo như biểu đồ thì khoảng giữa tháng 5 đến nay tại thời điểm EMA10 cắt lên
EMA50 thì thị trường đang có dấu hiệu tăng điểm và nên mua tại điểm giao cắt
này. Tại điểm giao cắt này thì giá đều cắt lên đường EMA10 và EMA50 cho thấy
dấu hiệu giá sẽ tăng ngắn hạn và trung hạn.

Phần 4: Kết luận


Phần này không có gì để nói gì nhiều lắm vì tất cả đã phân tích ở trên hết rồi. Thì
tóm tắt lại là nên mua mạnh vào thời điểm này (28/5/2021) và nên bán ra sau
khoảng từ 1=>3 tuần nữa.
*Đầu tư qua SSI IWIN
Tuy đã hoàn thành phần thuyết trình nhưng qua môn học này em bắt đầu có hứng
thú với việc đầu tư chứng khoán nên em vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm SSI IWIN
để phục vụ cho luyện tập đầu tư trước khi đầu tư thật. Thì dựa vào kết quả phân
tích kỹ thuật ở trên em có đầu tư như sau.

13
14

You might also like