You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Mã học phần: LTD0044
2. Số tín chỉ: 02
3. Thông tin về học phần
3.1. Điều kiện tiên quyết: Học xong môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2. Loại học phần: Bắt buộc
4. Phân bố thời gian
4.1. Lý thuyết: 28 tiết
4.2. Thảo luận: 04 tiết
5. Mục tiêu môn học:
5.1. Về kiến thức
Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sư ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1920-1930), sự lánh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh
giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược (1945-1975), trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018).
5.2. Về kỹ năng
Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu,
học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan
điểm sai trái về lịch sử của Đảng.
5.3. Về tư tưởng
Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng
ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
6. Mô tả vắn tắt nội dung
Môn học được kết cấu bao gồm những nội dung cơ bản nhất, khái quát nhất về: đối
tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng, về sư ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính
quyền (1930-1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược (1945-1975), lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018). Qua đó khảng định các thành công,
nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng.
7. Thông tin về giảng viên
7.1. Th.S. Lèo Thị Thơ. ĐT: 0976.819.678
Email: leotho78@gmail.com
7.2. Th.S. Lại Trang Huyền. ĐT: 0983.712.110
Email: huyenlt.sonla@gmail.com
7.2. ThS. Đào Văn Trưởng. ĐT: 0974648782
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo và các tài liệu có liên quan đến môn học theo
sự hướng dẫn của giảng viên; chuẩn bị tốt các vấn đề được giao và phát biểu ý kiến khi nghe
giảng trên lớp.
- Tham dự đầy đủ các buổi lên lớp nghe giảng, thảo luận theo quy định của chương trình.
- Tham gia nhiệt tình, tích cực các buổi thảo
- Làm bài kiểm tra kết thúc tín chỉ, làm bài thi kết thúc môn học theo quy định.
9. Tiêu chí đánh giá sinh viên
9.1. Chuyên cần: trọng số 20%
9.2. Thực hiện các yêu cầu của giảng viên: trọng số 20%
9.3. Kiểm tra giữa kỳ: trọng số 10%
9.4. Thi kết thúc học phần: trọng số 50%
10. Điều kiện dự thi kết thúc học phần
- Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp thực tế theo quy định của học phần.
- Làm đầy đủ các bài tập, bài kiểm tra, tiểu luận theo quy định của học phần.
11. Hình thức thi và thang điểm
11.1. Hình thức thi: Tự luận
11.2. Thang điểm: 10 (Mười)
12. Tài liệu
12.1. Giáo trình chính:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sử dụng trong
các trường Đại học, Cao đẳng – hệ không chuyên Lý luận chính trị), HN, 2019.
12.2. Sách tham khảo
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng thời kỳ hội nhập và đổi mới, NXB
CTQG, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB
CTQG, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB
CTQG, Hà Nội.
13. Nội dung chi tiết
TÊN CHƯƠNG, NỘI DUNG LÊN LỚP NỘI DUNG TỰ HỌC
SỐ TIẾT
Chương Nhập môn I. Đối tượng nghiên cứu của môn học Lịch sử
ĐỐI TƯỢNG, Đảng Cộng sản Việt Nam
CHỨC NĂNG, 2. Chức năng, nhiệm vụ của môn học Lịch sử
NHIỆM VỤ, NỘI Đảng Cộng sản Việt Nam
DUNG VÀ 3. Phương pháp nghiên cứu, học tập của môn
PHƯƠNG PHÁP học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
NGHIÊN CỨU,
HỌC TẬP LỊCH
SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
(2 tiết)
Chương I 1. Bối cảnh lịch sử I. Đảng Cộng sản Việt
ĐẢNG CỘNG 2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện để Nam ra đời và Cương
SẢN VIỆT NAM thành lập Đảng lĩnh chính trị đầu tiên của
RA ĐỜI VÀ 3. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng (2-1930)
LÃNH ĐẠO ĐẤU Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 4. Ý nghĩa lịch sử của
TRANH GIÀNH II. Lãnh đạo quá trình đấu tranh giành chính việc thành lập Đảng
CHÍNH QUYỀN quyền (1930-1945) Cộng sản Việt Nam
(1930-1945) 1. Phong trào cách mạng 1930-1931 và khôi II. Lãnh đạo quá trình
(8 tiết) phục phong trào 1932-1935. đấu tranh giành chính
2. Phong trào dân chủ 1936-1939 quyền (1930-1945)
3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 4. Tính chất, ý nghĩa và
kinh nghiệm của Cách
mạng Tháng Tám năm
1945
THẢO LUẬN Chủ đề: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự - Đọc kỹ phần II của
(2 tiết) nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945 chương I
- Tìm kiếm và nghiên
cứu tài liệu liên quan đến
chủ đề
Chương II I. Lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền II. Lãnh đạo xây dựng
ĐẢNG LÃNH cách mạng, kháng chiến chống thực dân pháp chủ nghĩa xã hội ở
ĐẠO HAI CUỘC xâm lược 1945-1954 miền Bắc và kháng
KHÁNG CHIẾN, 1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách chiến chống đế quốc
HOÀN THÀNH mạng 1945-1946 Mỹ xâm lược, giải
GIẢI PHÓNG 2. Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá phóng miền Nam,
DÂN TỘC trình tổ chức thực hiện từ năm 1946 đến năm thống nhất đất nước
THỐNG NHẤT 1950 (1954-1975)
ĐẤT NƯỚC (1945- 3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi 3. Ý nghĩa lịch sử và
1975) 1951-1954 kinh nghiệm lãnh đạo
(10 tiết) 4. Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Đảng của Đảng thời kỳ 1954-
lãnh đạo kháng chiến chống Pháp và can thiệp 1975
Mỹ
II. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ
xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước (1954-1975)
1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng
hai miền Nam-Bắc 1954-1965
2. Lãnh đạo cách mạng cả nước 1965-1975

Chương III I. Lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã II. Lãnh đạo công cuộc
ĐẢNG LÃNH hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986) đổi mới, đẩy mạnh
ĐẠO CẢ NƯỚC 1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ công nghiệp hóa, hiện
QUÁ ĐỘ LÊN Quốc 1975-1981 đại hóa, hội nhập quốc
CHỦ NGHĨA XÃ 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của tế (1986-2018)
HỘI VÀ TIẾN Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới 3. Thành tựu, kinh
HÀNH CÔNG kinh tế 1982-1986 nghiệm của công cuộc
CUỘC ĐỔI MỚI II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh đổi mới
(1975-2018) công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc
(6 tiết) tế (1986-2018)
1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi
khủng hoảng kinh tế-xã hội 1986-1996
2. Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
(1996-2018)

THẢO LUẬN Chủ đề: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự - Đọc kỹ phần II của
(2 tiết) nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại chương III
hóa, hội nhập quốc tế. - Tìm kiếm và nghiên
cứu tài liệu liên quan đến
chủ đề

TRƯỞNG KHOA HIỆU TRƯỞNG

You might also like