You are on page 1of 5

.

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TÍCH HỢP DI TRUYỀN QUẦN THỂ

Dạng 1: Cho biết cấu trúc di truyền của quần thể, xác định quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di
truyền Hardy-Weinberg chưa? Cần bao nhiêu thế hệ ngẫu phối thì quần thể đạt trạng thái cân bằng
di truyền?
2.1. Gen nằm trên NST thường có 2 alen
- Gọi p là tần số của alen A, q là tần số của alen a (gen nằm trên NST thường)
- Cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg: p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa)
= 1. Khi đó, trạng thái cân bằng của quần thể phản ánh qua mối tương quan sau:
2 pq 2
+ Nếu p2q2 = ( )  Quần thể cân bằng di truyền Hardy-Weinberg
2
2 pq 2
+ Nếu p2q2 ≠ ( )  Quần thể chưa cân bằng di truyền Hardy-Weinberg
2
2.2. Trường hợp 1 gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X
- Trạng thái cân bằng của quần thể như sau:
+ Số kiểu gen trong quần thể tối đa là 5 kiểu gen: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
+ Ở giới đồng giao XX: quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo p 2 + 2pq + q2 = 1.
+ Ở giới dị giao XY: quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo 0,5p + 0,5q = 1.
2.3. Trường hợp tần số alen ở phần đực và cái trong quần thể là khác nhau, một gen có 2 alen phân bố
trên NST thường
- Cách xác định trạng thái di truyền của quần thể như sau:
+ Tần số tương đối của alen A của các cá thể đực trong quần thể là p’
+ Tần số tương đối của alen a của các cá thể đực trong quần thể là q’
+ Tần số tương đối của alen A của các cá thể cái trong quần thể là p’’
+ Tần số tương đối của alen a của các cá thể cái trong quần thể là q’’
+ Tần số alen A của quần thể, p chung = (p’ + p’’)/2
+ Tần số alen a của quần thể, q chung = (q’ + q’’)/2
 Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng:
p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1
 Đối với quần thể này, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể được thiết lập sau 2 thế hệ ngẫu
phối.
2.4. Trường hợp gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và tần số alen 2 giới ở thế hệ
xuất phát khác nhau
- Cách xác định cấu trúc di truyền của quần thể thông qua những ví dụ sau:
Bài 1: P: (0,64 XAXA : 0,32 XAXa : 0,04 XaXa ) × ( 0,5 XAY : 0,5 XaY). Sau 3 thế hệ ngẫu phối thì tần số
kiểu gen của quần thể như thế nào?
Bài 2: Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 2015
Ở một quần thể động vật sinh sản hữu tính, giới đực là dị giao tử (XY), giới cái là đồng giao tử
(XX), có tần số alen A (nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể X) tại thế hệ thứ hai ở giới đực
là 0,4 và ở giới cái là 0,5. Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau qua các thế hệ.
Hãy xác định tần số alen A ở giới đực và giới cái tại thế hệ thứ nhất (thế hệ đầu tiên) và thế hệ thứ
tư. Độ chênh lệch tần số alen A giữa giới đực và giới cái qua các thế hệ ngẫu phối có sự biến đổi như thế
nào?
BÀI TẬP ÔN LUYỆN
Bài 1 Ở một loài động vật giao phối lưỡng bội. Gen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a
quy định lông trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền người ta thấy có 16%
số cá thể lông trắng. Nếu đột biến thuận ( A->a) với tần số u = 10% thì sau 3 thế hệ ngẫu phối số cá thể
lông trắng sẽ chiếm bao nhiêu %?
Bài 2: Quần thể ban đầu có TSTĐ của alen a là 0,4 để tần số này gảm đi 1/2 chỉ do áp lực của quá trình
đột biến theo chiều nghịch (a->A) thì cần bao nhiêu thế hệ. Biết tốc độ đột biến v = 10 -5
Bài 3 : Ở một quần thể động vật lưỡng bội ngẫu phối có kích thước lớn, xét một locus thuộc NST giới
tính X với 2 alen A1 và A2 có tần số tương đối tương ứng là p và q. Giả sử các kiểu gen của 2 giới có tần
số được cho biết như sau:
Giới tính Giới cái (XX) Giới đực (XY)
Kiểu gen A1A1 A1A2 A2A2 A1 A2
Tần số P H Q R S

a. Hãy biện luận và thiết lập công thức tính tần số của alen A 1 trong số con cái (p c), các con đực (pd) và
trong toàn bộ quần thể (p) nếu biết rằng số lượng các cá thể đực và cái là tương đương nhau.
b. Hãy xác định các tần kì vọng của các kiểu gen khác nhau nếu biết rằng tần số của các alen A 1 và A2 ở 2
giới như nhau ứng với p và q.
Bài 4 : Ở một quần thể động vật sinh sản hữu tính, giới đực là dị giao tử, giới cái là đồng giao tử, có tần
số alen A (gen liên kết với giới tính nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X) ở giới
đực là 0,8 và ở giới cái là 0,2. Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau. Hãy tính tần số alen
A ở giới đực và ở giới cái tại thế hệ thứ 3 và nêu công thức tổng quát tính tần số alen A của các con đực
và của các con cái ở thế hệ thứ n.
Bài 5 : Giả sử một nhà chăn nuôi nhập khẩu 1500 con cừu (trong đó có 60 con lông nâu, số còn lại là lông
trắng) để nuôi lấy lông bán. Ông cho đàn cừu giao phối tự do để sinh sản. Nhưng do khí hậu không thích
hợp làm những con cừu lông nâu từ thế hệ sau đều bị chết. Biết màu lông do một cặp gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường qui định và màu nâu là tính trạng lặn.
a. Tính tần số alen lặn sau 1 và 2 thế hệ giao phối tự do.
b. Nếu ở thế hệ ban đầu nhà chăn nuôi đó chọn cá thể lông trắng để giao phối, sẽ có bao nhiêu phần trăm
cá thể lông trắng mà nếu cho giao phối với cá thể có kiểu gen giống nó sẽ thu được thế hệ sau toàn cừu
con thích nghi được với khí hậu địa phương.
Giải: Gọi gen A qui định lông trắng; a qui định lông nâu.
Bài 6: Một quần thể bọ rùa ngẫu phối đạt cân bằng di truyền gồm alen A (mầu lục) trội hoàn toàn với a
(mầu đỏ). Quần thể ban đầu có 750 cá thể mầu lục + 250 cá thể mầu đỏ. Giả thiết có 5 tình huống xảy ra:
- Trường hợp 1. Một đàn chim ăn sâu đã bắt 200 con mầu đỏ và 50 con mầu xanh
- Trường hợp 2. Trong điều kiện phù hợp hơn kích thước quần thể đều tăng 1,5 lần
- Trường hợp 3. Trong điều kiện phù hợp hơn qua sinh sản đã sinh ra 800 con lục và 400 con đỏ
- Trường hợp 4. Trong điều kiện phù hợp hơn mỗi cá thể đều tăng sinh sản và số lượng cá thể của quần
thể gồm 1125 con lục và 375 con đỏ
- Trường hợp 5. Một đàn chim ăn sâu đã bắt 25 con mầu đỏ và 75 con mầu xanh
Câu 1. Hiện tượng phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen là trường hợp:
A. 1 B. 2, 4 C. 3 D. 4, 5
Câu 2. Hiện tượng phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen là trường hợp:
A. 1 B. 2, 5 C. 3, 4 D. B, C
Câu 3. Chọn lọc tự nhiên đã tác động ở trường hợp:
A. 1, 5 B. 2, 4 C. 3 D. 1, 2
Câu 4. Chọn lọc tự nhiên đã không tác động ở trường hợp:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 2, 4, 5
Bài 7 : Trong một quần thể, tần số các kiểu gen được xác định trước và sau khi có chọn lọc như sau:
Kiểu gen AA Aa aa
Tần số trước khi có chọn lọc (thế hệ F0) 0, 250 0,500 0,250
Tần số sau khi có chọn lọc (thế hệ F1) 0,332 0, 516 0,162
a. Xác định giá trị thích nghi (tỉ lệ sống sót tới khi sinh sản) của các kiểu gen.
b. Tính sự biến đổi tần số các alen A và a sau 1 thế hệ chọn lọc. Từ đó có nhận xét gì về tác động của
chọn lọc đối với các alen?
Bài 8 . Một quần thể động vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ (P) là 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 .
Do điều kiện sống thay đổi bất lợi nên kích thước quần thể bị giảm mạnh đột ngột, một số cá thể buộc
phải giao phối cận huyết. Ở F 1, người ta thấy tỉ lệ cá thể có kiểu hình lặn chiếm 20% số cá thể của quần
thể. Xác định hệ số nội phối và tần số tương đối của các kiểu gen, các alen ở F 1 .
Bài 9 : Có 2 quần thể của một loài côn trùng ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong quần thể thứ nhất
một lôcut có tần số alen M = 0,7 và m = 0,3; một lôcut khác có tần số alen là N = 0,4 và n = 0,6. Trong
quần thể thứ hai có tần số alen M, m, N, n lần lượt là 0,4; 0,6; 0,8; 0,2. Hai locut này nằm trên nhiễm sắc
thể thường và phân li độc lập với nhau. Người ta thu một số cá thể tương đương đủ lớn gồm các con đực
của quần thể thứ nhất và các con cái của quần thể thứ hai, rồi chuyển đến một vùng vốn không có loài côn
trùng này cho giao phối ngẫu nhiên. Tần số giao tử Mn của quần thể F1 được mong đợi là bao nhiêu?
Bài 10: : Trong một quần thể có 16% mắt xanh, 20% số người di cư đến quần thể chỉ có 9% số người mắt
xanh. Giả sử mắt xanh do alen lặn quy định thuộc nhiễm sắc thể thường. Tính tần số alen mắt xanh của
quần mới.
Bài 11: Xét một gen hai alen A và a. Một quần thể sóc gồm 180 cá thể trưởng thành sống ở một vườn
thực vật có tần số alen A là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu vườn bên cạnh có tần số alen này là
0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột ngột 60 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang vườn
thực vật để tìm thức ăn và hòa nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật.
a. Tần số alen A và a của quần thể sóc sau sự nhập cư được mong đợi là bao nhiêu?
b. Ở quần thể sóc trong vườn thực vật sau nhập cư, giả sử có đột biến thuận A → a gấp 5 lần tần số đột
biến nghịch a → A. Biết tần số đột biến nghịch là 10 -5. Tính tần số mỗi alen sau một thế hệ tiếp theo của
quần thể sóc này.

Bài 12 : Một quần thể sóc gồm 200 cá thể sống ở khu vườn thực thực có cấu trúc di truyền 0,4 AA: 0,4
Aa: 0,2 aa. Một quần thể sóc khác cùng loài sống ở khu rừng bên cạnh gồm 400 cá thể có cấu trúc di
truyền 0,3 AA: 0,4 Aa1: 0,3 a1a1. Do khan hiếm thức ăn nên có 40% cá thể từ khu rừng di cư sang vườn
thực vật tìm kiếm thức ăn và hòa nhập vào quần thể sóc ở đây. Theo lí thuyết, tần số các alen và tần số
các kiểu gen ở mỗi quần thể sau khi các thể xảy ra hiện tượng di – nhập cư là bao nhiêu?
CÔNG THỨC CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
Một số quy ước
- Gọi p0, q0 lần lượt là tần số tương đối của các alen A và a của quần thể ban đầu ; p1, p2, ..., pn lần lượt
là tần số tương đối của alen A khi quần thể đã trải qua CLTN sau 1, 2, ..., n thế hệ ; q1, q2, ..., qn lần lượt
là tần số tương đối của alen a khi quần thể đã trải qua 1, 2, ..., n thế hệ. - Gọi S là hệ số chọn lọc (0 ≤ S ≤
1) - Gọi w là giá trị thích nghi (0 ≤ w ≤ 1 ; w = 1 - S) - Gọi quá trình chọn lọc các cá thể 2n là chọn lọc
pha lưỡng bội ; quá trình chọn lọc các giao tử n là chọn lọc pha đơn bội. - Giả sử quần thể chỉ chịu áp lực
của CLTN mà không chịu thêm tác động của các nhân tố tiến hóa khác.
1. Chọn lọc ở pha lưỡng bội
- Dạng 1 : SAA = SAa = 0 ; Saa = 1
qo
qn = ; pn = 1 – qn
1+ nqo

Dạng 2 : SAA = SAa = 0 ; 0 < Saa < 1


qi−1−q2i−1 S
pi = 2 ; qi = 1 – qi
1−q i−1 S
Dạng 3: SAA =1 ; 0 < SAa <1 ; Saa = 0
q i−1 q❑i−1( 1−S )
pi = 2 ; qi = 1 – q i
2q i−1 q ❑
i−1 (1−S)+qi−1

Dạng 4 : 0 < SAA , SAa , Saa < 1 (SAA ≠ SAa ≠ Saa)


q2i−1 ( 1−SAA )+ piqi( 1−SAa)
pi = 2 ; qi = 1 – q i
qi−1 ( 1−SAA ) +2 piqi ( 1−SAa ) +q2i−1 ( 1−Saa )
2. Chọn lọc ở pha đơn bội

- Dạng 1 : SA = 0 ; 0 < Sa <1 (toàn bộ các giao tử A đều sống sót và tham gia thụ tinh, các giao tử a
có khả năng sống sót và tham gia thụ tinh không đạt 100%)

qn = q0(1 - Sa)n ==> pn = 1 – qn


Dạng 2 0 < SA ≠ Sa <1 (các giao tử A và a có khả năng sống sót và tham gia thụ tinh đều không đạt
100%)
pi−1 (1−SA)
pi = 2 ; pi = 1 – pi
pi (1−SA)+1−qi−1

Bài 1: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người do gen đột biến trội (HbS) gây nên, alen lặn (Hbs)
quy định hồng cầu bình thường. Ở một quần thể người, tần số tương đối của alen HbS và Hbs là 0,8 và
0,2. Cho biết 100% số người mang kiểu gen đồng hợp trội (HbSHbS) và 80% số người mang kiểu gen dị
hợp (HbSHbs) bị chết trước tuổi sinh sản; những người mang kiểu gen (HbsHbs) đều sống và sinh sản
bình thường; quần thể không chịu thêm áp lực của các nhân tố tiến hóa khác. Sau một thế hệ, nếu số
người trong quần thể là 3000 thì số lượng alen HbS là bao nhiêu?
Bài 2 . Một quần thể ban đầu có tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Biết rằng hệ
số chọn lọc của giao tử a là S = 0,34 (có 34% số giao tử a bị chết hoặc không có khả năng thụ tinh), còn
hệ số chọn lọc của giao tử A là S = 0. Hỏi sau chọn lọc thì tần số tương đối của alen A biến đổi như thế
nào so với ban đầu?
Bài 3. Tần số của giao tử mang alen A và a trong quần thể ban đầu đều là 0,5. Biết rằng các giao tử mang
A đều có khả năng thụ tinh, còn các giao tử mang a thì chỉ có 80% số giao tử là sống sót và tham gia thụ
tinh. Ở thế hệ F4, nếu quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp là bao
nhiêu?

You might also like