You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM




TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Môn học: Giáo Dục Thể Chất 3

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: PHED130715_04


THỰC HIỆN
Trần Văn Chiến Mssv:20151177
Cao Phúc Hậu Mssv:20126112
Nguyễn Thị My Mssv:20126148
Nguyễn Văn Vũ Mssv:20151593
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8, năm 2021

BẢNG PHÂN CÔNG LÀM TIỂU LUẬN NHÓM


STT Tên nội dung Thực hiện

1 Chiến lược khai cuộc thoáng bên trắng Văn Chiến, Phúc Hậu

2 Chiến lược khai cuộc nửa thoáng bên trắng Văn Vũ, Thị My

3 Ván cờ minh họa Bên trắng: Văn Chiến,


Phúc Hậu
Bên đen: Văn Vũ, Thị
My
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
II. NỘI DUNG............................................................................................................2

1. Nguồn gốc cờ vua.............................................................................................2

3. Khái niệm về giai đoạn khai cuộc.....................................................................6

4. Những nguyên lý trong giai đoạn khai cuộc.....................................................7

5. Những điều cần lưu ý khi triển khai quân........................................................9

6. Các dạng khai cuộc trong cờ vua....................................................................10


6.1. Hệ thống khai cuộc thoáng (mở)..............................................................10
6.2. Hệ thống khai cuộc nửa thoáng (mở).......................................................10
6.3. Hệ thống khai cuộc kín (đóng).................................................................11

7. Chiến lược cờ trắng trong khai cuộc thoáng...................................................12

8. Chiến lược cờ trắng trong khai cuộc nữa thoáng............................................14

9. Ván cờ minh họa.............................................................................................20


III. KẾT LUẬN....................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................22
I. MỞ ĐẦU
Cờ vua là một môn thể thao trí tuệ, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, chủng tộc,
giai cấp hay nghề nghiệp. Trong quá trình thi đấu, các kỳ thủ không chỉ đua tranh
về thể lực, kỹ - chiến thuật, chiến lược, tâm lý, mà còn đấu trí căng thẳng về năng
lực phân tích, tổng hợp, phán đoán ý đồ, sự đáp trả của đối phương sau mỗi nước
cờ.

Không chỉ đơn thuần là một trò chơi giải trí lành mạnh trong lúc nhàn rỗi, Cờ vua
còn giúp người chơi phát triển tư duy, rèn luyện tính kỹ luật, kiên trì, điềm tĩnh,
lòng tự trọng, tinh thần độc lập…, hổ trợ trong việc học tốt các môn khoa học tự
nhiên cũng như xã hội. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học
về lợi ích của cờ vua trong sự phát triển các năng lực tư duy cũng như những năng
lực tâm lý đối với học sinh và sinh viên.

1
II. NỘI DUNG

1. Nguồn gốc cờ vua


Cờ vua (chess) là một trong những trò chơi bắt nguồn từ chữ “Chaturanga”, một
trò chơi có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 hoặc sớm hơn, nó có liên
quan mật thiết đến cờ tướng của người Trung Hoa. Chaturanga tiếng Phạn
(Sanskrit) có nghĩa là trò chơi chiến trận đối kháng giữa hai bên của quân đội Ấn
Độ với bốn binh chủng là voi chiến, kỵ binh, chiến xa (do ngựa kéo) và bộ binh
(Vua và cận thần ở giữa) - từ đó đưa đến bốn loại quân trong Cờ vua hiện nay -
Tượng, Mã, Xe và Tốt. - Chaturanga từ Ấn Độ theo hướng đông truyền đến Trung
Hoa, rồi xuyên qua Hàn Quốc để đến Nhật. Cờ vua cũng xuất hiện ở Ba Tư sau
cuộc xâm chiếm của người Hồi giáo (638-651). - Sự bành trướng của đạo Hồi đến
Sicily và sự xâm lược Tây Ban Nha của người Ma Rốc đã mang “shatranj” (một tên
gọi khác của cờ) đến các nước Tây Âu, và xuyên qua các con đường thương mại cờ
đã đến Liên Xô (cũ). - Vào cuối thế kỷ thứ 10, cờ vua đã được khắp châu Âu biết
đến. Nó cuốn hút các vị vua, các triết gia, các nhà thơ và các ván cờ hay nhất đã
được ghi chép lại để lưu truyền hậu thế. - Cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI, luật
chơi Cờ vua bắt đầu hình thành. Thời kỳ này môn Cờ vua được phát triển mạnh
nhất ở Tây Ban Nha và Italia với sự tham gia của nhiều thiên tài nhân loại như:
Leonardo da Vinci, Raffaello, Michelangelo, Damiani … - Truyền thống của thi
đấu cờ đã xuất hiện từ thế kỷ thứ XVI. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, các trường
phái cờ bắt đầu xuất hiện như trường phái Italia (1600-1634), trường phái Kalari-
Polaris, Xenvio, Kleva… với tư tưởng chủ đạo phối hợp chiến thuật. - Sang thế kỷ
XVIII, hệ thống lý thuyết Cờ vua cũng đạt đến đỉnh cao, trung tâm Cờ vua thời bấy
giờ là nước Pháp. Thời kỳ này FrançoisAndré Danican Philidor, thường được gọi
André Danican Philidor (1726- 1795) đã đưa công chúng một lối chơi mới mang
tên Thế trận liên hoàn.
2
Ông viết: “Ý đồ chính của tôi đưa ra cho công chúng một cách chơi mà chưa ai
hiểu thấu đáo. Tôi muốn nói đến cách chơi bằng các Tốt, chúng là linh hồn của ván
cờ, chỉ có chúng mới tạo ra thế tấn công hay phòng thủ, cách bố trí chúng sẽ quyết
định số phận của ván cờ”. Nhưng Del Rio - Ponziani người Italia thì đưa ra lối chơi
thoáng và phối hợp, đó là vũ khí chính của cuộc đấu cờ: “Thành công của ván cờ
không chỉ phụ thuộc vào tấn công và nghị lực mà còn phụ thuộc nghệ thuật phòng
thủ. Ai là người biết chơi khôn ngoan hơn thì sẽ thắng cuộc!”. - Bước sang thế kỷ
XIX, luật chơi Cờ Vua được hoàn thiện cơ bản như ngày nay, lối chơi Cờ Vua quay
về trường phái Italia. Lúc này các kiện tướng Nga, Anh, Đức chính thức bước lên
vũ đài Cờ vua quốc tế. Thế kỷ XIX là sự kết hợp hài hòa giữa lối chơi phối hợp
chiến thuật và lối chơi thế trận liên hoàn do các vận động viên nổi tiếng như:
Wilhelm Steinitz, Alexander Petrov, Mikhail Chigorin… đưa ra, và đây cũng là
một trường phái mạnh của Cờ vua hiện đại. - Trong thời gian này đã hoàn thiện các
ký hiệu trên bàn cờ (hàng, cột, ô) do Philip Xtamma nghiên cứu. - Năm 1883, một
thợ đồng hồ người Anh tên là Thomas Bright Wilson đã sáng chế ra đồng hồ
chuyên dùng trong thi đấu Cờ vua và hiện nay vẫn được sử dụng. 12 - Năm 1886,
Giải vô địch Cờ vua thế giới đầu tiên dành cho nam được tổ chức, Wilhelm Steinitz
(1836-1900) giành danh hiệu vô địch. - Năm 1924, Liên đoàn Cờ vua Thế giới
(Fédération Internationle Des E’chess – viết tắt là FIDE) được thành lập. - Năm
1927, Giải vô địch Cờ vua thế giới dành cho nữ được tổ chức. Vào năm này, Thế
vận hội Olympic Cờ vua tách biệt với Thế vận hội của các môn thể thao khác và cứ
hai năm tổ chức một lần. - Magnus Carlsen (Na Uy) là Đương kim vô địch của môn
này (11/2013). Các nhà lý thuyết đã sáng tạo ra rất nhiều chiến thuật và chiến lược
kể từ khi bắt đầu có Cờ vua. Nhiều khía cạnh nghệ thuật đã được tìm thấy trong cờ
thế. - Hiện nay Cờ vua thế giới có ba xu hướng phát triển, đó là: “Thương mại hoá
Cờ vua”; “Quay về cội nguồn”; “Cờ nhanh”.

3
2. Lợi ích việc chơi trò chơi
Nhà vô địch thế giới - đại kiện tướng cờ vua nổi tiếng Bobb0y Fischer đã từng
nói: “Cờ vua chính là cuộc sống”. Cờ vua không phải đơn thuần một môn thể thao
trí tuệ mà đó là cả nghệ thuật giải trí và trải nghiệm. Cờ vua là trận đấu giữa hai đối
thủ trong phạm vi bàn cờ. Đó không chỉ là cuộc đấu giữa năng lực thi đấu, mà còn
là sự đấu tranh quyết liệt về năng lực tính toán và phỏng đoán. Những thành tích
vang dội trên đấu trường quốc tế của các kì thủ trẻ Việt Nam gần đây, những tấm
gương sáng trong làng cờ vua quốc tế là ngòi nổ thu hút dư luận , truyền thông. Có
lý do nào để khiến một môn thể thao trí tuệ được quan tâm, ưu ái như thế? Tất cả là
nhờ lợi ích của cờ vua đem lại

 Học chơi cờ vua giúp thông minh hơn


Một nghiên cứu từ 4000 sinh viên Venezuela chỉ ra rằng: sau bốn tháng học chơi
cờ vua, chỉ số IQ của các sinh viên đã tăng đáng kể ở cả nam và nữ. Vì vậy, việc
chơi cờ vua sẽ giúp thông minh hơn đấy.

 Học chơi cờ vua giúp phát cả 2 bán cầu não.


Khi chơi cờ vua ta phải tính toán theo logic và cả phán đoán cảm tính. Vì vậy, để ra
những quyết định nhanh chóng và chính xác đòi phải có sự tham gia của cả 2 bán
cầu não.

 Học chơi cờ vua làm tăng khả năng sáng tạo


Một nghiên cứu kéo dài 4 năm với các học sinh từ lớp 7 tới lớp 9, một bên chơi cờ
vua dùng máy tính, bên kia tham gia các hoạt động khác một tuần một lần. Kết quả,
nhóm chơi cờ vua ghi điểm cao hơn trong tất cả các phép đo lường về khả năng
sáng tạo. Điều này có lẽ cũng không có gì ngạc nhiên bởi vì chơi cờ vua giúp tăng
cường hoạt động của não phải.

 Học chơi cờ vua giúp tăng kỹ năng giải quyết vấn đề

4
Một trận cờ vua giống như 1 câu đố lớn cần được giải quyết, và việc giải quyết này
diễn ra liên tục, bởi đối thủ luôn thay đổi các thông số. Gần 450 học sinh được
phân chia thành 3 nhóm trong một khảo sát năm 1992 ở New Brunswick. Nhóm A
chỉ học các chương trình giảng dạy toán học truyền thống. Nhóm B bổ sung thêm
việc giảng dạy cờ vua sau khi học sinh kết thúc lớp đầu tiên. Nhóm C được giảng
dạy cờ vua ngay từ lớp đầu tiên. Sau đó sẽ đánh giá học sinh của các nhóm qua các
bài kiểm tra. Kết quả, nhóm C đạt điểm cao nhất, vượt qua nhóm A 21.46%, đạt
81.2%.

 Học chơi cờ vua giúp cải thiện kỹ năng đọc


Trong một nghiên cứu năm 1991, tiến sỹ Stuart Margulies nghiên cứu hiệu suất đọc
sách của 53 học sinh tiểu học có tham gia vào một chương trình cờ vua và đánh giá
họ so với những người không chơi ở địa bàn các huyện trên toàn quốc. Tiến sỹ đã
tìm ra kết quả là việc chơi cờ vua giúp gia tăng khả năng đọc của trẻ.

 Học chơi cờ vua làm cải thiện khả năng tập trung
Việc chiến thắng trong một trận đấu giữa các kiện tướng cờ vua thường là kết quả
của sự tập trung cao độ vào bàn cờ. Đó là tố chất một kiện tướng cờ vua cần phải
có. Nhìn đi chỗ khác hoặc suy nghĩ về điều gì đó khác ở 1 thời điểm cũng có thể
dẫn đến mất mát cả trận đấu. Nhiều nghiêu cứu của các sinh viên ở Mỹ, Nga và
Trung Quốc chỉ ra rằng khả năng của con người về sự tập trung được phát triển qua
việc chơi cờ vua.

 Chơi cờ vua làm phát triển các tế bào thần kinh


Việc chơi cờ vua làm tăng các tín hiệu liên kết giữa các neron thần kinh trên não
bộ, qua đó giúp các tế bào thần kinh phát triển. Việc học một kỹ năng mới như chơi
cờ vua, hay việc tương tác với trong những hoạt động thử thách giúp cho tế bào
thần kinh được nạp đầy nhiên liệu.

5
 Học chơi cờ vua giúp ta lập kế hoạch và phán đoán tương lai
Vỏ não trước trán là khu vực não chịu trách nhiệm lập kế hoạch, đánh giá và tự
kiểm soát. Do đó, về mặt khoa học thì các thanh thiếu niên được gọi là chưa trưởng
thành cho tới khi vùng não này phát triển. Những game chiến thuật như cờ vua có
thể thúc đẩy sự phát triển của vỏ não trước trán và giúp chúng ta đưa ra các quyết
định tốt hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

 Học chơi cờ vua giúp phòng ngừa hội chứng đãng trí
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một
phần nhỏ triệu chứng bệnh. Chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn
hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Một nghiên cứu gần đây của thời báo The New
England chỉ ra rằng những người trên 75 tuổi tham gia vào các hoạt động trí óc kéo
dài như chơi cờ vua sẽ có ít khả năng mắc bệnh này hơn là những người không
chơi.

 Học chơi cờ vua làm cải thiện trí nhớ


Trong một nghiên cứu kéo dài 2 năm, từ năm 1985, những học sinh trẻ tuổi được
trao cơ hội thường xuyên chơi cờ để cải thiện điểm của họ trong tất cả các môn
học, giáo viên của họ nhận thấy trí nhớ và kỹ năng tổ chức của những học sinh này
tốt hơn. Một nghiên cứu tương tự của Pennsylvania cũng cho kết quả tương tự.

3. Khái niệm về giai đoạn khai cuộc.


Khai cuộc là giai đoạn đầu tiên của một ván cờ và là lúc cả hai người chơi triển
khai quân và bắt đầu trận đấu. Tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực
lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi
dạng thức khai cuộc. Nếu triển khai quân tốt trong giai đoạn này thì sẽ có lợi thế về
sau. Đó là lý do vì sao người chơi nên làm quen với những cách khai cuộc khác
nhau của một ván cờ.

6
Nhiều đấu thủ Cờ vua thiếu kinh nghiệm cho rằng đây là giai đoạn ít quan trọng và
khá nhàm chán khi hai bên chỉ chăm chú vào việc phát triển quân và nhập thành.
Nhưng các Đại Kiện tướng, Kiện tướng trước khi vào ván đấu đề dành rất nhiều
thời gian để chuẩn bị cho phần khai cuộc. Bởi vì, nếu khai cuộc mà đi sai lầm thì sẽ
bị đối phương chiếm ưu thế, áp đảo thế trận từ đầu và cho dù có giỏi chiến lược,
chiến thuật đến mấy cũng khó mà lật lại. Có thể nói, khi thi đấu nghiêm túc, khai
cuộc quyết định đến 50% chiến thắng. Nếu đối phương “lọt cuộc” của bạn thì giống
như chúng ta chiến đấu tại sân nhà, biết rõ đường đi nước bước trong khi đối thủ
mò mẫm và dễ sai lầm. Đó là nền tảng cho chiến thắng ở giai đoạn trung cuộc và
tàn cuộc.

Từ thế kỷ 15, người ta đã nghiên cứu một loạt các chiến thuật khai cuộc như: khai
cuộc Tây Ban Nha, Cicille, v.v… Nếu là người mới chơi thì tốt nhất nên tìm hiểu
một số chiến thuật khai cuộc. Và tốt nhất là nên nghiên cứu những chiến thuật khai
cuộc cho những ván cờ mở và nửa mở. Việc này sẽ giúp phát triển kỹ năng chiến
lược. Sau khi đã thuần thục rồi thì mới tiến đến nghiên cứu những ván cờ đóng và
nửa đóng.

4. Những nguyên lý trong giai đoạn khai cuộc.

 Nhanh cóng khống chế khu trung tâm.


Khu ở trung tâm bàn cờ là quan trọng nhất, chỉ cần chiếm được phần nhiều các ô
này chúng ta sẽ chiếm được thế thượng phong và giành được quyền kiểm soát cả
Ván cờ. Vì vậy, khi bắt đầu chơi, nên triển khai các quân tốt ở cột c, d, e lên trước
để kiểm soát và khống chế khu trung tâm.

 Triển khai nhanh chóng lức lượng quân nhẹ (Mã trước, Tượng sau).
Việc đi quân Mã trước sẽ giúp người chơi tăng cường được khả năng tấn công hoặc
phòng ngự của mình cho vị trí trung tâm. Khi quân Mã tiến thì còn có tác dụng dọn

7
đường để người chơi có thể chuẩn bị nhập thành. Vị trí tốt nhất của quân mã đó
chính là vị trí đứng trước quân Tượng của đối phương nhưng quân Tượng có 3 vị
trí vô cùng tốt nằm trên đường chéo vưa được mở ra bởi quân Mã đi trước. Và đặc
biệt khi di chuyển quân mã lên trước thì có thể gây được nguy hiểm cho quân tốt
của đối phương và khiến họ phải ngừng tấn công để bảo vệ quân mình.

 Đưa vua vào vị trí an toàn.


Đưa vua vào vị trí an toàn đó chính là bước nhập thành. Sau khai cuộc Mã và
Tượng đã di chuyển, đường về thành đã trống, lúc đó ta nên nhanh chống nhập
thành. Nhập thành là 1 thế cờ có 2 tác dụng đó là đưa vua vào vị trí an toàn vừa đưa
quân xe ra đến vị trí giữa bàn và tham chiến với đối phương. Nếu thực hiện nhập
thành sớm thì sẽ có thể ngăn chặn được việc bị đối phương dồn quân lên chặn đánh
hoặc nếu đang đứng soi chặn từ xa thì đến lúc muốn chạy thì cũng không thể vào
thành được.

 Không đi quân Hậu quá sớm.


Quân Hậu không có tác dụng nhiều nếu di chuyển nó trước vì nếu bị đối phương
tấn công thì nó chỉ có thể chạy chứ không bao giờ có thể bảo vệ được nó bằng 1
quân cờ nào khác. Nếu ngay khi trận đấu bắt đầu mà đối thủ liên tiếp đưa quân ra
phía trên thì nếu quân vua của mình mà đang chiếm vị trí ở giữa bàn cờ thì sẽ bi uy
hiếp và phải chạy thường xuyên.

 Di chuyển vị trí các quân xe ra trung tâm khi không có quân tốt nào.
Quân Hậu không có tác dụng nhiều nếu di chuyển nó trước vì nếu bị đối phương
tấn công thì nó chỉ có thể chạy chứ không bao giờ có thể bảo vệ được nó bằng 1
quân cờ nào khác. Nếu ngay khi trận đấu bắt đầu mà đối thủ liên tiếp đưa quân ra
phía trên thì nếu quân vua của mình mà đang chiếm vị trí ở giữa bàn cờ thì sẽ bi uy
hiếp và phải chạy thường xuyên.

8
 Khi đã đưa các quân cờ xuất trận thì nên tấn công ngay lập tức.
Nếu người chơi chỉ nghĩ đến việc đưa quân cờ lên và rồi chỉ đứng yên cở vị trí
trung tâm thì chỉ khiến cho các thế cờ của người chơi càng ngày càng việc tấn công
và thả lỏng cho đối phương.

 Bắt quân về phía trung tâm.


Nếu khi chơi cờ vua online thì bạn gặp phải trường hợp có thể được 1 quân nặng và
1 quân nhẹ của đối phương thì nên lựa chọn ăn quân nặng, tuy nhiên nếu quân cờ
nào có vị trí trung tâm hơn thì nên ăn quân cờ đó. Việc ăn quân của đối phương
như thế này sẽ khiến cho họ bị mất kiểm soát ở khu vực trung tâm.

5. Những điều cần lưu ý khi triển khai quân.


Kế hoạch hành động chính bắt đầu ván cờ là triển khai quân càng nhịp nhàng,
càng nhanh càng tốt và cùng lúc đó gây khó khăn cho đối thủ trong việc triển khai
quân. Điều này đòi hỏi người chơi cờ phải hết sức tinh tế, am tường cách ra quân
để không mắc những sai lầm ngớ ngẩn, đáng tiếc.

Sau đây là vài điểm cần ghi nhớ khi triển khai quân:

- Một trong những ưu tiên hàng đầu là kiểm soát vùng trung tâm bàn cờ.

- Triển khai nhanh chóng lực lượng quân nhẹ: Mã trước, Tượng sau.

- Không nên đưa Mã ra vị trí biên.

- Nhập thành khi có cơ hội đầu tiên.

- Không di chuyển quá nhiều quân Tốt trong khai cuộc khi không có mục đích.
Khi di chuyển các con Tốt, nên định sẵn vị trí và cấu trúc cho chúng. Việc này rất
quan trọng vì những khu vực nằm trong tầm kiểm soát của những con Tốt là những
khu vực mạnh nhất.

9
- Khi đi không có mục đích thì không nên lặp lại. Bằng cách này, sẽ không bị mất
nhịp và có thể tập trung vào triển khai quân. - Không đưa Hậu vào cuộc quá nhanh.
Triển khai Mã đầu tiên, sau đó đến Tượng, rồi mới đến Hậu, Xe triển khai sau
cùng.

- Không đi Hậu quá sớm.

- Khi quyết định nước cờ, hãy chọn quân cờ nào chủ động nhất. Việc này sẽ gây
khó khăn cho đối phương.

- Đừng hy sinh quân cờ khi không có chủ đích rõ ràng.

- Đứng một cách vững cảm những cũng thật cẩn thận.

6. Các dạng khai cuộc trong cờ vua


Có 3 dạng khai cuộc cơ bản sau

6.1. Hệ thống khai cuộc thoáng (mở)


Đây là loại khai cuộc rất thích hợp cho những người mới chơi cờ hoặc các em thiếu
nhi - thiếu niên. Trong loại này, phương pháp chơi thiên về chiến thuật, thế trận khá
đơn giản, người nào giỏi chiến thuật sẽ nắm ưu thế. Bao gồm những khai cuộc
được bắt đầu bằng nước đi 1.e4 e5.

Một số ví dụ minh họa các ván cờ dạng khai cuộc thoáng:

Ván cờ Scotland

1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.d4 ed 4.M:d4 Mf6 5.Mc3 Tb4 6.M:c6 bc 7.Td3 d5 8.ed cd
9.0–0 0–0 10.Tg5 Te6 11.Hf3x Te7 12.Xae1 Xb8 13.Md1 c5 14.Tf5 T:f5 15.H:f5
Xb6 =

Ván cờ Tây Ban Nha

10
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 d6 4.d4 Td7 5.Mc3 Mf6 6.T:c6 T:c6 7.Hd3 ed 8.M:d4
Td7 9.Tg5 Te7 10.0–0 0–0 ±

6.2. Hệ thống khai cuộc nửa thoáng (mở)


Loại khai cuộc này được chơi bởi rất nhiều cấp độ đối thủ từ Đại Kiện tướng đến
các VĐV trong nước. Để chơi loại này, người chơi cần kiến thức cả về chiến lược
lẫn chiến thuật. Loại khai cuộc này ít khi có tỉ số hòa bởi sự bất đối xứng trong
cách ra quân giữa hai bên.

Những khai cuộc được bắt đầu bằng bởi Trắng đi 1.e4 nhưng Đen đáp lại khác e5
(1… e6 hoặc 1… c6).

Một số ví dụ minh họa các ván cờ dạng khai cuộc nửa thoáng:

Phòng thủ Pháp

1.e4 e6 2.d4 d5 3.Mc3 de 4.M:e4

Md7 5.Mf3 Mgf6 6.M:f6+ M:f6

7.Td3 Te7 8.0–0 0–0 9.Me5 c5

10.dc Ha5 11.He2 H:c5 12.Tg5 ±

Phòng thủ Alêkhin

1.e4 Mf6 2.e5 Md5 3.d4 d6 4.c4

Mb6 5.ed ed 6.Mc3 g6 7.Mf3 Tg4

8.Te2 Tg7 9.Tg5 Hd7 =

6.3. Hệ thống khai cuộc kín (đóng)


Đây là loại khai cuộc rất khó chơi, không thích hợp cho người mới

tập và các em thiếu nhi - thiếu niên vì rất ít chiến thuật, chủ yếu là chiến

11
lược với những cuộc điều quân. Chiến thuật được sử dụng để đánh khi đã

chuẩn bị đủ lực lượng và mở ra tấn công. Bao gồm những khai cuộc được

bên Trắng bắt đầu bằng nước đi không phải là 1.e4 (1. d4, 1.Mf3, 1.g3,

1.c4 …).

Một số ví dụ minh họa các ván cờ dạng khai cuộc kín:

Phòng thủ Nimzovich

1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mc3 Tb4 4.a3

T:c3+ 5.bc c5 6.e3 Mc6 7.Td3 b6

8.e4 d6 9.Me2 e5 10.0–0 Md7 =

Phòng thủ Ấn Độ mới

1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mf3 b6 4.Tg5 Te7 5.Mc3 Tb7 6.e3 d5 7.Td3 Mbd7

8.0–0 0–0 9.cd ed 10.Xc1 c5 11.Tb1 Xc8 =

7. Chiến lược cờ trắng trong khai cuộc thoáng


Nước đi thứ hai phổ biến nhất cho Trắng là 2.Mf3, tấn công Tốt e5 của Đen, đồng
thời chuẩn bị nhập thành trong tương lai cũng như chuẩn bị cho nước chiếm trung
tâm d2-d4. Đối với Đen, câu trả lời phổ biến nhất cho nước 2.Mf3 là 2...Mc6,
thường nước này sẽ dẫn tới các dạng khai cuộc cụ thể khác như Ruy Lopez (ván cờ
Tây Ban Nha) (3.Tb5), Ván cờ Italia (3.Tc4), hay Ván cờ Scotch (3.d4), hoặc
3.Mc3 Mf6 dẫn tới Khai cuộc bốn Mã phổ biến vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20,
hay là ít phổ biến hơn như 3...g6 (Khai cuộc ba Mã), và nhiều dạng khác. Thay vào
đó, nếu Đen vẫn muốn duy trì thế đối xứng đồng thời phản công Trắng trong trung
tâm bằng nước 2...Mf6 sẽ dẫn đến một dạng khai cuộc gọi là Phòng thủ Petrov (hay

12
Ván cờ Nga); dù vậy nếu Trắng không muốn tiếp tục những diễn biến của khai
cuộc này, họ có thể tránh bằng nước 3.Mc3.

Nếu Đen chơi 2...d6 sẽ dẫn tới Phòng thủ Philidor, khai cuộc này phần lớn không
còn được sử dụng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Thế trận của Đen đem đến
nhiều cơ hội phản công cho Trắng hơn là chắc chắn, dù nó thường dẫn đến những
ván đấu thụ động.

Nếu Đen chơi 2...f6 sẽ dẫn tới Phòng thủ Damiano, diễn biến tiếp theo sẽ là 3.Mxe5
(thí Mã) hoặc 3.Tc4, với lợi thế cho Trắng. Giả sử Đen có thể chơi 2...d5 (Gambit
Elephant) hay 2...f5 (Gambit Latvian, tuy nhiên hai nước này bị đánh giá là rất rủi
ro cho Đen.

Đối với Trắng, những lựa chọn phổ biến nhất để thay thế cho nước 2.Mf3 có thể kể
đến như 2.f4 (Gambit Vua), 2.Mc3 (Ván cờ Viên và 2.Tc4 (Khai cuộc Tượng).
Gambit Vua là khai cuộc phổ biến trong thế kỷ 19 với cả Đại Kiện tướng cũng như
những người chơi nghiệp dư. Trắng thí Tốt để phát triển nhanh, cũng như tấn công
tiền đồn trung tâm của Đen. Ván cờ Viên cũng có những đặc điểm tương tự khi
Trắng có thể tấn công trung tâm của Đen với nước f2-f4.
13
Nếu Trắng chơi 2.d4 sẽ dẫn tới Ván cờ trung tâm (Center Game). Với khai cuộc
này, Trắng ngay lập tức mở trung tâm, và mặc dù sau khi Đen ăn Tốt d4 của Trắng
bằng 2...exd4, Trắng có thể ăn lại nhưng Hậu của họ bị buộc phải phát triển lên
trung tâm. Một sự lựa chọn khác cho Trắng là thí một hoặc hai Tốt bằng nước 3.c3
(Gambit Đan Mạch). Phương án khác như phát triển Hậu lên h5 bằng nước 2.Hh5
hay lựa chọn Khai cuộc Napoleon với nước 2.Hf3 trông có vẻ nghiệp dư, dù vậy
nước 2.Hh5 đã từng được chơi ở một giải đấu dành cho Đại kiện tướng bởi Hikaru
Nakamura.

Các dạng khác như Khai cuộc Bồ Đào Nha (2.Tb5), Khai cuộc Alapin (2.Me2),
Khai cuộc Konstantinopolsky (2.Mf3 Mc6 3.g3), và Inverted

14
Hungarian Opening (ván cờ Hungary ngược?) (2.Mf3 Mc6 3.Te2) là những phương
án khác lạ cho Trắng, dù vậy sẽ không có hứa hẹn đem lại lợi thế cho họ nếu cả hai

bên chơi đúng.

8. Chiến lược cờ trắng trong khai cuộc nữa thoáng


Khởi đầu trắng đi 1.e4

Nếu đen đáp lại nước đi …c5 ý tưởng của Đen là sử dụng Tốt c5 để là kiểm soát ô
d4 và b4, tạo lợi thế không gian là tiền đề để phản công cánh Hậu và tranh giành
trung tâm. Thường thì Tốt c5 của Đen sẽ được đổi lấy Tốt d4 của Trắng trong giai
đoạn đầu, giúp cho Trắng mở được cột nửa mở c và hơn số lượng Tốt trung tâm.

Trắng có thể đáp trả bằng các nước:

15
- Hướng chính thức: 2.Mf3 hay còn gọi biến Sicilian mở (Tiếng Anh: Open
Sicilian). Diễn biến rất phức tạp với nhiều tính toán chính xác cao. Trắng sẽ tập
trung tấn công cánh Vua, còn Đen tập trung vào phản công cánh Hậu và trung tâm.

- Hướng Sicilian đóng: 2.Mc6 (Tiếng Anh: Closed Sicilian). Trắng sẽ tránh giao
tranh với Đen mà tạo nên thế trận đóng.

- Biến thể Alapin: 2.c3. Trắng tập trung chiếm trung tâm với nước tiếp theo 3.d4.
Kết thúc giai đoạn khai cuộc thường Trắng sẽ có một Tốt cô lập tại d4, bù lại Trắng
có lợi thế về thế trận.

- Tấn công Grand Pix: 2.f4. Trắng chấp nhận hi sinh khả năng phòng thủ cánh Vua
để chiếm trung tâm

- Thí quân Smith - Morra: 2.d4. Ý tưởng và cách chơi gần giống với Thí quân Đan
Mạch.

Sicilian mở tiếp tục với các nước đi chính như sau:

2.Mf3 d6

3.d4 cxd4

4.Mxd4 Mf6

5.Mc3 (hình dưới)

16
Với các nước 3...Mf6 4.Mc3 cxd4 5.Mxd4 cũng cho kết quả tương tự.

Đến đây, Đen có 4 phương án đáp trả chính: 5…a6 (biến Najdorf); 5…g6 (biến
Con rồng châu Á); 5…Mc6 (biến Cổ điển); 5…e6 (biến Scheveningen).

Ý tưởng của Đen là kiểm soát ô b5, tạo tiền đề để chơi …b5 nếu như Trắng nhập
thành cánh Hậu (qua đó gián tiếp đề phòng trước Trắng chơi 6.g4, đồng thời đa
dạng hóa lối chơi của mình). Ngoài ra, Đen chuẩn bị 6…e5 để kiểm soát trung tâm
hoặc nước 6…e6.

Diễn biến tiếp theo là:

5… a6

6.Tg5

Mục đích của Trắng là ghim Mã f6, nhằm gián tiếp khống chế Hậu qua đường chéo
d8-h4 sau nước 6...e6 hoặc 6...e5.

6…e6

7.f4 (hình dưới).

17
Đến đây có thể thấy rõ ràng ý định của Trắng là tấn công tổng lực chiếu hết Vua
đen và khả năng Trắng nhập thành cánh Hậu lên đến 85%.

7… Te7

Đen nhẹ nhàng đối phó bằng nước 7…Te7 nhằm tháo ghim, đề phòng Trắng chơi
8.e5.

Đen cũng có thể lựa chọn nước đi khác như biến Tốt tẩm độc 7…Hb6 8.Hd2 Hxb2
9.Xb1

Trắng đưa ra mồi câu là Tốt, bù lại Trắng có rất nhiều lợi thế tấn công. Biến này
hay được chơi bởi nhà vô địch thế giới Fischer, và hậu quả là ông ta đã thua 1 trận
trong trận tranh vô địch năm 1972

Trở lại diễn biến chính:

8.Hf3 Hc7

9.O-O-O Mbd7 (hình dưới)

18
10.g4Trắng hướng đến một cuộc tấn công tổng lực vào Vua đen. Việc Vua đen
nhập thành lúc này là rất nguy hiểm bởi Trắng có thể dễ dàng đánh tan hàng Tốt
mong manh của Đen, vì thế Đen thường sẽ không nhập thành. Trắng cũng có thể
chơi 10.Td3 là một nước hoãn lại tấn công 1 nhịp để xem xét đối thủ có hành động
gì.

10...b5=

Mục đích của Đen cũng là tạo một cuộc tấn công chiếu hết đối với Trắng.

11.Txf6....Mxf6

Lưu ý ở đây nước đi mà Đen có thể đi sai là 11...Txf6? Trắng sẽ đối phó với
12.Txb5 axb5 13.Mdxb5 Hb8 14.Mxd6+ Vf8 15.e5 Te7 16.Mxc8 Hxc8 17.Xxd7!

19
Trở lại diễn biến chính:

12.Td3 b4

13.Mce2 Tb7 (hình dưới)

Thế cờ sau nước đi 13...Tb7. Thế trận tiềm tàng rất nhiều cơ hội tấn công cho cả
hai bên. Các tấn công có thể như là 14.g5 Md7 15.h4 Mc5 16.f5 Xc8 17.fxe6 fxe6
18.Hh3. Cơ hội cho hai bên là như nhau.

20
9. Ván cờ minh họa

1.e4 c5 2.Nf3 d6 3.d4 cxd4 4.Nxd4 Nf6 5.Nc3 g6 6.Bb5+ Bd7 7. O-O Nc6 8. Be3
Bg7 9. a4 Ng4 10. Nf3 Nxe3 11. fxe3 O-O 12. Ng5 a6 13. Bc4 e6 14. Nf3 Ne5 15.
b3 Nxf3+ 16. Rxf3 Bxc3 17. Rc1 b5 18. axb5 axb5 19. Be2 Bb2 20. Rb1 Be5 21.
c4 bxc4 22. Bxc4 Qh4 23. h3 Bc6 24. Qe1 Qg5 25. b4 Bxe4 26. Rf2 Bxb1 27.
Qxb1 Qxe3 28. Qd3 Ra1+ 29. Qf1 Rxf1+ 30. Kxf1 Bg3 31. Rf3 Qe1# (Bên đen
thắng)

21
III. KẾT LUẬN
Cờ vua được biết đến rộng rãi như môn làm tăng cường “cơ thần kinh”. Các lợi
ích mang tính hiệu quả của cờ vua xuất hiện ngày càng nhiều. Rất nhiều các
nghiên cứu, với luận điểm ủng hộ rằng cờ vua nâng cao trí nhớ, làm tăng các kỹ
năng về không gian và con số, tăng khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic.
Nhờ những phân tích trong quá trình làm tiểu luận, chúngtôi càng nhận thấy cờ
vua là môn thể thao trí tuệ phát triển năng lực tư duy và tâm lý của người học.
Tại các trường học, cờ vua như là cầu nối để giúp các em ở độ tuổi khác nhau,
những đội khác nhau và giới tính khác nhau có cơ hội cùng tham gia một trò
chơi mà chúng yêu thích. Cờ vua giúp mọi người xây dựng mối quan hệ cá nhân
và tinh thần trường lớp khi chúng cùng nhau tham gia một đội để giao đấu với
trường khác. Cờ vua cũng dạy cho ta tinh thần thể thao – Cách để chiến thắng
một cách đẹp nhất và không bao giờ bỏ cuộc trong khi thi đấu. Cờ vua được ví
như một công cụ dạy học đặc biệt, nó kích thích tư duy của con người và giúp
chúng hình thành và phát triển các kỹ năng khi chơi cờ. Kết quả là ta sẽ có được
tư duy tốt hơn, khả năng giải quyết vấn đề nhanh hơn và sự tự tin, độc lập trong
suy nghĩ của chính mình. Vì vậy đây là môn thể cần được duy trì và phát triển ở
Việt Nam.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đức Thành (2019). Giáo trình cờ vua. NXB Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh.

[2]. https://123docz.net/document/5051426-tieu-luan-ve-loi-ich-cua-co-vua.htm

[3]. https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Phòng_thủ_Pháp_(cờ_vua)

[4]. https://kientuongtuonglai.com/cach-choi-co-vua-va-tong-hop-7-nguyen-tac-
co-ban-khi-khai-cuoc-can-nho

[5]. https://cotravinh.blogspot.com/2017/11/phong-thu-sicilian-phan-1.html?m=1

[6]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Khai_cu%E1%BB%99c_m%E1%BB%9F_(c
%E1%BB%9D_vua)

[7]. https://123docz.net/document/282407-nghien-cuu-lua-chon-cac-bien-phap-
nham-nang-cao-hieu-ua-qua-trinh-giang-day.htm

23

You might also like