You are on page 1of 2

“Thành công không đến với kẻ lười nhác” & “Tương lai của bạn bắt đầu từ ngày

hôm nay”
BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ
Câu 1: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu
được là A. 19,76 gam. B. 22,56 gam. C. 20,16 gam. D. 19,20 gam.
Câu 2: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào
sau đây?A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch NH3. D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 3: Để nhận ra ion NO3- trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với
A. kim loại Cu. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. kim loại Cu và dung dịch Na2SO4. D. kim loại Cu và dung dịch H2SO4
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2
(đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 18,90 g.B. 37,80 g.C. 28,35 g. D. 39,80 g.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có
thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X? A. 10,56 g. B. 3,36 g.C. 7,68 g.D. 6,72 g.
Câu 6: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O,
thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % khối lượng của X đã phản ứng làA. 70%.B. 25%. C. 60%. D.
75%.
Câu 7: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dd HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung
dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng
không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V làA. 0,448. B. 0,224. C. 1,344. D. 0,672.
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46
gam muối khan. Khí X làA. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 9: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là
A. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH. B. đồng(II) oxit và dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. D. kim loại Cu và dung dịch HCl.
Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
A. Ag2O, NO, O2. B. Ag2O, NO2, O2. C. Ag, NO, O2. D. Ag, NO2, O2.
Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm
xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 25%. B. 50%. C. 36%. D. 40%.
Câu 12: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy
ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 85,88%. B. 14,12%. C. 87,63%. D. 12,37%.
Câu 13: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không
chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này làA. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%.
 ddKOH  ddH3 PO4  ddKOH
Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hoá: P2O5   X   Y  Z
Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.
C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4. D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí
NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Phần trăm về khối lượng của Al trong hỗn hợp X là
A. 21,95%. B. 78,05%. C. 21,95%. D. 21,95%.
Câu 16: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được
m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,7. B. 15,5. C. 17,1. D. 39,4.
Câu 17: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được
1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của
m là
A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.
Câu 18: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO40,2M. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sp khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V làA. 0,746. B. 0,448. C.1,792. D. 0,672.
Câu 19: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí
NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 8,88 gam. B. 13,92 gam. C. 6,52 gam. D. 13,32 gam.
Câu 20: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a
(mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.
Câu 21: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỷ lệ mol 1 : 3. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3. Sau phản ứng thu được hỗn
hợp B. Tỷ khối của A đối với B là dA/B = 0,6. Hãy cho biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3. A. 60% B. 70%
C. 80% D.90%

Hoàng Đình Hùng – GV trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An – ĐT: 0982178900
“Thành công không đến với kẻ lười nhác” & “Tương lai của bạn bắt đầu từ ngày hôm nay”
Câu 22: Cho phản ứng: FeO + HNO3   Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số
của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là A. 6. B. 8. C. 4. D. 10.
Câu 23: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch
chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là A. 0,5. B. 0,3. C. 0,8. D. l,0.
Câu 24: Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,04 mol NO2
(sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 4,08. B. 3,62. C. 3,42. D.
5,28.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Al(OH)3 tan được trong dung dịch NH3. B. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng
tính. C. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl. D. Khí NH3 khử được CuO nung nóng.
Câu 26: Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm
nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,4. B. 0,3. C. 0,1. D. 0,2.
Câu 27: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1 : bình
để ngửa, cách 2 : bình để úp) hoặc đẩy nước (cách 3) . Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3. B. Cách 1. C. Cách 2. D. Cách 2 hoặc cách 3.
Câu 28: Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch
A. NaCl. B. CuCl2. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
-------- Hết --------

Hoàng Đình Hùng – GV trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An – ĐT: 0982178900

You might also like