You are on page 1of 6

Sơ đồ mạch điện máy tiện TIPL-5

1.Đặc điểm công nghệ:


- Máy tiện TIPL-5 thuộc nhóm máy máy tiện vạn năng, tiện vạn năng, máy
tiện chuyên dùng,máy tiện đứng. Trên máy tiện có thể thực hiện được nhiều công
nghệ khác nhau: Tiện trụ ngoài, tiện trụ trong, tiện mặt đầu, tiện côn, tiện định
hình, tiện ren phải, ren trái. Trên máy tiện cũng có thể tiến hành doa, khoan,và
tiện ren bằng dao cắt,dao tarô ren. Kích thước gia công trên máy tiện có thể cỡ từ
vài mi li mét đến 1.2 mét.
- Chuyển động chính của máy là chuyển động quay chi tiết, chuyển động
ăn dao là chuyển động tịnh tiến của bàn xe dao. Chuyển động phụ bao gồm:
chuyển nhanh của dao, bơm nước, bơm dầu.
2. Đặc điểm truyền động và trang bị điện của máy tiện TIPL-5:
- Truyền động chính có đảo chiều quay để đảm bảo chi tiết quay cả hai
chiều. Thực hiện bằng cách đảo chiều động cơ.
- Máy tiện TIPL – 5 là loại máy tiện cỡ trung bình nên hệ thống truyền động
chính là động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc và hộp tốc độ có vài cấp.
- Truyền động ăn dao có kết cấu đảo chiều quay để thực hiện ăn dao theo
hai chiều, nó thực hiện bằng cách đảo chiều động cơ.
- Truyền động ăn dao được thực hiện trích chuyển động từ đầu ra hộp tốc
độ truyền động chính. Ngoài ra nó còn có thêm hộp tốc độ riêng của bàn xe dao

1
2
để đảm bảo tốc độ di chuyển bàn dao vừa có liên hệ với tốc độ quay chi
tiết vừa có gải điều chỉnh riêng theo yêu cầu của công nghệ.
- Từ những đặc điểm nêu trên người ta thực hiện truyền động chính và truyền
động ăn dao bằng một động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc kết hợp với hộp tốc độ
.
- Truyền động phụ của máy tiện TIPL-5 bao gồm chuyển nhanh của dao, bơm nước,
bơm dầu nó không có yêu cầu gì đặc biệt nên được được sử dụng động cơ không
đồng bộ ba pha rô to lồng sóc kết hợp với hộp tốc độ.
- Để đảm bảo quá trình vận hành đơn giản người ta sử dụng tay gạt kết hợp với
công tắc tơ để điều khiển động cơ trục chính.
-Khi người thợ đang vận hành sảy ra mất điện vì một lý do nào đó người thợ quên
đưa các thiết bị về vị trí không, khi có điện trở lại để đảm bảo tính chất an toàn( máy
không được hoạt động khi người thợ không có mặt ở đó) người ta sử dụng rơ le điện
áp thấp để khống chế.
- Sử dụng công tắc một pha để khống chế toàn máy không làm việc khi người
thợ thực hiện gá chi tiết, lau máy , đo kiểm
3.Giới thiệu trang thiết bị trong sơ đồ:
Trên máy được trang bị hai động cơ không đồng bộ ba pha rô to lồng sóc
- Động cơ 1M là động cơ trục chính kiểu APO-4-7.5 công suất 7.5 KW, tốc độ
1450 vòng/ phút, điện áp ∆ - 380 vôn .
- Động cơ 2M là động cơ bơm nước làm mát kiểu ACO – 2-0.125 công suất
0.125 KW, tốc độ 2850 vòng/ phút, điện áp Y/∆ - 220/380 vôn .
- Điện áp mạch điều khiển 380v.
- Các công tắc tơ SFS ,SRS, DES, STS, CPS.
- Rơ le trung gian SPR. - Tay gạt LS
- Rơ le thời gian TR - BK phanh LS-1.
- Đèn chiếu tín hiệu PL-1. - Áp tô mát NEB-32
- Rơ le nhiệt CPOL và CPLO.
- Công tắc một pha SS-1 và SS-2
4. Phân tích mạch:
4.1. Công việc chuẩn bị

3
- Đóng Aptomat NEB- 32, nguồn điện lửa L1, L2, L3 qua Aptomat đến chờ ở
má trên của tiếp điểm động lực đồng thời đến chờ ở các tiếp điểm thường mở của
mạch điều khiển.
- Bật công tắc SS-1 tiếp điểm SS1(1-3) đóng lại đèn PL1 bật sáng báo hiệu đó cú
điện vào trong máy
- Ở trạng thái ban đầu tay gạt LS được đặt ở vị trí giữa tiếp điểm LS (7-15) và
LS(15-5) ở trạng thái đóng, cuộn SPR có điện theo đường (1-3-5-7-SPR-4-6 về
nguồn). SPR làm việc đóng tiếp điểm SPR(5-7) để tự duy trỡ và cung cấp điện cho
mạch phía sau nó, đóng tiếp điểm SPR(9-11) và SPR(17-19) chuẩn bị cho động cơ quay
phải , trái.
4.2. Điều khiển động cơ trục chính làm việc
• nhắp vào số động cơ trục chính
- Muốn nhắp vào số động cơ trục chính ta tác động vào nút PR1 tiếp điểm PR1 (7-
11) đóng. Cuộn SFS có điện theo đường (1-3-5-7-11-13-SFS-4-6 về nguồn). SFS làm
việc, đóng tiếp điểm SFS mạch động lực để cung cấp cho động cơ 1M, đóng tiếp
điểm SFS(5-23) cung cấp điện cho STS và rơle thời gian TR. Mở tiếp điểm SFS (19-21)
khoá gài không cho cuộn SRS đồng thời làm việc. Cuộn STS làm việc theo đường
(1-3-5-23-29-31-STS-4-6 về nguồn). STS làm việc đóng tiếp điểm STS mạch động
lực đấu động cơ ở chế độ hình sao, động cơ được làm việc ở chế độ hình sao thực
hiện quá trình nhắp vào số động cơ trục chính quay theo chiều phải. Mở tiếp điểm
STS(25-27) khoá gài không cho cuộn DES đồng thời làm việc.
- Khi quá trình nhắp vào động cơ trục chính đã xong ta bông tay khỏi nút PR1,
tiếp điểm PR1 (7-11) mở ra cuộn SFS mất điện, mở tiếp điểm SFS mạch động lực cắt
điện vào động cơ, mở tiếp điểm SFS(5-23) cắt điện cuộn STS và rơle thời gian TR,
đóng tiếp điểm SFS(19-21) chuẩn bị cho động cơ quay trái. Cuộn STS và rơle thời gian
TR mất điện, mở tiếp điểm STS mạch động lực cắt phần đấu động cơ, đóng tiếp
điểm STS(25-27) chuẩn bị cho hành trình tiếp theo kết thúc quá trình nhắp vào số động
cơ trục chính.
• Điều khiển động cơ trục chính làm việc
- Muốn cho động cơ quay theo chiều trái ta đưa tay gạt LS xuống dưới, tiếp
điểm LS(5-15) mở, tiếp điểm LS(15-17) đóng. Cuộn SRS có điện theo đường (1-3-5-7-
15-17-19-21-SRS-4-6 về nguồn. SRS làm việc đóng tiếp điểm SRS mạch động lực
cung cấp điện cho động cơ trục chính 1M. Đóng tiếp điểm SRS(5-23) cung cấp điện
cho cuộn STS và rơle thời gian TR làm việc, Mở tiếp điểm SRS(11-13) khoá gài không
cho cuộn SFS đồng thời làm việc. Cuộn STS có điện theo đường (1-3-5-23-29-31-
STS-4-6- về nguồn).STS làm việc, đóng tiếp điểm STS mạch động lực đấu động cơ
ở chế độ hình sao. Động cơ tiến hành khởi động động cơ ở chế độ hình sao quay

4
theo chiều trái. Mở tiếp điểm STS( 25-27) để khoá gài không cho cuộn DES đồng thời
làm việc. Rơle thời gian TR cũng có điện theo đường (1-3-5-23-TR-4-6- về nguồn)
rơle thời gian làm việc, sau một thời gian chỉnh định chính bằng thời gian khởi động
của động cơ tiếp điểm TR(23-25) đóng, TR(23-29) mở, cuộn STS bị mất điện mở tiếp
điểm STS ở mạch động lực cắt phần đấu động cơ đóng tiếp điểm STS (25-27) để cung
cấp điện cho cuộn DES theo đường (1-3-5-23-25-27- DES-4-6 về nguồn) DES làm
việc đóng tiếp điểm DES mạch động lực đấu động cơ ở chế độ tam giác. Động cơ
làm việc định mức ở chế độ tam giác quay theo chiều trái, mở tiếp điểm DES (29-31)
khoá gài không cho cuộn DES làm việc
- Muốn động cơ quay theo chiều phải ta đưa tay gạt LS lên trên tiếp điểm LS (7-
15) mở LS(7-9) đóng quá trình hoạt động làm hoàn toàn tương tự.

• Hãm động cơ trục chính


- Giả sử động cơ đang hoạt động quay theo chiều trái muốn đừng ta đạp chân
vào phanh tiếp điểm LS-1(3-5) mở ra cuộn SPR,SRS,DES,TR mất điện.
- Cuộn SPR mất điện mở tiếp điểm SPR(5-7) cắt điện đường duy trì và cắt mạch
điện phía sau đó, mở tiếp điểm SPR(9-11) và SPR (17-19) cắt đường vào cuộn SFS và
SRS.
- Cuộn SRS mất điện mở tiếp điểm SRS mạch động lực cắt điện vào động cơ
Mở tiếp điểm SRS(5-23) cắt điện vào cuộn DES và rơ le thời gian TR. Đóng tiếp điểm
SRS(11-13) để chuẩn bị cho động cơ quay phải
- Cuộn DES mất điện mở tiếp điểm DES mạch động lực cắt phần đấu động cơ,
đóng tiếp điểm DES(29-31) chuẩn bị cho cuộn STS làm việc
- Cuộn TR mất điện mở tiếp điểm TR(23-25) và đóng tiếp điểm TR(23-29) chuẩn bị
cho quá trình khởi động động cơ. Khi động cơ dừng hẳn ta buông chân ra khỏi phanh
tiếp điểm LS-1(3-5) đóng lại. Muốn cho mạch ở trang thái sẵn sàng hoạt động ta phải
đưa tay gạt LS về vị trí giữa. Cuộn SPR có điện làm việc, khi đó mạch sẵn sàng
chuẩn bị cho quá trình hoạt động tiếp theo.
4.3. Điều khiển động cơ bơm nước
- Muốn cho động cơ bơm nước làm việc ta tác động vào công tắc SS2 để cung cấp
điện cho công tắc tơ CPS
5. Tính liên động bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch thông qua áptômát NEB-32.
- Bảo vệ quá tải cho động cơ trục chính 1M thông qua rơ le nhiệt CPOL
- Bảo vệ quá tải cho động cơ bơm nước 2M thông qua rơ le nhiệt CPLO

5
- Bảo vệ điện áp báo không thông qua rơ le trung gian SPR
- Khống chế không cho SFS và SRS đồng thời cùng làm việc thông qua hai tiếp
điểm thường đóng SFS(19-21) và SRS(11-13)
- Khống chế không cho STS và DES đồng thời cùng làm việc thông qua hai tiếp
điểm thường đóng STS(25-27) và DES(29-31)

You might also like