You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG


---------------
BÀI TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: VAI TRÒ, HẠN CHẾ, XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Thiên


Lớp: DS18DH-DS5 Nhóm: 21 – Chiều thứ 2 (tiết 7-9)

Danh sách sinh viên:


Họ và tên: Phạm Lê Ngọc Anh Thư MSSV: 181303206
Họ và tên: Võ Hồng Đức MSSV: 181303207
Họ và tên: Trần Ngọc Phương Linh MSSV: 181303213
Họ và tên: Nguyễn Lê Trúc My MSSV: 181303246
Họ và tên: Nguyễn Vũ Thụy Trúc MSSV: 181303197
Họ và tên: Phạm Việt Nam MSSV: 181303237

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................1
Chương I: Vai trò của chủ nghĩa tư bản......................................................2

1.1. Chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng
của cải vật chất khổng lồ...................................................................................2
1.2. Sự phát triển lực lượng sản xuất......................................................2
1.3. Thực hiện xã hội hóa sản xuất..........................................................2
1.4. Xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động...........3
1.5. Lần đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ được thiết lập.....................3

Chương II: Hạn chế của chủ nghĩa tư bản..................................................3

2.1. Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy.
...........................................................................................................................3
2.2. Cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột
của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê................................................4
2.3. Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường,
thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng
nề.......................................................................................................................4
2.4. Tạo hố sâu giàu_ nghèo...................................................................4

chương III: Phân tích xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản................4
Chương IV: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...............7
Kết luận.......................................................................................................9
Tài liệu tham khảo.....................................................................................10

1.1.
LỜI MỞ ĐẦU
Dưới sự phát triển mạnh mẽ về nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã và
đang mang lại nhiều lợi ích chung cho lực lưởng sản xuất ở nước ta hiện nay.
Được biết chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư
nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận, đã được mở
rộng ra thế giới bởi các quá trình toàn cầu hóa. Và đến cuối thế kỷ 18 đã trở
thành hệ thống kinh tế chiếm ưu thế.
Nếu cách mạng vô sản thành công ở những nước TBCN đã có nền kinh tế
thị trường phát triển cao thì nhà nước cách mạng chỉ cần kế thừa thành tựu của
xã hội cũ và chuyển sang nền kinh tế thị trường Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng do
hoàn cảnh lịch sử đặc thù, cách mạng lại thành công ở một nước mà tiểu nông
chiếm ưu thế thì nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần học
tập chủ nghĩa tư bản để thúc đẩy quá trình lịch sử tự nhiên ấy. Do quá trình này
không diễn ra dưới chế độ TBCN nên được coi là quá độ lên chủ nghĩa xã hội
thông qua chế độ TBCN.
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta thực thi chính sách kinh tế nhiều thành
phần đặc biệt là hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường
CNTBNN cùng với chính sách đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Song
việc vận dụng CNTB để xây dựng XHCN ở một nước tiểu nông như chúng ta là
một vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp. Trong bài luân này, chúng ta cùng phân
tích những định hướng cơ bản về vai trò, mặt hạn chế, xu hướng cũng như ảnh
hưởng của CNTB đối với nước ta.
Vì vậy chúng em chọn đề tài: "Vai trò, hạn chế, xu hướng phát triển của
chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển lực
lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.”
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản cạnh tranh
tự do và chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước.
Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản có những đóng góp tích
cực đối với phát triển sản xuất.

1.1. Chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của

cải vật chất khổng lồ.


Giải phóng loài người khỏi đêm trường trung cổ của xã hội phong kiến;
đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế
hàng hóa TBCN; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất hiện đại. Dưới tác động
của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa,
CNTB đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng
lồ.

1.2.Sự phát triển lực lượng sản xuất


Quá trình phát triển của CNTB đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công
lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước TBCN cũng đang là những quốc gia đi
đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang
giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. 
Trình độ kĩ thuật ngày càng cao dẫn đến quá trình giải phóng sức lao động
, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền
kinh tế nhân loại là nền kinh tế tri thức

1.3.Thực hiện xã hội hóa sản xuất


CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức
điển hình nhất trong lịch sử. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội,
sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao
động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày
càng chặt chẽ… làm cho quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và
phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, một quá trình sản xuất xã hội

1.4.Xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động
CNTB thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ
chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công
nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động
sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

1.5. Lần đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ được thiết lập
CNTB lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nền dân chủ tư sản, tuy chưa
phải hoàn hảo, nhưng so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ
vẫn tiến bộ hơn rất nhiều, bởi nó được xây trên cơ sở thừa nhận quyền tự do
thân thể của cá nhân.
Tóm lại:
CNTB đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ”, phát triển
nền sản xuất , tuy nhiên con người chưa dược giải phóng hoàn toàn
CNTB là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện , tiền đề cho sự ra đời của
CNXH trên phạm vi toàn thế giới

CHƯƠNG II: HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN


Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn
chế. Những hạn chế này được C.Mác và V.I.Leenin đề cập từ ngay từ trong lịch
sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

1.6. 2.1. Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy
nguyên thủy.
Thực chất đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn
cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do;
nhờ vào những hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá, qua đó mà thực
hiện sự bóc lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu.

1.7. 2.2. Cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan
hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê
Mặc dù so với các hình thức bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử bóc lột
TBCN cũng đã là một tiến bộ
Theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn
tồn tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã
hội vẫn là điều không tránh khỏi

1.8. 2.3. Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành
thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những
hậu quả nặng nề
Hàng triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy,
tốc độ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi hàng chục năm
Sức sản xuất bị phá hủy , tốc đọ phát triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi
hàng chục năm

1.9. 2.4. Tạo hố sâu giàu_ nghèo


Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn
cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới (thế kỷ XVIII, chênh
lệch về mức sống giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất chỉ là 2,5 lần, hiện
nay số chênh lệch là 250 lần).
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thoái.
Điều này cũng đã được Ngân Hàng Thế Giới khẳng định: ở Châu Phi, Mỹ Latin,
… hàng trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng hưởng là sự suy tàn về
kinh tế, phát triển nhường chỗ cho suy thoái.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN
Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao
của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản
xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của
nó.
Theo sự phân tích của C. Mác và V.I. Lênin, đến một chừng mực nhất
định, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là
một quan hệ sở hữu mới – sở hữu xã hội (sở hữu công cộng) về tư liệu sản xuất
được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng
có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương
thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ
định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản trong quá trình
phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển rất mạnh
mẽ, tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại; mặt
khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa
ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thêm gay gắt.
Tuy nhiên, những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay nói lên rằng,
chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến
động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước. Những điều chỉnh mới của chủ nghĩa
tư bản ở trên đã cho chúng ta thấy, chủ nghĩa tư bản trước mắt vẫn tiếp tục tồn
tại và phát triển, mặc dù sự phát triển này không phải là vĩnh hằng và không
phải là vô hạn. Do vậy, đồng thời với việc vững tin rằng chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng cần phải nhận thức
đầy đủ về tính lâu dài của quá trình này, cần chuẩn bị kỹ càng cho khả năng
cùng chung sống, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản, đồng
thời tham khảo kinh nghiệm của chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành công nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Mặt khác cũng phải nhận thức rằng, chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát
triển của nó vẫn luôn luôn hàm chứa một nhân tố: tự hạn chế và tự phủ định do
chính máu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra. Mặc
dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu,
quản lý và phân phối và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó cũng đã
phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những điều
chỉnh ấy vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu, đối kháng về lợi ích trong quá
trình sản xuất vẫn còn đó, mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại… Bên cạnh mâu thuẫn
cơ bản vốn chưa giải quyết được lại xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới phát
sinh, đẩy chủ nghĩa tư bản vào những khó khăn mới về kinh tế, chính trị, xã hội
dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là trong những năm cuối thế kỷ XX và
đầu thế kỷ XXI. Đó là mâu thuẫn giữa năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và
khả năng thanh toán hạn chế: mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn với
nguồn tài nguyên hạn chế; mâu thuẫn giữa nhu cầu nhất thể hoá kinh tế quốc tế
và lợi ích quốc gia; mâu thuẫn giữa các nước chủ nghĩa tư bản trung tâm với các
nước ngoại vi. Những mâu thuẫn này diễn ra đồng thời, vẫn là những thách thức
và đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, như C. Mác và V.I.
Lênin đã nhận định: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không tự tiêu vong
và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà
phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó giai cấp có sứ
mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân.
Ngày  nay,  chủ  nghĩa  tư  bản  hiện  đại  đang  nắm  ưu  thế  về  vốn,  khoa
học,công  nghệ,  thị  trường,  đang  có  khả  năng  thích  nghi  và  phát  triển
trong  chừng mực nhất định. Chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một
số điều chỉnh giới hạn về quan hệ sản xuất, trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư
bản, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể
vượt quá giới hạn lịch sử của nó. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường
cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển tiến bộ của
mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại
cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng
tạo ra bước phát triển mới.

CHƯƠNG IV: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh, thích nghi, tiếp tục phát triển, có
những yếu tố mới, đặc điểm mới như nêu ở trên, nên đã có một số quan điểm
cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn
là chủ nghĩa tư bản như trước đây, không còn là chế độ bóc lột. Ngày nay, máy
móc đã thay thế rất nhiều, và trong tương lai, máy móc tự động hóa có thể thay
thế hoàn toàn lao động của công nhân ở nhiều công đoạn của quá trình sản xuất;
sự giàu có của các nhà tư bản không phải do bóc lột sức lao động của công nhân
mà do máy móc đem lại. Hơn nữa, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, hầu hết các
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đều là công ty cổ phần, trong đó không ít
công nhân, người lao động cũng có cổ phần, trong thu nhập, ngoài tiền công lao
động còn có cổ tức do cổ phần đem lại. Giai cấp công nhân được hữu sản hóa,
không còn là giai cấp vô sản; nhiều người lao động làm thuê, nhất là ở các lĩnh
vực quản lý, lĩnh vực có trình độ công nghệ cao không những không còn bị bần
cùng hóa mà đã trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội. Công ty cổ phần đã làm
cho sở hữu tư nhân được xã hội hóa, chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa tư bản
xã hội, chủ nghĩa tư bản dân chủ, hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản tư nhân,
bóc lột tàn bạo trước đây.
Liên doanh, liên kết giữa nhà nước chủ nghĩa xã hội với các chủ sở hữu tư
nhân ở trong nước hoặc ngoài nước. Thành lập công ty cổ phần, cổ phần hóa xí
nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước. Công ty cổ phần trở thành hình
thức phổ biến của các công ty, tập đoàn kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
Đặc khu kinh tế.
Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu (Khu chế xuất).
Các tổ chức liên doanh với tư cách là các hình thức kinh tế tư bản nhà
nước.
KẾT LUẬN
Trong lịch sử hơn 400 năm từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa tư bản đã trải
qua nhiều giai đoạn phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đến chủ
nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và ngày nay là
chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa. Trong mọi giai đoạn phát
triển, chủ nghĩa tư bản đều mang trong mình những thuộc tính chung, cơ bản,
tạo nên bản chất của chủ nghĩa tư bản, phân biệt chủ nghĩa tư bản với các chế độ
xã hội khác (hay các hình thái kinh tế - xã hội khác). Đồng thời, trong mỗi giai
đoạn phát triển, chủ nghĩa tư bản lại có những đặc điểm riêng, những biểu hiện
mới cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả trong cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng của xã hội.
 Không thể phủ nhận trong những năm qua, chủ nghĩa tư bản đã điều
chỉnh, thích ứng, tận dụng được các thành tựu khoa học công nghệ để tồn tại,
tiếp tục phát triển, có những yếu tố mới, đặc điểm mới; trong đó, có những yếu
tố có thể xem là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội hình thành trong lòng
xã hội tư bản. Nhưng có thể khẳng định rằng những điều chỉnh, những đặc điểm
mới, yếu tố mới đó vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư
bản chủ nghĩa, vẫn chỉ là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn
khổ của chế độ tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là giai đoạn phát triển cao
của chủ nghĩa tư bản độc quyền trong thời đại toàn cầu hóa, độc quyền không
chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà trên quy mô toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2. Các trang Website: tailieu.vn, hỏi đáp,…

You might also like