You are on page 1of 78

HORMON VÀ THUỐC KHÁNG HORMON

(Tuyến Giáp- Vỏ Thượng Thận- Sinh dục)

ThS.Ds Trần Thị Thu Hồng


Bộ môn Dược Lý- Khoa Dược- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
ĐẠI CƯƠNG

◼ Cơ thể sinh vật điều hòa và phối hợp các hoạt động sinh học hữu hiệu
nhờ 2 hệ thống:
+ Hệ thần kinh
+ Hệ thể dịch
◼ Hệ TK điều hòa hoạt động bằng các xung động TK dẫn truyền theo
các sợi TK và bằng các phương thức phản xạ.
◼ Hệ thể dịch gồm máu và các dịch nội môi, điều hòa hoạt động qua
nồng độ các chất mà chủ yếu là các hormon của các tuyến nội tiết.
◼ Hệ thống nội tiết kiểm soát các hoạt động chuyển hóa, tăng trưởng và
bài tiết của cơ thể.
◼ Hệ TK và hệ nội tiết có sự liên hệ mật thiết với nhau thông qua vùng
hạ đồi và tuyến yên.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
MỐI LIÊN HỆ GIỮA VÙNG DƯỚI ĐỒI
VÀ TUYẾN YÊN

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
ĐẠI CƯƠNG (2)

◼ Vùng dưới đồi là cầu nối của hệ TK và hệ nội tiết. Đây là nơi sản xuất
hormon và nhiều chất khác gọi là yếu tố giải phóng (= RF-releasing factor, RH-
releasing hormon).
◼ Các yếu tố giải phóng tác động lên tuyến yên kích thích tuyến yên tiết
những hormon kích thích (SH-stimulating hormon).
◼ Vùng dưới đồi là trung khu điều hòa chính của nội môi.
◼ Tuyến yên nằm phía trước hành tủy và phía dưới đại não, nặng trung
bình 0,5 g, chia làm 2 thùy: thùy trước (bao gồm cả thùy giữa của tuyến yên) và
thùy sau
* Thùy trước tiết ra:
- Somatotropin (GH)
- Thyroid- Stimulating Hormon (TSH)
- AdrenoCorticoTropic Hormon (ACTH)
- Gonadotropin (LH, FSH, HCG: Human Chorionic Gonadotropin)
* Thùy sau tiết ra: Oxytocin và Vasopressin (=ADH: antidiuretic hormon).
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HỆ TRỤC DƯỚI ĐỒI-TUYẾN YÊN-TUYẾN NỘI TIẾT

IGF-1: Insulin like Growth Factor-1; Dopamin hay PIH (Prolactin-Inhibiting hormon) ức chế tiết Prolactin

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA NGƯỢC
(CƠ CHẾ FEED-BACK)

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
ĐỊNH NGHĨA

◼ Hormon là các chất truyền tin hóa học được bài tiết bởi các tế bào chuyên
biệt của tuyến nội tiết, rồi được máu chuyên chở đến các tế bào đáp ứng,
để điều hòa quá trình chuyển hóa của các tế bào này
◼ Đặc điểm tác dụng của Hormon:
- Hormon tác dụng với liều lượng rất thấp, có thể tính bằng gamma (hoặc bằng
đơn vị sinh học)
- Hormon có tác dụng đặc hiệu, mỗi hormon tác dụng trên tế bào đích của 1
cơ quan hay một chức phận nhất định
- Các tuyến nội tiết liên hệ với nhau thành hệ thống nội tiết. Một tuyến bị
bệnh gây rối loạn chức năng tuyến khác. Hệ thống nội tiết liên hệ chặt chẽ
với hệ thống thần kinh (trục dưới đồi-tuyến yên)
◼ Bản chất HH của hormon:
- Hormon có cấu trúc steroid: các hormon nhóm này đều có nhân
cyclopentano-perhydrophenanthren.
- Hormon có cấu trúc là acid amin (hormon tuyến giáp, hormon tủy thượng thận)
hoặc có cấu trúc peptid hoặc polypeptid như hormon tuyến yên.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
VAI TRÒ

◼ Hormon có vai trò, chức phận sinh lý rất quan trọng, nếu lượng hormon tiết ra
đều đặn: điều hòa các cơ quan hoạt động bình thường, nếu lượng hormon
tăng lên (ưu năng tuyến) hay giảm đi (thiểu năng tuyến) đều đưa đến bệnh lý.
* Ví dụ khi suy tuyến tụy, lượng insulin thiếu sẽ gây bệnh tiểu đường. Khi
thiểu năng tuyến vỏ thượng thận gây bệnh Addison. Khi thừa hormon tuyến
giáp gây bệnh Basedow. Khi thừa hormon tăng trưởng của tuyến yên sẽ gây
bệnh khổng lồ.
◼ Duy trì hằng định nội môi, bảo đảm môi trường cho hoạt động chuyển hóa tại
tế bào.
◼ Giúp cơ thể đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp như đói, nhiễm trùng, chấn
thương, stress tâm lý.
◼ Tác động trên sự tăng trưởng.
◼ Đảm bảo hoạt động sinh sản.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA HORMON

◼ Hormon steroid a ̉ nh hưởng đến hoạt động của gen và sự tổng hợp
protein:
- Các hormon tan trong lipid như corticosteroid, mineralocorticoid có thể xuyên
màng để gắn vào receptor của chúng trong bào tương, sau đó phức hợp
hormon-receptor gắn vào ADN => các gen chuyên biệt được hoạt hóa =>
ARNm được hình thành => sản xuất ra nhiều loại enzym.
◼ Hormon peptid tác dụng thông qua receptor phụ thuộc G protein:
- qua đó làm thay đổi lượng AMP vòng (AMPv; cAMP).
- Trường hợp này xảy ra với các hormon có cấu trúc peptid.
◼ Hormon polypeptid hoạt động thông qua protein kinase:
- Hormon loại polypeptid điều hòa sự tăng trưởng, sự biệt hóa.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
CÁC HORMON CHÍNH YẾU

Các hormon chính yếu:


◼ Vùng dưới đồi: tiết các hormon giải phóng và ức chế, hai hormon được tiết bởi
nhân trên thị và nhân cạnh não thất là ADH (vasopressin) và oxytocin được chứa
ở thuỳ sau tuyến yên.
◼ Tuyến yên : thuỳ trước tiết GH, ACTH, TSH, FSH, LH, Prolactin.
◼ Tuyến giáp : tiết T3, T4 và Calcitonin.
◼ Tuyến cận giáp : tiết parathyroid hormon (PTH).
◼ Tuyến tuỵ nội tiết : tiết insulin, glucagon.
◼ Tuyến thượng thận: * Vỏ TT tiết cortisol, aldosteron và androgen.
* Tuỷ TT tiết adrenalin và noradrenalin.
◼ Buồng trứng : tiết estrogen và progesteron
◼ Tinh hoàn : tiết testosteron.
◼ Nhau thai : tiết HCG, estrogen, progesteron, relaxin.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP
MỤC TIÊU
1. Trình bày tác dụng, chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ định và các
dạng thuốc thường dùng của T3, T4.
2. Kể tên hai nhóm thuốc kháng giáp tổng hợp
3. Nêu tác dụng, chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ định và các dạng
thuốc thường dùng của mỗi nhóm.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

◼ Hình thể tuyến gíáp:


Tuyến giáp nằm trước khí quản
Có hình thể giống như cái giáp
◼ Có nhiều chức năng quan trọng như:
- chuyển hóa: tăng chuyển hóa cơ sở, tăng thân nhiệt
- phát triển hình thể, thần kinh, v.v...
◼ Tuyến giáp bài tiết ra 2 loại hormon chính là:
Thyroxin (T4) và Tri-iodothyronin (T3).
◼ T3 và T4 được tổng hợp từ Tyrosin và Iod nhờ men peroxydase dưới
sự điều hòa bài tiết của TRH (Thyroxin releasing hormon) của vùng dưới
đồi và TSH (Thyroid stimulating hormon) của tuyến yên.
◼ Iodur liều thấp kích thích tổng hợp và bài tiết T3 và T4, liều cao ức
chế. Nhu cầu iod khoảng 150 µg/ngày.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

1.1/ Tác dụng dược lực:


* Tác dụng trên chuyển hóa:
- Tăng chuyển hóa cơ sở, tăng thân nhiệt.
- Tăng hấp thu glucose, tăng đường huyết
- Kích thích tổng hợp protein.
- Liều cao gây thoái hóa protein → yếu cơ
- Làm giảm cholesterol huyết.

* Tác dụng trên sự tăng trưởng:


- Cần cho sự tăng trưởng xương, dinh dưỡng da, lông, tóc, móng.
- Cùng với GH (Growth hormon) kích thích phát triển cơ thể.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

1.1/ Tác dụng dược lực:


* Tác dụng trên tim:
+ tăng nhịp tim
+ tăng co bóp cơ tim
+ tăng lưu lượng tim

* Tác dụng trên TKNTTW:


- Kích thích TKTW gây nóng nảy, bồn chồn, khó ngủ, run tay,…
- Cần cho sự phát triển trí não, TKTW.

* Tác dụng trên cơ vân: gây yếu cơ do tăng thoái hóa protein.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

1.2 . Chỉ định:


+ Các trường hợp suy giáp như phù niêm dịch
+ Bướu giáp đơn thuần.
1.3. Tác dụng phụ:
+ Liều cao gây hội chứng cường giáp:
- nóng nảy, dễ xúc động, mất ngủ, nhức đầu,…
- nhịp tim nhanh, hồi hộp, đổ mồ hôi.
1.4 . Chống chỉ định:
+ Nhiễm độc tuyến giáp (Thyrotoxicosis: mô tiếp xúc với hormon tuyến giáp với nồng độ
trên mức sinh lý, do đưa vào cơ thể 1 lượng lớn hormon tuyến giáp).

+ Thận trọng với người bệnh tim mạch.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

1.5. Dạng thuốc và liều dùng:


* Levothyroxin (Levothyrox, T4): Thuốc lựa chọn điều trị thay thế.
+ Viên nén 25-300 µg, dạng tiêm IV 100 µg/ml.
+ Liều khởi đầu người lớn: 1,7 µg/kg/ngày, không vượt quá 100 µg/ngày.
+ Cần giảm liều ở người cao tuổi.

* Liothyronin (Cytomel, T3):


+ Cấp cứu suy giáp nặng như phù niêm dịch.
+ Tác dụng của T3 mạnh và nhanh hơn nhưng độc tính cao hơn T4.
+ Dạng tiêm IV: 10 µg/ml
+ Viên nén 5; 25; 50 µg.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

2. THUỐC KHÁNG GIÁP TỔNG HỢP:

Có 2 nhóm chính:

+ Nhóm Thionamid

+ Nhóm dẫn xuất từ iod.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

2.1. Các thuốc nhóm Thionamid:


+ Propylthiouracil (PTU)
+ Carbimazol → dẫn chất như Methimazol,Thiamazol
* Tác dụng và cơ chế tác dụng:
+ Ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp
+ PTU ngăn sự chuyển hóa T4 thành T3 → làm giảm hoạt tính của
hormon tuyến giáp.
* Chỉ định: trị chứng cường giáp như bệnh Grave (Basedow).
* Tác dụng phụ:
+ Ngứa, mề đay
+ Mất bạch cầu hạt (ban đỏ, sốt,…).
* Chống chỉ định: các bệnh về máu, viêm gan.
* Thận trọng : phụ nữ mang thai, cho con bú.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

2.2.Nhóm thuốc dẫn xuất từ iod: Muối Iodur và Iod

+ Tác dụng và cơ chế tác dụng:


- Liều cao (> 6 mg/ngày) ức chế sự bài tiết hormon tuyến giáp.
- Giảm kích thước tuyến giáp
- Giảm sự phân bố mạch máu trong tuyến giáp.
- Giảm các triệu chứng cường giáp.

+ Chỉ định:
- Điều trị cơn bão giáp (cơn bão giáp là tình trạng nhiễm độc tuyến giáp rất nặng)
- Chuẩn bị trước khi phẫu thuật tuyến giáp.

+ Tác dụng phụ:


- Phản ứng quá mẫn: nổi mẩn, ban đỏ, sốc phản vệ.
- Vị kim loại, sưng tuyến nước bọt, loét niêm mạc miệng.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON TUYẾN GIÁP
VÀ CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

Iod phóng xạ:


+ Làm tiêu hủy các mô tuyến giáp đang tăng sản quá mức
=> giảm sản xuất hormon tuyến giáp
+ Điều trị bệnh Basedow cho kết quả gần 100%
+ Thường dùng cho người > 25 tuổi
+ Không dùng cho phụ nữ có thai
+ thường gây suy giáp.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
BẢNG TÓM TẮT CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

Thuốc Dạng bào chế Liều dùng


Propylthiouracil Viên nén 50mg PO: 100-200mg/6-8 giờ.
(PTU, Procacil) Tối đa: 1.200mg/ngày, trong 6-8 tuần hoặc
uống cho đến khi bình giáp.
Liều duy trì 100-150 mg/ngày

Carbimazol Viên nén 5mg PO: 20-40 mg/ngày chia 3-4 lần,
(Neomercazol) trong 6-8 tuần hoặc uống cho đến khi bình
giáp.
Liều duy trì 5- 25 mg/ngày
Methimazol Viên nén PO: 30-40 mg/ngày.
(Tapazol) 5mg,10mg Tối đa 60 mg/ngày trong 6-8 tuần hoặc uống
cho đến khi bình giáp.
Liều duy trì 5-30 mg/ngày

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
BẢNG TÓM TẮT CÁC THUỐC KHÁNG GIÁP

Thuoác Daïng baøo cheá Lieàu duøng


Thiamazol Viên nén 5mg PO: 40-60mg/ngày chia 3-4 lần, trong 6-8
(Methizol, Thyrozol) tuần hoặc uống cho đến khi bình giáp.
Liều duy trì 5-20 mg/ngày

Iod phóng xạ 80-100 Ci/g tuyến giáp


(Đồng vị phóng xạ
I131)
Iodur DD Lugol PO: 5-10 giọt x 3 lần/ngày trong 10-14
8mg/giọt (Iod ngày trước khi phẫu thuật.
5%+ Kl 10% )

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
HORMON VOÛ THÖÔÏNG THAÄN VAØ
CAÙC DAÃN XUAÁT TOÅNG HÔÏP

MUÏC TIEÂU
1. Trình baøy ñöôïc taùc duïng, chæ ñònh vaø teân thuoác thöôøng duøng cuûa
nhoùm Mineralocorticoid (MC).
2. Trình baøy cô cheá ñieàu hoøa baøi tieát cuûa nhoùm Glucocorticoid (GC)

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
SƠ ĐỒ CẮT NGANG
CỦA VỎ & TỦY TUYẾN THƯỢNG THẬN

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
NHỊP SINH LÝ CỦA SỰ TIẾT CORTISOL
Trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA)
Yếu tố ảnh hưởng
1. Nhịp ngày đêm
2. Điều hòa ngược bởi GCS
(Cơ chế Feed-back)
3. Stress

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon vỏ thượng thận
và các dẫn xuất tổng hợp

1. NHOÙM MINERALOCORTICOID (MC):


- Goàm 2 chaát chính laø Aldosteron vaø Desoxycorticosteron (DOC).
- Moãi ngaøy cô theå tieát khoảng 100-200g Aldosteron.
- Söï baøi tieát Aldosteron phuï thuoäc vaøo theå tích maùu, taêng tieát khi
theå tích maùu giaûm.
* Huyeát aùp haï thoâng qua heä RAA (Renin-Angiotensin-Aldosteron).

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon vỏ thượng thận
và các dẫn xuất tổng hợp

1. NHOÙM MINERALOCORTICOID (MC):


1.1. Taùc duïng :
+ Ñieàu hoaø nöôùc vaø chaát ñieän giaûi
+ Kieåm soaùt aùp suaát ngoaïi baøo, theå tích maùu do:
- Laøm taêng taùi haáp thu Na+ , nöôùc ôû oáng thaän.
- Taêng baøi tieát K+ vaø H+.
=> khi ôû noàng ñoä cao, MC gaây phuø, giaûm K+ maùu vaø nhieãm kieàm.

1.2. Chæ ñònh:


+ Beänh Addison (suy voû thöôïng thaän)
+ Caùc chöùng ngoä ñoäc caáp tính.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA NGƯỢC DƯƠNG TÍNH
(CƠ CHẾ FEED-BACK)

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA
GLUCOCORTICOID

Đồng hóa: gan. Dị hóa: Cơ, Da, Mô lympho, Mô liên kết.


Chuyển hóa Protein: Chuyển hóa carbohydrat: Phân bố mỡ:
↑ Dị hóa ↑ tân tạo glucose Tái phân bố mỡ
 Đồng hóa  Insulin gắn vào receptor
Chất điện giải: Hệ miễn dịch: Hệ máu:
↑ giữ Na+, đào thải K+  Tạo kháng thể. ↑Tạo hồng cầu.
 Hấp thu Ca++/ ruột.  Phản ứng sưng viêm. ↑ Neutrophil
 lympho bào có thẩm quyền miễn dịch. Lymphocyt
 Xử lý kháng nguyên.
Nước: Thần kinh trung ương: Dạ dày- ruột:
↑ giữ nước ↑ Hoạt động. ↑ bài tiết dịch vị.
 Dịch nhày bảo vệ

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA
GLUCOCORTICOID

Tác dụng Tích cực Tiêu cực

 tổng hợp các chất Kháng viêm Che đậy dấu hiệu nhiễm khuẩn.
trung gian gây viêm.
 tập trung bạch cầu ở (-) viêm mạn.
ổ viêm.
 sản xuất collagen Trị sẹo lồi. Chậm lành vết thương.
(mô liên kết)
Tiêu sừng/ bệnh da.

 sản sinh kháng thể. Trị các bệnh thuộc phản  đề kháng của cơ thể.
 thành phần bổ thể. ứng MD.
 lympho bào Trị cancer bạch cầu
lympho.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon vỏ thượng thận
và các dẫn xuất tổng hợp

2. NHOÙM GLUCOCORTICOID (GC):


- 2 chaát: Hydrocortison (Cortisol) vaø Cortison.
* Moãi ngaøy cô theå tieát khoảng 15-25mg Cortisol, khi stress taêng
tiết gaáp 2-10 laàn.
* (GC) ñöôïc baøi tieát döôùi söï ñieàu hoøa cuûa CRH (cuûa vuøng döôùi
ñoài) vaø ACTH (cuûa tuyeán yeân):
- khi GC huyeát giaûm→ taêng tieát CRH
- CRH → tuyeán yeân tieát ACTH,
- ACTH → voû thöôïng thaän taêng baøi tieát GC
- Khi GC huyeát cao → öùc cheá tieát CRH vaø ACTH
2.1 Taùc duïng sinh lyù:
* Khaùng vieâm vaø öùc cheá mieãn dòch: GC laøm giaûm caùc trieäu chöùng
vieâm do baát kyø nguyeân nhaân naøo.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
LIÊN QUAN GIỮA CTHH & TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tăng hoạt tính GC Tăng hoạt tính KV & giảm hoạt tính MC
Tăng hoạt tính kháng viêm và MC Bất hoạt
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Đặc điểm của một số Glucocorticoid
thông dụng:

Liều Hiệu lực Hiệu Hiệu lực


Thuốc tương kháng lực giữ tác động
Chú thích
đương viêm Na+ tại chỗ

• Loại tác dụng ngắn (8-12 giờ)


Hydrocortison 20 1 1 1 Thuốc lựa chọn điều trị
(Cortef) thay thế và cấp cứu

Cortison (Corten) 25 0,8 0,8 0 Rẻ tiền, chỉ có hoạt tính


khi chuyển hóa thành
hydrocortison

Fludrocortison 10 125 10 Không dùng kháng viêm


(Flurinef) vì hoạt tính
mineralocorticoid (MC)
cao

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Đặc điểm của một số Glucocorticoid
thông dụng:

• Loại có tác dụng trung bình (12-36 giờ)


Prednison 5 4 0,8 0 • Chỉ có hoạt tính khi chuyển thành
(Cortancyl) Prednisolon.
. Được dùng để kháng viêm và ức
chế miễn dịch

Prednisolon 5 4 0,8 4 Thuốc lựa chọn để kháng viêm và


(Hydrocortancyl) ức chế miễn dịch

Methyl Prednisolon 4 5 0,5 5 Được dùng để kháng viêm và ức


(Medrol) chế miễn dịch

Triamcinolon 4 5 0 52 • Tương đối độc hơn các chất khác.


(Kenacort) . Được dùng để kháng viêm và ức
chế miễn dịch.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Đặc điểm của một số Glucocorticoid
thông dụng:

• Loại có tác dụng kéo dài (36-54 giờ)


Betamethason 0,6 25 0 10 • Được dùng để kháng viêm và ức chế
(Celeston) miễn dịch, đặc biệt khi có ứ nước.
. Là thuốc lựa chọn để ức chế tiết
ACTH.

Dexamethason 0,75 25 0 10 • Được dùng để kháng viêm và ức chế


(Decadron) miễn dịch, đặc biệt khi có ứ nước.
. Được dùng ức chế tiết ACTH

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Chỉ định của Glucocorticoid:

- Trị suy vỏ thượng thận:


Trị suy vỏ thượng thận mạn tính, nguyên phát:
– Hydrocortisone: 20- 30mg/ngày (sáng 20mg, chiều 10mg).
– Fludrocortisone: 0,05- 0,2 mg/ ngày.
Trị suy vỏ thượng thận mạn tính, thứ phát:
Hydrocortisone: liều uống 20- 30 mg/ngày (sáng 20mg, chiều 10mg).
Trị suy vỏ thượng thận cấp tính:
- Hydrocortison hemisuccinat IV 100mg trong mỗi 1 giờ.
Tiêm truyền: pha trong nước muối sinh lý hoặc glucose.
- Giảm liều, chuyển sang IM hoặc PO.
- Kháng viêm.
- GC là thuốc kháng dị ứng mạnh (Ức chế PL-C → ngăn phóng thích chất trung gian
gây dị ứng, Liều kháng dị ứng > liều sinh lý)
- Bệnh liên quan đến miễn dịch: (Hen suyễn, Dị ứng thuốc. Viêm khớp dạng thấp. Bệnh liên
quan đến mô liên kết. Chống thải ghép cơ quan): Tác dụng chủ yếu trên miễn dịch TB.
Cơ chế: Ức chế tăng sinh lympho T; ↓ hoạt tính độc TB của lympho T và NK; Ức chế sản xuất
TNF, INF → ↓ nhận diện KN của đại thực bào
- Ung thư: bạch cầu lympho, chống nôn do hóa trị liệu, phù não do di căn, hồi phục
lượng hồng cầu sau xạ trị hoặc hóa trị.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Nhịp ngày đêm

* Đỉnh cortisol: ~ 8g00 sáng (Cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng đạt tới
mức cao nhất lúc 8 giờ sáng). Sau đó giảm đến 12 giờ đêm là thấp nhất.
→ Tuyến thượng thận “ngủ” về đêm
→ uống thuốc vào buổi chiều tối tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày
→ sử dụng GCS dài ngày → suy teo vỏ thượng thận.
→ chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc dùng thuốc cách ngày khi phải uống dài ngày.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Cách chuyển liều và ngừng thuốc

(hàng ngày sang cách ngày)


. Xác định liều tối thiểu có hiệu lực trong ngày.
. Liều cách ngày = liều tối thiểu có hiệu lực x 2,5 (3).
Uống xen kẽ 2 liều trên.
. Giảm liều tối thiểu có hiệu lực: giảm 2,5 - 5 mg Prednisolon/ tuần cho đến khi
liều này = 0.
Bây giờ chỉ còn liều cách ngày: 1 ngày uống 1ngày nghỉ xen nhau.
. Tiếp tục giảm liều cách ngày đến liều tối thiểu có hiệu lực.

Cách ngừng thuốc:


. Giảm 2,5- 5mg prednisolon (hoặc chất tương đương)/ngày.
Nếu đang dùng liều cách ngày thì giảm 5mg/ngày trong 1-2 tuần.
. Giảm liều như trên đến liều sinh lý thì chuyển sang hydrocortison 20mg/ngày.
. Duy trì liều hydrocortison trong 2-4 tuần, sau đó giảm mỗi tuần 2,5mg
cho đến còn 10mg/ngày.
. Giữ liều 10mg/ngày trong 2- 4 tuần.
. Định lượng nồng độ cortisol huyết, nếu đạt mức bình thường (<10μg/dl) thì
ngừng hydrocortison.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Khắc phục độc tính của GC:

Loãng xương: Đặc điểm:


. Sự mất xương nhanh nhất là ở 6-12 tháng đầu sử dụng GCS và trở về mức như người không dùng
thuốc trong 1-2 năm.
. Sự mất xương thường dẫn đến gãy xương đối với bệnh nhân có tỉ trọng xương thấp vào thời điểm
khởi đầu dùng GCS.
. Người già và phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao. Tất cả xương đều bị ảnh hưởng,
đặc biệt là xương sườn và xương sống.
. Liều Prednison > 7.5mg/ngày có khả năng gây mất xương cho tất cả các bệnh nhân, nam và nữ bị
ảnh hưởng như nhau.
=> Dạng khí dung (đường xông hit) trong thời gian dài có lẽ gây mất xương tối thiểu,
trừ khi dùng liều cao.
Có sự hoại tử xương không do nhiễm khuẩn và teo cơ là tác dụng phụ nguy hiểm nhất do GCS.
(thường xảy ra ở đầu xương cánh tay hay đầu xương đùi, gây đau dữ dội và giảm cử động).
=> Để giảm thiểu tai biến gãy xương do GCS nên giảm liều đến mức thấp nhất
nếu có thể và giảm thời gian sử dụng thuốc.
. Sử dụng thuốc cách ngày dường như không làm giảm sự mất xương.
. Thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, tránh uống nhiều rượu, không khiêng vác nặng, tập thể dục đều đặn
(30-60phút /ngày).
. Bổ sung calci trong thời gian dùng thuốc 1.000 mg/ngày, vitamin D: 400 đơn vị/ngày.
. Điều trị thay thế estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh nếu không có chống chỉ định.
. Trường hợp loãng xương nặng có thể điều trị bằng Calcitonin và biphosphat.
. Nên theo dõi tỉ trọng xương cho tất cả các bệnh nhân dùng GC sau 6 tháng sử dụng GC.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Khắc phục độc tính của GC:

Suy thượng thận cấp:


Sau một đợt điều trị dài bằng GC (> 2- 3 tuần):
- Phải ngừng thuốc từ từ.
- Theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong thời gian dùng thuốc và sau khi
ngưng thuốc 1 năm.
- Dùng thuốc cách ngày trong các bệnh mạn tính, bệnh nhẹ.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc kháng hormon vỏ TT

1/ Đối kháng tại receptor của Aldosterone:


- Spironolacton (dùng làm thuốc lợi tiểu)
- Mifepriston (RU 486): đối kháng tại receptor GC và receptor Progesterone: điều trị hội
chứng Cushing

2/ Ức chế tổng hợp hormon vỏ thượng thận:


- Aminoglutetimid:
* làm giảm sản xuất tất cả hormon vỏ TT => dùng trị ung thư vú và tuyến tiền liệt di căn
nếu phẫu thuật không thành công.
* giảm tiết ACTH (phối hợp với Cortisol): trị hội chứng Cushing do ung thư vỏ TT hay điều trị
tăng sản vỏ TT bẩm sinh (có thể tái phát sau khi ngừng thuốc).
- Mitotan: điều trị hội chứng Cushing (tái phát > 50% bệnh nhân); trị ung thư vỏ TT nguyên
phát khi không thể xạ trị và phẫu trị do làm teo chọn lọc lớp cầu và lưới và tăng cường
chuyển hóa làm mất hoạt tính của Cortisol ở ngoại biên.
- Ketoconazol: ức chế CYT P450 là enzym tổng hợp hormon steroid và androgen: làm
giảm triệu chứng Cushing (khi đã qua phẫu trị hoặc xạ trị).
Liều ức chế thượng thận: 600-800 mg/ngày chia thành 2 liều.
- Triolastan: ức chế 3α- hydroxysteroid là enzym biến Predgnenolon thành Progesteron
=> gây suy TT không hồi phục => trị hội chứng Cushing khi không thể áp dụng các cách
điều trị khác.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hệ trục Hạ đồi-Tuyến Yên- Tuyến SD

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nam
(Androgen)

1. Đại cương:
- Androgen (Testosteron) được tiết bởi tế bào Leydig của tinh hoàn dưới sự điều
hòa của LH (LH: Luteinizing hormon) của tuyến yên.
- [Testosteron] huyết thanh bình thường là 300-1.200 ng/dL Nếu [Testosteron] tổng cộng
< 300 ng/dL là suy SD nam.
- Nồng độ androgen tăng cao vào 3 giai đoạn của đời sống:
. Giai đoạn phôi thai (tuần thứ 8): phát triển kiểu hình nam cho bào thai (nam hóa đường niệu-sinh
dục của bào thai)
. Giai đoạn sơ sinh: trong năm đầu của đời sống
. Giai đoạn dậy thì: bé trai -> người đàn ông trưởng thành (đạt đỉnh lúc 20 tuổi), bắt đầu giảm lúc 30
tuổi; duy trì mức ổn định cho đến 70 tuổi mới giảm).
- Testosteron còn được tổng hợp từ tuyến thượng thận, buồng trứng và nhau thai.
- Testosteron được chuyển thành dạng có hoạt tính là Dihydrotestosteron có tác
dụng mạnh hơn Testosteron nhờ men α- reductase (có trong tuyến tiền liệt, túi tinh,
mào tinh và da).

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nam
(Androgen)

2. Tác dụng sinh lý của Testosteron:


2.1. Tác dụng androgen:
- phát triển cơ quan sinh dục nam: tinh hoàn, túi tinh, mào tinh, tuyến tiền liệt, dương
vật.
- đặc tính thứ phát của nam giới: rậm lông, da dày(nhiều mụn do tuyến bã nhờn tăng tiết),
dây thanh âm dày và dài nên giọng nói trầm, vai rộng, bắp cơ to,…

2.2. Tác dụng đồng hóa protein: Testosteron gia tăng sự tổng hợp protein => cơ phát triển,
xương lớn (nhưng sớm đóng các đầu xương dài làm ngừng phát triển chiều cao).

2.3. Các tác dụng khác:


- Tăng tạo hồng cầu (do kích thích sản xuất erythopoietin ở thận và do tác dụng trực tiếp trên tủy
xương)
- Tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol => dễ gây xơ vữa động mạch.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nam
(Androgen)
3. Chỉ định dùng androgen:
3.1. cho nam giới
- Suy SD nam (hiện nay chỉ định này được thay bằng rHU-GH dùng để trị suy SD nam, vô sinh,
bất lực do sử dụng corticoid lâu dài).
- Sử dụng Testosteron cho người cao tuổi chỉ có lợi khi thật sự thiếu vì nếu dùng
bừa bãi không đem lại lợi ích mà còn gây tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hoặc
ác tính.
- Kích thích phát triển ở bé trai trước tuổi dậy thì (nhưng cần thận trọng vì làm đầu xương
dài đóng sớm => hiện nay đã được thay bằng rHUGH -recombinant Human Growth Hormon)
- Dùng để tăng đồng hóa protein: mất protein (bị phỏng); hội chứng thận hư,
sau phẫu thuật.
- Trị loãng xương do suy SD nam, sau chấn thương, phỏng, kích thích thèm ăn
trong trường hợp suy dinh dưỡng do bệnh ác tính.
3.2. cho nữ giới:
- Trị bệnh lạc nội mạc tử cung: Danazol, Gestrinon, chất chủ vận GnRH, thuốc tránh thai phối
hợp liều thấp và Progestin (nếu không hiệu quả, phải phẫu thuật cắt chọn lọc hoặc cắt toàn bộ
tử cung và buồng trứng).
- Trị chứng thiếu androgen ở nữ giới: khó chịu, mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân,
giảm dục tính, giảm hứng thú trong tình dục.
- Trị ung thư vú không phẫu thuật được cho phụ nữ đã mãn kinh 1-5 năm.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nam
(Androgen)

4. Tác dụng phụ:


- Gây nam hóa ở phụ nữ: rậm lông, nổi mụn, thay đổi giọng nói, dáng đi,..
- Giữ muối và nước => gây phù, cao huyết áp.
- Ở nam giới: vú to, giảm tinh trùng, giảm thể tích phóng tinh, chứng dâm đãng và kích
thích tình dục quá độ,
- Chứng ngưng thở khi ngủ ở người cao tuổi
- Khi thời gian dùng thuốc kéo dài (từ 1-7 năm), androgen alkyl hóa 17α có thể gây ung
thư gan, vàng da ứ mật, nổi nhiều mụn do tăng tiết bã nhờn.

5. Chống chỉ định:


- phụ nữ mang thai, cho con bú
- ung thư tuyến tiền liệt
- trẻ em < 15 tuổi

6. Thận trọng đối với bệnh nhân tim, gan, thận, phù nề.
Thận trọng khi sử dụng testosteron để tăng chiều cao cho trẻ em.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nam (Androgen)
Các chế phẩm androgen thường dùng

* So với androgen thiên nhiên, androgen tổng hợp có những ưu điểm sau đây: có thể
dùng uống, kéo dài tác dụng, tác dụng chuyên biệt hơn (tác dụng androgen hoặc tác
dụng tăng tiến biến protein).
* Có nhiều dạng chế phẩm: tiêm IM sâu, viên cấy dưới da, băng dính dán trên da hoặc
bìu, gel bôi trên da, qua trực tràng, nhỏ mũi.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc kháng Androgen

Cơ chế tác dụng: Thuốc kháng anrogen ức chế tổng hợp hoặc tranh chấp tại receptor
của androgen: dùng trị mụn, hói đầu kiểu đàn ông; rậm lông và hội chứng nam hóa ở
phụ nữ; dậy thì sớm; tăng sản và ung thư tuyến tiền liệt.

1/ Chất ức chế tổng hợp androgen:


- Gonadorelin: trị ung thư tuyến tiền liệt khi không dung nạp Stilbestrol
- Ketoconazol: ức chế CYT P450 ở thượng thận và tuyến sinh dục => ức chế tổng hợp
androgen.
-Spironolacton: liều cao ức chế tổng hợp androgen và cạnh tranh tại receptor của
androgen => điềi trị chứng rậm lông ở nữ hoặc hói đầu ở nam giới.

2/ Chất ức chế men 5α- reductase : Finasterid: trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt
dạng trung bình, thay phẫu thuật.

3/ Chất đối kháng androgen tại receptor:


- Ciproteron (có tính chất của Progesteron): ức chế tiết Gonadotropin. Liều 2mg/ngày trị
chứng rậm lông ở phụ nữ.
- Flutamid và Bicalutamid: là thuốc kháng androgen non-steroid nên không có hoạt tính
hormon : * phối hợp với GnRH: để ức chế sản xuất androgen.
* phối hợp với thuốc tránh thai: để trị chứng rậm lông ở phụ nữ

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon SD nữ trong 1 CKKN

Esrogen có 2 đỉnh bài tiết: 1 đỉnh ngay trước khi rụng trứng và 1 đỉnh ở giai đoạn
hoàng thể. Lượng estrogen giảm thấp khi tắt kinh.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ chế feed back dương tính trong
thời điểm chuyển dạ

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

1. Đại cương:
Hormon sinh dục nữ gồm 2 nhóm:
- Nhóm các Estrogen: có tác dụng trong giai đoạn I của CKKN: thời gian để 1 nang của buồng
trứng phát triển đến lúc noãn bào thoát nang
- Nhóm các Progestin: có tác dụng trong giai đoạn II: suốt thời gian hoàng thể tồn tại.
2. Estrogen:
- Estrogen được tiết từ buồng trứng, nhau thai và 1 số ít ở gan, vỏ thượng thận, mô mỡ
não và tinh hoàn (tổng cộng khoảng 10% số lượng tổng hợp từ buồng trứng) dưới sự điều hòa
của FSH từ tuyến yên.
- Có 3 loại estrogen thiên nhiên: Estradiol (hoạt tính mạnh nhất) > Estron > Estriol.
- Estradiol do buồng trứng tiết ra là estrogen chính trước mãn kinh. Estron có hoạt tính =1/10
estradiol, là estrogen giai đoạn sau mãn kinh. Estriol (hoạt tính kém estradiol nhiều lần) do
nhau thai tiết ra.
- Sơ đồ tổng hợp estrogen: Aromatase

Acetat => Cholesterol => Pregnenolon => Progesteron => Testosteron => Estron
- Lượng estrogen bài tiết thay đổi theo từng giai đoạn:
. Phụ nữ trưởng thành có lượng estrogen bài tiết cao nhất vào giữa chu kỳ kinh nguyệt: 25- 100 µg/24 giờ
. Giai đoạn hoàng thể: 10-80 µg/ 24 giờ
. Phụ nữ tuổi mãn kinh: thấp nhất: 5-10 µg/ 24 giờ. Lượng estrogen giảm thấp khi tắt kinh.
. Phụ nữ có thai mức tối đa: 30 µg/ 24 giờ
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

2.1. Tác dụng sinh lý (liều thấp):


- Làm phát triển cơ quan sinh dục nữ: âm đạo, tuyến vú, tử cung, vòi dẫn trứng
- Phát triển các đặc tính thứ phátcủa phái nữ: vai hẹp, mông nở, giọng nói thanh
(do dây thanh âm vẫn giữ như trước khi dậy thì), tóc nhiều, lông ít, da mịn, tăng dục tính,…
- Phát triển xương nhưng sớm đóng đầu xương dài. Sự phát triển xương ở tuổi
dậy thì của bé gái ngưng sớm hơn bé trai
- Tăng đồng hóa protein (nhưng yếu hơn androgen), giữ muối và nước.
- Tăng quá trình đông máu
- Estrogen ức chế sự hủy xương do ức chế tác dụng của PTH (Parathyroid hormon)
và kích thích tiết calcitonin
- Làm giảm LDL-c (cholesterol xấu) và tăng HDL-c (có tác dụng bảo vệ mạch máu). Tác
dụng này của Estrogen hoàn toàn trái ngược với Androgen => giảm nguy cơ
bệnh mạch vành ; bảo hòa cholesterol mật => gây sỏi mật
- Tăng đông máu: ở liều cao gây tăng các yếu tố đông máu II, VII, IX, X , kết tập
tiểu cầu và tăng phân hủy fibrin (sự mất cân bằng giữa 2 quá trình này có thể gây tác dụng
có hại).

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

2.1. Tác dụng sinh lý (liều thấp):


- Estrogen tác dụng trên chuyển hóa muối góp phần duy trì thăng bằng dương tính
đối với ion Calci (do estrogen làm tăng lượng men hydroxylase trong thận: men này có tác
dụng làm biến đổi Vit D thành 1,25 Dihydroxy Vit D => tác dụng trên sự hấp thu calci tại ruột =>
tăng [calci] máu).
- Ở tuổi mãn kinh, [estrogen] máu rất thấp => dễ bị hội chứng loãng và xốp xương
(do giảm hoạt động tạo xương, giảm dự trữ Calci và phospho của xương => tránh gãy xương phải
điều trị cùng lúc estrogen và cung cấp Calci cho cơ thể).

Liều cao của Estrogen: gây ức chế bài tiết FSH


=> ức chế bài tiết sữa.
=> kháng androgen => dùng lâu dài sẽ làm ngừng tạo tinh trùng , teo tinh hoàn,
teo cơ quan SD nam bên ngoài.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

2.2. Chỉ định:


- Suy SD nguyên phát : phối hợp với Progestin làm phát triển các đặc tính thứ
phát của bé gái < 11 tuổi bị suy SD (tiếp tục điều trị đến khi cơ thể phát triển hoàn toàn)
- Tránh thai: thường phối hợp với progestin
- Điều trị thay thế khi thiếu estrogen: cắt bỏ buồng trứng gây suy buồng trứng sớm => vô
kinh khi < 40 tuổi, còn gọi là bệnh mãn kinh sớm do bệnh tự miễn, phẫu thuật, hoá trị, xạ trị.
- Các triệu chứng sau mãn kinh: loãng xương, rối loạn vận mạch, rối loạn tâm lý, suy sinh
dục,…(FDA khuyên phụ nữ chọn HRT để ngừa và chữa hội chứng mãn kinh, chỉ nên dùng trong
thời gian ngắn nhất, khoảng 2-3 năm, không được quá 5 năm với liều hiệu lực thấp nhất => cần
cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ)
- Điều trị ung thư vú di căn không phẫu thuật được ở phụ nữ sau mãn kinh và
nam giới (nhưng chất kháng estrogen là Tamoxiphen được ưa chuộng vì ít tác dụng phụ hơn.
Không dùng điều trị ung thư vú trước mãn kinh vì estrogen làm phát triển khối u).
- Điều trị ung thư tiền liệt tuyến tiến triển.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

2.3. Tác dụng phụ:


- Buồn nôn, nôn, căng ngực, nhức đầu, giữ muối và nước, đau đầu kiểu migrain,
vàng da ứ mật, viêm tắc tĩnh mạch, cao HA, tăng sắc tố da.
- Tăng nguy cơ ung thư âm đạo và cổ tử cung (ở các phụ nữ trẻ mà mẹ của họ
trước đây dùng liều cao Dietylstilbestrol trong 3 tháng đầu thai kỳ).
2.4. Chống chỉ định:
- Phụ nữ mang thai, cho con bú
- Ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú
- Huyết khối
- Suy chức năng gan
- Cao huyết áp
- Chảy máu đường sinh dục chưa rõ nguyên nhân

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)
Các chế phẩm Estrogen thường dùng

Các Estrgen tổng hợp có cấu trúc HH gần giống với Estrogen thiên nhiên nhưng có nhiều ưu điểm hơn:
tăng tác dụng estrogen, giảm tác dụng phụ, tăng thời gian tác động; dùng được qua đường uống

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)
Các chế phẩm Estrogen thường dùng

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

3. Progestin:
- Progestin thiên nhiên (Progesteron) được tiết từ hoàng thể (không có thai, hoàng thể tồn tại
không quá 16 ngày), nhau thai mang thai, tinh hoàn và vỏ thượng thận.
Mô đích của Progesteron là tử cung, vú và não.
- Progestin tổng hợp có ưu điểm: dùng đường uống, hoạt tính mạnh và kéo dài.
. Medroxyprogesteron acetat
. Lynestrenol
. Desogestrel
. Levonorgestrel
3.1. Tác dụng sinh lý: chỉ tác dụng trên nữ giới.
- Làm tăng sinh nội mạc tử cung trong giai đoạn II của CKKN để chuẩn bị đón trứng
thụ tinh, giảm tiết chất nhày và làm đặc dịch âm đạo và cổ tử cung => hạn chế sự di
chuyển của tinh trùng vào tử cung
- Giảm co bóp tử cung, ức chế dục tính, kích thích nang vú phát triển: cần thiết cho
mang thai.
- Ức chế TKTW
- Tăng thân nhiệt từ 0,3 – 0,4oC sau khi rụng trứng 4 ngày (cho biết thời điểm rụng trứng
=> dùng chẩn đoán có thai hoặc áp dụng PP ngừa thai Ogino).
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ (Estrogen & Progestin)

3.2. Chỉ định:


- Tránh thai, đơn trị hay phối hợp với estrogen (chỉ định chính)
- Điều trị thay thế hormon sau mãn kinh (HRT: hormon replacement therapy): phối hợp
với
estrogen (Thường dùng Norethindron và Norgestrel)
- Rối loạn kinh nguyệt: kinh không đều, đa kinh, chảy máu tử cung
- Dọa xẩy thai trong giai đoạn đầu
- Trị một số ung thư: giảm ung thư nội mạc tử cung (Megestrol; Medroxyprogesteron).
Điều trị ung thư vú đáp ứng kém hơn thuốc kháng Estrogen là Tamoxiphen hoặc liều
cao Estrogen.

3.3. Tác dụng phụ:


- Tăng LDL- c và giảm HDL- c => tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
- Rối loạn kinh nguyệt: giữ nước, tăng cân, nổi mụn.
- Tăng dự trữ mỡ, giảm dung nhận glucose

3.4. Chống chỉ định:


- Rối loạn đông máu
- suy chức năng gan
- Tăng lipid máu
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc kháng Estrogen

1/ Thuốc kháng Estrogen: Tamoxiphen, Raloxiphen; Toremiphen


- Tamoxiphen: trị ung thư vú sớm và muộn ở mọi lứa tuổi. Sử dụng thuốc trong vòng 5
năm.
- Raloxiphen: là chất đối kháng chống tăng sinh nên không có nguy cơ gây ung thư nội
mạc tử cung.: Được dùng điều trị và phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh;
gây giảm đáng kể ung thư vú và giúp giảm gãy đốt sống.
- Tamoxiphen, Raloxiphen và Toremiphen đều làm giảm cholesterol toàn phần và giảm
LDL nhưng Tamoxiphen và Raloxiphen không làm tăng HDL trong khi Toremiphen làm
tăng nhẹ HDL.

2/ Chất đối kháng: Clomiphen, Fulvastrant (Fascodex):


-Clomiphen: trị vô sinh do không rụng trứng
-Fascodex: trị ung thư vú đề kháng Tamoxiphen.

3/ Chất ức chế men Aromatase: Exemestan; Anastrozol (Arimidex): không thuộc nhóm
steroid.
- Các thuốc này được FDA-Hoa Kỳ công nhận điều trị ung thư vú (hàng đầu hoặc hàng
thứ 2 sau Tamoxiphen) vì hiệu lực cao lại it tác dụng phụ hơn Tamoxiphen (không gây
ung thư nội mạc tử cung và không gây huyết khối.)

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Hormon sinh dục nữ
Các chế phẩm Progestin thường dùng

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc kháng Progestin:
Mifepriston; Onapriston

Cơ chế tác động:


Thuốc kháng Progestin gây sẩy thai, ngừa thai sau giao hợp do ức chế rụng trứng.

Uống 1 liều duy nhất 200 mg Mifepriston; 48 giờ sau, phối hợp với Misoprostol là dẫn
chất của Prostaglandin cho tỉ lệ thành công 90%

. Tác dụng triển vọng đang được nghiên cứu: điều trị lạc nội mạc tử cung, bệnh u mềm
cơ trơn, ung thứ vú và u não.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

1. Mục tiêu:
- Trình bày được cơ chế tác dụng của 2 loại thuốc uống tránh thai: loại phối hợp
và loại chỉ có Progestin.
- Biết phân loại các thuốc tránh thai
- Trình bày được cách sử dụng viên tránh thai phối hợp vĩ 21 viên và vĩ 28v.
- Trình bày được các đặc điểm của cách sử dụng viên đơn chất progestin
- Kể được tác dụng phụ, chống chỉ định của viên phối hợp và viên chỉ có Progestin.

2. Đại cương:
Thuốc uống tránh thai có 2 loại:
- Loại phối hợp: gồm có estrogen+progestin
- Loại chỉ có Progestin.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

3. Viên uống tránh thai phối hợp:


- Được sử dụng rộng rãi nhất
- Thành phần viên thuốc: Estrogen tổng hợp+ Progestin tổng hợp
- Estrogen thường dùng là Ethinyl Estradiol
- Progestin tổng hợp thường dùng là: Levonorgestrel, Norethindron,
Desogestrel, Norgestimat,…
Thí dụ: viên New Choice: 0,15mg Levonorgestrel + 20 µg Ethinyl Estradiol
3.1. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
- Ngăn cản sự rụng trứng do ức chế bài tiết FSH và LH.
- Làm chậm sự di chuyển của tinh trùng vào tử cung do làm đặc quánh chất
nhày âm đạo và cổ tử cung
- Cản trở trứng làm tổ trong tử cung
3.2. Chỉ định:
- Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (trừ các trường hợp bị chống chỉ định).

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

3.3. Tác dụng phụ:


- Buồn nôn, nôn, căng ngực, giữ muối và nước
- Đau đầu kiểu migrain, viêm tắc tĩnh mạch
- Nám da, mày đay
- Đôi khi tăng nguy cơ sinh u lành ở gan
3.4. Chống chỉ định:
- Có thai, cho con bú.
- Tiền sử bệnh tim mạch
- Rối loạn đông máu
- Tiểu đường
- Đau nửa đầu
- Ung thư vú hay đường sinh dục
- Bệnh gan
- Phụ nữ > 40 tuổi hút thuốc lá.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

3.5. Cách uống viên phối hợp:


3.5.1. Vĩ thuốc ngừa thai có 21 viên
- Vĩ 21 viên có 3 cách dùng
. Uống viên thứ nhất của vĩ thuốc vào ngày đầu tiên của CKKN
. Uống viên thứ nhất của vĩ thuốc vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi thấy
kinh
. Uống viên thứ nhất của vĩ thuốc vào bất kỳ ngày nào chắc chắn không có
thai
- Uống ngày 1 viên trong 21 ngày, nghỉ 7 ngày rồi uống tiếp vĩ mới
- Trừ cách uống thứ nhất, các cách khác cần dùng thêm biện pháp phối hợp
khác cho đến khi uống được 7 viên đầu tiên
- Nên uống mỗi ngày 1 viên vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là
uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

3.5.2 Vĩ thuốc ngừa thai có 28 viên:


- Cách uống như vĩ 21 viên nhưng uống liên tục không có 7 ngày ngừng thuốc
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

3.6. Cách khắc phục khi quên uống thuốc đúng quy định:
- Nếu quên uống 1 viên trong 3 tuần đầu: uống ngay 1 viên khi nhớ ra, ngày
hôm sau uống 1 viên như thường lệ
- Nếu quên 2 viên liên tiếp trong 1-2 tuần đầu: uống ngay 2 viên khi nhớ ra,
ngày hôm sau uống 2 viên nữa, sau đó uống ngày 1 viên như thường lệ.
- Nếu quên 3 viên trở lên bất kỳ lúc nào: ngưng dùng thuốc, chờ uống vĩ mới.

3.7. Lưu ý:
- Trừ khi quên 1 viên, các trường hợp còn lại đều phải dùng thêm biện pháp
tránh thai dự phòng (BPTTDP) khác trong 7 ngày kể từ ngày quên.
- Trong thời gian dùng thuốc, nếu bị nôn, tiêu chảy, phải dùng thêm BPTTDP
khác cho đến chu kỳ mới
- Theo dõi những bất thường trong khi dùng thuốc, nhất là cần khám kiểm tra
vú.
- Thận trọng với các dấu hiệu đau: đau đầu (migrain), đau bụng (có thể u gan).

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

4. Thuốc viên uống tránh thai chỉ có Progestin:


- Loại thuốc này chỉ có progestin liều thấp, còn gọi là viên thuốc nhỏ (Minipil)
4.1. Thành phần:
- Norethindron
- Lynestrenol
- Levonorgestrel
với liều thấp hơn trong viên phối hợp
4.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng:
- Làm thay đổi độ nhày của dịch âm đạo và cổ tử cung
- Làm chậm sự di chuyển của tinh trùng vào cổ tử cung
4.3. Ưu điểm:
- Độc tính thấp vì không có estrogen và progestin liều thấp
- Có thể dùng cho phụ nữ không dung nạp viên phối hợp hay đang cho con bú
4.4. Nhược điểm:
- Thường gây rối loạn kinh nguyệt: mất kinh kéo dài
- Hiệu lực tránh thai thấp hơn viên phối hợp
- Phải uống mỗi ngày vào đúng giờ quy định để duy trì [hormon] có hiệu lực.
ThS. DS Trần Thị Thu Hồng
BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

4.5. Cách uống:


- Uống mỗi ngày 1 viên vào 1 thời điểm nhất định
- Uống viên đầu tiên của vĩ thuốc vào ngày đầu tiên của chu lỳ kinh nguyệt
- Nếu quên 1-2 viên đầu tiên: xử lý như khi quên uống viên phối hợp
- Nếu quên > 2 viên thì ngưng vĩ thuốc đó và dùng vĩ mới vào ngày đầu tiên
của vòng kinh kế tiếp

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thành phần các viên thuốc tránh thai

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

5. Viên tránh thai sau giao hợp: Postinor


5.1. Thành phần:
- Mỗi viên chứa 0,75 mg Levonorgestrel
- Thuốc tránh thai sau giao hợp còn gọi là viên “ sáng hôm sau”; “thuốc
tránh thai khẩn cấp”.
- Chỉ được dùng trong các trường hợp khẩn cấp (ngay sau khi giao hợp),
không được dùng hàng ngày hay thường xuyên.
5.2. Cách dùng:
- Uống 1 viên ngay sau khi giao hợp càng sớm càng tốt, 12 giờ sau uống
viên thứ 2.
- Để bảo đảm hiệu lực, nên uống trong vòng 72 giờ sau khi giao hợp
- Không được dùng quá 4 viên/ tháng

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Thuốc uống tránh thai

6. Miếng dán qua da tránh thai: EVRA


6.1. Thành phần:
- Norelgestromin 6mg + Ethinyl estradiol 600 µg
5.2. Cách dùng:
- Dán vào da vùng mông, bụng, mặt ngoài phía trên cánh tay
- Mỗi tháng dán 3 miếng:
. Dán miếng thứ nhất vào ngày đầu tiên khi thấy kinh
. Dán miếng thứ 2 vào ngày thứ 8 của chu kỳ kinh nguyệt
. Dán miếng cuối cùng vào ngày thứ 15 của chu kỳ kinh nguyệt
. Tuần cuối của tháng: không dán.

ThS. DS Trần Thị Thu Hồng


BM Dược Lý - Trường Đại Học Quốc tế Hồng Bàng
Cám ơn sự chú ý theo dõi

You might also like