You are on page 1of 21

MỤC LỤC

1. Ảnh hưởng của cát biển, nước biển đến tính ăn mòn cốt thép trong bê
tông 2

2. Chương trình thí nghiệm khả ăn bảo vệ ăn mòn cốt thép của bê tông sử
dung cát biển, nước biển ................................................................................... 5

3. Kết quả thí nghiệm ........................................................................................ 8

3.1 Tính chống thấm ...................................................................................... 8

3.5 Đánh giá khả năng ăn mòn của cốt thép trên mẫu bê tông .................. 10

3.2 Phương pháp đo điện thế half-cell ....................................................... 13

3.3 Phương pháp quan sát trực quan .......................................................... 13

4. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm tính ăn mòn cốt thép trên mẫu bê
tông cốt thép sử dụng cát biển, nước biển ...................................................... 21

i
1. Ảnh hưởng của cát biển, nước biển đến tính ăn mòn cốt thép trong bê
tông

Rất nhiều nghiên cứu đã thực hiện và đăng trên các tạp chí khoa học về sử
dụng vật liệu chứa nhiều clo như nước biển, cát biển cho chế tạo bê tông và
những ảnh hưởng đối với độ bền bê tông. Sự tấn công của clo là yếu tố chính ảnh
hưởng đến độ bền bê tông cốt thép đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Lưu
ý rằng ion clo là yếu tố ảnh hưởng chính nhưng không phải là duy nhất. Rất nhiều
kết cấu bê tông làm việc trong môi trường có hàm lượng ion clo cao trong thời
gian dài nhưng không bị vấn đề về độ bền và ăn mòn. Huntington Light house tại
Mỹ (xây dựng năm 1912) và đền Murudeshwara (ở Ấn độ) là các ví dụ 1. Hệ
thống lỗ rỗng và vi cấu trúc của bê tông đóng vai trò lớn trong vấn đề ăn mòn.
Ngoài ra, sự có mặt của oxy và độ ẩm trong bê tông là điều kiện cần cho sự ăn
mòn cốt thép xảy ra. Ăn mòn cốt thép hiếm khi xảy ra trong các vùng sa mạc, bởi
vì đá bê tông không chứa đủ độ ẩm, mặt dù các yếu tố khác cho sự ăn mòn có đủ.
Tuy nhiên, theo mô tả của Verbeck (1975) cần phải hiểu đúng về “clo” trong bê
tông để hạn chế tối đa ảnh hưởng có hại. Cơ chế dịch chuyển của clo như sau:
- Khuếch tán (di chuyển nhờ sự chênh lệch nồng độ)
- Thấm (di chuyển nhờ chênh lệch áp suất)
- Dịch chuyển (di chuyển nhờ chênh lệch về điện thế)
Lượng clo dịch chuyển phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc lỗ rỗng và đặc chắc của bê
tông, do đó thay đổi theo tỷ lệ N/XM, hàm lượng xi măng, puzolan, vết nứt vi cấu
trúc và điều kiện bảo dưỡng là các yếu tố làm hạn chế sự dịch chuyển của ion clo
trong bê tông. Thâm nhập ion clo có thể xác định bằng nhiều phương pháp. Tiêu
chuẩn ASTM C1202 mô tả phương pháp xác định thâm nhập ion clo theo phương
pháp nhanh bằng sự chênh lệch điện thế (phương pháp RCPT).
Trong bê tông, các khoáng thủy hóa của xi măng tạo ra môi trường kiềm với
pH=12.5-14. Trong môi trường pH như vậy, cốt thép trong bê tông hình thành
một lớp thụ động ngăn cản sự ăn mòn. Nếu cốt thép trong bê tông được bảo vệ tốt
(bởi lớp bê tông bảo vệ bên ngoài) chống lại các tác nhân xâm thực thì cốt thép
luôn ở trạng thái thụ động và cốt thép được bảo vệ không bị ăn mòn.
Tuy nhiên, trong cấu trúc bê tông luôn tồn tại hệ thống lỗ rỗng, đặc biệt là
các lỗ rỗng mao quản. Do vậy, cốt thép trong bê tông dễ bị tấn công bởi tác nhân
xâm thực khi có môi trường xâm thực bên ngoài tác động. Trong các tác nhân
1
An Examination of Possible Usage of Mumbai Creek Sand for Making Concrete– A Review

2
xâm thực, môi trường chứa ion clo, xâm thực khí CO2 là hai tác nhân nguy hiểm
và thường gặp nhất do làm phá vỡ lớp màng thụ động của cốt thép dẫn đến sự ăn
mòn cốt thép. Các tác nhân này đều có trong nước biển với hàm lượng cao, do
vậy là những tác nhân gây ăn mòn cốt thép trong bê tông nhanh chóng khi sử
dụng nước biển làm nước trộn trong chế tạo bê tông.
Hàm lượng ion clo trong cát biển phụ thuộc vào hàm lượng ion clo trong
nước biển và độ ẩm của cát. Nước biển thông thường có hàm lượng ion clo là
1,98%, hàm lượng này thay đổi tùy từng vùng biển. Độ ẩm của cát biển phụ thuộc
vào thành phần hạt của cát, thường được đánh giá thông qua mô đun độ lớn (Mn)
hoặc giá trị D50 – là cỡ hạt mà 50% lượng cát lọt sàng qua cỡ sàng này. Cát có
mô đun độ lớn càng nhỏ, càng nhiều hạt mịn thì khả năng giữ giữ ẩm càng cao.
Thông thường độ hút nước của cát biển là 4.3-10,9% thường được ghi nhận ở cát
biển nước Anh, 8-12% ở Hà Lan. Nếu giả định hàm lượng ion clo trong nước
biển là 2% thì hàm lượng ion clo cát biển trong khoảng 0,086-0,22% ở cát Anh và
0,16-0,24% ở cát biển Hà Lan2. Giá trị D50 của cát biển ảnh hưởng nhiều đến
hàm lượng muối được giữ lại trong cát. Nếu giá trị D50 tăng lên từ 0,15 đến
0,37mm thì độ ẩm giảm xuống do đó hàm lượng ion clo giảm hơn một nửa. Nếu
độ ẩm của cát biển mất đi do bay hơi mà không phải là tháo nước đi thì hàm
lượng muối trong cát biển sẽ là lượng muối có trong độ ẩm ban đầu của cát biển.
Hiện tượng này thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng, môi trường khô.
Ăn mòn bởi ion clo:
Clo trong bê tông là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình ăn mòn cốt thép
trong bê tông. Clo có mặt trong bê tông do các vật liệu thành phần của bê tông
đem vào hoặc xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào bê tông theo cơ chế khuếch
tán. Trong trường hợp bê tông sử dụng cát biển, nước biển, lượng clo có trong cát
biển, đặc biệt là nước biển sẽ rất lớn (~1,9%). Trong khi đó các TCVN về bê
tông, bê tông cốt thép, ví dụ như TCVN 5574:2012, quy định hàm lượng tối đa
ion clo trong bê tông không được vượt quá 0,6 kg/m3 bê tông, trong khi mức 0,2-
0,4% theo khối lượng xi măng là ngưỡng giới quy định phổ biến trên thế giới.
Môi trường kiềm trong bê tông tạo lớp màng thụ độ Fe2O3 trên bề mặt thanh cốt
thép bảo vệ chúng khỏi tấn công ion clo, theo cơ chế sau:
Khi nồng độ OH- cao:
1
Fe +3 (OH-) → Fe2O3.3H2O + 3e- (1)
2

2
Boskalis International, Private communication, 2002.

3
Lớp sản phẩm hydroxyt sắt không hòa tan trong môi trường kiềm nên hình thành
màng bảo vệ cốt thép chống lại sự mất trọng lượng của cốt thép (còn gọi là lớp
màng thụ động).
Khi trong bê tông có hàm lượng ion Cl- cao, các ion clo dịch chuyển đến bề mặt
cốt thép và tích tụ lại, khi đạt đến nồng độ nhất định sẽ phá vỡ lớp màng thụ động
trền bề mặt cốt thép ở những chỗ xung yếu khi đó xảy ra phản ứng hóa học:
Fe + Cl- → FeCl2 → Fe2+ + 2Cl- + 2e- (2)
Phản ứng catot nếu có mặt của oxi:
1/2 O2+ H2O + 2e- → 2(OH-) (3)
Theo các phản ứng trước đó thì ion Fe2+ sẽ kết hợp với ion OH- tạo thành các sản
phẩm trung gian và cuối cùng là sản phẩm gỉ sắt:
Fe2+ +2 (OH-) → Fe(OH)2 (4)
Fe(OH)2 + (OH-) → Fe(OH)3 (5)
Fe(OH)3 → FeO.Fe2O3.nH2O (gỉ sắt) (6)
Gỉ sắt có thể tích tăng gấp nhiều lần so với thể tích sắt ban đầu, khi đó phát sinh
nội ứng suất dẫn đến nứt nẻ bê tông. Khi nồng độ oxi và clo cao có thể làm tăng
sự ăn mòn cốt thép còn nồng độ OH- cao làm chậm sự ăn mòn cốt thép.
Để đặc trưng cho khả năng hình thành lớp bảo vệ theo phản ứng (1) và khả năng
xuất hiện ăn mòn theo phản ứng (2) người ta đưa ra giá trị tới hạn là sự ăn mòn
cốt thép không xảy ra khi Cl-/OH-< 0,63. Vì vậy với phần BTCT trong vùng
không khí và miền tiếp giáp với nước biển quá trình ăn mòn cốt thép phụ thuộc
chủ yếu vào nồng độ Cl- và độ pH của lớp tiếp xúc với thép.
Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng với bê tông chế tạo từ xi
măng có hàm lượng C3A cao khi tỷ lệ Cl-/OH-> 0,63 có thể không gây ăn mòn do
C3A có khả năng chuyển một lượng cloxit thành cloroaluminat
3CaO.Al2O3.CaCl2.10H2O (thường được gọi là muối Friedel). Verbeek3 đã cho
thấy rằng các thành phần BTCT chế tạo từ xi măng có hàm lượng C3A từ (8-11)%
có vết nứt ít hơn so với những thanh chế tạo từ xi măng có C3A thấp (2-5)% trong
nước biển sau 25 năm.
Ăn mòn cốt thép bởi khí CO2:

3
G. J. Verbeck. (1975) “Mechanisms of corrosion in concrete, Corrosion of Metals in Concrete”, SP-49 American
Concrete Institute, pp. 21-38

4
Bên cạnh sự ăn mòn do thâm nhập ion clo, thâm nhập của khí CO 2 vào bê
tông gây hiện tượng cacbonat hóa bê tông cũng là nguyên nhân chính gây hiện
tượng ăn mòn cốt thép. Khí CO2 thâm nhập vào bê tông, hòa tan trong các lỗ rỗng
mao quản, axit cabonic tạo ra. Axit này phản ứng với kiềm trong bê tông (chủ yếu
Ca(OH)2) để tạo ra muốn cacbonat do vậy làm giảm pH trong bê tông.
CO2 + H2O(dung dịch mao quản)  H2CO3
H2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
Khi pH trong bê tông từ 13-14 giảm xuống đến 9, lớp thụ động của cốt thép sẽ bắt
đầu bị phá vỡ. Khi có mặt oxy và nước, sự ăn mòn cốt thép xảy ra. Gỉ sắt tạo ra từ
quá trình ăm mòn có thể tích lớn gấp ba đến sáu lần thể tích của sắt ban đầu, tạo
nên ứng suất làm phá hoại lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên ngoài.
Cacbonat hóa bê tông ảnh hưởng đến sự thâm nhập clo vào bê tông thông qua
việc thay đổi cấu trúc lỗ rỗng trong bê tông. Các lỗ rỗng trong bê tông sẽ giảm và
phân bố lại kích thước lỗ rỗng do cacbonat hóa. Ngoài ra, khả năng kết dính clo
với các pha rắn trong câu trúc bê tông cũng giảm do các gel xi măng chuyển
thành các tinh thể thô hơn và giảm pH trong dung dịch mao quản.

2. Chương trình thí nghiệm khả ăn bảo vệ ăn mòn cốt thép của bê tông sử
dung cát biển, nước biển

 Mục tiêu: Đánh giá tính bảo vệ cốt thép khỏi ăn mòn của bê tông sử dụng cát
biển, nước biển đối với cốt thép có và không sử dụng sơn phủ epoxy bảo vệ.
 Cấp phối vật liệu: Cấp phối bê tông sử dụng cho nghiên cứu tương tự như
đánh giá tính chất cơ lý của bê tông nêu trong bảng 1 dưới, các cấp phối bê
tông này tương tự như cấp phối bê tông thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý chỉ khác
là cốt liệu lớn của bê tông sử dụng là loại có Dmax = 15mm để phù hợp với
kích thước của viên mẫu bê tông cốt thép thử nghiệm.
Bảng 1 Thành phần cấp phối vật liệu cho bê tông cho nghiên cứu ăn mòn cốt thép
Mix proportion for a cubic meter of concrete
Nhó Ký Cát Đá PG
m hiệu PGK PC40 GGBFS FA SF biển dăm CN HH Nước Nước
TT mẫu mẫu CKD (%) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (lít) (lít) ngọt biển
1 TW C0 GS0 0 350.0 0 0 0 818 1118 0 3.50 161 0
2 C1 GS50 50 175.0 175 0 0 816 1106 0 3.50 161 0
3 C2 GS70 70 105.0 245 0 0 815 1102 0 3.50 161 0
4 C3 GS30FA20 50 175.0 105 70 0 808 1098 0 3.50 161 0
5 C4 GS40SF10 50 175.0 140 0 35 811 1102 0 3.50 161 0
SW
6 C5 GS0 0 350.0 0 0 0 818 1118 0 3.50 0 161
7 C6 GS50 50 175.0 175 0 0 816 1106 0 3.50 0 161

5
Mix proportion for a cubic meter of concrete
Nhó Ký Cát Đá PG
m hiệu PGK PC40 GGBFS FA SF biển dăm CN HH Nước Nước
TT mẫu mẫu CKD (%) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (lít) (lít) ngọt biển
8 C7 GS70 70 105.0 245 0 0 819 1098 0 3.50 0 161
9 C8 GS30FA20 50 175.0 105 70 0 805 1102 0 3.50 0 161
10 C9 GS40SF10 50 175.0 140 0 35 811 1102 0 3.50 0 161
11 SW+ C10 GS0 0 350.0 0 0 0 826 1118 14.0 3.50 0 147.0
CN
12 C11 GS50 50 175.0 175 0 0 824 1106 14.0 3.50 0 147.0
13 C12 GS70 70 105.0 245 0 0 827 1098 14.0 3.50 0 147.0
14 C13 GS30FA20 50 175.0 105 70 0 813 1102 14.0 3.50 0 147.0
15 C14 GS40SF10 50 175.0 140 0 35 819 1102 14.0 3.50 0 147.0

 Chuẩn bị mẫu thử:


- Đúc mẫu bê tông hình trụ kích thước 7.5x15cm với thanh thép vằn đường
kính 12 ở giữa (cách chuẩn bị thanh thép nêu ở dưới), lớp bảo vệ dày
32.5mm.
- Mẫu được bảo dưỡng trong nước đến tuổi 28 ngày.
- Bảo dưỡng: Chu kỳ khô +nhiệt -ẩm như sau: 4 ngày sấy ở nhiệt độ 80oC
tiếp theo ngâm trong nước biển nhân tạo trong 3 ngày.

Sơn epoxy 12mm

35mm

150mm

35mm
75mm

75mm

Hình 1 Mô tả cấu tạo mẫu bê tông thử ăn mòn cốt thép


 Chuẩn bị thanh thép

6
Sử dụng thép vằn D12 Hòa Phát phù hợp loại CB-V 300 theo TCVN 1651-
2:2008.
- Thanh thép trước khi đúc mẫu được tẩy sạch bằng dung dịch axit H2SO4
10-15%, rửa bằng axeton hoặc xăng.
- Thép sơn phủ epoxy:
- Loại epoxy sử dụng cho sơn bảo vệ thép – màu xanh hoặc vàng
- Yêu cầu thanh thép sơn epoxy: sơn lên thanh thép đã được làm sạch theo 1)
sau khi đã để khô (bay hết hơn axeton hoặc xăng). Sơn bằng phương pháp
quét hoặc nhúng trong dung dịch epoxy (do không có điều kiện làm theo
phương pháp nóng chảy nên áp dụng theo phương pháp này). Chiều dày
lớn màng sơn epoxy sau khi khô trong khoảng 175-250m (ASTM 130-
300 m).
- Tạo vết xước trên thanh thép đã sơn phủ epoxy: theo ACI 301 Standard
Specifications includes provisions for epoxy-coated steel reinforcing bars
thì diện tích vết xước trên một đoạn 0,3m không được vượt quá 2%, ASTM
A775 quy định tổng diện tích vết xước không quá 1% trên đoạn 0,3m . Do
vậy, trong thí nghiệm này chủ động tạo các vết xước phân bố đều trên
thanh thép sơn phủ epoxy để có tổng diện tích vết xước là 2%, mỗi vết
xước có kích thước 6x6mm.
 Chỉ tiêu thí nghiệm
1. Xác định khả năng thâm nhập ion clo theo ASTM C1202 ở tuổi 91 ngày.
2. Phương pháp điện thế ăn mòn cốt thép: ASTM C786 Standard Test Method
for Corrosion Potentials of Uncoated Reinforcing Steel in Concrete
3. Đánh giá theo phương pháp mất khối lượng và trực quan. Các bước thực
hiện như sau:
- Thép trước khi đúc mẫu được tẩy sạch lớp gỉ sắt bằng dung dịch axit
H2SO4 10%, rửa bằng axeton, nước cất.
- Đúc mẫu bê tông có cốt thép sau đó bảo dưỡng trong môi trường dung
dịch NaCl 3,5% theo chu kỳ khô+nhiệt -ẩm như nêu ở phần dưới.
- Xác định khối lượng thanh cốt thép bê tông trước khi đúc mẫu và sau
thời gian 1 năm trong mẫu bê tông
- Quan sát vùng ăn mòn trên thanh cốt thép sau khi phá hủy mẫu.
 Chế độ bảo dưỡng theo chu kỳ khô+nhiệt - ẩm
- Đúc mẫu, tháo khuôn sau một ngày

7
- Bảo dưỡng ở điều kiện tiêu chuẩn đến tuổi 28 ngày
- Chu kỳ khô + nhiệt-ẩm: 8 ngày sấy ở nhiệt độ 80oC tiếp theo ngâm trong
nước biển nhân tạo trong 7 ngày, tổng thời gian cho một chu kỳ khô+nhiệt-
ẩm là 15 ngày.

3. Kết quả thí nghiệm

3.1 Tính chống thấm

Khả năng bảo vệ chống ăn mòn cốt thép trong bê tông liên quan đến tính
chống thấm của bê tông. Trong nghiên cứu này, bê tông sử dụng cát biển, nước
biển được đánh giá thông qua mức độ thâm nhập ion clo bằng phương pháp đo
điện lượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2 Độ thấm clo bằng của bê tông với chất kết dính, nước trộn khác nhau
Điện lượng Đánh giá
Loại nước Ký hiệu Hàm lượng truyền qua mẫu theo ASTM
No. trộn mẫu Ký hiệu CKD PGK (%) (cu lông) C1202
1 C0 GS0 0 2127 trung bình
2 TW C1 GS50 50 492 rất thấp
3 C2 GS70 70 310 rất thấp
4 C3 GS30FA20 50 443 rất thấp
5 C4 GS40SF10 50 279 rất thấp
6 C5 GS0 0 1812 thấp
7 SW C6 GS50 50 645 rất thấp
8 C7 GS70 70 372 rất thấp
9 C8 GS30FA20 50 431 rất thấp
10 C9 GS40SF10 50 255 rất thấp
11 C10 GS0 0 2385 trung bình
12 SW +CN C11 GS50 50 637 rất thấp
13 C12 GS70 70 391 rất thấp
14 C13 GS30FA20 50 549 rất thấp
15 C14 GS40SF10 50 303 rất thấp

8
Khả năng thấm ion clo Nước ngọt
Điện lượng
(cu lông) Nước biển
3000 Nước biển+CN

2500
Mức Trung bình theo ASTM C1202
2000

1500
Mức Thấp theo ASTM C1202
1000

500 Mức Rất thấp theo ASTM C1202

0
GS0 GS50 GS70 GS30FA20 GS40SF10
Loại CKD

Hình 1 Độ thấm ion clo của bê tông thông qua phương pháp xác định điện lượng truyền
qua mẫu

Nhận xét:
- Kết quả thí nghiệm cho thấy rõ sự cải thiện khả năng chống thấm ion clo
của các mẫu bê tông sử dụng 4 chất kết dính còn lại so với mẫu bê tông sử
dụng chất kết dính là xi măng PC40. So với mẫu đối chứng, mức độ giảm
điện lượng truyền qua khoảng 3 đến 10 lần tùy thuộc vào chất kết dính.
Trong 5 chất kết dính nghiên cứu, mức độ chống thâm nhập ion clo tốt nhất
là chất kết dính GS40SF10 sử dụng kết hợp GS và SF, thứ tự cải thiện khả
năng chống thâm ion clo các mẫu cụ thể như sau: GS40SF10 > GS70 >
GS30FA20 > GS50 > GS0. Kết quả chống thấm ion clo cho thấy rõ khả
năng cải thiện của các chất kết dính đã lựa chọn so với xi măng trong tác
dụng chống thấm ion clo. Điều này có được là do sự cải thiện vi cấu trúc đá
xi măng của bê tông sử dụng các chất kết dính này so với đá xi măng thông
thường, theo hướng làm “mịn” cấu trúc xốp, ngăn cản sự dịch chuyển của
chất lỏng trong cấu trúc của đá xi măng, cũng như các phần tiếp xúc của đá
xi măng với cốt liệu như đã được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu trước đây.
- Không có sự ảnh hưởng nhiều của loại nước trộn đến mức độ thấm ion clo.
Xét về tổng thể thì các mẫu sử dụng nươc trộn là nước biển +CN và nước
biển cho mức độ thấm ion clo cao hơn một chút so với mẫu sử dụng nước
trộn là nước ngọt.

9
3.5 Đánh giá khả năng ăn mòn của cốt thép trên mẫu bê tông

Khả năng bảo vệ cốt thép trong bê tông khỏi ăn mòn được đánh giá thông
qua phương pháp gia tốc quá trình ăn mòn cốt thép bằng cách ngâm mẫu bê tông
cốt thép trong nước biển nhân tạo theo chu kỳ khô+nhiệt-ẩm như mô tả trong 2.5,
Chương 2. Nghiên cứu về khả năng bảo vệ chống ăn mòn cốt thép là cơ sở quan
trọng để xác định các chất kết dính và phụ gia được nghiên cứu có phù hợp cho
chế tạo bê tông cốt thép sử dụng cát biển, nước biển hay không.

Hình 2 Các mẫu bê tông cốt thép sau một năm bảo dưỡng theo chu kỳ khô-nhiệt-ẩm

10
Bảng 3.14 Kết quả đo điện thế đồng-sulfate của các mẫu bê tông cốt thép với các CKD và nước trộn khác nhau.
Nhóm Điện thế half-cell điện cực đồng-sulfate đo được theo chu kỳ khô+nhiệt-ẩm
Loại CKD
mẫu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

GS0 -193 -201 -223 -234 -256 -267 -287 -313 -336 -348 -390 -438 -467 -480 -494 -502 -534 -544 -545 -562 -568

GS50 -226 -229 -229 -226 -233 -244 -257 -249 -276 -291 -306 -316 -319 -316 -314 -325 -363 -339 -365 -411 -421
Nước
GS70 -226 -242 -245 -253 -260 -279 -282 -292 -296 -284 -293 -310 -315 -324 -337 -355 -398 -386 -396 -408 -415
ngọt
GS30FA20 -234 -238 -245 -256 -282 -283 -293 -275 -285 -299 -301 -297 -318 -314 -337 -352 -368 -348 -361 -415 -429

GS40SF10 -220 -237 -235 -250 -260 -254 -252 -260 -278 -276 -280 -287 -304 -323 -342 -358 -380 -389 -404 -414 -419

GS0 -303 -308 -307 -311 -327 -342 -381 -395 -402 -405 -411 -432 -492 -509 -494 -514 -507 -527 -534 -560 -582

GS50 -252 -278 -308 -331 -323 -320 -320 -333 -339 -360 -371 -374 -469 -501 -499 -502 -514 -526 -554 -579 -576
Nước
GS70 -238 -275 -316 -322 -315 -343 -346 -349 -353 -390 -382 -405 -442 -463 -486 -480 -514 -521 -533 -527 -567
biển
GS30FA20 -236 -250 -274 -275 -301 -313 -310 -314 -332 -342 -375 -384 -431 -444 -439 -421 -439 -464 -479 -483 -508

GS40SF10 -231 -233 -265 -268 -294 -318 -332 -342 -333 -338 -369 -371 -405 -401 -416 -420 -446 -466 -460 -486 -495

GS0 -233 -235 -242 -243 -263 -272 -282 -304 -317 -336 -355 -358 -368 -377 -385 -394 -399 -396 -407 -417 -443

GS50 -250 -257 -256 -261 -264 -274 -261 -273 -266 -282 -296 -302 -317 -336 -348 -352 -358 -367 -367 -384 -408
Nước
GS70 -252 -253 -269 -266 -269 -283 -290 -292 -301 -324 -336 -343 -345 -352 -358 -342 -358 -366 -370 -377 -386
biển+CN
GS30FA20 -247 -258 -250 -256 -255 -252 -257 -262 -267 -272 -296 -298 -319 -335 -341 -353 -358 -366 -374 -382 -404

GS40SF10 -238 -242 -243 -252 -258 -269 -276 -285 -283 -295 -304 -307 -316 -332 -349 -357 -364 -368 -372 -374 -383

11
Chu kỳ khô-nhiệt-ẩm

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
-100 GS0
GS50
-200
GS70
-300
GS30FA20
-400 GS40SF10
-500 90% khả năng bị ăn mòn
theo ASTM C786
-600
Điện thế (a) Nhóm nước ngọt
(mV)

Chu kỳ khô-nhiệt-ẩm
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
-100
-200 GS0
-300 GS50

-400 GS70
GS30FA20
-500 90% khả năng bị ăn mòn
theo ASTM C786 GS40SF10
-600
-700
Điện thế (b) Nhóm nước biển
(mV)

Chu kỳ khô-nhiệt-ẩm
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
-50
-100 GS0
-150 GS50
-200 GS70
-250 GS30FA20
-300
GS40SF10
-350
-400
90% khả năng bị ăn mòn
-450 theo ASTM C786
-500
Điện thế Nhóm nước biển+CN
(mV)
Hình 2 Điện thế đồng-sulfate của các mẫu bê tông theo các chu kỳ khô+nhiệt-ẩm

12
3.2 Phương pháp đo điện thế half-cell

Kết quả đo điện thế hafl-cell điện cực đồng-sulfate trên các mẫu bê tông cốt
thép cho mỗi chu kỳ khô+nhiệt-ẩm đến tuổi 1 năm thể hiện trong Bảng 3.14
và biểu diễn trên đồ thị Hình 3.19 a, b và c tương ứng nhóm mẫu sử dụng
nước trộn là nước ngọt, nước biển và nước biển+CN. Kết quả thí nghiệm cho
thấy, ở nhóm mẫu sử dụng nước trộn là nước ngọt, mẫu bê tông đối chứng
(chỉ sử dụng xi măng PC40) cho điện thế half-cell điện cực đồng sulfate chạm
ngưỡng -350mV (ngưỡng xác suất 90% cốt thép bị ăn mòn theo ASTM C786)
sau khoảng 9 chu kỳ, trong khi các nhóm mẫu sử dụng CKD khác chạm
ngưỡng này sau khoảng 16-18 chu kỳ (Hình 3.19a). Ở nhóm mẫu sử dụng
nước biển, thời gian điện thế chạm ngưỡng -350mV xảy ra sớm hơn nhiều,
khoảng 4 chu kỳ với mẫu đối chứng và 8-10 chu kỳ với các CKD khác. ). Ở
nhóm mẫu sử dụng nước biển+CN, các mẫu đều có thời gian chạm ngưỡng -
350mV kéo dài hơn nhóm mẫu chỉ sử dụng nước biển, cụ thể là mẫu đối
chứng chạm ngưỡng này sau khoảng 10 chu kỳ, các mẫu CKD khác chạm
ngưỡng sau khoảng 15-16 chu kỳ, gần tương đương các mẫu sử dụng nước
trộn là nước ngọt. Các kết quả này chứng tỏ, khi sử dụng kết hợp các CKD
nghiên cứu với CN có khả năng khả năng chống ăn mòn tương đương bê tông
sử dụng nước trộn là nước ngọt.

3.3 Phương pháp quan sát trực quan

Sau một năm bảo dưỡng theo chu kỳ khô+nhiệt-ẩm với nước biển nhân tạo
(24 chu kỳ), các mẫu bê tông được đập ra để theo dõi mức độ ăn mòn trên
thanh cốt thép bằng trực quan. Ban đầu Đề tài dự định xác định lượng hao hụt
khối lượng cốt thép sau khi đã tẩy phần thép bị ăn mòn (gỉ thép), nhưng khi
thực hiện mức độ chính xác của phương pháp này thấp nên báo cáo này
không đưa kết quả này vào.
Quan sát các viên mẫu trước khi đập ra để quan sát thanh thép và bề mặt
thanh thép sau khi đập ra thể hiện trong các hình có các nhận xét sau đây.
(a) Nhóm mẫu nước ngọt
- Không quan sát thấy vết nứt trên bề mặt bê tông của các viên mẫu
(Hình 3.20a).
- Quan sát thực tế bề mặt thanh thép sau khi phá mẫu (Hình 3.21a) cho
thấy, cốt thép của cấp phối GS0 trong nhóm sử dung nước nhào trộn là

13
nước ngọt đã có hiện tượng bị gỉ. Mẫu của các chất kết dính còn lại
trong nhóm chưa thấy rõ hiện tượng ăn mòn, một số vùng ăn mòn chủ
yếu tập trung ở phía tiếp giáp vùng sơn epoxy và vùng không sơn phía
trong mẫu bê tông. Một thanh thép trong mẫu GS70 bị ăn mòn nhiều
hơn, tuy nhiên thanh bị đặt lệch trọng tâm mẫu do sai sót trong quá
trình tạo mẫu. Kết quả này cho thấy có sự sai khác giữa kết quả quan
sát thực tế và đo điện thế half-cell như đã nêu ở 3.5.1, kết quả đo điện
thế half-cell thì chỉ ra các mẫu đã đều có xác suất > 90% bị ăn mòn.
(b) Nhóm mẫu nước biển
- Các mẫu bê tông đều bị nứt, vỡ trên bề mặt (Hình 3.20b).
- Các thanh thép đều đã bị ăn mòn nhiều và toàn bộ bề mặt phần phía
trong bê tông. Khó để đánh giá mẫu nào bị ăn mòn nhiều hơn (Hình
3.21b).
(c) Nhóm mẫu nước biển+CN
- Không quan sát thấy vết nứt trên bề mặt bê tông của các viên mẫu
(Hình 3.20c).
- Không quan sát thấy hiện tượng ăn mòn trên tất cả các thanh thép của
các mẫu bê tông (Hình 3.21c).
(d) Nhóm mẫu nước biển+thanh thép sơn epoxy
- Không quan sát thấy vết nứt trên bề mặt bê tông của các viên mẫu
(Hình 3.20d, 3.20e).
- Không quan sát thấy hiện tượng ăn mòn trên tất cả các thanh thép của
các mẫu bê tông (Hình 3.21d). Tuy nhiên, bề mặt các thanh thép có
hiện tượng đổi màu, không láng bóng như các thanh thép trong Hình
3.21c.

(a) Nhóm mấu bê tông cốt thép sử dụng nước máy trước khi phá mẫu

14
(b) Nhóm mẫu bê tông cốt thép sử dụng nước biển trước khi phá mẫu

(a) Nhóm mẫu bê tông cốt thép sử dụng nước biển + CN trước khi phá mẫu

(b) Nhóm mẫu bê tông cốt thép sử dụng nước biển cốt thép sơn epoxy

15
(c) Nhóm bê tông cốt thép sử dụng nước biển + CN, cốt thép sơn epoxy
Hình 3. Mẫu bê tông sau các chu kỳ bảo bảo dưỡng khô+nhiệt-ẩm

16
(a) Thanh thép trong các mẫu bê tông sử dụng nước ngọt sau khi phá mẫu

17
(b) Thanh thép trong các mẫu bê tông sử dụng nước biển sau khi phá mẫu

18
(c) Thanh thép trong các mẫu bê tông sử dụng nước biển +CN sau khi phá mẫu

19
(d) Thanh thép+sơn epoxy trong các mẫu bê tông sử dụng nước biển

20
4. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm tính ăn mòn cốt thép trên
mẫu bê tông cốt thép sử dụng cát biển, nước biển

Cũng tương tự như các tính năng đã thể hiện trong các kết quả nghiên
cứu trên mẫu vữa, các chất kết dính nghiên cứu trong phần bê tông đều cho
nhiều tính năng về khả năng chống thấm, ổn định trong điều kiện dưỡng hộ
khô-ẩm tốt vượt trội so với mẫu xi măng đối chứng. Trong 4 chất kết dính
nghiên cứu và xi măng PC40, xét về tổng thể ưu điểm theo tính năng của bê
tông có thể sắp xếp theo tứ như sau GS40SF10 > GS70 > GS30FA20  GS50
> GS0.
Các kết quả nghiên cứu về ăn mòn thì chỉ ra, bê tông sử dụng các chất
kết dính nghiên cứu có khả năng bảo vệ cốt thép chống ăn mòn tốt hơn xi
măng PC40. Nhưng khi bê tông sử dụng cát biển, nước biển, bê tông sử dụng
các chất kết dính này cũng không bảo vệ cốt thép khỏi ăn mòn lâu dài. Với
việc sử dụng thêm phụ gia ăn mòn CN ở hàm lượng 4% chất kết dính, có khả
năng chống ăn mòn cho cốt thép gần tương đương với bê tông sử dụng nước
ngọt. Khi cốt thép được phủ thêm lớp sơn epoxy bảo vệ, ngay cả các mẫu bê
tông không sử dụng CN cũng chưa thấy xuất hiện tượng ăn mòn cốt thép
trong thời gian thử nghiệm.
Tuy các chất kết dính nghiên cứu sử dụng kết hợp với phụ gia hóa học
và CN có khả năng tăng cường bảo vệ cốt thép chống ăn mòn nhưng khi sử
dụng với nước biển và CN thì tính công tác của hỗn hợp bê tông giảm đi khá
nhiều so với sử dụng nước ngọt thông thường. Ví dụ, với cấp phối bê tông
trong Bảng 2.5, bê tông sử dụng GS40FA10 chỉ cho độ sụt 2,5 cm sau trộn,
rất khó để thi công. Nên muốn sử dụng trong thực tế, cấp phối này cần phải
điều chỉnh để tăng tính công tác ban đầu, việc này có thể thực hiện bằng cách
tăng lượng dùng phụ gia siêu dẻo để vẫn giữ nguyên tỷ lệ N/CKD.

21

You might also like