You are on page 1of 6

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC EXCEL

Tác giả: Nguyễn Văn Hợi

Bộ môn Tin học Cơ sở


Khoa Công Nghệ Thông Tin
Trường Đại học Hà Nội

Đặt vấn đề:


Hình thức trắc nghiệm ngày càng được áp dụng trong mọi ngành học. Đối với ngành Công nghệ thông tin
thì trắc nghiệm càng tỏ rõ tính ưu việt, đòi hỏi người học phải nắm chắc kiến thức. Hình thức trắc nghiệm có thể
dùng trong học tập lẫn kiểm tra đánh giá. Trong học tập hình thức này giúp người học có thể tự kiểm tra và tăng
khả năng hiểu và nhớ kiến thức. Trong thi cử giúp đánh giá chính xác, nhanh chóng và công bằng.

Trong bày viết này, chúng tôi muốn hướng tới trắc nghiệm như là phần hỗ trợ người học. Người học có
thể tự trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (sau khi học trên lớp) và có thể dùng Excel để kiểm tra lại xem mình đã trả
lời đúng chưa. Các câu hỏi nhằm giúp người học củng cố kiến thức và phân biệt các vấn đề dễ nhầm lẫn. Trước
hết chúng tôi đưa ra một vài lĩnh vực trong phần Excel, phần khó khăn với hầu hết sinh viên của Trường Đại học
Hà Nội.

Chúng tôi đưa ra các câu trắc nghiệm trong các vĩnh vực sau:
 Kiểu dữ liệu trong Excel
 Các lỗi cơ bản thường gặp trong Excel
 Sử dụng công thức và hàm trong Excel
 Áp dụng trắc nghiệm trong giảng dạy tại Bộ môn Tin học cơ sở
A. Kiểu dữ liệu trong Excel
Câu 1
Trong Excel, mặc định:
a. Kiểu số được căn trái, Kiểu chuỗi được căn trái, Kiểu ngày/giờ được căn phải
b. Kiểu số được căn phải, Kiểu chuỗi được căn trái, Kiểu ngày/giờ được căn trái.
c. Kiểu số được căn phải, Kiểu chuỗi được căn trái, Kiểu ngày/giờ được căn phải.
d. Kiểu số được căn trái, Kiểu chuỗi được căn trái, Kiểu ngày/giờ được căn trái.
Câu 2
Người dùng nhập vào 1 ô nội dung sau: 01/01/2016. Nội dung này mặc định sẽ được
a. Căn ở bên phải của ô
b. Căn ở bên trái của ô
c. Căn ở giữa ô
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 3
Người dùng nhập vào 1 ô nội dung sau: Họ tên. Nội dung này mặc định sẽ được
a.  Căn ở giữa ô
b.  Căn ở bên phải của ô
c.   Căn ở bên trái của ô
d.   Cả 3 câu trên đều sai
B. Các lỗi thường gặp
Câu 4
Lỗi #DIV/0! xuất hiện khi
a. Một số cộng với một chuỗi
b. Một số chia cho 0
c. Các câu a và b đều đúng
d. Các câu a và b đều sai
Câu 5
Lỗi #NAME? xuất hiện khi
a.  Người dùng sử dụng một hàm mà Excel không biết
b.  Người dùng sử dụng một địa chỉ ô mà Excel không biết
c.  Cả a và b đều sai
d.  Cả a và b đều đúng

Câu 6
Lỗi #VALUE! xuất hiện khi
a. Một số cộng với một chuỗi
b. Kiểu dữ liệu của tham số trong hàm không đúng qui định
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 7
Biểu thức sau:=Min(1,3,12,-9,e) cho kết quả là nào?
a. 12
b. -9
c. #Name?
d. #Value!
Câu 8
Biểu thức sau cho kết quả nào nếu DTB = 6

=If(DTB>=5, Do, Truot)


a. Do
b. Truot
c. #Name?
d. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 9
Biểu thức sau cho kết quả nào =DAY("30/02/2016")
a. 30
b. 2016
c. 2
d. #Value!
C. Sử dụng công thức và hàm trong Excel
Câu 10
Biểu thức sau cho kết quả nào =AND(5>4, 6<9, OR(2<1,3>2))
a. True
b. False
c. #Name?
d. # Value!
Câu 11
Hàm VLOOKUP trong Excel có tối đa bao nhiêu đối số
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 12
Trong Excel, để lấy được năm hiện hành ta sử dụng công thức sau
a. = Year(Today())
b. = Year(Now())
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 13
Để chuyển chữ “HANOI” thành “hanoi” ta sử dụng hàm nào dưới đây?
a. =Upper(“HANOI”)
b. =Lower(“HANOI”)
c.=Trim(“HANOI”)
d. =Len(“HANOI”)
Câu 14
Để tính tổng số sinh viên cho ô B6 ở hình dưới, công thức nào sau đây là đúng?

A B
a. =Sum(B2:B5) 1 STT Họ tên
b. =Count(B2:B5) 2 1 Trần Văn An
3 2 Phạm Toán
c. =Counta(B2:B5)
4 3 Lê Văn Mậu
d. Không có công thức nào đúng 5 4 Hà Đức Huy
6 Tổng
Câu 15
Biểu thức sau cho kết quả là bao nhiêu:=Max(A1:A5)+Count(A1:A5)
a. 7 A
b. 10 1 1
2 3
c. #Name?
3 5
d. Cả 3 câu (a, b, c) đều sai 4 m
Câu 16 5 6

Trong Excel, để xóa nội dung của ô A1 mà không làm mất định dạng
a. Sử dụng phím Enter
b. Sử dụng phím Insert
c. Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + D
d. Sử dụng phím Delete
Câu 17
Ta có bảng sau:
A B
1 Ngày Tỷ giá
2 01/08/2016 22540
3 08/08/2016 22550
4 15/08/2016 22500
Định dạng ngày tháng năm là (dd/mm/yyyy)

Công thức sau: = VLOOKUP(Date(2002, 08, 9), A2:B6, 2,1) cho giá trị nào?
a.    22540
b.    22550
c.    22500
d.   #N/A
Câu 18
Hàm AND trong Excel có tối thiểu
a. 3 tham số
b. 2 tham số
c. 1 tham số
d. Không có tham số nào
Câu 19
Hàm OR trong Excel có tối thiểu
a. 3 tham số
b. 2 tham số
c. 1 tham số
d. Không có tham số nào
Câu 20
Hàm VLOOKUP, khi tìm chính xác nếu không tìm thấy giá trị cần tìm thì sẽ trả về giá trị nào?
a. TRUE
b. #N/A
c. Null
d. FALSE

Câu 21
Ta có bảng tính sau

A B C D
Số năm Năm Năm
1 Tên vật tư
Khấu hao Bắt đầu Quyết toán
2 Máy in 12 năm 2003
3 Máy tính 8 năm 2004
4 Tử sắt 12 năm 2003
Giá trị tại cột Số năm khấu hao là kiểu số. Để hiển thị thêm chữ “năm” ở phía sau ta sẽ
a. Sử dụng chuỗi định dạng: 0” năm”
b. Nhập thêm chuỗi “năm” vào phía sau mỗi con số
c. Sử dụng chuỗi định dạng: #” năm”
d. Cả a và c đều đúng
Câu 22
Ta có bảng tính sau

A B C D E F
1 Họ tên Toán Lý Hóa Sinh Số môn dưới 5
2 Lê Tấn Tài 2 6 5 8
3 Phạm Đức Nghĩa 5 6 7 5
4 Vũ Toán 7 2 8 9

Để tính số môn thi có điểm dưới 5 của thí sinh Lê Tấn Tài, thì công thức tại ô F2 phải là
a.  = SumIf(B2:E2, “<5”, B2:E2)
b.  = CountIf(B2:E2, “<5”)
c.  = CountIf(B2:E2, “B2<5”)
d.  Cả 3 công thức trên đều sai
Câu 23
Trong Excel, khi có nhu cầu xếp hạng, ta sẽ sử dụng
a. Hàm Sort
b. Hàm Rank
c. Hàm Count
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 24
Công thức sau: = “1”+“2” cho kết quả nào?
a.   #VALUE!
b.   3
c.   “12”
d.   #NAME?
Câu 25
Công thức sau: = “1”& “2” cho kết quả nào?
a.   #VALUE!
b.   3
c.   “12”
d.   #NAME?
D. Áp dụng trắc nghiệm trong giảng dạy tại Bộ môn Tin học cơ sở
Việc đưa trắc nghiệm vào giảng dạy là rất cần thiết. Chúng tôi đã thí điểm đưa vào các câu trắc nghiệm
tại nhiều lớp dạy của mình và đã thu được kết quả tích cực: sinh viên rất hào hứng tham gia và hiểu sâu hơn kiến
thức đã được học trước đó.
Thời điểm tốt nhất đưa trắc nghiệm vào là cuối mỗi buổi học, sau khi giáo viên hướng dẫn và sinh viên
hoàn thành các bài tập. Cũng nên đưa trắc nghiệm vào thời gian kết thúc mỗi phần (Word, Excel, Powerpoint,...)
hoặc lúc ôn tập trước khi thi hết môn.
Hình thức trắc nghiệm: Nên để cho cả lớp cùng làm 1 câu trắc nghiệm. Có thể dùng máy chiếu hoặc các
phần mềm để mọi sinh viên đều nhìn được câu hỏi. Sau cùng giáo viên cần phân tích để sinh viên hiểu rõ: phải
chọn câu nào mới đúng và tại sao.

You might also like