You are on page 1of 9

1.

Vào thế kỷ XIX, khi nước Mỹ đang cận kề nội chiến, Henry David Thoreau đã
thôi thúc thời đại đầy phiền nhiễu của mình để tìm kiếm cái đẹp trong sự bất toàn.
Khi ngắm nhìn hồ Walden trong một chiều tháng Chín tĩnh lặng, ông để ý mặt
nước bị làm vẩn bởi những lớp bụi trên bề mặt. Trong khi những người khác có thể
chỉ thấy đó là những váng bẩn, Thoreau nhìn thấy một cái gì đó “thuần khiết và
đẹp đẽ như những sự bất toàn trong gương.”

Ông quan sát Walden từ nhiều điểm nhìn khác nhau: từ đỉnh đồi, trên bờ hồ, dưới
mặt nước, trong ánh ngày và dưới ánh trăng. Ông thậm chí còn cúi mình xuống,
nhìn qua chân mình, ngạc nhiên khi phát hiện cái đẹp của cảnh quan lộn ngược.
Nếu bạn không thể thay đổi thế giới, Thoreau đưa ra lời khuyên, hãy thay đổi cách
bạn nhìn nó – kể cả điều này có nghĩa là phải tự vặn vẹo cái nhìn của mình. Các
bảo tàng và nhà hát có thể đóng cửa song cái đẹp không bỏ trốn loài người. Nhìn ở
đúng góc, Thoreau nói, “mọi trận bão và mọi hạt mưa trong bão đều là một dải cầu
vồng.”

2. Triết học khắc kỷ được tóm lược một cách cô đọng bởi Epictetus, một người vốn
xuất thân nô lệ sau đó trở thành thầy giáo: “Cái làm con người khổ sở không phải
là bản thân các sự việc mà cách họ phán xét về các sự việc.” Thay đổi thứ bạn có
thể thay đổi, chấp nhận những gì bạn không thể, đó là công thức về sau này được
Tổ chức tương trợ lẫn nhau giữa những người nghiện rượu – Alcoholics
Anonymous và những người bán rong áo T-shirt giỏi nắm bắt xu hướng đón nhận.

3. Hãy nhìn chăm chú xuống tính phi lý của tình thế khốn khó của chúng ta, nhưng
hãy bướng bỉnh kiên trì thay vì nhượng bộ cho niềm tuyệt vọng. Như một triết gia
chân chính.

4. "Bạn hãy xem thất bại là người thầy vĩ đại vì một khi thấm nhuần được điều đó,
bạn sẽ hiểu mỗi sai lầm đều cho ta những bài học đáng quý.” – Oprah Winfrey

5. “Hãy biết ơn vì những gì bạn có, rồi bạn sẽ có nhiều hơn. Nếu bạn chỉ tập trung
vào những gì bạn không có, bạn sẽ không bao giờ, không bao giờ biết thế nào là
đủ.” – OW

6. “Khi bạn đánh giá thấp những việc bạn làm, thế giới sẽ đánh giá thấp bạn.” –
OW
1.Tân thủ tướng Nhật Bản:
Suga Yoshihide đã trở thành thủ tướng Nhật Bản ở tuổi 71. Ông không xuất thân
từ một gia đình dòng dõi quyền thế mà chỉ là con trai của một gia đình trồng dâu ở
vùng quê. Mang khát khao đổi đời, ông lăn lộn nhiều nghề để trang trải cuộc sống.
Những năm tháng học Luật đã giúp ông nhận ra chính trị là thứ định hình và có tác
động đến toàn bộ thế giới. Ông đã đến từng nhà để vận động 30.000 người bỏ
phiếu cho mình. Những nỗ lực phi thường ấy đã được đền đáp khi ông đắc cử hai
nhiệm kì liên tiếp CÁI CHI. Sau khi Abe Shinzo từ chức, ông được bầu làm thủ
tướng nước Nhật. Xuất phát từ con số 0 tròn trĩnh, nỗ lực cố gắng vượt lên hoàn
cảnh của ông đã khiến bao người phải ngã phục. Với một nền chính trị coi trọng
dòng tộc ở Nhật Bản, câu chuyện của Suga Yoshihide quả thực đã truyền cảm
hứng.
2.Chung Ju Yung - Chủ tịch tập đoàn Hyundai, cố chủ tịch của tập
đoàn Hyundai đã gây dựng nên một đế chế huy hoàng từ hai bàn tay
trắng. Ông sinh ra ở Bắc Triều Tiên trong 1 gia đình nông dân nghèo có
8 người con. 12 tuổi, ông phải bỏ dở tiểu học để phụ giúp cha mẹ mưu
sinh. Ở tuổi 18, sau 4 lần tẩu thoát bất thành, ông đến được Seoul. Với
khao khát đổi đời, ông vay tiền mở gara sửa xe dù không biết chút gì về
xe hơi và cơ khí, chẳng bao lâu sau doanh nghiệp sập tiệm để lại một
món nợ khủng. Nhưng Chung Ju Yung không dừng lại, ông mạo hiểm
vay thêm tiền mở một gara khác và đặt tên là Hyundai, trong tiếng Hàn
nghĩa là “hiện đại”. Sự nghiệp bắt đầu khởi sắc thì Bắc Triều tràn vào
xâm lược, Chung đưa con trai chạy nạn về Busan và lần nữa rơi vào
cảnh trắng tay. Sau chiến tranh, trở lại Seoul để tái thiết công ty, ông bị
hết ngân hàng này đến ngân hàng khác từ chối. Chung vẫn kiên cường
trụ vững, và hơn thế ông sớm nhìn thấy tiềm năng của việc đầu tư xây đê
chắn sóng ở vùng Vịnh Chonshu, từ đó đưa Hyundai trở thành doanh
nghiệp gia đình lớn nhất tại Hàn Quốc. Nhờ sự kiên cường, không chịu
quy hàng trước số phận mà vào thời điểm xảy ra Đại khủng hoảng Tài
chính năm 1997, Chung Ju Yung đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc
với tài sản lên đến hàng tỷ đô la. Xuất thân từ một gia đình bần nông
Bắc Triều với ba đời nghèo khó, còn dang dở bậc tiểu học nhưng ông đã
kiến tạo nên một đế chế công nghiệp hiện đại, đưa Hàn Quốc trỗi dậy,
vươn mình thành một con rồng hùng mạnh. Tờ New York Times từng
ghi nhận: “Hơn bất kỳ người Hàn Quốc nào, ông Chung là biểu tượng
cho “phép màu” của một đất nước đi lên, phát triển vượt bậc từ đống tàn
tro của cuộc nội chiến.” Giờ đây, không khó để ta bắt gặp những chiếc
xe Hyundai lao vút trên những xa lộ ở Hoa Kì, Việt Nam và nhiều quốc
gia khác trên thế giới. Yung đã đưa Hàn Quốc sánh vai với các cường
quốc trên thế giới. Ông là minh chứng sống động cho những con người
vươn lên từ hai bàn tay trắng, sống dưới đáy xã hội nhưng không chấp
nhận thực tại, không quỳ gối trước những cuộc thử lửa mà dám ước mơ,
dám dấn thân để vươn lên cuộc đời tốt đẹp hơn. “Không bao giờ là thất
bại, tất cả là thử thách.” (Chung Ju Yung)

3. Chu Quần Phi


Từ một cô gái nhỏ sinh ra trong gia đình nghèo khó ở miền quê Trung
Quốc, phải bỏ học để đi làm thuê kiếm sống, Chu Quần Phi đã vượt qua
biết bao gian khổ để trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất trên thế giới.
Mẹ mất sớm, bố lại tật nguyền, Chu Quần Phi không có lựa chọn nào
khác ngoài việc không ngừng cố gắng để tự kiếm sống và khát khao về
một ngày đổi đời. Ngày ngày, cô phải vượt quãng đường núi xa rất hiểm
trở, cheo leo để lấy củi. 16 tuổi, cô đành bỏ học đi làm công nhân trong
nhà máy sản xuất đồng hồ. Sau cả ngày dài làm việc cật lực, đêm về cô
dành thời gian để tự học và trau dồi các kĩ năng mềm, từ máy tính cho
đến lái xe chở hàng bởi cô tin rằng, bỏ túi thêm được 1 kĩ năng có nghĩa
là con đường mưu sinh sẽ nhiều hơn 1 ngả. Năm 22 tuổi, cô khởi nghiệp
và tự kiến tạo con đường riêng cho mình. Sinh ra và lớn lên trong cảnh
nghèo khó và túng quẫn, Chu Quần Phi đã tự thề với lòng mình rằng
nhất định phải cố gắng để gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Những năm 2000 được xem là “mùa xuân” của các sản phẩm điện tử tại
Trung Quốc. Cô đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ và quyết định chuyển
đổi mô hình kinh doanh từ mặt kính đồng hồ sang mặt kính điện thoại
(thức thời, biết nắm bắt cơ hội) Dù khó khăn chồng chất, bị đối tác chơi
xấu, bị hủy hợp đồng… có lúc công ty mấp mé bờ vực của sự phá sản.
Nhưng Chu Quần Phi không bỏ cuộc, người phụ nữ bé nhỏ ấy vẫn kiên
cường chiến đấu. Nhờ vậy mà công ty Lens Technology của Chu Quần
Phi được chọn làm nhà cung cấp màn hình cho Apple và cô trở thành
“nữ vương” trong ngành màn hình điện thoại cảm ứng. Edwin Louiscole
từng nói: “Bạn không chết vì rơi xuống nước, bạn chết vì mãi ở dưới đó
mà thôi.” Để có được thành công vang dội như ngày nay, nữ tỷ phú tự
thân đã phải làm việc cật lực 18 giờ mỗi ngày. Bởi thế trước khi đội lên
chiếc vương miện lộng lẫy, ta phải chịu được “sức nặng” của nó.

4. Ursula Burns
Ursula Burns là nữ CEO người Mỹ da màu đầu tiên lãnh đạo công ty
thuộc danh sách Fortune 500, vượt qua rào cản giới tính và sự phân cách
chủng tộc gây áp đảo ngành công nghệ. Dù không được may mắn có
cuộc sống tiện nghi đủ đầy như những đứa trẻ khác nhưng cựu CEO
Xerox cho rằng một phần thành công của mình đến từ việc có được một
nền giáo dục tốt. Khi kể về nơi mình từng sống thời thơ ấu, bà chia sẻ:
“Luôn có nhiều người ngủ dưới gầm cầu thang, có cả những người
nghiện ma tuý.. Đó dĩ nhiên không phải là nơi an toàn.” Vượt qua mọi
định kiến thâm căn cố đế về người da màu vẫn đang đầy rẫy trên khắp
đất nước Mỹ, Ursula Burns đã chứng minh được người da màu vẫn có
thể làm nên kỳ tích. Bắt đầu sự nghiệp tại Xerox với vai trò là một thực
tập sinh, 34 năm sau, bà đã là nữ chủ tịch và giám đốc điều hành công
ty. Nhờ sự chăm chỉ nỗ lực không ngừng và lòng trung thành mà bà đã
khiến tất cả mọi người tin vào vào khả năng thật sự của mình. Sinh ra ở
khu ổ chuột nghèo nàn, Ursula Burns giờ đây đã được Tạp chí Forbes
nêu tên trong danh sách những người phụ nữ mạnh mẽ nhất thế giới.
Ursula Burns khẳng định: “Nơi sinh ra không thể kết luận bạn là ai, do
đó cách duy nhất để thoát khỏi cảnh đói nghèo chỉ có giáo dục tốt.” Nữ
CEO đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục, bởi chỉ có giáo
dục mới là con đường ngắn nhất đưa con người chạm đến những nấc
thang của thành công trong cuộc đời. Giáo dục đã đưa bà từ gầm cầu
thang của một khu ổ chuột nghèo nàn, rách nát lên làm nhà lãnh đạo của
một tập đoàn hàng đầu thế giới. Bà là minh chứng sống động nhất cho
câu nói: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có sự khác biệt là do học
vấn.”
DẪN CHỨNG NI CHƯA NÊU RÕ BÀ ĐÃ HỌC NHƯ THẾ
NÀO ĐỂ ĐỔI ĐỜI

5. Bill Gates
Năm 2000, tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới Bill Gates và người
vợ Melinda Gates đã thành lập một quỹ từ thiện để nâng cao chăm
sóc y tế, xoá đói giảm nghèo trên toàn cầu, và giúp cho mọi người
đều có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Hai vợ chồng ông
đã dùng số tiền khổng lồ của mình để xoá sổ bệnh sốt rét toàn cầu,
bệnh Ebola và bại liệt đang hoành hành ở châu Phi. Họ đã dùng
phần lớn số tiền từ mồ hôi nước mắt của mình để cứu những
người nghèo đói, đang phải oằn mình chống chọi với bệnh tật ở
một miền đất xa lạ. Thay vì mua sắm hàng hiệu, tận hưởng cs xa
xỉ, Bill Gates và vợ đã đích thân đến những vùng hẻo lánh của
châu Phi để tự mình tìm ra nguyên do của căn bệnh, họ đã không
ngần ngại khi gần gũi với những trẻ em nghèo, bệnh tật ở Nigeria.
Melinda Gates còn không ngừng nỗ lực để nâng cao nhận thức về
nữ quyền cho phụ nữ. Bà cho rằng nhiều phụ nữ đang phải làm
việc nhưng không được trả lương xứng đáng, và bà cố gắng để đòi
lại công bằng và bình đẳng giới cho họ. Quỹ từ thiện của vợ chồng
Bill Gates đã cứu sống hàng triệu người, đem lại cuộc sống tốt đẹp
hơn cho những người dân nghèo và những người phụ nữ bị đối xử
bất công trong xã hội. Có lẽ không phải Microsoft, đó mới là sự
đóng góp vĩ đại nhất của Bill Gates cho nhân loại.
6. Mẹ Teresa
Là một nữ tu Công giáo, Mẹ Teresa đã cống hiến cả cuộc đời để
đấu tranh cho người nghèo trên khắp thế giới. Sinh ra và lớn lên ở
Anbani, nhưng Mẹ đã sống trọn đời trong khu ổ chuột ở Ấn Độ để
hiểu sâu hơn về cuộc sống của những người khốn khổ, để thấu cảm
cho những con người ở tận đáy cùng xã hội. Trong khu ổ chuột tối
tăm ẩm mốc đó, Mẹ đã xây dựng một trường học ngoài trời, một
nơi ở cho những người sắp chết, và một mái nhà cho những trẻ mồ
côi. Khi bệnh phong lan rộng ở Ấn Độ, Mẹ đã mở phòng khám lưu
động để cung cấp thuốc men, cứu chữa miễn phí cho người dân.
Mẹ chọn sống độc thân để tận hiến cuộc đời cho những người
nghèo khổ, bệnh tật, trẻ mồ côi, và những con người đang trong
cơn hấp hối. Trái tim của Mẹ dường như đã sưởi ấm và bao bọc cả
cõi nhân gian. Teresa chỉ là một nữ tu nhỏ nhắn, mỏng manh trong
bộ sari trắng viền xanh, nhưng sự vĩ đại và cao cả của Mẹ đã chiếm
trọn trái tim của triệu triệu con người trên toàn thế giới, ngay cả
những người không có tín ngưỡng, những người được sinh ra rất
lâu sau khi Mẹ qua đời. Người đời vinh danh Mẹ là “Vị thánh của
những kẻ khốn cùng.” Mẹ đã “bênh vực cho những con người
không còn có ai để bênh vực”, đã giang tay rộng lòng cho những
kẻ cùng đường tuyệt lộ. Mẹ đã thương đồng loại bằng tất cả những
gì mình có mà không mong cầu một chút hồi đáp hay vinh danh.
Với tấm lòng mênh mông như biển cả ấy, Mẹ Teresa đã được trao
tặng giải Nobel Hoà bình năm 1979. Dù đã rời xa cõi đời hơn 20
năm, hình ảnh Mẹ vẫn còn sống mãi, hậu thế đã phong Thánh, gọi
Teresa với chữ “Mẹ” viết hoa.

7. Oprah Winfrey – Nữ hoàng truyền thông Mỹ


Oprah Winfrey được biết đến là nữ hoàng truyền hình và là nguồn
cảm hứng cho rất nhiều đạo diễn. Bà không chỉ là biểu tượng cho
quyền lực của nữ giới trong ngành giải trí mà còn là tấm gương
cho hàng triệu phụ nữ trên thế giới noi theo.

Cuộc đời cơ cực của Oprah Winfrey đã bắt đầu ngay từ khi bà còn
chưa chào đời. Vì bố mẹ chưa đăng ký kết hôn nên bà bị cho là con
ngoài giá thú và không được bố thừa nhận. Bà phải về sống với bà
ngoại cùng ba người em khác trong một khu ổ chuột tồi tàn, rách
nát. Bà ngoại của Oprah Winfrey cực kỳ nghiêm khắc, thường
dùng đòn roi để dạy dỗ cháu. Năm 6 tuổi, Oprah chuyển về sống
với mẹ, ngỡ rằng cô sẽ được sống êm đềm hạnh phúc hơn. Nhưng
tai hoạ bất ngờ ập đến, Oprah bị chính người anh họ của mình
cưỡng hiếp. Số phận vẫn chưa ngừng trêu đùa Oprah, đến năm 14
tuổi – cô chết lặng khi biết mình có thai – hậu quả của những lần bị
lạm dụng tình dục. Cô gái nhỏ đã hoảng loạn tới mức uống bột giặt
để phá huỷ cái thai trong bụng, rốt cuộc đứa bé đã chết ngay khi
mới lọt lòng. Từ đó, cuộc đời Oprah càng trượt dốc không phanh,
cô phá phách, nổi loạn để quên đi những vết thương đang rỉ máu
trên thân thể và trong trái tim mình. Không thể chịu nổi sự phá
phách của cô, bà và mẹ đã gửi Oprah về với bố của mình. Nhưng
chính sống trong sự cứng rắn, khắt khe của người bố từng chối bỏ
mình, Oprah đã nhận ra chỉ có cô mới có thể cứu rỗi chính mình.
Đó là bước ngoặt khiến Oprah rũ bùn vươn lên. Với trí thông minh
và sự nỗ lực, cô trở thành sinh viên xuất sắc, là Hoa hậu da màu
của trường và Hoa khôi da màu của bang. Oprah cũng là phụ nữ da
màu đầu tiên giành được công việc ở truyền hình lúc mới 19 tuổi.

Ngày nay Oprah được mệnh danh là nữ hoàng truyền hình, là tỷ


phú tự thân và luôn đứng trong top đầu của những người phụ nữ
quyền lực nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes. Kí ức về những
năm tuổi thơ cay đắng, đẫm nước mắt đã khiến cô dũng cảm bóc
tách, phân tích những vấn đề nhạy cảm của xã hội trên sóng truyền
hình. Bên cạnh đó, Oprah còn tích cực tham gia những tổ chức từ
thiện và đặc biệt dành sự quan tâm cho những đứa trẻ bất hạnh với
ước mong chúng không phải trải qua tuổi thơ cay đắng như cô đã
từng. Hành trình “đi từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”
của Oprah Winfrey quả là kì tích khiến bao người phải ngả mũ
khâm phục. Không gục ngã trước những đòn giáng bất ngờ của số
phận, Oprah đã “rũ bùn” đứng lên một cách ngoan cường. Chính
Oprah từng chia sẻ: “Trong cuộc đời, bạn sẽ gặp phải rất nhiều nỗi
đau, mắc phải rất nhiều sai lầm. Đó chỉ là cách mà Chúa nhắc nhở
bạn đang đi sai đường.”

8. Michelle Obama
Michelle Obama từ lâu đã được xem là biểu tượng của quyền lực
và nữ quyền, là hình mẫu của giới nữ không chỉ trong nước Mỹ mà
trên toàn thế giới. Là cựu đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ, bà luôn
tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, và từng góp phần
không hề nhỏ cho sự thành công trong chiến dịch tranh cử Tổng
thống của Barack Obama. Qua cuốn tự truyện “Chất Michelle”
được bà ra mắt năm 2018, công chúng có dịp được biết đến những
đóng góp to lớn của bà và chồng trong công cuộc đổi mới nước
Mỹ. Michelle đã thực hiện những chương trình có quy mô lớn và
tác động sâu rộng tới đời sống xã hội Mỹ như cải thiện chất lượng
dinh dưỡng và giáo dục để giúp các bé gái được đến trường. Đối
với bà, một đất nước có phát triển hay không tuỳ thuộc vào việc
các em gái có được trao quyền và cơ hội công bằng như các bé trai.
Michelle đã thành công trong cải thiện dinh dưỡng các bữa ăn ở
trường học để giảm nạn béo phì ở trẻ. Đệ nhất phu nhân cũng đã
nỗ lực xây dựng quỹ “Let Girls Learn” nhằm hỗ trợ hàng chục
triệu em gái trên thế giới được tiếp cận với giáo dục. Michelle chia
sẻ: “Là một người phụ nữ, trên hết là một người mẹ, tôi muốn các
con tôi được trao quyền, được thực hiện các hoài bão và ước mơ
của mình.” Là một cô bé da màu, sinh ra trong căn nhà nhỏ ở miền
quê nghèo nhưng được tiếp cận với một nền giáo dục tốt, Michelle
đã đổi đời, vươn lên tỏa sáng như một “viên ngọc trai đen”. Người
phụ nữ mạnh mẽ và đầy nhân ái ấy luôn cháy rực khát khao giúp
đỡ mọi trẻ em trên thế giới được đến trường, được sống cuộc đời
tươi đẹp hơn. Bà từng viết trong cuốn “Chất Michelle”: “Chúng ta
chấp nhận thế giới như hiện có, hay chúng ta ra sức tạo nên thế
giới mà chúng ta nên có?” Hành động và nỗ lực của Michelle đã
trở thành nguồn cảm hứng cho triệu triệu bé gái và phụ nữ trên
toàn cầu.

You might also like