You are on page 1of 8

Dẫn chứng con người - các sự kiện xã hội

(Dưới đây là một số nhân vật, câu chuyện chị sưu tầm và cảm thấy có thể vận dụng được
cho nhiều đề bài, và một số những điều nho nhỏ nhưng rất ý nghĩa trong đại dịch, trong
những giai đoạn chúng ta sống thật khó khăn. Nhớ học đấy chứ viết cả bài không có một
dẫn chứng nào là không được đâu)

Greta Thunberg (Thụy Điển) sinh ngày 3-1-2003 dù tuổi trẻ nhưng đã được Time bình
chọn là nhân vật của năm 2019 trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Chưa
dừng lại ở đó, khi chỉ mới 18 tuổi, Greta đã được đề cử giải Nobel 3 năm liên tiếp. Nhận
thức cao về vấn đề biến đổi khí hậu từ năm 8 tuổi, Greta luôn nỗ lực nhiều nhất có thể để
kêu gọi mọi người góp sức bảo vệ môi trường. Cho đến khi 15 tuổi (năm 2018), Greta bỏ
học các lớp thứ Sáu hàng tuần và phát động phong trào “những ngày thứ Sáu cho tương
lai” hay “biểu tình trường học vì khí hậu”. Phong trào khuyến khích học sinh, sinh viên
nghỉ học để yêu cầu chính phủ các nước hành động chống biến đổi khí hậu.

( Chú ý: vận dụng vào những vấn đề như tuổi trẻ, cống hiến, nhận thức, mối quan hệ con người
– đời sống, các em sẽ chỉ dẫn dắt rất ngắn gọn, chị ví dụ: “Nói về tuổi trẻ và những cống hiến vĩ
đại, tôi nhớ đến hình ảnh của Greta Thunberg – cô là một trong những người trẻ được đề cử giải
Nobel liên tiếp trong 3 năm nhờ những nhận thức cao về vấn đề biến đổi khí hậu. Phong trào
“những ngày thứ Sáu cho tương lai” hay “biểu tình trường học vì khí hậu” đã lan tỏa và truyền
cảm hứng tới rất nhiều người trẻ để tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội.” Phần chị dẫn
bên trên để cho các bạn hiểu thêm về nhân vật thôi nhé, cả những dẫn chứng bên dưới đều như
vậy)

Brendon Burchard (Mỹ) anh đã góp phần thay đổi cuộc sống của hàng vạn người bằng
những khóa học và buổi thuyết giảng về cách làm việc hiệu quả cũng như phát triển bản
thân toàn diện. Khi ở cận kề cửa tử thần sau vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng, anh nhận ra
mình đã bỏ lỡ rất nhiều điều quý giá trong cuộc sống chỉ với 3 câu hỏi đơn giản:
 Mình đã sống trọn vẹn?
 Mình đã yêu hết mình?
 Mình đã tạo ra được sự khác biệt và có ích cho xã hội?

Từ đó, cuộc đời của anh sang trang mới. Brendon rời bỏ công việc ở công ty của mình và tuyên
bố trở thành diễn giả, huấn luyện và người đào tạo để truyền cảm hứng cho người khác bằng
thông điệp sống, yêu và trở nên có ích

Chú ý: Chị mẫu thử một nhân vật này cho 3 dạng đề khác nhau để các bạn linh hoạt khi sử
dụng nhé:

Đề về lí tưởng sống:
Lev Tolstoy chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương
hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Và tìm ra lí tưởng cùng
những điều quý giá trong cuộc sống chỉ qua ba câu hỏi: mình đã sống trọn vẹn, đã yêu hết mình,
đã tạo ra sự khác biệt và có ích hay chưa, câu chuyện về Brendon Burchard – người đàn ông đã
từng cận kề cửa tử nay hiểu về chân lí cuộc đời đã truyền cho tôi cảm hứng sống đích thực, để tự
mình tìm ra một con đường riêng: trong sạch, nguyên vẹn và thẳng thắn.

Đề về sự thay đổi:

Brendon Burchard khi ở cận kề cửa tử thần sau vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng, sau sự kiện chấn
động đó, anh đã tạo ra những sự thay đổi tích cực. Brendon rời bỏ công việc ở công ty của mình
và tuyên bố trở thành diễn giả, huấn luyện và người đào tạo để truyền cảm hứng cho người khác
bằng thông điệp sống, yêu và trở nên có ích. Sự thay đổi ấy của anh bắt nguồn từ những ngày
tháng tồi tệ nhất trong cuộc đời, nhưng sau cùng, cuộc đời vẫn luôn mở lối, khi ta dám sống và
dám thay đổi một cách tích cực nhất. \

Đề về đương đầu với khó khăn thử thách

Qua mỗi một thử thách trong cuộc sống, ta càng được tôi luyện thêm bản lĩnh và ý chí vững
vàng. Người ta vẫn nói rằng trong NGUY có CƠ. Trong nguy hiểm, gian nan vẫn luôn tiềm ẩn
những cơ hội. Và cuộc đời Brendon Burchard chính là một minh chứng cho điều đó. Từng phải
đối mặt với tử thần sau vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng, nhưng chính anh đã vượt lên, đã kiên
cường để trở thành diễn giả truyền cảm hứng cho tất cả những con người ngoài kia vẫn đang loay
hoay, trăn trở với những câu chuyện riêng của cuộc đời mình

=> MỘT DẪN CHỨNG CHỊ GHI LẠI CHO CÁC BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG RẤT
NHIỀU BÀI, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI LINH HOẠT VÀ HỌC CHĂM CHỈ NHÉ. BẮT
ĐẦU TỪ NHỮNG DẪN CHỨNG SAU CHỊ KHÔNG MẪU NỮA NHA.

Một phụ nữ người Bỉ, Suzanne Hoylaerts, đã qua đời ở tuổi 90 vì COVID-19 sau khi từ
chối dùng máy thở, bà đã nói với các bác sĩ của mình: “Hãy dành nó cho những người trẻ
tuổi, những người đang cần nó nhất. Tôi đã có một cuộc đời đẹp rồi.” Họ là những anh
hùng ngoài đời thực, cho ta niềm tin xác quyết rằng vẻ đẹp cuộc sống luôn tồn tại ở bất kì
nơi đâu, dù nơi đó là thực tại đen tối nhất (chị mẫu bình luận ngắn gọn z, tự xử linh hoạt
với các đề nhé)

“Họ cần sự có mặt của tôi và tôi đồng ý. Khi bạn quyết định đời này sẽ làm một bác sĩ thì
bạn phải có trách nhiệm với điều ấy. Tôi đã lập một lời thề y đức. Nếu bạn sợ lây bệnh thì
tốt hơn hết đừng nên làm một bác sĩ.” – Giampiero giron, 85 tuổi. Ông ấy đã quá tuổi
nghỉ hưu của mình nhưng vẫn quay lại để hỗ trợ trong thời điểm dịch bệnh này... Người
đàn ông này đã từng là một huyền thoại khi thực hiện ca ghép tim đầu tiên ở Ý.
Một chàng trai nhập cư người Ả Rập sống ở Ý và co' một cửa hàng trái cây. Anh ấy đang
tặng trái cây miễn phí với dòng chữ: “Các bạn đã chào đón tôi vào đất nước của các bạn
trong suốt 10 năm qua. Hôm nay tôi trả ơn này cho các bạn.”

Một người đàn ông ở Morristown, NJ đã đứng ngoài phòng cấp cứu cùng với tấm biển
này. [Ảnh: Cảm ơn tất cả nhân viên cấp cứu đã cứu mạng vợ tôi. Tôi yêu tất cả các bạn.]
(Đây chính là bài học về lòng biết ơn đó)

Những người theo đạo Sikh khắp thế giới mang những bữa ăn đến hàng ngàn người đang
bị cách ly vì virus corona. Nhóm ‘Những người Úc mang khăn xếp’ cũng đã quyên tặng
hơn 1,5 tấn thực phẩm.

Thạc sĩ Đặng Xuân Thủy, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đã chế tạo thành công
cabin áp lực âm chuyên vận chuyển người mắc Covid-19. Trong đợt dịch đầu tiên, tháng
3/2020, thầy và trò trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cũng chế tạo robot vận chuyển
thức ăn phục vụ trong khu cách ly và bàn giao cho Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng;
sáng chế dung dịch rửa tay sát khuẩn và máy sát khuẩn tay tự động cho tuyến đầu chống
dịch. (áp dụng trong mấy bài về sự sáng tạo trong hoàn cảnh rồi những nỗ lực vì cộng
đồng abc)

Hơn 2.100 cán bộ y tế với đủ mọi độ tuổi đăng ký tham gia cùng TP.Hồ Chí Minh chống
dịch sau 2 ngày kêu gọi. Trong số đó có những bạn sinh viên chưa đủ 20 tuổi, và có cả
những y bác sĩ đã ngoài 50, đã nghỉ hưu từ lâu nhưng khi Tổ quốc cần, họ vẫn sẵn sàng
chung tay góp sức. (Câu chuyện ấm áp nhỏ bé đó giống như một liều thuốc tinh thần,
mang đến niềm tin và sự tích cực, lạc quan cho mỗi con người Việt Nam giữa cuộc chiến
chống dịch Covid-19 dai dẳng và đầy khó khăn, thử thách.

Những ngày gần đây, hashtag “Olympics severely corrected my aesthetics standard” (tạm
dịch: Olympic đã sửa chữa tiêu chuẩn thẩm mỹ của tôi) trở nên phổ biến trên mạng xã hội
của quốc gia tỷ dân TQ với 540 triệu lượt sử dụng. Nhiều bài đăng trong số đó đã ca ngợi
các vận động viên nữ vì năng lực thể thao tại Thế vận hội Tokyo, bất chấp những định
kiến về tiêu chuẩn cái đẹp luôn gắn liền với phụ nữ”. Họ đẹp một cách tự nhiên với làn da
không hoàn mỹ, cơ thể dẻo dai và ánh mắt kiên định. Sự hiểu biết của tôi về thẩm mỹ đã
trở lại theo hướng ban đầu mà không bị giới hạn về hình thức hay phân loại” (dùng trong
mấy bài về cách nhìn, thẩm mĩ, sự khác biệt…)

Gagarin là người đầu tiên thấy hành tinh của chúng ta từ ngoài vũ trụ. Chuyến bay đầu
tiên đưa con người vào vũ trũ đã thành công, trở thành niềm tự hào và là thành quả vĩ đại
nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Và người ta không bao giờ quên được câu nói
đầu tiên từ vũ trụ của Gagarin chuyển về Trái đất. Anh nói: “Từ vũ trụ, tôi không còn
nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. (thông điệp về
hòa bình đó, nhớ vận dụng khi cần)

Trong cuốn sách “Luật 4 giây” của tác giả Peter Bregman đã chỉ ra rằng 4 giây là khoảng
thời gian cần thiết để thực hiện một hơi thở. Khoảng lặng ấy là để nhận ra sai lầm và thực
hiện sự điều chỉnh nhỏ. 4 giây tuy ngắn thui nhưng cũng là cả 1 nghệ thuật để giúp chúng
mình tự kiểm soát và xem xét lại bản thân. Trước khi quyết định hoặc đưa ra 1 điều gì đó
thì hãy dành ra 4 giây hít thở thật sâu, đủ để bình tĩnh lại và không đưa ra các quyết định
vội vã ( Cái này các em sẽ dùng trong những trường hợp muốn viết về khoảng lặng, giá
trị ý nghĩa cuộc sống, tự đánh giá…)

Good Will Hunting - Cái giá để làm người tốt. Hội chứng người tốt, sống vì kì vọng của
bản thân và kì vọng của người khác, dễ chịu hay đau khổ?
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã
thành công vang dội. Tại sao lại có được thành công to như vậy? Liên minh quân đội Mỹ
- Anh trước khi tấn công đã có một sự chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Họ diễn tập rất nhiều
lần, không chỉ diễn tập bình thường mà tập dượt cả phương hướng, địa điểm, thời gian,
tất cả những việc cần làm khi tấn công. Cuối cùng, khi tấn công thực sự, thắng lợi như đã
nằm gọn trong lòng bàn tay, thời gian tấn công chỉ lệch mấy giây so với kế hoạch. (sức
mạnh của sự chuẩn bị đấy)

Hosokawa Morihiro từng là Thủ tướng Nhật Bản cách đây vài nhiệm kỳ, nhưng đến năm
60 tuổi, ông rời chính trường và về sống ở một thung lũng thuộc tỉnh Kanagawa. Tại đó,
ông trồng rau và học làm gốm. Hosokawa đã là một chính trị gia tận tâm khi ở trên đỉnh
cao danh vọng, và khi là một thợ gốm học việc, ông vẫn rất tận tâm với công việc.
Hosokawa nói một trong những điều ông thích ở nghề gốm là nó khiến ông chỉ tập trung
vào cái mình đang thực hiện và “một khi tôi đã quyết chuyện gì thì tôi theo đuổi cho tới
cùng”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính là một tấm gương điển hình về việc: Thất bại
nếu không bỏ cuộc, sẽ dẫn đến thành công. Trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình,
Donald Trump không ít lần phải đối mặt với những thương vụ không như ý dù đã hao tốn
rất nhiều công sức và tiền bạc. Nhưng thất bại với ông Trump chỉ đơn giản là một cách
lựa chọn chưa dẫn đến thành công. Từ những thương vụ phá sản, Donald Trump đã
không ngừng học hỏi và trang bị cho mình bản lĩnh “đi từ thất bại này sang thất bại khác
mà không mất đi sự nhiệt huyết của bản thân”. Ông nhận ra rằng: “Đôi khi, việc thất bại
trong một trận đấu nhỏ sẽ giúp bạn tìm ra cách để thắng cả một trận chiến lớn”.

Vua gang thép Mỹ là Canergie vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, năm 13 tuổi đã
phải bỏ học vào học nghề tại xưởng dệt. Sau đó, ông đã làm nhiều nghề khác nhau như
nhân viên điện báo, báo vụ viên, nhân viên đường sắt, thư ký văn phòng…trước khi bước
vào kinh doanh thép và gặt hái thành công. Honda, người sáng lập ra công ty ô tô Honda
nổi tiếng thế giới chỉ học xong tiểu học đã phải đi làm. Năm 16 tuổi ông làm thợ phụ sửa
chữa ô tô, mày mò vừa học vừa làm, đi từ sản xuất xe máy rồi đến ô tô. Họ là những tấm
gương sáng về niềm tin và ý chí vươn lên trong nghịch cảnh, cuối cùng đã lập được
nghiệp lớn.

Nhóm Đuốc Mồi và Việt sử kiêu hùng: “Nói giới trẻ quay lưng với lịch sử là không đúng,
thành công của Bình Ngô Đại Chiến chính là minh chứng”. Việt Sử Kiêu Hùng là dự án
phi lợi nhuận với sứ mệnh truyền cảm hứng sử Việt cho người Việt. Dự án được thực
hiện dưới hình thức phim dã sử theo phong cách diễn họa (animation), tái hiện những
nhân vật lịch sử, những trận đánh, hay những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Ông chủ ABC Bakery - "Cha đẻ" bánh mì thanh long - một sáng tạo thú vị để giải cứu
nông sản trong mùa dịch Covid-19. Số lượng bánh mì được sản xuất và bán ra liên tục
tăng lên theo từng ngày, đồng nghĩa với lượng thanh long được giải cứu không ngừng
tăng: Mọi điều tốt đẹp sẽ tới khi tất cả cùng chung tay giúp đỡ và san sẻ.

Michael Jordan “không trung” là tuyển thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng rổ
Mỹ, được tôn xưng là vua bóng rổ. Anh có đủ mọi tố chất và điều kiện của một ông vua
bóng rổ, anh tham gia bất kì trận đấu nào thì tỉ lệ chiến thắng đều rất cao. Nhưng trước
mỗi trận đấu, dù quan trọng hay thông thường, anh đều luyện tập kĩ càng. Anh tập ném
bóng, tập các động tác cơ bản. Anh luôn là người luyện tập vất vả nhất trong đội bóng,
cũng là người có sự chuẩn bị chu đáo nhất. (sự chuẩn bị và sự rèn luyện)

Kodo – (Hương đạo) là nghệ thuật thưởng thức hương trầm – điều độc đáo này chỉ có ở
Nhật Bản. Nghệ thuật thưởng hương này tức là lắng nghe tiếng lòng, không phải ngửi
đơn thuần mà phải huy động cả 5 giác quan. Nghe bằng cõi thẳm sâu nhất, để “nghe”
một mùi hương, người thưởng thức phải chuẩn bị cả tư thế lẫn tâm thế. Trong yên lặng để
bình thản lắng nghe chính mình và thế giới.

Xuất thân từ gia đình nghèo cùng vốn văn hóa ít ỏi đã trở thành trò cười cho mọi người
với cậu bé trẻ Ronaldo. Tuy nhiên, do phải tự lập từ bé khi gia đình không có điều kiện,
CR7 luôn gạt đi nước mắt và đứng lên chiến đấu. Cuối mỗi buổi tập, khi bạn bè đã về hết,
cậu luôn ở lại chăm chỉ luyện tập những kỹ thuật mới. Chính nhờ sự kiên trì và ước mơ
này đã giúp Ronaldo tiến xa trên con đường sự nghiệp sau này.

Năm 2017, Sophia đã làm nên lịch sử khi trở thành người máy đầu tiên được cấp quyền
công dân hợp pháp. Sophia có hình người, mang quốc tịch Ả Rập Xê-út, đã đưa ra một số
tuyên bố gây tranh cãi, nhưng gần đây nhất, một câu nói của cô đã khiến cả thế giới chết
lặng: Cô muốn có một đứa con robot và bắt đầu xây dựng gia đình.
Anne Frank - cô bé với cuộc đời kết thúc bi thảm tại trại tập trung của Đức quốc xã
nhưng vẫn còn sáng mãi trong trái tim của rất nhiều người bởi chính nghị lực sống, lương
tri và khát vọng hoà bình. Nhật ký Anne Frank đã trở thành một tác phẩm kinh điển của
một cô gái “dịu dàng như điều thiện, hồn nhiên như hoa cỏ, nhưng cũng cứng cỏi như
chân lý.”

Celine Dion – một trong những nữ ca sĩ diva nổi tiếng nhất thế giới trong một cuộc phỏng
vấn trên truyền hình, khi được hỏi về nguồn gốc thành công trong việc ra đời liên tiếp
những album có số phát hành hàng triệu bản – đã rất tự tin trả lời rằng cô không hề bất
ngờ vì từ khi mới lên năm tuổi, cô đã đam mê với ca hát và đã tưởng tượng được sự thành
công của mình. Cô đã nhìn thấy trước viễn cảnh, con đường đi đến vinh quang cùng sự
thành đạt đó. (sức mạnh nội lực, tưởng tượng và ước mơ)
Mozart thường xuyên lưu diễn tại nhiều cung điện ở châu Âu khi còn rất nhỏ. Qua những
chuyến đi đó, ông được tiếp xúc với nhiều phong cách âm nhạc khác nhau – đặc biệt là
của Ý và Đức. Không có nhà soạn nhạc nào khác thành công trong việc kết hợp hình thức
chủ điệu của Ý với phức điệu của Đức như Mozart. ( trải nghiệm và chuyện “đi”)

Mozart thấy rằng sự cô lập là ngọn lửa châm cho sự sáng tạo của mình. Mozart từng viết,
“khi tôi… hoàn toàn là chính mình, hoàn toàn ở một mình… hay trong những đêm không
ngủ, đó là lúc ý tưởng của tôi tuôn trào tốt nhất và dào dạt nhất. Những ý tưởng này từ
đâu ra, tôi không biết và tôi cũng không thể ép buộc chúng theo ý mình.” (dành thời gian
cho bản thân, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong đơn độc, lắng nghe chính mình)

Công nương Diana chưa từng e dè khi dành những cái ôm ấm áp cho những bệnh nhân và
những người yếu thế. Hơn thế, đích thân bà còn đến gặp những người vô gia cư khi
không có bất kì camera nào bên cạnh, bà nói rằng: ““THỂ HIỆN MỘT HÀNH ĐỘNG
TỐT NGẪU NHIÊN MÀ KHÔNG MONG CẦU ĐƯỢC NHẬN LẠI, LUÔN TÂM
NIỆM RẰNG RỒI MỘT NGÀY AI ĐÓ SẼ LÀM ĐIỀU TƯƠNG TỰ VỚI BẠN”.

Harry Browne – một nhà văn, đồng thời là doanh nhân người Mỹ đã viết một bức thư vào
năm 1966 cho con gái lúc đó khoảng 9 tuổi. Vì chứa đựng rất nhiều bài học giá trị và vô
cùng ý nghĩa nên bức thư đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của hàng triệu người
trên thế giới. Trong đó có một câu nói đáng chú ý rằng: “Con nợ chính bản thân con đó là
trở thành người tốt nhất có thể.

Xưa kia Lão Tử đã tóm gọn Thế giới Vĩ mô và Vi mô trong hai chữ : ĐẠO ĐỨC! Việc
tuyệt vời nhất của con người là tìm Đức trong Đạo. Đó là chìa khóa để con người ta có
được sự giác ngộ.

Trong lúc các nước Nhật Bản, Đài Loan và Philipnes từ chối, cấm không cho Du thuyền
MS Wesrerdam cập cảng dù đã thỏa thuận từ trước vì sợ sự lây truyền nCoV thì khi con
tàu du lịch Diamond Princess Nhật Bản chở 3.700 hành khách, trong đó 61 người nhiễm
vius corona, chính phủ Việt Nam ta vẫn cho họ được cập cảng Chân Mây (Thừa Thiên-
Huế) và Hạ Long (Quảng Ninh), bởi sợ nhỡ đâu họ sẽ gặp phải sóng to gió lớn giữa đại
dương mù mịt.

Chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đi vào tâm dịch. Phi hành đoàn
gồm 15 thành viên, được lựa chọn từ 100 người đăng ký tình nguyện tham gia. Ở đây
không hề có sự ép buộc, mà xuất phát từ chính tấm lòng, mong muốn của chính họ. Một
người trong số đó còn phát biểu: “Tôi không sợ virus, tôi chỉ sợ đồng bào không được
về”. Câu nói gây xúc động trên đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người và nhân rộng
những nghĩa cử cao đẹp.

Pierce Edwards là một triệu phú 40 tuổi tự tay gây dựng lên sự nghiệp của mình, một nhà
điều hành hàng đầu trong kinh doanh, nhưng lại đang dần dần rơi xuống những hố sâu
cuộc sống. Một ngày, người vợ đầy lo âu cùng người bạn thân nhất đối mặt với anh, yêu
cầu anh dấn thân vào một cuộc hành trình nhằm xác định lại ý nghĩa và mục đích sống
thật sự của mình qua những người anh tiếp xúc. (trải nghiệm, tìm kiếm mục đích riêng
cuộc đời..)

Bạn có hai lựa chọn, hoặc là từ bỏ chấp nhận sống âm thầm hoặc là kiên trì theo đuổi và
làm tốt tới mức không ai có thể phớt lờ bạn như cách Van Gogh đã làm.Van Gogh đã trải
qua cuộc sống không ai biết tới cho tới khi ông chết. Thế nhưng sau đó, người đời đã phải
nhắc tới ông như một thiên tài hội họa, một người nghệ sĩ tài hoa bởi những tác phẩm
mang những thông điệp cuộc sống đầy ẩn ý. Ông được vinh danh là “Cha của nghệ thuật
hiện đại”, trong khi những bức họa của ông luôn ghi nhận đắt giá nhất thời đại. (thời
điểm của mỗi người trong cuộc đời, sự kiên trì, nỗ lực…)

Bộ phim Ranh giới của VTV, chị sẽ gợi ý một số ý tưởng cho viết NLXH từ phim tài liệu
50 phút này

- Bài học về sự cống hiến: có một điều không có ranh giới, đó là sự hy sinh, tận tụy, vì người
bệnh của các y, bác sĩ. Cũng có những lúc họ thất bại, buộc phải chấp nhận COVID-19 đã cướp
đi bệnh nhân của họ. Nhưng điều đó không khiến họ chùn bước trong cuộc chiến giành giật sự
sống.

- Khó khăn trong đại dịch: Khoa cấp cứu, nơi không phân biệt ngày và đêm, chỉ có âm thanh từ
những thứ máy móc duy trì sự sống cho người bệnh, tiếng leng keng của những chiếc bình oxy
va đập vào nhau khi di chuyển. Những bóng áo bảo hộ trắng, xanh của các bác sĩ, điều dưỡng, hộ
sinh hối hả đi lại bất kể đêm hay ngày… Những cuộc điện thoại đến và đi từ chiếc máy bàn. Bức
tranh hiện thực nhất, trần trụi nhất đã được dựng lên từ đây.
- Tình yêu, sự hy sinh quên mình: (hình ảnh của các y bác sĩ nơi tuyến đầu) Thông điệp của phim
chính là sự vượt khó, tình yêu, sự hy sinh quên mình của các bác sỹ dành cho thai phụ, của các
thai phụ dành cho con và đằng sau đấy là cả gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước đang chống
chọi với đại dịch khủng khiếp Covid-19.

- Trân trọng cuộc sống, từng giây phút được sống: từ tuyệt vọng, hy vọng, đau khổ, mừng vui,
hạnh phúc… Cái chết và sự sống đan xen, sự hồi sinh nảy mầm từ cái chết… Tất cả chỉ cách
nhau một ranh giới mong manh. Những cảm xúc này đã lấy đi nước mắt và nụ cười của người
xem qua từng khuôn hình. (Nhấn mạnh về cái chết và giành giật sự sống ở tay tử thần)

You might also like