You are on page 1of 5

Người sống trên núi thường rất cô đơn, đây thường là câu nói dùng để chỉ những người

quyền cao
chức trọng
Người dân Việt Nam ta nổi tiếng với tinh thần đoàn kết, một lòng chống giặc nay lại một lần nữa
cùng đồng lòng chống dịch bệnh, tinh thần tương thân “Lá lành đùm lá rách” được toàn dân phát
huy. Trong giai đoạn dịch bùng phát dữ dội nhất, chúng ta lại gặp những tấm gương sáng giàu lòng
nhân ái, đã không ngại nguy hiểm bản thân sẳn sàng bỏ tiền của công sức để sẻ chia cùng cộng đồng
với ý thức” Người cùng một nước phải thương nhau cùng”, đó cũng là truyền thống vô cùng quý
báo của dân tộc Việt Nam. Người mà Tôi muốn nhắc đến chính là cha đẻ của ATM gạo, ATM khẩu
trang Anh Hoàng Tuấn Anh. Anh là một doanh nhân trẻ với tấm lòng nhân ái đã giúp rất nhiều cho
người dân có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covic 19 với phương châm “ Một miếng khi đói
bằng một gói khi no”.

Hoàng Tuấn Anh sinh năm 1985 tại TP.HCM, hiện là Tổng Giám Đốc Công ty Vũ Trụ Xanh – đơn vị
phân phối khóa điện tử thông minh PHGLock khu vực Đông Nam Á. Anh du học Úc từ lc 15 tuổi và
tốt nghiệp kỹ sư ngành xây dựng .Anh đã có nhiều năm làm việc tại Úc trước khi về Việt Nam khởi
nghiệp. Anh từng là triệu phú trẻ nhất ở tuổi 24, chỉ sau sáu tháng thì trắng tay. Đó là câu chuyện
được anh chia sẻ khi anh còn đang ở Úc.

Thời còn trẻ khi bôn ba kinh doanh, anh suýt tự tử vì lâm vào cảnh phá sản. Khi 24 tuổi, Anh đã mở
công ty tham gia chương trình lắp tấm cách nhiệt và kiếm được 1 triệu đô la Úc chỉ trong vòng sáu
tháng. Vậy mà đến 12 giờ trưa ngày 19.2.2010, chính phủ Úc thông báo còn năm tiếng nữa chương
trình lắp tấm cách nhiệt hết thời hạn (chương trình dừng đột ngột trước hạn 1 năm).

Lúc đó, Anh như té ngửa, 50 container tấm cách nhiệt đang từ vàng biến thành rác, chưa kể để đổ bỏ
còn phải tốn 2.000 đô la Úc mỗi container. Anh khủng hoảng tột độ khi thành triệu phú trong sáu
tháng và trắng tay chỉ trong 5 tiếng đồng hồ, lúc ấy thật lòng nghĩ quẩn và muốn kết thúc cuộc đời
mình để không phiền lụy đến ai.

Lúc đó, mẹ anh gọi điện và nói một câu: “Nếu Anh cần gì thì mẹ sẽ giúp Anh”. Cuộc gọi đó của mẹ
anh như bàn tay kéo tôi khỏi suy nghĩ tiêu cực, vực tôi dậy để có thể làm lại từ đầu. Nhờ thế, Anh
mới còn có được hôm nay. Chính vì vậy , Anh tâm niệm luôn cố gắng hành xử như mẹ mình, giúp
đỡ người khác khi họ cần nhất. trong giai đoạn đất nước đang gặp khó khăn nhất vào tháng 4/2020
toàn thành phố bị cách ly, nhiều ngành nghề hoạt động kinh doanh bị dừng, nhà máy đóng cửa,
nhiều người thất nghiệp. Hầu như gia đình nào đều lâm vào cảnh khó khăn do không có việc làm,
gia đình có người bệnh.các lực lượng tuyến đầu đang ra sức chống dịch trong điều kiện hết sức khó
khăn, anh đã phát minh ra máy ATM gạo giúp đỡ những hoàn cãnh khó khăn có được bữa cơm để
cùng nhau vượt qua đại dịch. Anh là người đã từng ở đỉnh cao rồi bị té ngã nên hơn ai hết anh thấu
hiểu được cảm giác hạnh phúc khi mình khó khăn nhất có bàn tay chìa ra với mình. Anh tâm nguyện
rằng “ Ai đang trong cảnh khốn cùng, cần một bàn tay, thì có Anh nguyện nắm lấy, giúp họ vượt qua
nghịch cảnh” thế là những chiếc ATM gạo đầu tiên ở TP HCM ra đời rồi lan đi khắp các tình miền
tây. Mỗi ngày Anh tặng gạo ở vài nơi, mỗi nơi vài tấn để những người khó khăn, người bán vé số,
lượm ve chai lỡ lâm vào cảnh khó khăn đến lấy.
“Nếu bạn khó khăn, xin hãy lấy một phần. Nếu bạn ổn, xin nhường cho người khác”, Anh viết vậy
để chia sẻ với sự thấu hiểu của mọi người, nhìn vào hoàn cảnh người xung quanh để hành động.

Tấm lòng nhân ái của Anh đã làm lay động và lan rộng đến người thân, bạn bè, các nhà hảo tâm, các
mạnh thường quân đã cùng anh quyên góp sẻ chia và đồng hành cùng anh , thế mà mô hình ATM
gạo ngày càng được đặt ở nhiều nơi đã cứu được bao hoàn cảnh khó khăn trong thời dịch bệnh, thức
ăn và y tế cực kỳ khan hiếm. Anh Chỉ hy vọng làn sóng hỗ trợ này có thể kéo dài, vài người là thiểu
số, nhưng khi lên đến ngàn người cùng mở lòng giúp đỡ thì hàng triệu gia đình không phải chịu
cảnh bữa đói bữa no nữa, nhất là khi có tai ương ập đến. Từ chiếc máy đầu tiên, mô hình AtM gạo
của anh được nhân rộng trên toàn quốc với hơn 100 máy, ước tính tổng số gạo phát đi mỗi ngày dao
động con số rất lớn từ 50 đến 500 tấn gạo trên ngày.

Hạnh phúc là được cho đi, với anh cũng thế, hình ảnh anh tại Cây ATM gạo đầu tiên người bình dị
trong trang phục áo thun đen, quần màu bò, đeo kín khẩu trang đứng nhìn bà con đến nhận gạo. Tuy
không nói ra nhưng trong anh rất vui sướng và hạnh phúc khi thấy các cụ già neo đơn , người bán vé
số tay cầm túi gạo đầy vui sướng vì chiều nay gia đình mình được bữa com no. Tuy vậy anh và gia
đình cũng bị chỉ trích, những tin nhắn tiêu cực, đe dọa bởi những thành phần bất hảo, đôi lúc khiến
anh muốn dừng lại nhưng nghĩ đến hàng vạn mảnh đời khó khăn đang chờ anh giúp đỡ và không
phụ lòng tin yêu ủng hộ các nhà hảo tâm, anh gạt ngoài tay và vững tin bước tiếp vì mục tiêu của anh
là một triệu người nhận gạo.

Với kinh nghiệm chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư và điều trị thời gian dài, Anh lai nghĩ ra cách để các y
bác sĩ có thể theo dõi và liên lạc với bệnh nhân y như với người thân , anh nghĩ ngay đến chuông
camera

Những ngày đầu khi nghe tin có bệnh nhân nhiễm Covid-19 và đang ở bệnh viện dã chiến, Anh đã
tức tốc đeo khẩu trang, cùng một số nhân viên đến liên lạc với bệnh viện đề nghị tặng chuông cửa
thông minh lắp cho các phòng áp lực âm, phòng xét nghiệm để bệnh nhân và bác sĩ, y tá có thể liên
lạc với nhau, thậm chí người nhà có thể trò chuyện với bệnh nhân thông qua ứng dụng cài đặt trên
điện thoại, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh nguy hiểm.

Sau khi được chấp thuận, Anh lên đường đến nơi có dịch lắp đặt sản phẩm để giúp bệnh viện dã
chiến hoạt động ngay. Nhìn nụ cười của các bác sĩ, thân nhân và người bệnh khi được nói chuyện với
nhau mới thấy hạnh phúc vỡ òa, các cố gắng của anh em được đền đáp xứng đáng.

Anh không ngại nguy hiểm vì dịch bệnh có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào cho bản thân anh và gia
đình mình. Bản thân anh có vợ, hai con nhỏ và cha già 75 tuổi, dưới anh có cả trăm nhân viện công
ty, anh là người đứng đầu lỡ lây bệnh mọi người thì sao. Suy nghĩ tiêu cực không ngăn được anh vì
cha anh đã truyền lên người anh nhiệt huyết cứu người cao cả. Cha anh đã dành 20 năm chữa bệnh
phong, căn bệnh vào thời xưa cực kỳ nguy hiểm nhưng Cha Anh chưa bao giờ từ chối bất cứ bệnh
nhân nào đến nhờ giúp đỡ.Tình thần giúp người như thể tương thân đã có truyền thống trong gia
đình anh, chính vì thế đã làm nên một Hoàng Tuấn Anh đầy nhân ái như hiện tại.Mặc dù đợt dịch
này công ty anh cũng không mấy thuận lợi, nguồn thu của công ty đã giảm 50%, anh phải bán nhà và
cầm cố tài sản làm vốn lưu động trả lương nhân viên, anh vẫn vui vẻ tự tin chúng tôi vẫn sống được.
Công ty còn sống, mọi người vẫn có việc để làm, rồi doanh nghiệp sẽ có thể phục hồi. Tiền thì lúc nào
kiếm cũng được. Anh chỉ mong đủ sức để tiếp tục cùng mọi người vượt qua đại dịch.

Sau khi dự án ATM gạo, Anh được nhiều người biết tới hơn. Anh bộc bạch quả thực lúc đó anh cũng
có bị ngợp, cũng buồn khi đọc hay nghe được những lời không tốt về mình.Nhưng những lời chỉ
trích hoặc chê bai, Anh vẫn sẽ lắng nghe để hiểu được ý kiến và nguyện vọng của mọi người, xem
Anh sai chỗ nào, thiếu sót chỗ nào để còn điều chỉnh. Còn những ý kiến không mang tính xây dựng
thì Anh sẽ cố gắng bỏ ngoài tai.

Anh nghĩ rằng nếu vì nghe những điều đó mà từ bỏ thì ATM gạo sẽ không đạt được mục tiêu là 1
triệu người nhận gạo, còn ATM oxy sẽ không cứu được gần 100.000 bệnh nhân F0. Mục tiêu cứu
người, giúp người được Anh đặt lên hàng đầu.

Anh hy sinh nhiều cho mọi người cho đất nước như thế, chắc chắn anh sẽ được đền đáp xứng đáng
không ?

Khi nhắc đến, ATM gạo, ATM oxy ai cũng nhớ ngay đến vị cha đẻ Hoàng Tuấn Anh, người sáng tạo
không chĩ công động trong nước mà cả trên thế giới biết đến anh.

Quá trình tham gia vào quá trình xây dựng các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong giai đoạn dịch giúp
Anh có thêm nhiều mối quan hệ hơn và nhiều người cũng biết đến mình hơn. Từ đó, công việc hiện
tại cũng có những sự thuận lợi nhất định. Khi làm dự án mới, Anh đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của Hội Doanh nhân trẻ Việt nam, Hội Doanh nhân TPHCM, các lãnh sự quán và đại sứ quán...
đã biết đến mình, họ cũng giúp cho việc kết nối trong các bước tốt hơn. Đó là kết quả đẹp mang giá
trị nhân văn sâu sắc của hành động “ Cho đi không cần nhận lại của Anh”

Lòng nhân ái đôi khi rất bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn có sẵn trong mỗi con người chúng ta,
cứ cho đi và đừng suy nghĩ xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp giống như đủ nắng hoa sẽ nở.
Những người anh hùng thầm lặng ấy đã cho tôi biết tình yêu và lòng nhân ái vẫn luôn tồn tại và hiện
hữu xung quanh chúng ta, chúng sẽ tỏa sáng “ rực rỡ” để xua tan đi những đêm đen thử thách. Đó
chính là giá trị mà bao đời nay vẫn luôn trân quý, là cách mà chúng ta thêm trổi dẫy và phát triển
mạnh mẽ hơn sau cơn đại dịch đầy đau thương và mất mát ấy.

Công nương Diana, biểu tượng của sự thuần khiết và thiện lương, đã chiếm trọn biết bao con tim trên
thế giới. Từ những năm tháng còn tại thế, công nương đã để lại trong lòng công chúng biết bao yêu
thương và mến mộ bởi sự chân thật và giản dị trong tính cách của bà. Cho đến nay, cuộc đời của bà
vẫn còn được nhiều người nhắc đến niềm trân quý lớn lao .

Cho đi để nhận lại tình thương, ấy chính là sứ mệnh và mong muốn của cố công nương Diana khi
còn sống.TÌNH THƯƠNG LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT đó là di sản nhân đạo mà bà để lại cho cuộc
sống

You might also like