You are on page 1of 5

TỔ 1: Khát vọng, ước mơ, lý tưởng

Phạm Thị Nguyệt Linh – Bếp ăn miễn phí của người mẹ mất con vì ung thư

5 năm trước, ôm con gái mất trong vòng tay mình, chị Linh tự hứa sẽ dành phần
đời còn lại hoàn thành tâm nguyện giúp đỡ người mắc ung thư của con. Năm 2014,
cô bé ba tháng tuổi, Quỳnh Như được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy. Chị Linh
bỏ nghề giáo viên mầm non ở quê lên TP HCM cùng con chiến đấu ung thư. Suốt
bốn năm sau đó, hai mẹ con ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, chủ yếu ăn cơm từ thiện
để đỡ tiền do chi phí điều trị lên đến 20 triệu một tháng. Sau Tết Nguyên đán 2018,
Quỳnh Như yếu hẳn, bụng to, nôn ra máu, gần như không thể nói chuyện, bác sĩ
nói chị chuẩn bị tâm lý. Trên chuyến xe cứu thương 0 đồng, Quỳnh Như mặc chiếc
váy hồng yêu thích, qua đời trên tay mẹ. Sau tang lễ của con, chị Linh trở lại Bệnh
viện Ung bướu TP HCM nhận lại tiền tạm ứng 40 triệu đồng. Người mẹ quyết định
chia hết số tiền này cho 180 bệnh nhi đang điều trị cùng khoa, xem như món quà
cuối cùng của Quỳnh Như tặng các bạn. Ba tháng sau, chị cùng người bạn khác
cũng có con mất vì ung thư bắt đầu làm Bếp mẹ Như, nấu khoảng 50 suất ăn miễn
phí tại căn trọ rộng 20 m2 ở TP Thủ Đức. Bếp ăn đỏ lửa ba lần mỗi tuần với 350-
400 suất cơm được chị Linh đặt tên là Bếp mẹ Như, lấy theo tên con gái Quỳnh
Như đã mất. Bếp ăn được sự ủng hộ của chồng chị Nguyệt Linh và kinh phí từ
những nhà hảo tâm. Đầu tháng 7/2023, chị Linh khai trương thêm nhà lưu trú 0
đồng, công suất 21 phòng dành cho bệnh nhân ung thư. Tất cả công sức mà chị bỏ
ra và cố gắng duy trì cũng chỉ vì suy nghĩ "Ở bên kia thế giới, chắc con bé cũng
nhìn thấy và mỉm cười". Thế nên, người mẹ 41 tuổi, quê Kiên Giang đã hiện thực
tâm nguyện ấy bằng bếp ăn 0 đồng rộng 40 m2, thuộc đường số 10, phường
Trường Thọ, TP Thủ Đức (TP HCM).

Link: Bếp ăn miễn phí của người mẹ mất con vì ung thư - VnExpress Đời sống
Trần Thị Mươn – Cô giáo miền Tây 20 năm biến hiên nhà thành lớp học cho
trẻ em nghèo

Trong suốt 23 năm qua, cô Trần Thị Mươn đã kiên trì dạy một lớp học tình thương
ở xóm lao động nghèo trên đường Tôn Đức Thắng, Sóc Trăng. Lớp học này đã trở
thành ngôi trường của hàng chục đứa trẻ nghèo, chủ yếu là con em người dân tộc
Khmer, nơi các en học đọc và viết những chữ cái đầu đời. Cô Mươn vốn là giáo
viên mầm non, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô tạm ngưng việc dạy để đi làm
thuê, cắt lúa mướn, chạy xe ôm… để có tiền lo cho 3 con ăn học. Năm 2000, cô
giáo người Khmer này được một nhà thờ gần nhà mời về dạy cho các em nhỏ khó
khăn. Cũng thời điểm này, cô thấy nhiều trẻ con gần nhà không biết chữ, hàng
ngày chạy long nhong ngoài đường rất đáng thương nên mở lớp tại nhà dạy học
miễn phí cho các em Quyết tâm này xuất phát từ tình yêu và lý tưởng cao đẹp của
cô, khi cô nhận thấy rất nhiều trẻ em xung quanh không có cơ hội học hành. Đó là
sứ mệnh của cô, dạy cho các em biết đọc, biết viết, và hướng dẫn cách ứng xử
trong cuộc sống. Mỗi ngày, trước khi lớp học tại nhà bắt đầu, các em đã tự đến,
một số đi bộ, một số được gia đình đưa đến. Hơn 20 năm qua, cô Mươn không chỉ
giảng dạy cho các em kiến thức mà còn tặng gạo, mì, và tự vận động quyên góp
sách giáo khoa cũ, bút viết cho các em. Tình thương, sự hy sinh lý tưởng cao đẹp
trong việc giúp các em tiếp cận với nền giáo dục của cô Mươn đã lan tỏa khắp
xóm, khiến nhiều người khác cũng quyết tâm giúp đỡ và chia sẻ với các em những
khó khăn của cuộc sống. Thành tựu của các em trong học tập không chỉ là niềm tự
hào của cô Mươn mà còn là nguồn động viên cho các thế hệ trẻ khác, để họ biết
rằng kiến thức và lý tưởng sống có giá trị đích thực trong cuộc sống.

Link: Cô giáo miền Tây 20 năm biến hiên nhà thành lớp học cho trẻ em nghèo (vtc.vn)
Phan Toàn Thắng – Bác sĩ người Việt biến niềm đam mê những vết thương
thành công ty 700 triệu USD tại Singapore

Từng công tác nhiều năm tại Viện Bỏng Quốc gia, chứng kiến đa số bệnh nhân bị
tổn thương về da là trẻ em và người nghèo, bác sĩ Phan Toàn Thắng ấp ủ mong
muốn tìm ra phương án chữa bệnh hiệu quả với chi phí thấp. Trong khi phương
pháp chữa trị bỏng truyền thống có nhiều nhược điểm, khi các bác sĩ phải sử dụng
một nguồn da hạn chế của chính bệnh nhân thì phương pháp trị bệnh bằng tế bào
gốc là một giải pháp tuyệt vời. Chính vì vậy bác sĩ Thắng đã phải làm việc miệt
mài bất kể ngày đêm và gặp nhiều thất bại để hoàn thiện công trình tách tế bào gốc
từ dây rốn ; kết quả chính là sự thành công ngoài mong đợi. Ông đã biến dây rốn,
thứ từng được coi là chất thải y tế, thành một nguồn cung cấp tiềm năng của 6 tỷ tế
bào gốc. Từ đó, các tế bào có thể trở thành da, xương, giác mạc và nhiều bộ phận
khác trên cơ thể và giúp chữa lành vết thương do bỏng và bệnh tiểu đường.Chính
nhờ khao khát ấy đã dẫn dắt ông đến với những phát hiện khoa học giá trị và trở
thành đồng sáng lập một công ty công nghệ sinh học trị giá 700 triệu USD tại
Singapore.
Link: Bác sĩ người Việt biến niềm đam mê những vết thương thành công ty 700 triệu USD tại Singapore
(kenh14.vn)
Khoai Lang Thang – Vlogger quảng bá văn hóa vùng miền

Khoai Lang Thang (sinh năm 1991, quê ở Bến Tre) - một Youtuber, Travel
Vlogger, quảng bá về văn hóa ẩm thực, văn hóa vùng miền, danh lam thắng cảnh
của mảnh đất hình chữ S cũng như trên toàn thế giới. Từ nhỏ, "đi lang thang" đã là
ước mơ nho nhỏ của anh ấy. Tuy nhiên, trước khi trở thành vlogger, Khoai Lang
Thang đã trở thành kỹ sư tư vấn thiết kế. Vào một chiều của năm 2017, anh ấy nảy
ra một ý tưởng làm những video về ẩm thực và du lịch rồi đăng lên mạng, từ đó
anh rẽ hướng sang làm travel blogger và được biết đến nhiều hơn, dần dần chiếm
được tình cảm của người xem. Từ đó đến nay, chàng Blogger này đã sở hữu hơn
200 video du lịch khắp nơi cả trong nước và hải ngoại, mang đến cho khán giả
những trải nghiệm thú vị trên khắp các vùng miền của tổ quốc. Nhờ số tiền kiếm
được từ Youtube, anh đã dùng nó để thực hiện nhiều dự án cộng đồng cho trẻ em
khó khăn ở những nơi anh từng đặt chân đến.

Link: Khoai Lang Thang: thành Vlogger sau một chiều đong đưa võng - Báo Người lao động
(nld.com.vn)
Phạm Minh Hai – Người bố ung thư quay clip gửi con gái trong tương lai

Anh Phạm Minh Hai phát hiện mình bị ung thư hồi tháng 3/2022 sau mấy tháng
liên tục bị đau lưng, đau ngực và khó thở. Khi bác sĩ thông báo trong phổi của anh
có một khối u ác tính, đã vào giai đoạn cuối, di căn sang xương khiến xương giòn
và dễ gãy, người đàn ông chết lặng. Sau một đêm trấn tĩnh, anh gọi cho vợ thông
báo bệnh của mình. Đối mặt với thực tế, anh Hai nhận ra không còn lựa chọn nào
khác ngoài việc tiếp tục chiến đấu, tích cực ăn uống, rèn luyện và giữ tinh thần lạc
quan. Dù vậy, có những lúc quá đau ông bố một con chỉ muốn buông xuôi. Mỗi lần
như thế, hơi ấm từ đôi bàn tay bé xíu của Anh Thư - con gái 4 tuổi - sờ lên trán hay
hơi ấm từ chiếc chăn cô bé đắp cho bố giúp anh có thêm nghị lực chiến đấu. Một
lần cô bé động viên "Bố nhớ tập thể dục nhiều nhé, nếu không ốm nặng dễ bay lên
trời đấy" khiến anh Hai bật cười. Khi những cơn đau dịu đi, anh Hai tập đi bộ. Ban
đầu anh làm quen với những quãng ngắn, từ 50 m rồi lên 100 m, lắng nghe cơ thể
để điều chỉnh dần tốc độ. Thời gian đầu cứ chạy được một đoạn là Hai muốn bỏ
cuộc vì chân tay rã rời, mồ hôi vã như tắm. Nhưng nhớ lời động viên của con gái,
anh tiếp tục cố gắng. Khát khao kéo dài cuộc sống để nuôi dạy và chứng kiến
những bước trưởng thành của Anh Thư là động lực thúc đẩy người cha cố gắng
đến cùng. Sức khỏe anh dần khá lên, khối u mờ dần trên phim chụp. Dù vậy người
đàn ông này vẫn âm thầm chuẩn bị cho một ngày phải rời xa gia đình. Biết con gái
sẽ gặp nhiều khó khăn khi lớn lên mà không có bố nên ngay từ bây giờ ngoài việc
dạy con cách chăm sóc bản thân, anh còn muốn lưu lại sự nỗ lực của mình làm bài
học cho con sau này. Anh Hai đã đăng clip quay trong bệnh viện để động viên con
gái và clip thứ hai nói với con về việc rèn luyện sức khỏe bằng cách chạy bộ kèm
bài học "luôn tiến lên dù chậm, nếu gặp khó khăn trong cuộc đời".

"Bởi còn được sống là còn được hy vọng", anh nói.

Link: Bố ung thư quay clip gửi tương lai của con gái - VnExpress Đời sống

You might also like