You are on page 1of 4

Mẫu SV.

01
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THUYẾT MINH ĐĂNG KÝ


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2020
(Thuộc chương trình: Chính quy)

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
Nghiên cứu giải pháp điều khiển và tự động hóa
cho bài thí nghiệm “ Sấy đối lưu “

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN 12 tháng


Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021

4. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Họ và tên: Trần Thị Lài Mã số sinh viên: 1711887
Khoa: Kỹ thuật hóa học Năm học: 2020-2021
Địa chỉ nhà: 497 Hòa Hảo, Phường 7, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại nhà: Di động: 0374501037 Email: lai.tran26@hcmut.edu.vn

5. THẦY/CÔ HƯỚNG DẪN


Họ và tên: Nguyễn Sĩ Xuân Ân Học vị: Kỹ sư Mã số cán bộ: 001981
Chức danh Khoa học: GV
Khoa, BM: Kỹ thuật Hóa học, BM Quá Trình & Thiết Bị Điện thoại BM:
Địa chỉ nhà: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại nhà:
Điện thoại DĐ: 0903687773 Fax: Email: nguyensixuanan@hcmut.edu.vn

6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ


Tên cơ quan: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp. HCM
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8-8652442 Fax: 8-8653823 Email: khcn@hcmut.edu.vn

7. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


Họ và tên Mã số sinh viên Nội dung nghiên cứu dự kiến được giao Chữ ký
Trần Thị Lài 1711887 Nghiên cứu giải pháp và thiết kế bộ điều khiển
Nguyễn Thị Kim Thơ 1613408 Lập trình, thiết kế giao diện điều khiển
Lê Văn Vinh 1713972 Lập trình, giám sát hoạt động thiết bị
Đặng Trần Phương
1813766 Khảo sát, đánh giá chất lượng điều khiển
Quỳnh
8. CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP

Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị

9. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


Mẫu SV.01

Trong công nghiệp hóa học việc điều khiển tự động ngày nay vai trò rất đặt biệt đối với quá trình sản
xuất, bởi nó tác động trực tiếp, nhanh chóng đến chất lượng sản phẩm, năng suất và hiệu quả sản xuất của
nhà máy.

Công nghệ chế biến sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng để hình thành và khép kín chuỗi sản xuất nông
nghiệp. Trong đó sấy là một khâu điển hình trong dây chuyền công nghệ sản xuất sau thu hoạch. Sấy không
chỉ đơn thuần là tách ẩm ra khỏi vật liệu mà là công nghệ phức tạp kết hợp của các quá trình truyền nhiệt,
truyền khối giữa các pha theo sự thay đổi theo thời gian nhằm tách ẩm ra khỏi vật liệu. Để đảm bảo thiết bị
sấy hoạt động ổn định cần kiểm soát, điều khiển nhiệt độ trong suốt quá trình sấy.

Tùy theo sản phẩm và yêu cầu chất lượng sẽ có nhiều loại thiết bị sấy khác nhau: sấy đối lưu, sấy bơm
nhiệt, sấy thăng hoa... Trong đó sấy đối lưu là phương pháp được sử dụng phổ biến.

Trong quá trình học tập sinh viên chúng em đã được tiếp xúc với thiết bị “Sấy đối lưu“ tại phòng thí
nghiệm của khoa Kỹ Thuật Hóa Học. Hệ thống sử dụng tác nhân sấy là không khí được gia nhiệt thông qua
04 điện trở, nhiệt độ sấy có thể điều chỉnh ở nhiều mức khác nhau bằng bộ điều khiển ON/OFF, theo dõi
thông số quá trình sấy trên các đồng hồ hiển thị số và kim chỉ vạch.

Mô hình bài thí nghiệm “Sấy đối lưu” của khoa Kỹ Thuật Hóa Học

Ưu điểm của mô hình này giúp sinh viên dễ tiếp cận, dễ quan sát, tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của hệ thống sấy. Ngoài ra còn giúp sinh viên kỹ năng vận hành từ khởi động hệ thống, lựa chọn công
suất calorephe tùy thuộc vào nhiệt độ sấy yêu cầu. Tuy nhiên khi vận hành thủ công không tránh khỏi những
sai sót do người vận hành. Việc sử dụng quy luật điều khiển ON/OFF làm nhiệt độ của tác nhân sấy dao động
với biên độ lớn (khoảng  2 oC).

Theo “Nghiên cứu tối ưu chế độ sấy đối lưu cho thóc theo lớp dày, cố định” tại Đại học Bách Khoa Hà
Nội thiết bị sấy của bài nghiên cứu này được thiết kế tự động với việc đo khối lượng mẫu được xác định bằng
cân điện tử Shimadzu (Nhật Bản) với độ nhạy 0,1 gram.Tốc độ khí sấy được xác định nhờ tốc kế điện tử
Testo (CHLB Đức) độ nhạy 0,01m/s và việc điều khiển tốc độ khí sấy thông qua chiết áp điều chỉnh tốc độ
quay của quạt. Độ ẩm tương đối của khí sấy được đo bằng ẩm kế tự động Fox (Hàn Quốc) với độ nhạy 1%.
Ngoài ra thiết bị thí nghiệm của bài nghiên cứu này có thể thay đổi được lưu lượng khí hồi lưu thông qua van
điều khiển [1].

Trong một nghiên cứu khác về điều khiển nhiệt độ trong quá trình sấy. Nhóm tác giả đã thiết kế được bộ
Mẫu SV.01
điều khiển nhiệt độ sấy thông qua hàm truyền bằng phương pháp Internal Model Control IMC (Phương
pháp kiểm soát mô hình nội bộ). Qua thực nghiệm trong bài nghiên cứu này đã kiểm chứng bộ điều khiển
nhiệt độ có khả năng đáp ứng cao khi thay đổi tốc độ của tác nhân sấy [2].
Các hệ thống sấy ngày nay đều được vận hành tự động, ứng dụng mạch điều khiển đa năng Arduino sử
dụng bộ điều khiển PID được nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình lò sấy nhỏ đã đạt nhiều hiệu quả về khả
năng đáp ứng nhanh, giữ ổn định và đảm bảo sai lệch nhiệt độ ở ngưỡng yêu cầu (  1 oC) . Ngoài ra, bộ điều
khiển còn hoạt động được ở nhiều chế độ khác nhau, gồm hoạt động theo chế độ đặt nhiệt độ trực tiếp, hoạt
động theo chu trình đặt trước và chuyển chế độ hoàn toàn tự động [3].

Áp dụng kiến thức đã được học ở trường và tham khảo các bài nghiên cứu về tự động hóa thiết bị sấy đối
lưu nhóm chúng em mong muốn được thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp điều khiển và tự động hóa
bài thí nghiệm Sấy đối lưu”. Kết quả nếu thành công sẽ đảm bảo hệ thống vận hành tự động, an toàn hơn,
giúp sinh viên phần nào hiểu hơn với thiết bị công nghiệp. Ngoài ra, sản phẩm có giao diện điều khiển, giám
sát thuận tiện cho mục đích kiểm soát, khảo sát và đánh giá cho các bạn sinh viên khóa sau.

[1] Đỗ Thái Sơn, Nghiên cứu tối ưu chế độ sấy cho thóc theo lớp dày, cố định. Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, 2012
[2] Chanachai Wutthithanyawat and Nawadee Srisirawat, Temperature control of heating zone for drying
process, Department of Instrumentation and Control Engineering, Pathuwan Institute of Technology
Bangkok, Thailand, 2016
[3] Ngo, Thanh Binh, Design and creation of control board for drying equipment based on development of a
soft self- turning PID controller,Journal of Vietnamese enviroment, 2018.

10. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


- Ứng dụng tự động hóa vào vận hành, giám sát số liệu bài thí nghiệm “ Sấy đối lưu “.

- Thiết kế bộ điều khiển PID và phần mềm điều khiển, giám sát trên máy tính.

11. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Nghiên cứu khảo sát hoạt động mô hình bài thí nghiệm “ Sấy đối lưu” có tại phòng thí nghiệm sau đó tính
-
toán và lựa chọn giải pháp điều khiển.
- Thiết kế giao diện điều khiển, giám sát, thu thập số liệu.

- Thiết kế bộ điều khiển tập trung sử dụng thuật toán PID điều khiển nhiệt độ tác nhân sấy.

12. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI


- Hệ thống thiết bị điều khiển cho bài thí nghiệm “ Sấy đối lưu”.
- Phần mềm điều khiển, giám sát và lưu trữ số liệu.
- Sản phẩm trưng bày trong ngày hội kỹ thuật của khoa KTHH hoặc tham gia giải thưởng EURÉKA.
13. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 6.000.000 đồng,
trong đó từ:
- nguồn trường 6.000.000 đồng
- các nguồn kinh phí khác 0 đồng

Ngày 20 tháng 06 năm 2020 Ngày 20 tháng 06 năm 2020


Chủ nhiệm đề tài Thầy/Cô hướng dẫn
Mẫu SV.01

Trần Thị Lài Nguyễn Sĩ Xuân Ân

Ngày __ tháng __ năm 200_ Ngày __ tháng __ năm 200_


Ban Chủ nhiệm Khoa KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

You might also like