You are on page 1of 28

CÁCH TRÍCH DẪN VÀ GHI TÀI LIỆU THAM KHẢO

Huynh Thanh

Tài liệu này dựa trên phong cách trích dẫn Harvard được áp dụng khi học
môn Phương pháp Nghiên cứu.

th
Anglia Ruskin University, 2017. Guide to Harvard style of referencing. 6 ed.
<http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/harvard.htm> [truy cập ngày 24
tháng 8 năm 2018]

Một vài lưu ý: Khi trong bài viết có trích dẫn thì tài liệu tham phải có và
ngược lại. Những tài liệu không tham khảo hoặc không có trong bài viết thì
không đưa vào mục “Tài liệu tham khảo”. Không ghi học hàm/học vị khi
trích dẫn trong bài hoặc ghi tài liệu tham khảo.

1. Cách ghi trích dẫn trong bài.

- Trích dẫn nguyên văn: Để trong ngoặc kép


Ví dụ: Mankiw (2004, trang 4) có nêu nguyên tắc “con người phải đối mặt với
sự đánh đổi”
- Trích dẫn gián tiếp: dùng từ ngữ của chính mình diễn giải lại ý của tác giả,
hình thức này được khuyến khích sử dụng
Ví dụ: Để có một cái gì đó, mọi người thường phải từ bỏ một cái khác
(Mankiw, 2004, trang 4)
-Tác giả là người nước ngoài chỉ ghi Họ (không ghi tên và tên đệm).
Ví dụ: Obama (2014) cho rằng……..không ghi Barack Hussein Obama (2014) cho rằng

-Tác giả là người Việt, ghi đầy đủ họ tên

Ví dụ: Nghiên cứu của Phạm Phụ (2005) cho thấy………..


-Tác phẩm có hai (hoặc ba) tác giả nối với nhau bằng liên từ “và” ở ngay tác giả cuối

Ví dụ: Tín dụng nhỏ có tác động mạnh hơn tín dụng ưu đãi lên giảm nghèo
tại thành phố Hồ Chí Minh (Huỳnh Thạnh và Trần Ngọc Châu, 2012)
Cooper và Schindler (2003) lập luận………….
Mô hình đồng quản lý………(Trần Thị Út, Chu Mạnh Trinh và Huỳnh Thạnh, 2013)
-Tác phẩm có nhiều hơn ba tác giả thì tên một tác giả và cụm từ “và cộng
sự” hoặc “et al.” nếu bằng tiếng Anh
Ví dụ: Trần Thị Út và cộng sự (2013) chứng minh…………
-Không đọc được bản gốc mà chỉ đọc lại từ một tác giả khác thì ghi “trích dẫn bởi”

(không khuyến khích hình thức này, trừ trường hợp không tiếp cận được nguyên bản)

Ví dụ: Kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ………….(trích dẫn bởi Morduch, 2002)
Số liệu Tổng cục Thống kê (2015) trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hiệp (2014) nêu
lên thực trạng………….

2. Cách ghi tài liệu tham khảo.


Tài liệu được sử dụng trong bài viết được chia ra làm 2 mục: TÀI LIỆU
TIẾNG VIỆT và TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Tài liệu tiếng việt: Tất cả những tài liệu tham khảo bằng tiếng việt, tài liệu có
tác giả là người nước ngoài nhưng xuất bản bằng tiếng Việt. Sắp xếp thứ tự
vần ABC của tên tác giả.
Tài liệu tiếng nước ngoài: Tất cả tài liệu không phải là tiếng Việt, kể cả tác giả là
người Việt Nam nhưng xuất bản bằng tiếng nước ngoài. Sắp xếp thứ tự vần ABC
theo họ của tác giả (Nếu bạn tham khảo nhiều tài liệu tiếng nước ngoài ví dụ tiếng
Anh, Nhật, Trung Quốc, Pháp…thì ghi tài liệu tiếng Anh, tài liệu tiếng Nhật …)

Tham khảo sách


Tiếng Việt:
Họ tên, năm xuất bản. Tên sách (kể cả tựa con- nếu có). Số lần xuất bản
(nếu nhiều hơn một). Nơi xuất bản (nếu có): Nhà xuất bản.
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế

và thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Tiếng Anh
Họ, tên (viết tắt). tên đệm (nếu có)., năm xuất bản. Tên sách (kể cả tựa con-
nếu có). Số lần xuất bản (nếu nhiều hơn 1). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
Creswell, J.W., 2009. Research design: Quanlitative, quantitative, and mixed methods
rd
approaches. 3 ed. CA: Sage.
Những sách có hai tác giả thì phần nối với nhau bằng liên từ “và” (tiếng Việt) hoặc
“and” (tiếng Anh), những phần còn lại viết giống như cách viết cho một tác giả.

Những sách có nhiều hơn ba tác giả thì ghi một tác giả và từ “và cộng sự”
(tiếng Việt) hoặc “et al.” (tiếng Anh), những phần còn lại viết giống như cách
viết cho một tác giả. Ví dụ: Boardman, A.E., et al., 2001. Cost-benefit
nd
analysis: concepts and practice. 2 ed. NJ: Prentice Hall.

Tham khảo sách dịch:


Tác giả, năm. Tên sách. Dịch từ (ngôn ngữ) bởi (họ tên người dịch), năm. Nơi xuất bản:

Nhà xuất bản.


Saunders, M., Lewis, P. và Thorhill, A., 2007. Phương pháp nghiên cứu trong kinh
doanh. Dịch từ tiếng Anh bởi Nguyễn Văn Dung, 2010. Nhà xuất bản Tài chính.

Tham khảo tạp chí khoa học


Họ tên, năm xuất bản. Tên bài báo. Tên tạp chí, tập(số), trang.
Trần Thị Út, Huỳnh Thạnh và Nguyễn Thị Thanh Hòa, 2016. Vấn đề liêm chính
học thuật trong sự nghiệp “trồng người”. Tạp chí Khoa học, 2(80), trang 54-61.
Ut, T.T., Thanh, H., and Hoa, N.T.T., 2018. Academic Integrity in Higher Education: The

Case of Plagiarism of Graduation Reports by Undergraduate Seniors in Vietnam.

Journal of Academic Ethics, 16(1), pp. 61-69. doi: 10.1007/s10805-017-9279-9.

Ács, Z.J., Autio, E., and Szerb, L., 2014. National systems of entrepreneurship:
measurement issues and policy implications. Research Policy, 43(3), pp. 476-494.

Tham khảo từ bài viết trong hội nghị, hội thảo khoa học
Họ tên, năm xuất bản. Tên bài viết. Tên cơ quan tổ chức, Tên hội nghị/hội
thảo. Địa điểm, ngày. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
Huỳnh Thạnh và Trần Thị Út, 2016. Tiềm năng khởi nghiệp Việt Nam qua chỉ số khởi

nghiệp toàn cầu. Đại học Nguyễn Tất Thành, Hội thảo khoa học quốc gia về khởi

nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 12 năm 2016. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Tham khảo giáo trình, tài liệu học tập:
Họ tên, năm xuất bản. Tên giáo trình/tài liệu học tập. Trường phát hành.
Nguyễn Kim Chung, Lê Đoàn Minh Đức và Nguyễn Thị Diện, 2014. Giáo trình
nguyên lý kế toán. Đại học Thủ Dầu Một.

Tham khảo một cơ quan/tổ chức


Tên cơ quan/tổ chức. Tên báo cáo. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản
Tổng cục Thống kê, 2013. Niêm giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

Tham khảo đề tài, luận văn, luận án


Họ tên, năm. Tên luận văn. Bậc học. Tên trường.
Trần Đình Thắng, 2007. Xây dựng mô hình kinh tế du lịch trên cơ sở vận dụng
lý thuyết cụm kinh tế ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch khu
vực Đông Nam Bộ. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Luật.

Một số dạng khác


Báo cáo từ công ty (Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính…)

Công ty cổ phần sữa Việt Nam, 2015. Vững vị thế Việt Nam: Báo cáo thường niên 2014.
Tháng 2 năm 2015.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam, 2015. Báo cáo tài chính năm 2014. Tháng 2 năm 2015.

Tham khảo trên internet: ngoài những thông tin cần thiết cần ghi thêm
đường dẫn để trong dấu < > thời điểm truy cập để trong dấu [ ]

Trần Tấn Hùng, 2016. Hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN và hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương – Cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, 29(4), trang 13–22.
<http://www.vjol.info/index.php/tdm/article/viewFile/25883/22134> [truy cập ngày
01 tháng 3 năm 2017]

Lý Trần, 2008. Đáng lo giáo dục Đại học Việt Nam. Báo VnEconomy.
<http://vneconomy.vn/20081105110012624P5C11/dang-lo-giao-duc-
dai-hoc-viet-nam.htm> [Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012]
CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG VÀ HÌNH

Dữ liệu được sử dụng trong bài viết thể hiện qua Bảng hoặc Hình (bao gồm cả

sơ đồ, hình ảnh, bản đồ…) sẽ được trình bày một cách thích hợp và nhất quán. Tên

Bảng được đặt ở vị trí phía trên, theo số thứ tự của chương (ví dụ: Bảng 1.5 được hiểu

Bảng số 5 của chương 1), cuối Bảng ghi rõ nguồn gốc của số liệu. Định dạng chung

của Bảng bao gồm những gạch ngang cho dòng tiêu đề nội dung và gạch kết thúc

Bảng (lưu ý: không gạch, in nghiêng hay in đậm một cách tùy tiện; nội dung Bảng

không nên nằm ở hai trang). Đối với Hình, tên Hình được đặt phía dưới (xem Hình 3.1).

Bảng 1.5. Trình độ lao động phân theo giới tính


Giới tính
Tổng toàn phần
Trình độ Nam Nữ
Số
Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
người
Cấp 1 118 51.3 108 48.9 226 50.1
Cấp 2 36 15.7 49 22.2 85 18.8
Cấp 3 6 2.6 9 4.1 15 3.3
Trên cấp 3 2 0.9 6 2.7 8 1.8
Mù chữ 68 29.6 49 22.2 117 25.9
Tổng 230 100.0 221 100.0 451 100.0
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 – 2013

Bảng 2.1. Khởi nghiệp Việt Nam năm 2015 qua các chỉ số.
Việt Indo Malay Philip Thái Đông Nam
Chỉ số (%) Nam -nesia -sia -pines Lan Á(*)
Nhận thấy có năng lực 56.8 65.3 27.8 69.0 46.2 52.1
Nhận thấy có cơ hội 56.8 49.9 28.2 53.8 41.0 43.2
Sợ thất bại 45.6 39.5 27.1 36.5 46.6 37.4
Ý định kinh doanh 22.3 27.5 5.6 37.1 16.7 21.7
Giai đoạn khởi sự 13.7 17.7 2.9 17.2 13.7 12.9
Nhu cầu thiết 37.4 19.0 13.7 25.6 17.2 18.9
Tận dụng cơ hội 57.9 36.5 67.0 41.6 75.9 55.2
Chỉ số động cơ 1.5 1.9 4.9 1.6 4.4 3.2
Lĩnh vực bán buôn/bán lẽ 71.2 73.0 64.4 82.4 71.2 72.8
Hướng sáng tạo s.p/d.v 16.5 17.3 10.5 31.8 19.0 19.7
Định hướng quốc tế 1.5 0.3 7.7 6.9 3.2 4.5
Nguồn: Tính toán được dựa trên dữ liệu từ GEM.
Ghi chú (*): Trung bình Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan
Hình 3.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU [Chỉ mang tính tham khảo]

Đây là bài viết của nhóm nghiên cứu khoa học Nguyễn Thái Sơn, Trương Tuấn Vinh,
Nguyễn Huỳnh Trúc Nhi, Hồ Hoàng Việt và Dư Anh Vũ - Lớp: D16QT04

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua rau an toàn trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một

1. Giới Thiệu

1.1 Lý do chọn đề tài

Rau là một thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh, nếu ăn rau

hàng ngày với lượng đủ có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nặng như bệnh tim mạch và

một số loại ung thư nhất định (WHO/FAO, 2004). Việc ăn rau quả thấp ước tính gây ra

khoảng 31% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 11% đột quỵ rộng khắp trên toàn thế giới. Nói

chung, ước tính có thể có tới 2,7 triệu người được cứu sống mỗi năm nhờ việc tiêu thụ

rau đã được tăng lên đáng kể (WHO, 2002). Thông qua các số liệu trên ta thấy được sự

quan trọng của rau đối với cơ thể con người là rất cần thiết.

Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang sản xuất nhiều loại

rau kém chất lượng, độc hại ra thị trường bằng việc sử dụng thuốc trừ sâu cao hơn kỹ thuật đề

xuất (Pham, Mol và Oosterveer, 2009), sử dụng nước, phân bón và đất bị nhiễm bẩn và sử dụng

nước rửa bị ô nhiễm (Nguyễn Hoàng Diễm My và cộng sự, 2017).

Ý thức được vai trò quan trọng của rau nước ta đã đưa nhiều tiêu chuẩn trồng rau
an toàn nhằm cung cấp các sản phẩm rau an toàn đến tay người tiêu dùng (Ha, 2014)
và được sự hợp tác của nhiều người nông dân (Simmons và Scott, 2007). Nhưng ở
Việt Nam nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng thì ý thức dùng rau an toàn
còn khá mới mẻ vì người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của thói quen mua hàng ở
chợ truyền thống (Wertheim-Heck, Spaargaren và Vellema, 2014).

1
Bên cạnh đó, thành phố Thủ Dầu Một sở hữu một thị trường rau an toàn ở vẫn

còn hạn chế chỉ với lượng rau an toàn ở một số siêu thị như BigC, Coop Mart hay các

cửa hàng thực phẩm sạch xuất hiện gần đây như DaLat House, LeFarms. Tại sao người

dân có thể biết đến rau an toàn nhưng mức độ tin dùng lại còn thấp và liệu rằng, người

tiêu dung có sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng rau an toàn. Vì vậy, nghiên cứu những

yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua rau an toàn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một để

từ đó đề ra các giải pháp phát triển thị trường rau an toàn là vấn đề cần thiết.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: đánh giá hành vi mua rau an toàn của người tiêu
dùng trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ đó đề xuất các hướng trong
việc nâng cao ý thức người dân về sử dụng rau an toàn.

Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu tình hình rau an toàn hiện nay ở thành phố Thủ Dầu Một.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua rau an toàn.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người tiêu
dùng cho rau an toàn.

- Đề xuất các giải pháp để phát triển rau an toàn.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Người quyết định chính trong vấn đề chi tiêu
thực phẩm của các hộ gia đình tại thành phố Thủ Dầu Một.

Đối tượng nghiên cứu: Sự sẵn lòng chi trả cho rau an toàn.

2
1.4. Giới hạn nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu những người tiêu dùng tại một số chợ, siêu thị,
cửa hàng rau an toàn chứ chưa đánh giá qua tất cả các thị trường khác để
có bức tranh tổng quát về hành vi chọn rau an toàn.

2. Lược khảo tài liệu nghiên cứu


2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
Bài nghiên cứu của Lagerkvist, Okello và Karanja (2015) nhằm kiểm tra nhận thức

của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm đối với rau tại các cửa hàng thị trường truyền

thống trong bối cảnh của các nước đang phát triển và kiểm tra xem liệu việc thu thập

thông tin có động cơ tò mò và kiểm soát cá nhân về sự lựa chọn kích thích ảnh hưởng

đến sự tham gia của người tiêu dùng. Dữ liệu được thu thập từ 115 người tiêu dùng ở

khu vực thành thị và ven đô Nairobi. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu

nhiên và lấy từ người tiêu dùng từ 3 thị trường khác nhau. Mỗi thị trường được chia

thành các phân đoạn để tạo điều kiện lấy mẫu, và người trả lời đã được tuyển từ các

phân đoạn này vào những ngày khác nhau trong tuần (bao gồm cả cuối tuần) và vào các

thời điểm khác nhau để nắm bắt các lớp người tiêu dùng khác nhau. Nghiên cứu này

kiểm tra nội dung nhận thức và cảm xúc của các mô hình nhận thức có liên quan đến

nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm tại các cửa hàng thị trường truyền

thống ở một quốc gia đang phát triển. Mục đích là cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự biểu

hiện ý nghĩa thực sự của an toàn thực phẩm. Hiểu được sự biểu hiện ý nghĩa của an

toàn thực phẩm có thể cung cấp đầu vào cho các biện pháp can thiệp nhằm giảm các

nguy cơ về an toàn thực phẩm, có thể rất quan trọng đối với việc thích ứng với các hệ

thống thực phẩm địa phương góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Do mức sống được cải thiện và sự xuất hiện thường xuyên của tình trạng an toàn

thực phẩm, người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến chất lượng và an

toàn thực phẩm. Bài báo của Liu, Pieniak và Verbeke (2013) tập trung vào hành vi của

3
người tiêu dùng Trung Quốc đối với thực phẩm an toàn. Bài đánh giá này dựa trên
các bài báo tiếng Anh và tiếng Hoa đã xuất bản. Các bài báo tiếng Trung đã được
chọn từ cơ sở dữ liệu CNKI – cơ sở dữ liệu lớn nhất Trung Quốc. Kết quả cho thấy
người tiêu dùng Trung Quốc chủ yếu sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng
(truyền hình) và báo chí làm nguồn thông tin chính về thực phẩm an toàn; mặc dù
các mối quan hệ cá nhân và sự tin tưởng giữa các cá nhân cũng đóng một vai trò
quan trọng. Thứ nhất, vẫn có một phân khúc trên thị trường không ý thức về thực
phẩm an toàn. Thứ hai, chính phủ có thể có trách nhiệm làm cơ quan giám sát để
tăng cường giám sát sản xuất lương thực an toàn và điều chỉnh hệ thống chứng
nhận. Cuối cùng, vì mối quan tâm của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm ngày
càng tăng và do thái độ hoài nghi đối với thực phẩm an toàn nên nghiên cứu sâu
hơn về cách thực hiện truyền thông rủi ro thông qua thông tin để giảm sự nghi ngờ.

Để khảo sát thái độ của người tiêu dùng về và chứng nhận chất lượng thực phẩm

tại một số khu vực đô thị được lựa chọn ở miền Nam Việt Nam, nhóm nghiên cứu của

Nguyen và cộng sự (2017) đã thu thập dữ liêu bằng bảng khảo sát người tiêu dùng với

số mẫu là 500. Nhận thức của người tiêu dùng về các điều khoản liên quan đến chất

lượng thực phẩm tương đối thấp. Ít hơn một nửa số người tham gia tuyên bố hiểu được

ý nghĩa của thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực phẩm hữu cơ và tính bền vững. Cần

tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của các hậu quả môi trường liên quan đến việc

mua thực phẩm có chất lượng để nâng cao thái độ của người tiêu dùng về chất lượng.

Cần nâng cao nhận thức và kiến thức về chứng nhận chất lượng thực phẩm và thực tiễn

nông nghiệp bền vững ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

2.2 Thực trạng thị trường rau tại Việt Nam


Theo nghiên cứu của Mergenthaler, Weinberger và Qaim (2009), rau quả tươi vẫn

là nguồn rủi ro thực phẩm quan trọng nhất. Ngay từ năm 1995, chính phủ Việt Nam đã

khởi động một chương trình "rau an toàn" ("rau sạch" hoặc "rau an toàn") do các vấn đề

liên quan đến thực phẩm. Trong bối cảnh này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

4
đã ban hành một quy định tạm thời về việc sản xuất "rau an toàn", áp dụng mức dư

lượng tối đa cho phép từ những danh mục đầu vào trong sản xuất (phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật…) làm chuẩn vào năm 1998. Kể từ đó, chính phủ đã thúc đẩy sự phát triển

sản xuất rau cải thiện an toàn thực phẩm. Hợp tác với chính quyền địa phương, nhãn

"rau an toàn" được quảng bá trong các hội chợ hàng năm cho nông dân và trong các

chương trình quảng cáo cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Ngoài chương trình "rau

an toàn" còn có các tiêu chuẩn và nhãn hiệu khác nhau, mà người nông dân thường

trồng theo hợp đồng và tuân thủ các quy định kỹ thuật chặt chẽ hoặc nhận được các

chính sách khuyến khích khác để đảm bảo an toàn thực phẩm. Cho đến nay, trái cây và

rau quả với sự bảo đảm chính thức về an toàn thực phẩm hay tư nhân chính thức vẫn là

thị trường tiêu thụ ở Việt Nam, bao gồm cả ở các khu vực đô thị. Tăng trưởng dường

như chủ yếu bị cản trở bởi sự kiểm soát lỏng lẻo, thiếu cơ chế trừng phạt và do đó hạn

chế sự tin tưởng của người tiêu dùng (Hoàng và Nakayasu)

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh đã đánh giá thực trạng rau

ở Cần Thơ đã cho thấy Cần Thơ vẫn chưa hình thành vùng sản xuất rau an toàn có quy mô lớn,

các điểm trồng rau an toàn còn nhỏ lẻ và thưa thớt. Phần lớn các điểm trồng rau an toàn là do địa

phương hoặc các dự án sản xuất đầu tư kinh phí. Còn rất ít nông dân tự đầu tư sản xuất rau an

toàn vì chưa đảm bảo được thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm rau an toàn ở Cần Thơ vẫn chưa có

một hệ thống tiêu thụ chắc chắn. Tuy Cần Thơ có những nơi sản xuất rau an toàn nhưng sản

phẩm rau an toàn vẫn chưa có được những chứng nhận sản phẩm và nhãn hiệu để tạo lòng tin

cho người tiêu dùng. Nhưng theo định hướng phát triển nghành rau màu của thành phố Cần Thơ,

diện tích rau an toàn sẽ được mở rộng trong thời gian tới theo hướng liên kết sản xuất. Bên cạnh

đó, định hướng phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng tăng cường quy trình kiểm tra, giám

sát chất lượng sản phẩm, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất kết hợp với kỹ thuật bảo vệ cây

trồng, và kết hợp với công tác tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn tại các

vùng trồng rau an toàn trọng điểm. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều khó khăn

5
trong việc kinh doanh rau an toàn ở Cần Thơ. Một là, việc tìm nhà cung cấp rau an toàn

có năng lực tổ chức cung ứng sản phẩm đảm bảo đúng chất lượng và thời gian giao

hàng là rất khó khăn. Hai là, thiếu một quy trình đảm bảo chất lượng trong sản xuất rau

an toàn. Điều này dẫn đến yếu tố chất lượng, một tính chất quan trọng của rau an toàn,

không được đảm bảo và khiến cho khách hàng không an tâm khi lựa chọn mua rau an

toàn tại siêu thị. Ba là, sự đa dạng hóa sản phẩm rau an toàn là giới hạn.

Cũng cùng mục đích như trên bài nghiên cứu của Lê Thị Hoa Sen và Hồ Thị Hồng

(2012) được thực hiện tại Thừa Thiên Huế sử dụng thông tin thứ cấp gồm chủng loại,

khối lượng rau sản xuất và tiêu dùng cũng như các kênh cung ứng được thu thập từ sở

Nông nghiệp và phòng kinh tế tỉnh, thành phố, các báo cáo liên quan đến tình hình sản

xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Huế trong năm 2010. Thông tin sơ cấp gồm

chủng loại, lượng rau sản xuất, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất

rau an toàn được thu thập từ phỏng vấn ban chủ nhiệm và thảo luận nhóm hộ dân sản

xuất rau an toàn và sản xuất rau thường ở hai hợp tác xã. Kết quả cho thấy rằng người

tiêu dùng thành phố Huế ít có thông tin về rau an toàn và thiếu lòng tin đối với rau an

toàn. Địa điểm bán không thuận lợi cũng là một yếu tố cản trở người tiêu dùng thành

phố Huế sử dụng rau an toàn. Thị trường đầu ra khó khăn, nhận thức của người tiêu

dùng về rau an toàn còn hạn chế, thiếu cơ chế quản lý sản xuất rau an toàn để tạo lòng

tin cho người tiêu dùng là những khó khăn chính của người sản xuất rau an toàn ở Thừa

Thiên Huế. Năng suất rau an toàn trồng theo quy trình VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế

thường thấp hơn so với rau thường từ 15-30% và tốn nhiều công lao động hơn sản xuất

rau thường khoảng 20%. Diện tích rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhỏ lẽ chỉ gần

11 ha và phân tán ở năm hợp tác xã và chủng loại rau an toàn không đa dạng.

Bài nghiên cứu của Wertheim-Heck, Sietze và Vellema (2014) nhằm điều tra làm

thế nào mà người tiêu dùng Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày của họ đang phải đối

mặt với nguy cơ về sức khoẻ và các tác dụng phụ khác liên quan đến tiêu thụ rau tươi.

Nghiên cứu đã thực hiện tiến hành với ban quản lý của bốn chợ lớn nhất tại thành phố

6
Việt Trì và với đại diện của ba cơ quan chính quyền địa phương, thu thập dữ liệu từ 75 loại rau từ

nhà bán lẻ. Nghiên cứu khảo sát 152 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên tại 4 quận trung tâm của

thành phố Việt Trì. Sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập

dữ liệu về các quá trình xảy ra ở các nơi buôn bán rau. Sử dụng các phương pháp cung cấp truy

cập trực tiếp vào các tương tác xảy ra tại các nơi tiêu thụ (nghiên cứu quan sát) cũng như các

phương pháp tạo ra các tài khoản hoặc biểu hiện hành động và tương tác (khảo sát, phỏng vấn

và phỏng vấn sâu). Nghiên cứu đã cho thấy rằng an toàn thực phẩm là một tình trạng tiến thoái

lưỡng nan giữa các nhà cung cấp và người tiêu dùng về rau. Cả nhà cung cấp dịch vụ và người

tiêu dùng đều nói về vấn đề này mà không do dự và không ngạc nhiên vì sự an toàn thực phẩm

được đưa ra như một mối quan ngại chính. Nghiên cứu đã tìm ra được hướng đi trong việc đạt

được những phương thức cung cấp và tiêu thụ rau an toàn hơn ở Việt Nam và khu vực Đông

Nam Á.

2.3 Các tiêu chí chọn mua rau


Nguyễn Các Mác và Nguyễn Linh Trung (2014) đã có nghiên cứu về vấn đề nghiên

cứu ảnh hưởng của thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rau đến hành vi tiêu dùng

của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu này ngoài việc tham khảo các

thông tin đã công bố, còn sử dụng các thông tin sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát

90 hộ gia đình dựa trên bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Các hộ gia đình được lựa chọn

bao gồm cả khu vực nội thành và và ngoại thành. Tại hộ gia đình, người được lựa chọn

phỏng vấn là đại diện của gia đình, chiếm giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị rau

ăn hàng ngày cho cả gia đình. Trong đó, không giới hạn nam giới với trình độ và nghề

nghiệp khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy, để xác định được nguồn gốc xuất xứ của

sản phẩm, người tiêu dùng chủ yếu tin tưởng vào địa điểm bán (chiếm 36,7%) và tin

tưởng vào người bán là quen hay không quen (21,1%).

Trong nghiên cứu “Consumers’ attitudes and behaviour towards safe food in
China: A Review” của tác giả Liu, Pieniak và Verbeke (2013) có đề cập đến vấn đề lợi
7
ích của thực phẩm an toàn ở Trung Quốc. Mặc dù mức độ hiểu biết tương đối thấp

nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn giữ thái độ tích cực đối với thực phẩm an toàn.

Theo nghiên cứu chỉ ra được yếu tố an toàn là lý do quan trọng nhất và có tính ảnh

hưởng nhất để lựa chọn thực phẩm an toàn, tiếp theo là bởi yếu tố sức khoẻ, đến dinh

dưỡng và vị giác. Bài nghiên cứu cũng nói lên rằng vấn đề an toàn thực phẩm có tầm

ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn là môi trường xã hội bên ngoài. Ví dụ, Jin và Zhao

(2008) đã báo cáo rằng phần lớn người tiêu dùng đã mua thực phẩm xanh vì sự an toàn

(73%), vì tác động từ lợi ích môi trường (10%) và vị ngon của thực phẩm (8%). Trong

nghiên cứu của Yin và cộng sự (2010) người tiêu dùng xếp loại thực phẩm hữu cơ (68%)

tiếp theo là sức khoẻ (62%), hương vị (59%) và tác động từ lợi ích môi trường (33%).

Nghiên cứu của Zhang (2010) cho thấy mối quan tâm về môi trường là lý do thứ hai mua

thực phẩm an toàn. Cuộc khảo sát này cho thấy thực phẩm đảm bảo an toàn là yếu tố

quan trọng nhất, với thứ hạng dinh dưỡng chỉ đứng thứ ba. Liên quan đến hương vị của

thực phẩm an toàn, Meng (2007) đã báo cáo rằng về 40% người tiêu dùng nhận thấy rau

an toàn hơn so với các món ăn khác.

2.4 Mức độ quan ngại của người tiêu dùng


Trong một nghiên cứu của Pham, Mol và Oosterveer (2009) về việc đối mặt với "thức ăn

nhiễm độc" nghiêm trọng, "cái chết của nông dân do ngộ độc thuốc", "tử vong người tiêu dùng

từ trang trại tiêu thụ sản xuất", và "sự từ chối xuất khẩu thực phẩm", Trung Quốc đã thông qua

một sự điều chỉnh mạnh mẽ về cơ cấu nông nghiệp dẫn đến phát triển nhanh nông nghiệp hữu

cơ. Bằng phương pháp luận, nghiên cứu cũng dựa vào cuộc điều tra của nông dân. Trong mỗi

cộng đồng 30-33 nông dân được ngẫu nhiên được lựa chọn, kết quả là một cuộc khảo sát của

125 nông dân. Sử dụng bảng câu hỏi cấu trúc để hiểu rau hiện tại và quá khứ của họ (5-7 năm

trước) rau các hoạt động canh tác, với trọng tâm là sử dụng thuốc trừ sâu và các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định sử dụng thuốc trừ sâu, bao gồm các kênh tiếp thị. Kết quả nghiên cứu cho

thấy hơn 72% nông dân áp dụng mức liều thuốc trừ sâu cao hơn qui định cho phép. Khoảng 64%

lượng hóa chất

8
tổng hợp mà nông dân sử dụng nhiều hơn các loại thuốc trừ sâu khác nhau
trong mỗi lần phun. Đối với các kênh tiếp thị rau thông thường, giá rau được
54% nông dân coi là yếu tố quan trọng nhất trong lựa chọn các kênh tiếp thị
rau. Mặc dù, 32% nông dân cho biết họ không có vấn đề với tiếp thị rau, 52%
tin rằng chỉ có kết quả đầu vào hóa học trong sự xuất hiện tốt của rau.

Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2007) đã chỉ ra được những yếu tố đó là do sự

phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa một cách chóng mặt với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngày

càng nhiều, người dân ở các vùng khác nhau đổ về làm ăn sinh sống ngày càng đông cho nên

diện tích đất vườn, đất trồng trọt ngày càng bị thu hẹp, người dân phải tận dụng những tất đất

nhỏ để trồng trọt. Tuy nhiên do nhu cầu thị trường lớn vì vậy họ lo chạy theo lợi nhuận mà đã sử

dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ không đúng liều lượng, không đúng lúc, khiến cho lượng thuốc tồn

dư cao hoặc dùng phân bón quá mức khiến cho lượng Nitrau an toàn cao, kim loại nặng hiện

diện, đó là những mối quan ngại cho sức khoẻ con người khi phải sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên

ngoài sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ người ta vì muốn tăng năng xuất, tăng sản lượng rau

xanh để đạt mức thu nhập cao mà người ta đã sử dụng dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón

bao gồm phân hữu cơ và phân vô cơ (phân hoá học), hiện sử dụng khá nhiều phân hoá học. Một

số nơi còn sử dụng nước từ các kênh rạch có chứa nước thải, từ các xí nghiệp để tưới rau.Với

tình hình này, nó đã gây hậu quả lớn cho những người tiêu dùng, quan trọng là dư lượng các

chất đã được tích luỹ ở trong rau mà hàng ngày con người sử dụng.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho thực phẩm
Nghiên cứu của Radam và cộng sự (2010) đã trình bày một số hiểu biết về nhận thức, thái

độ của người tiêu dùng Malaysia và đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả (WTP) đối với sản phẩm

thực phẩm với nhãn "Không MSG" (một loại gia vị trong chế biến – mì chính). Nó cũng là để xác

định mức độ nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng để

xây dựng các chính sách thay thế trong việc cải tiến các ngành công nghiệp với các sản phẩm

như vậy. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật CV để

9
ước tính quyết định của người tiêu dùng về việc trả phí bảo hiểm và mức độ mà họ
sẽ chi trả cho các sản phẩm thực phẩm đó bằng nhãn "Không gắn MSG" dựa trên dữ
liệu thu thập từ các khu vực trong thung lũng Klang. Kết quả cho thấy giá cả, quy mô
hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình, thành viên gia đình dưới 12 tuổi, nữ và trình độ đại
học là những yếu tố quan trọng và quan trọng nhất ảnh hưởng và xác định mức phí
bảo hiểm mà một cá nhân sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm này. Do đó, kết quả sẽ
có thể giúp các chính phủ, nhà hoạch định chính sách, nhà sản xuất và nhà tiếp thị
tham gia vào việc xem xét tiềm năng thị trường sản phẩm trong tương lai gần. Kết
quả của nghiên cứu chỉ ra rằng đa số người được hỏi dường như nhận thức được
MSG, nhưng họ dường như ít hiểu biết về các điều khoản liên quan. Các bên liên
quan cần đưa ra các nguyên tắc và chính sách an toàn MSG cơ bản cho xã hội bằng
cách sử dụng hệ thống giáo dục làm phương tiện. Cần khuyến khích họ thực hiện
các chiến dịch giáo dục về tầm quan trọng của sự an toàn liên quan đến MSG.

Nghiên cứu của Seetisarn và Chiaravutthi (2011) về người tiêu dùng Thái Lan sẵn sàng trả

tiền cho các sản phẩm thực phẩm với Chỉ dẫn địa lý (GI). GI là ký hiệu đề cập đến đặc điểm cụ thể

về vị trí địa lý hoặc nguồn gốc. GI được sử dụng để bảo vệ và đảm bảo rằng sản phẩm là kết quả

từ việc sản phẩm có chất lượng ở một nơi cụ thể. Có nhiều sản phẩm ở Thái Lan đã được Bộ

Thương mại chứng nhận, mang nhãn GI. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu sự sẵn sàng

trả tiền của người tiêu dùng Thái Lan (WTP) đối với các sản phẩm có nhãn GI. Thử nghiệm này

được tiến hành theo phương pháp đấu giá. Sáu mươi người tham gia được yêu cầu chào giá cho

ba sản phẩm mỗi loại với các loại nhãn khác nhau: nhãn hàng thông thường, nhãn ghi rõ nguồn

gốc của sản phẩm và nhãn ghi rõ nguồn gốc của sản phẩm và có dấu hiệu GI. Thống kê t-test

được thực hiện để xác định sự khác nhau giữa giá thầu trung bình cho nhãn bình thường, nhãn

nguồn gốc và nhãn GI. Kết quả cho thấy người tiêu dùng Thái Lan bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc

của sản phẩm. Tuy nhiên, WTP của nhãn hiệu GI không khác biệt đáng kể so với các WTP

10
nhãn mà ghi rõ nguồn gốc của sản phẩm. Điều này hàm ý rằng người tiêu dùng Thái

đánh giá nguồn gốc của sản phẩm, nhưng không nhận ra tầm quan trọng của nhãn GI.

3. Phương pháp nghiên cứu

2
Số mẫu nghiên cứu. Sử dụng công thức lấy mẫu n = p%*q%*[z/e] (Saunder et
al., 2016, p.704) với mức độ tin cậy 95% và sai số 5% ta có số mẫu điều tra 384 người.
Tổ chức thu thập thông tin

Thông tin đề tài sử dụng để phân tích chủ yếu được thu thập qua hai nguồn chính:

Thông tin thứ cấp: nguồn dữ liệu lấy từ những bài nghiên cứu đã công bố
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.

Thông tin sơ cấp: Thu thập thông tin dưới dạng thông qua bảng câu hỏi được soạn

trước (xem phụ lục) gồm cả câu hỏi có đáp án và câu hỏi mở. Phần đáp án một vài câu

hỏi lựa chọn có sử dụng thang đo Likert (thang đo khoảng cách) với số điểm từ 1 đến 4.

Trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một có tất cả 14 phường. Để chọn mẫu chính xác cũng

như có tính đại diện cao, nhóm phân ra thành hai giai đoạn chọn mẫu. Giai đoạn một, nhóm chọn

có chủ đích 3 phường để khảo sát bao gồm phường Phú Cường (trung tâm thành phố Thủ Dầu

Một), phường Hiệp Thành (cận ven trung tâm) và Định Hòa (ngoại ô thành phố Thủ Dầu Một). Việc

chọn ra ba phường với đặc điểm vị trí khác nhau như vậy nhằm tạo được bức tranh tổng quan

cho địa bàn khảo sát. Ứng với mỗi phường (Phú Cường 14 khu phố, Hiệp Thành 8 khu phố, Định

Hòa 8 khu phố). Giai đoạn hai, nhóm dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra ở

mỗi phường 2 khu phố. Sau quá trình chọn ngẫu nhiên mỗi phường 2 khu phố đã chọn ra được

danh sách bao gồm: Phú Cường là khu 2, khu 6; Ở Hiệp Thành là khu 1, khu 7; Ở Định Hòa là khu

3, khu 8. Dựa vào số liệu, đặc điểm dân cư do phường cung cấp, từ mỗi khu tiếp tục sử dụng

phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống với số khoảng cách là 2 (k=2) để chọn ra các hộ dân để tiến

hành khảo sát. Sau khi đã đưa ra kế hoạch khảo sát, lập danh sách các hộ sẽ khảo sát dựa trên số

liệu từ các trưởng khu phố. Tiến hành khảo sát theo danh sách đã

11
đề ra đến khi thu thập đủ mẫu. Để dữ liệu mang tính đại diện và chính sát, tất
cả những đối tượng được khảo sát là những người quyết định chính trong
việc sử dụng bửa ăn hàng ngày trong gia đình. Như vậy, số liệu thu thập sẽ
đại diện cho tổng thể thành phố Thủ Dầu Một từ vùng ven đến nội thành.

Phương pháp phân tích

Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thống kê mô tả và phương pháp quan sát để
đánh giá mục tiêu về thực trạng thị trường tiêu dùng rau hiện nay tại Thủ Dầu Một
(mục tiêu 1). Để đánh giá các hành vi ảnh hưởng đến lựa chọn rau (mục tiêu 2), bài
viết sử dụng kiểm định t để so sánh về điểm trung bình về các tiêu chí chọn lựa rau
giữa hai nhóm tiêu dùng (sử dụng rau an toàn và rau thông thường).

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho rau an
toàn (mục tiêu 3), phân tích hồi qui bằng phương pháp bình phương sai số
là nhỏ nhất (OLS) được áp dụng. Cụ thể,

lnWTP = β1 + β2 incomepc + β3 edu + β4 age + β5 nochil + β6 gender + β7 duminfor + ɛ

Trong đó, lnWTP là logarit tự nhiên của mức sẵn lòng trả (WTP) của hộ gia đình
(đồng)
β2 …β7: Hệ số ước lượng của các biến độc lập ảnh hưởng lên WTP
ɛ: Sai số

Ngoài ra, để phân tích sâu hơn mức sẵn sòng trả trung bình phân theo
các nhóm độ tuổi có sự khác biệt hay không, phân tích phương sai (ANOVA)
được sử dụng trong bài viết này. Tất cả dữ liệu sau khi khảo sát, nhóm nghiên
cứu xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và đưa ra kết quả phân tích.

12
Bảng 1. Mô tả biến trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Đơn vị đo lường

β1 Tung độ góc
incomepc Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng tháng
Edu Số năm đi học Năm
Age Tuổi Năm
nochil Số trẻ em từ 12 tuổi trở xuống Người
gender Giới tính Biến giả, 1 nếu là nữ và 0 nếu là nam
biến giả, 1 nếu xem thông tin rau củ ở mức
Mức độ quan tâm
duminfor thường xuyên và rất thường xuyên; 0 nếu
thông tin rau
ít khi hoặc không quan tâm

Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng-2018

4. Kết quả kỳ vọng

Phân tích này dự kiến sẽ tập trung vào các mảng đánh giá

Thực trạng thị trường rau an toàn tại các các kênh phân phối hiện tại của Thủ
Dầu Một như chợ (chợ Thủ Dầu Một, chợ Đình, chợ Phú Hòa, chợ Hàng Bông), siêu
thị (Coop mart, Big C) và cửa hàng rau an toàn (Đà Lạt house, LeFarms).

Đánh giá hành vi chi tiêu cho thực phẩm (rau/củ) hiện nay của các hộ
gia đình khảo sát như nơi mua, chi tiêu, quyết định lựa chọn rau/củ khi mua.
Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra các yếu tố ưu tiên khi mua hàng của hộ.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của hộ
đối với việc sử dụng rau an toàn. Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên
cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất.

13
5. Khung thời gian

Khung thời gian dự kiến


Nội dung thực hiện

Chuẩn bị
Viết đề cương
nghiên cứu
Bảo vệ và hoàn thiện
đề cương
Thu thập dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ cấp

Khảo sát
Tiến hành khảo sát
thực tế
Nhập và xử lí dữ
liệu
Báo cáo
Phân tích
Viết cáo tổng kết

14
6. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Thị Hoa Sen, Hồ Thị Hồng, 2012. Một số yếu tố ảnh hưởng đến
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học
trường đại học Huế, 71(2), trang 253-266.

2. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh, 2011. Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ. Tạp
chí khoa học trường đại học Cần Thơ, 17b, trang 113-119.

3. Nguyễn Các Mác, Nguyễn Linh Trung, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của
thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rau đến hành vi tiêu dùng của người dân
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(6), trang 877-884.

4. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2007. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chì (Pb) trong

rau xanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển KH&CN, 10(7), trang 1-9.

Tài liệu tiếng Anh

5. FAO (Food and Agriculture Organization) and WHO (World Health


Organization), 2004. Fruit and vegetables for health. Report of joint
FAO/WHO workshop. Kobe, Japan, 1-3 September 2004.

6. Ha, T.M., 2014. Effectiveness of the Vietnamese Good Agricultural


Practice (VietGAP) on Plant Growth and Quality of Choy Sum (Brassica
rapa var. parachinensis) in Northern Vietnam. Aceh International Journal of
Science and Technology, 3(3), pp. 80 – 87.

7. Lagerkvist, C. J., Okello, J.J. and Karanja, N., 2015. Consumers’ mental model

of food safety for fresh vegetables in Nairobi. British Food Journal, 117, pp. 22 – 36.

15
8. Liu, R., Pieniak, Z. and Verbeke,W., 2013. Consumers’ attitudes and
behaviour towards safe food in China: A review. Food Control, 33, pp. 93 - 104

9. Meng, F., 2007. Consumption characteristics of food safety.


Consumer Economics, 23(1), pp. 85-88.

10. Mergenthaler, M., Weinberger, K. and Qaim, M., 2009. Consumer


Valuation of Food Quality and Food Safety Attributes in Vietnam, Applied
Economic Perspectives and Policy, 31(2), pp. 266–283

11. Nguyen, M. H. D., Rutsaert, P., Van Loo, E. J. and Verbeke, W., 2017.
Consumers’ familiarity with and attitudes towards food quality certifications
for rice and vegetables in Vietnam. Food Control, 82, pp. 74-82.

12. Pham, V.H., Mol, A. P. and Oosterveer, P. J. M., 2009. Market


governance for safe food in developing countries: The case of low-pesticide
vegetables in Vietnam. Journal of Environmental Management, 91(2), pp. 380-388.
13. Radam, A., Yacob, M.R., Bee, T. S. and Selamat, J., 2010. Consumers’
perceptions, attitudes and willingness to pay towards food products with “No
Added Msg” labeling. International Journal of Marketing Studies, 2(1), pp. 65-77.

14. Seetisarn, P. and Chiaravutthi,Y., 2011.Thai consumers


willingness to payfor food products with geographical indications.
International Business Research, 4(3), pp. 161-170.

15. Simmons, L. and Scott, S., 2008. Organic agriculture and “safe” vegetables in

Vietnam: Implications for agro-food system sustainability. Department of


Geography, University of Waterloo, Ontario, Canada.

16. Wertheim-Heck, S. C. O., Spaargaren, G. and Vellema, S., 2014.


Food safety in everyday life: Shopping for vegetables in a rural city in
Vietnam. Journal of Rural Studies, 35, pp. 37-48.

16
17. Zhang, H. Y., 2010. Consumer behaviour to green agricultural
products and its influential factors in Guangzhou City. Journal of
Northwest A & F University, 10(4), pp. 53-56.

18. Zhao, C., Jin, M. and Zhao, M., 2008. The structure of female consumers’ purchasing

behavior of green agricultural products. Research on Financial and Economic

, 1, pp. 114-118.

17
PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT HÀNH VI MUA RAU AN TOÀN TRÊN


ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT
Chúng tôi là nhóm sinh viên đại học Thủ Dầu Một đang thực hiện nghiên cứu về
hành vi người tiêu dùng đối với việc mua rau an toàn. Rất mong anh/chị dành chút
ít thời gian để điền vào bảng khảo sát này. Chúng tôi cam kết mọi thông tin anh/chị
cung cấp đều được bảo mật. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị

1. Giới tính: Nam Nữ Phường:……………………………


2. Độ tuổi: ……………. Trình độ: …………………………..
3. Tình trạng hôn nhân:
Chưa lập gia đình Đã lập gia đình
4. Quy mô hộ gia đình:……………… người
Số người dưới 6 tuổi: …….; trên 6 và dưới 12 tuổi……….; Số người trên 70 tuổi:
……
5. Nghề nghiệp chính của gia đình anh/chị:
Cán bộ viên chức Nhân viên Quản lý
Công nhân Kinh doanh Buôn bán nhỏ
Nội trợ Khác (xin nêu rõ)………………………….
6. Thu nhập bình quân đầu người của gia đình anh/chị (triệu đồng/tháng): ......................

7. Chi phí cho thực phẩm trung bình một ngày là ………………………..đồng

8. Anh/chị thường xuyên mua rau ở đâu? (Có thể chọn nhiều đáp án)

Chợ truyền thống Chợ tự phát Cửa hàng


rau an toàn Siêu thị
Khác (xin nêu rõ)……………………………..

18
9. Lý do anh/chị mua rau tại đó (Có thể chọn nhiều đáp án)
Gần nhà/ tiện đường Giá rẻ Dễ lựa chọn
An toàn thực phẩm Đa dạng, phong phú Thói quen
Trưng bày thu hút Khác (xin nêu rõ)……………………………
11. Khi chọn mua rau anh/chị dựa vào:
Cảm tính Kinh nghiệm Kiến thức
Khác (xin nêu rõ)……………………………….
12. Anh/chị có theo dõi (đọc/nghe/xem…) thông tin về rau củ
Rất thường xuyên Thường xuyên Ít khi Không quan tâm
13. Anh/chị lo ngại về thực trạng rau củ không an toàn hiện nay do
Mức độ quan tâm
Với: 1.Hoàn toàn không quan tâm
STT
4. Rất quan tâm

1 Dư lượng thuốc trừ sâu 1 2 3 4

2 Lạm dụng phân bón hóa học 1 2 3 4

3 Sử dụng nguồn nước bẩn để tưới tiêu 1 2 3 4

4 Vùng trồng rau bị ô nhiễm ( đất, nước,…) 1 2 3 4

5 Dư lượng thuốc tăng trưởng 1 2 3 4

6 Sử dụng chất bảo quản kéo dài thời gian tươi xanh 1 2 3 4
7 Sử dụng hóa chất để nâng cao về màu sắc 12 3 4

Hãy cho biết 3 ưu tiên anh/chị quan tâm nhất (dựa vào cột STT)
Ưu tiên nhất:………. Ưu tiên nhì:………. Ưu tiên ba:…………

14. Từ các tin tức về tình trạng rau không an toàn hiện nay thì anh/chị ứng
phó với tình huống ấy như thế nào?

…………………………………………………………………………………………………….

19
15. Gia đình anh/chị đã có ai đã từng ngộ độc do sử dụng rau củ gây ra không?

Không Có (xin nêu rõ) ………………………………………………………….

16. Anh/chị có nghe nói về cụm từ “rau an toàn” ?Có Không

17. Khi nói đến rau củ an toàn, anh/chị thường nghĩ đến đó là rau/củ

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

18.Anh/chị đã từng sử dụng rau củ an toàn chưa? Có Không

Số lần mua rau củ an toàn/tháng ……………....: nơi mua chính……….……………………..

Số lần mua rau củ thông thường/tháng…………….; nơi mua chính……………………………..

29. Mức giá rau an toàn hiện nay theo anh/chị là Đắc Chấp nhận
được

20.Anh/chị có tin tưởng vào rau an toàn không?

Có Không chắc Không

21. Anh/chị biết đến rau củ an toàn qua kênh thông tin nào? (Có thể chọn nhiều đáp án)

Ti vi Sách, báo Bạn bè

Internet Phổ cập kiến thức Người quen

22. Anh/chị có sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho rau an toàn không? Có Không

23. Mức phần trăm giá chênh lệch tối đa mà anh/chị sẵn sàng chấp nhận chi trả
nhiều hơn cho việc sử dụng rau an toàn so với rau củ thông thường ……………%

24. Số tiền mà anh/chị sẵn lòng chi trả tối đa nếu sử dụng rau an toàn…………VND/ngày

20
25. Những yếu tố nào khiến anh/ chị cảm thấy khó khăn trong việc biết đến và sử dụng
rau an toàn? ………………………………………………………………………………………..

.......................................................................................................................................................

26. Tiêu chí chọn mua rau củ của anh/chị


Đánh giá cho: Rau củ an toàn (nếu trong tháng có sử dụng) Rau củ thông
thường
Mức độ quan tâm
Với: 1.Hoàn toàn không quan tâm
STT
4. Rất quan tâm

1 Giá cả 1 2 3 4

2 Thu nhập 1 2 3 4

3 Độ tươi 1 2 3 4

4 Sạch 1 2 3 4

5 Bao bì sản phẩm 1 2 3 4

6 Các chứng nhận an toàn 1 2 3 4


7 Nhãn mác 1 2 3 4
8 Giá trị dinh dưỡng 1 2 3 4

9 Sức khỏe 1 2 3 4
10 Sản phẩm thân thiện với môi trường 1 2 3 4

11 Dễ bảo quản 1 2 3 4

12 Hương vị nấu ăn ngon 1 2 3 4

13 Dễ chế biến 1 2 3 4

14 Thuận tiện mua sắm 1 2 3 4

15 Tính sẵn có (đa dạng) 1 2 3 4

16 Không gian bán hàng và trưng bày thu hút 1 2 3 4


17 Thói quen mua hàng 1 2 3 4

21
Hãy cho biết 5 tiêu chí anh/chị ưu tiên nhất (dựa vào cột STT)
Ưu tiên thứ nhất:………. Ưu tiên thứ nhì:………. Ưu tiên thứ ba:…………

Ưu tiên thứ tư:………. Ưu tiên thứ năm:……….

27. Anh/ chị có thể đánh giá như thế nào về kinh tế gia đình của mình?
Giàu Khá Trung bình Dưới trung bình

22

You might also like