You are on page 1of 3

CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

BÀI TẬP 1: Hãy tính giá nhập kho NVL trong các ngày sau:
− Ngày 02/03/ 201X: Mua nhập kho 3.000 kg, giá mua 10.000 đ/kg, thuế GTGT 10% trên
giá mua, chưa thanh toán tiền cho người bán; chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt
300.000đ
− Ngày 06/03/201X: Mua nhập kho 4.000 kg, giá mua 9.950 đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá
mua, chi phí vận chuyển 520.000 đ, tất cả thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
− Ngày 20/03/201X: Mua nhập kho 1.000kg, giá mua 10.050 đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá
mua, chi phí vận chuyển 100.000 đ, tất cả thanh toán bằng tiền mặt.
BÀI TẬP 2: Hãy xác định nguyên giá của TSCĐ trong các trường hợp sau (Biết rằng DN
hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
1. Doanh nghiệp mua 1 thiết bị, giá mua chưa có thuế GTGT là 50.000.000 đ, thuế suất
GTGT 10% DN chưa trả tiền cho người bán. Các chi phí trước khi sử dụng bao gồm:
− Chi phí vận chuyển phát sinh chưa trả cho công ty vận chuyển: giá cước chưa có
thuế GTGT là 1.500.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%
− Chi phí khác đã chi trả bằng tiền mặt là 800.000 đ.
2. Nhận một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng sản xuất chính do cấp trên cấp trị giá
100.000.000 đ, chi phí trước khi sử dụng chi bằng tiền mặt là 100.000 đ.
3. Vay dài hạn ngân hàng để mua văn phòng làm việc theo giá thỏa thuận 500.000.000 đ và
chi phí trước khi sử dụng 20.000.000 đ, lệ phí trước bạ 1% trên trị giá mua.
4. Nhận vốn góp là một TSCĐ hữu hình có nguyên giá là 100.000.000, đã hao mòn 30%.
Giá trị do hội đồng xác định là 60.000.000 đ.
5. Công ty A mua một máy photocopy với giá chưa thuế GTGT là 50trđ, thuế GTGT 10%,
được trả bằng tiền gởi ngân hàng. Chi phí vận chuyển là 1 triệu đồng, chi phí lắp đặt,
chạy thử là 3 triệu đồng, đã thanh toán hết bằng tiền mặt
6. Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Siêu tốc nhập khẩu 1 xe ô tô 24 chỗ ngồi với trị giá
300.000USD, đã thanh toán cho người bán, tỷ giá hối đoái liên ngân hàng tại ngày làm
thủ tục nhập khẩu là 20.790 VND/USD. Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập
khẩu ô tô nguyên chiếc từ 16 đến 24 chỗ ngồi là 15%. Thuế suất thuế nhập khẩu là 70%.
Thuế suất thuế GTGT là 10%. Doanh nghiệp đã đóng đầy đủ các khoản thuế phải nộp
Nhà nước bằng tiền gửi ngân hàng.
BÀI TẬP 3: Tại một DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có
tình hình nhập xuất NVL như sau:
 Vật liệu A tồn đầu kì (01/03/201X): 2.000 kg x 10.050 đ/kg
 Trong kì phát sinh các nghiệp vụ như sau:
− Ngày 02/03/ 201X: Mua nhập kho 3.000 kg, giá mua 10.000 đ/kg, thuế GTGT 10% trên
giá mua, chưa thanh toán tiền cho người bán; chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt
300.000 đ ( đgnk:10.100, )
− Ngày 05/03/201X: Xuất kho 3.500 kg để sản xuất sản phẩm.
− Ngày 06/03/201X: Mua nhập kho 4.000 kg, giá mua 9.950 đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá
mua, chi phí vận chuyển 520.000 đ, tất cả thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
− Ngày 12/03/201X: Xuất 4.000 kg để sản xuất sản phẩm.
− Ngày 20/03/201X: Mua nhập kho 1.000kg, giá mua 10.050 đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá
mua, chi phí vận chuyển 100.000 đ, tất cả thanh toán bằng tiền mặt.(đgnk:10.080)
Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liêu A theo các phương pháp sau: Biết rằng DN nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ:
1. Phương pháp thực tế đích danh. Giả sử vật liệu xuất ngày 05/03/201X gồm 1.000 kg
của tồn đầu kì và 2.500 kg nhập ngày 02/03/201X; vật liệu xuất ngày 12/03/201X gồm
1.000 kg của tồn đầu kì và 3.000 kg nhập ngày 06/03/201X.
2. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
3. Phương pháp đơn giá bình quân cuối kì
4. Phương pháp đơn giá bình quân từng lần xuất (bình quân liên hoàn)
BÀI TẬP 4: Có tài liệu về vật liệu A như sau:
− Tồn kho đầu tháng 03/201X: 200 kg, đơn giá 4.000 đ/kg.
− Ngày 03/03 nhập kho 600kg, giá mua 3.800 đ/kg, chi phí vận chuyển, bốc dở: 60.000đ.
− Ngày 05/03 xuất kho 400kg để sản xuất sản phẩm.
− Ngày 10/03 nhập kho 700 kg, giá mua 3.920 đ/kg, chi phí vận chuyển, bốc dỡ 35.000 đ,
khoản giảm giá được hưởng 20 đ/kg.
− Ngày 15/3 xuất kho 600 kg để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp sau: (Biết rằng
DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)
1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
2. Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)
3. Phương pháp đơn giá bình quân cuối kì.
BÀI TẬP 5: Tại một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế VAT
theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 2/ 201X có tài liệu sau
I. Tồn kho đầu tháng 2/201X:
 Vật liệu chính: 1.800kg, tổng giá trị thực tế 2.880.000đ
 Vật liệu phụ: 2.400kg, tổng giá trị thực tế 3.360.000đ
II. Nhập kho trong tháng:
1. Ngày 3/2: nhập kho 1.000kg vật liệu chính và 800kg vật liệu phụ. Giá chưa có thuế
GTGT là 1.800đ/kg vật liệu chính và 1.500đ/kg vật liệu phụ. Thuế GTGT tính theo thuế
suất là 5%. Doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán đầy đủ các khoản tiền này. Cước
vận chuyển ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT là 180.000đ, thuế suất thuế GTGT là
5%. Doanh nghiệp đã chi tiền mặt để trả chi phí vận chuyển nói trên, trong đó tính vào
vật liệu chính là 100.000đ, vật liệu phụ là 80.000đ.
2. Ngày 18/2: nhập kho 600kg vật liệu chính và 1.400kg vật liệu phụ. Giá mua chưa có thuế
GTGT: 1.700đ/kg vật liệu chính và 1.600đ/kg vật liệu phụ. Thuế suất thuế GTGT 5%.
Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán. Chi phí bốc dỡ chi trả bằng tiền tạm ứng là
1.300.000đ trong đó phân bổ cho vật liệu chính là 60.000đ, vật liệu phụ là: 70.000đ.
III. Xuất trong kỳ
1. Ngày 7/2, xuất 2.500kg vật liệu chính và 2.600kg vật liệu phụ dùng để trực tiếp sản xuất
sản phẩm.
2. Ngày 23/2. Xuất 700kg vật liệu chính và 1.500kg vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất dùng theo các phương pháp:
1. Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
2. Phương pháp đơn giá bình quân cuối kì.

You might also like