You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LƢƠNG VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI


HỌ CHÈ (THEACEAE) Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Thực vật học


Mã số: 62420111

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH SINH HỌC

Hà Nội – 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trần Ninh

2. PGS. TS. Nguyễn Trung Thành

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

..............................

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

..............................

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

..............................

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia
chấm luận án tiến sĩ họp tại
………………………………………………………………....

vào hồi giờ ngày tháng năm 20.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Họ Chè trên thế giới có khoảng 600 loài, Việt Nam có
khoảng 130 loài, Lâm Đồng có 47 loài và dƣới loài (Bảng 1.3),
trong số đó có nhiều loài mới ghi nhận chỉ phân bố ở khu vực
này (Anneslea dongnaiensis, Adiandra dongnaiensis, Camellia
langbianensis, Camellia nervosa…), nhiều thông tin về loài còn
chƣa đầy đủ, nhiều loài sẽ rơi vào nguy cơ tuyệt chủng nếu
không đƣợc điều tra, tƣ liệu hóa và có phƣơng án bảo tồn kịp
thời.
Nguồn gen các loài thuộc họ Chè, đặc biệt nguồn gen
chi Chè (Camellia L.) có tiềm năng ứng dụng lớn. Với những lý
do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phân loại họ Chè
(Theaceae) ở tỉnh Lâm Đồng”.
2. Mục tiêu của luận án
Nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về phân loại cũng nhƣ
đề xuất giải pháp bảo tồn họ Chè ở tỉnh Lâm Đồng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Bổ sung thông tin về phân loại họ Chè ở Lâm Đồng
nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu về hệ thực vật Việt Nam.
- Cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh
vực Nông lâm nghiệp, Dƣợc liệu, Tài nguyên thực vật, bảo tồn
đa dạng sinh học…
4. Những điểm mới của luận án
- Là nghiên cứu đầu tiên ở Lâm Đồng về phân loại họ
Chè đầy đủ và hệ thống.
- Thiết lập đƣợc 22 khóa phân loại cho các taxon họ
Chè ở Lâm Đồng và bổ sung mô tả hình thái cho một số taxon.
- Góp phần phát hiện và công bố 5 loài mới cho khoa
học.
- Đánh giá hiện trạng và giải pháp bảo tồn một số loài
họ Chè ở Lâm Đồng.
5. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm các phần:
Mở đầu (2 trang).
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu (14 trang).
Chƣơng 2. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung và phƣơng
pháp nghiên cứu (2 trang).
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu (80 trang).
Kết luận và kiến nghị.
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan
đến luận án.
Tài liệu tham khảo (7 trang, 106 tài liệu).
Phụ lục (23 trang).
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VỊ TRÍ HỌ CHÈ (THEACEAE D. DON) TRONH
NGÀNH MỘC LAN (MAGNOLIOPHYTA)
Đến thời điểm hiện nay, thông qua các tài liệu đã phát
hành, danh pháp họ Chè có những thay đổi theo thời gian:
Theaceae Mirb., 1813; Theaceae Mirb. ex Gawl., 1816;
Camelliaceae DC., 1816; Ternstroemiaceae Mirb. ex DC.,
1816; Theaceae D. Don, 1825; Gordoniaceae DC. ex Spreng.,
1826.
Theo luật danh pháp, tên khoa học chính thức của họ
Chè là Theaceae D. Don. Tên đồng danh là Camelliaceae
Mirbel, Gordoniaceae DC. ex Spreng và Ternstroemiaceae
Mirb. ex DC.
Đến nay phần lớn các tác giả đều thống nhất xếp họ
Chè thuộc phân lớp Sổ (Dilleniidae), liên bộ Chè
(Theiflorae/Theanae), bộ Chè (Theales).
1.2. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU HỌ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI
Lịch sử nghiên cứu họ Chè trên thế giới chia thành các
giai đoạn:
- Giai đoạn thế kỷ 18: giai đoạn nghiên cứu sơ khai, có
các đại diện: Kaempfer (1712), Linnaeus (1753), Jussieu
(1789).
- Giai đoạn thế kỷ 19: giai đoạn nghiên cứu hệ thống,
có các đại diện: Mirbel (1813), De Candolle (1816), Sweet
(1830), Bentham & Hooker (1862).
- Giai đoạn thế kỷ 20: giai đoạn kế thừa và phát triển,
thiết lập các hệ thông về họ Chè, có các đại diện: Melchior
(1925), Keng (1962), Brummitt (1992), Chang (1998). Có
những nghiên cứu sâu về sinh học phân tử và chủng loại phát
sinh, có các tác giả: Prince & Parks (2001), Yang et al. (2004),
Prince (2007), Zhang et al. (2014). Trong giai đoạn này, việc
phân loại họ Chè có hai quan điểm: quan điểm theo nghĩa rộng
(s.l.) và quan điểm theo nghĩa hẹp (s.s.). Theo nghĩa rộng, họ
Chè bao gồm các phân họ Theoideae, Ternstroemioideae,
Asteropeioideae và Sladenioideae, ủng hộ quan điểm này có các
tác giả Cronquist (1981), Dahlgren (1983), Goldberg (1986),
Thorne (1992) và Takhtajan (1997). Quan điểm theo nghĩa hẹp
tức là họ Chè chỉ còn một phân họ Theoideae (với các tông
Camellieae hoặc Theeae, Gordonieae, Stewartieae, Pyrenarieae,
Schimeae) còn các đại diện của phân họ Ternstroemioideae
(Keng 1962, Chang 1998) chuyển qua họ Ternstroemiaceae.
Kubitzki (2004) là ngƣời sớm ủng hộ quan điểm phân
loại họ Chè theo nghĩa hẹp khi ông tách phân họ
Ternstroemioideae ra khỏi họ Chè và trở thành họ
Ternstroemiaceae độc lập với họ Chè, họ Theaceae theo nghĩa
hẹp có 7 chi: Apterosperma, Camellia (bao gồm Thea),
Laplacea, Polyspora, Pyrenaria (bao gồm Tutcheria) ủng hộ
quan điểm này còn có các tác giả Luna & Ochoterena (2004),
Prince (2007), Takhtajan (2009), APG.III (2009), APG. IV
(2016).
Hệ thống AGP. III (Angiosperm Phylogeny Group III,
2009) cũng phân loại họ Chè theo nghĩa hẹp nhƣng có những
thay đổi về vị trí phân loại của họ, trong bộ Ericales (bộ Đỗ
quyên) có họ Pentaphylacaceae (bao gồm
cả Ternstroemiaceae) và họ Theaceae. Hệ thống APG. III công
nhận họ Pentaphylacaceae (theo nghĩa rộng) có 11 chi:
Adinandra, Anneslea (bao gồm cả Paranneslea), Balthasaria
(bao gồm cả Balthazaria, Melchiora), Cleyera (bao gồm cả
Sakakia, Tristylium), Euryodendron, Eurya (bao gồm cả
Archboldiodendron, Pseudoeurya, Ternstroemiopsis),
Freziera, Symplococarpon, Visnea (bao gồm cả Vismea),
Ternstroemia (bao gồm cả Adinandrella, Amphania, Dupinia,
Erythrochiton, Hoferia, Llanosia, Reinwardtia, Taonabo,
Tonabea, Voelckeria) và Pentaphylax. Trƣớc đây
Pentaphylacaceae (theo nghĩa hẹp) chỉ có một chi: Pentaphylax
(Brummitt, 1992).
Hiện tại hai quan điểm phân loại họ Chè theo nghĩa hẹp
hoặc nghĩa rộng vẫn đƣợc chấp nhận. Trong khuôn khổ của
luận án, chúng tôi theo quan điểm phân loại họ Chè theo nghĩa
rộng và sử dụng hệ thống phân loại họ Chè của Chang (1998)
để nghiên cứu phân loại họ Chè ở Lâm Đồng.
Qua tổng quan các nghiên cứu về họ Chè trên thế giới,
chúng tôi thấy rằng: Có nhiều quan điểm về hệ thống học đối
với họ Chè nhƣng ngày nay đa số các nhà nghiên cứu đều thống
nhất danh pháp khoa học chính thức của họ chè là Theaceae D.
Don. Chúng tôi thống nhất quan điểm với Brummitt (1992) về
các chi trong họ Chè , cộng thêm hai chi mới (Euryodendron và
Polyspora) và chi Dankia là đồng danh của chi Camellia
(Chang, 1981) thì tổng số chi trong họ Chè đến thời điểm hiện
nay là 26 chi. Các loài trong họ Theaceae phân bố ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới Châu Phi; nhiệt đới Châu Mỹ; Đông Á,
Nam Á và Đông Nam Châu Á; Đông Bắc Mỹ, các đảo Thái
Bình Dƣơng (Ming & Bartholomew, 2007).
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỌ CHÈ Ở VIỆT NAM VÀ
LÂM ĐỒNG
Tình hình nghiên cứu họ Chè ở Việt Nam cũng chia
thành cac giai đoạn:
- Giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20: có các tác giả:
Loureiro (1790, 1793), Pierre (1887), C. J. Pitard (1910).
- Giai đoạn thập niên 40 thế kỷ 20: có tác giả Ganepain
(1942, 1943), trong giai đoạn này xác định có 78 loài xếp trong
11 chi: Adinandra, Archytaea, Anneslea, Eurya, Gordonia,
Hartia, Pyrenaria, Schima, Ternstroemia, Thea và Tristylium.
- Giai đoạn từ năm 1970 đến nay: có các tác giả Phạm
Hoàng Hộ (1970, 1991), Nguyễn Tiến Bân và al. (1983)
Nguyễn Hữu Hiến (1994, 2003), giai đoạn này xác định có
11 chi (Adinandra, Anneslea, Camellia, Eurya, Gordonia,
Hartia, Pyrenaria, Schima, Stewartia (bao gồm Stuartia),
Ternstroemia và Tristylium (bao gồm Cleyera))
Kết quả nghiên cứu nhiều nhất về họ chè ở Việt
Nam trong đó có Lâm Đồng là kết quả nghiên cứu chi
Chè (Camellia L.), có các tác giả: Chang Hung Ta, 1984;
Trần Ninh (1998, 2002, 2016); Lê Nguyệt Hải Ninh,
(2016), Rosmann (1999), Hakoda (2012), Orel et all. (2006,
2013, 2015), Nguyễn Văn Kết và al. (2014), Lƣu Hồng
Trƣờng và al. (2015)
Qua tổng quan tài liệu đã nghiên cứu về họ Chè ở Việt
Nam và Lâm Đồng, chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Họ Chè (Theaceae) ở Việt Nam có 10 chi: Adinandra,
Anneslea, Camellia (bao gồm Thea, Dankia), Cleyera (bao gồm
Tristylium) Eurya, Polyspora, Pyrenaria, Schima, Stewartia
(bao gồm Hartia, Stuartia) và Ternstroemia.
- Họ Chè ở Lâm Đồng có 8 chi: Adinandra, Anneslea,
Camellia (bao gồm Thea, Dankia), Eurya, Polyspora,
Pyrenaria, Schima và Ternstroemia.
- Số loài thuộc họ Chè ở Lâm Đồng đã công bố có 47
loài và thứ (Bảng 1.3),
Bảng 1.3. Danh sách các loài và thứ thuộc họ Theaceae
ở Lâm Đồng đã công bố (thống kê đến năm 2016)
TT Tên chi Tên loài
1. 1. Adinandra A. dongnaiensis Gagnep.
2. A. hainanensis Hayata
A. integerrima T. Anders. ex Dyer in
3.
Hook. f
4. A. poilanei Gagnep.
A. millettii (Hook. & Arn.) Benth. &
5. Hook. f. ex Hance var. dalatensis N.
H. Hien & Yakovl
6. 2. Annesles A. dongnaiensis (Gagnep.) Kobuski
7. A. fragans Wall.
8. 3. Camellia C. dormoyana (Pierre) Sealy
9. C. capitata Orel, Curry & Luu
10. C. cattienensis Orel
11. C. curryana Orel & Luu
12. C. dalatensis Luong, Tran & Hakoda
13. C. dilinhensis Tran & Luong
14. C. dongnaiensis Orel
15. C. duyana Orel, Curry & Luu
16. C. furfuracea (Merr.) Cohen- Stuart
17. C. inusitata Orel, Curry & Luu
18. C. kissii Wall.
C. langbianensis (Gagn.)
19.
Phamhoang.
20. C. ligustrina Orel, Curry & Luu
21. C. longii Orel & Luu
22. C. luteocerata Orel
23. C. maiana Orel
24. C. nervosa (Gagn.) Chang
25. C. oconoriana Orel, Curry & Luu
26. C. piquetiana (Pierre) Sealy
C. sinensis (L.) Kuntze var. assamica
27.
(Mast.) Pierre sec. Phamh.
28. C. tsaii Hu
29. C. vidalii Rosmann
30. 4. Eurya E. acuminata DC. var. acuminata
E. acuminata DC. var. euprista
31.
Korth.
E. chinensis R. Br. var. glabra Hu &
32.
L. K. Ling
33. E. japonnica Thunb. var. japonnica
E. japonnica Thunb. var. harmandii
34.
Pierre
35. E. megatrichocarpa H. T. Chang
36. E. muricata Dunn var. muricata
E. muricata var. huiana (Kobuski) L.
37.
K. Ling
38. E. trichocarpa Korth.
5. Polyspora P. bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter
39.
G. Wilson, Curry & Luu
40. P. huongiana Orel, Curry & Luu
P. intricata (Gagnep.) Orel, Peter G.
41.
Wilson, Curry & Luu
P. tonkinensis (Pit.) B. M. Barthol. &
42.
T. L. Ming
43. 6. Pyrenaria P. jonquieriana Pierre
44. 7. Schima S. superba Gard. & Champ. in Hook.
S. wallichii (DC.) Korth. var.
45.
noronhae (Blume) Bloemb.
46. 8. Ternstroemia T. japonica (Thunb.) Thunb.
47. T. kwangtungensis Merr.
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là các taxon của họ Chè
(Theaceae D. Don) ở Lâm Đồng, bao gồm các loài phân bố tự
nhiên và các tiêu bản khô lƣu giữ tại các phòng tiêu bản thực
vật.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các taxon thuộc họ
Chè (Theaceae D. Don) phân bố tự nhiên ở tỉnh Lâm Đồng.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Lựa chọn hệ thống phân loại họ Chè ở Lâm Đồng
- Mô tả đặc điểm hình thái của họ.
- Xây dựng khóa định loại cho các taxon trong họ.
- Mô tả đặc điểm của các taxon thuộc họ.
- Tìm hiểu giá trị sử dụng của các đối tƣợng thuộc họ
Chè ở Lâm Đồng.
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu
Tham khảo những tài liệu nghiên cứu về hình thái, phân
loại họ Chè, đặc biệt những chuyên khảo về các đối tƣợng thuộc
họ Chè ở Việt nam và các nƣớc lân cận.
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập mẫu vật
Thu thập mẫu vật đƣợc tiến hành trên toàn bộ địa bàn
của tỉnh Lâm Đồng, bao gồm 10 huyện và 2 thành phố, tập
trung những vùng thuộc Vƣờn Quốc gia, rừng đầu nguồn, rừng
đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên. Thu mẫu vật theo các mùa
khác nhau, mẫu vật thu thập có đầy đủ các đặc điểm hình thái
thuận lợi cho công việc định loại.
2.4.3. Phƣơng pháp hình thái so sánh
Để nghiên cứu phân loại họ Chè ở Lâm Đồng, chúng
tôi sử dụng phƣơng pháp hình thái so sánh, đây là phƣơng pháp
phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật, phù hợp với
điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam và cho kết quả đáng tin cậy.
Các bƣớc của phƣơng pháp theo hƣớng dẫn trong tài liệu của
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).
2.4.4. Phân tích, so sánh mẫu vật, xác định tên khoa
học
Phân tích, so sánh mẫu vật đƣợc thực hiện tại các phòng
tiêu bản thực vật: Phòng tiêu bản thực vật, Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật (HN), Phòng tiêu bản trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Phòng tiêu bản
thực vật Viện sinh học nhiệt đới – Thành phố Hồ Chí Minh
(VNM), Phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái học Miền Nam
(SGN), Phòng tiêu bản thực vật – Đại học Đà Lạt (DLU). Ngoài
ra, chúng tôi cũng đã tham khảo mẫu vật thông qua trang web
của các Bảo tàng Paris (P), Kew (K), đặc biệt là các mẫu chuẩn
(typus). Tên gọi thông thƣờng viết theo tài liệu Danh lục các
loài thực vật Việt Nam (2003), tên khoa học tuân thủ theo danh
pháp quốc tế (The International Plant Name Index).
2.4.5. Phƣơng pháp đánh giá giá trị của họ Chè ở
Lâm Đồng
Dùng phƣơng pháp tổng hợp tài liệu nghiên cứu về giá
trị sử dụng của họ Chè, đặc biệt thông tin về giá trị sử dụng của
các đối tƣợng có phân bố ở Lâm Đồng. Tập trung nguồn tài liệu
của các tác giả: Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004); Hoàng Thị
Bình và cộng sự (2013); Võ Văn Chi (1997, 2002, 2004),
Nguyễn Văn Dũng (2015); Nguyễn Hữu Hiến (2003), Phạm
Hoàng Hộ (1970, 1991), Trần Hợp (2002), Trần Thị Phƣơng
Linh và cộng sự (2017), Đỗ Tất Lợi (2004), Trần Đình Lý
(1993).
2.4.6. Phƣơng pháp đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp bảo vệ
Sử dụng thang đánh giá mức độ nguy cấp của IUCN
(2017), kết hợp điều tra thực tế và kế thừa các nghiên cứu của
các tác giả Orel et al. (2010-2014), Beech et al. (2017) đánh giá
mức độ nguy cấp của các loài thuộc họ Chè ở Lâm Đồng. Trên
cơ sở thông tin hiện trạng và quy hoạch đa dạng sinh học của
tỉnh, chúng tôi đề xuất giải pháp bảo vệ cho một số loài.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HỌ CHÈ
(THEACEAE D.DON) Ở LÂM ĐỒNG
Chúng tôi lựa chọn hệ thống phân loại của Chang Hung
Ta (1998) với sự bổ sung hệ thống của Orel & Curry (đối với
chi Camellia ) để phân loại họ Chè ở Lâm Đồng thành 2 phân
họ, 5 tông và 8 chi (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Hệ thống phân loại họ Chè ở Lâm Đồng
Họ Phân họ Tông Chi
Trib. Theeae Camellia (bao
gồm Thea,
Dankia)
Subfam. Polyspora
Theoideae Trib. Schima
Gordonieae
Theaceae
Trib. Pyrenaria
Pyrenarieae
Trib. Anneslea,
Subfam. Ternstroemieae Ternstroemia
Ternstroemioideae Trib. Adinandra,
Adinandreae Eurya

3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌ CHÈ Ở LÂM ĐỒNG


Dạng cây: Cây bụi, cây gỗ trung bình, ít khi là cây gỗ lớn
(Schima); thƣờng xanh, hiếm khi rụng lá (Anneslea,
Ternstroemia). Vỏ thân thƣờng nhẵn đôi khi bong vảy
(Schima). Cành non nhẵn hoặc có lông, thƣờng có vảy bao chồi
non.
Lá: Lá đơn, nguyên, mọc cách, không có lá kèm; hình bầu dục,
giáo, giáo ngƣợc, thuôn, trái xoan, trứng ngƣợc; phiến lá thƣờng
dai, gân chính thƣờng nổi rõ mặt dƣới, gân bên hình lông chim,
mờ nhạt hoặc nổi rõ; mép lá nguyên hay xẻ răng cƣa một phần
hoặc toàn bộ mép lá.
(a) (b) (c) (d) (e) (f)
Hình 3.1. Hình thái lá: (a). Hình bầu dục (Camellia luteopallida);
(b). Hình giáo (Camellia thuongiana); (c). Hình giáo ngƣợc
(Polyspora microphylla); (d). Hình thuôn (Camellia cattiensis); (e).
Hình trái xoan (Anneslea fragrans); (f). Hình trứng ngƣợc
(Ternstroemia kwangtungensis).
Hoa: Mọc ở nách lá, đầu cành hoặc ở thân, đơn độc hoặc 2-5
trong một cụm hoặc thành chùm, có cuống hoặc gần không
cuống, thƣờng lƣỡng tính, ít khi là đơn tính (Eurya), bao hoa
xếp xoắn hoặc xếp vòng. Lá bắc nhỏ từ 2 đến nhiều, tồn tại
hoặc sớm rụng, lá bắc nhỏ khác biệt với đài hoặc không khác
biệt với đài (lá bắc-đài). Đài 5-7, xếp xoắn hoặc xếp vòng,
những cánh xếp trong thƣờng to hơn, tồn tại hoặc sớm rụng.
Cánh hoa 5-9 (>10), rời nhau hay dính một phần ở gốc.

(a) (b) (c)

Hình 3.2. Kiểu hoa: (a). Hoa đực (Eurya trichocarpa); (b). Hoa cái
(Eurya trichocarpa); (c). Hoa lƣỡng tính (Camellia kissii)
Nhị thƣờng nhiều, (1) 2-6 (7) vòng nhị xếp xoắn hoặc
vòng, chỉ nhị rời hoặc hợp thành ống, dính với gốc cánh hoa,
bao phấn đính gốc (Adinandra, Anneslea, Eurya, Polyspora,
Pyrenaria, Ternstroemia, Schima) hay đính giữa (Camellia),
mở theo một khe dài, bao phấn thƣờng không lông, hiếm khi có
lông (Adinandra), chia ô hoặc không.

(a) (b) (c) (d) (e)

Hình 3.3. Hình thái bao phấn: (a). Bao phấn đính giữa
(Camellia cattiensis); (b). Bao phấn đính gốc (Eurya japonica
var. japonica); (c). Bao phấn dính gốc (Schima superba); (d).
Bao phấn tạo vết thắt (Eurya trichocarpa) (e); Bao phấn có lông
(Adinandra integerrima).
Bộ nhụy gồm (2)3-5(8) lá noãn hợp thành bầu trên,
hiếm khi là bầu trung (Anneslea), 2-8 ô; mỗi ô thƣờng chứa 2-
nhiều noãn trên giá noãn trụ giữa, vòi nhụy dính hoặc rời, sớm
rụng hoặc tồn tại ở quả.
Quả: Hình bầu dục, cầu, cầu dẹt, cầu hơi dẹt, cốc, trứng, trứng
lệch, trứng ngƣợc, thuôn, trụ. Vỏ quả có lông hoặc không, có
(a) (b)

(c) (d)
Hình 3.4. Hình thái bầu: (a). Bầu trên (Camellia capitata);
(b). Bầu giữa (Anneslea fragrans); (c). Bầu 3 ô (Adinandra
dongnaiensis); (d). Bầu 5 ô (Camellia dormoyana).
vảy cám hoặc nhẵn; dạng quả nang tự mở (Camellia,
Polyspora, Schima), quả bế không mở (Anneslea,
Ternstroemia), có khi là quả hạch (Pyrenaria) hay quả mọng
(Adinandra, Eurya); ở các dạng quả mở thƣờng để lại cột giữa.
Hạt: Hạt 1-nhiều trong mỗi ô, hình bầu dục, bầu dục dẹt, cầu,
bán cầu, bán cầu dẹt, hình nêm, thận, thận lệch, hình thoi, hình
trứng. vỏ hạt có lông hoặc nhẵn hoặc có vân, đôi khi có áo hạt
(Anneslea và Ternstroemia), rốn hạt hình tròn (Adinandra,
Anneslea, Camellia, Eurya, Ternstroemia) hay hình dải hẹp
(Polyspora, Pyrenaria, Schima), hạt có cánh (Polyspora,
Schima) hoặc không cánh (Adinandra, Anneslea, Camellia,
Eurya, Pyrenaria, Ternstroemia).

(a) (b) (c) (d)

(e) (f) (g) (h)


Hình 3.5. Hình thái quả: (a). Hình cầu (Eurya trichocarpa);
(b). Hình cầu hơi dẹt (Schima superba); (c). Hình cốc (Anneslea
fragrans); (d). Hình trứng (Adinandra dongnaiensis); (e). Hình
cầu dẹt (Camellia dalatensis); (f). Hình thuôn bầu dục
(Polyspora microphylla); (g). Hình bầu dục (Pyrenaria
jonquieriana); (h). Hình trứng ngƣợc (Camellia dilinhensis).
3.3. KHÓA PHÂN LOẠI CÁC TAXON THUỘC HỌ CHÈ Ở
LÂM ĐỒNG
1a. Hoa lƣỡng tính; bao phấn đính giữa, hình trứng; quả nang,
tự mở hoặc quả hạch không mở; hạt có cánh hoặc
không……………………………(Subfam.1. THEOIDEAE)
2a. Quả hạch, không mở ...(Trib.1. Pyrenarieae )1. Pyrenaria)
2b. Quả nang, tự mở
3a. Lá bắc và lá đài khác biệt, cánh hoa 5, nhị rời
……………………………...(Trib.2. Gordonieae) 2. Schiama
3b. Lá bắc và lá đài không khác biệt, cánh hoa 5-nhiều, nhị dính
ở gốc…………………………………………..(Trib.3. Theeae)
4a. Quả hình bầu dục, hình thuôn dài, hình trụ; hạt có
cánh………………………………………………3. Polyspora
4b. Quả hình cầu, hình cầu dẹt hoặc hình trứng ngƣợc; hạt
không cánh
……………………………………………………....4. Camellia
1b. Hoa lƣỡng tính hoặc đơn tính; bao phấn đính gốc, thuôn dài;
quả mọng hoặc quả khô; hạt không cánh
……………….……(Subfam.2. TERNSTROEMIOIDEAE)
5a. Lá chất thịt, dày; gân bên mờ nhạt; hoa lƣỡng tính, bầu giữa
hoặc bầu trên; 1-2 hạt trong một ô, mặt hạt nhẵn
………………………………………(Trib.4. Ternstroemieae)
6a. Bầu trên, 2-3 ô……………………………...5. Ternstroemia
6b. Bầu giữa, 5 ô…………...……………………….6. Anneslea
5b. Lá chất da, mỏng; gân bên nổi rõ; hoa đơn tính hoặc lƣỡng
tính, bầu trên; nhiều hơn 2 hạt trong một ô, mặt hạt có vân.
…………………………………………(Trib.5. Adinandreae)
7a. Hoa lƣỡng tính; bao phấn và trung đới có lông
…………………………………………………….7. Adinandra
7b. Hoa đơn tính; bao phấn và trung đới nhẵn…………8. Eurya
3.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC TAXON THUỘC HỌ CHÈ Ở LÂM
ĐỒNG
Nghiên cứu phân loại họ Chè ở Lâm Đồng, chúng tôi
đã mô tả đặc điểm hình thái của các taxon sau:
3.4.1. Subfam.1. Theoideae – Phân họ Chè
3.4.2.1. Trib. Pyrenarieae – Tông Thạch châu
Chi 1. Pyrenaria Blume, 1826 – Thạch châu
1) Pyrenaria jonquieriana Pierre - Thạch châu
jionquier
3.4.2.2. Trib. Gordonieae – Tông Gò đồng
Chi 2. Schima Reinw. ex Blume, 1823 – Vối thuốc
2) Schima superba Gard. & Champ. - Vối thuốc răng
cƣa
3) Schima wallichii (DC.) Korth. var. noronhae
(Blume) Bloemb. - Săng cóc nguyên
3.4.2.3. Trib. Theeae – Tông Chè
Chi 3. Polyspora Sweet, 1825 – Đa tử trà
4) Polyspora microphylla Luong, Nguyen et Truong -
Đa tử trà lá nhỏ
5) Polyspora huongiana Orel, Curry & Luu - Đa tử trà
hƣơng
6) Polyspora tonkinensis (Pit.) B. M. Barthol. & T. L.
Ming - Đa tử trà bắc
7) Polyspora intricata (Gagnep.) Orel, Peter G. Wilson,
Curry & Luu - Đa tử trà vƣớng
8) Polyspora bidoupensis (Gagnep.) Orel, Peter G.
Wilson, Curry & Luu - Đa tử trà Bidoup
Chi 4. Camellia L. 1753 – Chè
Subgen.1. Protocamellia Chang, 1981
Sect.1. Capitatae Orel, 2014
9) Camellia capitata Orel, Curry & Luu – Trà đầu
Sect.2. Dalatia Orel, 2010
10) Camellia luteocerata Orel – Trà vàng bóng
11) Camellia luteopallida Luong, T.Q .T. Nguyen &
Luu – Trà vàng tái
Sect.3. Stereocarpus (Pierre) Sealy, 1958
12) Camellia maiana Orel - Trà mai
13) Camellia dormoyana (Pierre ex Laness.) Sealy -
Chè bạc
Sect.4. Piquetia (Pierre) Sealy, 1958
14) Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda – Trà
đà lạt
15) Camellia langbianensis (Gagnep.) Phamh. - Trà
lang bian
16) Camellia piquetiana (Pierre) Sealy – Trà piquet
17) Camellia dongnaiensis Orel – Trà đồng nai
18) Camellia longii Orel & Luu – Trà long
Sect.5. Archecamellia Sealy, 1958
19) Camellia cattienensis Orel – Trà cát tiên
Subgen.2. Camellia
Sect.6. Furfuracea Chang, 1981
20) Camellia furfuracea (Merr.) Cohen-Stuart - Trà hoa
cám
21) Camellia duyana Orel, Curry & Luu – Trà duy
22) Camellia curryana Orel & Luu - Trà curry
Sect.7. Paracamellia Sealy, 1958
23) Camellia kissii Wall. 1820 - Trà nhụy ngắn
Sect.8. Pierrea Orel, 2014
24) Camellia ligustrina Orel, Curry & Luu - Trà râm
Subgen.3. Metacamellia Chang, 1981
Sect.9. Theopsis Cohen-Stuart, 1916
25) Camellia tsaii Hu - Trà tsai
Subgen.4. Thea (L.) Chang, 1981
Sect.10. Bidoupia Orel, Curry & Luu, 2012
26) Camellia inusitata Orel, Curry & Luu – Trà cành
dẹt
Sect.11. Brachyandra Chang, 1981
27) Camellia nervosa (Gagnep.) H. T. Chang - Trà hoa
gân
Sect.12. Obvoidea Tran & Luong, 2013
28) Camellia dilinhensis Tran & Luong – Trà Di Linh
Sect.13. Chrysantha Chang, 1979
29) Camellia ninhii Luong & Le – Trà ninh
30) Camellia oconoriana Orel, Curry & Luu - Trà
oconor
31) Camellia thuongiana Luong, Anna Le & Lau – Trà
thƣởng
Sect.14. Thea (L.) Dyer in Hook.f. 1874
32) Camellia sinensis (L.) Kuntze var. assamica (Mast.)
Pierre sec. Phamh. - Chè tuyết
33) Camellia vidalii Rosmann – Trà vidal
3.4.2. Subfam.2. Ternstroemioideae – Phân họ Giang núi
3.4.2.1. Trib. Ternstroemieae – Tông Giang núi
Chi 5. Anneslea Wall. 1829 – Lƣơng xƣơng
34) Anneslea fragrans Wall. - Lƣơng xƣơng
34) Anneslea dongnaiensis (Gagnep.) Kobuski - Lƣơng
xƣơng Đồng Nai
Chi 6. Ternstroemia Mutis ex L. f. 1781 – Giang núi
35) Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb. - Giang núi
36) Ternstroemia kwangtungensis Merr. - Giang Quảng
đông
3.4.2.2. Trib. Adinandreae – Tông Sum
Chi 7. Adinandra Jack, 1822 – Dƣơng đồng
37) Adinandra dongnaiensis Gagnep. - Sum đồng nai
38) Adinandra millettii (Hook. & Arn.) Benth. & Hook.
f. ex Hance var. dalatensis N. H. Hien & Yakovl. 1986
- Dƣơng đồng đà lạt
39) Adinandra hongiaoensis H. T. Son & L. V. Dung -
Sum hòn giao
40) Adinandra poilanei Gagnep. - Sum poilane
41) Adinandra hainanensis Hayata - Sum đỏ
42) Adinandra integerrima T. Anders. ex Dyer in
Hook. f. - Sum nguyên
Chi 8. Eurya Thunb. 1783 - Súm
43) Eurya trichocarpa Korth. - Linh lông
44) Eurya muricata Dunn
45) Eurya muricata Dunn var. muricata - Linh có mỏ
46) Eurya muricata Dunn var. huiana (Kobuski) L. K.
Ling - Linh hui
47) Eurya megatrichocarpa H. T. Chang - Linh quả
lông
48) Eurya acuminata DC. var. acuminata - Súm nhọn
49) Eurya acuminata DC. var. euprista Korth. - Chơn
trà nhạn
50) Eurya chinensis R. Br. var. glabra Hu & L. K. Ling
- Linh nhẵn
51) Eurya japonica Thunb. var. japonica - Linh
52) Eurya japonica Thunb. var. harmandii Pierre -
Chơn trà harmand
3.5. GIÁ TRỊ CỦA CÁC LOÀI THUỘC HỌ CHÈ Ở LÂM
ĐỒNG
Giá trị của các loài thuộc họ Chè ở Lâm Đồng đƣợc thể
hiện ở giá trị khoa học (22 loài mới ghi nhận chỉ có phân bố ở
Lâm Đồng) và giá trị sử dụng (lấy gỗ, làm cảnh, dƣợc liệu,
công dụng khác).
3.6. HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÁC LOÀI
THUỘC HỌ CHÈ Ở LÂM ĐỒNG
3.6.1. Hiện trạng các loài họ Chè ở Lâm Đồng
- Hiện trạng phân bố: vùng phân bố, nơi cƣ trú của họ Chè ở
Lâm Đồng là đang bị phá hủy, thu hẹp và chia cắt do tác động
của con ngƣời.
- Hiện trạng quần thể: số lƣợng và kích thƣớc quần thể có xu
thế giảm xuống.
- Mức độ nguy cấp: họ Chè ở Lâm Đồng đang có tính nguy cấp
cao, cần có những giải pháp cấp thiết để bảo tồn họ này.
3.6.2. Các yếu tố tác động đến quần thể
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
- Phá rừng, cháy rừng.
- Khai thác lấy gỗ và cây cảnh.
- Xây dựng thủy điện, hồ chứa nƣớc, đƣờng giao thông.
- Chăn thả gia súc.
3.6.3. Biện pháp bảo vệ
- Nghiên cứu vùng phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái.
- Khoanh bảo vệ loài trong tự nhiên.
- Khảo nghiệm nhân giống.
- Xây dựng mô hình bảo tồn.
- Phát triển cây lâm nghiệp, cây dƣợc liệu, cây cảnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Luận án “Nghiên cứu phân loại họ Chè (Theaceae) ở
tỉnh Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu phân loại một cách có
hệ thống và toàn diện về họ Chè ở Lâm Đồng. Luận án đã:
1. Lựa chọn hệ thống phân loại của Chang Hung Ta
(1998) với sự bổ sung của Orel & Curry (2015) (đối với chi
Camellia) để sắp xếp họ Chè ở Lâm Đồng thành 2 phân họ, 5
tông, 8 chi, 52 loài và thứ. Trong đó có 20 loài mới ghi nhận
phân bố ở Lâm Đồng.
2. Xây dựng 22 khóa định loại đến loài và thứ. Cung
cấp thông tin về các taxon thuộc họ Chè ở Lâm Đồng, bao gồm:
danh pháp, đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái, phân bố, mẫu
nghiên cứu, giá trị sử dụng và hiện trạng.
3. Bổ sung 5 loài mới cho khoa học, đó là các loài:
Adinandra hongiaoensis H. T. Son & L. V. Dung; Camellia
luteopallida Luong, T.Q .T. Nguyen & Luu; Camellia ninhii
Luong & Le; Camellia thuongiana Luong, Anna Le và
Polyspora microphylla Luong, Nguyen et Truong.
4. Đánh giá về giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Chè
ở Lâm Đồng, có 41 loài đƣợc sử dụng để lấy gỗ, làm cảnh,
dƣợc liệu và một số công dụng khác.
5. Phản ánh đƣợc tình trạng của các đối tƣợng thuộc họ
Chè ở Lâm Đồng do tác động của khai thác, chặt phá rừng, mở
rộng diện tích đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất rừng, xây dựng thủy điện, hồ chứa nƣớc, giao thông. Luận
án cũng đã đề xuất biện pháp bảo vệ đối với một số loài có tính
nguy cấp cao.
6. Bổ sung dữ liệu cho họ Chè làm cơ sở cho việc
nghiên cứu bảo tồn và phát triển, phục vụ công tác nghiên cứu,
đào tạo các chuyên ngành có liên quan.
Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu sâu về các loài có những đặc
điểm hình thái tƣơng đồng, cụ thể là: loài Camellia luteocerata
và Camellia dormoyana; loài Camellia dongnaiensis và
Camellia vidalii; loài Camellia cattienensis và Camellia longii;
loài Camellia duyana và Camellia furfuracea; loài Camellia
ligustrina và Camellia kissii.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Luong Van Dung, Truong Quang Cuong, Pham Huu
Nhan, Le Nguyet Hai Ninh (2014), “Re-discovered
species of Camellia krempfii (Gagnep.) Sealy in
Vietnam”, International Camellia Journal 46, pp. 139-
141.
2. Hoang Thanh Son & Luong Van Dung (2014),
“Adinandra hongiaoensis (Theaceae), a new species
from Lamdong, Vietnam” J. Jpn. Bot. 89: 331–334.
3. Van Dung Luong, Hong Truong Luu, Tran Quoc
Trung Nguyen & Quoc Dat Nguyen (2015), „Camellia
luteopallida (Theaceae), a new species from Vietnam‟,
Ann. Bot. Fennici 52: 289-295.
4. Luong Van Dung, Le Nguyet Hai Ninh (2016),
“Camellia ninhii – a new yellow Camellia species from
Vietnam”, International Camellia Journal 48, pp. 117
5. Le Nguyet Hai Ninh, Luong Van Dung (2016),
“General Information about the yellow Camellia
species in Vietnam”, Proceedings of Dali International
Camellia Congress, Dali, Yunnan, China, pp. 80-84.
6. Luong Van Dung, Nguyen Thi Lieu, Truong Quang
Cuong & Nguyen Trung Thanh (2016), “Polyspora
microphylla Luong, Nguyen et Truong a new species of
Tea Family (Theaceae) in Vietnam”, VNU J. Sci. 32
(2): 1-5.
7. Luong Van Dung, Le Anna, Nguyen Thi Hanh,
Nguyen Thi Lieu (2016), “Camellia thuongiana-a new
yellow Camellia species from Vietnam”. Dalat
University Journal of Science. Vol. 6: 338-344.

You might also like