You are on page 1of 10

Báo cáo cập nhật KQKD

Ngành: Dệt may

Khả quan Triển vọng phục hồi


Cập nhật: 12/05/2021 Cập nhật ngành dệt may:
PHS Xuất khẩu dệt may ghi nhận những gam màu sáng. Giá trị xuất khẩu nhóm
(+84-28) 5413 5479 – support@phs.vn hàng dệt may trong Quý 1/2021 đạt 7.21 tỷ USD, tăng nhẹ 1.4% YoY.
Ngành dệt may tiếp tục phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung
Danh mục cổ phiếu Quốc. Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt
may, chiếm tỷ trọng 49%, với 2.82 tỷ USD (+25.2% YoY).
Market
Mã CK Sàn
Thị giá
cap. (Tỷ Tình trạng đơn hàng khả quan trong năm 2021. Tính cuối tháng 04/2021, phần
(11/05) lớn doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết Q3/2021, một số đã có đơn
đồng)
VGT UPCoM 15,500 7,750 hàng cho hết năm 2021. Nguyên nhân là do (1) thị trường dệt may toàn cầu có sự
hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và các thông tin tích cực về vaccine; (2) việc
TCM HSX 105,000 6,506
chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ Myanmar, giúp cho
GIL HSX 79,800 2,872 Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến từ Q1/2021.

MSH HSX 53,600 2,680 Doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối mặt với bài toán nguồn nguyên liệu để tận
dụng lợi thế từ FTAs. Dệt may Việt Nam có thể đáp ứng một phần quy tắc xuất
STK HSX 35,200 2,490 xứ 2 công đoạn của EVFTA khi sử dụng nguyên liệu từ Hàn Quốc. Điều này sẽ
VGG UPCoM 45,500 2,006 khiến doanh nghiệp Việt Nam phải tăng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu trong
nước, hoặc phải nhập từ các nước có FTA với EU như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,
PPH UPCoM 25,300 1,889 nhưng giá sẽ cao hơn từ 8-15%. Lợi ích về cắt giảm thuế quan của EVFTA có thể
TNG HNX 21,100 1,561 chưa đủ bù đắp để dệt may Việt Nam có giá bán cạnh tranh so với đối thủ.
Giá sợi tăng mạnh – thuận lợi cho các doanh nghiệp sợi nhưng gây khó khăn
GMC HSX 27,600 827
cho các doanh nghiệp may mặc. Do giá cotton đã tăng khoảng 18% trong
M10 UPCoM 20,500 620 Q1/2021 do mùa vụ bông vừa qua của thế giới cho sản lượng thu hoạch thấp, giá
sợi vào cuối tháng 3/2021 tăng trung bình 26% so với cuối năm 2020. Điều này đã
MNB UPCoM 30,000 546
làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp may mặc tăng. Tuy nhiên, nhờ sở
TVT HSX 25,600 538 hữu chuỗi cung ứng dệt may toàn diện, các doanh nghiệp như TCM, PPH, TVT,
VGT đã hạn chế tác động của biến động giá nguyên liệu lên kết quả kinh doanh.
HTG UPCoM 19,100 429
Do đó, ổn định biên lợi nhuận gộp.
Biến động sao với thị trường Cập nhật KQKD Q1/2021: Tăng trưởng doanh thu tập trung vào các doanh
nghiệp lớn. Kết thúc Q1/2021, nhìn chung, tăng trưởng doanh thu của toàn ngành
Sector VNINDEX
100% tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp như TCM, TNG, GIL và
75% MSH chứng kiến doanh thu tăng trưởng, trong khi các doanh nghiệp khác đều
chưa ghi nhận sự phục hồi trong Q1/2021.
50%
Định giá và khuyến nghị: Chúng tôi đưa ra dự phóng tăng trưởng mạnh lợi nhuận
25%
của các doanh nghiệp dệt may trong năm 2021 nhờ vào: (1) Hưởng lợi từ các Hiệp
0% định thương mại (FTAs); (2) Kỳ vọng nền kinh tế thế giới phục hồi. Trong danh
9-Nov 9-Dec 9-Jan 9-Feb 9-Mar 9-Apr
mục các cổ phiếu đang theo dõi, chúng tôi cho rằng TCM và STK trong dài hạn là
Lịch sử định giá hai cổ phiếu nổi bật nhờ mô hình kinh doanh vượt trội với triển vọng tích cực:
P/E - 6 MONTHS TCM là doanh nghiệp dệt may đầu ngành. TCM sở hữu chuỗi cung ứng Dệt –
20 Nhuộm – May hoàn chỉnh giúp TCM tự chủ nguồn cung vải và ổn định biên lợi
nhuận. TCM sẽ đầu tư xây dựng nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long vào tháng 4/2021,
15
với công suất 12 triệu sản phẩm/năm, tăng công suất may thêm 50% lên 36 triệu
10 sản phẩm/năm trong năm 2022. Nhà máy Vĩnh Long số 2 đi vào hoạt động sẽ giúp
TCM nắm bắt cơ hội từ khách hàng lớn Adidas. Bên cạnh đó, TCM có kế hoạch
5
đầu tư nhà máy nhuộm và đan của dự án Vĩnh Long trong 2022 để hoàn thiện
0 chuỗi cung ứng. Tuy chúng tôi kỳ vọng vào triển vọng dài hạn của TCM, nhưng
6-Nov

6-Dec

5-Jan

6-Mar

5-May
4-Feb

5-Apr

hiện tại, chúng tôi cho rằng tiềm năng tăng trưởng đã phản ánh vào giá cổ phiếu.
STK là doanh nghiệp đầu ngành trong sản xuất sợi nguyên sinh, sợi tái chế và sợi
đặc biệt. Nắm bắt được xu hướng thời trang xanh, STK kỳ vọng sẽ gia tăng tỷ
trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025, tạo động lực tăng trưởng cho
Công ty. Dự án nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex với công suất 60,000
tấn/năm sẽ giúp STK đón đầu xu hướng ngành. Dự án liên minh sợi-vải-may mặc
khởi công vào năm 2022, hoàn thành vào năm 2025, sẽ gia tăng cơ hội hưởng lợi
gián tiếp từ CPTPP và gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu.
Rủi ro: (1) Rủi ro từ dịch Covid-19; (2) Rủi ro nguồn lao động; (3) Rủi ro nguồn
nguyên liệu; (4) Rủi ro cạnh tranh; (5) Rủi ro tỷ giá hồi đoái.

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 1
Báo cáo ngành  Dệt may

2020 2021 Forecast Định giá


Tăng/
Giá tại Giảm
Mã Doanh thu LNST Doanh thu LNST Giá so với Khuyến
ngày
CP hợp lý giá nghị
11/05 P/E P/B
YoY Giá trị YoY Giá trị Giá trị (VNĐ/ hiện
Giá trị YoY YoY (VNĐ/
(tỷ (tỷ (tỷ cp) tại
(tỷ đồng) (%) (%) cp)
(%) đồng) (%) đồng) đồng)

TCM 3,470 -5% 276 27% 3,806 10% 287 4% 82,800 105,000 14.3x 2.3x -23% BÁN

STK 1,766 -21% 143 -33% 2,111 20% 187 30% 41,000 35,200 18.6x 2.7x 16% MUA

TNG 4,484 -3% 152 -34% 5,191 16% 198 30% 23,800 21,100 8.9x 1.5x 13% MUA

MSH 3,813 -14% 232 -48% 3,852 1% 336 45% 56,300 53,600 8.4x 1.8x 5% GIỮ

GIL 3,457 36% 308 92% 3,739 8% 317 3% 72,500 79,800 6.2x 1.3x -9% GIỮ

VGG 7,121 -21% 151 -64% 7,757 9% 187 24% 55,500 45,500 13.1x 1.3x 22% MUA

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 2
Báo cáo ngành  Dệt may

Tổng quan ngành


Xuất khẩu dệt may ghi nhận những gam màu sáng

Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam (Tỷ đồng)
45 20%

10%
30

0%

15
-10%

0 -20%
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Q1 2021
Giá trị xuất khẩu % Tăng trưởng

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, PHFM tổng hợp

Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, tháng 3 xuất khẩu hàng dệt may ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể 49.6%
MoM đạt 2.72 tỷ USD, tương ứng tăng 903 triệu USD và là một trong 4 nhóm hàng có mức tăng cao nhất so với tháng
2. Do đó, đưa giá trị xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong Quý 1/2021 lên 7.21 tỷ USD, tăng nhẹ 1.4% YoY.

Tính trong Q1/2021, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 3.51 tỷ USD
(+5,9% YoY) và chiếm 48.7% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã
tiêu thụ 794 triệu USD (-13.7% YoY); thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 706 triệu USD (+0.5% YoY); thị trường EU (27)
tiêu thụ 680 triệu USD (+3.1%).

Sự khởi sắc của ngành dệt may được cho là do các doanh nghiệp trong ngành đã thích ứng nhanh chóng với dịch
Covid-19 thông qua đa dạng hóa dòng hàng, đa dạng hóa thị trường, thích ứng được với nền tảng cơ chế mua bán
và thanh toán trong bối cảnh mới.

Các sản phẩm may mặc xuất khẩu chính của Việt Nam trong Q1/2021 tập trung vào các mặt hàng cơ bản, giá cả
tương đối rẻ và các mặt hàng dệt kim. Tuy nhiên, các mặt hàng trang phục công sở còn ở mức thấp so với năng lực
sản xuất của ngành.

Sự phục hồi tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC),
có 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ, dưới 300 lao động; trong đó có khoảng 11% doanh
nghiệp cho biết họ mới bắt đầu hồi phục.

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 3
Báo cáo ngành  Dệt may

Ngành dệt may tiếp tục phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc

Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam (Tỷ đồng)
30 30%

20%

10%
15
0%

-10%

0 -20%
2016 2017 2018 2019 2020 Q1 2021

Giá trị nhập khẩu % Tăng trưởng

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, PHFM tổng hợp

Tính chung Q1/2021, tổng trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu đạt 5.79 tỷ USD (+13.1% YoY, tương ứng tăng 670 triệu
USD). Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may cho
Việt Nam, chiếm tỷ trọng 49%, với 2.82 tỷ USD (+25.2% YoY). Tiếp theo là các thị trường: Đài Loan với 609 triệu
USD (+5.2% YoY); Hàn Quốc với 565 triệu USD (+6.4% YoY); Hoa Kỳ với 375 triệu USD (-27.2% YoY).

Tình trạng đơn hàng khả quan trong năm 2021

Tính cuối tháng 04/2021, phần lớn doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết Q3/2021, một số đã có đơn hàng
cho hết năm 2021.
Nguyên nhân là do (1) thị trường dệt may toàn cầu có sự hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và các thông tin tích
cực về vaccine; (2) việc chuyển dịch đơn hàng từ các nước quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ Myanmar, giúp cho Việt
Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến từ Q1/2021.

Doanh nghiệp dệt may tiếp tục đối mặt với bài toán nguồn nguyên liệu để tận dụng lợi thế từ FTAs

Ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng Khảo sát các nhãn hàng tăng thu mua từ Việt
khoảng 2.3 tỷ mét/năm, mới chỉ đáp ứng được 25% nhu Nam để tận dụng các FTAs
cầu thị trường trong nước. Hơn 7 tỷ mét phục vụ cho làm
hàng xuất khẩu đang được ngành này nhập khẩu từ Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.

Theo khảo sát của ERC, những ưu đãi thuế của các Hiệp Sẽ mua
định thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu 40%
Lượng lự
Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) là lý do khiến 40% nhãn hàng Không có ý
cho biết họ chắc chắn sẽ tăng mua từ Việt Nam, trong khi kiến
52%
52% lưỡng lự cũng chỉ vì không biết liệu Việt Nam có đáp
ứng được tiêu chuẩn xuất xứ.

Dệt may Việt Nam có thể đáp ứng một phần quy tắc xuất
xứ 2 công đoạn của EVFTA khi sử dụng nguyên liệu từ
Hàn Quốc. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam Nguồn: ERC, PHFM tổng hợp
phải tăng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu trong nước, hoặc phải nhập từ các nước có FTA với EU như Hàn Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng mức giá sẽ cao hơn từ 8 - 15%. Do đó, gia tăng giá thành sảnh phẩm, làm giảm cạnh tranh của
dệt may trong nước. Trong khi, lợi ích về cắt giảm thuế quan của EVFTA có thể chưa đủ bù đắp để dệt may Việt Nam
có giá bán cạnh tranh so với các quốc gia sản xuất dệt may khác cùng xuất khẩu vào EU.

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 4
Báo cáo ngành  Dệt may

Để hạn chế rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, các nhãn hàng có xu hướng đa dạng hóa nguồn hàng và gia tăng
làm việc trực tiếp với nhà cung ứng Việt Nam. Phương thức may của nhà cung cấp được các
nhãn hàng ưa chuộng
Theo khảo sát của ERC, có 60% nhãn hàng muốn mua
trực tiếp từ các nhà cung ứng có thể làm OEM, 25 - 30%
muốn mua ODM và khoảng 20% là muốn mua CMT. Do
đó, các doanh nghiệp sản xuất theo phương thức FOB,
OEM, ODM sẽ có nhiều cơ hội gia tăng đơn hàng với các 30%
nhãn hàng lớn. ODM

Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội thời trang Mỹ, các OEM
nhãn hàng thời trang có xu hướng đa dạng hóa nguồn CMT
hàng, không tập trung quá vào 1 quốc gia để hạn chế rủi
ro. 60%

Những thách thức doanh nghiệp Việt Nam đối mặt để hòa
nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu gồm: (1) Nguồn
lực về thiết kế; (2) công nghệ phát triển mẫu phù hợp với
xu thế; (3) chủ động nguyên phụ liệu. Nguồn: ERC, PHFM tổng hợp

Giá sợi tăng mạnh – thuận lợi cho các doanh nghiệp sợi nhưng gây khó khăn cho các doanh nghiệp may mặc

Giá sợi POY, DTY, và FDY (RMB/ton) Giá cotton thế giới (USD/lb)
12,000 95

10,000
90

8,000
85
6,000
Polyester POY
80
4,000
Polyester DTY
75
2,000 Polyester FDY

0 70
Dec-20 Jan-21 Feb-21 Mar-21 Dec-20 Jan-21 Feb-21 Mar-21 Apr-21

Nguồn: Sunsirs, PHFM tổng hợp Nguồn: Bloomberg, PHFM tổng hợp

Do giá cotton đã tăng khoảng 18% trong Q1/2021 do mùa Biên lợi nhuận gộp của các công ty dệt may niêm
vụ bông vừa qua của thế giới cho sản lượng thu hoạch yết trong Q1/2021
thấp, giá sợi vào cuối tháng 3/2021 tăng trung bình 26% so 20%
với cuối năm 2020. Điều này đã làm cho chi phí đầu vào 18%
của các doanh nghiệp may mặc tăng. Tuy nhiên, nhờ sở 16%
hữu chuỗi cung ứng dệt may toàn diện, các doanh nghiệp
14%
như TCM, PPH, TVT, VGT đã hạn chế tác động của biến
động giá nguyên liệu lên kết quả kinh doanh. Do đó, ổn 12%

định biên lợi nhuận gộp. 10%

8%

Nhờ sở hữu chuỗi cung ứng toàn diện, mà TCM cải thiện 6%

biên lợi nhuận gộp từ 14% trong Q1/2020 lên 16% trong 4%
Q1/2021, đối với TVT là từ 10% lên 15%, còn PPH từ 12% 2%
lên 17%. Trong khi đó, do áp lực gia tăng giá nguyên liệu 0%
đầu vào lên hoạt động kinh doanh, TNG ghi nhận sự sụt TCM TVT VGT PPH GMC VGG MSH TNG MNB M10 HTG GIL STK
giảm biên lãi gộp từ 19% trong Q1/2020 còn 12% trong Q1 2021 Q1 2020
Q1/2021.
Nguồn: PHFM tổng hợp

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 5
Báo cáo ngành  Dệt may

Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2021 của các doanh nghiệp dệt may niêm yết
Tăng trưởng doanh thu tập trung vào các doanh nghiệp lớn

Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may niêm yết (Tỷ đồng)
4,000 30%

3,500 20%

3,000 10%

2,500 0%

2,000 -10%

1,500 -20%

1,000 -30%

500 -40%

0 -50%
TCM TVT VGT PPH GMC VGG MSH TNG MNB M10 HTG GIL STK
Doanh thu Q1/2021 % Tăng trưởng

Nguồn: PHFM tổng hợp

Kết thúc Q1/2021, nhìn chung tăng trưởng doanh thu của toàn ngành khá phân hóa. Tăng trưởng tập trung vào các
doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp như TCM, TNG, GIL và MSH chứng kiến doanh thu tăng trưởng, trong khi các
doanh nghiệp khác đều chưa ghi nhận sự phục hồi trong Q1/2021.

Các doanh nghiệp ở vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng và có uy tính cao dẫn dắt đà phục hồi của toàn ngành. TCM,
GIL, và TNG là những doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng mạnh nhất. Kết thúc Q1/2021, doanh thu của TCM
đạt 945 tỷ đồng (+20% YoY), doanh thu của GIL cũng tăng 20% YoY lên 864 tỷ đồng, trong khi doanh thu của TNG
đạt 911 tỷ đồng (+18% YoY) nhờ gia tăng số lượng đơn đặt hàng.

LNST – Tăng trưởng vượt bậc

LNST của các doanh nghiệp dệt may niêm yết (Tỷ đồng)
250 150%

100%
200

50%
150
0%
100
-50%

50
-100%

0 -150%
TCM TVT VGT PPH GMC VGG MSH TNG M10 HTG GIL STK
LNST Q1/2021 % Tăng trưởng

Nguồn: PHFM tổng hợp

Hầu hết các doanh nghiệp đều chứng kiến lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ nhờ các doanh nghiệp đã thích ứng với dịch
Covid-19 thông qua việc quản lý hiệu quả các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí
lãi vay. VGG là doanh nghiệp có LNST tăng trưởng nhanh nhất ngành tăng 124% YoY lên 5 tỷ đồng, thứ hai là TCM
với LNST tăng trưởng 84% lên 62.3 tỷ đồng, tiếp theo là M10 có LNST đạt 18.9 tỷ đồng (+77% YoY).

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 6
Báo cáo ngành  Dệt may

Triển vọng năm 2021

Năm 2021, ngành dệt may được hỗ trợ bởi các yếu tố sau:

(1) Hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại (FTAs).

Trước đây, hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất
xứ từ ASEAN và Nhật Bản. Nhưng nay, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) không yêu cầu vải
nguyên liệu phải sản xuất tại Việt Nam hay các nước nội khối, mà chỉ yêu cầu công việc cắt may được thực hiện
tại Việt Nam là có thể được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản.

Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng
67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định EVFTA. Hơn nữa, Việt Nam và Anh vừa ký kết Hiệp định
thương mại song phương sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới
trong đó có hàng dệt may.

(2) Kỳ vọng nền kinh tế thế giới phục hồi. Việc triển khai tiêm vắc xin rộng rãi, nền kinh tế thế giới phục hồi, hoạt
động dệt may xuất khẩu dệt may được kỳ vọng sẽ khởi sắc. Bên cạnh đó, là sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tài
khóa và tiền tệ qua đó giúp tăng cường cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas)
dự báo, với kịch bản dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt hơn trên thế giới, thì xuất khẩu dệt may năm 2021
có thể đạt khoảng 39 tỷ USD (+10.6% YoY), cao hơn 9.9% CAGR trong giai đoạn 2015 – 2019.

Tương quan định giá


30.0x

25.0x
TCM
MNB
20.0x
GMC
P/E

15.0x MSH
VGG
TNG
10.0x VGT M10 GIL
HTG
PPH
5.0x

0.0x
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%
ROE

(Nguồn: PHFM)

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 7
Báo cáo ngành  Dệt may

CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI THẾ KỶ – STK – Giá mục tiêu : 41,000VND/CP

 Cập nhật KQKD:

Doanh thu thuần đạt 567 tỷ đồng (-8.1% YoY), hoàn thành 24% kế hoạch năm 2021. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 15%
trong Q1/2020 lên 20% trong Q1/2021 do giá sợi trong Q1/2021 tăng mạnh khoảng 20% so với cuối năm 2020. Nhờ
đó, LNST tăng trưởng mạnh mẽ 35% YoY lên 248 tỷ đồng, hoàn thành 28.5% kế hoạch doanh thu năm 2021.

 Điểm nhấn đầu tư:

Chiến lược phát triển sợi tái chế tạo động lực tăng trưởng dài hạn: Xu hướng các nhãn hàng thời trang lớn đang
chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường với những tính năng nổi trội đã tạo ra
nhu cầu ngày càng cao cho sản phẩm sợi tái chế. Nắm bắt được xu hướng ngành, STK đặt kế hoạch gia tăng tỷ trọng
sợi tái chế đồng thời giảm tỷ trọng sợi nguyên sinh khi biên lợi nhuận mảng sợi nguyên sinh ngày càng thu hẹp. STK
kỳ vọng sẽ gia tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 100% doanh thu vào năm 2025, tạo động lực tăng trưởng cho Công ty.

Dự án liên minh Sợi – Dệt – Nhuộm gia tăng cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ CPTPP: STK đã thành lập liên minh
từ vải đến may mặc với đối tác dệt và đối tác may. Đối tác dệt sẽ khởi công xây dựng trước vào năm 2020, tiếp theo
STK sẽ khởi công xây dựng nhà máy sợi vào năm 2021. CPTPP yêu cầu các công đoạn từ sợi trở đi phải được thực
hiện ở các nước thành viên CPTPP. Do đó, để hưởng lợi từ CPTPP, các doanh nghiệp may và dệt nhuộm sẽ ưu tiên
sợi sản xuất trong nước. Hơn nữa, với chủ trương phát triển chuỗi cung ứng dệt nhuộm may nội địa của nhà nước,
nhu cầu sợi nội địa có tiềm năng gia tăng trong tương lai.

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex: Nhà máy mới tại Tây Ninh với tổng công suất là 60,000
tấn/năm, gấp đôi công suất hiện tại, được chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 36,000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24,000
tấn/năm). Tổng vốn đầu tư của dự án là 120 triệu USD (giai đoạn 1: 75 triệu USD, giai đoạn 2: 45 triệu USD). Cơ cấu
vốn của dự án: 70% nợ vay và 30% vốn chủ sở hữu. Nhà máy khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2021. Năm
2023, nhà máy đưa vào hoạt động giai đoạn 1 khởi công xây dựng giai đoạn 2. Đến năm 2025 thì hoàn thành giai
đoạn 2. Nhà máy tập trung sản xuất sợi tái chế, sợi chất lượng cao, và sợi đặc biệt. Theo ước tính của STK, nhà máy
mới sẽ giúp công ty đặt tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) vào khoảng 20% trong giai đoạn 2021-2025.

 Định giá và khuyến nghị


Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu STK khoảng 41,000 đồng/cổ
phiếu (+25% so với giá hiện tại). Do đó đưa ra khuyến nghị MUA cho cổ phiếu này.
Chỉ số tài chính 2017 2018 2019 2020 2021F
Doanh thu thuần (tỷ VND) 1,989 2,408 2,229 1,766 2,111
LNST (tỷ VND) 100 178 214 143 187
EPS (VND) 1,662 2,976 3,163 2,028 2,211
Tăng trưởng EPS (%) 211% 79% 6% -36% 9%
Giá trị sổ sách (VND) 12,991 15,167 15,314 15,296 14,974
P/E 9.2 5.0 6.5 8.4 18.6
P/B 1.2 1.0 1.3 1.1 2.7

(Nguồn: STK, PHFM)

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 8
Báo cáo ngành  Dệt may

CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG – TCM – Giá mục
tiêu: 82,800 VND/CP
 Cập nhật KQKD:

Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của TCM giảm 4.8% YoY còn 3,470 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch doanh
thu nhờ xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và bán vải kháng khuẩn. LNST đạt 276 tỷ đồng, tăng mạnh 27.4% YoY,
vượt 45% kế hoạch năm do biên lợi nhuận của khẩu trang, đồ bảo hộ và vải kháng khuẩn cao hơn biên lợi nhuận của
các đơn hàng truyền thống đã góp phần cải thiện biên của toàn công ty. Kết thúc Q1/2021, doanh thuần của TCM đạt
946 tỷ đồng (+20% YoY). LNST đạt 62 tỷ đồng (+84% YoY) nhờ cải thiện nhu cầu dệt may tại các thị trường xuất
khẩu.

 Điểm nhấn đầu tư:

Chuỗi cung ứng Dệt – Nhuộm – May tạo lợi thế giúp TCM ổn định nguồn cung nguyên liệu, khắc phục “điểm
nghẽn” của ngành dệt may. TCM sở hữu chuỗi cung ứng hoàn chỉnh gồm sợi, dệt, đan, nhuộm, may và phân phối,
giúp TCM tự chủ nguồn cung vải và ổn định biên lợi nhuận. Tránh phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu là điểm vượt
trội của TCM so với các doanh nghiệp khác trong ngành khi “điểm nghẽn” của ngành là 70% vải nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất phụ thuộc vào nhập khẩu. TCM sẽ đầu tư xây dựng nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long vào tháng 4/2021.
Nhà máy với công suất 12 triệu sản phẩm/năm, đi vào hoạt động sẽ tăng công suất may thêm 50% lên 36 triệu sản
phẩm/năm trong năm 2022. Bên cạnh đó, TCM có kế hoạch đầu tư nhà máy nhuộm và đan của dự án Vĩnh Long
trong 2022, sau khi hoàn thành sẽ tăng thêm 33% công suất vải đan và 50% công suất vải dệt. Hơn nữa, trong năm
2019, TCM đã gia nhập chuỗi giá trị của Adidas, việc nhà máy Vĩnh Long số 2 đi vào hoạt động sẽ giúp TCM tháo gỡ
thách thức trong năm 2019 khi năng lực may hiện tại không thể giải quyết hết được các đơn hàng xuất khẩu đã nhận
và nắm bắt tốt hơn cơ hội từ Adidas.

Chiến lược tập trung công tác nghiên cứu phát triển (R&BD) nâng cao giá trị chuỗi cung ứng. Nhằm bắt kịp xu
hướng thời trang thế giới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, TCM
đã hợp tác với Viện nghiên cứu dệt may Hàn Quốc (KOTITI Global) gia tăng công tác R&BD, để phát triển các loại
vải có tính năng nổi trội, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm của TCM. Năm 2020, TCM đã cho ra mắt
thương hiệu thời trang INNOF bán trong nước và ONLEE bán trên Amazon.

Hưởng lợi từ CPTPP và EVFTA nhiều hơn so với những doanh nghiệp cùng ngành. Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh
tạo điều kiện thuận lợi cho TCM đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA.
.
 Định giá và khuyến nghị
Chúng tôi ước tính doanh thu năm 2021 khoảng 3,806 tỷ đồng (+9.7% YoY), trong khi LNST năm 2021 đạt 287 tỷ
đồng (4.0% YoY). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu TCM khoảng 82,800
đồng/cổ phiếu (-20% so với giá hiện tại). Chúng tôi cho rằng các tiềm năng tăng trưởng của TCM đã được phản ánh
vào giá cổ phiếu. Do đó đưa ra khuyến nghị BÁN cổ phiếu này trong ngắn và trung hạn.

Chỉ số tài chính 2017 2018 2019 2020 2021F


Doanh thu thuần (tỷ VND) 3,209 3,662 3,644 3,470 3,806
LNST (tỷ VND) 193 260 217 276 287
EPS (VND) 3,162 4,069 3,166 4,435 4,630
Tăng trưởng EPS (%) 81% 29% -22% 40% 4%
Giá trị sổ sách (VND) 20,746 23,537 24,566 26,402 28,532
P/E 8.0 5.3 6.1 5.0 17.9
P/B 1.2 0.9 0.8 0.8 2.9

(Nguồn: TCM, PHFM)

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 9
Báo cáo ngành  Dệt may

Đảm bảo phân tích


Báo cáo được thực hiện bởi Nguyễn Thị Thảo Vy, Chuyên viên phân tích – Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng. Mỗi nhân
viên phụ trách về phân tích, chiến lược hay nghiên cứu chịu trách nhiệm cho sự chuẩn bị và nội dung của tất cả các phần có trong bản
báo cáo nghiên cứu này đảm bảo rằng, tất cả các ý kiến của những người phân tích, chiến lược hay nghiên cứu đều phản ánh trung
thực và chính xác ý kiến cá nhân của họ về những vấn đề trong bản báo cáo. Mỗi nhân viên phân tích, chiến lược hay nghiên cứu đảm
bảo rằng họ không được hưởng bất cứ khoản chi trả nào trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai liên quan đến các khuyến cáo hay
ý kiến thể hiện trong bản báo cáo này.
Định nghĩa xếp loại
Mua = cao hơn thị trường nội địa trên 10%
Giữ = bằng thị trường nội địa với tỉ lệ từ +10%~ -10%
Bán = thấp hơn thị trường nội địa dưới 10%.
Không đánh giá = cổ phiếu không được xếp loại trong Phú Hưng hoặc chưa niêm yết.

Biểu hiện được xác định bằng tổng thu hồi trong 12 tháng (gồm cả cổ tức).
Miễn trách
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng/Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng không chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh hay tính
chính xác của báo cáo. Đây không phải là bản chào hàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. Chứng khoán Phú Hưng/Quản
lỹ Quỹ Phú Hưng và các chi nhánh và văn phòng và nhân viên của mình có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ phiếu
được nhắc tới ở đây. Chứng khoán Phú Hưng/Quản lý Quỹ Phú Hưng (hoặc chi nhánh) đôi khi có thể có đầu tư hoặc các dịch vụ khác
hay thu hút đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác cho bất kỳ công ty nào được nhắc đến trong báo cáo này. Tất cả các ý kiến và
dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh giá của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng vào ngày này và có thể
thay đổi không cần báo trước.

© Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS).


Tòa nhà CR3-03A, Tầng 3, 109 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM
Điện thoại: (+84-28) 5 413 5479 Fax: (+84-28) 5 413 5472
Customer Service: (+84-28) 5 411 8855 Call Center: (+84-28) 5 413 5488
E-mail: info@phs.vn / support@phs.vn Web: www.phs.vn

PGD Phú Mỹ Hưng Chi nhánh Quận 3 Chi nhánh Quận 1


Tòa nhà CR2-08, 107 Tôn Dật Tiên, P. Tân Tầng 2, Tòa nhà Phương Nam, 157 Phòng 1003A, Tầng 10, Tòa nhà Ruby,
Phú, Quận 7, Tp. HCM Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM 81-83-83B-85 Hàm Nghi,
Điện thoại: (+84-28) 5 413 5478 Điện thoại: (+84-28) 3 820 8068 Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. HCM
Fax: (+84-28) 5 413 5473 Fax: (+84-28) 3 820 8206 Điện thoại: (84-28) 3 535 6060
Fax: (84-28) 3 535 2912

Chi nhánh Tân Bình Chi Nhánh Hà Nội Chi Nhánh Thanh Xuân
Tầng trệt, P. G.4A, Tòa nhà E-Town 2, 364 Tầng 5, Tòa nhà Vinafor, Số 127 Lò Tầng 5, Tòa nhà UDIC Complex, N04 Hoàng
Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Đúc, Phường Đống Mác, Quận Hai Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy,
Tp.HCM. Bà Trưng, Hà Nội Hà Nội.
Điện thoại: (84-28) 3 813 2401 Phone: (84-24) 3 933 4566 Phone: (+84-24) 6 250 9999
Fax: (+84-28) 3 813 2415 Fax: (+84-24) 3 933 4820 Fax: (+84-24) 6 250 6666

Chi nhánh Hải Phòng


Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, 18 Trần Hưng Đạo,
Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Phone: (+84-22) 384 1810
Fax: (+84-22) 384 1801

Nguồn thông tin được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình. Trang 10

You might also like