You are on page 1of 16

Wed: https://www.hsph.harvard.

edu/nutritionsource/food-features/bananas/
Bananas

There’s a bit of confusion surrounding bananas. Some people consider this iconic
golden fruit a healthy choice while others avoid it, after seeing it on Internet lists
of “5 Worst Foods.” Unfavorable claims suggest that bananas cause weight gain
and constipation. An article from 1917 published in the Journal of the American
Medical Association defended the nutritional value of bananas, citing rumored
beliefs during that time: “The banana is a cause of indigestion and a treacherous
dietary component…” [1]

The scientific name for banana is Musa, from the Musaceae family of flowering
tropical plants, which distinctively showcases the banana fruit clustered at the top
of the plant. The mild-tasting and disease-resistant Cavendish type is the main
variety sold in the U.S. and Europe. Despite some negative attention, bananas are
nutritious and may even carry the title of the first “superfood,” endorsed by the
American Medical Association in the early 20th century as a health food for
children and a treatment for celiac disease.
Source Of

• Vitamin B6

• Fiber

• Potassium

• Magnesium

• Vitamin C

• Manganese

One serving, or one medium ripe banana, provides about 110 calories, 0 gram fat,
1 gram protein, 28 grams carbohydrate, 15 grams sugar (naturally occurring), 3
grams fiber, and 450 mg potassium.

Types

• Banana (Cavendish) – Sometimes classified as a “dessert


banana,” this classic type is mildly sweet when ripe. Choose
bananas with green or clear yellow peels without bruising.
The ripening process will change the peel from being thick
and stiff to thin and more flexible, with brown spots
surfacing until the entire peel darkens. For best flavor, wait
until the banana is golden yellow with a few brown spots.
With continued ripening, the entire peel turns brownish-
black and the pulp begins to ferment and soften further
while losing sweetness.

The following are other banana varieties less commonly available in the U.S.

• Plantain (Green Banana) – Larger, starchier, and less-sweet


version of Musa that is often used for cooking. When green,
the plantain is unripe with a neutral flavor and firm flesh. In
certain tropical regions including Central America, Africa, and
the Philippines, the plantain is a major source of
carbohydrate that is fried, boiled, or baked in a wide variety
of dishes. If allowed to mature, the skin will yellow and
develop a slightly sweet flavor that may be eaten raw or
cooked.

• Red Banana – This variety is shorter and plumper than the


Cavendish variety with a dark reddish-purple hue. A ripe red
banana will be creamy and often sweeter than Cavendish
bananas.

• Lady Finger – Thinner and slightly shorter than the Cavendish


bananas, they are sweeter and eaten raw or as dessert.

Bananas and Health

Cardiovascular health

Bananas are an excellent source of potassium, a vital mineral and electrolyte in


the body that carries a small electrical charge. These charges cause nerve cells to
send out signals for the heart to beat regularly and muscles to contract.
Potassium is also needed to maintain a healthy balance of water in cells, and
offsets the effects of excess dietary sodium. An imbalance in the diet of too little
potassium and too much sodium can lead to high blood pressure. Excessive
sodium can lead to a buildup of fluid in the blood, placing pressure on the walls of
blood vessels and eventually causing damage. Potassium helps the body to flush
out extra sodium in the urine, and eases tension in blood vessel walls. Bananas,
rich in potassium and fiber and low in sodium, are an important component of
heart-healthy diets like DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) that
aims for about 4,700 mg dietary potassium daily.
Digestive health

Bananas are included in the BRAT diet (an acronym for Bananas, Rice, Applesauce,
Toast), a once commonly prescribed regimen for patients with diarrhea or who
required a bland, easy-to-digest diet after stomach ailments. Not just easy to eat,
bananas can help replete electrolytes like potassium that are lost with diarrhea or
vomiting, and contain resistant starch (especially if using cooked less-ripe green
bananas) that may support gut healing.

Unripe bananas contain resistant starch, a type of carbohydrate that “resists”


digestion in the small intestine. It is absorbed slowly and does not cause sharp
rises in blood sugar. The starch acts as food for the growth of beneficial
microbes in the digestive tract. Microbes break down and ferment the starch as it
passes into the large intestine, producing short-chain fatty acids (SCFA) that may
play a role in the prevention of chronic diseases including digestive disorders.
Clinical studies have shown the potential use of SCFA in the treatment of
ulcerative colitis, Crohn’s disease, and antibiotic-associated diarrhea. [2]
Weight control
There is no evidence that bananas contribute to weight gain, despite popular
belief. In an analysis of three large prospective cohort studies, researchers looked
for associations between reported intakes of specific fruits and vegetables and
weight changes in 133,468 U.S. men and women followed for up to 24 years. [3]
The results were adjusted to account for other factors that can contribute to
weight changes like smoking and physical activity. Though higher intakes of
apples, pears, and berries tended to more strongly show a link to less weight gain
over time, bananas were also associated with less weight gain.

Do bananas have a high glycemic index?


Do bananas cause blood sugar spikes and, if so, can they be included in the diets
of those with conditions like type 2 diabetes and prediabetes? Some physicians
recommend that patients with diabetes choose foods with a low glycemic index.
The glycemic index (GI) is a measure of the rise in blood sugar levels after eating a
particular food. A GI score of 55 or less is rated as low, meaning that the food will
not raise blood sugar significantly. The glycemic load (GL) is a more specific
measure that accounts for not only a food’s glycemic index but factors the
amount of carbohydrate in one serving of that food. A score of 10 or less is rated
as low GL.
According to the International Glycemic Index Database, ripe bananas have a low
GI of 51, with slightly under-ripe bananas even lower at 42; they have a moderate
GL of 13 and 11, respectively. Why is the glycemic load score higher if the
glycemic index is low? It may be due to the higher carbohydrate content of
bananas (there are 28 grams in one medium banana vs. about 19 grams in a
medium apple); this will increase the glycemic load. However, the type of
carbohydrate in bananas is classified as resistant starch, which functions similarly
to dietary fiber. Resistant starch is not broken down in the small intestine so it
causes less glucose to be released into the bloodstream. This produces a lower
glycemic index and a greater feeling of satiety as the starch is digested slowly.

Storage

• Store at room temperature away from direct sunlight.

• Do not refrigerate green bananas as this can disrupt normal


ripening.

• To speed up ripening, store in a brown paper bag or place


near ripe fruit, which emits ethylene gas that causes
ripening. On the flipside, if you wish to slow ripening, store
bananas away from other ripe bananas or fruits. Do not store
in plastic bags as this traps excess moisture and may
promote rotting.

• Banana “trees” or hangers help expose a cluster of bananas


to an even amount of oxygen, and promote gradual ripening
by preventing excess pressure and moisture from collecting
on the bananas at the bottom of the cluster.
• Fully ripe golden yellow bananas may be stored in the
refrigerator in a sealed produce drawer. Refrigeration will
preserve the flavor for another week, even if the peels
continue to darken.

• If the banana peel has ripened to a mostly brown color,


remove the peel and chop or mash the pulp to include in
baked goods or freeze to be added into smoothies.

Prepare

• Slice ripe banana into a fruit salad. Squeeze a bit of acid like
apple cider vinegar, orange juice, lime, or lemon onto the
bananas to prevent darkening too quickly.

• Substitute an equal amount of mashed banana for butter for


dense baked goods like muffins, quick breads, and cookies.
Using banana may cause the product to bake faster, so check
for doneness several minutes earlier than usual or reduce
the oven temperature by 25°F. The bananas will also add
sweetness, so reduce the amount of added sugar in the
recipe by one-quarter to one-half.
• For a frozen treat, slice a peeled ripe banana in half (in the
middle) and insert a popsicle stick or skewer into the flat
end. Dip banana into yogurt and coat evenly; sprinkle with
nuts, chopped dried fruit, cinnamon, or other favorite
toppings and freeze for several hours.

• For an easy dairy-free ice cream alternative, peel, chop, and


freeze two medium bananas. Place into a blender or food
processor and add a few tablespoons of liquid (water, dairy
or plant milk, or coconut water). Blend until smooth. Add
extra liquid if additional creaminess is desired. For a different
flavor, add 1-2 tablespoons unsweetened cocoa powder or
nut/seed butter, a splash of vanilla extract and cinnamon, or
½ cup frozen berries.

More recipe ideas and serving suggestions featuring bananas:

• Whole Wheat Banana Nut Muffins

Did You Know?

• In many countries, banana and plantain leaves are recycled


as food wrappers, such as to hold tamales and meats. They
are also used to cover or wrap various foods while cooking to
help seal in flavor.

• Banana peels contain plant chemicals in the form of


antioxidants, and have long been used in traditional and folk
medicine as an antiseptic and anti-inflammatory to promote
wound healing such as for bug bites, minor burns, and
sunburns. [4] As a simple home remedy, the inside of the
banana peel is pressed on a wound for several minutes.
References

1. The Banana Again. JAMA. 1917;6923:1972– 1974

2. den Besten G, van Eunen K, Groen AK, Venema K, Reijngoud


DJ, Bakker BM. The role of short-chain fatty acids in the
interplay between diet, gut microbiota and host energy
metabolism. Journal of lipid research. 2013 Jul 2:jlr-
R036012.

3. Bertoia ML, Mukamal KJ, Cahill LE, Hou T, Ludwig DS,


Mozaffarian D, Willett WC, Hu FB, Rimm EB. Changes in
intake of fruits and vegetables and weight change in United
States men and women followed for up to 24 years: analysis
from three prospective cohort studies. PLoS medicine. 2015
Sep 22;12(9):e1001878.

4. Pereira A, Maraschin M. Banana (Musa spp) from peel to


pulp: ethnopharmacology, source of bioactive compounds
and its relevance for human health. Journal of
Ethnopharmacology. 2015 Feb 3;160:149-63.
Tác dụng của chuối: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe
Hiện nay, những nguồn thông tin xoay quanh chuối có chút mơ hồ và khiến nhiều
người hoang mang. Một số người coi loại quả nổi tiếng này là sự lựa chọn lành
mạnh, trong khi số khác lại né tránh nó sau khi thấy nó xuất hiện trong danh sách
“5 loại trái cây tệ hại nhất” trên mạng.
Những tuyên bố bất lợi cho rằng loại quả này gây tăng cân và táo bón. Một bài
báo được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ từ năm 1917 thì lại ủng hộ
ý kiến cho rằng chuối cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời không quên
trích dẫn niềm tin được đồn đại lúc bấy giờ: “Chuối là nguyên nhân gây khó tiêu
và là một thành phần dinh dưỡng nguy hiểm…” [1]

Danh pháp khoa học của chuối là Musa, thuộc chi Musaceae của họ thực vật có
hoa nhiệt đới, với đặc trưng là quả chuối mọc thành từng buồng ở tận ngọn cây.
Chuối Cavendish có mùi vị ngọt dịu và tính kháng bệnh là loại được bán chủ yếu ở
Mỹ và châu Âu.
Tuy nhận được vài sự chú ý tiêu cực, nhưng nhìn chung thì chuối vẫn là loại trái
cây bổ dưỡng và thậm chí còn mang danh hiệu là “siêu thực phẩm” đầu tiên,
được Hiệp hội Y khoa Mỹ công nhận vào đầu thế kỷ 20 như một loại thực phẩm
không chỉ tốt cho sức khỏe của trẻ mà còn có khả năng điều trị bệnh celiac (không
dung nạp gluten).
Nguồn dưỡng chất
* Vitamin B6
* Chất xơ
* Kali
* Magiê
* Vitamin C
* Mangan

Một khẩu phần, hay một quả chuối chín cỡ trung bình, cung cấp khoảng 110 calo,
0g chất béo, 1g protein, 28g carbohydrate, 15g đường (đường tự nhiên có sẵn
trong chuối), 3g chất xơ, và 450mg kali.
Phân loại chuối
* Chuối tiêu (chuối Cavendish) – Đôi khi còn được phân loại như “chuối tráng
miệng,” là loại chuối điển hình khi chín có vị ngọt dịu. Chọn quả chuối vỏ còn xanh
hoặc vàng tươi mà không bị thâm dập. Quá trình chín sẽ làm vỏ đang từ dày và
cứng chuyển sang mềm và dễ bóc hơn, với các đốm nâu xuất hiện trên bề mặt
cho đến khi toàn bộ phần vỏ chuối trở nên sẫm màu. Để thưởng thức hương vị
ngon nhất của loại chuối này, hãy đợi cho đến khi vỏ chuối ngả màu vàng sẫm và
có lác đác vài đốm nâu. Nếu tiếp tục để chuối chín thêm, phần vỏ sẽ biến thành
màu nâu đen, còn phần thịt chuối sẽ bắt đầu lên men và mềm hơn nữa trong khi
vị ngọt mất dần.
Dưới đây là các loại chuối khác ít phổ biến hơn ở Mỹ:
* Chuối plantain (chuối xanh/chuối mễ/chuối cứng) – Đây là phiên bản chuối lớn
hơn, cứng hơn, và kém ngọt hơn thường được dùng trong nấu nướng. Khi vỏ
chuối còn xanh tức là phần thịt của chuối plantain chưa chín, có hương vị trung
tính và cứng. Ở một số vùng nhiệt đới nhất định bao gồm Trung Mỹ, Châu Phi, và
Philippines, chuối plantain là nguồn carbohydrate chính, thường được người dân
của những nước này chiên rán, luộc, hoặc nướng để tạo ra vô số món ăn đa dạng.
Nếu để chín, vỏ chuối plantain cũng sẽ chuyển sang màu vàng và vị của thịt chuối
sẽ ngọt hơn một chút, vừa thích hợp để ăn luôn mà cũng có thể dùng để nấu
nướng.
* Chuối đỏ – Loại này lùn và dày hơn chuối Canvendish và có sắc đỏ tím. Chuối đỏ
chín sẽ rất ngậy và thường ngọt hơn chuối Cavendish.
* Chuối ngự – Thon và ngắn hơn một chút so với chuối Cavendish, chúng có vị
ngọt hơn và có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món tráng miệng.
Chuối và sức khỏe
* Sức khỏe tim mạch. Chuối là nguồn cung cấp kali, một khoáng chất thiết yếu và
cũng là chất điện li mang điện tích nhỏ, tuyệt vời cho cơ thể. Những điện tích này
khiến tế bào thần kinh phát ra tín hiệu để tim đập đều, cũng như để cơ bắp co
thắt. Kali cũng rất cần thiết cho việc duy trì sự cân bằng nước lành mạnh trong tế
bào, và bù đắp ảnh hưởng của natri dư thừa. Sự mất cân bằng trong chế độ dinh
dưỡng quá ít kali trong khi lại quá nhiều natri có thể dẫn đến cao huyết áp. Lượng
natri dư thừa có thể gây tích tụ chất lỏng trong máu, đè nén áp lực lên thành
mạch máu và cuối cùng gây tổn thương. Kali giúp cơ thể đào thải natri thừa theo
nước tiểu, và giảm bớt căng thẳng trong thành mạch máu. Chuối, giàu kali cũng
như chất xơ và có hàm lượng natri thấp, là một thành phần quan trọng cho các
chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch như chế độ ăn kiêng DASH (Các cách tiếp cận
ăn uống để đẩy lùi huyết áp cao) mà có mục tiêu là cung cấp khoảng 4.700mg kali
mỗi ngày.
* Sức khỏe tiêu hóa. Chuối được bao gồm trong chế độ dinh dưỡng BRAT (viết tắt
các từ tiếng Anh của Chuối – Bananas, Cơm – Rice, Sốt táo – Applesauce, Bánh mì
nướng – Toast), chế độ từng được kê đơn một cách hết sức rộng rãi cho các bệnh
nhân bị tiêu chảy, hoặc những người cần ăn theo chế độ ăn nhạt, dễ tiêu sau khi
bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Không chỉ dễ ăn, chuối còn có thể giúp làm đầy
các chất điện li như kali – chất đã bị mất đi khi bị tiêu chảy và nôn mửa, nó cũng
chứa tinh bột kháng (đặc biệt là nếu sử dụng chuối xanh chưa chín hẳn đã nấu) có
thể giúp chữa lành đường ruột. [2]
Chuối chưa chín chứa tinh bột kháng, một loại carbohydrate “kháng lại” quá trình
tiêu hóa trong ruột non. Nó được hấp thụ từ từ chậm rãi và không làm lượng
đường trong máu tăng đột ngột. Tinh bột hoạt động như thức ăn cho các vi khuẩn
có lợi phát triển trong đường tiêu hóa. Vi khuẩn phân hủy và lên men tinh bột khi
nó đi vào ruột già, sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) mà có thể giữ một
vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính, chẳng hạn như rối
loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra tiềm năng của việc sử dụng các
axit béo chuỗi ngắn trong việc điều trị bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, và
tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
* Kiểm soát cân nặng. Tuy rằng có rất nhiều người tin là chuối góp phần làm tăng
cân, nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh được
điều này. Trong một phân tích của ba nghiên cứu thuần tập tương lai lớn, các nhà
nghiên cứu đã đi tìm mối quan hệ giữa hàm lượng tiêu thụ các loại trái cây và rau
củ cụ thể được báo cáo với sự thay đổi cân nặng ở 133.468 nam giới và nữ giới tại
Mỹ mà đã được theo dõi trong vòng 24 năm. [3] Kết quả được điều chỉnh để giải
thích các yếu tố khác mà có thể góp phần tạo ra những thay đổi trong cân nặng
như hút thuốc và hoạt động thể chất. Nó cho thấy là những người tiêu thụ
nhiều táo, lê, và quả mọng hơn thì ít tăng cân hơn theo thời gian, ngoài ra thì
chuối cũng làm người tiêu dùng ít bị tăng cân hơn.
Chỉ số đường huyết của chuối có cao không?
Liệu chuối có làm tăng đột ngột lượng đường trong máu không, và nếu có thì
chúng có thể được bao gồm trong chế độ dinh dưỡng của những người mắc các
bệnh như tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường hay không?
Một số bác sỹ khuyến nghị rằng bệnh nhân tiểu đường nên chọn các loại thực
phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết (GI) là công cụ đo sự gia
tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một loại thực phẩm nhất định. Chỉ số
đường huyết từ 55 trở xuống được đánh giá là thấp, tức là loại thực phẩm đó sẽ
không làm tăng đường huyết một cách đáng kể. Chỉ số tải đường huyết khi đi vào
cơ thể (GL) là thước đo cụ thể hơn mà không chỉ phân tích được cả chỉ số đường
huyết của thực phẩm, mà còn chỉ ra được lượng carbohydrate trong một khẩu
phần của loại thực phẩm đó. Chỉ số tải đường huyết khi đi vào cơ thể mà ≤10 thì
được xếp vào hạng thấp.
Theo Cơ sở dữ liệu chỉ số đường huyết quốc tế, chuối chín có chỉ số đường huyết
thấp là 51, và chuối chưa chín hẳn còn có chỉ số đường huyết thấp hơn, rơi vào
mức 42; chỉ số tải đường huyết khi đi vào cơ thể của chúng nằm ở mức trung
bình, lần lượt là 13 và 11.
Vậy vì sao chỉ số đường huyết thì thấp mà chỉ số tải đường huyết khi đi vào cơ thể
lại cao? Có thể là bởi hàm lượng carbohydrate cao hơn của chuối (có 28g
carbohydrate trong một quả chuối cỡ vừa, trong khi một quả táo cỡ vừa cũng chỉ
có 19g); yếu tố này sẽ làm tăng chỉ số tải đường huyết khi đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, loại carbohydrate trong chuối được phân loại là tinh bột kháng và có
chức năng giống với chất xơ. Tinh bột kháng không bị phân hủy trong ruột non
nên sẽ giải phóng ít glucose vào máu hơn. Việc này sẽ tạo ra chỉ số đường huyết
thấp hơn, cùng cảm giác no nê thỏa mãn hơn vì tinh bột được tiêu hóa một cách
chậm rãi.
Bảo quản
* Bảo quản ở nhiệt độ phòng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
* Không cho chuối xanh vào tủ lạnh vì việc này có thể làm gián đoạn quá trình chín
bình thường của chuối.
* Để làm chuối chín nhanh hơn, cho chuối vào túi giấy màu nâu hoặc đặt cạnh hoa
quả đã chín vì chúng sẽ tỏa ra khí ethylene thúc đẩy quá trình chín của trái cây.
Ngược lại, nếu muốn làm chậm quá trình chín, bạn có thể để chúng tách biệt hẳn
với các loại quả đã chín khác. Không nên bọc chuối trong túi nilông vì như vậy sẽ
làm tăng độ ẩm và có thể gây thối rữa.
* “Cây” chuối hoặc móc treo quần áo có thể giúp nải chuối tiếp xúc với một lượng
ôxy đồng đều, và thúc đẩy quá trình chín đều bằng cách ngăn chặn áp lực cũng
như độ ẩm dư thừa dồn nén vào những quả chuối ở nằm ở dưới cùng của nải
chuối.
* Chuối đã chín hẳn và vỏ có màu vàng sẫm có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở
ngăn đựng rau củ kín khí. Khi được giữ lạnh, chuối có thể tiếp tục được sử dụng
thêm một tuần nữa, ngay cả khi vỏ của chúng đã thâm tối lại.
* Nếu vỏ chuối chín và chủ yếu có màu nâu, hãy bóc vỏ và cắt bỏ phần thịt bị
thâm nhũn rồi dùng chỗ còn lại làm nguyên liệu nướng các loại bánh hoặc đông
lạnh để sau đó xay sinh tố.
Chế biến
* Thái chuối chín thành từng miếng nhỏ rồi cho vào salad hoa quả. Cho thêm chút
axit thực phẩm chẳng hạn như giấm táo, nước cam, hoặc vắt chanh vàng/chanh
xanh vào chuối để tránh bị thâm quá nhanh.
* Thay thế bơ bằng một lượng chuối nghiền tương đương để nướng các loại bánh
đặc như bánh muffin, bánh mì nhanh (bánh mì không dùng men nở, không cần ủ,
nhồi bột), và bánh quy. Nếu bạn dùng chuối thì có thể bánh sẽ được nướng nhanh
hơn, vì vậy bạn nên kiểm tra độ chín của bánh sớm hơn bình thường vài phút
hoặc giảm nhiệt độ lò nướng xuống khoảng 14°C. Chuối cũng sẽ tạo vị ngọt, vì vậy
hãy giảm khoảng 0,25-0,5 lượng đường bổ sung trong công thức.
* Để làm món ăn nhẹ đông lạnh, thái đôi quả chuối chín đã bóc vỏ rồi cắm que
kem hoặc cắm xiên vào đầu phẳng. Nhúng chuối vào sữa chua rồi phết đều; rắc
thêm hạt khô, hoa quả sấy khô băm nhỏ, quế, hoặc những món rắc khác mà bạn
thích rồi để vào ngăn đá trong vài giờ.
* Để làm món kem đơn giản mà không cần đến sữa, hãy bóc vỏ, băm nhỏ, và
đông lạnh hai quả chuối cỡ vừa. Cho vào máy xay sinh tố hoặc máy xử lý thực
phẩm rồi cho thêm một thìa canh (15ml) chất lỏng (nước, sữa bò hoặc sữa thực
vật, hay nước dừa). Xay đến khi nhuyễn mịn. Cho thêm chất lỏng nếu muốn tăng
thêm độ sánh mịn. Để tạo vị khác, cho 1-2 thìa canh (15-30ml) bột cacao không
đường hoặc bơ lạc/bơ hạt vào hỗn hợp xay, cho thêm chiết xuất vani và quế, hoặc
1/2 cốc (~120ml) quả mọng đông lạnh.

Bạn có thể tham khảo thêm ý tưởng về công thức, cụ thể là món bánh muffin
chuối ngũ cốc nguyên cám, cùng những gợi ý khẩu phần liên quan đến chuối ở
trên mạng.
Có thể bạn chưa biết
* Ở nhiều quốc gia, lá của chuối (tiêu) và chuối plantain được tái chế và dùng để
bọc thực phẩm, chẳng hạn như gói bánh tamale và thịt. Chúng cũng được dùng để
bọc gói nhiều loại thực phẩm khác trong khi nấu nướng để giữ hương vị.
* Vỏ chuối chứa hóa chất thực vật dưới dạng chất chống ôxy hóa, và từ lâu đã
được sử dụng trong y học cổ truyền dân gian như chất khử trùng và chống viêm
giúp làm lành các vết thương do bọ cắn, vết bỏng nhẹ, và vết cháy nắng.[4] Bạn có
thể ép phần bên trong của vỏ chuối lên vết thương trong vài phút như một
phương pháp cứu chữa đơn giản tại nhà.
(Theo Harvard T.H. Chan – Người dịch: Tống Hải Anh, nhóm Hạ Mến, hướng
dẫn ăn đúng)
Wed: https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/bananas/

You might also like