You are on page 1of 7

Đề bài 3: Trong Tông Huấn Niềm vui Tin Mừng có đoạn viết: “Thật là đẹp khi

giới trẻ trở thành những người lữ hành Đức Tin, hạnh phúc khi mang niềm tin
Giêsu vào trong mỗi đường phố, công trường hay những góc nhỏ của thế giới”.
Song, cũng có ý kiến khác cho rằng: “Đức Tin có sức mạnh cảm hóa nhân loại
và làm cho thế giới ngày càng thánh thiện an vui”.
Nhận định của bạn về vấn đề trên và cho biết những thực trạng căn bản về
Đức Tin trong giới trẻ hôm nay.
GB Trần Đình Anh
Bài làm
Đời người là một hành trình ra đi. Chúng ta ra đi để bỏ lại tích cách ngây
thơ trẻ con. Chúng ta ra đi để học hỏi những điều mới mẽ ở vùng đất xa lạ. Ra đi
để ta trưởng thành, chín chắn hơn. Và cuộc ra đi cuối cùng là từ bỏ dương thế
này về với lòng đất mẹ. Với mỗi Kitô hữu, không những ra đi về mặt tự nhiên,
mà còn ra đi về mặt siêu nhiên, tức là phải biến cuộc đời mình thành cuộc lữ
hành của Đức Tin. Khi nói về những cuộc lữ hành, ĐTC Phanxico đã viết trong
Tông huấn Niềm vui Tin Mừng rằng: “Thật là đẹp khi giới trẻ trở thành những
người lữ hành Đức Tin, hạnh phúc khi mang niềm tin Giêsu vào trong mỗi
đường phố, công trường hay những góc nhỏ của thế giới”. Ở một góc độ khác,
cũng có ý kiến rằng: “Đức Tin có sức mạnh cảm hóa nhân loại và làm cho thế
giới ngày càng thánh thiện an vui”. Cả hai nhận định trên đều có mối tương
quan mật thiết với nhau, giống như đôi cánh nâng đỡ nhau, và chủ thể chính của
hai nhận định đều là những nhà lữ hành. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội
hiện nay, người trẻ đang đối diện với muôn vàn cám dỗ, đó cũng là thách đố cho
cuộc lữ hành Đức Tin. Liệu rằng người Kitô hữu trẻ có thể họa lại cách sống
động bức chân dung của Thầy Giêsu cho nhân loại hôm nay?

Trước hết, Đức Tin là một trong ba nhân đức đối thần, được ban cho tín
hữu khi họ lãnh Bí tích Thánh tẩy. Đức Tin chỉ hồng ân siêu nhiên được ban cho
tín hữu, để họ gắn bó trọn vẹn và tự do với Thiên Chúa, và đón nhận những
chân lý do Ngài mặc khải trong Đức Giêsu Kitô. (từ điển Công giáo, tr 120) Khi
nói như vậy, với người chưa một lần biết và cảm nghiệm về Đức Tin vẫn đang
còn mơ hồ, và cảm thấy trừu tượng. Để dễ hiểu và có cái nhìn trực quan hơn, ta
có thể lật lại những trang đầu của Cựu Ước. Theo sách Sáng Thế, cụ Apraham
sau khi nghe lời mời gọi của Thiên Chúa thì mau mắn lên đường. Ông đi trên
con đường Thiên Chúa chỉ cho, mặc dù không biết con đường đó dẫn về đâu và
tương lai phía trước sẽ ra sao. Trên hành trình đó, thứ hành trang quý báu duy
nhất mà ông mang theo là niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, ông cậy dựa vào
những gì Thiên Chúa đã hứa ban. Đến thời Tân Ước, chúng ta không thể không

1
nhắc đến một mẫu gương tuyệt vời của Đức Tin là Đức Maria. Khi được sứ thần
Gabriel loan báo về chương trình Thiên Chúa dự định nơi mình, Mẹ đã sẵn sàng
thưa “xin vâng”. Đức Maria đã hoàn toàn ký thác toàn bộ cuộc sống mình trong
bàn tay Thiên Chúa. Mẹ trở nên mềm dẻo để ánh sáng Đức Tin dẫn dắt đi suốt
chặng đường đời. Có như thế, Đấng Cứu Thế mới được hạ sinh và công cuộc
cứu độ hoàn tất. Như vậy, ta thấy rằng tin là toàn tâm toàn ý dũ bỏ mọi toan tính
trần thế, mọi suy nghĩ “con người”. Tin còn là dứt khoát từ bỏ những gì gắn bó,
cho Thiên Chúa bấm phím “delete” xóa bỏ những gì mang tính xác thịt. Để từ
đó, Thiên Chúa trở thành con đường dẫn đưa ta đến những miền đất hứa, nơi đó
đảm bảo cho ta cuộc sống vĩnh hằng.

Từ những buổi đầu, những cuộc lữ hành phát xuất từ tiếng gọi của Thiên
Chúa. Sau đó, tức là trước khi về trời, Đức Giêsu đã lệnh truyền cho các Tông
đồ: “Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài
thọ tạo, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh
Thần” (Mc 16, 15). Niềm khát khao của Đức Giêsu là cho toàn nhân loại nhận
biết Ngài. Chính Ngài là đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14, 6). Không
những thế, bằng cuộc khổ nạn và Phục sinh, giá máu cực thánh trên thập giá
mang lại ơn cứu độ cho muôn người. Bấy giờ, nhiều người đương thời vẫn chưa
ý thức được điều đó. Chính vì vậy, việc rao giảng đã được thực hiện ngay trong
những buổi đầu của Hội Thánh. Sau khi được đổ tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần,
các tông đồ đã đi khắp mọi miền loan báo tin Phục sinh, được khởi đi từ
Giêrusalem. Thánh Phê-rô đã không mệt mỏi rao giảng, và có những ngày thánh
nhân đã làm phép rửa cho ba ngàn người (Cv 2, 41). Hôm nay, mỗi chúng ta
cũng đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu và tiếp nối truyền thống tốt đẹp từ các
tông đồ qua Bí tích Rửa tội. Nhờ bí tích này, ta được làm con Thiên Chúa và
sống trong vòng tay Giáo Hội. Đồng thời, tiếng gọi trở thành ngôn sứ cho Đức
Kitô luôn vang vọng, réo rắt trong tim ta. Ngài mời ta dấn thân vào con đường
chính Ngài đã đi, đem Tin Mừng đến cho những người xung quanh, đặc biệt là
những người nghèo khổ, bần cùng… Vậy, mỗi ngày chúng ta hiện hữu trở nên
đẹp khi chúng ta đang trên đường lữ hành Đức Tin. Dẫu biết rằng, trên hành
trình ấy sẽ đầy những chông gai và bão tố. Tuy nhiên, như thánh Phao-lô đã
mạnh mẽ tuyên xưng: “Ơn Thầy đủ cho con” (2Cr 12, 9), chúng ta tin tưởng
Thiên Chúa luôn dìu dắt ta qua mọi gian khó cuộc đời.

Giữa một xã hội tục hóa, hình ảnh người trẻ trở nên những người lữ hành
Đức Tin, toát lên một bức tranh nhẹ nhàng và thanh thoát, đẹp đẽ và nên thơ. Ở
đời, một cô gái có ngoại hình ưa nhìn được coi là đẹp. Một địa danh với sự đa

2
dạng của thiên nhiên cũng được xem là đẹp. Vậy nét đẹp của người lữ hành có
gì đặc biệt? Nét đẹp của người lữ hành không thể chiêm ngắm bằng con mắt
trần tục, càng không thể có một quy chuẩn nào để đo lường. Vẻ đẹp đó được
hình thành từ những phẩm chất nội tại của người lữ hành. Trước là phải có chiều
sâu của đời sống nội tâm để lắng nghe được tiếng kêu mời của Đức Kitô. Thật
vậy, con người đang sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn. Mọi thứ âm thanh
từ cuộc sống, đều có sức lấn át một trái tim không có chiều sâu. Vì thế, là Kitô
hữu đòi hỏi phải sống trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, phải có một đôi tai nhạy
bén, loại bỏ được những âm thanh hỗn tạp mà đón nhận tiếng Chúa. Kế tiếp, là
người trẻ ai cũng mang trong mình những hoài bão, những toan tính cho cuộc
đời. Tuy nhiên, như Đức Giêsu đã nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính
mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Mt 16, 24). Theo Đức Kitô buộc
người trẻ phải bỏ lại những mưu toan riêng mình, bỏ lại cái tôi ích kỷ, bỏ lại
những ham muốn của bản thân. Theo tiếng gọi Giêsu, tức là họ sẵn sàng chối từ
những quyến rũ của tiền tài, địa vị, danh vọng. Nghe theo tiếng gọi, tức là họ
hoàn toàn bị “điếc” trước những lời mời gọi ngọt ngào thế gian. Những gì mà họ
loại trừ là hình ảnh của phú ông nơi trần gian. Trái lại, khi dứt bỏ những thứ đó,
họ lại làm nên hình ảnh vị ngôn sứ vĩ đại của Đức Kitô. Đó là nét đẹp tiềm ẩn
cần được chiêm ngưỡng bằng cả con tim và con mắt của tâm hồn. Không thể có
một nét đẹp trần gian nào có thể sánh bằng.

Hình ảnh người lữ hành cũng phải là người mang niềm vui Giêsu đến
những nơi mà mình kinh qua, dù bất cứ đi nơi đâu: gia đình, lối xóm, trường
học, công ty, công sở… Thước đo cho niềm vui trong cuộc sống hôm nay có
muôn màu muôn vẻ. Em học sinh mừng hớn hở khi cầm trên tay bài kiểm tra
điểm cao. Người công nhân vui mừng được nhận những đồng lương do công
sức của mình làm nên. Chàng thanh niên rạo rực khi trúng số đề… Ai cũng có
cho mình một niềm vui riêng, nhưng những niềm vui ấy không thể tồn tại mãi
được: nay còn mai mất. Niềm vui ấy chỉ đến trong chốc lát rồi vụt đi. Hết vui,
người ta lại tiếp tục lao vào đời để tiếp tục tìm niềm vui khác. Và suốt cả cuộc
đời, họ cứ luẩn quẩn trong hành trình tìm kiếm thứ niềm vui tạm bợ. Với Kitô
hữu, chúng ta có một niềm vui trường tồn, đi mãi với không gian – thời gian, và
không hề mai một: đó là niềm vui Giêsu. Ta vui vì may mắn được lãnh nhận Bí
tích Rửa tội, được nhận biết Chúa. Càng vui hơn khi ta được chính Đức Giêsu
bảo đảm về sự sống đời sau “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em” (Ga 14, 2). Mang
trên mình niềm vui Giêsu, ta cũng có trách nhiệm đem niềm vui ấy đến cho
những người đang vất vả tìm kiếm niềm vui trần thế. Đặc biệt, chúng ta phải
đem niềm vui Giêsu đến với những người không có gì ngoài sự nghèo khổ,
những người khác biệt với chúng ta. Khi chúng ta thực sự quan tâm đến những
kẻ thấp hèn trong xã hội, điều đó nói lên một con tim biết thổn thức trước tiếng

3
kêu của nhân loại. Trái tim đó được phủ lấp bởi niềm vui của Giêsu và muốn lan
tỏa đến cho mọi người. Giống như Maria Mađalêna mừng rỡ khi được Chúa
Giêsu cho biết về sự Phục sinh. Bà đã mau lẹ đem Tin mừng đó đến với các
môn đệ, là những người đang sống trong lo âu, những người đang trốn tránh sự
tìm kiếm của người Do Thái. Chúng ta cũng vậy, phải đem tin mừng Phục sinh
đến với những người sống trong lo âu của cơm áo gạo tiền. Đem tin mừng Phục
sinh đến với những người bần cùng, đau khổ để họ lấy Giêsu làm gia sản đời
mình.

Một sự thật rằng, trược sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, con người
đang không ngừng chạy đua với thế giới. Chạy đua để hợp thời, hợp mốt. Chạy
đua để không bị lạc hậu. Chạy đua để chiếm đoạt được những gì mình thích và
xã hội đòi hỏi. Vì liên tục phải chạy trên đường đua, tâm trí người ta lúc nào
cũng phải tập trung vào đó, nên con người sẵn sàng đánh đổi tất cả để chạy đến
đích nhanh nhất. Qua những ngõ bày đó, ta thấy sự phát triển của xã hội dù đem
lại những lợi ích nhất định cho cuộc sống con người. Song, nó vẫn mang trong
mình một sức hút tiềm tàng, khiến người ta mang hết khả năng đầu tư vào
những thứ chủ nghĩa hủy diệt. Trước bối cảnh như vậy, liệu rằng Đức Tin còn
đủ sức mạnh để cảm hóa nhân loại này chăng?

Như ý kiến đã nêu: “Đức Tin có sức cảm hóa nhân loại và làm cho thế
giới ngày càng thánh thiện an vui”. Theo những gì đã dẫn ở trên, người mang
Đức Tin là người dám dũ bỏ những gì mang tính “người” nơi bản thân mình,
chỉ dành chỗ đó cho Thiên Chúa. Khi định tín được như vậy, người có Đức Tin
biết làm tăng trưởng Đức Tin qua những hành động thiết thực. Thánh Phaolô đã
minh định rằng: “Đức Tin hành động nhờ Đức ái” (Gl 5, 6). Đúng thế, ngoài
mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, người Kitô hữu phải để Đức Tin hành
động qua mối tương quan với tha nhân. Bởi rằng, nếu một niềm tin chỉ được
tuyên xưng bằng một lý thuyết suông, và những nghi thức sáo rỗng thì có thể
thu phục được người khác hay chăng? Như thánh Giacôbê đã nói: “Đức Tin
không hành động là Đức Tin chết” (Gc 2, 17). Một Đức Tin mạnh mẽ là phải
được biểu lộ ra bằng hành động, được thể hiện bằng tình yêu thương đồng loại,
biết cảm thông và tha thứ cho nhau. Đức Giêsu còn dạy rằng: “Bằng dấu này
mà người ta nhận biết Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13, 35). Khi
chúng ta biết sống cho sống vì sống với anh em đồng loại, đó là lúc chúng ta
minh chứng thuyết phục cho niềm tin của mình. Ngang qua những bằng chứng
dễ thấy đó, Đức Tin mới có sức cảm hóa nhân loại. Bởi theo ĐTC Phanxico, sức
sống của Giáo hội được thúc đẩy bởi sự hấp dẫn, chứ không phải bằng trò chiêu

4
dụ. Nghĩa là, khi nhìn vào thực tế đời sống người Kitô, họ hình dung ra được
hình ảnh của Đức Kitô mà chúng ta tuyên xưng. Như thế, không gì có thể cảm
hóa nhân loại ngoại trừ đời sống thấm nhập Đức Tin của chúng ta. Đó cũng là
bức ảnh sống động và đầy lôi cuốn trong xã hội nhiễu nhương này. Sức hấp dẫn
đó có sức mạnh làm cho thế giới này ngày càng thánh thiện an vui.

Hai ý kiến được đã được trình bày ở trên có mỗi quan hệ hỗ tương lẫn
nhau. Giữa hai ý kiến không hề có sự trái ngược hoặc bất cứ xung khắc nào.
Trái lại, ý kiến này là bàn đạp của ý kiến kia và ý kiến kia là kết quả của ý kiến
này. Cả hai đều bổ túc và hướng đến sự hoàn mỹ của Đức Tin. Một ý kiến nói
về vẻ đẹp và niềm hạnh phúc của Mẹ Giáo Hội, khi người con trong Giáo Hội đi
vào cuộc lữ hành Đức Tin. Ý kiến còn lại thì cho thấy sức mạnh huyền diệu của
Đức Tin. Chắc hẳn, khi nêu lên hai nhận định như vậy, cả hai tác giả đều chung
một mục đích là ước mong Đức Tin thấm nhập nơi người trẻ. Vì chỉ khi như thế,
đời sống con người mới được biến đổi. Tuy nhiên, với lối sống duy vật, duy
thực tế, duy bản thân… làm cho con người thời nay đánh mất cảm thức về tội.
Giới trẻ không còn ý thức được tầm quan trọng của đời sống tâm linh. Họ ngày
càng lún sâu trong vòng vây của tội lỗi mà không tìm thấy lối thoát. Hơn thế, sự
cám dỗ của vật chất biến họ thành con thiêu thân, thành nô lệ của đồng tiền, họ
quyết làm bằng được những gì mình thích. Với lối sống như vậy, đời sống Đức
Tin của nhiều người trẻ đã giảm sút trầm trọng, nếu không muốn nói là mất Đức
Tin.

Thực trạng cho thấy rằng, bên cạnh một ít bạn trẻ có đời sống đạo đức,
thực hành Đức Tin chuyên chăm, thì vẫn còn đó rất nhiều giới trẻ đang trên đà
xuống dốc. Nhiều người vì lỡ mang danh là Kitô, nên họ vẫn đến nhà thờ và
tham gia các giờ phụng vụ. Tuy nhiên, dù ở đâu đi nữa, họ chỉ như cái xác
không hồn. Bởi tâm hồn của họ đã bị bủa vây bằng những giá trị của xã hội.
Không những thế, do không chịu tìm hiểu Giáo lý, Kinh Thánh nên nền móng
cho nhà Đức Tin trở nên mong manh, yếu ớt. Vốn hiểu biết về đạo vô cùng
khiêm tốn, có khi chỉ là một Đức Tin trống rỗng. Chủ nghĩa bản thân đang ngự
trị nơi tâm hồn, khiến họ sống khép kín, không mở lòng với tha nhân. Điều họ
quan tâm là “vinh gia, phù thân”, vơ vét những gì tốt đẹp để xây lâu đài trên
trần gian cho mình. Họ dửng dưng, vô cảm trước những mảnh đời đói khổ, kém
may mắn. Nhiều người coi “đèn ai nhà nấy rạng” làm triết lý cuộc đời. Bởi thế,
những “nguyên liệu” mà họ chắt góp không phải để xây nền móng cho nhà Đức
Tin, nhưng là cho sự sống mau qua chóng tan đời này.

5
Ở nhiều bạn trẻ vẫn đang tồn tại não trạng vô cùng nguy hiểm: “truyền bá
Đức Tin là của nhà tu”. Họ chưa nhận thức được sứ mạng mà Giáo Hội trao
phó khi lãnh phép Thánh tẩy. Tiếng mời gọi da diết của Thầy Giêsu vẫn chưa
đánh động được tâm hồn chai sạn trong tội. Chính vì thế, tâm hồn họ còn đắm
chìm trong biển đời trần thế. Đời sống Đức Tin không được lưu tâm để trau dồi
và mài dũa. Từ đó dẫn đến sự tha hóa trong đời sống thường ngày, và làm nên
bức họa Giêsu lem luốc. Một tiểu thuyết gia người Pháp đã thốt lên rằng:
“Người ta sẽ không chỉ trách Đức Kitô, nhưng người ta sẽ chỉ trách người Kitô
hữu không giống Chúa Kitô”. Khi Đức Tin không được ăn nhập trong cuộc
sống hằng ngày, tức là chúng ta chưa nên giống Chúa Kitô, chưa đem Đức
Giêsu vào trong từng ngõ ngách, chưa đem Tin Mừng đến với anh em. Như thế,
điều mà chúng ta cần khẳng định là: khi mang danh Đức Kitô thì đời sống ta
phải họa lại cuộc đời Đức Giêsu một cách chân thực. Nếu không, danh Kitô hữu
sẽ trở nên vô nghĩa đối với cuộc đời con người. Có thể nói được rằng, với sự
bùng nổ của xã hội vô cảm, kèm theo những cơn cuồng phong tục hóa, khiến
cho thế hệ người trẻ chao đảo, đánh mất căn tính của người Kitô hữu. Đó cũng
chính là nguyên do làm tróc rễ cây Đức Tin, ăn mòn và biến Đức Tin mai một.

Trước tình hình cấp thiết như thế, tất cả những người có hữu trách phải có
trách nhiệm với việc giáo dục giới trẻ. Từ trong gia đình, người làm cha mẹ phải
biết noi gương cho con cái bằng đời sống đạo đức của mình, thúc dục con cái
tham gia các lớp giáo lý và phổ thông. Ở giáo xứ, việc tổ chức dạy và học giáo
lý cần được củng cố cách triệt để, cần có thêm nhiều hoạt động cho các bạn trẻ
để thắt chặt tình hiệp thông giữa các bạn trẻ trong giáo xứ. Nơi nhà trường, thầy
cô phải ân cần giúp đỡ các em tìm hiểu về kiến thức xã hội, và bồi dưỡng đạo
đức. Xã hội cũng phải tạo mọi điều kiện để các em được quyền sống, quyền học
tập… ngăn chặn những tệ nạn xấu đang tiêm nhiễm đời sống của các em. Có
làm được như thế, chúng ta mới dám hy vọng nơi những người trẻ hôm nay.

Khi nhắc đến giới trẻ, những bậc hữu trách trong Giáo hội đều có một
mối ưu tư đặc biệt. Riêng ĐTC Phanxicô, Ngài là biểu tượng của Lòng thương
xót trong thế giới đương đại, cũng có nhiều nỗi âu lo và cảm thông. Trong
những lần Đại hội giới trẻ Thế giới, Ngài đã gặp gỡ, trò chuyện để thông hiểu
được những trắc trở và tâm tư của nhiều người trẻ trên thế giới. Qua đó, Ngài
cũng nhắn nhủ đến giới trẻ những thông điệp quý báu nhằm củng cố Đức Tin và
giúp người trẻ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Trong tông huấn
Niềm vui Tin Mừng, Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người trẻ trong

6
thời cuộc loan báo Phúc Âm, bởi người trẻ là tương lai và mầm sống của Giáo
Hội.
Là Kitô hữu, là ứng sinh Linh mục tương lai. Thiết nghĩ rằng, chúng ta
phải luôn mang sứ mạng ngôn sứ trong suốt mọi nẻo đường đời. Hơn hết, là
người trẻ chúng ta cũng cố gắng để trở thành những nhà lữ hành Đức Tin, phải
sống chứng tá cho niềm tin của mình ngay từ giây phút hiện tại. Bởi chưng,
niềm khao khát của chúng ta là sống cho Đức Kitô, chết cho Đức Kitô. Tuy
nhiên, đèn phải đủ dầu mới chiếu sáng, muối có mặn mới đủ ướp đời. Chúng ta
phải siêng năng đến với Chúa Giêsu qua bí tích Thánh Thể, sống đời cầu
nguyện để kết hợp mật thiết với Người. Từ đó, để Ngài làm chủ và thấm nhập
vào đời sống chúng ta. Để mỗi khi chúng ta ở đâu và làm gì, mọi người đều
nhận biết ta là người mang niềm vui của Giêsu.

Tông huấn Niềm vui Tin Mừng được công bố ở một thời cuộc hết sức cần
thiết. Ở trong thời đại mà con người lấy địa vị làm thước đo, lấy vật chất làm
cứu cánh. Nơi những mảnh đất như thế, Tin Mừng đang dần sa mạc hóa, khô
khan và bị chết. Trong bối cảnh đó, ĐTC Phanxicô đã nói lên những thao thức,
trăn trở và có những đường hướng cụ thể cho hết mọi Kitô hữu sống chứng tá.
Bức tranh về người lữ hành thật đẹp, đó là viễn cảnh mà Giáo hội và mọi Kitô
hữu đang khát khao và theo đuổi. Cũng thật đẹp khi nói về sức mạnh cảm hóa
của Đức Tin, đó là mục đích cuối cùng mà người có Đức Tin muốn chạm tới.
Như vậy, cả hai nhận định giống như hai bánh răng đan xen vào nhau, làm nên
một động cơ để đưa đời sống nhân loại ngày càng thánh thiện, an vui.

You might also like