You are on page 1of 14

TUYỂN TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ TOÁN HỌC SỐ 1

Diễn đàn Toán Học http://math.vn

KHÁI NIỆM HÀM LỒI – LÕM VÀ


BÀI TOÁN BẤT ĐẲNG THỨC – CỰC TRỊ

Nguyễn Song Minh1

Tóm tắt nội dung:


Bài viết này hệ thống lại các khái niệm và tính chất cơ bản nhất của hàm lồi. Qua đó đưa
ra một số kết quả mà tác giả đã tự tìm tòi xoay quanh việc ứng dụng tính chất lồi – lõm của
hàm số vào việc chứng minh bất đẳng thức và cực trị. Những kết quả mà tác giả tâm đắc nhất
là kết quả Kết quả 1.1 và Kết quả 1.3. Hai kết quả đó thể hiện rất rõ tư tưởng xô biên – đẩy
tâm trong các bài toán cực trị toàn cục. Một chủ định nữa của tác giả khi viết bài này là cố
gắng diễn đạt nội dung tư tưởng “Hàm lồi” một cách mộc mạc, trong sáng và gần gũi nhất với
những bạn đọc học sinh đang tuổi teen, . . . Điều này thiết nghĩ là cần thiết cho việc đổi mới
phương pháp sư phạm khi truyền đạt Toán học trong thời đại @. Cũng vì thế mà tác giả mong
có sự quan tâm góp ý của quý đồng nghiệp xa gần.

Mở đầu

Việc học Toán nếu được phép hàm hồ mà ví von thì quả có nhiều nét giống như luyện võ.
Tôi thường nghe một số võ sỹ nổi tiếng lên ivi hay báo đài nói rằng họ yêu thích Võ Thuật
từ việc thích xem phim chưởng, chính xác là thích những động tác nghệ thuật đẹp mắt của
Bruce Lee, của Jacky Chan, . . . Toán học cơ hồ có lẽ giống chút ít ở chỗ đó. Hồi còn bé dại
tôi là một đứa trẻ thích học Toán vì mê thầy tôi giải Toán. Người thầy đáng kính2 của tôi
thủa bé luôn làm tôi mê đắm với sự thông thái hào hoa và sức sáng tạo trong mỗi động tác
làm Toán. Tuy nhiên khi lớn lên và nhất là khi trở thành một giáo viên điều tôi biết ơn thầy
tôi hơn cả đó là thói quen biết suy ngẫm chiêm nghiệm về chiều sâu của kiến thức cơ bản.
Những nguyên liệu đó tôi thành thực tin là thiết yếu cho sự sáng tạo trong mỗi kỹ thuật
giải bài tập Toán. Lại là một sự ví von thì tôi nghĩ rằng điều đó giống như người võ sỹ để
đánh được những đòn thế hiệu quả anh ta phải tu luyện công lực cần thiết. Bạn đọc thân
mến, bạn cứ nghĩ mà xem “Có ai trên đời mua băng phim chưởng về, trải nệm êm ra để bắt
chước những động tác hoa mỹ trong phim kia mà thành võ sỹ không?”
1
Các trao đổi với tác giả về bài viết này có thể liên hệ qua email: nguyensongminh@gmail.com.
2
Bài viết này tôi xin tặng cho người thầy đã quá cố của tôi. Thầy Vũ Quốc Hùng nguyên giáo viên trường
THPT Thanh Thủy-Phú Thọ.
2 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

Có một thực tế rất đáng buồn hiện nay trong dạy và học toán sơ cấp là các học sinh thường
không được dạy kỹ bản chất các khái niệm Toán học. Đa số học sinh, phụ huynh và ngay
cả các đồng nghiệp giáo viên của chúng ta có quan niệm rằng học Toán là học giải bài tập
Toán, giải bài tập thật nhiều để quen tay để phục vụ cho tham vọng duy nhất là đạt điểm
cao trong kỳ thi Đại học. Vì thế họ thường tập trung thời gian vào tìm hiểu các kỹ thuật
giải bài tập rất thiếu tính tự nhiên. Tôi tôn trọng cái ước mơ điểm cao kia nhưng trộm nghĩ
là: “Nghệ thuật giải toán rất cần sự biến hóa thông giao giữa các căn niệm có thể mới phát
huy đầy đủ được uy lực của phương pháp”.
Vấn đề mà tôi khởi tạo ở bài viết này sinh ra từ khái niệm hàm lồi trong SGK 12, một khái
niệm mà nhiều thầy cô tôi biết thường lơ qua để dành thời gian luyện cho học trò cách kiểm
soát tính lồi lõm theo điều kiện về đạo hàm cấp II. Bây giờ xin đi đến nội dung chi tiết.

1.1 Hàm lồi là gì?

Chúng ta hẳn đã quen thuộc với các khái niệm như tam giác, tứ giác lồi hay đa giác lồi.
Một hình ảnh “dễ thương” về cái sự “lồi” là quả trứng đã bị luộc chín và lột sạch vỏ. Nếu ta
đóng vai một cậu bé tinh nghịch cầm cây kim khâu cắm phập một cái và lấy tay đút vào
(đút kim) thì khi đã thút sâu vào trong lòng quả trứng cả mũi kim lẫn cái trôn kim thì . . .
ta chẳng nhìn thấy cây kim đâu nữa. Cái sự tầm thường này thông báo điều nghiêm túc là:
“Khi quả trứng đã bao chứa hai đầu cây kim thì đồng thời nó cũng nuốt trọn toàn bộ cả thân
cây kim”. Diễn đạt một cách “đứng đắn” hơn để chiều lòng các độc giả đã đánh mất tính
sì-tin thì nghĩa là theo trực quan:
Một cấu trúc hình học được gọi là “lồi” nếu lấy ra hai điểm thuộc vào nó thì toàn bộ đoạn
thẳng nối hai điểm đó cũng nằm trọn hình đó (xem hình vẽ minh họa dưới đây).

A
M1
M2
Mn

Hình 1. Một cấu trúc lồi

Nhận xét. Đồ thị m


Bất đẳng thức hàm lồi 3

Định nghĩa Giả sử C là tập con của tập xác định của hàm f (x) ta nói hàm f (x) là
hàm lồi trên C khi và chỉ khi hai điều kiện sau đây được đồng thời thỏa mãn

1. Hễ x, y ∈ C thì kx + (1 − k)y ∈ C, ∀k ∈ (0, 1).

2. kf (x) + (1 − k)f (y) ≥ f (kx + (1 − k)y), ∀k ∈ (0, 1) và x, y ∈ C.

B
5

2
A
f 1

−3 −2 −1 0 1 2 3

Hình 2. Đồ thị một hàm lồi

1.2 Điều kiện để hàm lồi

Giá trị kx + (1 − k)y trong định nghĩa trên khiêu gợi ta đến ý niệm giá trị trung bình của
x, y theo trọng số. Bây giờ nếu ta đặt kx + (1 − k)y = m và sắp tự x > y thì bằng một động
m−y
tác giải thoát đơn giản ta sẽ có k = .
x−y
Hý hóp thay trở lại định nghĩa trên kia để có
m−y x−m
f (x) + f (y) ≥ f (m).
x−y x−y
Và bằng vài phép tính dung tục ta có một biến thể cho định nghĩa là định lý dưới đây

Định lý 1. Hàm số f (x) lồi trên miền C khi và chỉ khi với mọi bộ ba số x, m, z ∈ C
và x > m > y thế thì
f (x) − f (m) f (y) − f (m)
≥ .
x−m y−m

Để ý rằng với các điểm phân biệt A (a; f (a)) và B (b; f (b)) nằm trên đồ thị hàm số y =
f (a) − f (b)
f (x) thì tỷ số kAB = chính là hệ số góc của cát tuyến AB. Vậy nên nếu xét
a−b
X (x; f (x)) , M (m; ) , Y (y; f (y)) thì ta có hình vẽ sau:
4 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

f
X (x; f (x))

M (m; f (m))

Y (y; f (y))

−2 0 2 4

Hình 3. Vị trí tương đối của đồ thị một hàm lồi và các cát tuyến

Bây giờ nhìn lại cái hình vẽ chúng ta sẽ thấy cái định lý vừa có thông báo một kết quả hình
học rất giản dị và đẹp đẽ
“Cát tuyến XM có hệ số góc lớn hơn hệ số góc của cát tuyến Y M .”
Và với tính tham lam quen thuộc của một người làm Toán ta nhòm kỹ hình vẽ đó thêm lần
nữa để thấy là
“Dường như . . . nếu f (x) lồi trên C thì cát tuyến nối hai điểm trên đồ thị chả bao giờ chịu
nằm dưới phần giới hạn của đồ thị bởi hai đầu mút cát tuyến.”
Để tránh sự phản bội của đôi mắt với lý trí thôi thì trước mắt cứ để con tim mình “rung”
đến cái phát biểu sau.

Hệ quả 1. (Bất đẳng thức cát tuyến) Hàm số f (x) lồi trên [a, b] khi và chỉ khi với mọi
x ∈ [a, b] và m ∈ (a, b) xảy đến bất đẳng thức
f (a) − f (b)
f (x) ≤ f (a) + (x − a).
a−b

Chứng minh: Tất nhiên phép chứng minh của tôi ở đây chỉ trình bày một chiều “điều kiện
cần” vì tôi tự tin bạn đọc đủ khả năng kiểm tra “điều kiện đủ” như một bài toán giải trí.
Xét hai trường hợp.

• Nếu x ∈ {a, b} thì điều ta cần phải làm chỉ là thay vào khẳng định và gật đầu hai
phát vì thấy nó hiển nhiên đúng!

• Nếu x ∈ (a, b) tức là a < x < b thì theo định lý ... kia ta có ngay
f (x) − f (a) f (b) − f (x)
≤ .
x−a b−x
Khổ nỗi từ bất đẳng thức với dãy các phân số sắp xếp ta dẫn đến
f (x) − f (a) f (x) − f (a) + f (b) − f (x)
≤ .
x−a x−a+b−x
Và bây giờ thì điều cần chứng minh đã trở thành một chân lý trần trụi!
Bất đẳng thức hàm lồi 5

Chú ý. Cát tuyến AB trong hình vẽ trong kết quả trên có phương trình
f (a) − f (b)
y = f (a) + (x − a)
a−b
đấy là bởi ta viết theo điểm đặt là điểm A. Mong bạn đọc có đủ sự linh động để hiểu sự
phát biểu dưới đây là tương đương mà không tốn chút “mực bút chì” nào!
Hàm số f (x) lồi trên [a, b] khi và chỉ khi với mọi x ∈ [a, b] và m ∈ (a, b) xảy đến bất đẳng
thức
f (a) − f (b)
f (x) ≤ f (b) + (x − b). †
a−b
Bây giờ tiếp nối câu chuyện về cái hình vẽ kia! Bạn đọc chắc sẽ đồng ý rằng với bất đẳng
thức cát tuyến thì chúng ta có một phép chặn trên cho giá trị hàm lồi. Và như thế câu
chuyện của chúng ta cần được diễn tiến đến cái pha gay cấn là đi tìm sự chặn dưới. Một tư
duy làm hành trang của chúng ta là ý nghĩ về sự suy biến ta tạm tưởng tượng cứ túm lấy
cát tuyến AB mà kéo tụt xuống dưới thấp thì sẽ sinh ra cái đế để đỡ (chặn dưới) cho đồ thị.
Tất nhiên cũng phải kiềm chế kéo tụt xuống từ từ thôi, khi nào vừa chạm vào cái ngưỡng
thoát ngoài sự tương giao đau đớn kia là vừa đẹp. Dừng lại điều hòa nhịp thở và nhận ra
gì nào? Ô hay! Cái ngưỡng kia, cái trạng thái suy biến chạm nhẹ dịu dàng của đường thẳng
vào đồ thị chẳng phải đã biến cái cát tuyến hung bạo kia thành tiếp tuyến hay sao? Và như
thế
“Dường như với một hàm lồi .. tiếp tuyến luôn không khi nao nằm trên đồ thị nổi!”..

20

10
M (m; f (m))

∆ 10 20
0

Hình 4. Vị trí tương đối của đồ thị một hàm lồi và tiếp tuyến

Ta có phát biểu sau

Hệ quả 2.(Bất đẳng thức tiếp tuyến) Hàm số f (x) lồi trên [a, b] có đạo hàm (khả vi)
trên (a, b) khi và chỉ khi với mọi x ∈ [a, b] và m ∈ (a, b) thì
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m).

Chứng minh: Ta sẽ phải chứng minh hai chiều khẳng định của định lý này một cách rõ
ràng
6 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

1. Nếu f (x) lồi trên [a, b] và khả vi trên (a, b) lúc ấy với mọi x ∈ [a, b] và m ∈ (a, b) ta
xét ba trường hợp

• Hễ như x = m thì việc của chúng ta sau khi thay vào lại là buông bút xuống và
gật đầu phỏng ạ?
• Lỡ khi x < m thế thì theo định lý ... với 0 < δ < b − m tùy ý ta có
f (x) − f (m) f (m + δ) − f (m)
≤ .
x−m δ
Bây giờ lấy giới hạn cho δ tiến đến 0+ và được sự cho phép của tính khả vi của
f (x) ta được
f (x) − f (m)
≤ f 0 (m).
x−m
Để ý là x − m < 0 và phép nhân lên làm lắc dấu so sánh ta sẽ có
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m).
• Nhỡ mà x > m thế thì bằng thủ pháp tương tự với 0 < δ < m − a tùy ý ta có
f (x) − f (m) f (m) − f (m − δ)
≥ .
x−m δ
Cái đích tiến đến cho δ bây giờ vẫn là 0+ để có
f (x) − f (m)
≥ f 0 (m).
x−m
Tuy nhiên khác với trên khi này x − m > 0 nên nhân lên ta được
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m).

Qua ba khả năng đã xét tóm lại thì kiểu gì thì kiểu vẫn cứ có
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m).

2. Bây giờ ta xét chiều đảo lại, tức là nếu như hàm f (x) khả vi trên (a, b) trong khi với
bất kỳ m ∈ (a, b) và x ∈ [a, b] ta luôn có
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m).
Thế thì với 1 > k > 0, x, y ∈ [a, b] được chọn tùy tiện thì
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m),

f (y) ≥ f (m) + (y − m)f 0 (m).


Nếu nhân tương thích vào hai vế các bất đẳng thức với k, 1 − k > 0 và cho m nhận
giá trị là kx + (1 − k)y chúng ta sẽ thấy

kf (x) + (1 − k)f (y) ≥


≥ kf (m) + k(x − m)f 0 (m) + (1 − k)f (m) + (1 − k)(y − m)f 0 (m)
= f (m) + (kx + (1 − k)y − m)f 0 (m)
= f (kx + (1 − k)y) + 0.

Như vậy ta hoàn thành chứng minh cho định lý này.

Lại tiếp tục quay lại định lý -.. ta thấy rằng nếu trên C = [a, b] hàm f (x) liên tục và trên
(a, b) hàm f (x) có đạo hàm thế thì theo định lý Lagrange tồn tại c1 , c2 thỏa mãn thứ tự
Bất đẳng thức hàm lồi 7

x > c1 > m > c2 > y đảm thỏa


f (x) − f (m) f (m) − f (y)
= f 0 (c1 ) và = f 0 (c2 ).
x−m m−y
Về mặt hình học thì điều này làm chúng ta thèm khát được khẳng định rằng mọi tiếp
tuyến trên cái cung cong tớn Y M kia đều tạo với chiều dương Ox một góc bé hơn cái
góc mà chiều dương Ox tạo với tiếp tuyến trên cung M X. Lại quay lại với ngôn ngữ giải
tích thì điều này thông báo cho ta sự kiện f 0 (x) là hàm không giảm. Bây giờ ta xét một
trạng thái dễ dãi hơn là trường hợp f 00 (x) có đạo hàm cấp hai để đưa ra nhận định sau

Định lý 2. Nếu f (x) có đạo hàm cấp II trên (a, b) và có f 0 (x) liên tục trên [a, b] thế
thì hàm f (x) lồi trên [a, b] nếu và chỉ nếu: f 00 (x) ≥ 0 trên (a, b).

Chứng minh: Ta xét hai trường hợp.

1. Nếu f (x) có đạo hàm cấp II trên (a, b), f 0 (x) liên tục trên [a, b] và f (x) lồi trên [a, b]
khi đó với x ∈ (a, b) theo quy tắc L’Hospital ta có
f (x + 2h) − 2f (x + h) + f (x)
f 00 (x) = lim .
h→0 h2
Khổ nỗi vì tính lồi nên theo bất đẳng thức tiếp tuyến chúng ta có
f (x + 2h) ≥ f (x + h) + (x + 2h − x − h)f 0 (x + h),
f (x) ≥ f (x + h) + (x − x − h)f 0 (x + h).
Từ đó với để ý rằng cái mẫu số trong phân số đang bị tính giới hạn kia là một số dương
ta có
f (x + 2h) − 2f (x + h) + f (x)
2

h
f (x + h) + hf 0 (x + h) − 2f (x + h) + f (x + h) − hf 0 (x + h)
≥ = 0.
h2

2. Nếu f (x) có đạo hàm cấp II trên (a, b), f 0 (x) liên tục trên [a, b] và f 00 (x) ≥ 0 với mọi
x ∈ (a, b) thế thì với mọi x, m ∈ [a, b], xét
δ(x) = f (x) − f (m) − (x − m)f 0 (m).
Ta có δ 0 (x) = f 0 (x) − f 0 (m), δ 00 (x) = f 00 (x) ≥ 0 tức là hàm δ 0 (x) liên tục và không
giảm trên [a, b] bởi thế

• Hễ x ≥ m thì δ 0 (x) ≥ 0 vì thế trên đoạn [m, b] hàm δ(x) cũng không giảm vậy
nên δ(x) ≥ δ(m) = 0, ∀ x ∈ [m, b].
• Hễ x ≤ m thì δ 0 (x) ≤ 0 do đó trên đoạn [a, m] hàm δ(x) không tăng vậy nên
δ(x) ≥ δ(m) = 0, ∀ x ∈ [a, m].

Như vậy trong cả hai trường hợp đã xét đều dẫn đến
f (x) ≥ f (m) + (x − m)f 0 (m).
Đây chính là kết thúc cho chiều đảo của khẳng định.
8 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

1.3 Nhìn lại một số bất đẳng thức kinh điển

Ở mục này tôi xin trình bày một số cái nhìn về các bất đẳng thức kinh điển qua cái kính
lúp “hàm lồi”. Với tôi có rất nhiều bất đẳng thức kinh điển có thể nhìn nhận rõ nét nhanh
chóng qua các bất đẳng thức tiếp tuyến và cát tuyến.

Bất đẳng thức Bernoulli Với x, m > 0 và α ∈ R khi đó

1. Nếu α > 1 thì xα ≥ mα + αmα−1 (x − m);

2. Nếu 0 < α < 1 thì xα ≤ mα + αmα−1 (x − m).

Chứng minh: Xét hàm f (x) = xα trên R+ = D hàm này hai lần khả vi trên D và ta có
f 0 (x) = αxα−1 và f 00 (x) = α(α − 1)xα−2 do đó

1. Nếu α > 1 thì f 00 (x) > 0 trên D và vì vậy theo bất đẳng thức tiếp tuyến thì f (x) ≥
f (m) + (x − m)f 0 (m) từ đó có

xα ≥ mα + αmα−1 (x − m).

2. Nếu 0 < α < 1 thì thì f 00 (x) < 0 trên D và vì vậy theo bất đẳng thức tiếp tuyến thì
f (x) ≤ f (m) + (x − m)f 0 (m) từ đó có

xα ≤ mα + αmα−1 (x − m).

Nhận xét. Phải thú nhận rằng bất đẳng thức Bernoulli chính là nguồn cơn mà tôi nghĩ đến
việc sử dụng việc xét vị trí tương đối của tiếp tuyến với đồ thị hàm số vào việc chứng minh
bất đẳng thức. 3 Bạn có thể nhận thấy tư tưởng “uốn cong thành thẳng” ở ngay một bất
đẳng thức đơn giản như bất đẳng thức Bernoulli. Về bản chất thì chắc không có bạn đọc
nào đi phủ nhận răng bất đẳng thức Bernoulli chính là bất đẳng thức tiếp tuyến ứng với
hàm lũy thừa. Điều này làm chúng ta mơ mộng đến các kết quả tương tự với các lớp hàm
cơ bản khác. Mà sao phải mơ nhỉ? Hãy lấy ra một hàm như hàm logarith chẳng hạn để lại
nhận ra một bất đẳng thức quen thuộc dưới đây. ]

Bất đẳng thức Cauchy Cho các số dương a1 , a2 , . . . , an và các hệ số dương


n
X
λ1 , λ2 , . . . , λn thỏa mãn λl = 1 khi đó
l=1
λ1 a1 + λ2 a2 + · · · + λn an ≥ aλ1 1 aλ2 2 · · · aλnn .

3
Bài viết này thực chất đã từng được viết lần đầu vào năm 2000 để gửi tạp chí Toán Học và Tuổi Trẻ
nhưng rất tiếc là nó đã không có được đăng – Nguyễn Song Minh.
Bất đẳng thức hàm lồi 9

n
X
Chứng minh: Với phép lấy logarith để rã vữa cái tích ở vế trái và phép đặt λ l al = M
l=1
ta cần phải khẳng định là
ln M ≥ λ1 ln a1 + λ2 ln a2 + · · · + λn ln an .
1
Xét hàm f (x) = − ln x trên R+ hàm này lồi bởi f 00 (x) = 2 > 0 bởi thế
x
− ln al = f (al ) ≥ f (M ) + (al − M )f 0 (M ).
Từ đó nhân hai vế với −λl < 0 và lắc lại dấu so sánh chúng ta được
λl ln al ≤ −λl f (M ) − (λl al − λl M ) f 0 (M ) = λl ln M − (λl al − λl M ) f 0 (M ).
Bây giờ lấy tổng lại thì có n  n 
n
λl f 0 (M ).
P P P
λ1 ln a1 + λ2 ln a2 + · · · + λn ln an ≤ λl ln M − λ l al − M
l=1 l=1 l=1
n
X n
X Xn n
X
Giả thiết λl = 1 và λl al = M cho ta λl al − M λl = 0. Và đây là pha dứt điểm
l=1 l=1 l=1 l=1
kết thúc chứng minh cho chúng ta.

Bất đẳng thức Cauchy nêu trên là thường được biết đến dưới cái tên là bất đẳng thức Cauchy
tổng quát để ám chỉ nó là mở rộng của cái bất đẳng thức nhiều người biết hơn là
a1 + a2 + · · · + an √
≥ n a1 a2 · · · an , ∀ a1 , a2 , .., an > 0.
n
Tuy nhiên ta vẫn có thể tổng quát hơn cho bất đẳng thức đó như sau

Bất đẳng thức Cauchy -2M Với hai bộ số dương α1 , α2 . . . , αn và u1 , u2 , . . . un ,


thỏa mãn
u1 + u2 + · · · + un = α1 + α2 + · · · + αn
Khi đó ta có bất đẳng thức
uα1 1 uα2 2 · · · uαnn ≤ α1α1 α2α2 · · · αnαn

Chứng minh: Theo những điều đã trình bày ở phía trên ta có


ul − αl
ln ul ≤ ln αl + .
αl
Vậy nên
αl ln ul ≤ αl ln αl + (ul − αl ).
Lấy tổng lại ta có
Pn Pn P n
αl ln ul ≤ αl ln αl + (ul − αl )
l=1 l=1 l=1
Để ý rằng
n
P n
P n
P
(ul − αl ) = ul − αl = 0.
l=1 l=1 l=1
Trong khi đó
n n
αl ln ul = ln (uα1 1 uα2 2 · · · uαnn ) và αl ln αl = ln (α1α1 α2α2 · · · αnαn ) .
P P
l=1 l=1
Nên theo tính chất đồng biến của f (x) = ln x ta có được điều cần chứng minh!

Nhận xét. Sở dĩ tôi nói bất đẳng thức này là tổng quát của bất đẳng thức Cauchy bên trên
10 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

λ l al
bởi lẽ với αl = λl và ul = n ta sẽ có được bất đẳng thức Cauchy nêu trên. ]
X
λj aj
j=1

Với những bạn đọc có công phu đầy mình về bất đẳng thức có lẽ họ đang rất khó chịu khi
đọc bài viết này trong khi tôi cứ vòng vo mà chưa đưa ra một bất đẳng thức đặc trưng nhất
trong các bất đẳng thức hàm lồi. Mong bạn đọc kiên nhẫn tất nhiên là phải có sự xuất hiện
của bất đẳng thức Jensen rồi. Thậm chí dã tâm của tôi còn là định mở rộng nó ra. Nhưng
thôi bước đầu thì cứ là diễn cái Jensen nguyên bản ra đã cái nào.

Bất đẳng thức Jensen Nếu f (x) lồi trên C và x1 , x2 , . . . , xn ∈ C khi đó với mọi bộ
hệ số dương λ1 , λ2 , . . . , λn > 0 thỏa λ1 + λ2 + · · · + λn = 1, chúng ta có
λ1 f (x1 ) + λ2 f (x2 ) + · · · + λn f (xn ) ≥ f (λ1 x1 + λ2 x2 + · · · + λn xn ) .

Chứng minh: Đặt λ1 x1 + λ2 x2 + · · · + λn xn = M áp dụng bất đẳng thức tiếp tuyến ta có:
f (xl ) ≥ f (M ) + (xl − M )f 0 (M )
Để ý rằng λl > 0 thế nên λl f (xl ) ≥ λl f (M ) + λl (xl − M )f 0 (M ) tức là:
λl f (xl ) ≥ λl f (M ) + (λl xl − λl M ) f 0 (M )
Bây giờ lấy tổng lại ta được:
n n n
λl f (xl ) ≥ f (M ) λl + f 0 (M ) (λl xl − λl M )
P P P
l=1 l=1 l=1
n
P
Bởi λl = 1 và phép đặt λ1 x1 + λ2 x2 + · · · + λn xn = M nên:
l=1
n
P n
P n
P
(λl xl − λl M ) = λl xl − M λl = M − M = 0.
l=1 l=1 l=1
n
P n
P
Từ đó λl f (xl ) ≥ f (M ) = f ( λl xl ).
l=1 l=1

Nhận xét. Chỉ cần một cái nhìn

Bất đẳng thức Karamata Nếu f (x) lồi và hai lần khả vi trên gian I và {xl }nl=1 ; {yl }nl=1
là hai dãy giảm các phần tử của I khi đó nếu như hai điều kiện sau được đồng thời thỏa
mãn:

1. x1 + .. + xk ≥ y1 + .. + yk ∀ k = 1; 2; ..; n.

2. x1 + x2 .. + xn = y1 + y2 + .. + yn

Thì sẽ xảy đến bất đẳng thức:


f (x1 ) + f (x2 ) + .. + f (xn ) ≥ f (y1 ) + f (y2 ) + .. + f (yn ).

Chứng minh: Theo bất đẳng thức tiếp tuyến thì f (xk ) ≥ f (yk ) + (xk − yk ) f 0 (yk ) từ đó:
Pn n
P
f (xk ) ≥ f (yk ) + ∆
k=1 k=1
Bất đẳng thức hàm lồi 11

n
(xk − yk ) f 0 (yk ) khốn nạn thay là :
P
Với ∆ =
k=1 k  n 
n−1 k n
0 0
yl f 0 (yn )
P P P P P
∆= xl − yl (f (yk ) − f (yk+1 )) + xl −
k=1 l=1 l=1 l=1 l=1
Bởi y1 ≥ y2 ≥ .. ≥ yn và f 0 (x) là hàm không giảm nên f 0 (yk ) − f 0 (yk+1 ) ≥ 0 thêm nữa do
hai điều kiên trong giả thiết nên ∆ ≥ 0. Từ đó chúng ta có điều phải chứng minh

Một mở rộng nho nhỏ trước mắt của bất đẳng thức Karamata là bất đẳng thức sau đây

Bất đẳng thức Fuchs Nếu f (x) lồi và hai lần khả vi trên gian I, {xl }nl=1 ; {yl }nl=1 là
hai dãy giảm các phần tử của I và {pl }nl=1 là các trọng số dương. Khi đó nếu như hai
điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn:

1. p1 x1 + .. + pk xk ≥ p1 y1 + .. + pk yk ∀ k = 1; 2; ..; n.

2. p1 x1 + p2 x2 .. + pn xn = p1 y1 + p2 y2 + .. + pn yn

Khi đó sẽ xảy ra bất đẳng thức:


p1 f (x1 ) + p2 f (x2 ) + .. + pn f (xn ) ≥ p1 f (y1 ) + p2 f (y2 ) + .. + pn f (yn ).

Chứng minh: Theo bất đẳng thức tiếp tuyến thì f (xk ) ≥ f (yk ) + (xk − yk ) f 0 (yk ) từ đó:
Pn n
P
pk f (xk ) ≥ pk f (yk ) + ∆
k=1 k=1
n
0
P
Với ∆ = pk (xk − yk ) f (yk ) mặt khác ta lại thấy là:
k=1 k  n 
n−1 k n
0 0
pl yl f 0 (yn )
P P P P P
∆= p l xl − pl yl (f (yk ) − f (yk+1 )) + p l xl −
k=1 l=1 l=1 l=1 l=1
0 0 0
Bởi y1 ≥ y2 ≥ .. ≥ yn và f (x) là hàm không giảm nên f (yk ) − f (yk+1 ) ≥ 0 thêm nữa do
hai điều kiên trong giả thiết nên ∆ ≥ 0. Từ đó chúng ta có điều phải chứng minh

Bất đẳng thức Petrovi’c Hàm f (x) lồi trên [0, c] khi đó hễ hai điều kiện sau được
thỏa mãn:

1. x1 , x2 , . . . , xn ∈ [0, c];

2. x1 + x2 + · · · + xn = s ≤ c.

Thì sẽ xảy đến bất đẳng thức


f (x1 ) + f (x2 ) + · · · + f (xn ) ≤ (n − 1)f (0) + f (x1 + x2 + · · · + xn ).

Chứng minh: Tất nhiên ta chỉ quan tâm đến lời khẳng định khi s > 0. Lúc đó theo bất
đẳng thức cát tuyến ta có
f (s) − f (0)
fl (xl ) ≤ f (0) + kxl với k = .
s
Từ đó lấy tổng lại ta được
12 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

f (x1 ) + f (x2 ) + · · · + f (xn ) ≤ nf (0) + k(x1 + x2 + · · · + xn )


= nf (0) + ks = (n − 1)f (0) + f (s).
Khẳng định được chứng minh.

1.4 Các kết quả cơ bản

Kết quả 1.1. Cho n hàm fk (x) là các hàm lồi và khả vi trên I : chứa các bộ số {ck }nk=1
và {xk }nk=1 thỏa mãn: 
f 0 (c ) = f 0 (c ) = · · · = f 0 (c )
1 1 2 2 n n
x 1 + x 2 + · · · + x n = c 1 + c 2 + · · · + c n
Lúc đó xảy đến bất đẳng thức
f1 (x1 ) + f2 (x2 ) + · · · + fn (xn ) ≥ f1 (c1 ) + f2 (c2 ) + · · · + fn (cn ).

Chứng minh: Theo bất đẳng thức tiếp tuyến thì

fl (xl ) ≥ fl (cl ) + (xl − cl )k với k = f10 (c1 ) = f20 (c2 ) = · · · = fn0 (cn ).

Vì vậy khi lấy tổng lại thì !


X n n
X n
X
f (xl ) ≥ f (cl ) + k (xl − cl )
l=1 l=1 l=1
n n n
!
X X X
= f (cl ) + k xl − cl
l=1 l=1 l=1
n
X
= f (cl ) + 0.
l=1
Kết quả 1.1 được chứng minh.

Từ Kết quả 1.1 này ta rút ra một hình thức để sản xuất ra hàng loạt các bất đẳng thức khá
là khó chịu như sau ..

Kết quả 1.2. Cho n hàm gk (x) là các hàm lồi và khả vi trên I, các bộ số {ck }nk=1 và
{xk }nk=1 là các phần tử của I với gk0 (ck ) > 0 và x1 + x2 + .. + xn = c1 + .. + ck lúc đó:
g1 (x1 ) g1 (x2 ) g1 (xn ) g1 (c1 ) g1 (c2 ) g1 (cn )
0
+ 0 + .. + 0 ≥ 0 + 0 + .. 0 .
g (c1 ) g (c2 ) g (cn ) g (c1 ) g (c2 ) g (cn )

gk (x)
Chứng minh: Chỉ cần xét fk (x) = rồi áp dụng Kết quả 1.1 vào thế là xong!
gk0 (x)
Bất đẳng thức hàm lồi 13

Kết quả 1.3. Cho n hàm lồi f1 (x), f2 (x), . . . , fn (x) trên [a, b] khi ấy nếu biểu thức
F (x1 , x2 , . . . , xn ) = f1 (x1 ) + f2 (x2 ) + · · · + fn (xn ) với các biến x1 , x2 , . . . , xn ∈ [a, b]
thỏa mãn x1 + x2 + · · · + xn = C : const đạt giá trị lớn nhất tại bộ c1 , c2 , . . . cn thì
|{ck : ck ∈ (a, b), k = 1, 2, . . . , n}| ≤ 1.
(Ký hiệu |S| để ám chỉ lực lượng tập S.)

Trước khi đi đến kết quả này ta cần giải quyết bổ đề sau ..

Bổ đề Cho f (x), g(x) là hai hàm lồi trên [a; b] các số u; v ∈ [a; b] thỏa mãn u+v = a+b
khi đó:
f (u) + g(v) ≤ max{f (a) + g(b); f (b) + g(a)}.

Chứng minh: Không mất tính tổng quát ta giả sử f (a) + g(b) ≥ f (b) + g(a) theo bất đẳng
thức cát tuyến ta có:
f (a) − f (b)
f (u) ≤ f (a) + (u − a)
a−b
g(a) − g(b)
g(v) ≤ g(a) + (v − b)
a−b
Cộng vế theo vế lại và để tâm rằng u − a = b − v thế thì:
(u − a) (f (a) − f (b) + g(a) − g(b))
f (u) + g(v) ≤ f (a) + g(b) +
a−b
Khổ nỗi f (a) − f (b) + g(a) − g(b); u − a là hai số không có âm trong khi mẫu số a − b < 0
từ đấy có điều phải chứng minh.

Bây giờ xin đưa ra chứng minh cho kết quả 1.3 kia ..

Chứng minh: Điều ta cần khẳng định chính là không tồn tại hai số ck ; cl sao cho ck ; cl ∈
(a; b) .. Thực vậy nếu điều đó xảy đến ta xét hai khả năng sau:

i Nếu ck + cl ≤ a + b và fl (ck + cl − a) + fk (a) ≥ fk (ck + cl − a) + fl (a) ta thay bộ {c0j }nj=1


thỏa mãn:
c0j = cj với mọi j 6= k; l còn c0k = a; c0l = ck + cl − a
Lúc này theo bổ đề kia thì fk (c0k ) + fl (c0l ) ≥ fk (ck ) + fl (cl ).

ii Nếu ck + cl ≤ a + b và fl (ck + cl − a) + fk (a) ≤ fk (ck + cl − a) + fl (a) ta thay bộ {c0j }nj=1


thỏa mãn:
c0j = cj với mọi j 6= k; l còn c0l = a; c0k = ck + cl − a
Lúc này theo bổ đề kia thì fk (c0k ) + fl (c0l ) ≥ fk (ck ) + fl (cl ).

iii Nếu ck + cl ≥ a + b và fl (ck + cl − b) + fk (b) ≥ fk (ck + cl − b) + fl (b) ta thay bộ {c0j }nj=1


thỏa mãn:
14 Nguyễn Song Minh – Diễn đàn Toán học http://math.vn

c0j = cj với mọi j 6= k; l còn c0k = b; c0l = ck + cl − b


Lúc này theo bổ đề kia thì fk (c0k ) + fl (c0l ) ≥ fk (ck ) + fl (cl ).

iv Nếu ck + cl ≥ a + b và fl (ck + cl − b) + fk (b) ≤ fk (ck + cl − b) + fl (b) ta thay bộ {c0j }nj=1


thỏa mãn:
c0j = cj với mọi j 6= k; l còn c0l = b; c0k = ck + cl − b
Lúc này theo bổ đề kia thì fk (c0k ) + fl (cl ) ≥ fk (ck ) + fl (cl ).

1.5 Các ví dụ

Ví dụ 1. Cho a; b; c > 0, chứng minh rằng:


a2 b2 c2
+ + ≥ a + b + c.
a + 2b b + 2c c + 2a

Lời giải: Xét f1 (x) = f2 (x) = f3 (x) = x2 theo chú ý trên thì fk (x) lồi trên R+ áp dụng 1.1
với:
a + 2b b + 2c c + 2a
x1 = a; x2 = b; x3 = c; c1 = ; c2 = ; c3 =
3 3 3
Ta có:

Tài liệu

[1] Diễn đàn Toán học: http://math.vn.

[2] Diễn đàn Toán học: http://mathscope.org.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Giải Tích 12, Nhà xuất bản Giáo Dục, năm
??.

[4] Elias M. Stein, Rami Shakarchi, Complex analysis, Nhà xuất bản ??, năm ??.

[5] Nguyễn Thủy Thanh, Bài tập giải tích, Nhà xuất bản ??, năm ??.

[6] Nguyễn Văn Mậu, Một số vấn đề chọn lọc về tích phân, Nhà xuất bản Giáo Dục, năm
??.

You might also like