You are on page 1of 9

Câu hỏi ôn tập

Chương I. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Yếu tố nào sau đây là yếu tố môi trường vật lý?
a. Oxy
b. Virus
c. Vi khuẩn
d. Con người
2. Yếu tố nào sau đây là yếu tố môi trường sinh học?
a. Ký sinh trùng
b. Oxy
c. CO2
d. Dòng chảy
3. Khí nào sau đây gây thủng tầng ôzôn?
a. CFCs
b. CO2
c. H2
d. Cả 3 loại khí được nêu
4. Khí nào là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
a. CFCs
b. CO2
c. H2
d. Cả 3 tác nhân đươc nêu
5. Quan hệ giữa con người với môi trường sống của mình:
a. gắn bó một cách chặt chẽ
b. là quan hệ một chiều – con người tác động lên môi trường
c. là quan hệ tương hỗ qua lại giữa con người với môi trường
d. không trường hợp nào đúng
6. Đáp án nào sau KHÔNG thuộc nhóm “chức năng của môi trường sống của con
người”?
a. Không gian sống của con người và sinh vật
b. Chứa đựng các nguồn tài nguyên
c. Lưu trữ và cung cấp thông tin
d. Chứa đựng và chuyển hóa các chất thải do con người tạo ra
e. Thời gian để con người thực hiện các hoạt động sống
7. Các thách thức môi trường toàn cầu đang phải đối mặt là:
a. nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu
b. thủng tầng ozone
c. suy thoái tài nguyên thiên nhiên
d. ô nhiễm môi trường lan rộng
e. bao gồm tất cả các trường hợp được nêu
8. Đáp án nào sau KHÔNG đúng khi xem xét hậu quả của “biến đổi khí hậu toàn
cầu”
a. Thay đổi mô hình mưa
b. Gia tăng tần suất và cường độ các cơn bão
c. Thay đổi thời tiết
d. Lũ lụt và hạn hán
e. Nghèo đói và di dân
9. Đáp án nào sau KHÔNG đúng khi đề cập đến các tiêu chí đối với môi trường tự
nhiên để đảm bảo phát triển bền vững
a. Sử dụng hiệu quả tài nguyên, đặc biệt tài nguyên không tái tạo
b. Phát triển vượt ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
c. Bảo vệ đa dạng sinh học
d. Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
e. Khắc phục ô nhiễm môi trường
10. Để đạt mục tiêu phát triển bền vững, hệ thống kinh tế có những tiêu chí cụ thể
sau đây:
a. Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên qua thay đổi lối sống và phát
triển công nghệ
b. Không gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi trường
c. Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (giảm thải, tái chế và tái sử dụng)
d. Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, những dịch vụ y tế và giáo dục
e. Tất cả các trường hợp nêu trên
Câu hỏi thi vấn đáp (gợi ý)
1. Môi trường sống của con người thường được phân chia bao gồm những môi trường
nào cụ thể?
Môi trường toàn cầu và Môi trường thành phần
2. Những thách thức đối với môi trường sống của con người (thách thức môi trường) ở
quy mô toàn cầu bao gồm những thách nào? Đối với Việt Nam thì sao?
- Thách thức thứ nhất: Ô nhiễm đất. 
Thách thức thứ hai, đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
Thách thức thứ ba là vấn đề ô nhiễm không khí.
Thách thức thứ tư là tài nguyên biển đang bị khai thác bừa bãi, rừng bị thu hẹp dần cùng
với sự gia tăng đất bị sa mạc hóa.
- Nạn phá rừng, sói mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển đe dọa
tới các hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học và sự cạn kiệt nguồn gien.
3. Cơ chế gây ra “hiệu ứng nhà kính”?
Nguyên chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2. Khi các bức xạ sóng ngắn của Mặt
Trời chiếu xuống Trái Đất và bị mặt đất hấp thu. Chúng sẽ phản chiếu lại các bước sóng
dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm gia tăng lượng nhiệt trong không gian Trái Đất.
Tạo ra 1 nhà kính lớn mà không khí nóng bên trong không thể thoát ra nên gây nóng, khó
chịu.
4. Ảnh hưởng của “hiệu ứng nhà kính” đến môi trường sống của con người nói chung?
Nguồn nước: do sự tăng lên của nhiệt lượng trong không gian nên nước bốc hơi nhanh và
nhiề. Dẫn đến các trận mưa to gây lũ lụt nghiêm trọng hơn. Vào mùa khô hạn sẽ gây nên
tình trạng thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.
Băng tan: nhiệt độ tăng làm đẩy nhanh quá trình tan băng ở 2 cực. Mực nước biển tăng
cao sẽ làm biến mất một số quốc gia trên thế giới.
Sinh vật: nắng nóng, mưa bão thất thường sẽ khiến hàng ngàn sinh vật không thích nghi
được. Có thể gây ra tuyệt chủng nhiều loài trên diện rộng. 
Sức khỏe: nhiều loại bệnh mới phát sinh làm sức khỏe con người suy giảm. Nắng nóng
và lạnh giá cũng khiến nhiều người chết 
Lâm nghiệp: Cháy rừng xảy ra trên diện rộng vào mùa khô, nắng nóng gay gắt
5. Cơ chế gây “thủng tầng ozone”?
6. Ảnh hưởng của việc “thủng tầng ozone’ đối với đời sống con người nói chung?
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người: Sự suy giảm tầng ozon tác động rất xấu đến
sức khỏe của con người, nó phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng nghĩa với việc
con người sẽ dễ bị mắc bệnh hơn nhiều. 
Hủy hoại các sinh vật biển: Suy giảm tầng ozon sẽ làm mất cân bằng của hệ sinh thái
động thực vật biển. Vì khi tia UV tăng lên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và sinh
sản của các loài tôm, cua, cá...
Giảm chất lượng của không khi: Khi tầng ozon bị suy giảm sẽ làm tăng lượng bức xạ tử
ngoại UV-B đến mặt đất, sẽ làm tăng phản ứng hóa học và dẫn đến hiện tượng ô nhiễm
khí quyển. Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Tác động tới vật liệu: Những bức xạ của tia tử ngoại sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các
loại vật liệu, làm mất độ bền chắc cũng như độ bền của chúng. 
7. Môi trường sống của con người thường được xem xét bao gồm các chức năng nào?
Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật
Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người
Môi trường là nơi chứa đựng những rác thải do con người tạo ra trong quá trình sống
Môi trường lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi các tác động bên ngoài
8. Tại sao nói đồi sống của con người trên toàn thế giới phụ thuộc vào sự chuyển hóa vật
chất và năng lượng?
9. Phân biệt sự cố môi trường, hiểm họa và thảm họa môi trường. Hãy nêu một vài ví dụ
được gọi là “thảm họa thiên nhiên” ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
10. Theo ý kiến của bạn, hãy cho biết các giải pháp ứng phó với thảm họa họa môi trường

Chương II. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Các quá trình ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số thế giới là:
a. Quá trình sinh, quá trình tử
b. Quá trình nhập cư, quá trình xuất cư
c. Quá trình sinh, quá trình tử, quá trình nhập cư, quá trình xuất cư
d. Quá trình tử, quá trình nhập cư
2. (Những) yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư?
a. Tình hình chính trị
b. Cơ hội việc làm
c. Tài nguyên thiên nhiên
d. Tất cả 3 yếu tố được nêu
3. Bùng nổ dân số là:
a. Dân số tăng nhanh
b. Dân số tăng chậm
c. Dân số tăng quá nhanh trong một thời gian ngắn
d. Dân số tăng nhanh trong một thời gian dài
4. Nhu cầu nào là nhu cầu thiết yếu (cơ bản)?
a. Nhu cầu về văn hoá
b. Nhu cầu về nhà ở
c. Nhu cầu về các quan hệ xã hội
d. Nhu cầu về du lịch, thể thao, giải trí…
5. Những nhu cầu nào thuộc nhóm nhu cầu nâng cao?
a. Nhu cầu về lúa, gạo
b. Nhu cầu về nhà ở
c. Nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu về du lịch, thể thao, giải trí…
d. Nhu cầu về cá, thịt,..
6. Người ta khái quát tỷ lệ sinh (Birth rate) là:
a. Số lượng trẻ em sinh ra tính trên 100 người dân hàng năm.
b. Số lượng trẻ em sinh ra tính theo đầu người.
c. Số lượng trẻ em sinh ra tính theo 1.000 người dân với dân số tính vào cuối năm.
d. Tất cả các trường hợp được nêu đều sai.
7. Thuật ngữ “Lão hóa dân số” bao hàm ý nghĩa:
a. Con người ngày càng già đi.
b. Dân số ngày càng giảm.
c. Thiếu hụt lực lượng lao động.
d. Tất cả các trường hợp được nêu đều không đúng.
8. Đô thị hóa:
a. thể hiện quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội
b. là quá trình hình thành và phát triển đô thị
c. phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường
d. Tất cả các trường hợp nêu trên đều đúng
e. Không trường hợp nào đúng
8. Đô thị hóa:
a. thể hiện quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội
b. là quá trình hình thành và phát triển đô thị
c. phá hủy các hệ sinh thái tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường
d. Tất cả các trường hợp nêu trên đều đúng
e. Không trường hợp nào đúng
9. Đặc trưng của nền Nông nghiệp sinh thái là:
a. không sử dụng các sản phẩm hóa học
b. không lai tạo ra các giống mới
c. phát huy nền nông nghiệp truyền thống
d. mô phỏng hệ sinh thái địa phương
e. Không trường hợp nào đúng
10. Đặc trưng của nền Nông nghiệp hữu cơ là:
a. không sử dụng các sản phẩm hóa học
b. không lai tạo ra các giống mới
c. phát huy nền nông nghiệp truyền thống
d. mô phỏng hệ sinh thái địa phương
e. Không trường hợp nào đúng
Câu hỏi thi vấn đáp (gợi ý)
11. Theo ý kiến riêng của bạn, tại sao phải xem xét cơ cấu dân số theo thành phần lao
đông?
12. Theo ý kiến riêng của bạn, cơ cấu dân số ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con
người như thế nào?
13. Cơ cấu “dân số vàng” là gì? Tạo sao các nhà nghiên cứu và chính quyền các cấp phải
quan tâm đến “cơ cấu dân số vàng”
14. Dưa trên nhận định riêng của bạn, hãy giải thích mối quan hệ giữa sự phát triển nông
nghiệp với chất lượng môi trường.
15. Theo ý kiến riêng của bạn, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (quality of life) phụ thuộc
những yếu tố nào?

Chương III. Câu hỏi trắc nghiệm


1. “Trong đời sống, sinh vật chịu sự tác động cùng một lúc bởi lúc nhiều yếu tố môi
trường như nhiệt độ, ánh sáng, nước, độ ẩm,...” Lựa chọn nào dưới đây phù hợp với
mệnh đề vừa nêu?
a. Qui luật tác động đồng thời
b. Qui luật tác động qua lại
c. Định luật lượng tối thiểu
d. Định luật về sự chống chịu
2. Sinh vật nào sau đây sẽ dễ tồn tại hơn khi nhiệt độ môi trường thay đổi lớn?
a. Sinh vật rộng nhiệt
b. Sinh vật hẹp nhiệt
c. Sinh vật thích nghi với nhiệt độ thấp thấp
d. Sinh vật hẹp thích nghi với nhiệt độ cao
3. Hãy chọn một đáp án đúng nhất phù hợp với câu nói: “Ánh sáng cần cho:
a. Cây xanh để thực hiện quá trình quang hợp”.
b. Động vật để bắt mồi, chạy trốn kẻ thù, tìm bạn tình”.
c. Con người để làm việc, học hành, vui chơi,...”.
d. Cả 3 lựa chọn được nêu
4. Lựa chọn nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG:
a. Nước quyết định sự sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống.
b. Nước không quan trọng. Không có nước thì con người và sinh vật vẫn sống được.
c. Nước tham gia vào cấu tạo cơ thể sinh vật.
d. Nước đóng vai trò phát tán sinh vật.
5. Quan hệ giữa cây phong lan và cây rừng thuộc mối quan hệ nào dưới đây:
a. Trung tính - bàng quan
b. Cạnh tranh
c. Tiền hợp tác
d. Hội sinh
6. Tập hợp các sinh vật cùng loài tại một thời điểm trong không gian nhất định là:
a. Quần xã sinh vật
b. Quần thể sinh vật
c. Hệ sinh thái
d. Cả 3 ý được nêu
7. Tiêu thụ một sinh vật khác là hình thức
a. Tự dưỡng
b. Hội sinh
c. Cộng sinh
d. Ký sinh
e. Dị dưỡng
8. Cấu trúc tuổi của quần thể
a. là sự phân chia tuổi các cá thể theo thời gian.
b. là tỷ lệ số lượng cá thể thuộc các nhóm tuổi.
c. có thể được sử dụng để đánh giá xu thế phát triển của quần thể.
d. Tất cả các lựa chọn đều đúng.
e. Không trường hợp nào đúng.
9. Số lượng cá thể của quần thể có thể biến động
a. theo chu kỳ và không theo chu kỳ
b. theo thời gian và không gian
c. phụ thuộc vào điều kiện môi trường
d. Tất cả các đáp án đều đúng
e. Không có đáp án nào đúng
10. Chuỗi thức ăn
a. thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các sinh vật trong quần xã
b. thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã
c. không thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật trong quần xã
d. là một loạt các sinh vật cùng phụ thuộc lẫn nhau về dinh dưỡng
e. Không trường hợp nào đúng
Câu hỏi thi vấn đáp (gợi ý)
16. Theo ý kiến riêng của bạn, tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?
17. Theo ý kiến riêng của bạn, tại sao phải bảo vệ cân bằng sinh thái toàn cầu?
18. Theo ý kiến riêng của bạn, NẾU KHÔNG QUAN TÂM BẢO VỆ sinh vật , môi
trường sống của con người sẽ thay đổi như thế nào?
19. Theo hiểu biết của bạn, hãy giải thích mối quan hệ giữa “hiệu ứng nhà kính” với tài
nguyên sinh vật?
20. Theo ý kiến riêng của bạn, hãy so sánh CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG giữa đô thị và
nông thông.

Chương IV. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Tài nguyên thiên nhiên là
a. tất cả mọi dạng năng lương - vật chất có trong môi trường tự nhiên
b. hữu dụng cho con người và sinh vật
c. đáp ứng nhu cầu của con người
d. a và b đúng.
e. Gồm a và c.
2. Nguyên nhân nào sau đây đóng góp vào sự suy thoái đất trên thê giới?
a. Mất rừng
b. Hoạt động nông nghiệp
c. Hoạt động công nghiệp
d. Tát cả các trường hợp được nêu
3. Để chống xói mòn - rửa trôi đất, con người cần:
a. Sử dụng phân bón hóa học
b. Trồng rừng
c. Sử dụng phân hữu cơ
d. Phá rừng
4. Tài nguyên nước ngọt
a. có thể phục hồi theo chu trình tự nhiên
b. đang bị suy giảm chất lượng
c. phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm
d. vẫn đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của con người
e. không phải tất cả các trường hợp nêu đều đúng
5. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của rừng?
a. Rừng làm tăng nhiệt độ môi trường
b. Rừng làm giảm nhiệt độ môi trường
c. Rừng làm tăng độ ẩm
d. Rừng là lá phổi của trái đất
6. Đâu là nguyên nhân sâu xa gây suy thoái tài nguyên động thực vật hoang dã?
a. Nơi cư trú giảm
b. Dân số tăng
c. Mở rộng nơi cư trú của các loài ngoại lai
d. Đất đai bị thoái hóa
7. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
a. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ dẫn đến cạn kiệt
b. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường
c. Khoáng sản không phải là vô tận
d. Khoáng sản là vô tận.
8. Cường độ khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng do
a. công nghệ được đổi mới
b. khoáng sản là tài nguyên không thể tái tạo
c. nhu cầu ngày càng gia tăng
d. công nghệ được đổi mới và khoáng sản là tài nguyên không thể tái tạo đúng
c. Không trường hợp nào đúng
9. Cơ cấu năng lượng sử dụng có sự thay đổi do
a. khủng hoảng năng lượng
b. ô nhiễm môi trường
c. thuận tiện cho người sử dụng
d. khủng hoảng năng lượng và ô nhiễm môi trường
e. tất cả các trường hợp nêu trên đều đúng
10. Phương hướng sử dụng năng lượng của thế giới là:
a. Sử dụng năng lượng sạch
b. Sử dụng năng lượng được cung cấp vô cùng, vô tận (năng lượng vĩnh viễn)
c. Sử dụng năng lượng gây ô nhiễm
d. Sử dụng năng lượng sạch và năng lượng vĩnh viễn
Câu hỏi thi vấn đáp (gợi ý)
21. Theo ý kiến riêng của bạn, cần thực hiện những vấn đề gì để bảo vệ tài nguyên nước
Việt Nam?
22. Theo ý kiến riêng của bạn, tài nguyên rừng được đánh giá theo những tiêu chí nào?
Giải thích lựa chọn của bạn.
23. Theo ý kiến riêng của bạn, tài nguyên nước được đánh giá theo những tiêu chí nào?
Giải thích lựa chọn của bạn.
24. Theo hiểu biết của bạn, giải thích mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với tài
nguyên đất?
25. Theo ý kiến của bạn, việc phát triển năng lượng hạt nhân có nên tiếp tục hay không?
Giải thích tại sao?

Chương V. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Sự ô nhiễm
a. là sự thay đổi chất lượng môi trường
b. là quá trình chuyển chất thải và năng lượng vào môi trường
c. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn môi trường
d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
e. Không trường hợp nào đúng
2. (Nhóm) tác nhân nào sau đây thuộc nhóm khó bị phân hủy sinh học?
a. Thức ăn thừa (cơm, thịt, cá,…)
b. Rau củ hết hạn sử dụng
c. Lá cây
d. Bao ny lông, rác thải nhựa, vỏ đồ hộp
3. Ô nhiễm nước bao gồm
a. gia tăng nhiệt độ nước
b. có sự hiện diện của vi sinh vật
c. sự phát triển quá mức của sinh vật
d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
e. Không trường hợp nào đúng
4. Hậu quả lớn nhất của ô nhiễm nước là:
a. Gây bệnh đường tiêu hóa
b. Gây bệnh đường hô hấp
c. Gây bệnh điếc
d. Gây mù mắt
5. Những hành động nào sau đây giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước?
a. Xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, suối, ao, hồ, biển...
b. Xả trực tiếp chất thải, nước thải từ khu công nghiệp ra các thủy vực mà không qua xử

c. Đổ rác sinh hoạt xuống biển
d. Đốt hoặc chôn lấp rác thải
6. Hậu quả lớn nhất của ô nhiễm không khí là:
a. Gây bệnh đường tiêu hóa
b. Gây bệnh đường hô hấp
c. Gây bệnh ngoài da
d. Gây bệnh tim mạch
7. Hành động nào sau đây không giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí?
a. Trồng cây xanh
b. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe bus,…)
c. Chăn nuôi không hợp vệ sinh
d. Lọc không khí
8. Tiếng ồn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nào?
a. Nước
b. Không khí
c. Đất
d. Tất cả các trường hợp được nêu
9. Ô nhiễm không khí có thể do
a. nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo
b. núi lửa, bão cát, nhà máy và giao thông
c. sản xuất, sinh hoạt và giao thông
d. sản xuất, giao thông và các quá trình tự nhiên khác
e. tất cả các trường hợp được nêu
10. Ô nhiễm đất có thể do
a. hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp và sinh vật
b. hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp và rác thải
c. hóa chất, rác thải và sinh vật
d. Không trường hợp nào đúng
Câu hỏi thi vấn đáp (gợi ý)
26. Theo ý kiến riêng của bạn, cần lưu ý những vấn đề gì khi xả bỏ rác thải? Giải thích tại
sao?
27. Theo hiểu biết của bạn, hãy cho biết mối liên hệ giữa môi trường nước và tài nguyên
nước.
28.
29. Theo ý kiến riêng, bạn lựa chọn giữa việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng
hay phương tiện giao thông cá nhân? Giải thích tại sao?
30. Theo hiểu biết của bạn, tại sao hiện nay thế giới khuyến khích sản xuất nông nghiệp
hữu cơ?

You might also like