You are on page 1of 4

GIẢI TÍCH HÀM

1. Tên học phần: GIẢI TÍCH HÀM

2. Mã số:

3. Khối lượng: 4 (4-1-0-6)

Lý thuyết: 60 tiết

Bài tập: 15 tiết

Thí nghiệm:

4. Đối tượng tham dự: Sinh viên hệ Kỹ sư tài năng Toán – Tin ứng dụng.

5. Điều kiện học phần:

Học phần tiên quyết: Đại số, Giải tích 1, 2, 3

Học phần học trước:

Học phần song hành:

6. Mục tiêu học phần và kết quả mong đợi: Hình thành và phát triển khả năng tư duy trừu tượng cho sinh viên tài
năng trên cơ sở lý luận diễn dịch và phương pháp tiên đề hóa (axiomatic), đồng thời trang bị cho họ những nguyên lý
cơ bản của Giải tích hàm. Sinh viên sẽ được cung cấp những công cụ cần thiết để có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
những kiến thức chuyên ngành khác như là Quy hoạch, phương trình vi phân, điều khiển tối ưu, xác suất thống kê,
biến đổi tích phân, hệ động lực.

Mức độ đóng góp cho các tiêu chí đầu ra của chương trình đào tạo:

Tiêu chí 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 3.1 3.2 3.3 4.1 4.2 4.3

Mức độ GT GT SD GT GT SD SD SD

7. Nội dung vắn tắt học phần: Không gian Metric, không gian Định chuẩn, không gian Hilbert, độ đo và tích phân
Lebesgue. Định lý Hahn-Banach, nguyên lý giới nội đều, nguyên lý ánh xạ mở, định lý đồ thị đóng, cơ sở lý thuyết phổ
của toán tử compact, nguyên lý thay phiên Fredholm, các ứng dụng trong việc giải các phương trình vi tích phân,
phương trình đạo hàm riêng.

8. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính: Hoàng Tụy: Hàm thực và giải tích hàm, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 2003.

Sách tham khảo:

[1]. Phan Đức Chính: Giải tích hàm. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1978.

[2]. A. Kolmogorov, X.V Fomin: Cơ sở lý thuyết hàm và giải tích hàm, (bản dịch tiếng việt), NXB Giáo dục, 1971.

[3]. K. Yosida, Functional Analysis, Springer Verlag 1987.

9. Phương pháp học tập và nhiệm vụ của sinh viên:

 Đặc thù của học phần: Các modules kiến thức được xây dựng theo lối tiên đề hóa và kết hợp một số cấu
trúc phổ dụng của toán học, như là đại số, tôpô,.. để mang lại những định lý có nhiều ứng dụng trong các
ngành khác nhau của toán học.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Phương pháp học tập: Chú trọng phương pháp tiên đề hóa, nắm vững được cách xây dựng các khái niệm
thông qua những ví dụ cụ thể và làm bài tập đầy đủ.

 Dự lớp: đầy đủ theo quy chế. Bài tập: hoàn thành các bài tập của học phần

Dự kiểm tra giữa kỳ

10. Đánh giá kết quả: QT(0,3) – T (TL:0,7)

Điểm quá trình: trọng số 0,3

Thi cuối kỳ (tự luận): trọng số 0,7

11. Nội dung và kế hoạch học tập cụ thể:

Tuần Nội dung Giáo trình BT,TN…

1 KHÔNG GIAN METRIC:

- Định nghĩa không gian metric, tô-pô của không gian metric *, tập mở, tập đóng,
miền trong, bao đóng, biên, các tính chất.

- Dãy phần tử hội tụ, dãy cơ bản (Cauchy). Tập hợp đầy đủ *, Không gian đầy đủ

2 - Định lý Cantor. Định lý Banach về điểm bất động của ánh xạ co.

- Tính compact, các tiêu chuẩn cần và đủ của tính compact của một tập hợp.

3 - Không gian compact. Định lý Arzela- Ascoli.

- Ánh xạ liên tục, các tiêu chuẩn liên tục, các tính chất.

4 KHÔNG GIAN TUYẾN TÍNH ĐỊNH CHUẨN:

- Không gian định chuẩn, metric liên kết. Không gian Banach các ví dụ. Bổ đề
Riesz*.

- Toán tử tuyến tính liên tục, chuẩn của toán tử liên tục.

5 - Không gian L(E,F).

- Toán tử khả nghịch, chuỗi Neumann *, đẳng cấu. Toán tử compact*.

- Phiếm hàm tuyến tính liên tục trên E. Không gian đối ngẫu E’. Hội tụ yếu *.

6 ĐỘ ĐO VÀ TÍCH PHÂN LEBESGUE

- Giới thiệu triết lý của tích phân Riemann và Lebesgue *.

- Đại số, Ϭ-đại số, độ đo, tập đo được,

- Độ đo Lebesgue trên R và Rn *: định nghĩa, các tính chất, so sánh với độ đo Jordan.

7 - Hàm số đo được: định nghĩa, các phép toán, cấu trúc. Hàm tương đương.

- Tích phân Lebesgue của hàm số đo được: định nghĩa, các tính chất sơ cấp,

- Định lý hội tụ đơn điệu (Beppo-Levy) *, hội tụ bị chặn (Lebesgue) *. So sánh tích
phân Lebesgue và tích phân Riemann.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8 - Hàm liên tục tuyệt đối, định lý cơ bản của phép tính vi-tích phân

- Không gian các hàm khả tích Lp với 1≤p<∞. Không gian L∞

9 ĐỊNH LÝ HAHN – BANACH *:

- Tiên đề Zorn*, phiên bản đại số tuyến tính của Định lý Hahn – Banach *,

- Phiên bản mở rộng (thác triển) chuẩn, các hệ quả *.

10 - Phiếm hàm Minkovskii *,

- Phiên bản tách tập lồi của định lý Hahn-Banach, các ứng dụng *.

11 NGUYÊN LÝ BỊ CHẶN ĐỀU *:

- Định lý Baire*, Định lý phạm trù của Baire *.

- Định lý Banach-Steinhaus (Nguyên lý bị chặn đều) *, các áp dụng.

12 NGUYÊN LÝ ÁNH XẠ MỞ *:

- Nguyên lý ánh xạ mở*, định lý đẳng cấu Banach*

- Định lý đồ thị đóng*, toán tử tuyến tính với ảnh là không gian con đóng *.

13 KHÔNG GIAN HILBERT:

- Tích vô hướng, đẳng thức hình bình hành. Không gian Hilbert.

- Hình học của KG Hilbert: tính trực giao, phần bù trực giao, phép chiếu trực giao,
dãy trực chuẩn, cơ sở trực chuẩn.

14 - Dạng tổng quát của các phiếm hàm tuyến tính bị chặn trên KG Hilbert H (Định lý
biểu diễn Riesz-Frechet), Đẳng cấu chuẩn tắc giữa H và H’, tính phản xạ.

-Toán tử tuyến tính trên KG Hilbert: Toán tử Unitar, chuẩn tắc, tự liên hợp trên không
gian Hilbert.

15 LÝ THUYẾT PHỔ CỦA TOÁN TỬ COMPACT *:

- Tập gỉai, tập phổ của toán tử tuyến tính bị chặn *, bán kính phổ *,

- Định lý Riesz-Schauder *, Định lý thay phiên Fredholm*, Phương trình tích phân
Fredholm loại 2 *. - Phổ của toán tử compact, phổ của toán tử compact tự liên hợp.

*: những điểm khác biệt so với chương trình kỹ sư thường (điểm khác biệt cần nhấn mạnh là các nội dung ở đây được
xây dựng theo nguyên lý diễn dịch và phương pháp tiên đề hóa kết hợp các cấu trúc đại số và tôpô).

13. Nội dung các bài thí nghiệm (thực hành, tiểu luận, bài tập lớn)

NHÓM BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG

PGS.TS. Nguyễn Thiệu Huy TS. Vũ Thị Ngọc Hà

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Ngày tháng năm 2011

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KH&ĐT KHOA TOÁN TIN ỨNG DỤNG

PGS.TS Tống Đình Quỳ

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like