You are on page 1of 354

0 | 351

TINH THẦN KHAI MINH


Tủ sách Dân chủ và Pháp quyền QUYỂN

BẤT TUÂN
DÂN SỰ

0 | 351
BẤT TUÂN
DÂN SỰ
---

Biên soạn: Minh Anh – Vi Yên

[Nhóm Tinh Thần Khai Minh]

1 | 351
MỤC LỤC
Lời nói đầu........................................................................................3

Bất tuân dân sự ..................................................................................4

Bất tuân dân sự - vũ khí có sức công phá mạnh nhất .........................46

Gandhi và tư tưởng bất bạo động .......................................................55

Dân sự bất phục tùng và bất hợp tác ..................................................119

Martin Luther King: sức mạnh của bất bạo động ...............................155

Martin Luther King: công cuộc tìm kiếm công lý và hòa bình ...........166

Làm sao học sự phản kháng bất bạo động như Martin Luther King? .205

Nobel Hòa Bình 1991 ........................................................................219

Tự do khỏi nỗi khiếp sợ.....................................................................238

Giải Nobel Hoà Bình 1989 .................................................................251

Bài giảng tại lễ trao giải Nobel, ngày 11 tháng mười một, 1989 ..........266

Phỏng vấn Gene Sharp – học giả hàng đầu về đấu tranh bất bạo động 289

Thay đổi chế độ bằng cách thay đổi xã hội .........................................304

Chúng tôi đã hạ bệ nhà độc tài ra sao.................................................326

Những bài học quý giá từ cuộc cách mạng của tuổi trẻ Serbia.............338

2 | 351
LỜI NÓI ĐẦU
Tủ sách “Dân chủ và Pháp quyền” bàn về các chủ đề cơ bản trong lĩnh vực
Dân chủ, Thể chế và Pháp quyền, do nhóm Tinh Thần Khai Minh biên
tập từ các bài viết của các học giả trong và ngoài nước. Chúng tôi rất cám
ơn các học giả đã dày công viết nên những bài viết chất lượng, bổ ích.

Quyển “Bất tuân dân sự” làm rõ khái niệm bất tuân dân sự và trình bày
tổng quan các phương pháp đấu tranh bất bạo động. Quyển sách cũng giới
thiệu những nhà hoạt động lớn đã áp dụng thành công các phương pháp
này trong thực tiễn tại nhiều quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, My-an-ma,…

Quý độc giả có thể tìm đọc các tài liệu khác của nhóm Tinh Thần Khai
Minh tại http://tinhthankhaiminh.org

Mọi thắc mắc, góp ý xin liên hệ email tinhthankhaiminh@gmail.com. Xin


cám ơn quý độc giả.

Trân trọng,

Nhóm Tinh Thần Khai Minh

3 | 351
BÀI MỘT

BẤT TUÂN DÂN SỰ


Tác giả: Henry David Thoreau

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

Lời người dịch: “Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry

David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mỹ, ra đời sau khi ông

bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối cuộc Chiến tranh

Mexico và chế độ nô lệ đang phát triển ở Mỹ. 160 năm sau, sau những gì đang

diễn ra trên khắp thế giới càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, và

không chỉ đối với nước Mỹ.

Chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất

Tôi hoàn toàn đồng ý với phương châm: “Chính phủ tốt nhất là chính

phủ cai trị ít nhất”, và mong ước phương châm ấy được áp dụng vào thực

4 | 351
tế một cách có hệ thống hơn và càng nhanh càng tốt. Khi phương châm

ấy được đưa vào thực tế thì nhất định cuối cùng nó sẽ đưa đến, tôi tin như

thế: “Chính phủ tốt nhất là chính phủ không cai trị gì cả” và khi mà mọi

người sẵn sàng chấp nhận chuyện đó thì họ sẽ có một chính phủ như thế.

Chính phủ, trong trường hợp tốt nhất, chỉ là một phương tiện; nhưng

thường thì đa số các chính phủ, và đôi khi tất cả các chính phủ, đều là

những phương tiện tồi. Lý luận phong phú, vững chắc và có sức thuyết

phục dùng để phản đối việc duy trì một đội quân thường trực; cuối cùng,

có thể cũng được áp dụng để chống lại một chính phủ thường trực. Quân

đội thường trực chỉ là cánh tay của chính phủ thường trực. Chính phủ –

tự nó chỉ là một hình thức để nhân dân thực hiện ý chí của mình – có thể

bị lạm dụng và biến chất trước khi nhân dân kịp dùng nó để thực hiện

những điều họ muốn. Bằng chứng là cuộc chiến tranh hiện nay ở Mexico,

đấy là do một nhóm người coi chính phủ thường trực chỉ là phương tiên

trong tay mình gây ra, chứ ngay từ đầu, nhân dân đâu có đồng ý với cách

làm như thế.

5 | 351
Chính phủ Mỹ là gì – chẳng phải đấy chỉ là một truyền thống, mặc dù

chưa lâu, đang tìm cách tự biến mình thành hiện tượng vĩnh viễn, nhưng

lại thường xuyên đánh mất tính chính trực của mình hay sao? Chính phủ

Mỹ không có cả sức sống lẫn sức mạnh của một người đơn lẻ, vì một

người đơn lẻ cũng có thể bắt nó khuất phục ý chí của mình. Đối với nhân

dân, đấy chỉ là một loại súng gỗ. Nhưng, như thế không có nghĩa là

không cần chính phủ; vì nhân dân cần một loại máy móc phức tạp nào đó,

nghe thấy tiếng nổ đinh tai nhức óc của nó, để chắc chắn rằng họ có

chính phủ. Như vậy là, các chính phủ đã chứng minh được rằng họ dễ

dàng lừa được dân chúng, cũng như lừa được chính mình nhằm thu lợi

cho mình. Thật tuyệt vời, chúng ta phải công nhận như thế. Nhưng chính

phủ của chúng ta chưa bao thúc đẩy được sự nghiệp gì, ngoài việc nhanh

chóng né sang một bên. Chính phủ không giữ cho đất nước được tự do.

Chính phủ không đưa người sang miền Tây. Chính phủ không làm công

tác giáo dục. Tất cả những thành tựu đó đều là do những đặc điểm cố hữu

của nhân dân Mỹ mà ra, thậm chí thành tựu còn có thể lớn hơn, nếu

6 | 351
chính phủ thỉnh thoảng không cản trở họ. Vì chính phủ là phương tiện

mà người dân không dùng để gây phiền hà cho nhau, và như đã nói, nó sẽ

là phương tiện hữu hiệu nhất nếu những người bị trị ít bị nó làm phiền

nhất. Nếu thương mại không đàn hồi như miếng cao su thì nó sẽ không

bao giờ vượt qua được những chướng ngại mà những nhà làm luật thường

xuyên tạo ra trên đường đi của nó; và nếu có thể xử những nhà làm luật

này theo kết quả những việc họ làm mà không tính đến ý định của họ thì

họ đáng bị coi là và đáng bị trừng phạt như những kẻ ngỗ nghịch đem

những vật thể lạ đặt lên đường ray xe lửa.

Nếu nói một cách cụ thể và như một công dân, chứ không phải như

những người phủ nhận mọi chính phủ, tôi không đòi hỏi giải tán chính

phủ ngay lập tức, mà đòi hỏi một chính phủ được cải thiện ngay lập tức.

Hãy để cho từng người nói rõ anh ta sẵn sàng tôn trọng một chính phủ

như thế nào và đấy sẽ là bước đầu tiên dẫn đến một chính phủ như thế.

Nói cho cùng, một khi chính quyền lọt vào tay nhân dân thì họ sẽ

chuyển cho đa số cai trị và cho nó tiếp tục cai trị trong một thời gian dài;
7 | 351
đấy không phải là do nó cai trị một cách công bằng, cũng không phải là

nó có vẻ công chính nhất đối với thiểu số, mà đơn giản là bởi vì đấy là

nhóm mạnh nhất. Nhưng, chính phủ của đa số, trong mọi trường hợp,

không thể dựa vào sự công bằng, dù là thứ công bằng mà người ta vẫn

hiểu.

Chả lẽ không thể có một chính phủ, trong đó lương tâm chứ không

phải là đa số được quyền quyết định đúng sai? Trong đó, đa số chỉ quyết

định những vấn đề mà quy định về phương tiện có thể áp dụng ư? Chả lẽ

công dân lại phải giao lương tâm của mình, dù trong phút chốc hay chỉ

một phần nhỏ lương tâm, cho cơ quan lập pháp ư? Thế thì mỗi người còn

cần lương tâm để làm gì? Tôi nghĩ rằng, trước hết chúng ta phải là một

con người, rồi sau mới là một thần dân. Không cần giáo dục tinh thần tôn

trọng pháp luật bằng tinh thần tôn trọng lẽ phải. Bổn phận duy nhất tôi

có quyền thừa nhận là luôn luôn làm những việc mà tôi cho là đúng.

Người ta nói đúng rằng đoàn thể không có lương tâm; nhưng đoàn thể

của những người có lương tâm thì có lương tâm. Luật lệ không bao giờ

8 | 351
làm cho người ta trở thành công chính hơn, chính vì tôn trọng pháp luật

mà ngay cả những người đứng đắn cũng thường xuyên, liên tục trở thành

tác nhân của sự bất công.

Hậu quả thường thấy và đương nhiên của việc tôn trọng thái quá pháp

luật là đội quân với các đại tá, đại úy, hạ sỹ, binh sỹ, lính tải đạn và tất cả

những người khác, hành quân trong theo đội hình qua núi đồi và thung

lũng để ra chiến trường mặc dù họ không muốn như thế, thậm chí đi

ngược lại lương tâm và lương tri của mình – làm cho cuộc hành quân trở

thành cực kì khó khăn và làm cho mọi người lo lắng. Các binh sỹ chắc

chắn biết rằng họ bị lôi kéo vào một công việc đáng nguyền rủa, tất cả bọn

họ đều có thái độ yêu hòa bình. Thế họ là ai? Họ có phải là người hay

không? Hay họ chỉ là những pháo đài hay kho vũ khí nhỏ, di động được,

nằm trong tay một kẻ vô lương tâm có chức có quyền? Xin hãy ghé thăm

một quân cảng và ngắm nhìn một chú lính hải quân: chính phủ Mỹ đã

tạo ra một con người như thế nào; bằng những trò phù thủy của mình, họ

đã tạo ra một con người như thế nào – không phải là người, mà chỉ một

9 | 351
cái bóng, có thể nói là một tử thi biết đi, một tử thi đã bị chôn với tất cả

các nghi lễ của nhà binh,

Chúng tôi chôn anh

Không kèn không trống

Chúng tôi đưa xác anh vào huyệt mộ

Không có tiếng súng giã từ

Quần chúng đang phục vụ quốc gia không phải như những con người

thực sự, mà bằng sức lực của mình, như những cỗ máy. Họ là quân đội

thường trực, là cảnh sát, là cai tù, v.v. Trong đa số trường hợp, họ không

cần đến lương tri hay ý thức đạo đức; họ tự hạ mình ngang bằng với cỏ

cây, đất đá; một lúc nào đó, có thể chế được những người gỗ làm những

nhiệm vụ y như thế. Những người đó không đáng tôn trọng hơn một con

bù nhìn rơm hay một đống đất. Giá trị của họ cũng chỉ ngang với chó,

ngựa mà thôi. Nhưng chính những người đó lại thường được coi là những

công dân tốt. Những người khác, thí dụ, đa số các nhà làm luật, các chính

10 | 351
trị gia, các luật sư, tăng lữ, nhân viên văn phòng, phục vụ quốc gia chủ

yếu bằng cái đầu của họ, và vì thường không có khả năng phân biệt về mặt

đạo đức, mà vô tình họ có thể phục vụ cả qủy sứ cũng như Chúa Trời.

Chỉ rất ít người, đấy là các anh hùng, những người yêu nước, những thánh

tử đạo, những nhà cải cách theo nghĩa cao qúy của từ này và những người

chân chính là phục vụ quốc gia với cả lương tâm của mình, và vì vậy mà

họ thường phản đối chính phủ và bị chính phủ coi là kẻ thù. Một người

thông thái chỉ có ích khi là một con người và sẽ không chấp nhận là “cục

đất sét” và “lấp kín cái lỗ để cho gió khỏi thổi vào”, mà sẽ dành việc đó

cho nắm tro tàn của mình:

Ta thuộc dòng dõi quý phái

Không là đầy tớ

Không là tay sai

Không là thần dân mù quáng

Của bất cứ quốc gia nào trên mặt đất này

11 | 351
Người hy sinh tất cả cho đồng bào của mình lại thường bị họ coi là vô

tích sự và ích kỉ; nhưng người chỉ hy sinh cho họ một phần lại được tung

hô là ân nhân và nhân đức.

Giá của một người trung thực

Con người thời nay phải có thái độ như thế nào đối với chính phủ Mỹ.

Tôi xin trả lời rằng, gắn bó với nó là đã nhục nhã rồi. Tôi không bao giờ

công nhận cái tổ chức chính trị vốn là chính phủ của kẻ nô lệ là chính

phủ của mình.

Tất cả mọi người đều công nhận quyền làm cách mạng; nghĩa là, quyền

từ chối trung thành với và chống lại chính phủ khi những hành động bạo

ngược hay sự bất tài của nó đã trở thành không thể chịu đựng được nữa.

Nhưng, hầu như tất cả mọi người đều nói rằng hiện nay chưa đến mức

như thế. Họ nghĩ rằng đấy là tình hình trong cuộc cách mạng năm 1775.

12 | 351
Nếu người ta nói với tôi rằng chính phủ này không ra gì vì nó đánh

thuế một số hàng hóa ngoại quốc được đưa vào cảng nước mình, thì có

nhiều khả năng là tôi sẽ không cuống lên vì chuyện đó, vì tôi có thể sống

mà không cần những món hàng đó. Máy móc nào chả có ma sát, và có

khả năng là cái máy này làm được khá nhiều việc tốt đẹp để loại trừ cái

xấu xa. Dù thế nào thì ồn ào về chuyện này cũng là việc quá xấu xa.

Nhưng khi ma sát được những cỗ máy của chính mình tạo ra, còn áp bức

và cướp bóc trở thành những hiện tượng có tổ chức, thì tôi nói: Chúng ta

không cần cái máy này nữa. Nói cách khác, khi một phần sáu dân cư của

đất nước tự tuyên bố là vùng đất của tự do lại là những người nô lệ, còn

đất nước thì bị quân đội nước ngoài chinh phục và cai trị một cách bất

công và phải tuân theo luật quân sự thì tôi nghĩ rằng đấy là lúc để những

người trung thực nổi dậy và làm cách mạng. Nhiệm vụ này còn trở thành

khẩn thiết hơn nữa, đấy là khi đất nước bị chinh phục không phải là đất

nước của chúng ta, còn quân xâm lược lại là quân đội của chúng ta.

13 | 351
Paley, được nhiều người coi là rất có uy tín khi bàn về các vấn đề đạo

đức, trong chương “Nghĩa vụ tuân chủ chính phủ dân sự”, nói rằng, tất cả

trách nhiệm dân sự đều là do lợi ích mà ra; sau đó ông ta viết:

“Khi mà quyền lợi của toàn xã hội đòi hỏi, nghĩa là, khi không thể

chống lại hay thay chính phủ hợp pháp mà không gây ra bất tiện cho xã

hội thì Chúa nói rằng phải phục tùng chính phủ hợp pháp – nhưng chỉ

cho đến lúc đó mà thôi, không hơn. Từ nguyên tắc này, ta thấy rằng tính

chính đáng của mỗi trường hợp phản kháng phải được tính toán bằng

cách so sánh những bất công mà chính phủ đã tạo ra với giá phải trả cho

những biện pháp sửa chữa”.

Mỗi người phải tự đánh giá, ông ta nói như thế. Nhưng, dường như

Paley không bao giờ nghĩ tới những trường hợp, khi mà nguyên tắc lợi ích

không thể áp dụng được, đấy là khi nhân dân, cũng như từng cá nhân

riêng lẻ, phải giành lấy công lý bằng mọi giá. Nếu tôi giành giật một cách

bất công tấm ván từ tay một người sắp chết đuối thì tôi phải trả lại cho

người đó, mặc dù chính tôi đang bị chìm. Nhưng theo Paley thì đây là việc
14 | 351
làm không phù hợp. Nhưng trong trường hợp như thế, kẻ cứu được mạng

mình lại là người đánh mất nó. Dân tộc ta không được giữ nô lệ và không

được đánh nhau với Mexico nữa, dù cái giá phải trả là sự tồn tại của chính

dân tộc này.

Trong thực hành, các dân tộc đều đồng ý với Paley, nhưng chả lẽ có ai

đó nghĩ rằng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Massachusetts đã hành

động một cách công chính hay sao?

Thực chất là, không phải một trăm ngàn chính trị gia miền Nam mà là

một trăm ngàn thương gia và địa chủ ở đấy phản đối công cuộc cải cách ở

Massachusetts, đấy là những người coi thương mại và nông nghiệp cao

hơn là nhân tính và chưa sẵn sàng đối xử một cách công bằng đối với

những người nô lệ và Mexico, với bất cứ giá nào. Tôi không tranh cãi với

những kẻ thù ở xa, mà tranh cãi với những người hàng xóm của mình,

những người cộng tác với họ và làm theo mệnh lệnh của những người ở

xa, không có những người này thì kẻ thù ở xa sẽ trở thành vô hại. Chúng

ta thường nói rằng, quần chúng nhân dân chưa sẵn sàng; nhưng sự cải
15 | 351
thiện diễn ra một cách chậm chạp vì số ít kia cũng chẳng thông thái hay là

tốt đẹp hơn hẳn đám quần chúng kia. Điều quan trọng không phải là

nhiều người cũng phải tốt như bạn, mà quan trọng là phải có điều thiện

cao nhất, làm cho cả mẻ bột lên men.

Nếu có hàng ngàn người nghĩ rằng mình phản đối chế độ nô lệ và

chiến tranh, nhưng trên thực tế lại không làm gì để chấm dứt những hiện

tượng như thế; những người tự coi mình là hậu duệ của Washington và

Franklin, lại ngồi, tay đút túi và nói rằng họ không biết phải làm gì và

không làm gì; những người thậm chí còn muốn giải quyết vấn đề thương

mại tự do trước khi giải quyết vấn đề tự do, và sau mỗi bữa ăn trưa lại lặng

lẽ đọc bản thông báo giá cả cùng với những tin tức mới nhất từ Mexico và

có thể ngủ quên lúc nào không hay.

Giá của một người trung thực và người yêu nước hiện nay là bao nhiêu?

Họ lưỡng lự, và họ hối hận, đôi khi họ cũng viết những bản kiến nghị;

nhưng họ chẳng làm được việc gì nghiêm túc và đến nơi đến chốn hết. Họ

sẽ tiếp tục ngồi đợi, lòng đầy cảm khái; và để mặc cho những người khác
16 | 351
khắc phục tai họa đó, để họ không còn phải hối hận vì nó nữa. Đối với sự

nghiệp chính nghĩa, điều lớn nhất mà họ có thể làm là bỏ vào hòm lá

phiếu chẳng có giá trị gì, cùng với sự ủng hộ mờ nhạt và lời chúc thành

công. Cứ một người đức hạnh thì có chín trăm chín mươi chín người bảo

vệ đức hạnh; nhưng tiếp xúc với một người thực sự sở hữu một cái gì đó

thì dễ dàng hơn hẳn so với việc tiếp xúc với người tạm thời đứng gác cái

đó.

Làm gì với những đạo luật bất công?

Bầu cho cái đúng đôi khi cũng có nghĩa là chưa làm gì cả

Tất cả các cuộc bầu cử đều là trò chơi, tương tự như chơi cờ hay chơi xúc

xắc vậy, có pha chút màu đạo đức, một trò chơi với đúng và sai, có những

vấn đề đạo lý và có tiền cược. Tính cách của cử tri không có nghĩa lý gì.

Tôi bầu theo cách mà tôi cho là đúng, có thể như thế, nhưng tôi không

toàn tâm toàn ý lo lắng cho cái đúng ấy giành phần thắng. Tôi muốn giao

17 | 351
nó cho đa số. Bổn phận đó như vậy là không bao giờ vượt quá quan điểm

lợi ích.

Thậm chí bầu cho cái đúng đôi khi cũng có nghĩa là chưa làm gì cả.

Đấy chỉ là thể hiện một cách mù mờ cho mọi người thấy ước muốn của

bạn rằng cái đúng phải thắng mà thôi. Một người thông thái không bao

giờ lại để mặc cho công lý phụ thuộc vào may rủi, cũng như không muốn

nó chiến thắng nhờ vào sức mạnh của đa số. Hành động của đám đông

thường chứa rất ít giá trị đạo đức. Cuối cùng, nếu đa số ủng hộ bãi bỏ chế

độ nô lệ thì hoặc là họ không quan tâm đến nó hoặc là chẳng còn mấy nô

lệ nữa để mà huỷ bỏ. Lúc đó họ chính là những kẻ nô lệ. Chỉ có người

khẳng định quyền tự do cá nhân của mình bằng việc bỏ phiếu mới thúc

đẩy được việc bãi bỏ chế độ nô lệ.

Nghe nói rằng ở Baltimore và một vài nơi nữa, người ta tổ chức hội

nghị với thành phần chủ yếu là các chủ bút và những chính trị gia chuyên

nghiệp để chọn ứng viên tổng thống; nhưng tôi xin hỏi, đối với một

người trí thức, có tư duy độc lập và tự trọng, quyết định của hội nghị như
18 | 351
thế có giá trị gì? Chả lẽ trí tuệ và tính trung thực của ông ta không có lợi

hơn cho chúng ta hay sao? Chúng ta có thể bỏ qua những tiếng nói độc

lập hay sao? Chả lẽ không có nhiều người từ chối tham gia những cuộc

hội nghị như thế hay sao? Nhưng không: tôi thấy rằng con người gọi là tự

trọng thay đổi ngay lập tức quan điểm của mình và bỏ mặc đất nước của

mình, trong khi đất nước có đầy đủ lý do hơn để bỏ mặc anh ta. Anh ta

lập tức chấp nhận ứng viên được chọn theo cách đó, miễn là có ứng viên,

và bằng cách đó, anh ta đã chứng tỏ mình là người mà những kẻ mị dân

có thể sử dụng cho những mục đích của họ.

Lá phiếu của anh ta cũng chẳng có giá trị gì hơn lá phiếu của một

người ngoại quốc vô nguyên tắc hay của người cử tri đã bị mua chuộc.

Đâu rồi con người chân chính, một người đàn ông, như ông hàng xóm

của tôi nói, không để ai uốn cong sống lưng! Số liệu thống kê của chúng

ta hóa ra là sai: không có nhiều người đến thế! Có bao nhiêu đàn ông trên

một ngàn dặm vuông trên đất nước này? Chắc chưa được một người. Nước

Mỹ có điều gì hấp dẫn để người ta đến đây định cư? Người Mỹ đã thoái

19 | 351
hóa thành con người kỳ quặc – loại người có thể nhận biết được vì cách

sống theo bầy đàn khá phát triển và thể hiện rõ sự thiếu thốn về tri thức

và lòng tự tin; loại người sinh ra trước hết và trên hết là để quan tâm đến

tình trạng của nhà tế bần và ngay từ khi còn vị thành niên đã tích cóp tiền

cho quỹ dành cho các bà góa và trẻ mồ côi nào đó – tóm lại, loại người chỉ

dám sống nhờ công ty bảo hiểm với lới hứa rằng sẽ chôn cất anh ta đàng

hoàng.

Những người phê phán chính phủ

Tất nhiên là người ta không có trách nhiệm cống hiến cuộc đời mình cho

việc loại trừ cái ác, dù đấy có là cái ác lớn nhất, người đó có quyền có

những mối quan tâm khác; nhưng, ít nhất anh ta cũng phải có trách

nhiệm tránh xa điều ác và dù không nghĩ đến nó, anh ta cũng không được

ủng hộ nó. Nếu tôi theo đuổi những mục đích và suy tưởng khác, trước

hết tôi phải nhìn xem liệu tôi có ngồi trên đầu trên cổ người khác khi

20 | 351
theo đuổi những suy tưởng ấy không. Tôi phải tụt xuống để người đó

cũng có thể theo đuổi suy tưởng của anh ta.

Xin hãy xem những sự bất nhất. Tôi nghe thấy một số đồng bào tuyên

bố: “Cứ để cho họ ra lệnh cho tôi đi đàn áp những cuộc bạo loạn của nô lệ

hay đi Mexico xem, đừng hòng nhé!” nhưng chính những người đó, bằng

lòng trung thành của mình, đã trực tiếp, hoặc ít nhất là gián tiếp, bằng

tiền của mình, trang bị cho những người thay thế mình. Chính những

người hoan hô người lính không chịu tham gia vào cuộc chiến tranh phi

nghĩa lại vẫn ủng hộ cái chính phủ bất công đang tiến hành cuộc chiến

tranh ấy. Thế là nhân danh Trật Tự và Phục Tùng Dân Sự, tất cả chúng

ta đã bị buộc phải kính trọng và khuyến khích sự hèn hạ của chính mình.

Lần đầu phạm tội người ta cảm thấy đỏ mặt, nhưng lần sau người ta sẽ

bàng quan; vô luân, như vẫn thường thế, trở thành bàng quan về đạo đức

và không hoàn toàn vô ích đối với cuộc đời mà chúng ta đã tạo dựng lên.

Cái sai lớn nhất và lan rộng nhất lại cần cái đức bất vụ lợi nhất ủng hộ.

Sự phê phán nhẹ nhàng tinh thần yêu nước lại thường bị những con người
21 | 351
cao quý để ý. Những người phê phán chính phủ và những hành động của

chính phủ một cách qua loa, nhưng cuối cùng vẫn ủng hộ sự tồn tại của

nó, chắc chắn chính là những người ủng hộ chính phủ chân thành nhất và

là những trở ngại nghiêm trọng nhất đối với cải cách. Một số người kiến

nghị bang này rời khỏi liên bang, coi thường yêu cầu của tổng thống. Tại

sao họ không hủy bỏ sự liên hệ của họ với bang và từ chối nộp tiền vào

kho bạc của nó? Chả lẽ họ không có thái độ với bang hệt như thái độ của

bang với liên minh hay sao? Không phải là chính những nguyên nhân cản

trở, không cho bang chống lại liên minh cũng là những nguyên nhân

không cho họ chống lại bang hay sao?

Làm sao người ta có thể hài lòng và yên trí khi có một quan điểm nào

đó? Người ta có thể yên trí được không nếu cho rằng mình đã bị xúc

phạm? Nếu bạn bị người hàng xóm lừa một dollar thì bạn sẽ không cảm

thấy hài lòng khi biết rằng mình đã bị lừa, hoặc nói rằng mình đã bị lừa

hoặc ngay cả kiến nghị anh ta phải trả, mà bạn sẽ thực hiện ngay lập tức

các biện pháp buộc anh ta phải trả toàn bộ số tiền và lần sau không bị lừa

22 | 351
nữa. Hành động xuất phát từ nguyên tắc – nhận thức và thực thi công lý –

sẽ làm thay đổi các sự vật và các quan hệ, thực chất là một hành động cách

mạng, hoàn toàn khác biệt với những hành động trước đó. Nó không chỉ

phân chia nhà nước và nhà thờ, nó phân chia gia đình, hơn thế nữa, nó

chia rẽ ngay từng cá nhân, tách phần qủy ra khỏi phần Người của anh ta.

Làm gì với những đạo luật bất công?

Vẫn còn những đạo luật bất công: Liệu chúng ta có tuân thủ chúng hay

chúng ta phải vừa nỗ lực sửa đổi chúng vừa tiếp tục tuân thủ hoặc bất

tuân ngay lập tức? Nói chung, người ta, dưới cái chính phủ như chính phủ

hiện nay, nghĩ rằng phải chờ đợi cho đến khi thuyết phục được đa số thay

đổi luật lệ. Họ cho rằng, nếu họ chống lại thì kết quả càng tệ hại hơn.

Nhưng, nếu kết quả còn tệ hại hơn thì đấy là lỗi của chính phủ. Chính

phủ làm cho nó thành tồi tệ như thế. Tại sao chính phủ không có khả

năng dự đoán và chuẩn bị cho cải cách? Tại sao chính phủ lại không hoan

nghênh thiểu số sáng suốt? Tại sao chính phủ lại gào lên và chống cự khi
23 | 351
người ta chưa ra đòn? Tại sao chính phủ không động viên các công dân

sẵn sàng chỉ ra sai phạm của mình và làm cho tốt, hơn là mắc phải chúng?

Tại sao chính phủ lại luôn luôn đóng đinh câu rút chúa Jesus-Christ, tại

sao nó lại rút phép thông công của Copernicus và Luther và tuyên bố rằng

Washington và Franklin là là những kẻ bạo loạn?

Người ta cho rằng sự phủ nhận trên thực tế một cách cố ý quyền lực

của chính phủ là hành vi phạm pháp duy nhất mà chính phủ chưa từng

nghĩ đến, vì nếu không thì tại sao nó lại không đưa ra biện pháp trừng

phạt tương ứng, phù hợp và xác định? Một người không có tài sản chỉ cần

một lần không chịu kiếm cho chính phủ thì anh ta sẽ bị bỏ tù trong thời

hạn do những người giam giữ anh ta tự ý quyết định, chứ không phải theo

bất cứ điều luật nào; trong khi nếu người ấy ăn cắp của nhà nước số tiền

gấp 90 lần từng đó thì anh ta sẽ được thả ra ngay.

Nếu bất công là do sự va chạm nhất định phải có của bộ máy nhà nước

thì cứ để cho nó va chạm, có thể bất công sẽ bớt đi, nhưng bộ máy nhà

nước cũng sẽ tiêu ma. Nếu bất công là một cái lò xo, cái ròng rọc, cái dây
24 | 351
thừng hay một cánh tay đòn thì có thể cần phải nghĩ xem liệu việc chữa

trị có tốt hơn không; nhưng, nếu bản chất của nó đòi hỏi rằng bạn phải là

tác nhân bất công đối với người khác thì tôi nói rằng bạn phải chống lại

luật đó. Hãy lấy cuộc đời bạn làm cái phanh ngăn chặn cỗ máy đó. Điều ta

cần phải làm là không được ủng hộ điều sai quấy mà ta lên án.

Về những biện pháp mà chính phủ đưa ra để sửa chữa những điều sai

quấy thì tôi phải nói rằng tôi không biết các biện pháp đó. Chúng đòi hỏi

quá nhiều thời gian mà đời người thì có hạn. Tôi còn những việc khác

phải làm nữa. Tôi đến thế giới này không phải đơn giản là để tạo ra một

chỗ tốt để sống mà còn phải sống trong đó, dù nó tốt hay xấu. Không ai

phải làm tất cả mọi việc, nhưng ai cũng phải làm một số việc, và bởi vì

người ta không thể làm mọi việc nên không được làm những việc sai quấy.

Việc của tôi không phải là thỉnh cầu ông Thống đốc bang hay nhà làm

luật cũng như họ không có trách nhiệm gửi thỉnh cầu cho tôi; nhưng nếu

lời thỉnh cầu của tôi không được họ nghe thì sao? Trong trường hợp này,

nhà nước không có biện pháp nào cả: Chính Hiến pháp đã là sai quấy rồi.

25 | 351
Điều đó nghe có vẻ chói tai, ngang ngạnh và thiếu thiện chí, nhưng phải

đối xử với thái độ đó một cách tử tế nhất và thận trọng nhất như thế vì

nó xứng đáng như thế. Cải thiện cũng giống như sinh thành và hoại diệt,

cơ thể phải đau quặn lên.

Tôi không ngần ngại nói rằng những người tự gọi mình là người theo

tư tưởng bãi nô cần phải thôi ủng hộ – cả nhân tài lẫn vật lực – chính

quyền bang Massachusetts ngay lập tức, chứ không chờ đến khi có đa số

đứng lên ủng hộ lẽ phải. Tôi nghĩ rằng Chúa đứng về phía họ là đủ rồi và

không cần chờ đợi thêm một người nào nữa. Hơn nữa, một người đã là đa

số với một tiếng nói còn có lý hơn những người hàng xóm của anh ta.

Bắt đầu từ không đóng thuế?

Tôi chỉ trực diện chính phủ Mỹ hay đại diện của nó là chính phủ bang

nhiều nhất là một lần một năm, đấy là người nhân viên thuế vụ; một

người như tôi thì đấy là cách duy nhất có thể đối đầu trực diện với quyền

26 | 351
lực nhà nước. Và bao giờ nó cũng nói: “Hãy công nhận uy quyền của ta”.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta chỉ có thể thể hiện sự bất mãn và

không thích thứ quyền lực này một cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất và

cần thiết nhất: Không công nhận nó.

Người hàng xóm đáng kính, người nhân viên thuế vụ mà tôi phải tiếp

xúc đó – vì nói cho cùng, tôi tranh cãi với con người chứ không phải với

giấy tờ – còn ông ta thì tự nguyện làm nhân viên của chính phủ. Làm sao

ông ta biết mình là ai và hành xử như một nhân viên của chính phủ hay

như một con người cho đến khi ông ta phải suy nghĩ về cách đối xử với

tôi – người hàng xóm được ông ta tôn trọng – như một người hàng xóm

hay như một thằng điên và kẻ gây rối trật tự công cộng và tìm cách vượt

qua trở ngại đối với tình làng nghĩa xóm mà không phải dùng tới những

từ ngữ thiếu suy nghĩ và ý nghĩ khiếm nhã. Song, tôi biết rõ rằng nếu một

ngàn người trung thực, nếu một trăm người trung thực, nếu có mười

người tôi có thể kể tên, chỉ cần mười người trung thực thôi, thậm chí chỉ

cần một người trung thực trong cả Bang Massachusetts này không giữ nô

27 | 351
lệ nữa, người đó có thể bị tống ra khỏi cộng đồng, bị nhốt vào tù; nhưng

chế độ nô lệ trên toàn nước Mỹ sẽ bị bãi bỏ.

Vấn đề là khởi đầu, dù nhỏ đến đâu: một khi điều tốt đã được thực thi

thì nó sẽ trở thành vĩnh viễn. Nhưng chúng ta chỉ thích nói về chuyện đó

thôi, chưa ai trong chúng ta coi đấy là nhiệm vụ của mình. Hàng chục tờ

báo nói về cải cách, nhưng chẳng có một người cụ thể nào đủ can đảm.

Nếu người hàng xóm đáng kính của tôi, cũng là người đại diện cho nhà

nước, vốn dành cuộc đời mình cho vấn đề quyền con người trong Hội

đồng mà đừng lo lắng về nhà tù ở bang Carolina, nơi giam tù nhân của

bang Massachusetts, bang đang tìm cách đẩy tội lỗi của chế độ nô lệ sang

bang bên cạnh – mặc dù hiện nay lý cớ cho sự bất hòa chỉ là lòng hiếu

khách chưa được như ý mà thôi – thì kỳ họp mùa đông tới, cơ quan lập

pháp đã không loại vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự rồi.

Khi chính phủ bỏ tù người dân một cách bất công thì nhà tù sẽ là ngôi

nhà cho những người công chính. Hiện nay chỗ xứng đáng duy nhất mà

bang Massachusetts dành cho những người yêu tự do và chưa bị ngã lòng
28 | 351
chính là nhà tù, đấy là nơi mà bang này nhốt và ly khai họ, cũng như

trước đó họ đã – bằng niềm tin của mình – ly khai với chính quyền.

Người nô lệ bỏ trốn, tù binh Mexico được tạm tha sau khi tuyên thệ và

người Da Đỏ đang tìm cách bảo vệ đồng bào của mình phải sống tại đây.

Nhà tù là khu vực đặc biệt, nhưng tại thời điểm này có vẻ tự do hơn và

đáng kính trọng hơn nhiều chốn khác; nơi mà bang này cách ly những

người chống lại nó – ngôi nhà duy nhất trong bang còn chế độ nô lệ – và

cũng là nơi những người tự do có thể sống trong danh dự.

Nếu có người nào đó nghĩ rằng đi tù thì anh ta sẽ không còn tạo được

ảnh hưởng nữa, rằng chính phủ sẽ không nghe thấy anh ta, rằng trong tù

anh ta không còn là kẻ thù nữa, thì anh ta không hiểu rằng chân lý mạnh

hơn dối lừa đến mức nào, cũng như không hiểu rằng người thực sự trải

nghiệm bất công sẽ đấu tranh hiệu quả và hùng hồn như thế nào.

Bạn không chỉ đưa ra ý kiến bằng một mẩu giấy mà phải bằng toàn bộ

sức mạnh của mình. Thiểu số là bất lực khi chiều theo đa số, trong trường

29 | 351
hợp đó, nó cũng không còn là thiểu số nữa. Nhưng thiểu số sẽ có thứ sức

mạnh vô địch khi nó chiến đấu với tất cả sức mạnh và niềm tin của mình.

Nếu sự lựa chọn là bỏ tù tất cả những người công chính hay chấm dứt

chiến tranh và chế độ nô lệ thì nhà nước sẽ không lưỡng lự mà chọn

phương án thứ nhất. Nhưng nếu một ngàn người không chịu đóng thuế

thì sẽ không có đàn áp và đổ máu như trước đó, khi chính phủ có đủ

nguồn lực tài chính để đàn áp và giết hại những người vô tội.

Trên thực tế, đấy chính là định nghĩa về cách mạng hoà bình, nếu quả

thật có thể có một cuộc cách mạng như thế. Nhưng nếu một nhân viên

thuế vụ hay một nhân viên công lực nào khác hỏi, như có người từng hỏi

tôi: “Tôi biết làm thế nào?” thì câu trả lời của tôi sẽ là: “Nếu ông quả thật

muốn làm một cái gì đó thì hãy từ nhiệm đi”. Khi công dân bất tuân và

công chức từ nhiệm thì đấy chính là cách mạng. Nhưng giả sử có đổ máu?

Thế máu không đổ khi lương tâm bị thương tổn ư? Nhân cách và sự bất

tử của con người đang rỉ ra từ vết thương này, máu sẽ chảy cho đến chết.

Dòng máu ấy lúc này vẫn đang chảy đây.


30 | 351
Khi nhà nước túng quẫn

Tôi nghĩ đến tù đày chứ không phải tịch thu tài sản – mặc dù cả hai biện

pháp đó đều phục vụ cùng một mục đích – vì những người bảo vệ công lý

chân chính và vì vậy mà là những người nguy hiểm nhất đối với nhà nước

thối nát thường không dành nhiều thời gian để tích lũy của cải. Đối với

những người đó, nhà nước chẳng mang lại lợi ích gì nhiều, và một khoản

thuế khóa tương đối nhẹ cũng trở thành gánh nặng, nhất là khi họ phải

kiếm sống bằng đôi bàn tay của mình. Nếu có người sống mà hoàn toàn

không dùng đến tiền thì ngay cả nhà nước cũng không dám đòi anh ta

tiền.

Nhưng người giàu – tôi nói mà không có ý so sánh theo lối ghen ăn tức

ở – luôn có thể bán mình cho những thiết chế đã làm cho người đó trở

thành giàu có. Thường thì, càng nhiều tiền thì càng ít đức, vì tiền xen vào

giữa anh ta và mục tiêu của anh ta – cuối cùng, giành được mục tiêu cho

anh ta, và đương nhiên là chẳng có nhiều nhặn gì đức hạnh ở trong đó
31 | 351
hết. Tiền còn giải quyết được nhiều vấn đề khác nữa, mà nếu không thì

anh ta sẽ phải tự trả lời, chỉ còn lại một câu hỏi mới, khó nhưng là câu

hỏi thừa: Tiêu như thế nào? Và thế là nền tảng đạo đức trượt khỏi chân

anh ta.

Cơ hội sống giảm tương ứng cùng với sự gia tăng của cái gọi là “phương

tiện” sống. Điều tốt nhất mà một người có thể làm cho nền văn hóa của

mình, khi anh ta đã trở thành người giàu – là thực hiện những kế hoạch

mà anh ta từng ấp ủ khi còn nghèo. Christ trả lời người Pharisêu: “Hãy

đưa cho ta xem đồng tiền nộp thuế”, một người móc trong túi ra đồng xu.

Nếu bạn sử dụng đồng tiền có hình Caesar trên đó, và nếu Ceasar làm cho

nó có giá trị và đưa nó vào lưu thông, nghĩa là bạn đang ủng hộ nhà nước

và bạn vui lòng hưởng thụ những đặc ân của chính phủ đó. Vậy nên hãy

trả cho ông ta đồng tiền đó khi Ceasar đòi lại. “Của Caesar, trả về Caesar;

của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” – họ không hiểu được cái gì – của ai,

vì họ không muốn hiểu.

32 | 351
Khi nói chuyện với những người hàng xóm có tư tưởng tự do nhất, tôi

cảm nhận được rằng dù họ có nói gì về tầm quan trọng và mức độ nghiêm

túc của tự do thì họ vẫn dành sự tôn trọng nhất định đối với sự thanh

bình của xã hội. Và cuối cùng vẫn là họ cần sự bảo vệ của chính phủ hiện

hành vì hậu quả của hành động bất tuân có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm

trọng đối với tài sản và gia đình mình. Về phần mình, tôi không thích

nghĩ rằng mình phải dựa vào sự bảo vệ của nhà nước. Nhưng, nếu tôi phủ

nhận quyền lực của chính phủ khi họ bắt tôi đóng thuế thì chính phủ sẽ

lập tức tịch thu tài sản của tôi và làm phiền tôi và con cái tôi. Thế là

không tốt. Người ta không thể sống vừa tiện nghi, được tôn trọng lại

đồng thời là người trung thực. Không cần tích lũy tài sản, chẳng bao lâu

sẽ lại bị mất thôi. Bạn phải là người cấy rẽ hay ngồi xổm ở đâu đó, trồng

cấy ít thôi và ăn hết ngay trong thời gian ngắn. Bạn phải sống nội tâm và

dựa vào chính mình, và sẵn sàng bắt đầu công việc mới, và không có quá

nhiều việc phải làm.

Nếu chỉ cần là thần dân trung thành với chính phủ là đủ thì ngay cả ở

33 | 351
Thổ Nhĩ Kì cũng làm giàu được. Khổng tử nói: “Nước có đạo mà nghèo

hèn, thì đáng hổ thẹn. Nước không có đạo mà giàu lại sang, thì đáng hổ

thẹn”. Không: khi tôi không cần sự bảo vệ của Massachusetts ở một hải

cảng xa xôi phía Nam, nơi quyền tự do của tôi bị đe dọa; hay khi tôi

không tìm cách tích lũy tài sản ở đây bằng lao động hòa bình, thì tôi có

thể từ chối bổn phận đối với Massachusetts và quyền của nó đối với tài sản

và cuộc sống của tôi. Hình phạt mà tôi phải chịu do không tuân phục nhà

nước còn rẻ hơn là tuân phục. Vì nếu tuân phục, tôi sẽ trở thành người

thấp kém hơn.

Cách đây mấy năm, nhà nước đã thay mặt nhà thờ đến gặp tôi và buộc

tôi phải đóng một khoản tiền để ủng hộ vị tu sỹ mà bố tôi từng nghe

giảng, nhưng tôi chưa nghe bao giờ. “Nộp đi”, người ta bảo, “nếu không

sẽ bị tù đấy”. Tôi không nộp. Nhưng đáng tiếc là có người cho rằng cần

phải nộp. Tôi không hiểu vì sao thầy giáo phải đóng thuế để nuôi tu sỹ,

chứ không phải là tu sỹ phải nuôi thầy giáo; vì tôi không được nhà nước

nuôi, các học trò tự nguyện tới học nuôi tôi. Tôi không hiểu vì sao trường

34 | 351
học không nhờ nhà nước thu thuế để bảo trợ cho mình, tương tự như nhà

thờ vậy. Tuy nhiên, trước yêu cầu của các nhân viên thuế vụ, tôi đồng ý

tuyên bố bằng văn bản như sau: “Xin mọi người biết rằng, tôi, Henry

Thoreau, không muốn bị coi là thành viên của bất cứ tổ chức nào mà tôi

không tham gia”. Tôi giao bản tuyên bố cho viên thư ký thành phố và ông

ta đã nhận. Và từ khi nhà nước biết rằng tôi không muốn bị coi là thành

viên của nhà thờ đó, họ đã không đòi tôi phải nộp nữa; mặc dù lần đó họ

đã kiên quyết đòi tôi phải nộp. Nếu tôi biết tất cả tên của các tổ chức thì

tôi sẽ tuyên bố ra khỏi tất cả các tổ chức mà tôi chưa từng tham gia ngay

lập tức, nhưng tôi không biết tìm danh sách này ở đâu.

Tôi không đóng thuế thân sáu năm rồi. Một lần tôi bị giam một đêm

vì chuyện đó; trong khi ngắm nhìn bức tường đá dày gần một mét[1] , cái

cổng gỗ viền thép dày cả nửa mét[2] tôi bất ngờ nhận ra sự ngu dốt của

cái thể chế coi tôi chỉ như một cục thịt, có thể giam cầm được. Tôi ngạc

nhiên vì họ đã chọn cách đó chứ không sử dụng tôi theo cách nào khác.

Có một bức tường đá ngăn cách tôi với đồng bào của tôi, nhưng người ta

35 | 351
còn phải vượt qua một bức tường khó khăn hơn thế nhiều để đạt được tự

do như tôi. Tôi không cảm thấy bị giam cầm, dù chỉ một khắc giây và bức

tường kia chỉ là sự phí phạm đá và vữa. Tôi thấy như chỉ một mình tôi

đóng thuế mà thôi. Không biết xử sự với tôi, họ đã hành động như những

kẻ vô giáo dục. Những lời đe doạ cũng như thuyết phục của họ đều ngớ

ngẩn vì họ cho rằng ước muốn duy nhất của tôi là ra khỏi mấy bức tường

đó. Tôi không thể không mỉm cười trước cái cách họ ngăn chặn tư tưởng

của tôi, nhưng tư tưởng của tôi vẫn theo họ mà ra, không hề ngăn ngại, và

chỉ có chúng mới là mối nguy với họ. Không thể khuất phục được tôi, họ

quay ra hành hạ thân xác tôi; giống như trẻ con, khi không đánh được

người chúng ghét thì chúng quay ra hành hạ con chó của người đó. Tôi

thấy rằng nhà nước rất kém khôn ngoan, nó cũng lúng túng giống như

một gái già cô độc với chiếc thìa bạc vậy; nó không phân biệt được bạn

thù, nó đã đánh mất sự tôn trọng cuối cùng còn lại của tôi và tôi chỉ cảm

thấy thương hại cho nó.

36 | 351
Như vậy là nhà nước không bao giờ có thể kiểm soát lý trí, đạo đức mà

chỉ kiểm soát thân xác và ngũ quan của con người [3]. Nó không được

trang bị lòng trung thực và trí thông minh, nó chỉ có sức mạnh. Tôi sinh

ra không phải để bị đè nén. Tôi sẽ thở theo cách của mình. Để xem ai

mạnh hơn ai. Đám đông thì có cái gì? Chỉ những ai thuận theo luật cao

hơn tôi mới ép buộc được tôi. Đằng này họ lại bắt tôi giống như họ. Tôi

chưa từng nghe nói có người nào chịu để cho đám đông chỉ cho phải sống

thế này hay sống thế kia. Thế mà gọi là sống ư?

Khi chính phủ bảo tôi: “Muốn sống thì đưa ví đây”, thì việc gì tôi phải

vội vã giao tiền cho nó? Có thể nó đang rất túng bấn và không biết phải

làm thế nào, nhưng chuyện đó thì liên quan gì đến tôi. Nó phải tự xoay

xở, cũng như tôi vậy thôi. Không cần phải than vãn về chuyện đó. Tôi

không phải chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy của xã hội. Tôi

không phải là con của người kỹ sư làm ra cái máy đó. Tôi biết rằng khi

quả sồi và quả hạt dẻ rơi cạnh nhau thì không quả nào chịu nằm yên

nhường đường cho quả kia, mà quả nào cũng đều theo quy luật của mình,

37 | 351
chúng nảy mầm, lớn lên và ra hoa kết trái cho đến khi, có thể là, một cây

sẽ che hết nắng của cây kia. Nếu cái cây không thể sống theo bản chất của

mình thì nó sẽ chết, con người cũng thế thôi.

Cuộc chiến thầm lặng với chính phủ

Đêm ở trong tù có cái gì đó mới lạ và hấp dẫn. Khi bước vào, tôi thấy các

tù nhân mặc áo sơ mi, vừa tán chuyện vừa phà hơi nước vào cửa. Nhưng

cai tù bảo họ: “Đến giờ đóng cửa rồi”, họ bỏ đi và tôi nghe thấy tiếng

bước chân họ trong buồng giam. Cai tù nói với bạn tù cùng phòng với tôi

rằng, tôi là “một người tốt và thông minh”. Sau khi đóng cửa phòng, anh

ta chỉ cho tôi chỗ treo mũ và tình hình ở đây. Mỗi tháng các phòng giam

đều được quét vôi một lần, và cái phòng này, chí ít cũng là phòng trắng

nhất, trang bị đồ gỗ đơn giản nhất và có thể là ngăn nắp nhất thành phố.

Đương nhiên là anh ta muốn biết tôi từ đâu tới và làm sao mà lại phải

vào đây; và sau khi kể cho anh ta nghe mọi sự, tôi cũng hỏi anh ta vì sao

38 | 351
lại phải vào đây vì nghĩ rằng anh ta là một người trung thực và theo quan

điểm hiện nay thì anh ta đúng là người như thế. “Người ta vu cho là tôi

đốt nhà kho, nhưng tôi không bao giờ đốt”. Theo tôi hiểu thì anh ta có

thể đã tới là kho trong tình trạng say rượu, sau đó lấy tẩu thuốc ra hút rồi

ngủ quên, và thế là nhà kho cháy. Anh ta được tiếng là người thông minh,

và đã phải đợi tòa ba tháng rồi, mà có thể phải đợi thêm chừng ấy nữa;

nhưng anh ta đã quen và lấy làm hài lòng vì được ăn không mất tiền, và

theo anh ta thì còn được đối xử tử tế nữa.

Anh ta nằm cạnh một cửa sổ, tôi nằm cạnh cái thứ hai; và tôi thấy rằng

công việc chủ yếu của những người bị tù lâu là nhìn ra cửa sổ. Chẳng bao

lâu sau tôi đã đọc hết những cuốn sách mà người ta để lại ở đây, và nhìn

những chỗ mà những tù nhân trước đây đã chui ra để vượt ngục, những ô

cửa sổ đã bị cưa và nghe những câu chuyện về những người tù đã từng bị

giam trong buồm giam này; hóa ra buồng giam cũng có lịch sử và những

chuyện ngồi lê đôi mách, nhưng chỉ lưu hành trong mấy bức tường nhà

giam mà thôi. Có khả năng đây là ngôi nhà duy nhất trong thành phố có

39 | 351
người làm thơ, sau đó được chép lại, nhưng không được xuất bản. Người

ta đã cho tôi xem nhiều bài thơ, do những người trẻ tuổi làm, những

người này bị bắt sau khi vượt ngục và trả thù bằng cách ngâm thơ.

Tôi tìm cách moi tất cả mọi chuyện của người bạn tù vì sợ rằng sẽ

không bao giờ gặp lại anh ta nữa; nhưng rồi cuối cùng anh ta cũng chỉ

cho tôi chỗ nằm ngủ và bảo tắt đèn.

Ở đây một đêm cũng chẳng khác gì đi du lịch đến một đất nước xa lạ

mà tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ tới. Dường như trước đây tôi chưa

bao giờ nghe thấy tiếng chuông đồng hồ của thành phố, cũng chưa nghe

thấy tiếng động của làng quê đang chìm vào giấc ngủ, chúng tôi không

đóng cửa sổ khi ngủ vì bên ngoài có chấn song rồi. Làng quê tôi như thể

đang ở giữa thời Trung Cổ, và con sông Concord thì trở thành sông

Rhine và tôi trông thấy hình ảnh những hiệp sỹ và những pháo đài lướt

qua trước mắt mình. Từ những con phố phía xa vẳng lại tiếng những thị

dân già nua. Tôi trở thành khán giả và thính giả vô , vì đây là thị trấn. Tôi

bắt đầu hiểu được công việc của dân chúng thành phố này.tình của những
40 | 351
việc người ta nói và làm trong cái bếp của cái khách sạn nhỏ nằm ngay sát

nhà tù – đây là điều hoàn toàn mới và hiếm khi xảy ra với tôi. Dường như

tôi đang nhìn thấy thành phố từ bên trong lòng nó. Đây là một trong

những thiết chế đặc biệt của nó.

Buổi sáng người ta đưa thức ăn qua cái lỗ ở cánh cửa chính, đấy là một

cái chảo thiếc dài với cốc chocolate, bánh mì đen và cái thìa bằng sắt. Khi

người ta tới lấy cái chảo, do thiếu kinh nghiệm, tôi đã trả lại mẩu bánh mì

còn sót lại, nhưng anh bạn tù cùng phòng đã giằng lại, anh ta nói rằng tôi

phải giữ cho bữa trưa và bữa chiều. Một lúc sau anh ta phải đi cắt cỏ ở

cánh đồng bên cạnh, đây là công việc anh ta vẫn làm và đến trưa sẽ về;

nhưng anh ta tạm biệt tôi vì nghĩ rằng chúng tôi sẽ không gặp lại nhau

nữa.

Khi tôi ra khỏi nhà tù – vì có người can thiệp và nộp thuế cho tôi – tôi

không thấy những thay đổi to lớn mà một người bước vào nhà tù từ khi

còn trẻ nhưng khi ra thì đã là một ông già lọm khọm có thể chứng kiến;

nhưng dù sao thì mọi sự cũng đã thay đổi – thành phố, bang và đất nước
41 | 351
– thay đổi lớn hơn là thời gian có thể tạo ra. Tôi nhìn thấy cái bang mà

tôi đang sống một cách rõ ràng hơn. Tôi nhận thức được mình có thể tin

tưởng và dựa vào bạn bè, chòm xóm đến mức nào; tôi thấy rằng tình bạn

chỉ có trong những ngày vui mà thôi, rằng họ không sẵn sàng làm những

việc đúng đắn, rằng họ cũng là giống người xa lại với tôi chẳng khác gì

người Trung Quốc hay người Malay vậy; rằng họ chỉ hy sinh vì nhân loại

khi không phải chịu bất cứ rủi ro nào, thậm chí ngay cả đối với tài sản;

rằng họ cũng chẳng phải là những người cao quý, mà sẽ đối xử với kẻ cắp

y như kẻ cắp đối xử với họ; và hy vọng cứu chuộc được linh hồn mình

bằng cách tuân theo một số quy tắc và mấy lời cầu nguyện, và thỉnh

thoảng đi theo đường thẳng, mặc dù đấy là con đường vô tích sự. Có thể

đấy là lời phán xét quá cay nghiệt, vì tôi tin rằng nhiều người trong số họ

không biết rằng trong thành phố này có một thiết chế là nhà tù.

Làng tôi có tục lệ, khi người mắc nợ ra khỏi nhà tù thì mọi người chào

anh ta bằng cách đan các ngón tay lại với nhau rồi giơ lên ngang mắt như

thể đấy là song sắt trước cửa sổ nhà tù. Nhưng hàng xóm của tôi không

42 | 351
chào tôi theo kiểu đó, họ nhìn tôi rồi nhìn nhau, tuồng như tôi vừa trở về

sau một cuộc viễn du vậy. Tôi bị bắt trên đường đến nhà người thợ giày để

lấy đôi giày tôi đang nhờ chữa. Được thả ra vào sáng ngày hôm sau, tôi

tiếp tục đến nhà ông thợ giày để làm cho xong công việc dở dang và sau

khi đi giày, rồi tham gia cùng với mọi người đi hái việt quất, họ đang sốt

ruột đợi tôi vì tôi là người dẫn đường – ngựa đã được đóng yên – và chẳng

bao lâu sau tôi đã ở trên ngọn đồi cao nhất, giữa cánh đồng, cách thành

phố hai dặm, chẳng còn liên quan gì tới nhà nước nữa.

Câu chuyện “tù tội” của tôi là như thế.

Tôi không bao giờ trốn thuế cầu đường vì tôi muốn là một người hàng

xóm tốt, cũng như một thần dân tồi; còn về việc bảo trợ trường học thì

tôi đang đóng góp phần của mình vào việc giáo dục đồng bào của mình

đây. Không phải là tôi từ chối nộp khoản này hay khoản kia trong bảng

thống kê thuế khoá. Đơn giản là tôi bất tuân chính phủ và không muốn

liên quan gì đến nó hết. Tôi không quan tâm đến đường đi của những
43 | 351
đồng tiền của tôi, ngay cả nếu tôi có thể làm thế, cho đến khi họ dùng nó

để mua người hay súng để giết người – đồng tiền không có lỗi gì – nhưng

tôi muốn theo dõi hậu quả của sự bất tuân của tôi. Trên thực tế, tôi tuyên

bố một cuộc chiến tranh thầm lặng với chính phủ, theo cách của tôi, mặc

dù, như vẫn thường thấy trong các trường hợp như thế, tôi tiếp tục nhận

những lợi ích của nó.

Nếu người khác trả khoản thuế mà người ta bắt tôi nộp vì họ có cảm

tình với nhà nước, là họ đã làm cái việc mà họ làm cho chính mình, tức là

khuyến khích sự bất công một cách nhiệt tình hơn là nhà nước đòi hỏi.

Còn nếu họ nộp vì tình cảm sai lầm với người phải đóng thuế, nhằm bảo

vệ tài sản của anh ta hay để anh ta khỏi bị đi tù, thì đấy là do họ không

chịu suy nghĩ một cách thấu đáo về việc họ đã để cho tình cảm riêng tư

cản trở lợi ích công cộng như thế nào.

Quan điểm hiện nay của tôi là như thế. Nhưng phải rất thận trọng sao

cho hành động của mình không bị ảnh hưởng bởi thái độ cố chấp hay ý

44 | 351
kiến của đám đông. Hãy chịu trách nhiệm trước lương tâm của mình và

trước lịch sử./.

Chú thích

[1] Nguyên văn: two or three feet thick – dày hai ba foot (mỗi foot dài

0,3048m).

[2] Nguyên văn: a foot thick – dày một foot (mỗi foot dài 0,3048m).

[3] E rằng lúc đó nhà nước chưa được tinh tế lắm. Các nhà nước toàn trị

sau này đã kiểm soát tất, cả lí trí, cả tình cảm nữa.

Nguồn: Henry David Thoreau. Bất tuân dân sự (bản dịch của Phạm Nguyên
Trường). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://luatkhoa.org/2016/07/5600>

45 | 351
BÀI HAI

BẤT TUÂN DÂN SỰ - VŨ KHÍ CÓ SỨC CÔNG


PHÁ MẠNH NHẤT
Tác giả: Benny Tai

Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

T
heo tuyên bố của ông Chzhenina Liang [đứng đầu đặc khu hành

chính Hồng Công], không cần phải liên hệ một cách trực tiếp việc

Hồng Công giành được quyền phổ thông đầu phiếu thực sự với năm 2017

[năm “bầu lại” người đứng đầu chính quyền] hay năm 2020 [năm bầu lại

cơ quan lập pháp]. Vì ở Hồng Công người ta đã chờ đợi quyền phổ thông

đầu phiếu hàng chục năm rồi, ngày tháng cụ thể cũng không quan trọng

hơn là cuộc thảo luận – hiện đang diễn ra - về cải cách chính trị nói

chung. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, khó có khả năng là Bắc Kinh

sẽ cho Hồng Công quyền biểu quyết đầy đủ. Chúng ta có thể làm gì nhằm

46 | 351
hỗ trợ quyền phổ thông đầu phiếu, hỗ trợ chương trình của nhóm các

đảng ủng hộ dân chủ và các tổ chức của xã hội dân sự?

Chiến lược đã được sử dụng, trong đó có các cuộc biểu tình vào tháng 3

năm 2003, những cuộc trưng cầu dân ý phi chính thức (được thực hiện

trong các cuộc trưng cầu ở năm khu vực) hoặc biểu tình-tuyệt thực trong

văn phòng chính phủ (xảy ra trong cuộc xung đột xung quanh việc xây

dựng các nhà thờ trên quảng trường Chi), đã thu được thành công nhất

định. Tuy nhiên, có lẽ những vụ phản đối kiểu đó là chưa đủ: có thể giả

định rằng việc phản đối quyền phổ thông đầu phiếu ở Hồng Công – vốn

được nhiều người ủng hộ - của Bắc Kinh sẽ khá mạnh. Vì vậy, để giành

được mục tiêu này, cần phải có những phương tiện nghiêm túc hơn. Có

thể bảo vệ quyền phổ thông đầu phiếu tại Hồng Công bằng vũ khí có sức

mạnh hơn: Chiếm toàn bộ khu trung tâm thành phố.

Hành động bất tuân dân sự phi bạo lực – vi phạm pháp luật, phong tỏa

trong một thời gian dài huyết mạch giao thông chính của Hồng Công -

tạm thời làm tê liệt các thiết chế chính trị và kinh tế của thành phố nhằm
47 | 351
buộc Bắc Kinh phải thay đổi quan điểm. Để đạt được hiệu quả, hành động

phải được tiến hành theo những quy tắc sau đây.

1. Số lượng

Số người tham gia phản đối vượt quá số lượng tới hạn nhất định. Nếu các

cuộc biểu tình không đủ đông thì cảnh sát có thể giải tán ngay. Khi số

người biểu tình chưa vượt qua số lượng tới hạn (có lẽ là hơn 10.000 người

cùng một lúc) thì những người biểu tình phải chống lại hành động của

cảnh sát – chống lại những nỗ lực nhằm giải tán biểu tình, chống hơi cay,

chống lại hoạt động của các đơn vị chống bạo động. Sau khi đạt được số

lượng tới hạn thì việc sử dụng những nguồn lực cảnh sát hiệu quả hơn sẽ

buộc chính phủ phải trả giá quá đắt. Và, tất nhiên, càng có nhiều những

người tham gia thì hiệu quả sẽ càng mạnh hơn.

2. Huy động những người có nhiều ảnh hưởng trong dư luận


xã hội
48 | 351
Cần phải có các nhà lãnh đạo các nhóm xã hội khác nhau tham gia các

cuộc phản đối, đặc biệt là những nhà lãnh đạo chưa xuất hiện nhiều trong

dư luận xã hội và không bị mang tiếng là những chính trị gia cực đoan. Ý

kiến của các quan chức cũ, của các lãnh tụ tôn giáo, của các nhà khoa

học… về những việc đang diễn ra tại thời điểm đó cũng quan trọng. Việc

họ tham gia vào các cuộc thảo luận về những vụ phản đối chứng tỏ rằng

xung đột lên đến đỉnh điểm, và sự kiện là những người có uy tín thảo luận

về hành động bất tuân dân sự sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc huy

động toàn xã hội. Ví dụ tốt nhất là chiến dịch của Gandhi ở Ấn Độ và

phong trào dân sự của Martin Luther King ở Mỹ - tất nhiên, nếu không

tính đến số phận sau này của ông.

3. Những hành động không thể chấp nhận

Bất tuân dân sự là hành động vi phạm luật pháp, nhưng đây là ảnh hưởng

bất bạo động của một số người đối với một số người khác, trên cơ sở kêu

gọi thi hành công lý. Chuyển sang hành động bạo lực sẽ làm giảm đáng kể
49 | 351
sự tôn trọng đối với vụ phản đối và làm cho nó không còn hấp dẫn nữa.

Sẽ thu được hiệu quả cao nhất nếu trước khi bắt đầu cuộc bao vây trung

tâm thành phố, những người tham gia tuyên bố một cách công khai và rõ

ràng về thời hạn chiếm giữ và những điều kiện nhằm chấm dứt vụ phong

tỏa, cùng nhau ký cam kết không sử dụng bạo lực và đồng ý rằng việc

phong tỏa các đường phố chính của thành phố là hoàn toàn mang tính

hòa bình.

Trước khi bắt đầu cuộc phong tỏa chính thức, những người tổ chức có

thể cho dán lên tường hay phát những tờ rơi thông báo về những việc họ

sẽ làm trong khu vực diễn ra các cuộc phản đối. Trong quá trình hành

động không được cản trở việc đi lại của xe cộ trong khu dân cư bị ảnh

hưởng bởi sự phong tỏa. Những người biểu tình phải tụ tập tại những

đoạn dành cho người đi bộ và làn ngoài cùng của đường cao tốc, hoạt

động chủ yếu diễn ra khi đèn đang chuyển sang màu đỏ - để đảm bảo an

toàn của chính họ và an toàn cho bên thứ ba.

50 | 351
4. Tiếp tục như thế nào?

Muốn tiếp tục tích lũy quyền lực chính trị và thu hút được những lực

lượng mới thì phong tỏa phải mở rộng trong không gian. Nói cách khác,

sau khi bắt đầu, phải mở rộng nó để nó đã lan sang quảng trung tâm Civic

Plaza. Phải có thêm các thành viên mới tiếp sức, đấy là những người có

thể tham gia thông qua các trung tâm giao thông của trung tâm thành

phố. Cần phải thành lập ngay lập tức trung tâm thông tin, trung tâm này

– thông quan Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng – phải

kêu gọi và thông báo với người dân Hồng Công về những sự kiện đang

diễn ra càng sớm càng tốt. Biến đụng độ với chính quyền thành sự kiện

mang tính lễ hội là việc không khó, cuộc biểu tình chính trị phải trở

thành lễ hội trên đường phố. Điều này sẽ làm cả thế giới chú ý đến cuộc

phong tỏa và sẽ là áp lực chính trị lớn đối với những người phản đối nó.

5. Công nhận tính bất hợp pháp của những hành động của
mình

51 | 351
Hành động bất tuân dân sự, theo định nghĩa, là vi phạm pháp luật, vì vậy

mà tất cả những người tham gia đều phải thừa nhận rằng họ vi phạm pháp

luật. Sau khi tham gia phong tỏa, các thành viên phải tự nguyện tuyên bố

điều đó với các cơ quan thực thi pháp luật, để tạo cho họ quyền quyết

định về khởi tố hay không khởi tố. Những nghĩa vụ này là thành phần

quan trọng của uy tín chính trị của phong trào.

6. Lựa chọn thời gian hành động

Chiếm trung tâm thành phố - một vũ khí cực kỳ mạnh mẽ, không thể sử

dụng tùy tiện hoặc không đúng lúc. Nó phải được sử dụng đúng vào lúc

khi Hồng Kông thực sự có thể có giành được quyền bầu cử phổ thông,

hoặc ngược lại, khi những khả năng khác để giành được quyền phổ thông

đầu phiếu đã không còn. Nếu những người phản đối không thể tập hợp

đủ sức mạnh để có thể thành công, không đủ số người tham gia thì sẽ

không tạo ra được áp lực chính trị cần thiết.

52 | 351
7. Thông tin sơ bộ

Không cần sử dụng vũ khí mạnh nhất, nếu đối thủ của bạn biết rằng bạn

có loại vũ khí đó và có khả năng là bạn sẽ sử dụng nó. Vì vậy, việc chuẩn

bị vũ khí không thể diễn ra một cách bí mật – việc này diễn ra công khai,

đó là lý do vì sao ngay từ đầu, những người tham gia đã ký kết trách

nhiệm về giữ vững tính chất của hoạt động. Phải có sự hỗ trợ của hơn

một triệu người và khá nhiều người có ảnh hưởng tới dư luận xã hội, thì

những người tổ chức mới có thể bắt đầu chuẩn bị phần chính của hành

động - nếu không, họ có thể gặp áp lực mạnh mẽ từ các lực lượng chính

trị khác.

8. Mục tiêu của hành động

Chúng ta phải nhận thức được rằng nhiệm vụ của hành động của chúng ta

là giành quyền phổ thông đầu phiếu cho Hồng Công. Dù có xảy ra những

sự kiện gì trong quá trình này thì mục tiêu của chúng ta vẫn là buộc đối
53 | 351
thủ trở lại bàn đàm phán về những hành động cụ thể nhằm giải quyết

nhiệm vụ này và không để họ bỏ các cuộc đàm phán. Nếu đối thủ không

thực hiện trách nhiệm mà họ đã nhận thì hành động có thể được lặp lại.

Benny Tai Yiu-ting (Chữ Hán: 戴耀廷; sinh 1964), là giáo sư luật ở

Đại học Hồng Công (University of Hong Kong), người đã được các

phương tiện truyền thông chú ý từ tháng 1 năm 2013 khi ông bắt đầu

phát động Phong trào chiếm trung tâm bằng tình yêu và hòa bình nhằm

cổ động cho chiến dịch bầu người đứng đầu đặc khu hành chính Hồng

Công năm 2017 và bầu hội đồng lập pháp đặc khu vào năm 2020.

Nguồn: Benny Tai. Bất tuân dân sự - vũ khí có sức công phá mạnh nhất (bản
dịch của Phạm Nguyên Trường). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://phamnguyentruong.blogspot.com/2015/01/benny-tai-bat-tuan-
dan-su-vu-khi-co-suc.html>

54 | 351
BÀI BA

GANDHI VÀ TƯ TƯỞNG BẤT BẠO ÐỘNG


Tác giả: Dương Thành Lợi

N
hà cách mạng Ấn Ðộ Gandhi (1869-1948) là con người bằng xương

bằng thịt có thật, nhưng cuộc đời của ông là chuỗi dài hy sinh của

một siêu vĩ nhân. Khoa Học Gia Albert Einstein đã chia buồn sau khi

Gandhi qua đời: Nhiều thế hệ tới khó có thể tin là có một nhân vật bằng

máu thịt như vậy từng đi lại trên quả địa cầu này? Dân tộc Ấn Ðộ tôn

Gandhi thành vị‘Thánh’ (Mahatma) cứu tinh của họ; trong khi đó, nhiều

văn hào và sử gia như Romain Rolland, Wille Durant so sánh tư cách cao

thượng, giản dị, đức hy sinh, lòng dĩ đức báo oán của ông như Jêsus -

người khai sinh ra Thiên Chúa giáo Tây phương.

Các lời ca tụng trên không phải là vô căn cứ nếu chúng ta biết rõ về

cuộc đời của Gandhi - nhà ái quốc chấp nhận từ bỏ hết tiền tài, danh

55 | 351
vọng và chỉ mang trên mình mảnh vải thô che thân theo kiểu người ‘hạ

nhân’ Ấn (the untouchables) nằm tuyệt thực một cách bất bạo động mà

có thể làm tiêu tan hệ thống cai trị của đế quốc Anh tại Ấn Ðộ. Nhà cách

mạng nhỏ người ấy với cặp mắt tinh anh không nắm bất cứ chức vụ nào

trong chính quyền độc lập Ấn, không điều khiển quân đội, không lãnh

đạo đảng phái, nhưng chỉ với tình thương dân tộc bao la bát ngát mà có

thể nắm lấy lương tâm của cả quốc gia Ấn hàng trăm triệu người, có thể

kêu gọi các đạo quân giết người buôn vũ khí để bắt tay nhau như anh em,

thuyết phục nhà thờ từng xua đuổi ‘hạ nhân’ hàng nghìn năm phải mở

cửa đón nhận họ vào làm lễ, khiến các lãnh tụ quốc gia phải gạt bỏ qua

những khác biệt để cùng quản trị quốc sự tốt đẹp cho dân tộc. Sách lược

duy nhất của Gandhi là tư tưởng bất bạo động Ahimsa. Trước khi phân

tích tư tưởng Ahimsa, phần kế tiếp sẽ tìm hiểu về cuộc đời của Gandhi -

người thực hành sách lược Ahimsa đến giây phút cuối của cuộc đời.

Cuộc Ðời Cách Mạng của Gandhi


56 | 351
Mohandas Karamchand Gandhi sinh ngày 2-10-1869 tại tiểu bang

Porbandar, Ấn Ðộ. Cha của ông giữ chức dewan (thủ tướng) trong chính

quyền tiểu bang nhưng gia đình của ông vẫn không khá giả lắm; và có lẽ

nhờ vậy cho nên khi còn bé, ông có cơ hội vui đùa với bạn bè cùng tuổi

thuộc nhiều thành phần tôn giáo khác nhau. Năm lên sáu tuổi, ông cắp

sách đến trường và dần dần tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Năm 12 tuổi,

ông phải lấy vợ theo sự sắp xếp của cha mẹ. Vợ của Gandhi, Kasturbhai

Makanji, là một người đàn bà kiên nhẫn, độ lượng và tận tụy kề vai sát

cánh hy sinh với chồng suốt cuộc đời cách mạng của ông.

Vào năm 1888, theo lời khuyên của nhà tôn giáo Mavji Dave và với sự

trợ giúp của gia đình, Gandhi xuất cảnh qua Luân Ðôn, Anh quốc, để học

luật. Ba năm sau, ông thi đậu bằng hành nghề luật sư và trở về Ấn Ðộ mở

văn phòng tư vấn. Nhân việc anh của ông, Laxmidas, bị đại diện Anh

Charles Ollivant sa thải một cách thiếu công bằng (vì sự ém nhẹm tài

chánh của Hoàng gia Bhavsingh), Gandhi đến văn phòng chính quyền can

thiệp cho Laxmidas nhưng bị Ollivant sai người tống cổ ra cửa. Ông đem

57 | 351
việc này nói với Ðại Luật Sư Sir Pherozeshah Mehta và được khuyên là

nên im hơi lặng tiếng (‘pocket the insult’) bởi vì người Anh đô hộ Ấn Ðộ

cho nên họ muốn gì thì được nấy.

Sự kiện vị luật sư trẻ người Ấn dám đụng đến đại diện Anh quốc làm

động lòng một thương gia đồng hương tên Abdul Karim - chủ nhân của

công ty Dala Adbulla & Co. Karim đề nghị với Laxmidas là nên cho

Gandhi qua Nam Phi giúp đỡ cho công ty Dala Adbulla & Co. trong một

vụ tranh kiện lớn. Karim đài thọ hoàn toàn chuyến đi Nam Phi và trả

lương hậu cho Gandhi. Chuyến đi Nam Phi đánh dấu bước ngoặc mới

trong cuộc đời của ông.

Vào tháng tư năm 1893, Gandhi để lại vợ con ở Ấn Ðộ để lên đường đi

Nam Phi. Trong khi đáp xe lửa đến Pretoria để nhận nhiệm vụ vào tháng

sáu năm đó, Gandhi đang ngồi trong toa hạng nhất thì bị đuổi ra. Khi

khẳng khái từ chối rời chỗ ngồi bởi vì ông đã mua vé hạng nhất thì

Gandhi bị nhân viên tàu hỏa đẩy ra khỏi toa xe lửa; hành lý của ông bị

quăng xuống đất. Ðêm hôm đó ông nghỉ trong phòng đợi của nhà ga
58 | 351
Pietermaritzburg và đi đến quyết định là ông không thể tiếp tục chấp

nhận bị kỳ thị và sẽ sử dụng phương pháp riêng của ông để chấm dứt tệ

nạn kỳ thị chủng tộc - phản kháng tích cực nhưng bất bạo động.

Vào tháng 5-1894, Gandhi tổ chức Nghị Viện Ấn Ðộ Natal (Natal

Indian Congress) để chống lại dự luật tước đoạt quyền bầu cử, tức là ảnh

hưởng chính trị, của dân Ấn Ðộ tại Nam Phi. Do nỗ lực phản kháng này

mà ông bị một số người Âu Châu đánh gần bất tỉnh vào ngày 13-1-1897,

nhưng ông không truy tố phạm nhân; theo ông, kẻ có tội là chính quyền

Natal vốn có chánh sách khuyến khích người Âu kỳ thị người Ấn, và đây

là một vấn đề chính trị phải được ông giải quyết trên chính trường với

lãnh tụ chính quyền.

Ðể tạo sự thông cảm với giới lao động nghèo gốc Ấn, Gandhi mở một

nhà y tế nhỏ nhằm giúp đỡ họ miễn phí. Song song, ông cho ra tờ báo

Indian Opinion để trình bày ý kiến của cộng đồng Ấn đối với các vấn đề

quan trọng. Ông cũng bắt đầu chủ trương đơn giản hóa đời sống cá nhân

tới mức tối thiểu.


59 | 351
Vào năm 1906, chính quyền Natal ra dự luật bắt buộc tất cả thường dân

gốc A¨ Châu phải đăng ký, mang thẻ kiểm tra, và nếu trên 8 tuổi thì bị

lấy dấu tay (như phạm nhân). Gandhi và đa số dân Ấn ở Nam Phi tuyên

thệ thà chết chứ không chịu đi ghi danh. Vào tháng 10 năm đó, ông dẫn

một phái đoàn qua Luân Ðôn để cầu viện với Quốc Hội Anh về dự luật kỳ

thị của chính quyền Natal; với sự vận động của phái đoàn Gandhi, dự luật

này không được Quốc Hội Anh chấp thuận cho nên không được Anh

Hoàng phê chuẩn. Tuy vậy, tin vui này không kéo dài bởi vì khi chính

quyền Nam Phi ở Transvaal trở thành nhà nước tự trị (self-government)

vào năm 1907 thì ảnh hưởng của Quốc Hội Anh trở nên vô hiệu.

Tướng Smuts của Transvaal quyết định là tất cả thường dân Ấn phải

đăng ký và bị lấy dấu tay trước ngày 1-7-1907. Nhiều người Ấn chống đối

lại quyết định này và đã bị bắt giam, trong đó có Gandhi. Khi thấy dân Ấn

quá cứng đầu thà đi tù còn hơn bị nhục, Smuts liên lạc và thương lượng

với Gandhi. Cuối cùng hai bên đồng ý là thường dân Ấn phải đăng ký một

cách tự nguyện, nhưng thành phần trí thức Ấn không bị lấy dấu tay mà

60 | 351
chỉ cần ký tên. Sau khi hai bên thỏa thuận xong các điều kiện giải hòa,

Gandhi được phóng thích và bắt đầu lên tiếng kêu gọi dân Ấn tự nguyện

đi đăng ký. Một thanh niên Ấn, Mir Alam, và bốn người khác chống lại

sự kiện chuyển hướng đăng ký tự nguyện cho nên đã đánh Gandhi trọng

thương khi ông đi đăng ký vào tháng 2-1908. Sau khi bình phục, ông

không truy tố họ về tội trạng này.

Vào tháng 10 năm đó, Gandhi lại khuyến khích dân Ấn đốt các thẻ

kiểm tra để chống lại một số dự luật kỳ thị khác (thuế thân, v.v.). Chiến

thuật của ông là bắt buộc chính phủ phải tốn tiền để nuôi người Ấn cho

đến khi ngân sách nhà nước bị kiệt quệ. Các thành viên Satyagraha, trong

đó có Gandhi và con trai ông, hy sinh phạm luật ‘phá rối trật tự’ để được

vào tù; luật sư biện hộ cho họ có nhiệm vụ xin cho họ bị án càng nặng

càng tốt. Từ năm 1908 đến 1914, Gandhi dẫn đầu nhiều cuộc đình công,

biểu tình chống đối chính quyền và phải ra vào tù nhiều lần. Vào tháng 1-

1914, Tướng Smuts phải thương lượng với Gandhi và từ từ bãi bỏ hết các

bộ luật kỳ thị người Ấn như luật thuế thân.

61 | 351
Người tù Gandhi đã thành công - mặc dầu chỉ tương đối - trong việc

bảo vệ nhân phẩm của dân Ấn tại Nam Phi. Giữa tháng 7-1914, ông từ giã

Nam Phi đi thăm Anh quốc rồi hồi hương về Ấn Ðộ. Tưởng cũng cần kể

lại một câu chuyện đã xảy ra trong gia đình Gandhi vào tháng 10-1901 ở

Nam Phi. Tại Natal, bà Kasturbhai muốn giữ lại số vàng ngọc mà thương

gia Ấn tặng ông bà để ghi ơn, nhưng Gandhi cực lực phản đối. Ông ra

lệnh là phải trả lại tất cả các tặng phẩm cho người Ấn ở địa phương để tổ

chức Nghị Viện Ấn Ðộ Natal của họ có quỹ hầu tiến hành những công tác

chống lại các dự luật bất công của chính quyền.

Trở về Ấn Ðộ ngày 9-1-1915, Gandhi cảm thấy xa lạ với đất mẹ của

mình. Ấn Ðộ nằm dưới ách thống trị của Anh quốc là một đất nước hấp

dẫn đối với ông từ xa, nhưng khi đặt chân lên Ấn Ðộ thì ông chưa biết

mình phải làm gì. Người dân Ấn đón chào ông một cách hoan hỉ nhưng

họ không biết ông có thể giúp đỡ được gì cho họ; một số trí thức và giới

vương giả Ấn lại tỏ vẻ dè dặt đối với nhân vật nổi loạn Gandhi. Theo lời

đề nghị của Gokhale - một người bạn cũng được xem là vị cố vấn chính trị

62 | 351
- Gandhi bỏ nhiều thời giờ đi khắp Ấn Ðộ để tìm hiểu dân tình; ông biết

là chỉ khi nào ông thấu hiểu được thực trạng của nhân dân thì ông mới

biết là mình có thể giúp được gì cho họ.

Vào tháng 6-1916, Gandhi được mời nói chuyện tại lễ khai trương Ðại

Học Ấn Giáo Benares (Benares Hindu University). Trước mặt đại diện

chính quyền đế quốc và các nhân vật vương giả Ấn đầy quyền hành,

Gandhi khuyên sinh viên nên học hỏi tiếng Ấn thay vì Anh văn: ‘Ngôn

ngữ của chúng ta phản ảnh bản thân chúng ta, và nếu các bạn bảo tôi là

ngôn ngữ của chúng ta quá nghèo nàn không thể trình bày những tư

tưởng cao cả nhất, thì tôi nói là chúng ta nên tự diệt càng nhanh chừng

nào càng tốt chừng đó!’ (Our language is the reflection of ourselves, and if

you tell me our languages are too poor to express the best thoughts, then

I say that the sooner we are wiped out of existence the better of us!). Sau

đó ông tấn công thành phần vương giả giàu có và kết án là ngọc ngà châu

báu của họ đến từ hành động cướp của dân nghèo; ông kêu gọi họ nên

mở kho ra để phân phát cho bần dân.

63 | 351
Ðại diện chính quyền đế quốc và quan khách vương giả bỏ ra về trước

khi Gandhi kết thúc bài nói chuyện của ông. Sau bài diễn văn đó, chính

quyền đô hộ và thành phần vương giả Ấn khinh bỉ Gandhi, nhưng nhiều

tổ chức và đại học lại muốn ông đến chia xẻ quan điểm của ông với họ;

giấy mời từ khắp nơi gởi đến ông tới tấp. Gandhi bắt đầu mang trên vai

nhiệm vụ đánh thức dân tộc Ấn để họ nhận thức được là họ phải thay đổi

từ cách sống đến tinh thần hầu có thể nắm lấy quyền lực chính trị trong

tay, nếu không thì họ luôn luôn là những nạn nhân tự nguyện của sự đàn

áp (willing victims of oppression).

Vào tháng 12 năm đó, Gandhi dự hội nghị của Nghị Viện Quốc Gia Ấn

(Indian National Congress). Vai trò của ông đối với tổ chức Nghị Viện

trong giai đoạn này không có gì đáng kể, nếu không nói là những nhân

vật có ảnh hưởng trong tổ chức như Tilak, Jinnah, và Besant (một phụ nữ

cách mạng gốc Anh) lúc đó xem thường ông. Tại hội nghị này, Gandhi

gặp Rajkumar Shukla, một đại diện của nông dân Champaran. Shukla

tham dự hội nghị với trọng trách trình bày thực trạng bất công ở

64 | 351
Champaran và yêu cầu tổ chức Congress giúp đỡ. Rất tiếc là Shukla không

có ảnh hưởng chính trị cho nên không ai thực sự chịu lắng nghe kiến

nghị của ông - ngoại trừ Gandhi vốn không có việc gì để làm lúc đó.

Tại vùng Champaran, giới địa chủ Anh với sự giúp đỡ của chính quyền

đô hộ cướp đoạt ruộng đất và bắt dân địa phương trồng tỉa cho họ với

đồng lương chết đói. Song song, dân địa phương còn phải đóng cho bọn

địa chủ một loại thuế lạ đời gọi là abwabs mỗi lần có giỗ chạp, cưới gả,

hay tậu ghe, ngựa, v.v. Nông dân Champaran sống rất cực khổ và thỉnh

thoảng họ biểu tình đòi cải cách nhưng không thành công. Vào tháng 12-

1916, nông dân vô danh Rajkumar Shukla lặn lội đi xin tổ chức Nghị Viện

giúp đỡ; nhưng không ai chịu lắng tai nghe lời kể lể của ông. Gandhi ban

đầu cũng không tin Shukla và chỉ hứa suông là ông sẽ giúp sau khi được

nhìn thấy tận mắt sự bất công - sự trợ giúp này có thể sẽ không bao giờ

xảy ra bởi vì Gandhi chưa từng nghe đến địa danh Champaran và ông cũng

còn nhiều việc quan trọng hơn để làm. Nhưng sự van nài kiên nhẫn của

Shukla khiến Gandhi không thể từ chối.

65 | 351
Ngày 10-4-1917, Gandhi đi thẳng đến Muzaffarpur - nơi nông dân

đang nổi loạn chống lại bọn địa chủ. Sau khi trực diện với thực trạng cực

khổ của giới bần nông, Gandhi họp tất cả luật sư và thành phần trí thức

địa phương lại để giúp ông trong việc thâu thập các bằng chứng hầu kiến

nghị (petition) lên chính quyền. Có người phàn nàn là chiến lược của

Gandhi khó thực hiện được bởi vì các luật sư giàu có không thể kiên nhẫn

vào tù phỏng vấn nông dân đang bị bắt một cách miễn phí, một số người

khác lại thấy là công việc này kéo dài quá lâu mà lại không có hiệu quả

ngay lập tức. Gandhi cứ tiếp tục công việc đã được vạch ra; theo ông, nếu

cần cũng có thể tốn hai năm trời để thâu thập bằng chứng.

Gandhi biết là việc ông làm sẽ khiến bọn địa chủ tức tối và họ sẽ tìm

mọi cách để bắt ông hoặc tống xuất ông ra khỏi Muzaffarpur cho nên ông

đã chuẩn bị trước cho nguy cơ bị câu lưu. Ông sắp xếp người thay thế để

tiếp tục thâu nhận và cất giấu chứng cớ sau khi ông bị bắt. Ông cũng gởi

thư kêu gọi sự giúp đỡ của những người có thế lực cũng như chính quyền

đô hộ trung ương. Ông thẳng thắn trao trả lại huy chương vàng Kaisar I

66 | 351
Hin về công tác nhân đạo của ông bởi vì thấy là ông đang làm việc nhân

đạo cho nông dân Muzaffarpur mà bị cấm đoán.

Cuối cùng thì Gandhi bị bắt nhưng được cho tại ngoại hầu tra với điều

kiện là phải đóng 100 rupees để thế chân. Ông than là không có tiền thì

lại được Chánh A¨n đổi ý cho ký tên thay tiền, nhưng ông cũng không

chịu ký. Rốt cuộc ông cũng được thả ra chờ ngày hầu tòa mà không phải

ký tên hay đóng tiền thế chân. Khi được thả ra, ông vẫn tiếp tục làm việc

như cũ mà không tỏ vẻ sợ hãi.

Có một người Anh tên Charlie Andrews đến giúp đỡ nhóm của ông và

ai cũng muốn Andrews ở lại lâu với họ để làm một tấm chắn hộ mạng cho

họ chống lại chính quyền địa phương. Gandhi bảo Andrews phải lập tức

rời khỏi Muzaffarpur bởi vì sự hiện diện của Andrews có hại cho tinh thần

của nhóm; họ phải tự rèn luyện lòng can đảm để có thể làm việc một

mình mà không sợ hãi bạo lực đàn áp của chính quyền địa phương.

67 | 351
Sau một thời gian làm việc tận tụy, các luật sư dưới sự điều động của

Gandhi thâu thập được khoảng 25000 hồ sơ và tường trình lên chính

quyền đô hộ để đòi hỏi họ giải quyết. Ðại diện chính quyền, thành phần

địa chủ, và Gandhi sau nhiều ngày thảo luận đã đi đến quyết định là giới

địa chủ phải trả lại cho nông dân 25% số tiền thuế mà họ đã lạm thâu.

Chiến thắng này của Gandhi - được chính thức hóa vào ngày 3-10-1917 -

sau sáu tháng làm việc ngày đêm đưa ông vào vị trí lãnh đạo nông dân

chống lại sự đàn áp của giới địa chủ. Một nhân viên thuộc địa Anh tên

W.A. Lewis đã viết về tư cách của ‘vị Thánh’ sau cuộc gặp gỡ Gandhi vào

ngày 29-4 để bàn về tình trạng của nông dân Muzaffarpur như sau:

‘Chúng ta có thể xem Gandhi như một nhân vật quá lý tưởng, cực đoan,

hay một nhà cách mạng theo ý kiến riêng của chúng ta. Nhưng đối với dân

raiyats ông là người giải phóng họ, và họ xem ông như người có nhiều quyền

phép ngoại hạn. Ông đi qua lại các làng để kêu gọi họ ta thán cho ông nghe, và

ông chuyển hóa óc tưởng tượng của đại đa số ngu dân với viễn ảnh của nghìn

năm về trước.’

68 | 351
Cuối năm 1917, Gandhi được bà Gangabehn Majmundar tặng một

khung dệt cũ kỹ. Ông bắt đầu tự dệt lấy vải để may áo quần cá nhân, và

phong trào khadi (dệt tại gia) bùng nổ. Các vụ tự nguyện đốt vải vóc ngoại

quốc đã xảy ra ở nhiều nơi để tô điểm thêm cho tinh thần kiên quyết

chống lại chế độ cai trị của thực dân Anh tại Ấn.

Vào tháng 2-1918, Gandhi hướng dẫn cuộc đình công của giới thợ

thuyền tại Ahmedabad. Sau một thời gian không có kết quả, nhiều công

nhân bắt đầu có ý muốn trở lại làm việc. Họ không còn tiếp tục tin tưởng

vào Gandhi vốn không có gì để mất mà họ thì có thể bị chết đói. Biết

được ý nghĩ này, Gandhi đã lấy mạng sống của mình ra để bảo vệ sự đoàn

kết của công nhân; ông bắt đầu tuyệt thực cho đến chết, nếu cần thiết, để

chứng minh cho giới công nhân thấy sự hy sinh tuyệt đối của ông cũng

như chứng tỏ với thành phần chủ nhân tinh thần kiên quyết đình công

của giới thợ thuyền. Sau hai ngày tuyệt thực của Gandhi, giới chủ nhân

đồng ý tăng lương 35% cho công nhân; và con người ốm o gầy mòn

69 | 351
Gandhi lại chiến thắng thêm một lần nữa cho giai cấp bần cùng trong xã

hội Ấn.

Vào tháng 3-1919, dự luật ngăn cấm các hành động chống đối chính

quyền thuộc địa được thông qua. Sau khi nghiên cứu hậu quả tác hại của

bộ luật mới, Gandhi - lúc này đã ở trong vị thế lãnh đạo nhân dân - đi

đến quyết định phải chống lại ảnh hưởng bất lợi của bộ luật mới. Ông kêu

gọi tổng đình công cả nước (hartal) trong vòng 48 tiếng đồng hồ bắt đầu

từ ngày 6-4. Cuộc đình công bất bạo động đem đến nhiều cảnh đổ máu

giữa thường dân và lực lượng an ninh thuộc địa. Ở Amritsar, vào ngày 13-

4, sĩ quan Anh tên Reginald Dyer ra lệnh cho lính bắn vào đám đông

đang tham dự một buổi lễ của đạo Sikh. Vốn không hiểu được giáo lệ

Sikh quy định là nam giới phải mang dao trong người, Dyer thấy dân

mang dao lại tưởng tượng là họ đang biểu tình cho nên ra tay đàn áp; sự

tưởng tượng ngu dốt của Dyer đã làm thiệt mạng 379 nam nữ và trẻ em

vô tội cũng như khiến trên một ngàn người bị trọng thương. Vụ thảm sát

70 | 351
Amritsar đánh dấu sự rạn nứt đầu tiên trong guồng máy thuộc địa Anh tại

Ấn Ðộ.

Lúc đầu khi nghe tin về vụ bắn giết thường dân vô tội ở Amritsar,

Gandhi nghĩ là giới bần dân có lẽ phải bạo động để cho Dyer hạ lệnh nổ

súng. Nhưng khi ông biết rõ vụ thảm sát là kết quả đến từ đầu óc ngông

cuồng của tên sĩ quan thuộc địa, Gandhi kiên quyết phải đấu tranh trực

diện với chính quyền thuộc địa cho sự tự do của dân tộc Ấn. Ông hoạch

định chương trình hành động gồm 4 bước: (1) người Ấn trả lại tất cả

những huy chương, chức tước do chính quyền thuộc địa ban cho; (2) tất

cả luật sư đóng cửa văn phòng, nhân viên chính quyền từ chức, và cha mẹ

không cho con tiếp tục theo học những trường có sự tài trợ của chính

quyền thuộc địa; (3) tất cả binh lính Ấn trong quân đội thuộc địa giã từ

vũ khí; và (4) toàn thể nhân dân từ chối không đóng thuế cho chính

quyền thuộc địa.

Gandhi bắt đầu được dân Ấn gọi là Thánh. Ông đi đâu cũng được họ

tung hô ‘Vạn tuế Thánh Gandhi’ (Mahatma Gandhi ki jai); nhưng ông lại
71 | 351
muốn họ tung hô ‘Vạn tuế Ấn giáo-Hồi giáo’ (Hindu-Mussulman ki jai)

nhằm tu bổ thêm cho tình đoàn kết giữa người Ấn theo Ấn giáo và người

Ấn theo đạo Hồi. [Sự chia rẽ giữa hai nhóm Ấn và Hồi đã đưa đến cảnh

chia ba quốc gia Ấn Ðộ sau này thành Pakistan, Bangladesh và Ấn Ðộ].

Ðối diện với phong trào cách mạng bất bạo động bùng nổ ở nhiều nơi

(có chỗ thành viên phong trào bất-bạo-động đã có nhiều hành động bạo

động sát nhân như ở làng Chahuri Chaura), chính quyền thuộc địa quyết

định bắt giữ Gandhi vào ngày 10-3-1922. Ông bị đưa ra xét xử và bị kết án

6 năm tù. Ngày 4-2-1924, ông được thả ra vì tình trạng sức khỏe yếu kém

(ông bị bệnh phải mổ trước đó một tháng cho nên thành phần lãnh đạo

chính quyền thuộc địa không muốn ông chết trong lao tù của họ).

Ngày 26-1-1930, Gandhi kêu gọi dân Ấn treo lá cờ độc lập do Nghị

Viện Quốc Gia Ấn thông qua. Ngày 12-3-1930, Gandhi bắt đầu cuộc hành

trình lấy muối biển để chống lại chính sách độc quyền kiểm soát sự sản

xuất muối của chính quyền thuộc địa. Khởi hành từ Sabarmati, Gandhi

lúc đó đã 61 tuổi mang trên mình mảnh vải che thân theo kiểu người ‘hạ
72 | 351
nhân’ Ấn và cầm khúc gậy đi bộ 380 cây số đến bờ biển Dandi để lấy

muối. Ông xuất hành với dự tính chỉ đi một mình, nhưng dọc đường

hàng ngàn người đã đi theo tạo thành một cuộc trường chinh lấy muối

(the Salt March). Trên đường đi, Gandhi ghé qua các làng xã để nói

chuyện với dân chúng. Ở Bhatgam, ông phát biểu: ‘Chúng tôi tiến bước

trong danh nghĩa Thượng Ðế. Chúng tôi hành động thay cho người đói

khổ, không manh áo và không việc làm.’ (We are marching in the name of

God. We profess to act on behalf of the hungry, the naked and the

unemployment.’)

Sau khi Gandhi lọc được nắm muối đầu tiên tại bờ biển Dandi, cả nước

Ấn rơi vào cơn sốt lấy muối; đâu đâu cũng thấy người dân thi nhau lọc lấy

muối biển để dùng thay muối của nhà nước thuộc địa. Chính quyền thuộc

địa chưa biết phải phản ứng như thế nào đối với hành động phản kháng

mới này thì hai sự kiện xảy ra: (i) một số thành viên của tổ chức cách

mạng bạo động Hội Cộng Hòa Ấn giáo (Hindustan Republican

Association) cướp kho vũ khí ở Chittagong và trốn vào rừng sau khi giết 6

73 | 351
người; và (ii) đội quân thuộc địa gốc Ấn giáo đã từ chối không bắn vào

đoàn người Ấn gốc Hồi giáo biểu tình chống chính quyền ở Peshawar.

Những biến chuyển mới này bắt buộc guồng máy thuộc địa phải phản ứng

mạnh bắt đầu với lệnh ngăn cấm báo chí Ấn không được tường thuật về

phong trào chống đối chính quyền thuộc địa.

Gandhi bị bắt vào ngày 4-5-1930. Hai tuần sau, 2500 thành viên tổ

chức Nghị Viện quyết định chiếm lấy cơ sở sản xuất muối Dharasana một

cách bất bạo động. Trong tay không vũ khí, họ sắp hàng đi bộ vào sở

muối và chỉ giơ tay đỡ bá súng của lính. Hai người chết và khoảng 320 bị

lính thuộc địa đánh trọng thương phải đưa vào trạm y tế dã chiến, nhưng

họ vẫn tiếp tục nối bước một cách bất bạo động với mục đích chiếm lấy sở

muối. Cuối cùng vì không thể tiếp tục đánh đập mãi người tay không,

lính thuộc địa xông vào bắt hai người đang chỉ đạo nỗ lực chiếm sở muối

bất bạo động, Sarojini Naidu và Manilal Gandhi (con của Gandhi). Ấn Ðộ

bùng nổ với nhiều cuộc biểu tình ở khắp nơi. Chính quyền thuộc địa

thẳng tay đàn áp và bắt giam khoảng 100000 người.

74 | 351
Ngày 26-1-1931, Gandhi và những lãnh tụ của tổ chức Nghị Viện được

phóng thích vô điều kiện. Vào tháng 9 năm ấy, ông đi Luân Ðôn để tham

dự Hội Nghị Bàn Tròn về vấn đề độc lập của Ấn Ðộ. Mặc dầu hội nghị

không giải quyết được việc gì quan trọng, sự hiện diện của Gandhi là một

hiện tượng vĩ đại ở Âu Châu. Dân chúng tuôn ra đường chào đón ông, và

ngay cả những công nhân thất nghiệp cũng ủng hộ ông mặc dầu chính

Gandhi kêu gọi tẩy chay hàng hóa Tây phương; họ nói ‘nếu tôi ở trong

hoàn cảnh của Gandhi tôi cũng kêu gọi như vậy’. Ông viếng thăm Vatican

và bị một cây thánh giá cao hút hồn vì ông ‘thấy hình ảnh của Jêsus’ (I

saw a figure of Chirst there); rất tiếc là Giáo Hoàng Gia Tô lúc đó từ chối

tiếp kiến ông.

Ngày 28-12-1931, Gandhi trở về Ấn và bị bắt một tuần sau đó ở

Bombay. Ông tiếp tục chủ trương chống đối chính quyền một cách bất

bạo động. Theo ông, ‘sự bất tuân luật pháp không những là quyền tự

nhiên của một dân tộc, đặc biệt là khi họ không có tiếng nói hiệu lực

trong chính quyền của họ, mà còn thay thế cho bạo lực hay phản kháng

75 | 351
vũ trang.’ (I believe that civil disobedience is not only the natural right of

a people, especially when they have no effective voice in their own

Government, but that it is also a substitute for violence or armed

rebellion).

Ngày 17-8-1932, Thủ Tướng Anh Ramsay MacDonald quyết định công

nhận thành phần ‘hạ nhân’ Ấn như một cộng đồng riêng biệt có quyền

bầu cử và ứng cử riêng rẽ nhằm đào sâu hố ngăn cách xã hội trong âm

mưu ‘chia để trị.’ Tại Ấn Ðộ, truyền thống Ấn giáo lâu đời chia nhân loại

ra làm 4 thành phần: giáo sĩ (Brahman), vua chúa quý tộc (Ksatriya), điền

chủ thương gia (Vaisya), và nô lệ (Sudra); những người không nằm trong

thành phần này là loại ‘hạ nhân’ (Paria) không ai muốn giao thiệp hay

đụng đến (the untouchables). Trong quan niệm cách mạng của Gandhi, ba

kẻ thù chánh là sự nghèo khổ của đại đa số dân Ấn, tệ nạn khinh khi

thành phần ‘hạ nhân’, và guồng máy đô hộ thực dân. Theo ông, ‘sự thống

khổ tinh thần chỉ chấm dứt khi mọi dấu vết của tình trạng hạ nhân biến

mất’ và ‘.. thà Ấn giáo chết còn hơn là tình trạng hạ nhân tồn tại.’ (‘The

76 | 351
agony of soul is not going to end until every trace of untouchability is

gone.’ ‘I would far rather that Hinduism died than that untouchability

lived.’) Vì vậy cho nên ông cực lực đả kích quyết định ‘chia để trị’ của

MacDonald và bắt đầu cuộc tuyệt thực mới để phản đối.

Chính sự tuyệt thực của ông đã đánh thức dân Ấn theo Ấn giáo. Các

nhà thờ mở rộng cửa đón nhận thành phần hạ nhân vào làm lễ mà không

đặt bất cứ điều kiện nào. Chính quyền thuộc địa bắt đầu tham khảo ý kiến

của đại diện giới hạ nhân để sửa đổi quyết định của MacDonald. Sau khi

họ đi đến thỏa thuận cải cách quyết định chia để trị thì sức khỏe của

Gandhi rất yếu; họ vội vã đưa bản thảo đến cho ông xem. Gandhi phủi tay

bảo là họ phải đem đến cho Ambedkar - đại diện giới hạ nhân - cho vị

này tham khảo và chấp thuận trước.

Ngày 8-5-1933, Gandhi được thả ra và rồi bị bắt lại ba tháng sau đó.

Ông bắt đầu tuyệt thực bởi vì cai tù theo lệnh chính quyền cấm không

cho ông tiếp tục làm việc trong tù cho thành phần hạ nhân. Sức khỏe của

ông quá kém cho nên ông được đưa vào bệnh viện cứu dưỡng; sau đó
77 | 351
chính quyền phải phóng thích ông bởi vì nếu ông bị chết trong tù thì họ

sợ bị cả thế giới lên án.

Ngày 8-8-1942, tổ chức Nghị Viện với ý kiến ‘cố vấn’ của Gandhi

thông qua nghị định ‘Quit India’ [Rời Ấn Ðộ] nhằm kêu gọi chính quyền

Anh rút lui. Gandhi ở tuổi 73 lãnh đạo cuộc tổng phản kháng bất bạo

động toàn quốc với khẩu hiệu ‘Do or Die’ [Hành Ðộng hay Hy Sinh] (We

shall either free India or die in the attempt). Chính quyền thuộc địa vội vã

bắt giữ Gandhi để khống chế phong trào chống đối; nhưng lần này ông

được đối xử rất tử tế hơn những lần đi tù trước. Vợ của ông qua đời vào

ngày 22-2-1944, và ông được thả ra vào tháng 5 cùng năm.

Là người muốn thấy một quốc gia Ấn Ðộ độc lập không chia rẽ cho

nên Gandhi phản đối tất cả những ai chủ trương chia hai Ấn Ðộ. Rất tiếc

cho ông là đại diện Hồi giáo Ấn Ali Jinnah chỉ muốn làm lãnh tụ của một

quốc gia riêng biệt cho nên không có ý định thương lượng để bảo tồn

biên thùy Ấn Ðộ. Gandhi - một người theo Ấn giáo - rất rộng lượng cho

nên đề nghị là Ấn Ðộ có thể được lãnh đạo bởi một chính quyền Hồi giáo
78 | 351
hầu Ấn Ðộ không bị chia đôi; nhưng ý kiến của ông bị thành viên tổ chức

Nghị Viện theo Ấn giáo phủ quyết.

Tổ chức Nghị Viện đồng ý với kế hoạch của Luân Ðôn phân chia Ấn

Ðộ ra thành ba quốc gia: Ấn Ðộ, Tây Pakistan, Ðông Pakistan (đã đổi tên

thành Bangladesh từ năm 1971). Khi Nghị Viện đồng ý chia ba Ấn Ðộ,

Gandhi rất đau lòng nhưng vẫn kêu gọi dân Ấn phải ủng hộ quyết định

của Nghị Viện. [Gandhi ước mơ sau này ông sẽ có dịp tiến hành một cuộc

trường chinh khác vào hai vùng Pakistan để kêu gọi dân ở đây trở lại với

Ấn Ðộ, nhưng rất tiếc là ông bị ám sát trước khi có thể hoàn thành

nguyện vọng này.]

Vào tháng 8-1946, Nehru - một thành viên tổ chức Nghị Viện rất tận

tụy với Gandhi - được Thống Ðốc Anh mời đứng ra thành lập chính

quyền lâm thời để Anh quốc có thể sắp xếp việc rút lui. Ước mơ một Ấn

Ðộ độc lập của Gandhi được thành tựu, nhưng ông lại phải đối đầu với các

vấn đề khó khăn khác. Lúc này hai vùng Pakistan chưa được công nhận

cho nên lãnh tụ Hồi giáo Ấn Ali Jinnah đưa ra chương trình ‘Direct
79 | 351
Action’ [Hành Ðộng Trực Tiếp] để khoanh vùng tự trị bằng cách giết hại

các gia đình theo Ấn giáo ở Pakistan. Cuộc tàn sát tập thể bắt đầu, và dân

Ấn giáo lẫn dân Hồi giáo vô tội bị giết hại mà không ai có khả năng chấm

dứt cuộc săn người rùng rợn (riêng chỉ ở thành phố Calcutta đã có 5000

người chết trong vòng 4 ngày). Quân đội trở nên bất lực trước sự khát

máu của con người bị điên loạn trong danh nghĩa tôn giáo. Cả Ấn Ðộ chỉ

có một người nắm giữ lương tâm của cả dân tộc và có thể chấm dứt cuộc

tàn sát tập thể này. Người đó là Gandhi và vũ khí của ông là tình thương

yêu tất cả mọi người bất kể tôn giáo hay đẳng cấp xã hội.

Ngày 1-9-1947, Gandhi bắt đầu tuyệt thực ở Calcutta để tái lập hòa

bình. Tin tức về Gandhi đang tuyệt thực để chịu chết cho sự điên loạn của

dân Ấn khiến họ bắt đầu suy nghĩ về các hành động dã man của họ.

Người theo đạo Hồi bắt đầu tự hỏi là nếu Gandhi qua đời thì không còn

ai thực sự bảo vệ họ, và chắc chắn là họ sẽ bị đại đa số dân theo Ấn giáo

nghiền nát. Người theo Ấn giáo lại sợ phải chịu trách nhiệm về cái chết

của Gandhi - người đã tận tụy hy sinh cả cuộc đời để giành lại độc lập cho

80 | 351
quốc gia. Cuối cùng hai bên Ấn Hồi quyết định từ bỏ vũ khí và chấm giứt

giết hại lẫn nhau.

Mặc dầu tình trạng tàn sát tập thể không còn xảy ra nhưng bầu không

khí thù nghịch giữa dân Hồi giáo và Ấn giáo vẫn còn tồn tại. Gandhi

quyết định tuyệt thực ở Delhi vào ngày 13-1-1948 cho đến chết để yêu

cầu dân Ấn bất kể tôn giáo phải bắt tay đoàn kết. Sức khỏe của ông rất

yếu kém vào lúc này; ông đã bắt đầu nói sảng trong giấc ngủ. Thành viên

của tất cả các tổ chức tôn giáo ở Delhi đã vì mạng sống của Gandhi mà gạt

bỏ qua mọi sự khác biệt và cùng ký vào tuyên cáo là họ sẽ chung sống

trong hòa bình cũng như hứa bảo vệ thiểu số dân theo Hồi giáo. Tuyên

cáo này ra đúng lúc mà tình trạng sức khỏe của Gandhi đã đi tới mức nguy

hiểm (năm ngày sau khi ông bắt đầu tuyệt thực); may mắn là ông đã hồi

phục tương đối không khó khăn lắm.

Ngày 20-1-1948, một quả bom ám sát Gandhi nổ tung gần tòa nhà ông

ở nhưng ông vẫn bình tĩnh không tỏ vẻ lo ngại. Ngày 30-1-1948 trong khi

Gandhi đang đi đến nơi cầu nguyện thì bị Nathuram Godse bắn chết.
81 | 351
Godse là người theo Ấn giáo cực đoan và quyết định ám sát Gandhi vì

nghĩ là ông thương dân Hồi giáo quá mức. Khi Gandhi qua đời, gia tài vật

chất của ông không có gì; nhưng hình ảnh cụ già ở chung với giới nghèo

khổ, che mảnh vải thô kiểu ‘hạ nhân’, cầm cây gậy đuổi thực dân Anh

luôn luôn in rõ trong óc người dân Ấn, và gia tài tinh thần của ông với tư

tưởng bất bạo động Ahimsa trở thành một tư tưởng quý báu trong kho

tàng văn hóa của nhân loại.

Vài trang giấy trên không đủ để diễn tả hết được tất cả những khía

cạnh vĩ đại của cuộc đời Gandhi. Từ một luật sư thành công giàu có ở

Nam Phi, ông đã chấp nhận hy sinh cho dân tộc. Ông vui vẻ sống chung

với thành phần ‘hạ nhân’ để xóa tan chế độ giai cấp trong xã hội Ấn, đi xe

lửa thì luôn luôn lấy vé hạng bét để được tâm tình với người nghèo, từ

chối quà cáp và khuyên người tặng nên đem cho dân nghèo, che mảnh vải

thô của người ‘hạ nhân’ để đánh thức lương tâm dân tộc Ấn, chống gậy đi

bộ hàng trăm cây số để đuổi thực dân Anh, tuyệt thực đến chết để đoàn

kết dân tộc, v.v. Tất cả các hành động của Gandhi đều phản ảnh sự tin

82 | 351
tưởng của ông là chỉ có tình thương, chứ không phải sức mạnh bạo lực, có

thể giải phóng con người mà không làm tiêu tan tiềm lực quốc gia vốn

cần thiết để giúp xây dựng đất nước sau khi giành lại được độc lập. Sách

lược duy nhất của Gandhi là tư tưởng bất bạo động Ahimsa. Phần kế tiếp

sẽ phân tích tư tưởng Ahimsa.

Ahimsa hay Tư Tưởng Bất Bạo Ðộng

Triết thuyết Ahimsa của Gandhi là triết thuyết bất bạo động, và ông chủ

trương áp dụng bất bạo động trong mọi lãnh vực quốc gia. Việc diễn tả

triết thuyết này một cách toàn vẹn không đơn giản bởi vì chính Gandhi

cũng từng thú nhận: ‘Không ai có thể diễn tả Thượng Ðế một cách đầy

đủ. Việc diễn tả bất bạo động cũng như vậy.’ Tuy vậy, Ahimsa có thể được

định nghĩa tạm như là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người hành

xử theo tình thương người với sự can đảm cá nhân vượt bực. Tình thương

người và lòng can đảm cá nhân chính là hai bửu bối quan trọng của người

83 | 351
thi hành bất bạo động. ‘Lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự

quả quyết không thể lay chuyển.’

Sách lược bất bạo động khác với chủ trương phản kháng tiêu cực

(passive resistance). Phản kháng tiêu cực là vũ khí của thành phần yếu

không có khả năng tài trợ bạo lực nhưng không từ chối việc sử dụng bạo

lực khi điều kiện cho phép. Trong khi đó, sách lược Ahimsa là vũ khí của

thành phần mạnh nhất, có ý chí cao nhất và hoàn toàn không chấp nhận

việc dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh. Bất bạo động lúc nào cũng hơn

phản kháng vũ lực và có thể giải quyết tất cả các khó khăn; tuy vậy, bất

bạo động không thể được sử dụng để bảo vệ các chủ trương sai lầm.

Gandhi tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của đường lối bất bạo

động. Theo ông, không có vấn đề thua thiệt trong bất bạo động. Bất bạo

động sẽ không bị thất bại nếu là bất bạo động thật sự; và chỉ có những kẻ

giả mạo bất bạo động mới gặp thất bại. Gandhi cho biết là suốt nửa thế kỷ

của cuộc đời, ông chưa bao giờ trải qua một hoàn cảnh nào mà ông không

thể giải quyết bằng phương pháp bất bạo động. Ï Ðối với ông, Ahimsa là
84 | 351
một tín điều cho nên ông luôn luôn áp dụng bất bạo động khi làm việc

một mình hay với bạn đồng hành. Ðối với Gandhi, nhiệm vụ tuyên truyền

cho Ahimsa là mục đích của cuộc đời cho nên ông chủ trương phải sử

dụng bất bạo động trong mọi hoàn cảnh. Ông tin rằng khi việc thực hiện

bất bạo động trở thành phổ cập khắp vũ trụ thì Thượng Ðế sẽ cai trị ở

mặt đất như trên thiên đàng.

Trong biên thùy của thế giới bất bạo động, mọi suy tư đều có giá trị và

mọi tiếng nói thật sự đều có giá trị. Gandhi quan niệm rằng chúng ta có

thể sẽ không bao giờ đủ mạnh để hoàn toàn trở thành bất bạo động trong

ý nghĩ, lời nói và hành động; nhưng chúng ta phải giữ bất bạo động như

mục đích của cuộc đời và tiến hóa dần dần về hướng bất bạo động. Sự

vinh đạt tự do - của con người, quốc gia hay thế giới - phải tương xứng

với khả năng hành xử bất bạo động của mỗi cá nhân.

Satyagraha

85 | 351
Khi áp dụng triết thuyết Ahimsa vào thực tế thì sức mạnh nòng cốt của

Ahimsa là Satyagraha. ‘Satyagraha là nắm lấy sự thật hay chân lý cho nên

có nghĩa là Sức Mạnh Chân Lý (truth-force). Chân Lý là linh hồn hay

tinh thần. Vì vậy cho nên (Satyagraha) cũng được biết dưới danh nghĩa

Sức Mạnh Linh Hồn (soul-force). (Satyagraha) không chấp nhận việc sử

dụng bạo lực bởi vì con người không có khả năng biết được chân lý tuyệt

đối cho nên không đủ tư cách để xử phạt (người khác).’

Sức Mạnh Chân Lý cung cấp cho nhân dân tinh thần can đảm chấp

nhận hy sinh để phản đối những chính sách bất công của chính quyền, và

chấp nhận hy sinh để bất hợp tác với chính quyền trên tất cả mọi phương

diện cho đến khi Chân Lý chiến thắng, tức là chính quyền phải thay đổi

chính sách bất công. Satyagraha tiến hóa từ từ, và người chấp nhận theo

sách lược bất bạo động phải biết kiên tâm và có lòng trắc ẩn để tránh lỗi

lầm. Sự kiên tâm đòi hỏi ý chí sẵn sáng hy sinh, và lòng trắc ẩn thương

người sẽ dẫn đến chiến thắng của Chân Lý bằng sự thiệt hại cá nhân chứ

không phải bằng sự thiệt hại của địch nhân.

86 | 351
Bạo lực đàn áp của đối thủ càng dữ dội thì sự kiên tâm hy sinh càng cao

độ. Con người càng hy sinh một cách tự nguyện ở mức độ cao thì chắc

chắn họ có thể đạt được thành công. Theo Gandhi, ‘.. according to the

science of Satyagraha, the greater the repression and lawlessness on the

part of the ruling authority, the greater should be the suffering courted by

the victims. Success is the certain result of suffering of the extremest

character, voluntarily undergone.’

Bạo Lực và Bất Bạo Ðộng

Bất bạo động không đồng nghĩa với sự hèn nhát; song song, có những

hành vi dùng vũ lực được xem như là hành vi bất bạo động. Nếu chỉ phải

chọn lựa giữa tư thế hèn nhát để từ chối cứu người hoạn nạn và hành

động bạo lực để cứu người thì Gandhi sẵn sàng dùng bạo lực để cứu người.

Bất bạo động không bao giờ được dùng như một bình phong để che đậy

sự hèn nhát. Ông thà thấy ‘Ấn Ðộ dùng vũ khí để bảo vệ danh dự quốc

gia hơn là hèn nhát’ để mất danh dự (‘I would rather have India resort to
87 | 351
arms in order to defend her honour than that she should in a cowardly

manner become or remain a helpless witness to her own dishonour.’)

Hành vi bất bạo động cũng có mức độ bởi vì đôi khi hành động tự vệ

bằng vũ khí cũng có thể được xem là bất bạo động. Theo Gandhi, nếu

một người cầm kiếm đánh một mình với một đám giặc cướp võ trang đến

tận răng thì tôi nên nói ông ta đánh một cách bất bạo lực (non-violently).

Chẳng lẽ tôi chưa từng nói với giới phụ nữ của chúng ta là, nếu phải bảo

vệ danh dự của họ thì họ dùng móng tay và răng và cả dao găm, tôi xem

hành động của họ là bất bạo lực? Cô gái chưa biết sự khác biệt giữa himsa

(bạo động) và ahimsa (bất bạo động). Cô gái phản ứng tự nhiên. Thí dụ

một con chuột dùng mõm bén để chống lại một con mèo, anh có thể nói

con chuột là dữ tợn (violent) hay không? Tương tự như vậy, người Ba-Lan

can đảm chống đối những đoàn quân Ðức với lực lượng đông hơn nhiều,

vũ khí và sức mạnh quân sự (hơn họ nhiều), (hành động của người Ba-

Lan) gần như [almost] vô bạo lực...’ Như vậy thì một hành động tùy

88 | 351
trường hợp có thể được xem là hành vi bất bạo động hay là hành vi bạo

động.

Rèn Luyện Nhân Tố

Sự thành công của tất cả các sách lược quốc trị đều nằm ở yếu tố con

người. Con người là tụ điểm nòng cốt của mọi đường lối bình định quốc

gia. Gandhi không quên nhấn mạnh việc xây dựng nhân tố bất bạo động

bởi vì Ahimsa không thể được rao giảng mà phải được thực hành. Theo

ông, bất bạo động không thể tồn tại nếu không có sự tu thân (self-

purification).

Nhân tố bất bạo động chân chính là kẻ yêu thương đồng loại cho nên

sẽ dệt vải cho dân thiếu áo cũng như trồng tỉa để gia tăng sản lượng thực

phẩm nhằm đối đầu với sự đe dọa của cái đói.Ạ Muốn thi hành bất bạo

động thì nhân loại phải biết thay đổi để yêu thương mọi người kể cả đối

phương bởi vì trong quyển tự điển bất bạo động không có danh từ kẻ

89 | 351
thù.Ạ Chúng ta không thể theo bất bạo động nếu giữ thế im lặng hay trở

thành khán giả tiêu cực trong khi kẻ đối nghịch đang bị người khác đánh

chết; chúng ta phải bảo vệ hắn bằng mọi giá kể cả phải hy sinh mạng sống

của mình.

Tình thương yêu nhân loại của người theo bất bạo động là tình thương

bao la vô tận; nếu còn lòng kiêu căng và vị kỷ thì không bao giờ có bất

bạo động. Gandhi khuyên mọi người hãy can đảm và thương yêu đồng

hương cũng như đối thủ theo gương Phật Thích Ca và Chúa Jêsus:

Bất bạo động không phải là tấm bình phong để treo lên hay hạ xuống

tùy ý. Theo Gandhi, chỗ ngồi của Ahimsa ở trong tim và phải là một phần

không thể tách rời khỏi sự hiện hữu của chúng ta. Ahimsa vốn là một

phẩm chất của con tim cho nên không thể đến từ sự khêu gợi bộ óc, và

nếu bất bạo động không hấp dẫn trái tim của chúng ta thì chúng ta đừng

nên theo.

90 | 351
Nếu con tim còn bạo tính thì tốt nhất là nên hành sử bạo động hơn là

giả vờ theo bất bạo động để che giấu tinh thần yếu kém hay vô nghị lực.

Bạo lực luôn luôn hơn sự vô nghị lực. Người bạo động có thể theo bất bạo

động, nhưng kẻ vô nghị lực thì hết hy vọng.Ạ Gandhi suy luận rằng

không có gì tệ hại bằng bình phong bất bạo động giả tạo của kẻ yếu hèn

và thiếu nghị lực.

Trong bất bạo động, con người hành xử theo sức mạnh của Thượng

Ðế chứ không phải sức mạnh cá nhân. Vì vậy, cội rễ của bất bạo động

nằm ở sự cầu nguyện. Người thi hành bất bạo động cầu nguyện Thượng

Ðế giúp đỡ chống lại sự độc ác của bạo lực đối lậpẠ cho nên họ phải tin

tưởng tuyệt đối vào Thượng Ðế; người vô thần khó thi hành bất bạo

động. Thượng Ðế có thể được gọi bằng bất cứ tên nào (Thiên Chúa, Trời,

Rama, v.v.) nếu phản ảnh xác thực Luật của Sự Sống.

Mười lăm (15) điều tâm niệm của một người hành động theo tinh thần

bất bạo động bao gồm:

91 | 351
1. Không bao giờ tức giận.

2. Chấp chận chịu đựng đau khổ đến từ sự tức giận của địch thủ.

3. Chấp nhận sự đánh đập của đối thủ mà không đánh trả, nhưng sẽ

không đầu hàng bởi vì bị đối thủ trừng phạt.

4. Chấp nhận bị bắt giữ và không chống đối khi tài sản bị chính

quyền tước đoạt.

5. Khi phải giữ tài sản cho người khác thì không thể để bị cướp đi và

phải tận lực bảo vệ tài sản đó cho đến chết, nhưng không bao giờ

đánh trả lại.

6. Chủ trương không đánh trả, không trả thù bao gồm thái độ không

chửi bới nguyền rủa.

7. Không chửi rủa đối thủ.

8. Không chào cờ đế quốc Anh nhưng cũng không chửi rủa nhân viên

chính quyền dù họ là người Ấn hay dân Anh.

92 | 351
9. Phải sẵn sàng hy sinh bảo vệ nhân viên chính phủ khi họ bị chửi

bới hay đánh đập.

10. Khi ở tù thì tôn trọng cai tù và chấp hành các luật lệ đúng với

lương tâm, nhưng không thể chấp nhận những việc có thể hạ thấp

nhân phẩm.

11. Ở trong tù thì xử sự như mọi tù nhân khác mà không tự xem mình

quan trọng hơn. Có quyền đòi hỏi cai tù ban phát thêm phương

tiện cho đời sống tinh thần và sức khỏe cá nhân.

12. Ở trong tù, không nên tuyệt thực để đòi hỏi thêm phương tiện

không cần thiết cho nhân phẩm.

13. Khi hành động thì vui vẻ tuân theo hiệu lệnh của trưởng nhóm

ngay cả khi không đồng ý với hiệu lệnh.

14. Lập tức thi hành hiệu lệnh mặc dầu không đồng ý, rồi sau này mới

kháng nghị lên cấp trên. Khi không đồng ý với đường lối của tổ

93 | 351
chức thì có thể rút lui; nhưng khi còn ở trong tổ chức thì không

được làm trái điều lệ của tổ chức.

15. Không đòi hỏi cho gia đình của mình được chăm sóc mà chỉ tin

tưởng vào sự trợ giúp của Thượng Ðế.

Kẻ chờ thời hay đón gió để hành động không phải là người thực sự thi

hành đúng đường lối bất bạo động. Người theo bất bạo động không thể

chỉ chờ đợi cho đến khi các điều kiện trở nên hoàn hảo mới hành động,

mà ngược lại phải hành động với bất cứ vật nào trong tay. Song song, bất

bạo động không phải là cái vỏ che chở kẻ nhát gan mà là phẩm chất cao

quý nhất của người can đảm. Lòng nhát gan hoàn toàn trái ngược với bất

bạo độngẠ và không bao giờ song hành với bất bạo động như nước khắc

lửa.

Người thi hành bất bạo động là người sẵn sàng hy sinh cả mạng sống

của mình để bảo vệ sự thật. ‘Sự hy sinh mạng sống cho sự thật chính là

chánh điểm của bất bạo động.’ Người thi hành bất bạo động không bao

94 | 351
giờ chạy trốn sự hiểm nghèo khi hành động một mình hay chung với

người khác và nhất quyết hoàn thành trách nhiệm ngay cả khi phải hy

sinh mạng sống cá nhân. Người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy

sinh với nụ cười trên môi mà không có ý trả thù hay ý oán thù trong tim.

Một vài người nghĩ sai là sách lược bất bạo động chỉ có nghĩa là đi tù, hay

là bị đánh đập nhưng không còn gì hơn nữa; theo Gandhi, phương pháp

bất bạo động loại này không đem lại độc lập cho quốc gia. Muốn giành

được độc lập quốc gia thì người thi hành bất bạo động phải học hỏi cách

dấn thân hy sinh mạng sống cá nhân mà không sát hại đối phương.

Gandhi quan niệm là chừng nào chúng ta còn giữ gươm giáo hay vũ khí

thì chúng ta còn sợ hãi. Sự sợ hãi ngoại nhân hay đối phương là cội rễ của

lòng căm thù. Khi không còn sợ hãi thì không còn căm thù. Vì vậy chúng

ta phải thay đổi nếu muốn thay đổi ngoại nhân hay đối phương; nếu

chúng ta không còn yếu hèn thì ngoại nhân hay đối phương không thể

hơn chúng ta. Vũ khí của ngoại nhân hay đối phương không thể làm cho

chúng ta sợ hãi; do đó chúng ta không có nhu cầu cần đến gươm giáo hay

95 | 351
vũ khí (để chống lại ngoại nhân hay đối phương bởi vì chúng ta không

còn sợ sự đàn áp của họ).

Nhân Dân và Sách Lược Bất Bạo Ðộng

Lý tưởng bất bạo động không phải chỉ giành cho một thiểu số - thánh

nhân và tiên tri - mà là cho tất cả mọi người. Với bất bạo động, đại đa số

nhân dân có một vũ khí hữu hiệu có thể giúp trẻ con, đàn bà, ông già ốm

yếu chống đối lại một chính quyền vô nhân mạnh bạo nhất; nếu tinh thần

của người dân mạnh thì cái yếu về thể lực không còn là một bất lợi.

Gandhi quan niệm rằng nhân phẩm được bảo vệ tốt nhất bằng cách

phát triển khả năng không trả thù thay vì khả năng phá hoại. Theo ông,

nếu có thể dạy triệu người về hắc thuật bạo động vốn là luật của loài dã

thú, thì cũng có thể dạy triệu người về nghệ thuật bất bạo động vốn là

luật của người tái sinh. Ông tin tưởng rằng bất bạo động có thể được mọi

người thực hiện nếu họ được huấn luyện và hướng dẫn chính xác.

96 | 351
Là con người thực tế, Gandhi biết là một đạo quân của những người

hoàn toàn bất bạo động sẽ không bao giờ tồn tại, nhưng có thể được tổ

chức với những người thành thật cố gắng tôn trọng bất bạo động. Nhân

dân phải được hướng dẫn để từ bỏ bạo lực bằng phương pháp bất bạo

động. Sự căm thù có thể được chinh phục bằng tình thương. Sự ‘căm thù

ngược lại’ (counter-hatred) chỉ gia tăng mặt nổi và độ sâu của sự căm thù.

Bản chất thú vật của nhân loại là bạo động, nhưng tinh thần của nhân

loại thì bất bạo động. Vào giây phút mà nhân loại thức tỉnh để hành xử

theo tinh thần bất bạo động nội tâm thì họ không thể tiếp tục bạo động

nữa. Gandhi suy luận rằng bất cứ giây phút nào chúng ta quyết định

không tiếp tục làm nô lệ thì gông cùm sẽ tan rã bởi vì tự do và nô lệ là

trạng thái tinh thần. Vì vậy cho nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là tự

bảo bản thân: ‘Tôi sẽ không tiếp tục làm nô lệ. Tôi sẽ không chấp nhận

mệnh lệnh theo kiểu nô lệ và sẽ chống lại những mệnh lệnh trái với lương

tâm cá nhân.’ Kẻ tự cho mình là chủ nhân ông có thể đánh đập và bắt

buộc chúng ta phục vụ. Chúng ta sẽ từ chối: ‘Không, tôi sẽ không hầu hạ

97 | 351
ông vì tiền hay vì bị đe dọa.’ Việc này có thể đem đến sự đau khổ bản thân

nhưng lòng kiên tâm chấp nhận đau khổ của chúng ta sẽ đốt lên đuốc lửa

tự do khó có thể bị dập tắt.

Khi được hướng dẫn đúng đắn để sử dụng tình thương một cách can

đảm nhằm chinh phục lòng căm thù thì mọi người đều có thể thi hành

bất bạo động. Bất bạo động chính là vũ khí hữu hiệu nhất của những

người khốn khổ yếu ớt dùng để cải cách các chính sách hà khắc của một

chính quyền bất nhân. Nếu nhân dân được tổ chức và hướng dẫn hành xử

bất bạo động một cách hiệu quả thì họ sẽ trở thành sức mạnh vô biên có

thể cải cách vạn sự mà không phá hủy cơ sở quốc gia vốn rất cần thiết cho

nỗ lực canh tân đất nước sau này.

Cách Mạng Bất Bạo Ðộng

Trong lãnh vực quốc trị, khi luật pháp của chính quyền thiếu công bằng,

người dân có nhiệm vụ vạch ra các lỗi lầm để chính quyền sửa đổi. Tuy

98 | 351
nhiên, khi chính quyền không chịu sửa đổi lỗi lầm thì sách lược bất bạo

động đòi hỏi người dân phải chấp nhận hy sinh để chống lại những bộ

luật sai trái bằng hành động vi phạm luật pháp một cách bất bạo động và

yêu cầu được xử phạt nặng nhất. Người đứng bên ngoài có thể xem việc cố

ý vi phạm những luật lệ bất công là trọng tội, nhưng đây là phương pháp

sử dụng tình thương để thay đổi các chính sách bất công. Kẻ nắm độc

quyền sinh sát trong quốc gia có thể đưa ra pháp luật và không tuân theo

tinh thần luật pháp cũng như trốn tránh hình phạt khi phạm luật, nhưng

chiến lược bất bạo động bắt buộc người theo nó phải chấp nhận - chứ

không chạy trốn - các hình phạt thảm khốc đến từ hành động vi phạm

luật pháp bất công.

Tương tự như Triết gia Socrates ở Hy Lạp, Gandhi chủ trương là con

người phải tôn trọng luật pháp. Nhưng khi đối đầu với luật lệ bất công,

sai trái với lương tâm, con người chấp nhận hy sinh để không thi hành

luật lệ đó; và nếu sự bất tuân đó sẽ dẫn đến hình phạt thì con người phải

99 | 351
chấp nhận hình phạt một cách tự nguyện để chứng tỏ với chính quyền sự

phản kháng kịch liệt của mình đối với luật lệ sai trái.

Ðể đạt đến mục đích khai phóng dân tộc, nhà ái quốc phải nêu kiến

nghị đòi hỏi chính quyền thay đổi theo quyền lợi dân tộc. Có hai sức

mạnh có thể ủng hộ kiến nghị và bắt buộc chính quyền phải tuân hành.

Sức mạnh thứ nhất là bạo lực vốn có thể đe dọa là sẽ nghiền nát chính

quyền nếu chính quyền không chịu thay đổi; và kết quả là chiến tranh sẽ

xảy ra để đem đến sự đau khổ cho nhân dân. Sức mạnh thứ hai là sức

mạnh tình thương hay Sức Mạnh Chân Lý yêu cầu chính quyền phải thay

đổi để khai phóng dân tộc; nếu không thì chính quyền sẽ mất tư thế lãnh

đạo bởi vì nhân dân sẽ bất hợp tác để không chấp nhận sự lãnh đạo của

chính quyền. Chính quyền chỉ có thể lãnh đạo quốc gia khi nhân dân

chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền. Vai trò của nhân dân - chứ

không phải vai trò của chính quyền - trở thành tối cao trong quốc gia. ‘Sự

bất tuân luật pháp không những là quyền tự nhiên của một dân tộc, đặc

biệt là khi họ không có tiếng nói hiệu lực trong chính quyền của họ, mà

100 | 351
còn thay thế cho bạo lực hay phản kháng vũ trang.’ (I believe that civil

disobedience is not only the natural right of a people, especially when they

have no effective voice in their own Government, but that it is also a

substitute for violence or armed rebellion).

Phương tiện cải cách cũng quan trọng không kém gì cứu cách. ‘Trong

bất bạo động, cứu cánh và phương tiện đều phải rõ ràng và công bằng’.

Theo Gandhi, con người không thể vinh danh Thượng Ðế bằng những

hành động của quỷ Satan. Hai người có cùng một mục đích như nếu có

hai phương tiện thi hành khác nhau thì kết quả đạt được cũng khác nhau.

Trong sách Indian Home Rule, Gandhi có bàn về trường hợp tống xuất

một tên trộm. Câu hỏi được đặt ra là ‘Có phải dùng bạo lực để tống xuất

tên trộm đi hay không?’ Ông đưa ra hai phương pháp giải quyết. Cách thứ

nhất là dùng vũ khí để chống đối lại với tên trộm; phương pháp này sẽ

khiến tên trộm trang bị vũ khí cho lần cướp sau và như thế sẽ có đổ máu.

Cách thứ hai là đối thoại với tên trộm, tìm hiểu tại sao hắn lại làm như

vậy, tìm việc làm cho hắn để hắn không phải đi ăn cắp nữa; phương pháp

101 | 351
này sẽ giáo hóa tên trộm và giúp cho xã hội có thêm được một thành viên

tốt. Hai phương pháp để giải quyết một vấn đề có thể đem đến hai kết

quả khác nhau;Ạ do đó Gandhi chủ trương là con người phải cẩn thận khi

chọn lựa phương tiện để đạt đến mục đích hầu không trở thành nô lệ của

quỷ Satan.

Cách mạng bất bạo động không phải là một sách lược cướp đoạt chính

quyền mà là một sách lược chuyển hóa các tương quan trong xã hội và kết

thúc bằng cuộc thuyên chuyển quyền chính trị một cách hòa bình.Ạ

Gandhi biết là tiến trình bất bạo động có vẻ chậm chạp vô cùng, nhưng

ông quả quyết rằng ‘kinh nghiệm dạy cho tôi biết rằng đó là phương pháp

chắc chắn nhất để đạt đến mục đích chung.’

Gandhi quan niệm là nỗ lực chính trị (cách mạng) phải được đánh giá

dựa trên sự ích lợi của nó và không thể bị lẫn lộn với hay dính dáng đến

nỗ lực cải tạo kinh tế. ‘Nỗ lực nâng cao đời sống kinh tế không thể chứa

đựng mục tiêu chính trị như là một động cơ kín đáo.’ Khi người ta lẫn lộn

vấn đề chính trị và vấn đề kinh tế thì khó mà có thể giải quyết các trở
102 | 351
ngại quốc gia tận gốc rễ. Ðường lối cải cách thiên kinh tế không thể giải

quyết được các vấn đề chính trị; và ngược lại, thì phương pháp chính trị

không nhất thiết có thể giải quyết được các khó khăn kinh tế.

Nhân loại chỉ có thể đạt được tự do công bằng với sức mạnh nội tâm,

bằng cách xóa bỏ đẳng cấp trong xã hội, và đoàn kết tất cả các thành phần

trong xã hội. Sự chia rẽ đẳng cấp sẽ phân tán lực lượng quốc dân mà

không đem lại lợi lộc nào cho nỗ lực cải cách các chánh sách hà khắc của

chính quyền. Bất bạo động đòi hỏi cán bộ nòng cốt phải tận tụy và can

đảm hy sinh để đoàn kết quốc dân bằng tình thương yêu nhân loại.

Những điều kiện cần thiết cho sự thành công của sách lược bất bạo

động là:

1. Người thi hành bất bạo động không có lòng căm thù kẻ đối lập

của mình.

2. Vấn đề cần giải quyết phải thật sự minh chánh và quan trọng.

103 | 351
3. Người thi hành bất bạo động phải sẵn sàng hy sinh cho đến khi

thành công.

Khi còn lòng căm thù thì con người khó đoàn kết với nhau cũng như

không thể thi hành bất bạo động đúng đắn, và nếu thiếu lòng can đảm hy

sinh thì không bao giờ đạt được mục tiêu cải cách. Song song, nếu vấn đề

cần được cải cách là việc không có tầm quan trọng cần thiết thì nỗ lực

cách mạng của con người sẽ bị hoang phí vô ích.

Nguyên lý tiên quyết của tiến trình bất bạo động là sự từ chối cộng tác

với tất cả các động lực lăng nhục (con người) bởi vì ‘bất hợp tác với kẻ ác

độc là trách nhiệm cao cả.’ Người thi hành bất bạo động cũng có thể dùng

đến phương pháp tuyệt thực trong nỗ lực cách mạng nhưng chỉ sử dụng

phương pháp này như là vũ khí cuối cùng khi tất cả các phương pháp giải

quyết khác đã thất bại. Khi tuyệt thực thì phải chấp nhận hy sinh mạng

sống mà không ước mơ là sự tuyệt thực của mình có thể đem đến những

kết quả đòi hỏi; ‘người nào tuyệt thực với ước vọng thành công thì sẽ bị

104 | 351
thất bại. Và ngay cả khi không thất bại, hắn cũng đánh mất hạnh phúc

nội tâm của cuộc tuyệt thực chân thành.’

Khi bàn về tổ chức cách mạng, Gandhi phản đối đường lối thành lập

các hội kín để tiến hành bất bạo động. Theo ông, không tổ chức bí mật,

dẫu lớn cỡ nào, làm được việc gì hữu dụng. Sự bí mật chỉ có chủ đích xây

cất bức tường bảo vệ cá nhân. Bất bạo động khinh thường sự bảo vệ này và

hành xử trong thanh thiên bạch nhật bất kể các khó khăn cùng cực. Vì

vậy cho nên Gandhi khuyên chúng ta khi tổ chức một dân tộc đang bị

thống trị bạo tàn (nhằm đem lại sự tự do hạnh phúc cho mọi người) thì

nên theo đường lối tổ chức minh bạch dựa hoàn toàn trên sự thật. Ông

nói: ‘Tôi không thích các hành động kín đáo. Triệu triệu người dân

không thể nằm vùng (hành động kín đáo) và không cần làm như vậy.’

Dân Quyền và Cơ Chế Quốc Gia Lý Tưởng

105 | 351
Trong quốc gia dân chủ, theo Gandhi, con người trước khi nghĩ đến

‘quyền’ thì phải nghĩ đến ‘nhiệm vụ’. ‘Quyền thật sự đến từ kết quả thi

hành nhiệm vụ’ (‘Real rights are a result of performance of duty’). Con

người luôn luôn đòi hỏi quyền lợi cá nhân nhưng hiếm ai chịu suy nghĩ

đến việc thi hành nhiệm vụ công dân của họ, tức là lo cho quyền lợi tập

thể. Nếu ai cũng nghĩ đến quyền lợi cá nhân thì người nào sẽ cung cấp

những quyền lợi đó cho họ? Tài sản quốc gia chỉ có giới hạn mà lòng

tham của nhân loại thì vô đáy. Do đó nếu muốn đạt được quyền lợi thực

sự thì con người phải biết thi hành nhiệm vụ công dân. ‘Quyền mà không

đến từ nỗ lực hoàn thành trách nhiệm thì không đáng để có.’

Quốc gia lý tưởng theo Gandhi là một đất nước phản ảnh trung thực

nhu cầu của dân tộc. Ông không muốn chính quyền Ấn Ðộ độc lập bị

dính cái vết nhơ của guồng máy thư lại thuộc địa với những bất công của

nó như tham nhũng, kỳ thị nông dân, o bế thành phần vương giả giàu có

cũng như đám dân quân thuộc địa Anh.

106 | 351
Ông mong ước một chính quyền với những lãnh tụ có khả năng và

kinh nghiệm với một hệ thống quản trị đơn giản. Chính quyền phải chú

trọng vào việc phát triển nông thôn, nơi đại đa số dân Ấn đang sống lầm

than hầu như bị bỏ quên bởi chính quyền trung ương đóng neo trong các

phòng ốc tráng lệ ở thành phố. Chính quyền đơn giản thì có thể phản

ứng lẹ làng hơn đối với các vấn đề cấp bách của quốc gia. Và nếu chính

quyền chú trọng vào việc phát triển nông thôn thì đời sống của đại đa số

nhân dân sẽ khá hơn; có được như thế thì quốc gia mới giàu nổi.

Chính quyền phải quản trị quốc sự theo ý dân, và nhân dân có quyền

thay đổi chính quyền khi họ bất tín nhiệm sự lãnh đạo của chính quyền.

Gandhi không muốn chính quyền bị một đảng chính trị ảnh hưởng lâu

dài; chính ông cũng không muốn tổ chức Nghị Viện Quốc Gia Ấn - vốn

được thành lập với chủ trương giành độc lập - biến thành một đảng chính

trị sau khi Ấn Ðộ được độc lập. Chính trị thường đi đôi với tệ nạn chia

chác quyền lợi và có thể hủ hóa con người.

107 | 351
Gandhi muốn xây dựng một xã hội thật sự công bằng mà không ai có

thể còn bị xem là hạng ‘hạ nhân’ (the untouchables). Mọi công dân phải

được bình đẳng trong nhiệm vụ và quyền lợi; không ai có quyền kỳ thị

người khác với bất cứ lý do gì. Vai trò của chính quyền rất quan trọng

trong lãnh vực này; chính quyền phải ngăn cấm các chính sách hay phong

tục kỳ thị con người. Song song, chính quyền còn phải cố gắng giảm thiểu

tối đa hố cách biệt giữa người nghèo và kẻ giàu. Quyền lợi kinh tế phải

được chia sẻ đồng đều cho mọi công dân trong quốc gia.

Nữ phái phải được tôn trọng trong xã hội và được bình quyền với nam

phái. Chính quyền cũng phải lo cho quyền lợi của thiếu niên vốn là tương

lai của quốc gia. Mọi hình thức cưới hỏi trẻ em vị thành niên phải bị khai

trừ. Là người đã phải thành hôn lúc 12 tuổi, Gandhi khinh tởm tục lệ lâu

đời này và xem nó như một mắt xích gông cùm xiềng chặc dân tộc Ấn vào

sự nghèo khổ.

108 | 351
Cả đời của Gandhi tận tụy hy sinh cho một quốc gia Ấn độc lập, tự do

và hạnh phúc. Ông xây dựng quốc gia lý tưởng của ông trên trang giấy

như sau:

’Tôi sẽ tranh đấu cho một Ấn Ðộ trong đó thành phần nghèo nhất cũng có

thể cảm thấy đó là quốc gia của họ mà trong đó họ có tiếng nói hiệu lực; một

Ấn Ðộ mà trong đó không có giới thượng lưu hay giới hạ lưu. Một Ấn Ðộ mà

trong đó tất cả các cộng đồng đều chung sống tuyệt đối dung hòa. Trong quốc

gia Ấn Ðộ đó tệ nạn hạ nhân hoặc say sưa và nghiện ngập không tồn tại. Nữ

giới có cùng quyền hạn như nam giới. Bởi vì chúng ta có hòa bình với cả thế

giới, không bóc lột hay bị bóc lột, chúng ta sẽ có một đội quân ít người nhất.

Tất cả các quyền lợi, bất kể là của ngoại quốc hay của quốc gia, không đi ngược

lại quyền lợi của triệu triệu ngu dân sẽ được tôn trọng một cách chu đáo. Ðây

là Ấn Ðộ trong giấc mơ của tôi.’

Gandhi hy vọng toàn thể nhân dân sẽ thi hành bất bạo động để thương

yêu lẫn nhau nhằm tương thân tương trợ trong việc xây dựng gia đình

hạnh phúc và quốc gia dân chủ phú cường. Chính quyền dân chủ là một
109 | 351
giấc mơ xa vời nếu bất bạo động không được công nhận như sức mạnh

thực thể, như một tín điều không thể bị vi phạm, chứ không phải chỉ là

một chính sách hời hợt. Ông suy luận rằng ‘thiếu sự công nhận bất bạo

động trên bình diện quốc gia thì chính quyền hiến pháp hay dân chủ khó

tồn tại.’

Chính quyền thực sự dân chủ và biết chăm lo cho đời sống nhân dân

thì không thể đàn áp người vô tội chỉ vì họ có ý kiến khác với chính

quyền. ‘Tự do dân chủ trở thành thất kính khi bàn tay của chính quyền

dính đầy máu của dân vô tội.’ Gandhi cũng so sánh chủ trương bất bạo

động vì nhân dân của ông và mô hình Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Cộng Sản;

ông viết ‘mục đích (Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Cộng Sản) là sự tiến bộ vật

chất. Trong Xã Hội Chủ Nghĩa của họ không có tự do cá nhân. Bạn

không làm chủ gì kể cả thân thể của bạn. Bạn có thể bị bắt bất cứ lúc nào

ngay cả khi bạn không phạm tội gì. Họ có thể đày ải bạn đi bất cứ nơi

nào. Tôi là người theo Xã Hội Chủ Nghĩa trước khi đa số họ (đảng viên

Cộng Sản Ấn) chưa ra đời. Quan niệm của tôi vẫn tồn tại khi Xã Hội Chủ

110 | 351
Nghĩa của họ bị đào thải... Tôi không muốn tiến hóa trên đống tro tàn

của kẻ mù, người điếc và dân ngu... Tôi muốn được tự do bày tỏ cá tánh

riêng... Xã Hội Chủ Nghĩa của tôi có nghĩa là quốc gia không làm chủ tất

cả.’

Gandhi từng tiếp xúc với phong trào Cộng Sản và cảm thấy rằng nó

không giải quyết được các vấn đề quốc gia cũng như khiến cho con người

bị rơi vào vòng nô lệ mới của Moscow sau khi vượt khỏi cái hố nô lệ

thuộc địa. ‘Tôi có nhiều bạn trong giới Cộng Sản. Một số được coi như là

con trai của tôi. Nhưng họ có vẻ không biết phân biệt giữa sự công bằng

và sự điên rồ, sự thật và giả dối... Họ hình như nhận lệnh thẳng từ Nga

Sô, một đất nước được họ xem như là tổ quốc tinh thần thay vì (quốc gia

của họ). Tôi không thể chấp nhận tình trạng lệ thuộc một thế lực bên

ngoài.’

Tựu trung, cơ chế quốc gia trong nhãn quan của Gandhi là một cơ chế

chính trị dân chủ mà trong đó mọi người đều bình đẳng như nhau và có

đầy đủ quyền tự do phát triển khả năng cá nhân. Chính quyền phải chăm
111 | 351
lo cho đời sống của nhân dân, thay vì thiểu số liên hệ đảng phái cầm

quyền.

Không một đảng phái nào có thể ảnh hưởng cơ chế chính phủ lâu dài,

và nhân dân có quyền thay đổi chính phủ khi họ bất tín nhiệm chính phủ.

Chính quyền phải chú tâm nâng cao đời sống của nhân dân và phải quản

trị đất nước theo ý dân nhằm bảo vệ sự tự do của nhân dân. Quốc gia

không thể đạt được độc lập, tự do và hạnh phúc thực sự khi mà người dân

bị chính quyền đàn áp dã man bởi vì họ dám can đảm đưa ra những ý kiến

khác với đường lối ‘chung’ của thành phần lãnh đạo quốc gia.

Kết Luận

Trong những nhà cách mạng cận đại hiếm ai có đầy đủ tư cách của một

Thánh Nhân như Gandhi. Con người lý tưởng nhưng thực tế của Gandhi

đã vạch ra cho thành phần nghèo khổ trong xã hội phương pháp cải tổ

chính quyền chỉ bằng sự kiên trì bất hợp tác - một vũ khí mà ai cũng có.

112 | 351
Ông đem niềm hy vọng đến cho đại đa số ngu dân vốn đã mất hết hy vọng

vì bị bỏ quên bởi những nhà chính trị tiếm danh sống xa thực trạng cực

khổ của nhân dân.

Ahimsa là tư tưởng bất bạo động hướng dẫn con người xử sự theo tình

thương người với sự can đảm cá nhân vượt bực. Tình thương người và

lòng can đảm cá nhân chính là hai bửu bối quan trọng của người thi hành

bất bạo động. ‘Lưỡi kiếm của bất bạo động là tình thương và sự quả quyết

không thể lay chuyển.’ Lòng căm thù có thể được chinh phục bằng tình

thương. Sự ‘căm thù ngược lại’ (counter-hatred) chỉ gia tăng mặt nổi và độ

sâu của lòng căm thù. Khi còn lòng căm thù thì con người khó đoàn kết

với nhau cũng như không thể thi hành bất bạo động đúng đắn, và nếu

thiếu lòng can đảm hy sinh thì không bao giờ đạt được mục tiêu cải cách.

Sách lược bất bạo động khác với chủ trương phản kháng tiêu cực

(passive resistance). Phản kháng tiêu cực là vũ khí của thành phần yếu

không có khả năng tài trợ bạo lực nhưng không từ chối việc sử dụng bạo

lực khi điều kiện cho phép. Trong khi đó, sách lược Ahimsa là vũ khí của
113 | 351
thành phần mạnh nhất, có ý chí cao nhất và hoàn toàn không chấp nhận

việc dùng bạo lực trong mọi hoàn cảnh. Bất bạo động không đồng nghĩa

với sự hèn nhát; không có gì tệ hại bằng bình phong bất bạo động giả tạo

của kẻ yếu hèn và thiếu nghị lực. Người thi hành bất bạo động là người

sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ sự thật. ‘Sự hy sinh

mạng sống cho sự thật chính là chánh điểm của bất bạo động.’ Người thi

hành bất bạo động không bao giờ chạy trốn sự hiểm nghèo khi hành động

một mình hay chung với người khác và nhất quyết hoàn thành trách

nhiệm ngay cả khi phải hy sinh mạng sống cá nhân. Người thi hành bất

bạo động phải sẵn sàng hy sinh với nụ cười trên môi mà không có ý trả

thù hay ý oán thù trong tim.

Sức mạnh nòng cốt của Ahimsa trong thực tế là Satyagraha. Satyagraha

là nắm lấy sự thật hay chân lý cho nên có nghĩa là Sức Mạnh Chân Lý

(truth-force). Sức Mạnh Chân Lý cung cấp cho người dân sự can đảm

chấp nhận hy sinh để phản kháng chống lại những chính sách bất công

của chính quyền, và chấp nhận hy sinh để bất hợp tác với chính quyền

114 | 351
trên tất cả mọi phương diện cho đến khi Chân Lý chiến thắng, tức là

chính quyền phải thay đổi chính sách bất công. ‘Trong bất bạo động, cứu

cánh và phương tiện đều phải rõ ràng và công bằng’. Phương tiện cải cách

cũng quan trọng không kém gì cứu cách; phương tiện xấu hay hành động

bất nhân khó có thể bảo đảm thành quả tốt đẹp. Nhân loại không thể xây

dựng được một cơ chế tốt đẹp bằng phương pháp tàn bạo. Gandhi suy

luận rằng nhân loại phải có lý tưởng tốt và luôn luôn hành động tốt mới

có thể đạt được chủ đích tốt; hành động xấu sẽ làm hoen ố mục đích tốt.

Mọi người đều có thể thi hành bất bạo động chứ không phải chỉ riêng

một thiểu số cá nhân đa tài. Nếu tinh thần của con người mạnh thì cái

yếu về thể lực hay vật chất không còn là một bất lợi cản trở nỗ lực cải cách

chính sách quốc gia. Với bất bạo động, đại đa số nhân dân nắm giữ một

vũ khí hữu hiệu có thể giúp họ chống đối lại bạo lực vô nhân và thành

công trong việc cải tạo xã hội.

Tựu trung, chủ thuyết của Gandhi bao gồm bốn điểm chánh: (1) suy

nghĩ và hành động theo Chân Lý hay Sự Thật; (2) hành động phải bất
115 | 351
bạo động; (3) chấp nhận hy sinh cho Chân Lý; và (4) luôn luôn hành

động tốt theo Chân Lý. Chỉ có Thượng Ðế mới biết được Chân Lý hay

Sự Thật và có khả năng trừng phạt con người; nhân loại không đủ khả

năng hiểu biết hoàn toàn Chân Lý cho nên không thể trừng phạt những

người có quan điểm bất đồng. Gandhi không định nghĩa Chân Lý, và ông

chỉ biết đi tìm Chân Lý bằng các hành động cụ thể với mục đích đem lại

công bằng cho mọi người bất kể giàu nghèo, sang hèn. Chân Lý hay Sự

Thật sẽ khai phóng nhân loại. Phương pháp tìm kiếm Chân Lý của ông là

phương pháp thiên về xã hội-chính trị, và cũng không phải là phương

pháp duy nhất bởi vì con người cũng có thể tự đi tìm lấy Chân Lý qua tôn

giáo hay khoa học.

Gandhi chú trọng vào nỗ lực khai phóng đời sống thực tại của nhân

loại dựa trên nền tảng tình thương cho nên ông chủ trương bất bạo động

(bởi vì bạo động thì có thể gây ra đổ máu mà con người không biết được

Chân Lý tuyệt đối cho nên không thể trừng phạt kẻ đối lực). Và khi đã

quyết định hành động theo Chân Lý để công bằng hóa xã hội, Gandhi

116 | 351
chấp nhận hy sinh ngay cả mạng sống của mình. Sự hy sinh của Gandhi

không phải để trừng phạt kẻ đối lực (thí dụ như ‘tôi thề sống chết cùng

anh’) mà là để làm rạng rỡ Chân Lý. Một khi đã phấn đấu cho Chân Lý

thì Gandhi quan niệm rằng mọi hành động phải phản ảnh tình thương

nhân loại và giá trị của mục đích cho nên chỉ có những phương pháp tốt

mới đáng được áp dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt. Hành động xấu hay

tàn bạo chỉ làm lu mờ Chân Lý. Dùng bạo lực để khai tử bạo lực thì khó

có thể xây dựng một tân chính quyền nhân bản.

gông cùm nô lệ cho dân tộc Ấn và bình đẳng hóa xã hội (mặc dầu là

thành quả về phương diện này bị giới hạn nhiều sau khi ông qua đời). Sau

khi Gandhi ra đi, một đồng nghiệp (co-worker) của ông tên Vinoba Bhave

cũng cố gắng nối tiếp bước ông để nâng cao đời sống nhân dân. Vào tháng

4-1951, Bhave đi từ làng này qua làng khác để kêu gọi giai cấp địa chủ

tặng ruộng đất cho giới vô sản. Phong trào Boodan Yagna (Tặng Ðất) nổi

lên một thời gian rồi chìm lặng vào quên lãng bởi vì thiếu sự hỗ trợ tinh

thần thánh thiện của Gandhi. Với cái chết của Gandhi, Ấn Ðộ mất đi vị

117 | 351
Cha Già Quốc Gia (Father of the Nation) và nhân loại mất đi một vị

Thánh cao quý.

Nguồn: Dương Thành Lợi. 1997. Triết Lý Quốc Trị Ðông Phương. Tr.
379-444.

118 | 351
BÀI BỐN

DÂN SỰ BẤT PHỤC TÙNG VÀ BẤT HỢP TÁC


Tác giả: Vinit Haksar

Dịch giả: Khiêm

Lời người dịch: Gần đây tôi có đọc được một bản dịch tóm lược rất hay

của dịch giả Phạm Minh Ngọc trên talawas, bản gốc là bài luận văn

về Dân sự bất phục tùng của Henry David Thoreau. Sau đây xin giới thiệu

với độc giả Việt bản dịch một chương trích từ Civil disobedience, threats

and offers: Gandhi and Rawls (Dân sự bất phục tùng, đe dọa và đề xuất:

Gandhi và Rawls), Oxford Univerity Press, 1986; trang 29-41, của Vinit

Haksar, khoa Triết đại học Edinburg. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót,

xin nhận sự góp ý.

119 | 351
T
rong chương trước tôi đã bác bỏ quan điểm cho rằng trừ phi mục

tiêu của người kháng nghị là để cưỡng chế quyền lực bất tuân luật lệ

là phi lý trí. Tôi đã viện dẫn tới một số ý tưởng của Gandhi để chỉ ra rằng

ngay cả khi bạn chỉ có mục đích cải đổi (mà không cưỡng chế) quyền lực,

bất tuân luật lệ vẫn hữu lý trong một số trường hợp nhất định. Giờ tôi

viện dẫn những ý tưởng khác của Gandhi để chỉ ra một cách khác trong

đó bất tuân luật lệ hữu lý trong biểu mẫu phi cưỡng chế. Trong vài trường

hợp, bất tuân luật lệ có thể được chứng minh như một phần tử của vận

động bất hợp tác phi cưỡng chế. Tôi sẽ cố gắng để chỉ ra rằng bất hợp tác

có thể phi cưỡng chế ngay cả khi nó mang lại kết quả là nhà nước không

thể thi hành những bộ luật hoặc chính sách xấu xa.

Gandhi nghĩ rằng trong một số trường hợp nhất định bất hợp tác với

một nhà nước xấu xa là bổn phận của công dân. Và ông tin rằng, với bất

kỳ giá nào khi những điều kiện nhất định được đáp ứng, bất hợp tác với

một chính quyền xấu xa cam kết một cá nhân với dân sự bất phục tùng.

120 | 351
“Bạn hỗ trợ một chính quyền hiệu quả nhất bởi tuân theo các thủ tục

và sắc lệnh của nó. Một hệ thống xấu xa không bao giờ đáng hưởng sự

trung thành đó. Trung thành với nó có nghĩa là cùng chia sẻ cái ác. Một

người tốt vì thế sẽ toàn tâm kháng cự một hệ thống hoặc chính quyền xấu

xa. Bất phục tùng luật lệ của một nhà nước xấu xa vì thế là một bổn

phận”. (Kháng cự bất bạo động, tr. 238)

Ông cũng tin rằng bất tuân luật lệ của một nhà nước xấu xa không nên

ở dưới dạng bạo động hoặc cưỡng chế, vì thế ông bảo lưu rằng “dân sự bất

phục tùng là một phần tử cần thiết của bất hợp tác” (KCBBĐ, tr. 238).

Điều này hoàn toàn nhất quán với niềm tin trước kia của ông là bất hợp

tác thì không nhất thiết dính dáng tới dân sự bất phục tùng (KCBBĐ, tr.

214-15), dù nó không nhất quán với niềm tin trước nữa của ông là bất

hợp tác thì khả dĩ và thường đáng mong muốn không dùng tới dân sự bất

phục tùng (KCBBĐ, tr. 3-4). Cái chung trong vị trí trước kia và sau này

của ông là quan điểm cho rằng dân sự bất phục tùng, ít nhất, là một

phương pháp quan trọng trong bất hợp tác đối với chính quyền.

121 | 351
Có hai vị trí mà Gandhi giữ trong vấn đề tại sao chúng ta không nên

đồng hội với cái sai trái. Đôi khi ông có vẻ giữ lối tư duy không nhân quả,

lập luận rằng nó đơn thuần chỉ là bổn phận của một cá nhân không để

mình ủng hộ khỏi cái ác: “Hợp tác phải được rút lại bởi vì nhân dân

không thể cùng một bè đảng với cái sai trái” (KCBBĐ, tr. 116). Nhưng

vào những lúc khác ông có vẻ chấp nhận mối chứng minh nhân quả cho vị

trí của mình: “Nếu một chính quyền gây ra một bất công kinh khủng,

những kẻ bị trị phải rút lại toàn bộ hoặc một phần sự hợp tác đủ để kẻ cai

trị phải ngừng tội ác của mình” (KCBBĐ, tr. 115). Có những phức tạp

tương tự liên quan đến quan điểm của Gandhi về bất bạo động nói chung.

Đôi khi ông cho rằng một cá nhân phải làm những gì đúng bất kể hậu

quả (KCBBĐ, tr. 113). Những lúc khác ông dường như cho một chứng

minh nhân quả, tiến cử bất bạo động bằng cách viện dẫn tới những kết

quả tốt của nó, ví dụ như nó “về lâu về dài gây sự mất mát ít nhất về nhân

mạng.” [1] Ông lập luận rằng những phương tiện xấu xa không nên được

122 | 351
sử dụng để đạt những mục đích tốt, bởi vì nếu chúng được sử dụng như

vậy, mục đích sẽ bị méo mó và suy đồi. Đây một lập luận nhân quả.

Có lẽ một cá nhân có thể cố gắng dung hợp hai loại biện giải này bằng

cách thực hiện một sự phân biệt cấp độ. Nếu vấn đề là, ví dụ, tại sao ta

nên tránh dự phần vào xvào một thời điểm cá biệt, câu trả lời sẽ là làm

điều x là sai. Nhưng nếu ta hỏi, tại sao làm điều x là sai, câu trả lời của

ông sẽ là một viện dẫn nhân quả.

Peter Singer, trong cuốn sách giá trị của mình [2] , không công bằng với

người bất tuân luật lệ bởi vì người đó không muốn hợp tác với cái ác. Ông

cân nhắc quan điểm của Thoreau, “Tôi không giao bản thân mình cho cái

sai mà tôi lên án”, và phê phán nó quan tâm nhiều hơn tới việc giữ gìn sự

trong sạch đạo đức hơn là với xóa bỏ cái ác. Tôi nghĩ là Singer không công

bằng với Thoreau. Thoreau lập luận rằng bằng cách vô tù người kháng

nghị không chỉ bảo toàn danh dự của mình mà còn tăng thêm quyền lực

ảnh hưởng của mình lên nhà nước xấu xa. Những ai tin là trong tù người

kháng nghị mất ảnh hưởng của mình:


123 | 351
“không biết rằng sự thật mạnh hơn sai lầm như thế nào, mà cũng

không biết được người đó có thể chiến đấu với bất công hiệu quả hơn và

hùng hồn hơn người chỉ có kinh nghiệm chút ít … Nếu một trong hai là

giữ tất cả người ngay thẳng trong tù hoặc từ bỏ chiến tranh và nô lệ, nhà

nước sẽ không còn ngần ngại trong chọn lựa cái nào”. [3]

Hơn thế nữa, Thoreau cho rằng bằng cách từ chối đóng thuế người

kháng cự sẽ khiến nhà nước thêm khó khăn trong việc tài trợ cho những

chính sách xấu xa của nó.

Cả Rawls và Singer đều coi dân sự bất phục tùng như là một lời yêu cầu

khẩn thiết quyền lực và công chúng ngả theo những người kháng nghị.

Đúng, Singer, không như Rawls, khẳng định rằng những người chủ

trương dân sự bất phục tùng không chỉ kêu gọi tới nhận thức công lý

đang tồn tại của công chúng và quyền lực, mà còn cố cải biến và cải tiến

nhận thức công lý đó. Nhưng Singer vẫn khẳng định chỉ kêu gọi tới nhận

thức công lý đó, đang tồn tại hoặc có tiềm năng; ông ta, cũng vậy, có

thiện chí chờ một cách kiên nhẫn cho đến khi quyền lực cải tâm. Cả
124 | 351
Rawls lẫn Singer đều không đưa công lý tới điểm mà cho phép những

người chủ trương dân sự bất phục tùng bất hợp tác để gây khó khăn cho

nhà nước trong việc tiến hành các chính sách xấu xa của nó.

Tôi muốn chỉ ra rằng bất hợp tác kiểu Gandhi có thể cùng lúc cả phi

cưỡng chế lẫn hiệu quả trong việc làm thất bại nhà nước khi nó tiến hành

ý muốn của mình. Nhưng trước hết tôi sẽ thẩm định những lý do Rawls

và Singer đưa ra để bác bỏ biểu mẫu cưỡng chế của dân sự bất phục tùng;

sau đó, tôi hy vọng, sẽ trở nên rõ ràng rằng lập luận của họ có rất ít, nếu

bất kỳ, sức mạnh để chống lại bất hợp tác kiểu Gandhi.

Hiện giờ tôi cho rằng Rawls and Singer sẽ không chối rằng đôi khi

cưỡng chế và ngay cả bạo động có thể được chứng minh là đúng (Lý thuyết

tư pháp, tr. 368). Họ không ngụ ý rằng cưỡng chế và bạo động không nên

được sử dụng như một dạng của bất phục tùng; những gì họ bảo lưu là

cưỡng chế và bạo động không thể được sử dụng như một dạng của dân

sự bất phục tùng. Tôi nghĩ họ loại bỏ dân sự bất phục tùng cưỡng chế

trên nền tảng nó làm nhòa ranh giới giữa quảng bá công khai và bày tỏ ý
125 | 351
kiến trực diện với quyền lực ở mặt này, và cưỡng chế và đe dọa ở mặt kia.

Nhưng có thành vấn đề không nếu sự phân biệt này bị nhòa? Có thể câu

trả lời sẽ là điều khiến dân sự bất phục tùng trở nên vô nghĩa, vì nếu một

trong những mục tiêu của dân sự bất phục tùng là đóng chức năng như

một phương thức bày tỏ ý kiến trực diện, khi đó làm sao nó có thể làm

được điều này nếu công chúng bắt đầu nghĩ nó cưỡng chế và đe dọa? Tôi

nghĩ rằng những mưu đồ cưỡng chế và cản trở không nhất thiết xung

khắc với mục tiêu quảng bá công khai. Hoàn toàn khả dĩ trong vài tình

huống những người kháng nghị có thể được quảng bá nhiều hơn bằng

cách dùng tới các chiến thuật đó, tuy nhiên những chiến thuật đó đáng bị

lên án như thế nào có lẽ thuộc về những phạm vi khác. Trên lý thuyết,

cũng khả dĩ để tưởng tượng những tình huống mà những chiến thuật như

vậy có thể thăng tiến mục tiêu thuyết phục lý trí đối phương. Ví dụ, giả

thử đối phương từ chối lắng nghe trường hợp của những người kháng

nghị, khi đó những người kháng nghị có thể bao vây một cách thúc ép đối

phương và ép đối phương vào một cuộc thảo luận lý trí về những bất bình

126 | 351
của người kháng nghị. Trên lý thuyết, hoàn toàn khả dĩ để tưởng tượng

một một tình huống mà, dù chiến thuật cưỡng chế được sử dụng để khiến

cuộc thảo luận bắt đầu, nó sẽ không được sử dụng để một khi cuộc thảo

luận đã bắt đầu. Nhưng, dĩ nhiên, trong thực hành nếu những người

kháng nghị đã sử dụng chiến thuật cưỡng chế (hoặc bạo động) để khiến

cuộc đối thoại bắt đầu, rất dễ cho họ cố gắng tiếp tục những chiến thuật

đó ngay cả sau khi đối thoại bắt đầu. Sự cám dỗ để làm vậy có lẽ rất mạnh.

Nhận định đó cũng đúng cho quảng bá công khai. Người kháng nghị có

thể được quảng bá nhiều hơn bằng cách sử dụng chiến thuật cưỡng chế,

nhưng khi đó họ sẽ bị cám dỗ một cách mạnh mẽ để sử dụng những

chiến thật đó để đòi hỏi nhượng bộ từ phía quyền lực một cách ép buộc.

Những sự cân nhắc như vậy chỉ ra rằng chiến thuật cưỡng chế hay bạo

động trong thực hành có thể xung khắc với mục tiêu khiến quyền lực tán

thành những đòi hỏi của người kháng nghị. Nhưng chúng không chỉ ra

được là mục đích của quảng bá công khai cho một sự nghiệp nào đó thì

không nhất quán với việc sử dụng chiến thuật cưỡng chế.

127 | 351
Những quan điểm của Gandhi về dân sự bất phục tùng và bất hợp tác

rất thú vị và rơi giữa vị trí phi cưỡng chế của Rawls-Singer và loại cưỡng

chế của dân sự bất phục tùng chủ trương bởi những người khác. Gandhi

dường như trình ra một lựa chọn mà không được đề cập tới bởi các lý

thuyết gia khác trong thảo luận. Một trong những chủ đề được lặp đi lặp

lại trong các bài viết của Gandhi là dân sự bất phục tùng không bao giờ

phải sử dụng tới những chiến thuật cưỡng chế. Ông nói về phong trào của

mình rằng “nó là một phong trào cải tâm, không phải sự cưỡng bách ngay

cả với bạo chúa (KCBBĐ, tr.331); lần nữa: “Mục tiêu của Satya-

grahi (người gắn bó với chân lý) là để cải tâm, không phải là để cưỡng chế

những kẻ làm điều sai trái” (KCBBĐ, tr. 87). Và ông cho phép dân sự bất

phục tùng chống lại những kẻ thù của một cá nhân, nhưng không tuyệt

thực chống lại kẻ thù của một cá nhân trên nền tảng rằng những cuộc

tuyệt thực như vậy có khả năng gây cưỡng chế (KCBBĐ, tr. 181-2). Cách

ông phản đối cưỡng chế có thể cũng được luận ra từ học thuyết cho rằng

mục đích tốt không biện minh được cho việc sử dụng những phương tiện

128 | 351
xấu xa. Học thuyết này ngụ ý rằng bởi vì cưỡng chế là xấu xa nó không

thể được sử dụng như một phương tiện để rũ bỏ ngay cả những bất công

khủng khiếp.

Có thể nhìn thấy từ phần trên rằng Gandhi sẽ phản đối dân sự bất phục

tùng cưỡng chế, không chỉ loại bạo động chủ trương bởi Zinn mà ngay cả

loại “bất bạo động” chủ trương bởi Barry. Nhưng vị trí của Gandhi cũng

khác với vị trí của Rawls-Singer; vì vậy ông nói dân sự bất phục tùng

không nên chờ đợi:

sai trái được sửa sai, đến tận lúc mà kẻ làm điều sai trái được đánh thức

khỏi những nhận thức độc ác và bất công. Ta không thể, vì sợ chính ta

hoặc người khác phải đau khổ, dự phần trong đó. Nhưng ta phải chiến

đấu chống lại cái sai bằng cách không hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp kẻ

làm điều sai trái… nếu một chính quyền gây nên một bất công khủng

khiếp người bị trị phải rút lại toàn bộ hay một phần sự hợp tác, đủ để kẻ

cai trị phải ngưng tội lỗi của mình. (KCBBĐ, tr. 115)

129 | 351
Và chúng ta đã thấy trước đây Gandhi tiến cử kháng cự “để uốn một

chính quyền bất công theo nguyện vọng của dân chúng” (KCBBĐ, tr.

21).

Giờ có thể hỏi, Gandhi có không nhất quán trong thú nhận chống lại

cưỡng chế tuy thế lại tiến cử bất hợp tác mà có thể gây khó khăn cho nhà

nước trong việc tiến hành các chính sách của nó? Tôi đề nghị tái cấu trúc

lý thuyết Gandhi, một việc sẽ cứu Gandhi tránh khỏi sự kết án này về

không nhất quán. Phiên bản tái cấu trúc này sẽ hài hòa với tinh thần của

hầu hết những gì ông đã nói, nếu không với ngôn từ của mọi thứ ông đã

nói.

Dân sự bất phục tùng và bất hợp tác, khi được điều hợp theo những

nguyên tắc của Gandhi, không tạo nên một đe dọa hay cưỡng chế trong

bất kỳ ý nghĩa xấu nào. Hơn thế nữa, chúng bao hàm sự từ chối hợp tác

hoặc hỗ trợ một chính sách xấu xa, và đề nghị hợp tác trên căn bản danh

dự và ngay thẳng; theo Gandhi:

130 | 351
dù bất hợp tác là vũ khí chính trong kho vũ khí của Satyagraha (việc

theo đuổi chân lý), không nên quên rằng nó chỉ là một phương tiện để

bảo đảm sự hợp tác của đối thủ một cách nhất quán với sự thật và công

lý. [4]

Bất hợp tác không có tính cưỡng chế hơn so với sự nâng giá của một

người chủ tiệm hàng bình thường (chẳng hạn bởi vì chi phí của ông ta lên

cao đáng kể). Và cũng như người chủ tiệm không nhất thiết sử dụng

những biện pháp xấu xa, bất hợp tác cũng không nhất thiết xấu xa. Có

thể phản đối rằng có một sự khác biệt; người chủ tiệm đưa ra một đề

nghị, trong khi người bất hợp tác rút lại sự hợp tác để thay đổi chính sách

của đối phương. Nhưng tôi cho rằng khi người chủ tiệm ra giá có thể coi

như ông ta đang làm hai điều: từ chối bán hàng thấp hơn giá biểu, và đề

nghị bán nó với giá biểu. Nếu ông ta lên giá thì khi đó ông ta cũng rút

lại đề nghị trước kia của mình. Không có gì cho thấy ông ta đang sử dụng

bất kỳ phương tiện xấu xa nào. Như vậy tại sao trường hợp của người bất

hợp tác theo chủ trương dân sự bất phục tùng lại khác?

131 | 351
Hay là có sự khác nhau này: người bất hợp tác theo chủ trương dân sự

bất phục tùng bất hợp tác để thay đổi chính sách của đối phương, trong

khi người chủ tiệm lên giá để kiếm ăn và kiếm lời phải chăng từ bán hàng

hóa? Nhưng người chủ tiệm thực ra đang gây áp lực trên khách hàng; ông

ta thực ra đang nói, “Bạn sẽ không lấy được hàng với giá thấp hơn giá

biểu”. Nhiều khách hàng có lẽ muốn mua hàng với giá thấp hơn giá biểu,

ngay cả khi giá biểu là chính đáng; và khi ông ta từ chối bán với giá thấp

hơn giá biểu, ông ta đang làm nhiều hơn là chỉ kêu gọi tới nhận thức công

lý (thực tế hoặc tiềm tàng) của khách hàng. Người bán hàng không giao

hàng rồi mới thỉnh cầu khách hàng trả đúng giá, để cho khách hàng tự do

quyết định có nên trả đúng giá hay không khi đã giữ hàng trong tay. Tuy

thế không thể nói rằng người bán đang sử dụng những phương tiện xấu

xa, hoặc anh ta đang cưỡng chế theo nghĩa xấu. Tương tự, khi người chủ

trương dân sự bất phục tùng bất hợp tác với quyền lực và từ chối chờ một

cách nhẫn nại cho tới khi quyền lực cải tâm; đúng là anh ta không đơn

thuần kêu gọi nhận thức công lý (thực tại hoặc tiềm tàng) của quyền lực,

132 | 351
nhưng nó kéo theo hệ quả là anh ta sẽ sử dụng những phương tiện xấu xa,

như là cưỡng chế theo nghĩa xấu, để thăng tiến những mục tiêu chính

đáng của mình. Đúng, đôi khi những người bất hợp tác theo chủ trương

dân sự bất phục tùng có thể sử dụng quyền lực mạnh mẽ của mình để bắt

chẹt quyền lực. Điều giống vậy cũng đúng với người bán hàng: một kẻ độc

quyền có thể bắt chẹt khách hàng. Nhưng không thể cho rằng, bất cứ ở

đâu những người chủ trương dân sự bất phục tùng bất hợp tác với quyền

lực, họ sẽ sử dụng những phương tiện xấu xa, chẳng hạn như cưỡng chế –

cũng như không thể nói một người bán hàng bình thường đang sử dụng

những phương tiện xấu xa chỉ vì một kẻ độc quyền đang làm vậy. Thực

vậy, ngay cả kẻ độc quyền người mà có được quyền lực để bắt chẹt khách

hàng có thể không sử dụng tới quyền lực đó của mình; ông ta chỉ ra giá

đúng. Tương tự, ngay cả khi những người bất hợp tác theo chủ trương

dân sự bất phục tùng rất mạnh, họ có thể không cưỡng chế quyền lực khi

họ từ chối hợp tác trên căn bản không ngay thẳng, hoặc khi họ từ chối hỗ

133 | 351
trợ chính quyền trong những chính sách ma giáo của nó; họ muốn hợp

tác trên căn bản ngay thẳng và danh dự.

Dù cho có những dạng bất hợp tác cưỡng chế hoặc xấu xa, không có

nghĩa là những dạng phi cưỡng chế của bất hợp tác theo chủ trương dân

sự bất phục tùng không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Tuy nhiên

vài người có thể phân tuyến rằng trong những nền dân chủ phóng khoáng

luôn luôn xấu xa khi sử dụng tới bất tuân luật lệ, và nếu như vậy nó sẽ dẫn

đến hệ quả là người bất hợp tác theo kiểu Gandhi, người sử dụng tới dân

sự bất phục tùng, sẽ dính dáng tới sự sử dụng những phương tiện xấu xa,

và như vậy trong những chính quyền như thế không có chỗ cho dân sự

bất phục tùng kiểu Gandhi, vì nó không cho phép sự sử dụng những

phương tiện xấu xa. Nhưng lập luận này mạnh đến nỗi nó sẽ loại bỏ luôn

cả loại dân sự bất phục tùng của Rawls. Rawls không thể sử dụng loại lập

luận này chống lại dân sự bất phục tùng kiểu Gandhi, vì ông không coi tất

cả sự bất tuân luật lệ bao hàm sự sử dụng những phương tiện xấu xa.

Người theo chủ trương dân sự bất phục tùng kiểu Rawls cũng bất tuân

134 | 351
luật lệ, tuy thế theo Rawls anh ta không sử dụng những phương tiện xấu

xa để đạt mục tiêu. Nơi nào mà chính quyền không tôn trọng hợp tác xã

hội, nếu những điều kiện nhất định được thỏa mãn, các công dân có thể

bất tuân luật lệ mà không trái đạo đức, vì ngay cả trong những xã hội gần

hoàn hảo công dân không có bổn phận tuân thủ luật lệ trong mọi tình

huống.

Vấn đề, khi đó, đối với Rawls và Singer là như thế này. Nếu họ muốn

tiến cử dân sự bất phục tùng theo một số điều kiện nhất định, tại sao họ

không cho phép dân sự bất phục tùng như một phương tiện hướng tới bất

hợp tác, như Gandhi? Họ có những lập luận để chỉ ra tại sao chúng ta

không nên sử dụng tới cưỡng chế, nhưng những lập luận như vậy trong

trường hợp tốt nhất chỉ ra tại sao chúng ta không nên sử dụng tới loại dân

sự bất phục tùng có tính bạo động, hoặc ngay cả bất bạo động nhưng

cưỡng chế; họ không chỉ ra gì là sai với những dạng phi cưỡng chế và bất

bạo động của các phong trào bất hợp tác kiểu Gandhi vốn chủ trương rút

lại sự ủng hộ khiến nhà nước gặp khó khăn trong việc thi hành các chính

135 | 351
sách xấu xa của nó. Rawls cho rằng những người chủ trương dân sự bất

phục tùng nên chấp nhận hình phạt, nhờ vậy thiết lập được sự thành thật

với chính họ và với người khác. Nhưng bất phục tùng kiểu Gandhi, ngay

cả khi nó được sử dụng như một dạng của bất hợp tác, chắc chắn thỏa

mãn điều kiện này; thực vậy nó dường như tốt hơn cả dân sự bất phục

tùng kiểu Rawls, vì, như ta thấy trước đây, những người chủ trương dân

sự bất phục tùng kiểu Gandhi có ý chí chịu đựng đau khổ còn hơn cả

những người chủ trương dân sự bất phục tùng kiểu Rawls. Rawls có lẽ

chống lại loại dân sự bất phục tùng có tính cưỡng chế (chẳng hạn như loại

tiến cử bởi Barry hoặc bởi Zinn) [5] trên căn bản rằng “bất kỳ can thiệp

nào vào tự do dân sự của những người khác cũng có khuynh hướng làm

nhòa đi những đặc tính dân sự bất phục tùng của hành động của người

đó” (LTTP, tr. 366). Nhưng người chủ trương bất hợp tác kiểu Gandhi

cương quyết loại bỏ sự sử dụng những phương tiện xấu xa để theo đuổi

mục đích, và thực tế này, cộng với ý chí chịu đựng những hình phạt ghê

gớm, có thể ngăn ngừa đặc tính dân sự bất phục tùng của hành động của

136 | 351
họ khỏi bị nhòa. Tại sao thực tế là bạn từ chối hỗ trợ chính quyền trong

những chính sách xấu xa của nó làm mờ đi sự kêu gọi chính quyền từ bỏ

những phương cách xấu xa của nó? Singer tin là dân sự bất phục tùng có

tính cưỡng chế, bên cạnh làm mờ đi sự rạch ròi giữa đe dọa và quảng bá

công khai, thì rất có thể khuyến khích sự sụp đổ của hệ thống bằng cách

khuyến khích các khuynh hướng vô chính phủ. Trên căn bản đó, ông phê

phán những người bất hợp tác cố “phá banh quân dịch” ở Mỹ bằng cách

nộp những đơn đăng ký giả mạo, v.v… Nhưng những lập luận như vậy có

rất ít sức mạnh để chống lại bất hợp tác kiểu Gandhi, vì Gandhi nhấn

mạnh không sử dụng những phương tiện xấu xa, và vì vậy trong ví dụ vừa

đề cập tới ông có lẽ không cho phép việc nộp những cái đơn giả mạo đó.

Dĩ nhiên, mối nguy của hỗn loạn và vô chính phủ không thể được bỏ

qua một cách nhẹ tênh. Bản thân Gandhi nhấn mạnh những mối nguy

đó, và đó là tại sao ông nhấn mạnh rằng những điều kiện rất nghiêm ngặt

cần được thỏa mãn trước khi dân sự bất phục tùng có thể được chứng

minh; hơn nữa […] ông nhấn mạnh rằng các cá nhân phải có những phẩm

137 | 351
chất cá nhân thích hợp trước khi họ có được cái quyền dấn thân vào dân

sự bất phục tùng. Không có những phòng ngừa đó, sự việc có thể đi ra

khỏi tầm kiểm soát và bất bạo động có thể mở đường cho bạo động. Thực

vậy, ngay cả những phong trào của Gandhi đôi khi thoái hóa theo lối này,

và Gandhi thừa nhận “cái lỗi to như núi Hy Mã Lạp Sơn” của mình là do

sự sao lãng việc phòng ngừa đó.

Nguy cơ bạo động vẫn có như thường ngay cả khi sự phòng ngừa hữu lý

được cân nhắc tới trước khi dấn thân vào dân sự bất phục tùng. Giờ đây,

nguy cơ đó phải được cân bằng để đối lại mối nguy bạo động phát sinh do

không làm gì cụ thể:

Nguy cơ bất động trước một vấn đề nghiêm trọng thì vô vàn to lớn

hơn… không làm gì là mời bạo động đến một cách chắc chắn (KCBBĐ,

tr. 116)

Không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để kềm lại nỗi uất ức của dân

chúng bùng lên từ ý thức sâu sắc về sự sai trái. Tôi thúc giục những ai lên

138 | 351
tiếng hoặc làm việc chống lại bất hợp tác (…) nhập vào dân chúng, nhận

biết những cảm xúc của họ… họ sẽ nhận thấy, như tôi đã và đang nhận

thấy, rằng cách duy nhất để tránh bạo động là phải giúp cho dân chúng

biểu lộ những cảm xúc của mình để tạo sức ép sửa đổi (KCBBĐ, tr. 117)

Điều này có thể được gọi lập luận van an toàn theo chiều hướng dân sự

bất phục tùng; dân sự bất phục tùng kiểu Gandhi giúp ngăn ngừa bạo

động dữ hơn, và hướng sự phản đối khỏi những dạng xấu xa. Rawls đề

nghị gì khi sự kiên nhẫn của ông đối với quyền lực thất bại? Ông dự kiến

sự từ bỏ dân sự bất phục tùng và sự sử dụng sức chiến đấu và bạo lực!

(LTTP, tr. 368)

Khi sử dụng lập luận van an toàn, Gandhi không đe dọa bạo động; ông

thực sự đưa ra một cảnh báo về những điều tồi tệ sẽ tới nếu những đòi hỏi

hợp pháp của những người kháng cự không được thỏa mãn, và ông bảo vệ

phong trào của mình chống lại kết tội là nó có thể dẫn tới bạo động.

Cảnh báo của Gandhi là một minh họa tuyệt hảo về quan điểm của Rawls

cho rằng dân sự bất phục tùng “trong khi nó cảnh báo và thúc giục… bản
139 | 351
thân nó không phải là một mối đe dọa” (LTTP, tr. 366). Nhưng bây giờ

nó có thể bị phản đối như sau: Gandhi và Rawls có đạo đức giả không

trong việc tách bản thân họ ra khỏi bạo động tuy thế lại tìm cách sử dụng

cái bạo lực tiềm tàng đó trong tranh luận với quyền lực? Có bất kỳ sự khác

nhau nào về mặt đạo đức không giữa người nói “làm theo lời tao, nếu

không tao dập mày”, và người nói “làm theo lời tôi, nếu không một ai đó

không phải do tôi ủy quyền, sẽ dập anh”? Gandhi và Rawls không giống

người ăn thịt đều đặn sao, người mà trước khi ngồi vào bàn thì thầm câu

cầu nguyện “Thượng Đế, hãy tha thứ tên đồ tể kẻ đã giết con vật đáng yêu

này”? Vì cũng như người ăn thịt đều đặn hưởng thụ thành quả công việc

của người đồ tể và vì vậy không có quyền tách mình ra khỏi những gì mà

người đồ tể làm, tương tự vậy Gandhi và Rawls không có quyền tách mình

ra khỏi những người bạo động, vì cả hai muốn sử dụng thái độ trong

tương lai của những người bạo động trong lập luận của mình để thuyết

phục quyền lực chấp nhận những đòi hỏi của người kháng cự. Nhưng sự

phê bình này dành cho Gandhi (và Rawls) không hoàn toàn công bằng. Vì

140 | 351
Gandhi có thể tuyên bố tách mình ra khỏi bạo động bởi vì ông đã tiến cử

và thực hiện nhiều phương cách khác nhau để giảm thiểu bạo động, trong

khi người ăn thịt tự hài lòng về mình trong ví dụ của chúng ta trên kia thì

không làm gì để ngăn ngừa việc giết thú vật, và còn đóng góp vào việc giết

chóc đó bằng cách trả tiền cho người đồ tể.

Vẫn còn một vấn đề lưu lại cho Gandhi. Giả thử quyền lực trong Kỷ

nguyên Cách mạng Mới (Brave New World) đã hầu như loại trừ mọi nguy

hiểm của bạo động bằng một hệ thống của dối trá, thuốc gây nghiện, điều

kiện hóa phản xạ, v.v… Giả sử những người theo chủ trương Gandhi

thành công và phóng ra một phong trào bất hợp tác. Phong trào này có lẽ

sẽ bị phản đối rằng nó làm hư bột hư đường và có thể thoái hóa thành bạo

động. Gandhi chống lại bạo động như một phương tiện để đạt đến những

mục tiêu hợp pháp, nhưng nó không kéo theo hệ quả là ông sẽ chống lại

sự sử dụng những phương tiện như bất hợp tác mà hậu quả có thể dẫn tới

bạo động do phần của người khác. Dĩ nhiên, ông có lẽ đồng ý là chúng ta

không nên phớt lờ những hậu quả khả dĩ đó. Nhưng ông cũng có thể lập

141 | 351
luận rằng cho dù những hậu quả đó cần được tính tới, chúng phải được

cân bằng để đối lại với những hậu quả và giá trị khác, chẳng hạn như mối

nguy đối với tự do và sự thật, và bạo lực tinh thần – cái mà Gandhi đôi khi

gọi là bạo lực tâm lý. Cân nhắc tất cả những điều này, ngay cả từ chỗ đứng

nhân quả, dân sự bất phục tùng theo chủ trương Gandhi vẫn được chứng

minh trong nhiều tình huống, ngay cả ở nơi nó có thể gây ra sự gia tăng

bạo động.

Lập luận van an toàn chỉ đóng vai trò nhỏ trong dân sự bất phục tùng

kiểu Gandhi; chức năng của nó nhiều nhất là để cố, khi khả dĩ, phản bác

lại gợi ý cho rằng phong trào bất hợp tác gây nên sự gia tăng bạo động.

Nhưng ta thấy rằng ngay cả khi gợi ý này không thể bị phản bác, vẫn có

những trường hợp cần tới dân sự bất phục tùng. Thí dụ tích cực đối với

dân sự bất phục tùng phải được lập trong cách khác với cái được sử dụng

trong lập luận van an toàn. Vì vậy Gandhi lý lẽ rằng chúng ta có quyền

không hỗ trợ quyền lực thi hành một chính sách bất công khủng khiếp,

v.v… Và một khi chúng ta nhận ra rằng còn có những giá trị khác bên

142 | 351
cạnh sự giảm thiểu bạo động, chúng ta có thể cho một chứng minh nhân

quả cho dân sự bất phục tùng, ngay cả trong loại Kỷ nguyên Cách mạng

Mới mà chúng ta đề cập tới trong đoạn văn trước.

Lập luận van an toàn cũng có thể được sử dụng bởi người sử dụng tới

loại dân sự bất phục tùng cưỡng chế. Có lẽ trong nhiều tình huống loại

dân sự bất phục tùng cưỡng chế tiến cử bởi Barry sẽ cung cấp một cái van

an toàn tốt hơn là dân sự bất phục tùng kiểu Gandhi có thể. Đốt sân

cricket có cung cấp một van an toàn tốt hơn là sự chấp nhận khổ đau của

những người chủ trương dân sự bất phục tùng kiểu Gandhi không là một

vấn đề về quan sát. Không một lập luận van an toàn tối ưu nào có thể chỉ

ra tại sao chúng ta nên chấp nhận dân sự bất phục tùng kiểu Gandhi thay

vì dân sự bất phục tùng cưỡng chế. Để chứng minh sự chấp thuận này

chúng ta phải viện tới những cân nhắc khác nữa, rằng mục đích tốt không

chứng minh được cho việc sử dụng những phương tiện xấu xa hoặc sự vi

phạm trách nhiệm đạo đức, rằng trong bất kỳ trường hợp nào sự giảm

thiểu bạo động không phải là mục đích duy nhất được tính đến, rằng tốt

143 | 351
hơn nếu ta có thể thăng tiến và bảo vệ những giá trị khác mà không phải

sử dụng đến cưỡng chế trong nghĩa xấu. Cũng vậy, như ta thấy trước đây,

vài lập luận của Rawls và Singer có lẽ hiệu quả hơn để chống lại dân sự bất

phục tùng kiểu cưỡng chế hơn là để chống lại dân sự bất phục tùng kiểu

Gandhi.

Một trong những phê bình được tạo ra để chống lại Gandhi là ông dựa

quá nhiều vào tầm quan trọng của sự phân biệt rạch ròi hành động –

không hành động. Vì vậy nó cho rằng ông kết án những hành động bạo

lực nhưng sao lãng thực tế là bạo lực có thể là kết quả của không hành

động. Ví dụ, nếu bạn rút lao động ra khỏi một nghành công nghiệp thiết

yếu, việc bãi công này có thể gây nên bạo lực. Tôi nghĩ rằng bất hợp tác

kiểu Gandhi có thể được cấu trúc lại theo cách không lệ thuộc quá nhiều

vào sự phân biệt rạch ròi này. Ta cũng hãy thừa nhận rằng không hành

động có thể gây ra bạo lực. Nhưng ra cơ sự như vậy chỉ khi có sự vi phạm

bổn phận – không nhất thiết là bổn phận luật pháp, mà là bổn phận đạo

đức; mà cũng không nhất thiết một bổn phận đạo đức được thừa nhận bởi

144 | 351
toàn xã hội, mà là một bổn phận đạo đức phải được thừa nhận bởi toàn xã

hội. [6] Vì vậy nếu bạn nghĩ rằng do đình công một số lao động nhất định

phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những công dân lệ thuộc vào dịch

vụ của họ, khi đó bạn bị gắn chặt vào cách nhìn cho rằng những lao động

đó vi phạm bổn phận, chẳng hạn như bổn phận cung cấp lao động của họ.

Hoặc một lần nữa, nếu bạn tin rằng người giàu ở Anh gây nên cái chết của

người ở những nơi đói kém, khi đó bạn gắn chặt mình vào cách nhìn cho

là người giàu ở Anh có trách nhiệm đạo đức (mà toàn xã hội phải thừa

nhận) để trợ cấp cho người đói. Tương tự vậy, nếu dân chúng khởi sự một

phong trào dân sự bất phục tùng có tính cách bất hợp tác và hậu quả là vài

người chịu đau khổ, khi đó những người bất hợp tác chỉ có thể bị quy

trách nhiệm (đạo đức) nếu họ vi phạm một số bổn phận đạo đức. Khi đó

nếu bạn tin ở bất hợp tác kiểu Gandhi, bạn sẽ không gia nhập bất hợp tác

bởi vì làm vậy sẽ khiến bạn vi phạm bổn phận (đạo đức) của mình. Bất

hợp tác kiểu Gandhi lệ thuộc ít nặng nề hơn vào ý nghĩa của sự phân biệt

rạch ròi hành động – không hành động và nhiều hơn vào sự phân biệt

145 | 351
rạch ròi giữa cách hành xử (hoặc hành động hoặc không hành động) vi

phạm bổn phận đạo đức và cách hành xử (hoặc hành động hoặc không

hành động) không vi phạm bổn phận đạo đức.

Sẽ sai nếu phác họa phong trào dân sự bất phục tùng bất hợp tác theo

chủ trương Gandhi như một phong trào mà chỉ chấp thuận không hành

động để chống lại quyền lực mà không cho phép hành động chống lại

quyền lực. Tuần hành, bất tuân luật lệ, v.v… là những hành động tích cực.

Vì thế sự khác nhau giữa Gandhi và những người dân sự bất phục tùng

cưỡng chế không thể được giảng giãi bằng cách nói rằng Gandhi chỉ cho

phép không hành động để chống lại quyền lực. Sự khác nhau cần được

giảng giải bằng cách viện dẫn tới nguyên tắc là Gandhi cho phép chỉ bất

hợp tác và dân sự bất phục tùng khi không có sự vi phạm bổn phận đạo

đức; hoặc, nói cách khác, Gandhi không cho phép những phương tiện xấu

xa (hoặc thông qua hành động hoặc thông qua không hành động) được sử

dụng để thăng tiến mục tiêu của những người dân sự bất phục tùng. Trên

nền tảng đó, ông lên án dân sự bất phục tùng có tính cách bạo động, cũng

146 | 351
như loại dân sự bất phục tùng có tính cách bất bạo động mà cản trở tự do

dân sự của công dân, hoặc loại mà sử dụng dối trá, v.v… Tôi nghi ngờ

Gandhi cam kết mình với một thứ mà có thể được gọi là học thuyết hiệu

quả kép, và rất nhiều thảo luận của học thuyết đó có lẽ ứng với lý thuyết

của Gandhi.

Gandhi tán thành cách nhìn rằng cho rằng không thể là bạo động

(trong bất kỳ nghĩa xấu nào) khi không có sự vi phạm bổn phận. Điều này

có thể được trông thấy từ ví dụ sau:

Nếu những người giao sữa của New York bất bình với chính quyền

thành phố do quản lý tội phạm kém và nếu, để ép nó, họ quyết định

ngưng cung cấp sữa, họ sẽ phạm tội ác chống lại nhân loại. Nhưng giả sử

rằng những người giao sữa bị trả lương thấp và đang chết đói, họ sẽ được

chứng minh nếu họ đã thử mọi phương pháp có thể có để bảo đảm một

mức lương tốt hơn, trong việc từ chối giao sữa dù hành động của họ có

thể gây nên cái chết của trẻ em ở New York… Không phải là bổn phận của

họ như một người làm công phải giao sữa cho trẻ em dưới mọi tình
147 | 351
huống. Không có bạo động gì ở đây hết khi không có sự vi phạm bổn

phận nào. (KCBBĐ, tr. 167)

Ông tiếp tục ứng dụng những ý tưởng đó tới trào lưu bất hợp tác của

người Ấn Độ - mà dính dáng tới việc tẩy chay hàng hóa ngoại quốc:

Nếu dân chúng vùng Lancashire… do vậy chịu đau khổ, bất hợp tác

không thể bị quy như một hành động bạo lực bởi bất kỳ luật của đạo đức

nào. Ấn Độ không bao giờ có trách nhiệm bảo dưỡng Lancashire.

(KCBBĐ, tr. 168)

Bởi vì Gandhi tin rằng cưỡng chế là một loại bạo động, ông cam kết

mình vào quan điểm rằng cưỡng chế bao hàm sự vi phạm bổn phận.

Rawls tỉnh táo về những mối nguy vô chính phủ của dân sự bất phục

tùng, nhưng ông bị ấn tượng bởi thực tế là dân sự bất phục tùng có thể

hoạt động như một phương tiện ổn định. Một trong những mối quan tâm

chính của ông là mô hình xã hội gần hợp lý của mình không được phép

thoái hóa. Tôi ngờ ông tin rằng một trong những lợi điểm mô hình xã

148 | 351
hội của ông có so với một xã hội không tưởng có tôn ti là xã hội không

tưởng của ông, nếu được cấu trúc thích đáng, có khả năng trở nên ổn

định hơn theo thời gian. Theo Rawls, trong xã hội gần hợp lý của ông

một trong những bảo vệ chủ chốt chống lại thoái hóa là sự hết lòng đối

với những nguyên tắc công lý mà các công dân có, bổn phận tự nhiên của

họ đối với công lý và thể chế hợp lý. Dân sự bất phục tùng, khi được điều

phối đúng mực, có thể cải đổi quyền lực và giúp mang nó trở lại đường

ngay; mặt khác, quy phục theo bất công đôi khi có thể khiến kẻ gây ra bất

công khinh miệt nạn nhân của nó, và kẻ gây bất công thấy cung cách sai

trái của mình được khẳng định. Vì vậy dân sự bất phục tùng đôi khi có

thể khiến tự do dân sự được đoan chắc thêm (LTTP, tr. 384). Tôi nghĩ có

hai loại ổn định đáng được phân biệt rõ ràng. Một xã hội theo tôn ti hoặc

một xã hội Kỷ nguyên Cách mạng Mới có lẽ ổn định theo nghĩa nó xoay

xở để bảo toàn mình trong một thời gian dài; nhưng ngay cả khi nó làm

vậy nó sẽ thành một hệ thống thoái hóa, từ quan điểm của một người yêu

149 | 351
bình đẳng và tự quyết. Rawls, khi ông nói về ổn định, phải được hiểu theo

nghĩa không chỉ vắng bóng thay đổi, mà vắng cả thoái hóa và suy đồi.

vậy ta có thể tạo nhiều câu trả lời với người mà quá lo lắng đề phòng về

dấn thân vào dân sự bất phục tùng. Trước nhất… nhà nước có thể giảm

thiểu mối nguy của vô chính phủ bằng cách gia tăng trừng phạt sự bất

phục tùng. Thứ hai, có lập luận van an toàn của Gandhi. Và thứ ba, có lập

luận của Rawls rằng nếu bạn không sử dụng tới dân sự bất phục tùng điều

này có thể khẳng định với và khuyến khích quyền lực những phương cách

không đúng đắn của họ, vì vậy dẫn tới sự thoái hóa của hệ thống.

Rawls cũng có lập luận là nếu dân sự bất phục tùng hợp pháp dẫn tới

kết cục không thuận lợi, trách nhiệm thuộc về thủ phạm của bất công chớ

không phải những người bất phục tùng. Lập luận này tương tự với lập

luận của Gandhi được đề cập trước đây về những người Ấn bất hợp tác

không chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với Lancashire. Tôi cho là có

một sức mạnh đáng kể trong những lập luận như vậy, nhưng chúng phải

được sử dụng cẩn thận. Khi Nixon nắm quyền, về cuối nhiệm kỳ có tin
150 | 351
đồn rằng nếu ông ta bị bãi chức một chuyện kinh khủng nào đó có thể

xảy ra, ví dụ ông ta có thể phù hợp cho một khởi đầu rồ dại của chiến

tranh hạt nhân. Phần lớn nghị sĩ cảm thấy chắc chắn những cơ may cho

tai họa kiểu đó thì quá nhỏ để không thể làm lợi cho cái ác vì khoan dung

một tổng thống đồi bại. Nhưng giả sử những cơ may của tai họa đó cao

hơn nhiều. Trong trường hợp đó một cách chắc chắn sẽ là đỉnh cao của vô

trách nhiệm để phớt lờ những khả năng như thế bằng cách lập luận rằng

nếu thảm họa xảy ra trách nhiệm thuộc về Nixon, không phải chúng ta.

Chắc chắn, nếu cơ may của thảm họa đủ cao, các nghị sĩ có trách nhiệm

chịu đựng ông tổng thống thâm hiểm, giả sử là họ thực sự không có cách

nào khác. Tương tự, giả sử những người dân sự bất phục tùng nhấn mạnh

vào việc những bất công họ gánh chịu được đền bù, và những đòi hỏi của

họ (cùng với những đòi hỏi tương tự khác mà trong thực tế sẽ được tạo

ra) có khả năng dẫn tới một thảm họa xã hội lớn hơn nhiều so với bất

công ban đầu. Những người dân sự bất phục tùng không nên lờ đi hậu

quả đó. Nhưng khi những hậu quả không to lớn lắm, hoặc không đủ

151 | 351
chắc, những người dân sự bất phục tùng có thể lập luận một cách tin

tưởng hơn là họ không nên bị quy trách nhiệm cho bất kỳ hậu quả không

thuận lợi nào. Ngay từ quan niệm nhân quả phải tính tới nỗi đau khổ của

người hứng chịu bất công từ đầu. Thường những nỗi đau khổ như vậy,

nếu không được đền bù, thì tồi tệ gấp nhiều lần bất kỳ cái xấu nào gây bởi

phong trào dân sự bất phục tùng.

Chú thích

[1]
“Bất bạo động”, trong J.G. Murphy, Dân sự bất phục tùng và bạo

động (Belmont, CA: Wadsworth Publishing Company, 1971), tr. 100

[2]
Peter Singer, Dân chủ và bất phục tùng, Oxford: The Clarendon Press,

1973

[3]
“Bàn về bổn phận của dân sự bất phục tùng,” trong Dân sự bất phục tùng

và bạo động, tr. 28

[4]
Harijan, 29 tháng Tư 1939, tr. 101

152 | 351
[5]
“Một ngụy biện về luật pháp và trật tự: Dân sự bất phục tùng phải tuyệt

đối bất bạo động,” trong Dân sụ bất phục tùng và bạo động, tr. 103-11.

[6]
John Harris (“Khái niệm Mácxít về bạo lực”,Triết học và những vấn đề

công cộng, Bộ 3, số 2 [Mùa Đông 1974], tr. 208-9) tin rằng vì A gây ra Y

do không làm được X những điều kiện sau là đủ (dù không cần thiết): A

có lẽ làm X, X có lẽ sẽ ngăn ngừa Y, và Y bao hàm những tổn hại đối với

nhân loại. Nếu Harris đúng, những người giao sữa trong ví dụ của Gandhi

sẽ gây nên cái chết của những đứa trẻ. Nhưng cách thử nghiệm của Harris

thì rõ ràng không đủ. Giả sử có người sống trong những căn nhà ổ chuột

ở New York, người mà chịu đựng đau khổ vì thiếu dinh dưỡng và thiếu

thuốc men; và giả sử chính phủ Ấn Độ, bằng cách cắt đứt kế hoạch 5 năm

của nó và để dân Ấn chết đói, để có thể gởi tài nguyên tới New York xóa

đi nỗi đau khổ của dân ổ chuột. Chắc chắn sẽ không đúng là chính phủ

Ấn, vì thất bại trong việc gởi tài nguyên thích đáng, đang gây ra tổn hại

cho dân ổ chuột New York. Cũng thích đáng để đặt câu hỏi chính phủ

Ấn có đang vi phạm bất kỳ bổn phận nào không. Nhưng nếu để tạo sự so

153 | 351
sánh gần hơn với trường hợp người giao sữa, giả sử chính phủ Ấn trong

quá khứ đã cung cấp tài nguyên cho dân ổ chuột New York, và rồi quyết

định ngưng. Khi đó nó sẽ gây tổn hại cho dân ổ chuột New York? Tôi

nghĩ câu trả lời vẫn sẽ là không trừ phi chính phủ Ấn vi phạm bổn phận,

ví dụ nếu ai đó cho rằng nó có bổn phận cung cấp tài nguyên cho những

người đã quen với sự giúp đỡ của nó.

Nguồn: Vinit Haksar. Dân sự bất phục tùng và bất hợp tác (bản dịch của
Khiêm). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3820&rb=0306>

154 | 351
BÀI NĂM

MARTIN LUTHER KING:

SỨC MẠNH CỦA BẤT BẠO ĐỘNG


Tác giả: Martin Luther King

Dịch giả: Michelle Phạm

N
gay từ lúc khởi sự đã có một triết lý ủng hộ việc tẩy chay vùng

Montgomery, đó là triết lý phản kháng bất bạo động. Truyền đạt

phương thức này đến người khác luôn luôn là một vấn nạn, bởi vì ngay từ

đầu phương pháp này đối với số đông quần chúng nó chẳng có ý nghĩa gì.

Chúng tôi đã phải mở các cuộc họp đại chúng để giải thích về bất bạo

động cho cộng đồng của những người chưa bao giờ nghe nói về triết lý

này và trong nhiều trường hợp họ không tán thành phương pháp đó.

Chúng tôi đã họp một tuần hai lần vào các ngày thứ Hai và thứ Năm, đã

lập một viện nghiên cứu về bất bạo động và sự thay đổi xã hội. Chúng tôi

155 | 351
đã phải giải thích rõ ràng rằng sự phản kháng bất bạo động không phải là

một phương pháp đấu tranh hèn nhát. Nó là phương pháp kháng cự. Nó

không phải là một phương pháp thụ động mụ mẫm và tự mãn trong suy

tàn. Người phản kháng bất bạo động hành động chính đáng khi phản đối

những điều ác mà người đó đang chống lại cũng như một người phản đối

dùng bạo lực, nhưng không dùng bạo lực. Phương pháp này là phương

pháp ôn hòa về thể chất, nhưng mạnh mẽ tích cực về tinh thần.

Không làm nhục nhưng để Thuyết phục

Một điều nữa mà thật sự chúng tôi phải truyền đạt, đó là người phản

kháng bất bạo động không tìm cách để làm bẽ mặt hoặc đánh bại các đối

thủ, nhưng để chiếm được tình thân hữu và sự thông cảm. Điều này luôn

luôn là một lời kêu gọi mà chúng tôi phải trình bày trước dân chúng rằng

mục tiêu của chúng tôi không nhằm đánh bại cộng đồng da trắng, không

làm nhục cộng đồng da trắng, nhưng để chiếm hữu tình bạn của tất cả

những người đã phạm phải tội ác trong chế độ này trước đây. Mục đích
156 | 351
của bạo lực hoặc hậu quả của bạo lực là sự cay đắng. Kết quả của bất bạo

động là hòa hợp và tạo ra một cộng đồng yêu thương nhau. Một cuộc tẩy

chay, tự thân nó không bao giờ là một điểm kết thúc. Nó đơn thuần chỉ là

một phương tiện đánh thức cảm giác xấu hổ trong những kẻ đàn áp,

nhưng cuối cùng là hòa giải, đích đến là sự cứu rỗi.

Rồi thì, chúng tôi cũng phải nói rõ rằng người phản kháng bất bạo

động chỉ nhằm tấn công hệ thống xấu xa hơn là tấn công những cá nhân,

những người vì hoàn cảnh bị kẹt trong chế độ đó. Và đây là lý do tại sao

tôi nói từ lần này đến lần khác rằng cuộc đấu tranh ở miền Nam không

phải là sự căng thẳng giữa người da trắng và người da đen. Cuộc đấu tranh

này đúng hơn là giữa công lý và bất công, giữa sức mạnh của ánh sáng và

quyền lực của bóng tối. Và nếu như có chiến thắng, nó sẽ không phải là

một chiến thắng đơn thuần cho năm mươi ngàn người da đen. Trái lại nó

sẽ là một thắng lợi cho công lý, một chiến thắng cho thiện ý, một chiến

thắng cho nền dân chủ.

157 | 351
Một điều cơ bản nữa chúng tôi đã bắt buộc phải vượt qua, đó là phản

kháng bất bạo động cũng là một vấn đề nội tâm. Nó không chỉ tránh bạo

lực bên ngoài hoặc bạo lực nhắm vào thân thể mà còn tránh được bạo lực

tinh thần bên trong con người nữa. Và vì thế, triết lý cốt lõi của phong

trào, là triết lý về tình yêu thương. Quan điểm này cho rằng con đường

duy nhất để thay đổi nhân loại một cách cơ bản và kiến tạo một xã hội

chúng ta mong muốn là giữ được sự yêu thương ở tâm điểm trong đời

sống của chúng ta. Hiện nay những người từng hỏi tôi từ đầu ý tôi muốn

nói gì theo cái nghĩa tình yêu đó và bằng cách nào mà tôi có thể thuyết

phục họ yêu thương những người tìm cách triệt hạ và chống lại họ; làm

thế nào ông có thể yêu những người như thế? Và tôi đã phải giải thích rõ

rằng tình yêu trong ý thức cao nhất không phải là một thứ tình cảm uỷ

mị, thậm chí không phải là một thứ tình cảm thân mật.

Tình Yêu Agape - Tình Yêu Hy Sinh

158 | 351
Ngôn ngữ Hy Lạp sử dụng ba từ nói về tình yêu. Từ [thứ nhất] nói về ái

tình. Ái Tình là một loại tình yêu có tính chất thẩm mỹ. Tình yêu đó đến

với chúng ta là một thứ tình yêu lãng mạn và nó đại diện cho tất cả vẻ đẹp

của tình yêu. Nhưng khi chúng ta nói đến yêu thương những người chống

lại chúng ta, chúng ta không nói đến ái tình . Ngôn ngữ Hy Lạp còn nói

vềPhilia (tình bằng hữu) và đây là một loại tình yêu tương hỗ giữa bằng

hữu với nhau. Đây là một thứ tình yêu có giá trị, và quan trọng. Tuy

nhiên khi chúng tôi nói đến yêu thương những người chống đối bạn và

những người tìm cách để triệt hạ bạn, chúng tôi không nói về ái

tình hoặc Philia. Ngôn ngữ Hy Lạp cho ra một từ khác và đó

là agape. Agape[1] là sự thông cảm, sáng tạo, có thiện ý cứu rỗi tất cả mọi

người. Các nhà Thần học Kinh Thánh sẽ nói đó là tình yêu của Thượng

Đế hoạt động trong tâm trí của loài người. Đó là một thứ tình yêu tràn

đầy không mong đền đáp. Và khi bạn bước vào tình yêu ở mức độ này,

bạn bắt đầu yêu thương người khác không phải vì họ dễ thương, không

phải vì họ làm những điều quyến rũ chúng ta, nhưng bởi vì Thượng Đế

159 | 351
yêu thương họ và ở đây chúng ta yêu những con người làm hành động xấu

xa trong khi đó chúng ta ghét những hành động xấu xa người đó làm. Đó

là loại tình yêu làm tâm điểm của phong trào mà chúng tôi đang cố gắng

thực hiện trong vùng đất phía Nam - tình yêu agape.

Sức mạnh Bí ẩn Trong Vũ Trụ Vận hành cho Công lý

Tôi hoàn toàn ý thức về một thực tế như thế này là có những người tin

tưởng vững chắc vào bất bạo động, nhưng lại không tin là có một Thượng

Đế, nhưng tôi nghĩ rằng đối với những người tin vào phản kháng bất bạo

động thì họ cũng tin rằng, bằng cách nào đó, vũ trụ dưới một hình thể

nào đó, đứng về phía công lý. Họ tin rằng có điều gì đó đang thể hiện

trong vũ trụ, dù ta có gọi nó là một quá trình vô thức, hay như một động

lực nguyên thuỷ,[2] hay chính là Thượng Đế trực tiếp. Có điều gì đó

trong vũ trụ đang thể hiện vì công lý, vì vậy tại Montgomery chúng tôi

linh cảm rằng khi đấu tranh, chúng tôi đã đồng hành cùng vũ trụ. Và đây

160 | 351
là một trong những điều liên kết con người lại với nhau, với niềm tin rằng

vũ trụ đang đứng về phía công lý.

Thượng Đế đã ban ơn để khi những người nam và nữ trên khắp thế

giới đấu tranh chống lại các chế độ xấu xa độc ác, họ sẽ đấu tranh bằng

tình yêu trong trái tim họ với ý muốn tốt lành khoan thứ. Tình

yêu Agape nói rằng bạn phải tiếp tục đấu tranh bằng sự tự chế khôn ngoan

và hợp lý, bình tĩnh, nhưng bạn phải tiếp tục hoạt động. Chúng ta có một

cơ hội lớn ở Hoa Kỳ để xây dựng nơi đây một quốc gia vĩ đại, một quốc

gia nơi mà tất cả mọi người sống với nhau như anh em và phẩm cách và

giá trị của mọi nhân cách được tôn trọng. Chúng ta phải tiếp tục tiến đến

mục tiêu đó. Tôi biết rằng một số người nói rằng chúng tôi phải đi chậm

lại. Họ đang viết thư cho những anh em ở phía Bắc, lôi kéo những người

da trắng có thiện chí và kêu gọi người da đen tiến chậm lại, rằng các bạn

đang đẩy quá nhanh. Họ đang nói chúng tôi phải chấp nhận một chính

sách ôn hòa. Nếu ôn hòa mang ý nghĩa hoạt động với sự kiềm chế khôn

ngoan và mức độ vừa phải thật bình tĩnh, vậy thì ôn hòa là một đức tính

161 | 351
tuyệt vời mà tất cả những người thiện chí phải tìm cách đạt được trong

giai đoạn căng thẳng trong quá trình chuyển đổi này. Nhưng nếu ôn hòa

có nghĩa là chậm lại trong hoạt động cho công lý và quy phục trước sự bốc

đồng và tùy hứng của những người đang bảo vệ cái hiện trạng suy tàn này,

thế thì ôn hòa là một thói xấu thảm thương mà tất cả những người có

thiện chí phải lên án. Chúng ta phải tiếp tục tiến lên. Lòng tự trọng của

chúng ta đang bị đe dọa; uy tín của đất nước chúng ta đang bị đe dọa.

Quyền công dân là một vấn đề đạo đức bất diệt, nó có thể quyết định số

phận nền văn minh của chúng ta trong cuộc đấu tranh ý thức hệ với chủ

nghĩa cộng sản. Chúng ta phải tiếp tục hoạt động với sự kiềm chế khôn

ngoan, với tình yêu thương, và với nhân phẩm và kỷ luật thích đáng.

Nhu cầu trở thành "Bất Thích Ứng"

Tâm lý học hiện đại có một từ có lẽ được sử dụng nhiều hơn so với bất kỳ

từ nào khác. Đó là từ "bất thích ứng". Vậy thì tất cả chúng ta nên tìm

cách sống một cuộc sống thích ứng [với hoàn cảnh] để tránh bị loạn thần

162 | 351
kinh và tâm thần phân liệt. Nhưng có một số điều trong vòng trật tự xã

hội của chúng ta mà tôi tự hào là người bất thích ứng, với điều đó tôi kêu

gọi các bạn hãy cùng bất thích ứng. Tôi không bao giờ có ý định điều

chỉnh bản thân mình để thích ứng với chia rẽ [chủng tộc] và phân biệt

đối xử. Tôi không bao giờ có ý định điều chỉnh bản thân mình để thích

ứng với tình trạng bạo loạn của đám côn đồ. Tôi không bao giờ có ý định

điều chỉnh bản thân mình để chịu được những kết quả thảm khốc của các

phương pháp bạo hành và chủ nghĩa quân phiệt. Tôi kêu gọi các bạn bất

tuân với những điều như thế. Tôi kêu gọi các bạn bất tuân như

Amos,[3] người ở giữa những bất công trong ngày ông hô vang lệnh

truyền mà nó vẫn vang vọng qua các thế hệ, " Hãy để cho sự chánh trực

chảy xuống như nước, và sự công bình như dòng nước lớn cuồn cuộn.."

Hãy bất tuân như Abraham Lincoln, người đã có viễn kiến rằng quốc gia

này không thể tồn tại một nửa nô lệ và một nửa tự do. Hãy bất tuân như

Jefferson, một người ở giữa thời kỳ mà cả nước đang chấp nhận chế độ nô

lệ đã có thể thốt lên, "Tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng và được

163 | 351
Tạo hóa ban cho những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc." Hãy bất tuân như Chúa

Giêsu thành Nazareth, người đã ấp ủ một giấc mơ thực hiện tình yêu của

Thiên Phụ và tình huynh đệ cho nhân loại.Thượng Đế ban ơn cho chúng

ta có thể trở nên bất thích ứng để cho chúng ta có thể vượt ra ngoài, thay

đổi thế giới và nền văn minh của chúng ta. Và khi ấy chúng ta sẽ có thể

bước đi từ giữa đêm hoang vu lạnh lẽo trong sự vô nhân tính của con

người với nhau đến nơi đầy ánh sáng, nơi ấy ánh bình minh chiếu tỏa rực

rỡ tự do và công lý.

© Học Viện Công Dân, Aug 2015

Chú thích

[1] Agape theo tiếng Hy-lạp là tình yêu tối thượng, cũng là tình yêu được

nhắc đến trong Kinh Thánh; nó không phải là tình bằng hữu, hay tình ái,

164 | 351
ngay cả tình chồng vợ, mà là tình yêu có tính chất hy sinh, như Chúa

Jesus đã hy sinh trên thập giá để cứu rỗi nhân loại (HVCD).

[2] Martin Luther King dùng cụm từ "unmoved mover" một khái niệm

của Aristotle để chỉ động lực nguyên thuỷ làm chuyển động vật chất,

nhưng chính nó không chuyển động (HVCD).

[3] Amos là vị Tiên tri trong Kinh Thánh Cựu Ước sống vào khoảng năm

750 BC dưới thời trị vì của Jeroboam II (786-746 BCE). Chủ đề chính của

ông thường nói về công bằng xã hội, sự toàn năng của Thượng Đế, và sự

phán xét của Thượng Đế trở thành yếu tố chính của lời Tiên Tri (chú

thích của người dịch).

Nguồn: Martin Luther King. Sức mạnh của bất bạo động (bản dịch của
Michelle Phạm). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://icevn.org/vi/node/2716>

165 | 351
BÀI SÁU

MARTIN LUTHER KING: CÔNG CUỘC TÌM


KIẾM CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH
Tác giả: Martin Luther King

Dịch giả: Lâm Yến, Chiêu Bình

K
hó có thể bắt đầu bài giảng này mà không một lần nữa bày tỏ lòng

tri ân sâu sắc tới Ủy ban Nobel Na Uy vì đã dành cho cá nhân tôi và

phong trào đấu tranh cho các quyền dân sự ở Hoa Kỳ một vinh dự to lớn

như vậy. Trong cuộc sống, đôi khi có những khoảnh khắc hân hoan

choáng ngợp không thể nào diễn tả được bằng những dấu hiệu mà ta gọi

là ngôn ngữ. Ý nghĩa của chúng chỉ có thể được chuyển tải bằng thứ ngôn

ngữ không nói thành lời của trái tim. Chính tại lúc này đây, tôi đang đắm

chìm trong một khoảnh khắc như thế. Tôi đang tận hưởng giây phút cao

quý và hân hoan này không chỉ cho riêng mình, mà còn vì những người

166 | 351
anh em đang cống hiến cho [triết lý] bất bạo động, họ đã và đang dũng

cảm chống lại các thành lũy của tình trạng phân biệt chủng tộc bất công,

và là những người, thông qua quá trình đấu tranh này, đã tìm ra ước định

mới cho giá trị người của chính mình. Nhiều trong số họ là những người

trẻ tuổi và có học vấn cao. Một số khác đang trong tuổi trung niên và

thuộc tầng lớp trung lưu. Đại bộ phận là nghèo và ít được học hành. Tuy

thế, tất cả họ đang đoàn kết trong một niềm tin lặng lẽ, rằng thà chịu khổ

nạn trong danh dự còn hơn chấp nhận bị phân biệt trong tủi nhục. Họ là

những anh hùng thực sự của cuộc đấu tranh vì tự do này: chính vì những

con người cao quý đó mà tôi chấp nhận Giải Nobel Hòa bình.

Tối hôm nay tôi muốn được sử dụng diễn đàn cao quý và mang tính

lịch sử này để thảo luận cái mà tôi cho là vấn đề cấp bách nhất của loài

người đương đại. Con người hiện đại đã đem cả thế giới này tới ngưỡng

cửa đầy hoang mang của tương lai. Hắn đã đạt đến những đỉnh cao mới

đầy kinh ngạc trong các thành công khoa học. Hắn đã tạo ra những máy

móc biết suy nghĩ và các công cụ dõi theo những khoảng cách không thể

167 | 351
đo đếm được trong không gian của các vì sao. Hắn đã dựng nên những cây

cầu kỳ vĩ bắc ngang qua biển cả và những cao ốc khổng lồ vươn tới tận

trời xanh. Máy bay và tàu không gian của hắn đã thu hẹp khái niệm

không gian, đặt thời gian vào các chuỗi, và phân luồng những xa lộ chạy

xuyên qua tầng bình lưu. Đó là bức tranh sáng lòa về các tiến bộ khoa học

và công nghệ của con người hiện đại.

Tuy thế, mặc cho những bước tiến ngoạn mục trong khoa học và công

nghệ, và còn nhiều những tiến bộ không có giới hạn nữa đang đến, vẫn

còn thiếu hụt cái gì đó cơ bản. Nó thể như một sự nghèo đói về tâm linh

đang hiển hiện đối lập với sự dồi dào về khoa học và công nghệ. Chúng ta

càng giàu có về vật chất bao nhiêu thì lại càng nghèo đói về đạo đức và

tâm linh bấy nhiêu. Chúng ta đã học được cách bay trong không khí như

các loài chim và bơi trên các đại dương như cá, nhưng chúng ta chưa học

được cái nghệ thuật đơn giản để sống với nhau như những người anh em

thực sự.

168 | 351
Mỗi người chúng ta sống trong hai thế giới, bên trong và bên ngoài.

Cái bên trong là thế giới của các mục đích tâm linh, được thể hiện ra

trong nghệ thuật, văn học, đạo đức và tôn giáo. Cái bên ngoài là phức hợp

công cụ, kỹ thuật, cơ chế, và các vật dụng khác mà chúng ta sử dụng trong

cuộc sống. Vấn đề ngày hôm nay của chúng ta là đã đánh mất thế giới bên

trong trong cái thế giới bên ngoài. Chúng ta đã cho phép các công cụ

sống vượt xa các mục đích tối hậu của chính cuộc sống của mình. Phần

lớn vấn đề của cuộc sống hiện đại có thể được tóm tắt trong câu châm

ngôn của nhà thơ Thoreau [1] : “Nâng cấp phương tiện cho một mục đích

không được nâng cấp” (Imporved means to an unimproved end). Đây là

tình trạng nan giải trầm trọng, một vấn đề sâu sắc và ám ảnh mà con

người hiện đại phải đối mặt. Nếu chúng ta muốn tồn tại ngày hôm nay,

cái “tụt hậu” về đạo đức và tâm linh này phải được xóa bỏ. Bành trướng

sức mạnh vật chất cũng đồng nghĩa với mở rộng hiểm họa nếu không có

sự tăng cùng tỷ lệ của linh hồn. Khi cái “bên ngoài” trong thiên tính của

169 | 351
con người nô dịch cái “bên trong”, thì những đám mây đen của cơn lôi vũ

bắt đầu bao phủ thế giới này.

Vấn đề tụt hậu về tâm linh và đạo đức, cái cấu thành thế tiến thoái

lưỡng nan chính của con người hiện đại, thể hiện ra ở ba vấn đề lớn hơn

hình thành từ sự trẻ dại trong đạo đức của con người. Mặc dù có vẻ tách

rời và chẳng liên quan gì đến nhau, mỗi vấn đề trong số đó lại ràng buộc

chặt chẽ với những cái còn lại. Tôi đang nói đến bất bình đẳng về chủng

tộc, nghèo đói và chiến tranh.

Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập là bất bình đẳng chủng tộc. Cuộc đấu

tranh nhằm xóa bỏ cái ác của bất bình đẳng chủng tộc là một trong những

cuộc đấu tranh lớn nhất trong thời đại của chúng ta. Sự bùng nổ gần đây

của người da đen ở Hoa Kỳ bắt nguồn từ quyết tâm sâu sắc và thiết tha

muốn tự do và bình đẳng trở thành một thực tế “ngay tại đây” và “ngay

bây giờ”. Một mặt, phong trào vì các quyền dân sự ở Hoa Kỳ là một hiện

tượng thuần Mỹ, phải được hiểu trong ánh sáng của lịch sử nước Mỹ, và

đặt trong tình huống riêng của Mỹ. Nhưng mặt khác, ở một mức độ quan
170 | 351
trọng hơn, điều gì đang diễn ra tại nước Mỹ ngày nay chính là một phần

nhỏ trong diễn biến [chung] của thế giới.

Triết gia Alfred North Whitehead [2] nói rằng chúng ta sống trong một

thời đại khi mà “văn minh đang thay đổi quan niệm cơ bản của nó: một

khúc ngoặt chính của lịch sử nơi các tiền giả định mà xã hội đã được cấu

trúc theo đang được đem ra phân tích, bị thách thức gay gắt, và được thay

đổi sâu sắc.” Cái chúng ta đang thấy ngày hôm nay là sự bùng nổ tự do,

việc hiện thực hóa “một ý tưởng mà thời đại của nó đã đến” (nói theo

cách dùng từ của Victor Hugo [3] ). Tiếng ầm vang sâu rộng của những

bất bình mà chúng ta thấy ngày hôm nay là tiếng sấm của quần chúng bị

tước quyền thừa hưởng, cất lên từ ngục tối của đàn áp và bay cao trên các

ngọn đồi tự do. Trong một dàn hợp xướng hùng vĩ, quần chúng cùng cất

lên tiếng hát, bằng ngôn ngữ của bài ca tự do, “Thôi không để bất kỳ ai

làm chùn bước ta đi”. [4] Như một cơn sốt, phong trào tự do đang lan

khắp hoàn cầu, với một sự giải phóng rộng lớn chưa từng có trong lịch sử.

Quảng đại quần chúng đang quyết tâm đấu tranh nhằm chấm dứt sự bóc

171 | 351
lột chủng tộc và đất đai của họ. Họ thức tỉnh và vững bước tiến tới mục

tiêu của mình như một cơn thủy triều. Bạn có thể nghe thấy tiếng ầm

vang này ở mọi xóm ngõ, trên các bến tàu, các ngôi nhà, giữa các sinh

viên, trong các tu viện, tại các buổi mít tinh chính trị. Trong nhiều thế

kỷ, vận động lịch sử được hiểu là các dân tộc và xã hội Tây Âu tiến vào

phần còn lại của thế giới nhằm “chinh phục” nhiều mục tiêu khác nhau.

Thời kỳ đó, kỷ nguyên của chủ nghĩa thực dân, đã chấm dứt. Phương

Đông đang bắt kịp phương Tây. Thế giới đang được phân chia lại. Đúng

thế, chúng ta đang “thay đổi các quan niệm cơ bản của mình”.

Những diễn biến này hẳn không làm bất cứ sinh viên sử học nào ngạc

nhiên. Quần chúng bị đoạ đày không thể mãi mãi bị đày đọa. Khát vọng

tự do cuối cùng cũng sẽ tự bộc lộ. Thánh Kinh kể một câu chuyện tuyệt

hay về Moses đứng trước triều đình của Pharaoh nhiều thế kỷ trước và

thét vang, “Hãy để dân chúng tôi đi!” [5] Đấy là chương mở đầu của một

câu chuyện dài. Cuộc đấu tranh hiện nay ở Hoa Kỳ là một chương sau của

câu chuyện đang tiếp diễn. Điều gì đó bên trong đã nhắc nhở người Da

172 | 351
đen về cái quyền tự do được kế thừa, và điều gì đó bên ngoài đã nhắc nhở

anh ta rằng cái quyền ấy có thể đạt được. Ý thức rõ hay không rõ, anh ta

bị cuốn vào tinh thần thời đại, và cùng với những người anh em da đen ở

Phi châu, da vàng và da nâu ở Á châu, ở Nam Mỹ và Caribbean, người Da

đen ở Mỹ đang khẩn trương tiến bước tới miền đất hứa của bình đẳng

chủng tộc.

May mắn thay, nhiều bước tiến quyết định đã được thực hiện trong

cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt đêm dài bất bình đẳng chủng tộc. Chúng

ta đã thấy những sự kiện vĩ đại khi nhiều nước Á châu và Phi châu giành

được độc lập. Mới 30 năm trước đây thôi, Phi châu chỉ có 3 nước độc lập.

Nhưng hôm nay, 35 quốc gia đã đứng dậy từ cảnh nô lệ thực dân. Ở Hoa

Kỳ, chúng ta đã thấy sự tan rã từng bước của hệ thống phân biệt chủng

tộc. Quyết định năm 1954 của Tòa án Tối cao cấm bất cứ hình thức phân

biệt nào trong các trường học công là một cú đấm thể chế và pháp lý chí

mạng đối với toàn bộ học thuyết phân biệt nhưng bình đẳng [6] . Tòa

Thượng Thẩm đã ra sắc lệnh quy định rằng các phương tiện dùng riêng có

173 | 351
bản chất là bất bình đẳng, và phân biệt một đứa trẻ dựa vào màu da của nó

chính là phủ nhận sự bảo vệ công bằng của pháp luật đối với đứa trẻ đó.

Quyết định này trở thành ánh sáng dẫn đường đem lại hy vọng cho hàng

triệu người bị đối xử bất công. Rồi một ngày tươi sáng đã đến hồi vài

tháng trước, khi dự luật về các quyền dân sự đã trở thành luật trên đất

nước của chúng tôi [7] . Dự luật này, lần đầu tiên được giới thiệu và vận

động bởi Tổng thống Kennedy, đã được thông qua vì sự ủng hộ của tuyệt

đại đa số và kiên trì đấu tranh của hàng triệu người Mỹ, cả Da đen và da

trắng. Nó đến tựa như là giờ nghỉ giải lao sáng sủa trong một cuộc đấu

tranh dài và đôi khi hỗn loạn cho các quyền dân sự: sự khởi đầu của tuyên

ngôn giải phóng lần thứ hai, đem đến nền tảng pháp lý toàn diện cho

bình đẳng về cơ hội. Kể từ khi dự luật này được thông qua, chúng ta đã

thấy có nhiều tín hiệu tuân thủ đáng mừng và đôi khi gây ngạc nhiên. Tôi

hạnh phúc được thông báo rằng, nhìn chung, các cộng đồng khắp miền

nam nước Mỹ đang tuân thủ Luật các Quyền Dân sự và tỏ ra có ý thức tốt

rất rõ rệt trong quá trình [tuân thủ] này.

174 | 351
Có thể thấy một dấu hiệu khác của sự tiến bộ trong cuộc bầu cử tổng

thống gần đây của Mỹ. Người Mỹ đã thể hiện sự chín chắn tuyệt vời khi

tuyệt đại đa số đã loại trừ ứng cử viên tổng thống có tư tưởng cực đoan,

phân biệt chủng tộc, và suy đồi [8] . Các cử tri của đất nước chúng tôi đã

đã tung một cú đấm mạnh mẽ với quyền chủng tộc [9] . Họ đã đánh bại

các nhân tố trong xã hội đang tìm cách khiến người da trắng chống lại Da

đen và đưa đất nước vào con đường nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít.

Cho phép tôi không để quý vị có những ấn tượng sai lạc. Vấn đề còn

lâu mới được giải quyết triệt để. Chúng ta vẫn còn một con đường rất dài

nữa trước khi giấc mơ tự do trở thành hiện thực cho người Da đen ở Hoa

Kỳ. Nói ví von theo ngôn ngữ Thánh Kinh, chúng ta đã rời khỏi mảnh

đất đầy bụi bặm của Ai cập và vượt qua Biển Đỏ nơi từ nhiều năm nước đã

bị đông cứng bởi các mùa đông dài và rét thấu sương của cuộc phản kháng

rộng lớn. Nhưng trước khi ta đến được bến bờ huyền diệu của Miền Đất

Hứa, thì vẫn còn miền hoang dã gây hoang mang và chán nản ở phía

trước. Chúng ta vẫn phải đối mặt với những đồi cao phản kháng sừng

175 | 351
sững và các đỉnh núi chống đối khổng lồ. Nhưng với quyết tâm kiên định

và bền bỉ, chúng ta sẽ tiếp bước cho tới khi mọi thung lũng tuyệt vọng

thăng hoa thành các đỉnh hi vọng, khi mọi núi đồi của cao ngạo và phi lý

bị san bằng bởi sự nhún nhường và tình thương yêu; cho tới khi các miền

đất gồ ghề của bất công được hoán cải thành đồng bằng phì nhiêu của

bình đẳng trong cơ hội; và cho đến khi những khúc quanh co của định

kiến được chuyển đổi bởi quá trình uốn thẳng của trí tuệ minh nhãn.

Những phần chính mà phong trào vì các quyền dân sự ở Hoa Kỳ đang

nói đến là đòi hỏi về nhân phẩm, sự công bằng, việc làm và địa vị công

dân sẽ không bị bỏ rơi, bị pha loãng hay trì hoãn. Nếu điều đó có nghĩa

rằng chống đối và xung đột [thì] chúng ta quyết không chùn bước.

Chúng ta sẽ không khiếp nhược. Chúng ta không còn sợ hãi nữa.

Từ ngữ biểu tượng cho tinh thần và là hình thái bên ngoài của cuộc đấu

tranh của chúng ta là bất bạo động, và, không nghi ngờ gì nữa, nó chính là

yếu tố khiến cho việc tưởng thưởng giải hòa bình cho một người đấu

tranh trở nên thích hợp. Nói rộng, bất bạo động trong đấu tranh vì các
176 | 351
quyền dân sự có nghĩa là không dựa vào vũ khí và sức mạnh. Nó có nghĩa

là không hợp tác với các tục lệ và các luật vốn là các mặt thể chế của một

chế độ phân biệt đối xử và nô dịch. Nó có nghĩa là sự tham dự trực tiếp

của quần chúng vào đấu tranh thay vì dựa vào các phương pháp gián tiếp,

vốn thường chẳng hề lôi kéo sự tham gia của quần chúng.

Bất bạo động cũng có nghĩa rằng người dân của tôi trong các cuộc đấu

tranh đau đớn diễn ra những năm gần đây đã [chấp nhận] gánh lấy khổ

nạn thay vì gây ra cho người khác. Nó có nghĩa, như tôi đã nói, rằng

chúng ta không còn sợ hãi và khiếp nhược nữa. Nhưng ở một mức độ

đáng kể, nó cũng có nghĩa rằng chúng ta không muốn gây ra nỗi sợ hãi

cho những người khác hoặc cho xã hội, nơi chúng ta vốn là một phần

trong đó. Phong trào này không tìm cách giải phóng người Da đen bằng

cách nhục mạ và nô dịch người da trắng. Nó không tìm kiếm chiến thắng

trên sự tổn thất của bất kỳ ai. Nó tìm cách giải phóng xã hội Hoa Kỳ và

chia sẻ [công cuộc] tự-giải phóng của tất cả mọi người.

177 | 351
Bạo lực - với tư cách là con đường để đạt đến bình đẳng chủng tộc -

vừa không thực tế, vừa vô đạo đức. Tôi hiểu rằng bạo lực thường đem lại

kết quả tức thì. Các dân tộc thường giành được độc lập bằng chiến thắng

trên chiến trường. Nhưng bất kể các chiến thắng tạm thời, bạo lực không

bao giờ đem đến hòa bình vĩnh cửu. Nó không giải quyết được các vấn đề

xã hội: nó chỉ tạo thêm ra các vấn đề mới và phức tạp hơn. Bạo lực là

không thực tế vì nó là chuỗi xoắn đi xuống và kết thúc ở chỗ tiêu diệt tất

cả. Nó vô đạo đức ở chỗ nó tìm cách hạ nhục đối thủ thay vì đạt được sự

giác ngộ của họ: nó tìm cách thủ tiêu thay vì cải tạo. Bạo lực vô đạo đức vì

nó thịnh vượng nơi lòng hận thù chứ không phải tình thương yêu. Nó

hủy diệt cộng đồng và làm tình anh em trở nên bất khả. Nó biến xã hội

thành nơi độc thoại (monologue) thay vì đối thoại (dialogue). Bạo lực kết

thúc ở chỗ tự tiêu diệt mình. Nó tạo ra sự cay đắng nơi những người sống

sót và sự bạo tàn nơi những kẻ hủy diệt.

Theo nghĩa thực, bất bạo động tìm cách cứu rỗi tình trạng tiến thoái

lưỡng nan chủ yếu của con người hiện đại là tụt hậu về đạo đức và tâm

178 | 351
linh mà tôi đã nói ở trên. Nó tìm cách bảo đảm cái đích đạo đức bằng các

phương tiện đạo đức. Bất bạo động là một vũ khí đầy quyền uy và công

bằng. Trên thực tế, nó là một vũ khí độc đáo trong lịch sử, nó cắt nhưng

không gây ra vết thương và khiến người sử dụng nó trở nên cao quý.

Tôi tin vào phương pháp này vì tôi cho rằng nó là cách duy nhất để tái

thiết lập một cộng đồng đã rạn vỡ. Nó là phương pháp hướng tới việc áp

dụng các luật công bằng bằng cách kêu gọi lương tri của số đông có nhân

cách - những người thông qua sự mù lòa, khiếp nhược, ngạo mạn, và phi

lý đã chấp nhận để lương tri của họ ngủ quên.

Những người đấu tranh bất bạo động có thể tóm tắt thông điệp của họ

trong cụm từ sau: chúng ta sẽ tiến hành các hoạt động trực tiếp chống lại

bất công, bất chấp sự thất bại của các cơ quan chính phủ và các cơ quan

chính thức khác không phản ứng trước. Chúng ta sẽ không tuân phục các

luật lệ bất công hoặc tham gia vào các hoạt động bất công. Chúng ta sẽ

thực hiện việc này một cách hòa bình, cởi mở, hồ hởi, vì mục tiêu của

chúng ta là thuyết phục. Chúng ta chấp nhận các phương tiện bất bạo
179 | 351
động vì mục tiêu của chúng ta là một cộng đồng hòa bình với chính

mình. Chúng ta sẽ tìm cách thuyết phục bằng ngôn ngữ của mình, nhưng

nếu ngôn ngữ của chúng ta thất bại, thì chúng ta sẽ tìm cách thuyết phục

bằng hành vi. Chúng ta sẽ luôn sẵn sàng đối thoại và tìm kiếm thỏa hiệp

công bằng, nhưng chúng ta sẵn sàng chịu đựng khi cần thiết, và thậm chí

sẵn sàng hy sinh cuộc sống để biến mình thành những chứng nhân cho sự

thật.

Cách tiếp cận này đến vấn đề bất bình đẳng chủng tộc không phải là

không có những thành công tiền lệ. Nó đã được dùng một cách tuyệt diệu

bởi Mohandas K. Gandhi khi ông thách thức sức mạnh của Đế chế Anh

và giải phóng người dân của ông khỏi sự thống trị chính trị và bóc lột

kinh tế bị áp đặt lên họ hàng thế kỷ. Ông đấu tranh chỉ với vũ khí của

chân lý, sức mạnh tâm linh, không tổn thương và can đảm [10] .

Trong mười năm vừa qua, những người nam và nữ dũng cảm không vũ

trang của Hoa Kỳ đã đem lại một bằng chứng sống động cho sức mạnh

đạo đức và tính hiệu quả của bất bạo động. Bằng hàng ngàn những con
180 | 351
người trẻ tuổi, vô danh, không biết mệt mỏi, cả da trắng và da đen, đã

tạm rời các tháp ngà học thuật để tới [đấu tranh phá bỏ] các rào cản định

kiến. Các hoạt động đầy dũng cảm và có kỷ luật của họ đã trở thành

những ốc đảo tươi mát trên sa mạc oi ả với cái nóng bất công. Họ đã đem

cả đất nước chúng tôi trở về những giếng nguồn dân chủ được đào sâu bởi

những người cha mở nước khi soạn thảo Hiến pháp và Tuyên ngôn Độc

lập. Một ngày nào đó, tất cả mọi người Mỹ sẽ tự hào với các thành tựu của

họ [11] .

Tôi ý thức rất rõ về những yếu kém của con người, những thất bại đang

tồn tại, những nghi kỵ về tính hiệu quả của bất bạo động, và sự vận động

công khai cho bạo lực bởi một số người. Nhưng tôi vẫn tin rằng bất bạo

động vừa là con đường thực tế hiệu quả nhất, vừa là cách tuyệt vời nhất về

đạo đức để đấu tranh với các vấn đề già cỗi về bất công chủng tộc.

Điều tệ hại thứ hai đang quấy rầy thế giới hiện đại là sự nghèo đói.

Giống như một quái vật bạch tuộc, nó vươn các xúc tu của mình tới từng

mảnh đất, từng ngôi làng khắp nơi trên thế giới. Gần hai phần ba dân số
181 | 351
thế giới hiện nay hằng đêm phải đi ngủ với cái bụng đói. Họ thiếu dinh

dưỡng, ở nơi chật hẹp tuềnh toàng và ăn mặc tồi tàn. Nhiều người trong

số họ không có nhà cửa hoặc giường chiếu để ngủ qua đêm. Chiếc giường

duy nhất của họ là vỉa hè nơi đô thị hoặc những con đường đầy bụi bặm

nơi thôn quê. Hầu hết trong số những người con của Chúa bị đọa đày bởi

nghèo đói này chưa từng khám bác sĩ hoặc nha sĩ. Vấn đề nghèo đói này

không chỉ được nhìn nhận dưới góc độ phân chia giai cấp giữa những

quốc gia công nghiệp phát triển cao với những nước được gọi là kém phát

triển; nó còn được nhìn nhận là khoảng cách kinh tế khổng lồ trong

chính bản thân các nước giàu. Cứ xem nước tôi là một ví dụ. Chúng tôi đã

xây dựng nên một hệ thống sản xuất tốt nhất từng biết trong lịch sử.

Chúng tôi đã trở thành nước giàu có nhất trên thế giới. Tổng thu nhập

quốc dân của chúng tôi năm nay sẽ đạt con số kinh ngạc là gần 650 tỉ đô

la. Thế mà ít nhất gần một phần năm những công dân anh em của chúng

tôi- tức là gần mười triệu gia đình, gồm khoảng bốn mươi triệu người -

vẫn bị trói buộc trong cái văn hóa khốn khổ của nghèo đói. Theo một

182 | 351
khía cạnh, sự nghèo đói của những người nghèo trên đất Mỹ khó chịu

hơn nhiều so với sự nghèo đói ở châu Phi và châu Á. Nỗi khổ của những

người nghèo châu Phi hay châu Á là nỗi khổ chung, một thực tế cuộc

sống đối với đại đa số dân chúng; họ cùng nghèo đói bên nhau sau những

năm dài bị bóc lột và kém phát triển. Một tương phản buồn là người

nghèo trên đất Mỹ hiểu rằng họ sống trên một đất nước giàu có nhất trên

thế giới, và rằng mặc dù họ đang héo hon trên hoang đảo của sự nghèo

đói, thì chính hoang đảo đó lại được bao quanh bởi biển cả của sự phồn

hoa vật chất. Họ có thể dễ dàng nhìn thấy từ khu ổ chuột của mình

những tòa tháp lộng lẫy bằng sắt và kính mọc lên hầu như qua đêm. Các

phi cơ bay qua đầu khu nhà của họ với vận tốc trên 600 dặm một giờ; các

vệ tinh được phóng lên không gian để nghiên cứu chi tiết về mặt trăng.

Tổng thống Johnson, trong Thông điệp Liên bang [12] đã nhấn mạnh mâu

thuẫn này khi ông công bố “mức sống cao nhất thế giới” của nước Mỹ và

xót xa rằng thực tế đó lại đi kèm với “đảo lộn, thất nghiệp và bóng ma của

nghèo đói ngay giữa sự phồn thịnh”.

183 | 351
Cho nên, rõ ràng rằng nếu loài người muốn cứu chuộc sự tụt hậu về

đạo đức và tâm linh, thì họ buộc phải dấn bước để nối liền hố ngăn cách

về kinh tế và xã hội giữa “kẻ có” và “người không” trên thế giới. Nghèo

đói là một trong những chủ đề cấp bách nhất trong chương trình nghị sự

của đời sống hiện đại.

Không có gì mới về nghèo đói. Cái mới hiện nay là chúng ta đã có đủ

nguồn lực để rũ bỏ nó. Hơn một thế kỷ rưỡi trước, loài người bắt đầu phải

đối đầu với hai vấn đề song hành là dân số và sản xuất. Một trí thức người

Anh mang tên Malthus đã viết một cuốn sách [13] trong đó đề cập đến

những kết cục đáng kinh sợ. Ông dự đoán rằng loài người đang dần dần

tiến tới nạn chết đói toàn cầu vì loài người nhân giống nhanh hơn tốc độ

sinh sôi của lương thực và vật liệu để đảm bảo cuộc sống cho họ. Các nhà

khoa học về sau này đã bác bỏ kết luận của Malthus và phát hiện ra ông đã

đánh giá quá thấp tài nguyên của Trái đất cũng như năng lực của con

người.

184 | 351
Cách đây chưa lâu, Tiến sĩ Kirtley Mather, một nhà địa chất tại Harvard

đã viết cuốn sách mang tựa đềĐủ và còn dư thừa [14] . Ông đã đưa ra chủ

đề cơ bản là nạn đói là hoàn toàn vô lý trong xã hội hiện đại. Hiện nay,

theo đó, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao vẫn còn sự nghèo đói và thiếu

thốn trên bất kỳ miền đất nào, bất kỳ thành phố nào, bất kỳ bàn ăn nào,

trong khi con người đã có đủ nguồn lực và thành tựu khoa học để đảm

bảo mọi nhu cầu thiết yếu cho cả nhân loại? Chúng ta thậm chí có thể

dẫn nước vào các hoang mạc và thay thế cả lớp đất bề mặt. Chúng ta

không thể đổ thừa cho việc thiếu thốn đất đai, vì có đến hai mươi lăm

triệu dặm vuông đất có thể canh tác được, và chúng ta mới chỉ sử dụng

khoảng dưới bảy triệu. Chúng ta có những hiểu biết tuyệt vời về vitamin,

dinh dưỡng, hóa thực phẩm và đặc tính của nguyên tử. Chúng ta không

thiếu nguồn nhân lực, cái chúng ta thiếu là ước vọng [xóa bỏ đói nghèo-

ND]. Những người có cuộc sống sung túc và an toàn thường trở nên bàng

quan và mù tịt về sự nghèo đói và túng thiếu xung quanh. Người nghèo

trên các đất nước của chúng ta đã bị loại ra khỏi tâm trí của chúng ta và bị

185 | 351
đẩy ra ngoài lề dòng chảy chính của xã hội bởi chúng ta đã chấp nhận lãng

quên họ. Cũng giống như việc các phong trào bất bạo động đã vạch ra sự

xấu xa của bất bình đẳng chủng tộc, tính lây nhiễm và sự bệnh hoạn của

đói nghèo cũng cần phải được khám phá và chữa trị- không chỉ các triệu

chứng của nó, mà phải gồm cả các nguyên nhân gốc rễ. Đây cũng sẽ là

một cuộc chiến khốc liệt, nhưng chúng ta không được ngần ngại mà phải

theo đuổi đến cùng phương thuốc chữa trị căn bệnh này, bất kể nhiệm vụ

đó khó khăn đến thế nào.

Thời khắc cho cuộc chiến chống đói nghèo trên khắp thế giới đã đến.

Các quốc gia giàu có phải sử dụng nguồn lực của cải to lớn để thúc đẩy sự

phát triển ở các quốc gia chậm tiến, để đào tạo những người chưa có cơ

hội đến trường, và để cung cấp lương thực cho những nơi thiếu đói. Sau

cùng thì một quốc gia được coi là vĩ đại chính là một quốc gia giàu lòng

trắc ẩn. Không một cá nhân hay quốc gia nào có thể trở nên vĩ đại nếu

không quan tâm đến ít nhất một trong những việc kể trên. Khắc sâu

trong truyền thống tôn giáo của chúng ta là lòng tin rằng con người được

186 | 351
tạo ra dưới hình ảnh của Thiên Chúa, và họ là những linh hồn mang

trong mình giá trị trừu tượng vô lượng, là những người thừa kế một di sản

về phẩm giá và các giá trị tốt đẹp. Nếu chúng ta cảm nhận điều này như

một thực tế đạo đức sâu sắc, chúng ta sẽ không thể bàng quan trước đói

nghèo, trước việc đồng loại trở thành những nạn nhân của nghèo đói và

bệnh tật khi chúng ta có đủ điều kiện giúp đỡ họ. Những quốc gia giàu có

phải tiến lên để lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa thiểu số giàu có và đa số

nghèo túng.

Cuối cùng, người giàu không thể bỏ mặc kẻ nghèo, bởi cả giàu và

nghèo đều được dệt lẫn vào nhau trong tấm thảm định mệnh. Toàn bộ sự

sống đều có quan hệ khăng khít với nhau, và mọi người đều phụ thuộc

vào nhau. Sự thống khổ của kẻ nghèo làm người giàu “nghèo” đi, và sự

cứu rỗi của họ sẽ làm người giàu trở nên “giàu” hơn. Chúng ta chắc chắn

là những người anh em trông coi lẫn nhau bởi cấu trúc tương thuộc của

hiện thực. John Donne đã diễn giải chân lý này bằng ngôn ngữ hình

tượng khi ông nói [15] :

187 | 351
Chẳng ai là hoang đảo, riêng biệt một mình;

Mỗi người là một phần của đại lục mênh mông;

Nếu một viên đất bị biển cả cuốn đi, châu Âu sẽ liền nhỏ lại,

Và Promontorie cũng vậy,

Và Trang viên của bạn người, hay của chính người cũng vậy;

Mỗi người chết đi đều làm tổn thương ta,

Bởi ta là một phần của cả loài người;

Vì thế chớ hỏi tiếng chuông nguyện hồn ai,

Chuông nguyện hồn ta đó.

Điều tệ hại thứ ba mà thế giới phải đối mặt là chiến tranh. Những sự

kiện gần đây nhắc nhở chúng ta rằng các quốc gia không những không

giảm mà còn tăng cường khả năng về vũ khí hủy diệt hàng loạt. Những bộ

óc lỗi lạc nhất tại các quốc gia phát triển cao trên thế giới đang được dùng

để nghiên cứu công nghệ quân sự. Sự phổ biến của vũ khí hạt nhân chưa

188 | 351
bao giờ được ngăn chặn, bất chấp tinh thần của Hiệp ước về Hạn chế Thử

Vũ khí Hạt nhân [16] . Ngược lại, việc cho nổ thành công thiết bị hạt nhân

lần đầu tiên bởi một thế lực được coi là chưa phát triển, không phải người

da trắng, không phải người phương Tây, mang tên Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa [17] , đã mở ra trước toàn nhân loại một viễn cảnh mới với sự

khủng bố tiềm ẩn bởi nguy cơ thường trực về thảm họa hủy diệt. Thực tế

là trong phần lớn thời gian, con người đã luôn gạt ra khỏi đầu những suy

nghĩ về bản chất và các nguy cơ của chiến tranh hạt nhân bởi vì nó quá

khủng khiếp và vì vậy “không thể chấp nhận được”. Thực tế này không hề

thay đổi bản chất và nguy cơ của một cuộc chiến tranh như thế. Cơ chế

“gạt ra khỏi đầu” này có thể tạm thời che đậy nỗi âu lo, nhưng không thể

đem đến sự bình an trong tâm hồn và cảm giác an toàn.

Sự thật là thiên hướng của loài người vẫn nghiêng về chiến tranh.

Nhưng những trải nghiệm nhắc nhở chúng ta rằng chiến tranh đã lỗi thời.

Đã từng có thời chiến tranh được coi như một thứ “hàng hóa xấu” [được

tiêu dùng] nhằm ngăn chặn sự lan tràn và sinh sôi của các thế lực đen tối,

189 | 351
nhưng ngày nay, sức mạnh hủy diệt của vũ khí hiện đại đã loại trừ thậm

chí cả khả năng coi chiến tranh là hàng hóa xấu này. Nếu chúng ta cho

rằng sự sống là đáng giá, và loài người được quyền sinh tồn, thì chúng ta

phải tìm một phương cách thay thế chiến tranh. Vào một ngày, khi các

phi thuyền lao ầm ầm trên không gian và tên lửa đạn đạo vẽ trên trời

những xa lộ chết chóc xuyên qua tầng bình lưu, thì không một quốc gia

nào có thể tuyên bố chiến thắng trong một cuộc chiến như thế. Cái gọi là

chiến tranh cục bộ sẽ không để lại gì ngoài những di chứng thảm khốc về

sự đau khổ của con người, rối loạn chính trị và những tan vỡ về tâm linh.

Một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu– lạy Chúa tôi! – sẽ chỉ để lại

những tro tàn âm ỉ cháy như những chứng tích câm lặng về [sự từng tồn

tại của] loài người: sự điên rồ của họ đã dẫn đến không gì khác hơn là sự

tận thế. Vì vậy, nếu loài người hiện đại vẫn không ngần ngại tiếp tục lả lơi

với chiến tranh, hắn sẽ biến đổi môi trường sống của trái đất này thành

địa ngục hãi hùng đến mức thậm chí Dante cũng không thể tưởng tượng

ra được.

190 | 351
Chính vì thế, tôi liều mạng gợi ý tới tất cả các bạn, tới tất cả những ai

nghe và cuối cùng đọc lấy những dòng chữ này, rằng triết lý và chiến lược

bất bạo động cần ngay lập tức trở thành một chủ đề để học hỏi và những

thử nghiệm nghiêm túc trong mọi trường hợp có mâu thuẫn giữa con

người, không loại trừ mâu thuẫn giữa các quốc gia. Rốt cuộc thì chính các

quốc gia đã tiến hành chiến tranh và sản xuất các loại vũ khí hoặc đe dọa

sự tồn tại của nhân loại đều mang trong mình cả hai tính chất diệt chủng

và tự vẫn.

Cũng tại đây, chúng ta phải động đến một thói quen cổ xưa, những cấu

trúc rộng lớn của quyền lực và phải giải quyết những vấn đề phức tạp

không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chỉ trừ khi chúng ta cùng từ bỏ nhân

tính, chịu khuất phục trước nỗi khiếp nhược và bất lực trước sự hiện diện

của vũ khí do chính chúng ta tạo nên, còn không sẽ là rất khẩn thiết và

cấp bách phải đặt dấu chấm hết cho chiến tranh và bạo lực giữa các quốc

gia, cũng như phải đặt dấu chấm hết cho sự bất bình đẳng chủng tộc.

Bình đẳng với người da trắng sẽ chẳng giải quyết được các vấn đề của cả

191 | 351
hai cộng đồng da trắng và da đen nếu nó là sự bình đẳng trong một xã hội

đắm trong bùa mê khủng bố và một thế giới mang số phận phải bị tuyệt

diệt.

Tôi không cầu mong làm nhỏ lại những vấn đề vốn phức tạp và cần

phải đối diện để đạt được thỏa thuận giải trừ quân bị hay hòa bình.

Nhưng tôi nghĩ sự thật là chúng ta sẽ chẳng có ý chí, sự dũng cảm và tầm

nhìn để giải quyết những vấn đề đó, trừ khi chúng ta đã được chuẩn bị để

chấp nhận việc xem xét lại về mặt tinh thần và đạo đức – [chấp nhận] một

thay đổi của định hướng cho phép chúng ta nhìn thấy những thứ dường

như thực nhất và mạnh mẽ nhất bỗng chốc trở nên vô thực và phải được

khai tử. Chúng ta cần phải tạo ra những nỗ lực mạnh mẽ để sẵn sàng,

thực ra là nhiệt thành, để bước vào một thế giới mới mà nay đã khả thi,

“một thành phố có những nền móng mà người xây dựng nên nó là Thiên

Chúa.” [18]

Chúng ta sẽ không xây dựng một thế giới hòa bình theo cách bị động.

Sẽ không bao giờ là đủ nếu chỉ nói “Chúng ta phải không tiến hành chiến
192 | 351
tranh”. Cần phải yêu hòa bình và chấp nhận hy sinh cho nó. Chúng ta

không chỉ dừng ở mặt tiêu cực là ngăn chặn chiến tranh, mà phải tiến tới

mặt tích cực là khẳng định hòa bình. Có một câu chuyện hấp dẫn được

gìn giữ từ kho tàng cổ tích Hy Lạp kể về Ulysses và những nàng tiên cá.

Những nàng tiên cá có giọng hát vô cùng ngọt ngào khiến cho các thủy

thủ không thể cưỡng lại và hướng tàu về phía hòn đảo có giọng hát thần

tiên này. Rất nhiều thuyền đã ghé vào, các chàng trai đã quên hết gia

đình, nhiệm vụ, và danh dự khi họ tự nhảy xuống biển cả để được sa vào

những vòng tay [của các nàng tiên cá] sẽ đưa họ đến cái chết. Ulysses

quyết không bị quyến rũ, và chàng buộc mình vào cột buồm, bịt tai tất cả

các thủy thủ bằng sáp ong. Nhưng cuối cùng chàng và đoàn thuỷ thủ đã

học được cách tốt hơn để cứu chính mình: họ đưa Orpheus, người có

giọng hát quyến rũ hơn cả các tiên cá, lên tàu đi cùng. Và khi Orpheus cất

tiếng hát, liệu còn ai quan tâm đến những nàng tiên cá?

Đã đến lúc chúng ta cần xác định lại tầm nhìn của chúng ta, không chỉ

đơn thuần là thụ động ngăn chặn chiến tranh, mà cần chủ động khẳng

193 | 351
định hòa bình. Chúng ta phải thấy rằng hòa bình đại diện cho một khúc

nhạc ngọt ngào hơn, một giai điệu hài hòa ưu việt hơn nhiều so với tạp

âm của chiến tranh. Bằng cách nào đó, chúng ta phải chuyển động thái

đua sức mạnh trên thế giới từ cái tiêu cực là chạy đua hạt nhân -cái chẳng

ai giành thắng lợi- thành cuộc đua tích cực về việc vận dụng trí tuệ con

người vào mục đích biến hòa bình và thịnh vượng thành hiện thực đối với

mọi dân tộc trên thế giới. Tóm lại, chúng ta cần chuyển cuộc chạy đua vũ

khí thành cuộc chạy đua “hòa bình.” Nếu chúng ta có ý chí và sự kiên

định để thực hiện một cuộc đua tranh hòa bình như vậy, chúng ta sẽ mở

ra được cánh cửa hi vọng bấy lâu nay vẫn khóa chặt, và biến khúc bi ca

nhân loại sắp xảy ra thành bản thánh ca toàn thiện sáng tạo.

Tất cả những điều tôi nói có thể tóm lại thành một khẳng định rằng sự

tồn tại của loài người phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc giải quyết

các vấn đề về phân biệt chủng tộc, nghèo đói và chiến tranh; giải đáp cho

những vấn đề trên lại phụ thuộc vào việc vun đắp sự tiến bộ về đạo đức

cho kịp bước với sự tiến bộ khoa học, và học cái nghệ thuật sống một

194 | 351
cách hài hòa. Cách đây vài năm, một nhà văn nổi tiếng đã qua đời. Trong

bản thảo của ông, người ta tìm thấy các cốt truyện gợi ý cho những tác

phẩm tương lai, đoạn nổi tiếng nhất trong số đó là: “Một gia đình bị chia

rẽ nặng nề được thừa kế một ngôi nhà mà trong đó họ phải sống chung

với nhau”. Đó cũng là vấn đề lớn đang nóng bỏng của cả loài người.

Chúng ta được thừa kế một ngôi nhà lớn, “ngôi nhà thế giới” vĩ đại, và

chúng ta phải sống chung, người da trắng cùng người da đen, người

phương Tây và người phương Đông, người Do Thái và Phi Do Thái, Tin

lành và Công giáo La mã, Hồi giáo và Hindu, một gia đình bị chia rẽ bởi

chính kiến, văn hóa và sở thích, những người mà - vì chúng ta không thể

sống không có nhau được nữa- bằng cách nào đó, buộc phải học cách

chung sống cùng nhau trong thế giới này.

Điều đó có nghĩa là càng ngày lòng trung thành của chúng ta càng phải

trở nên gắn với cả thế giới, thay vì chỉ gắn với cục bộ. Chúng ta phải dành

lòng trung thành tối cao cho loài người nói chung, để bảo vệ giá trị tốt

đẹp nhất trong mỗi xã hội riêng của chúng ta.

195 | 351
Lời kêu gọi cho một tình bằng hữu quốc tế sẽ nâng mức quan tâm tầm

gần vượt khỏi phạm vi bộ lạc, chủng tộc, giai cấp, quốc gia; và thực sự là

lời kêu gọi cho một tình yêu đại đồng và vô điều kiện cho tất cả loài

người. Quan niệm thường bị hiểu sai và diễn dịch sai này từng bị những

người [theo chủ nghĩa hư vô] Nietzsches trên thế giới sẵn sàng loại bỏ vì

nghĩ rằng nó là một lực lượng yếu đuối và hèn nhát, ngày nay đã trở thành

một sự cần thiết tuyệt đối cho sự tồn vong của cả loài người. Khi tôi nói

về sự yêu thương, tôi không nói về những phản hồi ủy mị và yếu đuối, vốn

chẳng hơn gì những xúc cảm bậy bạ. Tôi muốn nói về cái lực lượng mà

mọi tôn giáo lớn đều nhìn nhận là nguyên tắc thống nhất tối cao của cuộc

sống. Tình thương yêu, bằng cách nào đó, là chìa khóa mở cánh cửa dẫn

đến hiện thực tuyệt đối. Các đức tin Hindu, Hồi giáo, Thiên Chúa, Do

Thái và Đạo Phật về hiện thực tuyệt đối có thể tóm lược hoàn hảo bằng

những lời trong bức thư thứ nhất của thánh John [19] :

Hãy để chúng ta yêu thương nhau: vì tình yêu đến từ Thiên Chúa; và

mọi người biết yêu đều do Thiên Chúa tạo ra, và đều biết Ngài; kẻ nào

196 | 351
không biết đến yêu thương thì không biết đến Thiên Chúa; vì Thiên

Chúa chính là tình yêu. Nếu chúng ta yêu thương nhau, Thiên Chúa sẽ

sống trong ta, và tình yêu của Ngài sẽ được hoàn thiện trong ta.

Chúng ta hãy hi vọng rằng tinh thần đó sẽ thành chỉ dẫn hằng ngày.

Như Arnold Toynbee [20] đã nói: “Tình yêu thương có sức mạnh tột cùng

để che chở cuộc sống và những điều tốt lành khỏi sự nguyền rủa của chết

chóc và khổ đau. Cho nên, ước vọng đầu tiên trong chúng ta phải là ước

vọng rằng thương yêu có tiếng nói quyết định”. Chúng ta không còn có

thể tôn thờ vị Chúa tể của lòng hận thù hay cúi đầu trước bàn thờ của

triết lý nợ máu trả máu. Những đại dương lịch sử bị khuấy động bởi

những đợt triều dâng liên tiếp của lòng thù hận. Lịch sử là mớ hỗn độn

mảnh vỡ của các quốc gia và con người đang theo đuổi con đường tự diệt

vong của hận thù. Tình yêu thương là nút gỡ cho các vấn đề đó của thế

giới.

Cho phép tôi kết thúc bằng cách nói lên rằng tôi có niềm tin cá nhân

rằng loài người sẽ bằng cách nào đó đối diện được với tình huống này và
197 | 351
đưa ra những hướng đi mới cho cái thời đại đang nhanh chóng lao vào chỗ

diệt vong. Mặc cho những căng thẳng và bất định của thời đại này, một

điều gì đó mang ý nghĩa sâu sắc đang dần xuất hiện. Những hệ thống bóc

lột và đàn áp cũ đang chết dần, và trong tử cung một thế giới mong

manh, những hệ thống mới của công bằng và bình đẳng đang được thai

nghén. Cánh cửa cơ hội đang dần mở ra cho những người ở tận đáy của xã

hội. Những con người hoàn toàn vô sản của mảnh đất này đang dần ý thức

được rằng mình là “một ai đó” và đang đục những đường hầm hy vọng

xuyên qua những núi đồi tuyệt vọng tăm tối. “Những người ngồi trong

bóng tối đã nhìn thấy ánh sáng tuyệt diệu”. [21] Chỗ này chỗ kia đã có

những cá nhân và nhóm người dám yêu thương và lên đến tầm cao huy

hoàng của giác ngộ đạo đức. Do đó, đích thực là ta đang được sống trong

một thời khắc tuyệt vời. Cho nên, tôi chưa bao giờ tuyệt vọng trước tương

lai. Ngay cả trước thực tế là chủ nghĩa lạc quan dễ dãi của ngày hôm qua

đã trở nên không thể. Ngay cả trước thực tế là những người tiên phong

tranh đấu cho hòa bình và tự do vẫn đang luôn phải đối mặt với tù tội, và

198 | 351
thậm chí cả sự đe dọa đau đớn của cái chết; họ vẫn tiếp tục bị chà đạp và

ngược đãi, dẫn họ tới cảm giác đeo đẳng rằng mình không thể mang vác

lâu hơn những những gánh nặng [trách nhiệm] đó, và sẽ bị cám dỗ bởi ý

muốn trốn chạy để có một cuộc sống yên tịnh và thanh bình hơn. Ngay cả

khi thực tế là chúng ta đang đối mặt với một thế giới khủng hoảng, đẩy

chúng ta vào chỗ luôn đứng giữa biển đời đầy ta thán. Nhưng mọi khủng

hoảng đều có những hiểm nguy lẫn thời cơ. Nó có thể vừa đem lại bất

hạnh vừa đem lại sự cứu rỗi. Trong bóng đêm lẫn lộn mịt mờ của thế giới

này, thiên đường của Thiên Chúa có thể vẫn đang ngự trị trong mỗi trái

tim con người chúng ta.

_______

TS. King phát biểu bài này tại thính phòng trường Đại học Tổng hợp

Oslo. Lời văn được trích nguyên văn từ Les Prix Nobel em 1964, sau đó

được tạp chí New York Times trích đăng. Bài diễn văn đón nhận [giải

Nobel] được trình bày tại cùng địa điểm trên trước một ngày, và được ghi

lại đầy đủ cả trong Les Prix Nobel en 1964 và New York Times.

199 | 351
© 2005 Duy Tân Trẻ

© 2005 talawas

[1]
Henry David Thoreau (1817-1862), Nhà thơ và nhà viết tiểu luận

Mỹ.

[2]
Alfred North Whitehead (1861-1947). Nhà triết học và toán học

Anh, giáo sư tại Đại học Luân Đôn và Đại học Harvard.

[3]
"There is one thing stronger than all the armies in the world and that

is an idea whose time has come." Có nhiều cách dịch khác nhau; Có lẽ bắt

nguồn từ Histoire d'un crime, "Conclusion-La Chute", ch. 10 của Victor

Hugo.

[4]
“Ain't Gonna Let Nobody Turn Me Around” là đề tựa của một bài

nguyện cầu cổ xưa của người theo Baptist.

[5]
Exodus 5:1; 8:1; 9:1; 10:3.

[6]
"Brown vs. Board of Education of Topeka", 347 U.S. 483, có nói về

quyết định ngày 17 tháng Năm, 1954, quy định cấm các tiểu bang phân
200 | 351
biệt đối xử trong các trường công. "Bolling vs. Sharpe", 347 U.S. 497, nói

về quyết định ban hành cùng ngày quy định trách nhiệm của liên bang

trong việc xóa bỏ sự phân biệt trong hệ thống trường công; thí dụ, ở

Washington, D.C. "Brown vs. Board of Education of Topeka", Nos. 1-5.

349 U.S. 249, có nói đến ý kiến ngày 31 tháng Năm, 1955, về việc kêu gọi

các quyết định đối với 2 trường hợp trên, quy định việc tuyển chọn vào

“trường công phải dựa trên việc không phân biệt đối xử chủng tộc với tốc

độ nhanh nhất”.

[7]
Công Luật 88-352, ký bởi tổng thống Johnson vào ngày 2, tháng Bảy

1964.

[8]
Cả Les Prix Nobel và New York Times đều đọc là "retrogress".

[9]
Lyndon B. Johnson đánh bại Barry Goldwater trong cuộc phổ thông

đầu phiếu với số phiếu 43,128,956 so với 27,177,873.

[10]
Xem chú thích về Gandhi, seep. 329, fn. 1.

201 | 351
[11]
Tìm hiểu về các hoạt động đấu tranh vì quyền dân sự của cả người

da đen lẫn da trắng từ1954 tới 1964, xem Alan F. Westin, Freedom Now:

The Civil Rights Struggle in America (New York: Basic Books, 1964), đặc

biệt là Phần IV, "The Techniques of the Civil Rights Struggle"; Howard

Zinn, SNCC: The New Abolitionists (Boston: Beacon Press, 1964); Eugene

V. Rostow, "The Freedom Riders and the Future", The Reporter (June 22,

1961); James Peck, Cracking the Color Line: Nonviolent Direct Action

Methods of Eliminating Racial Discrimination (New York: CORE, 1960).

[12]
Tháng Một ngày 8, 1964.

[13]
Thomas Robert Malthus (1766-1834), An Essay on the Principle of

Population (1798).

[14]
Kirtley F. Mather, Enough and to Spare: Mother Earth Can Nourish

Every Man in Freedom (New York: Harper, 1944).

[15]
Donne (1572?-1631), thi sĩ người Anh, trong những dòng cuối cùng

của "Devotions" (1624).

202 | 351
[16]
Được gọi chính thức là "Hiệp Ước Cấm Thử Vũ khí Hạt nhân

Trong Khí quyển, Không gian và Dưới nước”, ký bởi Nga, Anh, và Mỹ vào

Tháng Bảy ngày 25, 1963.

[17]
Vào tháng Mười 16, 1964.

[18]
Hebrews II: 10.

[19]
I John 4:7-8, 12.

[20]
Arnold Joseph Toynbee (1889- ), nhà sử học người Anh với công

trình vĩ đại là Bộ 10 tập A Study of Story (1934-1954).

[21]
Đoạn trích này có thể dựa trên một đoạn trong Luke 1:79, "To give

light to them that sit in darkness and in the shadow of death"; hoặc từ

Psalms 107:10, "Such as sit in darkness and in the shadow of death"; hoặc

từ Mark Twain's To the Person Sitting in Darkness (1901), "The people who

sit in darkness have noticed it...".

203 | 351
Nguồn: Martin Luther King. Công cuộc tìm kiếm công lý và hòa bình (bản
dịch của Lâm Yến, Chiêu Bình). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=5250&rb=>

204 | 351
BÀI BẢY

LÀM SAO HỌC SỰ PHẢN KHÁNG BẤT BẠO


ĐỘNG NHƯ MARTIN LUTHER KING?
Tác giả: Mary Elizabeth King

Dịch giả: Học Viện Công Dân

LGT. Ngày 15 tháng Giêng hàng năm đã được Quốc hội Mỹ chọn là lễ toàn

quốc để tưởng niệm và vinh danh Mục sư (MS) Martin Luther King; tổng

thống Reagan đã ký ban hành đạo luật này năm 1983. Bài viết dưới đây được

Giáo sư Mary Elizabeth King viết nhân dịp lễ tưởng niệm Mục sư King năm

2012. Giáo sư Mary King (không có quan hệ họ hàng với MS King), tác giả

bài viết này đã từng hoạt động chung với MS King trong giai đoạn đấu tranh

cho dân quyền của người dân Mỹ nói chung và người dân Mỹ da đen nói riêng

trong thập niên 1960. Giáo sư Mary King hiện đang dạy môn học Nghiên cứu

205 | 351
về Xung đột và Hòa bình của Học viện Rothermere American Institute Fellow

thuộc viện Đại học Oxford, Anh quốc.

T
a học sự phản kháng bất bạo động như thế nào? Theo cách mà

Martin Luther King Jr. đã học, bằng nghiên cứu, đọc sách báo, và

hỏi những người từng trải trong lãnh vực này. King được công nhận là

nhân vật có công nhất trong việc thúc đẩy và quảng bá tư tưởng của

Gandhi vào Hoa Kỳ, bằng cách thuyết phục những người Mỹ da đen tiếp

thu và điều chỉnh những chiến lược của Ấn Độ chống lại chủ nghĩa đế

quốc Anh cho phù hợp với công cuộc đấu tranh riêng của họ. Nhưng ông

cũng chưa phải là người đầu tiên đưa những kiến thức về đấu tranh bất

bạo động từ phần tiểu lục địa này vào Hoa Kỳ.

Vào những thập niên 1930 and 1940, một loạt những nhà lãnh đạo có

tiếng tăm người Mỹ da đen đã du lịch qua Ấn Độ hoặc bằng tàu thủy hoặc

bằng máy bay cánh quạt. Nào là viện trưởng đại học, giáo sư, mục sư và

phóng viên đã du hành qua Ấn Độ để gặp Gandhi[1] và học cách thức kết
206 | 351
hợp công cuộc đấu tranh quần chúng với những phương tiện bất bạo

động. Trở lại Hoa Kỳ, họ viết bài đăng báo, truyền giảng trong nhà thờ,

thuyết trình trong đại học và quảng bá từ người này qua người kia những

tài liệu thiết yếu cho các nhà lãnh đạo da đen khác nghiên cứu. Sử gia

Sudarshan Kapur đã chứng minh rằng những tư tưởng của Gandhi đã

chuyển tiếp ào ạt từ Ấn Độ qua Hoa Kỳ trong thời gian đó, và giới truyền

thông người Mỹ gốc Phi châu đã tường thuật cuộc đấu tranh giành độc

lập của Ấn Độ. Những người lãnh đạo trong cộng đồng người da đen đã

nói về một "ông Gandhi da đen" của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Một phụ

nữ đã gọi chuyện đó là "đào tạo một đấng tiên tri", mà Kapur đã dùng làm

nhan đề cho một cuốn sách của ông.

Khi còn là sinh viên ở chủng viện Crozer Theological Seminary tại

Chester, tiểu bang Pennsylvania, King đã bị tư tưởng của Thoreau[2] và

Gandhi hấp dẫn, mặc dù chưa thực sự nghiên cứu kỹ về Gandhi. Một

người bạn tên J. Pius Barbour, nhớ lại chàng giáo sinh trẻ tên King đã

biện luận để ủng hộ cho phương pháp của Gandhi bằng số học, chứ chưa

207 | 351
biết dựa trên nguyên lý của đấu tranh bất bạo động; đó là, bất kỳ thiểu số

nào, nếu thiên về chính sách bạo động cũng sẽ bị phe đa số đàn áp bằng

số đông.

Mặc dù vậy, càng đọc nhiều về Gandhi, King càng tin hơn vào giá trị

của triết lý đặt trên "Lòng Yêu Thương;" một triết lý căn bản của King

trong quá trình học tập để trở thành mục sư Tin Lành của mình. Sau này

ông viết, "Càng nghiên cứu kỹ về triết lý của Gandhi, sự nghi ngờ mà tôi

vẫn hằng có về năng lực của Lòng Yêu Thương dần dần suy giảm, và đó là

lần đầu tiên tôi nhận thức được khả năng của nó trong việc cải tổ xã hội."

Không lâu sau khi King trở thành mục sư tại nhà thờ Baptist tại đường

Dexter, thành phố Montgomery, vào tháng 4 năm 1954, ông bắt đầu

nghiên cứu nghiêm chỉnh về những phương thức cơ bản để tổ chức một

phong trào đấu tranh bất bạo động.

Khi bà Rosa Parks bị bắt giam vì từ chối nhường chiếc ghế của bà trên

chiếc xe buýt công cộng cho một người đàn ông da trắng vào ngày 1 tháng

12, năm 1955, JoAnn Robinson, một người lãnh đạo trong "Ủy Ban
208 | 351
Chính Trị Phụ Nữ" đã làm việc suốt đêm để tổ chức một cuộc hành động

quần chúng gọi là bất hợp tác kinh tế. King đã được nhất trí bầu lên để

lãnh đạo Hiệp hội Cải thiện Montgomery, nhằm duy trì việc tẩy chay đi

xe buýt trong thành phố.[3]

Khi phong trào tẩy chay ở Montgomery bắt đầu, nhiều nhà hoạt động

xã hội, những người chủ trương hòa giải hòa hợp và cải cách, những tín

hữu Tin Lành cấp tiến, và những người theo chủ nghĩa xã hội đã đến

thành phố này. Phấn khởi vì sự lãnh đạo của King, họ tin là ông có thể

đẩy cuộc đấu tranh cho công lý này đến một mức độ chưa từng thấy ở Hoa

Kỳ từ thời giải phóng nô lệ. Trong số đó là Bayard Rustin, 44 tuổi, lớn

hơn King 17 tuổi, là người đã giúp King phát triển cuộc tẩy chay ở

Montgomery này thành một chiến dịch trưởng thành hơn. Liên Đoàn

Những Người Phản Chiến[4] đã cho phép Rustin làm việc toàn thời gian

với King trong công tác này.

Cộng đồng người da đen ở Montgomery, cũng như những nơi khác ở

miền Nam nước Mỹ, được trang bị vũ khí, và một nỗi lo lắng đã bao trùm
209 | 351
toàn thể cộng đồng người da đen là cuộc đấu tranh này có thể trở thành

bạo động. Rustin lo ngại là chính ông King sẽ bị dao động nếu không có

một nền tảng vững chắc và niềm tin sâu xa hơn để dựa vào. Ban đêm

Rustin đem thêm sách đến cho King đọc và giúp King phân tích tư tưởng

của Gandhi; [có thể nói,] Rustin là người thầy đầu tiên giảng giải cho

King về những yếu tố quan yếu của sự đấu tranh bất bạo động một cách

có hệ thống.

Chiến dịch tẩy chay đạt được thắng lợi-qua phán quyết của Tối Cao

Pháp Viện ngày 13 tháng 11, năm 1956, là luật địa phương tách biệt chỗ

ngồi trên xe buýt là vi hiến-đã nâng cao hy vọng cho việc bãi bỏ những

chuyện phân biệt đối xử khác ở miền Nam. Có thể nói, phong trào dân

quyền ở Hoa Kỳ thập niên 1960, dựa trên những hành động bất bạo động

theo chiến lược của Gandhi, đã phần nào đạt được kết quả từ sự thành

công của sự đoàn kết hiếm có của cộng đồng người da đen ở thành phố

Montgomery của tiểu bang Alabama. King nói rằng, "Trong khi cuộc tẩy

chay ở Montgomery đang tiếp diễn, Gandhi đã là ngọn đèn hướng dẫn

210 | 351
cho chúng tôi những phương pháp thay đổi xã hội một cách bất bạo

động."

Vào tháng 2 năm 1957, ở trường Oberlin College tiểu bang Ohio, King

gặp một mục sư da đen thuộc hệ phái Methodist, tên là James M.

Lawson, Jr. Lawson đã bị giam trong nhà tù Liên Bang mười ba tháng, vì

đã từ chối không đi quân dịch trong thời gian Chiến Tranh Triều Tiên.

Trong khi còn bị giam, hội đồng truyền giáo của nhà thờ Methodist đã

vận động thành công trong việc yêu cầu tòa án giao Lawson lại cho họ.

Ông này được giao nhiệm vụ dạy ở Hoslop College bên Nagpur, Ấn Độ.

Lawson qua đó sau khi Gandhi qua đời đã được bốn năm, và ở đó dạy học

trong ba năm. Lawson đã gặp rất nhiều người từng làm việc với Gandhi và

trực tiếp học hỏi về cuộc vận động bên Ấn Độ từ những người tham gia.

Tiểu sử và kinh nghiệm của Lawson đã gây ấn tượng đặc biệt cho King,

nhất là khi cả hai bằng tuổi nhau, chỉ mới 28 tuổi đời. King mời Lawson

đi về miền Nam mà không cần đợi học xong: "Xuống đây ngay! Rất cần

bạn. Chúng tôi không có ai như bạn cả!" Như tôi (Mary King, tác giả bài

211 | 351
viết này) đã dẫn chứng trong một số bài viết khác, Lawson đã trở thành

một nhịp cầu sống, nối kết những kiến thức từ Ấn Độ tới phong trào

nhân quyền còn non nớt ở Hoa Kỳ và các công cuộc đấu tranh đương

thời.

Sau khi gặp King vào năm 1957, Lawson liênlạc với A. J. Muste, một

tín đồ Tin Lành lỗi lạc theo phái hòa giải, lúc đó là người lãnh đạo Hội Ái

hữu Hòa giải (Fellowship of Reconcilation- FOR). Muste giao cho

Lawson chức vụ thư ký phân cục miền Nam của tổ chức FOR, và vào

tháng giêng năm 1958, Lawson đã về ở tại Nashville. Khi tới nơi, Lawson

được biết là Mục sư Glenn Smiley, một trong những bậc thầy hướng dẫn

cho King và đồng thời là một giám đốc phân cục của FOR đã giao cho

mình trọn trách hiệm hướng dẫn các buổi học tập và của cả phiên họp

thường niên đầu tiên của Hội đồng Lãnh đạo Cơ đốc Miền Nam

(Southern Christian Leadership Conference-SCLC) ở Columbia, tiểu

bang South Carolina. Phiên họp này được tổ chức sớm ngay đầu năm đó.

Tại phiên họp đó, King đã nhiệt liệt giới thiệu Lawson: "Hãy trở lại đây

212 | 351
đúng hai giờ trưa để dự buổi học tập về đề tài bất bạo động do Sư huynh

Lawson hướng dẫn." Trước khi buổi học tập bắt đầu, King đã có mặt ở

hàng ghế đầu, kiên nhẫn chờ đợi để tham dự cuộc hội thảo kéo dài ba giờ

đồng hồ. Lawson hồi tưởng lại, trong một cuộc phỏng vấn với tôi như

sau:

Martin làm điều đó trong tất cả mọi phiên họp của SCLC, trong cuộc

đời ông. Ông mời tôi hướng dẫn một buổi hội thảo vào buổi chiều,

thường kéo dài hai ba giờ đồng hồ, và ông thường sắp xếp để buổi hội

thảo đó được mở rộng cho mọi người có thể tham dự và không bị chương

trình gì khác xen vào cả. Tự tay ông sắp đặt chương trình. Ông có mặt vài

phút trước khi bắt đầu, và ngồi một mình ở hàng ghế đầu, để làm gương

cho những người khác.

Ở Nashville, trong suốt mùa Thu 1959, Lawson đã hướng dẫn những

cuộc hội họp hàng tuần mỗi chiều thứ hai, và nơi đó, ông và những sinh

viên quan tâm đến vấn đề này đã phân tích những lý thuyết và kỹ thuật

mà ông đã học được bên Ấn Độ. Trong những phiên họp này ông đã tỉ mỉ
213 | 351
nghiên cứu Kinh Thánh, và những bài viết của Gandhi, King và Thoreau.

Họ đã thực tập những tình huống thử nghiệm, kể cả những cuộc "biểu

tình ngồi" nho nhỏ. Những buổi học tập của Lawson kéo dài nhiều tháng

cho đến khi có tin tức trên báo chí đăng tải về những cuộc "biểu tình

ngồi" ở Greensboro vào ngày 1 tháng Hai năm 1960. Nghe tin về những

hành động ở Greensboro, bảy mươi lăm sinh viên Nashville đã làm theo,

gây ra những cuộc vận động "biểu tình ngồi" lớn nhất, có tổ chức nhất và

ảnh hưởng nhất trong năm 1960. Qua quá trình làm việc với Lawson, một

người luôn luôn điềm tĩnh và khiêm tốn, những sinh viên Nashville này

đã, không những được một trong những huấn luyện viên riêng của King

truyền dạy, mà còn có lợi điểm khác là được thực tập ngay những cuộc thí

nghiệm của Gandhi. Những cuộc "biểu tình ngồi" đã thúc đẩy phong trào

đến mức độ cao và những sinh viên Nashville đã trở thành cán bộ cốt cán

của Ủy Ban Tổ Chức Bất Bạo Động của Sinh Viên, mà tôi là một thành

viên.

214 | 351
Kỷ niệm ngày sinh của Tiến sĩ King, điểm đáng nhớ là mọi người đều

có thể học hỏi những phương pháp hành động bất bạo động như ông đã

làm. King có thể không phải là người phát minh ra những sách lược bất

bạo động mà ông đã xiển dương, nhưng ông là một học viên sáng dạ và

kiến thức của ông về đấu tranh bất bạo động còn có thể khuyến khích

những phong trào tương tự khác trên thế giới trong những thập niên tới

đây. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, King

là người đã truyền bá kiến thức về tiềm năng của phương thức cải cách và

xây dựng xã hội mà không cần dùng đến bạo lực. Cách thức mà King đã

áp dụng để tự học về lý thuyết cũng như thực hành phương thức phản

kháng dân sự là điều nhắc nhở chúng ta rằng những phương pháp này

không phải chỉ đơn thuần là những hành động của trực giác hay tự phát,

mà là một hệ thống gồm có luận lý, kỹ năng và kỹ thuật mà những người

thực hành cần được học tập nghiêm chỉnh.

© Học Viện Công Dân 2012

215 | 351
Chú thích

[1] Mohandas Gandhi (1869-1948), được xem là cha già dân tộc của Ấn

Độ và là người đề xướng thuyết đấu tranh bất bạo động nhằm đạt những

mục tiêu chính trị và cải tạo xã hội. Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo

động, Gandhi đã giành được độc lập cho Ấn Độ từ sự cai trị của Đế quốc

Anh. Gandhi còn được gọi là Mahatma (thánh), một tước hiệu cao quý

của Ấn Độ. Gandhi bị ám sát ngày 30 tháng Giêng, 1948 bởi một người

Ấn giáo quá khích vì cho là Gandhi có khuynh hướng thiên vị Hồi giáo.

[2] Henry David Thoreau (1817-1862), văn hào Mỹ, chủ trương con người

nên quay về với thiên nhiên. Thoreau cũng là một trong những người

phản đối chế độ nô lệ tại Mỹ.

[3] Trên nguyên tắc, khi tổng thống Lincoln ban hành nghị định và

Tuyên cáo Hủy bỏ Chế độ Nô lệ năm 1863, chế độ nô lệ tại Mỹ đã chấm

dứt, nhưng tại các tiểu bang miền nam vẫn còn những luật lệ, do tiểu

bang ban hành, duy trì sự phân biệt chủng tộc. Một trong những luật này

là người da đen không được sử dụng những dịch vụ công cộng dành cho
216 | 351
người da trắng, như tại nhà hàng ăn, ngay cả vòi nước uống công cộng

cũng có bảng phân biệt rõ ràng. Riêng trên xe buýt thì người da đen phải

ngồi ở những băng ghế dành cho họ ở phía sau xe, những băng phía trước

dành cho người da trắng. Cuộc tẩy chay xe buýt tại Montgomery nổ ra khi

người da đen đồng lòng không sử dụng phương tiện di chuyển này nữa,

khiến cho hãng xe buýt bị thiệt hại tài chánh nặng nề, và chính quyền

phải nhượng bộ những yêu cầu của người da đen về tự do và bình đẳng về

dân quyền. Cuộc tẩy chay xe buýt là sự kiện đầu tiên trong cuộc đấu tranh

bất bạo động cho dân quyền của người Mỹ da đen, kéo dài cho tới năm

1964 mới hoàn thành bằng Đạo luật Dân quyền, và kết thúc bằng Đạo

luật Quyền Bầu cử (1965).

[4] Liên Đoàn Những người Phản Chiến (War Resisters League) được

thành lập từ năm 1923 gồm những người Mỹ phản đối chiến tranh tại

quốc nội cũng như quốc ngoại. Chủ trương của Liên Đoàn là hợp tác và

đoàn kết những người bị đàn áp trên toàn thế giới qua phương pháp đấu

tranh bất bạo động.

217 | 351
Nguồn: Mary Elizabeth King. Làm sao học sự phản kháng bất bạo động như
Martin Luther King? (bản dịch của Học Viện Công Dân). Truy cập ngày
01.12.2016.

<http://icevn.org/vi/node/1816>

218 | 351
BÀI TÁM

NOBEL HÒA BÌNH 1991


Tác giả: Francis Sejersted

Dịch giả: Lâm Yến

(Phát biểu của Francis Sejersted, Chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy)

H
ôm nay chúng ta tụ họp nơi đây để tôn vinh Aung San Suu Kyi vì

sự cống hiến vĩ đại của bà cho dân chủ và quyền con người, và để

trao tặng bà Giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Sự kiện đặc biệt này gợi ra

những tình cảm ít nhiều mâu thuẫn nhau. Chủ nhân Giải Nobel không

thể có mặt cùng chúng ta ngày hôm nay. Sự cống hiến vĩ đại mà chúng ta

cùng đang tôn vinh còn chưa đến hồi kết. Bà vẫn đang tiếp tục cuộc tranh

đấu của mình. Sự dũng cảm và tận tụy của bà đã biến bà thành tù nhân

lương tâm ngay trên đất nước mình, Burma. Sự vắng mặt của bà ngày hôm

nay đem đến cho chúng ta mối quan ngại và lo lắng, cho dù những tình
219 | 351
cảm này chỉ là cái bóng mờ so với sự âu lo mà gia đình bà đang trải qua.

Chúng ta chào đón cơ hội này để bày tỏ đến họ sự đồng cảm sâu đậm

nhất của mình tới họ, tới chồng bà, Micheal Aris, và tới các con trai bà,

Alexander và Kim. Chúng tôi chia sẻ với các bạn, và chúng tôi rất hàm ơn

các bạn đã tới Oslo để nhận Giải Nobel thay cho vợ và mẹ của các bạn.

Sự lo lắng và quan ngại của chúng ta được trộn lẫn với cảm giác tin

tưởng và hi vọng. Trong cuộc tranh đấu tốt đẹp cho hòa bình và hòa hợp,

chúng ta phụ thuộc vào những cá nhân mẫu mực, những người có thể trở

thành biểu tượng của các giá trị mà chúng ta kiếm tìm, và có thể huy

động những gì tốt nhất ẩn chứa trong từng cá nhân chúng ta. Aung San

Suu Kyi chính là một người như thế. Bà hợp nhất sự tận tụy và bền bỉ với

một viễn kiến mà theo đó, mục đích và các phương tiện kết hợp lại thành

một. Những thành tố cơ bản của nó là: dân chủ, sự tôn trọng các quyền

con người, hòa hợp giữa các nhóm, bất bạo động, kỷ luật cá nhân và tập

thể.

220 | 351
Bà đã tự mình chỉ rõ các mạch nguồn cảm hứng của bà: chính yếu là

Thánh Gandhi và phụ thân của bà, Aung San, lãnh tụ cuộc đấu tranh giải

phóng Burma. Triết gia về bất bạo động và vị Tướng Quân khác nhau ở

nhiều điểm, nhưng cũng có nhiều tương đồng cơ bản. Trong cả hai,

chúng ta có thể tìm thấy độc lập chân chính, sự khiêm nhường thành

thực và “một sự giản dị hết mực”, như lời của Aung San Suu Kyi khi nói

về phụ thân mình. Với Aung San, lãnh đạo là một trách nhiệm, và chỉ có

thể được thực thi trên nền tảng là sự khiêm nhường trước việc mình làm

và sự tin tưởng và kính trọng của những người được dẫn dắt.

Trong khi không có gì phải nghi ngờ rằng Aung San Suu Kyi đã lấy

cảm hứng lớn từ Gandhi và phụ thân mình, bà cũng đưa thêm những suy

tư độc lập của mình vào cái đã trở thành cương lĩnh chính trị của bà. Sự

tinh túy vẫn là tính giản dị hết mực như bà tìm thấy từ phụ thân mình.

Việc quyền con người chiếm vị trí trung tâm trong tư tưởng của bà đã

phản ánh cảm nhận chân thành của Suu Kyi về nhu cầu phải bảo vệ nhân

phẩm của con người. Con người không chỉ có quyền sống trong một xã

221 | 351
hội tự do, mà con người còn có quyền được tôn trọng. Trên cương lĩnh

này, bà đã xây dựng một chính sách được đặc trưng bởi sự hòa quyện tuyệt

vời giữa chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và chủ nghĩa lý tưởng nhìn xa trông

rộng. Và trong trường hợp của bà, nó không chỉ là một lý thuyết: bà đã đi

một con đường dài để chỉ ra cách làm thế nào áp dụng một học thuyết

như thế trong thực tiễn chính trị.

Để một học thuyết về hòa bình và hòa hợp được đưa vào thực tiễn, một

điều kiện tiên quyết là sự can đảm. Aung San Suu Kyi biết rõ điều này.

Một trong các bài phát biểu của bà bắt đầu bằng lời khẳng định rằng

không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là nỗi khiếp sợ. [1] Nhận

định này hướng tới chế độ toàn trị trên đất nước bà. Họ đã tự cho phép

mình bị tha hóa vì họ sợ hãi những người dân mà họ đáng nhẽ ra phải dẫn

dắt. Điều này dẫn họ vào vòng luẩn quẩn. Dầu vậy, theo bà, đòi hỏi can

đảm, đầu tiên và trước hết là một nhu cầu chung, cho tất cả chúng ta. Bà

đã tự chứng minh sự can đảm của mình trong hành động. Bà đã một

mình đứng trước họng súng. Liệu có gì chống nổi lòng can đảm nhường

222 | 351
ấy? Điều gì đã diễn ra trong đầu người Thiếu Tá khi vào giây chót y đã ra

lệnh không bắn? Có thể là y đã bị ấn tượng bởi sự quả cảm của bà, có thể

là y đã nhận thấy rằng bạo lực vô nhân sẽ không đem lại bất kỳ điều gì. [2]

Bạo lực chính là kẻ thù tồi tệ nhất của chính nó, và sự can đảm là vũ

khí sắc bén nhất chống lại bạo lực. Aung San Suu Kyi trở thành một biểu

tượng nổi bật không đơn thuần chỉ vì sự can đảm đầy ấn tượng của bà,

cũng giống như Gandhi và phụ thân của bà, Aung San. Aung San bị bắn

ngay giữa cuộc kháng chiến. Nhưng nếu những kẻ dàn xếp vụ ám sát đó

nghĩ rằng (cái chết đã) loại ông ra khỏi nền chính trị Burma, họ đã sai

lầm. Ông trở thành biểu tượng đoàn kết của một Burma tự do, và là

nguồn cảm hứng cho những người hiện nay đang tranh đấu cho một xã

hội tự do. Ngoài những bài học và nguồn cảm hứng mà ông đem lại, vị trí

của ông trong lòng người, hơn bốn mươi năm sau khi ông tạ thế, đã đem

lại cho Aung San Suu Kyi xuất phát điểm chính trị mà bà cần có. Bà đã

đón nhận lấy tài sản thừa kế ấy, và nay chính bản thân bà trở thành biểu

tượng của công cuộc tranh đấu chống lại bạo lực và cho một xã hội tự do,

223 | 351
không chỉ ở Burma, mà còn ở những phần còn lại của Á Châu và nhiều

nơi khác trên thế giới.

Tôi tin những người bình thường chúng ta đều cảm nhận được rằng với

sự can đảm và những ý tưởng cao thượng của bà, Aung San Suu Kyi khơi

dậy những gì tốt đẹp nhất trong từng con người chúng ta. Chúng ta cảm

nhận rằng chúng ta cần chính xác những người như bà để gìn giữ niềm tin

của mình vào tương lai. Đó chính là cái đã đem lại cho bà quyền lực với tư

cách là một biểu tượng, và cũng là lý do tại sao sự đối xử bạo ngược với bà

cũng giống như một sự xúc phạm những gì thiêng liêng nhất trong trái

tim chúng ta. Người phụ nữ bé nhỏ bị quản chế đại diện cho một hi vọng

lạc quan. Biết rằng bà vẫn còn đó đem đến cho chúng ta sự tin tưởng và

niềm xác tín vào sức mạnh của lẽ phải.

Aung San Suu Kyi sinh năm 1945. Phụ thân của bà bị giết khi bà mới

hai tuổi. Bà không có ký ức riêng gì về cha mình. Thân mẫu của bà là một

nhà ngoại giao, Aung San Suu Kyi đã sống nhiều năm tuổi trẻ và phần lớn

phần đời về sau của mình ở nước ngoài. Vào năm 1967, bà lấy bằng về
224 | 351
Chính Trị, Triết Học và Kinh Tế tại trường Cao Đẳng St. Hugh’s thuộc

Đại Học Oxford. Từ năm 1969 về sau, bà làm việc hai năm cho Liên Hiệp

Quốc tại New York. Năm 1972, bà thành hôn với Micheal Aris, một

chuyên gia về Tây Tạng người Anh. Đã có thời gian gia đình họ sống ở

Bhutan, nhưng vào giữa những năm bảy mươi, họ chuyển lại về Oxford.

Ngoài việc là một người nội trợ với hai con nhỏ, Aung San Suu Kyi tiếp

tục nghiên cứu và dần tập trung vào lịch sử và văn chương Burma hiện đại.

Bà là học giả trong một thời gian ngắn tại Đại Học Kyoto, Nhật Bản và

tại Học Viện Nghiên Cứu Cao Cấp Ấn Độ tại New Delhi. Khi bà quay trở

lại Burma năm 1988, bà bỏ dở công việc nghiên cứu của mình tại Trường

Nghiên cứu phương Đông và châu Phi London. Không có nhiều sự kiện

bên ngoài gợi ý về vai trò mà bà (sẽ) dấn thân vào kể từ năm 1988. Tuy

nhiên, bà đã sẵn sàng.

Có rất nhiều bằng chứng rằng số phận những đồng bào mình đã

thường xuyên đè nặng trên tâm trí người phụ nữ này. Người bạn đời của

bà cho chúng tôi biết rằng bà thường nhắc nhở ông về một ngày bà sẽ

225 | 351
phải quay trở về Burma, và bà sẽ cần đến sự giúp đỡ của ông. [3] Những

nghiên cứu của bà, như chúng ta thấy, đã ngày càng tập trung vào lịch sử

Burma hiện đại. Nghiên cứu về phụ thân mình và vai trò của ông trong

lịch sử Burma hiển nhiên đã tăng cường sự tận tâm chính trị của bà và

cảm giác rằng sứ mệnh của ông đã chuyển sang vai bà. [4]

Khi chuyển sang Nhật Bản, bà đã thực sự theo bước chân của phụ thân

mình. Trong Thế Chiến Hai, Aung San đã xây dựng lực lượng quân đội

độc lập của Burma từ một căn cứ của Nhật Bản. Khi Nhật xâm lược

Burma, Aung San và binh sỹ của ông cũng theo về nước. Không lâu sau,

họ chuyển mục tiêu từ đấu tranh chống sự đô hộ của người Anh sang

kháng chiến chống quân chiếm đóng Nhật và ủng hộ quân Đồng Minh

tái chiếm Burma. Sau cuộc chiến, ông dẫn đầu các cuộc thương thảo với

người Anh để dẫn đến nền độc lập cuối cùng. Aung San Suu Kyi có vẻ

như đã cảm nhận được sự cấp thiết phải nghiên cứu quá trình dẫn tới nền

độc lập của nhà nước Burma, và để hiểu những tư tưởng chi phối nền

chính trị. Trong một bài viết sắc sảo so sánh sự thực dân hóa ở Ấn và

226 | 351
Burma, bà đã chỉ ra những nét đặc thù trong di sản văn hóa

Burma. [5] Lịch sử là quan trọng. Chúng ta lựa chọn chúng ta là ai thông

qua việc lựa chọn truyền thống nào chúng ta sẽ thuộc về. Aung San Suu

Kyi tìm kiếm những nét mà bà nhìn nhận là các mặt tinh hoa nhất của di

sản dân tộc và văn hóa và gắn bó mình với chúng. Kiến thức uyên bác này

cùng với sự ý thức sâu sắc về bản sắc của mình là những sức mạnh không

thể khuất phục trong đấu tranh chính trị.

Sự kiện Aung San Suu Kyi quay trở lại Burma năm 1988, về danh

nghĩa, không liên quan đến tình hình chính trị mà do thân mẫu của bà

lâm trọng bệnh. Dầu vậy, sự bất ổn chính trị cũng vừa bắt đầu. Đã có

những cuộc biểu tình và đụng độ với cảnh sát và khoảng vài trăm người bị

thiệt mạng. Tình trạng bất ổn tiếp tục trong khi bà chăm sóc thân mẫu

đang trong tình trạng hấp hối. Đó là tình huống mà bà đã quyết tâm

tham gia tích cực vào cái mà bà gọi là “cuộc đấu tranh lần thứ hai cho độc

lập dân tộc”.

227 | 351
Chính thể quân sự lên nắm quyền ở Burma từ năm 1962. Tình trạng

hỗn loạn nổ ra năm 1988 là một phản ứng đối với sự đàn áp ngày càng

tăng. Trong mùa hè năm đó, vào thời điểm mà tình hình hết sức bấp

bênh, Aung San Suu Kyi can thiệp bằng một lá thư gửi tới chính phủ, đề

nghị thành lập một ủy ban tư vấn gồm các nhân vật độc lập có uy tín

nhằm dẫn dắt đất nước đi tới các cuộc tuyển cử đa đảng. Trong thư, bà

nhấn mạnh tầm quan trọng phải có kỷ luật và tránh sử dụng các biện pháp

bạo lực từ cả hai phía, và đề nghị thả các tù nhân chính trị. [6]

Vài ngày sau đó, bà có buổi nói chuyện với vài trăm ngàn người trước

cửa ngôi Chùa Shwedagon lớn tại Rangoon, nêu ra cương lĩnh chính trị

dựa trên các quyền con người, dân chủ và bất bạo động. Vào ngày 18

tháng Chín, sau một vài tuần lưỡng lự, các lực lượng quân sự phản ứng lại

bằng cách thắt chặt các hạn chế. Cái gọi là “Hội Đồng Tái Lập Trật Tự và

Luật Pháp Nhà Nước” (SLORC) ra đời, và thiết quân luật được áp dụng

mà theo đó các cuộc hội họp bị cấm và cá nhân có thể bị kết án không

qua xét xử.

228 | 351
Các chính đảng không bị cấm (có lẽ vì với việc cấm các cuộc hội họp,

họ cho rằng không cần phải làm thêm điều này). Một tuần sau sự ra đời

của SLORC, Aung San Suu Kyi và một số ít các thành viên của lực lượng

đối lập thành lập Liên Minh Dân Tộc vì Dân Chủ”, viết tắt là NLD. Bà

dấn bước, tham sự vào hoạt động chính trị mạnh mẽ, thách thức sự cấm

đoán hội họp và các khiêu khích quân sự và tổ chức các cuộc mít tinh

đông đảo trên toàn quốc. Một nét nổi bật trong chương trình chính trị là

sự lôi cuốn của bà đối với nhiều nhóm sắc tộc khác nhau trên cả nước mà

trước nay vẫn thường xung đột.

Chắc chắn vì uy tín cá nhân của bà mà chế độ phải ngần ngại lâu đến

như vậy, nhưng vào tháng 7 năm 1989, bà bị quản thúc tại gia. Tháng 5

năm 1990, các cuộc bầu cử được tổ chức, theo đó NLD đã thắng lớn với

hơn 80 phần trăm số ghế trong quốc hội. Mọi người đều đồng tình rằng

về cơ bản, đó là một chiến thắng của Aung San Suu Kyi.

Tại sao SLORC lại chấp nhận tuyển cử tự do? Có thể vì họ dự đoán

một kết quả rất khác, một kết quả mà bằng cách nào đó cung cấp cho họ
229 | 351
tính hợp hiến họ cần để duy trì quyền lực. Thế tiến thoái lưỡng nan của

một chế độ như vậy đã lộ rõ – bị sa vào bẫy của chính những dối lừa mà

họ tạo ra. Trong bất cứ trường hợp nào, họ từ chối công nhận kết quả bầu

cử. Cuộc bầu cử đã bị thủ tiêu trên thực tế. SLORC tiếp tục cầm quyền,

nhưng tính hợp hiến đã giảm đi. Mất tính hợp hiến thường được khỏa lấp

bởi việc gia tăng đàn áp. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã báo cáo các vi phạm

nghiêm trọng và liên tục về các quyền con người. [7] Ngày nay, chính

quyền Burma có vẻ như đã phát triển thành một trong những chính thể

đàn áp mạnh nhất trên toàn cầu.

Trong những thập kỷ gần đây, Ủy Ban Nobel Na Uy đã trao tặng một

số Giải Hòa Bình vinh danh những đóng góp vì quyền con người. [8] Việc

này được thực hiện dựa trên niềm tin rằng điều kiện tiên quyết cơ bản

nhất cho hòa bình là sự nhìn nhận quyền của mọi người được sống và

được tôn trọng. Một động cơ khác nằm ở nhận thức rằng, ở dạng cơ bản

nhất, quan niệm về các quyền con người không chỉ là ý tưởng Tây

Phương, mà chung cho tất cả các nền văn hóa chính. Cho phép tôi được

230 | 351
trích đọc một đoạn trong bài viết "Trong Cuộc Kiếm Tìm Dân Chủ" của

Aung San Suu Kyi:

Ở đâu không có công lý, ở đó không có hòa bình bền vững. …Luật

pháp công bằng nâng đỡ các quyền con người là những nền tảng cần thiết

của hòa bình và an ninh, điều này chỉ bị phủ nhận bởi những bộ óc đóng

kín, những kẻ cho rằng hòa bình là sự câm lặng của các lực lượng đối lập

và an ninh là phương tiện bảo đảm quyền lực của họ. Người Burma liên

tưởng hòa bình và an ninh với sự dịu mát và bóng râm:

Bóng râm của cây cỏ luôn dịu mát

Bóng râm của mẹ cha còn dịu mát hơn

Bóng râm của thầy còn dịu mát hơn nữa

Vẫn chưa bằng bóng râm của người cai trị

Nhưng mát dịu hơn cả là bóng râm của lời Phật dạy.

Vì vậy, để đem lại cho người dân sự dịu mát cần thiết của hòa bình và

an ninh, các nhà cai trị phải thấm nhuần lời dạy của Đức Phật. Tâm điểm
231 | 351
của những lời dạy này là quan niệm về sự thật, về lẽ phải và sự nhân ái.

Một chính phủ dựa trên những phẩm chất như thế là một chính phủ mà

người dân Burma tìm kiếm trong cuộc tranh đấu vì dân chủ. [9]

Đây không phải lần đầu tiên sự ngược đãi chính trị tại quê hương đã

ngăn cản Chủ Nhân Giải Hòa Bình đích thân tới nhận giải. Nó đã từng

xảy ra với Carl von Ossietzkyvào năm 1936, đau yếu trong một trại tập

trung của Hitler. [10] Nó cũng từng xảy ra với Andrei Sakharov và với Lech

Walesa. Ossietzky qua đời trước khi chế độ sụp đổ, nhưng Andrei

Sakharov và Lech Walesa đã nhìn thấy những công cuộc đấu tranh của họ

viên mãn. [11] Chúng ta hi vọng rằng Aung San Suu Kyi sẽ nhìn thấy cuộc

tranh đấu của bà lên ngôi trong thành công.

Tuy nhiên, chúng ta cũng đối mặt với một khả năng rằng đây không

phải là lần cuối cùng Chủ Nhân Giải Hòa Bình không thể tới tham dự.

Hãy để điều đó nhắc nhở chúng ta rằng trong một thế giới như thế giới

của chúng ta đang có đây, hòa bình và hòa hợp không thể đạt được một

lần và cho mãi mãi. Chúng ta không bao giờ được phép hạ thấp các tiêu
232 | 351
chuẩn của chúng ta. Ngược lại, một thế giới tốt đẹp hơn đòi hỏi ở chúng

ta sự tỉnh táo hơn nữa, can đảm hơn nữa, và khả năng hình thành trong

mỗi chúng ta sự “giản dị hết mực” như những gì Chủ Nhân Nobel của

năm nay đã nói. Điều này áp dụng với mỗi chúng ta với tư cách là những

cá nhân, và đặc biệt cần cho những người ở vị trí quyền lực và lãnh đạo.

Hãy tỏ ra can đảm và khiêm nhường – như Aung San Suu Kyi. Kết quả có

thể là một thế giới tốt đẹp hơn.

Nhóm Duy Tân Trẻ giữ bản quyền cho bản dịch tiếng Việt.

Chú thích

[1]
“Freedom from Fear” trong Freedom, pp. 180-185. Trích dẫn lời châm

ngôn thường được dẫn của Huân Tước Acton, “Quyền lực luôn có khuynh

hướng tha hóa và quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối”.

[2]
Năm 1988, mặc cho sự phản đối của nhà nước, Aung San Suu Kyi thực

hiện chuyến diễn thuyết khắp đất nước. Khi bà đang dạo bước cùng các

đồng sự trên một con phố, binh lính đã dàn hàng trước nhóm của bà và
233 | 351
đe dọa sẽ nổ súng nếu họ không dừng bước. Suu Kyi yêu cầu các đồng sự

của mình lùi ra và bà bước lên. Vào giây phút cuối cùng, người thiếu tá chỉ

huy đã hạ lệnh cho binh sĩ không khai hỏa. Bà sau đó đã giải thích, “Có

vẻ như sẽ đơn giản hơn nhiều khi đem đến cho họ một mục tiêu hơn là

đem tất cả những người khác vào”

[3]
Freedom, Lời giới thiệu, trang. xvii.

[4]
“My Father”, in Freedom, pp. 3-38. Lần đầu tiên xuất bản do

Queensland Press năm 1984 trong loạt bài về các Lãnh Đạo của Á Châu

dưới tên Aung San. Tái bản năm 1991 do Kiscadale, Edinburgh, với

tên Aung San of Burma: A Biographical Portrait by His Daughter.[Aung San

của Miến Ðiện: Chân dung Tiểu sử qua Con gái ông].

[5]
“Intellectual Life in Burma and India under Colonialism” [Ðời sống trí

thức ở Miến Ðiện và Ấn Ðộ trong thời Thuộc điạ], trong Freedom, pp.

82-139.

234 | 351
[6]
“The Formation of a People’s Consultative Committee” [Sự hình thành

một Ủy ban Cố vấn của Nhân dân], 15 Tháng Tám 1988, dịch bởi by Suu

Kyi, trong Freedom, trang. 192-197. Đề xướng chính trị đầu tiên của bà.

[7]
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 1977. Xem

Irwin Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980 [Các diễn văn Nobel

Hòa bình] (Singapore: World Scientific, 1997): 161-177. Ân Xá Quốc Tế

tổ mở chiến dịch tranh đấu gây áp lực bãi bỏ quản chế với Suu Kyi, một

“tù nhân lương tâm”.

[8]
Giải thưởng năm 1935 cho tù nhân trại tập trung Carl von Ossietzky có

thể được coi là giải thưởng nhân quyền sớm nhất. Những người nhận giải

sau này gồm Albert Lutuli (1960), Martin Luther King, Jr. (1964), René

Cassin (1968), Séan MacBride (1974), Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (1977),

Adolfo Pérez Esquivel (1980), Lech Walesa (1983), Desmond Tutu

(1984), Elie Wiesel (1986) và Dalai Lama thứ 14 (1989). Sau năm 1991,

gồm Rigoberta Menchú Tum (1982), và chủ nhân của năm 1996 từ Đông

Timor, José Ramos-Horta và giám mục Belo. Xem Abrams, The Nobel
235 | 351
Peace Prize and the Laureates (Boston: G.K. Hall), 3rd printing, 1990):

175-6 và phần giới thiệu về những người nhận giải này. Và những bài

giảng của các chủ nhân giải Nobel nhân quyền gần đây nhất trong

Abrams, ed., Nobel Lectures, Peace. 1971-1980, trích dẫn trong phần chú

trên, và tập dành cho năm 1981-1990.

[9]
Quest for Democracy”, trong Freedom, trang. 167-179, đặc biệt trang

177-178.

[10]
Chiến dịch quốc tế vận động trao giải cho Carl von Ossietzky đã khiến

ông được đưa ra khỏi trại tập trung và chuyển đến một bệnh viện tại

Berlin trước khi Ủy Ban Nobel Na Uy tuyên bố vào năm 1936 rằng ông

được nhận giải thưởng hoãn từ năm 1935. Chính quyền Phát xít từ chối

không cho ông tới Oslo tham dự lễ nhân giải. Xem Irwin Abrams, The

Nobel Peace Prizes, pp. 125-129; Abrams, “Carl von Ossietzky

Retrospective”, The Nobel Prize Annual 1989 (Boston: G.K. Hall, 1990):

12-23.

236 | 351
[11]
Từ Nobel Lectures, Peace 1991-1995, Editor Irwin Abrams, World

Scientific Publishing Co., Singapore, 1999.

Nguồn: Francis Sejersted. Nobel Hòa Bình 1991 (bản dịch của Lâm Yến).
Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4340&rb=0305>

237 | 351
BÀI CHÍN

TỰ DO KHỎI NỖI KHIẾP SỢ


Tác giả: Aung San Suu Kyi

Dịch giả: Lâm Yến

Tiểu Luận “Tự do khỏi nỗi khiếp sợ” của Aung San Suu Kyi lần đầu được phổ

biến để xuất bản với mục đích kỷ niệm Giải Thưởng Sakharov vì Tự Do Tư

Tưởng mà Nghị Viện Âu Châu trao tặng. Lễ trao giải diễn ra tại Strasbourg

vào ngày 10 tháng Sáu 1991 mà không có sự hiện diện của bà.

K
hông phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự

khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong

tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những

người đang nằm dưới tay quyền lực. Đại đa số người Miến quen thuộc với

bốn gati, bốn hình thức của tha hóa. Changda-gati (Tham), sự tha hóa bắt
238 | 351
nguồn từ lòng ham muốn, là sự từ bỏ chính đạo để tìm kiếm tặng vật bất

chính hay những thứ mình thèm khát. Dosa-gati (Sân) là việc đi vào lạc

đạo nhằm trừng phạt những người mà mình ghét bỏ, Moga-gati (Si) là sự

sai lầm do si đần. Nhưng có lẽ cái tồi tệ nhất trong bốn hình thức tha hóa

là Bhaya-gati (Úy), không phải chỉ vì bhaya (sự khiếp sợ) làm tê cứng và

dần phá hủy tất cả các cảm giác về đúng-sai, mà nó thường là nguồn cơn

của ba hình thức tha hóa còn lại. Giống như Tham, khi không bắt nguồn

từ tính hám lợi thuần túy thì có thể là sản phẩm của sự khiếp sợ cảnh

nghèo túng hoặc sợ làm phật lòng những người mình yêu quí, sự khiếp sợ

bị vượt qua, bị lăng nhục hoặc thương tổn theo cách nào đó có thể xô đẩy

con người đến những ác ý. Cũng khó có thể xua tan u mê trừ phi có tự do

theo đuổi chân lý và không bị trói buộc bởi sự khiếp sợ. Với quan hệ gần

gũi đến thế giữa sự khiếp sợ và tha hóa, không có gì phải ngạc nhiên là ở

bất kỳ xã hội nào, khi sự khiếp sợ lan tràn, tha hóa dưới mọi hình thức sẽ

bám rễ sâu trong lòng xã hội.

239 | 351
Việc công chúng không hài lòng với những khó khăn kinh tế vẫn được

nhìn nhận là nguyên nhân chính dẫn tới phong trào đòi dân chủ ở Miến,

được châm ngòi bởi những cuộc biểu tình của sinh viên năm 1988. Đúng

là nhiều năm với những chính sách thiếu ăn nhập, các giải pháp sai lạc của

chính quyền, lạm phát leo thang và thu nhập thực tế tụt giảm đã đưa đất

nước đến tình trạng khủng hoảng kinh tế. Nhưng không phải những khó

khăn trong việc nâng cao hơn mức sống - ở mức gần như không thể chấp

nhận được - là lý do duy nhất xói mòn lòng kiên trì của người dân vốn

đôn hậu và hiền lành, mà còn do sự lăng nhục bởi một lối sống bị biến

dạng bởi tha hóa và khiếp sợ.

Các sinh viên đã đấu tranh không phải thuần túy vì cái chết của các

đồng chí, mà còn chống lại sự phủ nhận quyền được sống của họ bởi

chính thể toàn trị - một chính thể đã tước đi sự hiện diện của lẽ phải và

không đem đến bất kỳ một hi vọng nào cho tương lai. Và vì các cuộc

tranh đấu của sinh viên đã truyền tải rõ ràng sự thất vọng của công chúng,

những cuộc biểu tình này lan nhanh thành một phong trào toàn quốc.

240 | 351
Một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho phong trào là các

doanh gia, những người đã hình thành những kỹ năng và quan hệ cần

thiết để không chỉ tồn tại mà còn giàu có trong hệ thống. Nhưng sự giàu

có không đem đến cho họ cảm nhận thực sự về an ninh và thành đạt, và

họ không thể không nhận thấy rằng nếu họ và đồng bào họ, bất kể địa vị

kinh tế, muốn có được một sự sinh tồn khả dĩ thì một bộ máy nhà nước

khả tín ít ra phải là điều kiện cần, nếu không phải là điều kiện đủ. Người

dân Miến đã lo ngại về tình trạng bấp bênh của kẻ nằm dưới sự trị vì của

người khác, khi mà thân phận họ “như nước trong bụm tay” của những kẻ

nắm quyền lực tối cao.

Chúng ta đẹp xanh như ngọc

Trên bụm tay người

Nhưng ôi, chúng ta cũng có khi là

Những vụn gương vỡ nát

Trên bụm tay người

241 | 351
Các vụn gương, những mảnh nhỏ nhất, óng ánh và sắc nhọn, có thể tự

bảo vệ mình khỏi những bàn tay muốn nghiền nát chúng là một biểu

trưng sống động của tinh thần can đảm, một phẩm chất cần thiết của

những người muốn giải phóng mình khỏi sự kìm kẹp của bạo quyền.

Bogyoke Aung San coi mình là một nhà giải phóng và không ngừng tìm

kiếm câu trả lời cho những trở ngại mà Miến Điện gặp phải trong thời

khắc thử thách của dân tộc. Ông hô hào đồng bào mình hãy can đảm hơn:

“Hãy đừng lệ thuộc vào lòng can đảm và tinh thần dũng cảm của người

khác, mỗi người trong các bạn hãy biết hi sinh để trở thành một anh

hùng và tạo dựng sự dũng cảm và can đảm của chính mình. Chỉ đến khi

đó chúng ta mới có thể cùng chung hưởng tự do thực sự”.

Nỗ lực cần thiết để tránh không bị tha hóa - trong một môi trường mà

sự khiếp sợ là một phần máu thịt của sự tồn tại hàng ngày - không tức

khắc rõ ràng với những người có may mắn sống trong những nhà nước có

sự hiện diện của pháp quyền (rule of law). Luật pháp công minh không

chỉ ngăn chặn sự tha hóa thông qua việc trừng phạt không thiên vị những

242 | 351
kẻ phạm pháp. Luật pháp còn giúp tạo dựng một xã hội mà trong đó mọi

người có thể thỏa mãn những yêu cầu căn bản-vốn thiết yếu cho việc bảo

tồn nhân phẩm con người mà không cần phải cầu viện đến những hành vi

tha hóa. Khi thiếu vắng luật pháp như thế, gánh nặng gìn giữ các nguyên

tắc của công lý và sự đoan chính chuyển sang vai những con người bình

thường. Chính hiệu ứng tích lũy những nỗ lực bền bỉ và sự nhẫn nại sẽ

thay đổi một dân tộc - nơi lý trí và lương tri bị bóp méo bởi sự khiếp sợ -

sang một xã hội mới- nơi luật pháp tồn tại là để đáp ứng khát vọng của

con người về sự hòa hợp và công lý, trong khi giúp ngăn chặn những tính

ác trong bản chất thiên bẩm của con người.

Trong một thời đại mà sự phát triển lớn lao của kỹ nghệ đã tạo ra

những vũ khí chết người-những thứ có thể được, và đang được, những kẻ

nắm quyền vô đạo dùng để thống trị kẻ yếu và không có khả năng tự vệ,

có một đòi hỏi cấp thiết về mối quan hệ gần gũi hơn giữa chính trị và đạo

đức, trên cả cấp độ dân tộc và quốc tế. Tuyên Ngôn Nhân Quyền Toàn

Cầu của Liên Hợp Quốc khẳng định rằng tất cả mọi người và mọi hợp

243 | 351
phần của xã hội phải đấu tranh nhằm thúc đẩy tự do và các quyền cơ bản

mà theo đó mọi người, bất kể chủng tộc, quốc gia và tôn giáo đều được

hưởng. Tuy nhiên, chừng nào còn tồn tại các chính quyền được thiết lập

dựa trên sự áp bức thay vì sự chấp thuận của công chúng, chừng nào còn

tồn tại các nhóm lợi ích chỉ biết đặt lợi ích trước mắt lên trên hòa bình và

thịnh vượng lâu dài, thì hành động phối hợp quốc tế bảo vệ và phát huy

quyền con người bất quá chỉ là một nửa cuộc đấu tranh. Vẫn sẽ có những

đấu trường nơi các nạn nhân của bạo quyền phải tự dựa vào những nội lực

của chính họ để bảo vệ các quyền bất khả nhượng với tư cách là những

thành viên của gia đình nhân loại.

Cuộc cách mạng rốt ráo là cuộc cách mạng trong tinh thần, được khai

sinh từ niềm tin trí tuệ về nhu cầu cần phải thay đổi các thái độ và các giá

trị - những thứ định hình tiến trình phát triển của một dân tộc. Một cuộc

cách mạng chỉ tập trung vào thay đổi các chính sách của nhà nước và các

thể chế, với mục tiêu cải thiện các điều kiện vật chất, sẽ chỉ có rất ít cơ

hội thành công thực sự.

244 | 351
Thiếu vắng cuộc cách mạng trong tinh thần, nguồn gốc tạo ra cái vô

đạo của trật tự cũ vẫn sẽ tiếp tục vận hành, gây ra một đe dọa thường trực

cho quá trình cải cách và phục hồi. Sẽ không đủ nếu chỉ cổ súy cho tự do,

dân chủ và các quyền con người. Cần có quyết tâm thống nhất nhằm duy

trì cuộc đấu tranh, chấp nhận hi sinh vì chân lý vững bền, chống lại các

ảnh hưởng tha hóa của lòng ham muốn, của ác ý, của si đần và sự khiếp

sợ.

Người ta từng nói rằng các vị Thánh là những tội nhân luôn cố gắng

[rửa sạch lỗi lầm của mình]. Vì thế, người tự do là những người bị áp bức

luôn cố gắng và trong quá trình đó, chuyển hóa mình để thích hợp với

việc gánh vác các trách nhiệm và gìn giữ các nguyên tắc cho một xã hội tự

do. Trong số những sự tự do cơ bản mà con người mong ước nhằm tạo

dựng một cuộc sống tràn đầy và không bị trói buộc, tự do khỏi khiếp sợ

nổi lên là một phương tiện, đồng thời là mục đích. Một dân tộc muốn xây

dựng một đất nước mà trong đó các thể chế dân chủ mạnh được xây dựng

bền vững như là một bảo đảm chống lại sự lạm quyền của nhà nước thì

245 | 351
trước hết phải học cách giải phóng tâm mình khỏi sự vô cảm và sự khiếp

sợ.

Luôn là một người thực hành những gì mình kêu gọi, bản thân Aung

San luôn chứng tỏ sự can đảm – không chỉ là những biểu hiện bên ngoài,

mà còn là sự can đảm cho phép ông nói lên sự thật, giữ lời, chấp nhận phê

bình, thừa nhận những lỗi lầm mình có và sửa chữa, tôn trọng đối lập,

hòa đàm với kẻ thù và để dân chúng vào vị trí quan tòa phán xét sự xứng

đáng của ông trong vai trò lãnh đạo. Chính vì sự dũng cảm đạo đức như

thế mà ông luôn được kính yêu ở Miến – không chỉ với tư cách là một

chiến binh anh hùng mà còn với tư cách là nguồn cảm hứng và lương tri

cho cả dân tộc. Những từ ngữ do Jawaharlal Nehru sử dụng khi nói về

Thánh Gandhi có thể áp dụng tốt trong trường hợp của Aung San:

“Tinh hoa trong các bài giảng của ngài là sự không khiếp sợ và sự thật,

cùng với các hành động thống nhất với hai yếu tố này [trong khi vẫn]

luôn quan tâm đến phúc lợi của đám đông”.

246 | 351
Gandhi, nhà truyền giáo vĩ đại của tư tưởng bất bạo động, và Aung San,

người sáng lập quân đội quốc gia, là hai người có tính cách rất khác nhau,

nhưng cũng giống như có sự tương đồng hiển nhiên trong những thách

thức của chế độ toàn trị ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, thì cũng có những

tương đồng trong các phẩm chất vốn có ở những người đứng lên đối mặt

với những thách thức ấy. Nehru, người nhìn nhận việc lan truyền lòng can

đảm trong dân chúng Ấn là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của

Gandhi, là một nhà chính trị canh tân, nhưng khi ông tiếp cận với các đòi

hỏi của phong trào đòi độc lập trong thế kỉ hai mươi, ông đã nhận thấy là

mình quay trở về với triết học cổ điển Ấn: “Món quà lớn nhất cho một cá

nhân hay một dân tộc… là Abhaya, không khiếp sợ, không thuần túy là sự

can đảm bề ngoài, mà còn là sự vắng bóng sự khiếp sợ trong tâm”.

Sự can đảm có thể là một món quà, nhưng có lẽ còn quý giá hơn nếu

can đảm được khơi lên từ sự nỗ lực, thứ can đảm đến từ việc gieo trồng

thói quen không để sự khiếp sợ kiểm soát hành vi của mình, thứ can đảm

247 | 351
có thể được miêu tả bằng “tự tại trước áp lực” – sự tự tại được làm mới

liên tục ngay khi đối mặt với những áp lực căng thẳng và dai dẳng.

Trong một hệ thống chính trị luôn chối bỏ sự tồn tại của các quyền

con người cơ bản, sự khiếp sợ có vẻ như là thuộc tính nổi bật. Sợ tù đày,

sợ tra tấn, sợ cái chết, sợ bị mất đi những bạn bè, gia đình, tài sản hay

phương tiện sống, sợ đói nghèo, cô lập, trước thất bại. Hình thức quỷ

quyệt nhất của sự khiếp sợ là hình thức ngụy trang dưới mặt nạ common

sense (lẽ thường) hoặc thậm chí là sự thông thái, kết án những hành vi can

đảm bé nhỏ thường nhật – những hành vi giúp bảo toàn niềm tự trọng và

phẩm giá ẩn chứa trong mỗi con người – là [những hành vi] ngu ngốc,

khinh suất, không đáng giá hoặc vô ích. Không dễ dàng để quần chúng

đang khiếp sợ dưới sự cai trị hà khắc hiểu rằng họ có thể tự giải thoát

mình khỏi bầu khí độc của sự khiếp sợ hãi đang làm họ kiệt sức. Ấy thế

mà ngay cả khi dưới sự đàn áp của những bộ máy cai trị hà khắc nhất, tinh

thần can đảm vẫn trỗi dậy hết lần này qua lần khác, vì sự khiếp sợ không

phải là trạng thái tinh thần tự nhiên của một người văn minh.

248 | 351
Suối nguồn của lòng can đảm và sự vững vàng trước bạo quyền vô hạn

độ thường là lòng tin son sắt vào các giá trị đạo đức thiêng liêng kết hợp

với sự hiểu biết lịch sử rằng dù cho mọi khó khăn, lịch sử loài người được

đặt trên một lộ trình duy nhất là sự tiến bộ cả về tinh thần lẫn vật chất.

Chính khả năng tự cải biến và sửa sai là yếu tố quan trọng nhất phân biệt

con người với con vật. Cội rễ của trách nhiệm người là khái niệm hoàn

mỹ, sự khao khát đạt được nó, sự thông tuệ để tìm đường đến với nó, và

sự sẵn lòng đi theo con đường đó cho tới đích cuối cùng, hoặc ít ra cũng

đi được khoảng cách cần thiết để vượt lên trên các giới hạn cá nhân và các

trở ngại của môi trường. Chính viễn kiến của con người về thế giới tương

thích với nhân tính duy lý và văn minh đã dẫn chúng ta đến chỗ dám chịu

đựng mất mát để xây dựng các xã hội tự do khỏi đói nghèo và khiếp sợ.

Các khái niệm như sự thực, công lý và lòng trắc ẩn không thể bị loại trừ vì

lặp đi lặp lại quá nhiều trong khi chúng thường là những bức tường thành

duy nhất hiên ngang chống lại bạo quyền.

249 | 351
Nguồn: Aung San Suu Kyi. Tự do khỏi nỗi khiếp sợ (bản dịch của Lâm
Yến). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4349&rb=0402>

250 | 351
BÀI MƯỜI

GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH 1989


Tác giả: Egil Aarvik

Dịch giả: Lâm Yến

G
iải Nobel Hoà bình là một trong sáu giải thưởng mang tên Alfred

Nobel được trao tặng trong ngày hôm nay. Năm trong số đó được

trao tại Stockholm. Ủy ban Nobel Na Uy muốn nhân dịp này gửi lời chúc

mừng các vị chủ nhân giải được vinh danh tại thủ đô Thụy Điển hôm nay.

Lễ trao giải năm nay cũng là một dịp tưởng thưởng đặc biệt cho chúng ta,

những người Na Uy, vì một trong số người nhận là người Na Uy, giáo sư

Trygve Haavelmo, người đã đoạt Giải Nobel về Kinh tế học. Chúng ta hân

hoan chúc mừng ông vì vinh dự này.

251 | 351
Giải Nobel Hoà bình năm nay được trao cho H.H. Dalai Lama, trước

hết vì sự phản đối bền bỉ của ngài đối với việc sử dụng vũ lực trong cuộc

đấu tranh dành tự do cho dân chúng Tây Tạng.

Từ năm 1959, Dalai Lama, cùng với vài trăm ngàn đồng bào của ngài,

đã sinh sống trong một cộng đồng tỵ nạn có tổ chức ở Ấn Độ. Hẳn nhiên

đây không phải là cộng đồng tỵ nạn đầu tiên trên thế giới, nhưng đây thực

sự là cộng đồng đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã không tổ chức phong

trào giải phóng quân sự. Chính sách bất bạo động này đặc biệt gây ấn

tượng khi được xem xét cùng với những khổ nạn mà dân tộc Tây Tạng

phải gánh chịu dưới ách thống trị của nước ngoài. Phản ứng của Dalai

Lama luôn là đề đạt một giải pháp hòa bình, mà theo đó sẽ đáp ứng rất

nhiều những lợi ích của Trung Quốc. Sẽ khó chỉ ra một ví dụ lịch sử về

đấu tranh của một dân tộc thiểu số nào khác mà trong đó thái độ hòa giải

với kẻ thù lại được chấp nhận nhiều như trong trường hợp của Dalai

Lama. Sẽ là tự nhiên khi ta muốn so sánh ngài với Thánh nhân Gandhi,

một trong những người cổ vũ mạnh mẽ nhất cho hòa bình trong thế kỷ

252 | 351
này, và Dalai Lama muốn coi mình là một trong những người kế tục

Gandhi. Người ta đôi khi tự hỏi tại sao bản thân Gandhi lại không được

trao thưởng Giải Nobel Hòa bình. Ủy ban Nobel hiện nay cũng chia sẻ nỗi

ngạc nhiên đó, và xem Giải Nobel Hòa bình năm nay một phần dành để

tưởng nhớ Thánh nhân Gandhi. Chủ nhân năm nay của giải còn có thể kỷ

niệm một sự kiện đặc biệt khác, vì nay đã là 50 năm kể từ khi ngài được

thành kính tấn phong ngôi vị Dalai Lama thứ 14 của dân tộc Tây Tạng,

khi ngài mới chỉ vừa 4 tuổi. Theo đuổi quá trình chọn lựa dẫn đến việc

chọn ra ngài, sẽ kèm theo việc buộc phải xâm phạm vào cái mà, theo

người Tây phương, là terra incognita (lĩnh vực chưa được nhận thức), nơi

tín ngưỡng, ý niệm và hành động tồn tại trong một chiều tồn tại mà chúng

tôi không biết hoặc đơn giản là đã quên.

Theo truyền thống của Đạo Phật, mỗi vị Dalai Lama mới là hiện thân

của người tiền nhiệm của mình, và khi vị Dalai Lama thứ 13 qua đời năm

1933, một cuộc kiếm tìm lập tức được thực hiện nhằm tìm ra hiện thân

của ngài. Người ta đã tham vấn các vị tiên tri và các Lạt-ma uyên bác, và

253 | 351
đã quan sát các dấu hiệu. Các đám mây có hình thù kỳ lạ cuốn trôi trên

các thiên đường, người chết được đặt theo tư thế Phật, quay mặt về hướng

nam, hai ngày sau được tìm thấy đang quay mặt về hướng đông. Điều đó

minh định rằng cuộc tìm kiếm phải được thực hiện ở phía đông, và đoàn

người bắt đầu khởi hành, đầu tiên là tới một trong các hồ thiêng của Tây

Tạng, nơi tương lai có thể được hé lộ trên mặt nước, một tu viện được xác

định, kèm theo đó là một ngôi nhà với mái lợp màu lam. Đoàn người tiếp

bước và họ tìm thấy tu viện, sau đó là ngôi nhà trong làng của người

Takster ở Đông Tây Tạng. Đó là nhà của một chủ trại nhỏ và gia đình

ông, và người ta hỏi ông xem họ có đứa con nào không. Họ có một con

nhỏ 2 tuổi tên là Tenzin Gyatso. Hàng loạt các hành vi không thể giảng

nghĩa được của đứa nhỏ đã thuyết phục đoàn người rằng họ đã kết thúc

cuộc hành trình và rằng vị Dalai Lama thứ 14 đã được tìm ra.

Cũng giống như nhiều chuyện khác trong lĩnh vực tôn giáo, đây không

phải là thứ chúng ta buộc phải thấu hiểu bằng lý tính: chúng ta đối mặt

với một hiện tượng thuộc về một hiện thực khác với hiện thực của chúng

254 | 351
ta, và vì thế, không nên phản ứng với nó bằng một nỗ lực giải thích duy

lý, mà phải bằng sự kinh ngạc tôn kính.

Trong suốt lịch sử của mình, Tây Tạng luôn là một đất nước đóng kín,

với rất ít quan hệ với thế giới bên ngoài. Điều này đúng ngay cả trong thời

hiện đại và có lẽ đó là lí do tại sao các lãnh tụ của Tây Tạng đã không

nhận ra một sự thừa nhận pháp lý chính thức về Tây Tạng như một nhà

nước tự trị là rất quan trọng. Đến lượt nó, điều này lại có thể là một trong

các lý do tại sao thế giới bên ngoài không cảm nhận được trách nhiệm

phải giúp đỡ Tây Tạng, khi đất nước này vào năm 1950 và các năm sau đó,

dần dần bị đô hộ bởi Trung Quốc-đất nước mà ngược lại với người Tây

Tạng- tuyên bố rằng Tây Tạng luôn là một phần của Trung Quốc. Bằng

việc xâm lược của mình, Trung Quốc đã, theo kết luận của Ủy ban Luật

gia Quốc tế, phạm vào “tội ác nguy hiểm nhất mà một cá nhân hay một

quốc gia có thể phạm phải, đó là, cố ý hủy diệt cả một dân tộc”.

Trong lúc đó, Tenzin Gyatso đã được 16 tuổi, và trong tình hình hiểm

nguy như vậy đang đặt ra, ngài đã bắt buộc phải đóng vai trò lãnh tụ chính
255 | 351
trị của dân tộc mình. Trước đó, đất nước ngài vẫn được cai trị bởi các

quan nhiếp chính nhân danh ngài. Ngài phải thu hồi lại quyền lực gắn với

danh hiệu Dalai Lama, một đứa trẻ ở tuổi 16, không có kinh nghiệm

chính trị, và không được hưởng sự giáo dục nào khác ngoài kiến thức Phật

giáo, cái mà ngài đã hấp thu qua nhiều năm tháng dưỡng dục. Cuốn tự

truyện Cuộc đời tôi và Dân tộc tôi đã cho chúng ta thấy một cách sinh

động quá trình tu tập của ngài dưới sự chỉ dẫn của các vị Lạt-ma Tây

Tạng, và ngài khẳng định rằng những gì ngài được học không phải là sự

chuẩn bị cho nghề nghiệp được định sẵn của ngài, nhất là không phải cho

phần chính trị trong nghề nghiệp đó. Trên nền tảng Phật học, hiện nay

ngài đã hình thành chính sách bất bạo động và dùng nó làm công cụ đấu

tranh với những kẻ xâm lược Trung Quốc. Là một tu sĩ Phật giáo, trách

nhiệm của ngài là không bao giờ gây hại cho một sinh linh nào, mà luôn

có tình thương đối với mọi loài. Có lẽ không cần phải ngạc nhiên gì về

việc những người quá gắn bó với cái họ gọi là thế giới hiện thực cần phải

256 | 351
xem xét triết lý của ngài một cách khác hẳn với những tính toán thông

thường về chiến lược quân sự.

Hẳn nhiên là chính sách bất bạo động cũng dựa trên những tính toán

thực dụng: một dân tộc với khoảng 6 triệu linh hồn, không có một lực

lượng quân sự nào, phải đối chọi với một trong những siêu cường quân sự

thế giới. Trong tình huống như thế, cách tiếp cận bất bạo động, theo

Dalai Lama, là cách thực tế duy nhất.

Theo cách này, ngài đã có nhiều nỗ lực trong suốt những năm 1950

nhằm thương thuyết với người Trung Quốc. Mục đích của ngài là đạt đến

một giải pháp cho cuộc xung đột theo hướng có thể chấp nhận được cho

cả hai bên, dựa trên việc tôn trọng và cùng chịu đựng lẫn nhau. Để đạt

được điều này, ngài đã sử dụng toàn bộ quyền lực của một Dalai Lama để

ngăn chặn việc sử dụng bất kì hình thức vũ lực nào từ phía người Tây

Tạng; và quyền lực của ngài tỏ ra có tính quy định, vì với tư cách là một

Dalai Lama, theo tín ngưỡng của Phật giáo, không chỉ là một lãnh đạo

theo nghĩa tầm thường: ngài là biểu tượng cho cả một dân tộc. Chính bản
257 | 351
thân ngài được thấm đẫm những phẩm chất của thánh thần. Sự thấm đẫm

này hiển nhiên là nguyên nhân lý giải tại sao thần dân của ngài, mặc cho

bị sỉ nhục và khiêu khích đến tột độ, vẫn giữ được một mức tuân phục cao

như vậy với ý nguyện của ngài và kiềm chế không sử dụng bạo lực.

Từ nơi tị nạn của ngài tại Ấn Độ, Dalai Lama đang tiến hành cuộc đấu

tranh phi vũ trang cho dân tộc ngài với một sự kiên nhẫn không mệt mỏi.

Ngài có đầy đủ quyền hợp lý để đặt tên cuốn tự truyện của ngài là Cuộc

đời tôi và Dân tộc tôi, vì cuộc sống của người Tây Tạng thực tế cũng là

cuộc sống của ngài. Nhưng sự ủng hộ chính trị từ thế giới bên ngoài vẫn

thiếu vắng trong khi cần phải có mặt, ngoại trừ một vài nghị quyết chẳng

có chút hiệu lực nào của UN vào những năm 1961 và 1965. Trong suốt

những năm của thập kỷ 1960, 1970, Dalai Lama bị coi là một nhân vật

bệnh hoạn của quá khứ xa xôi: các triết lý tuyệt đẹp và đầy ý nghĩa của

ngài về hòa bình, rất không may, lại không có chỗ đáp ứng trong thế giới

[hiện đại-ND].

258 | 351
Nhưng trong dòng chảy lịch sử những năm 1980, mọi chuyện đã có

chuyển biến sâu sắc. Có nhiều lý do cho sự chuyển biến này. Những gì đã

và đang diễn ra ở Tây Tạng đã được nhiều người biết tới, và cộng đồng các

dân tộc đã bắt đầu cảm nhận được trách nhiệm chung cho tương lai của

người Tây Tạng. Rằng nỗi gian nan và khổ cực mà họ phải gánh chịu đã

không đánh bại được tinh thần của người Tây Tạng là một lý do khác;

ngược lại, cảm nhận của họ về niềm tự hào và bản sắc dân tộc, cùng với

quyết tâm tồn tại của họ đã được củng cố, và biểu hiện qua những cuộc

biểu tình khổng lồ. Ngay tại đây, cũng như ở các phần khác của thế giới,

người ta ngày càng hiểu rõ rằng các vấn đề không thể được giải quyết

thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự tàn bạo để nghiền nát các cuộc

biểu tình. Ở Tây Tạng, cũng như các nơi khác, xung đột phải được giải

quyết bằng chính trị thông qua con đường đàm phán trung thực.

Chính sách đàm phán của Dalai Lama đã nhận được sự hậu thuẫn của

nhiều quốc hội ở các nước, và của một số tổ chức quốc tế, ví dụ như

Thượng nghị viện Hoa Kỳ, Bundestag (Hạ viện) Tây Đức, Nghị viện Châu

259 | 351
Âu, 86 nghị sĩ Australia, Hạ viện Mỹ, Quốc hội Thụy Sỹ. Chúng ta cũng

không được quên rằng Dalai Lama cũng là người nhận hàng loạt các giải

thưởng và sự tôn vinh của quốc tế cho hoạt động của ngài và ủng hộ sự

nghiệp của ngài. Có vẻ như hiện nay mọi chuyện đang đi đúng hướng, và

những gì đạt được về mặt này hoàn toàn thuộc về chính sách nhất quán

của Dalai Lama về bất bạo động.

Vì những lý do hoàn toàn dễ hiểu, chính sách bất bạo động thường

được nhắc tới như là một yếu tố tiêu cực, như thể là một thất bại trong

việc thiết lập một chính sách tốt, như một sự thiếu vắng các sáng kiến và

một khuynh hướng lẩn trốn vấn đề và chấp nhận thái độ thụ động.

Nhưng nó không phải vậy: chính sách bất bạo động là một chiến lược đấu

tranh được suy tính kỹ lưỡng ở tầm cao, nó đòi hỏi một hành vi chuyên

tâm và đầy mục đích, và là hành vi không viện đến việc sử dụng bạo lực.

Người chấp nhận chiến lược này hoàn toàn không phải là người chùn

bước: họ thể hiện sự dũng cảm đạo đức, mà khi được nói ra và được thực

hiện, sẽ vượt xa [sự dũng cảm, nếu có, của] những kẻ viện đến nòng súng.

260 | 351
Chính là sự dũng cảm này, cùng với mức độ kỷ luật tự giác phi thường, đã

được thể hiện trong thái độ của Dalai Lama. Chính sách bất bạo động của

ngài cũng được tính toán và quyết định một cách kỹ lưỡng. Như ngài đã

từng nói vào hồi tháng Tư năm ngoái, sau sự cố lực lượng quân đội xả

súng bắn vào một cuộc tuần hành hoà bình tại Lhasa: “Như tôi đã từng

giải thích nhiều lần, bất bạo động đối với chúng ta là con đường duy nhất.

Khá rõ ràng là trong trường hợp của chúng ta, bạo động cũng có nghĩa là

tự sát. Vì lý do này, dù chúng ta có muốn hay không, bất bạo động vẫn là

con đường duy nhất, và là con đường đúng đắn. Cái chúng ta cần là kiên

nhẫn hơn và kiên định hơn”.

Năm 1987, Dalai Lama đệ trình kế hoạch hòa bình cho Tây Tạng. Nội

dung chính của nó là đòi cấp cho Tây Tạng quy chế “vùng hòa bình”

giống như những gì đã được đề xuất cho Nepal, một đề xuất mà Trung

Quốc trên thực tế đã công nhận. Kế hoạch này cũng tiên liệu chấm dứt

việc di cư của người Trung Quốc tới Tây Tạng. Quá trình di cư này đã

được tiến hành với quy mô lớn tới mức người Tây Tạng gặp phải nguy cơ

261 | 351
trở thành thiểu số ngay trên đất nước mình. Thú vị không kém là kế

hoạch này cũng đề cập đến các giải pháp bảo tồn môi trường tự nhiên độc

đáo của Tây Tạng. Các hoạt động khai thác gỗ quy mô lớn trong các cánh

rừng dọc các sườn núi của dãy Himalayas đã dẫn tới tình trạng xói mòn

đất thảm khốc, và là một trong những nguyên nhân dẫn tới thảm họa

lương thực cho người Ấn Độ và Bangladesh. Kế hoạch hòa bình không

khởi xướng được một cuộc đàm phán nào với Trung Quốc, mặc dù sự

khác biệt giữa hai bên không đặc biệt sâu sắc.

Thiện ý muốn thỏa hiệp của Dalai Lama còn được thể hiện đặc biệt rõ

trong bài phát biểu của ngài trước Nghị viện Âu châu vào ngày 15 tháng

Năm năm ngoái, nơi ngài đã tuyên bố sẵn sàng từ bỏ yêu sách đòi độc lập

hoàn toàn cho Tây Tạng. Ngài thừa nhận rằng Trung Quốc, với tư cách là

một siêu cường châu Á, có những lợi ích chiến lược ở Tây Tạng, và đã

chuẩn bị để chấp nhận sự hiện diện quân sự của Trung Quốc với bất kỳ cơ

số nào cho đến khi kế hoạch hòa bình khu vực có thể được chấp thuận.

Ngài cũng bày tỏ tâm nguyện trao cho Trung Quốc quyền thực hành

262 | 351
chính sách ngoại giao và quốc phòng. Đổi lại, người Tây Tạng phải được

hưởng trọn vẹn quyền tự trị nội bộ. Trong các nỗ lực thúc đẩy hòa bình,

Dalai Lama đã chỉ ra rằng những gì ngài muốn đạt được không phải là

quyền lực dựa trên sự trả giá của người khác. Ngài đòi hỏi cho thần dân

của mình không nhiều hơn những gì mà những người khác - hẳn nhiên

phải kể cả người Trung Quốc - thừa nhận như là những quyền con người

căn bản. Trong một thế giới nơi nghi kỵ và hằn thù từ lâu đã là đặc trưng

trong quan hệ giữa các dân tộc và quốc gia, và nơi chính sách duy nhất

mang tính thực tế vẫn là dựa vào sử dụng sức mạnh, một tuyên thệ về đức

tin đang xuất hiện. Đó là: giải pháp thiếu hiện thực nhất trong tất cả các

giải pháp cho vấn đề xung đột là việc sử dụng bạo lực thường xuyên. Vũ

khí hiện đại trên thực tế đã loại bỏ những giải pháp như thế.

Thế giới đã co bé lại. Các dân tộc và quốc gia ngày càng trở nên phụ

thuộc lẫn nhau. Không ai còn có thể chỉ chạy theo lợi ích vị kỷ. Vì thế,

bắt buộc chúng ta phải chấp nhận trách nhiệm chung về tất cả các vấn đề

kinh tế, chính trị, và sinh thái.

263 | 351
Trong cách nhìn này, ngày càng ít người dám quay lưng lại với triết lý

của Dalai Lama và coi đó là không tưởng: ngược lại, người ta ngày càng

cảm thấy đúng khi nói rằng cuốn phúc âm về bất bạo động của ngài thực

sự là bám rễ trong hiện thực, và là hi vọng to lớn nhất cho tương lai. Và

nó không chỉ áp dụng cho Tây Tạng mà còn cho bất cứ cuộc xung đột

nào khác. Niềm hi vọng tương lai của hàng triệu người bị đàn áp ngày

hôm nay được kết nối để trở thành đoàn hùng binh không sử dụng vũ

khí, vì tâm nguyện của họ sẽ chiến thắng và dành lấy hòa bình: hơn thế,

sự công bằng trong các đòi hỏi của họ đã trở nên quá rõ ràng và sức mạnh

bình thường của cuộc đấu tranh ấy đã trở nên bất khuất tới mức việc sử

dụng vũ lực cùng lắm chỉ tạm dừng bước họ trong chốc lát mà thôi.

Bằng việc trao thưởng Giải Nobel Hòa bình cho Dalai Lama, chúng ta

khẳng định sự ủng hộ không mệt mỏi của chúng ta cho công việc vì hòa

bình của ngài, và cho quần chúng phi vũ trang ở nhiều nơi đang tuần

hành vì tự do, hòa bình và phẩm giá con người.

Duy Tân Trẻ giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt.
264 | 351
Nguồn: Egil Aarvik. Giải Nobel Hoà Bình 1989 (bản dịch của Lâm Yến).
Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4612&rb=0305>

265 | 351
BÀI MƯỜI MỘT

BÀI GIẢNG TẠI LỄ TRAO GIẢI NOBEL, NGÀY 11


THÁNG MƯỜI MỘT, 1989
Tác giả: Dalai Lama

Dịch giả: Khải Minh

Thưa các anh chị em,

Thật vinh dự và hạnh phúc được cùng các bạn ngày hôm nay. Tôi vô cùng

vui sướng được gặp lại bao nhiêu người bạn cũ, những người đã đến từ

mọi chân trời, và được làm quen với những người bạn mới, những người

tôi hi vọng sẽ được gặp lại trong tương lai. Khi tôi gặp mọi người từ khắp

mọi vùng của thế giới, tôi luôn được nhắc nhở rằng chúng ta về căn bản là

giống nhau: chúng ta đều là con người. Có thể chúng ta có trang phục

khác nhau, màu da khác nhau, hay nói không cùng thứ tiếng. Đó là bề

mặt. Nhưng cơ bản, chúng ta cùng là con người như nhau. Đó là cái kết

266 | 351
nối chúng ta lại với nhau. Đó chính là cái làm cho chúng ta có thể hiểu

nhau và cùng xây dựng tình bạn và sự gần gũi.

Khi nghĩ về những gì tôi có thể nói trong ngày hôm nay, tôi quyết định

chia sẻ với các bạn những suy nghĩ của tôi về những vấn đề chung mà tất

cả chúng ta đều phải đối diện, những thành viên của gia đình nhân loại.

Bởi vì chúng ta cùng chia sẻ cái tinh cầu trái đất nhỏ bé này, chúng ta

phải học cách sống trong hòa bình, đồng điệu với nhau và với thiên nhiên.

Đó chẳng phải chỉ là một giấc mơ, mà còn là một điều cần thiết. Chúng

ta phụ thuộc vào nhau về nhiều mặt, chúng ta không còn có thể sống

trong những cộng đồng tách biệt và phớt lờ những gì đang xảy ra bên

ngoài cộng đồng đó, và chúng ta phải chia sẻ những vận may mà chúng ta

đang vui hưởng. Tôi nói với các bạn chỉ với tư cách là một con người; như

là một nhà sư đơn giản. Nếu bạn thấy điều tôi nói hữu ích, tôi mong các

bạn cố gắng thực hành nó.

Trong ngày này, tôi cũng muốn chia sẻ với bạn những cảm nhận của tôi

về hoàn cảnh khốn khó và những niềm cảm hứng của người Tây Tạng.
267 | 351
Giải Nobel Hòa bình là một giải thưởng mà họ xứng đáng được hưởng vì

lòng dũng cảm và nghị lực vô song của họ trong suốt bốn mươi năm dưới

ách đô hộ của nước ngoài. Với tư cách là một người phát ngôn tự do cho

những người đàn ông, đàn bà đang bị giam cầm, tôi cảm thấy rằng thay

mặt họ là bổn phận của tôi. Tôi nói lên, không với cảm giác giận dữ hay

thù hận với những người phải chịu trách nhiệm về những đau khổ to lớn

mà nhân dân tôi phải chịu, và sự tàn phá đất đai, nhà cửa và văn hóa. Họ

cũng là con người, những người cũng tìm kiếm hạnh phúc và xứng đáng

hưởng sự thông cảm của chúng ta. Tôi nói lên để báo cho các bạn biết về

hoàn cảnh đau buồn trên đất nước tôi ngày hôm nay, và về những nguồn

cảm hứng của đồng bào tôi, bởi vì trong cuộc đấu tranh của chúng tôi, sự

thật là vũ khí duy nhất mà chúng tôi sở hữu.

Việc giác ngộ rằng tất cả chúng ta đều là những người như nhau, đều

tìm kiếm hạnh phúc và cố gắng tránh khổ đau, là rất có ích trong việc xây

dựng một cảm nhận về tình anh em, chị em; một cảm nhận ấm áp về tình

yêu và sự cảm thông với người khác. Điều này, đến lượt nó, lại là cơ bản,

268 | 351
nếu chúng ta muốn tồn tại trong thế giới ngày càng hẹp lại mà chúng ta

đang sống. Bởi vì nếu chúng ta chỉ theo đuổi những gì mà chúng ta tin là

có lợi nhất cho mình một cách ích kỉ, thì kết cục, chúng ta có thể không

chỉ làm hại người khác, mà còn làm hại chính mình. Sự thật đó đã trở nên

rất sáng tỏ trong thế kỉ này. Ví dụ, chúng ta biết rằng phát động một cuộc

chiến tranh hạt nhân ngày hôm nay là một hình thức tự sát; hoặc là, bằng

việc làm ô nhiễm không khí hay các đại dương, để giành lấy vài mối lợi

trước mắt, chúng ta đang phá hủy cơ sở cho sự tồn tại của chính mình.

Với tư cách là những mối liên thuộc, vì thế, chúng ta không còn lựa chọn

nào khác là phát triển cái mà tôi gọi là một cảm nhận về trách nhiệm toàn

cầu.

Ngày nay, chúng ta thực sự là một gia đình toàn cầu. Một sự kiện xảy ra

ở một phần nào đó của thế giới có thể tác động đến tất cả chúng ta. Điều

này, tất nhiên, không chỉ đúng với những điều tiêu cực, mà cũng đúng với

cả những phát triển tích cực. Chúng ta không chỉ biết những chuyện xảy

ra ở nơi khác, nhờ công nghệ viễn thông hiện đại. Chúng ta còn bị tác

269 | 351
động bởi những sự kiện xảy ra rất xa ta. Chúng ta thấy buồn khi trẻ em

đang chết đói ở Đông Phi. Cũng như thế, chúng ta cảm thấy vui sướng

khi một gia đình được đoàn tụ sau nhiều thập kỉ phân chia bởi Bức tường

Berlin. Mùa màng và gia súc của chúng ta bị đe dọa khi một tai nạn hạt

nhân xảy ra hàng trăm dặm ở một nước khác. An ninh của chính chúng ta

được tăng cường khi hòa bình được lập lại giữa những bên tham chiến ở

những lục địa khác.

Nhưng dù chiến tranh hay hòa bình; sự hủy diệt hay bảo vệ tự nhiên;

sự vi phạm hay thúc đẩy quyền con người và tự do dân chủ; sự thiếu các

giá trị đạo đức và tâm linh, hay sự hiện diện của chúng; và sự đứt gãy hay

sự phát triển những hiểu biết giữa người với người, không phải là những

hiện tượng biệt lập có thể luôn được phân tích và giải quyết độc lập với

những vấn đề khác. Trên thực tế, chúng rất gắn bó với nhau ở mọi tầng

mức, và phải tiếp cận chúng với nhận thức [về sự gắn bó] này.

Hòa bình, theo nghĩa không còn chiến tranh, có rất ít giá trị cho một

người đang chết vì đói hay lạnh. Nó sẽ không thể xoa dịu sự đau đớn về
270 | 351
thể xác của những nhục hình áp dụng với một tù nhân lương tâm. Nó

cũng chẳng thể giải nỗi phiền muộn của một người mất những đứa con vì

lụt lội do sự phá rừng bất cẩn ở nước láng giềng. Hòa bình chỉ có thể tồn

tại khi quyền con người được tôn trọng, khi con người đủ ăn, và khi các cá

nhân và các dân tộc được tự do. Hòa bình thực sự với chính mình và với

thế giới xung quanh chúng ta chỉ có thể giành được thông qua việc xây

đắp hòa bình trong tâm hồn. Những hiện tượng nói trên đây cũng liên

thuộc theo lối tương tự. Vì thế, ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng một môi

trường trong sạch, thịnh vượng hay dân chủ có rất ít giá trị trước chiến

tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, và rằng sự phát triển vật chất

không đủ để đảm bảo hạnh phúc của con người.

Tiến bộ về vật chất hiển nhiên là quan trọng cho sự thăng tiến của con

người. Ở Tây Tạng, chúng tôi đã dành quá ít quan tâm cho những phát

triển về kinh tế và công nghệ, và ngày nay chúng tôi hiểu rằng đây là một

sai lầm. Cùng lúc đó, những phát triển về vật chất mà không có phát triển

về tinh thần cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Ở nhiều quốc

271 | 351
gia, người ta quan tâm quá nhiều đến ngoại vật và sự phát triển nội tâm

không được chú ý. Tôi tin rằng cả hai đều quan trọng và phải phát triển

bên cạnh nhau để đạt được cân bằng giữa chúng. Người Tây Tạng luôn

được các du khách mô tả là những người vui sống và hạnh phúc. Đây là

một phần đặc tính dân tộc chúng tôi, được tạo thành bởi các giá trị văn

hóa và tôn giáo, vốn nhấn mạnh đến sự bình yên trong tâm hồn qua việc

tạo ra tình yêu và lòng nhân với những loài hữu tình khác, cả con người và

động vật. Bình yên trong tâm hồn chính là chìa khóa: nếu bạn có bình

yên trong tâm hồn, các vấn đề ngoại cảnh sẽ không tác động đến cảm

nhận sâu sắc của bạn về an lạc. Trong trạng thái đó bạn có thể đối phó với

mọi tình huống bằng sự tỉnh táo và sáng suốt, trong khi vẫn giữ được

hạnh phúc trong tâm. Điều này vô cùng quan trọng. Nếu không có sự

bình yên trong tâm, thì dù đời sống vật chất của bạn có đủ đầy, bạn vẫn

thấy lo lắng, bất an hay buồn bã vì ngoại cảnh.

Do đó, việc hiểu mối quan hệ liên thuộc giữa những điều này và những

hiện tượng khác, và để tiếp cận và cố gắng giải quyết vấn đề một cách

272 | 351
trung dung, có cân nhắc đến tất cả những khía cạnh khác nhau này, vô

cùng quan trọng. Tất nhiên, điều này không dễ. Nhưng sẽ chẳng ích gì

khi cố giải quyết một vấn đề nếu làm như thế sẽ tạo ra một vấn đề nghiêm

trọng chẳng kém. Vì thế, thực sự chúng ta không có lựa chọn nào khác:

chúng ta phải xây dựng một cảm nhận về trách nhiệm toàn cầu, không chỉ

theo nghĩa địa lý, mà còn theo nghĩa tôn trọng các vấn đề khác nhau đang

đặt ra với hành tinh chúng ta.

Trách nhiệm không chỉ nằm ở những nhà lãnh đạo quốc gia hay ở

những người được chọn lựa hay bầu ra để làm một nghề nào đó. Nó nằm

trong mỗi chúng ta. Hòa bình, ví dụ, bắt đầu với mỗi người chúng ta. Khi

chúng ta có hòa bình trong tâm hồn, chúng ta có thể có hòa bình với

những người quanh ta. Khi cộng đồng chúng ta ở trong hòa bình, nó có

thể chia sẻ hòa bình đó với những cộng đồng lân cận, và cứ thế, cứ thế…

Khi chúng ta cảm thấy tình yêu và lòng trắc ẩn với những người khác, nó

không chỉ làm cho người khác cảm thấy được yêu thương và tôn trọng,

mà nó còn giúp chúng ta phát triển hạnh phúc và an lạc trong tâm chúng

273 | 351
ta. Và có nhiều cách chúng ta có thể làm, một cách có ý thức, để phát

triển tình yêu và lòng nhân ái. Với một vài người trong chúng ta, cách

hữu hiệu nhất là qua thực hành tôn giáo. Với những người khác, nó có

thể là những thi hành phi tôn giáo. Điều quan trọng là mỗi chúng ta đều

có cố gắng chân thành nhận lấy trách nhiệm với những người khác và cho

môi trường mà chúng ta đang sống.

Những phát triển đang diễn ra xung quanh ra đã động viên tôi rất

nhiều. Sau khi thanh niên ở nhiều nước, đặc biệt là ở Bắc Âu, không

ngừng kêu gọi chấm dứt sự tàn phá môi trường nhân danh phát triển kinh

tế, các lãnh tụ chính trị trên thế giới đã bắt đầu có những bước có ý nghĩa

để giải quyết vấn đề này. Báo cáo của Ủy ban toàn cầu về Môi trường và

Phát triển (Báo cáo Brundtland) gửi Tổng thư kí Liên Hợp Quốc, là một

bước quan trọng trong việc giáo dục các chính quyền về mức độ khẩn cấp

của vấn đề này. Những nỗ lực đem lại hòa bình cho các khu vực bị tàn phá

bởi chiến tranh và thực hiện các quyền tự quyết của một số dân tộc đã

thành công trong việc khiến quân đội Liên Xô rút lui khỏi Afganistan và

274 | 351
sự thành lập nước Namibia độc lập. Qua những nỗ lực bất bạo động rộng

rãi và kiên trì, những thay đổi đầy kịch tính, đem nhiều nước đến gần hơn

với dân chủ thực sự, đã diễn ra ở nhiều nơi, từ Manila của Philippin tới

Berlin ở Đông Đức. Khi kỉ nguyên Chiến tranh lạnh có vẻ như đã kết

thúc, nhân dân khắp nơi đang sống với những niềm hi vọng mới. Đáng

buồn là, những cố gắng đầy dũng cảm của nhân dân Trung Quốc nhằm

đem lại những đổi thay tương tự trên đất nước họ đã bị đàn áp dã man vào

tháng Sáu năm ngoái. Nhưng nỗ lực của họ cũng là một nguồn hi vọng.

Quân đội có thể đã không dập tắt được khát vọng tự do và quyết tâm của

người Trung Quốc. Tôi đặc biệt khâm phục việc những thanh niên,

những người vốn được dạy rằng “quyền lực bắt đầu từ nòng súng”, đã

chọn bất bạo lực là vũ khí của họ.

Những đổi thay tích cực này cho thấy là rốt cuộc, cái hợp lẽ, lòng can

đảm, quyết tâm, và khát vọng tự do có thể sẽ chiến thắng. Trong cuộc đấu

tranh giữa các lực lượng chiến tranh, bạo lực và áp bức một bên và đạo lý

và tự do ở bên kia, cái sau sẽ giành ưu thế. Sự giác ngộ này đã khiến cho

275 | 351
người Tây Tạng tràn ngập niềm hi vọng rằng một ngày nào đó, cả chúng

tôi cũng sẽ một lần nữa được tự do.

Trao giải Nobel Hòa bình cho tôi, một ông sư đơn thuần ở xứ Tây

Tạng xa xôi, ở đây, Thụy Điển, cũng làm cho người Tây Tạng chúng tôi

thêm hi vọng. Nó có nghĩa là, bất chấp sự thật là chúng tôi không lôi

cuốn sự chú ý cho hoàn cảnh gian khó của chúng tôi bằng bạo lực, chúng

tôi đã không bị lãng quên. Nó cũng có nghĩa là những giá trị mà chúng

tôi tôn thờ, có thể là niềm khát vọng của chúng tôi với mọi dạng đời sống

và niềm tin vào sức mạnh của sự thật, ngày nay đã được ghi nhận và ủng

hộ. Nó cũng là một lời ghi nhận người thầy của tôi, Thánh Gandhi, mà sự

mẫu mực của ông là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trong chúng ta.

Tôi thực sự xúc động bởi mối quan tâm dành cho những nỗi đau của

nhân dân Tây Tạng của bao nhiêu người trong phần này của thế giới [Ấn

Độ-ND]. Đây là niềm hi vọng không chỉ cho những người Tây Tạng

chúng tôi, mà còn cho mọi người đang bị áp bức.

276 | 351
Như các bạn biết, Tây Tạng đã ở dưới ách thống trị của ngoại bang

trong suốt bốn mươi năm qua. Ngày nay, hơn 250.000 lính Trung Quốc

đang đồn trú ở Tây Tạng. Một số nguồn ước lượng số quân chiếm đóng

còn gấp đôi số này. Trong thời gian đó, người Tây Tạng đã bị tước đoạt

những quyền con người căn bản nhất, bao gồm quyền sống, quyền di

chuyển, quyền phát biểu, thờ tự- đó mới chỉ là vài ví dụ. Hơn một phần

sáu trong tổng số dân 6 triệu của Tây Tạng đã chết do kết quả trực tiếp

của sự xâm lược và chiếm đóng của Trung Quốc. Thậm chí trước khi cuộc

Cách mạng Văn hóa bắt đầu, nhiều tu viện, chùa chiền và các tòa nhà lịch

sử của Tây Tạng đã bị tàn phá. Hầu như tất cả những gì còn lại thì cũng

bị phá hủy nốt trong Cách mạng Văn hóa. Tôi không muốn xới sâu thêm

điểm này, vốn đã được ghi lại rất kĩ lưỡng. Tất nhiên, điều cần nhận thức

rõ, là bất chấp những tự do hết sức giới hạn được [nhà cầm quyền Bắc

Kinh] trao sau năm 1979, để xây dựng lại các tu viện và những biểu hiện

của việc tự do hóa như thế, những quyền con người căn bản của nhân dân

277 | 351
Tây Tạng vẫn còn bị vi phạm một cách có hệ thống đến tận ngày hôm

nay.

Nếu không phải là vì cộng đồng lưu vong của chúng tôi, vốn được

chính phủ và nhân dân Ấn Độ che chở và hỗ trợ một cách hào hiệp, và

được các tổ chức và cá nhân từ nhiều nơi trên khắp thế giới giúp đỡ, thì

nhân dân tôi ngày nay hẳn không hơn tàn tích tan nát của một dân tộc.

Văn hóa, tôn giáo và bản sắc dân tộc của chúng tôi đã gần như bị hủy diệt.

Và sự thực là, chúng tôi đã xây dựng trường học và tu viện trong khi lưu

vong, đã tạo ra những thiết chế dân chủ để phục vụ nhân dân mình, và

bảo tồn những hạt giống của nền văn minh của chúng tôi. Với kinh

nghiệm này, chúng tôi dự tính sẽ thực thi một nền dân chủ toàn diện ở

Tây Tạng tự do trong tương lai. Do đó, trong khi chúng tôi phát triển

cộng đồng lưu vong theo những nét hiện đại, chúng tôi cũng tôn thờ và

bảo vệ bản sắc và văn hóa của chính mình, và đem hi vọng tới cho hàng

triệu người dân, đàn ông và đàn bà, ở Tây Tạng.

278 | 351
Vấn đề cấp bách nhất hiện nay là dòng chảy ồ ạt của những người di cư

Trung Quốc tới Tây Tạng. Dù trong những thập kỉ đầu tiên chiếm đóng,

đã có một số lượng đáng kể người Trung Quốc được điều chuyển đến các

vùng phía đông Tây Tạng- trong các tỉnh Amdo (Chinghai) và Kham

(phần lớn đã bị nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc)- từ 1983 người

Trung Quốc, được sự cổ vũ của nhà cầm quyền, đã nhập cư vào mọi vùng

của Tây Tạng, gồm cả vùng trung và tây Tây Tạng (vùng mà Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa thường nhắc tới như cái gọi là Vùng tự trị Tây

Tạng). Người Tây Tạng đang bị giảm nhanh thành một thiểu số không

quan trọng trong chính đất nước của mình. Sự phát triển này, vốn đe dọa

chính sự tồn vong của dân tộc Tây Tạng, văn hóa và di sản tinh thần của

nó, còn có thể dừng lại và đảo ngược. Nhưng nó phải được thực hiện ngay

trước khi quá muộn.

Những chu kì phản đối và đàn áp bằng vũ lực, bắt đầu ở Tây Tạng vào

tháng Mười năm 1987 và lên tới đỉnh điểm ở việc áp đặt thiết quân luật ở

thủ đô Lhasa vào tháng Ba năm đó, về căn bản là phản ứng với dòng thác

279 | 351
người nhập cư Trung Quốc này. Thông tin đến với chúng tôi, những

người đang lưu vong, cho thấy rằng những cuộc tuần hành phản đối và

những hình thức phản đối hòa bình khác đang tiếp tục ở Lhasa và rất

nhiều nơi khác nữa ở Tây Tạng, bất chấp sự trừng phạt hà khắc và đối xử

phi nhân dành cho những người Tây Tạng bị bắt giữ vì đã bày tỏ sự bất

bình của họ. Số người Tây Tạng bị lực lượng an ninh giết trong các cuộc

biểu tình tháng Ba và số người chết trong khi bị giam giữ thời gian sau đó

là một ẩn số, nhưng người ta tin rằng con số này phải hơn 200. Hàng

ngàn người bị giam giữ hay bắt bớ. Nhục hình rất phổ biến.

Trong bối cảnh của tình hình ngày càng trở nên nguy ngập này, để

ngăn chặn những cuộc tắm máu tiếp theo, tôi đã đề xuất cái thường được

nhắc đến như là Kế hoạch Hòa bình Năm Điểm để vãn hồi hòa bình và

nhân quyền ở Tây Tạng. Tôi đã nói tỉ mỉ về kế hoạch này trong một bài

phát biểu ở Strasbourg năm ngoái. Tôi tin rằng kế hoạch này cung cấp

một khung hợp lý và thực tế cho việc đối thoại với Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn

280 | 351
không sẵn sàng đáp lại một cách xây dựng. Tất nhiên, sự đàn áp khốc liệt

phong trào dân chủ của người Trung Quốc vào tháng Sáu năm nay đã

củng cố quan điểm của tôi, rằng mọi dàn xếp về vấn đề Tây Tạng sẽ chỉ có

ý nghĩa nếu nó được hỗ trợ bởi những đảm bảo quốc tế.

Kế hoạch Hòa bình Năm Điểm giải quyết các vấn đề nguyên tắc và liên

thuộc, mà tôi đã nhắc đến trong phần đầu của bài giảng này. Nó kêu gọi

(1) Chuyển đổi toàn bộ Tây Tạng, bao gồm các tỉnh miền Đông của

Kham và Amdo, thành khu vực Ahimsa (bất bạo động); (2) Xóa bỏ chính

sách điều dân của Trung Quốc; (3) Tôn trọng những quyền con người và

tự do dân chủ căn bản của nhân dân Tây Tạng; (4) Phản hồi và bảo vệ

môi trường của Tây Tạng; (5) Bắt đầu các cuộc thảo luận nghiêm túc về

địa vị trong tương lai của Tây Tạng và quan hệ giữa người Tây Tạng và

người Trung Hoa. Trong bài thuyết trình Strasbourg tôi đã đề nghị rằng

Tây Tạng sẽ trở thành một thực thể chính trị dân chủ tự quản đầy đủ.

Tôi muốn dùng cơ hội này để giải thích khái niệm Vùng Ahimsa hay là

nơi hòa bình cư ngụ, vốn là yếu tố trung tâm của Kế hoạch Hòa bình
281 | 351
Năm Điểm. Tôi tin rằng điều này là tối quan trọng không chỉ với Tây

Tạng mà cho hòa bình và ổn định ở Châu Á.

Trong ước mơ của tôi, toàn thể cao nguyên Tây Tạng sẽ trở thành một

khu cư trú tự do, nơi mà con người và tự nhiên có thể sống trong hòa hợp

và hòa bình. Nó có thể trở thành nơi người từ khắp thế giới có thể đến để

tìm ý nghĩa thực sự của hòa bình trong chính tâm mình, xa khỏi những

xung đột và áp lực trên hầu khắp phần còn lại của thế giới. Tây Tạng

đương nhiên có thể trở thành một trung tâm sáng tạo để cổ vũ và phát

triển hòa bình.

Sau đây là những yếu tố căn bản của Vùng Ahimsa mà tôi đề xuất:

 Toàn bộ cao nguyên Tây Tạng sẽ được phi quân sự hóa;

 Sản xuất, thử nghiệm và chứa vũ khí nguyên tử và các vũ khí

khác trên cao nguyên Tây Tạng sẽ bị cấm;

 Cao nguyên Tây Tạng sẽ được chuyển thành sinh quyển hay

công viên thiên nhiên lớn nhất của thế giới. Các đạo luật nghiêm

282 | 351
ngặt sẽ được áp dụng để bảo vệ đời sống hoang dã và cây cỏ; việc

khai thác các tài nguyên thiên nhiên sẽ được quản lý chặt chẽ để

không tàn phá các hệ sinh thái; và một chính sách về phát triển

bền vững có thể được áp dụng trong các khu vực đông dân cư;

 sản xuất và sử dụng năng lượng nguyên tử và các công nghệ khác

có thể tạo ra rác thải độc hại sẽ bị cấm;

 Tài nguyên của đất nước và chính sách sẽ được hướng vào sự cổ

vũ tích cực cho hòa bình và bảo vệ môi trường.

 Các tổ chức nhằm đẩy mạnh hòa bình và bảo vệ mọi dạng sống

có thể tìm thấy mái nhà ấm áp của mình ở Tây Tạng;

 Thành lập các tổ chức khu vực và quốc tế để thúc đẩy và bảo vệ

quyền con người sẽ được khuyến khích ở Tây Tạng.

Độ cao và diện tích của Tây Tạng (tương đương với Cộng đồng châu

Âu), cũng như lịch sử độc đáo cùng di sản tâm linh to lớn của nó, sẽ

khiến nó phù hợp tới mức lí tưởng để thực hiện vai trò điện thờ của hòa

bình trong trái tim chiến lược của Châu Á. Nó cũng hòa hợp với vai trò

283 | 351
lịch sử của Tây Tạng như là một dân tộc Phật giáo và là vùng đệm ngăn

các thế lực vĩ đại và thường là cạnh tranh nhau của châu Á.

Để giảm nhẹ các xung đột hiện nay ở châu Á, tổng thống Liên bang

Xô Viết, Ông Gorbachev, đề xuất phi quân sự hóa biên giới Xô-Trung và

chuyển nó thành “biên giới của hòa bình và láng giềng thân thiện”. Chính

phủ Nepal trước đó cũng đã đề xuất đất nước Nepal trên dãy Himalaya,

chung biên giới với Tây Tạng, nên trở thành một khu vực của hòa bình,

mặc dù đề xuất này không bao gồm việc phi quân sự hóa đất nước.

Vì sự ổn định và hòa bình ở Châu Á, điều căn bản là phải tạo ra các

khu vực hòa bình để ngăn cản các cực quyền lực to lớn và thường là thù

địch của lục địa này. Đề xuất của Tổng thống Gorbachev, vốn bao gồm cả

việc rút hoàn toàn quân đội Xô Viết khỏi Mông Cổ, có thể giúp giảm

căng thẳng và ẩn họa xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc. Hiển nhiên,

một khu vực hòa bình cũng phải được tạo ra để ngăn cách hai quốc gia

đông dân cư nhất, Trung Quốc và Ấn Độ.

284 | 351
Việc thành lập Vùng Ahimsa sẽ đòi hỏi rút bỏ quân đội và các căn cứ

quân sự ra khỏi Tây Tạng, điều sẽ cho phép Ấn Độ và Nepal cũng rút

quân đội và căn cứ quân sự khỏi các vùng Himalaya chung biên giới với

Tây Tạng. Điều này sẽ phải do các hiệp ước quốc tế quy định. Đó sẽ là lợi

ích của tất cả các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, bởi

vì nó có thể tăng cường an ninh của họ, trong khi giảm gánh nặng kinh tế

của việc duy trì mức độ tập trung quân đội cao ở các khu vực xa xôi.

Tây Tạng cũng không phải là khu vực chiến lược đầu tiên cần được phi

quân sự hóa. Các phần của bán đảo Sinai, lãnh thổ của Ai Cập phân chia

Israel và Ai Cập, đã được phi quân sự hóa trong một thời gian. Tất nhiên,

Costa Rica là ví dụ tốt nhất của một đất nước được phi quân sự hóa hoàn

toàn. Tây Tạng cũng không phải là khu vực đầu tiên được biến thành khu

bảo tồn thiên nhiên hay sinh quyển. Nhiều công viên như thế đã được

hình thành trên khắp thế giới. Nhiều khu vực rất chiến lược đã được

chuyển thành các "công viên hòa bình” tự nhiên. Hai ví dụ là Công viên

285 | 351
La Amstad, ở biên giới Costa Rica-Panam và dự án Si A Paz trên biên giới

Costa Rica-Nicaragua.

Khi tôi đến thăm Costa Rica hồi đầu năm nay, tôi được chứng kiến một

đất nước đã phát triển thành công mà không cần quân đội, để trưởng

thành một nền dân chủ ổn định gắn bó với hòa bình và bảo vệ môi trường

thiên nhiên. Điều này khẳng định niềm tin của tôi rằng tầm nhìn của tôi

về Tây Tạng trong tương lai là một kế hoạch thực tiễn, không đơn thuần

là một ước vọng.

Xin cho tôi kết thúc với một ghi nhận cá nhân, cảm tạ tất cả các bạn và

các bạn bè của chúng ta, những người không có mặt ở đây ngày hôm nay.

Những quan tâm và ủng hộ cho hoàn cảnh ngặt nghèo của người Tây

Tạng mà các bạn thể hiện đã tác động sâu sắc đến chúng tôi, và tiếp tục

cho chúng tôi nguồn động viên để đấu tranh cho tự do và công lý: không

phải bằng dùng vũ lực, mà bằng vũ khí mạnh mẽ của sự thật và lòng kiên

định. Tôi biết rằng tôi nói nhân danh toàn thể nhân dân Tây Tạng khi tôi

cảm tạ các bạn, và mong các bạn không quên Tây Tạng trong thời khắc
286 | 351
quyết định này trong lịch sử của đất nước chúng tôi. Chúng tôi cũng hi

vọng đóng góp vào sự phát triển của một thế giới đẹp hơn, nhân văn hơn

và thanh bình hơn. Một Tây Tạng tự do trong tương lai sẽ gắng giúp

những người đang cần giúp đỡ trên khắp thế giới, để bảo vệ thiên nhiên

và để thúc đẩy hòa bình. Tôi tin rằng năng lực Tây Tạng kết hợp những

phẩm chất tâm linh với một thái độ thực tế của chúng tôi sẽ cho phép

chúng tôi đóng góp một phần đặc biệt, cho dù đóng góp ấy có khiêm tốn

đến mức nào. Đây là hi vọng của tôi, và lời cầu nguyện của tôi.

Cuối cùng, cho phép tôi chia sẻ với các bạn một bài kệ ngắn đã cho tôi

nguồn cảm hứng và lòng kiên định to lớn:

Chừng nào vũ trụ còn

Và chừng nào sinh thể còn

Chừng ấy, tôi, cũng thế, còn tiếp tục

Để xua đau thương trên thế giới.

Xin cảm ơn.

287 | 351
Nhóm Duy Tân trẻ giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt.

Nguồn: Dalai Lama. Bài giảng tại lễ trao giải Nobel, ngày 11 tháng mười
một, 1989 (bản dịch của Khải Minh). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4617&rb=0305>

288 | 351
BÀI MƯỜI HAI

PHỎNG VẤN GENE SHARP – HỌC GIẢ HÀNG


ĐẦU VỀ ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG
Thực hiện: Aljazeera

Dịch giả: Đối Thoại

Ô
ng già Sharp 83 tuổi, trông rất bình thường, lại là người đang được

cho là đã có công cổ động phương pháp đấu tranh bất bạo động ở

khắp nơi trên thế giới.

Tác phẩm From Dictatorship to Democracy (Từ Độc tài tới Dân chủ)

của Sharp – một cẩm nang hướng dẫn cách lật đổ các nhà độc tài, xuất

bản lần đầu vào năm 1993, đến nay đã được dịch sang 24 thứ tiếng khác

nhau, có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, từ Miến Điện cho tới Bosnia và

ngay gần đây nhất, tháng Hai năm 2011, trên Quảng trường Tahrir ở Thủ

đô Cairo, Ai-cập, người biểu tình đã chuyền tay nhau tập cẩm nang dày 94

289 | 351
trang của Sharp để chỉ cho nhau biết làm thế nào để truất bỏ các lãnh đạo

độc tài.

Đối với nhiều kẻ độc tài thì các tác phẩm của Sharp đang là một mối đe

dọa ghê gớm. Tổng thống Venezuela, Hugo Chevez đã từng phải lên tiếng

công kích trực tiếp các tác phẩm của Sharp. Năm 2008, chính phủ Iran

còn cho dựng hẳn một đoạn phim hoạt hìnhtrong đó mô tả Sharp là nhân

viên của CIA đang bàn tính với John McCain và tỷ phú George Soros ở

trong Nhà Trắng về những điệp vụ bí mật.

Một công điện của Đại sứ quán Mỹ tại Damascus (Syria), bị WikiLeaks

tiết lộ, cho biết những người bất đồng chính kiến ở Syria đã huấn luyện

cho người biểu tình bằng các tác phẩm của Sharp. Một công điện khác từ

năm 2007 cũng cho biết nhà cầm quyền Miến Điện đã coi Sharp là một

phần trong âm mưu “hạ bệ” chính quyền quân sự Miến Điện.

Nhưng chính Sharp đã từng phải ngồi tù vì phản đối chính phủ Hoa

Kỳ bắt quân dịch trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1953. Sharp cũng đã

290 | 351
chứng kiến cuộc nổi dậy của sinh viên Trung Quốc ở Quảng trường Thiên

An Môn năm 1989 và đã từng lần mò được vào tận một căn cứ của lực

lượng chống đối ở Miến Điện vào những năm 1990.

Hiện thời Sharp đang sống tại một căn nhà ở thị trấn East Boston, đó

cũng là trụ sở của Học Viện Albert Einstein, một tổ chức phi lợi nhuận

nhằm nghiên cứu về phương thức đấu tranh, phản kháng bất bạo động.

Một trong những quan điểm chính của Sharp là mọi quyền lực thống

trị đều bắt nguồn từ sự tuân phục của người bị trị, do đó nếu các nguồn

gốc của sự tuân phục bị tổn hại thì kẻ thống trị độc tài sẽ bị lật đổ. Trong

cuộc trò chuyện sau đây với phóng viên của kênh truyền hình Al Jazeera,

với một nhãn quan thực dụng, Sharp sẽ cho chúng ta biết tại sao những

kẻ độc tài lại rất mỏng manh trước những cuộc phản kháng, đấu tranh bất

bạo động và được tổ chức tốt.

Điều gì trước tiên đã khiến ông quan tâm tới đấu tranh bất bạo động?

291 | 351
Thế giới vào lúc tôi đang là sinh viên tại Đại học Ohiorất bất ổn. Thế

chiến thứ II khủng khiếp vẫn còn in hằn trong ký ức của chúng tôi, bom

nguyên tử vẫn còn rất mới và kinh khủng. Lúc đó chủ nghĩa thực dân của

châu Âu vẫn hiện diện khắp thế giới. Người châu Âu lúc đó vẫn nghĩ họ

là chủ nhân của cả phần còn lại của thế giới và sẽ cùng nhau chia và thống

trị thế giới.

Nhiều vấn đề hệ trọng cũng luôn liên quan tới bạo lực. Nhưng bạo lực

đã chỉ gây đổ vỡ, hỏng hóc, không tạo ra được cái mới. Vì vậy tôi nghĩ con

người cần phải có một cách khác để đấu tranh. Chính khi đó tôi bắt đầu

biết rằng đã có một cách thức gọi là đấu tranh bất bạo động, nhưng

những điều tôi biết còn lơ mơ lắm. Các tài liệu lúc đó về vấn đề đó vừa ít

lại vừa không rõ ràng.

Ông đã dành công sức cho vấn đề đấu tranh bất bạo động suốt mấy chục

năm qua. Vậy quan điểm của ông đã có sự thay đổi như thế nào kể từ lúc bắt

đầu?

292 | 351
Đầu tiên tôi nghĩ rằng để sử dụng phương pháp bất bạo động – phi bạo

lực, mình phải tin vào “bất bạo động” như một nguyên tắc đạo đức hay

một niềm tin tôn giáo. Nhưng sau đó tôi đã phát hiện ra rằng điều đó

không đúng. Ban đầu đó cũng là một khó khăn về tâm lý vì, trời ơi,

thường thì người ta không tin vào những điều mà họ cần phải tin.

Nhưng đó cũng là một thuận lợi lớn, vì chúng ta không cần phải trở

thành một người theo chủ nghĩa hòa bình trước khi chúng ta có thể sử

dụng phương pháp đấu tranh đó. Sau đó tôi cũng phát hiện ra là cách

thức đấu tranh đó đã diễn ra nhiều lần ở nhiều nơi trong hàng thế kỷ đã

qua. Những người dân bình thường có thể sử dụng và đã sử dụng cách

thức đấu tranh bất bạo động ở rất nhiều nơi khác nhau trên trái đất này

rồi.

Nhưng tại sao ông lại cho rằng phương pháp đấu tranh bất bạo động hiệu

quả hơn cách dùng bạo lực, vũ khí sát thương?

293 | 351
Trước tiên, phải khẳng định là bạo lực hoàn toàn không có được hiệu

quả của đấu tranh bất bạo động. Nếu bạn xem lại những năm tháng dài

dằng dặc của biết bao cuộc chiến và cuộc chiến nào cũng có người thua

bạn sẽ thấy điều đó. Chiến tranh cũng đã là một trong những nhân tố tạo

ra chủ nghĩa thực dân của châu Âu.

Trong khi đó lại có nhiều trường hợp người dân đã sử dụng cách phản

kháng, đấu tranh mà không dùng tới vũ lực, khí giới sát thương, như

Gandhi – dám thách thức cả một đế chế hùng mạnh nhất của thế giới và

buộc nó phải đầu hàng. Và còn rất nhiều ví dụ khác. Nhưng chúng ta lại

không biết nhiều về các dạng thức đấu tranh đó.

Ông vừa cho biết là giới quân sự lại hiểu ông đúng hơn so với những người

có quan điểm hòa bình. Xin ông cho biết rõ hơn?

Ban đầu tôi cũng thấy ngạc nhiên vì điều đó. Thỉnh thoảng tôi cũng

được mời đến nói chuyện với những người chủ trương hòa bình nhưng họ

thường làm cho tôi thấy khá mệt vì trong khi tôi nói về đấu tranh không

294 | 351
dùng bạo lực như một thực tiễn bắt buộc thì họ lại nói về việc phải tin vào

việc không dùng bạo lực như một đức hạnh.

Nhưng khi nói chuyện với cử tọa là giới quân sự thì họ hiểu ngay vấn

đề vì những người này đã biết được thế nào là chiến lược, thế nào là chiến

thuật. Giới quân sự là những người đã thực sự xem xét vấn đề đấu tranh

bất bạo động nghiêm túc hơn nhiều. Đó cũng là thực tế tôi đã thấy ở

nhiều quốc gia. Ngay hiện nay, cuốn sách viết năm 1973 của tôi The

politics of Nonviolent Action (Chính trị của Bất bạo động) cũng được nói

đến một cách thiện cảm trong các tạp chí quân sự ở nhiều nước. Đó là

điều ít người nghĩ tới.

Ông đã nhấn mạnh nhiều lần tầm quan trọng phải có một chiến lược và kế

hoạch dài hạn đối với các cuộc đấu tranh bất bạo động nếu muốn chiến thắng.

Dưới góc độ này, ông suy nghĩ gì về phong trào Chiếm Phố Uôn (Occupy Wall

Street) đang diễn ra?

295 | 351
Họ không có những yêu cầu cụ thể hay một mục tiêu rõ ràng nào cả.

Phong trào này không giống với chiến dịch tẩy chay xe bus ở Alabama

năm xưa – người ta đã rủ nhau đi bộ, bắt xe hoặc đi taxi thay cho việc lên

xe bus. Những người năm xưa đó đã có một mục tiêu rõ ràng, đó là: phá

bỏ sự phân biệt trên xe bus.

Những người phản kháng ở Phố Wall không có mục tiêu rõ ràng – một

điều gì đó có thể đạt được trên thực tế. Nếu như họ nghĩ rằng họ sẽ làm

thay đổi được hệ thống kinh tế hiện nay chỉ bằng cách ngồi ở một nơi nào

đó thì chắc họ sẽ phải thất vọng lớn. Phản đối suông rất ít kết quả.

Ông có lời khuyên gì cho phong trào Chiếm giữ không?

Tôi nghĩ là họ cần phải tìm ra một cách khác mới có thể làm thay đổi

được những thứ họ không thích. Nếu chỉ ngồi hay ở lỳ một nơi nào đó sẽ

không thể thay đổi hay cải thiện được một hệ thống chính trị hay kinh tế.

296 | 351
Các phong trào Mùa xuân Ả-rập ở một số nước đang trở thành bạo động.

Ông có nghĩ là sự biến đổi bạo động đó sẽ gây hại cho những nỗ lực phế truất

các chính thể độc tài ở những nước đó không?

Chắc chắn là gây tổn hại. Chúng ta có thể thấy hiệu ứng bất lợi do bạo

động như thế từ rất nhiều sự kiện trong lịch sử. Ví dụ, cuộc Cách mạng

Nga năm 1905 nhằm loại bỏ sự độc tài của Sa Hoàng. Những người tiến

hành cách mạng đã mấp mé tới sự thành công mỹ mãn khi lực lượng quân

đội của Sa Hoàng đã ở trên bờ vực nổi loạn và sụp đổ, rất nhiều quân lính

đã từ chối lệnh bắn vào những người phản kháng bất bạo động, tương tự

như tình hình đang diễn ra ở Syria hiện nay.

Chúng ta phải nhớ nằm lòng rằng phương thức thức bất bạo động sẽ

làm gia tăng khả năng binh lính trở nên bất tuân mệnh lệnh. Nhưng nếu

bạn lại dùng tới bạo lực thì binh lính sẽ mất ngay ý định đó. Họ sẽ tiếp

tục trung thành với kẻ độc tài và kẻ độc tài sẽ có cơ hội vàng để tiếp tục

tồn tại, giống như những gì đã xảy ra trong cuộc Cách mạng Nga 1905.

Lẽ ra cuộc cách mạng đó đã thành công rất nhanh chóng nếu những
297 | 351
người Bôn-sê-vích không cố tình biến cuộc tổng bãi công bất bạo động

trở thành cuộc nổi dậy bạo động. Và điều đó khiến lần đầu tiên sau một

thời gian khá lâu, binh lính Sa Hoàng lại tuân lệnh bắn vào những người

phản kháng, mang lại cơ hội cho Sa Hoàng tiếp tục đàn áp và tiếp tục

nắm quyền thêm 12 năm nữa.

Ông vừa nói là sự lãnh đạo có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh

bất bạo động. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào một số cuộc đấu tranh gần đây, ở

Ai-cập hiện tại hay ở Iran năm 1979, thì không thấy rõ một lãnh tụ cá nhân

nào. Vậy có thể thành công mà không cần một lãnh đạo?

Có và đã xảy ra nhiều rồi. Nhưng trong những trường hợp (không có

lãnh đạo cá nhân), chúng ta cần phải hiểu cái gì giúp cho thành công và

cái gì sẽ đưa tới thất bại.

Nếu chúng ta không có một lãnh đạo cá nhân nổi bật thì điều đó nhiều

khi lại là một lợi thế vì chính quyền không thể khống chế được phong

trào bằng cách bắt hoặc trừ khử người lãnh đạo.

298 | 351
Nhưng khi đấu tranh mà không có một lãnh đạo (cá nhân) thì tất cả

phải hết sức kỷ luật và thuần thục các kỹ năng khi hành động, phải ý thức

được rõ điều bạn đang làm. Ví dụ khi chúng ta truyền đi một thông điệp

về những yêu cầu của phong trào và lại có một danh sách cụ thể những

việc cần phải làm và những việc không được làm và nếu tất cả mọi người

đều hiểu và thực hiện đúng nhữn điều đó thì cuộc đấu tranh có nhiều cơ

hội thành công. Ngược lại khi bạn không có sự thông hiểu tối thiểu về

những gì bạn đang làm thì bạn sẽ không thể thành công.

Từ khi diễn ra cuộc Cách mạng ở Ai-cập tới nay, giới truyền thông đã gắn

kết sự nổi dậy đó với các công trình của ông. Ông nghĩ gì về điều này?

Tôi chỉ nghĩ là nếu như công việc của tôi đã có một ảnh hưởng nào đó

thì tôi cảm thấy hạnh phúc. Nhưng tôi không khẳng định được vì tôi

không có những bằng chứng rõ ràng về điều đó. Nhiều người khác cũng

đang làm những công việc như tôi và cũng đang viết về vấn đề này.

299 | 351
Những người đang tiến hành các cuộc đấu tranh bất bạo động mới

chính là những người xứng đáng nhận sự tôn vinh này, không phải tôi.

Ông nghĩ gì về việc cuốn sách của ông Từ Độc tài tới Dân chủ đã được đưa

lên website của tổ chức Muslim Brotherhood[i] trong nhiều năm qua?

Tôi thấy vinh dự. Người Hồi giáo là một trong những dân tộc dũng

cảm nhất đang tiến hành đấu tranh bất bạo động. Một cuốn sách của tôi

đã được giới thiệu bởi Abdul Rahman Wahid khi ông ta đang là thủ lĩnh

của một tổ chức Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Quay trở lại với những

ngày khi Gandhi còn sống, trong vùng biên giới tây bắc của Ấn độ khi vẫn

còn dưới chế độ thực dân Anh đã có một phong trào đấu tranh bất bạo

động được dẫn dắt bởi Khan Abdul Ghaffar Khan, một người hết sức dũng

cảm, tài năng và hết sức nhạy bén. Gandhi khi đó đã nói là lãnh đạo của

phong trào Hồi giáo đó hơn hẳn lãnh đạo của phong trào người Hindus.

Thế mà ngày nay nhiều người vẫn còn giữ những thành kiến không hay

về người Hồi giáo và một số dân tộc khác trên thế giới.

300 | 351
Ông có học được điều gì từ những người đang tham gia vào những cuộc đấu

tranh bất bạo động không?

Ồ, tôi luôn cố học mỗi khi có thể vì những điều họ đã làm được đôi khi

lại bị nhiều người khác cho rằng đó là những điều không thể.

Những người đấu tranh bất bạo động đã chứng minh rằng những dân

thường vẫn có thể tạo dựng được một kỷ luật bất bạo động, duy trì được

sự quả cảm để đấu tranh trước mọi trấn áp. Gandhi thường nói rằng: “Hãy

ném sự sợ hãi đi. Đừng e sợ”. Ban đầu tôi hay nghĩ những lời nói đó của

Gandhi hơi ngây thơ. Người Anh có súng ống, khí tài và cả quân đội hùng

mạnh còn Gandhi có gì? Nhưng cuối cùng Gandhi đã thắng.

Nhân dân Syria hiện nay cũng thế, và ở nhiều nơi khác như Ai-cập,

Tunisia và còn nữa, tất cả họ đều là những người rất dũng cảm. Lòng quả

cảm đó thật đáng khâm phục. Họ chính là những người đang thực hiện

một sứ mệnh rất cao cả.

Theo ông ngày nay có những nhà tư tưởng lớn nào về đấu tranh?

301 | 351
Tôi không chắc chắn về vấn đề này. Đôi khi có những người thực sự đã

đóng vai trò rất quan trọng cho một số phong trào nhưng những người

như thế nhiều lúc lại không được ghi nhận danh dự mà họ xứng đáng. Họ

không phải là những người nổi tiếng như Gandhi lúc sinh thời. Nhưng đó

không phải là điều đáng quan ngại nếu như người dân nhận thức được

rằng họ có thể thực hiện được những cuộc đấu tranh bất bạo động và hiểu

được rằng quyền lực trong tay người dân là rất to lớn.

Thường một trận đấu chưa thể hoàn thành được một sứ mệnh. Đôi khi

bạn phải tiến hành hai hoặc ba hoặc bốn hay năm cuộc đấu tranh liên

tiếp. Điều đó cũng giống như trong một cuộc chiến. Ví dụ, Thế chiến II

đã phải xảy ra bấy nhiêu năm, với nhiều trận đấu mới có được chiến thắng

cuối cùng. Khó có thể chiến thắng ngay bằng một nỗ lực. Chúng ta phải

biết rằng mỗi người phải luôn củng cố thêm sức mạnh cho bản thân, phải

biết điều gì cần để trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin hơn và cái gì cần để dũng

cảm hơn, để không những không bỏ cuộc khi bị tấn công mà còn tìm

cách tiến lên một cách hiệu quả.

302 | 351
Xin cảm ơn ông.

Nguồn: Aljazeera. Phỏng vấn Gene Sharp – học giả hàng đầu về đấu tranh
bất bạo động (bản dịch của Đối Thoại). Truy cập ngày 01.12.2016.

<https://doithoaionline.wordpress.com/2012/03/17/ph%E1%BB%8Fng-
v%E1%BA%A5n-gene-sharp-h%E1%BB%8Dc-gi%E1%BA%A3-
hang-d%E1%BA%A7u-v%E1%BB%81-d%E1%BA%A5u-tranh-
b%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A1o-d%E1%BB%99ng>

303 | 351
BÀI MƯỜI BA

THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ

BẰNG CÁCH THAY ĐỔI XÃ HỘI


Tác giả: Lưu Hiểu Ba

Dịch giả: Phạm Hương Sơn

C
húng ta đã từng có trên hai mươi năm đổi mới, nhưng do bởi sự ích

kỷ ngạo mạn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trên quyền lực chính

trị và sự phân tán lực lượng dân sự, trong đoản kỳ tôi không thấy bất cứ

lực lượng chính trị nào có khả năng thay đổi chế độ, cũng như không có

bất kỳ khối lực tư tưởng tự do nào trong tầng lớp của các viên chức nắm

quyền hành, giống như một Gorbachev [1] hoặc một Tưởng Kinh Quốc

(Chiang Ching-kuo) [2], và không có cách thế nào để cho xã hội dân sự

xây dựng được quyền lực chính trị tương xứng để làm đối thủ với chính

quyền chính thức. Và như vậy, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc để

304 | 351
trở thành một xã hội tự do hiện đại bị bắt buộc phải dần dà và đầy những

uốn khúc khó ngờ. Chiều dài của lượng thời gian cần thiết cho quá trình

này có thể vượt trên cả những ước tính bảo thủ nhất.

Đồng thời, về mặt đối lập với các sức mạnh của chế độ Đảng CS Trung

Quốc, xã hội dân sự vẫn còn yếu, công dân không đủ can đảm, sự khôn

ngoan chưa đạt mức trưởng thành; xã hội dân sự vẫn còn ở trong những

giai đoạn đầu của sự phát triển, và do đó không có cách nào để vun đắp

trong một thời gian ngắn, một lực lượng chính trị phù hợp với nhiệm vụ

thay thế chế độ Cộng sản. Trong tình hình như vậy, sự thay đổi trong hệ

thống chính trị của Trung Quốc và chế độ hiện hành của nó - bất cứ

chương trình, kế hoạch, hoặc thậm chí hành động nào nhằm tìm kiếm

thành công tức thời - có thể chẳng khác gì hơn là những tòa lâu đài trong

không khí.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tuyệt đối không có hy vọng gì

cho tương lai của một Trung Quốc tự do. Bởi vì bầu trời chính trị của

Trung Quốc trong thời kỳ hậu-Mao không còn có thể bị đơn thương độc
305 | 351
mã che mờ bởi một nhà cai trị độc tài toàn trị, thay vào đó, nó đã thừa

nhận hai sắc thái: bóng tối và ánh sáng. Tương tự như vậy, mối quan hệ

giữa cán bộ và nhân dân cũng không còn trong cách mà chẳng ai dám nói

ra điều gì, ngoài việc hô to khẩu hiệu "Vạn tuế Hoàng đế." Thay vào đó,

sự cứng rắn trong chính trị của nhà cầm quyền và sự thức tỉnh của người

dân về các quyền của họ, sự đàn áp chính thức công khai và sự đối kháng

dân sự cùng một lúc tồn tại bên cạnh nhau. Hệ thống vẫn chuyên quyền

như trước, nhưng xã hội không còn ngu dốt nữa, các quan chức nhà nước

vẫn chuyên chế như trước, nhưng các phong trào bảo vệ quyền công dân

cứ tiếp tục phát sinh, cuộc khủng bố của các điều tra thẩm vấn văn học

vẫn còn đó, nhưng nó không còn có thể tạo ra khả năng răn đe của thủ

đoạn "giết một đứa để hù cả đám còn lại", chính sách "nhận diện kẻ thù"

của chế độ vẫn không thay đổi, nhưng những "cá nhân nhạy cảm chính

trị" không còn đáng sợ như những tên mang "bệnh dịch" bị mọi người xa

lánh.

306 | 351
Quá trình chuyển đổi của Trung Quốc vào một xã hội hiện đại, tự do

bắt buộc sẽ phải dần dà và đầy những uốn khúc khó ngờ. Chiều dài của

lượng thời gian cần thiết cho quá trình này có thể vượt trên cả những ước

tính bảo thủ nhất.

Trong thời kỳ Mao, để cho việc kiểm soát độc tài toàn trị cá nhân được

thiết lập, bốn điều kiện chủ yếu sau đây phải được đáp ứng cùng một lúc:

1. Quốc hữu hóa toàn diện, dẫn đến không có quyền tự chủ kinh tế cá

nhân dưới bất cứ dạng thức nào, chuyển chế độ thành một vú em toàn

năng cho đồng bào của chúng ta, và làm cho người dân phụ thuộc hoàn

toàn vào chế độ về mặt kinh tế từ khi nằm trong nôi cho đến lúc xuống

huyệt;

2. Tất cả mọi tổ chức vây bủa tràn ngập, dẫn đến việc mất hoàn toàn tự

do cá nhân, chuyển các tổ chức thành các chứng nhận duy nhất về tình

trạng pháp lý cho đồng bào của chúng ta và họ khó có thể bước một bước

nếu họ rời khỏi tổ chức, và làm cho họ phụ thuộc vào chế độ đến mức mà

307 | 351
nếu không có nơi trú ẩn của tổ chức, thì họ không còn hiện diện trong xã

hội nữa;

3. Sự cứng rắn chuyên chế của bộ máy độc tài bạo lực đối với toàn bộ cơ

chế xã hội, bầu khí độc tài được tạo ra bởi một quy luật khắc nghiệt của

con người và bởi một tâm lý thù địch, nơi mà mọi công dân được đúc

thành một người lính, việc cảnh giác và theo dõi tràn ngập bủa vây và

đồng loạt ở khắp mọi nơi, cho đến mức mà mọi cặp mắt đều trở thành

thiết bị giám sát và mỗi người đều bị giám sát bởi đơn vị công tác của

mình, ủy ban khu phố, hàng xóm, và thậm chí bằng cả người thân và bạn

bè.

4. Tâm thần chuyên chế được áp đặt trên toàn cõi quốc gia bởi một hệ

tư tưởng của khối quyền lực gắn bó ghê gớm và quyền lực truyền cảm

hứng, và các phong trào quần chúng với quy mô lớn trở nên nơi sùng bái

cá nhân cực đoan và quyền lãnh tụ, để tạo ra một loại điều khiển tâm trí

với một bộ não quyết định những gì mọi người suy nghĩ, và là nơi những

phần tử "bất đồng chính kiến" nhân tạo không những chỉ bị bức hại về
308 | 351
kinh tế, chính trị, và địa vị xã hội, nhưng còn là nơi để chịu đựng những

sỉ nhục tư cách, nhân phẩm, và tinh thần, cái gọi là "phê bình kiểm điểm

cho đến khi chúng gục xuống và bốc mùi" mà trong thực tế, là một thứ

chuyên chế kép trên cả hai mặt thể chất lẫn tinh thần, đến mức độ mà đại

đa số các nạn nhân phải chịu quy hàng vào loại tâm thần độc tài này để

tham gia vào những cuộc tự sỉ nhục công khai bất tận.

Tuy nhiên, trong thời kỳ hậu-Mao, xã hội hoàn toàn dựa trên các cơ

quan công quyền chính thức không còn tồn tại nữa. Một biến đổi lớn lao

hướng về lý thuyết đa nguyên trong xã hội đã xảy ra, và nhà cầm quyền

không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn bộ xã hội được nữa. Sự tăng

trưởng liên tục của các nguồn vốn tư nhân đã gậm mòn nền tảng kinh tế

của chế độ, sự tan rã ngày càng gia tăng của các hệ thống giá trị đang

thách thức hệ tư tưởng của chế độ, sự liên tục mở rộng các bảo vệ của

quyền dân sự đang gia tăng mối thách thức đối với sức mạnh của các

quyền lực độc đoán của các quan chức chính phủ, và sự gia tăng đều đặn

309 | 351
của lòng can đảm công dân đang làm cho hiệu quả của sự khủng bố chính

trị héo úa đi từng ngày.

Một biến đổi lớn lao hướng về lý thuyết đa nguyên trong xã hội đã xảy

ra, và nhà cầm quyền không còn có thể hoàn toàn kiểm soát toàn bộ xã

hội được nữa.

Đặc biệt kể từ Ngày Bốn Tháng Sáu, ba trong bốn trụ cột chính cần

thiết cho việc thiết lập các lề lối độc tài cá nhân đã đi vào các giai đoạn

khác nhau của sự suy tàn và thậm chí sụp đổ. Sự phụ thuộc kinh tế cá

nhân [vào chế độ] đã dần dần được thay thế bởi sự độc lập cá nhân, và các

sinh hoạt được thực hiện thông qua những nỗ lực của chính mình đã cho

các cá nhân cơ sở vật chất cho sự lựa chọn tự trị, cũng cùng khi mang lại

lợi ích đa dạng cho xã hội. Sự phụ thuộc cá nhân vào các tổ chức đã dần

dần được thay thế bằng một chút ít tự do cá nhân: người dân Trung Quốc

không còn cần phải sống trong các tổ chức vì không có những lựa chọn

khác thay thế, thời đại mà khi khó có thể bước một bước, nếu họ không

310 | 351
thuộc về tổ chức, đã biến mất, không bao giờ trở lại. Xã hội Trung Quốc

đang dần tiến tới sự tự do di chuyển, lưu động, và lựa chọn nghề nghiệp.

Trong lĩnh vực tư tưởng, sự thức tỉnh của ý thức cá nhân và nhận thức

về quyền của một con người đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ tư tưởng vĩ đại

thống nhất chính thức và sự đa dạng hóa trong hệ thống các giá trị đã

buộc chính phủ phải miễn cưỡng điều chỉnh lại những lầm lẫn trong hệ tư

tưởng của họ và tìm lời bào chữa cho những điều chỉnh thụ động đó; một

hệ thống giá trị dân sự, độc lập với hệ thống giá trị quan liêu đang dần

dần định hình, và mặc dù sự truyền bá giáo điều bằng dối trá và việc kiểm

soát ngôn từ vẫn đang tiếp tục, sức mạnh thuyết phục [của nhà cầm

quyền] đã giảm thiểu rõ ràng. Các cuộc cách mạng thông tin mở ra bởi

Internet một cách đặc thù đã nhân lên và làm đa dạng các kênh tiếp cận

thông tin và các diễn đàn công dân, gây ra sự thất bại cơ bản của các

phương tiện kiểm soát được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ để ngăn

chặn thông tin và cấm cản các thảo luận chính trị.

311 | 351
Sự vĩ đại của đối kháng bất bạo động là ngay cả khi con người phải đối

mặt với một bạo quyền hung hiểm và với hậu quả khổ đau, nạn nhân sẽ

phản ứng với thù ghét bằng tình yêu, với thành kiến bằng sự khoan dung,

với kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, với hạ nhục bằng nhân cách, và với

bạo lực bằng lý trí.

Trong số bốn trụ cột của nguyên tắc độc tài toàn trị, chỉ còn lại sự tập

trung chính trị và đàn áp thẳng thừng của nó. Tuy nhiên, vì một mô hình

xã hội nơi mà sự công chính và công lý nằm trong xã hội dân sự trong khi

quyền lực nằm trong các cơ quan cầm quyền đã từng bước được hình

thành, sự chuyên chế hai mặt trong thời đại Mao - kỷ nguyên đàn áp xác

thịt và chà đạp về tinh thần - không còn nữa, và đã có một sự suy giảm

đáng kể trong hiệu quả của chủ nghĩa khủng bố chính trị. Đương khi

chính phủ đàn áp của các nạn nhân của mình, nó không còn có tác dụng

hai mặt của việc sử dụng nhà tù để tước đoạt tự do cá nhân và cũng để sử

dụng những lời chỉ trích đại chúng mà làm nhục nhân phẩm của họ. Sự

đàn áp chính trị có thể gây cho nạn nhân phải chịu thiệt hại kinh tế, có

312 | 351
thể tước đoạt tự do cá nhân của họ, nhưng nó là không thể gây thiệt hại

cho uy tín xã hội của họ, và thậm chí ít có khả năng hơn đặt họ vào trong

vòng vây qua cô lập xã hội, và do đó nó không thể tiêu diệt toàn vẹn nhân

phẩm của họ. Ngược lại, nó đã dần dần trở thành một phương tiện để

thúc đẩy tầm vóc đạo đức của các nạn nhân, cung hiến cho họ những

danh dự như "lương tâm công dân" hoặc "anh hùng của sự thật," trong

khi bọn côn đồ (thugs) được chính phủ thuê đã trở thành những công cụ

để "làm công việc bẩn thỉu". Chẳng những đa số những người bị đàn áp

không còn cầu xin sự tha thứ từ các cơ quan nhà nước thông qua những

lời tự phê bình vô tận hoặc thực hiện các việc tự sỉ nhục trong công cộng,

trái lại, phần đông đã có khả năng truyền cảm hứng cho sự kính trọng do

sự dấn thân của họ cho công lý khi họ tự vệ dưới áp lực của các tổ chức

lớn, đang đặt tổ chức Đảng Cộng sản và các tòa án vào vị trí luân lý của bị

cáo.

Trong khi đó, sau sự sụp đổ của chế độ toàn trị cộng sản tại Liên Xô và

Đông Âu, xu hướng toàn cầu hướng tới tự do hóa và dân chủ hóa đã đạt

313 | 351
được sức mạnh từng ngày. Áp lực từ các đường lối ngoại giao đề cao nhân

quyền của dòng lũ các quốc gia và từ các tổ chức nhân quyền quốc tế đã

làm cho cái giá phải trả để duy trì một hệ thống các chế độ độc tài và

khủng bố chính trị ngày càng tăng cao, trong khi hiệu quả và khả năng

ngăn chặn do các cuộc khủng bố chính trị công khai tiếp tục giảm sút, đã

ép buộc chế độ Cộng sản Trung Quốc đặt ra những "Màn Trình Diễn

Nhân quyền" và "Màn Trình Diễn Dân chủ" để ứng xử cho cả hai mặt nội

trị trong nước và phản ứng đối với nước ngoài.

Nói cách khác, dù đó là việc thực hành muôn thuở của công cuộc đối

kháng bất bạo động, hoặc do dự đoán rằng hệ thống tự do sẽ là Điểm Tận

Cùng của Lịch Sử [3] tất cả các [lý thuyết] này cuối cùng đều hấp dẫn đối

với các khía cạnh tâm linh của bản chất con người. Con người không chỉ

tồn tại về thể chất, mà còn về tâm linh, con người sở hữu một ý thức đạo

đức mà cốt lõi của nó là phẩm giá của con người. Việc đề cao nhân phẩm

của chúng ta là nguồn gốc tự nhiên cho ý thức về công lý của chúng

ta. Khi một hệ thống hay một quốc gia cho phép tất cả mọi người được

314 | 351
sống trong nhân phẩm của mình, nó có thể đạt được sự chấp thuận tự

phát từ người dân, đó là cách Thánh Thomas Aquinas [4] hiểu về đạo đức

chính trị: Việc quản trị tốt trong nhân đức không chỉ nằm trong việc duy

trì trật tự, nhưng [thậm chí] quan trọng hơn là sự thiết lập phẩm giá con

người. [Nếu chính quyền hành xử] ngược lại, [chính quyền đó] sẽ khiêu

khích các hình thức đối kháng khác nhau, với sự phản đối do lương tâm là

một trong số các hình thức chủ yếu. Lý do tại sao các hệ thống tự do có

thể dần dần thay thế các chế độ độc tài khi Chiến tranh Lạnh kết thúc có

thể được xem như là Kết Thúc của Lịch Sử, nằm ngay trong thực tế là các

hệ thống trước [hệ thống tự do] công nhận và tôn trọng phẩm giá con

người, trong khi các hệ thống sau [chế độ độc tài] không công nhận

phẩm giá con người và đã bôi tro trát trấu hê thống tự do bằng cách kéo

nó vào trong bụi mù.

Sự vĩ đại của đối kháng bất bạo động là ngay cả khi con người phải đối

mặt với một bạo quyền hung hiểm và với hậu quả khổ đau, nạn nhân sẽ

phản ứng với thù ghét bằng tình yêu, với thành kiến bằng sự khoan dung,

315 | 351
với kiêu ngạo bằng sự khiêm nhường, với hạ nhục bằng nhân cách, và với

bạo lực bằng lý trí.

Điều đó có nghĩa là, các nạn nhân, với tình yêu khiêm tốn và đầy nhân

cách, chủ động kêu mời các tác nhân tạo hoạn nạn quay trở về với các quy

tắc của lý trí, hòa bình, và lòng thương cảm, qua đó vượt ra các vòng luẩn

quẩn của việc "thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài

khác."

Sự cải cách trọn vẹn từ dưới lên trên đòi hỏi khả năng tự ý thức trong

lòng người dân, và sự tự khởi xướng, lòng kiên trì, và sự liên tục mở rộng

các phong trào bất tuân dân sự (civic disobedience), hoặc các phong trào

bảo vệ nhân quyền giữa nhân dân.

Trong một xã hội bất-tự do bị cai trị bởi một chế độ độc tài, với tiền

đề tạm thời không có quyền lực, để có thể thay đổi bản chất độc tài của

chế độ, những phương cách công dân nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi của xã

316 | 351
hội Trung Quốc từ dưới lên trên mà tôi được biết, gồm những điều như

sau:

1. Các phong trào bất bạo động để bảo vệ các quyền con người không

nhằm mục đích đọat giữ quyền lực chính trị, nhưng cam kết xây dựng

một xã hội nhân đạo mà con người có thể sống xứng với nhân phẩm.

Nghĩa là, nó cố gắng để mở rộng một xã hội dân sự độc lập bằng cách

thay đổi cách mọi người sống - lối sống của dốt nát , hèn nhát và sẵn sàng

làm nô lệ - bằng trước tiên nỗ lực để mở rộng không gian và nguồn lực

cho xã hội dân sự ở những nơi mà sự kiểm soát của cơ quan chính phủ

yếu kém, và tiếp theo sau đó là đối kháng bất bạo động kéo dài để dồn

nén không gian xã hội nằm dưới sự kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ,

và sau đó bằng cách gia tăng giá mà các chính phủ độc tài phải trả để kiểm

soát các lĩnh vực dân sự, hình thành một mô hình về tiến trình dần dà

từng tấc một cho quyền tự do dân sự, từ các thua thiệt do co rút sức mạnh

của các cơ quan chính phủ.

317 | 351
2. Các phong trào bảo vệ quyền bất bạo động không cần phải theo đuổi

một mục tiêu lớn của sự biến đổi toàn bộ. Thay vào đó, nó cam kết đưa tự

do vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày thông qua khởi đầu của các ý

tưởng, bày tỏ ý kiến và hành động bảo vệ các quyền, và đặc biệt là thông

qua sự tích tụ liên tục của mỗi và mọi trường hợp bảo vệ quyền, để tích

lũy nguồn lực đạo đức và công lý, nguồn lực tổ chức, và kinh nghiệm điều

động trong lĩnh vực dân sự. Khi các lực lượng dân sự chưa đủ mạnh để

thay đổi môi trường vĩ mô chính trị rộng lớn, họ ít nhất có thể dựa vào

lương tâm cá nhân và nhóm hợp tác nhỏ để thay đổi môi trường vi chính

trị nhỏ trong tầm tay của họ. Ví dụ, các cuộc nổi loạn của các phóng viên

cao cấp, như Lu Yuegang và Lý Đại Đồng, chống lại với hệ thống thông

tin chính thức cuối cùng đạt được kết quả là một chức năng của tính đúng

đắn trong môi trường nhỏ của tờ China Youth Daily.

3. Bất kể năng lực phủ nhận tự do của một chế độ và tổ chức của nó là

vĩ đại đến chừng nào, mỗi cá nhân vẫn phải chiến đấu với hết khả năng

của mình để sống như một người tự do, nghĩa là, làm mọi nỗ lực để sống

318 | 351
một cuộc sống trung thực với nhân phẩm. Trong bất kỳ xã hội nào bị cai

trị bởi chế độ độc tài, khi những người theo đuổi tự do công khai tiết lộ

thông tin và thực hành những gì họ nói, miễn là họ ứng xử để không sợ

hãi trong các chi tiết nhỏ của cuộc sống hàng ngày, những gì họ nói và

làm trong cuộc sống hàng ngày sẽ trở thành lực lượng cơ bản để lật đổ hệ

thống nô lệ. Nếu bạn tin rằng bạn có một lương tâm con người cơ bản và

nếu bạn nghe theo tiếng gọi của nó, thì bạn nên trưng bày nó và để nó

chiếu sáng dưới ánh sáng mặt trời của công luận, để cho mọi người nhìn

thấy nó và, đặc biệt là, để cho các nhà độc tài nhìn thấy nó.

4. Mỗi người nên bền bỉ cam kết vào các giá trị tự do, theo đuổi các

nguyên tắc của lòng khoan dung, và thúc đẩy trao đổi đa phương, đặc biệt

là khi những tiếng nói khác nhau và các lựa chọn khác nhau phát sinh

trong nhân dân; và mỗi người cần coi các giao dịch cấp thấp như là một

bổ sung cho cho các đối kháng cấp cao, hơn là xem mình như là một anh

hùng tuyệt đối và quy trách một cách bất hợp lý. Bởi vì cho dù ngay cả

việc thi hành đạo đức thì khác với thi hành chính trị, nó vẫn còn cách khá

319 | 351
xa lòng khoan dung mà chủ nghĩa tự do đòi hỏi. Rằng một cá nhân sẵn

sàng trả một mức giá tuyệt đối cho những lý tưởng mà họ chọn không

phải là biện minh cho việc ép buộc người khác phải hy sinh cho lý tưởng

của mình tương tự như thế.

5. Cho dù một người trong hay ngoài cuộc của hệ thống, cho dù làm

việc kể từ trên xuống hoặc dưới lên, mỗi người nên tôn trọng quyền của

người khác để lên tiếng nói. Ngay cả các báo cáo và hành động của những

người thuộc chính phủ - miễn là họ không áp chế trên các ngôn từ độc

lập trong người dân và trên các phong trào đòi quyền - nên được coi là

một thăm dò hữu ích của các chiến lược chuyển đổi và quyền ngôn luận

của họ nên được tôn trọng đầy đủ. Những người ủng hộ chuyển đổi từ

trên xuống nên duy trì sự tôn trọng đầy đủ cho các khám phá của những

người làm việc từ dưới lên trong nhân dân. Với tiền đề tôn trọng lẫn nhau

và đối xử bình đẳng, các tranh chấp và đối thoại giữa những người ủng hộ

của phía trên xuống và các vị trí từ dưới lên sẽ tạo ra một đóng góp hữu

ích hơn trong việc định hình cho một sự đồng thuận phổ biến trên các

320 | 351
quỹ đạo chuyển đổi. Đây là ý nghĩa của câu nói, "Mọi con đường đều dẫn

tới Rome."

Tuy nhiên, khoan dung không có nghĩa là sự đồng ý ngầm với độc tài,

cũng không có nghĩa là chìm vào vũng lầy của thuyết tương đối toàn

bộ. Điểm mấu chốt cho vị trí phi chính phủ tự do là, cụ thể, đối lập cứng

rắn với bất kỳ hính thức đàn áp nào của chính quyền bằng vũ lực nhắm

vào lời nói và hành động của người dân, dưới bất cứ hình thức đàn áp nào

đưọc dùng đến như, đe dọa, hối lộ, cải chính, trục xuất, cấm đoán, bắt giữ

hoặc qua pháp luật.

6. Thể cách thông thường về cách đối đầu thay vì trốn tránh một quyền

lực độc tài luôn hiện diện là: đặt vào tay mỗi người cái sáng kiến để cải

thiện tình trạng cho dân số không có quyền, thay vì ghim hy vọng vào sự

xuất hiện của một bậc thầy giác ngộ hay nhà cai trị nhân từ. Trong việc

điều động chiến lược giữa xã hội dân sự và chính phủ, bất kể chính sách

chính thức có thể thay đổi thế nào, điều quan trọng nhất là khuyến khích

và hỗ trợ các phong trào bảo vệ quyền dân sự và giữ vững vị trí độc lập của
321 | 351
xã hội dân sự. Đặc biệt là trong một tình huống mà một cá nhân đơn độc

đang đối đầu với sự quản trị xấu giữa những điệp khúc ca tụng, ta phải có

cam quyết với các chỉ trích và chống đối chế độ độc tài, từ vị trí của người

ngoài cuộc. Khi định sách của chính phủ là cứng, người ta phải bó buộc

trở nên linh hoạt, khi thái độ của chính phủ nới lỏng, người ta phải tận

dụng lợi thế của nó để mở rộng nguồn lực dân sự và không gian dân

sự. Trong lúc hỗ trợ các chính sách khai sáng trong hệ thống, ta vẫn phải

giữ vững vị trí của một người ngoài và kiên trì trong những lời chỉ trích.

Bất kể năng lực phủ nhận tự do của một chế độ và tổ chức của nó là vĩ

đại đến chừng nào, mỗi cá nhân vẫn phải chiến đấu với hết khả năng của

mình để sống như một người tự do, nghĩa là, làm mọi nỗ lực để sống một

cuộc sống trung thực với nhân phẩm.

Tóm lại, tiến trình chuyển đổi của Trung Quốc hướng tới một xã hội

tự do sẽ chủ yếu dựa vào sự cải thiện dần dần từ dưới lên và không phải là

từ trên xuống trong cuộc cách mạng với "phong thái Tưởng Kinh Quốc""

[5] Sự cải cách từ dưới lên đòi hỏi phải có ý thức tự trong nhân dân, và tự
322 | 351
khởi đầu, kiên trì, và liên tục mở rộng các phong trào bất tuân dân sự

hoặc các phong trào bảo vệ quyền nơi người dân. Nói cách khác, hãy theo

đuổi các lực lượng tự do và dân chủ trong nhân dân, không nên theo đuổi

việc xây dựng lại xã hội thông qua sự thay đổi chế độ cực đoan, nhưng

thay vào đó hãy sử dụng các thay đổi dân dần trong xã hội để bắt buộc chế

độ thay đổi. Đó là, dựa vào sự tăng trưởng liên tục của xã hội dân sự để cải

cách một chế độ thiếu hợp pháp.

Ghi chú:

1. Mikhail Sergeyevich Gorbachev (sinh 1931) là người thứ hai từ cuối

cùng làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô, phục vụ từ năm 1985

đến năm 1991, và cuối cùng là người đứng đầu nhà nước của Liên Xô,

phục vụ từ năm 1988 cho đến khi sụp đổ vào năm 1991 . ^

2. Chiang Ching-kuo (蒋经国; 1910-1988 - Tưởng Kinh Quốc) thuộc

Quốc Dân Đảng (KMT) chính trị gia và nhà lãnh đạo và là con trai của

Tưởng Giới Thạch. Ông lần đầu tiên làm Thủ tướng (1972-1978), và sau

323 | 351
đó làm Tổng thống Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc) từ năm

1978 đến khi mất vào năm 1988. Trong nhiệm kỳ của ông, chính phủ

Trung Hoa Dân Quốc, trong khi độc tài, trở nên cởi mở và khoan dung

đối với các bất đồng chính trị. Về cuối đời, Chiang nới lỏng các kiểm soát

của chính phủ về các phương tiện truyền thông và ngôn luận. ^

3. Trong một bài báo mang tên "The End of History?" Được xuất bản

trên tạp chí The National Interest vào mùa hè năm 1989, Francis

Fukuyama (sinh 1952) lập luận rằng "một sự nhất trí đáng chú ý liên quan

đến tính hợp pháp của thể chế dân chủ tự do như là một hệ thống chính

phủ đã xuất hiện trên toàn thế giới trong vài năm qua, vì nó chinh phục

các hệ tư tưởng đối thủ như chế độ quân chủ cha truyền con nối, chủ

nghĩa phát xít, và gần đây nhất là chủ nghĩa cộng sản "." Hơn nữa,

Fukuyama cho rằng dân chủ tự do có thể tạo thành điểm "cuối" của cuộc

tiến hóa trong tư tưởng nhân loại và là "hình thức cuối cùng của chính

quyền nhân sự" và như vậy tạo thành các" kết thúc của lịch sử. "Francis

Fukuyama," The End of History and the Last Man" (Penguin, 1992). ^

324 | 351
4. Saint Thomas Aquinas (khoảng 1225-1274) là một linh mục Công

giáo La Mã thuộc Dòng Dominican (Đa Minh), được nhiều người cho là

nhà thần học và triết học vĩ đại nhất của Giáo Hội. Ý tưởng của Ngài tạo

ảnh hưởng sâu rộng trên tư tưởng Tây phương, với nhiều triết học hiện

đại được hình thành như là một phản ứng chống lại, hoặc đồng thuận với

triết học Thomas Aquinas, đặc biệt trong các lĩnh vực đạo đức, luật tự

nhiên và lý thuyết chính trị. ^

5. Năm 1987, Tổng thống Chiang Ching-kuo chấm dứt thiết quân luật tại
Đài Loan, và bắt đầu một quá trình dần dần tự do hóa chính trị, cho phép
các nhóm đối lập hình thành.

Nguồn: Lưu Hiểu Ba. Thay đổi chế độ bằng cách thay đổi xã hội (bản dịch
của Phạm Hương Sơn). Truy cập ngày 01.12.2016.

<http://conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=8036>

325 | 351
BÀI MƯỜI BỐN

CHÚNG TÔI ĐÃ HẠ BỆ NHÀ ĐỘC TÀI RA SAO


Tác giả: Sapphire

Dịch giả: Dân Luận

N
gày 5/10/2000, hàng trăm ngàn người biểu tình Serbia đã đổ ra các

ngã phố Belgrade, khiến lực lượng an ninh trở nên bất lực và chiếm

quyền kiểm soát tòa nhà Quốc Hội, đặt dấu chấm hết chế độ độc tài của

Slobodan Milosevic. Đây là hành động cuối cùng của cuộc đấu tranh bất

bạo động kéo dài 2 năm, được lãnh đạo bởi phong trào thanh niên Otpor,

hay còn gọi là”Phản kháng”, với biểu tượng bàn tay nắm chặt – thể hiện

quyết tâm hướng tới bầu cử tự do và nền dân chủ non trẻ.

Một trong những nhà lãnh đạo của phong trào này là Srdja Popovic (27

tuổi), người đã được bầu vào Quốc hội Serbia sau khi lật đổ Milosevic.

Năm 2004, Popovic rời bỏ chính trị để sáng lập ra Trung tâm Chiến lược

326 | 351
Ứng dụng Bất bạo động (CANVAS), ở Belgrade. Đây là một tổ chức đào

tạo các nhà hoạt động tại hàng chục quốc gia trên thế giới. Trong đó có

những người đã làm làm nên thành công trong phong trào dân chủ tại

Gruzia, Ukraina, và Maldives cho đến cuộc đấu tranh đang tiếp diễn tại

Miến Điện và Iran.

Mới đây chúng tôi có dịp trò chuyện với Popovic và hỏi ông về vai trò

của sự hài hước trong cuộc đấu tranh chống lại Milosevic, làm thế nào

Otpor đã có thể giành chiến thắng trước các lực lượng an ninh, và cách mà

phong trào tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Tại sao cuộc phản kháng Milosovic phải là bất bạo động?

Srdja Popovic (SP): Kỷ cương bất bạo động là một trong những nguyên

tắc quan trọng làm nên sự thành công của cuộc đấu tranh bất bạo động.

Khi bạo lực bùng phát, một phong trào sẽ giảm số lượng thành viên, tính

xung kích, và sự tín nhiệm – nó đặt tổng thể mục tiêu của một cuộc đấu

tranh trong tình trạng nguy hiểm. Do đó, người Serbia vốn bị quy kết là

327 | 351
“bạo động” trong thập niên 90, cần chứng minh cho thế giới và thành viên

thấy rằng, họ có khả năng thay đổi chính phủ một cách văn minh hơn,

thông qua bầu cử và bảo vệ kết quả bầu cử trong sự ôn hòa.

Công trình nghiên cứu khá hay của Freedom House được công bố vào

năm 2005 có tên ” Tự do chiến thắng như thế nào”, đã phân tích những

thay đổi chính trị trong vòng 35 năm qua - một số bằng phương thức bạo

động, số khác bằng bất bạo động. Công trình này chứng minh rằng

,những thay đổi chính trị đạt được nhờ đấu tranh bất bạo động sẽ bảo

đảm nhân quyền, dân chủ và ổn định chính trị lâu dài hơn là bạo động.

Sự sáng tạo và hài hước quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh làm

sụp đổ Slobodan Milosevic?

SP: Nó cực kỳ quan trọng. Hài hước và châm biếm là những đặc trưng

của Otpor. Những yếu tố này tạo ra một thông điệp tích cực, thu hút

quần chúng, và khiến cho đối thủ - tức những quan chức lãnh cảm – trở

nên thật ngu ngốc và lố bịch. Quan trọng nhất là, nó khiến mọi người

328 | 351
không còn sợ hãi, truyền cảm hứng cho xã hội Serbia - vốn mệt mỏi, thất

vọng, và thờ ơ vào cuối thập niên 1990.

Diện mạo và hình ảnh của phong trào quan trọng như thế nào đối với phong

trào trong việc tránh được sự chỉ trích từ chế độ và các phương tiện truyền

thông?

SP: Phía dư luận viên cho rằng “nhận thức là hiện thực”, mà cũng

chẳng có gì sai. Chúng tôi biết trước cán bộ tuyên truyền cho chế độ khắc

họa Otpor như “tay sai của Tây phương “ hay “những kẻ không yêu nước”

và “quân phản bội”, nhưng chúng tôi đã chuẩn bị cho sự vu cáo này ngay

từ đầu. Chúng tôi dùng nắm đấm vốn là biểu tượng thiên tả từ thời cộng

sản đời đầu, các khẩu hiệu yêu nước và những khuôn mặt sáng lạn làm lực

lượng tiên phong cho Otpor. Cũng giống như những gì Martin Luther

King từng thực hiện ở Nashville. Chế độ đã phải tốn rất nhiều thời gian

thuyết phục công chúng rằng chúng tôi còn xấu xa hơn cả bọn khủng bố

thực sự. Nhưng khi nhìn thấy những khuôn mặt sáng lạn ấy mặc áo

329 | 351
phông Otpor đã làm những điều họ vu cáo trở nên lố bịch và còn hại lại

chính họ.

Làm thế nào mà Otpor thu phục được cảnh sát và lực lượng an ninh? Sự

thuyết phục đóng vai trò gì trong cuộc phản kháng dân sự?

Một khi ý thức được rằng, “cảnh sát cũng chỉ là thường dân mặc sắc

phục” thì nhận thức của bạn sẽ thay đổi và sẽ thuyết phục được họ.

SP: Điều cốt lõi cho các phong trào bất bạo động là phải kéo được

nhóm người ra khỏi các trụ cột quyền lực ví dụ như cảnh sát và quân đội,

thay vì đẩy họ lại với nhau hay tỏ ra đe dọa và hiếu chiến. Otpor học được

bài học này từ các cuộc biểu tình của sinh viên vào năm 1996 và 1997 và từ

Gandhi nữa. Thế nên ngay từ đầu, chúng tôi đã hành xử thân thiết với

cảnh sát và quân đội, như mang hoa và bánh ngọt đến cho họ, thay vì la

hét hay ném đá. Mô hình này đạt hiệu quả trên khắp thế giới như tại

Georgia và Ukraine. Một khi ta hiểu rằng ”cảnh sát chỉ là thường dân mặc

sắc phục” thì nhận thức của ta cũng thay đổi và sẽ thuyết phục được họ.

330 | 351
Cấu trúc lãnh đạo của Otpor khác gì với các phong trào bất bạo động khác?

SP: Đó là ”lãnh đạo tập thể” với cấu trúc theo kiểu chiến dịch “chính

trị /bầu cử” giúp đạt hiệu quả cao trong thực hiện các quyết định. Ngoài

ra thì việc phân quyền tạo ra nhiều lớp lãnh đạo. Do đó, nếu 10 đến 15

người lãnh đạo cao nhất bị bắt, thì guồng máy không vì thế mà ngừng

hoạt động. Điều này tạo cơ hội cho các thành viên non trẻ có thể bày tỏ ý

kiến với tư cách “ lãnh đạo của Otpor”.

Việc NATO ném bom Serbia có khiến cho Milosevich suy yếu và làm cho

phong trào bất bạo động kiên cường hơn?

SP: Khi đất nước bị tấn công, tất yếu sẽ khiến người dân sẽ đứng về

phía lãnh đạo. Tương tự, khi NATO ném bom Serbia trong năm 1999 đã

càng làm Milosevich mạnh thêm. Hay như, số lượng người ủng hộ George

W. Bush đạt mức cao nhất ngay sau vụ 11 tháng 9. Cho nên bất cứ ai

trong chính quyền Hoa Kỳ cho rằng ném bom Serbia sẽ làm Milosevich

suy yếu là hoàn toàn sai lầm. Việc ném bom chỉ làm tổn thương quốc gia

331 | 351
và thường dân. Thậm chí tệ hơn, Milosevic còn lợi dụng nó để tấn công

và tiêu diệt các nhóm đối lập còn sót lại sau khi thiết quân luật được ban

hành. Nổi bật trong số đó là phóng viên và biên tập viên Slavko Curuvija

đã bị giết chết trước cửa nhà mình sau khi bị cáo buộc "hợp tác với những

người đánh bom Serbia." Phe đối lập chính trị gia Zoran Djindjic và hầu

hết các lãnh đạo Otpor đã trốn khỏi đất nước vì bị đe dọa tính mạng bởi

mật vụ. Bài học ở đây là "dân chủ không đến từ nóc xe tăng."

Sự ủng hộ của Mỹ đóng vai trò ra sao với sự thành công của phong trào

Otpor và ông có lời khuyên gì cho các tổ chức bất bạo động khác nhận tài trợ từ

chính quyền Mỹ hay từ các cơ quan chính phủ?

SP: Vai trò của Phương Tây ở Balkans gồm mặt sáng và tối, và tôi nghĩ

cần rạch ròi hai mặt này. Đúng là Mỹ và Liên minh châu Âu đã hỗ trợ tài

chính và vật chất cho phe đối lập Serbia trong những năm cuối thập niên

90; trợ giúp phương diện truyền thông và đào tạo nhân viên giám sát bầu

cử; cung cấp dầu để sưởi ấm cho người dân khu vực đô thị thuộc sự quản

lý của phe đối lập. Nhưng cũng chính “những nhà dân chủ Tây Phương”
332 | 351
này đã ủng hộ Milosevic trước khi hiệp ước hòa bình Dayton năm 1995 ở

Bosnia được ký kết, và lệnh cấm vận kinh tế vào năm 1992 được ban hành.

Điều này đã xóa bỏ tầng lớp trung lưu ở Serbia và cho phép Milosevic

cùng lực lượng đồng minh trong hệ thống cảnh sát lẫn tội phạm có tổ

chức nắm lại quyền kiểm soát. Các nhà ngoại giao Phương Tây tìm cách

kiểm soát chặt chẽ phe đối lập Serbia, nhưng cũng vì thế mà khiến phe

này trở nên phân tán. Do cách hành xử như thế, cộng đồng quốc tế là

một thành tố khiến vấn đề nảy sinh trong suốt nhiều năm trời, thay vì tạo

ra giải pháp. Và để sửa chữa điều đó phải tốn rất nhiều thời gian và công

sức.

Mặt khác, ta không nên đánh giá thấp vai trò và nỗ lực đấu tranh dân

chủ của Mỹ trên thế giới - với tư cách là siêu cường dân chủ hàng đầu. Bài

học từ Serbia – theo Trung tâm Chiến lược Ứng dụng Bất bạo động

(CANVAS) nhận thấy - là cần cố gắng tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.

Muốn cuộc cách mạng thành công, ta cần đưa những người nước ngoài,

như các nhà ngoại giao hay “các chuyên gia” ra khỏi cuộc đấu tranh và

333 | 351
không để họ tham gia vào quá trình đưa ra những quyết định quan trọng.

Tuy nhiên kiến thức và kỹ thuật có thể hỗ trợ đáng kể, nhiều nhà hoạt

động dân chủ trên khắp thế giới, trong đó có những người đến từ

Georgia, Ukraine, Lebanon, và Maldives (những người đã thành công

trong cuộc đấu tranh) cũng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm này với

chúng tôi. Ngay cả phía đang tiến hành đấu tranh như Zimbabwe, Miến

Điện, Iran, và Venezuela cũng vậy. Chúng tôi luôn dành cho họ lời

khuyên là: Không có tình bằng hữu, mà chỉ có lợi ích khi chính phủ nước

ngoài tham gia. Do đó, tranh thủ nhiều sự ủng hộ từ bên ngoài (kiến

thức, tiền bạc) cho phong trào. Nhưng hãy thận trọng với những lời

khuyên chính trị từ bên ngoài. Vì những cuộc cách mạng thành công đều

đều được hình thành và tranh đấu bởi chính người dân nước đó.

Sau cách mạng, phong trào đã làm gì để chính quyền mới có tính trách

nhiệm?

Chỉ mỗi cuộc cách mạng thì không đủ, ta cần phải tập trung khả năng xây

dựng vàcủng cố hiến pháp dân chủ để đạt được xã hội dân chủ như thế.
334 | 351
SP: Otpor đóng vai trò “quan sát viên” đặc biệt sau cách mạng. Otpor

phát động hai chiến dịch quan trọng (Tháng Mười Một năm 2000 và mùa

hè 2001) buộc chính quyền mới phải có tính trách nhiệm trong cải cách

dân chủ và bài trừ tham nhũng. Hiếm ai biết được, Otpor đã vận động dư

luận cho việc bắt giam cựu tổng thống Milosevic và giải y đến Tòa án

Hague. Tên của chiến dịch là “HẮN CÓ TỘI!”, được khởi động từ tháng

Ba và đầu tháng Tư trước khi ông ta bị bắt giam. Đây là thời điểm rất

quan trọng vì Tân thủ tướng Serbia - Zoran Djindjic lúc đó hầu như đơn

độc trong nhiệm vụ cấp bách ít phổ biến này. Tất cả những điều này

chứng minh rằng, tự thân một cuộc cách mạng dân chủ hóa thật sự không

đủ, mà đi theo sau đó, cần xây dựng năng lực và củng cố các khía cạnh dân

chủ để đạt đến một xã hội dân chủ. Serbia may mắn đã đạt đến xã hội dân

chủ, và nhiều lúc tôi nghĩ các quốc gia khác như Georgia có lẽ đang thiếu

phần nào đó sự hỗ trợ hậu phong trào từ cả phía dẫn dắt phong trào lẫn

các nước dân chủ khác trên thế giới.

335 | 351
Ý nghĩa của Otpor hiện nay trên thế giới là gì và ông thấy nó tồn tại như

thế nào trên thế giới ngày nay?

SP: Otpor và cuộc cách mạng bất bạo động Serbia đã thật sự trở thành

một thương hiệu mang tính toàn cầu. Ta có thể thấy những phong trào

thành công tương tự ở Georgia (2003), Ukraine (2004), Lebanon (2006) và

xa hơn là Maldives (2008), Ai Cập và Kenya. Ta cũng sẽ thấy các nhà sư

Phật giáo đi đầu trong cuộc Cách mạng Vàng (Saffron Revolution) lấy

cảm hứng từ bộ phim “Hạ bệ độc tài”. Ta sẽ thấy những phong trào dựa

trên chiến lược tương tự ở Vennezuela và Việt Nam. Sách và phim được

phân phát rộng rãi ở Cuba và Iran. Có vẻ như tư tưởng và mô hình “cách

mạng bất bạo động” đã truyền cảm hứng cho nhiều người và trong số họ

còn có những chiến thuật thông minh và sáng tạo hơn, một phần cũng

nhờ bộ phim trên; bộ sách ”Cuộc đấu tranh bất bạo động: 50 điểm cốt

yếu”, và phần nhiều là nhờ vào lòng can đảm và quan tâm của các nhà

hoạt động dân chủ ở các quốc gia trên thế giới. Điều này khiến chúng tôi

336 | 351
tự hào, vì chúng tôi tin rằng, mỗi người dù nam hay nữ trên thế giới này

đều có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ.

Nguồn: Sapphire. Chúng tôi đã hạ bệ nhà độc tài ra sao (bản dịch của Dân
Luận). Truy cập ngày 01.12.2016.

<https://www.danluan.org/tin-tuc/20160821/chung-toi-da-ha-be-nha-
doc-tai-ra-sao>

337 | 351
BÀI MƯỜI LĂM

NHỮNG BÀI HỌC QUÝ GIÁ

TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CỦA TUỔI TRẺ SERBIA


Tác giả: Bryan Farrell & Eric Stoner

Dịch giả: Trần Quốc Việt

C
ách đây mười năm, vào ngày 5 tháng Mười năm 2000, hàng trăm

ngàn người biểu tình Serbia đã tràn ra các đường phố ở Belgrade và

tiến qua các lực lượng an ninh thờ ơ để chiếm lĩnh tòa nhà Quốc hội, từ

đấy kết liễu thành công chế độ độc tài của Slobodan Milosovic. Hành

động ấy là hành động cuối cùng của cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài

hai năm trời dưới sự lãnh đạo của phong trào của tuổi trẻ mang tên Otpor,

hay "Phản kháng", và nắm đấm biểu tượng của phong trào đã mở đường

tiến đến các cuộc bầu cử tự do và nền dân chủ mới giành được.

338 | 351
Một trong những nhà lãnh đạo của phong trào này là Srdja Popovic 27

tuổi, người được bầu vào Quốc hội Serbia sau khi Milosovic bị lật đổ.

Năm 2004, Popovic rời bỏ chính trường để lập ra Trung tâm Chiến lược

Bất bạo động Ứng dụng (CANVAS) ở Belgrade, một tổ chức đào tạo các

nhà hoạt động dân chủ ở hàng chục nước trên khắp thế giới - từ những

người đã tham gia trong các phong trào dân chủ thành công tại Ukraine

và Maldives đến những cuộc đấu tranh đang diễn ra tại Miến Điện và Iran.

Mới đây chúng tôi đã có dịp trò chuyện với Popovic và hỏi anh về vai

trò mà hài hước đã đóng trong cuộc đấu tranh chống lại Milosovic, làm

thế nào họ có thể thu phục được lực lượng an ninh đáng sợ và về các

phương diện nào Otpor vẫn tồn tại đến ngày nay.

Hỏi: Tại sao quan trọng cuộc phản kháng Milosovic phải là bất bạo động?

Srdja Popovic: Sự tuân thủ bất bạo động là một trong những nguyên

tắc thành công chính trong công cuộc đấu tranh bất bạo động. Một khi

bạo động nổ ra, phong trào sẽ mất số lượng, mất đà và mất sự tin tưởng -

339 | 351
gây tổn hại đến các mục tiêu chung. Rất quan trọng là những người

Serbia, vốn bị coi là "bạo động" trong thập niên 1990, phải chứng tỏ cho

mình và cho thế giới thấy chúng tôi thừa khả năng để thay đổi chính

quyền một cách văn minh, qua các cuộc bầu cử và bảo vệ các kết quả bầu

cử một cách ôn hòa.

Hơn nữa, nếu ta nhìn vào cuộc nghiên cứu rất hay của Freedom House

được công bố trong năm 2005 có tên "Làm thế nào giành được tự do", cuộc

nghiên cứu này phân tích những cuộc thay đổi chính trị trong vòng 35

năm của thế kỷ vừa qua - một số cuộc thay đổi chính trị bằng phương tiện

bạo động, một số bằng phương tiện bất bạo động. Cuộc nghiên cứu chứng

minh rõ ràng những cuộc thay đổi chính trị đạt được nhờ đấu tranh bất

bạo động rất có thể sẽ bảo đảm nhân quyền, dân chủ và ổn định chính trị

lâu dài.

Hỏi: Sự sáng tạo và hài hước quan trọng như thế nào trong cuộc đấu tranh

làm sụp đổ Slobodan Milosevic?

340 | 351
Srdja Popovic: Tuyệt đối quan trọng. Hài hước và châm biếm, nhãn

hiệu của Otpor, đã có thể tạo ra thông điệp tích cực, hấp dẫn lượng khán

giả lớn nhất có thể, làm cho các đối thủ của chúng tôi - những quan chức

chán ngắt và cổ hủ ấy-trông ngu ngốc và lố bịch. Quan trọng nhất, nó phá

tan sợ hãi và khích lệ xã hội Serbia vốn mệt mỏi, thất vọng, và thờ ơ vào

cuối thập niên 1990.

Hỏi: Diện mạo và hình ảnh của phong trào quan trọng như thế nào để

tránh được sự chỉ trích từ chế độ và các phương tiện truyền thông?

Srdja Popovic: Những kẻ định hướng dư luận nói "nhận thức là hiện

thực", mà rõ ràng không sai lắm. Vì đã lường trước chuyện những người

tuyên truyền cho chế độ sẽ cố mô tả Otpor là "những tên lính đánh thuê của

Tây Phương", "những kẻ không yêu nước" và "bọn phản bội cánh hữu", ngay từ

đầu trong quá trình đấu tranh chúng tôi đã có thể chuẩn bị cho sự vu cáo

này. Chúng tôi dùng nắm đấm, một biểu tượng thiên tả từ thời cộng sản

xa xưa của thế hệ ông bà chúng tôi, những khẩu hiệu yêu nước đúng đắn,

những khuôn mặt trẻ trung trong sáng luôn luôn đi hàng đầu cho Otpor,
341 | 351
vốn tương tự những gì MLK thực hiện trong các cuộc tuần hành ở

Nashville. Chế độ đã tốn rất nhiều thời gian nhằm thuyết phục công

chúng rằng chúng tôi thật ra còn xấu xa hơn cả bọn khủng bố thực sự,

nhưng nhìn thấy những khuôn mặt trong sáng trẻ trung mặc áo phông

Otpor đã làm cho sự vu cáo trông lố bịch và, cuối cùng, nó rõ ràng còn hại

ngược lại chính họ.

Hỏi: Làm thế nào Otpor đã thu phục được cảnh sát và lực lượng an ninh?

Sự thuyết phục đóng vai trò gì trong cuộc phản kháng dân sự?

Srdja Popovic: Điều cốt lõi cho các phong trào bất bạo động là phải kéo

được mọi người ra khỏi các trụ cột quyền lực như cảnh sát và quân đội,

thay vì đẩy họ đến các trụ cột ấy và thay vì tỏ ra đe dọa và hiếu chiến.

Otpor học được bài học này từ các cuộc xuống đường của sinh viên vào

năm 1966 và 1977, nhưng cũng học được từ Gandhi. Vì thế, ngay từ đầu,

chúng tôi đã hành xử một cách rất thân thiết như thể anh em với cảnh sát

và quân đội, chúng tôi mang hoa và bánh ngọt đến tặng họ, thay vì la hét

hay ném đá. Mô hình này đã thành công trên khắp thế giới tại những nơi
342 | 351
như Georgia và Ukraine. Một khi ta hiểu rằng "cảnh sát chỉ là những

người dưới bộ đồng phục cảnh sát" thì nhận thức của ta thay đổi và sự

thuyết phục sẽ diễn ra.

Hỏi: Cấu trúc lãnh đạo của Otpor khác với các phong trào bất bạo động

khác như thế nào?

Srdja Popovic: Đó là "lãnh đạo tập thể" với cấu trúc của cuộc vận

động"chính trị/bầu cử" mà rất hiệu quả trong việc thực hiện các quyết

định. Lãnh đạo cũng hoàn toàn phân cấp, tạo ra nhiều lớp lãnh đạo để

nếu 10 đến 15 người lãnh đạo cao nhất bị bắt, thì guồng máy phong trào

to lớn không vì thế mà ngừng hoạt động. Cấu trúc như thế cũng cho các

thành viên trẻ và mới gia nhập có cơ hội để công khai bày tỏ ý kiến thẳng

thắn với tư cách "các nhà lãnh đạo của Otpor".

Hỏi: Phải chăng việc NATO ném bom Serbia đã làm Milosevich suy yếu và

dù sao cũng làm cho phong trào bất bạo động can đảm hơn?

343 | 351
Srdja Popovic: Tấn công một quốc gia từ bên ngoài luôn luôn khiến

nhân dân tập hợp lại quanh lãnh đạo. Điều đó đã xảy ra khi NATO ném

bom Serbia trong năm 1999, rõ ràng càng làm Milosevich mạnh thêm.

Nếu ta nhìn số lượng người ủng hộ George W. Bush, ta sẽ thấy số lượng

người ủng hộ ông tăng cao nhất ngay sau vụ 11 tháng 9. Cho nên bất kỳ ai

trong chính quyền Mỹ nghĩ ném bom Serbia sẽ làm suy yếu Milosevich là

hoàn toàn sai. Rốt cuộc ném bom chỉ làm tổn thương quốc gia và dân

thường. Còn tệ hơn nữa, Milosevich lấy cớ ấy để tấn công và tiêu diệt bất

kỳ nhóm đối lập nào còn sót lại trong tình trạng khẩn cấp (Lệnh thiết

quân luật được ban ra trong lúc bom rơi!). Nhà báo và biên tập viên nổi

tiếng Slavko Curuvija bị giết ngay trước nhà ông sau khi bị tố cáo công

khai "hợp tác với những kẻ ném bom Serbia." Nhà chính trị đối lập Zoran

Djindjic và phần lớn lãnh đạo Otpor bị mật vụ đe dọa đánh đập đã phải

trốn ra khỏi nước. Bài học ở đây là "dân chủ không đến từ nắp xe tăng."

344 | 351
Hỏi: Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Otpor quan trọng như thế nào cho sự

thành công của phong trào và anh có khuyên các tổ chức bất bạo động khác

nhận tài trợ từ chính quyền Mỹ hay từ các cơ quan được chính quyền tài trợ?

Srdja Popovic: Vai trò của Phương Tây ở Balkans có mặt sáng và mặt

tối, nên tôi nghĩ những vấn đề này nên được xét riêng rẽ. Đúng, Mỹ và

Liên Âu đã giúp đối lập Serbia về tiền bạc và vật chất trong những năm

cuối cùng của thập niên 90. Quan trọng nhất, họ giúp về các phương tiện

truyền thông tự do và đào tạo những nhân viên giám sát bầu cử. Họ cũng

cung cấp dầu để sưởi ấm cho các công dân ở các đô thị do đối lập quản lý.

Nhưng cũng chính "những nhà dân chủ Tây Phương" này ủng hộ Milosevic

vào trước hiệp ước hòa bình Dayton năm 1995 ở Bosnia và ban hành luật

cấm vận kinh tế vào năm 1992, mà gần như tiêu diệt giai cấp trung lưu ở

Serbia và cho phép Milosevic và đồng minh của y trong cảnh sát và tội

phạm có tổ chức nắm chắc sự kiểm soát hơn nữa. Các nhà ngoại giao

Phương Tây cố gắng quản lý đối lập Serbia một cách quá tỉ mỉ và chi tiết,

từ đấy đưa đến sự phân tán. Do cách hành xử như thế, trong suốt nhiều

345 | 351
năm trời cộng đồng quốc tế là một phần của vấn đề thay vì một phần của

giải pháp. Phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để sửa chữa điều đó.

Mặt khác, ta không được đánh giá thấp vai trò của nỗ lực đấu tranh cho

dân chủ của Mỹ trên khắp thế giới, với tư cách là siêu cường dân chủ hàng

đầu. Bài học từ Serbia - như tổ chức của tôi, Trung tâm Chiến lược Bất

bạo động Ứng dụng (CANVAS), nhìn thấy- là ta cần cố gắng có được

càng nhiều sự ủng hộ từ bên ngoài. Nếu ta muốn có các cuộc cách mạng

thành công, ta cần đưa những người nước ngoài, như các nhà ngoại giao

và những người gọi là "các chuyên gia", ra khỏi cuộc đấu tranh của chúng

ta và không để họ tham gia vào quá trình ra những quyết định quan

trọng. Nhưng kiến thức và kỹ thuật có thể có lợi, điều này chúng tôi biết

nhờ chia sẻ kiến thức cùng kinh nghiệm với nhiều nhà hoạt động dân chủ

trên khắp thế giới, trong đó có những người Georgia, Ukraine, Lebanon,

và Maldives (kể tên những người đã thành công trong cuộc đấu tranh cho

sự thay đổi), cũng như những người Zimbabwe, Miến Điện, Iran, và

Venezuela (những người mà cuộc đấu tranh của họ ta vẫn còn thấy rõ trên

346 | 351
khắp địa cầu). Mỗi lần chúng tôi nhận câu hỏi này lời khuyên của chúng

tôi vẫn trước sau như một: chính quyền nước ngoài không có bạn, chỉ có

quyền lợi. Vì vậy hãy cố gắng có nhiều sự ủng hộ từ bên ngoài, nhận kiến

thức và tiền bạc và vật chất từ những ai muốn giúp và dùng nó cho sứ

mạng của phong trào của ta. Nhưng coi chừng những lời khuyên chính trị

của họ vì những cuộc cách mạng thành công đều là những cuộc cách

mạng hình thành từ trong nước, được thiết kế và được thực hiện theo đấy

bởi những người địa phương trong nước nào đấy.

Hỏi: Sau cách mạng phong trào đã làm gì để chính quyền mới chịu trách

nhiệm?

Srdja Popovic: Otpor có một vai trò "người theo dõi" rất quan trọng sau

cách mạng. Nó phát động hai chiến dịch quan trọng (Tháng Mười Một

năm 2000 và mùa hè 2001) buộc chính quyền mới chịu trách nhiệm, đòi

hỏi những cải cách dân chủ và bài trừ tham nhũng. Ít được biết đến là vai

trò của phong trào rộng lớn nhằm chuẩn bị dư luận cho việc bắt giam cựu

tổng thống Milosevic và giải giao y cho Tòa án Hague. Tên của chiến
347 | 351
dịch, khởi động từ tháng Ba và đầu tháng Tư trước khi ông ta bị bắt giam,

là "HẮN CÓ TỘI!" Đây là thời điểm rất quan trọng vì thủ tướng Serbia

mới can đảm Zoran Djindjic vào lúc đó hầu như đơn độc trong nhiệm vụ

cần thiết nhưng rất "mất lòng dân" này. Tất cả những điều này chứng

minh rằng tự thân một cuộc cách mạng dân chủ hóa thật sự vẫn không

đủ. Tiếp theo sau đó ta cần xây dựng khả năng và củng cố các thể chế dân

chủ để đạt đến một xã hội dân chủ.Serbia may mắn đã đạt đến xã hội dân

chủ, và đôi khi tôi nghĩ các quốc gia khác như Georgia thật sự đang thiếu

phần nào sự ủng hộ "hậu chấn thương" từ các phong trào bất bạo động

chính của họ và từ các nước dân chủ trên thế giới.

Hỏi: Ý nghĩa của Otpor hiện nay trên thế giới là gì và anh thấy nó tồn tại

như thế nào trên thế giới ngày nay?

Srdja Popovic: Otpor và cuộc cách mạng bất bạo động đã thật sự trở

thành hàng hiệu có thể nhận ra trên khắp thế giới. Ta có thể thấy những

trường hợp thành công của các phong trào tương tự ở Georgia (2003),

Ukraine (2004), Lebanon (2006) và xa tận Maldives (2008). Ta sẽ thấy vẫn


348 | 351
các biểu tượng và sự giống nhau về hình ảnh ở Ai Cập và Kenya. Ta sẽ

thấy các nhà sư Phật giáo đi đầu trong cuộc Cách mạng màu Vàng Nghệ

(Saffron Revolution) được khích lệ từ bộ phim Đánh Gục Nhà độc tài. Ta

sẽ thấy những phong trào dựa trên chiến lược tương tự ở Vennezuela và

Việt Nam. Ta sẽ thấy sách và phim được phân phát rộng rãi ở Cuba và

Iran. Có vẻ như tư tưởng và mô hình "cách mạng bất bạo động" đã khích lệ

nhiều người và trong số họ có một số đã thực hiện thành công những

chiến thuật thông minh và sáng tạo một phần nhờ bộ phim Đánh Gục

Nhà độc tài, và những bộ sách bao gồm "Cuộc đấu tranh bất bạo động: 50

điểm cốt yếu", và phần rất lớn nhờ vào lòng can đảm và quan tâm của các

nhà hoạt động dân chủ địa phương trên toàn thế giới. Điều đó làm cho

chúng tôi tự hào vì chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng mỗi người nam

hay nữ trên thế giới này đều có đầy đủ quyền mà cũng có bổn phận ủng

hộ nhân quyền và dân chủ.

349 | 351
Nguồn: Bryan Farrell & Eric Stoner. Những bài học quý giá từ cuộc cách
mạng của tuổi trẻ Serbia (bản dịch của Trần Quốc Việt). Truy cập ngày
01.12.2016.

<http://danlambaovn.blogspot.com/2012/07/nhung-bai-hoc-quy-gia-tu-
cuoc-cach-mang.html#more>

350 | 351
BẤT TUÂN
DÂN SỰ
NHÓM TINH THẦN KHAI MINH

Biên soạn: Minh Anh – Vi Yên

------------------------------------

Email: tinhthankhaiminh@gmail.com

Website: http://tinhthankhaiminh.org

Blog: http://tinhthankhaiminh.blogspot.com

Facebook: http://facebook.com/tinhthankhaiminh

Ebook “Bất tuân Dân sự”, thuộc Tủ sách “Dân chủ và Pháp quyền”,
Nhóm Tinh Thần Khai Minh. 351 trang, 01/12/2016.

351 | 351
Tủ sách Dân chủ và Pháp quyền

Tủ sách “Dân chủ và Pháp quyền” bàn về các chủ đề cơ bản trong lĩnh
vực Dân chủ, Thể chế và Pháp quyền, do nhóm Tinh Thần Khai Minh
biên tập từ các bài viết của các học giả trong và ngoài nước. Chúng tôi
rất cám ơn các học giả đã dày công viết nên những bài viết chất lượng,
bổ ích.

Tủ sách gồm các quyển:

1. Luật, Hiến pháp, và Pháp quyền


2. Hiến pháp Mỹ
3. Dân chủ và Thể chế Dân chủ
4. Dân chủ và Dân chủ hóa
5. Dân chủ và Xã hội dân sự
6. Bất tuân Dân sự

352 | 351

You might also like