You are on page 1of 185

 

2  
Tủ  sách  SOS

CÁC LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ


VƯỢT QUÁ CHÍNH TRỊ ĐẢNG

Fortunato Musella
Fortunato Musella

Political Leaders Beyond Party Politics

Palgrave Macmillan, 2018


Fortunato Musella

Các Lãnh tụ Chính trị


Vượt quá Chính trị Đảng

Nguyễn Quang A dịch

Nhà xuất bản Dân khí, 2018


Fortunato Musella
University of Naples Federico II
Naples, Italy
Theo nghĩa thuần tuý kinh nghiệm và không mang
giá trị này charisma (sức thu hút) quả thực là sức
mạnh cách mạng sáng tạo đặc trưng của lịch sử.
Weber 1921/1968, p. 1117

Mọi tín hữu đều đồng lòng nhất trí. Chẳng ai cho
rằng bất cứ thứ gì thuộc tài sản của họ là của riêng
họ, mà họ chia sẻ mọi thứ họ có.
Công vụ các Sứ đồ (4, 32–36)
 

Tặng Bionda, với sự yêu quý và lòng biết ơn


MỤC LỤC

Danh mục hình và bảng viii


Lời giới thiệu ix
1 Lãnh tụ và Đảng: Vẫn là một sự Nghịch hợp? 1

2 Chọn trực tiếp Những người đứng đầu Đảng 31

3 Quy luật Sắt của sự Lãnh đạo: Ý thức hệ và Tổ chức Đảng 65

4 Lãnh tụ Đảng trong Chính phủ 95

5 Các Lãnh tụ trong Kinh doanh 125

6 Mặt Cá nhân của Chính trị 153

Phụ lục A 169

Phụ lục B 171

Index 173
 
 

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 2.1 Typo học của các thủ tục chọn lãnh đạo 38
Bảng 1.1 Các nước và các lãnh tụ 15
Bảng 2.1 Nhóm lựa chọn (selectorate) các lãnh tụ đảng
trong các nền dân chủ đương thời (1965–2015) 35
Bảng 2.2 Nghề của các lãnh tụ trước sự uỷ thác của họ
(1965–2015) 39
Bảng 2.3 Nghề trước sự uỷ thác của của các lãnh tụ đảng
được bầu qua các thủ tục cá nhân hoá (1965–
2015) 40
Bảng 2.4 Tuổi lãnh tụ đảng vào lúc lựa chọn và độ dài
nhiệm kỳ (1965–2015) 41
Bảng 2.5 Lựa chọn lãnh tụ đảng trong các đảng chính trị
Italia 48
Bảng 3.1 Các phương thức chọn ứng viên trong các nền
dân chủ đại nghị 80
Bảng 4.1 Các chức vụ tổ chức của các lãnh tụ đảng 99
Bảng 4.2 Các thủ tướng là lãnh tụ đảng trong các nền dân
chủ đại nghị (1990–2015) 99
Bảng 5.1 Tuổi của các lãnh đạo chính phủ vào đầu nhiệm
kỳ đầu tiên của họ và vào cuối nhiệm kỳ cuối
cùng của họ 130
Bảng 5.2 Độ dài trung bình của nhiệm kỳ lãnh đạo theo
vùng địa lý và hình thức chính phủ 131
Bảng 5.3 Các lãnh tụ chính phủ và các hình mẫu sự nghiệp
của họ 134
Bảng 5.4 Các vai trò hậu-tổng thống 135
Bảng 5.5 Các vai trò của các cựu lãnh tụ đảng 136
Bảng 5.6 Các loại của các cựu lãnh tụ 137
 
 

Lời giới thiệu


Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ ba mươi sáu* của tủ sách SOS2, cuốn Các Lãnh
tụ Chính trị Vượt quá Chính trị Đảng (Political Leaders Beyond Party Politics)
của Fortunato Musella (Palgrave Macmillan, 2018).
Fortunato Musella hiện là giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Naples
Federico II, Italy. Ông nghiên cứu sâu về sự nghiệp chính trị của các nhà lãnh
đạo (leader), mà dưới đây chúng ta gọi là lãnh tụ, tức là những người đứng đầu
một đảng chính trị và/hoặc đứng đầu ngành hành pháp của một quốc gia (tổng
thống hay thủ tướng).
Đảng chính trị là thiết chế (hay định chế) quan trọng trong các xã hội hiện
đại, nhất là trong các nền dân chủ. Đảng chính trị là tổ chức của một nhóm
 
                                                                                                                                   
* Các quyển trước gồm:
1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá
Thông tin (NXB VHTT) 2002; Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (NXB Tri thức. 2007)
2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính
5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn]
6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?
7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô
8. G. Soros: Xã hội Mở
9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử
10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato
11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx
12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học
13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006
14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn
15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, NXB Thanh Hóa, 2008
16. Kornai János: Lịch sử và những bài học,NXB Tri thức, 2007
17. Peter Drucker: Xã hội tri thức, Quản lý, Kinh doanh, Xã hội và Nhà nước, tập tiểu luận
18. Murray Rothabrd: Luân lý của tự do
19. Amartya Sen: Tư tưởng về công bằng
20. Kornai János: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, dân chủ và thay đổi hệ thống
21. Kornai János: Các ý tưởng về chủ nghĩa tư bản, NXB Thời Đại, 2012.
22. Robert Kagan: Thế giới mà Mỹ tạo ra, 2012
23. Daron Acemoglu, James A. Robinson: Vì sao các Quốc gia Thất bại, 2012 (NXB Trẻ có bản dịch khác được
xuất bản năm 2013)
24. Kỷ yếu hội thảo Đại học Michigan: Bàn tròn Ba Lan-Những bài học, 2013
25. Thương lượng những thay đổi cơ bản: Hiểu và mở rộng các bài học của các cuộc đàm phán Tròn Ba Lan,
2013
26. Adam Michnik: Những lá Thư từ Nhà tù và các Tiểu luận khác, 2013
27. Elzbieta Matynia: Dân chủ ngôn hành, 2014
28. Josep M. Colomer: Lý thuyết Trò chơi và Chuyển đổi sang Nền dân chủ – Mô hình Tây Ban Nha, 2014
29. Lisa Anderson: Chuyển đổi sang Dân chủ, 2015
30. Paul J. Carnegie: Con Đường từ Chủ nghĩa Độc đoán đến Dân chủ hóa ở Indonesia, 2015
31. Hsin-­‐HuangMichael  Hsiao  (ed.):  Các  nền  Dân  chủ  Á  châu  Mới:  So  sánh  Phillipines,  Hàn  Quốc  và  Đài  Loan,  2015  
32. Larry Diamond và Marc Plattner (biên tập) Dân chủ có Suy thoái?, 2016
33. Chistian Welzel, Tự do đang lên – Trao quyền cho con người và truy tìm sự giải phóng, NXB Dân khí 2016
34. Guy Standing, Precariat – giai cấp mới nguy hiểm, NXB Dân khí, 2017
35. Bob Jessop, Nhà nước – Quá khứ, Hiện tại, Tương lai NXB Dân khí, 2018
 
 
 
x    
 
LỜI  GIỚI  THIỆU  
 
 
người có mục đích để nắm quyền cai trị trong một quốc gia. Người đứng đầu
đảng cai trị gần đây thường đứng đầu cả cơ quan hành pháp nữa, hoặc nếu đảng
ở vị thế đối lập thì lãnh tụ đảng có thể đứng đầu nội các bóng và sẵn sàng thay
thế nội các cũ nếu đảng đó, hay liên minh của đảng đó, thắng cử. Đảng chính trị
giữ một vai trò trung gian rất quan trọng. Đảng chính trị đại diện cho nhóm
người là các đảng viên và những người ủng hộ hay cảm tình của đảng và trong
các cuộc bầu cử nó đại diện cho những người bỏ phiếu cho nó. Như thế, vai trò
đại diện, vai trò trung gian của đảng chính trị là hết sức quan trọng. Tất nhiên,
vai trò đại diện đó chỉ có ý nghĩa khi công dân có quyền lựa chọn giữa các đảng
chính trị cạnh tranh với nhau trong một môi trường pháp lý chính trị lành
mạnh. Như thế, việc xây dựng hệ thống đảng chính trị là một việc quan trọng,
nhất là ở những nước như Việt Nam nơi hiện nay chỉ có một đảng duy nhất
hoạt động.
Đọc cuốn sách này chúng ta có thể học được nhiều về các đảng chính trị,
về sự tiến triển của chúng trong quá khứ, nhất là trong vài chục năm qua.
Trước kia các đảng chính trị đều được tổ chức chặt chẽ, có cương lĩnh
tương đối rõ ràng và có kỷ luật nghiêm. Trong thời gian qua tại các nền dân
chủ tiên tiến các đảng chính trị đã có những thay đổi rất lớn về mặt tổ chức, kỷ
luật, ý thức hệ, và cương lĩnh. Một xu hướng nổi bật là vai trò trung tâm của
các lãnh tụ đảng.
Lãnh tụ luôn có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, vai trò của một lãnh tụ đảng
chính trị ở các nước dân chủ trước đây, cho đến nửa đầu của thế kỷ thứ hai
mươi, đã không thật nổi bật như trong mấy chục năm qua. Sự thay đổi của tiến
bộ công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông và thông tin, đã tác động lớn đến
những thay đổi của các đảng chính trị. Nó giúp lý giải vì sao xu hướng cá nhân
hoá của lãnh tụ đảng, cá nhân hoá các đảng chính trị và việc sử dụng những kỹ
thuật marketing trong hoạt động đảng đã nổi lên trong thời gian qua và biến đổi
các đảng chính trị một cách triệt để.
Nghiên cứu sự nghiệp chính trị của các lãnh tụ chính trị theo thời gian (họ
được bầu làm lãnh tụ như thế nào, họ làm gì trước đó; họ hoạt động ra sao khi
tại chức; và họ tiếp tục thế nào sau khi kết thúc nhiệm kỳ) Fortunato Musella đã
có thể nghiên cứu “động học lãnh tụ”, và đã đi đến những phát hiện lý thú trong
cuốn sách này.
Bất chấp nỗi luyến tiếc quá khứ của tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt
Nam khi ông than vãn “nhạt đảng, khô đoàn, phai chính trị” (thực ra phải là,
“nhạt đảng, khô đoàn, phai [hệ] tư tưởng”), hiện tượng này có lẽ mang tính
toàn cầu được biểu hiện qua sự gắn bó ít với đảng, sự trung thành với đảng yếu
đi, sự đào ngũ đảng (thay đổi đảng), sự ít quan trọng hơn của ý thức hệ và nhất
là sự giảm sút số đảng viên,…. Tuy vậy, đảng chính trị vẫn rất quan trọng trong
xi    
 
LỜI  GIỚI  THIỆU  
 
 
các xã hội đương thời và chúng không hề chết đi mà chỉ biến đổi một cách
nhanh chóng mà chúng ta nên chú ý.
Để leo lên đỉnh của một đảng, kinh nghiệm hoạt động đảng vẫn đóng vai
trò quan trọng, dù có những cơ hội mới cho những người ngoài cuộc.
Quá trình dân chủ hoá trong đảng (để các đảng viên, thậm chí những người
ủng hộ, có nhiều tiếng nói hơn đến hoạt động của đảng) có vẻ là hợp lý và đáng
mong muốn. Tuy nhiên, dẫu việc mở rộng cho các đảng viên và những người
ủng hộ bầu trực tiếp lãnh tụ đảng là xu hướng chung, nhưng cũng có những hậu
quả không lường trước của nó: nó làm cho lãnh tụ cảm thấy được trao quyền
lớn hơn, tự trị hơn và có thể lạm quyền và bỏ qua các tầng lớp trung trong
đảng, dẫn đến quá trình cá nhân hoá lãnh tụ và cá nhân hoá đảng chính trị có
thể có những hệ luỵ khó lường đến sự phát triển dân chủ. Việc này cũng góp
phần vào quá trình cá nhân hoá đảng chính trị và làm cho hoạt động chính trị
từng lấy đảng làm trung tâm trở thành lấy đảng bị cá nhân hoá làm trung tâm,
hay dẫn đến sự cá nhân hoá chính trị.
Xu hướng lớn tiếp theo là sự tập trung hoá trong các đảng chính trị.
Một xu hướng khá phổ biến là ngày càng nhiều lãnh tụ chuyển sang hoạt
động kinh doanh sau khi hết nhiệm kỳ (tổng thống hay thủ tướng) gây nghi ngờ
liệu họ có thật vô tư không trong hoạch định và thi hành các chính sách khi họ
đang đương chức. Đây là xu hướng khó cưỡng lại nhưng phải nghĩ đến các biện
pháp ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và sự cấu kết, thông đồng giữa chính trị
và kinh doanh.
Đọc cuốn sách này giúp chúng ta có thể hiểu kỹ hơn những diễn biến gần
đây của chính trị quốc tế, như dân chủ đã có vẻ suy thoái, sự lên ngôi của các
xu hướng dân tuý, độc đoán, sự cá nhân hoá chính trị, vân vân.
Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhưng vẫn có chế độ
độc đảng và việc cải tổ hệ thống chính trị nói chung, trong đó có việc cải tổ
đảng chính trị ở Việt Nam cần được nghiên cứu thấu đáo. Trong công việc
quan trọng này, kinh nghiệm quá khứ và nhất là kinh nghiệm gần đây của các
nền dân chủ tiên tiến có thể hữu ích. Cuốn sách được xuất bản đầu năm nay của
Fortunato Musella giúp chúng ta học những kinh nghiệm (tốt cũng như xấu)
như vậy.
Chính vì thế, tôi nghĩ cuốn sách này có ích cho các nhà nghiên cứu chính
trị và các chính khách, các quan chức nhà nước những người có thể muốn cải tổ
hệ thống chính trị và hệ thống đảng chính trị. Nó có thể cũng rất bổ ích cho
những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền mong muốn xây dựng hệ
thống chính trị thực sự dân chủ, một hệ thống đa đảng hiện đại ở Việt Nam;
giúp họ chuẩn bị hoặc tiến hành xây dựng đảng chính trị của mình một cách
phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và cũng chú ý đến các xu hướng lớn của các
xii    
 
LỜI  GIỚI  THIỆU  
 
 
đảng chính trị ở các nước dân chủ tiên tiến (học những cái hay và tránh những
điều dở của họ); giúp họ hoạch định chiến lược và sách lược hoạt động hiệu
quả nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Cuốn sách này chắc chắn cũng hữu ích cho
các sinh viên, thanh niên, các nhà báo và tất cả những ai quan tâm đến chính trị,
đảng chính trị và sự phát triển của đất nước nói chung.
Thêm vài lời về thuật ngữ. Trong bản dịch cuốn Nhà nước của Bob Jessop
tôi đã đề xuất dùng vài thuật ngữ như “luật trị” cho “rule of law”, “cộng chỉnh”
cho “collibration”,… Trong bản dịch này cũng có vài thuật ngữ như vậy. Đó là:
“dân cử” chứ không phải “trưng cầu dân ý” cho “plebiscitary” mà có thể mang
sắc thái tiêu cực nào đó khi ông chủ hay lãnh tụ soạn sẵn ý rồi đưa ra cho dân
(có thể là các thành viên của một nhóm) biểu quyết bằng cách tung hô, giơ tay
hay bỏ phiếu; “đơn chủ” hay “độc chủ” cho monocratic (hay chế độ đơn chủ
cho monocracy); “đảng chủ” cho “partitocracy” hay “partitocratic” để chỉ khái
niệm chính phủ đảng, nhà nước đảng (lưu ý không phải “đảng chính phủ” hay
“đảng nhà nước” như người ta hay nói ở Việt Nam) tức là chế độ do các đảng
làm chủ (tương phản [nhưng có thể không trái] với dân chủ trong các chế độ đa
đảng có bầu cử công bằng); và cùng cách có thể tạo ra thuật ngữ cho
meritocracy (nhân tài [làm] chủ) hoặc thậm chí monopartitocracy (độc đảng
chủ) để chỉ các chế độ chính trị như ở Việt Nam hiện nay khi “chế độ độc tài”
hay “chế độ toàn trị” có thể chưa miêu tả thật chính xác, còn “đảng chủ”,
“chính phủ đảng” hay “nhà nước đảng” thì không vì chúng ám chỉ các hệ thống
đa đảng có bầu cử tự do, còn Việt Nam lại chỉ có một đảng và bầu cử bị thao
túng. Tuy nhiên, một số từ khác lại được để nguyên như charisma, charismatic,
media, online, vân vân. Tất nhiên, việc tạo từ hay dùng từ như vậy rất dễ bị
tranh cãi; và sự thảo luận, tranh luận được hoan nghênh và người dịch mong
nhận được những góp ý cả về vấn đề này nữa.
Cuốn sách này không khó đọc và khá lý thú bởi nó được viết sáng sủa,
không phức tạp và nhắc đến các nhân vật chính trị đương thời mà chúng ta
quen biết. Tôi mong nhiều bạn đọc bớt thời gian đọc cuốn sách này, thảo luận
với bạn bè và góp ý cho người dịch về những sai sót khó tránh khỏi để bản dịch
được hoàn thiện hơn. Làm thế là góp phần vào hoạt động chính trị và có thể có
đóng góp tốt cho sự phát triển của đất nước. Xin cảm ơn trước nỗ lực của các
bạn.
Hà Nộ 15/4/2018
Nguyễn Quang A
 
 
 
 

CHƯƠNG 1
_________________________________________________________

Lãnh tụ và Đảng: Vẫn là một sự Nghịch hợp?

1.1 CƠ SỞ DÂN CHỦ MỚI

Sự cá nhân hoá chính trị là một trong những quá trình thích đáng nhất của thời
đại chúng ta, nó tác động đến mọi khía cạnh của chính trị đương thời. Thế mà khi
nó xảy ra trong các đảng chính trị, đây là nơi cuối cùng chúng ta muốn thấy nó
xảy ra. Trên thực tế, với tư cách phương tiện cho sự tham gia của quần chúng và
như một hội đoàn thiết yếu trong các chế độ đại diện, các đảng đã hoạt động như
diễn viên tập thể chính trong hoạt động chính trị thế kỷ thứ mười chín và đã sống
sót như một biểu tượng của một thời đã qua. Điều này có thể là lý do vì sao sự
lên của các lãnh tụ đảng đã nhận được sự chú ý hạn chế như vậy trong lĩnh vực
khoa học chính trị, vì nó nói đến một thực tế mà chúng ta không muốn đối mặt
với và dường như dự đoán một tương lai bão tố. Là đủ để suy xét rằng trong
Handbook of Party Politics (Cẩm nang Chính trị Đảng) có thẩm quyền do
Richard Katz và William Crotty biên tập, bất chấp sự xác đáng của quá trình cá
nhân hoá trong việc biến đổi các đảng chính trị, không một chương duy nhất nào
được dành cho các lãnh tụ đảng. Cuốn Cẩm nang Oxford về sự Lãnh đạo Chính
trị (Oxford Handbook of Political Leadership) (Rhodes and t’Hart 2014) cung
cấp một sự đóng góp về các lãnh tụ đảng và lãnh tụ được bầu bằng việc xác nhận
rằng “trong các nghiên cứu cả về tổ chức đảng lẫn về vũ đài bầu cử dường như đã
có sự dè dặt nào đó trong việc thừa nhận vai trò của các lãnh tụ đảng” (Lobo
2014, 362).
Lý do đầu tiên cho một sự phản xạ vẫn hiếm hoi về các lãnh tụ đảng là, các
đảng và không phải các lãnh tụ, đã chi phối các nền dân chủ Tây phương trong
vài thập niên qua. Đặc biệt liên quan đến châu Âu, quyền lực của các đảng đã
tăng nhiều đến mức trong thế kỷ qua những thành ngữ như “chính phủ đảng
2   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

(party government)” hay Nhà nước đảng (Parteienstaat)1 đã trở nên thông dụng.
Quả thực, các định chế chính trị cốt yếu đã bị điều khiển bởi các đảng chính trị và
các elite của chúng, mà, trong chừng mực lớn, đã xác định các chương trình
chính sách và đã chọn các công chức. Ngày nay, mặt khác, khắp châu Âu các
đảng chính trị được thành lập, hay được biến đổi, bởi các lãnh tụ nổi tiếng, những
người có khả năng điều khiển các cấu trúc của họ trong khi tạo ra các liên kết với
các công dân. Hơn nữa, khi được bầu để cai trị, các lãnh tụ đảng thường chịu
trách nhiệm tạo ra cương lĩnh chính trị riêng của họ để nhận được một sự uỷ thác
của nhân dân. Đáng lưu ý rằng họ có các cơ hội lớn hơn so với cơ hội trong quá
khứ để bổ nhiệm bộ máy đảng bằng những người họ tin cậy và, nếu họ có được
chức vụ tổng thống hay thủ tướng, để thuê các cán bộ–các bộ trưởng hay các
quan chức hành chính khác–để lên kế hoạch thực hiện các chính sách (Dowding
and Dumont 2009; Pilet and Cross 2015). Như thế, sự chuyển tiếp rất nhanh từ
tính trung tâm của các đảng chính trị như một đoàn thể sang các đảng được cá
nhân hoá đã đến như một cú sốc đối với những người thường quen hiểu thực tế
chính trị qua lăng kính của các phạm trù thế kỷ-thứ mười chín.
Lý do thứ hai vì sao đã có sự chú ý không thoả đáng đến chủ đề về sự lãnh
đạo đảng trong khoa học chính trị liên quan đến ý tưởng của chúng ta về dân chủ.
Ba thập niên kể từ tuyên bố của Giovanni Sartori, đánh giá của ông vẫn hợp lệ:
“vai trò sống còn của sự lãnh đạo thường xuyên được thừa nhận; tuy nhiên nó chỉ
nhận được một địa vị không đáng kể bên trong lý thuyết dân chủ” (Sartori 1987,
171; Sartori 1968; Körösényi 2005). Quả thực, bản thân khái niệm về sự lãnh đạo
bị rủi ro có vẻ là trước-dân chủ.2 Không đúng rằng hệ thuyết (paradigm) chính
của tính hiện đại đã dựa trên sự thịnh hành của quyền lực phi nhân cách
(impersonal). Theo sự phân loại ba phần về quyền uy của Max Weber, một trong
các typo học có ảnh hưởng nhất của lý thuyết xã hội hiện đại, các quyền lực hợp
pháp tiếp diễn theo một trật tự phát triển. Nhà nước và hoạt động công tập thể
hiện đại xuất phát từ sự chuyển từ uy quyền có sức lôi cuốn đặc biệt
(charismatic) và truyền thống sang một uy quyền duy lý-pháp lý, một sự tiến hoá
có thể được diễn giải như một quá trình đi từ sự cai trị cá nhân sang sự cai trị phi
nhân cách. Quả thực, theo thuật ngữ của Weber, khi một sự thống trị truyền
thống xảy ra, nhân dân tin vào “quyền uy của ngày hôm qua vĩnh cửu” (Weber
1947 [1922], 78), để cho họ tuân theo các nhân vật cá biệt, như một tộc trưởng
hay một quốc vương, hoặc hiếm hơn một elite, người được kêu gọi để biểu hiện
truyền thống đó. Quyền lực charismatic cũng là một quyền lực cá nhân, theo đó
nó tạo thành “sự thành tâm cá nhân tuyệt đối và sự tin vào sự thiên khải, chủ
nghĩa anh hùng, hay các phẩm chất khác của sự lãnh đạo cá nhân. Sự thống trị
“charismatic” này, khi được thực hiện bởi nhà tiên tri hay–trong lĩnh vực chính
trị–bởi tướng quân được chọn, nhà cai trị trưng dân cử, kẻ đại mị dân, hoặc lãnh
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   3  
 

tụ đảng chính trị” (Ivi 79)*. Trên thực tế quyền lực này đặc biệt là do năng khiếu
đặc biệt và hầu như phi thường của nhà lãnh đạo, người được coi như có khả
năng để đưa vào một sự thay đổi rộng lớn về trật tự xã hội: không phải ngẫu
nhiên rằng “charisma” là một thuật ngữ tín ngưỡng có nghĩa đen là “tài ơn huệ”.3
Trong trường hợp thứ ba, sự hợp pháp hoá của sự tuân theo là do đức tin vào hiệu
lực của các quy chế pháp lý và vào tính duy lý của các hệ thống chuẩn tắc. Mặc
dù Weber không tiên đoán sự kết thúc của những sự biểu thị charismatic trong
thế giới hiện đại (Cavalli 1981), một diễn giải kinh điển về các nghiên cứu của
ông đã dẫn các tác giả đến liên kết hầu hết các định chế cốt yếu nhất của tính xã
hội hiện đại, in primis (trên hết) bộ máy quan liêu, với sự xác nhận các nguyên
tắc phổ quát của luật. Từ quan điểm này, có thể nhớ lại rằng theo Marc Bloch, sử
gia về trung cổ, không sự kết hợp khác nào của các từ theo ý nghĩa trong từ vựng
của Thời Trung cổ đã được sử dụng rộng rãi hơn hoặc toàn diện hơn cụm từ sau
đây: “trở thành một người của một người khác (being a man of another man)”.4
Ngược lại, tính hiện đại được đặc trưng bởi sự củng cố của các quan hệ quyền lực
dựa trên các quy tắc trừu tượng.
Thế nhưng, bất chấp lời tuyên bố chung này, một cách nhìn tổng quát hơn về
các Nghiên cứu Max Weber (Studies) đã cho thấy một sự diễn giải không-tiến
hoá về các công trình của ông, đặc biệt sau sự truyền bá của chúng ở Hoa Kỳ,
như thế chứng tỏ rằng nếu Weber “một mặt có khuynh hướng thừa nhận quyền
lực quan liêu như hình thức bá quyền của thời đại mới, thì mặt khác ông đã hết
sức cẩn trọng không trình bày một cách nhìn đơn nhất về sự xác nhận của ông”
(Calise 2010, 151).5 Thí dụ, một tiểu luận rất lý thú của Roth (1987) đã cho thấy
các mâu thuẫn nội tại của ba nước thuộc các vùng địa chính trị rất khác nhau: ở
Hoa Kỳ, sự nổi lên của chủ nghĩa nhân vị (chủ nghĩa nhân cách-personalism) đã
xuất hiện bên trong khuôn khổ của một nền dân chủ Tây phương tiên tiến–cái mà
tác giả gọi là sự pha lẫn các phạm trù Weberian, “chủ nghĩa nhân vị phổ quát”–
trong khi Nga và Trung Quốc đã được đặc trưng bởi một sự quay lại mạnh mẽ
của chủ nghĩa gia sản (patrimonialism) và chủ nghĩa truyền thống. Như thế, trong
các khung cảnh khác nhau này, các quan hệ cá nhân giữa các nhà cai trị và những
người dưới quyền ngày càng có ý nghĩa.6 Thay cho việc bị tính hiện đại hất cẳng,
quyền lực cá nhân vẫn là một trong các hiện tượng trung tâm nhất của thời đại
chúng ta. Và trong vài năm qua, nó có lẽ trở thành từ khoá trong các sự biến đổi
hiện thời của các hệ thống dân chủ và phi-dân chủ.
Từ viễn cảnh khác, thay vì là trước-dân chủ, sự lãnh đạo có thể cũng có vẻ
như một khái niệm phản-dân chủ nữa. Mặc dù các bài báo về dân chủ chỉ hiếm
chứa các ám chỉ đến câu hỏi về sự lãnh đạo dân chủ, điều này có thể là một dấu
hiệu về trạng thái mơ hồ mà nó chiếm trong dân chủ. Từ một quan điểm từ
nguyên, sự căng thẳng cũng có thể được quan sát giữa một hệ thống chính quyền
 
                                                                                                                                   
*
Ivi = sách, công trình đã dẫn, (Ivi,79 = sđd trang 79)
4   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

lấy demos (nhân dân) làm trung tâm và từ “sự lãnh đạo” nhắc đến một sự tập
trung quyền lực vào các cá nhân duy nhất. Trong một lĩnh vực khác, các học giả
đã để ý rằng nhiệm vụ cơ bản của lý thuyết dân chủ là làm sao để hạn chế quyền
lực của các diễn viên duy nhất, tránh một sự tập trung quyền lực quá đáng (Lobo
2014), để cho “sự sợ lãnh đạo là biện minh cơ bản của dân chủ” (Ruscio 2004, ix;
Kane and Patapan 2012). Ngoài ra, sự lan của các đảng chính trị chống-quyền uy
đã được thiết lập hay chống-hệ thống (anti-establishment) và thường độc đoán ra
khắp châu Âu đã gọi hồn ma cũ của chủ nghĩa dân tuý về, đặc biệt khi chúng
tham gia các liên minh chính phủ, như thế củng cố nhận thức rằng sự lãnh đạo
mạnh của đảng nhất thiết có nghĩa là một sự thiếu dân chủ (Albertazzi and
McDonnell 2008).
Như thế, không hề ngạc nhiên rằng, mặc dù hiện tượng về sự lãnh đạo đã
được nghiên cứu từa đời xưa, sự lãnh đạo đã luôn luôn có một vai trò bị tranh cãi.
Như một kết quả, khoa học chính trị đã vẫn hoàn toàn không nói về vấn đề sự
lãnh đạo dân chủ, và điều này cũng đã dẫn đến “một sự mơ hồ quan niệm và sự
không nhất quán thao tác” (Weibler 2011, 332).
Lập trường này còn mạnh hơn khi khái niệm về sự lãnh đạo được liên kết với
sự lãnh đạo của đảng chính trị, mà là cả diễn viên chính trong các chế độ đại diện
hiện đại lẫn phương tiện của hành động quần chúng tập thể. Lãnh tụ và đảng có
đặc điểm của một sự nghịch hợp, cho dù kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ rằng các
diễn viên như vậy có quan hệ mật thiết với nhau. Và cứ như điều đó đã không đủ,
các từ ngữ “đảng cá nhân” hay “đảng được cá nhân hoá” mới đây hơn đã chứng
tỏ rằng sự nghịch hợp hầu như đang trở thành một sự kết hôn (Calise 2010;
2016). Sự thiếu các nghiên cứu so sánh và theo chiều dọc về mối quan hệ này
không cho phép chúng ta xem xét liệu quá trình hiện đại về cá nhân hoá chính trị
có là kết quả, ở mức độ lớn, từ sự kết hợp các nguồn lực tổ chức và cá nhân hay
không (McAllister 2007; Calise 2012). Một sự quan sát kinh nghiệm về những gì
xảy ra ở các nền dân chủ Tây phương có thể cho thấy một cách rộng rãi các hệ
quả liên quan cho các hệ thống dân chủ.

1.2 TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CÁ NHÂN HOÁ

Nhiều sách và bài nghiên cứu đã tập trung sự chú ý vào sự lên của các lãnh tụ cá
nhân trong vài năm qua, tập trung vào một cuộc cách mạng Copernican trong
chính trị đảng.7 Theo một cách nhanh chóng và không thể tiên đoán được, những
người đứng đầu đảng đang trở thành trung tâm của tổ chức đảng, mà họ thường
đóng góp cho sự tài trợ hay sự thành lập. Họ đang trở nên thiết yếu để thắng các
cuộc bầu cử, trong một pha mà trong đó sự lựa chọn bầu cử, thay vì được xác
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   5  
 

định bởi sự thuyết phục ý thức hệ, lại bị ảnh hưởng mạnh bởi sự hấp dẫn cá nhân
của các ứng viên. Họ đang trở thành ông chủ (dominus) của hoạt động chính
quyền bằng việc phát triển một mối quan hệ trực tiếp–và không do các đảng làm
trung gian–với các công dân. Do đó, một lĩnh vực tăng lên của sự quan tâm đến
chính trị học so sánh đã được kích thích cho sự nghiên cứu uy thế của các lãnh tụ
đảng (Peele 2005; Helms 2012).
Một mạch nghiên cứu thứ nhất xem xét tính trung tâm của các lãnh tụ như
một phần của sự biến đổi tổng quát hơn của các chế độ dân chủ. Cuốn sách có
ảnh hưởng lớn một cách độc đáo và thành công của Thomas Poguntke và Paul
Webb, The Presidentialization of Politics [Tổng thống hoá Chính trị] (2005),
cung cấp cả một khung khổ lý luận đổi mới lẫn các nghiên cứu tình huống về làm
thế nào các chế độ đại nghị có thể có các quy tắc và thực hành giống với các hệ
thống tổng thống, thậm chí không có bất cứ sự sửa đổi nào của các hiến pháp
chính thức. Xu hướng “tổng thống hoá”, dẫn tới sự chuyển quyền lực hữu hiệu từ
các diễn viên tập thể sang các diễn viên đơn chủ (monocratic)*, bao gồm ba vũ
đài dân chủ–hay “ba bộ mặt,” để trích dẫn các tác giả. Các cuộc bầu cử trở nên
lấy lãnh tụ làm trung tâm, như thế nhấn mạnh nhiều đến các cá nhân hơn là đến
các ý thức hệ hay các cương lĩnh đảng. Thứ hai, một sự dọc hoá (verticalization)
nào đó xảy ra trong các nhà hành pháp dân chủ, để những người đứng đầu chính
phủ có được tính trung tâm, cả việc đạt được sự ủng hộ dân chúng lẫn việc biến
đổi và tăng cường các lực đòn bẩy chính quyền hành chính. Từ góc cạnh này,
nhiều quyền lực hơn được tập trung vào các nhà điều hành chính trị làm tổn hại
đến các diễn viên đại nghị và đảng, và đặc biệt trong tay của các thủ tướng. Cuối
cùng nhưng không kém phần quan trọng, sự thay đổi đến từ sự biến đổi sắc nét
của các cấu trúc quyền lực bên trong-đảng, nơi “một sự chuyển quyền lực bên
trong-đảng để có lợi cho lãnh tụ” có thể quan sát được dễ dàng (Ivi 9).
Luận đề về tổng thống hoá đã không phải không bị thách thức,8 khi nhiều
học giả đã phê phán nó “vì là thiếu chính xác về lý luận và quan niệm” (Persson
and Hermansson 2014, 3; Karvonen 2010; Dowding 2013; Heffernan 2013), và
vài trong số họ đã cũng gợi ý việc tránh bản thân thuật ngữ “tổng thống hoá”
(Dowding 2013, 617) hay tìm một từ thay thế chính xác hơn cho nó,9 như “thế
trội thủ tướng” (Heffernan 2013), “sự trao quyền cho tổng hành pháp”
(Johansson and Tallberg 2010) hoặc “thủ tướng hoá” của các thủ tướng
(Dowding 2013). Luận đề thống hoá cũng đã bị phản đối từ một lập trường
truyền thống chủ nghĩa, có khuynh hướng xác nhận vai trò của các hiến pháp
quốc gia trong việc xác định các hệ thống chính quyền, với các sự khác biệt rõ rệt
và không thể vượt qua được giữa chế độ tổng thống và chế độ đại nghị. Trong
 
                                                                                                                                   
*
  monocratic cũng đồng nghĩa với autocratic (chuyên chế, độc đoán, chuyên quyền), để có từ
trung tính hơn bản dịch này sử dụng đơn chủ cho monoctratic theo kiểu tạo từ đơn sắc
(monochromatic) và dân chủ (democratic).
6   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

mọi trường hợp, không có nghi ngờ gì rằng Poguntke và Webb đã có đóng góp
cực kỳ xác đáng về mặt cả điều tra nghiên cứu một khuynh hướng rõ ràng tới tính
trung tâm của các quyền lực đơn chủ trong các nước dân chủ lẫn trong việc nhấn
mạnh sự năng động của các hình thức hiến pháp, chuyển tiêu điểm từ các quy tắc
hình thức sang làm thế nào các diễn viên chính trị hoạt động một cách hiệu quả:
cái mà lý thuyết hiến pháp Đức sẽ gọi là sự chuyển từ Konstitution sang
Verfassung [trong tiếng Việt cả hai đều được dịch là Hiến pháp].
Trong sự bảo vệ luận đề tổng thống hoá của họ, mặc dù Webb và Poguntke
(2013) công nhận rằng hình ảnh về tổng thống hoá không khớp tốt cho tất cả các
nước, và đặc biệt Vương quốc Anh tiếp tục cho thấy tính đặc thù thể chế của nó,
họ vẫn coi phạm trù của họ là hữu ích để mô tả một sự kêu gọi tổng quát hơn cho
“một ‘tính lấy lãnh tụ làm trung tâm (leader centeredness)’ tăng lên của chính trị
bầu cử, hành pháp và đảng trong các nước giống như Vương quốc Anh” (Ivi 2).
Ngoài ra, họ xem “bộ mặt đảng” của sự tổng thống hoá như động lực chính của
một quá trình như vậy, như thế gợi ý về cơ bản rằng “nơi những diễn tiến này xảy
ra, trên thực tế chúng rút cuộc là một sự chuyển từ chính trị tập thể ‘đậm tính
đảng (partified)’ (điển hình của type lý tưởng của chúng ta về chế độ đại nghị)
sang một hình thức chính trị cá nhân lấy lãnh tụ làm trung tâm (individual leader-
centred)” (p. 4). Điều này mở ra một chương trình nghiên cứu lý thú về làm thế
nào và ở mức độ nào sự tiến hoá này đã xảy ra, các sự khác biệt giữa sự sắp đặt
thể chế cũ và mới là những gì, và, trên hết, những sự biến đổi của vai trò và hoạt
động của các lãnh tụ đảng là những gì.
Cuốn sách của Samuels và Shugart (2010) cung cấp một sự đóng góp thêm
về mối quan hệ giữa những sự sắp đặt thể chế và sự thay đổi đảng bằng việc điều
tra nghiên cứu các phương thức qua đó một hệ thống chia tách quyền lực tác
động đến hành vi và tổ chức đảng. Đặc biệt, họ cung cấp các yếu tố xác đáng cho
việc hiểu các hệ quả của một sự thay đổi hiến pháp chính thức, mà đưa vào việc
bầu trực tiếp người đứng đầu hành pháp (như Pháp trong năm 1958–1965 và
Israel trong 1992), lên hoạt động của các đảng chính trị. Thứ nhất, các tác giả làm
rõ tác động của sự thay đổi chế độ này lên các chiến lược bầu cử và chính trị của
các đảng chính trị: trong một chế độ tổng thống, “các khuyến khích kiếm phiếu”
cho các đảng và các ứng viên trở nên mạnh hơn các khuyến khích “theo đuổi-
chức vụ” hay “theo đuổi-chính sách”. Thực vậy, các chế độ tổng thống đưa ra
một ngưỡng loại trừ cao hơn trong các cuộc bầu cử hành pháp so với ngưỡng của
các hệ thống đại nghị cho các cuộc bầu cử lập pháp, bởi vì trong trường hợp
trước kẻ thắng ăn cả. Điều này khiến các đảng tập trung sự chú ý và các nguồn
lực tổ chức vào bầu cử tổng thống: “khi sự thiết kế hiến pháp đẩy các đảng xuống
một con đường kiểm soát (hay chia sẻ) nhánh hành pháp mà không được thông
qua chỉ cơ quan lập pháp, thì nó cũng đòi hỏi các đảng đặt sự trung thành của
mình vào một cá nhân ứng viên cho một chức vụ tách biệt và đầy quyền lực” (Ivi
250).
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   7  
 

Hơn nữa, khung cảnh tổng thống cũng tạo ra các hệ quả liên quan cho quá
trình chọn lãnh đạo, vì chế độ tổng thống có khuynh hướng chọn tổng thống là
người ngoài với cursus honorum (đường công danh) chính trị ít quan trọng hơn
và ít kinh nghiệm hơn trong đời sống đảng so với hệ thống đại nghị; trên thực tế,
khi người ta chuyển sang chế độ tổng thống, các chính trị gia đạt cực điểm hành
pháp “có các sự nghiệp lập pháp ngắn hơn, chắc ít có khả năng đã phục vụ trong
nội các, và chắc có ít khả năng hơn để thực hiện một chức vụ quyền lực bên trong
đảng chính trị của họ” (Ivi 91).
Dựa vào các tiền đề này, một sự báo trước là ta có thể thấy các đảng được
tổng thống hoá đầy đủ chỉ trong các chế độ tổng thống mạnh.10 Thế mà, như tỏ ra
trong một sưu tập gần đây hơn của các nghiên cứu trường hợp được biên tập bởi
Passarelli (2015) mà sử dụng một khung khổ tương tự, trực giác của Samuels và
Shugart có thể dẫn đến những kết quả nghiên cứu quan trọng, mặc dù nó bị rủi ro
bỏ qua các biến đổi mà sự cá nhân hoá có thể tạo ra trong cả chế độ đại nghị lẫn
chế độ tổng thống.11 Thí dụ, Italia có thể cho thấy một xu hướng rõ tới việc củng
cố các đảng chính trị trong một chế độ vẫn là đại nghị; trên thực tế, sự lên của các
lãnh tụ cá nhân (Musella and Webb 2015) đã xảy ra trong cả các đảng mới–Forza
Italia của Berlusconi tiêu biểu cho một thí dụ cấp tiến nhất về đảng gia sản trên
tình huống quốc tế–và trong các đảng được cải cách như Đảng Dân chủ. Tại
chương dành cho Italia trong cùng cuốn sách, Oreste Massari xác nhận rằng với
Matteo Renzi, “dựa vào các kỹ năng giao tiếp đầy ấn tượng của bí thư mới và sự
đồng thuận toàn diện rộng ông có được hiện nay, một câu chuyện khác có thể vừa
mới bắt đầu” (Massari 2015, 232). Hơn nữa, uy thế của Renzi cũng giống uy thế
của Tony Blair ở Vương quốc Anh, thí dụ nổi tiếng nhất về một nền dân chủ đại
nghị trên thế giới. Mặc dù Công Đảng đã được đặc trưng một cách truyền thống
như một “nền dân chủ đa nguyên từ dưới lên,” Hayton và Heppell (2015, 147)
cho thấy rằng thời đại Blair đã là một thời của sự tự trị lãnh đạo đáng kể, đến
mức nó thường được dẫn chứng như sự xác nhận luận đề tổng thống hoá. Đây là
một trong các lý do vì sao hai tác giả đã nhận diện “một xu hướng rõ tới sự cá
nhân hoá và sự tổng thống hoá của các đảng ở Vương quốc Anh, ngay cả bên
trong ranh giới của hệ thống đại nghị Westminster” (Ivi 158). Quá trình này, tuy
vậy, đã được định hình phù hợp với các khía cạnh tổ chức của các đảng chính trị
đơn độc, cho thấy một mức độ thay đổi của sự tự trị lãnh đạo.
Một tuyến nghiên cứu thứ hai thường tập trung vào tổ chức đảng và dân chủ
trong đảng. Giữa các nghiên cứu so sánh, một đóng góp thích đáng cho việc hiểu
sự thay đổi đảng là cuốn sách do Dalton và Wattenberg (2000) biên tập, với một
tiêu đề rất có ý nghĩa ám chỉ đến chiều của các biến đổi như vậy: Parties without
Partisans (Các Đảng mà không có các Đảng viên). Dựa vào sự phân tích 20
nước OECD, cuốn sách cho thấy làm thế nào các đảng tập trung hoá và chuyên
nghiệp hoá đã thay thế các đảng quần chúng được ý thức hệ dẫn dắt của quá khứ,
cho các kết quả kinh nghiệm và ngang-quốc gia đối với sự sụt giảm–đôi khi bị
8   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

đánh giá quá mức–về đảng viên. Mặc dù những kỳ vọng về tương lai của các
đảng chính trị thay đổi tuỳ thuộc vào quan điểm của tác giả cụ thể, thành thử đối
với nhiều tác giả các đảng chính trị đang đến gần điểm khủng hoảng, trong khi
các tác giả khác lại tin đảng đang quay lại dưới một hình thức khác, có nhiều
bằng chứng rằng “các đảng trong đoàn cử tri có tỏ ra đang yếu đi ở mọi nơi” (Ivi,
v). Xu thế này, tuy vậy, cũng được coi như một biến độc lập khi, trong một
chương cụ thể của cùng cuốn sách, Scarrow et al. (2000) nghi ngờ vấn đề về sự
phân bổ quyền lực bên trong các đảng chính trị với sự nhắc tới ba lĩnh vực chính
của sự phân tích: các hoạt động chọn ứng viên, các quá trình đề cử lãnh tụ và việc
ra quyết định nội bộ. Họ cho rằng sự tập trung quyền lực vào tay các lãnh tụ đảng
đã xảy ra bất chấp lối nói khoa trương phổ biến về dân chủ hoá đảng. Trên thực
tế, như các tác giả diễn đạt, các ban lãnh đạo đảng “khao khát để giữ chặt dây
cương trên việc hoạch định chính sách, và điều này thậm chí còn đúng hơn đối
với các đảng electoralist (chạy theo bầu cử)”* (Ivi 145). Trong bất cứ trường hợp
nào, mặc dù sự lãnh tụ hoá của các đảng chính trị đại diện một khuynh hướng
khá tổng quát, các tác giả kết luận rằng “rất khó để chứng minh bằng tư liệu mức
độ mà đã có bất kể sự thay đổi nào trong các năm gần đây” trong việc ra quyết
định của đảng (Ivi 144), như thế, kêu gọi phải nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này.
Một cuốn so sánh gần đây hơn đã dành riêng cho chủ đề về các lãnh tụ được
lựa chọn như thế nào trong các đảng chính trị: The Selection of Political Party
Leaders in Contemporary Parliamentary Democracies (Chọn các Lãnh tụ Đảng
Chính trị trong các Nền dân chủ Đại nghị Đương thời), do Pilet và Cross (2014)
biên tập. Với một tập hợp gồm 13 nền dân chủ, cuốn sách nhấn mạnh rằng dù là
cho đến gần đây sự lựa chọn lãnh đạo đảng đã là một thủ tục lựa chọn nội bộ-
elite chính trị đầu sỏ, với kết quả là “bất chấp chủ nghĩa bè phái trong nhiều đảng
chính trị, các lãnh tụ đảng quốc gia hiếm khi đối mặt một cuộc giao tranh công
khai” (Krouwel 2012, 257; von Beyme 1985, 226–232), hiện thời một số ngày
càng tăng của các đảng cho phép các đảng viên tham gia trực tiếp vào việc lựa
chọn chủ tịch đảng. Trên thực tế, hầu hết các nước Âu châu đang thử nghiệm với
sự chuyển từ sự chọn lãnh đạo bị chi phối bởi các elite đảng hay các nhóm nghị
viện sang một sự tham gia rộng hơn của các đảng viên hay những người ủng hộ
đảng. Nếu một mặt, hiện tượng liên quan này cho các lãnh tụ thêm tính chính
đáng phổ biến, mặt khác tuy vậy nó khuyến khích một mối quan hệ có phần trực
tiếp và xúc cảm giữa các công dân và những người đứng đầu các đảng. Đây là
một dạng của quan hệ tâm lý, như Jean Blondel đã lưu ý, mà đã bị phủ nhận hoàn
toàn bởi những nghiên cứu bầu cử và chính trị, vì “vai trò tăng lên của sự lãnh
 
                                                                                                                                   
*
Thuật ngữ electoralism (từ đó electoralist) được giáo sư Terry Karl sử dụng đầu tiên để chỉ sự
chuyển tiếp nửa đường từ sự cai trị độc đoán sang sự cai trị dân chủ, khi khía cạnh bầu cử của dân
chủ về cơ bản được đảm bảo nhưng các khía cạnh khác như luật trị và tam quyền phân lập chưa
được bảo đảm.
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   9  
 

đạo đảng được cá nhân hoá ở Tây Âu không phải là một ảo tưởng gây ra bởi sự
nhấn mạnh của media đại chúng, và đặc biệt media điện tử đại chúng, đến chủ đề
này” (Blondel 2008, 24–25; Blondel and Thiébault 2010). Tuy nhiên, chúng ta
thiếu dữ liệu so sánh về mối quan hệ này đã thay đổi ra sao theo thời gian và
ngang các nước, và chúng ta vẫn cần điều tra nghiên cứu điều này làm thay đổi
chính quyền dân chủ như thế nào. Quả thực, như bản thân Pilet và Cross chỉ ra,
“tài liệu nghiên cứu về các lãnh tụ đảng vẫn hạn chế về cả số lượng lẫn phạm vi”
(Pilet and Cross 2014, 122; Pilet and Cross 2015). Mặc dù vài nghiên cứu đã xem
xét các khía cạnh cụ thể của sự xác nhận các lãnh tụ đảng, cả về mặt bầu cử hay
quyết định, rất ít điều tra nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu các lãnh tụ
trong các đảng chính trị và mối quan hệ của họ với các định chế chính trị.
Những gợi ý xác đáng khác đến từ tiểu luận tiếng Italia “Đảng Cá nhân” của
Mauro Calise (2010 [2000]), người đã đặt ra một phạm trù mới cho việc phân
loại hình thức đang nổi lên của các đảng chính trị được thiết lập ở Italy cũng như
ở các nước Tây phương khác. Đặc biệt, bắt đầu từ khinh nghiệm của Tony Blair
tại Vương quốc Anh và tiếp tục với Silvio Berlusconi như sự hiện thân thật của
đảng cá nhân, Calise đề xuất sự cá nhân hoá, sự chuyên nghiệp hoá và sự tập
trung hoá như ba chìa khoá đến thành công mà đã dẫn đến sự phát triển của một
mô hình đảng mới. Chủ tịch-nhà sáng lập đảng hoàn toàn là hiện thân và chỉ huy
đảng của mình: ông/bà ta được thừa hưởng nhiều đặc quyền để bổ nhiệm những
nhà quản lý và cán bộ nhân viên trên cơ sở sự tin cậy hoặc đơn giản tình bạn, để
đuổi bất cứ ai không được sủng ái, để quyết định các ứng viên cho tất cả các mức
đại diện toàn quốc và địa phương, và để xác định đường lối chính sách trong
nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, đảng cá nhân là tay sai thật của lãnh tụ của nó, đến
mức là không thể hình dung sự sống sót của đảng sau sự sụp đổ của cá nhân ở
đỉnh của hệ thứ bậc của nó. Bởi vì Forza Italia đã là thí dụ rõ rệt nhất về (loại)
đảng này từ đầu các năm 1990, mô hình đảng của Hiệp sĩ đã được bắt chước rộng
rãi bởi các tổ chức cả trung-hữu lẫn trung-tả, với các biến thể và các sự trệch
hướng trong 20 qua, như thế đưa các đảng Italia xa rời khỏi hình thức và địa vị
của một pháp nhân hội đoàn mà chúng đã có chung trong thời Cộng hoà Đệ nhất
(Calise 2015a, 301; Bordignon 2013).
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các đảng cá nhân và sự tổng thống hoá của chính
trị Italia, như được Calise (2005, 98) phân tích, là rất rõ. Tác giả nhận thấy rằng
“ở mức định chế, sự củng cố của người điều hành chính trị đã tạo ra một môi
trường thích hợp cho sự lên nhanh của một đảng mà mục tiêu chính của nó là sự
thắng cử ‘tổng thống’ của lãnh tụ của nó: một đảng đơn chủ đã có thể có không
khuyến khích thể chế nào tốt hơn là một chức vụ thủ tướng đơn chủ”. Thế mà
điều ngược lại cũng đúng: khi các đảng tăng cường sự lãnh đạo của chúng, do đó
chính quyền dân chủ thay đổi hướng về một sự cai trị đơn chủ hơn. Như thế, và
hầu như ngược lại với những gì chúng ta đã quan sát từ phân tích của Samuels và
10   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

Shugart, sự lên của một đảng cá nhân có thể là cả biến phụ thuộc lẫn biến độc lập
trong mối quan hệ của nó với chính quyền dân chủ.
Như vậy, cái gì tạo ra sự cá nhân hoá của các đảng chính trị? Và tác động
của sự cá nhân hoá như vậy là những gì trên các vũ đài thể chế? Đây là tất cả các
câu hỏi mà khoa học chính trị phải có khả năng đề cập trong tương lai theo một
cách ngày càng chính xác, tập trung vào những thay đổi nhanh đang cách mạng
hoá thế giới chính trị của chúng ta. Trên con đường này, khoa học chính trị sẽ
cũng có sự đóng góp nhỏ của nó cho việc nuôi dưỡng và duy trì dân chủ trong
những cái vỏ mới của nó.

1.3 TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LÃNH TỤ ĐẢNG

Lãnh tụ đảng tương ứng với đỉnh của một tổ chức đảng. Nói chung, họ có một sự
uỷ thác chính thức, là các quan chức đảng dưới nhiều tên gọi: thí dụ, chủ tịch
đảng, lãnh tụ đảng, chủ tịch, tổng bí thư hay bí thư. Mặc dù các từ ngữ như vậy
có thể biểu thị chỉ những khác biệt từ vựng học, vai trò và các chức năng của các
lãnh tụ đảng có thể thay đổi trong thực tế theo vị trí của đảng trong sự sắp xếp thể
chế dân chủ (trong chính phủ hay đối lập, thuộc quốc hội hay ngoài quốc hội) và
sự tập trung quyền lực của họ trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động đảng:
“đảng trong chức vụ công,” tức là, đảng trong đời sống nghị viện và chính quyền;
“đảng trong văn phòng trung ương,” liên quan đến tổ chức trung ương đảng; và
“đảng ở cơ sở,” liên quan đến các đảng viên và những người bỏ phiếu cho đảng.
Trong các nước theo mô hình Westminster về chính quyền, nhân vật đứng
đầu đảng trùng với lãnh tụ của một nhóm nghị viện trong Quốc hội và với thủ
tướng khi đảng của ông/bà ta nắm quyền. Trên thực tế, cùng chính trị gia là lãnh
tụ duy nhất cho đảng trong văn phòng trung ương, trong chức vụ công (quốc hội
hay hành pháp) và trong chiến dịch vận động bầu cử. Thí dụ, tập trung chú ý vào
Vương quốc Anh, sau kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên
Liên minh Âu châu (EU) để rời EU và hệ quả là sự từ chức của David Cameron,
Theresa May đã tuyên bố sự ứng cử của bà để làm lãnh tụ Đảng Bảo thủ, như thế
trở thành lãnh tụ của đảng đa số trong Quốc hội và thành nữ Thủ tướng thứ hai
của Vương quốc Anh. Như một kết quả, nơi một lãnh tụ duy nhất tập trung cả
chức vụ đảng lẫn chức vụ thể chế, các thủ tướng có khuynh hướng để diễn giải sự
lãnh đạo chính phủ của họ vì cố gắng “luôn luôn mở rộng cơ sở ủng hộ chung
của họ vượt quá các đảng viên của và những người bỏ phiếu cho các đảng của
họ” (Helms 2012, 259). Ở bên kia của phổ chính trị, Jeremy Corbyn là lãnh tụ
của cả Công Đảng lẫn đối lập nghị viện. Theo các tập quán nghị viện hiện hành,
ông cũng thành lập và điều khiển một nội các bóng với nhiệm vụ giám sát nội các
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   11  
 

trong chính phủ và tự đề cử nội các của mình như một thay thế khả dĩ (Heffernan
2014).
Bên cạnh các nền dân chủ Anglo-Mỹ, một sự tập trung quyền lực tương tự
vào tay của nhân vật là lãnh tụ đảng cũng xảy ra ở các nước khác như Israel, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức (Pilet and Cross 2014). Tại Israel lãnh tụ đảng kết
hợp các chức năng khác nhau: ông/bà ta đứng đầu các ứng viên cho bầu cử
Knesset (Quốc hội) và có thể trở thành người đứng đầu chính phủ (Wauters et al.
2015). Điều này cũng xảy ra ở Tây Ban Nha, vì nó cũng giải thích trường hợp
của Pedro Sanchez, người mới đây đã từ chức sau khi không có khả năng để thu
hút sự ủng hộ nghị viện đủ để thành lập một chính phủ sau các cuộc tổng tuyển
cử trong tháng Mười hai 2015 và tháng Sáu 2016. Tại Đức vị trí chủ tịch là tương
đương gần nhất với lãnh tụ đảng Anh, như thế lãnh tụ của đảng đa số thường
được yêu cầu làm chancellor (thủ tướng). Đấy là trường hợp cho Angela Merkel,
người đã được xác nhận như lãnh tụ của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo với
89,5% số phiếu của các đại biểu tại đại hội trong tháng Mười hai 2016, trong khi
bà đang chuẩn bị sự ứng cử của bà cho nhiệm kỳ thứ tư với tư cách Chancellor.
Thế nhưng, mặc dù đã không là lãnh tụ của đảng mình, Gerhard Schröder đã trở
thành Chancellor trong năm 1998 sau khi giữ chức Thủ Hiến bang Hạ Saxony và
như thành viên của hội đồng của Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD).
Tại các nước khác, các trách nhiệm lãnh đạo đảng và hành pháp đã được
tách biệt, đôi khi cũng do các quy định chuẩn tắc. Ở Bỉ có một quy tắc chính thức
loại trừ sự chồng chéo giữa vai trò của lãnh tụ đảng và thủ tướng. Thủ tướng
Hungary là một Thành viên của Quốc hội, nhưng không nhất thiết là lãnh tụ của
đảng đa số. Thế nhưng điều này đã xảy ra khi trong năm 2010, Viktor Orban trở
thành thủ tướng sau khi được một đa số hai-phần ba các ghế quốc hội với tư cách
lãnh tụ hiện tại của đảng quốc gia bảo thủ Fidesz. Ở Italy, trong thập niên đầu
tiên của lịch sử cộng hoà, chỉ hiếm khi thủ tướng đã có khả năng để áp đặt dấu ấn
chính sách cá nhân lên chính phủ của mình, bởi vì cả việc ông ta đã không phải là
lãnh tụ đảng lẫn thường ông ta không có một đa số cố kết (Hine and Finocchi
1991). Kể từ 1994, một sự biến đổi triệt để đã xảy ra để cho người đứng đầu
chính phủ bắt đầu tương ứng với lãnh tụ của liên minh thắng cử hoặc với lãnh tụ
của đảng đa số.
Trong những năm gần đây hơn, trường hợp Italia đáng được chú ý vì một
đặc điểm khác của các lãnh tụ đảng: địa vị ngoài quốc hội của họ. Khi cuộc tổng
tuyển cử 2013 tạo ra một tài sản ba cực của hệ thống đảng Italia, ba lãnh tụ của
ba đảng chính trị lớn đã ở ngoài Quốc hội. Renzi đã thắng cuộc bầu cử sơ bộ của
Đảng Dân chủ và đã thành lập chính phủ, chuyển từ văn phòng Thị trưởng
Florence của ông. Chuyển sự chú ý sang Grillo, dẫu cho Movimento Cinque
Stelle (Phong trào Năm Sao) đã đạt kết quả bầu cử không thể tin được nhưng ông
đã không vào Quốc hội, nhằm để tuân thủ quy tắc của đảng ông loại trừ những
người đã bị kết tội khỏi việc trở thành một đại diện được bầu.12 Tuy nhiên, ông
12   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

đã được giới thiệu với tư cách lãnh tụ đảng theo luật bầu cử Italia hiện hành, để
cho tên ông hiện diện trong biểu tượng của đảng (Bordignon and Ceccarini
2013). Cuối cùng, lãnh tụ của đảng Forza Italia, Silvio Berlusconi, đã bị bỏ
phiếu đuổi khỏi Thượng viện tiếp sau một sự kết tội gian lận tài chính. Theo cách
này, có thể để ý rằng các lãnh tụ đảng chính trị Italia nổi tiếng nhất không là các
Thành viên của Quốc hội.
Như thế các lãnh tụ đảng có thể chiếm các chức vụ và các vai trò khác nhau
trong các nền dân chủ đương thời. Thế mà một quan sát như vậy không ngăn cản
chúng ta khỏi việc nhận diện một chức vụ chi phối duy nhất trong đảng.13 Trên
thực tế, trong khi đảng có thể có một tổ chức rất phức tạp, là rất dễ để nhận ra
lãnh tụ đảng thật sự đứng đầu nó. Lãnh tụ đảng là người chịu trách nhiệm điều
khiển tổ chức đảng, xác định các chiến lược chính trị chính của nó và quản lý
mối quan hệ của nó với công chúng. Quyền lực và sự dễ thấy (visibility) của lãnh
tụ đã thường được tăng cường bởi các quá trình chính trị mới đây, khi các lãnh tụ
đảng đang cho thấy một tác động tăng lên đối với các chiến dịch vận động bầu cử
bởi việc ảnh hưởng mạnh đến cách người dân bỏ phiếu và vì thế đến kết quả bầu
cử và các hoạt động chính quyền. Trong so sánh với quá khứ gần đây, họ đang
trở thành diễn viên cốt yếu trong chính trị dân chủ bằng việc trở thành “các lãnh
tụ cá nhân”.

1.4 CÁC LÃNH TỤ VÀ SỰ LÃNH ĐẠO ĐÃ BIẾN ĐỔI

Trong vài thập niên qua, sự cá nhân hoá đã được nhận diện như một xu hướng
chính trong chính trị đương thời. Với sự biến đổi của cấu trúc xã hội và các bản
sắc, cũng như sự truyền bá của các kênh truyền thông mới, “các diễn viên chính
trị cá nhân trở nên nổi bật với sự tổn hại của các đảng và các bản sắc tập thể”
(Karvonen 2010, 4). Xu hướng cá nhân hoá đã được đoán trước ở Hoa Kỳ, nơi sự
lên của các tổng thống cá nhân, bắt đầu với cách mạng của Roosevelt, đã dẫn đến
một trật tự liên bang mới được đặc trưng bởi sự tập trung quyền lực chính trị vào
cá nhân tổng thống. Theodore J. Lowi trong The Personal President (Tổng thống
Cá nhân) (1985) đã là một trong các tác giả đầu tiên để theo vết chức tổng thống
Hoa Kỳ từ hệ thống “truyền thống” của nó của các năm 1800 và đầu các năm
190014–đã tập trung vào quy chế và sự đỡ đầu của các đảng chính trị–đến một
chế độ mới hoàn toàn, mà xứng đáng để được gọi là Cộng hoà Thứ hai của Hoa
Kỳ, mà dựa trên các quyền lực tổng thống. Sự tiến hoá của chức tổng thống đã
liên hệ với vài nhân tố cấu trúc, như khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy sự tập trung
hoá các năng lực cho mức chính quyền liên bang, cũng như sự yếu đi của các
đảng chính trị sau sự phổ biến của các cuộc bầu cử sơ bộ. Tuy vậy, nó cũng là do
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   13  
 

sự phát triển của một mối quan hệ trực tiếp giữa tổng thống và toàn thể công dân,
khi tổng thống làm cho chính mình trở thành tiêu điểm của chính quyền nhờ sử
dụng media đại chúng (Welch et al. 2010). Đồng thời, trong khi việc tập trung
một lượng đáng kể của quyền lực cá nhân, tổng thống cá nhân rốt cuộc tạo ra quá
nhiều kỳ vọng mà tổng thống không có khả năng thực hiện, như thế tạo ra một
vòng nguy hiểm tiếp sau từ một hình ảnh sai về thành công trong việc vận động
chính trị đến sự vỡ mộng chung. Một điểm thích đáng để nhấn mạnh về sự phổ
biến của một nền dân chủ dân cử (plebiscitary democracy) là chế độ mới dẫn
tổng thống đến đáp ứng và thích nghi với các đòi hỏi thường xuyên của tất cả các
(nhóm) lợi ích có tổ chức chính, như thế làm xói mòn thêm hoạt động chính trị
của tổng thống (Lowi 1969).
Bất chấp là một sự sắp xếp thể chế rất khác, cái xảy ra trong các nước Âu
châu gợi lại vài khía cạnh của sự chuyển của Hoa Kỳ từ một nền cộng hoà đảng
sang một nền cộng hoà tổng thống hoàn toàn. Đặc biệt, uy thế của các lãnh tụ
chính trị–mà, theo các bước của Lowi, có thể được định nghĩa như “các lãnh tụ
cá nhân”–đã xảy ra ở nhiều nền dân chủ Âu châu trong vài năm qua, với các đảng
chính trị, và do đó các chế độ chính trị, thường được kiểm soát bởi một mình các
lãnh tụ (Calise 2012; Musella and Webb 2015). Trên thực tế, họ trở thành trung
tâm của tổ chức đảng, thường đóng góp cho sự tài trợ hay sự thành lập của đảng;
thiết yếu để thắng các cuộc bầu cử, trong một pha mà trong đó sự lựa chọn bầu
cử, hơn là được xác định bởi sự thuộc về ý thức hệ, bị ảnh hưởng mạnh bởi sự
hấp dẫn cá nhân của các ứng viên; và không thể thiếu được trong quá trình hình
thành và chỉ huy các chính phủ dân chủ. Như thế, bất chấp sự kháng cự văn hoá
tản mạn đối với hiện tượng, sự cá nhân hoá lãnh đạo có vẻ như là một sự thực đã
rồi trong dân chủ đương thời, cả ở châu Âu lẫn ở Mỹ, như một kết quả của ba quá
trình liên hệ qua lại với nhau:

a) sự phát triển của một mối quan hệ trực tiếp–không do các đảng làm trung
gian và thường mang tính xúc cảm–với các công dân, để cho lãnh tụ có
được vai trò của một sự đại diện chính trị “trên đảng”;
b) sự xác nhận của một nguyên tắc đơn chủ về hoạt động chính trị, để lãnh tụ
có khuynh hướng trở thành ông chủ (dominus) thật của tổ chức đảng15  và
cũng kiểm soát các hoạt động chính quyền nữa;
c) một khi đã có được sự kiểm soát về các cấu trúc thể chế và các nguồn lực,
khuynh hướng của các lãnh tụ chính trị là để sử dụng chúng cho các mục
đích riêng.

Từ quan điểm thứ nhất, điều này có nghĩa rằng nhân vật lãnh tụ trở nên thiết yếu
trong việc định hình các kết cục bầu cử của đảng của chính lãnh tụ. Hơn nữa, một
thái độ tâm lý chung hơn bộc lộ ra mà do đó những người gắn kết với đảng cảm
14   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

thấy một cảm giác mạnh hơn của sự đồng nhất với lãnh tụ hơn là với đảng. Trên
thực tế, trong khi vài nghiên cứu bầu cử có khuynh hướng hạ thấp sự xác đáng
của các đánh giá lãnh tụ đảng, các đánh giá của những người bỏ phiếu về lãnh tụ
đang trở thành các yếu tố quyết định cốt yếu về các cảm giác của họ về sự đồng
nhất với các đảng chính trị (Garzia 2014). Các lãnh tụ đảng đang phát triển một
mối quan hệ trực tiếp hơn với các công dân bằng cả việc giúp đảng của họ để ảnh
hưởng đến các công dân lẫn phát triển một sự hấp dẫn cá nhân trong các cuộc
cạnh tranh bầu cử, bằng sử dụng các hình thức khác nhau của media và các công
cụ marketing, như thế vai trò của họ là thường rất quyết định cho thắng lợi bầu
cử (Blondel and Thiébault 2010). Logic media cũng nhấn mạnh các thuộc tính
riêng của các lãnh tụ chính trị, như thế tạo ra một quá trình “đại chúng hoá” hay
“thân mật hoá (intimization)” trong mối quan hệ lãnh tụ–người theo (Mazzoleni
and Sfardini 2009; Stanyer 2012).
Từ quan điểm thứ hai, chúng ta có thể cho rằng các lãnh tụ đảng có một vai
trò trội hơn hẳn trong việc xác định cả các chiến lược chính trị rộng của đảng lẫn
các chính sách, về việc kiểm soát tổ chức riêng của họ về mặt bổ nhiệm các thành
viên của các văn phòng điều hành đảng hoặc về sự lựa chọn các ứng viên cho
cuộc bầu cử (Blondel and Thiébault 2010). Trên thực tế, trong khi giả thiết về
tính trung tâm trong các quá trình bầu cử và việc loan tin của báo chí, một sự di
chuyển quyền lực “ngụ ý một sự chuyển động theo thời gian xa khỏi chính quyền
tập thể sang chính quyền được cá nhân hoá” (Mughan 2000, 7), để lãnh tụ đảng
có thể thường kết hợp một sự kiểm soát mạnh hơn lên bộ máy đảng với một sự
tập trung các nguyền lực thể chế với tư cách thủ tướng hay tổng thống.
Cuối cùng, mặc dù mối quan hệ giữa các định chế công và các lợi ích tư là
khó để hiểu thấu, điểm thứ ba rọi sự chú ý lên các hệ quả thích đáng hơn của sự
cá nhân hoá, đó là lối đi của các lãnh tụ từ chính trị sang các hoạt động kinh
doanh. Thực vậy, các con đường sự nghiệp của các lãnh tụ dân chủ đã thay đổi
triệt để, với những người đứng đầu chính phủ nhiệt tình tìm những cách thay thế
để tận dụng uy tín và danh mục liên lạc của họ, và thường tìm một cuộc sống mới
trong khu vực tư nhân (Musella and Webb 2015). Có thể thấy bằng chứng cho
việc này bằng việc phân tích các lãnh tụ đảng nhất định chuẩn bị thế nào cho sự
chuyển tiếp của họ từ sự chỉ huy đảng sang các hoạt động kinh doanh. Phân tích
của chúng tôi sẽ cho thấy rằng, mặc dù bị làm ngơ và rõ ràng không nhất quán,
các lãnh tụ đảng bây giờ được công chúng hợp pháp hoá hơn quá khứ, bất chấp
việc họ nôi dưỡng, và thường tìm thấy, một lối ra khỏi công việc chính trị qua sự
kinh doanh tư nhân.
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   15  
 

1.5 KẾ HOẠCH CỦA CUỐN SÁCH: HÀNH TRÌNH CỦA CÁC


LÃNH TỤ CÁ NHÂN
Cuốn sách này được dành cho vai trò mới, xác đáng–và thường bị khoa học chính
trị đánh giá thấp–của các lãnh tụ đảng, đi theo họ trên cuộc hành trình qua các
giai đoạn khác nhau của sự uỷ thác của họ: trước-nhiệm kỳ, trong nhiệm kỳ và
sau-nhiệm kỳ. Cuộc hành trình được đề xuất cho phép chúng ta xem các đảng
chính trị đang thay đổỉ thế nào và những thay đổi này tác động ra sao đến các
lĩnh vực khác nhau của các hệ thống dân chủ của chúng ta. Bằng sử dụng một bộ
dữ liệu gồm hơn 500 chủ tịch đảng, cuốn sách này sẽ xem xét các biến đổi này
trong 15 nước Tây phương (xem Bảng 1.1 và  Phụ lục A và  Phụ lục B cho các
chi tiết thêm). Như thế, bằng chứng mới về hình dạng của các lãnh tụ đảng mới
sẽ được khảo sát tỉ mỉ, ngó tới quá trình chính trị của họ, họ được bầu ra sao, họ
tại chức lâu thế nào và họ có trở thành thủ tướng hay bước vào hành pháp không.

Bảng 1.1 Các nước và các lãnh tụ


Các nước Hình thức chính quyền số đảng số lãnh tụ

Australia Chế độ đại nghị 5 46


Áo Chế độ đại nghị 6 38
Bỉ Chế độ đại nghị 13 82
Canada Chế độ đại nghị 6 29
Pháp Chế độ nửa-tổng thống 7 23
Đức Chế độ đại nghị 5 74
Hungary Chế độ đại nghị 4 15
Israel Chế độ đại nghị 7 23
Italy Chế độ đại nghị 16 27
New Zealand Chế độ đại nghị 5 20
Bồ Đào Nha Chế độ nửa-tổng thống 5 35
Rumani Chế độ nửa-tổng thống 7 26
Tây ban Nha Chế độ đại nghị 5 21
Na Uy Chế độ đại nghị 7 56
Vương quốc Anh Chế độ đại nghị 5 29
Tổng: 15 103 544

Chi tiết hơn, việc đi theo các lãnh tụ đảng trong cuộc hành trình của họ từ chính
trị cá nhân đến việc kinh doanh, điểm đầu tiên sẽ được điều tra nghiên cứu liên
hệ đến cách mà các lãnh tụ được bổ nhiệm (Chương 2), và sau đó chú tâm đến
việc đưa vào sự bầu cử trực tiếp phần nào bởi đội ngũ đảng viên, vì việc này đã
có khuynh hướng quy một sự uỷ thác cá nhân cho chủ tịch đảng (McAllister
2007). Trong khi nghiên cứu so sánh ngang-quốc gia đã cho thấy một xu hướng
16   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

quan trọng tới sự chấp nhận phương pháp mở hơn trong việc bổ nhiệm các ứng
viên của đảng cho chức vụ công, đặc biệt qua việc sử dụng các cuộc bầu cử sơ bộ
(Hazan and Rahat 2010), các đảng chính trị trong nhiều nền dân chủ đã cũng cho
các đảng viên của mình một vai trò trong sự lựa chọn ban lãnh đạo nữa (Denham
2009; Kenig 2009; Lisi 2010; Cross and Blais 2012a; Seddone and Venturino
2013: Pilet and Cross 2014). Trên thực tế, như đã nhắc tới ở trên, mặc dù các tiến
triển này có thể thay đổi ngang các nước và ngang các đảng, sự dính líu rộng hơn
của cơ sở đảng có thể được coi như “một xu hướng rõ trong các đảng chính trị
Tây phương” (Wauters 2015, 238). Như thế, mặc dù tài liệu truyền thống đã tập
trung sự chú ý của nó vào các đảng chính trị đã mất các đảng viên của chúng như
thế nào,16 thậm chí nêu ra những nghi ngờ về tương lai của tư cách đảng viên như
một hình thức của sự tham gia chính trị, các đảng viên đang có một vai trò mới
và sự xác đáng ngày nay.17 Trong đa số các đảng chính trị dân chủ, chúng công
nhận quyền chính thức (của đảng viên) để tham gia vào việc ra quyết định của
đảng và/hoặc để bỏ phiếu trong các quá trình lựa chọn ứng viên và ban lãnh đạo
(van Haute and Gauja 2015).
Điều này đặc biệt đúng trong thế giới Westminster: thí dụ, bằng phân tích 25
đảng ở Australia, Canada, Ireland, New Zealand và Vương quốc Anh từ 1965 trở
đi, Cross và Blais (2012b) đã thấy dư dả bằng chứng cho sự mở rộng của toàn bộ
người chọn (selectorate)* lãnh đạo. Một trường hợp mẫu hình (paradigmatic) là
các đảng chính trị Anh, mà các lãnh tụ về truyền thống đã được chọn qua nhóm
đảng viên nghị sĩ, nhưng một hệ thống mới đã được đưa vào gần đây mà các nghị
sĩ chia sẻ phiếu bàu với các đảng viên. Gần đây, các phương pháp lựa chọn mới
đã lót đường cho sự lên của lãnh tụ chống-giới quyền uy đã được thiết lập (anti-
establishment [chống-hệ thống]) nhất trong lịch sử Công đảng, Jeremy Corbyn,
được nhiều phiếu hơn Tony Blair được trong năm 1994: 60% của một đoàn cử tri
khoảng nửa triệu người. Và chiến thắng long trời lở đất của ông đã là kết quả của
một đoàn cử tri đảng được mở rộng ồ ạt mà bây giờ có một tiếng nói trong việc
chọn lãnh tụ đảng: quả thực, chỉ có 15 trong số 232 nghị sĩ của đảng đã ủng hộ
người đứng đầu mới của Công Đảng. Nếu giả như đã không cho phép sự tham
gia của các đảng viên và những người ủng hộ được đăng ký, thì Corbyn, người
thường được coi là một người ngoài cuộc về mặt đầu sỏ đảng, sẽ đã không đạt
chức vụ đảng cao nhất.18
Như sẽ được chỉ ra, thay cho là một cách để dân chủ hoá chính trị nội bộ-
đảng, các phương pháp mở của việc chọn lãnh tụ lại tạo các lợi thế cụ thể cho các
 
                                                                                                                                   
*
  Từ selectorate có xuất xứ từ selector (người chọn) theo kiểu electorate (toàn bộ cử tri, đoàn cử
tri) và elector (cử tri, người bỏ phiếu); như thế selectorate là toàn bộ những người chọn (lãnh tụ
đảng chẳng hạn, hay có thể gọi là đoàn cử tri đảng; họ có thể chỉ là cá nhân người sáng lập hay
giới tinh hoa (elite) trong đảng, có thể là những người tham gia đại hội đảng,... hoặc tất cả những
người bầu trực tiếp để chọn lãnh tụ với mỗi đảng viên [thậm chí cả cảm tình viên cũng có thể] có
1 phiếu bầu; phương thức chọn có thể qua việc vỗ tay hay giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín).
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   17  
 

lãnh tụ đảng, những người một mặt tiếp tục kiểm soát các thủ tục bổ nhiệm và,
mặt khác, nhận được tính chính đáng chính trị rộng hơn một cách trực tiếp từ
nhân dân. Chẳng hề trùng hợp ngẫu nhiên rằng khi các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ
chức để bầu lãnh tụ, những người tham gia đã được gọi là “nhân dân của các bầu
cử sơ bộ,” như trong trường hợp của Đảng Dân chủ Italia (Bolgherini and
Musella 2010), như thế gợi ý việc hoàn nguyên một mối quan hệ trực tiếp giữa
lãnh tụ và demos (dân). Bên hữu của phổ chính trị Italia, Matteo Salvini đã có
một chiến thắng long trời lở đất đối với lãnh tụ lịch sử của Liên minh phương
Bắc, Umberto Bossi, qua các cuộc bầu cử sơ bộ gồm các đảng viên: lần đầu tiên
ở châu Âu mà một đảng chính trị cánh-hữu đã sử dụng một phương pháp bao
gồm như vậy để chọn lãnh tụ đảng.
Sự lan rộng của các cuộc bầu cử sơ bộ đang trở thành một hiện tượng phổ
biến, và danh sách các nước đã chấp nhận các thủ tục như vậy đang tăng lên theo
hàm số mũ khắp thế giới. Một số học giả đã xác định một quá trình lây nhiễm
giữa các nước và các mức khác nhau của các hệ thống đảng quốc gia, để cho rất
nhiều lần “các đảng đầu tiên chấp nhận các cuộc bầu cử sơ bộ ở mức lãnh thổ
thấp hơn (thí dụ để chọn các ứng viên trong bầu cử địa phương), việc sử dụng
của chúng sau đó lan ra mức chính quyền cao hơn” (Sandri et al. 2015, 10).
Thế mà sự dân chủ hoá quá trình chọn lãnh đạo không phải là tính mới duy
nhất đã xảy ra trong các đảng chính trị Tây phương. Trong “các đảng cá nhân”
mới, không phương pháp lựa chọn lãnh đạo nào được chuẩn bị đầy đủ: ngược lại,
như trường hợp Berlusconi đã chứng tỏ, chủ tịch-nhà sáng lập đảng là hiện thân
và điều khiển hoàn toàn đảng của ông đến mức, thậm chí sau một thất bại bầu cử
nặng nề, không tranh luận nội bộ nào được khởi xướng nhằm đánh giá trách
nhiệm của đầu sỏ đảng hoặc để xem xét sự đổi mới nó. Sự hoan hô nhiệt liệt
được cho là cách để cho những người chấp nhận đảng bày tỏ sự ủng hộ của họ
cho một lãnh tụ không thể nghi ngờ. Như trong trường hợp của các cuộc bầu cử
sơ bộ, một mối liên kết trực tiếp được khuyến khích giữa lãnh tụ và những người
đi theo, với một vai trò rất hạn chế cho các mức ở giữa của tổ chức đảng. Chính
trị đảng Trung và Đông Âu đưa ra một sưu tập tốt của các thí dụ về xu hướng tới
sự tập trung việc ra quyết định nội bộ của đảng (Hloušek 2013, 2015). Thí dụ,
Viktor Orbán đã nắm vị thế lãnh tụ đảng de facto khi đảng chính trị Hungary
Fidesz (Liên đoàn Thanh niên Dân chủ) được thành lập bởi một nhóm bạn hữu
và các nhà hoạt động sinh viên như một phong trào chính trị thay thế khả dĩ, và
từ 1994 ông ta đã không có địch thủ nào cho chức chủ tịch đảng, nếu chúng ta
không xét sự gián đoạn ngắn hai-năm của sự lãnh đạo của ông khi lần đầu tiên là
thủ tướng (Ilonszki and Várnagy 2014).
Trong khi các phương pháp mới cho việc chọn lãnh tụ đang trở thành một
phương tiện để khôi phục tính trung tâm của công dân-người bỏ phiếu và để bỏ
qua các elite đảng, các lãnh tụ có khuynh hướng tạo ra một mối quan hệ trực tiếp
với các công dân bằng sự liên lạc trực tiếp với họ. Hoàn toàn độc lập với các văn
18   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

hoá chính trị và các sắp xếp thể chế, các lãnh tụ dân chủ có khả năng sử dụng
truyền hình hay các phương tiện số mới để đến với công chúng mà không có bất
cứ sự trung gian hiển nhiên nào–và để biến họ thành những người đi theo
(Campus 2010). Bằng sử dụng một ngôn ngữ chính trị đơn giản và gần gũi, các
lãnh tụ cũng tạo ra một liên kết xúc cảm với các công dân, đưa bản thân họ ra
như “thông điệp chính trị căn bản” của đảng của họ. Vì sự kể chuyện đã trở thành
một khía cạnh thích đáng của các chiến lược chính trị và truyền thông của họ,
“tiểu sử cá nhân có một chức năng trung tâm: nó trở thành câu chuyện giữa các
câu chuyện, và, đồng thời, nó biến người giữ vai chính của nó thành người diễn
giải đích thực của tầm nhìn chung được đề xuất” (Bordignon 2013, 16; Ventura
2015). Hơn nữa, media cũ và mới đóng góp cho sự tạo ra “sự thân mật gián tiếp
(mediated intimacy)” với các cử tri (Edelman 1985), những người thường xem
lãnh tụ như một người trong gia đình: như ban đầu được quan sát cho các tổng
thống Mỹ, “các công dân cảm thấy họ biết các tổng thống bởi vì, đầu tiên tin tức
radio và rồi tin tức truyền hình đã đưa các tổng thống sống động vào phòng
khách của nhà dân” (Shapiro et al. 2000, 40). Ngày nay các mạng xã hội, do
chính bản chất của chúng, cũng nuôi dưỡng một mối quan hệ trực tiếp và gần gũi
giữa các lãnh tụ và các công dân, bằng việc trao cho các chính trị gia một cách
chưa từng có để bỏ qua các công cụ liên lạc truyền thống và ủng hộ các sự kiện
báo chí (Chad-wick 2010).19 Như cả một nguyên nhân lẫn một kết quả, các lãnh
tụ đảng ngày càng ảnh hưởng đến các quyết định bỏ phiếu.
Biến sự chú ý thành sự phê chuẩn của sự cai trị đơn chủ trong đảng và các
hoạt động chính quyền, một khía cạnh xác đáng của sự phân tích mà chúng ta
quan tâm là sự tập trung hoá của tổ chức đảng. Như sẽ được thảo luận trong
Chương 3, ý tưởng rằng các đảng thường tập trung quyền lực ở trên đỉnh tổ chức
của chúng có từ “quy luật sắt về chế độ đầu sỏ” của Michels và được tiếp theo
bởi suy ngẫm Weberian về sự lãnh đạo có sức thuyết phục mạnh. Trong vài năm
vừa qua, lĩnh vực tổ chức đảng đã là đối tượng của sự đổi mới lớn, như sự thay
thế của các tập đoàn đầu sỏ đảng truyền thống bằng các diễn viên và các vai trò
được cá nhân hoá hơn đã tác động đến tất cả các nền dân chủ Tây phương, cả ở
mức chính trị lẫn ở mức thể chế. Như thế xu hướng tới sự tập trung hoá quyền
lực, hơn là về phần các elite đảng, dẫn đến sự làm lợi cho lãnh tụ đảng như thủ
trưởng–và đôi khi như chủ sở hữu đơn thuần–của đảng.
Trong khi sự tạo ra một mối quan hệ trực tiếp giữa lãnh tụ và các công dân là
một thứ mà có thể tạo thuận lợi cho sự hình thành một sự lãnh đạo mạnh
(Pennings and Hazan 2001; Katz 2001), những sự thay đổi tổ chức đảng có thể,
độc lập với điều này, làm thay đổi các cấu trúc và các các quá trình nhằm để phú
cho lãnh tụ các đặc quyền đầy đủ để bổ nhiệm hay sa thải các đồng nghiệp nội
các, các nhà quản lý nhân sự, để quyết định các ứng viên cho mọi mức chính
quyền quốc gia và địa phương, và để xác định các đường lối chính sách trong
nhiều lĩnh vực. Sự tập trung hoá tổ chức đảng là một trong các đặc điểm cơ bản
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   19  
 

của một đảng cá nhân, trong đó nó tiêu biểu cho một tổ chức được xây dựng hoặc
được cải tạo bởi một lãnh tụ quốc gia đương nhiệm hay khao khát chỉ để thúc đẩy
các tham vọng chính trị quốc gia của mình (Gunther and Diamond 2003, 187).
Các đảng truyền thống hơn không được miễn dịch với các tiến triển như vậy, vì
chúng cũng có thể chịu xu hướng để tập trung hoá các quyền hạn ra quyết định
và hoạch định chính sách vào tay của các lãnh tụ đảng, hoặc vào một uỷ ban điều
hành rất độc quyền với “phương kế rộng rãi đối với các thành viên được mời (co-
optee) và các thành viên mặc nhiên (ex-officio)” (Ignazi et al. 2010, 212). Thí dụ,
sự chú ý đặc biệt trong cuốn sách này sẽ được dành cho việc bổ nhiệm ứng viên,
mà, như một trong những đặc quyền quan trọng và cổ nhất của các đảng chính trị,
tiêu biểu cho một trong những lĩnh vực tốt nhất về sự quan sát cho sự củng cố
của các lãnh tụ đảng; trên thực tế, tại đây là hữu ích để trích dẫn Schattschneider:
“ai có thể bổ nhiệm người đó là chủ sở hữu của đảng” (Schattschneider 1942,
101, được trích dẫn trong Norris 2006, 92). Kết quả này đạt được cả bằng quy
các đặc quyền cụ thể cho các lãnh tụ đảng trong việc chọn hay phủ quyết danh
sách các ứng viên hoặc bằng sự tăng cường các cảm tình viên không-đăng ký của
đảng gây thiệt hại cho các nhà hoạt động đảng có cấu trúc hơn: thí dụ, hãy nghĩ
về Đảng Xã hội [chủ nghĩa] Catalan ở Tây Ban Nha, mà đã mở sự lựa chọn ứng
viên cho những người không là đảng viên, hoặc các đảng Italia như Đảng Dân
chủ và Phong trào Năm Sao.
Một lĩnh vực thích đáng khác của sự phân tích là, các lãnh tụ có khả năng
như thế nào để cải cách các chức vụ đảng nhằm để là chắc chắn về việc thực hiện
ảnh hưởng mạnh lên nó. Về mặt này, các cấu trúc đặc thù được tạo ra cho việc
quản lý và kiểm soát truyền thông đảng qua media cũ và mới là đặc biệt lý thú,
trong đó họ có thể ủng hộ sự tạo ra một mối quan hệ trực tiếp giữa lãnh tụ và
nhân dân.
Một khía cạnh quan trọng của chính trị lấy lãnh tụ làm trung tâm liên quan
đến vai trò của lãnh tụ đảng trong các vũ đài chính phủ và lập pháp (xem Chương
4). Trong khi sự tập trung hoá các đảng chính trị vào tay mình, các lãnh tụ đảng
cũng có khuynh hướng chiếm các vị trí thể chế thiết yếu trong các vũ đài quốc
hội cũng như chính phủ. Một số ngày càng tăng của các nền dân chủ đương thời
cho thấy cùng một người trong vai trò của cả lãnh tụ đảng lẫn thủ tướng hay tổng
thống, ở cả những nước với lịch sử chính trị khác nhau. Tại Italy, chẳng hạn, sau
một quá độ chuyển tiếp lâu mà trong đó các tổng bí thư của các đảng chính trị lớn
đã không tham gia nhánh hành pháp bởi vì địa vị của họ đã được cho là cao hơn
địa vị của thủ tướng, Silvio Berlusconi và rồi Matteo Renzi đã là các thủ tướng
đầu tiên lãnh đạo đảng lớn trong một liên minh chính phủ, trừ những kinh
nghiệm ngắn và tương phản mạnh của vài tổng bí thư đảng trong thời Cộng hoà
Đệ nhất. Hơn nữa, hầu hết các bộ trưởng trong các nhánh hành pháp dân chủ đã
có kinh nghiệm trước về sự ban lãnh đạo đảng ở nhiều nền dân chủ Tây phương.
20   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

Thí dụ, 40% các thủ tướng và các bộ trưởng Đức đã giữ một chức vụ chóp bu
trong một đảng trước khi tham gia nội các (Dowding and Dumont 2009, 28).
Việc này cho các lãnh tụ đảng một vai trò nổi bật trong chính trị quốc gia,
đặc biệt trong một pha mà trong đó quá trình tổng thống hoá gây ra một quá độ từ
một sự cai trị đồng trách nhiệm giữa các cộng sự (collegial rule) sang sự cai trị
đơn chủ (monocratic rule) trong chính quyền dân chủ (Poguntke and Webb
2005). Cho dù có những sự khác biệt rõ ràng giữa các chế độ đại nghị và các chế
độ tổng thống, một bộ các chỉ báo chứng tỏ rằng thủ tướng đang trở thành diễn
viên chi phối và đang dần dần chiếm đoạt lực đòn bẩy làm luật nguyên gốc của
các nghị viện khắp thế giới dân chủ.
Tuy nhiên, trong khi sự cá nhân hoá chính trị đã củng cố lãnh tụ đảng, nó
không chỉ liên kết các mức cao hơn của các tổ chức đảng, mà cũng tất cả các mức
và sự nối khớp của nó. Thật vậy, một dạng của sự cá nhân hoá–mà có thể được
dán nhãn sự cá nhân hoá vĩ mô hay nghị viện (Musella 2012, 2014)–đã tác động
đến các đảng chính trị, làm giảm mức độ của tính cố kết của chúng và ảnh hưởng
sâu sắc đến sự ứng xử đảng trong các định chế đại diện. Như thế, vẫn phải được
điều tra nghiên cứu làm thế nào và ở mức độ nào lãnh tụ đảng có khả năng để
thực hiện cương lĩnh chính trị của mình trong khung cảnh mới. Trong khi ở nhiều
nền dân chủ hiện đại người ta có thể hỏi liệu lãnh tụ có độc lập hơn với đảng,
đảng cũng cảm thấy độc lập hơn với lãnh tụ về phần ứng xử nghị viện và vì thế
có chiều hướng hơn để nổi loạn (Webb et al. 2011). Vì vậy, trong khi lãnh tụ trở
nên tự trị hơn và thường hùng mạnh hơn, một thanh Kiếm Damocles treo lơ lửng
trên đầu lãnh tụ khi cai trị: rủi ro về sự kết thúc khi lãnh tụ chống lại đảng của
chính mình.
Cuối cùng, phần cuối của cuốn sách sẽ liên quan đến một trong những hệ
quả chính–và không ngờ–của sự cá nhân hoá của sự lãnh đạo chính trị: xu hướng
cho những người đứng đầu chính trị để tiếp tục sự nghiệp của họ trong chính trị
qua một hệ thống phức tạp của các mối quan hệ mà chính trị mở ra cho họ
(Musella and Webb 2015). Dù chúng ta có nói về các vị trí cố vấn và/hoặc tư
vấn, hoặc thành viên hội đồng quản trị công ty, số các lãnh tụ dân chủ những
người đi vào kinh doanh vào cuối nhiệm kỳ của họ đang tăng đều đặn. Các lãnh
tụ này tận dụng đầy đủ các kỹ năng cá nhân và chuyên môn mà đã đảm bảo sự
lên nắm quyền ban đầu của họ, nhưng họ cũng dựa vào các mạng lưới chính phủ.
Điều này đưa ra sự nghi ngờ mè nheo rằng họ có thể thiết lập các liên kết đặc biệt
với các công ty tư nhân trong nhiệm kỳ của họ và đưa ra các quyết định làm lợi
cho các công ty này, đánh mất ý nghĩa về sự phân biệt giữa lợi ích công và các
lợi ích tư họ đang bận rộn để bảo vệ.
Các liên kết mới giữa các chính phủ dân chủ và giới kinh doanh đang làm
thay đổi bản chất của các chế độ đại diện, với kết quả rằng các chính trị gia mức
cao hơn có thể chuẩn bị các bước đi mà sẽ tiếp theo sự uỷ thác của họ khi còn
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   21  
 

đương chức. Logic của các hệ thống đại diện dân chủ giả thiết rằng toàn bộ cử tri
có khả năng ảnh hưởng đến những người mà họ bầu, và các đại diện có khuynh
hướng đáp ứng với các công dân với một mức độ nhất định của sự độc lập với
các công ty kinh doanh. Trong trường hợp các lãnh tụ đảng, trách nhiệm chính trị
này được tăng cường thêm bởi sự thực rằng người đại diện cũng ở đỉnh của một
tổ chức tập thể. Thế nhưng sự nổi lên của một con đường sự nghiệp dẫn trực tiếp
từ chính trị đến kinh doanh không đơn giản là một quyết định cá nhân hay một sự
lựa chọn cho các lãnh tụ, mà là cái gì đó đánh vào tim của dân chủ đảng, mà sự
hoạt động tiếp tục và sự sống sót của nó vẫn kết nối với tính tự trị của các lãnh tụ
của nó.

GHI CHÚ
1. Gerhard Leibholz đã là một trong các học giả đầu tiên nói về Nhà nước-Đảng
(Parteienstaat) ở Đức (Das Wesen der Repräsentation unter besonderer
Berücksichtigung des Repräsentativsystem. Ein Beitrag zur alllgemeinen Staats-und
Verfassungslehre, Berlin und Leipzig, De Gruyter, 1929). Trong tài liệu khổng lồ về
chính phủ đảng, xem đặc biệt: F.G. Castles and R. Wildenmann (eds.), Visions and
Realities of Party Government, Berlin, de Gruyter, 1986; R.S. Katz (ed.), Party
Governments: European and American Experiences, Berlin, de Gruyter, 1987. Về các
nguồn gốc và di sản của chính phủ đảng Mỹ, xem M. Calise, Governo di partito.
Antecedenti e conseguenze in America, Bologna, Il Mulino, 1989.
2. Theo John Horton, sự thiếu bất kể sự quan tâm nào đến sự lãnh đạo chính trị trong lý
thuyết chính trị khai phóng đương thời là đáng bình luận vì sự tập trung của nó vào sự
thực hiện và sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức thích hợp đã làm cho nó hoàn toàn thờ ơ
với các bài toán và vấn đề về năng lực hành động chính trị (political agency). Xem J.
Horton, Political Leadership and Contemporary Liberal Political Theory, trong J. Femia,
A. Körösényi and G. Slomp, Political Leadership in Liberal and Democratic Theory,
Exeter, Imprint Academic, 2009, pp. 11–30.
3. Về các nguồn gốc của các ngụ ý chính trị của charisma (sức lôi cuốn đặc biệt), xem: Carl
J. Friedrich, ‘Political Leadership and the Problem of Charismatic Power’, trong Journal
of Politics, 23(1), 1961, pp. 3–24; Robert C. Tucker, The Theory of Charismatic
Leadership, trong Daedalus, 97(3), 1968, pp. 731–756.
4. M. Bloch, Feudal Society. Volume I: The Growth of Ties of Dependence, London,
Routledge & Kegan Paul, 1961, p. 145.
5. Cho một tổng quan mới đây về các nghiên cứu tân-Weberian so sánh (cf.) P. Lassman
(ed.), Max Weber, Farnham, Ashgate, 2008; M. Ferrera, Rivisitare Max Weber:
ontologia, conoscenza, politica e valori, trong Rivista Italiana di Scienza Politica, 62(3),
2012, pp. 503–530. Một tài liệu tham khảo khổng lồ nhắm tới việc trình bày rõ, và sửa
lại cho hợp, khái niệm “quyền lực charismatic” với khung cảnh của các nền dân chủ
đương thời. Về chủ đề này, xem L. Cavalli, Charismatic domination totalitarian
dictatorship, and plebiscitary democracy in the twentieth century, trong Changing
Conceptions of Leadership, New York, Springer, 1986, pp. 67–81; C. Ansell, K.
Christopher and M. Steven Fish, The Art of Being Indispensable: Noncharismatic
Personalism in Contemporary Political Parties, trong Comparative Political Studies,
22   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

32(3), 1999, 283–312; W. van der Brug and A. Mughan, Charisma, Leader Effects and
Support for Right-Wing Populist Parties, trong Party Politics, 13(1), 2007, pp. 29–51.
6. G. Roth, Potere personale e clientelismo, Torino, Einaudi, 1990; dịch từ Politische
Herrschaft und persönliche Freiheit. Heidelberger Max Weber-Vorlesungen 1983,
Frankfurt am Main, Suhrkamp, 1987.
7. Thuật ngữ này được F. Musella và P. Webb sử dụng trong lời nói đầu The Revolution of
Party Leaders của số đặc biệt, trong Italian Political Science Review / Rivista Italiana di
Scienza Politica, 45(3), 2015.
8. Một số đặc biệt của Parliamentary Affairs được Keith Dowding biên tập đã dành riêng
cho phạm trù “tổng thống hoá” trong 2012, bắt đầu từ một đánh giá tiêu cực về thuật ngữ
này. Tuy nhiên, số đặc biệt của tạp chí xác nhận tính xác đáng của cuốn sách The
Presidentialization Politics (Oxford 2005) của Webb và Poguntke trong nghiên cứu về
chính quyền.
9. Như được định rõ và được bình luận trong T. Persson and J. Hermansson, The
‘Presidentialisation’ Thesis Revisited: Lessons from the Swedish Case, Bài báo trình bày
tại ECPR Joint Session, Salamanca, April 10–15, 2014.
10. Chile được xem như một nước theo chế độ tổng thống (presidentialism) mạnh nhất trên
thế giới. Nền dân chủ Chile mới đây bị ảnh hưởng mạnh bởi di sản của chế độ độc đoán
Pinochet, và vì cả các lý do văn hoá lẫn lịch sử, Hiến pháp mới đã ban cho tổng thống
các phương tiện cai trị đáng kể, và có lẽ quá mức. Cf. P.M. Siavelis and B.N. Field, The
Presidentialization of Parties in Chile, trong G. Passarelli, The Presidentialization of
Political Parties, London, Palgrave Macmillan, 2015.
11. Chính xác hơn, công trình chuyển từ hai giả thuyết xuất phát: a) rằng tổng thống hoá là
một hiện tượng nhất thiết phải nảy sinh trong các hệ thống tổng thống hoặc trong các hệ
thống nửa-tổng thống trong vài trường hợp; và b) rằng đặc trưng genetic của các chức
năng đảng chính trị như một biến can thiệp có khả năng làm nổi bật quá trình tổng thống
hoá. Đấy là hai câu mạnh đưa ra một sự phản xạ thích đáng về sự thay đổi thể chế trong
kịch bản dân chủ, mặc dù điều này không luôn luôn dược xác nhận bởi các nghiên cứu
tình huống được trình bày trong cuốn sách của Passarelli.
12. Phong trào Năm Sao đã đạt một mức thành công đáng kinh ngạc trong tổng tuyển cử
2013, mặc dù lãnh tụ của nó Beppe Grillo đã không ra tranh cử như một ứng viên bởi vì
một quy tắc đảng cấm các công dân với các hồ sơ hình sự khỏi việc được bầu. Quả thực,
Grillo đã bị tuyên bố có tội ngộ sát vì một tai nạn ô tô làm chết lái xe và ba hành khách.
Cf. F. Tronconi (ed.) Beppe Grillo‘s Five Star Movement: Organisation, Communication
and Ideology, Farnham, Ashgate, 2015; P. Corbetta and E. Gualmini, Il partito di Grillo,
Bologna, Il Mulino, 2013.
13. Ngoại lệ hiếm duy nhất là trong trường hợp của sự lãnh đạo tập thể trong vài đảng nhỏ
hơn, hầu hết là các đảng cách tả và tự do chủ nghĩa cánh tả (left-libertarian). Hơn nữa,
trong các đảng lớn hơn khác, một loại lãnh đạo kép có thể xảy ra khi chức vụ lãnh tụ
đảng được tách khỏi chức vụ (phó) thủ tướng, như trong trường hợp khi Gerhard
Schröder giao sự lãnh đạo SPD cho Franz Müntefering trong năm 2004.
14. Theodore J. Lowi đã xem xét sự lên của các tổng thống cá nhân trong nửa thứ hai của thế
kỷ thứ mười chín bằng việc quan sát sự kết hợp của tính có thể thấy (visibility) tăng lên
của tổng thống và sự leo thang vì thế của các kỳ vọng công chúng. Cf. T.J. Lowi, The
Personal President. Power Invested, Promise Unfulfilled, Ithaca, Cornell University
Press, 1985. Về sự tổng thống hoá của Cộng hoà Mỹ, các công trình có ảnh hưởng lớn
là: C. Rossiter, The American Presidency, New York, Harcourt, Brace and Company,
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   23  
 

1956; R.E. Neustadt, Presidential Power: The Politics of Leadership, New York, Free
Press 1990 [1960]; A.M. Schlesinger, The Imperial Presidency, Boston, Houghton
Mifflin, 1973; R. Pious, The American Presidency, New York, Basic Books, 1979; J.K.
Tulis, The Rhetorical Presidency, Princeton, Princeton University Press, 1987.
15. Như được Angelo Panebianco phát biểu, đặc biệt khi một lãnh tụ có sức thuyết phục có
thể được nhận diện như một người sáng lập đảng, ông/bà ta “nắm toàn bộ sự kiểm soát
về liên minh chi phối của đảng” như thế trở thành “người chủ sở hữu de facto (trên thực
tế) của đảng.” Cf. A. Panebianco, Party Organization, trong B. Badie, D. Berg-Schlosser
and L. Morlino (eds.), International Encyclopedia of Political Science, London, Sage,
2011, 1818–1823, 1817.
16. Một quá trình có thật, tuy nhiên. Thật vậy, các tổng quan kinh nghiệm về sự sụt giảm của
đảng viên theo thời gian cho thấy rõ ràng rằng các đảng chính trị đơn giản “có tất cả trừ
việc đã bỏ ý tưởng là các tổ chức quần chúng.” Thí dụ, tính đến các nền dân chủ Âu
châu, tỷ lệ đảng viên trên tổng cử tri tính bằng phần trăm (M/E) ngang châu Âu chỉ là
4.7%; xem I. van Biezen, P. Mair and T. Poguntke, Going, Going ... Gone? The Decline
of Party Membership in Contemporary Europe, trong European Journal of Political
Research, 51(1), 2012, pp. 24–56, 43. Thế nhưng, một số học giả đã cũng nhấn mạnh
rằng một vài đảng đã thành công bơi ngược dòng của sự rời ra của các đảng khỏi những
người bỏ phiếu bằng việc định hình bản sắc nhóm và củng cố ý thức về sự thuộc về của
các đảng viên của chúng, như trong trường hợp của chính trị bản sắc dân tuý của Liên
minh Phương Bắc (ở Italy). Cf. D. Albertazzi, Going, Going . . . Not Quite Gone Yet:
“Bossi’s Lega” and the Survival of the Mass Party, trong Contemporary Italian Politics,
8(2), 2016, pp. 115–130.
17. Điều này cũng là hệ quả của những sự biến đổi toàn cầu tác động đến văn hoá chính trị,
mà có vẻ dẫn đến một “tư cách công dân quyết đoán”. Theo cuốn sách sau cùng do R.J.
Dalton và C. Welzel biên tập (The Civic Culture Transformed: From Allegiant to
Assertive Citizens, Cambridge, Cambridge University Press, 2014), sự thay đổi giá trị đã
được tạo ra trong vài thập niên qua để cho “ở nơi sự hiện đại hoá xã hội cải thiện các
điều kiện sống trên quy mô lớn, sự nhấn mạnh của các giá trị truyền thống đến trật tự, kỷ
luật, và an ninh xói mòn và nhường đường cho một sự nhấn mạnh tăng lên đến quyền tự
do lựa chọn, sự bình đẳng về các cơ hội, và sự xác nhận của chân giá trị con người. . . Có
một tinh thần quyết đoán cổ vũ người dân đòi sự kiểm soát đối với cuộc sống của họ”
(p. 287).
18. Như được phác hoạ trong T. Helm and D. Boffey, Jez We Did: How Labour Rank
Outsider Jeremy Corbyn Swept to Victory, trong The Guardian, September 13, 2015.
19. Sự truyền bá của các công nghệ mới cũng cung cấp các cơ hội mới cho một vai trò tích
cực của những người đi theo trong quan hệ với các lãnh tụ của họ. Về một tổng quan về
làm thế nào những người đi theo đang trở thành quan trọng hơn, xem B. Kellerman,
Followership: How Followers are Creating Change and Changing Leaders, Harvard,
Center for Public Leadership, 2008.
24   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albertazzi, Daniele, and Duncan McDonnell, eds. 2008. Twenty-First Century Populism.
The spectre of Western European Democracy. Basingstoke: Palgrave Macmillan.

Blondel, Jean. 2008. Personalization of Leadership, Parties and the Citizens,


Lectiomagistralis, Siena, October 9.
Blondel, Jean, and Jean-Louis Thiébault, eds. 2010. Political Leadership, Parties and
Citizens: The Personalisation of Leadership. London: Routledge.
Bolgherini, Silvia, and Fortunato Musella. 2010. La partecipazione. In Il Partito
Democratico di Bersani. Persone, Profilo, Prospettive, ed. Gianfranco Pasquino
and Fulvio Venturino, 103–120. Bologna: Bononia University Press.
Bordignon, Fabio. 2013. Il partito del capo. Da Berlusconi a Renzi. Milan: Maggioli.
Bordignon, Fabio, and Luigi Ceccarini. 2013. The 5 Star People and the
Unconventional Parliament. Studia Politica 13 (4): 675–692.

Calise, Mauro. 2005. Presidentialization, Italian Style. In The Presidentialization of


Politics, ed. Thomas Poguntke and Paul Webb, 88–106. Oxford: Oxford Uni-
versity Press.
–––. 2016. La democrazia del leader. Rome-Bari: Laterza.
–––. 2010 [2000]. Il partito personale. I due corpi del leader. Rome-Bari: Laterza.
–––. 2012. Personalization of Politics. In International Encyclopedia of Political Science,
ed. Bertrand Badie, Dirk Berg-Schlosser, and Leonardo Morlino, 1858–1861.
London: Sage.
–––. 2015. The Personal Party: An Analytic Framework. Italian Political Science
Review/Rivista Italiana di Scienza Politica 45 (3): 301–315.
Campus, Donatella. 2010. Mediatization and Personalization of Politics in Italy and
France: The Cases of Berlusconi and Sarkozy. International Journal of Press/
Politics 15 (2): 219–235.
Cavalli, Luciano. 1981. Il capo carismatico: Per una sociologia weberiana
dellaleadership. Bologna: Il Mulino.
Chadwick, Andrew. 2010. Britain’s First Live Televised Party Leaders’ Debate: From
the News Cycle to the Political Information Cycle. Parliamentary Affairs 64 (1):
24–44.
Corbetta, Piergiorgio, and Elisabetta Gualmini. 2013. Il partito di Grillo. Bologna: Il
Mulino.
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   25  
 

Cross, William P., and André Blais. 2012a. Who Selects the Party Leader? Party Politics
18 (2): 127–150.
–––. 2012b. Politics at the Centre: The Selection and Removal of Party Leaders in the
Anglo Parliamentary Democracies. Oxford: Oxford University Press.

Dalton, Russell J., and Martin P. Wattenberg. 2000. Parties Without Partisans: Political
Change in Advanced Industrial Democracies. Oxford: Oxford Univer-sity Press.
Denham, Andrew. 2009. From Grey Suits to Grass Roots: Choosing Conservative
Leaders. British Politics 4 (2): 217–235.
Dowding, Keith. 2013. The Prime Ministerialisation of the British Prime Minister.
Parliamentary Affairs 66 (3): 617–635.
Dowding, Keith, and Patrick Dumont, eds. 2009. The Selection of Ministers in Europe:
Hiring and Firing. London: Routledge.

Edelman, Murray Jacob. 1985. The Symbolic Uses of Politics. Urbana: University of
Illinois Press.

Garzia, Diego. 2014. Personalization of Politics and Electoral Change. London: Palgrave
Macmillan.
Gunther, Richard, and Larry Diamond. 2003. Species of Political Parties: A New
Typology. Party Politics 9 (2): 167–199.

Hayton, Richard, and Timothy Heppell. 2015. The Presidentialization of Party Politics in
UK. In The Presidentialization of Political Parties: Organizations, Institutions and
Leaders, ed. Gianluca Passarelli, pp. 142–159. London: Palgrave.
Hazan, Reuven Y., and Gideon Rahat. 2010. Democracy within Parties: Candidate
Selection Methods and Their Political Consequences. Oxford: Oxford University
Press.
Heffernan, Richard. 2013. There’s No Need for the ‘-isation’: The Prime Minister is
Merely Prime Ministerial. Parliamentary Affairs 66: 636–645.
–––. 2014. UK Party Leaders are ‘Preeminent’, But Can Also Be ‘Predominant’:
Cameron and the Conservatives, 2005–2010. British Politics 9 (1): 51–67.
Helms, Ludger, ed. 2012. Comparative Political Leadership. Basingstoke: Palgrave
Macmillan.
Hine, David, and Renato Finocchi. 1991. The Italian Prime Minister. West European
Politics 14 (2): 79–96.
26   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

Hloušek, Vit. 2013. Presidents Above Parties? Presidents in Central and Eastern Europe,
Their Formal Competencies and Informal Power. Masaryk: Masaryk University
Press.
–––. 2015. Two Types of Presidentialization in the Party Politics of Central Eastern
Europe. Italian Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza Politica 45
(3): 277–299.

Ignazi, Piero, Luciano Bardi, and Oreste Massari. 2010. Party Organisational Change in
Italy (1991–2006). Modern Italy 15: 197–216.
Ilonszki, Gabriella, and Réka Várnagy. 2014. Suitable Leadership in the Context of Party
Change: The Hungarian Case. In The Selection of Party Leaders in Con-
temporary Parliamentary Democracies, ed. Jean-Benoit Pilet and William Cross,
156–171. London: Routledge.

Johansson, Karl M., and Jonas Tallberg. 2010. Explaining Chief Executive Empow-
erment. EU Summitry and Domestic Institutional Change. West European Pol-
itics 33 (2): 208–236.

Kane, John, and Haig Patapan. 2012. The Democratic Leader: How Democracy Defines,
Empowers and Limits Its Leaders. Oxford: Oxford University Press.
Karvonen, Lauri. 2010. The Personalization of Politics: A Study of Parliamentary
Democracies. London: ECPR Press.
Katz, Robert S. 2001. The Problem of Candidate Selection and Models of Party
Democracy. Party Politics 7 (3): 277–296.
Kenig, Ofer. 2009. Classifying Party Leaders’ Selection Methods in Parliamentary
Democracies. Journal of Elections, Public Opinion and Parties 19 (4): 433–447.
Körösényi, András. 2005. Political Representation in Leader Democracy. Govern-ment
and Opposition 40 (3): 358–378.
Krouwel, André. 2012. Party Transformations in European Democracies. New York:
SUNY Press.

Lisi, Marco. 2010. The Democratisation of Party Leadership Selection: The Portuguese
Experience. Portuguese Journal of Social Science 9 (2): 127–149.
Lobo, Marina Costa. 2014. Party and Electoral Leadership. In Oxford Handbook of
Political Leadership, ed. R.A.W. Rhodes and P. t’Hart, 363–375. Oxford: Oxford
University Press.
Lowi, Theodore J. 1969. The End of Liberalism: Ideology, Policy, and the Crisis of
Public Authority. New York: WW Norton & Company.
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   27  
 

–––. 1985. The Personal President. Power Invested, Promise Unfulfilled. Ithaca Cornell
University Press.
Massari, Oreste. 2015. The Absence of Party Presidentialization in Italy. In The
Presidentialization of Political Parties, ed. Gianluca Passarelli, 215–234. London:
Palgrave Macmillan.
Mazzoleni, Giampietro, and Anna Sfardini. 2009. Politica Pop: Da “Porta a Porta” a
“L’isola dei famosi”. Bologna: Il Mulino).
McAllister, Ian. 2007. The Personalization of Politics. In The Oxford Handbook of
Political Behavior, ed. Russell Dalton and Hans-Dieter Klingemann, 571–588.
Oxford: Oxford University Press.
Mughan, A. 2000. Media and the Presidentialization of Parliamentary Elections.
London: Palgrave.
Musella, Fortunato. 2012. Il premier diviso: Italia tra presidenzialismo e
parlamentarismo. Milan: Universita Bocconi Editore.
–––. 2014. How Personal Parties Change: Party Organisation and (In)discipline in Italy
(1994–2013). Contemporary Italian Politics 6 (3): 222–237.
Musella, Fortunato, and Paul Webb. 2015. Personal Leaders in Contemporary Party
Politics. Italian Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza Politica 45
(3): 223–226.

Norris, Pippa. 2006. Recruitment. In Handbook of Political Parties, ed. Richard S. Katz
and William Crotty, 89–108. London: Sage.

Passarelli, Gianluca, ed. 2015. The Presidentialization of Political Parties: Organizations,


Institutions and Leaders. London: Palgrave Macmillan.
Peele, Gillian. 2005. Leadership and Politics: A Case for a Closer Relationship?
Leadership 1 (2): 187–204.
Pennings, Paul, and Rahat Hazan. 2001. Democratizing Candidate Selection. Party
Politics 7: 267–275.
Persson, Thomas, and Jörgen, Hermansson. 2014. The ‘Presidentialisation’ Thesis
Revisited: Lessons from the Swedish Case. Paper presented at the ECPR Joint
Session, Salamanca, April 10–15.
Pilet, Jean-Benoit, and William Cross, eds. 2014. The Selection of Party Leaders in
Contemporary Parliamentary Democracies. London: Routledge.
–––, eds. 2015. The Politics of Party Leadership. A Cross-national Perspective. London:
Routledge.
28   CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?  
 

Poguntke, Thomas, and Paul Webb. 2005. The Presidentialization of Politics in


Democratic Societies: A Framework for Analysis. In The Presidentialization of
Politics. A Comparative Study of Modern Democracies, 1–25. Oxford: Oxford
University Press.

Rhodes, R.A.W., and Paul t’Hart. 2014. The Oxford Handbook of Political Leader-ship.
Oxford: Oxford University Press.
Roth, Gunther. 1987. Politische Herrschaft und perso€nliche Freiheit: Heidelberger
MaxWeber-Vorlesungen1983, Part I: Charisma und Patrimonialismus Heute
[Political Domination and Personal Freedom: Heidelberg Max Weber Lecture
1983, Part I: Charisma and Patrimonialism Today], Frankfurt:Suhrkamp Verlag.
Ruscio, Kenneth P. 2004. The Leadership Dilemma in Modern Democracy. London:
Edward Elgar Publishing.

Samuels, David J., and Matthew S. Shugart. 2010. Presidents, Parties, and Prime
Ministers: How the Separation of Powers Affects Party Organization and
Behavior. Cambridge: Cambridge University Press.
Sandri, Giulia, Antonella Seddone, and Fulvio Venturino, eds. 2015. Party Pri-maries in
Comparative Perspective. Farnham: Ashgate.
Sartori, Giovanni. 1968. Democratic Theory. Detroit: Wayne State University.
–––. 1987. Democracy Theory Revisited. Chatham: Chatham House.
Scarrow, Susan E., Paul Webb, and David M. Farrell. 2000. From Social Integration to
Electoral Contestation: The Changing Distribution of Power within Political
Parties. In Parties without Partisans: Political Change in Advanced Industrial
Democracies, ed. Russell J. Dalton and Martin P. Wattenberg, 129–153. Oxford:
Oxford University Press.
Schattschneider, Elmer Eric. 1942. Party Government. New Brunswick: Transaction
Publisher.
Seddone, Antonella, and Fulvio Venturino. 2013. Bringing Voters Back in Leader
Selection: The Open Primaries of the Italian Democratic Party. Modern Italy 18
(3): 303–318.
Shapiro, Robert Y., Martha J. Kumar, and Jacobs R. Lawrence, eds. 2000. Presiden-tial
Power: Forging the Presidency for the Twenty-First Century. New York:
Columbia University Press.
Stanyer, James. 2012. Intimate Politics: Publicity, Privacy and the Personal Lives of
Politicians in Media Saturated Democracies. Cambridge: Polity Press.

Tronconi, Filippo, ed. 2015. Beppe Grillo’s Five Star Movement: Organisation,
Communication and Ideology. Farnham: Ashgate.
CHƯƠNG  1.  LÃNH  TỤ  VÀ  ĐẢNG:  VẪN  LÀ  MỘT  SỰ  NGHỊCH  HỢP?   29  
 

Van Haute, Emilie, and Anika Gauja, eds. 2015. Party Members and Activists. London:
Routledge.
Ventura, Sofia. 2015. Renzi&Co.: Il racconto dell’era nuova. Soveria Mannelli:
Rubbettino Editore.
Von Beyme, Klaus. 1985. Political Parties in Western Democracies. New York: St.
Martin’s Press.

Wauters, Bram. 2015. Turnout Rates in Closed Party Leadership Primaries: Flash and
Fade Out? Government and Opposition 50 (2): 218–239.
Wauters, Bram, Gideon Rahat, and Ofer Kenig. 2015. Democratizing Party Lead-ership
Selection in Belgium and Israel. In Party Primaries in Comparative Perspective,
ed. Giulia Sandri, Antonella Seddone, and Fulvio Venturino, 85–103. Farnham:
Ashgate.
Webb, Paul, and Thomas Poguntke. 2013. The Presidentialization of Politics Thesis
Defended. Parliamentary Affairs 66 (3): 646–654.
Webb, Paul, Thomas Poguntke, and Robin Kolodny. 2011. The Presidentialization of
Political Party Leadership? Evaluating Convergence in Party Leadership in
Oldand New Democracies. In Comparative Political Leadership, ed. Ludger
Helms, 77–98. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Weber, Max. 1921 [1968]. Economy and Society. New York: Bedminster Press.
Weber, Max. 1947 [1922]. Theory of Social and Economic Organization. Trans. A. R.
Anderson, and T. Parsons. New York: Oxford University Press.
Weibler, Jürgen. 2011. Democratic Leadership. In Encyclopedia of Leadership, ed.
George R. Goethals, Georgia J. Sorenson, and J. MacGregor Burns, 332–338.
London: Sage.
Welch, Susan, John Gruhl, Sue Thomas, and Maryann Borrelli. 2010. Understand-ing
American Government. Independence: Cengage Learning.
 
CHƯƠNG 2

Bầu Trực tiếp những Người đứng đầu Đảng

2.1 GIỮA DÂN CHỦ VÀ QUYỀN LỰC CÁ NHÂN

Chương này xem xét đặc tính thứ nhất của lãnh tụ cá nhân: sự hiện diện của
một hình thức trực tiếp của sự hợp pháp hoá cho người đứng đầu chính trị.
Tập trung chú ý vào sự lãnh đạo đảng, còn trong nền dân chủ đương thời lãnh
tụ được bổ nhiệm và ủng hộ bởi các elite hạn chế, trong vài năm qua lãnh tụ
tìm kiếm một liên kết trực tiếp với nhân dân, như thế có được ít nhiều sự hợp
pháp hoá theo mức đồng thuận được bày tỏ tự do bởi một tầng lớp lớn của
công chúng.
Từ quan điểm Weberian, lãnh tụ cá nhân có khuynh hướng kết hợp hai
hình thức đến từ typo học kinh điển về uy quyền chính đáng: quyền lực duy lý
pháp lý có nguồn gốc từ vai trò chính thức do lãnh tụ nắm cũng như uy quyền
sức thuyết phục đặc biệt (charismatic) của ông ta, mà phụ thuộc vào các thuộc
tính và các phẩm chất cá nhân của từng nhân vật, và khả năng của ông ta để
truyền sự tin cậy và sự tin tưởng. Thế mà trong vài năm qua, khía cạnh thứ hai
này đang trở nên thiết yếu hơn, như thế gợi ý sự phát triển của một quan hệ
dân cử (plebiscitary) giữa lãnh tụ và những người bầu/người đi theo. Thật vậy,
lãnh tụ rất hay yêu cầu sự ủng hộ của toàn bộ cử tri, hay một phần lớn cử tri,
và vẫn nắm quyền chừng nào các công dân xác nhận sự đồng thuận của họ.
Theo cách này, lãnh tụ nhận được một sự uỷ thác cá nhân: ông ta được bầu
nhờ sự tung hô nhiệt thành hay sự bỏ phiếu bình dân, để cho «các cuộc bầu cử
đông người tái tạo lại thời khắc tung hô nhiệt huyết điển hình của các hình
thức cổ của charisma thuần tuý, trong đó quần chúng đi theo lãnh tụ
charismatic xác nhận giá trị đặc biệt của ông/bà ta» (Green 2008, 189).
32    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Khi một lãnh tụ được nhậm chức với sự hợp pháp dân cử, người ta kỳ
vọng sự tự chủ hơn của các diễn viên đơn chủ (monocratic) đối lại hội đồng
tập thể mà họ lãnh đạo. Mặc dù (không giống trong quá khứ) bầu không khí
vận động thường xuyên khiến cho các lãnh tụ phải hành động trên cơ sở của
sự đồng thuận dân chúng liên tục, sự thực rằng họ được bầu cử bình dân chọn
trực tiếp hơn là gián tiếp bởi một nhóm đầu sỏ tác động mạnh đến vai trò và
các đặc quyền của họ. Sự chuyển theo hướng một hình thức dân chủ dân cử
tạo ra các tác động lên nền dân chủ đại diện, đến mức đối với các nhà quan sát
cấp tiến hơn, «một hệ quả của chính trị dân cử [plebiscitary] (theo nghĩa
Weberian) là, các lãnh tụ thoát được các ràng buộc lên các hành động của họ
từ các cử tri của họ–hoặc chí ít tự do hơn rất nhiều so với các nhà lý tưởng chủ
nghĩa dân chủ từ thế kỷ thứ mười chín đã dự định» (Sđd191). Hơn nữa, việc
bầu trực tiếp các lãnh tụ gây ra một sự biến đổi mạnh về bản sắc và cấu trúc
bên trong đảng để chúng «đổi modus operandi (phương thức hoạt động) của
chúng từ sự nuôi dưỡng quan liêu các lợi ích được tổ chức sang việc phục vụ
ứng viên có sức thuyết phục ‘của họ’ làm lãnh tụ» (Pakulski 2012, 52;
Pakulski and Körösényi 2012).
Chủ đề lựa chọn lãnh tụ đã là đối tượng rất được chú ý bởi một khối tài
liệu khoa học chính trị gia tăng, với một sự chú tâm đặc biệt đến các tác động
của những thay đổi như vậy lên quyền lực bên trong đảng và mối quan hệ giữa
các lãnh tụ và các cơ sở đảng (Marsh 1993; LeDuc 2001; Valbruzzi 2006;
Cross and Blais 2012; Pilet and Cross 2014; Sandri et al. 2015a). Sự diễn giải
tản mạn nhất–và có lẽ đơn giản nhất–về sự lựa chọn bao gồm của lãnh tụ đảng
coi chúng như một nỗ lực để đối phó với những sự thiếu sót tham gia của các
đảng chính trị đương thời, qua các con đường mới cho sự bao gồm các đảng
viên hay những người ủng hộ.1 Trong một thời đại phiền muộn dân chủ và
khủng hoảng ý thức hệ truyền thống (Dalton and Wattenberg 2000; Ignazi
1996; 2012), việc mở rộng toàn bộ người chọn (selectorate) trong các cuộc
bầu cử sơ bộ hay các phương pháp tương tự khác cung cấp một phương tiện
để làm giảm sự bất mãn chính trị của các công dân bằng việc mở rộng những
người được quyền bầu chọn lãnh tụ cá nhân. Gallagher and Marsh (1988, 1)
đã bắt đầu cho rằng «cách theo đó các đảng chính trị chọn các ứng viên của
chúng có thể được dùng như một sự thử bằng acid về chúng tiến hành công
việc nội bộ của chúng một cách dân chủ thế nào,” và điều này là đặc biệt đúng
trong trường hợp chọn ban lãnh đạo. Vài bài viết sau họ đã bước vào tranh
luận về các tác động của các phương pháp chọn lãnh tụ lên quá trình dân chủ
hoá đời sống đảng, bằng sự quan sát lần đầu tiên rằng, các cuộc cải cách đảng
mới đây cho các đảng viên thường có một tiếng nói trong việc lựa chọn các
lãnh tụ của họ. Sự truyền bá các thủ tục dân chủ nội bộ đảng tìm thấy một cơ
sở hợp lý trong sự thay đổi hình ảnh cộng đồng của đảng và làm dịu bớt các ý
kiến chống-đảng (Scarrow 1999; Fasano and Seddone 2016). Bất chấp sự thực
rằng việc nhấn mạnh đến sự tham gia không luôn luôn đảm bảo rằng các đảng
sẽ dân chủ hơn trong thực tiễn, vài học giả tuyên bố rằng các quy tắc bổ nhiệm
lãnh tụ đã thay đổi «trong hy vọng rằng việc này sẽ giúp các đảng xây dựng và
  33  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
duy trì mối liên kết với nhân dân» (Kittilson and Scarrow 2003, 75). Hơn nữa,
ý định về sự chọn lãnh tụ cá nhân cũng xác định chóp bu đảng có trách nhiệm
giải trình với ai, vì nó có thể trao sự xác đáng cho những người bầu ngay cả
trước các cuộc tổng tuyển cử (Cross and Katz 2013). Như thế, từ quan điểm
của lý thuyết dân chủ, các phương pháp chọn mở được cho là một sự tiến bộ
thích đáng về mặt cả đầu vào lẫn đầu ra của chính trị dân chủ.2
Thế nhưng không ít xác đáng hơn là các hệ quả của các hình thức bao
gồm hơn của việc bầu chọn lãnh tụ đối với sự lên của một hình thức bị cá
nhân hoá hơn của đảng chính trị. Có thể được cho rằng sự bầu chọn lãnh tụ
dựa trên một đoàn người chọn (selectorate) càng phong phú, thì «chế độ nội
bộ của đảng càng chuyển từ một mô hình đại nghị sang một mô hình tổng
thống»3 (Massari 1987, 408). Trong thực tế, xảy ra một sự chuyển đáng kể
quyền lực từ các cơ quan đảng có tính đồng nghiệp, mà đã chịu trách nhiệm lo
về sự tuyển lựa người đứng đầu đảng, sang một lãnh tụ đảng được bầu trực
tiếp, người đã có khả năng được lợi từ một thặng dư của sự hợp pháp hoá nhân
dân và làm tăng quyền lực của lãnh tụ vis-à-vis (so với) tập đoàn đầu sỏ đảng.
Sự ủng hộ cho các lãnh tụ đảng có thể đến từ các đảng viên có đăng ký hay cả
từ bên ngoài số đảng viên truyền thống trong trường hợp các cuộc bầu cử sơ
bộ mở ra cho các công dân có cảm tình với đảng nhưng không liên kết với
đảng chính trị đó theo bất cứ cách nào. Thí dụ, Chủ tịch của Hội đồng Bộ
trưởng Ý sắp ra đi, Matteo Renzi, đã có khả năng vươn tới đỉnh của Đảng Dân
chủ Ý thông qua lá phiếu để mở cho những người ủng hộ đơn thuần–không
phải đảng viên những người có thể đăng ký như những người tham gia bầu cử
sơ bộ mà không phải đóng bất cứ đảng phí nào hay không là các nhà hoạt
động đảng. Đây là một tính hết sức mới nếu người ta xem xét rằng các bí thư
đảng đã là sự biểu hiện trực tiếp của các elite hạn chế–và thường của các thoả
hiệp của họ–cho đến vài thập niên gần đây, đặc biệt theo truyền thống của các
đảng quần chúng như Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, mà
từ đó Đảng Dân chủ bắt nguồn.4
Hơn nữa, như sẽ cho thấy trong chương này, bất chấp xu hướng ngang-
quốc gia tới sự dân chủ hoá các quá trình lựa chọn, trong nhiều trường hợp các
lãnh tụ đảng đã được bầu hoặc được bầu lại làm người đứng đầu đảng bằng
cách tung hô, mà không có thủ tục bầu cử cạnh tranh nào. Đấy đã là trường
hợp của Silvio Berlusconi khi ông tạo ra Forza Italia (Sức mạnh Ý) vào đầu
các năm 1990, cũng như khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Popolo
della Libertà (Nhân dân Tự do) «bằng giơ tay.» Cũng thế đã xảy ra trong vài
đảng địa phương chủ nghĩa hay cực hữu, mà dựa vào tính cách như một nhân
tố then chốt trong sự phát triển của chúng, hoặc trong các đảng mới được
thành lập bởi những người ngoài giai cấp chính trị truyền thống (Blondel and
Thiébault 2010). Trong khía cạnh này, Susan Scarrow nhận diện type (kiểu) lý
tưởng của “lãnh tụ đảng át trội,” nơi có ít sự quan tâm đến sự thúc đẩy dân chủ
trong đảng, nhưng điều này không được những người ủng hộ đảng cảm nhận
như một lỗi bởi vì các quan hệ tâm lý mạnh của họ với lãnh tụ có sức thu hút
đặc biệt (Scarrow 2005; Kostadinova and Levitt 2014a). Trong trường hợp
34    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
này, đảng viên giống một “người hâm mộ (fan),” người được kỳ vọng để bày
tỏ sự trung thành và không để lên tiếng.
Trong mọi trường hợp, dù người đứng đầu đảng có được chọn bởi những
người ủng hộ hay có được vai trò của lãnh tụ không bị ai tranh giành, điểm
mấu chốt là các đảng chính trị bắt đầu thay đổi bản chất và các chức năng của
chúng qua sự phát triển của mối quan hệ trực tiếp hơn giữa người đứng đầu
đảng và những người đi theo–một tiền đề thích đáng cho bất kể lãnh tụ nào
người trở thành hình ảnh của đảng, và thường được nâng lên trên đảng, trong
một quá trình trong đó «các xu hướng cá nhân hoá đang chảy qua và định hình
chính trị đảng dòng chính.»5

2.2 CÁC XU HƯỚNG NGANG-QUỐC GIA

Một thủ tục một thời là riêng của hệ thống chính trị Hoa Kỳ,6 các cuộc bầu cử
sơ bộ và các phương pháp mở khác cho việc chọn lãnh tụ và các ứng viên, đã
lan sang các chế độ đại nghị khác trong vài năm qua. Công cụ như vậy được
mở rộng từ sự lựa chọn ứng viên cho một chức vụ công sang sự bổ nhiệm một
bí thư đảng, như thế bị thay thế bởi “sự suy rộng quan niệm”7 (Valbruzzi
2009; Pasquino 2011). Hơn nữa, một sự hết sức đa dạng về mặt bản chất và sự
thực hiện các sự lựa chọn bao gồm mới cũng đã được lưu ý, để nhiều bài báo
đã phân loại chúng theo vài biến số chính trị (Kenig 2009a; Kenig et al. 2013).
Những phân loại nổi tiếng nhất đã thường coi các cuộc bầu cử sơ bộ như
một sự bày tỏ của hiện tượng “cách mạng tham gia” trong các đảng chính trị
(Cain et al. 2003; Cross and Katz 2013; Loxbo 2013), như thế coi chúng như
một cách để làm giảm sự thiếu hụt dân chủ của các diễn viên đại diện. Nhất
quán với cách tiếp cận này, nhân tố đầu tiên là hữu ích trong việc xác định bản
chất của một thủ tục lựa chọn–và nhận diện các xu hướng ngang-quốc gia thoả
đáng nhất–liên hệ đến những người có quyền được bỏ phiếu. Thực vậy, “tất cả
những người chọn (selectorate)” (Paterson 1967) có thể có các độ lớn khác
nhau, vì nó có thể tương ứng với khối cử tri của toàn bộ một quốc gia, với các
đảng viên được đăng ký, với một hội đồng mang tính đồng nghiệp được bầu
trước đó bên trong đảng hay với một tập đoàn đầu sỏ đảng hạn chế. Cuối cùng
cũng có trường hợp trong đó lãnh tụ không được bầu bởi một thực thể đại diện
đảng, mà trở thành người đứng đầu đảng sau khi tạo ra nó hoặc bằng những
cách không cạnh tranh khác. Trong trường hợp này, ông ta cũng có thể «có
được chức vụ với sự tán thành hình thức cuả một hội nghị đảng, nhưng trong
thực tiễn lãnh tụ có thể chi phối các quyết định đảng trong khi giữ các chức vụ
chính thức khác nhau bên trong tổ chức–hoặc thậm chí chẳng giữ chức nào
cả» (Scarrow 2005, 15).
Năm lựa chọn khả dĩ này miêu tả cái gọi là thể liên tục bao gồm-loại trừ
được Hazan and Rahat (2010) mô tả trong cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng
của họ về các phương pháp đề cử ứng viên và các hệ quả chính trị của chúng.
Thực vậy, các tác giả xem xét một thang selectorate chuyển từ bao gồm đến
  35  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
loại trừ: các cử tri, các đảng viên, các đại biểu đảng, các elite đảng và lãnh tụ
độc nhất (Sđd 35). Hơn nữa, các học giả cũng muốn biết liệu có bất cứ sự
khác biệt và sự giống nhau nào giữa các phương pháp lựa chọn lãnh đạo và
lựa chọn ứng viên không, và đi đến kết luận rằng mặc dù chúng ta phải xem
xét chúng như các định chế khác nhau, cả hai thường có chung các kiểu đoàn
cử chọn (selectorate) này. Sự ngoại lệ duy nhất là khi selectorate cho ban lãnh
đạo đảng là “nhóm nghị sĩ đảng,” vì một sự áp dụng của phương pháp này cho
sự lựa chọn ứng viên sẽ dẫn đến những người chọn tự chọn mình (Kenig et al.
2013).

Bảng 2.1 Selectorate của các lãnh tụ đảng trong các nền dân chủ đương thời
(1965–2015)

Selectorate 1965 1980 1995 2015


N % N % N % N %
Bầu cử sơ bộ mở 0 0,0 0 0,0 0 0,0 4 5,0
Toàn bộ đảng viên 0 0,0 4 9,3 12 18,5 16 20,0
Các đại biểu đảng 18 72 30 69,8 37 56,9 37 46,2
Hội đồng đảng 1 4,0 3 7,0 8 12,3 7 8,7
Lãnh tụ độc nhất 0 0,0 1 2,3 2 3,1 9 11,2
Hỗn hợp 0 0,0 0 0,0 2 3,1 2 2,5
Nhóm nghị sĩ 6 24,0 5 11,6 4 6,2 5 6,2
N 25 100.0 43 100.0 65 100.0 80 100.0

Nguồn: Pilet and Cross (2014, 227) cho giai đoạn 1965–1995.
Tính toán riêng của tác giả cho 2015

Một sự dịch chuyển theo hướng phía tả của thể liên tục này có thể dễ nhận
thấy trong các nền dân chủ đại nghị. Như chúng ta có thể thấy trong Bảng 2.1,
trong khi vào năm 1965 thì 72% các thủ tục lựa chọn trong các chế độ đại
nghị đã là của các elite đảng hạn chế và 24% của các nhóm nghị sĩ (Pilet and
Cross 2014), hiện nay chỉ 46% là của các cuộc họp đại biểu và 5% của nhóm
nghĩ sĩ, như thế dọn đường cho một sự dính líu rộng hơn của các đảng viên
hoặc những người ủng hộ. Trên thực tế, khoảng 20% các cuộc lựa chọn lãnh
tụ trong 20 năm qua đã dính líu đến các đảng viên. Một trường hợp mẫu mực
36    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
được đại diện bởi các đảng chính trị Anh, về mặt truyền thống đã bị kiểm soát
bởi nhóm nghị sĩ của chúng, mà từ đó đội ngũ lãnh tụ đã thường được tuyển
mộ, và bây giờ đang chuyển tới một hệ thống trong đó các lá phiếu được chia
sẻ bởi các nghị sĩ và các đảng viên (Heppell 2010; Bale and Webb 2014; Low
2014). Sự lựa chọn qua sự bỏ phiếu trực tiếp của các đảng viên đã được đưa
vào vài nước, như Bỉ, Canada và Israel: trong số 31 đảng chính trị mà đã thay
đổi các quy tắc của mình trong bốn thập kỷ qua, thì 30 dính líu đến các đảng
viên. Các cải cách gồm cả các đảng đã được thiết lập vững chắc và các đảng
mới, và Chiru et al. (2015, 73) cho thấy rằng rất thường xuyên cùng đảng xét
lại các quy tắc hai hay ba lần trong một khoảng thời gian ngắn bất chấp các
chi phí tổ chức đáng kể liên quan đến sự thay đổi các thủ tục. Sự trao quyền
cho các đảng viên đã cũng mở rộng ở Nam Âu: thí dụ, Bồ Đào Nha đã dành
sự chú ý đặc biệt cho các thủ tục mở vì tất cả các đảng lớn đã chấp nhận các
phương pháp bao gồm hơn trong vài năm qua, từ Đảng Dân chủ đến Đảng
Dân chủ Xã hội và Đảng Nhân dân-Trung dung Dân chủ và Xã hội (Social
and Democratic Centre-Popular Party) (Lisi 2010). Như thế, sự tiến hoá tới
dân chủ trong đảng nhiều hơn được chứng tỏ trên quy mô lớn, tuy theo mức
độ thay đổi trong các nền dân chủ đương thời.
Gây tranh cãi hơn là câu hỏi liệu các phương pháp lựa chọn mới có dẫn
tới sự cạnh tranh tăng lên giữa các ứng viên lãnh tụ, một biến số thích đáng
khác giải thích những sự biến động trong các quá trình lựa chọn lãnh tụ. Kenig
(2009b), bằng việc khảo sát tỉ mỉ 143 cuộc tranh đua lãnh đạo, đã chứng minh
rằng tính mở của sự lựa chọn lãnh tụ không tương quan với sự bổ nhiệm cạnh
tranh hơn; thực vậy, «các cuộc tranh đua được tổ chức trong các selectorate
bao gồm (các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng hay các hệ thống một đảng viên-
một phiếu) có nhiều khả năng hơn để tạo ra một người dẫn đầu sớm riêng biệt
người nhận được một phần đáng kể phiếu bầu» (p. 240). Cùng tác giả trong
một nghiên cứu mới đây hơn liên quan đến khoảng 100 đảng chính trị và 500
cuộc lựa chọn lãnh tụ đã cho thấy rằng sự cạnh tranh vì sự lãnh đạo là khá
hiếm, vì «chỉ trong khoảng một phần năm của tất cả các cuộc tranh đua có sự
chênh lệch (phiếu) giữa ứng viên về đầu và về thứ hai là ít hơn mười phần
trăm» (Wauters et al. 2015). Ngược lại, các học giả khác nhấn mạnh vai trò
của các cuộc bầu cử sơ bộ trong việc biến đổi các hệ thống chính trị mà trong
đó chúng được gài vào, tạo ra một sự đóng góp tốt cho chất lượng của sự tham
gia dân chủ «mặc dù có các phê phán thường xuyên, không được chứng minh
bằng tư liệu và không có cơ sở» (Pasquino and Valbruzzi 2016). Tuy vậy,
cuộc tranh luận vẫn bỏ ngỏ và vẫn còn để được chứng minh liệu sự chấp nhận
các quy tắc bao gồm hơn có mở rộng quyền lực quyết định thực sự của các
đảng viên không một khi họ được trao quyền chính thức để có một tiếng nói
trong quá trình bổ nhiệm.
Mặt khác, không có câu hỏi nào được nêu lên về quan hệ giữa sự truyền
bá các phương pháp tham gia và sự cá nhân hoá chính trị. Thí dụ, nhiều tác giả
nhận thấy rằng các phương pháp lựa chọn mở có thể là hết sức thuận lợi cho
  37  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
một lãnh tụ độc nhất, mà địa vị của người đó sẽ được củng cố bởi quá trình
hợp pháp hoá của một sự bầu cử bình dân. Thực vậy, những người tham gia
càng dính líu đến việc bầu cử một người đứng đầu đảng, thì sẽ càng dễ cho
lãnh tụ đó để phát triển một mối quan hệ trực tiếp với các công dân và có được
một sự uỷ thác cá nhân. Điều này được xác nhận bởi luận đề về sự nổi lên của
các đảng cartel, mà nói rõ rằng sự mở rộng selectorate có thể là phần của một
chiến lược tổng quát hơn của lãnh tụ đảng cho việc duy trì và làm tăng quyền
lực của mình chống lại các elite đảng thù nghịch. Như Katz and Mair (1995)
diễn đạt, «các lãnh tụ đảng đã bắt đầu có được một năng lực để thu hút khối
cử tri nói chung, một khối cử tri gồm những người bỏ phiếu đang học để ứng
xử giống những người tiêu dùng hơn là những người tham gia tích cực.» Từ
khía cạnh này, sự mở rộng quyền bầu cử tạo thành một động lực cho phương
thức dân chủ dân cử (plebiscitary democracy) của sự hoạt động đảng, vì chúng
gây ra sự xói mòn mối quan hệ giữa những người ủng hộ và các nhà hoạt
động, «bằng việc bỏ qua các đại hội hay hội nghị đảng, trong đó sự liên lạc và
sự phối hợp giữa các đảng viên/những người ủng hộ và từ họ tới trung tâm
được tạo thuận lợi, ủng hộ sự liên lạc trực tiếp, không qua trung gian, và một
chiều từ trung tâm đến các đảng viên/những người ủng hộ» (Katz and Mair
2009, 761).
Vậy thì, nếu những thay đổi chính trong lĩnh vực bổ nhiệm chức vụ đảng
phụ thuộc vào cả các quá trình dân chủ hoá lẫn cá nhân hoá, thì có thể là hữu
ích để phác hoạ ra một matrix giải tích giúp định vị theo hai chiều này các
trường hợp chúng ta vừa xem xét trên “thang bao gồm-loại trừ.” Trong khi
hầu hết tài liệu tập trung vào sự mở rộng của khối cử tri trong các cuộc tranh
đua lãnh tụ–như thế tập trung chỉ vào một trong hai chiều được miêu tả trong
biểu đồ sau đây–các sự lựa chọn lãnh đạo đảng phản ánh một sự dịch chuyển
từ hình thức định hướng elite sang một hình thức được cá nhân hoá hơn của
đảng chính trị (Hình 2.1). Thực vậy, các cuộc bầu lãnh đạo mở có thể khuyến
khích sự dân chủ hoá «qua sự củng cố bàn tay của các lãnh tụ đảng so với các
bộ máy đảng» (Pakulski and Körösenyi 2012, 58). Đây là trường hợp cho các
thủ tục mở cho các đảng viên và những người bỏ phiếu, nơi lãnh tụ sử dụng sự
đồng thuận của một bộ phận tiêu biểu rộng của công chúng nhằm để qua mặt
đội ngũ đảng mức giữa (góc phần tư trên-bên phải trong Hình 2.1). Thế
nhưng, trong các đảng các đảng nhân vị (personalistic party), nhân vật lãnh tụ
đơn giản được chỉ định bởi những người ủng hộ hay các hội đồng có tính đồng
nghiệp đặc thù, mà không có sự cạnh tranh thật sự nào cho chức vụ đảng cao
nhất. Trong thực tế, đảng hoàn toàn bị chi phối bởi một lãnh tụ độc nhất, đến
mức nó có thể thường mang tên của ông (góc phần tư trên-bên trái trong Hình
2.1). Như thế, bằng việc ngó vào hình sau đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng
các thủ tục lựa chọn đang chuyển từ phần thấp hơn lên phần cao hơn của
matrix của chúng ta.
38    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  

Dân chủ trong đảng


- +

Sự cá nhân hoá
+
Lãnh tụ độc nhất Các đảng viên/cử tri

- Các elite đảng Các đại biểu đảng

Hình 2.1 Các typo học về các thủ tục lựa chọn lãnh tụ

Hơn nữa, những thay đổi triệt để này ảnh hưởng đến cách theo đó lãnh tụ cá
nhân nổi lên, đến hồ sơ của ông ta và ông ta tại vị lâu thế nào.8 Đây là một
điểm quan trọng vì trong khi những nghiên cứu truyền thống về các đảng
chính trị đã có khuynh hướng tập trung sự chú ý của chúng vào các vấn đề liên
quan đến sự ổn định, sự thay đổi đảng đang trở thành một đặc tính cốt yếu của
vài thập niên qua, và «những thay đổi về sự lãnh đạo và các bè phái chi phối
đã thường được nhận diện như nhân tố then chốt trong việc giải thích sự tiến
hoá tổ chức» (Sandri et al. 2015a, 145). Trong bộ dữ liệu của chúng tôi, một
phân tích so sánh về vai trò của các thủ lĩnh đảng trước khi họ giữ chức vụ
(đảng) xác nhận các mức cao của thâm niên: hơn 70% trong số họ đã là Thủ
tướng, Bộ trưởng hay Đại biểu Quốc hội (MP) trong thời kỳ 1965–2015 trong
các nền dân chủ Tây phương (Bảng 2.2). Các lãnh tụ đảng có các sự nghiệp
bên trong chính trị trong hầu hết trường hợp, còn chỉ 5% số lãnh tụ lên nắm
quyền lực như kết quả của các hoạt động kinh doanh hay chuyên môn của họ.
Trong tuyệt đại đa số trường hợp, các lãnh tụ đảng có khinh nghiệm quá khứ
như bộ trưởng (32%) hay MP (35.9%). Nếu chúng ta xem xét một khoảng thời
gian hạn chế hơn, bằng việc tập trung vào thời kỳ 2000–2015, tỷ lệ phần trăm
này vẫn ít nhiều ổn định.9 Thế mà, mặc dù lãnh đạo đảng tiếp tục liên kết
mạnh với chí ít một nhiệm kỳ trên ghế hậu (đằng sau) hoặc một chức vụ trước
cấp bộ trưởng, một yếu tố mới về mặt các lãnh tụ chính trị là, nhiều cơ hội
được trao cho những người đến từ chức vụ có kinh nghiệm chính trị mức địa
phương hay khu vực, đại diện cho khoảng 20% các lãnh tụ đảng, với 15% các
lãnh tụ đảng trước đã giữ các chức vụ chủ tịch khu, thị trưởng hay uỷ viên hội
đồng địa phương.
  39  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  

Bảng 2.2 Nghề nghiệp của các lãnh tụ đảng trước sự uỷ thác của họ (1965-
2015)
Lĩnh vực 1965-2015 2000-2015
N % N %
Tổng thống (Chủ tịch nước) 1 0,2 1 0,4
Thủ tướng 16 3 6 2,7
Phó Thủ tướng 11 2,1 3 1,3
Bộ trưởng 170 32 77 34,2
Chủ tịch Quốc hội 4 0,7 0 0
Thành viên Quốc hội 191 35,9 78 34,7
Đại diện Âu châu 12 2,3 12 3,4
Nhà hoạt động đảng 40 7,5 5 2,2
Công đoàn 4 0,8 2 0,9
Báo giới 4 0,8 1 0,4
Kinh doanh 3 0,6 1 0,4
Hàn lâm 10 1,9 1 0,4
Khác 13 2,4 2 0,4
Tổng 532 100 346 100

Từ viễn cảnh giới, một điểm đau đớn liên quan đến số các nữ lãnh tụ đảng.
Trong bộ dữ liệu của chúng tôi, phụ nữ được đại diện thấp một cách có hệ
thống trong các chức vụ cao hơn, để chỉ 80 trong số 544 lãnh tụ đã là phụ nữ
(14,7%). Tuy vậy, bốn trong năm lãnh tụ phụ nữ đã nhậm chức sau 1990, như
thế gợi ý một tương lai tốt hơn với các cơ hội chính trị bình đẳng hơn 10 (Adler
1996; Reynolds 1999; Jensen 2008; Müller-Rommel et al. 2014).
Có thể thấy các thay đổi khác thường trong các thủ tục lựa chọn được gọi
là các thủ tục “lãnh tụ độc nhất”. Thực vậy, các lãnh tụ đảng cá nhân thường
có khuynh hướng cho thấy một con đường sự nghiệp khác thường, trong đó
chỉ nửa trong số họ có kinh nghiệm quá khứ trong các định chế chính trị quốc
gia (xem Bảng 2.3). “Các lãnh tụ độc nhất” có rất ít kinh nghiệm như các MP
(26,9%) hay bộ trưởng (19,2%). Trong các trường hợp khác họ đã hoạt động
như các đại diện địa phương hoặc có thể được miêu tả như những người ngoài
thật sự, đến từ giới báo chí hay kinh doanh. Trên thực tế, một trong năm trong
số họ đã không giữ một chức vụ đáng kể trong lĩnh vực chính trị trước khi trở
thành lãnh tụ đảng.
40    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Bảng 2.3 Nghề nghiệp trước sự uỷ thác của các lãnh tụ đảng được bầu qua các
thủ tục được cá nhân hoá (1965–2015)

Vai trò Được các đảng viên bầu Lãnh tụ độc nhất
N % N %
Tổng thống (Chủ tịch nước) 1 1,2 0 0
Thủ tướng 1 1,2 1 3,8
Phó Thủ tướng 1 1,2 0 0
Bộ trưởng 23 27,3 5 19,2
Đại biểu Quốc hội 38 45,2 7 26,9
Đại diện địa phương/khu vực 10 11,9 3 11,5
Đại diện Âu châu 4 4,8 0 0
Nhà hoạt động đảng 0 0 4 15,4
Công đoàn 1 1,2 0 0
Báo giới 0 0 2 7,7
Kinh doanh 0 0 1 3,8
Hàn lâm 3 3,6 1 3,8
Khác 2 2,4 2 7,7
Tổng 84 100 26 100

Hơn nữa, trong khi một sự giảm căn bản về độ dài thời gian tại chức của các
lãnh tụ đảng đang xảy ra, với những người đứng đầu đảng giảm bớt hơn một
nửa khoảng thời gian của họ từ bảy năm xuống ba năm, thì “các lãnh tụ độc
nhất” tại chức trung bình trong 137 tháng (xem Bảng 2.4). Tuy vậy, tính rõ rệt
này không đến như một sự ngạc nhiên lớn nếu người ta xem xét bản chất của
các đảng được cá nhân hoá, nơi trong nhiều trường hợp đời sống của đảng
trùng với đời sống (chính trị và/hoặc tự nhiên) của người cha đẻ/người sáng
lập của nó. Ngược lại, các lãnh tụ độc nhất không cho thấy sự hơn hẳn liên
quan đến tuổi, mà là giống với giá trị trung bình (48 tuổi) trong mẫu của
chúng tôi; trong trường hợp này, kỷ lục cho tuổi trẻ là của vài lãnh tụ được
những người ủng hộ đảng bầu vào tuổi 39.

2.3 LÁ PHIẾU ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC CUỘC BẦU CỬ LÃNH TỤ

Một phần tư các cuộc tranh đua lãnh đạo ở các nước Tây phương cho thấy sự
dịch chuyển từ sự lựa chọn của các MP hay các elite đảng hạn chế sang sự
tham gia đầy đủ của các đảng viên. Trong vài chế độ đại nghị sự mở rộng
selectorate trong việc chọn các lãnh tụ đảng là một xu hướng rõ ràng.
  41  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  

Bảng 2.4 Tuổi của lãnh tụ đảng vào lúc được chọn và độ dài tại chức (1965-
2015)

Thời kỳ Tuổi Độ dài (tháng)


1965-1989 47,9 84,4
1990-2015 48,2 37,5
Phương thức chọn Tuổi Độ dài (tháng)
Lãnh tụ độc nhất 48,5 137,3
Elite đảng 51,8 57,6
Nhóm nghị sĩ 50 73,9
Hội đồng đảng 51,1 66,4
Đại biểu đảng 47,1 69,1
Các đảng viên 49,7 48,6
Những người ủng hộ 39,4 vẫn đang tại chức
Trung bình 48,4 69,3

Anh là một trong các nước đã lường trước xu hướng ngang-quốc gia này tới
các cuộc bầu lãnh đạo mở hơn. Trên thực tế, các đảng Anh đã thay đổi sâu sắc
bản chất của quá trình bầu cử, mà ban đầu được dự tính «để bảo tồn càng
nhiều lợi thế được cảm nhận của ‘vòng kỳ diệu’ càng tốt» (Denham 2012,
582; Punnett 1992, 1993), theo hướng của một phương thức lựa chọn có tính
tham gia hơn. Thực vậy, trong khi trước 1981 lãnh tụ Công Đảng Anh đã
được bổ nhiệm qua việc bỏ phiếu của các MP Công đảng,11 sau thời điểm đó
lãnh tụ đã được bầu qua một cử tri đoàn ba phần mà trao các phiếu cho các
MP, cái được gọi là Công Đảng Nghị viện (Parliamentary Labour Party-PLP),
các nhà hoạt động địa phương trong các Công Đảng Cử tri (Constituency
Labour Parties-CLPs) và các nghiệp đoàn liên kết của Công Đảng. Sự bỏ
phiếu hỗn hợp này, mà trao cho các nghiệp đoàn 40% phiếu và 30% cho các
Mp và 30% cho các đảng viên, đã được coi là một thành công cho phái tả của
Công Đảng, mà đã kỳ vọng sự kiểm soát cơ sở lớn hơn elite đảng. Một bước
khác trên cùng con đường đã được thực hiện sau thất bại bầu cử của Công
Đảng trong 1993, khi hệ thống này đã được sửa với sự phân bổ phiếu mới trao
một phần ba số phiếu cho mỗi thành phần. Một quyết định xác đáng đã để
thay thế hệ thống bỏ phiếu khối (block voting) mà đã hoạt động cho các nhà
hoạt động địa phương và các nghiệp đoàn liên kết bằng một cơ chế một đảng
viên một phiếu, như phần «của một quá trình nhờ đó các lãnh tụ đảng ngày
càng thích sự tự trị nhiều hơn khỏi những người đi theo họ vì sự chấm dứt liên
kết với giai cấp và một sự cạnh tranh lớn hơn cho phiếu bầu đòi hỏi rằng các
đảng định vị các chính sách của chúng để thâu tóm sự ủng hộ của các cử tri
dao động (floating voters)» (Quinn 2004, 344).
42    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  

Một số cố gắng theo hướng các phương pháp mở hơn cho việc lựa chọn
các lãnh tụ đã cũng được Đảng Bảo thủ tiến hành, nơi theo truyền thống lãnh
tụ «đã nổi lên qua một quá trình thương thảo và ‘thăm dò ý kiến’ của các nhân
vật cấp cao trong đảng» (Pilet and Coss 2014, 13). Trong khi hệ thống bầu cử
được đưa vào năm 1965 đã trao quyền quyết định cho các nghị sĩ (MP) Bảo
thủ, một cuộc cải cách đã xảy ra năm 1998. Thành phần nghị viện đã đóng vai
trò như một selectorate sơ bộ đề cử hai ứng viên, với quyết định cuối cùng để
cho các đảng viên trong một cuộc bỏ phiếu một đảng viên một phiếu gửi qua
bưu điện.
Cuộc tranh luận vẫn bỏ ngỏ về các hệ quả của các phương thức mới để
chọn các lãnh tụ đảng Anh. Một số học giả cho rằng các quy tắc mới đã không
tạo ra các kết cục khác biệt về mặt hồ sơ của lãnh tụ, để cho trong hầu hết
trường hợp sự bao gồm các đảng viên đã không làm thay đổi quyết định giả
như đã chỉ do riêng các elite đảng và các MP quyết định (Stark 1996; Quinn
2010). Những nhà quan sát khác có khuynh hướng khẳng định bản chất biến
đổi của các phương pháp lựa chọn mới. Thí dụ, cuộc bầu cử lãnh đạo Công
Đảng năm 2010 có vẻ chứng tỏ làm thế nào người dẫn đầu và ứng viên được
ưa chuộng có thể không luôn luôn thắng trong khung cảnh của những quy tắc
cạnh tranh mới; trên thực tế, Ed Miliband đã được bầu làm lãnh tụ với một sự
chênh lệch phiếu rất hẹp và đặc biệt nhờ sự ủng hộ của các nghiệp đoàn. Tuy
vậy, không nghi ngờ gì rằng quá trình bầu cử được cải cách đặt sự nhấn mạnh
lên ứng viên và năng lực cá nhân của ứng viên để thu hút sự đồng thuận từ
một phần lớn của công chúng, cung cấp cho lãnh tụ tương lai một cơ hội cho
một mối quan hệ với các công dân mà không hoàn toàn được đảng chính trị
của mình làm trung gian.
Cùng quyết định để mở rộng quyền bầu cử cũng đã được các nền dân chủ
đại nghị Westminster khác noi theo (Cross and Blais 2012). Thí dụ, các đảng
chính trị Canada như Khối Québécois (Bloc Québécois), Đảng Tự do và Đảng
Dân chủ Mới đã rời xa hội nghị đại biểu như phương pháp lựa chọn lãnh đạo
trong các năm 1990, như phần của một chiến lược chính trị nhắm tới việc nuôi
duõng tình cảm tham gia chống-elite (Carty and Cross 2010; Young and Cross
2002).
Tuy nhiên, nhiều dân chủ trong đảng hơn cũng đã được nuôi dưỡng trong
đảng chính trị Bỉ, mà trong thời gian dài đã sử dụng các hội nghị đại biểu đảng
để chỉ định các lãnh tụ của chúng, bây giờ cho các đảng viên của chúng một
tiếng nói trực tiếp chính thức trong việc chỉ định chủ tịch đảng. Đảng Flemish
cực hữu Vlaams Belang, mà chủ tịch của nó được chỉ định qua quyết định của
một hội đồng, là một ngoại lệ duy nhất. Tuy vậy, có sự thảo luận về liệu điều
này có nghĩa là một sự dân chủ hoá hữu hiệu của các hoạt động trong đảng
hay không, như nhiều học giả nhấn mạnh đến những giá trị công cụ của các
cuộc bầu cử sơ bộ, mà về cơ bản được sử dụng để tránh sự tập trung quá nhiều
quyền lực vào tầng lớp giữa của đảng và để nâng cao tính chính đáng của lãnh
  43  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
tụ cá nhân (Wauters 2014, 2015). Thật vậy, những thực hành được sự tham
gia ở cấp cơ sở ủng hộ đã hết sức nhất quán với sự phát triển của một mô hình
mang tính dân cử (plebiscitary) mà trong đó sự tương tác dọc giữa lãnh tụ và
những người bầu thay thế cho những quan hệ giữa các elite và các nhà hoạt
động.
Sự dính líu nhiều hơn của các đảng viên có thể thấy ở cả Nam châu Âu
nữa. Nếu các đảng Bồ Đào Nha đã được đặc trưng bởi một mức độ tập trung
cao cho đến gần đây, thì sự trao quyền cho các đảng viên đã trở thành một yếu
tố phổ biến trong vài năm qua (Lisi 2010). Partido Socialista (Đảng Xã hội
chủ nghĩa) đã là đảng đầu tiên đưa ra sự bỏ phiếu của các đảng viên cho người
đứng đầu đảng trong năm 1998, hai đảng cánh-hữu tiếp theo là Partido Social
Democratico (Đảng Dân chủ Xã hội) và Centro Democratico/Social-Partido
Popular (Đảng Dân chủ Trung dung/Nhân dân Xã hội), trong 2005–2006. Thế
nhưng, thay cho là một cách để dân chủ hoá các đảng chính trị Bồ Đào Nha,
các cuộc bầu cử trực tiếp lãnh tụ đảng đã được dùng như công cụ để hợp pháp
hoá chủ tịch đảng qua sự phê chuẩn một lựa chọn được đưa ra từ trước. Thật
vậy, đặc biệt trong cuộc bầu cử được Đảng Xã hội chủ nghĩa tổ chức, một
mức thấp của sự cạnh tranh và ít sự tham gia của các đảng viên đã thường dẫn
đến những chiến thắng mang tính dân cử (plebiscitary) của các ứng viên dẫn
đầu. Trên thực tế, như đã được nhấn mạnh, các phương pháp lựa chọn mới đã
«trở thành một ‘sự đăng quang’ của các lãnh tụ đảng . . . bằng sự nuôi nấng
huyền thoại tham gia và dân chủ» (Lisi 2010, 145).
Hiếm hơn, trong những hoàn cảnh đặc biệt, các cuộc bầu cử mở ra cho
các đảng viên hoạt động như một động lực cho sự nổi bật của một lãnh tụ thay
thế khả dĩ, như thế trở thành một công cụ trong tay “những người thách thức”
của liên minh chi phối nội bộ. Thí dụ, ở Ý, Liên đoàn phương Bắc (Northern
League) đã tổ chức một cuộc tham vấn mở ra cho các đảng viên để chọn lãnh
tụ trong năm 2013. Trong một loại “sự lây nhiễm từ cách tả,” để mượn các từ
do Maurice Duverger (1951) sử dụng, lần đầu tiên chúng ta thấy một đảng
phái hữu Âu châu cấp tiến đã nhờ đến một phương pháp bao gồm giống thế
này. Sau khi nguyên chủ tịch Roberto Maroni tuyên bố rằng ông ta rút lui khỏi
sự lãnh đạo cá nhân, một cuộc chiến đã nổ ra giữa nhà sáng lập đảng Umberto
Bossi và lãnh tụ đang nổi lên Matteo Salvini, người đã có khả năng có được
một chiến thắng long trời lở đất với 82% phiếu trong “cuộc bầu cử sơ bộ” và
hơn 10.000 phiếu bầu. Bằng cách này, Salvini đã đạt sự kiểm soát hoàn toàn
đối với đảng mà đã sinh ra với một sự nhấn mạnh rõ rệt đến nhân vật của nhà
sáng lập của nó Umberto Bossi.12 Chiến lược thành công của ông về tạo ra
một đảng cá nhân mới đã gây ra một sự đột biến triệt để của cương lĩnh và lập
trường chính trị của Lega, trở thành một trường hợp hiếm trong đó một đảng
nhân vị (personalistic) vẫn còn mạnh vượt quá một sự thay đổi về sự lãnh đạo
của nó (Vercesi 2015).
Như thế, có bằng chứng rõ, rằng các đảng chính trị Tây phương đang trải
nghiệm những sự thay đổi đáng kể trong các thủ tục nội bộ của chúng hướng
44    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
tới các thực hành mang tính tham gia hơn (Seyd 1999; Young and Cross
2002). Các cuộc tranh đua lựa chọn có thể thay đổi về mặt mức độ dính líu
của các đảng viên, mức cạnh tranh bầu cử và vai trò của elite đảng trong việc
ảnh hưởng đến sự lựa chọn. Tuy vậy, chúng dường như có chung một đặc
điểm ngày càng phổ biến trong sự củng cố của các lãnh tụ đảng, những người
nói chung có được nhiều quyền lực và sự tự trị hơn nhờ các cuộc bỏ phiếu bao
gồm. Khía cạnh này có thể còn hiển nhiên hơn khi sự lựa chọn lãnh tụ cá nhân
dính líu đơn giản đến những người ủng hộ đảng thay cho các đảng viên có
đăng ký, như chúng ta sẽ khảo sát trong tiết đoạn tiếp theo.

2.4 CÁC LÃNH TỤ ĐƯỢC NHỮNG NGƯỜI ĐI THEO ỦNG HỘ

Nhằm để đối phó với khủng hoảng hiện thời, đặc biệt được làm nổi bật bởi sự
sụt giảm sự tin cậy công chúng vào các định chế đại diện, một số đảng đang
thử với đến và tích hợp các cử tri đảng trong các quyết định nội bộ cốt yếu.
Như thế, đi theo mô hình Mỹ, bất chấp sự thực rằng việc này vẫn bị neo vào
định chế bầu cử trực tiếp tổng thống13 (Ceasar 1979; Davis 1980), các đảng
Âu châu đổi mới sáng tạo nhất đang bắt đầu mở quá trình lựa chọn lãnh tụ ra
toàn bộ khối cử tri trong cả các chế độ đại nghị nữa. Trong khung cảnh Âu
châu, những thay đổi này phá vỡ các mối quan hệ truyền thống giữa các hệ
thống thứ bậc đảng và những người ủng hộ bên ngoài, những người bây giờ có
thể có khả năng để dựng lên lãnh tụ cá nhân mặc dù họ không phải là các đảng
viên chính thức.
Nước đã thấy trước hiện tượng này là Iceland, nơi các đảng chính trị đã
chấp nhận các thủ tục lựa chọn bao gồm từ 1981. Sự đổi mới đã có những hệ
quả thích đáng, mà đã trở nên rõ rệt khi thời gian qua đi; như một học giả
Iceland diễn đạt, qua các cuộc bầu cử sơ bộ người thắng trong một cuộc bầu
cử sơ bộ công khai đã nhận được một sự uỷ thác cá nhân và «mỗi và mọi
trong số các lãnh tụ đảng phải có một cơ sở cá nhân của sự ủng hộ và tổ chức
chính trị», như thế «tạo ra một khuyến khích cho các chính trị gia để trở thành
các doanh nhân chính trị (political entrepreneur) hơn là một phần của một mặt
trận đảng cố kết» (Kristjánsson 1998, 158).
Gần đây việc đưa vào “các cuộc bầu cử trực tiếp” bí thư đảng đã có vẻ
như một cuộc cách mạng thật ở Ý. Thật vậy, các đảng chính trị đã đưa ra
những quy tắc lựa chọn riêng biệt trong nền Cộng hoà Ý Đệ Nhất, với tập
đoàn đầu sỏ đảng duy trì một hình thức độc quyền trong lĩnh vực này. Đảng
Xã hội chủ nghĩa của Bettino Craxi, người từ các năm 1970 đã tạo ra một ưu
thế không bị thách thức của lãnh tụ đối với Ban Chấp hành Quốc gia của
Đảng Xã hội chủ nghĩa (Massari 1987, 563), đã được cho là ngoại lệ duy nhất
đối với việc này. Các đảng còn lại đã trao quyền cho elite chóp bu với toàn bộ
đặc quyền bổ nhiệm lãnh tụ, người, một khi đã được bầu, đã hoạt động như
người đại diện và nhân viên của nhóm hạn chế mà đã quyết định sự bổ nhiệm
của ông. Như thế, một sự hết sức mới đã xảy ra trong vài năm qua khi Đảng
  45  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Dân chủ Ý đã là đảng đầu tiên ở châu Âu lôi kéo những người ủng hộ ở cấp cơ
sở của nó vào những lựa chọn lãnh đạo (Bolgherini and Musella 2010). Các
cuộc bầu cử sơ bộ mở đã được Đảng Dân chủ (PD) mới tổ chức trong năm
2007, năm mà đảng hợp nhất với đảng trung dung La Margherita, đảng thừa
kế của Democrazia Cristiana (Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo), và thành phần
cánh tả của Democratici di Sinistra (Những người Dân chủ cánh Tả), mà đã
có nguồn gốc của nó từ Đảng Cộng sản Ý. Trong khía cạnh này, sự lựa chọn
của PD đã tương phản sâu sắc với văn hoá chính trị của hai đảng quần chúng
lịch sử chủ yếu ở Ý, Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo.
Walter Veltroni đã trở thành bí thư của đảng, được 76% tổng số phiếu (nói
cách khác, ba phần tư những người ủng hộ Đảng Dân chủ đã ủng hộ ông), và
các đại biểu liên kết của ông ta đã chiếm 81% số ghế trong Hội đồng Toàn
quốc của Đảng. Trong cuộc bầu cử sơ bộ PD đầu tiên, đã có ít sự cạnh tranh
và Veltroni đã nổi lên như một lãnh tụ không bị tranh cãi (Pasquino and
Venturino 2010; Seddone and Venturino 2013).
Cuộc bỏ phiếu toàn dân của Veltroni cũng «đã nhấn mạnh sự thiếu vắng
của những ứng viên đối lập nặng ký, như sự từ chức của Veltroni trong năm
2009 và chiến thắng sau đó của Pierluigi Bersani trong các cuộc bầu cử sơ bộ
bầu lãnh đạo sẽ cho thấy.»14 Thực vậy, sau hai năm, vào tháng Mười năm
2009, trong một cuộc tranh đua cạnh tranh hơn, Pierluigi Bersani đã trở thành
lãnh tụ đảng với một sự đồng thuận thấp hơn: ông đã được nửa số phiếu ưa
thích, với một khoảng cách giữa ông ta và các ứng viên khác là 16%. Trong
2012 Bersani đã đã là lãnh tụ được xác nhận, lần này của liên minh trung-tả,
nhưng tính cạnh tranh trong những cuộc bầu cử sơ bộ đã tăng lên một cách
đáng kể. Sau khi nhận được đa số đơn giản trong vòng đầu, ông đã nhận được
chỉ 62% số phiếu trong một trận đấu lại với thị trưởng trẻ của Florence, địch
thủ chính của ông, Matteo Renzi. Ông đã được chỉ 10% trong vòng đầu và
20% trong vòng hai.15 Elite PD rõ ràng đã thù nghịch với Renzi, «người đã bị
cáo buộc muốn phá huỷ đảng và thay đổi bản chất của nó qua sự thu hút các
cử tri trung-hữu» (Vicentini 2013, 25). Thế nhưng, với sự tăng lên về tính
quyết định của sự cạnh tranh bầu cử sơ bộ và sự mở rộng selectorate, đã trở
nên ngày càng khó hơn cho nòng cốt đảng để giữ vững ứng viên của nó và
chống lại uy thế của lãnh tụ mới. Trong cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức sau
thất bại của PD trong cuộc tổng tuyển cử 2013, Renzi đã giành được quyền
lực cao nhất trong đảng, với bảy trong số mười người bầu cho ông, như thế
xác nhận bản chất dân cử mà các cuộc bầu cử sơ bộ đã cho thấy từ khi chúng
được thực hiện.
Trên thực tế, Renzi phần lớn đã được lợi từ sự thực rằng thủ tục của sự bổ
nhiệm ông đã mở cho tất cả cử tri. Theo Điều lệ của Đảng Dân chủ, để có khả
năng trở thành một ứng cử viên, chủ tịch có mong muốn phải chạy đua trong
một loại “bầu cử sơ bộ trước”–để ngỏ chỉ cho các đảng viên–và được ít nhất
15% số phiếu của các đảng viên tham gia và cùng tỷ lệ ở ít nhất năm khu vực.
Trong “cuộc bầu cử sơ bộ trước” trong nội bộ đảng năm 2013 Matteo Renzi
đã nhận được chỉ 45,4% số phiếu. Hai địch thủ của ông đã không quá xa ở
46    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
đằng sau: Gianni Cuperlo nhận được 39,4% sự ưa thích và Giuseppe Civati
9,4%. Thế nhưng tại bầu cử sơ bộ, Renzi đã có được một sự đồng thuận áp
đảo giữa các cử tri PD những người cũng đã không là các đảng viên. Như thế,
là dễ để chứng minh rằng một trong những hậu quả khả dĩ của các cuộc bầu cử
sơ bộ là “việc khoét rỗng” tầng lớp đảng, mà về truyền thống kiểm soát và chi
phối đời sống bên trong đảng, như thế nhấn mạnh vai trò của một lãnh tụ
người trở thành có trách nhiệm giải trình trực tiếp đối với các cử tri hơn là đối
với tập đoàn đầu sỏ đảng. Đồng thời, các cuộc bầu cử sơ bộ đã đáp lại một
chiến lược chính xác trong đó sự tham gia dân chúng được kết hợp với sự
chồng gối giữa các nhân vật của bí thư đảng và thủ tướng tương lai, như thế
nuôi dưỡng huyền thoại về một “đảng mở” (Pasquino and Venturino 2014;
Vassallo 2014; Vassallo and Passarelli 2016). Trường hợp của Matteo Renzi
cho thấy rằng các quá trình lựa chọn bao gồm có thể giúp các ứng viên có sức
thuyết phục mạnh trong việc nắm quyền lãnh đạo, cũng như những sự khác
biệt rõ rệt mà các quá trình bầu cử có thể có trong quan hệ với sự chấp nhận
các độ lớn khác nhau của selectorate.
Các cuộc tham vấn mở cho sự bầu cử một lãnh tụ đảng là không thường
xuyên lắm trong các đảng dân chủ hiện thời. Tuy vậy, có thể thấy các trường
hợp lý thú khác ở Tây Ban Nha. Thật vậy, Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa
Tây Ban Nha (PSOE) đã kéo các đảng viên vào bầu chọn các quan chức đơn
chủ của nó. Một sự đổi mới lớn đã xảy ra trong 2014 khi đảng tổ chức cuộc
bầu cử sơ bộ đầu tiên của nó cho việc bầu lãnh tụ cá nhân, bao gồm tất cả các
công dân Tây ban Nha hơn 16 tuổi. Điều kiện duy nhất cho việc bỏ phiếu đã là
đăng ký sáu ngày trước ngày tham vấn và trả €2. Qua hệ thống này, cựu Bộ
trưởng Kinh tế và Tài chính trong nội các Zapatero, Pedro Sánchez, đã được
chỉ định, nhận được 49% số phiếu.
Hơn nữa, các đảng Tây ban Nha cũng đã chấp nhận các cuộc bầu cử sơ bộ
ở mức khu vực. Thí dụ, trong vài năm qua, Đảng Xã hội chủ nghĩa Catalan đã
tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ mở cho cả các ứng viên chóp bu và lãnh tụ
bằng cách cho phép cả các đảng viên lẫn những người ủng hộ bỏ phiếu.
Trường hợp này là cũng quan trọng như trong một hệ thống nhiều-mức, các
cuộc bầu cử sơ bộ đã có thể ảnh hưởng đến các động lực dọc bên trong đảng
bằng việc gây ra xung đột giữa các bè phái và các lãnh tụ được đặt vào vị trí ở
các mức khác nhau của chính quyền. Như đã nói, khi các lãnh tụ được bầu ở
mức khu vực, họ có thể «cảm thấy trách nhiệm với các đảng viên (và các cử
tri) của họ và ít có chiều hướng vâng lời ban lãnh đạo đảng quốc gia» (Barbera
and Teruel 2015).
Mặc dù các thủ tục lựa chọn mở hiện thời đã chỉ được chấp nhận bởi vài
đảng chính trị, chúng đáng được sự chú ý đặc biệt bởi vì xu hướng chúng có
vẻ làm nổi bật. Chúng chứng tỏ–và giúp tạo ra–một quá trình triệt để của sự
xoá bỏ trung gian giữa những người đứng đầu đảng và các cử tri. Trên thực tế,
khi sự uỷ thác của các lãnh tụ đảng trở nên cá nhân hơn, điều này có thể dẫn
đến một sự biến đổi quy mô lớn của các đảng chính trị dân chủ và các mối
  47  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
quan hệ nội bộ của chúng. Về mặt mâu thuẫn, lãnh tụ cá nhân trở nên tự trị
hơn với đảng của mình, vì sự nổi tiếng của lãnh tụ là tách biệt hơn với sự nổi
tiếng của đảng.

2.5 LÃNH TỤ ĐỘC NHẤT

Trong một số gia tăng của các đảng chính trị, vấn đề lựa chọn một lãnh tụ
được giải quyết bởi sự thực rằng lãnh tụ là cả nhà sáng lập lẫn là người đứng
đầu đảng một cách tự nhiên. Chúng ta có thể thấy những thí dụ khác nhau về
tình hình này trong các nền dân chủ tiên tiến, mặc dù tài liệu khoa học chính
trị đã chỉ hiếm khi bàn đến nó.
Lại lần nữa, Ý là nước đã diễn giải tốt nhất–và thấy trước–xu hướng này,
như thế nổi lên kể từ đầu các năm 1990 như «một sân chơi nửa-thí nghiệm của
sự lãnh đạo được cá nhân hoá của các đảng chính trị» (Pasquino 2013). Thật
vậy, bắt đầu từ sự sụp đổ của nền Cộng hoà Đệ nhất trong đầu các năm 1990,
ít nước đã thay đổi các định chế và các văn hoá chính trị của họ nhiều như
nước Ý bằng cách đặt các lãnh tụ vào trung tâm của sân khấu. Việc chuyển sự
chú ý sang các đảng chính trị Ý hiện thời, là đủ để xem xét tám đảng trong số
12 đảng được thành lập như một kết quả trực tiếp của các mong muốn của một
lãnh tụ cá nhân: từ Đảng Dân chủ đến Liên đoàn phương Bắc, Scelta Civica
(Lựa chọn Công dân) và Movimento 5 Stelle (Phong trào 5 Sao) (xem Bảng
2.5).

Trường hợp mổi tiếng nhất dứt khoát là Forza Italia (Sức mạnh Ý), được
Silvio Berlusconi thành lập như một cách để đạt quyền lực cá nhân. Sự bước
vào chính trị Hiệp sĩ (politics of the Cavaliere) trong năm 1994 đã là có thể
nhờ đế chế thương mại khổng lồ và các nguồn lực tổ chức của ông. Được xây
dựng như một kết quả của doanh nghiệp tư nhân của Berlusconi (Poli 2001,
42), đảng đã gồm những người «với kinh nghiệm trực tiếp của đường đời và
những gian khổ của nó hơn là các mưu đồ của ‘chính trị hậu trường’», mà tìm
thấy nguyên mẫu của chúng trong bản thân Berlusconi (Berlusconi 2001, 33–
34; bài phát biểu tại Thượng Viện, 16 tháng Năm 1994, được trích dẫn trong
Orsina 2014, 70). Và cũng sau thời kỳ thành lập đảng, các ranh giới giữa công
việc kinh doanh của Berlusconi và đảng mới đã vẫn không rõ về mặt nhân sự,
các thủ tục và văn hoá (Hopkin and Paolucci 1999; Di Mascio 2012). Với tư
cách một đảng được củng cố, Forza Italia đã luôn luôn có một bản chất gia
sản và charismatic rõ rệt (Musella 2014). Dấu ấn ban đầu đã không thay đổi
với thời gian, ngay cả khi Forza Italia thay đổi tên của mình và hợp nhất với
Alleanza Nazionale (Liên minh Quốc gia) trong sự thành lập liên đoàn năm
2008. Thật vậy, bất chấp vài thay đổi tổ chức, sự liên minh mới của Popolo
della Liberta (Nhân dân Tự do) tiếp tục có nét đặc biệt của một hệ thứ bậc
được tập trung hoá mạnh. Cũng đáng lưu ý rằng điều lệ của nó đã chính thức
hoá quyền lực của chủ tịch để quyết định về mọi vấn đề và sự ứng cử, tạo ra
48    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
một tổ chức mà đã «chẳng khác gì một cấu trúc được tạo ra để tạo thuận tiện
cho một mối quan hệ trực tiếp giữa Chủ tịch và nhân dân, những người của
ông» (Mariotti 2011: 46; Vercesi 2015). Hơn nữa, ngay cả khi Berlusconi có
vẻ ở điểm ngoặt tới một lực lượng chính trị ôn hoà hơn và chính thức, «tính
trung tâm của nhân cách Berlusconi đã đẩy mọi thứ theo hướng ngược lại,
[như thế cản trở] sự hình thành một đảng bảo thủ cổ điển và đã không có khả
năng tìm thấy một sự thay thế trong hiện tại hoặc để dự tính bất cứ thứ gì khác
sự lãnh đạo của Berlusconi, mà được cho là vĩnh viễn» (Orsina 2014, 130).

Bảng 2.5 Lựa chọn lãnh tụ đảng trong các đảng chính trị Ý
Đảng chính trị Lĩnh vực chính trị Năm Số ghế Phương Lãnh tụ
thành quốc hội, thức bầu hiện thời
lập 2013 lãnh tụ

Partio Democratico Dân chủ xã hội 2007 25,4% 297 Bầu cử Mateo
(PD): Đảng Dân chủ sơ bộ mở Renzi
Tả Thiên chúa giáo

Sinistra Ecologia Chủ nghĩa xã hội 2010 3,2% 37 Do lãnh Nichi


Libertà (SEL): Tự do dân chủ, chủ nghĩa tụ lập ra Vendola
Sinh thái Tả (2008: xã hội-sinh thái
SA)

Centro Democratico Thuyết trung dung; 2012 0,5% 6 Do lãnh Bruno


(CD): Trung dung chủ nghĩa khai tụ lập ra Tabacci
Dân chủ phóng

Südtiroler Các lợi ích thiểu số 1945 0,4% 5 Hội đồng Philipp
Volkspartei (SVP): (D/LAD), Dân chủ đảng Achammer
Đảng Nhân dân Nam thiên chúa giáo
Tirol

Il Popolo della Bảo thủ khai phóng, 2009 21,6% 98 Do lãnh Silvo
Libertà (PDL): Nhân Dân chủ thiên cháu (từ tụ thành Berlusconi
dân Tự do (được tổ giáo Forza lập
chức lại thành Ý Tiến Italia)
lên trong 2004)

Lega Nors (LN): Chủ nghĩa địa 1989 4,1% 18 Bầu cử Mattco
Liên minh miền Bắc phương, dân tuý sơ bộ mổ Salvini
cánh hữu
… tiếp tục
  49  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Bảng 2.5 (tiếp)

Đảng chính trị Lĩnh vực chính trị Năm Số ghế Phương Lãnh tụ
thành quốc hội, thức bầu hiện thời
lập 2013 lãnh tụ

Fratelli d’Italia– Chủ nghĩa bảo thủ 2012 2% 9 Do các Giorgia


Alleanza Nazionale quốc gia đồng Meloni
(FDI–AN): Anh em sáng lập
Ý-Liên minh Quốc gia lập ra
(FDI trước kia)

Grande Sud–MPA Ch địa phương, Dân 2011 0,4% – Do lãnh Gianfranco


(GS): Miền Nam Vĩ chủ thiên chúa giáo tụ lập ra Miccichè
đại–MPA (2008:
MPA)

Movimento 5 Stelle Chống tham nhũng, 2009 25% 109 Do lãnh Beppe
(M5S): Phong trào 5 dân chủ tham gia, tụ lâp ra Grillo
Sao nghi ngờ châu Âu

Scelta Civica (SC): Chủ nghĩa khai 2012 8,3% 39 Do lãnh Mario
Lựa chọn Công dân phóng, Dân chủ tụ lập ra Monti
thiên chúa giáo

Unione di Centro Dân chủ thiên chúa 2002 1,8% 8 Hội đồng Lorenzo
(UDC): Liên hệ giáo, Bảo thủ xã hội đảng Cesa
Trung dung

Italia dei Valori Chống tham nhũng, 1998 2,2% – Do lãnh Antonio di
(IDV): Ý của các Giá Trung dung tụ lập ra Pietro
trị (2013: Cách mạng
Dân sự, RC)

Nguồn: Dữ liệu về các đảng chính trị từ cơ sở dữ liệu ParlGov (Döring and
Manow 2012); soạn thảo của riêng tác giả cho các biến về lựa chọn lãnh tụ

Ở phía kia của thể liên tục hữu-tả, chúng ta thấy một trường hợp khác của một
đảng được một lãnh tụ độc nhất tạo ra. Nichi Vendola đã thành lập Sinh thái
cánh Tả và Tự do trong năm 2009 từ phe phái đảng mà ông đã lãnh đạo trong
Đảng Cộng sản Thành lập lại (Communist Refoundation Party). Về các thủ
50    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
tục lựa chọn, ông đã được nhất trí tung hô làm chủ tịch bởi hội nghị thành lập
gồm 1.500 đảng viên.
Gần đây hơn, chúng ta bắt gặp một trường hợp khác về một đảng cá nhân
trong cố gắng của Mario Monti để tạo ra một lực lượng ôn hoà mới sau khi rời
khỏi chức vụ thủ tướng. Quả thực, đầu tiên ông đã tuyên bố rằng ông sẽ không
ra ứng cử trong cuộc bầu cử quốc gia, rồi ông đã lại quyết định ra tranh cử
bằng việc đưa ra «phôi thai của một đảng trung hữu mới, có trách nhiệm,
không dân tuý, hậu-Berlusconian» (Orsina 2014). Với Berlusconi, tuy vậy,
Mario Monti đã chia sẻ đặc tính nhân vị (personalistic) của tạo vật của ông.
Danh sách ông đưa ra cho bầu cử toàn quốc 2013, Lựa chọn Công dân (Civic
Choice), mà đã vẫn không thành công,16 đã nói đáng kể đến tên ông–Với
Monti cho nước Ý (With Monti for Italy)–như thế xác nhận một nét chung của
các đảng chính trị Ý.
Virus cá nhân hoá đã có tác động đáng kể lên hệ thống đảng Ý (Calise
2015). Như chúng ta có thể thấy trong Bảng 2.5, chỉ trong số rất ít trường hợp
sự lựa chọn lãnh tụ ở Ý phụ thuộc vào quyết định của một uỷ ban tập đoàn
đầu sỏ hoặc vào sự cân nhắc kỹ lưỡng của một hội đồng hạn chế của các đảng
viên hay các tổ chức liên kết của đảng. Sự lãnh đạo mạnh là một nét chung
của hầu hết các đảng chính trị Ý, độc lập với các biến chính trị liên quan khác,
như lập trường tư tưởng hay số ghế trong quốc hội.
Hơn nữa, sự lan rộng của các đảng cá nhân ở Ý cũng liên kết với những
thay đổi trong con đường sự nghiệp của các lãnh tụ đảng. Thật vậy, trong nền
Cộng hoà Đệ nhị Ý, con đường thể chế truyền thống tới sự lãnh đạo đảng đã
thay đổi do cú sốc bên ngoài không thể tin được do những vụ bê bối (đút lót,
lại quả, tham nhũng) Tangentopoli và sự đổ vỡ của hệ thống đảng Ý gây ra.
Một con đường rất đổi mới sáng tạo–lúc đó độc nhất (Musella 2015)–tới sự
lãnh đạo được đại diện bởi sự chuyển trực tiếp của Silvio Berlusconi từ thế
giới quản lý và xuất bản sang chính trị trong một khoảng thời gian ngắn không
thể tin nổi. Antonio Di Pietro đã đi theo một con đường cũng rất đặc biệt: sau
các vụ bê bối Tangentopoli, cựu-thẩm phán này đã giới thiệu mình như một
người ngoài giai cấp chính trị Ý tham nhũng và đã phát triển các chiến lược
truyền thông dân tuý qua việc sử dụng mạnh truyền hình và muộn hơn Web
nhằm để đưa ông tới gần quần chúng hơn. Các trường hơp đổi mới khác cũng
đã nổi lên trong vài năm qua. Một tính mới được đại diện bởi Beppe Grillo,
người đã hoạt động như một diễn viên và nghệ sĩ hài trong các năm 1970, đặc
biệt trong các nhà hát, các trung tâm thể thao và các quảng trường thành phố,
sau khi bị truyền hình công cộng Ý đuổi. Trong 2005 ông đã tạo ra một blog,17
nơi các sáng kiến chính trị của ông được trình bày, và trong năm 2009 ông
chính thức thành lập và trở thành lãnh tụ của Movimento 5 Stelle (Phong trào
5 Sao), đảng mà trong cuộc tổng tuyển cử 2013 đã nổi lên như kẻ chiến thắng
lớn, thu được 25% số phiếu.18 Matteo Renzi cũng đã đặt một lộ trình độc đáo.
Ông đã là Thị trưởng của Florence khi ông trở thành lãnh tụ của PD và sau đó
  51  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
trở thành thủ tướng trẻ nhất của Ý kể từ ngày thống nhất đất nước trong năm
1861. Ngoài ra, Nichi Vendola đã là Chủ tịch của Vùng Apulia khi ông trở
thành lãnh tụ của đảng ông, trong khi Bruno Tabacci đã là một thành viên của
cơ quan hành pháp thành phố Milan. Matteo Salvini cũng đã đạt đỉnh điểm
của Liên đoàn phương Bắc qua một con đường khác lạ không theo quy ước,
khi ông đã là một thành viên của Hội đồng Thành phố Milan và một Đại biểu
Quốc hội Âu châu, nhưng không giữ chức vụ nào ở mức quốc gia tại Ý.
Những người đứng đầu đảng ở Ý có khuynh hướng nắm quyền lực lâu
hơn các đồng nghiệp nước ngoài của họ, có lẽ do họ kiểm soát tổ chức đảng
nghiêm ngặt hơn. Độ dài trung bình của thời gian tại vị của họ trong nền Cộng
hoà Đệ nhị là 71,3 tháng, trong khi giá trị trung bình cho các lãnh tụ cá nhân
những người đã kết thúc sự uỷ thác của họ trong thời kỳ 1990–2015 là 53,1
tháng trong các nền dân chủ Tây phương. Kết quả này xảy ra bất chấp sự thực
rằng sự chấp nhận các cuộc bầu cử sơ bộ mở cho Đảng Dân chủ đã góp phần
cho sự thay đổi nhanh trên chóp đỉnh của đảng này, với bốn lãnh tụ luân phiên
nhau trong chỉ bốn năm (Seddone and Venturino 2013).
Tuy vậy, sự phổ biến của các đảng cá nhân không được xem là một nét
đặc biệt của chính trị Ý. Trong các nước khác, chúng ta có thể lưu ý đến cả sự
nổi lên của các lãnh tụ cá nhân và sự phát triển của các con đường sự nghiệp
mới và ngắn hơn. Thí dụ, đảng Podemos mới ở Tây Ban Nha đã được thành
lập trong năm 2014 bởi Iglesias để tổ chức phong trào phản kháng Indignados
(của Những kẻ tức tối), mà đã xuất hiện giữa 2011 và 2012. Bất chấp việc
Podemos sử dụng rộng rãi truyền thông xã hội và ý tưởng về sự trao quyền
cho công dân (Tronconi 2015), mà cũng chỉ ra sự bác bỏ hoàn toàn hình ảnh
về các chính trị gia «cùng với ý tưởng về đảng như một phương tiện cho các
cá nhân để chiếm lấy các vị trí lãnh đạo» (Torney 2015, 118), thành công của
nó liên kết mạnh với uy lực của Iglesias như một tài sản chính của đảng. Như
Manuel Castells (2015) nói rõ trong cuốn sách của ông về “các mạng dựa vào
sự xúc phạm và hy vọng,” một sự mâu thuẫn rõ mau chóng nổi lên trong một
đảng như Podemos (và thảo luận của ông có thể được mở rộng ra cả
Movimento 5 Stelle nữa), hình như chống lại chính trị dòng chính, nhưng rõ
ràng có khuynh hướng tới sự ra quyết định tập trung. Đây là một mâu thuẫn rõ
rệt đã xuất hiện rõ ràng cho đảng Tây ban Nha trong quá trình chỉ định các
ứng viên cho các cuộc bầu cử thành phố trên Internet trong tháng Mười hai
2014, khi «ban lãnh đạo đổ lỗi cho sự hỏng hóc của hệ thống máy tính quản lý
các thủ tục bầu cử nội bộ như nguyên nhân của các trục trặc bị nhiều đảng
viên của Podemos phản đối kịch liệt. Thế nhưng, các chính trị gia và báo chí
đã nắm lấy cơ hội để cáo buộc Podemos như một tổ chức thao túng » (Castells
2015, 306). Trong khi sức mạnh thật sự của những người tham gia ở cơ sở
trong đời sống nội bộ đảng thường được đánh giá quá cao, lúc này không có
sự nghi ngờ nào về sự lãnh đạo của Pablo Iglesias.
52    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Làm thay đổi triệt để kịch bản chính trị, ở Hungary chúng ta có thể thấy
một trường hợp khác nơi sự lãnh đạo được coi là nghiễm nhiên. Liên đoàn
Thanh niên trẻ chống-cộng (Fidesz) đã được lập ra bởi Thủ tướng hiện thời,
Viktor Mihály Orbán, người đã thực hiện một trong những sự chuyển dịch rõ
ràng nhất hướng tới mô hình sự lãnh đạo được tổng thống hoá ở Trung và
Đông Âu (Hloušek 2015). Từ đầu các năm 1990, sự gián đoạn của bất cứ sự
đối lập nội bộ nào do sự ra đi của Gábor Fodor và những người ủng hộ ông đã
dẫn đảng này ở Hungary đến mang hoàn toàn khuôn mặt của Orbán. Vào tuổi
30, Orbán đã trở thành Thủ tướng trẻ nhất được bầu một cách dân chủ trong
năm 1998 ở Hungary (Lendvai 2012; Pytlas 2016) và ông lại đã trở thành Thủ
tướng trong năm 2010. Tập đoàn đầu sỏ đảng mà đã tham gia vào việc thành
lập đảng vẫn tiếp tục duy trì một vị trí trong hệ thứ bậc đảng, thế nhưng vai trò
của lãnh tụ sáng lập đã chẳng bao giờ bị tranh cãi nhờ thành công bầu cử lạ
thường của ông (Ilonszki and Várnagy 2013).
Trong khi Fidesz là một trường hợp của một đảng lấy lãnh tụ làm trung
tâm, cùng điều đó có thể được nói về đảng cực hữu Jobbik ở Hungary, mà
lãnh tụ và nhà sáng lập đảng, Gábor Vona, đã ứng cử cho chức thủ tướng
Hungary trong cả năm 2010 lẫn 2014. Trước đây liên kết với các phong trào
thanh niên cánh hữu, đảng này đã đạt tính có thể thấy được công cộng–và cả
quốc tế–trong năm 2007, sau khi thành lập dân binh của Jobbik, quân Cảnh vệ
Hungary. Đảng này đã củng cố địa vị của nó trong cuộc tổng tuyển cử 2010,
nhận được 20% số phiếu (Pytlas 2016). Vona hiện tại nắm quyền lãnh đạo, bất
chấp sự thực rằng các nhà quan sát bên trong và bên ngoài đã thường lên án
cách ứng xử cực đoan của các đảng viên và tổ chức liên kết của đảng ông19
(Kovács 2013; Mandák 2015).
Một trường hợp rõ ràng về sự đồng nhất mạnh giữa đảng và lãnh tụ cũng
được nền dân chủ đại diện lâu đời nhất cung cấp: Vương quốc Anh. Trong vài
năm qua đã không có sự cạnh tranh thật sự nào cho sự lãnh đạo của Đảng Độc
lập Vương quốc Anh (UK Independence Party: UKIP). Nigel Farage đầu tiên
đã là một thành viên sáng lập của đảng này và rồi trở thành lãnh tụ trong 2006,
với 45% số phiếu của đảng viên và các tổ chức liên kết,20 và vẫn giữ chức đó
cho đến các cuộc bầu cử Âu châu 2009.21 Sau đó, trong cuộc bỏ phiếu chọn
lãnh tụ đảng năm 2010, Farage đã ứng cử một mình và được bầu lại không có
đối thủ như lãnh tụ UKIP. Đã chỉ dưới sự lãnh đạo của ông mà UKIP đã có
được các kết quả chính tại các cuộc bầu cử địa phương, với một trung bình
23% trong bầu cử năm 2014, còn trong tổng tuyển cử Anh năm 2015, hệ
thống bầu cử đa số đã ngăn cản UKIP khỏi việc có được nhiều hơn chỉ một
ghế, bất chấp nó đã đứng thứ ba về số phiếu với 12.6%. Do đó, Farage đã
quyết định từ chức lãnh tụ UKIP, nhưng ban chấp hành đảng đã rút lại sự từ
chức của ông trên cơ sở rằng sự lãnh đạo của ông đã chẳng bao giờ được thảo
luận. Theo chủ tịch UKIP, Steve Crowther, sự từ chức của Farage đã bị «bác
bỏ một cách nhất trí bởi các uỷ viên ban chấp hành quốc gia những người đã
  53  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
tạo ra bằng chứng áp đảo rằng các đảng viên UKIP đã không muốn Nigel rút
lui.»22 Rồi ông đã quyết định từ chức theo một cách hoàn toàn tự trị và gây
ngạc nhiên, sau khi trưng cầu dân ý EU đã phong thánh thành công cá nhân
của ông. Thế nhưng sự từ chức của ông đã gây ra một cuộc chiến đẫm máu
bên trong UKIP, và mức đấu đá bè phái cao đến mức nhiều học giả nghi ngờ
liệu UKIP sẽ có sống sót sau sự ra đi của Farage.23

2.6 MỘT LÃNH TỤ ĐƯỢC HỢP PHÁP HOÁ HƠN

Trong một tập hợp lớn của các nền dân chủ Tây phương, các lãnh tụ đảng có
vẻ trở thành người đại diện trực tiếp của demos (nhân dân) bỏ qua sự kiểm
soát của các tập đoàn đầu sỏ từ thời khắc được bầu của họ trở đi. Trong khi
cho đến gần đây người đứng đầu đảng đã là sự biểu hiện của một elite đảng
hạn chế, ngày nay lãnh tụ thường được bầu qua một cuộc bỏ phiếu đông
người, như thế nuôi dưỡng một mối quan hệ trực tiếp với những người đi theo
lãnh tụ. Đấy là kết quả của một xu hướng ngang quốc gia hướng tới sự mở
rộng khối cử tri trong các cuộc tranh đua lãnh đạo: từ Vương quốc Anh đến
Tây Ban Nha và Israel, các đảng chính trị đang mở “vườn bí mật” của đời
sống nội bộ cho các đảng viên cơ bản, và đôi khi cho các đảng viên thường và
những cảm tình viên (Gallagher and Marsh 1988; LeDuc 2001). Về mặt này,
Ý là một nước đặc biệt đổi mới sáng tạo, với PD là đảng đầu tiên ở châu Âu
để mở việc bổ nhiệm lãnh tụ cho các cử tri nói chung,24 như thế cho phép sự
tham gia của hàng triệu người ủng hộ. Như thế, trong các đảng chính trị mà đã
cho thấy một bản chất tập đoàn đầu sỏ mạnh trong quá khứ, tổ chức có thứ bậc
đang bị thách thức mạnh mẽ bởi sự hình thành của một mạch của một mối
quan hệ trực tiếp giữa những người đứng đầu đảng và nhân dân, một thành
phần cốt yếu của chính trị cá nhân.
Trong các đảng chính trị khác sự dịch chuyển tới một hình thức bao gồm
hơn của sự bỏ phiếu đã không xảy ra. Trong khi nhiều đảng chính trị Âu châu
đang mở rộng các cơ hội tham gia cho đảng viên và những người liên kết,
trong các trường hợp khác lãnh tụ cá nhân là một điều cần trước hết về tổ
chức. Trong cái gọi là “các đảng cá nhân,” lãnh tụ rất thường là người sáng
lập đảng và hầu như là người chủ của nó. Lãnh tụ thường được bầu và bầu lại
bằng cách tung hô, như thế chia sẻ một mối quan hệ dân cử (plebiscitary) với
những người bầu. Ngay cả sau một cuộc bầu cử quan trọng bị thất bại, sự lãnh
đạo của ông ta không bị tranh cãi và không có tranh luận trong nội bộ đảng
nào được khởi động nhằm để thay thế ông ta. Đấy là một đặc điểm chung của
nhiều đảng, từ Forza Italia của Berlusconi đến UKIP của Farage và Fidesz ở
Hungary do Thủ tướng hiện thời Viktor Orbán lãnh đạo. Ngó vào kinh nghiệm
của các đảng cá nhân mới, chúng ta có thể thấy rằng chúng không sống sót
qua thời gian,25 vì tuổi thọ tối đa kỳ vọng của đảng phụ thuộc vào tuổi thọ tối
54    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
đa của lãnh tụ-người sáng lập. Rất thường gắn chặt với sinh học của các lãnh
tụ của chúng, các đảng cá nhân tiêu biểu cho một sự tập trung quyền lực chính
thức và phi chính thức chưa từng có vào tay của một diễn viên: một hiện
tượng có liên quan trong thời đại đương thời, nơi chính trị đảng truyền thống
đã được cách mạng hoá một cách nhanh chóng.
Các hệ quả của những biến đổi sâu sắc này về mặt hoạt động–và tương
lai–của chính trị dân chủ vẫn còn chưa được đề cập trong tài liệu nghiên cứu
(Kostadinova and Levitt 2014b, 484). Trong chừng mực liên quan đến các
phương pháp bao gồm, một số người nghi ngờ rằng cái hộp Pandora của sự
lựa chọn lãnh tụ bị vỡ bởi việc cho các cử tri một tiếng nói chính thức trong
việc chọn người đứng đầu đảng, tổ chức đảng dễ bị mất tính cố kết và kỷ luật
nội bộ của nó. Các học giả khác tiếp tục nhấn mạnh các lợi ích của sự dân chủ
hoá các quá trình lựa chọn lãnh đạo về việc đưa lại sức sống mới cho đời sống
nội bộ của các đảng, như thế thừa nhận một thuốc giải độc cho khủng hoảng
hiện thời và sự thiếu sự tin cậy chung của các đảng quần chúng vào các quy
tắc lựa chọn mới. Tuy vậy, dẫu luận đề nào là đúng, những người đứng đầu
đảng đang củng cố địa vị của họ trong các tổ chức do họ lãnh đạo, bắt đầu với
sự tăng lên của sự hợp pháp hoá bình dân của họ, một hoàn cảnh thu hút nhiều
sự chú ý hơn bởi vì nó làm thay đổi dân chủ đại diện như chúng ta biết nó.

CHÚ THÍCH

1. Nhiều công trình kinh nghiệm đã chứng minh bằng tư liệu một sự giảm đáng
kể về sự ủng hộ nhân dân đối với các đảng chính trị. Nếu có một câu chuyện
dài về tình cảm chống-đảng trong lý thuyết chính trị, từ Rousseau đến
Madison, một sự làm vỡ mộng công chúng toàn cầu với các đảng đã lan khắp
các nền dân chủ Tây phương gần đây hơn, với một sự sụt giảm rõ rệt về số
đảng viên và tỷ lệ tham gia bầu cử, cũng như sự lên của các phong trào
chống-hệ thống hiện thời (anti-establishment). Cf. R.J. Dalton and S.A.
Weldon, Public Images of Political Parties: A Necessary Evil?, trong West
European Politics, 28(5), 2005, pp. 931–951. Đây cũng là hệ quả của sự
chấm dứt liên kết (dealigment) với các hệ thống đảng mà đã xảy ra trong các
nền dân chủ đương thời, như được chỉ ra trong R.J. Dalton, The Apartisan
American: Dealignment and Changing Electoral Politics, New York, CQ
Press, 2013; A. Chiaramonte and V. Emanuele, Party System Volatility,
Regeneration and De-institutionalization in Western Europe (1945–2015),
trong Party Politics, 25, 2015.
2. Khái niệm về dân chủ trong-đảng được nêu thành vấn đề trong một cuốn sách
do W.P. Cross và R. Katz biên tập, mà bắt đầu từ lập trường của Sartori, theo
đó dân chủ khắp cả nước không cần là tổng của nhiều nền dân chủ nhỏ hơn
và «là có thể rằng dân chủ trong đảng có thể làm giảm một phần nền dân chủ
  55  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
khắp cả nước» (The Challenge of Intra-party Democracy, Oxford, Oxford
University Press, p. 171).
3. Điều này được quan sát với sự nhắc đến sự tiến hoá của Đảng Xã hội chủ
nghĩa (Socialist Party) ở Ý. Thực vậy, Bettino Craxi đã được cho là một
người báo hiệu của hình thức dân cử (plebiscitary) của đảng chính trị, vì
trong năm 1981 lần đầu tiên trong lịch sử của Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý, ông
đã được bổ nhiệm làm bí thư đảng qua một cuộc bỏ phiếu trực tiếp của Đại
hội. Xem L. Cavalli, Plebiscitary Democracy in the West: The Socialist Case
in Italy, Florence, University of Florence Press, 1984.
4. Thông thường được chấp nhận rằng đảng trước cuộc bầu cử của Renzi đã
được đặc trưng bởi «một sự thiếu không thể nhầm lẫn được của sự lãnh đạo »
(O. Massari, The Absence of Party Presidentialization in Italy, trong G.
Passarelli, The Presidentialization of Political Parties, London, Palgrave
Macmillan, 2015, 226). Điều này cũng được cho thấy trong một cuốn sách
với một tiêu đề rất hùng hồn, nhắc đến bóng ma của lãnh tụ trong cánh tả Ý:
A. Sardoni, Il fantasma del leader. D’Alema e gli altri capi mancati del
centrosinistra, Venice, Marsilio, 2009.
5. Glenn Kefford and Duncan McDonnell, Personalised Politics: When the
Leader’s Word is Law, trong Sydney Morning Herald, April 16, 2015.
6. Các cuộc bầu cử sơ bộ đã được đưa vào Hoa Kỳ vào đầu các năm 1900, khi
sự thúc đẩy cho việc dân chủ hoá các đảng chính trị đã tìm thấy một sự cộng
hưởng đặc biệt trong phong trào Tiến bộ như một vũ khí chống lại quyền lực
của các tập đoàn đầu sỏ. Thực vậy, như Mayer (2011, 12011) diễn đạt, «vào
cuối các năm 1890, nhiều phần của đất nước đã bị chi phối hoàn toàn bởi một
đảng hay đảng khác đến mức việc nhận được sự đề cử của đảng lớn đã tương
đương với việc đã trúng cử.» Ngược lại, các cuộc bầu cử sơ bộ đã được áp
dụng trong hầu hết các nước Âu châu trong vài thập niên qua, mặc dù rất
thường không có pháp chế quốc gia nào được tạo ra.
7. Theo lời của Giovanni Sartori, sự suy rộng quan niệm là thành kiến suy ra bởi
sự mở rộng «ý nghĩa – và do đó phạm vi áp dụng – của những sự khái niệm
hoá được thảo luận.» Cf. G. Sartori, Concept Misformation in Comparative
Politics, trong American Political Science Review, 64(4), 1970, pp. 1033–
1053, 1036. Về các cuộc bầu cử sơ bộ, một cố gắng để tăng thêm sự mở rộng
của một khái niệm mà không giảm bớt cường độ của nó có thể được để ý;
thật vậy, thuật ngữ “bầu cử sơ bộ (primary election),” mà thông thường nhắc
đến sự chọn các ứng viên cho các chức vụ công, cũng được sử dụng cho việc
đề cử ứng viên thủ tướng.
8. Một số trong các khía cạnh này đã được đoán trước trong F. Musella,
Personal Leadersand Party Change. Italy in a Comparative Perspective, trong
Italian Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza Politica, 45(2),
2015, pp. 227–247.
9. Tuyên bố này là nhất quán với dữ liệu tìm thấy bởi Sandri et al. (2015b, p.
162), những người xác nhận rằng kiểu lựa chọn lãnh đạo có thể ảnh hưởng
đến sự thay mới thế hệ, nhưng «sự liên kết giữa mức độ bao gồm của
selectorate và sự thay mới về mặt kinh nghiệm chính trị là ít rõ ràng hơn».
10. Rất nhiều bằng chứng đã được cung cấp rằng báo chí tiếp tục tái tạo ra các
định kiến giới về sự lãnh đạo nữ đến mức «họ bị phê phán vì là quá mạnh và
quyết đoán, và vì là quá chu đáo và hợp tác.» Về phong cách đang nổi lên
56    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
của các lãnh tụ nữ và về các khả năng cho sự thay đổi trong các định chế
chính trị và trong văn hoá, xem D. Campus, Women Political Leaders and
the Media, Basingstoke, Palgrave Macmillan, 2013.
11. Thực vậy, địa vị của lãnh tụ vẫn bị ảnh hưởng mạnh bởi hoàn cảnh này, để
cho «nhóm đảng viên ở nghị viện (parliamentary party) đã tự hào về là chủ
của chính mình hơn là một công cụ của lãnh tụ (cho đến 1922 lãnh tụ đã
được mô tả một cách chính thức như một chủ tịch của nhóm đảng viên nghị
viện).» Xem S. Ingle, The British Party System, London, Routledge, 2008, p.
76.
12. Các trường hợp gần đây về sự thay đổi lãnh đạo trong các đảng dân tuý (thí
dụ, Marine Le Pen như người nối nghiệp của Jean-Marie Le Pen, hay Matteo
Salvini và Umberto Bossi) làm nổi bật sự cần đến việc nghiên cứu kinh
nghiệm về các mối quan hệ lãnh tụ–người đi theo. Xem D. McDonnel,
Populist Leaders and coterie charisma, trong Political Studies, early view,
2015.
13. Bên cạnh sự hiện diện của một môi trường thể chế đặc biệt, một sự khác biệt
liên quan khác giữa kinh nghiệm Hoa Kỳ và Âu châu được làm nổi bật bởi sự
thực rằng tại Hoa Kỳ, các cuộc bầu cử sơ bộ được luật công điều tiết, mặc dù
với những sự khác nhau ngang các bang ở Mỹ. Hơn nữa, các cuộc bầu cử sơ
bộ Hoa Kỳ cho thấy một mức cao hơn của sự bao gồm so với các cuộc bầu
cử sơ bộ Âu châu, thông thường là mở cho những người ngoài-đảng. Đấy là
lý do vì sao, như đã được quan sát, «mặc dù trường hợp Mỹ cung cấp bằng
chứng phong phú về các hệ quả của các cuộc bầu cử sơ bộ, chỉ là điểm xuất
phát cho phân tích của chúng ta về trường hợp Tây Âu.» Cf. J. Hopkin,
Bringing the Members Back in? Democratizing Candidate Selection in
Britain and Spain, LSE Research Online, 2001, p. 4.
14. Như được lưu ý bởi Christian Schammel, The Fate of Social Democracy in
Italy, trong Policy Network, 15 February 2011.
15. Dữ liệu mà có vẻ trái với xu hướng được quan sát trong một số nghiên cứu so
sánh, theo đó «các selectorate lớn hơn có khuynh hướng thu hút nhiều ứng
viên lãnh tụ hơn, nhưng cũng thường tạo ra các cuộc tranh đua ít cạnh tranh
hơn.» Xem O. Kenig, Democratization of Party Leadership Selection: Do
Wider Selectorates Produce More Competitive Contests?, trong Electoral
Studies, 28(2), 2009, pp. 240–247, 240.
16. Không giống Silvio Berlusconi, Mario Monti đã có một đời sống chính trị
ngắn với tư cách lãnh tụ đảng. Thật vậy, sau kết quả bầu cử quốc gia 2013,
ông đã từ chức và được thay thế bằng phó chủ tịch của ông, Alberto
Bombassei, với tư cách quyền chủ tịch.
17. Bằng một cách rất quan trọng, blog đã trình báo tên lãnh tụ: beppegrillo.it.
Qua phương tiện này, ông đã tổ chức các sự kiện lớn tại các quảng trường
công cộng được gọi là V-Day (Ngày-Chiến thắng). Trong V-Day đầu tiên
vào ngày 8 tháng Chín 2007, đã thu thập được 350.000 chữ ký bằng việc hỏi
rằng: (a) không công dân Ý nào, người đã bị kết án có tội tại bất kể mức nào
trong ba mức xét xử của toà án dự kiến bởi hệ thống pháp lý Ý, có thể đứng
trong Quốc hội; (b) không công dân Ý nào có thể được bầu vào Quốc hội
nhiều hơn hai nhiệm kỳ; và (c) các ứng viên nghị viện phải được bỏ phiếu
vào chức vụ bằng sự bỏ phiếu xếp hạng ưu tiên các ứng viên (preference
voting).
  57  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
18. Uy thế lên nhanh này giải thích sự chú ý mà khoa học chính trị Ý đã dành
cho hiện tượng. Giữa các bài viết về đảng này, xem R. Biorcio and P. Natale,
Politica a 5 stelle: idee, storia e strategie del movimento di Grillo, Milan,
Feltrinelli, 2013; P. Corbetta and E. Gualmini, Il partito di Grillo, Bologna, Il
Mulino, 2013; F. Bordignon and Luigi Ceccarini, Five Stars and a Cricket.
Beppe Grillo Shakes Italian Politics, trong South European Society and
Politics, 18(4), 2013, pp. 427–449.
19. Một thủ tục (pháp lý) ở Rumani theo đề xuất của Thủ tướng Victor Ponta
tuyên bố Vona là persona non grata (người không được hoan nghênh) bởi vì
ứng xử tân-Nazi của ông.
20. UK Independence Party, Nigel Farage is the New Leader of the UK Inde-
pendence Party, September 12, 2006, "   https://web.archive.org/web/ "  
20061013075242/http://www.ukip.org/ukip_news/gen12.php?t¼"   1& "   id¼"  
2526
21. Được nêu lên trên điều lệ của đảng, thủ tục bầu lãnh tụ UKIP xác lập rằng
ông phục vụ trong bốn năm, trừ trường hợp uỷ ban chấp hành đảng kéo dài
nhiệm kỳ này vì các cuộc bầu cử Âu châu sắp xảy ra.
22. Nigel Farage Withdraws Resignation as UKIP leader, trong The Guardian,
May 11, 2015.
23. Xem, thí dụ, M. Goodwin, UKIP’s Farage Predicament, trong Politico
Europe, July 5, 2016, " http://www.politico.eu/article/ukips-nigel-farage-
predicament-brexit-eu-referendum
24. Sự thực rằng đảng cánh tả Ý (Đảng Dân chủ, trước kia là Democratici di
Sinistra) đã xem xét các cuộc bầu cử sơ bộ như một công cụ mạnh của sự đổi
mới, và một biểu tượng bản sắc, được chứng tỏ bởi số khổng lồ, khoảng 600,
các cuộc tham vấn được tổ chức tại các mức khác nhau của chính quyền từ
2004 đến 2015. Cf. G. Pasquino, Cittadini senza scettro, Milan, Bocconi,
2015.
25. Như đã được lưu ý rồi bởi T. Parsons: «Cả hai kiểu uy quyền [truyền thống
và pháp lý-quan liêu] là, đối với Weber, các phương thức tổ chức thích hợp
cho một hệ thống lâu bền ổn định. Mặc dù dễ bị thay đổi, giống tất cả các dàn
xếp con người, chúng có đặc trưng đặc biệt ‘thường lệ (routine)’. Kiểu có sức
thuyết phục mạnh (charismatic type) khác biệt chính xác về mặt này» (T.
Parsons, Introduction, trong Max Weber: The Theory of Social and Economic
Organization, New York, Free Press, 1964, pp. 3–86, 64).
58    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  

REFERENCES

Adler, Nancy J. 1996. Global Women Political Leaders: An Invisible History. An


Increasingly Important Future. Leadership Quarterly 7 (1): 133–161.
Bale, Tim, and Paul Webb. 2014. The Selection of Party Leaders in UK. In The
Selection of Party Leaders in Contemporary Parliamentary Democracies, ed.
Jean-Benoit Pilet and William Cross, 12–29. London: Routledge.
Barbera, Óscar, and Rodríguez J. Teruel. 2015. The Internal Consequences of
Introducing Party Primaries in Spain. 65th Annual Conference of the Political
Studies Association, Sheffield, March 30–April 1.
Biorcio, Roberto, and Paolo Natale. 2013. Politica a 5 Stelle: Idee, Storia e
Strategie del Movimento di Grillo. Milan: Feltrinelli.
Blondel, Jean, and Jean-Louis Thiébault. 2010. France: The Personalisation of
Leadership and French Political Parties. In Political Leadership, Parties and
Citizens: The Personalisation of Leadership, 141–171. London: Routledge.
Bolgherini, Silvia, and Fortunato Musella. 2010. La partecipazione. In Il Partito
Democratico di Bersani. Persone, profilo, prospettive, ed. Gianfranco
Pasquino and Fulvio Venturino, 103–120. Bologna: Bononia University Press.
Bordignon, Fabio, and Luigi Ceccarini. 2013. Five Stars and a Cricket. Beppe
Grillo Shakes Italian Politics. South European Society and Politics 18 (4):
427–449.
Cain, Bruce E., Russell J. Dalton, and Susan Scarrow, eds. 2003. Democracy
Transformed? Expanding Political Opportunities in Advanced Industrial
Democracies. Oxford: Oxford University Press.
Calise, Mauro. 2015. The Personal Party: An Analytic Framework. Italian
Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza Politica 45 (3): 301–315.
Campus, Donatella. 2013. Women Political Leaders and the Media. London:
Palgrave Macmillan.
Carty, Kenneth R., and William Cross. 2010. Political Parties and the Practice of
Brokerage Politics. In The Oxford Handbook of Canadian Politics, ed. John C.
Courtney and David E. Smith, 191–207. Oxford: Oxford University Press.
Castells, Manuel. 2015. Network of Outrage and Hope. Cambridge: Polity Press.
Cavalli, Luciano. 1984. Plebiscitary Democracy in the West: The Socialist Case in
Italy. Florence: University of Florence Press.
Ceasar, J. 1979. Presidential Selection: Theory and Development. Princeton:
Princeton University Press.
Chiaramonte, Alessandro, and Vincenzo, Emanuele. 2015. Party System Volatility,
Regeneration and De-institutionalization in Western Europe (1945–2015).
Party Politics, published online August 25.
Chiru, Mihail, Anika Gauja, Sergiu Gherghina, and Juan Rodríguez-Teruel. 2015.
Explaining Change in Party Leadership Selection Rules. In The Politics of
Party Leadership: A Cross-national Perspective, ed. William Cross and Jean-
Benoit Pilet, 62–87. Oxford: Oxford University Press.
Corbetta, Piergiorgio, and Elisabetta Gualmini. 2013. Il partito di Grillo. Bologna:
Il Mulino.
  59  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Cross, William P., and André Blais. 2012. Politics at the Centre: The Selection
and Removal of Party Leaders in the Anglo Parliamentary Democracies.
Oxford: Oxford University Press.
Cross, William P., and Richard S. Katz, eds. 2013. The Challenges of Intra-party
Democracy. Oxford: Oxford University Press.
Dalton, Russell J. 2013. The Apartisan American: Dealignment and Changing
Electoral Politics. New York: CQ Press.
Dalton, Russell J., and Martin P. Wattenberg. 2000. Parties without Partisans:
Political Change in Advanced Industrial Democracies. Oxford: Oxford
University Press.
Davis, James W. 1980. Presidential Primaries. Road to the White House.
Westport: Praeger.
Denham, Andrew. 2012. From Ted to Ed: Electing British Party Leaders. The
Political Quarterly 83 (3): 576–584.
Di Mascio, Fabrizio. 2012. Partiti e Stato in Italia: le nomine pubbliche tra
clientelismo e spoils system. Bologna: Il Mulino.
Duverger, Maurice. 1951. Les partis politiques. Parigi: Armand Colin.
Fasano, Luciano M., and Antonella Seddone. 2016. Selecting the Leader, Italian
Style. Contemporary Italian Politics 8 (1): 83–102.
Gallagher, Michael, and Michael Marsh. 1988. Candidate Selection in
Comparative Perspective: The Secret Garden of Politics. London: Sage.
Green, Jeffrey Edward. 2008. Max Weber and the Reinvention of Popular Power.
Max Weber Studies 8 (2): 187–224.
Hazan, Reuven Y., and Gideon Rahat. 2010. Democracy within Parties: Candidate
Selection Methods and Their Political Consequences. Oxford: Oxford
University Press.
Heppell, Timothy. 2010. Choosing the Labour Leader: Labour Party Leadership
Elections from Wilson to Brown. London: I.B. Tauris.
Hloušek, Vit. 2015. Two Types of Presidentialization in the Party Politics of
Central Eastern Europe. Italian Political Science Review/Rivista Italiana di
Scienza Politica 45 (3): 277–299.
Hopkin, Jonathan. 2001. Bringing the Members Back in? Democratizing
Candidate Selection in Britain and Spain. Party Politics 7 (3): 343–361.
Hopkin, Jonathan, and Caterina Paolucci. 1999. The Business Firm Model of Party
Organisation: Cases from Spain and Italy. European Journal of Political
Research 35 (3): 307–339.
Ilonszki, Gabriella, and Réka Várnagy. 2013. Stable Leadership in the Context of
Party Change: The Hungarian Case. In The Selection of Political Party
Leaders in Contemporary Parliamentary Democracies, ed. Jean-Benoit Pilet
and William Cross, 156–171. London: Routledge.
Ingle, Stephen. 2008. The British Party System: An Introduction. London:
Routledge.
Jensen, Jane S. 2008. Women Political Leaders. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Katz, Richard S., and Peter Mair. 1995. Changing Models of Party Organization
and Party Democracy: The Emergence of the Cartel Party. Party Politics 1
(1): 5–28.
60    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
–––. 2009. The Cartel Party Thesis: A Restatement. Perspectives on Politics 7 (4):
753–766.
Kenig, Ofer. 2009a. Democratization of Party Leadership Selection: Do Wider
Selectorates Produce More Competitive Contests? Electoral Studies 28 (2):
240–247.
–––. 2009b. Classifying Party Leaders’ Selection Methods in Parliamentary
Democracies. Journal of Elections, Public Opinion and Parties 19 (4): 433–
447.
Kenig, Ofer, Gideon, Rahat, and Reuven Y. Hazan. 2013. Leadership Selection
versus Candidate Selection in Parliamentary Democracies: Similarities and
Differences. Paper presented at the ECPR General Conference, Sciences Po,
Bordeaux, September 4–7.
Kittilson, Miki C., and Susan Scarrow. 2003. Political Parties and the Rhetoric and
Realities of Democratization. In Democracy Transformed? Expanding
Political Opportunities in Advanced Industrial Democracies, ed. Bruce E.
Cain, Russell J. Dalton, and Susan Scarrow. Oxford: Oxford University Press.
Kostadinova, Tatiana, and Barry Levitt. 2014a. Toward a Theory of Personalistic
Parties: Concept Formation and Theory Building. Politics and Policy 42 (4):
490–512.
–––. 2014b. Introduction to Symposium: New Research on Personalist Leadership.
Politics and Policy 42 (4): 483–489.
Kovács, András. 2013. The Post-communist Extreme Right: The Jobbik Party in
Hungary. In Right Wing Populism in Europe: Politics and Discourse, ed. Ruth
Wodak, Majid KhosraviNik, and Brigitte Mral, 223–233. London:
Bloomsbury Academic.
Kristjánsson, Svanur. 1998. Electoral Politics and Governance: Transformation of
the Party System in Iceland, 1970–96. In Comparing Party System Change,
ed. Lane Jan-Erik and Paul Pennings, 167–182. London: Routledge.
LeDuc, Lawrence. 2001. Democratizing Party Leadership Selection. Party Politics
7 (3): 323–341.
Lendvai, Paul. 2012. Hungary: Between Democracy and Authoritarianism.
New York: Columbia University Press.
Lisi, Marco. 2010. The Democratisation of Party Leadership Selection: The
Portuguese Experience. Portuguese Journal of Social Science 9 (2): 127–149.
Low, M. 2014. Parliamentary Candidate Selection in the Conservative Party: The
Meaning of Reform for Party Members and Membership Parties. British
Politics 9 (4): 401–429.
Loxbo, Karl. 2013. The Fate of Intra-party Democracy Leadership Autonomy and
Activist Influence in the Mass Party and the Cartel Party. Party Politics 19
(4): 537–554.
Mandák, Fanni. 2015. Jobbik on the Way to Become a People’s Party? Diritto
pubblico comparato ed europeo 17 (3): 673–694.
Manow, Philip, and Holger Döring. 2012. Parliament and Government
Composition Database (ParlGov). Bremen: University of Bremen, Centre for
Social Policy Research. Version 12.
  61  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Mariotti, Claudia. 2011. Berlusconism: Some Empirical Research. Bulletin of
Italian Politics 3 (1): 35–57.
Marsh, Michael. 1993. Introduction: Selecting the Party Leader. European Journal
of Political Research 24 (3): 229–231.
Massari, Oreste. 1987. Le trasformazioni nella direzione del PSI: la direzione e i
suoi membri (1976–1984). Rivista Italiana di Scienza Politica 17 (3): 403–
450.
–––. 2015. The Absence of Party Presidentialization in Italy. In The
Presidentialization of Political Parties, ed. Gianluca Passarelli, 215–234.
London: Palgrave Macmillan.
Mayer, William G. 2011. Primary Elections. In International Encyclopedia of
Social and Behavioral Sciences, ed. Neil J. Smelser and Paul B. Baltes,
12011–12014. Amsterdam: Elsevier.
McDonnell, Duncan. 2015. Populist Leaders and Coterie Charisma. Political
Studies, published online February 13.
Müller-Rommel, Ferdinand, Ina Kubbe, and Michelangelo Vercesi. 2014.
Becoming Prime Minister in Europe: Gendered Paths to Political Power?
Paper presented at ECPR Joint Session, Salamanca, April 10–15.
Musella, Fortunato. 2014. A Premier without Parliament. The Legislative Process
in the Italian Second Republic. Journal of Comparative Politics 7 (1): 4–17.
–––. 2015. Personal Leaders and Party Change. Italy in a Comparative Perspective.
Italian Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza Politica 45 (3):
227–247.
Orsina, Giovanni. 2014. Berlusconism and Italy: A Historical Interpretation.
London: Palgrave Macmillan.
Pakulski, Jan. 2012. The Weberian Foundations of Modern Elite Theory and
Democratic Elitism. Historical Social Research 37 (1): 38–56.
Pakulski, Jans, and András Körösényi. 2012. Toward Leader Democracy. London:
Anthem Press.
Parsons, Talcott. 1964. Introduction. In The Theory of Social and Economic
Organization, ed. Max Weber, 3–86. New York: Free Press.
Pasquino, Gianfranco. 2011. Primary Elections in Italy. An Episode in Institutional
Imitation. Journal of Modern Italian Studies 16 (5): 667–684.
–––. 2013. Finale di partita. Tramonto di una repubblica. Milan: Universita
Bocconi Editore.
–––. 2015. Cittadini senza scettro. Milan: Universita Bocconi Editore.
Pasquino, Gianfranco, and Marco Valbruzzi. 2016. Primary Elections Between
fortuna and virtu. Contemporary Italian Politics 8 (1): 3–11.
Pasquino, Gianfranco, and Fulvio Venturino, eds. 2010. Il partito democratico di
Bersani. Persone, profilo e prospettive. Bologna: Bononia University Press.
–––, eds. 2014. Il Partito Democratico secondo Matteo. Bologna: Bononia Uni-
versity Press.
Paterson, P. 1967. The Selectorate: The Case for Primary Elections in Britain.
London: MacGibbon & Kee.
62    
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
Pilet, Jean-Benoit, and William Cross. 2014. The Selection of Party Leaders in
Contemporary Parliamentary Democracies. London: Routledge.
Poli, Emanuela. 2001. Forza Italia: Strutture, leadership e radicamento
territoriale. Bologna: Il Mulino.
Punnett, Robert M. 1992. Selecting the Party Leader: Britain in Comparative
Perspective. Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf.
–––. 1993. Selecting the Party Leader in Britain. European Journal of Political
Research 24 (3): 257–276.
Pytlas, Bartek. 2016. Radical Right Parties in Central and Eastern Europe:
Mainstream Party Competition and Electoral Fortune. London: Routledge.
Quinn, Thomas. 2004. Electing the Leader: The British Labour Party’s Electoral
College. British Journal of Politics & International Relations 6 (3): 333–352.
–––. 2010. Membership Ballots in Party Leadership Elections in Britain.
Representation 46 (1): 101–117.
Reynolds, Andrew. 1999. Women in the Legislatures and Executives of the World:
Knocking at the Highest Glass Ceiling. World Politics 51 (4): 547–572.
Sandri, Giulia, Antonella Seddone, and Fulvio Venturino, eds. 2015a. Party
Primaries in Comparative Perspective. Farnham: Ashgate.
–––. 2015b. Understanding Leadership Profile Renewal. In The Politics of Part
Leadership. A Cross-national Perspective, ed. Jean-Benoit Pilet and William
Cross, 144–171. London: Routledge.
Sardoni, Alessandra. 2009. Il fantasma del leader. D’alema e gli altri capi mancati
del centrosinistra. Venice: Marsilio.
Sartori, Giovanni. 1970. Concept Misformation in Comparative Politics. American
Political Science Review 64 (4): 1033–1053.
Scarrow, Susan E. 1999. Parties and the Expansion of Direct Democracy: Who
Benefits? Party Politics 5 (3): 341–362.
Scarrow, Susan. 2005. Political Parties and Democracy in Theoretical and
Practical Perspective: Implementing Intra-party Democracy. Washington:
National Democratic Institut for International Affairs. Retrieved from "  
https://www.ndi.org/ "  
sites/default/files/1951_polpart_scarrow_110105_5.pdf+&cd¼"   1&hl¼"   it& "  
client¼"  firefox-b. Accessed July 10, 2015.
Seddone, Antonella, and Fulvio Venturino. 2013. Bringing Voters Back in Leader
Selection: The Open Primaries of the Italian Democratic Party. Modern Italy
18 (3): 303–318.
Seyd, Patrick. 1999. New Parties/New Politics. Party Politics 5 (3): 383–405.
Stark, Leonard P. 1996. Choosing a Leader: Party Leadership Contests in Britain
from Macmillan to Blair. London: Palgrave.
Torney, Simon. 2015. The End of Representative Politics. Cambridge: Polity Press.
Tronconi, Filippo, ed. 2015. Beppe Grillo’s Five Star Movement: Organisation,
Communication and Ideology. Farnham: Ashgate.
Valbruzzi, Marco. 2006. Primarie. Partecipazione e Leadership. Bologna: Bononia
University Press.
  63  
CHƯƠNG  2.  BẦU  TRỰC  TIẾP  NHỮNG  NGƯỜI  ĐỨNG  ĐẦU  ĐẢNG  
–––. 2009. L’elezione diretta del primo segretario del PD. In Il Partito
democratico. Elezione del segretario, organizzazione e potere, ed. Gianfranco
Pasquino, 59–101. Bologna: Bononia University Press.
Vassallo, Salvatore. 2014. Liberiamo la politica. Prima che sia troppo tardi.
Bologna: Il Mulino.
Vassallo, Salvatore, and Gianluca Passarelli. 2016. Center-Left Ministerial
Primaries in Italy. The Laboratory of the Open Party Model. Contemporary
Italian Politics 8 (1): 12–23.
Vercesi, Michelangelo. 2015. Owner Parties and Party Institutionalisation in Italy:
Is the Northern League Exceptional?’. Modern Italy 20 (4): 395–410.
Vicentini, Giulia. 2013. Selecting the Leader in Italy and Spain. Revista Espanola
de Ciencia Politica 33 (3): 11–30.
Wauters, Bram. 2014. Democratising Party Leadership Selection in Belgium:
Motivations and Decision Makers. Political Studies 62 (1): 61–80.
–––. 2015. Turnout Rates in Closed Party Leadership Primaries: Flash and Fade
Out? Government and Opposition 50 (2): 218–239.
Wauters, Bram, Gideon Rahat, and Ofer Kenig. 2015. Democratizing Party
Leadership Selection in Belgium and Israel. In Party Primaries in
Comparative Perspective, ed. Giulia Sandri, Antonella Seddone, and Fulvio
Venturino, 85– 103. Farnham: Ashgate.
Young, Lisa, and William Cross. 2002. The Rise of Plebiscitary Democracy in
Canadian Political Parties. Party Politics 8 (6): 673–699
.
CHƯƠNG 3

Quy luật Sắt về Lãnh đạo: ý thức hệ và Tổ chức Đảng

3.1 CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ THAY ĐỔI THẾ NÀO

Sự thay đổi đảng đã là một trong những chủ đề cốt yếu trong khoa học chính trị.
Điều này bắt nguồn, trước hết, từ tính thích đáng của nó với các chế độ đại diện
hiện đại, mà đã có khả năng phát triển bởi vì các đảng đã bắt đầu cổ vũ sự bao
gồm toàn thể công dân vào chính trị–cái mà các luật gia hiến pháp Đức đã gọi là
“sự kết hợp của quần chúng.”1 Như thế, mặc dù các hiến pháp đương thời có
khuynh hướng đánh giá thấp các hoạt động của các đảng chính trị trong việc mô
tả cấu trúc của chính quyền, hầu hết các hệ thống dân chủ trong vài thập niên qua
có thể được miêu tả như các nền đảng chủ (partitocracy). Trong nửa thứ hai của
thế kỷ trước, luận đề Schattschneider (1942), mà tuyên bố rằng «nền dân chủ
hiện đại là không thể tưởng tượng nổi trừ trong quan hệ với các đảng,» đã được
xác nhận như một trong những giả thiết cơ bản của môn học.2 Và là khá dễ để
nhìn vào kinh nghiệm của các nền dân chủ mới, chẳng hạn, ở Đông Âu hay Mỹ
Latin, hoặc của bản thân Liên minh Âu châu (EU), để đổ lỗi về sự thiếu vắng một
hệ thống đảng được củng cố như yếu tố chính cho những thiếu sót của các hệ
thống chính trị (Stokes 1999, 244).
Một lý do thứ hai cho sự quan tâm như vậy đến sự thay đổi đảng là cách theo
đó sự biến đổi của chúng liên hệ rất mật thiết với sự đột biến của phong cảnh xã
hội và chính trị mà chúng ở trong đó. Trên thực tế, với các gốc rễ của chúng
trong toàn thể (khối) cử tri (electorate) và vai trò tích cực của chúng trong các
 
66   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
định chế công, các đảng là cả bộ phát động lẫn sản phẩm của các quá trình rộng
hơn của sự thay đổi chính trị; chúng phản ánh các động lực xã hội chủ yếu và
biến đổi các quan niệm về chính trị, và, đồng thời, ảnh hưởng đến thực tiễn của
chính quyền dân chủ. Thí dụ, bằng ngó tới những bước gần đây nhất của chúng,
Crotty (2006, 512) lưu ý rằng chúng bây giờ đang điều chỉnh theo «các tiến bộ
công nghệ, một khối cử tri ngày càng ít phụ thuộc vào đảng, một cộng đồng thế
giới toàn cầu với một tiêu điểm vĩ mô, và các áp lực quốc tế mà về mặt lịch sử
các đảng đã thấy khó để giải quyết.» Và sự đáp lại mà các đảng chính trị sẽ đưa
ra cho các thách thức này cũng xác định không gian tương lai của quyền tự do
cho các công dân.3 Vì các đảng, thay cho đang suy tàn, vẫn thực hiện các chức
năng thiết yếu trong thế giới dân chủ, các học giả có thể giả sử chúng là cả hình
ảnh trung thực lẫn vai chính của cái đang xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau của
đời sống tập thể. Hệ quả không thể tránh khỏi của điều này là, trong quá trình
phức tạp và tương tác này, thường chỉ theo các hướng khác nhau, sự thay đổi
đảng có các đặc điểm của một trong những câu đố khó nhất cho các học giả về
chính trị dân chủ (Carty 2004, 5).
Cuối cùng, các đảng chính trị là đặc biệt hấp dẫn cho các nghiên cứu chính
trị vì không diễn viên độc nhất khác nào bên trong một nền dân chủ có nhiều tiềm
năng như thế cho sự thay đổi. Đây là điểm được Mauro Calise nhấn mạnh khi
ông so sánh các định chế dân chủ với các nhánh hiến pháp khác mà mà có gốc rễ
trong thời kỳ khai phóng. Thật vậy, trong khi «ba cột trụ của chế độ khai phóng–
quốc hội, chính phủ, và tư pháp–đã trải qua các thay đổi tương đối nhỏ trong thế
kỷ qua,» chính đảng chính trị «đã tiến hoá qua các hình thức hoàn toàn khác và
các vai trò. . . như một băng truyền Prothean (hay biến hình) của mọi loại áp lực
xã hội » (Calise 2015, 301).4
Vì tất cả những lý do này, sự thay đổi của đảng đã trở thành một lĩnh vực
được đặc ân của sự điều tra nghiên cứu, từ những nghiên cứu về sự nổi lên của
các đảng quần chúng đến sự phân tích ngang-quốc gia gần đây hơn (Janda 1980;
Katz and Mair 1994; Katz and Crotty 2006). Trong chương này, chủ đề này sẽ
được điều tra nghiên cứu bằng việc xem xét điều kiện (thứ hai) của chúng ta cho
sự truyền bá của sự lãnh đạo cá nhân: sự khẳng định của một nguyên lý đơn chủ
(monocratic) của hoạt động chính trị trong những diễn viên tập thể. Đặc biệt,
những chiều chính mà qua đó để định rõ các đảng nhân vị (personalistic) mới, và
để so sánh và tương phản chúng với các đảng chính trị truyền thống, sẽ được
phân tích.
Thứ nhất, trong khi các đảng cũ đã dựa nhiều vào các ý thức hệ truyền thống,
ngày nay lãnh tụ tiêu biểu cho thông điệp chính trị chính của đảng, để cho các cơ
hội thành công của nó liên hệ với charisma (sức hấp dẫn) của các nhân vật riêng.
Thật vậy, như được định rõ bởi Angelo Panebianco (Panebianco 1988, 52–53),
trong các đảng charismatic lãnh tụ chính trị xác định hay thay đổi hình dạng của
đảng để cho ông ta tạo ra một sự gắn bó của các cử tri với ông ta hơn là với bộ
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   67  
 
máy chính trị ông ta lãnh đạo, với một sự cộng sinh hoàn toàn hợp lý giữa lãnh tụ
và sự đồng nhất tổ chức (Ivi, 145). Cái đang thay đổi liên quan đến phân tích của
Panebianco là, loại đảng này, nơi lãnh tụ là người then chốt, đang trở thành ngày
càng phổ biến trong phong cảnh dân chủ, để cho những sự phân biệt hữu ích của
Panebianco giữa charisma tình huống và như chúa cứu thế để lộ các ranh giới
mập mờ hơn. Theo một nghĩa nào đó, sự lãnh đạo đảng trở thành một chức vụ
ngày càng “mang tính dân cử (plebiscitary)”. Người giữ chức vụ đó sử dụng các
thuộc tính cá nhân của mình để giành được sự đồng thuận nhân dân, và sau đó
giành được truyền thông và các cuộc thăm dò dư luận để liên lạc trực tiếp với
quần chúng, bỏ qua các định chế làm trung gian như các đảng chính trị (Lowi
1985).
Thứ hai, rất thường xuyên lãnh tụ theo một diễn ngôn dân tuý chủ nghĩa
bằng cách bảo vệ nhân dân chống lại hệ thống hay giới quyền uy đã được thiết
lập (the establishment), mặc dù nó thực hiện các vai trò thích đáng trong môi
trường thể chế dân chủ. Bất chấp sự thực rằng chủ nghĩa dân tuý tìm thấy các
nguồn gốc lịch sử của nó từ các phong trào tập thể liên quan, như phong trào
nông nghiệp Nga hay Mỹ trong thế kỷ thứ mười chín, phiên bản cá nhân chủ
nghĩa mới của chủ nghĩa dân tuý đương thời là hết sức nhất quán với sự lên của
quyền lực cá nhân. Thực vậy, nó kích thích một mối quan hệ thân mật giữa các
lãnh tụ chính trị và một công chúng bị phân mảnh, rất thường xuyên về các vấn
đề bị quá đơn giản hoá. Lãnh tụ phải đối mặt với thách thức về việc tập hợp các
cá nhân lại trong một xã hội nơi ý thức cộng đồng đang yếu đi và «mỗi người
được tính là một» (Criscitiello 2016). Thật vậy, phụ thuộc vào văn hoá chính trị
của nước trong đó lãnh tụ dân tuý chủ nghĩa hoạt động, các lãnh tụ dân tuý chủ
nghĩa có điểm chung «rằng họ tự giới thiệu mình như tiếng nói của nhân dân, mà
có nghĩa là cả những người bên ngoài chính trị lẫn người đại diện đích thực của
nhân dân thường» (Mudde and Kaltwasser 2017, 62). Bản chất này rốt cuộc đang
trở thành một đặc tính thực chất của sự cá nhân hoá các đảng chính trị.
Cuối cùng, sự phân tích theo kinh nghiệm chủ nghĩa có thể cho thấy rằng
nhân vật lãnh tụ đang trở nên mạnh hơn ngay cả với sự tham chiếu đến quyền lực
nội bộ đảng bằng việc phát triển một tổ chức nhấn mạnh một mối quan hệ trực
tiếp giữa người đứng đầu đảng và những người ủng hộ ông ta. Những công trình
kinh điển về các đảng chính trị có khuynh hướng để cho cảm giác về sự chấp
nhận này bằng việc nhận diện sự thay đổi về mặt tổ chức đảng, từ sự phân biệt
của Duverger giữa đảng cán bộ và đảng quần chúng (1951) đến sự di chuyển của
Neumann (1956) từ các đảng đại diện cá nhân đến các đảng tích hợp quần chúng,
còn các nghiên cứu gần đây hơn đưa ra các từ mới nhằm miêu tả sự lên của các
mô hình mới của các đảng chính trị, từ đảng tóm tất cả (catch-all party) của
Kirchheimer (1966) đến đảng chuyên nghiệp của Panebianco (1988), và định
nghĩa của Katz và Mair (1995) về đảng cartel mà tập trung vào sự thâm nhập sâu
gia tăng giữa các đảng chính trị và nhà nước. Trong vài năm qua, các đảng chính
 
68   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
trị đã là đối tượng của sự đổi mới lớn, như sự thay thế của các tập đoàn đầu sỏ
đảng truyền thống bằng các diễn viên và các vai trò được cá nhân hoá hơn đã tác
động đến tất cả các nền dân chủ Tây phương, cả ở mức chính trị lẫn mức thể chế.
Thí dụ, trong các năm 1990, đi theo mô hình của Đảng Cải cách của Ross Perot
ở Hoa Kỳ và Công Đảng mới của Tony Blair tại Vương quốc Anh, Forza Italia
đã giới thiệu một kiểu mới của tổ chức chính trị đảng nơi sự cá nhân hoá, sự
chuyên nghiệp hoá và tập trung hoá đã là mấu chốt cho thành công đã dẫn Silvio
Berlusconi đến ba thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử Italia, và điều đó mau
chóng được cả liên minh trung hữu lẫn liên minh trung tả chấp nhận và làm theo
một cách khác nhau. Thế nhưng sự tạo ra “đảng cá nhân” (Calise 2010 [2000]),
thay cho việc liên hệ với trường hợp Italia, là phần của một xu hướng chung hơn;
như Gunther và Diamond (2003, 187) diễn đạt, các đảng nhân vị (personalistic)
được xem là kiểu gần đây nhất của đảng bầu cử (electoral party), mà nhắm tới
việc cung cấp «một phương tiện cho lãnh tụ để thắng một cuộc bầu cử và thực
hiện quyền lực.» Là đủ ở đây để xem xét lãnh tụ đảng kiểm soát như thế nào các
sự ứng cử cho các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương, một trong những đặc
quyền thích đáng nhất của tập đoàn đầu sỏ đảng cho đến thời gian gần đây. Khắp
châu Âu, sự cá nhân hoá dẫn đến–và là sản phẩm của–một quá trình tái cấu hình
của tổ chức đảng mà tạo ra «sự chuyển dịch của quyền lực bên trong đảng làm lợi
cho lãnh tụ» (Poguntke and Webb 2005, 9), như thế đưa ra sự cần thiết cấp bách
để hiểu một hiện tượng đang làm vướng nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học chính
trị cả về mặt quan niệm lẫn theo lối kinh nghiệm (Kostadinova and Levitt 2014).

3.2 CHARISMA

Mặc dù charisma không phải là một khái niệm mới, sự lên của các đảng chính trị
mới là rất thường xuyên liên kết với nó. Định nghĩa của nó có thể được truy
nguyên về tận Max Weber (1946, 358), người đã liên hệ từ này với hình ảnh của
một nhà tiên tri hay những người dẫn đường của quá khứ «tách biệt với những
người đàn ông khác và được xem cứ như có các quyền lực hay các phẩm chất
siêu nhiên, siêu phàm, hoặc chí ít đặc biệt khác thường.» Charisma là một “món
quà ân sủng (gift of grace)”–như từ nguyên Hy Lạp cho biết rõ ràng–mô tả một
hình thức uy quyền khác biệt với hoặc hình thức truyền thống hay hình thức duy
lý-pháp lý. Sau đóng góp Weberian, quan niệm về quyền lực charismatic cũng
được áp dụng cho thế kỷ thứ hai mươi: «cho Hitler và Đảng Nazi, cho Lenin và
Đảng Bolshevik, cho các tổng thống trong nền dân chủ, và cho các nhà cai trị của
các đảng độc tài trong các quốc gia mới hình thành» (Schweitzer 1974, 150;
Tucker 1968).
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   69  
 
Chắc chắn, charisma mới là rất khác về cường độ so với kiểu cũ. Một số học
giả cũng bác bỏ tính có thể áp dụng được của khái niệm charisma hoặc phủ nhận
tính xác đáng tiếp tục của nó trong thời đại hiện đại, gợi ý một sự sử dụng hạn
chế của thuật ngữ (Friedrich 1961; Bensman and Givant 1975). Trên thực tế,
ngày nay các lãnh tụ được nhiều người ưa chuộng không chia sẻ tất cả các yếu tố
của chân dung charismatic Weberian, và charisma của họ có vẻ được kỹ thuật
hoá và được chuyên nghiệp hoá hơn–hoặc, diễn đạt khéo hơn, «được chế tạo»
(Spinrad 1991)–cho dù sự hiện diện truyền thông là một cơ sở then chốt của tham
vọng chính trị hiện đại. Đó là hiệu ứng làm giảm được chứng minh kỹ bằng tư
liệu, được mô tả trong những nghiên cứu truyền thông chính trị như «ống kính
(camera) làm giảm khoảng cách giữa [các lãnh tụ charismatic] và khán giả. Do
rất dễ bị xem xét kỹ lưỡng, các lãnh tụ nhất thiết mất ‘hào quang vĩ đại’ mà đòi
hỏi sự giữ một khoảng cách nào đó trong không gian xã hội. Thay cho được xem
như ‘lạ thường’, họ được cảm nhận như những người bình thường» (Barisione
2014, 640; van Aelst et al. 2012; Ciaglia and Mazzoni 2015). Thế nhưng, giống
các bậc tiền bối của họ, các lãnh tụ hiện đại vẫn được gọi là “charismatic” bởi vì
họ phát triển một mục tiêu cá nhân tới một sự biến đổi ít nhiều triệt để của một
trật tự thể chế đã được thiết lập và thực hiện một mối quan hệ trực tiếp với nhân
dân, truyền bá «sự trung thành và sự trung kiên của những người đi theo với cá
nhân lãnh tụ» (Pappas 2011, 7). Và cùng thứ đang xảy ra với các lãnh tụ đảng,
những người, tuy vậy, kết hợp tính ưu việt cá nhân với vị trí của họ ở đỉnh của
một tổ chức đảng «quan liêu», đẩy hai kiểu lý tưởng Weberian khác nhau đến
chồng gối nhau–và thường tương phản.5
Các chế độ tổng thống đã cung cấp các thí dụ rõ về các môi trường chính trị
hậu-ý thức hệ và hết sức dựa vào truyền thông mà đặt sự nhấn mạnh lên tính
trung tâm của lãnh tụ, người, trong trường hợp này, là cả lãnh tụ đảng lẫn người
đứng đầu hành pháp. Thật vậy, trong chừng mực liên quan đến các chế độ dân
chủ, Hoa Kỳ đã là một người báo trước trong sự phát triển sự lãnh đạo
charismatic. Trong thời gian Đại Suy thoái, như một hệ quả của một khủng hoảng
kinh tế sâu sắc mà kêu gọi một sự lãnh đạo được đổi mới, và cả của sự phổ biến
sớm của radio như một phương tiện cách mạng của truyền thông, chính phủ Mỹ
trở nên «được tổng thống hoá» hoàn toàn (Poguntke and Webb 2005, 6). Nói
cách khác, chức vụ thổng thống đã được tổ chức lại, với các quyền lực mới được
uỷ quyền từ Hạ Viện sang Nhà Trắng, trong khi Tổng thống đã phát triển một
mối quan hệ cá nhân và trực tiếp với các công dân (Lowi 1985). Một quan niệm
hoàn toàn khác về dân chủ đã cũng được tôi luyện. Hình ảnh của tổng thống dân
chủ đã khám phá ra những nền tảng mới, chuyển từ vai trò của một quan chức
công đơn thuần mà ông ta đã nắm lấy trong thế kỷ thứ mười chín (Pious 1979) để
trở thành người đại diện cao nhất của quốc gia, và tiếng nói của nhân dân
(Wilson 1908; Ackerman 2005). Thưc vậy, trong khi Hạ Viện đã được xem là
gồm «những đại diện của các địa phương, được bầu chỉ bởi các khu vực, hoặc
bởi các hội đồng địa phương của các cử tri giống những thành viên của các cơ
 
70   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
quan lập pháp tiểu Bang,» sự lên của một tổng thống dân cử (plebiscitary) làm
cho ông ta thành công cụ mà với nó «các đa số dân chúng đã có thể được tổ chức,
được huy động, và làm cho hữu hiệu trong việc ảnh hưởng đến cách cư xử của
chính phủ» (Dahl 1990, 366).
Ở bên kia của Đại tây Dương, chúng ta đã phải đợi cho đến cuối các năm
1950 cho một sự đổi mới tương tự để được đưa vào bởi Charles de Gaulle sau khi
ông đã có được một đa số ghế áp đảo trong Quốc Hội Pháp trong năm 1958. Bản
thân De Gaulle, trong một bài giảng được trình bày trong năm 1927 tại École
Supérieure de Guerre (Trường Cao cấp Chiến tranh) của Pháp, đã phác hoạ hình
ảnh của một lãnh tụ anh hùng, một «người có chí khí và thanh thế» người rõ ràng
đã giống chân dung charismatic Weberian (Clague 1975). Vài năm sau, ông đã
đích thân diễn giải vai trò đó, mặc dù theo một số tác giả ông đã tạo ra một quá
trình thể chế hoá charisma bằng chuyển từ charisma thuần tuý sang “sự phi cá
nhân hoá” của charisma được tạo ra bởi sự phát triển của các dàn xếp cai trị lâu
bền hơn (Ivi, 436). Thật vậy, ông đã trở thành lãnh tụ không bị tranh chấp bằng
việc định rõ một môi trường thể chế mới, mà đã được biết đến khắp thế giới như
“mô hình nửa tổng thống.”6 Các tổng thống sau de Gaulle mỗi người đã tận dụng
“tư cách (persona)” riêng của họ và mối quan hệ của họ với nhân dân Pháp
(Gaffney 2010) bằng lợi dụng các nguồn lực chính trị của Élysée và diễn giải vai
trò “quốc vương cộng hoà” của họ.7 Hơn nữa, với tư cách một lãnh tụ đảng,
Tướng de Gaulle đã là một trong những lãnh tụ dân chủ đầu tiên để thử tạo ra
một đảng cá nhân: thực vậy, Liên minh vì nền Cộng hoà Mới (Union pour la
Nouvelle République-UNR) đã được Angelo Panebianco đánh giá như một mô
hình của đảng charismatic mà «raison d’être (lý do tồn tại) duy nhất đã là để phục
vụ de Gaulle» và các ý tưởng của ông (Panebianco 1988, 148).
Dần dần các lãnh tụ chính trị đã có được một vai trò trung tâm ở cả các chế
độ đại nghị nữa. Trong thời gian gần đây, các lãnh tụ tập trung quyền lực và trở
thành “không thể thiếu được” với tư cách một diễn viên tạo sự thống nhất trong
nhiều đảng chính trị tại các nền dân chủ cả cũ lẫn mới, nhờ các phẩm chất
charismatic hay tựa-charismatic của họ (Ansell and Fish 1999). Về mặt này,
Poguntke and Webb (2015, 254) lưu ý rằng, bất chấp những cuộc tranh luận học
thuật về sự xác đáng của các lãnh tụ, đã trở nên hiển nhiên rằng «các đảng ngày
càng ứng xử cứ như điều này là đúng.» Thí dụ, nhìn vào Vương quốc Anh, họ
tuyên bố rằng «thành công chính trị lạ thường mà Tony Blair đã có được trong
gần một thập niên từ thời ông lên lãnh đạo Công Đảng trong năm 1994 không
nghi ngờ gì đã gắn chặt quan niệm rằng các đảng đương thời đòi hỏi những lãnh
tụ hiện đại, charismatic theo kiểu tổng thống nhằm để thành công về mặt bầu cử.
Kể từ Blair, sự lên nhanh–trong một số trường hợp như sao băng–đến đỉnh của
các đảng của họ bởi các chính trị gia Anh như David Cameron (Đảng Bảo thủ)
trong năm 2005, Nick Clegg (Dân chủ Khai phóng) trong năm 2007, và Ed
Miliband (Công Đảng) trong năm 2010 là không thể bỏ qua. Kiểu này của lãnh tụ
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   71  
 
là tương đối trẻ (tức là, ở tuổi đầu 40 của họ), có các kỹ năng tuyệt vời với tư
cách một người truyền đạt công (public communicator), và có một sự hấp dẫn
công chúng (chí ít trong một thời gian) mà cho phép ông ta (hoặc có thể bà ta,
mặc dù không phụ nữ nào trong một khuôn như vậy đã lên đỉnh của một đảng
Anh lớn) để bỏ qua các đồng nghiệp đáng tôn kính và có kinh nghiệm hơn»
(Poguntke and Webb 2005, 260–261). Cái gọi là “di sản Blair” gợi ý rằng một sự
lãnh đạo đảng mới dựa vào charisma cá nhân và sức quyến rũ được cá nhân hoá
đã được hình thành để cho người đứng đầu đảng «đã không nói về những gì đảng
‘chúng ta’ có thể làm mà là về những gì ‘tôi’ Tony Blair sẽ làm» (Faucher-King
2009, 176).
Những thay đổi liên quan đã cũng có thể thấy ở các nước Âu châu khác, mặc
dù ở các mức độ khác nhau: thí dụ, ở Đức, có ít sự nghi ngờ về tính trung tâm
trong cả sự đưa tin truyền thông lẫn sự ra quyết định hành pháp đạt được bởi thủ
tướng hiện thời, Angela Merkel. Đi theo một con đường sự nghiệp có ý nghĩa «từ
bên ngoài vào» với tư cách người phụ nữ đầu tiên và công dân đầu tiên từ Đông
Đức trở thành lãnh tụ đảng (Clemens 2006; Wilharty 2008), Merkel đã lên nắm
quyền lực bằng việc quản lý những sự cân bằng trong đảng và bằng việc cân
bằng các căng thẳng giữa các nhóm khác nhau bên trong đảng. Một khi đã nắm
quyền, tuy vậy, bà đã tận dụng năng lực của bà để kết nối với công chúng và
truyền sự tin cậy,8 như thế trở thành một thí dụ nổi bật về «ưu thế của các lãnh tụ
ngày nay» (Pakulski and Higley 2008, 65).
Bất cứ nơi nào hiện tượng cá nhân hoá của các đảng chính trị xảy ra, các
lãnh tụ charismatic phải chứng minh mình cả bên trong lẫn bên ngoài đảng. Một
mặt, với sự dịch chuyển quyền lực từ một lõi bên trong của các nhà hoạt động
sang một nhân vật chính trị cụ thể, một sự phân công lao động mới trong các
đảng chính trị được xác định lại tuỳ ý lãnh tụ, đến mức thường xuyên «các sự bất
trắc sự nghiệp là đáng kể, không tồn tại thủ tục được chấp nhận nào, và sự ứng
biến là ‘quy tắc’ tổ chức thực duy nhất» (Panebianco 1988, 146). Mặt khác, lãnh
tụ tìm thấy một nguồn của tính chính đáng trong việc có được và giữ sự tin tưởng
của quần chúng bằng nói với toàn thể nhân dân, và việc này giúp duy trì sự ủng
hộ của liên minh trong đảng đoàn kết với nhau bởi lòng trung thành với lãnh tụ.
Nhiều thí dụ về một hiện tượng như vậy có thể thấy trong sự thích hợp của các
lãnh tụ cá nhân của các lực lượng dân tuý, như trường hợp của Mặt trận Quốc gia
của Marine Le Pen ở Pháp và Fidesz của Viktor Orbán ở Hungary, hoặc các đảng
được cải cách, như Đảng Dân chủ (Partito Democratico) của Matteo Renzi ở
Italia và Những người Dân chủ Công dân và Xã hội (Civic and Social
Democtrats) ở Cộng hoà Czech. Từ viễn cảnh này, charisma của lãnh tụ và sự
truyền bá của một mối quan hệ cá nhân–ít nhiều xúc cảm–với các công dân trở
thành điều cốt yếu của bản thân đảng chính trị, mà chỉ hiếm khi có một tương lai
sau cái chết chính trị của người đứng đầu đảng (McDonnell 2015). Như thế, mặc
dù các lãnh tụ đảng chính trị đã bị làm cho dễ vỡ hơn trong quá khứ như một kết
 
72   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
quả của việc họ phơi ra liên tục với truyền thông (Calise 2010 [2000]), các đảng
chính trị ngày càng phụ thuộc vào lãnh tụ của chúng–và sức quyến rũ charismatic
của người đó–cho cả sự nhận diện (căn cước) và hoạt động chính trị.

3.3 CHỦ NGHĨA DÂN TUÝ TRONG HOẠT ĐỘNG

Các học giả khoa học chính trị cho nhiều đảng chính trị Tây phương là dân tuý
chủ nghĩa (populist), một thuật ngữ mà có vẻ là một không-định nghĩa khi chúng
ta xem xét gần 3.000 định nghĩa mà các học giả đã đề xuất cho việc mô tả khái
niệm này, với các nghĩa rộng của nó thay đổi từ phong trào cách mạng Nga đến
Đảng Nhân dân Hoa Kỳ (US People’s Party), cho đến hầu hết các đảng chính trị
mới gần đây (Tarchi 2015). Về khía cạnh này, Isaiah Berlin cũng nói về “phức
cảm Cinderella” do sự tìm kiếm khó khăn cho một sự hiểu chung.9 Thực vậy, kể
từ các năm 1980, sự lên của cái gọi là các đảng dân tuý chủ nghĩa như một “bệnh
lý bình thường” của nền dân chủ đại diện đã kích thích một số không thể tin nổi
của các sách, các bài báo và các xã huận tập trung vào sự phổ biến lan rộng của
hiện tượng trong chính trị đảng đương thời. Vì thế, sự tìm kiếm “hạt nhân” của
chủ nghĩa dân tuý đã trở thành một thách thức khó khăn, mà có thể cũng kích
thích sự nhận diện «các mẫu số chung nhỏ nhất» (Rooduijn 2014).
Cá biệt hơn có một sự thống nhất chung trong khoa học chính trị rằng chủ
nghĩa dân tuý nói đến thái độ của một diễn viên chính trị để diễn giải ý chí của
nhân dân hay để chia sẻ tầm nhìn và viễn cảnh của nó, và kêu gọi «nhân dân
chống lại cả cấu trúc quyền lực được xác lập lẫn các ý tưởng và các giá trị chi
phối» (Canovan 1999, 2). Theo cách này, các nhà dân tuý chủ nghĩa «đơn giản
hoá theo chiều dọc ý tưởng xây dựng đồng thuận, hình dung mối quan hệ trực
tiếp giữa một lãnh tụ dân chủ (thay cho một lãnh tụ độc đoán) và quần chúng
hoan hô, thay cho quần chúng được tổ chức. Thay cho chính phủ, là một lãnh tụ,
và thay cho nhân dân, là đám đông» (Tronti 2013, 17)–và, nếu tôi có thể thêm,
thay cho một đảng, là một lãnh tụ đảng.
Như một trong những nét đặc điểm phân tán nhất trong các khuôn chính trị
đương thời, chủ nghĩa dân tuý ở đây được cho là đặc điểm chính thứ hai của các
đảng mới mà nổi lên ngang các hệ thống dân chủ. Trong các năm gần đây, người
ta có thể cũng nói về Zeitgeist (Hệ tư tưởng của thời đại) dân tuý chủ nghĩa, như
Cas Mudde (2004) gợi ý, bằng việc lưu ý đến bao nhiêu lần sự phổ biến của một
sự lãnh đạo charismatic và sự liên lạc trực tiếp giữa lãnh tụ đảng và những người
ủng hộ đảng đi cùng với việc sử dụng một lối nói khoa trương (rhetoric) về nhân
dân như một cộng đồng được tưởng tượng, mà các lợi ích của nó chống lại các
elite chính trị và kinh tế. Giữa vô số thí dụ nổi tiếng nhất là Đảng Tự do FPÖ
(Freiheitliche Partei Österreichs) của Jorg Haider ở Áo, Mặt trận Quốc gia
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   73  
 
(Front National) của Jean Marie và rồi của Marine Le Pen ở Pháp, Mouvement
des Citoyens (Phong trào Công dân) của Jean-Pierre Chevènement trong cùng
nước, Một Quốc gia (One Nation) của Paul Hanson ở Australia, Đảng Tự do
(Party for Freedom) của Geert Wilders ở Hà Lan, Forza Italia của Silvio
Berlusconi, Liên đoàn phương Bắc của Umberto Bossi rồi của Matteo Salvini,
Movimento Cinque Stelle (Phong trào Năm Sao) của Beppe Grillo ở Italia, và
Đảng Độc lập UKIP (UK Independence Party) của Nigel Farage ở Vương quốc
Anh. Ngoài ra, các đảng chính phủ mạnh, như Công Đảng Anh dưới thời Tony
Blair và Partito Democratico (Đảng Dân chủ) Italia dưới thời Matteo Renzi, đã
được lãnh đạo để nói về một sự chuyển dịch từ một diễn ngôn cánh tả truyền
thống sang một chiến lược dân tuý chủ nghĩa, không cầu khẩn đến một quá khứ
được tưởng tượng như thường xảy ra trong các chủ nghĩa dân tuý cánh hữu,
nhưng hứa hẹn một tương lai mới (Jones 2007). Các trường hợp gần đây khác là
Syriza Hy Lạp với cuộc chiến đấu của nó chống lại các chính sách EU, Podemos
với thách thức của nó đối với hệ thống lưỡng đảng, và Công Đảng Anh dưới sự
lãnh đạo mới của Jeremy Corbyn.
Chủ nghĩa dân tuý đương thời này khác với chủ nghĩa dân tuý của quá khứ
theo hai cách cơ bản, đối với cả hai cực của thể liên tục lãnh tụ-nhân dân. Một
mặt, lãnh tụ, thay cho là một người ngoài cuộc, đảm đương một chức vụ thể chế
cốt yếu với tư cách một đại diện cao cấp của một đảng chính trị mạnh hay người
đứng đầu của chính phủ. Như được phát triển đầu tiên trong khung cảnh Mỹ
Latin và sau đó lan sang các nước Tây phương, quyền lực cá nhân của tổng
thống, với «sứ mệnh chính của ông ta gồm có việc bảo vệ sự an toàn của các
công dân qua các quyết định tuỳ ý mình» (Criscitiello 2010, 191), trở thành sự
bảo đảm chính cho việc thực hiện ý chí của nhân dân chống lại uy quyền đã được
thiết lập.10 Xu hướng này đã được thấy trước trong vài nền dân chủ Tây phương
bởi vài lãnh tụ, như de Gaulle, Ronald Reagan và Berlusconi, những người đã đạt
đỉnh điểm của các định chế chính trị bằng việc sử dụng ngôn ngữ chống-chính trị,
và bằng việc tấn công trật tự chính trị (Campus 2006), với hệ quả nghịch lý của
việc nhận diện kẻ thù chung trong giai cấp cai trị mà họ thuộc về. Ngày nay hiện
tượng của các nhà dân tuý chủ nghĩa nắm quyền là một xu hướng rất phổ biến,
mặc dù các nghiên cứu so sánh đang nghi ngờ tính bền vững và tính lâu bền của
những kinh nghiệm như vậy (Albertazzi and McDonnell 2015).
Mặt khác, các nhà dân tuý chủ nghĩa mới có khuynh hướng để hiểu–và mô
tả–nhân dân trên một cơ sở cá nhân chủ nghĩa.11 Ban đầu hình ảnh dân tuý chủ
nghĩa về một “khu trung tâm (heart-land),” một chỗ «mà trong đó, theo sự tưởng
tượng dân tuý chủ nghĩa, một dân cư có đức hạnh và được thống nhất cư trú»
(Taggart 2000) đã không trái ngược với sự có mặt của giai cấp liên quan hay các
sự chia tách ý thức hệ. Theo Meny và Surel (2002), ba “kiểu nhân dân” tương
ứng với ba loại chủ nghĩa dân tuý: trong khi “nhân dân có chủ quyền (sovereign
people)” nhắc tới sự tấn công chống lại các định chế chính trị bằng việc đòi hỏi
 
74   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
nhiều không gian hơn cho các quyết định nhân dân trực tiếp, “nhân dân giai cấp
(class people)” và “nhân dân dân tộc (nation people)” nói đến khi các đòi hỏi dân
tuý chủ nghĩa được định hướng để loại bỏ những sự phân chia kinh tế giữ quần
chúng và các elite từ một quan điểm kinh tế và/hoặc địa lý. Và một số đảng dân
tuý chủ nghĩa gần đây tiếp tục nhấn mạnh các ranh giới bản sắc. Thí dụ, Liên
đoàn phương Bắc đã tạo ra một cộng đồng tưởng tượng mới, cái gọi là Padania
gồm các lãnh thổ miền bắc Italia, nhằm để tái-kích hoạt sự kình địch với Rome,
trong khung khổ của sự chia tách trung tâm-ngoại vi truyền thống bên trong quốc
gia. Thế nhưng rất thường xuyên, và đặc biệt trong thời gian gần đây, các đảng
dân tuý chủ nghĩa có vẻ từ bỏ bất cứ sự nhắc nào đến các nhóm tập thể bên trong
xã hội bằng việc nhấn mạnh vai trò của các công dân đơn độc mắc bận vào các
vấn đề cụ thể qua truyền thông cũ và mới (Manin 1997). Ở đây nhân dân tương
ứng với công luận như một tổng của các sở thích cá nhân,12 được kích thích bởi
các nhân vật chính trị qua truyền thông cũ và mới, và có thể đo được qua các
cuộc thăm dò ý kiến (Herbst 1993; Mondon 2015).
Thí dụ, “nổi dậy chống phe hữu” do Đảng Độc lập Anh (UKIP) đưa ra đã
quyến rũ truyền thông và các cử tri tại các cuộc bầu cử Quốc hội Âu châu 2014
(Ford and Goodwin 2014), tiến triển từ một phong trào một vấn đề-đơn nhất dựa
vào một chủ đề chống-châu Âu thành một đảng chuyên nghiệp đủ lông đủ cánh
hoàn toàn, đã không dựa vào các xung đột xã hội cổ điển. Thật vậy, đảng này đã
nhận được một sự đồng thuận lên xuống được bày tỏ bởi những người đã ủng hộ
Công Đảng trong các thập niên trước, và chọn một thay thế khả dĩ triệt để đi qua
từ tả sang hữu của phổ chính trị. Thành công bầu cử của lãnh tụ của đảng Nigel
Farage, thay cho được neo vào các sự phân chia ổn định bên trong xã hội, đã là
do truyền thông hoá các chủ đề cụ thể như sự thù địch với châu Âu, sự phản đối
nhập cư và lòng tin rằng nền dân chủ Anh đã không còn hoạt động nữa. Nhân dân
mà đảng muốn đại diện là gồm tất cả những người bất mãn với thành tích của
chính trị truyền thống.
Cũng vậy đã xảy ra ở Italia trong các cuộc tổng tuyển năm cử 2013 khi
Phong trào Năm sao đã có thể trở thành đảng đơn độc lớn nhất ở Italia, mặc dù
60% những người đã bỏ phiếu cho nó xác định mình chỉ như các cảm tình viên
đơn giản hay những người ủng hộ tạm thời. Chiều mà phản đối tình cảm thân- và
chống-uy quyền được xác lập (thân- hay chống-hệ thống) đã cắt ngang ranh giới
truyền thống tách đôi tả và hữu, tỏ ra là «một giá trị cốt yếu trong định hướng
hành vi bỏ phiếu» cả ở Italia nữa (De Sio and Schadee 2013, 54). Đảng này cũng
thiếu một vị trí rõ ràng trên trục hữu-tả, như được chỉ rõ bởi cả sự phân tích về
các luồng bầu cử trong tổng tuyển cử 2013 lẫn các nghiên cứu chi tiết về định
hướng ý thức hệ của những người ủng hộ nó (Tronconi 2015; Colloca and
Corbetta 2015). Trong khi trong toàn bộ thời gian của Cộng hoà Đệ nhất Italia
[1948-1992], các lựa chọn bỏ phiếu đã chủ yếu là một hàm của những sự phân
chia dài hạn như sự theo tín ngưỡng và giai cấp xã hội, trong vài năm gần đây,
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   75  
 
các yếu tố quyết định phiếu bầu có vẻ liên hệ nhiều hơn với những cân nhắc ngắn
hạn hơn là các khuynh hướng bầu cử lâu bền hơn. “Nhân dân” của các đảng dân
tuý chủ nghĩa, thay cho là hình ảnh trung thực của phần không có đặc quyền của
xã hội, lại phản ánh phần của xã hội bất mãn với chính trị và các chính trị gia,
không quan trọng quá khứ chính trị và căn cước chính trị trước của họ là những
gì.
Các công nghệ mới có thể cũng là một động lực cho hệ tư tưởng dân tuý chủ
nghĩa bằng cả việc tạo ra các phong trào cấp cơ sở với một cửa sổ cơ hội cho hoạt
động tập thể lẫn việc đưa ra một công cụ cho sự kiểm soát từ trên xuống. Thực
vậy, mặc dù Internet đã thường được cho là cung cấp một không gian cho tự do
và quyền tự do ngôn luận, nó có thể cũng trở thành một địa thế của «chủ nghĩa
tập trung cybercratic,» mà là một khuynh hướng thâu toàn cảnh (panoptical) để
thao túng các hình thức tự do bề ngoài của sự cam kết online. Như vài phân tích
về chiến lược chính trị của Grillo đã cho thấy (Calise 2013; De Rosa 2013;
Mosca 2015; Lanzone 2015), đảng kết hợp các hình thức truyền thông online và
sự quản lý với sự tập trung hoá tất cả các chức năng điều khiển. Điều này mở ra
cho đặc điểm chính thứ ba điển hình của các đảng được cá nhân hoá mới: sự tăng
cường bộ máy tổ chức.

3.4 TỔ CHỨC ĐẢNG

Tổ chức là chiều chính được các học giả xem xét khi nghiên cứu sự tiến hoá của
các đảng chính trị. Thực vậy, một ý tưởng nối sự phân tích kinh điển đầu tiên về
các đảng chính trị với những đóng góp gần đây hơn: dù nguồn gốc của các đảng
chính trị, ý thức hệ và các chức năng chúng thực hiện, số và bản chất của các
quan hệ chúng duy trì với các phần khác của xã hội, và sự đa dạng của các cương
lĩnh chính trị chúng trình bày, có là thế nào, thì về cơ bản chúng được xem như
một tổ chức phức tạp.
Mosei Ostrogorski (1902) có lẽ đã là người đầu tiên để nhận ra, hơn một thế
kỷ trước, một lĩnh vực nghiên cứu màu mỡ cho khoa học chính trị bằng việc kéo
sự chú ý đến sự phát triển của các bộ máy quan liêu đảng hiện đại như một kết
quả tự nhiên của quyền bầu cử phổ quát ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Tổ chức
của các đảng trở thành một trong những yếu tố then chốt của một nền dân chủ số
đông vì «các cá nhân, dẫu xuất sắc đến đâu, không thể chiến đấu với những
người kiểm soát một bộ máy đảng mà không tham gia hay thành lập một tổ chức
khác» (Lipset 1968, 373). Theo cách này, Ostrogorski đã khởi xướng cách tiếp
cận quan niệm về việc phân tích các đảng chính trị về mặt các cấu trúc tổ chức
mà truyền cảm hứng cho rất nhiều học giả có thẩm quyền tận tâm với chính trị
 
76   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
dân chủ. Mấy năm muộn hơn, Michels (1911) cũng đã trình bày quy luật về tập
đoàn đầu sỏ (law of oligarchy) nổi tiếng, mà nhắc đến khuynh hướng bẩm sinh
của tất cả các tổ chức xã hội lớn để tạo ra một hệ thứ bậc tập trung ngay cả trong
sự hiện diện của những giá trị và những kỳ vọng dân chủ. Ông đã tập trung sự
chú ý của mình vào trường hợp của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Đức trước
Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, thế nhưng ông đã coi những phát hiện của mình
có giá trị đủ để được mở rộng ra cho tất cả các đảng chính trị, như một loại «quy
luật về tập đoàn đầu sỏ» phổ quát. Trình bày một cách đơn giản, đảng này, hiển
nhiên cam kết cho việc nuôi dưỡng sự tham gia của nhân dân, được xem như đã
là một «tổ chức sinh ra sự thống trị của người được bầu đối với những người bỏ
phiếu bầu, của những người được uỷ quyền đối với những người uỷ quyền, của
các đại biểu đối với những người trao quyền đại diện. [Để cho] ai nói đến tổ chức
là nói đến tập đoàn đầu sỏ»13 (Michels 1968 [1911], 365). Và những cân nhắc
tương tự đã được Max Weber bày tỏ khi ông viết rằng «nhằm để lôi kéo được
quần chúng thì là cần thiết để tạo ra một bộ máy to lớn của hiệp hội rõ ràng có
tính dân chủ . . . Kết quả đã là một sự tập trung tất cả quyền lực vào tay của số ít
và, cuối cùng, của một người đứng trên đỉnh của đảng» (Weber 1946 [1922],
105–106).
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, dòng suy ngẫm này được tiếp tục bởi
Maurice Duverger, người xác nhận rằng các đảng hiện đại đã bị ảnh hưởng bởi tổ
chức của chúng hơn là bởi cương lĩnh chính trị của chúng,14 đến mức Duverger
thích sử dụng một ẩn dụ sinh học để hiểu sự tiến hoá lịch sử của chúng: các đảng
chính trị được «đặc trưng bởi giải phẫu học của chúng: đối với các protozoan
(sinh vật nguyên sinh) của các kỷ nguyên trước, một đảng như một sinh vật được
phân hoá và phức tạp đã sinh ra trong thế kỷ thứ hai mươi.»15 Như thế, Duverger
đã có thể phân loại sự phát triển lịch sử của các đảng về mặt đơn vị tổ chức cơ
bản mà trên đó chúng được xây dựng, phân biệt những thành phần như chi bộ
đảng, dân quân đảng, caucus (nhóm nghị sĩ của đảng) và đảng bộ (branch)
(Duverger 1951, 23).
Cách tiếp cận tổ chức đến các đảng chính trị đã cũng được dùng để hiểu
những sự biến đổi gần đây nhất của các định chế dân chủ. Những nghiên cứu
được khởi xướng và được tiến hành bởi Peter Mair và Richard Katz tạo thành
một điểm tham chiếu cho những người đã chuyển tiêu diểm của họ từ những
chức năng đảng trong các hệ thống dân chủ sang «vai trò thay đổi của các đảng
và sự thích nghi theo sau» (Bardi et al. 2014, 151). Thật vậy, những học giả như
vậy đã tập trung sự chú ý của họ vào sự cân bằng khác nhau giữa những phần bên
trong các đảng trong vài thập niên qua, với cái gọi là «đảng ở văn phòng trung
ương» đã tăng về tầm quan trọng do một hệ thống tài trợ công hào phóng, sự
chuyên nghiệp hoá nội bộ đảng và, trên hết, một vai trò được đổi mới cho sự lãnh
đạo.
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   77  
 
Ngoài ra, viễn cảnh tổ chức cũng vẫn là cốt yếu cho việc điều tra nghiên cứu
kiểu sau chót của đảng chính trị trong sự tiến hoá dài của nó. Thật vậy, “đảng cá
nhân,” như được Mauro Calise (2010 [2000]) lý thuyết hoá, bảo tồn các đặc điểm
quan liêu của đảng quần chúng truyền thống, mà đã được đặc trưng «không chỉ
bằng tính rắn chắc ý thức hệ riêng của nó mà cả bằng một cấu trúc tổ chức được
định hướng tới chế độ tập trung dân chủ» (Sartori 1976, 12; Lombardo 1976).
Trên thực tế, đảng cá nhân là một đảng cố kết và có kỷ luật, để cho vượt quá một
hình ảnh bề ngoài về “độ lỏng tổ chức,” nó tiết lộ một «chủ nghĩa gia sản có khả
năng thúc ép, ra lệnh, và nhận được sự trung thành » (Prospero 2012, 121), dựa
vào mức cao của sự kiểm soát tập trung các nguồn lực chính trị và bầu cử (Lanza
and Piazza 2002).
Đảng của Silvio Berlusconi là mẫu mực cho đảng cá nhân par excellence
(thượng hạng). Được dựng lên trên cơ sở của sức mạnh tài chính to lớn và các
nguồn lực tổ chức của đế chế kinh doanh của Berlusconi, đảng đã có một bản
chất gia sản rõ rệt kể từ khi thành lập. Và căn cước này đã vẫn mạnh suốt sự tiến
hoá của đảng. Forza Italia có thể được coi là «thí nghiệm Âu châu đầu tiên trong
một đảng quần chúng lớn được dựng lên từ một doanh nghiệp tư nhân, như chỉ là
một sự đa dạng hoá của Fininvest trên thị trường chính trị»16 (Poli 2001, 42). Từ
góc nhìn này, là dễ để hiểu rằng doanh nghiệp của Berlusconi và tổ chức chính trị
mới đã gối lên nhau trong các giai đoạn khác nhau của sự phát triển của đảng.
Điều này mang lại một lợi thế cụ thể bởi vì nó đã cho phép đảng mới được xây
dựng một cách nhanh chóng và đã tạo thành tiền đề cho một sự lãnh đạo thống
nhất và không bị tranh cãi. Chủ tịch-nhà sáng lập đảng đã là hiện thân hoàn toàn
của đảng và đã chỉ huy đảng của mình; ông đã được trao các đặc quyền đầy đủ để
bổ nhiệm các nhà quản lý và nhân viên trên cơ sở của sự tin cậy hay chỉ của tình
bạn, để đuổi bất kỳ ai bất hoà, để kiểm soát các ứng viên ở tất cả các mức chính
quyền quốc gia và địa phương, và để xác định chính sách trong nhiều lĩnh vực.
Kết quả đã là trong Hội đồng Quốc gia của Forza Italia, «chỉ 20% thành viên hội
đồng được Đại hội bầu, còn Chủ tịch có sự kiểm soát tự do để chỉ định hơn nửa
số thành viên, và phần còn lại là các thành viên ex-officio (mặc nhiên)» (Ignazi et
al. 2010, 207). Đảng cá nhân là vật tạo tác thật của lãnh tụ của nó, để cho là
không thể tưởng tượng được sự sống sót của đảng sau sự sụp đổ của người đứng
đầu của nó. Thật vậy, ngay cả tiếp sau các thất bại bầu cử nghiêm trọng, không
cuộc tranh luận nội bộ nào đã từng bao giờ được khởi động trong Forza Italia để
đánh giá trách nhiệm của tập đoàn đầu sỏ đảng hoặc để thảo luận khả năng đổi
mới của nó.
Trong một phong cảnh văn hoá và chính trị rất khác, chúng ta có thể tìm thấy
một hãng kinh doanh khác trong đảng Thai Rak Thai ở Thái Lan, mà lãnh tụ của
nó, Thaksin Shinawatra, được coi là “chúa tể” của tất cả các đảng viên (Hicken
2006). Với đế chế kinh doanh của ông trong lĩnh vực viễn thông, Thaksin cho
thấy một số sự giống nhau với phong cách lãnh đạo của Berlusconi bởi vì ông ta
 
78   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
đã thuyết phục nhân dân rằng ông sẽ lái đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng
sự đối xử với đất nước như một công ty (Pathmanand 2010).
Ngoài ra, liên quan đến các chế độ dân chủ, Forza Italia không phải là
trường hợp duy nhất trong đó sự cá nhân hoá các đảng chính trị đã được kết hợp
với một quá trình tái tổ chức, cả trong các tổ chức mới đang nổi lên lẫn trong các
đảng với kinh nghiệm lịch sử dài. Vào các năm 1970 ở Pháp, Đảng Xã hội chủ
nghĩa đã được sửa đổi rồi đưới thời Francois Mitterand đến mức «đặc trưng thân
hữu đồng nghiệp của ban bí thư đảng đã thực sự bị thay thế bởi một sự cá nhân
hoá mạnh xung quanh chức năng của ‘bí thứ thứ nhất của đảng’» (Blondel and
Thiébault 2010, 145). Hơn nữa, nếu người ta xem xét đường lối đảng trong quá
trình ra quyết định, có thể nhận thấy rằng người đứng đầu đảng đã có khả năng
để biến đổi các nhóm nội bộ đảng thành một bộ máy tổng thống. Thật vậy, mặc
dù sự chấp nhận và làm theo quy tắc tỷ lệ để đưa ra các quyết định đã nuôi dưỡng
chủ nghĩa bè phái bên trong đảng, Mitterand đã tạo ra một tổ chức đại diện, trước
hết, theo ý chí tổng thống của ông. Mối quan hệ giữa bí thư thứ nhất và đảng của
ông ta đã tỏ ra đặc biệt rõ trong các giai đoạn bầu cử, khi, đối mặt với chế độ
nửa-tổng thống mới, Mitterand đã có thể đặt tổ chức đảng sang bên lề khỏi các
cuộc vận động chính trị. Bằng việc xuất hiện bên trên đảng, «Mitterrand đã phát
triển sự tổ chức vận động cá nhân của riêng ông mà đã thoát được ‘dân chủ nặng
nề’ của cấu trúc nội bộ của đảng. Những người được bố trí vào tổ chức này đã
chịu trách nhiệm với riêng Mitterrand, không phải với đảng» (Samuels 2002,
472; Gaffney 1990).
Về các đảng cực-hữu, Jean-Marie Le Pen cũng đã biến đảng Mật trận Quốc
gia thành một bộ máy hùng mạnh và được cá nhân hoá bằng việc áp đặt mô hình
tổ chức của ông. Bên cạnh một uỷ ban trung ương gồm 100 thành viên mà hoạt
động như một hội đồng đảng được bầu bởi các đại biểu, cấu trúc đảng gồm chủ
tịch, tổng thư ký và một bộ chính trị được uỷ ban trung ương bầu ra. Sự đánh giá
mà có thể được bày tỏ, sau hơn một phần tư thế kỷ với tư cách lãnh tụ đảng, là Le
Pen đã có được một sự kiểm soát tuyệt đối đối với đảng, mà dần dần trở thành tạo
vật của ông. Sự thay đổi lãnh đạo từ Le Pen sang cho con gái ông Marine đã đi
cùng sự dịch chuyển theo hướng–chí ít bề ngoài–dân chủ nội bộ lớn hơn, trong
khung cảnh của một sự biến đổi triệt để của hình ảnh của đảng (Blondel and
Thiébault 2010, 162–163). Thực vậy, một sự đổi mới đã xảy ra trong 2011, với
việc quy định các đảng viên bầu cử trực tiếp uỷ ban trung ương, một sự hay đổi
mà đóng góp cho sự hợp pháp hoá dân cử (plebiscitary) của chủ tịch, người nhận
được hai phần ba số phiếu cần để trở thành lãnh tụ mới của Mặt trận Quốc gia.
Tuy vậy, giống cha bà, Marine Le Pen đã không bỏ mô hình của một đảng được
cấu trúc theo hệ thứ bậc, có kỷ luật, và mạnh; ngược lại, sự cố gắng của bà để
«tạo ra một đảng văn phòng trung ương (và khối cử tri) đồng nhất với bà» (Conti
2015; Genga 2015). Như đã được lưu ý trong các đảng nhân vị khác, đặc biệt
trong các đảng với một truyền thống phe hữu như Đảng Tự do Áo,17 đặc điểm
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   79  
 
cấu trúc quan trọng nhất là «định hướng riêng biệt của đáng hướng tới lãnh tụ của
nó [để cho] nó tự thích nghi về mặt tổ chức để tối đa hoá quyền lực của lãnh tụ»
(Heinisch 2008, 78; Taggart and Kaltwasser 2016).

3.5 BẰNG CHỨNG VỀ QUYỀN LỰC CÁ NHÂN

Giới thiệu ứng viên, có lẽ như một trong những đặc quyền quan trọng nhất và cổ
nhất của các đảng chính trị, là một trong những lĩnh vực tốt nhất để quan sát sự
tăng cường của các lãnh tụ đảng. Trên thực tế, theo lời của Schattschneider: «ai
có thể đề cử người đó là chủ của đảng» (Schattschneider 1942, 101). Tập trung
sự chú ý vào các xu hướng ngang quốc gia xác đáng nhất trong vài năm qua, sự
bao gồm nhiều hơn trong các quy tắc chính thức tạo ra một loại dân chủ hoá của
các quá trình lựa chọn, để cho các đảng viên hay những người ủng hộ có nhiều cơ
hội hơn để bày tỏ ý kiến của họ. Nếu chúng ta xem xét quyền lựa chọn các ứng
viên cho cơ quan lập pháp quốc gia, một sự dịch chuyển rõ có thể được nhận diện
theo hướng mở rộng sự tham gia giữa khối người lựa chọn (selectorate). Thí dụ,
trong các thập niên gần đây, «những thay đổi này là rõ rệt trong Công Đảng Anh,
ÖVP và SPÖ ở Áo, CDU và SPD ở Đức, và với Fine Gael ở Ireland» (Bille
2001; Norris 2006). Tuy nhiên, tính mở cùng tồn tại với sự biến đổi của tổ chức
đảng để làm lợi cho người đứng đầu của nó. Điều này xảy ra do kết quả của ba
quá trình tương tác qua lại với nhau. Thứ nhất, trong khi sự tham gia vào các quá
trình lựa chọn tăng lên, một «khán thính giả ít nhiệt huyết (bị chia cắt như
nguyên tử, không được tổ chức, không ổn định) của các đảng viên chắc có khả
năng hơn để theo sự ra hiệu của ban lãnh đạo đảng rất dễ thấy» (Hazan and Rahat
2006, 117). Thứ hai, sự xác nhận kinh nghiệm chủ nghĩa đã được tìm thấy để cho
biết rằng, bất chấp tính bao gồm tăng lên trong việc lựa chọn ứng viên, các lãnh
tụ đảng vẫn giữ nhiều công cụ để lựa chọn các ứng viên hay để đưa ra một sự phủ
quyết đối với những người được đề cử không mong muốn (Scarrow et al. 2000).
Cuối cùng, việc đưa các phương pháp bao gồm hơn vào có một chức năng ngầm
làm yếu các nhà hoạt động đảng cấp trung, những người tạo thành lực lượng duy
nhất có khả năng để thách thức sự tự trị của các lãnh tụ đảng.
Như chúng ta có thể thấy trong Bảng 3.1, các cuộc bầu cử sơ bộ mở cho các
đảng viên (các cuộc bầu cử sơ bộ nội bộ hay đóng) đã trở thành thủ tục phổ biến
nhất cho việc lựa chọn các ứng viên, với một xu hướng ngang quốc gia theo
hướng mở rộng selectorate và một vai trò vẫn xác đáng cho các lãnh tụ đảng và
các elite quốc gia trong việc đặt điều kiện hay phủ quyết danh sách các ứng viên.
Các đảng chính trị Anh, mà các ứng viên quốc hội của chúng theo truyền thống
đã được lựa chọn bởi các hiệp hội cử tri tự trị địa phương, gần đây đã đưa vào
các sự thay đổi nhằm để mở rộng sự tham gia trong quá trình lựa chọn ứng viên
 
80   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 

Bảng 3.1 Các phương thức lựa chọn ứng viên trong các nền dân chủ đại nghị

Nước Phương thức chọn ứng Cải cách trong Mức của thủ Quyền của
viên chính vài thập niên qua tục lựa chọn lãnh tụ đảng
ứng viên để cử các
ứng viên hay
phủ quyết
các danh
sách đảng

Australia Các đại biểu/hội nghị đảng Không Quốc gia Có


Áo Bầu cử sơ bộ đóng Có Quốc gia Có
(Gru,Ovp, Spo)

Bỉ Bầu cử sơ bộ đóng Có Quốc gia Có


(tất cả các đảng)

Canada Bầu cử sơ bộ đóng Không Địa phương Có


Pháp Các đại biểu đảng Có Quốc gia Có
(hầu hết các
đảng)
Đức Các cuộc bầu cử sơ bộ Có Địa phương Không
đóng/Các đại biểu đảng (CDU, Gr. SPD)
Hungary Các đại biểu đảng Có, phi tập trung Quốc gia Có
hoá hạn chế
(MSZP)
Israel Các cuộc bầu cử sơ bộ Có (Lib, Likud, Quốc gia Có
đóng/Các đại biểu đảng Mapai)

Italia Lãnh tụ/bầu cử sơ bộ mở Có (hầu hết Quốc gia Có


đảng)

New Zealand Lãnh tụ/bầu cử sơ bộ đóng Không Quốc gia Có


Na Uy Các elite đảng địa phương Không Địa phương Không
Bồ Đào Nha Bầu cử sơ bộ đóng Có (PS) Quốc gia Có
Rumani Các elite đảng Có (PSD, rất Quốc gia Có
hạn chế)
Tây Ban Nha Bầu cử sơ bộ đóng Có (tất cả các Quốc gia Có
đảng)
V.Q. Anh Bầu cử sơ bộ đóng Có Quốc gia Có
(Cons, Lan, Lib)
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   81  
 
qua bầu cử sơ bộ, bằng một sự bỏ phiếu của tất cả các đảng viên tại một cuộc
meeting vận động bầu cử và bỏ phiếu qua bưu điện. Các biến đổi này đã thường
được xem như một cố gắng của ban lãnh đạo để loại bỏ các nhà hoạt động đảng,
có lợi cho các đảng viên nói chung hoặc các phe phái đảng cụ thể (Russell 2005).
Tại Bỉ, trong khi hầu hết các đảng đã chuyển theo hướng một hệ thống đề cao sự
tham gia lớn hơn của các đảng viên trong cuối các năm 1990, chúng đã đưa thêm
các quy tắc để bảo đảm một mức nào đó của sự kiểm soát của các lãnh tụ quốc
gia đối với việc biên soạn các danh sách bầu cử (Fiers and Pilet 2006). Mặc dù
các đảng Tây Ban Nha đã mở các thủ tục lựa chọn cho các đảng viên, và đảng Xã
hội chủ nghĩa Catalan cũng đã kéo những người không là đảng viên được đăng
ký như “những cảm tình viên” (Hazan and Rahat 2006), các cơ chế tập trung sự
kiểm soát được thực hiện đối với các sự đề cử (Cordero and Coller 2014). Cũng
đúng thế về Bồ Đào Nha, nơi, thí dụ, ban chấp hành quốc gia của Đảng Xã hội
chủ nghĩa có quyền chính thức để giới thiệu đến 30% của tất cả các ứng viên
“thắng cuộc” và lãnh tụ can thiệp vào các lựa chọn của các đảng bộ địa phương
(Montabes and Ortega 1999). Na Uy là ngoại lệ duy nhất đối với việc này, vì thủ
tục giới thiệu các ứng viên được điều tiết bởi Bộ Luật Đề cử năm 1921, mà cấm
các lãnh tụ đảng can thiệp trực tiếp vào sự lựa chọn, với hệ quả là các thủ tục lựa
chọn tỏ ra hết sức phi tập trung với không vai trò nào cho các lãnh tụ quốc gia
(Aylott et al. 2014; Krouwel 2012). Ngược lại, Rumania tạo thành một trong
những trường hợp loại trừ hơn, vì trong thời kỳ hậu-cộng sản, sự dính líu của các
đảng viên đã vẫn rất không đáng kể, như thế chứng tỏ một «quán tính tập đoàn
đầu sỏ gián đoạn» (Chiru and Gherghina 2012, 511; Gherghina 2013).
Trong khung khổ của những phương thức lựa chọn ứng viên, Italy là một
trường hợp đổi mới đặc biệt. Thực vậy, nó kết hợp hai cực tột bực hơn trên thang
của tính bao gồm: các ứng viên có thể được chọn bởi những cuộc bầu cử sơ bộ
mở cho tất cả các cử tri có đủ tư cách hoặc, trong hầu hết các trường hợp, được
chọn bởi các lãnh tụ độc nhất (Gallagher and Marsh 1988; Hazan and Rahat
2001). Điều này là ngược với những gì đã xảy ra trong nền Cộng hoà Đệ Nhất
của Italia, khi trung ương đảng và các đảng bộ địa phương có ảnh hưởng mạnh
đến quá trình chọn ứng viên, với một vai trò thích đáng hơn cho mức quốc gia
trong các đảng chính trị cánh hữu như Movimento Sociale Italiano (Phong trào
Xã hội Italia) hoặc trong các đảng charismatic như Đảng Xã hội chủ nghĩa
(Lundell 2004).
 
82   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
Gần đây hơn, các hình thức mới của sự can dự công dân đã được thử
nghiệm. Thí dụ, một trong những đổi mới quan trọng nhất do Đảng Dân chủ
Italia tiến hành đã là các cuộc bầu cử sơ bộ để giới thiệu các ứng viên vào Quốc
hội, mà đã được gọi là «parlamentarie.» Trên thực tế, các cuộc bầu cử như vậy đã
xảy ra vào 29–30 tháng Mười Hai 2013 để chọn khoảng 85% của các ứng viên
Đảng Dân chủ cho hai nhánh quốc hội, tức là 782 trên 918 ghế quốc hội, với các
ứng viên còn lại được chỉ định trực tiếp bởi lãnh tụ của Đảng Dân chủ (Musella
2004). Các cuộc bầu cử sơ bộ đã là mở cho tất cả những người ủng hộ, những
người đã dính líu đến các cuộc bầu cử sơ bộ Đảng Dân chủ hoặc những người
muốn ký các tài liệu cương lĩnh đảng: hơn hai triệu người đã tham gia sự kiện.
Trong cùng thời kỳ, các cuộc bầu cử sơ bộ mở cho các ứng viên quốc hội đã
được Beppe Grillo mở cho Movimento 5 Stelle (Phong trào 5 Sao) của ông, nhờ
một cuộc tham vấn được tổ chức hoàn toàn online. Thế nhưng «sự phê phán đã
được nêu lên về tính minh bạch của phương pháp được sử dụng, và con số thấp
của những người tham gia, khoảng 40.000 theo các nguồn của Movimento»
(Bordignon and Ceccarini 2013, 439).
Mặt khác, sự kiểm soát của lãnh tụ đối với tất cả những quyết định liên quan
đến đảng chính trị là một trong những đặc điểm cơ bản của đảng cá nhân và là
điển hình của Forza Italia và các đảng khác mà đã bắt chước mô hình của nó
trong hai thập niên qua. Thật vậy, Berlusconi đã kiểm soát hoàn toàn Forza Italia
đến mức ông chọn các thành viên của ban chấp hành đảng từ các cộng tác viên
của ông, mặc dù từ quan điểm hình thức các nhà điều phối khu vực có một tiếng
nói trong việc chỉ định các ứng viên cho các cuộc bầu cử cả quốc gia lẫn địa
phương (Ignazi et al. 2010, 207). Italia của các Giá trị, được Antonio Di Pietro
lập ra, có lẽ giống nhất với đảng cá nhân của Berlusconi và hầu như hoàn toàn
phụ thuộc vào sức quyến rũ charismatic của lãnh tụ-nhà sáng lập của nó: cho đến
2010, điều lệ đảng đã là điều lệ duy nhất, ngoài Forza Italia ra, trao cho lãnh tụ-
nhà sáng lập quyền lực không thể tranh cãi để quyết định các ứng viên cho các
cuộc bầu cử quốc gia và Âu châu (Di Virgilio and Giannetti 2011). Liên đoàn
phương Bắc đã cũng chứng tỏ bản chất tập trung của một đảng cá nhân, đưa ra
một ban chấp hành nhỏ gồm 25–30 người với không thành viên được bầu nào và
các đặc quyền lớn về kết nạp về phía lãnh tụ. Bossi đã có khả năng để đưa các
ứng viên ra tất cả các cuộc bầu cử và bộ máy đảng đã được «lấp đầy bằng các bổ
nhiệm của lãnh tụ . . . dẫn đến sự mở rộng của một elite nội bộ cho đến nay được
tuyển mộ từ các cộng tác viên chính trị ban đầu của Bossi» (Venturino 2010,
180). Gần đây hơn, lãnh tụ mới của Liên đoàn phương Bắc, Matteo Salvini, đã
xác nhận rằng một mình ông có tiếng nói chấp hành đối với việc chọn các ứng
viên.18
Như thế, sự phân tích tổ chức của rất nhiều đảng chính trị Italia làm nổi bật
một quá trình rõ rệt của sự tập trung hoá các cấu trúc thảo luận, được thực hiện
qua việc trao thẩm quyền bổ nhiệm cho lãnh tụ đảng hay cho uỷ ban rất hạn chế,
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   83  
 
cũng như sự mở rộng của tỷ lệ các thành viên ex officio (mặc định) được chủ tịch
chọn. Ngay cả khi các điều lệ cho các đảng bộ khu vực hay địa phương đặc
quyền chọn một số thành viên của hội đồng thảo luận, lãnh tụ có thể quyết định
hay bảo trợ các thành viên được kết nạp. Tuy vậy, điều này là khá hiếm; thí dụ,
trong Forza Italia, chỉ 50 thành viên trong số 400 cho hội đồng quốc gia và 6
trong số 50 cho uỷ ban chủ tịch được bầu qua một quá trình từ dưới lên (Bardi et
al. 2007, 289).
Trong chừng mực liên quan đến các sự bổ nhiệm cho các cuộc bầu cử quốc
hội, có hai chiến lược cho phép lãnh tụ kiểm soát quá trình chọn ứng viên, như
thế bảo vệ ông ta khỏi «đảng tại chỗ (the party on the ground)» (Katz 2001). Các
lãnh tụ đảng có thể chính thức tập trung quyền lực hay trao quyền cho các đảng
viên thường với sự thiệt hại của quyền lực của các nhà hoạt động mức trung, một
lựa chọn mà phần lớn đã được thực hiện trong các nền dân chủ Tây phương, mặc
dù với một số sự dè dặt về liệu các phương thức mới về lựa chọn ứng viên có dẫn
đến sự dân chủ hoá thực sự của đời sống trong đảng hay không.

3.6 CÁC LÃNH TỤ Ở TRÊN CÁC ĐẢNG

Sự lên của các đảng cá nhân là một trong những sự phát triển chính trị thích đáng
và đổi mới nhất để nổi lên từ kịch bản quốc tế. Nếu trong các năm 1970 người ta
đã có thể đổ lỗi cho Kirchheimer (1966) vì không giải thích quá trình cá nhân hoá
chính trị trong phân tích của ông về sự biến đổi của các đảng chính trị và vì
không xem xét chính xác vai trò của các lãnh tụ trong định nghĩa của ông về đảng
tóm tất cả (catch-all) (Pasquino 1990), một hiện tượng như vậy bây giờ phải được
coi là nghiễm nhiên. Sự phát triển của đảng cá nhân đã ám chỉ cả sự tạo ra một
mô hình mới về tổ chức đảng lẫn sự chấp nhận một ý tưởng khác về sự đại diện
chính trị. Thực vậy, nhiều nghiên cứu về tổ chức đảng chính trị đã nhấn mạnh
một sự cân bằng khác nhau giữa các phần bên trong các đảng, với cái gọi là đảng
ở văn phòng trung ương có tầm quan trọng tăng lên do một hệ thống tài trợ công
hào phóng, sự chuyên nghiệp hoá bên trong đảng và, trên hết, một vai trò thay
mới cho ban lãnh đạo. Bởi thế, trong khi chúng ta đang chứng kiến sự xói mòn
của số đảng viên và một sự yếu đi chung của các mối quan hệ giữa các đảng và
xã hội rộng hơn (Whiteley 2011; Van Biezen and Poguntke 2014), các mức cao
hơn của tổ chức đảng đã trở thành “địa điểm thật của quyền lực” (Katz and Mair
2002; Massari 2005).
Đồng thời, những nghiên cứu khác đã cho thấy rằng các lãnh tụ đã nuôi
dưỡng một mối quan hệ trực tiếp và không có trung gian với các cá nhân công
dân nhờ các cơ hội do truyền thông đại chúng mang lại, một quá trình mà đã khôi
 
84   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
phục lại charisma dưới một cái vỏ mới, dựa vào «một sự gần gũi biểu tượng với
quần chúng [mà có thể] trở thành một điều kiện cần cho sự nổi lên và thành công
bầu cử của một sự lãnh đạo chính trị» (Garzia 2011, 698). Chủ nghĩa dân tuý
thường là một động lực trong quá trình này, vì sự bất mãn dân chúng với uy
quyền chính trị được thiết lập dẫn đến sự tăng cường các lãnh tụ đơn độc với tư
cách một người diễn giải trực tiếp ý chí của nhân dân. Như thế, như một tác động
của các xu hướng thích đáng và mang tính cấu trúc, các lãnh tụ chính trị đang trở
thành diễn viên cốt yếu–được cảm thấy và thật sự–của các hệ thống dân chủ bằng
việc đảm đương vai trò trung gian mà các đảng dòng chính đã chiếm trong các hệ
thống đại diện trong thế kỷ qua. Thế nhưng vẫn còn phải điều tra nghiên cứu về
quá trình cá nhân hoá tác động ra sao đến sự thực hành của chính quyền dân chủ,
mà đã được gói gọn trong công thức nền đảng chủ (partitiocracy) cho đến vài
năm trước đây.

CHÚ THÍCH

1. Sự mở rộng quyền bầu cử đã đưa (incorporate) quần chúng công dân vào chính trị
khi các đảng quần chúng «huy động và tích hợp các công dân này và in sâu vào tâm
trí một tập các căn cước chính trị lâu bền »; xem P. Mair, Introduction, trong P.
Mair and G. Smith (eds.), Understanding Party Systems in Western Europe,
London, Taylor & Francis, 1990, p. 4. Theo Stein Rokkan, «incorporation (đoàn
thể)» là một trong những nhóm ngưỡng thể chế phải đi qua trong con đường hướng
tới dân chủ; xem S. Rokkan, Citizens, Elections, Parties: Approaches to the
Comparative Study of the Processes of Development, Oslo, Universitetsforlaget,
1970.
2. Thật vậy, theo tác giả này, các đảng chính trị “đã tạo ra” nền dân chủ Mỹ từ một
«thí nghiệm nhỏ trong chủ nghĩa cộng hoà» (Schattschneider 1942, 3). Các đảng
chính trị đã hoạt động như một vật thay thế cho các định chế công đại diện, đặc biệt
trong những nước mà đã trải qua một quá độ chuyển đổi khó khăn sang dân chủ;
xem P. Scoppola, La repubblica dei partiti: evoluzione e crisi di un sistema
politico: 1945–1996, Bologna, Il Mulino, 1997.
3. Trong chừng mực liên quan đến những công nghệ mới, đã có một tranh luận dài
trong những năm gần đây về vai trò mà truyền thông mới đã đóng trong việc cải
thiện các quan hệ giữa các công dân và các diễn viên tập thể, và cách chúng dịch
chuyển sự nhấn mạnh từ sự cử đại biểu và sự đại diện về phía các hình thức mới của
sự tham gia chính trị (cf. A. Römmele, Political Parties, Party Communication and
New Information and Communication Technologies, trong Party Politics, 9, 1,
2003, pp. 7–20; R.K. Gibson, A. Römmele, and S. Ward (eds.), Electronic
Democracy: Mobilisation, Organisation, and Participation via New Acts, London,
Routledge, 2004; H. Margetts, The Cyber Party, trong R. Katz and W. Crotty,
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   85  
 
Handbook of Party Politics, London, Sage, 2006, pp. 528–35; S. Coleman and J.
Blumer, The Internet and Democratic Citizenship: Theory, Practice and Policy,
Cambridge, Cambridge University Press, 2009; S. Coleman and P.M. Shane (eds.),
Connecting Democracy. Online Consultation and the Flow of Political
Communication, Cambridge, MA, MIT Press, 2012. Trong hầu hết tài liệu nghiên
cứu, tuy vậy, các hy vọng mới về dân chủ được cải thiện được kết hợp với những
nỗi sợ cũ về chủ nghĩa dân tuý.
4. Về một khung khổ giải tích bao gồm các lối đi chính mà các đảng chính trị đã đi
theo trong thế kỷ qua, xem mục “Party (Đảng)” trong từ điển khoa học chính trị
Hyperpolitics: M. Calise and T.J. Lowi, Hyperpolitics: An Interactive Dictionary of
Political Science Concepts, Chicago, University of Chicago Press, 2010, pp. 171–
176.
5. Thật vậy, uy quyền charismatic được kết hợp với uy quyền pháp lý-duy lý, mà đối
với nó sự phục tùng được trao cho một lãnh tụ đảng cụ thể cũng như cho một tập
hợp các nguyên tắc đồng nhất liên hệ với tổ chức đảng, Nói cách khác, «tính chính
đáng đó của người nắm quyền để đưa ra các mệnh lệnh dựa vào các quy tắc được
xác lập một cách duy lý bằng sự ban hành, sự thoả thuận, hay bằng sự áp đặt» (như
Max Weber diễn đạt trong đóng góp kinh điển Politics as Vocation, được dịch sang
tiếng Anh trong H. H. Gerth and C. Wright Mills, eds., From Max Weber: Essays in
Sociology, Oxford and New York, Oxford University Press, 1946, p. 294.).
6. Cho một định nghĩa về hình thức này của chính quyền, xem G. Sartori,
Comparative Constitutional Engineering: An Inquiry into Structures, Incentives,
and Out-comes, New York, NYU Press, 1994. Chế độ nửa-tổng thống cũng là đối
tượng của một mạch nghiên cứu gần đây và màu mỡ, thường cung cấp các phân tích
so sánh lớn. Cf. R. Elgie, Semi-presidentialism in Europe, Oxford, Oxford Uni-
versity Press, 1999; R. Elgie and S. Moestrup (eds.), Semi-presidentialism in
Central and Eastern Europe, Manchester, Manchester University Press, 2008.
7. Đây là từ ngữ nổi tiếng do Maurice Duverger đặt ra trong La Monarchie
Repúblicaine, Paris, Laffont, 1974. Một sự suy ngẫm gần đây hơn về khái niệm này
được cung cấp bởi G.G. Raymond, The President: Still a “Republican Monarch”?,
trong Structures of Power in Modern France, London, Palgrave, 2000, pp. 1–18.
8. Như đã được lưu ý sau sự bổ nhiệm Angela Merkel làm chancellor (thủ tướng):
«Trong một thời gian ngắn, bà đã tiến lên từ một nhà nghiên cứu khoa học ít người
biết đến ở Đông Đức cộng sản tới thủ tướng, mà không có sự đại diện một khối cử
tri đặc biệt của riêng bà, chống lại các đối thủ trong đảng của chính bà những người
đã sống qua đời họ bò lên chiếc thang chính trị.» H.A. Kissinger, Will Germany
Coalition Work?, trong Washington Post, November 22, 2005.
9. Như Berlin diễn đạt: «Có một cái giày – từ “chủ nghĩa dân tuý” – mà đối với nó ở
đâu đó có cái bàn chân (foot). Có đủ loại bàn chân gần vừa, nhưng chúng ta không
được bị mắc bẫy bởi những cái bàn chân gần vừa này. Quân vương luôn luôn lang
thang với giày; và ở đâu đó, chúng ta cảm thấy chắc chắn, đợi ở đó là cả một cái
chân (limb) được gọi là chủ nghĩa dân tuý tinh khiết.» Được trích bởi Margaret
Canovan, Populism, New York, Harcourt Brace Jovanovich, 1981, p. 7. Xem cả S.
 
86   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
Gherghina, S. Miscoiu and S. Soare, Contemporary Populism: A Controversial
Concept and its Diverse Forms, Cambridge, Cambridge University Press, 2013.
10. Một khung khổ giải tích về các xu hướng chính của chủ nghĩa dân tuý đã được đưa
ra trong khuôn đúc khái nhiệm Populism được viết bởi A. Criscitiello, xuất bản lần
đầu tiên trong M. Calise and T.J. Lowi, Hyperpolitics. An Interactive Dictionary of
Political Science Concepts (Chicago, Chicago University Press, 2010), và sau đó,
như một chương được mở rộng, trong M. Calise, T. J. Lowi, and F. Musella (eds.),
Concetti chiave. Capire la Scienza Politica, Bologna, Il Mulino, 2016.
11. Điều này là rất nhất quán với một xu hướng xã hội hướng tới sự nguyên tử hoá, như
được nhắc tới trong luận đề nổi tiếng về “tính hiện đại lỏng” của Zygmunt Bauman,
người coi chủ nghĩa cá nhân như giá trị cơ bản được đẩy mạnh bởi các xã hội đương
thời. Xem Z. Bauman, Liquid Modernity, London, John Wiley & Sons, 2013; Z.
Bauman, The Individualized Society, London, John Wiley & Sons, 2013.
12. Về các hệ quả của sự xói mòn của của các sự chia tách cũ là sự phân chia sắc nét,
hầu như Manichaean, giữa các lập trường thân- và chống uy quyền đã được thiết
lập, như trong trường hợp của các lập trường chính trị trong quan hệ với Liên minh
Âu châu (EU). Về điểm này, xem S. Bartolini, Restructuring Europe: Centre
Formation, System Building, and Political Structuring between the Nation State and
the European Union, Oxford, Oxford University Press, 2005; G. Marks and C.J.
Wilson, The Past in the Present: A Cleavage Theory of Party Response to European
Integration, trong British Journal of Political Science, 30, 3, 2000, pp. 433–459.
13. Về sự xác đáng và các ý nghĩa nước đôi của luận đề này, xem J. Linz, Robert
Michels and His Contribution to Political Sociology in Historical and Comparative
Perspective, trong Robert Michels, Political Sociology, and the Future of
Democracy, New Brunswick, Transaction Publishers, 2006, pp. 1–80.
14. Angelo Panebianco gợi ý việc tránh cả thành kiến mục đích luận lẫn thành kiến xã
hội học, và tập trung phân tích về các năng lực của các đảng với tư cách các tổ chức
để định hình những người đi theo của chúng, chí ít ở cùng mức như chúng đã định
hình với tư cách các đại diện. Cf. A. Panebianco, Political Parties: Organization
and Power, Cambridge, Cambridge University Press, 1988.
15. M. Duverger, Les partis politiques, Peris, Colin, 1951, p. 12.
16. Fininvest, muộn hơn là Mediaset, đã là doanh nghiệp chính của Berlusconi mà đã
được dùng «như trung tâm thần kinh cho việc thiết lập Forza Italia, với các nhà
điều hành và nhân viên của công ty khắp Italia như các tay chân chính của nó.»
M.E. Shin and J. A. Agnew, Berlusconi’s Italy: Mapping Contemporary Italian
Politics, Philadelphia, Temple University Press, 2008, p. 72.
17. Các cải cách tổ chức trong 1992 và 1995 trong Đảng Tự do của Haider đã củng cố
ban lãnh đạo chóp bu quanh Haider; đặc biệt, chúng «có liên hệ với Đoàn chủ tịch
gồm 13 thành viên của FPÖ, mà đã chịu trách nhiệm cho công việc hàng ngày và de
facto (trên thực tế) đã là định chế đảng quyền lực nhất. Do các thành viên của nó có
được sự nghiệp nhờ Haider, những người trung thành này chính thức đã thực hiện
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   87  
 
nhiều trong số các quyết định của ông và đã bắt các phê phán nội bộ phải im»
(Heinisch 2008, 78, 79).
18. M. Brusini, Matteo Salvini commissaria Flavio Tosi: «Nella Lega decido io
candidati e liste». E nomina due vicesegretari federali, trong Huffington Post,
November 28, 2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ackerman, Bruce. 2005. The Failure of the Founding Fathers. Jefferson, Marshall,
and the Rise of Presidential Democracy. Cambridge: Cambridge University
Press.
Albertazzi, Daniele, and Duncan McDonnell. 2015. Populists in Power. London:
Routledge.
Ansell, Christopher K., and M. Stephen Fish. 1999. The Art of Being Indispensable
Noncharismatic Personalism in Contemporary Political Parties. Comparative
Political Studies 32 (3): 283–312.
Aylott, Nicholas, Jânis Ikstens, and Emilie Lilliefeldt. 2014. Ever More Inclusive?
Candidate Selection in North European. Trong Models of Democracy in Nordic
and Baltic Europe: Political Institutions and Discourse, ed. Nicholas Aylott,
117–152. London: Ashgate.
Bardi, Luciano, Piero Ignazi, and Oreste Massari. 2007. I partiti italiani: iscritti,
dirigenti, eletti. Milan: Bocconi.
Bardi, Luciano, Stefano Bartolini, and Alexander H. Trechsel. 2014. Responsive and
Responsible? The Role of Parties in Twenty-First Century Politics. West
European Politics 37 (2): 235–252.
Barisione, Mauro. 2014. Political Leadership. Trong International Encyclopedia of
Political Communication, ed. Gianpietro Mazzoleni, Kevin G. Barnhurst,
Ken’ichi Ikeda, Rousiley C.M. Maia, and Hartmut Wessler, 636–648. London:
Wiley-Blackwell.
Bartolini, Stefano. 2005. Restructuring Europe: Center Formation, System Building,
and Political Structuring between the Nation State and the European Union.
Oxford: Oxford University Press.
Bensman, Joseph, and Michael Givant. 1975. Charisma and Modernity: The Use and
Abuse of a Concept. Social Research 42: 570–614.
Bille, Lars. 2001. Democratizing a Democratic Procedure: Myth or Reality? Party
Politics 7 (3): 363–380.
Blondel, Jean, and Jean-Louis Thiébault. 2010. France: The Personalization of
Leadership and French Political Parties. Trong Political Leadership, Parties and
Citizens: The Personalization of Leadership, 141–171. London: Routledge.
Bordignon, Fabio, and Luigi Ceccarini. 2013. Five Stars and a Cricket. Beppe Grillo
Shakes Italian Politics. South European Society and Politics 18 (4): 427–449.
 
88   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
Calise, Mauro. 2010 [2000]. Il partito personale. I due corpi del leader. Rome-Bari:
Laterza.
–––. 2013. Fuorigioco. La sinistra contro i suoi leader. Rome-Bari: Laterza.
–––. 2015. The Personal Party: An Analytic Framework. Italian Political Science
Review/Rivista Italiana di Scienza Politica 45 (3): 301–315.
Calise, Mauro, and Theodore J. Lowi. 2010. Party. Trong Hyperpolitics: An
Interactive Dictionary of Political Science Concepts, 171–176. Chicago: Chicago
University of Chicago Press.
Campus, Donatella. 2006. L'antipolitica al governo. De Gaulle, Reagan, Berlusconi.
Bologna: Il Mulino.
Canovan, Margaret. 1981. Populism. New York/London: Harcourt Brace Jovanovich.
–––. 1999. Trust the People! Populism and the Two Faces of Democracy. Political
Studies 47 (1): 2–16.
Carty, Kenneth R. 2004. Parties as Franchise Systems: The Stratarchical
Organizational Imperative. Party Politics 10 (1): 5–24.
Chiru, Mihail, and Sergiu Gherghina. 2012. Keeping the Doors Closed: Leadership
Selection in Post-communist Romania. East European Politics & Societies 26
(3): 510–537.
Ciaglia, Antonio, and Marco Mazzoni. 2015. Political Intimization as a Key to
Bypassing Traditional Leadership Selection Procedures: The Case of Matteo
Renzi. European Journal of Cultural Studies 18 (6), 656–671.
Clague, Monique. 1975. Conceptions of Leadership: Charles de Gaulle and Max
Weber. Political Theory 3 (4): 423–440.
Clemens, Clay. 2006. From the Outside in: Angela Merkel as Opposition Leader,
2000–2005. German Politics & Society 24 (3): 41–81.
Coleman, Stephen, and J. Blumer. 2009. The Internet and Democratic Citizenship:
Theory, Practice and Policy. Cambridge: Cambridge University Press.
Coleman, S., and Peter M. Shane, eds. 2012. Connecting Democracy Online Con-
sultation and the Flow of Political Communication. Cambridge, MA: MIT Press.
Colloca, Pasquale, and Piergiorgio Corbetta. 2015. Beyond Protest: Issues and
Ideological Inconsistencies in the Voters of the Movimento 5 Stelle. Trong Beppe
Grillo’s Five Star Movement: Organisation, Communication and Ideology, ed.
Filippo Tronconi, 195–211. Farnham: Ashgate.
Conti, Nicolò. 2015. Book Review: Il Front National da Jean-Marie a Marine Le Pen.
Italian Political Science, July 8.
Cordero, Guillermo, and Xavier Coller. 2014. From Candidate Selection and Party
Discipline. Parliamentary Affairs, first published online, June 4.
Criscitiello, Annarita. 2010. Populism. Trong Hyperpolitics: An Interactive
Dictionary of Political Science Concepts, ed. Mauro Calise and Theodore Lowi,
191–192. Chicago: Chicago University Press.
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   89  
 
–––. 2016. Contemporary Populism: From Ideology to Government. A Conceptual
Matrix to Read the Italian Case. Bài báo trình bày tại the Second International
Populism Conference: Current Populism in Europe–Impact on the Political
Landscapes, Prague, May 23–24.
Crotty, William J. 2006. Party Transformations: The United States and Western
Europe. Trong Handbook of Party Politics, ed. Richard S. Katz and W.J. Crotty,
498–514. London: Sage.
Dahl, Robert A. 1990. Myth of the Presidential Mandate. Political Science Quarterly
105 (3): 355–372.
De Rosa, Rosanna. 2013. Cittadini digitali: l’agire politico al tempo dei social media.
Milan: Apogeo-Maggioli.
De Sio, Lorenzo, and Hans M. Schadee. 2013. I flussi di voto e lo spazio politico.
Trong Voto Amaro Disincato e crisi economica nelle elezioni del, ed. Itanes, 45–
56. Bologna: Il Mulino.
Di Virgilio, Aldo, and Daniela Giannetti. 2011. I nuovi partiti italiani e la selezione
dei candidati: gli orientamenti dei delegati congressuali. Polis 25 (2): 205–234.
Duverger, Maurice. 1951. Les partis politiques. Parigi: Armand Colin.
–––. 1974. La Monarchie Repúblicaine. Paris: Laffont.
Elgie, Robert. 1999. Semi-presidentialism in Europe. Oxford: Oxford University
Press.
Elgie, Robert, and Sophie Moestrup, eds. 2008. Semi-presidentialism in Central and
Eastern Europe. Manchester: Manchester University Press.

Faucher-King, Florence. 2009. The Party is Over: The ‘Modernization’ of the British
Labour Party. Trong The Blair Legacy, Politics, Policy, Governance, and
Foreign Affairs, ed. Terrence Casey, 39–51. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Fiers, Stefaan, and Jean-Benoit Pilet. 2006. Candidate Selection in Belgium: From
Intra-party Democracy, over Oligarchy to ‘Guided’ Democracy. Bài báo trình
bày tại the 20th IPSA World Conference, Fukuoka, July 9–13.
Ford, Robert, and Matthew J. Goodwin. 2014. Revolt on the Right: Explaining
Support for the Radical Right in Britain. London: Routledge.
Friedrich, Carl J. 1961. Political Leadership and the Problem of Charismatic Power.
Journal of Politics 23 (1): 3–24.
Gaffney, John. 1990. The Emergence of a Presidential Party: The Socialist Party.
Trong French Political Parties in Transition, ed. Alastair Cole, 61–90.
Aldershot: Dartmouth.
–––. 2010. Political Leadership in France: From Charles de Gaulle to Nicolas
Sarkozy. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Gallagher, Michael, and Michael Marsh. 1988. Candidate Selection in Comparative
Perspective: The Secret Garden of Politics. London: Sage.
 
90   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
Garzia, Diego. 2011. The Personalization of Politics in Western Democracies: Causes
and Consequences on Leader–Follower Relationships. Leadership Quarterly 22
(4): 697–709.
Genga, Nicola. 2015. Il Front National da Jean-Marie a Marine Le Pen. La Destra
Nazional-populista in Francia. Soveria Mannelli: Rubbettino.
Gerth, Hans H., and Charles Wright Mills, eds. 1946. From Max Weber: Essays in
Sociology. Oxford/New York: Oxford University Press.
Gherghina, Sergiu. 2013. One-Shot Party Primaries: The Case of the Romanian Social
Democrats. Politics 33 (3): 185–195.
Gherghina, Sergiu, Sergiu Miscoiu, and Sorina Soare. 2013. Contemporary Populism:
A Controversial Concept and Its Diverse Forms. Cambridge: Cambridge
University Press.
Gibson, Rachel, Andrea Römmele, and Steven Ward, eds. 2004. Electronic
Democracy: Mobilisation, Organisation, and Participation via New Icts.
London: Routledge.
Gunther, Richard, and Larry Diamond. 2003. Species of Political Parties: A New
Typology. Party Politics 9 (2): 167–199.
Hazan, Reuven Y., and Gideon Rahat. 2001. Candidate Selection Methods: An
Analytical Framework. Party Politics 7 (3): 297–322.

–––. 2006. Candidate Selection: Methods and Consequences. Trong Handbook of


Party Politics, ed. Richard S. Katz and William J. Crotty, 109–121. London:
Sage.
Heinisch, Reinhard. 2008. Austria: The Structure and Agency of Austrian Populism.
Trong Twenty-First Century Populism, ed. Daniele Alnertazzi and Duncan
McDonnell, 67–83. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Herbst, Susan. 1993. Numbered Voices: How Opinion Polling Has Shaped American
Politics. Chicago: University of Chicago Press.
Hicken, Allen. 2006. Party Fabrication: Constitutional Reform and the Rise of Thai
Rak Thai. Journal of East Asian Studies 6 (3): 381–407.
Ignazi, Piero, Luciano Bardi, and Oreste Massari. 2010. Party Organisational Change
in Italy (1991–2006). Modern Italy 15 (2): 197–216.
Janda, Kenneth. 1980. Political Parties: A Cross-national Survey. New York: Free
Press.
Jones, Erik. 2007. Populism in Europe. SAIS Review of International Affairs 27 (1):
37–47.
Katz, Richard S. 2001. The Problem of Candidate Selection and Models of Party
Democracy. Party Politics 7 (3): 277–296.
Katz, Richard S., and William J. Crotty, eds. 2006. Handbook of Party Politics.
London: Sage.
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   91  
 
Katz, Richard S., and Peter Mair, eds. 1994. How Parties Organize: Change and
Adaptation in Party Organizations in Western Democracies. London: Sage.
–––. 1995. Changing Models of Party Organization and Party Democracy: The
Emergence of the Cartel Party. Party politics 1 (1): 5–28.
–––. 2002. The Ascendancy of the Party in Public Office: Party Organizational
Change in Twentieth-Century Democracies. Trong Political Parties: Old
Concepts and New Challenges, ed. Richard Gunther, José R. Montero, and Juan
J. Linz, 113–135. Oxford: Oxford University Press.
Kirchheimer, Otto. 1966. The Transformation of the Western European Party
Systems. Trong Political Parties and Political Development, ed. Joseph
LaPalombara and Myron Weiner, 177–200. Princeton: Princeton University
Press.
Kostadinova, Tatiana, and Barry Levitt. 2014. Introduction to Symposium: New
Research on Personalist Leadership. Politics and Policy 42 (4): 483–489.
Krouwel, André. 2012. Party Transformations in European Democracies. New York:
SUNY Press.
Lanza, Orazio, and Gianni Piazza. 2002. I parlamentari di Forza Italia: un gruppo a
sostegno di una leadership? Rivista italiana di scienza politica 32 (3): 425–458.
Lanzone, Maria Elisabetta. 2015. Il Movimento Cinque Stelle. Il popolo di Grillo dal
web al Parlamento. Novi Ligure: Edizioni Epokè.
Linz, Juan J. 2006. Robert Michels and His Contribution to Political Sociology in
Historical and Comparative Perspective. Trong Political Sociology, and the
Future of Democracy, ed. Robert Michels, 1–80. New Brunswick: Transaction
Publishers.
Lipset, Seymour M. 1968. Mosei Ostrogorskii. Trong International Encyclopedia of
the Social Sciences, ed. David L. Sills and Robert K. Merton, 347–351. New
York: Macmillan.
Lombardo, Antonio. 1976. Sistema di correnti e deperimento dei partiti in Italia.
Rivista italiana di scienza politica 6 (1): 139–161.
Lowi, Theodore J. 1985. The Personal President: Power Invested, Promise
Unfulfilled. Ithaca/New York: Cornell University Press.
Lundell, Krister. 2004. Determinants of Candidate Selection the Degree of Cen-
tralization in Comparative Perspective. Party Politics 10 (1): 25–47.
Mair, Peter. 1990. Introduction. Trong Understanding Party Systems Change in
Western Europe, ed. Peter Mair and Gordon Smith. London: Taylor & Francis.
Manin, Bertrand. 1997. The Principles of Representative Government. Cambridge:
Cambridge University Press.
Margetts, Helen. 2006. The Cyber Party. Trong Handbook of Party Politics, ed.
Richard Katz and William Crotty, 528–535. London: Sage.
 
92   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
Marks, Gary, and Carole J. Wilson. 2000. The Past in the Present: A Cleavage Theory
of Party Response to European Integration. British Journal of Political Science
30 (3): 433–459.
Massari, Oreste. 2005. I partiti nelle democrazie contemporanee. Bari-Rome: Laterza.
McDonnell, Duncan. 2015. Populist Leaders and Coterie Charisma. Political Studies,
published online February 13.
Meny, Yves, and Yves Surel. 2002. Democracies and the Populist Challenge.
London: Palgrave.
Michels, Robert. 1968 [1911]. Political Parties. A Sociological Study of the Oligar-
chical Tendencies of Modern Democracy. New York: Macmillan and Free Press.
–––. 1911. Political Parties. A Sociological Study of the Oligarchical Tendencies of
Modern Democracy. Berlin: Leipzig.
Mondon, Aurelien. 2015. Populism, the “People” and the Illusion of Democracy: The
Front National and UKIP in a Comparative Context. French Politics 13 (2): 141–
156.
Montabes, Juan, and Carmen Ortega. 1999. Candidate Selection in Two Rigid List
Systems: Spain and Portugal. Bài báo trình bày tại ECPR Joint Workshops,
Mannheim, March 26–31.
Mosca, Lorenzo. 2015. Problemi e limiti del modello organizzativo “cybercratico”
nell’esperienza del Movimento 5 Stelle. Ragion pratica 44: 37–52.
Mudde, Cas. 2004. The Populist Zeitgeist. Government and Opposition 39 (4): 542–
563.
Mudde, Cas, and Cristóbal Rovira Kaltwasser. 2017. Populism: A Very Short
Introduction. Oxford: Oxford University Press.
Musella, Fortunato. 2004. Parlamentare PD under the Microscope. Representation 50
(2): 245–258.
Neumann, Sigmund, ed. 1956. Modern Political Parties: Approaches to Comparative
Politics. Chicago: University of Chicago Press.
Norris, Pippa. 2006. Recruitment. Trong Handbook on Political Parties, ed. Richard
S. Katz and William Crotty, 89–108. London: Sage.
Ostrogorski, Mosei. 1902. Democracy and the Organization of Political Parties.
London: Macmillan.
Pakulski, Jans, and John Higley. 2008. Toward Leader Democracy? Trong Public
Leadership. Perspectives and Practices, ed. Paul ‘t Hart and John Uhr, 45–54.
Canberra: Australian National University Press.
Panebianco, Angelo. 1988. Political Parties: Organization and Power. Cambridge
University Press: Cambridge.
Pappas, Takis S. 2011. Political Charisma Revisited, and Reclaimed for Political
Science. EU Working Paper, 60.
 
CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG   93  
 
Pasquino, Gianfranco. 1990. Personae non gratae? Personalizzazione e
spettacolarizzazione della politica. Polis 4 (2): 207–208.
Pathmanand, U. 2010. Thailand: The Personalisation of Party Leader–Thsaksin, Party
and Thailand. Trong Political Leadership, Parties and Citizens: The
Personalization of Leadership, ed. Jean Blondel and J.-L. Thiébault, 229–244.
New York: Routledge.
Pious, Richard. 1979. The American Presidency. Basic Books: New York.
Poguntke, Thomas, and Paul Webb, eds. 2005. The Presidentialization of Politics: A
Comparative Study of Modern Democracies. Oxford: Oxford University Press.
–––. 2015. Presidentialization and the Politics of Coalition: Lessons from Germany
and Britain. Italian Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza Politica
45 (3): 249–275.
Poli, Emanuela. 2001. Forza Italia: strutture, leadership e radicamento territoriale.
Bologna: Il Mulino.
Prospero, Michele. 2012. Il partito politico. Teorie e modelli. Rome: Carocci.
Rokkan, Stein. 1970. Citizens, Elections, Parties: Approaches to the Comparative
Study of the Processes of Development. Oslo: Universitetsforlaget.
Römmele, Andrea. 2003. Political Parties, Party Communication and New Infor-
mation and Communication Technologies. Party Politics 9 (1): 7–20.
Rooduijn, Matthijs. 2014. The Nucleus of Populism: In Search of the Lowest
Common Denominator. Government and Opposition 49 (4): 573–599.
Russell, Meg. 2005. Building New Labour: The Politics of Party Organisation.
London: Palgrave.
Samuels, David J. 2002. Presidentialized Parties the Separation of Powers and Party
Organization and Behavior. Comparative Political Studies 35 (4): 461–483.
Sartori, Giovanni. 1976. Correnti, frazioni e fazioni nei partiti politici italiani.
Bologna: Il Mulino.
–––. 1994. Comparative Constitutional Engineering. An Inquiry into Structures,
Incentives, and Outcomes. New York: NYU Press.
Scarrow, Susan E., Paul Webb, and David M. Farrell. 2000. From Social Integration
to Electoral Contestation: The Changing Distribution of Power within Political
Parties. Trong Parties without Partisans: Political Change in Advanced
Industrial Democracies, ed. Russell J. Dalton and Martin P. Wattenberg, 129–
153. Oxford: Oxford University Press.
Schattschneider, Elmer E. 1942. Party Government: American Government in Action.
New York: Farrar & Rinehart.
Schweitzer, Arthur. 1974. Theory and Political Charisma. Comparative Studies in
Society and History 16 (2): 150–181.
Scoppola, Pietro. 1997. Repubblica dei partiti: profilo storico della democrazia in
Italia (1945–1990). Bologna: Il Mulino.
 
94   CHƯƠNG  3:  QUY  LUẬT  SẮT  VỀ  LÃNH  ĐẠO:  Ý  THỨC  HỆ  VÀ  TỔ  CHỨC  ĐẢNG  
 
Shin, Michael E., and John A. Agnew. 2008. Berlusconi’s Italy: Mapping
Contemporary Italian Politics. Philadelphia: Temple University Press.
Spinrad, William. 1991. Charisma: A Blighted Concept and an Alternative Formula.
Political Science Quarterly 106 (2): 295–311.
Stokes, Susan C. 1999. Political Parties and Democracy. Annual Review of Political
Science 2 (1): 243–267.
Taggart, Paul. 2000. Populism. Concepts in the Social Sciences. Buckingam: Open
University Press.
Taggart, Paul, and Cristóbal R. Kaltwasser. 2016. Dealing with Populists in Gov-
ernment: Some Comparative Conclusions. Democratization 23 (2): 345–365.
Tarchi, Marco. 2015. Italia populista: dal qualunquismo a Beppe Grillo. Bologna: Il
Mulino.
Tronconi, Filippo, ed. 2015. Beppe Grillo’s Five Star Movement: Organisation,
Communication and Ideology. Farnham: Ashgate.
Tronti, Mario. 2013. Either the People, or Populism. Trong The Changing Faces of
Populism. Systemic Challengers in Europe and the US, ed. Hedwig Giusto,
David Kitching, and Stefano Rizzo, 15–24. Brussels: Foundation for European
Progressive Studies.
Tucker, Robert C. 1968. The Theory of Charismatic Leadership. Deadalus 97: 731–
756.
Van Aelst, Peter, Tamir Sheafer, and James Stanyer. 2012. The Personalization of
Mediated Political Communication: A Review of Concepts, Operationalizations
and Key Findings. Journalism 13 (2): 203–220.
Van Biezen, Ingrid, and Thomas Poguntke. 2014. The Decline of Membership-Based
Politics. Party Politics 20 (2): 205–216.
Venturino, Fulvio. 2010. Italy: From Partitocracy to Personal Parties. Trong Political
Leadership, Parties and Citizens: The Personalization of Leadership, ed. Jean
Blondel and Jean-Louis Thiébault, 172–189. London: Routledge.
Weber, Max. 1946 [1922]. Theory of Social and Economic Organization. Trans. A.R.
Anderson and Talcott Parsons. London/New York: Oxford University Press.
Whiteley, Paul F. 2011. Is the Party Over? The Decline of Party Activism and
Membership Across the Democratic World. Party Politics 17 (1): 21–44.
Wiliarty, Elise Sarah. 2008. Angela Merkel’s Path to Power: The Role of Internal
Party Dynamics and Leadership. German Politics 17 (1): 81–96
Wilson, W. 1908. Constitutional Government in the United States. Chicago:
University of Chicago Press.
CHƯƠNG 4

Lãnh tụ Đảng trong Chính phủ

4.1 SỰ KẾT THÚC CỦA SỰ CAI TRỊ ĐẢNG

Nó giúp chúng ta để hiểu chúng ta đã đi xa đến thế nào từ quá khứ gần đây nếu
chúng ta nghĩ về thành ngữ của Peter Mair, người, sau khi nghiên cứu các đảng
chính trị hàng thập kỷ, đã tuyên bố rằng chúng ta đang sống trong “sự làm rỗng”
của chính phủ đảng ở các nền dân chủ Tây phương (Mair 2013). Trên thực tế,
khái niệm khó nắm bắt về “chính phủ đảng (party government),” bất chấp các
định nghĩa khác nhau và các biến thể của nó tuỳ thuộc vào khung cảnh quốc gia
cá biệt, đã được khoa học chính trị chấp nhận rộng rãi từ đầu các năm 1950.1 Nó
được dùng để nói đến một trong những hiện tượng được thừa nhận rộng rãi trong
các hệ thống chính trị đương thời trong nửa thứ hai của thế kỷ trước: sự kiểm
soát thật sự của các đảng đối với chính phủ dân chủ. Cho đến gần đây, đã được
chấp nhận rộng rãi rằng các đảng chính trị đã có khả năng để chiêu mộ giai cấp
chính trị kể cả các lãnh tụ chính trị, để kiểm soát hành pháp qua các cuộc bầu cử
cạnh tranh và để xác định các chính sách công. Thế nhưng bây giờ, «như một kết
quả của những thay đổi dài hạn về đặc trưng của các cuộc bầu cử, các đảng và sự
cạnh tranh đảng, chính tập hợp các điều kiện này đã bị phá hoại» (Mair 2013,
59).
Các lãnh tụ đảng đã thường được yêu cầu để che khoảng trống quyền lực của
các nền dân chủ ngày nay.2 Rất thường xuyên, họ hành động như các nhân vật
nổi trội trong các tổ chức hành pháp đương thời, với các nguồn lực quyền lực cá
nhân kết hợp với các nguồn lực thể chế. Thật vậy, các cuộc vận động bầu cử
được cá nhân hoá, sự phơi ra của các lãnh tụ qua phương tiện truyền thông đại
96   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

chúng, sự phối hợp chính sách trung ương tăng lên, sự tăng cường của bộ máy
hành chính và sự phát triển của các công cụ chuẩn tắc đơn chủ (monocratic) mới
tất cả đều là các nhân tố thích đáng góp phần của chúng vào việc gây ra sự tập
trung quyền lực vào tay của các lãnh tụ chính trị đương thời (Heffernan 2003,
250; Helms 2005). Trong chương này, ba yếu tố chỉ rõ sự chuyển từ chính phủ
đảng sang chính phủ lấy lãnh tụ làm trung tâm sẽ được phân tích.
Yếu tố thứ nhất liên quan đến sự hợp pháp hoá dân chúng tăng lên của các
lãnh tụ chính trị. Như chúng ta đã thấy trong các chương trước, năng lực của các
đảng chính trị để chọn lãnh tụ của chúng đã bị đặt thành vấn đề nghi ngờ. Ngày
càng thường xuyên, các lãnh tụ có khuynh hướng được chỉ định trực tiếp bởi các
đảng viên và những người ủng hộ trên cơ sở năng lực của họ để lôi cuốn công
chúng. Hiện tượng mới về các đảng cá nhân do các lãnh tụ đảng lập ra như một
phương tiện của sự ưng thuận cá nhân, cũng có khuynh hướng tước mất một
trong những đặc quyền xác đáng hơn của các cơ quan bên trong đảng: sự chọn
lãnh tụ của chúng. Do đó, trong khi các lãnh tụ đảng không còn được tập đoàn
đầu sỏ đảng tuyển mộ nữa, họ thường phát triển một sự bạo dạn xúc cảm với các
cử tri bằng cách giới thiệu mình như là người chịu trách nhiệm về hoạt động
chính trị. Điều này cũng liên hệ mật thiết với các xu hướng gần đây trong các quá
trình bầu cử, mà chứng nhận sự tăng lên của một mối quan hệ trực tiếp giữa các
lãnh tụ chính trị và các công dân. Trên thực tế, trong khi sự gắn bó với đảng đã là
một trong những yếu tố quyết định bỏ phiếu quan trọng nhất trong vài thập niên
qua, tài liệu nghiên cứu khoa học chính trị đang thu thập các bằng chứng kinh
nghiệm về sự bỏ phiếu charismatic mới kéo các lãnh tụ và các cử tri/những người
đi theo lại với nhau. Các chiến lược truyền thông cũng đóng góp cho sự nhấn
mạnh vai trò của các lãnh tụ cá nhân, bỏ qua chức năng trung gian của các đảng
chính trị trong quá trình xây dựng và duy trì «sự lãnh đạo được truyền thông
hoá» (Campus 2010). Như thế, chúng cung cấp cho các lãnh tụ cá nhân sự tiếp
cận trực tiếp đến các cử tri, và điều này làm yếu một trong những điều kiện chính
cho chính phủ đảng, tức là, đảng kiểm soát việc lựa chọn và sự nghiệp của các
chính trị gia.
Thứ hai, sự cá nhân hoá hành pháp trong các nền dân chủ Tây phương là một
thách thức thậm chí lớn hơn đối với chính phủ đảng so với những thay đổi về chỉ
định ban lãnh đạo. Như Farrell đã lưu ý hơn 40 năm trước, «trong hầu như tất cả
các hệ thống chính trị, địa vị chi phối [của] điều hành và sự cá nhân hoá của sự
chi phối này trong một lãnh tụ độc nhất là một sự thực chính của đời sống chính
trị» (Farrell 1971, x). Và đây cũng là điểm xuất phát cho Paul Webb và Thomas
Poguntke để tuyên bố luận đề tổng thống hoá nổi tiếng, mà sau đó, bất chấp các
đặc trưng hiến pháp chính thức, một sự chuyển dịch đã xảy ra theo hướng tăng
cường sự lãnh đạo cá nhân. Trong lịch sử của các chế độ dân chủ, lãnh tụ của
đảng chủ yếu đã chiếm các vị trí hành pháp chóp bu, và xu hướng này đã tăng lên
trong vài năm qua, với sự tăng cường của cả các lãnh tụ đảng lẫn các thủ tướng
có vẻ như hai mặt của cùng đồng xu. Như vậy, như một hệ quả của sự kìm kẹp
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   97  

đơn chủ cũng như charismatic lên các quá trình bầu cử và tổ chức đảng, các lãnh
tụ đảng cũng cho thấy một mức kiểm soát tăng lên đối với quyền lực hành pháp.
Cuối cùng, điều này cũng dẫn chúng ta đến xem xét vũ đài cốt yếu mà do đó
định nghĩa cổ điển về chính phủ đảng bị phá hoại làm lợi cho các lãnh tụ chính
trị: hoạch định chính sách. Khi các lãnh tụ trở nên hùng mạnh hơn, cũng có một
xu hướng để xem điều này như một hệ quả của một sự uỷ thác bầu cử trực tiếp,
nhấn mạnh trách nhiệm và sự tự trị cá nhân đối lại các diễn viên thể chế khác,
như các nghị viện, một quá trình hoạt động song song với mong muốn của các
công dân «để bắt một cá nhân chịu trách nhiệm giải trình cho thành tích của
chính phủ (hoặc, đôi khi, cho thành tích của đối lập), hơn là một định chế trừu
tượng hay một lý tưởng chính trị» (McAllister 2007, 578). Bằng việc sử dụng
truyền hình và các cuộc thăm dò ý kiến để liên lạc trực tiếp với quần chúng, bỏ
qua các định chế trung gian như quốc hội và các đảng chính trị, các lãnh tụ bắt
đầu được hiểu như cả động lực chính quyền chủ yếu lẫn điểm tập trung của các
kỳ vọng quần chúng.3 Như thế, họ sử dụng các công cụ lập pháp độc lập thường
xuyên hơn so với trong quá khứ và trong nhiều lĩnh vực chính trị. Trong các nền
dân chủ cũ và mới, xu hướng này đã trở nên xác đáng đến mức nó đã dẫn các học
giả đến nói về “sự giải quốc hội hoá” nhằm để chỉ ra sự tước đoạt nhiều quyền
lực thâm căn cố đế của các quốc hội (Baldwin 2004; Elgie and Stapleton 2006).
Thế nhưng nếu nội các có thể tăng cường ưu thế của nó, điều này xảy ra chỉ với
thiệt hại làm yếu gốc rễ nghị viện của nó. Trong thời đại cá nhân hoá, các lãnh tụ
chính trị có thể tính đến các đảng chính trị ít có kỷ luật hơn. Bằng chứng kinh
nghiệm xác nhận một mức cao của sự phân mảnh quốc hội trong các quốc hội
dân chủ trong hai thập niên qua, cùng với việc đảng thường xuyên chuyển về
phía các nghị sĩ (MP) và một sự xuất hiện của sự thiếu kỷ luật đảng trong các
hoạt động lập pháp. Một tổng thống mạnh chắc hẳn có nghĩa quốc hội yếu hơn và
điều này, đến lượt, dẫn tới một sự cắt đứt thêm các mối liên hệ giữa các nhánh
chính phủ và lập pháp, một chức năng mà từ lâu đã thuộc về các đảng chính trị
(Ackerman 2000). Đây là một thách thức khó khăn cho các lãnh tụ đảng mới
những người sẽ không quên những lời nổi tiếng của Lowi: «quyền lực được trao,
các lời hứa không được thực hiện.»4
Như thế, trong chương này chúng ta sẽ điều tra nghiên cứu làm thế nào các
lãnh tụ đảng đang có khuynh hướng giữ chức vụ người đứng đầu chính phủ bằng
việc tận dụng sự ủng hộ đến từ các cuộc bầu cử lấy ứng viên làm trung tâm và
sau đó mở mang sự kiểm soát đơn chủ (monocratic) mạnh hơn đối với việc hoạch
định chính sách. Các vấn đề chủ yếu gây ra bởi sự cá nhân hoá của chính phủ dân
chủ sẽ được để ý tới bằng sự lưu ý làm thế nào sự cá nhân hoá thường có thể dẫn
đến sự làm yếu lãnh tụ trong việc làm luật của quốc hội truyền thống.
98   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

4.2 LÃNH TỤ ĐẢNG TRONG CÁC ĐỊNH CHẾ DÂN CHỦ

Khi các đảng chính trị dần dần đã tăng sự thâm nhập của chúng vào các định chế
nhà nước, các lãnh tụ đảng đã trở thành các nhân vật nổi bật, cả trong các vị trí
cai trị lẫn đối lập. Theo đuổi chức vụ đã luôn luôn là một trong những mục tiêu
cơ bản của các đảng chính trị, mà nhắm để tối đa hoá sự kiểm soát của chúng đối
với các sự bổ nhiệm chính phủ và dưới-chính phủ (Laver and Budge 1992;
Müller and Strøm 1999). Với phong trào các đảng chính trị thế kỷ thứ mười chín
hướng về nhà nước, «tổ chức của chúng trở nên phụ thuộc hơn bao giờ hết vào
các quy tắc và các luật do chính phủ đưa ra, và bản thân các đảng trở nên được
xác định rõ rang hơn bởi các vai trò thể chế của chúng» (Katz and Mair 2009,
755). Sự tăng cường của các liên kết nhà nước–đảng đã cho đảng các đặc quyền
đặc biệt bên trong bộ máy nhà nước, trong khi cũng gây ra một số vấn đề về tính
chính đáng dân chủ và sự ủng hộ dân chúng (van Biezen and Kopecký 2014). Vì
thế, không ngạc nhiên rằng các đại diện đảng cao nhất đã chiếm lĩnh các cấp bậc
cao của các chế độ đại diện. Và mặc dù những thay đổi gần đây hơn về vai trò
của các đảng chính trị trong các nền dân chủ của chúng ta gợi ý một số biến đổi
về vai trò của chúng, đặc biệt liên quan đến sự giảm sút của chủ nghĩa tích cực
đảng trong các nền dân chủ đương thời, điều này không có nghĩa là một sự giảm
về quyền lực thể chế của các đảng chính trị và các lãnh tụ của chúng (Whiteley
2011; Pilet and Cross 2014).
Bộ dữ liệu của chúng tôi xác nhận sự hiện diện thể chế của các lãnh tụ đảng
trong nửa-thế kỷ qua. Trong thời kỳ 1965–2015, 40% số họ đã thuộc về đội chính
phủ, với vai trò của người đứng đầu hành pháp (20,5%) hay bộ trưởng (21,1%, kể
cả phó thủ tướng). Hơn nữa, có một tỷ lệ phần trăm tương tự của các lãnh tụ đảng
đã ngồi trong các quốc hội quốc gia (43,1%, kể các các chủ tịch Quốc hội). Tỷ lệ
phần trăm của các lãnh tụ đảng chiếm các vị trí đại diện ở mức địa phương (chủ
tịch vùng, thị trưởng, uỷ viên hội đồng) hay mức siêu quốc gia (MP hay uỷ viên
hội đồng Âu châu) đã là 12,5%, một tỷ lệ phần trăm phản ánh sự giá trị hoá của
mức-meso (giữa) trong các nền dân chủ Âu châu xảy ra trong 20 năm qua5
(Sharpe 1993; Keating 1998) (Bảng 4.1).
Trong hầu hết các nước, sự chồng gối của các nhân vật lãnh tụ đảng và
người đứng đầu chính phủ là một quy tắc được củng cố, đặc biệt trong các hệ
thống chính trị với một thủ tướng mạnh, như Vương quốc Anh, Đức và Tây Ban
Nha (xem Bảng 4.2). Những người đứng đầu hành pháp lãnh đạo đảng của họ
trong khoảng hai phần ba trường hợp, hơn 70% nếu chúng ta loại trừ Rumania ra,
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   99  

Bảng 4.1 Các chức vụ thể chế của các lãnh tụ đảng
Vai trò 1965-2015
N %
Tổng thống của nền Cộng hoà 3 0,6
Thủ tướng 97 20,5
Phó Thủ tướng 37 7,8
Bộ trưởng 63 13,3
Chủ tịch Quốc hội 2 0,4
Đại biểu Quốc hội (MP) 202 42,7
Đại diện địa phương/khu vực 51 10,8
Đại diện Âu châu 8 1,7
Truyền thông 2 0,4
Kinh doanh 2 0,4
Hàn lâm 2 0,4
Tổng 473 100

Bảng 4.2 Các thủ tướng mà đã là các lãnh tụ đảng trong các nền dân chủ đại nghị
(1990–2015)

Nước Số thủ tướng Số thủ tướng-lãnh tụ đảng %

Australia 5 5 100
Áo 5 5 100
Bỉ 4 0 0
Canada 6 6 100
Pháp 11 0 0
Đức 3 2 66,7
Hungary 8 3 37
Israel 7 7 100
Italy 7 2 28,6
New Zealand 3 3 100
Na Uy 5 3 86
Bồ Đào Nha 7 6 83,3
Rumania 15 6 40
Tây Ban Nha 4 4 100
Vương quốc Anh 4 4 100
Tổng 94 56 59,6
100   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

như chúng ta có thể thấy từ Bảng 4.2. Sự trùng giữa sự lãnh đạo đảng và hành
pháp là điển hình của mô hình dân chủ đa số, nơi một lãnh tụ đơn độc tạo thành
viên đá tảng cho cái gọi là «sự hợp nhất quyền lực» của các nhánh lập pháp và
hành pháp (Lijphart 1984), để sử dụng cụm từ nổi tiếng được Walter Bagehot
dùng đầu tiên.6 Và ở nơi các lãnh tụ đảng–như các học giả hậu-Bagehot đã nhận
ra–đạt được một sự tập trung quyền lực nhờ «sự hợp nhất giữa đảng và hành
pháp» (Shugart 2006, 353).
Vương quốc Anh là nước điển hình nơi chính phủ là một «chính phủ của các
lãnh tụ đảng trong Nội các» (Cox 1987, 3; Massari 2005), người kiểm soát hoàn
toàn một quá trình lập pháp có kỷ luật và bị đảng-chi phối. Khi các lãnh tụ đảng
cảm thấy họ mất sự ủng hộ nghị viện, họ thích kêu gọi trực tiếp nhân dân để nhận
được một sự uỷ thác mới của nhân dân, như học thuyết về nội các chính phủ quy
định rõ rằng «những sự phát triển chính sách lớn phải không được bắt đầu mà
không có sự chấp thuận của toàn bộ cử tri» (Jennings 1951, 504).
Tuy vậy, ngay cả các nước với một truyền thống chính trị khác đang bắt đầu
theo quy tắc rằng các lãnh tụ đảng và người đứng đầu hành pháp là cùng một
người. Tại Italy một sự chia tách rất qua trọng trong lịch sử cộng hoà đã được
đánh dấu bởi sự thực rằng trong nền Cộng hoà Đệ nhất, lãnh tụ đảng đã chẳng
bao giờ trở thành thủ tướng. Điều này đã là do ưu thế của các đảng chính trị trong
hệ thống chính trị Italia, mà đã có nghĩa rằng các bí thư của các đảng chính trị lớn
đã không gia nhập hành pháp bởi vì địa vị của họ đã được cho là cao hơn địa vị
của thủ tướng. Ngoài Alcide De Gasperi ra vào đầu của lịch sử cộng hoà, chỉ hai
cố gắng thêm để kết hợp các chức vụ lãnh tụ đảng và người đứng đầu chính phủ
được tiến hành trong đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (Democrazia Cristiana), lần
đầu bởi Amintore Fanfani trong năm 1958, và lần khác bởi Ciriaco De Mita trong
năm 1988, mà đã gây ra sự phản kháng mạnh từ một số phái của Democrazia
Cristiana (Bettcher 2005; Vercesi 2013). Một tính hết sức mới đã xuất hiện trong
các năm 1990 sau khi đưa các quy tắc bầu cử đa số vào, khi các liên minh cả
trung-hữu lẫn trung-tả đã bắt đầu cho biết ứng viên cho chức thủ tướng trước các
cuộc bầu cử.7 Trong năm 1994 Silvio Berlusconi đã trở thành thủ tướng với
cương vị lãnh tụ của liên minh trung-hữu: điều này đã được xem là một trong
những đổi mới thích đáng hơn trong quá độ chuyển đổi Italia, bất chấp sự thực
rằng các thủ tướng trung-tả đã chẳng bao giờ tập trung hai vai trò của thủ tướng
và bí thư đảng trong cùng thời kỳ (Campus and Pasquino 2006). Tình hình đã
tiến một bước sau bầu cử quốc gia 2013, khi ba đảng đã nhận được hơn 20%
phiếu mỗi đảng, như thế đem lại một format ba cực cho hệ thống đảng Italia.
Thật vậy, lần đầu tiên, thủ tướng, thay cho việc đại diện cho người đứng đầu của
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   101  

liên minh thắng cử, đã là lãnh tụ của đảng lớn. Như thế, Matteo Renzi, bên cạnh
việc là Thủ Tướng trẻ nhất từ trước đến nay của Italy, cũng là lãnh tụ đảng Italia
đầu tiên trở thành người đứng đầu chính phủ qua sự lựa chọn của một đảng độc
nhất. Theo cách này, các thủ tướng Italia đang trở nên giống các đồng nghiệp Âu
châu của họ hơn.
Mặc dù các nghiên cứu về các lãnh tụ đảng là rất hiếm trong văn học khoa
học chính trị, những người đứng đầu đảng là các diễn viên chủ chốt của những
sắp đặt thể chế dân chủ, và họ ngày càng trở thành trung tâm của bộ máy chính
phủ. Hơn nữa, nhờ việc leo tới đỉnh cao nhất của chính phủ, họ cũng được lợi từ
tất cả các cơ hội chính trị mà chính trị cá nhân mới chào mời họ, bắt đầu với một
mức ủng hộ tămg lên từ toàn bộ cử tri, mà cổ vũ họ để trở thành tiếng nói, và sự
biểu hiện trực tiếp, của các công dân.

4.3 SỰ ỦNG HỘ BẦU CỬ, CŨ VÀ MỚI

Bằng việc leo lên đỉnh của các định chế chính trị, các lãnh tụ đảng có thể tính đến
sự ủng hộ bầu cử đến từ (hai kiểu khác nhau của) sự gắn bó cử tri. Kiểu thứ nhất
nói đến sự gắn bó với đảng, một trong những yếu tố quyết định bỏ phiếu quan
trọng nhất trong quá khứ của các nền dân chủ Tây phương. Trong nửa sau của thế
kỷ thứ hai mươi, «ít khái niệm, nếu có chút nào, đã có một tác dụng đòn bẩy lớn
như vậy trong nghiên cứu bầu cử hơn là khái niệm về sự gắn bó đảng (party
identification)» (Garzia 2013a, 533), một khái niệm dựa vào sự quan sát rằng các
cử tri có khunh hướng bày tỏ một sự trung thành ổn định với một đảng theo thời
gian. Vì về mặt truyền thống chính trị đã hết sức bị ảnh hưởng bởi các sự chia
tách xã hội, hầu hết cử tri đã đồng nhất mình với các đảng chính trị lớn phù hợp
với sự thuộc về một nhóm xã hội cụ thể của họ.8 Trong thời kỳ này, các lãnh tụ
đảng đã có được sự hợp pháp hoá của họ từ sự thực rằng họ đã là những đại diện
cao nhất của một đoàn thể mà các cử tri cảm thấy gần gũi, một quá trình đã mất
tầm quan trọng trong thời gian gần đây, thế nhưng đã chưa biến mất hoàn toàn.
Những nghiên cứu gần đây xác nhận rằng nhận thức của các công dân về các
lãnh tụ đảng liên hệ với các khuôn mẫu (stereotype [hay định kiến]) đảng phái,
được sử dụng bởi những người với ít thông tin chính trị cũng như các cử tri tích
cực tham gia hơn (Bittner 2011). Phương sai được giải thích trong một mô hình
đa-nguyên nhân về bỏ phiếu cho phép chúng ta suy nghĩ rằng các đánh giá lãnh
tụ vẫn dựa vào cảm giác chính trị có trước đối với các đảng chính trị (Holberg
and Oscarsson 2011; Bellucci et al. 2015). Tuy nhiên, có thể quan sát thấy rằng
trong một thời đại của sự cá nhân hoá chính trị, các lãnh tụ đảng có sức mạnh
đáng kể để uốn nắn đảng chính trị của chính họ, để cho các đánh giá về một đảng
và lãnh tụ chính trị của nó có khuynh hướng là cùng một người.9 Đặc biệt, trong
102   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

trường hợp của các đảng cá nhân, đảng “chính là” lãnh tụ của nó, vì nó được xây
dựng bởi nhà sáng lập của nó như một cỗ máy của sự ưng thận cá nhân.
Việc này dẫn chúng ta đến hình thức thứ hai của sự gắn bó bầu cử (electoral
identification) liên hệ với sự lãnh đạo (Mughan 2000; Karvonen 2010) và thường
với một sự tăng lên có hệ thống của các tác động lãnh đạo lên các kết quả bầu cử.
Một hình ảnh sắc nét được đưa ra bởi sơ đồ giải tích được Luigi Di Gregorio
trình bày bên trong ngữ cảnh rộng hơn của một từ điển về các khái niệm chính trị
chính.10 Tác giả xuất phát từ một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn về ứng xử bầu cử
tại Hoa Kỳ nhằm để phân loại các phương thức bỏ phiếu của các công dân thành
ba loại: “bỏ phiếu ý thức hệ (ideological vote)” dựa vào sự gắn bó ổn định; “bỏ
phiếu ý kiến (opinion vote)” liên quan đến sự phán xét duy lý về các chương
trình của một đảng và ứng viên; và “bỏ phiếu lợi ích (interest vote)” theo những
cân nhắc hữu hình về lợi ích vật chất của sự lựa chọn bầu cử cho công dân/cử tri
(Campbell et al. 1960; Pasquino and Parisi 1977). Thế nhưng Yet Di Gregorio
lưu ý rằng khung khổ lý thuyết truyền thống này không cho phép chúng ta phân
tích, hay dự đoán, các hình mẫu bầu cử gần đây hơn. Thực vậy, nhằm để hiểu các
xu hướng hiện thời, là cần thiết để đưa thêm một kiểu mới của động cơ thúc đẩy
cử tri: “sự bỏ phiếu dân tuý (populist vote)” hay “sự bỏ phiếu charismatic,” «mà
hiện nay là rất quan trọng trong nhiều nền dân chủ Tây phương. Như các thí dụ,
hãy chỉ nghĩ về hiện tượng của Liên đoàn phương Bắc ở Italy, hay Đảng Tự do
Áo, hay Đảng Cải cách Canada, đặc biệt liên quan đến sự bỏ phiếu hoàn toàn dân
tuý chủ nghĩa và Forza Italia nhiều hơn như một biểu tượng của sự bỏ phiếu
charismatic. Sự cá nhân hoá chính trị được tạo ra bởi việc sử dụng thường xuyên
mang tính công cụ của truyền hình và phương tiện truyền thông mới, mà đã đi
theo khủng hoảng của các hệ tư tưởng (trong thời kỳ hậu-Chiến tranh Lạnh) đã
gây ra khủng hoảng và sự vượt qua đảng quần chúng, ủng hộ sự xuất hiện của
‘các đảng cá nhân’».
Một lượng tài liệu nghiên cứu to lớn chứng minh tính xác đáng của các nét
đặc điểm cá nhân trong các cuộc vận động bầu cử (Dalton et al. 2000; Tverdova
2011) và như một «nhân tố quan trọng trong ứng xử bỏ phiếu của các lãnh tụ»11
(Lobo and Curtice 2015, 247; Curtice and Lisi 2015). Các lãnh tụ là các diễn viên
chính trong việc định hướng các lựa chọn của các công dân, đảm đương vai trò
mà đã được thực hiện bởi các ý thức hệ hay các cương lĩnh trong quá khứ (Kaase
1994; King 2002; Aarts et al. 2011; Mughan 2015). Đặc biệt trong các hệ thống
chính trị mà trong đó một sự bỏ phiếu trực tiếp cho người đứng đầu hành pháp
được cho phép, lãnh tụ là một chiếc neo của sự gắn bó bầu cử, để cho nhân cách
tương ứng với một trong những nhân tố cốt yếu nhất trong các cuộc bầu cử dân
chủ trong những năm gần đây.12 Các nét đặc điểm cá nhân của các lãnh tụ, như
tính cách và bản lĩnh, nhưng cả các yếu tố cá nhân nghiêm ngặt và tư chất hơn
của hình ảnh của họ (Barisione 2014), có vẻ là thiết yếu để thắng các cuộc bầu
cử, như đã được lưu ý rằng «mỗi khi đấu tranh bầu cử, thường đúng là phương
tiện truyền thông quy cho các lãnh tụ và sự lãnh đạo một vai trò then chốt trong
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   103  

các kết cục» (Lobo and Curtice 2015). Cả trong các chế độ đại nghị đã vững chắc
nữa, bằng chứng đã được tìm thấy rằng cảm giác về sự gắn bó với các lãnh tụ
đảng là một trong những động cơ xác đáng nhất của tinh thần đảng phái (Garzia
2014). Vì cấu trúc chia tách truyền thống không còn cho phép sự cố chấp của sự
gắn bó đảng cũ nữa, các sự trung thành đảng phái «đã chuyển từ chỉ sự suy ngẫm
về các căn cước xã hội và ý thức hệ trước kia, sang kết quả của các thái độ cá
nhân đối với các đối tượng đảng phái dễ thấy hơn, tức là, các lãnh tụ của chúng»
(Garzia 2013b, 71).
Như thế, mặc dù đôi khi tài liệu nghiên cứu về các động cơ đằng sau các lá
phiếu có thể có vẻ chỉ tích luỹ một phần,13 không có sự nghi ngờ nào rằng các
lãnh tụ chính trị đang có được tính trung tâm. Bất chấp sự thực rằng các sự khác
biệt có thể được nghi nhận giữa các nước về mặt các biến thể cấu trúc trong
phương tiện truyền thông và các hệ thống chính trị (Holtz-Bacha et al. 2014) hay
trong phong cách và nhân cách của lãnh tụ (Foley 2000; Langer 2010; Campus
2016), lãnh tụ có thể có được một sự hợp pháp hoá trực tiếp–tựa dân cử (quasi-
plebiscitarian) (Poguntke 2005, 82)–ngay cả trong sự thiếu vắng của việc được
bầu chính thức như người đứng đầu chính phủ. Hệ thống truyền thông cũng đóng
góp cho sự bảo đảm sự nổi bật không bị tranh cãi cho các lãnh tụ về mặt đưa tin
được cá nhân hoá, như thế trái ngược hẳn với «logic cơ bản của các hệ thống đại
nghị mà trong đó đảng, chứ không phải ứng viên, đứng ở trung tâm của quá trình
chính trị» (Rahat and Hazan 2007, 66; Takens et al. 2015). Trong nhiều trường
hợp, sự nhấn mạnh bầu cử và phương tiện truyền thông đến các lãnh tụ là đáng
kể đến mức họ thường được cổ vũ mạnh mẽ, và được yêu cầu, để hành động như
các diễn viên tự trị trên vũ đài chính phủ.

4.4 SỰ LÊN CỦA CHÍNH PHỦ ĐƠN CHỦ (MONOCRATIC)

Liên quan đến chính phủ dân chủ, mặc dù «việc chia tách cá tính khỏi sự phân
tích chức vị thủ tướng là một việc bị tranh cãi kịch liệt» (Hermann 1995;
Bennister 2012, 4), vai trò của những yếu tố cấu trúc, như sự tổ chức lại chức vị
thủ tướng, đã thường được thừa nhận. Và, quả thực, trong nhiều chế độ đương
thời, sự tăng cường của các thủ tướng cũng liên hệ đến những cải cách tổ chức
mà đã tạo ra «một sự tập trung hoá tăng lên của uy quyền quanh người đứng đầu
hành pháp» (Peters et al. 2000, 7; Helms 2005; Johansson and Tallberg 2010),
đặc biệt bằng việc cung cấp cho họ nhân sự và cấu trúc cần thiết cho hoạt động
chính trị hữu hiệu.
Một quá trình như vậy đang xảy ra theo một cách rất nhanh chóng và rõ rệt.
Thí dụ, về phần Vương quốc Anh, Anthony King báo cáo rằng, cho đến Margaret
Thatcher, toàn bộ nhân sự của thủ tướng đã gồm một con số giữa hai tá và 30
người, với chỉ một nửa của nhóm nhỏ này tận tình nghiêm ngặt với chính sách
104   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

(King 1981). “Người đàn bà Thép” đã không cảm thấy cần để tạo ra một văn
phòng thủ tướng, mặc dù sự tập trung hoá tăng lên của việc hoạch định chính
sách đã bắt đầu rồi trong nhiệm kỳ của bà, và điều này làm cho thủ tướng có ưu
thế hơn trong các hoạt động hành pháp (Dowding 2013). Tuy vậy, sau khi bà rời
quyền lực, những thay đổi này đã dẫn đến một sự biến đổi thích đáng của bộ máy
nội các, để cho cơ sở nguồn lực của Downing Street được cải thiện đáng kể. Đặc
biệt dưới chức vị thủ tướng của Tony Blair, quá trình này đã trở nên rất rõ ràng.
Không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng cùng lãnh tụ đó đã xác định (phố)
Whitehall với hơn 2,000 nhân viên của nó như “văn phòng riêng” của ông và văn
phòng nội các đã trở thành một phần của một trung tâm thủ tướng hơn là để phục
vụ nội các một cách tập thể (Hennessy 2000; Heffernan 2003). Như Foley đã lưu
ý, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Blair, quan niệm về cấu trúc nội các đã thay đổi
phù hợp với vai trò và những chức năng thay đổi của Thủ tướng Anh: «nó trực
tiếp hơn đã trở thành một văn phòng hoặc một tập hợp của các đơn vị mà cung
cấp sự hỗ trợ, đặc biệt, cho Thủ tướng, như thế một Thủ tướng người muốn mở
rộng sự hỗ trợ về sự bố trí nhân sự có thể ngó sang cửa bên cạnh văn phòng nội
các để làm vậy» (được trích trong House of Commons 2014, 34). Ngoài ra, văn
phòng cá nhân của Thủ tướng tại Số 10 Downing Street đã gồm hơn 200 cố vấn
chính sách và nghiên cứu.
Như thế, nhất quán với một cách tiếp cận tâm lý học mà là rất khác so với
người ngoài cuộc Thatcher (Campus 2016, 151), cố gắng của Blair đã là thể chế
hoá sự lãnh đạo của ông vì «ông đã muốn các quyết định xuất phát từ một điểm
trung tâm hơn là từ một loạt những nam tước cấp bộ hay những quá trình tập thể.
Lõi của hành pháp là ở Số 10, mà có nhân sự tăng lên đáng kể, nhất là những cố
vấn đặc biệt, hai trong số họ sẽ có quyền để hướng dẫn các công chức»
(Kavanagh 2005, 12). Đây là quá trình cũng được những người kế nhiệm ông ta
làm theo: mặc dù sau Blair số nhân viên của các văn phòng tập trung đã giảm
một phần như một phản ứng chống lại một cảm giác quá nhiều sự kiểm soát từ
trên đỉnh xuống, sau một thời gian ngắn số chúng đã lại tăng lên. Thí dụ, trong
khi số các cố vấn đặc biệt đã là một hoặc hai cho đến Thatcher, nó đã tăng lên
«27 dưới thời Blair, trước khi giảm xuống 18 dưới thời Brown, 12 dưới thời
Cameron lúc đầu, rồi lại tăng lên 20» (Dowding 2013, 623; Bennister and
Heffernan 2012).
Sự bành trướng của văn phòng thủ tướng cũng được phản ánh trong sự phát
triển của chức vị chancellor (thủ tướng) Đức. Tại Cộng hoà Liên bang Đức, mặc
dù các quyền lực chính thức của chancellor đã không được sửa đổi trong vài thập
niên qua, người đứng đầu hành pháp đã tận dụng các quá trình cấu trúc mà đã
tăng cường vai trò của thủ tướng trong nhiều hoạt động chính phủ, như Âu châu
hoá chính trị quốc gia. Bởi thế văn phòng của Chancellor Liên bang đã được biến
thành một cấu trúc được vận hành rất hiệu quả, mà tiềm lực của nó đã được sử
dụng theo cách khác nhau phù hợp với thẩm quyền và phong cách lãnh đạo của
thủ tướng. Trong khi sự nổi lên của một văn phòng hiện đại của thủ tướng đã
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   105  

được cho là do sáng kiến chính trị của Willy Brandt và Horst Ehmke, có thể nhớ
lại rằng vào cuối các năm 1980, Thủ tướng Kohl đã vẫn thích dựa vào sự tinh
thông của các cộng tác viên thân cận nhất của ông hơn là vào một bộ máy được
tổ chức tốt (Müller-Rommel 1994, 2000). Trong thời gian gần đây hơn, dưới
chức vị thủ tướng đã có thiên hướng hơn tới chính trị cá nhân, như chính trị của
Angela Merkel (Clemens 2011), văn phòng thủ tướng đã được tăng cường cả
trong văn phòng riêng của thủ tướng, mà có số nhân viên gần 20 quan chức đảng
những người rất thân thiết với thủ tướng và các quan chức chính trị được chỉ
định, cũng như trong phủ thủ tướng, có 600 công chức hầu hết được bản thân thủ
tướng bổ nhiệm (Truswell and Atkinson 2012). Như thế, nếu chúng ta lấy vài con
số liên quan đến nhân viên Văn phòng Thủ tướng, một bức tranh rất rõ nổi lên,
cho thấy văn phòng bành trướng từ một đơn vị tổ chức thô sơ tới một trong
những trung tâm chính phủ lớn nhất trong thế giới Tây phương: nó đã có
«khoảng 120 nhân viên dưới nhiệm kỳ của Adenauer (1949–1963) khi nó bắt đầu
tăng với một tốc độ trung bình hàng năm 4,3 phần trăm trong bốn thập niên tiếp
sau» (Poguntke 2005, 70).
Sự bành trướng của hành chính hành pháp chóp bu tạo thành một xu hướng
lịch sử, mà cũng đã tác động đến các nước đã nhấn mạnh bản chất thân thiện
đồng nghiệp của chính phủ cho đến gần đây, với ít năng lực hướng dẫn và lái về
phần của người đứng đầu chính phủ.14 Khoảng 30 năm trước, học giả và cựu bộ
trưởng Italia Sabino Cassese đã phàn nàn về sự thiếu hoạt động thống nhất và
hiệu quả của thủ tướng Italia bằng nêu lên một câu hỏi quyết liệt và thách thức:
«có một chính phủ ở Italy không?» Theo quan điểm của ông, Italy đã rất muộn
trong việc trao cho thủ tướng một địa vị xứng đáng để lãnh đạo các hoạt động
hành pháp, mặc dù cái gì mới đã bắt đầu nổi lên chầm chậm với các cải cách về
Presidenza del Consiglio (Chủ tịch Hội đồng), mà đã trao các quyền lực mới và
các công cụ tổ chức cho các thủ tướng. Thực vậy, bản chất đa trung tâm của hệ
thống chính trị Italia đã kết thúc sự thấm vào bản thân chính phủ (Cotta 1988),
với kết quả là thủ tướng không có nhiều quyền lực hơn cá nhân các bộ trưởng
khác. Trái lại, từ một quan điểm tổ chức, có thể được nhớ hại rằng mỗi Bộ đã có
một bộ máy quan liêu hỗ trợ để nó sử dụng, thủ tướng đã không thể trông mong
vào các nguồn lực và nhân viên của một bộ cụ thể. Là đủ để lưu ý rằng chính phủ
Italia ban đầu đã được Bộ Nội vụ cho ở trọ, và chỉ trong 1961 nó đã chuyển sang
địa điểm của riêng nó ở Palazzo Chigi, với một nhân sự cực kỳ nghèo nàn gồm
chỉ 50 người (Calise 2015).
106   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

Vào cuối những năm 1980, vai trò của thủ tướng đã bắt đầu nổi lên qua sự
tăng cường của văn phòng thủ tướng, mà «có khả năng nắm lấy những quyền lực
cần thiết và kiểm soát những quyền hạn cần thiết nhằm để đưa ra một số phương
hướng chính cho chính phủ» (Cassese 1980, 181). Với Sắc lệnh 3003/1999, một
cuộc cải cách đã được theo đuổi nhắm tới việc làm rõ sự phân biệt giữa những
cấu trúc chức tổng thống và những văn phòng của các bộ trưởng khác, bên cạnh
việc trao cho thủ tướng những công cụ cụ thể hơn để thực hiện chương trình
chính trị của mình (Pajno and Torchia 2000; Criscitiello 2004). Bộ máy tổng
thống đã mở rộng trong vài thập niên qua phù hợp với quyền tuỳ nghi tăng lên
dần của thủ tướng trong việc định hình những cấu trúc hành chính chóp bu
(Grisolia 2011; Cuniberti 2015; Cotta and Marangoni 2015). Đặc biệt, nhân viên
của thủ tướng được tuyển mộ cho bốn văn phòng: ban thư ký của thủ tướng, văn
phòng báo chí, văn phòng của cố vấn ngoại giao và văn phòng của cố vấn quân
sự.
Hơn nữa, một yếu tố rất thiết yếu trong quá trình này là sự mở rộng những
nguồn lực và sự xác định các cấu trúc được tập trung hoá để quản lý truyền thông
đại chúng. Xu hướng này đã được thấy trước ở Hoa Kỳ, nơi sự truyền đạt và
thuật hùng biện (rhetoric) tổng thống đã giành được sự xác đáng tăng lên với sự
phổ biến của truyền thông như truyền hình trong các năm 1980 (Tulis 1987;
Stuckey 1991). Xu hướng này thấy một sự phát triển nhanh ở các nước Âu châu
theo chế độ đại nghị, nơi quá trình chuyên nghiệp hoá của văn phòng thủ tướng
đã là điều kiện trước hết cho sự quản lý hiệu quả truyền thông chính phủ. Bằng
việc phân tích một tập hợp lớn của các nền dân chủ đương thời, Negrine et al.
(2007, 18) «đã nhận diện một quá trình tập trung hoá, cả bên trong các đảng
chính trị lẫn trong chính phủ, mà đã tạo ra một khung khổ chặt chẽ cho sự kiểm
soát và sự quản lý các chức năng truyền thông.» Một trong những thí dụ xác đáng
nhất, lại lần nữa, là thủ tướng Anh, người, trong 30 năm qua, đã coi truyền thông
công cộng là một nguồn lực hùng mạnh và đã trao sự ưu tiên cao cho sự quản lý
truyền thông. Việc này cũng đã gồm việc bổ nhiệm các cố vấn cá nhân cho đoàn
tuỳ tùng Downing Street, giống văn phòng báo chí «đã được mở rộng hết sức bởi
Blair trong một biện pháp bị phê phán rộng rãi như [biện pháp] ‘tổng thống’»
(Seymor-Ure 2003, 19). Đáng lưu ý rằng văn phòng báo chí, một đơn vị thô sơ
khi Clement Attlee lên nắm quyền trong năm 1945, và các đơn vị truyền thông
khác đã trải qua một quá trình mở rộng và đa dạng hoá đáng kể theo thời gian.
Trong các nước khác như Italy, nơi một quá trình gây ấn tượng sâu sắc của sự cá
nhân hoá chính trị nhấn mạnh một vai trò tích cực hơn của các lãnh tụ chính trị
trong thời gian gần đây, sự phát triển này đã mạnh mẽ hơn, với thủ tướng tăng
cường các cấu trúc tổ chức và nhân sự cho truyền thông công cộng bất chấp sự
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   107  

lập pháp rời rạc trong lĩnh vực này. Đặc biệt, như phần của một xu thế chung hơn
để tăng cường các năng lực hành pháp, Bộ Thông tin và Xuất bản Italia đã trải
qua sự tổ chức lại quan trọng về mặt cấu trúc và các chức năng, để cho bây giờ
nó chịu trách nhiệm về việc tạo ra các chiến dịch truyền thông cho chức vị thủ
tướng.
Một khía cạnh liên quan, và tượng trưng, của quá trình này là việc sử dụng
thăm dò dư luận, mà là một trong những công cụ tiêu biểu nhất về cách mà các
lãnh tụ tương tác với công chúng nói chung trong thời đại cá nhân hoá.15 Đi theo
con đường Hoa Kỳ, nơi sự phổ biến của chức tổng thống dân cử (plebiscitary) đã
có nghĩa rằng vào 1960, «người thăm dò ý kiến đã trở thành một phần chính quy
của lõi nội bộ của mỗi [chủ] Nhà Trắng và mỗi tổ chức ứng viên tổng thống»
(Lowi 1985, 62; Eisinger 2003; Heith 2004), các thủ tướng đã thể chế hoá các
văn phòng ở mức quốc gia nhằm để theo dõi công luận và họ trở nên dễ thấy và
nổi tiếng hơn trong con mắt của các công dân trong một loại chiến dịch vận động
thường xuyên. Trong những nước Âu châu nơi ảnh hưởng của mô hình Mỹ mạnh
hơn, như Vương quốc Anh và Pháp (Blondiaux 1988), cũng như trong những
nước miễn cưỡng hơn để chấp nhận ý tưởng về các cuộc thăm dò ý kiến cho các
mục đích chính trị, như Italy, những cấu trúc cho sự quản lý truyền thông và
thăm dò dư luận đã được thể chế hoá và tập trung hơn nhằm «để nâng cao sự
nhận thức chung, sự hiểu và sự chấp nhận những quyết định của chính phủ»
(Reda 2013, 277).

4.5 CÁC LUẬT HÀNH PHÁP

Tính trung tâm mới của các lãnh tụ chính trị trong vũ đài chính phủ cũng đã sửa
đổi cách mà theo đó pháp chế được ban hành. Thật vậy, vì các lãnh tụ trở nên
hùng mạnh hơn, đã cũng có một xu hướng để trao cho họ đầy đủ trách nhiệm để
cai trị. Hệ quả là, khi một lãnh tụ có được một mức độ lớn của sự nổi tiếng và
tính dễ thấy, «một vòng luẩn quẩn có thể xảy ra ở nơi các tổng thống phá vỡ sự
bế tắc lập pháp bằng ‘việc giải quyết’ các vấn đề cấp bách với các sắc lệnh đơn
phương mà thường vượt quá xa quyền hạn hiến pháp chính thức của chúng»
(Ackerman 2000, 646–647). Điều này là điển hình của chính phủ Mỹ, nơi các
tổng thống, đặc biệt trong các thời kỳ thường xuyên của chính phủ bị chia rẽ,16 có
thể tiến hành việc hoạch định chính sách một mình, thường cũng kêu gọi công
luận nhằm để củng cố vị thế của họ (Cox and Kernell 1991).17 Thí dụ, trong vài
năm qua, Barack Obama đã xem xét một nghiên cứu trường hợp về sự quyết
đoán của quyền lực hành pháp, bởi vì, sau khi bị Hạ Viện cản trong phần lớn
108   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

nhiệm kỳ của mình, ông đã tìm cách để hành động qua các quy chế tự trị hơn
trong các lĩnh vực thích hợp.18 Thế mà một hoàn cảnh tương tự có vẻ áp dụng
cho quá trình tổng thống hoá tác động đến nhiều nền dân chủ đại nghị,19 nơi sự
chuyển quyền lực từ quốc hội sang một chính phủ ngày càng bị cá nhân hoá, là
một trong những xu thế rõ rệt nhất.
Trong nhiều nền dân chủ Âu châu, sự mở rộng quyền lực chuẩn tắc của
chính phủ đã được thực hiện qua việc sử dụng tăng lên của cái gọi là những dự
luật khẩn cấp (emergency bills) hay những hình thức khác của pháp chế tự trị về
phía chính phủ. Quá trình này đã được chú ý rồi trong giữa những năm 1990: thí
dụ, Carey và Shugart đã nhận thấy rằng sự tập trung hoá quyền lực hành pháp đã
được nhận thấy trong cả những nền dân chủ cũ hơn lẫn những chế độ mới hơn tại
Mỹ Latin và trong vùng hậu-cộng sản. Đặc biệt, «nơi sự ủng hộ quốc hội cho
những nội các đã ít nhất quán . . . không chỉ các nội các là bất ổn định hơn,
nhưng quyền lực sắc lệnh cũng trở thành một phương tiện đối phó với những sự
bế tắc hành pháp-lập pháp» (Carey and Shugart 1998, 296). Một thí dụ rõ được
họ thuật lại là Pháp, nơi các sác lệnh hành pháp thường thay thế việc sử dụng các
kênh lập pháp chính quy bằng việc áp đặt một sơ đồ “chấp nhận hay bác bỏ cả
gói (take it or leave it)”. Thật vậy, nhắc nhở chúng ta rằng Hiến pháp của nền
Cộng hoà Thứ Năm của Pháp đã đưa ra một sự bỏ phiếu cả gói và bỏ phiếu tín
nhiệm như một cách để làm tăng các quyền lực lập pháp của hành pháp (Huber
1998, 234). Và sự dàn xếp này, như một dấu hiệu của parlementarisme
rationalisé (chế độ đại nghị được duy lý hoá), đã có những tác động đáng kể lên
sự ra quyết định đến mức một sự bỏ phiếu cả gói đã được sử dụng hơn 300 lần
giữa 1959 và 1994, trong khi thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm đã được chấp nhận 77
lần, như thế trở thành một «yếu tố thiết yếu trong công thức thể chế cho sự ổn
định chính trị» (Huber 1996, 4).
Pháp chế hành pháp cũng đã tăng lên ở Tây Ban Nha nữa. Sự đa dạng của
các lý do được chính phủ Tây Ban Nha đưa ra cho việc đề xuất các sắc lệnh gợi ý
bản chất thay đổi của pháp chế khẩn cấp, thông qua từ việc sử dụng ngoại lệ đến
việc sử dụng hầu như hàng ngày. Thay cho là một công cụ được thực hiện chỉ
trong các trường hợp «đặc biệt và cần thiết cấp bách» thật sự và đích thực, các
sắc lệnh đã trở thành một trong những tiếng nói quan trọng nhất của chính phủ
(Garzia 2013). Như những công cụ cho phép chính phủ Tây Nam Nha thực hiện
chương trình nghị sự của nó và vượt qua đối lập, các sắc lệnh đã được chấp nhận
rộng rãi, đặc biệt trong các trường hợp chính phủ thiểu số, khi «trung bình hành
pháp ban hành 63 luật sắc lệnh so với 33 trong các cơ quan lập pháp với các
chính phủ đa số,» với kỷ lục của 85 luật sắc lệnh tạo ra bởi chính phủ thiểu số
Aznar (Field 2009, 429). Một sự giải thích cho xu hướng này có thể được cung
cấp bởi cấu hình hiến pháp của decreto-ley (luật sắc lệnh), mà không cho phép
quốc hội can thiệp với những sửa đổi của riêng nó đối với văn bản của hành
pháp. Hơn nữa, mặc dù mỗi sắc lệnh phải được Quốc hội thông qua trong vòng
39 ngày kể từ ngày ban hành [để trở thành luật-sắc lệnh], sự thực rằng quốc hội
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   109  

đã luôn luôn phê chuẩn văn bản xác nhận rằng có thể tiện lợi đến thế nào cho các
chính phủ Tây Ban Nha để viện đến kênh lập pháp này (Carmona Conteras
2006).
Trong 40 năm qua, lập pháp bằng các sắc lệnh cũng đã được cho là lĩnh vực
chính của sự mở rộng lập pháp của chính phủ Italia (Cazzola and Morisi 1981;
Caretti 1991; Calise 1997; Musella 2012b). Trên thực tế, như đã được lư ý trong
phân tích so sánh, có lẽ trong không nền dân chủ đã công nghiệp hoá tiên tiến
khác nào việc sử dụng pháp chế sắc lệnh lại đã nổi bật như ở Italy kể từ giữa
những năm 1970. Một loại «sự sử dụng thường xuyên của các sắc lệnh» có vẻ là
một đặc điểm chung trong lịch sử cộng hoà Italia, do sự cần thiết của việc tìm ra
một giải pháp chính trị cho các quan hệ hành pháp/lập pháp khó khăn. Sự leo
thang về số các sắc lệnh đã là đối tượng của sự phê phán rộng rãi và lặp đi lặp lại
vì những lý do khác nhau. Những sắc lệnh khẩn cấp đã thường được ban hành
dựa trên sự biện minh đáng ngờ về “sự cần thiết và sự cấp bách,” mặc dù những
nguyên tắc như vậy phải tạo thành chính tiền đề cho sự tồn tại của chúng: «trong
thực tiễn, các chính phủ đã thường sử dụng những luật sắc lệnh đơn giản bởi vì
chúng đã không có khả năng khiến những dự luật của chúng được thông qua
trong Quốc hội đủ nhanh và mà không có quá nhiều sửa đổi» (Vassallo 2007,
698).
Ban đầu, các sắc lệnh khẩn cấp hành pháp cũng đã tăng nhanh do tập quán
phổ biến của “việc lặp lại” chúng sau thời kỳ hiệu lực bị hạn chế của chúng. Mỗi
khi những sắc lệnh không được biến đổi thành luật bên trong thời hạn được Hiến
pháp quy định, chúng được ban hành lại lần nữa và vì thế được duy trì như một
luật cho hai tháng nữa, vì thế làm quá tải các hoạt động nghị viện thông qua một
«cơ chế suy tàn[hết hạn]-lặp lại-hành động» liên tục (Simoncini 2006, 21). Kể từ
cơ quan lập pháp thứ 6 (1972–1976), số các dự luật khẩn cấp đã tăng lên liên tục:
«từ 26 sắc lệnh được đề xuất trong cơ quan lập pháp thứ nhất, mà đã kéo dài 5
năm (1948–1953), chúng ta nhận biết hơn 100 sắc lệnh trong cơ quan lập pháp
VI, gần 500 trong cơ quan lập pháp XI, và gần 600 trong cơ quan lập pháp XII,
mà cả hai đã chỉ kéo dài có hai năm (1992–1994 và 1994–1996)» (Lazzarin and
Pizzetti 1997). Tập quán lặp lại những sắc lệnh đã bị gián đoạn trong thời gian
ngắn khi Toà án Tối cao Italia trong năm 1996 đã ban bố một phán quyết tuyên
bố rằng tập quán lặp lại sắc lệnh đã làm thay đổi những đặc điểm cơ bản của hình
thức chính quyền Italia bằng việc loại bỏ thẩm quyền làm luật bình thường khỏi
Quốc hội. Thế nhưng, bất chấp sự can thiệp của Toà án Hiến pháp, số các sắc
lệnh được ban hành dường như đã vẫn không đổi qua các năm, với kết quả là, khi
xem xét số luật bình thường trong quan hệ với những nguồn chuẩn tắc khác,
chúng ta có thể quan sát một sự tăng lên đáng kể về số các luật-sắc lệnh trong 20
năm qua, vì chúng tạo thành một phần quan trọng của toàn bộ sự làm luật
(Musella 2012a).
110   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

Ý tưởng về một hành pháp mạnh hơn, với các công cụ lập pháp hùng mạnh,
cũng là hệ quả của sự thực rằng chính phủ vẫn không có khả năng kiểm soát một
quốc hội đang trở nên ngày càng bị phân mảnh. Về trường hợp Italia, phải lưu ý
rằng các lãnh tụ đảng mạnh và dễ thấy đã cùng tồn tại với những mức cao của
tính vô kỷ luật đảng, như thế cho thấy rằng ảnh hưởng của lãnh tụ lên việc ra
quyết định nội bộ trong đảng là không cùng thứ như việc điều khiển các MP (các
nghị sĩ) (Musella 2014a). Mặc dù sau vụ bê bối Tangentopoli, sự lên của đảng cá
nhân được đồng nhất với Forza Italia đã ám chỉ cả sự tạo ra một mô hình mới
của tổ chức đảng lẫn sự chấp nhận một ý tưởng dân cử (plebiscitary) hơn về sự
đại diện chính trị (Calise 2010 [2000]), hai thập niên sau, sự cá nhân hoá chính trị
đã cho thấy mặt khác, vì nó đã dính líu không chỉ những mức cao hơn của tổ
chức đảng, mà cả những mức thấp hơn. Thật vậy, một hình thức cá nhân hoá đã
làm giảm tính cố kết của các đảng chính trị, cũng đã làm giảm mức độ kỷ luật
đảng trong các định chế đại diện. Dữ liệu về các sự đào ngũ nghị viện xác nhận
một sự sụt giảm lòng trung thành với đảng và các liên minh nữa. Một số gia tăng
của các MP đã quyết định để thay đổi nhóm nghị sĩ của họ trong cơ quan lập
pháp, và số phiếu chống trong các hoạt động nghị viện vượt quá xa các mức của
các nền dân chủ Tây phương khác (Giannetti and Laver 2009), để đã có hàng
ngàn cuộc nổi loạn của các nhà lập pháp chống lại các lập trường của các nhóm
họ đã thuộc về.
Tín hiệu rõ nhất về khó khăn mà các lãnh tụ đảng đã chịu đựng trong việc
kiểm soát đảng/liên minh của họ trong khi họ đảm nhiệm cương vị thủ tướng liên
quan đến việc sử dụng theo hàm số mũ của sự bỏ phiếu tín nhiệm nhằm để tránh
sự bất đồng nội bộ trong quá trình chuẩn y một luật. Không phải sự trùng hợp
ngẫu nhiên rằng Matteo Renzi đã lập một kỷ lục trong lịch sử cộng hoà về những
cuộc bỏ phiếu tín nhiệm về những luật quốc hội, với 18 cuộc bỏ phiếu trong chỉ
sáu tháng. Mặc dù Italy tiêu biểu cho một trường hợp khá cực đoan về mặt sự
phân mảnh nghị viện, những khó khăn mà Renzi đã phải đối mặt là giống như
những khó khăn của các lãnh tụ Âu châu khác ở mức độ nào đó. Thật vậy, khủng
hoảng của các hệ thống đảng truyền thống dường như là một xu hướng chung của
hầu hết các nền dân chủ đương thời. Thí dụ, tại Vương quốc Anh bất chấp một
truyền thống dài của chế độ lưỡng đảng, một chính trị nhiều-đảng mới đã được
nuôi dưỡng bởi sự lên của UKIP, mà đã về đầu trong trong các cuộc bầu cử Âu
châu 2014 và rồi đã được 12, 6% số phiếu trong tổng tuyển cử Anh năm 2015.
Ngoài ra, sự thiếu kỷ luật nghị trường và các sự nổi loạn ghế sau đã được ghi lại
rồi như một đặc điểm thường xuyên tăng lên của chính trị nghị trường; thí dụ, đã
được lưu ý rằng «các thành viên chính phủ của quốc hội đã bỏ phiếu chống lại
đường lối của đảng họ trong 35 phần trăm của những sự phân chia để bỏ phiếu ở
Hạ viện từ 2010 đến 2015, một kỷ lục hậu-chiến, và một sự gia tăng 7 phần trăm
từ quốc hội trước dưới chính phủ Công Đảng của Tony Blair và Gordon Brown»
(Blackbourn and Davis 2016, 211). Chế độ lưỡng đảng truyền thống Âu châu
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   111  

khác ở Tây ban Nha cũng bị thách thức bởi sự xác nhận của các đảng mới như
Podemos và Ciudados, mà cùng nhau được hơn 30% số phiếu. Tính đến các nước
Âu châu khác nữa, một hình mẫu dài hạn của sự bất ổn định bầu cử lớn và một sự
giải thể chế hoá (de-institutionalization) của các hệ thống đảng Âu châu đã được
phân tích từ một viễn cảnh kinh nghiệm và có hệ thống (Chiaramonte and
Emanuele 2015). Hơn nữa, trong chừng mực liên quan đến chính trị lập pháp,
bằng việc khai thác một bộ dữ liệu gồm 239 quan sát mức đảng trong 20 nước,
Diana Z. O’brien và Yael Shomer nhận thấy rằng gần một phần ba (78) các đảng
biểu lộ sự chuyển đổi (switching) [sự đào ngũ] nào đó: «đây là một phát hiện
quan trọng trong và của bản thân nó, vì nó chứng tỏ rằng sự đào ngũ không phải
là một hiện tượng hiếm, mà thay vào đó là một vấn đề nghiêm trọng đối mặt với
các đảng trong các nhà nước dân chủ» (2013, 131). Mặc dù diễn biến này đã chỉ
hiếm khi được đề cao trong tài liệu nghiên cứu về chính trị so sánh, nó có báo
hiệu rằng khả năng của tính độc lập hoặc nổi loạn của các nhà lập pháp là cao
hơn nhiều so với trong quá khứ.
Sự ưa thích cho sự lập pháp đơn phương về phần lãnh tụ đảng/thủ tướng dẫn
ông ta đến một vị thế nghịch lý và nguy hiểm. Bất chấp sự kiểm soát của ông ta
đối với hành pháp cũng như tổ chức đảng, ông ta thường không thể trông mong
vào sự trung thành của một đa số nghị viện có kỷ luật–đặc biệt trong các hệ thống
nhiều đảng hoặc trong một nước được đặc trưng bởi một mức độ phân mảnh cao.
Điều này, đến lượt, nuôi dưỡng một vòng xoáy của sự ngờ vực lẫn nhau, dẫn đến
những sự thử ngày càng thường xuyên của chính phủ để đưa ra sự lập pháp tự trị,
như thế tăng cường thêm ưu thế của nó (Musella 2014b, 6).

4.6 TỚI MỘT KỶ NGUYÊN CỦA CÁC LÃNH TỤ CÁ NHÂN

Câu hỏi về liệu chúng ta có vẫn đang sống trong một thời đại của chính phủ đảng,
mà Richard Rose (1983) đã nêu ra khi nhìn vào những thay đổi đã xảy ra trong
quốc hội Anh trong các năm 1970, có thể không có một câu trả lời dễ bây giờ.
Điều này không nói rằng đảng kết thúc–như sự sụp đổ trong chính trị dựa vào tư
cách đảng viên có thể cũng gợi ý 20–và rằng hệ thống chính trị của chúng ta phải
sống sót và hoạt động mà không có chúng. Đúng hơn, nó nhấn mạnh sự chuyển
quyền lực hướng về đỉnh của các đảng chính trị mà tiêu biểu cho một cuộc cách
mạng thật sự trong chính trị đảng đương thời (Musella and Webb 2015).
Tính xác đáng tăng lên của các lãnh tụ đảng trong các nền dân chủ đương
thời có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh. Với vài ngoại lệ, các lãnh tụ
đảng chiếm một ghế trong một viện quốc hội, thường thuộc về các uỷ ban thích
đáng nhất hoặc hoạt động như các lãnh tụ của nhóm đa số hay đối lập. Họ có thể
chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ chính phủ bởi vì, với cương vị thủ tướng hoặc
một thành viên nội các, họ tạo thành nhóm hành pháp. Trong một số tăng lên của
112   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

các trường hợp, họ cũng thuộc về các cơ quan đại diện ở mức địa phương hay
mức siêu quốc gia, phù hợp với một xu hướng mà báo hiệu bản chất đa-tầng của
chính quyền đương thời. Như Pilet và Cross (2014) đã nhấn mạnh, thẩm quyền
của các lãnh tụ đảng còn xa mới là có tính chất giai thoại, vì họ đã có được một
vị trí cốt yếu trong các hoạt động lập pháp và chính phủ, như thế đang trở thành
trung tâm của quá trình xác định các chính sách công.
Đặc biệt, chương này đã tập trung vào một hoàn cảnh ngày càng phổ biến, cụ
thể là sự thực rằng lãnh tụ đảng và người đứng đầu chính phủ thường là một và
cùng một người. Giữa 1990 và 2015, hơn 60% số các thủ tướng trong 15 nền dân
chủ của chúng ta đã cũng là chủ tịch đảng. Trong các trường hợp này, các lãnh tụ
đảng đã lợi dụng đầy đủ quá trình cá nhân hoá chính trị, cho phép họ trở thành
một số trong số những nhân vật thiết yếu nhất trong các nền dân chủ đương thời.
Thật vậy, thường sau khi được bổ nhiệm bởi các đảng viên hoặc những người
ủng hộ ngây thơ, như được chỉ ra trong Chương 2, họ cũng nhận được một thặng
dư của sự hợp pháp hoá khi họ leo lên đỉnh hành pháp.
Mặc dù nghiên cứu về các cuộc bầu cử đã chứng tỏ rằng số phiếu có thể
được xem như kết quả của một tập hợp phức tạp của các biến số, tác động lãnh tụ
đã trở thành một trong những nhân tố xác đáng nhất trong việc xác định các lựa
chọn của công dân. Như một hệ quả, ngay cả trong sự thiếu vắng của một cuộc
bầu cử trực tiếp người đứng đầu chính phủ, các lãnh tụ chính trị có thể có được
một mức cao của sự ủng hộ cá nhân từ toàn bộ cử tri với không sự trung gian nào
của đảng. Rồi, một khi đã được bầu, họ có thể xác nhận và làm nổi bật hình ảnh
của «những người thuyết phục quần chúng, những người lĩnh xướng (tone-
setters), các nhân vật mà các cử tri có thể đồng nhất mình với, và là những người
làm cho các cử tri yên tâm» (Pakulski and Higley 2008, 49).
Những thay đổi khác liên hệ với sự tăng cường của bộ máy chính phủ sẵn có
để cho các thủ tướng sử dụng. Từ sự cải cách của 10 Downing Street đến sự tăng
lên chậm nhưng đầy ấn tượng của Văn phòng Thủ tướng Đức, các nhà hành pháp
đã củng cố các cấu trúc tổ chức và nhân sự theo một cách mà đã là không thể
tưởng tượng được cho đến vài năm trước. Việc này dẫn chúng ta đến có ý kiến
rằng các lãnh tụ đảng, một khi trong chức thủ tướng, giữ trong tay họ hai định
chế dân chủ cốt yếu nhất: đảng chính trị và hành pháp.
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   113  

Hơn nữa, trong nhiều nền dân chủ Âu châu, sự mở rộng quyền lực chuẩn tắc
của chính phủ xảy ra nhờ một sự sử dụng tăng lên của các sắc lệnh hành pháp
và/hoặc sự lập pháp được uỷ thác. Đây cũng là kết quả của sự thực rằng sự kiểm
soát của các lãnh tụ đối với việc làm luật nghị viện đang trở nên không chắc chắn
hơn so với quá khứ. Thật vậy, các lãnh tụ đảng hết sức dễ thấy cũng có thể có
những gót Achilles của họ nữa. Ở một mức kinh nghiệm, đã được báo trước rằng
trong khi các thủ tướng đang tăng cường vai trò chính phủ của họ, trên cơ sở của
sự truyền bá của một ý tưởng mới về một sự uỷ thác cá nhân, họ cũng đang thí
nghiệm một mức độ thấp của kỷ luật đảng và tính cố kết trong các hoạt động nghị
viện (Bennister 2012, 63).21 Như thế, lãnh tụ trở nên mạnh hơn chỉ với cái giá
của sự chia bè phái và sự làm yếu đa số của ông ta trong quốc hội, mà là một
trong những thách thức khó khăn đối mặt với các lãnh tụ cá nhân.

CHÚ THÍCH

1. Báo cáo nổi tiếng của American Political Science Association (Hội Khoa học Chính
trị Mỹ), “Toward a More Responsible Party Government (Hướng tới một Chính phủ
Đảng có Trách nhiệm hơn)” (1950), chứng tỏ chủ đề đã hiện diện thế nào trong
tranh luận chính trị sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tại châu Âu một tuyến nghiên
cứu quan trọng đã được tạo ra bởi Richard Rose, người đã gợi ý việc tiến hành
nhiều nghiên cứu kinh nghiệm và ngang-quốc gia hơn về hiện tượng chính của năng
lực đảng «để hiểu sự chiếm hữu các chức vụ chính thức cao nhất trong sự kiểm soát
hoạt động của của chính phủ.» Cf. R. Rose, The Variability of Party Government: A
Theoretical and Empirical Critique, trong Political Studies, 17(4), 1969, p. 413.
2. Các lời của Peter Mair về điểm này là rất ngụ ý: «Các đảng đang thất bại, nói cách
khác, như một kết quả của một quá trình rút lui hoặc từ bỏ chung, mà bởi dó các
công dân rút lui vào cuộc sống riêng tư hoặc vào các hình thức đại diện được
chuyên môn hoá hơn và thường ad hoc, trong khi các ban lãnh đạo đảng rút lui vào
các định chế, làm cho các điều kiện tham chiếu của họ dễ dàng hơn bao giờ hết từ
các vai trò của họ như những kẻ thống trị hay những người giữ chức vụ công.» Cf.
P. Mair, Ruling the Void: The Hollowing of Western Democracy, London, Verso,
2013, p. 6. Cho một thảo luận, xem cả Y. Peters, Hollower Democracy?, trong F.
Muller-Rommel and F. Casal Bértoa (eds.), Party Politics and Democracy in
Europe: Essays in Honour of Peter Mair, London, Routledge, 2015.
3. Tuy vậy, quá trình này dẫn đến hậu quả không lường trước mà sự nổi tiếng của các
lãnh tụ chính trị làm cho họ rất dễ bị tổn thương đối với những thay đổi về công
luận. Xem M. Bennister, Prime Ministers in Power: Political Leadership in Britain
and Australia, Basingstoke, Palgrave Macmillan, 2012.
4. Như trong tiêu đề của cuốn sách của Teodhore J. Lowi, Personal President. Power
Invested, Promise Unfulfilled, Ithaca, Cornell University Press, 1985, mô tả chức
tổng thống Mỹ đã được tổ chức lại như thế nào bắt đầu trong các năm 1930, với các
114   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

quyền lực mới được uỷ thác từ Hạ Viện cho Nhà Trắng, và Tổng thống phát triển
như thế nào một mối quan hệ cá nhân và trực tiếp với các công dân.
5. Các cải cách hiến pháp đã được đưa ra khắp châu Âu nhằm để sửa đổi các mối quan
hệ trung tâm–ngoại vi và để khuyến khích sự tổ chức lại cái gọi là “chính quyền-
giữa (meso-government)” kể từ các năm 1990. Thí dụ, tại Đức, sau 35 năm của các
dự án không hoàn thành cho cải cách, một bước đầu tiên trong “sự hiện đại hoá chế
độ liên bang” đã được thực hiện trong năm 2006. Tại Italy, 30 năm sau sự ra đời
của Regioni (các Vùng), một sự phân bổ mới của quyền lực đã được thực hiện qua
sự can thiệp vào phần thứ hai của Hiến pháp trong năm 2001, sau đó việc đưa vào
bầu cử trực tiếp các thống đốc (vùng-regione) đã củng cố các hành pháp khu vực.
Tại Tây Ban Nha communidades autonomas (các cộng đồng tự trị) đã đưa ra các
quy chế mới, như thế định rõ các nguyên tắc và các phương thức hoạt động mới cho
các định chế nhà nước thành viên. Cf. N. Behnke and A. Benzy, The Politics of
Constitutional Change between Reform and Evolution, trong Publius: The Journal
of Federalism, 39(2), 2009, pp. 213–240; F. Musella, Governi monocratici. La
svolta presidenziale nelle regioni italiane, Bologna, Il Mulino, 2009.
6. Đó là cái Walter Bagehot đã mô tả như “bí mật hữu hiệu của chế độ đại nghị” trong
cuốn nổi tiếng The English Constitution: «Hệ thống Anh, vì thế, không phải là sự
hấp thu quyền lực hành pháp bởi quyền lực lập pháp; nó là một sự hợp nhất của hai
thứ. Hoặc nội các làm luật và hành động, hoặc khác đi nó có thể giải tán. Nó là một
tạo vật, nhưng nó có quyền lực phá huỷ những người tạo ra nó» (Bagehot 1867, 50).
7. Mô hình Westminster đã trở thành chuẩn mực liên tiếp cho phong trào cải cách và
cuộc vận động trưng cầu dân ý của nó. Các nhà cải cách Italia đã nhắm tới sự chấp
nhận một mô hình duy lý chủ nghĩa hơn của chính phủ đảng, nơi một đảng đơn nhất
kiểm soát hành pháp nhờ đa số của nó trong cơ quan lập pháp, và chỉ đạo một cách
xúc cảm quá trình hoạch định chính sách qua các nội các cố kết; đây là sự thử đầu
tiên của sự chuyển đổi quá độ từ nền dân chủ đồng thuận sang nền dân chủ dựa vào
đa số, sau sự chuyển của Pháp từ nền Cộng hoà thứ Tư sang thứ Năm. Xem L.
Morlino, Transition from Democracy to Democracy: Is it Possible in Italy?, trong
Bulletin of Italian Politics, 1(1), 2009, pp. 7–27.
8. Quan niệm về sự chia tách (cleavage) xã hội truy nguyên về công trình của Lipset
và Rokkan về cấu trúc xung đột trong xã hội Tây phương (1967). Họ đã nhận diện
bốn sự chia tách cơ bản tại gốc rễ của các hệ thống đảng đương thời: sự chia tách
trung tâm–ngoại vi; xung đột giữa Nhà thờ và Nhà nước; xung đột trong thị trường
lao động giữa những người sử dụng lao động và công nhân; và sự chia tách giữa
dân cư đô thị và nông thôn.
9. Tuy vậy, hai yếu tố đã luôn luôn là khó để gỡ rối. Thật vậy, sự phân tích về hai nhân
tố này mở cách cửa ra cho các vấn đề về tính nội sinh, mà xảy ra khi chúng ta tìm
một vòng nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
10. Trích dẫn là từ một phiên bản dài hơn phiên bản được công bố hiện nay trong M.
Calise and T.J. Lowi, Hyperpolitics: An Interactive Dictionary of Political Science
Concepts, Chicago, University of Chicago Press, 2010, p. 100. Xem cả L. Di
Gergorio, Elezione, in M. Calise, T. J. Lowi, and F. Musella (eds.), Concetti chiave.
Capire la Scienza Politica, Bologna, Il Mulino, 2016.
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   115  

11. Việc này thường cấu trúc lại cấu trúc thể chế của các hệ thống bầu cử với một sự
nhấn mạnh tăng lên đến vai trò cá nhân của các ứng viên và các cử tri. Xem A.
Renwick and J.-B. Pilet, Faces on the Ballot: The Personalization of Electoral
Systems in Europe, Oxford, Oxford University Press, 2016.
12. Thí dụ, liên quan đến một bộ dữ liệu dọc với những nghiên cứu bầu cử giữa 1968 và
2006 ở Australia, Vương quốc Anh, Canada và Đức, A. Bittner kết luận rằng các tác
động lãnh tụ đang quyết định sự lựa chọn và các kết cục bầu cử (Platform or
Personality? The Role of party Leaders in Elections, Oxford, Oxford University
Press, 2011).
13. Quả thực, nhiều nghiên cứu có khuynh hướng nhấn mạnh rằng cho dù các khía cạnh
ngắn hạn và liên quan-vấn đề đã trở nên xác đáng hơn so với quá khứ trong quan hệ
với ứng xử bỏ phiếu, «một sự biến đổi rất nhiều có thể được thấy nếu người ta quan
sát các kết cục bầu cử của một số lãnh tụ chính trị trong các nền dân chủ tiên tiến.»
Cf. L. Verzichelli, Leadership, trong B. Badie, D. Berg-Schlosser and L. Morlino,
International Encyclopedia of Political Science, London, Sage, 2011, pp. 1408–
1411, p. 1411; A. King, Leaders’ Personalities and the Outcome of Democratic
Elections, Oxford, Oxford University Press, 2002; K. Aarts, A. Blais and K.
Schmitt, Political Leaders and Democratic Elections, Oxford, Oxford University
Press, 2011; C.M. Lobo and J. Curtice, Personality Politics? The Role of Leader
Evaluations in Democratic Election, Oxford, Oxford University Press, 2015.
14. Một hệ thống chia sẻ quyền lực dựa trên hệ thống bầu cử tỷ lệ, nhắm tới việc tạo ra
các liên minh chính phủ lớn và việc bảo vệ các nhóm thiểu số, đã là đặc trưng chính
của các thập niên cộng hoà đầu tiên, mà vì tính trung tâm của quốc hội và các đảng
nên đã được đính thẻ “chế độ đại nghị tích hợp (integral parliamentarism).” Xem G.
Miglio, Le contraddizioni interne del sistema parlamentare-integrale, trong Rivista
Italiana di Scienza Politica 14(2), 1984, pp. 209–232.
15. Điều này là nhất quán với khái niệm của Bernard Manin về «nền dân chủ khán thính
giả (audience democracy)» (The principles of representative government,
Cambridge, Cambridge University Press, 1997). Như Ilvo Diamenti diễn đạt, trong
lời nói đầu tiếng Italia của ông cho cuốn sách của Manin, «các đảng rời xa khỏi xã
hội và đồng thời “lãnh tụ hoá” chính mình. Như thế đang trở thành các uỷ ban sẵn
sàng phục vụ lãnh tụ, người phát triển mối quan hệ với các công dân và xã hội sử
dụng truyền thông và những kỹ thuật marketing chính trị và bầu cử (2010, p. X)».
Xem cả mục “Polling” của Diego Ceccobelli trong M. Calise, T.J. Lowi and F.
Musella (eds.), Concetti chiave. Capire la Scienza Politica, Bologna, Il Mulino,
2016.
16. Như B. Ginsberg et al. (2011, 468) đã lưu ý, chính phủ chia rẽ đã là «tiêu chuẩn
trong chính trị Mỹ ở mức quốc gia và bang, đặc biệt trong năm mươi năm qua . . .
Hệ thống chính trị của chúng ta chú ý làm khó cho bất kỳ đảng hay nhóm lợi ích
được tổ chức nào để có được sự kiểm soát hoàn toàn chính phủ Mỹ, và khi người ta
có được, thì chính phủ thống nhất thường tồn tại trong thời gian ngắn.» Trong thực
tế, trong 20 năm qua, Hoa Kỳ tốn gần 90% thời gian dưới các điều kiện của “chính
phủ chia rẽ.”
17. Đây là hoàn cảnh mà dưới đó các đảng chính trị khác nhau kiểm soát các nhánh
khác nhau của chính quyền, đặc biệt bởi vì không phải các cuộc bầu cử theo ngữ
116   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

cảnh có thể tạo ra một chức tổng thống và một quốc hội có các màu sắc chính trị
khác nhau, như thế phản ánh «hai bức ảnh chụp nhanh về công luận.» Cf. M. Laver,
Divided Parties, Divided Government, trong Legislative Studies Quarterly, 224 (1),
1999, pp. 5–29, 6. Điều này tạo ra khả năng cao cho xung đột hay sự đình trệ. Cho
một thảo luận, xem D.R. Mayhew, Divided We Govern: Party Control, Lawmaking,
and Investigations, 1946–1990, New Haven, Yale University Press, 1991; S. Kelly,
Divided We Govern? A Reassessment, trong Polity, 25, 1993, pp. 475–484; G.
Edwards, A. Barrett and J. Peake, The Legislative Impact of Divided Government,
trong American Journal of Political Science, 41, 1997, pp. 545–563; S. Binder, The
Dynamics of Legislative Gridlock, 1947–96, trong American Political Science
Review, 9(3), 1999, pp. 519–533; G. Pasquino and R. Pelizzo, Parlamenti
democratici, Bologna, Il Mulino, 2006.
18. Về một bình luận gần đây về chính sách điều tiết của Obama, xem B. Appelbaum
and M.D. Shear, Once Skeptical of Executive Power, Obama Has Come to Embrace
it, trong New York Times, August 13, 2016.
19. Một số học giả tuyên bố rằng Mỹ không phải là ngoại lệ trong chừng mực liên quan
đến chính phủ chia rẽ. Tuy vậy, khái niệm chính phủ chia rẽ có thể dễ dàng được
mở rộng nhằm để bao gồm các chế độ đại nghị mà trong đó không có đa số nào
hoặc ở nơi chính phủ thất bại để chỉ huy một đa số trong ít nhất một giờ làm việc.
Xem M. Laver and K.A. Shepsle, Divided Government: America is Not
“Exceptional”, trong Governance 4(3), 1991, 250–269; R. Elgie, Divided
Government in Comparative Perspective, Oxford, Oxford University Press, 2001.
20. Nghiên cứu so sánh đã cho thấy rằng số đảng viên đang giảm sút, với các đảng
quyến rũ các cử tri nói chung hơn là nhắm để dại diện một giai cấp hay nhóm xã hội
cụ thể, và tận tuỵ với việc đơn thuần thuyết phục bầu cử hơn là việc huy động đảng
phái. Xem I. van Biezen and T. Poguntke, The Decline of Membership-Based
Politics, trong Party Politics, 20(2), 2014, pp. 205–216.
21. Như Balmas et al. đã cho thấy, sự cân bằng quyền lực trong các đoàn thể đang chảy
tới các lãnh tụ đảng hay các thủ tướng và xuống cá nhân bên trong mỗi đảng, như
thế gây ra sự tăng lên của chủ nghĩa bè phái ngay cả trong các đảng được định
hướng theo chiều dọc. Cf. M. Balmas, G. Rahat, T. Sheafer and S.R. Shenhav, Two
Routes to Personalized Politics: Centralized and Decentralized Personalization,
trong Party Politics, 20(1), 2014, pp. 37–51.
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   117  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aarts, Kees, André Blais, and Hermann Schmitt, eds. 2011. Political Leaders and
Democratic Elections. Oxford: Oxford University Press.
Ackerman, Bruce. 2000. New Separation of Powers. Harvard Law Review 113:
633–725.
APSA (American Political Science Association). 1950. Toward a More
Responsible Two-Party System: A Report of the Committee on Political
Parties. New York: Rinehart and Company.
Bagehot, Walter. 1867. The English Constitution. London: Chapman & Hall.
Baldwin, Nicholas D.J. 2004. Concluding Observations: Legislative Weakness,
Scrutinising Strength? Journal of Legislative Studies 10 (2–3): 295–302.
Balmas, Meital, Gideon Rahat, Tamir Sheafer, and Shaul Shenhav. 2014. Two
Routes to Personalized Politics Centralized and Decentralized
Personalization. Party Politics 20 (1): 37–51.
Barisione, M. 2014. Political Leadership. Trong International Encyclopedia of
Political Communication, ed. Gianpietro Mazzoleni, Kevin G. Barnhurst,
Ken’ichi Ikeda, Rousiley C.M. Maia, and Hartmut Wessler, 636–648.
London: Wiley-Blackwell.
Behnke, N., and A. Benzy. 2009. The Politics of Constitutional Change between
Reform and Evolution. Publius: The Journal of Federalism 39 (2): 213–240.
Bellucci, Paolo, Diego Garzia, and Michael S. Lewis-Beck. 2015. Issues and
Leaders as Vote Determinants: The Case of Italy. Party Politics 21 (2): 272–
283.
Bennister, Mark. 2012. Prime Ministers in Power: Political Leadership in Britain
and Australia. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Bennister, Mark, and Richard Heffernan. 2012. Cameron as Prime Minister: The
Intra-Executive Politics of Britain’s Coalition Government. Parliamentary
Affairs 65 (4): 778–801.
Bettcher, Kim Eric. 2005. Factions of Interest in Japan and Italy: The Organiza-
tional and Motivational Dimensions of Factionalism. Party Politics 11 (3):
339–358.
Binder, Sarah A. 1999. The Dynamics of Legislative Gridlock, 1947–96.
American Political Science Review 93 (3): 519–533.
Bittner, Amanda. 2011. Platform or Personality? The Role of Party Leaders in
Elections. Oxford: Oxford University Press.
Blackbourn, Jessie, and Fergal F. Davis. 2016. Party Discipline and the
Parliamentary Process: Editors’ Introduction. Parliamentary Affairs 69 (2):
211–212.
Blondiaux, Loïc. 1988. La fabrique de l’opinion: une histoire sociale des
sondages. Paris: Seuil.
118   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

Calise, Mauro. 1997. Il governo. In Storia dell’Italia repubblicana, ed. Francesco


Barbagallo. Torino: Einaudi.
–––. 2010 [2000]. Il partito personale. I due corpi del leade. Rome-Bari: Laterza.
–––. 2015. Government and Prime Minister. Trong The Oxford Handbook of
Italian Politics, ed. Erik Jones and Gianfranco Pasquino, 95–116. Oxford:
Oxford University Press.
Campbell, Angus, Philip E. Converse, Warren E. Miller, and Donald E. Stokes.
1960. The American Voter. Chicago: University of Chicago Press.
Campus, Donatella. 2010. Mediatization and Personalization of Politics in Italy
and France: The Cases of Berlusconi and Sarkozy. International Journal of
Press/ Politics 15 (2): 219–235.
–––. 2016. Lo stile del leader. Decidere e comunicare nelle democrazie
contemporanee. Bologna: Il Mulino.
Campus, Donatella, and Gianfranco Pasquino. 2006. Leadership in Italy: The
Changing Role of Leaders in Elections and in Government. Journal of
Contemporary European Studies 14 (1): 25–40.
Caretti, Paolo. 1991. Il rafforzamento dell’esecutivo e la sua incidenza sulla
forma di governo parlamentare. Trong Le forme di governo nei moderni
ordinamenti policentrici, ed. Gianfranco Rolla, 45–57. Milan: Giuffrè.
Carey, John M., and Matthew Soberg Shugart. 1998. Executive Decree Authority.
Cambridge: Cambridge University Press.
Carmona Conteras, Ana Maria. 2006. Il decreto-legge in Spagna tra Costituzione
e prassi. Trong L’emergenza infinita. La decretazione d’urgenza in Italia, ed.
Andrea Simoncini, 1000–1021. Macerata: Eum.
Cassese, Sabino. 1980. Is There a Government in Italy? Politics and
Administration at the Top. Trong Presidents and Prime Ministers, ed.
Richard Rose and Ezra Suleiman, 171–202. Washington, DC: American
Enterprise Institute.
Cazzola, Franco, and Massimo Morisi. 1981. L’alluvione dei decreti. Il processo
legislativo tra settima e ottava legislatura. Milan: Giuffrè.
Ceccobelli, D. 2016. Polling. Trong Concetti Chiave. Capire la Scienza Politica,
ed. Mauro Calise, Theodore J. Lowi, and Fortunato Musella, 179–189.
Bologna: Il Mulino.
Chiaramonte, Alessandro, and Vincenzo Emanuele. 2015. Party System
Volatility, Regeneration and De-institutionalization in Western Europe
(1945–2015). Party Politics, published online August 25.
Clemens, Clay. 2011. Explaining Merkel’s Autonomy in the Grand Coalition:
Personalisation or Party Organisation? German Politics 20 (4): 469–485.
Cotta, Maurizio. 1988. Italy: A Fragmented Government. Trong Cabinets in
Western Europe, ed. Jean Blondel and Ferdinand Müller-Rommel, 120–137.
London: Palgrave.
Cotta, Maurizio, and Francesco Marangoni. 2015. Il Governo. Bologna: Il
Mulino.
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   119  

Cox, G. 1987. The Efficient Secret: The Cabinet and the Development of Political
Parties in Victorian England. New York: Cambridge University Press.
Cox, Gary W., and Samuel Kernell. 1991. The Politics of Divided Government.
Boulder: Westview Press.
Criscitiello, A. 2004. Il cuore dei governi: le politiche di riforma degli esecutivi
in prospettiva comparata. Napoli: Edizioni Scientifiche Italiane.
Cuniberti, M. 2015. L’organizzazione del governo tra tecnica e politica,
Associazione Gruppo di Pisa, November 20.
Curtice, John, and Marco Lisi. 2015. The Impact of Leaders in Parliamentary and
Presidential Regimes. Trong Personality Politics?: The Role of Leader
Evaluations in Democratic Elections, ed. John Curtice and Marina Costa
Lobo, 63–86. Oxford: Oxford University Press.
Dalton, Russell J., Ian McAllister, and Martin P. Wattenberg. 2000. The
Consequences of Party Dealignment. Trong Parties without Partisans:
Political Change in Advanced Industrial Democracies, ed. Russell J. Dalton
and Martin P. Wattenberg, 38–63. Oxford: Oxford University Press.
Diamanti, Ilvo. 2010. Prefazione. Trong Bertrand Manin, Principi del governo
rappresentativo. Bologna: Il Mulino.
Dowding, Keith. 2013. The Prime Ministerialisation of the British Prime
Minister. Parliamentary Affairs 66 (3): 617–635.
Edwards, George, Andrew Barrett, and Jeffrey Peake. 1997. The Legislative
Impact of Divided Government. American Journal of Political Science 41
(2): 545–563.
Eisinger, Robert. 2003. The Evolution of Presidential Polling. Cambridge: Cam-
bridge University Press.
Elgie, Robert. 2001. Divided Government in Comparative Perspective. Oxford:
Oxford University Press.
Elgie, Robert M., and John Stapleton. 2006. Testing the Decline of Parliament
Thesis: Ireland 1923–2002. Political Studies 54 (3): 465–485.
Farrell, Brian. 1971. Chairman or Chief? The Role of the Taoiseach in Irish
Government. Dublin: Gill & Macmillan.
Field, Bonnie N. 2009. Minority Government and Legislative Politics in a
Multilevel State: Spain Under Zapatero. South European Society and Politics
14 (4): 417– 434.
Foley, Michael. 2000. The British Presidency. Manchester: Manchester
University Press.
Garzia, Estanislao Arana. 2013. Uso y abuso del decreto-ley. Revista de
administración pública 191: 337–365.
Garzia, Diego. 2013a. The Rise of Party/Leader Identification in Western
Europe. Political Research Quarterly 66 (3): 533–544.
–––. 2013b. Changing Parties, Changing Partisans: The Personalization of
Partisan Attachments in Western Europe. Political Psychology 34 (1): 67–
89.
120   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

–––. 2014. Personalization of Politics and Electoral Change. London: Palgrave


Macmillan.
Giannetti, Daniela, and Michael Laver. 2009. Party Cohesion, Party Discipline
and Party Factions in Italy. Trong Intra-party Politics and Coalition
Governments, ed. Daniela Gianetti and Kenneth Benoit, 146–168. London:
Routledge.
Ginsberg, Benjamin, Theodore J. Lowi, and Margaret Weir. 2011. We the
People: An Introduction to American Politics. New York: Norton.
Grisolia, Maria Cristina. 2011. Il potere di indirizzo e coordinamento del
Presidente del Consiglio ed iI problema di organizzazione del suo apparato
servente. Trong Indirizzo politico e collegialita del Governo: miti e realta
nel governo parlamentare italiano, ed. Stefano Merlini, 107–142. Torino:
Giappichelli.
Heffernan, Richard. 2003. Prime Ministerial Predominance? Core Executive
Politics in the UK. British Journal of Politics and International Relations 5
(3): 347–372.
Heith, Diane J. 2004. Polling to Govern: Public Opinion and Presidential
Leadership. Stanford: Stanford University Press.
Helms, Ludger. 2005. The Presidentialisation of Political Leadership: British
Notions and German Observations. Political Quarterly 76 (3): 430–438.
Hennessy, Peter. 2000. The Prime Minister: The Office and Its Holders Since
1945. London: Penguin.
Hermann, Margaret G. 1995. Leaders, Leadership, and Flexibility: Influences on
Heads of Government as Negotiators and Mediators. Annals of the American
Academy of Political and Social Science 542 (1): 148–167.
Holberg, Sören, and Henrik Oscarsson. 2011. Party Leader Effects on the Vote.
Trong Political Leaders and Democratic Election, ed. Kees Aarts, André
Blais, and Hermann Schmitt, 35–51. Oxford: Oxford University Press.
Holtz-Bacha, Christina, Ana Ines Langer, and Susanne Merkle. 2014. The
Personalization of Politics in Comparative Perspective: Campaign Coverage
in Germany and the United Kingdom. European Journal of Communication
29 (2): 153–170.
House of Commons. 2014. Role and Powers of the Prime Minister. London: The
Stationery Office.
Huber, John D. 1996. Rationalizing Parliament. Legislative Institutions and
Party Politics in France. Cambridge: Cambridge University Press.
–––. 1998. Executive Decree Authority in France. Trong Executive Decree
Authority, ed. John M. Carey and Matthew Soberg Shugart, 233–253.
Cambridge: Cam-bridge University Press.
Jennings, Ivor. 1951. Cabinet Government. Cambridge: Cambridge University
Press.
Johansson, Karl M., and Jonas Tallberg. 2010. Explaining Chief Executive
Empowerment. EU Summitry and Domestic Institutional Change. West
European Politics 33 (2): 208–236.
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   121  

Kaase, Max. 1994. Is There Personalization in Politics? Candidates and Voting


Behavior in Germany. International Political Science Review 15: 211–230.
Karvonen, Lauri. 2010. The Personalisation of Politics. A Study of Parliamentary
Democracies. Colchester: ECPR Press.
Katz, Richard S., and Peter Mair. 2009. The Cartel Party Thesis: A Restatement.
Perspectives on Politics 7 (4): 753–766.
Kavanagh, Dennis. 2005. The Blair Premiership. Trong The Blair Effect 2001–5,
ed. Anthony Seldon and Dennis Kavanagh, 3–19. Cambridge: Cambridge
University Press.
Keating, Micheal. 1998. The New Regionalism in Western Europe: Territorial
Restructuring and Political Change. Cheltenham: Edward Elgar.
Kelly, Sean. 1993. Divided We Govern? A Reassessment. Polity 25: 475–484.
King, Anthony. 1981. The Rise of the Career Politician in Britain–And its
Consequences. British Journal of Political Science 11 (3): 249–285.
–––. 2002. Leaders’ Personalities and the Outcome of Democratic Elections.
Oxford: Oxford University Press.
Langer, Ana Inés. 2010. The Politicization of Private Persona: Exceptional
Leaders or the New Rule? The Case of the United Kingdom and the Blair
Effect. International Journal of Press/Politics 15 (1): 60–76.
Laver, Michael. 1999. Divided Parties, Divided Government. Legislative Studies
Quarterly 24 (1): 5–29.
Laver, Michael, and Ian Budge, eds. 1992. Party Policy and Government
Coalitions. New York: St Martin’s Press.
Laver, Michael, and Kenneth A. Shepsle. 1991. Divided Government: America is
Not “Exceptional”. Governance 4 (3): 250–269.
Lazzarin, Marco, and Federico Gustavo Pizzetti. 1997. Il decreto legge fra
previsione costituzionale e prassi: la sentenza 360/1996. Retrieved from
www. jus.unitn.it. Accessed 1 Oct 2011.
Lijphart, Arendt. 1984. Democracies: Patterns of Majoritarian and Consensus
Government in Twenty-One Countries. New Haven: Yale University Press.
Lipset, Seymour M., and Stein Rokkan. 1967. Cleavage Structure, Party Systems,
and Voter Alignments: An Introduction. Trong Party Systems and Voter
Alignments, ed. Seymour M. Lipset and Stein Rokkan. New York: Free
Press.
Lobo, Costa Marina, and John Curtice. 2015. Personality Politics? The Role of
Leader Evaluations in Democratic Election. Oxford: Oxford University
Press.
Lowi, Theodore J. 1985. The Personal President. Power Invested, Promise
Unfulfilled. Ithaca/New York: Cornell University Press.
Mair, Peter. 2013. Ruling the Void: The Hollowing of Western Democracy.
London: Verso.
Manin, Bernard. 1997. The Principles of Representative Government.
Cambridge: Cambridge University Press.
122   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

Massari, Oreste. 2005. Gran Bretagna: verso la presidenzializzazione. In Capi di


governo, ed. Gianfranco Pasquino, 99–127. Bologna: Il Mulino.
Mayhew, David R. 1991. Divided We Govern: Party Control, Lawmaking, and
Investigations, 1946–1990. New Haven: Yale University Press.
McAllister, Ian. 2007. The Personalization of Politics. Trong The Oxford
Handbook of Political Behavior, ed. Russell Dalton and Hans-Dieter
Klingemann, 571–588. Oxford: Oxford University Press.
Miglio, Gianfranco. 1984. Le contraddizioni interne del sistema parlamentare-
integrale. Rivista Italiana di Scienza Politica 14 (2): 209–232.
Morlino, Leonardo. 2009. Transition from Democracy to Democracy: Is it
Possible in Italy? Bulletin of Italian Politics 1 (1): 7–27.
Mughan, Anthony. 2000. Media and the Presidentialization of Parliamentary
Elections. London: Palgrave Macmillan.
–––. 2015. Parties, Conditionality and Leader Effects in Parliamentary Elections.
Party Politics 21 (1): 28–39.
Müller-Rommel, Ferdinand. 1994. The Chancellor and his Staff. Trong Adenauer
to Kohl. The Development of the German Chancellorship, ed. Stephen
Padgett, 106– 126. London: Hurst.
–––. 2000. Management of Politics in the German Chancellor’s Office. Trong
Administering the Summit. Administration of the Core Executive in
Developed Countries, ed. B. Guy Peters, Roderick Arthur William Rhodes,
and Vincent Wright, 81–100. London: Palgrave.
Müller, Wolfgang C., and Kaare Strøm. 1999. Policy, Office, or Votes? How
Political Parties in Western Europe Make Hard Decisions. Cambridge:
Cambridge University Press.
Musella, Fortunato. 2009. Governi monocratici. La svolta presidenziale nelle
regioni italiane. Bologna: Il Mulino.
–––. 2012a. Il premier diviso: Italia tra presidenzialismo e parlamentarismo.
Milan: Universita Bocconi Editore.
–––. 2012b. Governare senza il Parlamento? L’uso dei decreti legge nella lunga
transizione italiana (1996–2012). Rivista Italiana di Scienza Politica 42 (3):
457–478.
–––. 2014a. How Personal Parties Change: Party Organization and (In)
Discipline in Italy (1994–2013). Contemporary Italian Politics 6 (3): 222–
237.
–––. 2014b. A Premier without Parliament: The Legislative Process in the Italian
Second Republic. Journal of Comparative Politics 7 (1): 4–17.
Musella, Fortunato, and Paul Webb. 2015. Personal Leaders in Contemporary
Party Politics. Italian Political Science Review/Rivista Italiana di Scienza
Politicaœ 45 (3): 223–226.
Negrine, Ralph M., Christina Holtz-Bacha, Paolo Mancini, and Stylianos
Papatha, eds. 2007. The Professionalisation of Political Communication.
Chicago: University of Chicago Press.
CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ   123  

O’brien, Diana Z., and Yael Shomer. 2013. A Cross-National Analysis of Party
Switching. Legislative Studies Quarterly 38 (1): 111–141.
Pajno, Alessandro, and Luisa Torchia, eds. 2000. La riforma del governo:
commento ai decreti legislativi n. 300 e n. 303 del 1999 sulla
riorganizzazione della Presidenza del consiglio e dei ministeri. Bologna: Il
Mulino.
Pakulski, Jans, and John Higley. 2008. Toward Leader Democracy? Trong Public
Leadership. Perspectives and Practices, ed. Paul ‘t Hart and John Uhr, 45–
54. Canberra: Australian National University Press.
Pasquino, Gianfranco, and Arturo Parisi. 1977. Relazioni partiti-elettori e tipi di
voto. In Continuita e mutamento elettorale, ed. Gianfranco Pasquino and
Arturo Parisi, 215–249. Bologna: Il Mulino.
Pasquino, Gianfranco, and Riccardo Pelizzo. 2006. Parlamenti democratici.
Bologna: Il Mulino.
Peters, Yvette. 2015. Hollower Democracy? Trong Party Politics and
Democracy in Europe: Essays in Honour of Peter Mair, ed. Ferdinand
Müller-Rommel and Fernando Casal Bértoa. London: Routledge.
Peters, Guy B., R.A.W. Rhodes, and Vincent Wright. 2000. Staffing the Summit.
The Administration of the Core Executive: Convergent Trends and National
Specificities. Trong Administering the Summit: Administration of the Core
Executive in Developed Countries, ed. B. Guy Peters, Rhodes Arthur
William Roderick, and Vincent Wright, 3–22. Basingstoke: Palgrave
Macmillan.
Pilet, Jean-Benoit, and William Cross. 2014. The Selection of Party Leaders in
Contemporary Parliamentary Democracies. London: Routledge.
Poguntke, Thomas. 2005. A Presidentializing Party State? The Federal Republic
of Germany. Trong The Presidentialization of Politics: A Comparative Study
of Modern Democracies, ed. Thomas Poguntke and Paul Webb, 63–87.
Oxford: Oxford University Press.
Rahat, Gideon, and Reuven Hazan. 2007. Participation in Party Primaries:
Increase in Quantity, Decrease in Quality. Trong Participatory Democracy
and Political Participation. Can Participatory Engineering Bring Citizens
Back In? ed. Thomas Zittel and Dieter Fuchs, 57–72. London: Routledge.
Reda, Valentina. 2013. Managing Communication in the Prime Minister’s Office,
1988–2012. Contemporary Italian Politics 5 (3): 277–291.
Rose, Richard. 1969. The Variability of Party Government: A Theoretical and
Empirical Critique. Political Studies 17 (4): 413–445.
–––. 1983. Still the Era of Party Government. Parliamentary Affairs 36 (1): 282–
299.
Seymor-Ure, Colin. 2003. Prime Ministers and the Media. Issues of Power and
Control. London: Blackwell.
Sharpe, Laurence J. 1993. The Rise of the Meso Government in Europe. London:
Sage.
124   CHƯƠNG  4:  LÃNH  TỤ  ĐẢNG  TRONG  CHÍNH  PHỦ  

Shugart, Mathew S. 2006. Comparative Executive-Legislative Relations. Trong


The Oxford Handbook of Political Institutions, ed. Sarah A. Binder, R.A.W.
Rhodes, and Bert A. Rockman, 344–365. Oxford: Oxford University Press.
Simoncini, Andrea, ed. 2006. L’emergenza infinita. La decretazione d’urgenza in
Italia. Macerata: Eum.
Stuckey, Mary E. 1991. The President as Interpreter-in-Chief. New York:
Chatham House.
Takens, Janet, Jan Kleinnijenhuis, Anita van Hoof, and Wouter van Atteveldt.
2015. Party Leaders in the Media and Voting Behavior: Priming Rather than
Learning or Projection. Political Communication 3 (2): 249–267.
Truswell, Emma, and David Atkinson. 2012. Supporting Heads of Government:
A Comparison across Six Countries. London: Institute for Government.
Tulis, Jeffrey K. 1987. The Rhetorical Presidency. Princeton: Princeton
University Press.
Tverdova, Yuliya V. 2011. Follow the Party or Follow the Leader? Candidate
Evaluations, Party Evaluations, and Macropolitical Context. Trong Citizens,
Context, and Choice: How Context Shapes Citizens’ Electoral Choices, ed.
Russell J. Dalton and Christopher J. Anderson, 126–149. Oxford: Oxford
University Press.
Van Biezen, Ingrid, and Petr Kopecký. 2014. The Cartel Party and the State
Party– State Linkages in European Democracies. Party Politics 20 (2): 170–
182.
Van Biezen, Ingrid, and Thomas Poguntke. 2014. The Decline of Membership-
Based Politics. Party Politics 20 (2): 205–216.
Vassallo, Salvatore. 2007. Government Under Berlusconi: The Functioning of
the Core Institutions in Italy. West European Politics 30 (4): 692–710.
Vercesi, Michelangelo. 2013. Party, Coalition, Premiership: The Role of Silvio
Berlusconi in Coalition Dynamics and Its Determinants. Contemporary
Italian Politics 5 (3): 292–308.
Verzichelli, Luca. 2011. Leadership. Trong International Encyclopedia of
Political Science, ed. Bertrand Badie, Dirk Berg-Schlosser, and Leonardo
Morlino, 1408–1411. London: Sage.
Whiteley, Paul F. 2011. Is the Party Over? The Decline of Party Activism and
Membership across the Democratic World. Party Politics 17 (1): 21–44.
 

CHƯƠNG 5

Các Lãnh tụ trong Kinh doanh

5.1 TỪ CHÍNH PHỦ SANG KINH DOANH

Trong khi các lãnh tụ chính trị đang được hợp pháp hoá và hùng mạnh hơn trong các
vũ đài cả đảng lẫn chính phủ, ít nghiên cứu bàn về đời sống sau-lãnh đạo của họ.
Như thế, một chiều xác đáng của sự lãnh đạo cá nhân đang nổi lên có vẻ bị sao
nhãng: một khi họ đã có được sự kiểm soát trên các cấu trúc thể chế và các nguồn
lực, các lãnh tụ chính trị hay sử dụng chúng cho các mục đích riêng của họ.
Quả thực, cái gì đó đã thay đổi liên quan đến các lãnh tụ thế giới và sự nghiệp
chính trị của họ.1 Cho đến gần đây, trở thành tổng thống hay thủ tướng đã là vinh dự
cao nhất sau một hành trình dài và gian khổ qua các bậc thể chế; bước cuối cùng
trước khi nghỉ hưu hoặc sự rút lui về một vị trí dễ thoải mái trên các hàng ghế sau.
Trong vài năm gần đây, mặt khác, các con đường sự nghiệp cho các chính trị gia
mức cao nhất đã không ngừng lại với chính trị, mà đã tiếp tục qua một hệ thống phức
tạp của các mối quan hệ mà chính trị mở ra cho họ. Dù chúng ta đang nói về các
chức vụ cố vấn và/hoặc tư vấn, hay uỷ viên hội đồng quản trị công ty, số các các
lãnh tụ dân chủ mà chuyển vào kinh doanh tiếp sau sự chấm dứt nhiệm kỳ của họ
đang tăng lên đều đặn. Các lãnh tụ này sử dụng đầy đủ các kỹ năng cá nhân và
chuyên nghiệp mà đã đảm bảo sự đưa họ lên nắm quyền lúc ban đầu, nhưng họ cũng
dựa vào các mạng chính quyền.
126   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

Tình hình đã thay đổi triệt để từ những ngày khi các lãnh tụ đã không có tương
lai nào một khi những ngày chỉ huy của họ chấm dứt. Nhiều quốc vương và nhà độc
tài đã chết trong khi vẫn nắm quyền, hoặc đã bị buộc nghỉ hưu, và cho đến gần đây,
ngay cả các tổng thống dân chủ hiện đại đã bám chặt chức vụ của họ càng lâu càng
tốt trước khi phó thác mình cho sự phê phán của những người kế nhiệm họ. Những
người đứng đầu chính phủ gần đây, mặt khác, hăng hái tìm kiếm những cách thay thế
khả dĩ để tận dụng uy tín và danh mục đầu mối liên lạc sau khi được giảm bớt sự săm
soi của đối lập và các gánh nặng hành chính của những ngày đương chức. Tuổi
tương đối trẻ của họ đã cũng là một nhân tố đóng góp trong quá trình này, nhưng các
cựu tổng thống và thủ tướng hiện nay dính líu đến một phạm vi kinh doanh rộng và
đa dạng:2 họ sử dụng nền chính trị của mình để viết các cuốn sách bán chạy nhất, họ
mở các thư viện, thành lập các think tank và ủng hộ các dự án quốc tế hỗ trợ nhân
đạo (Keane 2009; Theakston and de Vries 2012).
Số cơ hội tăng lên này đi cùng với một hiện tượng mới khác mà thậm chí có các
hệ luỵ lớn hơn cho chính trị: các cựu lãnh tụ chính trị thường kết thúc trong thế giới
kinh doanh hoặc tài chính quốc tế và họ thường chuẩn bị mình cho các vai trò này
trong nhiệm kỳ của họ,3 mà nêu lên một số câu hỏi có thể gây khá nhiều tranh cãi
trong quan hệ với dân chủ (Anderson 2010). Có nhiều thí dụ về điều này xảy ra trên
vũ đài quốc tế, bắt đầu với các nền dân chủ được củng cố nhất: khi Tony Blair rời
Downing Street, ông đã trở thành một nhà tư vấn tại ngân hàng JPMorgan Chase với
lương hơn 2,5 triệu £ (Bảng Anh) một năm.4 Mặc dù đây là một trong những thí dụ
cực độ hơn, nó chẳng hề là một trường hợp cô lập. Ở Hoa Kỳ, John Ellis Bush và
George W. Bush đã tìm kiếm tài chính của Tập đoàn Carlyle. Khi Brian Mulroney
rời chính phủ ở Canada, ông đã trở thành một nhà tư vấn cho Ogilvy Renault và cũng
là một thành viên hội đồng quản trị của nhiều hãng quốc tế. José Maria Aznar đã rời
chức Thủ tướng Tây Ban Nha để tham gia hội đồng quản trị của News International.
Bob Hawke, mặt khác, đang kiếm của cải bằng việc bán đất Australia cho người
Trung Quốc. Các lãnh tụ Israeli từ Netanyahu đến Olmert đã đi theo bước chân của
họ, và ngay cả Ehud Barak, sau khi trở thành một đối tác trong một hãng tài chính
Mỹ đã thành lập công ty riêng của ông mang tên ông, Ehud Barak Limited.
Xu hướng này liên quan đến các lãnh tụ đảng những người rất thường cũng là
người đứng đầu chính phủ. Hơn nữa, họ được trao một hình thức kép của sự hợp
pháp hoá của nhân dân. Thứ nhất, họ được chọn cho vị trí chóp bu của một đoàn thể,
như một đảng chính trị, qua một quá trình mà đã trở nên bao gồm hơn trong thời gian
gần đây. Thứ hai, họ hành động với tư cách tổng thống hay thủ tướng nhờ một mạch
đại diện dựa vào các phiếu bầu của các công dân. Sự kết hợp của hai yếu tố này
khiến cho việc các lãnh tụ đảng chuyển từ đời sống công qua công việc buôn bán tư
nhân thậm chí là bất ngờ và trái trực giác hơn. Tuy nhiên, tần suất của sự chuyển qua
này đã đẩy nhiều nhà bình luận để đoán trước tương lai khả dĩ của các lãnh tụ đảng
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   127  

hiện thời. Thí dụ, nhà báo Giuliano Ferrara, sau khi bình luận về một bài phát biểu
của thủ tướng Matteo Renzi tại Palazzo Chigi, đã viết: «anh ta là một nam hướng đạo
sinh theo chủ nghĩa nhà nước đầy sinh lực, nhắm đến một tương lai may mắn trong
khu vực tư nhân, ngay sau sự kết thúc của một cặp nhiệm kỳ thủ tướng.»5
Xu hướng cho các sự nghiệp hậu-chính trị càng thích đáng hơn bởi vì nó đã có
thể tồn tại ở các nước với các môi trường thể chế khác nhau và trong các vùng địa
chính trị khác nhau. Hơn nữa, nó có vẻ được áp dụng trong các nền dân chủ, đặc biệt
trong các nền dân chủ chín muồi, mà hy vọng–hầu như bởi định nghĩa–vào các lãnh
tụ của họ rời quyền lực nếu họ thua một cuộc bầu cử. Ngày càng ít “quốc vương
cộng hoà” những người chọn hay bị buộc rút lui sang bên lề một khi họ rời chức vụ
như người đứng đầu chính phủ, ám chỉ đến một liên kết mới và tràn lan giữa chính trị
và kinh doanh. Điều này là hoàn toàn trái ngược với huyền thoại–và tấm gương–về
George Washington, người đã chọn từ chức và như thế đã làm thay đổi tiến trình của
chính trị Mỹ bằng việc chọn để áp đặt một giới hạn thời gian của bất kể sự uỷ thác
tổng thống nào. Thế hệ mới của «các lãnh tụ trong kinh doanh» sử dụng nhiệm kỳ
của họ như một bàn đạp hướng tới tương lai sau-tổng thống mà chủ động hơn và
được trả lương cao hơn chức vụ trước của họ.

5.2 ĐỊA VỊ ĐỨNG ĐẦU CỦA CHÍNH TRỊ

Sự chuyên nghiệp hoá chính trị đã là một trong những cột trụ của các hệ thống chính
trị dân chủ suốt thế kỷ thứ hai mươi và là một trong những điều kiện trước hết cho
việc bảo đảm địa vị đứng đầu của chính trị. Logic của một chế độ đại diện kỳ vọng
toàn bộ cử tri có khả năng ảnh hưởng đến những người họ bầu, và các đại diện này,
những người gần như luôn luôn bỏ nghề mà họ đã có trước khi họ bước vào chính
trị, cần phải có khả năng để hành động độc lập với những ràng buộc xã hội hay kinh
tế nhất định, đặc biệt không phải lo về sinh kế của riêng họ. Từ một viễn cảnh lịch
sử, quyết định để nhận các nghĩa vụ công và các chức vụ ăn lương đã đánh dấu một
quá độ chuyển đổi trong việc tạo ra một giai cấp gồm những người không chỉ sống
cho chính trị mà cũng sống dựa vào chính trị.6
Như chúng ta học trong bài giảng nổi tiếng của Max Weber từ 1918,7 sự đến của
«chính trị như một nghề» liên kết với sự tiến hoá của các đảng chính trị từ một nhóm
tinh hoa đến một tổ chức quần chúng, biến chúng thành các diễn viên hàng đầu trong
sự thể chế hoá của một giai cấp chính trị ổn định và độc lập hơn trên cả hai bên Đại
Tây Dương. Trong thực tế, nơi liên quan đến các vị trí quyền lực, các đảng chính trị
đã chịu trách nhiệm về việc tuyển mộ, huấn luyện, lựa chọn và luân chuyển các ứng
128   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

viên. Sự nghiệp của bất cứ ai trong chính trị đã phụ thuộc rất nhiều vào cách họ đã
leo lên trên chiếc thang đảng. Các nhân tố như kinh nghiệm trong chính quyền hay
chính quyền địa phương và tính dễ thấy xã hội (social visibility) đã không luôn luôn
có giá trị; nó phụ thuộc vào hoàn cảnh và khung cảnh quốc gia (Cotta 1979).
Trong nửa sau của thế kỷ thứ hai mươi, các mô hình sự nghiệp trong các nền
dân chủ phương Tây lớn đã có vẻ khá ổn định và đã nằm trong ranh giới do các nhà
nước và các đảng đặt ra. Italy đưa ra một thí dụ cổ điển về một giới chính quyền bị
hạn chế với một chân dung thể chế rõ về mặt tuyển mộ, chuyên môn hoá và sự
nghiệp, được neo vào phong cách chính quyền Dân chủ Thiên chúa giáo (Calise and
Mannheimer 1982). Mặc dù ở Pháp các truyền thống chính phủ khác nhau có nghĩa
rằng nhiều trọng số hơn được gán cho các biến như nền xã hội và giáo dục của một
ứng viên, «con đường tới đỉnh» vẫn còn gắn chặt với tính đảng và sự có mặt trong
quốc hội, mặc dù với các mức độ hơi khác nhau, tuỳ thuộc vào thời kỳ. Liên kết giữa
chính trị chuyên nghiệp và sự nghiệp chính trị là khá hiển nhiên: sau một nghiên cứu
dọc về sự nghiệp của hơn 1.000 bộ trưởng, kết luận đã là «không chỉ hầu hết trong số
họ đã ngồi lâu trong Quốc hội, trước hoặc sau kinh nghiệm nội các của họ, nhưng họ
đã tiêu phần chủ yếu thời gian của họ lâu trong các hoạt động chính trị hay gần-chính
trước việc họ được bầu lần đầu» (Dogan 1979, 21).
Như thế nổi lên một xu hướng chung, mà đã được nghiên cứu so sánh của Jean
Blondel về các giai cấp trong chính phủ làm nổi bật. Chí ít ở nơi liên quan đến các
nền dân chủ Tây phương và Khối thịnh vượng chung, sự dính líu đảng là cốt yếu cho
việc bước vào quốc hội, hoạt động nghị viện là một điều kiện trước tuyệt đối cho
việc trở thành một bộ trưởng (Blondel 1985, 63–64). Tác giả cũng xác định một sự
nghiệp “bình thường,” nổi bật cho những người mà trở thành các lãnh tụ chính phủ.
Hầu hết các lãnh tụ thế giới đi theo cùng tiến trình, chuyển từ một việc làm sang một
việc làm khác trong chính phủ cho đến khi lên đến đỉnh. Có rất ít người ngoài cuộc,
tức là những người không là các chính trị gia sự nghiệp (career politician), những
người lên đến đỉnh mà không tiêu thời gian trong hoạt động chính trị đảng hay chính
trị thể chế (King 1981; Bennett 1992), hoặc không sử dụng sức mạnh quân sự.
Những người đứng đầu chính phủ đếm rất ít thí dụ về những người lao động cổ trắng
hay các nhà kinh doanh giữa đội ngũ của họ: «sự kinh doanh được đại diện tồi ở mọi
nơi» bởi vì «thế giới chính trị không hấp dẫn nhiều người từ giới kinh doanh – trừ
phi đúng là các doanh nhân không có các phẩm chất cần phải có cho một sự nghiệp
thành công trong chính trị» (Blondel 1980, 127). Đây là một xu hướng mà những
nghiên cứu về sự lựa chọn các bộ trưởng đã cũng xác nhận, cho thấy rằng kinh
nghiệm nghị trường đã vẫn là một trong những điều kiện trước cần để được chọn cho
một chức vụ chính phủ (Blondel and Thiébault 1991).
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   129  

Chúng ta có thể cho rằng các con đường sự nghiệp cho các lãnh tụ chính trị đã
thay đổi trong 20 năm qua? Những biến đổi gần đây trong các hệ thống chính trị, và
các quá trình như sự cá nhân hoá và sự truyền thông đại chúng hoá tăng lên của mối
quan hệ giữa lãnh tụ và toàn thể cử tri sẽ dẫn chúng ta đến tưởng tượng rằng có nhiều
không gian hơn cho những người ngoài cuộc, ít tầm quan trọng hơn được gắn cho
tính chiến đấu đảng và một quy mô thời gian ngắn hơn cho việc đạt đỉnh (Verzichelli
2010, 79). Một số trường hợp mẫu mực về những người mà đã trở thành các lãnh tụ
chính trị trên cơ sở không-chính trị, hoặc thậm chí phản-chính trị, sự tinh thông là có,
và họ say mê đưa ra con đường sự nghiệp của họ như một thay thế khả dĩ hợp lệ cho
con đường của chính trị gia sự nghiệp (Campus 2006). Một thí dụ tốt nhất là Silvio
Berlusconi, người đã chuyển từ thế giới quản lý và xuất bản sang người đứng đầu
chính phủ trong một thời gian ngắn khó tin nổi8 và từ đó đã tiếp tục chi phối, hầu
như không bị thách thức, toàn bộ Đệ nhị Cộng hoà. Tuy vậy, liên quan đến một
nghiên cứu mang tính hệ thống về các lãnh tụ chính phủ, các thí dụ này là không đủ
để nghi ngờ mô hình về kinh nghiệm trong hoạt động chính trị như đường đi sự
nghiệp điển hình cho sự lãnh đạo.9 Vào cuối các năm 1990, chẳng hạn, một nghiên
cứu về các lãnh tụ đã được lựa chọn thế nào trong sáu quốc gia Tây phương đã cung
cấp bằng chứng kinh nghiệm rằng «những người lên chức là các nhân vật chính trị có
kinh nghiệm . . . với . . . ít dư địa cho những ngựa non háu đá (young Turks), những
người ngoài cuộc chính trị, hay những người mới bắt đầu» (Davis 1998; Elgie 2000,
963). Các bài viết gần đây hơn đã cho thấy rằng ngay cả trong các chế độ tổng thống,
mà được tin là chào mời các cơ hội lớn hơn cho những người ngoài cuộc chính trị, có
ít sự biến đổi về mặt cách mà theo đó có được các vị trí lãnh đạo (Samuels and
Shugart 2010, 75–76).
Nếu chúng ta ngó tới các quan điểm do các lãnh tụ dân chủ giữ trước nhiệm kỳ
của họ, có một sự phổ biến khắp của các chức vụ chính trị. Về mặt này, dữ liệu
chúng tôi thu thập về 441 tổng thống và thủ tướng trong 80 nước (về chi tiết, xem
Phụ lục A); các lãnh tụ chính phủ đã có sự nghiệp bên trong chính trị với 85,4%
trường hợp, còn chỉ 5% lãnh tụ lên nắm quyền như kết quả của hoạt động kinh doanh
hay doanh nghiệp của họ. Trong tuyệt đại đa số trường hợp, ghế thủ tướng kiếm
được sau một nhiệm kỳ ngồi trên hàng ghế sau hoặc sau khi giữ một chức vụ có
trách nhiệm cấp bộ trưởng, đặc biệt trong các chế độ đại nghị. Mặt khác, ở nơi liên
quan đến các chế độ tổng thống các chức vụ lãnh đạo chính phủ giành được qua kinh
nghiệm như một thống đốc, thị trưởng hay phó-tổng thống.
Một mẩu dữ liệu đánh dấu sự đoạn tuyệt thực sự với quá khứ, và độc lập với
kinh nghiệm của các lãnh tụ chính trị, là con đường sự nghiệp của họ đã trở nên
nhanh đến thế nào. Hơn 40% tổng thống và thủ tướng tiếp quản sự lãnh đạo hành
pháp quốc gia trước khi họ 50 tuổi, và tuổi trung bình của toàn bộ mẫu là 53. Dữ liệu
cho biết tuổi của các lãnh tụ vào cuối nhiệm kỳ của họ chứng minh rằng đa số chấm
130   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

dứt thời gian của họ trong chính phủ trước khi họ 60 tuổi (Bảng 5.1). Barack Obama
là là hình ảnh thu nhỏ của xu hướng này, đã bước vào Nhà Trắng khi chỉ 47 tuổi. Và
Nicolas Sarkozy là một thí dụ khác, đã rời quyền lực vào tuổi 52.

Bảng 5.1 Tuổi của các lãnh tụ chính phủ vào lúc bắt đầu của nhiệm kỳ thứ nhất
và vào cuối nhiệm kỳ cuối cùng của họ

Tuổi Bắt đầu sự uỷ thác % Kết thúc sự uỷ thác %


30-40 43 9,8 9 2,4
40-50 135 30,7 68 18,4
50-60 157 35,7 131 35,5
60-70 78 17,7 102 27,6
70-80 26 5,9 56 15,1
> 80 1 0,2 4 1,1
Tổng 440 100 370 100
Trung bình 53,5 59,5

Nguồn: Xem Phụ lục A

Tình hình này không xuất hiện bởi vì các lãnh tụ thất bại để nắm quyền rất lâu;
trong thực tế, nhiều trong số họ vẫn tại chức cho ít nhất một nhiệm kỳ thứ hai. Nếu
chúng ta nghĩ về ba tổng thống Mỹ vừa qua, chẳng hạn, tất cả họ đã được bầu cho
nhiệm kỳ thứ hai, và cũng đúng thế cho một phần ba số lãnh tụ trong bộ dữ liệu của
chúng tôi. Trong số 80 nước được xem xét, các lãnh tụ chính phủ đã nắm quyền
trung bình trong 56 tháng, với những sự khác biệt đôi chút tuỳ thuộc vào vùng địa lý
và hình thức chính phủ (Bảng 5.2). Không ngạc nhiên rằng các chế độ tổng thống
bảo đảm sự ổn định chính phủ tốt hơn, bởi vì các hoạt động của tổng thống không
phải chịu một cuộc bổ phiếu tín nhiệm ở nghị viện trong thời kỳ họ tại chức.
Tuy nhiên, các tổng thống và các thủ tướng rời chính phủ có nhiều năm năng
động phía trước họ (Keane 2009) và điều này hoạt động như một bàn đạp, đưa họ
vào những vai trò mới và quan trọng.
Ngoài một tuổi trung bình thấp hơn ra, các nhân tố thích đáng khác đã cũng có
vẻ tạo thành một tiền đề thích hợp để làm thay đổi con đường sự nghiệp của các lãnh
tụ trong đời sống sau-chức vụ của họ. Thứ nhất, các tổng thống và các thủ tướng
đang giành được nhiều quyền lực và tính dễ thấy (visibility) hơn so với quá khứ. Vào
đầu các năm 1990, hai tập sách quan trọng của Michael Foley đã đưa ra luận đề về
“sự lên của chức tổng thống Anh,” gợi ý một sự tăng đều đặn của quyền lực thủ
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   131  

tướng gây thiệt hại cho nội các (Foley 1993, 2000). Việc này đã ảnh hưởng đến cuộc
tranh luận về những biểu hiện khác nhau của sự tổng thống hoá trong nhiều nền dân
chủ đại nghị lớn (Helms 2005). Như đã được xem xét trong các chương trước, một
cuốn sách thành công của Thomas Poguntke và Paul Webb (2005) đã cho thấy rằng
quá trình “tổng thống hoá chính trị” liên quan đến một nhóm lớn các nước đã gây ra
những sự biến đổi thích đáng, dẫn các tổng thống và các thủ tướng đến có được một
vị trí trung tâm hơn trong các hệ thống chính trị. Các lãnh tụ kiểm soát các quá trình
bầu cử nơi thành công liên hệ mạnh với các tính cách ít nhiều charismatic của họ
(Mughan 2000; King 2002), và vì thế họ trở nên ngày càng tự trị đối với đảng trong
các hoạt động chính phủ. Họ cũng tăng các quyền lực chuẩn tắc trên quy mô lớn qua
sự bành trướng của các luật-sắc lệnh và sự lập pháp được giao phó, cũng tước mất
của Quốc hội nhiều đặc quyền thâm căn cố đế của nó (Musella 2012, 2014). Hơn
nữa, quá trình quốc tế hoá chính trị, trong khi kích thích vai trò tích cực của các lãnh
tụ trong các cuộc thương lượng liên chính phủ, cho phép họ phát triển một mạng lưới
đáng kể vượt quá các biên giới quốc gia.10 Sự chuyển dịch quyền lực từ các diễn viên
đồng nhiệp thân tình (collegial) sang các diễn viên đơn chủ (monocratic) cho những
người đứng đầu chính phủ một lượng đáng kể nguồn lực chính trị và quan hệ mà
cũng có thể được sử dụng trong đời sống sau-chức vụ của họ nữa.

Bảng 5.2 Độ dài trung bình của nhiệm kỳ lãnh đạo theo vùng địa lý và hình
thức chính phủ
Vùng Trung bình (tháng) Trung bình (năm)

Châu Âu 47,2 3,9


Bắc Mỹ 71,7 5,9
Nam Mỹ 60,9 5,1
Châu Á 50,9 4,2
Châu Phi 90,6 7,5
Australia 55,6 4,6
Hình thức chính quyền Trung bình (tháng) Trung bình (năm)
Đại nghị 48,5 4,0
Tổng thống 70,6 5,9
Nửa-tổng thống 71,1 5,9
Tất cả các nước 55,7 4,6

Nguồn: Xem Phụ lục A


Một nhân tố thích đáng khác là mối quan hệ gần gũi hơn giữa chính trị và các
công ty. Các quan hệ giữa chính trị và kinh doanh có thể mang những hình thức
132   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

thông đồng khác nhau: từ sự đóng gói trước việc giao thầu những công trình công
cộng cho người ngoài đến sự luân chuyển giữa các chức vụ hành chính chóp bu và
các thành viên hội đồng quản trị công ty, và đến việc chỉ là «sự ấm cúng giữa các
quan chức bộ và các đồng nhiệm của họ trong công nghiệp và và ngân hàng tư nhân»
(Schneider 1991 trong Calise and Lowi 2010, 61; Useem 1986). Hiện tượng được
dẫn chứng bằng tư liệu về “các cửa xoay vòng (revolving door)” nhắc đến sự thực
rằng chức vụ chính phủ có thể được dùng như một đường dẫn cho việc gia nhập đội
ngũ elite công ty. Như thế khi các chính trị gia không được bầu lại, họ có thể được
quay vòng vào các chức vụ chính phủ hay kinh doanh, như trường hợp Italia đã cho
thấy rõ (Keane 2009). Tại Hoa Kỳ, các quá trình như vậy đã trở nên lẽ thường đến
mức các quy chế pháp lý đặc thù đã được thiết lập để đóng các cửa xoay vòng mà
qua đó các công chức bán sự tinh thông và sự hiểu biết bên trong của họ khi họ rời
chức vụ công11(xem, thí dụ, Bộ luật Trách nhiệm giải trình Liên bang Canada,
Canadian Federal Accountability Act, 2006). Baumgartner et al. (2009, 199–200) đã
phân tích 1.244 nhà vận động hành lang hoạt động ở Hoa Kỳ và đã xác nhận rằng sự
kinh doanh trung bình trong mẫu của họ đã có «khoảng một cựu quan chức kín đáo
hoạt động nhân danh nó» (các việc làm như thành viên Hạ Viện, các nhân viên của
dân biểu hay các quan chức cơ quan cấp cao trong hai năm vừa qua).
Những người đứng đầu chính phủ không được miễn dịch khỏi việc đi theo con
đường dẫn tới kinh doanh. Ngược lại, chính trị mức cao quan tâm đến lời hứa về các
cơ hội việc làm tương lai bên trong hãng thậm chí thường xuyên hơn trong quá khứ.

5.3 CÁC MÔ HÌNH SỰ NGHIỆP

Trong vài năm qua, nghiên cứu đã cho thấy sự nổi lên của một hình mẫu sự nghiệp
mới trong chính trị. Những nghiên cứu lịch đại nhất định tại Hạ viện Hoa Kỳ đã tiết
lộ một xu hướng tăng lên như thế giữa các đại biểu quốc hội (MP) để tự nguyện bỏ
ghế nghị viện của họ để đổi lấy các hình thức công việc khác mà có thể được cho
rằng «kinh nghiệm quốc hội làm tăng đáng kể lương sau-quốc hội trong khu vực tư
nhân» (Diermeier et al. 2005; Mattozzi and Merlo 2008, 597). Đây là hướng mà
nhiều nền dân chủ đại diện có vẻ đang theo. Mặc dù có ít chính trị gia sẵn sàng bỏ
đời sống kinh doanh để đi vào chính trị, điều ngược lại có vẻ là ít hiếm hơn (Samuels
1999). Mặc dù ở các mức khác nhau của chính quyền, và với một số sự khác biệt liên
quan đến văn hoá và truyền thống, cái chúng ta đang chứng kiến là các chính trị gia
sự nghiệp những người xem chính trị như một pha trung gian trên con đường sự
nghiệp của họ. Điều này là một sự thay đổi triệt để, mà không nghi ngờ gì có những
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   133  

tác động trở lại lên các cơ chế của các nền dân chủ đại diện, đặc biệt ở nơi liên quan
đến các chức vụ lãnh đạo.
Thật vậy, các sự nghiệp sau-hành pháp của các tổng thống và các thủ tướng là
quan trọng cả vì tính mới của chúng lẫn vì các hệ luỵ quan trọng của chúng đến các
chính phủ dân chủ. Quả thực, chúng có vẻ làm yếu nguyên tắc dân chủ truyền thống
mà vì nó các đại diện được bầu tìm thấy một nguồn hợp pháp hoá trong các cuộc bầu
cử và ra đi khi thất bại bầu cử; ngược lại, các lãnh tụ mới cũng thực hiện quyền lực
trong đời sống sau-chức vụ của họ nữa, cho dù sự đồng thuận của nhân dân đang sụt
giảm cho việc này. Hơn nữa, khi họ tìm thấy một lối ra sinh lời từ chính trị sang hội
đồng quản trị của các công ty lớn, điều này nêu ra câu hỏi về nó gây đột biến như thế
nào các quan hệ giữa chính trị và kinh doanh, và trong chừng mực nào sự kinh doanh
có thể ảnh hưởng đến và là điều kiện của các lãnh tụ dân chủ sau hoặc thậm chí trong
nhiệm kỳ của họ.
Ẩn dụ của «núi lửa nằm im lìm» đã được sử dụng trong quá khứ để mô tả trạng
thái mê mệt mà các tổng thống đã thường trượt vào; sau khi đã chiến đấu mãnh liệt
các cuộc chiến chính trị của họ, họ sẽ rời bỏ vũ đài chính trị một khi hết nhiệm kỳ
(Belenky 1999). Nếu chúng ta nhìn vào Mỹ trong thế kỷ qua, chúng ta thấy rằng rất
ít cựu lãnh tụ đã xoay xở để tiếp tục với bất kể hoạt động chính trị đáng kể nào; sử
dụng uy tín hay ảnh hưởng của họ để tích cực ủng hộ các ứng viên khác, chẳng hạn,
hoặc dành thời gian và năng lực của họ cho một sự nghiệp nhân đạo. Đã không phải
cho đến 1958 ở Hoa Kỳ mà ý tưởng rằng một tổng thống trở nên năng động về mặt
chính trị sau khi rời Nhà Trắng đã chính thức được đề cập, bằng việc cho các cựu
lãnh tụ một lương hưu, văn phòng và nhân viên hỗ trợ,12 để tránh việc gửi tổng chỉ
huy của quốc gia hùng mạnh nhất thế giới vào cảnh tối tăm một khi hết nhiệm kỳ của
họ. Trong những nước khác, các thủ tướng về hưu thường được mời làm một chức
trong bộ nào đó hay trong quốc hội. Trong mọi trường hợp, trên cả hai bên Đại tây
Dương, triển vọng chờ đợi các cựu lãnh tụ đã, nếu không phải là sự về hưu, thì chí ít
là một sự giảm mạnh mẽ trong hoạt động chính trị của họ.
Được hỗ trợ bởi tuổi trung bình thấp hơn nhiều của họ, các cựu lãnh tụ bây giờ
có thể hân hoan mong đợi một tương lai rất khác. Các lãnh tụ dân chủ có thể được
định nghĩa như các chính trị gia sự nghiệp (career politician) theo mọi nghĩa, thế
nhưng ngày càng hiếm đối với họ để trở thành các chính trị gia nghỉ hưu.
Sự thay đổi có thể được giải thích bằng sử dụng ba hình mẫu sự nghiệp mà Jean
Blondel (1980, 195) đã xác định 30 năm trước, với sự đưa thêm không thể tránh khỏi
một mô hình mới đang nổi lên. Nhà khoa học chính trị Pháp đưa ra một thể liên tục,
và ở đầu xa ông đặt kiểu lãnh tụ người leo chậm trên chiếc thang chính trị lên đội
ngũ cao hơn của chính phủ và sau đó rời khỏi đời sống chính trị tích cực một khi hết
nhiệm kỳ tổng thống của mình (sự nghiệp tuyến tính). Ở tít đầu kia, Blondel đặt loại
134   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

lãnh tụ người được thuê làm chính trị từ lĩnh vực khác và quay lại nghề này một khi
sự đóng góp cho xã hội đã được tiến hành (sự nghiệp hình chuông). Trong khoảng
giữa chúng ta tìm thấy các chính trị gia những người vẫn ở «gần hành lang quyền lực
sau khi ngã xuống từ chức cao, hy vọng quay lại vị trí lãnh đạo muộn hơn và có lẽ
thành công ở lại làm một bộ trưởng» (1980, 196). Trong trường hợp này, các cựu
lãnh tụ trở thành thành viên của một nhóm đầu sỏ, như thường xảy ra ở châu Âu lục
địa. [Sự nghiệp luân chuyển]. Như chúng ta có thể thấy, các hình mẫu này có thể đã
là đủ để mô tả sự nghiệp của các lãnh tụ chính trị 30 năm trước, nhưng bây giờ một
mô hình hoàn toàn mới đang nổi lên. Hình mẫu có thể được gọi là sự nghiệp/kinh
doanh mới và nhắc đến các lãnh tụ những người, sau khi leo lên các chức vụ chính
trị cao nhất, rồi làm việc trong một lĩnh vực hoàn toàn khác, thường kiếm được các
khoản tiền đáng kể. Công việc mới của họ hết sức khác vai trò chính phủ mà họ đã
giữ, nhưng được tin rằng kinh nghiệm có được trong chức vụ sau cùng cung cấp
nguồn lực và các công cụ cần thiết để có được sự bước vào các vị trí mới.

Bảng 5.3 Các lãnh tụ chính phủ và hình mẫu sự nghiệp của họ
Lĩnh vực N %
Sự nghiệp tuyến tính 90 24,3
Sự nghiệp luân chuyển 155 41,9
Sự nghiệp hình chuông 19 5,1
Sự nghiệp mới/kinh doanh 72 19,5
Tham nhũng 34 9,2
Tổng 370 100

Nguồn: Xem Phụ lục A

Bảng 5.3 cho thấy các bằng chứng định lượng cho các hình mẫu sự nghiệp tổng
thống trong một phần tư thế kỷ qua. Chúng ta có thể thấy một sự sụt xuống dưới
25% về số các cựu tổng thống người rời chính trị sau nhiệm kỳ của họ, và nhìn
chung nguyên nhân của việc này là sự ốm yếu hoặc sự chết. Mặt khác, 41,9% của
các tổng thống tiếp tục bên trong chính trị, tuy trong một chức vụ khác, ở một mức
khác hay trong một lĩnh vực khác của chính phủ, trong khi 5,1% quay lại nghề trước
kia của họ. Con số lý thú nhất, tuy vậy, là số các cựu lãnh tụ bước vào thế giới kinh
doanh. Một phần năm của tất cả các lãnh tụ dân chủ sử dụng sự nghiệp của họ trong
chính phủ như một bàn đạp cho sự nghiệp mới trong kinh doanh hoặc tư vấn tài
chính.
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   135  

Những kết luận tương tự được rút ra nếu chúng ta ngó chi tiết hơn đến các hoạt
động khác nhau mà các cựu tổng thống tham gia (Bảng 5.4), với 40% trong số họ
đóng một vai trò hoàn toàn khác với bất kể thứ gì họ đã làm trước đó, ngay cả trong
quá khứ gần đây, từ các dự án nhân đạo và lập các think tank, qua trình bày các bài
giảng được trả thù lao hậu hĩnh tại các trường danh tiếng đến sự tham gia tích cực
vào việc kinh doanh công ty và các định chế tài chính.

Bảng 5.4 Các vai trò sau-tổng thống


Lĩnh vực N %
Hưu trí 82 22,2
Các vai trò thể chế 201 54,3
Nghi lễ/quản lý di sản 26 7,0
Vận động quốc tế 39 10,5
Kinh doanh và tư vấn 79 21,4
Tổng 427 100

Nguồn: Xem Phụ lục A

Bây giờ là khó để quan sát một sự tương quan giữa những sự nổi lên của các con
đường sự nghiệp mới trong các hoạt động thị trường (như được phân loại trong Bảng
5.4) và các nghề kinh doanh trước nhiệm kỳ của họ. Thật vậy, chỉ 18 cựu lãnh tụ đã
có kinh nghiệm trước với tư cách nhà doanh nghiệp hay nhà quản lý.
Vả lại các hoạt động tư nhân sau chức thủ tướng là rất phổ biến, với một giá trị
đỉnh 78,4% trong các chế độ này, trong khi trường hợp này là không thường xuyên
trong các chế độ tổng thống và rất hiếm trong các chế độ nửa-tổng thống. Về sự phổ
biến của hiện tượng trong các vùng địa lý khác nhau, sự tập trung các hoạt động như
vậy ở các nước Âu châu là khoảng 61,5%, mặc dù chỉ 43,7% của các nền dân chủ
của mẫu của chúng tôi thuộc về Cựu Lục địa. Dẫu cho cần tiến hành nhiều hơn nữa
việc sử dụng dữ liệu này trong phân tích kinh nghiệm, chúng ta có thể giả thiết rằng
sự nổi lên của các cựu lãnh tụ bận rộn trong những hoạt động kinh doanh có vẻ thịnh
hành trong các nền dân chủ chín muồi với các nền kinh tế đã phát triển.
Trong quan hệ với các vai trò của các cựu lãnh tụ đảng tiếp sau nhiệm kỳ của họ
trong địa vị này, chúng ta có thể xác nhận các xu hướng tương tự. Trong khi chỉ giữa
một phần tư và một phần năm các cựu lãnh tụ đảng rời đời sống công sau khi trở
thành thủ tướng, và hơn 40% trong số họ tiếp tục các hoạt động chính trị, chúng ta
cũng tìm thấy một con số tăng lên của các nhân vật chóp bu những người chọn để tập
136   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

trung vào kinh doanh trong “đời thứ hai của họ” (19,3%; xem Bảng 5.5). Các thí dụ
về điều này có thể được tìm thấy trong nhiều nước dân chủ, từ Áo đến Canada,
Australia, Rumania và Israel. Bên cạnh các trường hợp được trích dẫn rồi, như Tony
Blair và Gerhard Schröder, con đường sự nghiệp của Viktor Klima, chủ tịch của
Đảng Dân chủ Xã hội và thủ tướng liên bang của Áo từ 1997 đến 2000, tỏ ra là đáng
kể. Thật vậy, trong 2006, ông trở thành Tổng Giám đốc của toàn bộ hoạt động Nam
Mỹ của Volkswagen nhờ các mối quan hệ với các chính trị gia cấp cao mà ông đã
phát triển ở Mỹ Latin trong các hoạt động thủ tướng của ông. Như thế, được xem là
biểu tượng của cái gọi là sự Mỹ hoá/Tây phương hoá của chính trị Áo, bởi vì «bị mê
hoặc bởi tính chuyên nghiệp của Bill Clinton và Tony Blair trong việc xử lý truyền
thông đại chúng» (Bischof and Pelinka 2003, 240), Klima đã giữ gìn quan hệ song
song với các đồng nghiệp Anh-Mỹ thậm chí sau chức vị thủ tướng của ông, với sự
chuyển nhanh của ông từ thế giới chính trị sang thế giới quản lý tư nhân. Lãnh tụ
Đảng Dân chủ Xã hội và thủ tướng Áo kế vị cho đến 2008, Alfred Gusenbauer, đã
cho thấy một sự nghiệp hậu-chính trị tương tự, tham gia hội đồng quản trị của nhiều
công ty xây dựng.

Bảng 5.5 Các vai trò của các cựu lãnh tụ đảng
Lĩnh vực N %
Hưu trí 21 23,9
Các vai trò thể chế 40 45,5
Nghi lễ/quản lý di sản 4 4,5
Vận động quốc tế 6 6,8
Kinh doanh và tư vấn 17 19,3
Tổng 98 100

Đã đi qua cùng con đường từ chính trị sang kinh doanh là Francisco Pinto
Balsemão, người, sau khi phục vụ như chủ tịch của Đảng Dân chủ Xã hội và thủ
tướng Bồ Đào Nha trong đầu các năm 1980, đã sáng lập mạng truyền hình tư nhân
Bồ Đào Nha đầu tiên ở Bồ Đào Nha. Hiện tại ông là Chủ tịch của Hội đồng các Nhà
Xuất bản Âu châu và Tổng Giám đốc của tập đoàn truyền thông Grupo Impresa. Một
thí dụ khác là Paul Keating, người đã là lãnh tụ của Đảng Lao động và Thủ tướng
Australia, và là người, sau khi rời Quốc hội trong năm 1996, đã trở thành thành viên
hội đồng quản trị của các công ty khác nhau và một nhà tư vấn cho một ngân hàng
đầu tư.
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   137  

Mặc dù chúng ta tập trung sự chú ý của mình vào vai trò của các lãnh tụ đảng
trong đời sống sau-chính trị của họ, đáng nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa các lãnh
tụ và khu vực tư nhân thường đã bắt đầu trong nhiệm kỳ của họ. Trong một số
trường hợp những việc làm của thủ tướng cũng dẫn đến các vụ bê bối chính trị mà
nổi lên ngang thế giới, như các vụ dính líu đến cựu lãnh tụ của Đảng Nhân dân và
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đến cựu Tổng Bí thư Đảng Xã hội chủ
nghĩa và Thủ tướng Bồ Đào Nha José Sócrates, hoặc lãnh tụ đảng đương thời của
Les Républicains và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Sự hiện diện của các vụ
bê bối chính trị đã là một yếu tố thường xuyên ở cả Trung và Đông Âu nữa: thí dụ,
Victor Ponta đã vẫn đương chức như thủ tướng Rumania và chủ tịch Đảng Dân chủ
Xã hội, mặc dù ông đã bị buộc các tội như rửa tiền, giả mạo và xung đột lợi ích 13
(Kostadinova 2012; Holmes 2013). Ngoài ra, cựu Thủ tướng Israeli Ehud Olmert,
người đã bị buộc từ chức vào đầu năm 2009 ở giữa những cáo buộc tham nhũng, đã
bị kết án trong năm 2014 sáu năm tù vì việc chấp nhận bất chính các khoản đút lót,
còn trong năm 2015 một toà án Israel đã thêm tám tháng vào tội này.14
Đặc biệt đối với các đảng chính trị lớn hơn và được thiết lập vững hơn, các lãnh
tụ chính trị sử dụng các nguồn lực chính trị đáng kể sẵn có cho họ để bảo vệ đảng
của họ và bản thân họ khỏi sự điều tra và các thủ tục tư pháp vì các khoản đút lót hay
tham nhũng rõ ràng. Thế nhưng, trong một pha của chính trị bị cá nhân hoá và các
đảng ít có cấu trúc hơn,15 và một truyền thông đại chúng ngày càng độc lập,16 không
ngạc nhiên rằng các vụ bê bối chính trị đang trở nên ngày càng thường xuyên, như
thế cho thấy các mối quan hệ loại khác nhau giữa các lãnh tụ và các công ty tư nhân.

5.4 HẬU-CHỨC TỔNG THỐNG: MỘT TYPO HỌC

Một cái nhìn vào con số tăng lên và sự đa dạng của các nghề nghiệp hậu-tổng
thống cho phép chúng ta làm nổi bật vài xu hướng chung và vạch ra sự phân loại các
cựu lãnh tụ. Các hoạt động sau-chính trị của các lãnh tụ được phân loại trong Bảng
5.6 bằng sự tạo bảng tra chéo của hai biến liên quan đến các tuyến quan trọng nhất
của sự tiến triển của họ. Chiều giải tích đầu tiên nhắc tới bản chất của vai trò hậu-
tổng thống mà cựu lãnh tụ thực hiện. Cựu tổng thống đã có thể quyết định để hiến
dâng mình cho các sự nghiệp nhân đạo hay các dự án văn hoá–thí dụ, viết sách hay
thành lập các think tank–các vai trò mà có thể dẫn đến ảnh hưởng chính trị đáng kể,
nhưng điều đó không ngụ ý bất kể trách nhiệm hình thức nào về phần cựu lãnh tụ.
Mặt khác, chúng ta tìm thấy một trong những hình thức việc làm truyền thống hơn
cho các cựu lãnh tụ những người không chọn nghỉ hưu, mà gồm việc đảm nhận các
138   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

chức vụ khác trong chính trị hay chính quyền, hoặc các cơ hội tăng lên cho một
người đứng đầu nhà nước hay chính phủ để đảm nhiệm một vai trò tích cực hơn
trong khu vực tư nhân trong các chức vụ quyết định hay tư vấn.

Bảng 5.6 Các loại cựu lãnh tụ


Sự hiện diện tượng trưng Sự hiện diện ra quyết định
Phạm vi quốc gia
Nhà quản lý di sản Lãnh tụ thể chế
Phạm vi quốc tế
Lãnh tụ vận động Lãnh tụ trong kinh doanh

Sự phân loại thứ hai trong bảng của chúng ta xem xét liệu các hoạt động hậu-
tổng thống vẫn ở bên trong các đường biên giới quốc gia hoặc mang một ý nghĩa
quốc tế. Những sự tăng lên nhanh về những trao đổi kinh tế quốc tế và sự nổi lên của
các hình thức hội nhập quốc tế và siêu quốc gia trong vài thập niên qua đã dẫn những
người đứng đầu chính phủ để phát triển các quan hệ trong một khung cảnh được toàn
cầu hoá hơn, và điều này cũng sẽ cung cấp cho họ nhiều cơ hội hơn khi họ rời chức
vụ. Sự quốc tế hoá đời sống của các cựu lãnh tụ có thể nhắc đến, như sẽ được cho
thấy, cả việc làm hậu-tổng thống trong các tổ chức quốc tế và sự dính líu của “các
cựu tổng thống” trong các vai trò chỉ dẫn trong các công ty hoạt động trên một quy
mô quốc tế. Như Lisa Anderson (2010, 74) lưu ý, sự tăng lên của tính dễ thấy
(visibility) và ảnh hưởng quốc tế của các cựu nguyên thủ nhà nước và chính phủ
«được nhận ra bởi bản thân các thành viên của nhóm,» những người đã thành lập
hiệp hội chuyên nghiệp của riêng họ, Câu lạc bộ Madrid, mà «đề cập các vấn đề
quan tâm toàn cầu và cung cấp lời khuyên ngang hàng (peer to peer), sự hỗ trợ chiến
lược và lời khuyên kỹ thuật cho các lãnh tụ và các định chế hoạt động để thúc đẩy sự
phát triển dân chủ.»17
Trong ô bên trên-phía phải của Bảng 5.6, các (cựu) lãnh tụ thể chế thực hiện
hoạt động quyết định ở mức quốc gia. Vì tuổi trung bình của các tổng thống vào cuối
nhiệm kỳ của họ là thấp hơn tuổi đã từng là rất nhiều, không ngạc nhiên rằng nhiều
trong số họ đảm nhiệm các vai trò thể chế, đặc biệt bên trong chính trị quốc gia, và
không trừ hao khả năng quay lại chính phủ. Tại đỉnh hay “gần đỉnh,” có một tỷ lệ
phần trăm đáng kể (và tăng lên so với quá khứ) của các cựu lãnh tụ những người
đảm nhận các vai trò chính trong chính trị hay chính quyền làm việc cho những
người kế vị của họ. Italy có vẻ là hình ảnh thu nhỏ của điều này, một nước nơi «một
cựu thủ tướng quay lại chính phủ là phổ biến hơn nhiều, phản ánh sự bất ổn định
chính phủ của đất nước, nền chính trị kiểu trò chơi ‘musical chairs’ [sự tráo người
liên miên vô ích] và sự luân phiên bộ trưởng thường xuyên» (Theakstone 2010, 227).
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   139  

Để minh hoạ điểm này, một thí dụ là Giuliano Amato, người đã là Thủ tướng từ
1992 đến 1993 và từ 2000 đến 2001, với một thời kỳ như Bộ trưởng Cải cách Thể
chế (1998–1999) và ở kho bạc (1999–2000) giữa chừng. Gần đây hơn, ông đã giữ
chức Bộ trưởng Nội Vụ (2006–2008). Hiến pháp Pháp thưởng cho các tổng thống ra
đi một chỗ trong Hội đồng Hiến pháp, còn các cựu thủ tướng Anh có thể bước vào
Thượng Viện (House of Lords), nơi một ghế suốt đời đợi họ, như thế cung cấp «một
vai trò và một diễn đàn cho các cựu thủ tướng để tiếp tục một loại dính líu bán-thời
gian với chính trị»18 (Theakston and de Vries 2012, 7). Nhưng loại của các nghề
nghiệp thể chế không dừng ở mức quốc gia. Trên thực tế, nhiều nguyên tổng thống,
tận dụng lợi thế của những cơ hội của cai quản đa-mức (multi-level governance), đã
trở thành các thị trưởng hay các chủ tịch vùng. Tổng thống Pháp Giscard D’Estaing
đã trở thành thống đốc vùng Auvergne từ 1986 đến 2004 khi ông đã từ chức, còn
một lần nữa ở Italy, sau một quá trình khu vực hoá của nhà nước trong vài năm qua,
đã có nhiều chuyển động của các chính trị gia từ mức dưới quốc gia lên mức quốc
gia, nhưng cũng có chuyển động đáng kể theo chiều ngược lại.19
Hơn nữa, phải nhắc đến những vai trò thể chế do các cựu lãnh tụ đảm đương ở
mức siêu quốc gia hay quốc tế, như các thành viên của Quốc hội hay các uỷ viên hội
đồng Âu châu hay trong các hoạt động NATO. Trong bộ dữ liệu của chúng tôi các
chức vụ này được dự tính trong một vài trường hợp có ý nghĩa: thí dụ, cựu Tổng
thống Bồ Đào Nha Mario Soares đã bước vào Quốc hội Âu châu trong 1999 sau sự
uỷ thác của ông, cựu thủ tướng Estonia Siim Kallas đực bầu là uỷ viên hội đồng Âu
châu và phó chủ tịch Uỷ ban Âu châu trong 2004, Wim Kock, người đã làm Thủ
tướng Hà Lan, đã làm chủ tịch nhiều nhóm cấp cao cho EU và, đặc biệt, giữa tháng
Tư và tháng Mười Một 2004, đã được Uỷ ban Âu châu chỉ định để trình bày một báo
cáo về xem xét lại Chiến lược Lisbon như thế nào, còn [cựu thủ tướng] Phần Lan
Harri Holkeri đã chủ toạ Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc trong 2000–2001.
Trong Bảng 5.6, trong ô trên cùng bên trái chúng ta thấy một kiểu khác của cựu-
tổng thống: “nhà quản lý di sản,” người đưa ra các sáng kiến văn hoá và chính trị về
bản chất quản lý uy tín và di sản của mình: một vai trò nhiều cựu lãnh tụ trong quá
khứ đã quan tâm đến, dành rất nhiều thời gian và năng lực cho di sản chính trị của
chính họ. Như Theakston và de Vries (2012, 16) đã lưu ý, «với sự biến đổi quyền lực
và trách nhiệm của chức tổng thống hiện đại, các cựu tổng thống sau-1945 đã có một
lợi ích danh tiếng trong việc đặt thời gian tại nhiệm của họ và chỗ của họ trong lịch
sử dưới ánh sáng tốt nhất có thể.» Họ đã có thể bận rộn trong việc viết hồi ký của họ,
trong việc thành lập các thư viện hoặc các quỹ khác với tên của họ, trong việc tạo ra
các bảo tàng như các triển lãm thường xuyên mà định hình ký ức của nhân dân về họ
hoặc trong việc mở cơ quan lưu trữ cung cấp dữ liệu về đời sống chính trị của họ.
Ngày nay họ có thể tận dụng lợi thế của các cơ hội biên tập mới để với tới công
chúng lớn hơn. Là bình thường để thấy họ tiếp tục viết và gắn chắc địa vị (và tiền
140   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

kiếm được) của họ qua các tự truyện hay các cuốn sách về các chủ đề chính trị
(Keane 2009). Bất chấp các vụ bê bối mà đã dẫn đến sự từ chức của ông, hoặc có lẽ
như một kết quả, hồi ký của Richard Nixon đã là cuốn sách bán chạy nhất và đã bán
được hơn 330.000 cuốn. Jimmy Carter đã là tác giả của 20 công trình về các đề tài
khác nhau, vài trong số đó là tự truyện. Cuốn sách Đời Tôi của Clinton20 đã tạo ra
thu nhập hơn 15 triệu $. Barack Obama đã ký rồi một hợp đồng cho một cuốn sách
mà sẽ được xuất bản tiếp sau sự kết thúc nhiệm kỳ của ông. Các cựu tổng thống khác
khẳng định vị trí của họ bằng kể lại những kinh nghiệm quá khứ của họ dưới dạng
các bài phát biểu hay các bài giảng, mà cũng được trả hậu hĩnh như các phiên bản
viết. Clinton đã được trả món tiền $50.000 trong khu vực cho một bài giảng kéo dài
vài giờ (Wice 2009).
Đối với các cựu tổng thống khác, sự bảo quản di sản chính trị của họ ngụ ý việc
xây dựng một mối quan hệ tốt với hậu thế. Các tổng thống Mỹ đặc biệt say mê để
giữ ký ức của họ sống động bằng việc xây dựng các thư viện mà họ đặt tên theo tên
của chính họ: trước Roosevelt, không tổng thống nào «đã thiết kế đài kỷ niệm quốc
gia của riêng mình» (Hufbauer 2005, 23), nhưng sau ông, tập quán dựng các thư viện
đã bén rễ và đã trở thành một cách phổ biến cho các cựu tổng thống để lại một vật
làm nhớ lại các thành quả của họ, rất giống các miếu hay các tháp kỷ niệm trong quá
khứ. Thư viện George, thí dụ, là đáng chú ý vì ngân sách của nó (khoảng $500.000)
và Trung Tâm Tổng thống Bill Clinton đã được dành riêng rồi vào ngày 18 tháng
Mười Một 2004, sự mở cửa Trung Tâm Tổng thống Bill Clinton đã được công bố rồi
trong 2013.
Theo một nghĩa nào đó, sự ủng hộ tích cực nhân danh các ứng viên được thiên
vị là cách khác mà theo đó các cựu tổng thống nuôi dưỡng di sản chính trị của họ
hoặc chí ít nhắm tới sự liên tục thể chế-chính trị. Một thí dụ như vậy là Bill Clinton,
người đã làm việc rất tích cực trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của Al Gore
và đã kiên cường chiến đấu nhân danh Hillary vợ ông khi bà ra ứng cử thượng nghị
sĩ và tổng thống. Sự kết thúc nhiệm kỳ của họ không báo hiệu một sự rời khỏi vũ đài
công đối với các cựu tổng thống này, những người mang theo mình lượng đáng kể
của sự tài ba và tài chuyên môn, và năng lực đáng kể để thu hút tài trợ và sự chú ý
của truyền thông (Skidmore 2004, 6).
Nếu chúng ta nhìn vào nửa dưới của Bảng 5.6, chúng ta có thể thấy một xu
hướng hậu-tổng thống khác đang nổi lên: sự quốc tế hoá của các nghề nghiệp của các
cựu tổng thống. Rất nhiều trong số họ đã dính líu đến các dự án viện trợ quốc tế mà
được nói rằng các cựu tổng thống không nhìn vào quá khứ hay vào chính trị quốc
gia, mà say mê, sau khi về hưu, để đưa ra một «cam kết để làm cho thế giới thành
một chỗ tốt hơn» (Morgan 2012, 30).
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   141  

Ngày càng trở nên phổ biến cho các tổng thống để đi vào “hồi thứ hai” không
với vai các đại diện được bàu, mà như các sứ thần quốc tế (Updegrove 2006). Jimmy
Carter đã là một người tiên phong theo nghĩa này, kéo công luận tới những vấn đề xã
hội vẫn chưa trên chương trình nghị sự chính trị. Ông đã cộng tác với Tổ chức Sức
khoẻ Thế giới (World Health Organization) cho việc ngăn ngừa bệnh tật ở Guinea,
ông đã làm việc để bảo vệ môi trường và đấu tranh cho hoà bình thế giới.21 Ông đã
được phỏng vấn hơn 50.000 lần về những vấn đề này (Schaller and Williams 2003,
198), trở thành cựu tổng thống đầu tiên được Giải Nobel trong năm 2002. Theo một
cách tương tự, Bill Clinton đã thành lập Quỹ và Sáng kiến Toàn cầu (Foundation and
Global) để thúc đẩy sức khoẻ, môi trường và đối thoại liên tôn giáo. Ông đã làm việc
cùng G. W. Bush gom góp tiền để hỗ trợ các nạn nhân của sự thiệt hại to lớn gây ra
bởi động đất và sóng thần ở Đông-Nam Á năm 2014 và, ở quê nhà, sau Bão Katrina.
Bên ngoài Hoa Kỳ, tấm gương nổi bật nhất của kiểu công việc nhân đạo này vẫn là
Nelson Mandela, người sau khi rời chức Tổng thống Nam Phi trong năm 1999, đã
chiến đấu cho các quyền con người và dân sự, và đã nhận được vô số phần thưởng kể
cả Giải Nobel, ghi nhận công lao của ông. Trong giai đoạn hậu-tổng thống của mình,
ông đã làm việc như một người thúc đẩy sự phát triển xã hội ở quê hương ông, như
một người môi giới hoà bình ở châu Phi và hầu như đã trở thành, như đã được chỉ ra,
một loại «lương tâm toàn cầu» (Daniel 2006, 32).
Tuy nhiên, sự đoạn tuyệt thực sự với quá khứ là vai trò mà các cựu lãnh tụ đang
đóng trong kinh doanh và tài chính. Sự quay vòng đầy đủ trong triết lý chính trị Mỹ
nói lên tất cả: từ việc từ chối quyền có lương hưu cho các tổng thống về hưu, bây giờ
họ vui vẻ đối với cùng những người này để trở thành “các cỗ máy làm tiền,” những
năm nhẹ nhàng mất đi từ truyền thống của những người cha khai quốc. Cũng đáng
lưu ý rằng trong typo học cổ điển của Blondel về các con đường chính trị của các
lãnh tụ thế giới không có sự ám chỉ nào đến sự nghiệp kinh doanh mà tiếp sau hoạt
động chính trị-thể chế như một loại tái phát minh về các cựu lãnh tụ22 (Blondel
1980).
Ô phải bên dưới trong Bảng 5.6 gồm vô số những người đã từng đứng đầu chính
phủ đi làm với tư cách các nhà tư vấn tài chính và/hoặc kinh doanh. Mặc dù cũng có
các hoạt động kinh doanh và các hội đồng quản trị công ty mức quốc gia mà các cựu
lãnh tụ tham gia, “các vai trò kinh doanh” trong Bảng 5.6 ám chỉ đặc biệt đến các
hoạt động quốc tế đang tăng lên. Đây đã là một con đường mà có lẽ đã được tôi
luyện bởi Margaret Thatcher trong năm 1992 khi bà trở thành “nhà tư vấn địa chính
trị” cho công ty thuốc lá Philip Morris với tiền lương 250.000 £ (Bảng Anh) một
năm, mặc dù bà đã vẫn bận rộn với chính trị đảng ở trong nước. Muộn hơn, xu
hướng này đã tìm thấy sự phong thần của nó trong Tony Blair. Chỉ mấy ngày sau
142   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

chiến thắng bầu cử của mình,* ông đã trở thành một trọng tài chủ chốt trong trận đấu
quyết định giữa hai hãng công nghiệp khổng lồ, Glencore và Axtra, với một khoản
tiền lương 2,5 triệu £ một năm cho vai trò của ông như nhà tư vấn cho JPMorgan
Chase. Ngoài ra sau nhiệm kỳ của ông, ông đã tiếp tục kiếm được những khoản đáng
kể với tư cách nhà tư vấn cho ngân hàng JP Morgan Chase và cho công ty tài chính
Zurich Financial Services. Không là bí mật rằng cựu thủ tướng cũng có các liên kết
với một công ty dầu Hàn Quốc, UI Energy Corporation, với các lợi ích đáng kể ở
Bắc Iraq. Nếu chúng ta thêm vào số này vô số bài giảng Blair trình bày quanh thế
giới, không ngạc nhiên rằng ông công bố thu nhập khoảng 12 triệu £ một năm.
Hạng “các tổng thống kinh doanh” cũng gồm những người mà đã dính líu trực
tiếp vào việc quản lý của các công ty thương mại: cựu thủ tướng Canada Brian
Mulroney hầu như đã đạt một vị trí kỷ lục, ngồi trong hội đồng quản trị của nhiều
công ty đa quốc gia có uy tín,23 và José Maria Aznar đã được chỉ định làm một trong
những thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn truyền thông của Rupert Murdoch,
News Corporation. Các cựu tổng thống cũng giữ chức uỷ viên hội đồng quản trị
trong các công ty tư nhân: cựu thủ tướng Áo, Viktor Klima, đã trở thành Tổng Giám
đốc Volkswagen ở Argentina trong 2006 và cựu thủ tướng Phần Lan Esko Aho trong
năm 2008 đã trở thành Phó-Chủ tịch của công ty điện thoại Nokia. Trong năm 2007,
Gro Harlem Brundtland, cựu Thủ tướng Na Uy, đã làm việc cho Pepsi như một nhà
tư vấn; trong năm 2004, cựu Tổng thống Thuỵ Sĩ Kaspar Villiger đã trở thành một
thành viên hội đồng quản trị của Nestlé và tập đoàn bảo hiểm Swiss Re, và năm năm
sau ông đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng Thuỵ Sĩ khổng
lồ UBS. Kể từ khi rời chức tổng thống Mexico Ernesto Zedillo đã giữ nhiều việc làm
như một nhà tư vấn kinh tế trong nhiều công ty và tổ chức quốc tế, thí dụ, trở thành
thành viên của Hội đồng Cố vấn Quốc tế của Công ty Coca-Cola. Bây giờ ông là một
thành viên hội đồng quản trị của Union Pacific Corporation, mà sở hữu một số
đường sắt mà ông đã tư nhân hoá trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ở Mexico.
Thậm chí còn tranh cãi hơn là hướng sự nghiệp của cựu thủ tướng Đức Gerhard
Schröder sau khi ông rời chức vụ. Trong thời kỳ ông làm lãnh tụ, ông đã là một trong
những người ủng hộ thẳng thắn của một cầu cạn để chuyên chở gas từ Nga sang
Đức. Một khi ông rời chính phủ, ông đã được trao chức uỷ viên hội đồng quản trị
trong công ty Nga Gazprom, mà đã chịu trách nhiệm xây dựng cầu cạn đó, và ông đã
là thành viên hội đồng quản trị của công ty dầu hoả đa quốc gia TNK-BP kể từ 2009.
Cựu lãnh tụ đã bị một số phê phán gay gắt từ báo chí quốc tế, và Chủ tịch của Uỷ
ban Kinh doanh Quốc tế cho Hạ Viện Mỹ, Tom Lantos, thậm chí đã đi xa đến mức

                                                                                                                                   
*
 Có thể có sự nhầm lẫn ở đây trong bản gốc vì Tonu Balair rời chức Thủ tướng Anh năm 2007, còn
vụ làm trọng tài cho Glencore và Xstrata (không phải Axtra) diễn ra năm 2012 (và ông được cho là đã
được một triệu $ cho một ngày làm việc đó).  
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   143  

lên án ông về “sự làm điếm chính trị.”24 Thế mà đấy chưa phải là điểm chính. Dẫu
hành vi của Schröder có thể đáng ngờ đến thế nào, nó có khớp với quá trình được
khái quát hoá, và gây lo ngại về việc xác định lại đạo đức công cho các tổng thống
rời nhiệm sở. Thực vậy, lý thuyết về dân chủ tuyên bố rằng các lãnh tụ phải chịu rủi
ro bị thua trong các cuộc bầu cử hoặc rời bỏ chức vụ sau khi kết thúc một nhiệm kỳ
có giới hạn thời gian, nhưng ngày nay các cựu lãnh tụ vẫn có ảnh hưởng trong chính
trị nội địa và quốc tế. Như vậy trong khi «sự bành trướng nhanh của thị trường toàn
cầu đối với kỹ năng, sự tinh thông, danh tiếng, và uy quyền của các cựu lãnh tụ nhà
nước và chính phủ» (Anderson 2010, 76) có thể được điều tra nghiên cứu, mạng lưới
quốc tế này của các quan hệ và các cơ hội đang định hình lại các quy tắc của chính
trị dân chủ, vì sau khi thua một cuộc bầu cử, họ tìm thấy các kênh quan trọng mà qua
đó để thực hiện quyền lực. Mặc dù là khó để hiểu các loại hệ quả nào mà các cơ hội
như thế có thể gây ra, sự thực rằng các lãnh tụ thường chuẩn bị sự nghiệp sau sự uỷ
thác khi họ vẫn đương chức dẫn đến những sự nghi ngờ rằng họ đã có thể sử dụng
các nguồn lực chính trị cho các mục đích cá nhân của riêng họ.
Cũng không thiếu các công ty được thành lập ex novo (mới) bởi các cựu lãnh tụ.
Cựu thủ tướng Israeli Ehud Barak đã làm việc với công ty đa quốc gia Electronic
Data Systems trước khi lập ra công ty Ehud Barak Limited. Bằng cách này, các thủ
tướng trở thành một loại tên nhãn hiệu, mà hiển nhiên chẳng liên quan gì đến lòng
trung thành chính trị trước đây.

5.5 LÃNH TỤ TRONG KINH DOANH

Vị trí của lãnh tụ đã có được một vai trò trung tâm hơn nhiều trong các nền dân chủ
đương thời. Sự suy tàn về chính phủ đảng, sự tăng lên của truyền thông thương mại
và sự phát triển của hội nghị thượng đỉnh (summitry) quốc tế đã bảo đảm rằng sự
lãnh đạo được trao sự nổi bật lớn hơn, như đã được cho thấy bởi con số tăng lên của
các tạp chí,25 sách26 và các số bản27 chuyên về đề tài này (Helms 2012). Những phân
tích so sánh về các lãnh tụ là cái gì đó vẫn hiếm, vì hầu hết nghiên cứu trong lĩnh vực
này có một xu hướng gần như bẩm sinh để chấp nhận cách tiếp cận được cá nhân hoá
mà có thiên hướng hơn để một không gian rộng cho các trường hợp ngoại lệ, nhưng
riêng biệt hoặc cho kịch bản quốc gia (Schenker 1982). Nếu đúng là «phần lớn
những nghiên cứu về sự lãnh đạo công về cơ bản là những nghiên cứu về cuộc đời và
các đặc trưng cá biệt và những ứng xử của các cá nhân giữ những chức vụ công
cao,» thì điều này đã dẫn người ta không chú ý tới sự phân tích so sánh về các lãnh
tụ chính trị là lý thú đến thế nào (‘t Hart and Uhr 2008, 4; Bennister 2012) và, vì thế,
144   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

bỏ qua vấn đề về các lãnh tụ đã dính líu đến những hoạt động nào trước, và sau
nhiệm kỳ của họ.
Câu hỏi về làm thế nào người ta lên đến đỉnh của các định chế dân chủ phá huỷ
vài huyền thoại. Mặc dù các đảng chính trị quần chúng đang trong khủng hoảng,
chúng vẫn là kênh chủ yếu để có được sự đồng thuận. Các lãnh tụ dân chủ, hầu hết,
là các chính trị gia sự nghiệp những người đã đi con đường của họ qua hệ thống thể
chế-chính trị theo cùng cách như họ đã luôn luôn làm. Sự khác biệt bây giờ là họ đạt
đỉnh nhanh hơn nhiều và các triển vọng tương lai của họ là rất khác. Các cựu tổng
thống có khuynh hướng rút lui khỏi sự lãnh đạo chính phủ sau một thời kỳ khá dài tại
chức (trung bình 5 năm), nhưng họ trẻ hơn nhiều khi họ rời chức (thường dưới 60
tuổi). Lời khuyên của Tổng thống Mỹ William Howard Taft cho các tổng thống rời
Nhà Trắng là hãy uống một liều lớn thuốc gây mê chloroform để bớt căng thẳng của
sự quá độ từ lãnh tụ thế giới sang công dân thường, từ một trạng thái vẻ vang xuống
thành bụi của sự không có ảnh hưởng chính trị (Vries and Manfred 2003; Wice
2009). Ngày nay lời khuyên này nghe lỗi thời một cách xa lạ.
Vấn đề về số phận của các lãnh tụ chính phủ khi nhiệm kỳ của họ kết thúc có vẻ
đánh vào tâm của dân chủ và các trụ cột thể chế của nó, vì họ có vẻ phụ thuộc «vào
sự vui lòng của các đầy tớ trung thành nhất của nó để từ bỏ các vai trò của chúng»
(Anderson 2010, 65) và không vào sự thành công hay thất bại bầu cử. Đấy là quan
điểm mà những nghiên cứu sớm về các cựu tổng thống đã chấp nhận, nêu bật các
cựu lãnh tụ tiếp tục như thế nào để gây ảnh hưởng đáng kể và để giữ các chức vụ
quan trọng bên trong chính phủ, mà có nghĩa rằng có rất ít sự luân chuyển bên trong
các giai cấp chính trị. Trong chương này, chúng ta đã thấy các cựu tổng thống tiếp
tục đóng một vai trò chính trị lớn thường xuyên như thế nào, tận dụng tốt nhất sưu
tập đầy ấn tượng của các kỹ năng và những năng lực mà đã đưa họ lên đỉnh của
chính phủ quốc gia trước nhất. Dựa vào sự thực rằng tuổi trung bình của các tổng
thống ra đi là thấp hơn nhiều trong những ngày này, các cựu lãnh tụ đôi khi đảm
nhiệm các chức vụ bộ trưởng hoặc tiếp tục làm việc trong nhân sự của người kế vị
họ; đấy là trường hợp cho nhiều thủ tướng trong các hệ thống đại nghị, ở Italy cũng
như ở Nhật bản và Tây Ban Nha, từ Giuliano Amato e Massimo D’Alema đến Taro
Aso và Mariano Rajoy Brey. Họ cũng viết những cuốn sách bán chạy nhất hoặc họ
lập các thư viện hay các think tank.
Tuy vậy, điểm lý thú nhất là mối quan hệ mới giữa chính trị và doanh nghiệp tư
nhân mà nổi lên từ nghiên cứu của chúng ta về hoạt động nghề nghiệp hậu-tổng
thống. Thật vậy, số phận của các cựu lãnh tụ có vẻ ngày càng nằm trong thế giới
kinh doanh dưới hình thức của các chức vụ như các nhà tư vấn kinh doanh hay như
các uỷ viên hội đồng quản trị. Các cựu tổng thống có loại thông tin thích đáng và các
nguồn lực mạng sẵn có cho họ để làm cho họ là một đề xuất hấp dẫn cho các công ty.
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   145  

Với sự ngờ vực rầy rà rằng họ có thể thiết lập các liên kết đặc biệt với các công ty tư
nhân trong nhiệm kỳ của họ, như thế đánh mất sự phân biệt giữa lợi ích công và lợi
ích tư (Crouch 2004).
Mặc dù từ một quan điểm lịch sử, sự chuyên nghiệp hoá chính trị là cái đã bảo
đảm sự tự trị của nó, sự nổi lên của một con đường sự nghiệp dẫn từ chính trị sang
kinh doanh được dùng để minh hoạ tính dễ vỡ của nó. Cho đến vài năm trước, một
chính trị gia có thể hy vọng để leo qua các bậc chính trị lên các tầng cao hơn, thậm
chí khao khát các vị trí lãnh đạo. Ngày nay, ngay cả các mức cao nhất của chính trị
chỉ là giai đoạn trung gian dọc con đường sự nghiệp của một chính trị gia. Trong
nhiều trường hợp, cái đang đợi các cựu lãnh tụ chính trị là một sự nghiệp ngoài thế
giới chính trị, một vị trí với ít trách nhiệm tập thể hơn nhiều và thu nhập cá nhân cao
hơn nhiều.

GHI CHÚ

1. Chương này là một phiên bản được cập nhật và được sửa với một tiêu điểm cụ thể về lãnh
đạo đảng của bài nghiên cứu sau đây: F. Musella, Presidents in Business: Career and Destiny
of Democratic Leaders, trong European Political Science Review, 7(2), 2015, pp. 293–313.
2. Theo cách này họ có vẻ sống qua được một loại của «chức tổng thống bằng phương tiện
khác,» mặc dù với các quyền lực hạn chế hơn, như Andrew Jack chỉ ra trong Into the Sunset:
How Ex-leaders Adjust to Life with Less Power, trong Financial Times, December 26, 2007.
3. Như J. Schlesinger đã làm nổi bật trong một công trình mà đã trở thành kinh điển của khoa
học chính trị (Ambition and Politics. Political Careers in the United States, Chicago, Rand
McNally, 1966), những khát vọng và tham vọng tương lai của các chính trị gia có một ảnh
hưởng đáng kể lên cách họ ứng xử trong nhiệm kỳ của họ: một thị trưởng người say mê để
trở thành một đại biểu quốc hội sẽ tập trung cao vào các vấn đề không-địa phương cũng như
sẽ hoạt động để có được sự dễ thấy (visibility) trên mức quốc gia. Việc này né tránh câu hỏi
(begs the question) về các lãnh tụ những người muốn tham gia thế giới kinh doanh sẽ ứng xử
như thế nào [vì nó đã được trả lời và không cần bàn đến].
4. Xem G. Sapelli, Consulenze d’affari dopo la politica. Il nuovo destino dei leader mondiali,
trong Corriere della Sera, September 10, 2012. Thế nhưng các ngoại lệ với xu hướng hiện
thời phải được lưu ý: thí dụ, Gordon Brown ở Vương quốc Anh không thể được mô tả như
một cựu lãnh tụ “thế hệ kinh doanh mới”.
5. G. Ferrara, Un Renzi da leccarsi i baffi, trong Il Foglio, January 21, 2016.
6. Về một dẫn nhập tới khái niệm về chuyên nghiệp hoá chính trị, và một sưu tập những nghiên
cứu trường hợp về sự suy tàn của nó trong các nền dân chủ tiên tiến, xem J. Borchert and J.
146   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

Zeiss, The Political Class in Advanced Democracies: A Comparative Handbook, Oxford,


Oxford University Press, 2004.
7. Nó là tiểu luận đầu tiên được dịch sang tiếng Anh trong một sưu tập nổi tiếng của các công
trình của Max Weber: Politics as a Vocation, trong Charles Wright Mills and Hans H. Gerth
(eds), From Max Weber: Essays in Sociology, New York, Oxford University Press, 1946, pp.
77–128.
8. Như đã được quan sát, sự lên của Forza Italia và lãnh tụ của nó Silvio Berlusconi trong năm
1994 đã là «thí nghiệm Âu châu thành công đầu tiên của một đảng chính trị được tạo ra hoàn
toàn từ một doanh nghiệp tư nhân.» Cf. E. Poli, Forza Italia. Strutture, leadership e
radicamento territoriale, Bologna, Il Mulino, 2001, 42.
9. Lưu ý rằng nghiên cứu về sự cá nhân hoá chính trị đã được tiến hành trong 11 nước chứng tỏ
rằng Italy (với Berlusconi) và Thái Lan (với Thaksin) là hai trường hợp hiếm hoi nơi các
lãnh tụ sử dụng ảnh hưởng của họ để tạo ra các đảng mới hơn là sửa đổi cấu trúc của các
đảng đang tồn tại. Cf. J. Blondel and J.-L. Thiébault, Political Leadership, Parties and
Citizens: The Personalisation of Leadership, London, Routledge, 2010.
10. Trên cơ sở kinh nghiệm, một nghiên cứu dựa vào những điều tra chuyên gia đã thử đo ảnh
hưởng thủ tướng trong 22 nền dân chủ đại nghị, cũng xác nhận ảnh hưởng mạnh của họ lên
chương trình nghị sự của nội các và đầu ra chính sách; xem E. O’Malley, The Power of
Prime Ministers: Results of an Expert Survey, trong International Political Science Review,
28, 1, 2007, 7–27.
11. Ở đây có sự nghi ngờ về “sự bắt giữ điều tiết (regulatory capture [cơ quan điều tiết lại phục
vụ chính các đối tượng bị điều tiết]),” mà trong đó chính trị có thể hành động một cách đồi
bại bởi vì triển vọng để làm việc cho hãng tư nhân sau một thời gian nào đó đổi lại các dịch
vụ của ông ta. Về sự bắt giữ điều tiết, xem F. Bohem, Internet Centre for Corruption
Research, trong (ICGG) Working Paper, 22, 2007.
12. Với việc ban hành “Former President Act (Bộ luật các Cựu Tổng thống),” luật liên bang 3
U.S.C. § 102. Cf. S. Smith (2008), Former Presidents: Federal Pension and Retirement
Benefits, trong Congressional Research Service. U.S. Senate. Retrieved from
www.senate.gov/reference/resources/pdf/98-249.pdf. Accessed June 6, 2013.
13. Xem L. Bayer, The Politics of Scandal in Central and Eastern Europe, trong New Eastern
Europe, July 3, 2015, http://www.neweasterneurope.eu/inter views/1643-the-politics-of-
scandal-in-central-and-eastern-europe. Accessed June 2, 2017.
14. Isabel Kershner, Ehud Olmert, Ex-Prime minister of Israel, Begins Prison Sentence, trong
New York Times, February 15, 2016.
15. Sự tăng lên của số các vụ bê bối chính trị có vẻ là một hệ quả của chính trị cá nhân nếu
người ta xem xét kinh nghiệm Mỹ nơi các vụ bê bối đã dường như là «một chuyện xảy ra
liên miên.» Xem R. Witcher, The Media, trong Harry P. Jeffrey and Thomas Maxwell-Long,
Watergate and the Resignation of Richard Nixon: Impact of a Constitutional Crisis,
Washington DC, CQ Press, 2004; N.E. Marion, The Politics of Disgrace: The Role of
Scandal in American Politics, Durham, NC, Carolina Academic Press, 2010; B. Rottinghaus,
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   147  

The Institutional Effects of Executive Scandals, Cambridge, Cambridge University Press,


2015.
16. Các quá trình như vậy đã kích thích Mauro Calise để bàn chi tiết khái niệm về “nhân tố M,”
nơi M có nghĩa là cả “Media (truyền thông)” và “Magistracy (quan toà).” Tác giả lưu ý rằng
sự diễn xuất giữa hai diễn viên đã đi cùng với vai trò tích cực hơn của họ trong các hồi (tình
tiết) tham nhũng dính líu đến giai cấp và các lãnh tụ chính trị. Thuộc về truyền thống khai
phóng, media và magistracy có thể tận dụng lợi thế được hiểu như các cơ quan tự trị độc lập,
không có trách nhiệm giải trình với các công dân qua các cơ chế bầu cử như các diễn viên
đại diện khác. Xem M. Calise, La democrazia del leader, Rome-Bari, Laterza, 2016; C.
Guarnieri, Judicial Independence in Europe: Threat or Resource for Democracy, trong
Representation, 2013, 49, pp. 347–359; D. Piana, Not Just Berlusconi: Balances,
Counterbalances, and Media in the Relationship between Justice and Politics, trong Italian
Politics, 29 (1), 2014, 124–142.
17. Xem www.clubmadrid.org
18. Tuy vậy, là quan trọng để lưu ý rằng không cựu Thủ tướng nào kể từ 1990 (Margaret
Thatcher) đã được tôn làm thành viên của Thượng Viện (House of Lords).
19. Phụ thuộc vào các cơ hội sẵn có trong mỗi khung cảnh quốc gia, các sự nghiệp hai chiều là
có thể về mặt chuyển từ chính trị quốc gia xuống chính trị địa phương và ngược lại. Điều
này đã xảy ra trong các vùng địa phương đã được củng cố hay trong các nền dân chủ nơi sự
thoái hoá thúc đẩy cho sự thay đổi. Về một định nghĩa của các kiểu hình mẫu sự nghiệp bên
trong các mức khác nhau của chính quyền, xem J. Borchert, Movement and Linkage in
Political Careers: Individual Ambition and Institutional Repercussions in a Multi-level
Setting, trong ECPR Joint Sessions of Workshops, Grenoble, April 6–11, 2001.
20. Tự truyện của tổng thống, được xuất bản năm 2004 bởi Knopf Publishing Group.
21. Godfrey Hodgson, Out of Retirement. Former President Jimmy Carter Has Tried to Mediate
Some of the World’s Most Stubborn Conflicts, trong New York Times, 7 June 1998.
22. Thật vậy, loại “sự nghiệp hình chuông” là loại duy nhất có thể ám chỉ đến các hoạt động
kinh doanh, thế nhưng nó bị hạn chế cho các trường hợp trong đó «giai đoạn lãnh đạo cả bị
đi trước lẫn bị tiếp sau bởi một sự nghiệp khác.» J. Blondel, World Leaders: Heads of
Government in the Postwar Period, London, Sage, 1980, 195–196.
23. «Ông hiện nay ngồi trong hội đồng quản trị của vô số công ty, bao gồm Barrick Gold,
Quebecor Inc., Archer Daniels Midland, TrizecHahn Corp. (Toronto), Cendant Corp. (New
York), AOL Latin America, Inc. (New York) và Cognicase Inc. (Montreal). Ông là một cố
vấn cấp cao cho Hicks, Muse, Tate & Furst, một quỹ cổ phần (equity fund) tư nhân toàn cầu
ở Dallas, chủ tịch của Forbes Global (New York), và đã là một nhà tư vấn được trả lương và
nhà vận động hành lang cho Karl-Heinz Schreiber bắt đầu trong năm 1993. Ông cũng là chủ
tịch của các uỷ ban và hội đồng cố vấn quốc tế khác nhau cho nhiều công ty quốc tế, kể cả
Power Corp. (Montreal), Bombardier (Montreal), the China International Trust and
Investment Corp. (Beijing), J.P. Morgan Chase and Co. (New York), Violy, Byorum and
Partners (New York), VS&A Communications Partners (New York), Independent
148   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

Newspapers (Dublin) và General Enterprise Management Services Limited (British Virgin


Islands).» See http://en.wikipedia.org/wiki/Brian_Mulroney. Accessed June 2, 2017.
24. Cf. H. Dunphy, Lanton Raps Former European Leaders, trong Washington Post, June 13,
2007, http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/
article/2007/06/13/AR2007061301159.html. Accessed June 2, 2017.
25. Gần đây nhất là Leadership và Journal of Leadership Studies.
26. The Encyclopedia of Leadership (Goethals et al. 2004); The Ashgate Research Companion to
Political Leadership (Masciulli et al. 2009); Political and Civic Leadership: A Reference
Handbook (Couto 2010); The Sage Handbook of Leadership (Bryman et al. 2011); The
Oxford Handbook of Political Leadership (Rhodes and ‘t Hart 2014).
27. Thí dụ xem New Horizons in Leadership Studies (Edward Elgar) và Studies in Political
Leadership (Palgrave).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

‘t Hart, Paul, and John Uhr. 2008. Understanding Public Leadership: An Introduction.
trong Public Leadership: Perspectives and Practices, ed. Paul ‘t Hart and John Uhr,
1–24. Camberra: ANU ePress.
Anderson, Lisa. 2010. The Ex-Presidents. Journal of Democracy 21 (2): 64–78.
Baumgartner, Frank R., Jeffrey M. Berry, Marie Hojnacki, David C. Kimball, and Beth
L. Leech. 2009. Lobbying and Policy Change: Who Wins, Who Loses, and Why.
Chicago: University of Chicago Press.
Belenky, Irina. 1999. The Making of the Ex-Presidents 1797–1993: Six Recurrent
Models. Presidential Studies Quarterly 29 (1): 150–165.
Bennett, Anthony J. 1992. Selecting Prime Ministers and Presidents: A Transatlantic
Comparison in 1992. Presidential Studies Quarterly 22 (2): 279–294.
Bennister, Mark. 2012. Prime Ministers in Power: Political Leadership in Britain and
Australia. London: Palgrave.
Bischof, Günter, and Anton Pelinka, eds. 2003. The Americanization/Westernization of
Austria. New Brunswick: Transaction Publishers.
Blondel, Jean. 1980. World Leaders: Heads of Government in the Postwar Period.
London: Sage.
–––. 1985. Government Ministers in the Contemporary World. London: Sage.
Blondel, Jean, and Jean-Louis Thiébault, eds. 1991. The Profession of Government
Minister in Western Europe. London: Macmillan.
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   149  

Borchert, Jens. 2001. Movement and Linkage in Political Careers: Individual Ambition
and Institutional Repercussions in a Multi-Level Setting. ECPR Joint Sessions of
Workshops, Grenoble, April 6–11.
Borchert, Jens, and Jürgen Zeiss. 2004. The Political Class in Advanced Democracies: A
Comparative Handbook. Oxford: Oxford University Press.
Bryman, Alan, David Collinson, Keith Grint, Brad Jackson, and Mary Uhl-Bien, eds.
2011. The SAGE Handbook of Leadership. London: Sage Publications.
Calise, Mauro. 2016. La democrazia del leader. Bari-Rome: Laterza.
Calise, Mauro, and Theodore J. Lowi. 2010. Bureaucracy. Trong Hyperpolitics: An
Interactive Dictionary of Political Science Concepts, 56–61. Chicago: University of
Chicago Press.
Calise, Mauro, and Renato Mannheimer. 1982. Governanti in Italia: un trentennio
repubblicano, 1946–1976. Bologna: Il Mulino.
Campus, Donatella. 2006. L’antipolitica al governo. De Gaulle, Reagan, Berlusconi.
Bologna: Il Mulino.
Cotta, Maurizio. 1979. Classe politica e parlamento in Italia: 1946–1976. Bologna: Il
Mulino.
Couto, Richard A. 2010. Political and Civic Leadership: A Reference Handbook.
London: Sage.
Crouch, Colin, ed. 2004. Post-democracy. Cambridge: Polity.
Daniel, John. 2006. Soldiering on: The Post-presidential Years of Nelson Mandela 1999–
2005. Trong Legacies of Power: Leadership, Change, and Former Presidents in
African Politics, ed. Roger Southall and Henning Melber, 26–50. Cape Town/
Uppsala: Human Sciences Research Council/Nordiska Institutet.
Davis, James W. 1998. Leadership Selection in Six Western Democracies. Westport:
Greenwood.
Diermeier, Daniel, Michael Keane, and Antonio Merlo. 2005. A Political Economy
Model of Congressional Careers. American Economic Review 95 (1): 347–373.
Dogan, Mattei. 1979. How to Become a Cabinet Minister in France: Career Pathways,
1870–1978. Comparative Politics 12 (1): 1–25.
Elgie, Robert. 2000. Review Article: Leadership Selection in Six Western Democracies.
By James W. Davis. American Political Science Review 94 (4): 963.
Foley, Micheal. 1993. The Rise of the British Presidency. Manchester: Manchester
University Press.
–––. 2000. The British Presidency. Manchester: Manchester University Press.
Goethals, George R., Georgia J. Sorensen, and James MacGregor Burns, eds. 2004. The
Encyclopedia of Leadership. London: Sage.
Guarnieri, Carlo. 2013. Judicial Independence in Europe: Threat or Resource for
Democracy. Representation 49 (3): 347–359.
Helms, Ludger. 2005. Presidents, Prime Ministers, and Chancellors. London: Palgrave.
150   CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH  

–––, ed. 2012. Comparative Political Leadership. Basingstoke: Palgrave Macmillan.


Holmes, Leslie. 2013. Postcommunist Transitions and Corruption: Mapping Patterns.
Social Research: An International Quarterly 80 (4): 1163–1186.
Hufbauer, Benjamin. 2005. Presidential Temples: How Memorials and Libraries Shape
Public Memory. Lawrence: University Press of Kansas.
Keane, John. 2009. Life after Political Death: The Fate of Leaders after Leaving High
Office. In Dispersed Democratic Leadership: Origins, Dynamics and Implications,
ed. John Keane, Haig Patapan, and Paul ‘t Hart, 279–298. Oxford: Oxford University
Press.
Kevin, Theakston. 2010. After Number 10: Former Prime Ministers in British Politics.
London: Palgrave.
King, Anthony. 1981. The Rise of the Career Politician in Britain–and its Consequences.
British Journal of Political Science 11 (3): 249–285.
–––. 2002. Leaders’ Personalities and the Outcome of Democratic Elections. Oxford:
Oxford University Press.
Kostadinova, Tatiana. 2012. Political Corruption in Eastern Europe: Politics After
Communism. Boulder: Lynne Rienner Publishers.
Marion, Nancy E. 2010. The Politics of Disgrace: The Role of Scandal in American
Politics. Durham, NC: Carolina Academic Press.
Masciulli, Joseph, Mikhail A. Molchanov, and Andy W. Knight, eds. 2009. The Ashgate
Research Companion to Political Leadership. Farnham: Ashgate.
Mattozzi, Andrea, and Antonio Merlo. 2008. Political Careers or Career Politicians.
Journal of Public Economics 92 (3–4): 597–608.
Morgan, Iwan. 2012. After the White House: The Modern US Post-presidency. Trong
Former Leaders in Modern Democracies, ed. Jouke de Vries and Kevin Theakston,
12–32. London: Palgrave Macmillan.
Mughan, Anthony. 2000. Media and the Presidentialization of Parliamentary Elections.
London: Palgrave Macmillan.
Musella, Fortunato. 2012. Il premier diviso: Italia tra presidenzialismo e
parlamentarismo. Milan: Universita Bocconi Editore.
–––. 2014. A Premier without Parliament. The legislative Process in the Italian Second
Republic. Journal of Comparative Politics 7 (1): 4–17.
–––. 2015. Presidents in Business. Career and Destiny of Democratic Leaders. European
Political Science Review 7 (2): 293–313.
Piana, Daniela. 2014. Not Just Berlusconi: Balances, Counterbalances, and Media in the
Relationship between Justice and Politics. Italian Politics 29 (1): 124–142.
Poguntke, Thomas, and Paul Webb, eds. 2005. The Presidentialization of Politics: A
Comparative Study of Modern Democracies. Oxford: Oxford University Press.
Poli, Emanuela. 2001. Forza Italia: strutture, leadership e radicamento territoriale.
Bologna: Il Mulino.
CHƯƠNG  5:  CÁC  LÃNH  TỤ  TRONG  KINH  DOANH   151  

Rhodes, R.A.W., and Paul ‘t Hart. 2014. The Oxford Handbook of Political Leadership.
Oxford: Oxford University Press.
Rottinghaus, Brandon. 2015. The Institutional Effects of Executive Scandals. Cambridge:
Cambridge University Press.
Samuels, David J. 1999. Political Ambition in Brazil, 1945–95: Theory and Evidence.
Working Paper: University of Minnesota.
Samuels, David J., and Matthew S. Shugart. 2010. Presidents, Parties, and Prime
Ministers. How the Separation of Powers Affects Party Organization and Behavior.
Cambridge: Cambridge University Press.
Schaller, Thomas F., and Thomas W. Williams. 2003. The Contemporary Presidency:
Postpresidential Influence in the Postmodern Era. Presidential Studies Quarterly 33
(1): 188–200.
Schenker, Alan E. 1982. Former Presidents: Suggestions for the Study of an Often
Neglected Resource. Presidential Studies Quarterly 12 (4): 545–551.
Schlesinger, Joseph A. 1966. Ambition and Politics: Political Careers in the United
States. Chicago: RandMcNally.
Schneider, Ben Ross. 1991. Politics within the State: Elite Bureaucrats and Industrial
Policy in Authoritarian Brazil. Pittsburgh: University of Pittsburgh.
Skidmore, Max J. 2004. After the White House. Former Presidents as Private Citizens.
Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Theakston, Kevin, and Jouke de Vries, eds. 2012. Former Leaders in Modern
Democracies: Political Sunsets. Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Updegrove, Mark K. 2006. Second Acts: Presidential Lives and Legacies after the White
House. Guilford: Lyons Press.
Useem, Michael. 1986. The Inner Circle: Large Corporations and the Rise of Business
Political Activity in the US and UK. Oxford: Oxford University Press.
Vries, De, and K. Manfred. 2003. The Retirement Syndrome: The Psychology of Letting
Go. European Management Journal 21 (6): 707–716.
Verzichelli, Luca. 2010. Vivere di politica. Come (non) cambiano le carriere politiche in
Italia. Bologna: Il Mulino.
Weber, Max. 1946 [1918]. Politik als Beruf, Wissenschaft als Beruf [Politics as a
Vocation]. Trong From Max Weber: Essays in Sociology, eds. Hans H. Gerth and
Charles Wright Mills, 77–128. Oxford: Oxford University Press.
Wice, Paul W. 2009. Presidents in Retirement: Alone and Out of Office. Latham:
Rowman & Littlefield.
Witcher, Russ. 2004. The Media. In Watergate and the Resignation of Richard Nixon:
Impact of a Constitutional Crisis, ed. Harry P. Jeffrey and Thomas Maxwell-Long,
409–444. Washington, DC: CQ Press.
 

CHƯƠNG 6

Mặt Cá nhân của Chính trị

6.1 MỘT CÂU CHUYỆN BA HỒI

Đây là một câu chuyện có ba hồi: miêu tả lãnh tụ đảng được bầu và lên đỉnh của
các đảng chính trị như thế nào; họ chiếm các vị trí quyền lực cao nhất của các hệ
thống dân chủ ra sao; và cuối cùng họ tổ chức các hoạt động hậu-tổng thống của
họ thế nào.
Chúng ta có thể thấy đã thay đổi bao nhiêu tại mỗi giai đoạn, ngay cả so sánh
với quá khứ gần đây. Trước kia được chỉ định bởi các tập đoàn đầu sỏ đảng rất bị
hạn chế, lãnh tụ đảng [ngày nay] thường được bổ nhiệm bởi một cơ sở lớn của
các đảng viên hay những người ủng hộ qua các phương pháp bầu cử bao gồm
(inclusive). Việc này nuôi dưỡng một mối quan hệ trực tiếp giữa người đứng đầu
và cơ sở đảng, trao cho lãnh tụ trách nhiệm cá nhân đối với thành tích bầu cử và
hoạt động chính trị. Trong những trường hợp khác, vấn đề chọn lãnh đạo bị tránh
hoàn toàn, vì lãnh tụ đảng tạo thành một yếu tố chủ chốt trong tổ chức đảng nhờ
những người liên kết của đảng đồng nhất hoàn toàn với lãnh tụ. Thật vậy, ở nơi
đảng về bản chất gồm các lãnh tụ, việc bổ nhiệm lãnh tụ đảng không bị ai tranh
giành có thể thay thế sự lựa chọn cạnh tranh (Scarrow 2005; Raniolo 2006;
Kostadinova and Levitt 2014). Như thế, xuất phát từ kinh nghiệm của Công
Đảng Mới của Tony Blair hoặc Forza Italia của Silvio Berlusconi ở Italy, một số
tăng lên của các đảng chính trị được xây dựng quanh một lãnh tụ đơn độc, như
một bộ máy cho sự ưng thuận cá nhân (Calise 2000; Gunther and Diamond
2003).
154   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
Hồi thứ hai của câu chuyện về các lãnh tụ chính trị nhắc đến đời sống của họ
trong chức vụ. Một quá trình về sự cá nhân hoá và tập trung hoá tác động đến tổ
chức đảng chính trị trong nhiều nền dân chủ Tây phương, để cho một sự dịch
chuyển quyền lực từ elite đảng sang lãnh tụ xảy ra. Chủ tịch-nhà sáng lập đảng là
hiện thân đầy đủ của đảng và chỉ huy đảng của ông: ông được trao các đặc quyền
đầy đủ để bổ nhiệm những người quản lý và nhân viên trên cơ sở của sự tin cậy
hoặc chỉ tình bạn, để cách chức bất kể ai không được sủng ái, để kiểm soát các
ứng viên ở tất cả các mức chính quyền quốc gia và địa phương, và để xác định
chính sách trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, lãnh tụ đảng rất thường có khả năng để
biến đổi đảng của riêng ông bằng việc phát triển cấu trúc và các chức vụ của nó
theo cách để cho sự lãnh đạo cá nhân của ông được tăng cường. Không ngạc
nhiên rằng lãnh tụ đảng đã cũng giữ các chức vụ thể chế cốt yếu, đặc biệt tại đỉnh
của các nhánh hành pháp dân chủ, với sự làm tăng năng lực của họ để xác định
các chính sách công và liên lạc với nhân dân.
Bước thứ ba trong đời của một lãnh tụ đảng có lẽ là trái trực giác nhất. Lãnh
tụ đảng càng đễ thấy (visible) trong truyền thông đại chúng và trong các quá trình
bầu cử, và họ càng có khả năng xác định các hoạt động chính trị của các định chế
dân chủ, thì họ càng ít có khả năng kết thúc đời sống chính trị của họ với sự về
hưu. Thật vậy, trong một thời đại chính trị cá nhân, số phận sau-sự nghiệp của
lãnh tụ đảng thường đưa họ vào kinh doanh. Đặc biệt trong các nền dân chủ giàu
hơn và phát triển tốt hơn, tính thấm được của sự phân chia chính trị–kinh doanh
đã cho phép nhiều cựu lãnh tụ trở thành các nhà tư vấn hay các nhà quản lý trong
các công ty tư nhân ngay lập tức sau khi ở đỉnh cao nhất của chính phủ dân chủ.
Tốc độ mà các lãnh tụ chính trị tìm được cách để tiến hành quá độ này thậm chí
đã có thể gợi ý rằng nước đi của họ hướng tới kinh doanh được chuẩn bị khi họ
vẫn tại chức. Điều này có các hệ luỵ rõ và nghiêm trọng cho tính độc lập và tính
không thiên vị của người đứng đầu hành pháp. Hiện tượng là thích đáng đến mức
tôi nhắc đến các chính trị này bằng việc sử dụng một từ ngữ súc tích và hùng
hồn: «các lãnh tụ trong kinh doanh (leaders in business).»
Sự phân tích ba giai đoạn của chúng ta kích thích sự ngẫm nghĩ về tương lai
của cả các đảng chính trị lẫn dân chủ. Nó làm rất ít để xác nhận giả thiết phổ biến
rằng các đảng cuối cùng sẽ lụi dần, vì nó chứng minh làm thế nào lãnh tụ đảng,
một phần cốt yếu của một đảng chính trị, ngày càng trở nên trung tâm hơn trong
các chế độ đại diện. The Party’s Over (Đảng Chết rồi), tiêu đề duyên dáng và nổi
tiếng của cuốn sách của David S. Broder, đã cũng là leitmotiv (chủ đề) luyến tiếc
quá khứ cho những người đã phàn nàn về sự kết thúc của chính trị đảng, trong
khi nhấn mạnh nhiều thiếu sót họ thấy trong hệ thống này (Broder 1972). Thật
vậy, nếu người ta xem xét mức thấp và giảm dần của số đảng viên và vòng xoáy
của sự ngờ vực công chúng đối với các chính trị gia, là rất dễ để kết luận rằng các
đảng chính trị là không thể nhận ra nổi so với các bộ máy mạnh mà đã ủng hộ “sự
hợp nhất” quần chúng vào chính trị trong hai thế kỷ qua. Tuy nhiên, sự xem xét
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   155  
 
 
này không cho phép chúng ta chứng nhận cái chết của các đảng chính trị; đúng
hơn, nó kêu gọi chúng ta để nghiên cứu chúng trong một hình thức khác, mà
phong thánh lãnh tụ như dominus (ông chủ) của các hệ thống chính trị. Trong
nhiều khía cạnh, lời tiên tri được Uỷ ban về Các đảng chính trị của APSA (Hội
Khoa học Chính trị Mỹ) tuyên bố có thể đã trở thành sự thực: sự yếu đi và sự
không thoả đáng của các đảng chính trị sẽ đi cùng với sự cần để bù cho sự không
thoả đáng này bằng việc chuyển trách nhiệm cho lãnh tụ (APSA 1950).

6.2 TRƯỚC-NHIỆM KỲ

Quyền lực nhân danh nhân dân là bản chất của sự uỷ thác của các nhà cai trị hiện
đại.1 Thế nhưng trong thời gian dài, các đảng chính trị đã là những trung gian
giữa quần chúng và các nhà cai trị dân chủ trong các hệ thống dân chủ, như thế
cho một sự diễn giải tập thể nguyên tắc đại diện của nhân dân. Thí dụ, thời kỳ
1830–1900 trong lịch sử chính trị Mỹ được gọi là «thời kỳ đảng,» một pha trong
đó các đảng chính trị đã duy trì sự kiểm soát hoàn toàn sự bầu cử và các chức
năng chính phủ (McCormick 1986). Chỉ trong thế kỷ qua, sau sự truyền bá của
cái gọi là «Đệ nhị Cộng hoà» Mỹ (Lowi 1979), chúng ta ta mới tìm thấy sự nổi
lên của các chính quyền tổng thống, với các lãnh tụ trở thành tiếng nói của nhân
dân. Đây là một quá trình mà đã bị khai thác trong vài năm qua ở các nước Tây
phương khác, nơi một sự định hướng lại về ý thức hệ xảy ra, theo đó nếu «chức
tổng thống là chức duy nhất được ‘tất cả nhân dân’ bầu, thì chức tổng thống là
định chế dân chủ nhất trong các định chế» (Lowi 1985, 21; Corwin 1949; Dahl
1990).
Sự biến đổi gần đây của quá trình bổ nhiệm lãnh đạo đảng ở các nước Tây
phương nhấn mạnh sự thay đổi này. Rất thường xuyên trong sự thiếu vắng của
quy chế công (Sandri et al. 2015), nhiều đảng chính trị đã thay đổi cấu trúc tổ
chức của chúng bằng việc tích hợp các thủ tục mới và trực tiếp hơn của dân chủ
nội bộ, để cho những sự lựa chọn lãnh đạo đã thấy một sự bỏ phiếu trực tiếp của
các đảng viên trong một số tăng lên của các nước, từ Canada và Israel đến Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha. Việc đẩy theo hướng các mô hình lựa chọn mở hơn
nhắm tới việc đem lại sức sống mới cho tổ chức đảng và tăng cường dân chủ nội
bộ đảng, với một sự hội tụ rõ của nhiều đảng trên cả bên hữu lẫn bên tả của phổ
chính trị (Cross and Pilet 2015). Tuy nhiên, lãnh tụ đảng là những người được
hưởng lợi nhất từ những thay đổi gần đây này, vì họ nhận được sự tán thành trực
tiếp từ các công dân. Thật vậy, nhìn vào dữ liệu, họ thường có thể nhận sự ủng hộ
trực tiếp từ một công chúng lớn trong một phần năm các cuộc lựa chọn lãnh đạo.
Thí dụ, đã được quan sát trong cuốn sách này, Vương quốc Anh là một thí dụ lý
tưởng về sự chuyển từ ưu thế của các elite quốc hội trong quá trình lựa chọn lãnh
156   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
tụ đảng đối với sự dính líu của các nhà hoạt động được tuyển mộ: bắt đầu với
Công Đảng, «nghịch lý thay sự dân chủ hoá nội bộ đảng đã xảy ra khi các mức
đảng viên đã sụt một cách đầy kịch tính» (Quinn 2012, 3). Một trường hợp lý thú
khác về bầu cử sơ bộ đóng, là Đảng Xã hội chủ nghĩa Bỉ, mà lãnh tụ đảng của nó
được bầu bốn năm một lần bởi tất cả các đảng viên được kết nạp, có đóng đảng
phí, để cho thủ tục bầu cử đặc biệt gồm các nhà hoạt động cốt lõi hơn là sự thu
hút các thành viên mới (Sandri and Amjahad 2015). Trong các trường hợp khác,
sự bổ nhiệm bao gồm những người ủng hộ đơn giản. Thí dụ, Đảng Dân chủ Italia
đã được đổi mới với những phương pháp mới cho việc chọn các chức vụ lãnh đạo
từ năm 2007, khi đảng đã bầu trực tiếp bí thư đảng của nó–trường hợp đầu tiên
xảy ra ở châu Âu. Walter Veltroni đã được bổ nhiệm làm lãnh tụ qua sự đồng
thuận của cơ sở đảng trong một cuộc hỏi ý kiến mở cho tất cả những người bầu,
và ông đã nhận được một chiến thắng dân cử (plebiscitary). Gần đây hơn, trong
năm 2013, Matteo Renzi đã trở thành lãnh tụ đảng cánh tả và Thủ tướng Italia trẻ
nhất từ trước tới nay nhờ các lá phiếu của những người ủng hộ. Có các thí dụ
khác gần đây: Trong 2014, đảng PSOE (Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa) Tây
ban Nha đã chọn bầu cử trực tiếp lãnh tụ đảng trong 2014 và điều kiện duy nhất
cho việc bỏ phiếu trong bầu cử là đăng ký với đảng ít nhất một tuần trước ngày
nỏ phiếu. Thí nghiệm đầu tiên này với các cuộc bầu cử sơ bộ đã dẫn tới chiến
thắng của Pedro Sánchez sau khi sự ủng hộ cho Đảng Công nhân Xã hội chủ
nghĩa đã rơi thẳng xuống do tác động kết hợp của khủng hoảng kinh tế và các vụ
bê bối tham nhũng.
Tuy vậy, sự truyền bá của các cuộc bầu cử sơ bộ trực tiếp không là xu hướng
duy nhất trên chân trời dân chủ. Thật vậy, là một câu chuyện hơi khác khi nói về
các đảng cá nhân. Trong một số hạn chế nhưng tăng lên của các đảng chính trị,
vấn đề chọn một lãnh tụ được giải quyết bởi sự thực rằng lãnh tụ là cả người sáng
lập lẫn người tự nhiên đứng đầu đảng. Thật vậy, nếu chúng ta muốn thấy một mô
hình lãnh tụ thay thế khả dĩ đối với mô hình của Renzi, chúng ta chỉ cần nhìn vào
nơi khác ở Italy. Trong đảng Forza Italia của Silvio Berlusconi và trong các đảng
đã bắt chước cấu trúc tổ chức của nó trong những năm gần đây, lãnh tụ đơn giản
được chỉ định bởi các công dân hoặc các đoàn có tính đồng nghiệp thân thiện đặc
thù, mà không có sự cạnh tranh lãnh đạo thật sự nào. Cũng đúng thế với Phong
trào 5 Sao (Movimento 5 Stelle) Italia gần đây, nơi Beppe Grillo đóng vai như
lãnh tụ tự nhiên của nó2 và đối với ông không cần được bầu qua một sự bỏ phiếu
của đảng viên. Chuyển sự chú ý sang Pháp, Marine Le Pen, lãnh tụ hiện thời của
Front National (Mặt trận Quốc gia), đã được bầu trong năm 2011 với một kết
quả dân cử (plebiscitary) 67,65% phiếu của các đảng viên. Thế nhưng, với tư
cách một thành viên ex officio (mặc định) của Văn phòng Chấp hành, Uỷ ban
Chấp hành và Uỷ ban Trung ương của Front National, bây giờ bà trở thành một
yếu tố không thể thiếu được trong hình ảnh và tổ chức đảng, để cho sự lãnh đạo
của bà hầu như được coi là nghiễm nhiên.
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   157  
 
 
Sự lựa chọn lãnh đạo cũng tạo ra một tác động lên mối quan hệ giữa lãnh tụ
và những người đi theo, tạo ra một mối quan hệ gần giũ hơn và trực tiếp hơn giữa
người đứng đầu đảng và các công dân. Đây là một mối quan hệ mà lãnh tụ đảng
nuôi dưỡng khi đương chức bằng việc liên lạc trực tiếp với các công dân, sử dụng
truyền thông mới và các mạng xã hội cũng như phát triển một loại «chiến dịch
vận động thường xuyên trong môi trường online»3 (Larsson 2014, 1; Enli and
Skogerbø 2013; Medina and Muñoz 2014). Họ cũng cầu viện đến việc sử dụng
sâu rộng thăm dò dư luận nhằm để giám sát sự tin cậy công dân, như thế tạo ra
một quá trình liên tục của sự xác nhận lãnh đạo. Từ quan điểm này, các nền dân
chủ đương thời Âu châu đi theo bước chân của Hoa Kỳ liên quan đến một sự đổi
mới thích đáng khác: sự lên của việc thăm dò dư luận như một trụ cột của hệ
thống dân chủ. Như Lowi xác nhận, «đúng như các nhà khoa học chính trị đã
khẳng định thành công sớm hơn trong thế kỷ thứ hai mươi rằng không lý thuyết
nào về dân chủ còn là đầy đủ nữa mà không có sự bao gồm các đảng chính trị,
như thế sau giữa thế kỷ có thể nói rằng không lý thuyết nào về dân chủ còn là đầy
đủ nữa mà không có sự bao gồm thích đáng của định chế điều tra qua mẫu»
(Lowi 1985). Thật vậy, trong khi các đảng viên và đôi khi những người ủng hộ
bình thường bây giờ có một tiếng nói trong sự bổ nhiệm lãnh đạo, lãnh tụ đảng
bắt buộc phải phát triển một mức chú ý tăng lên, và khá ám ảnh tới nhiệt kế công
luận và mức của sự nổi tiếng của họ (Pasquino 1988). Như thế, ngắn gọn, chúng
ta có thể nói rằng sự uỷ thác của họ đang trở nên được ưa chuộng về mặt cả sự
giành được lẫn sự duy trì quyền lực.
Hơn nữa, một phát hiện thêm mà đến từ sự phân tích sự biến đổi của quá
trình bổ nhiệm lãnh đạo đảng là sự thay đổi các nét của những người giữ các
chức vụ đảng cao nhất và sự sống sót của họ–một lĩnh vực phân tích mà vẫn có
vẻ trong tuổi ấu thơ của nó (Ennser-Jedenastik and Müller 2015). Như trong quá
khứ, các lãnh tụ tiếp tục được liên kết với ít nhất một nhiệm kỳ trên hàng ghế sau
hay một chức vụ trước có trách nhiệm bộ trưởng, thế nhưng nhiều cơ hội hơn
đang được trao cho những người có kinh nghiệm chính trị tại mức địa phương
hay khu vực. Vả lại, đặc biệt trong các đảng cá nhân, các lãnh tụ chính trị thường
đi theo một con đường sự nghiệp rất khác với con đường sự nghiệp trong quá
khứ, với chỉ khoảng một nửa số họ có kinh nhiệm trước trong các định chế chính
trị quốc gia; trên thực tế, những cơ hội mới bây giờ đang được cung cấp cho
những người đến từ các lĩnh vực kinh doanh hay truyền thông. Cuối cùng, trong
khi một sự giảm triệt để về độ dài tại chức của lãnh tụ đảng đang xảy ra, với
những người đứng đầu đảng giảm trung bình hơn một nửa thời hạn của họ từ bảy
xuống ba năm, lãnh tụ đảng cá nhân tại chức trung bình trong 137 tháng như một
hệ quả của việc họ nắm chắc tổ chức đảng. Những thay đổ trong các thủ tục lựa
chọn dường như có ít tác động lên sự tiếp cận của phụ nữa tới ban lãnh đạo và lên
các cơ hội của họ để giữ chức vụ (O’Brien 2015), vì các nữ chính khách vẫn chỉ
được đại diện rất thấp tại các mức cao nhất của chính trị.
158   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   159  
 
 

6.3 TRONG NHIỆM KỲ

Các lãnh tụ đảng cũng đang cho một sự diễn giải mới cho một khái niệm khác mà
là điển hình của thời đại hiện đại và đương thời: sự tập trung hoá quyền lực. Kể
từ sự bắt đầu của chúng và trong một thời gian dài, các đảng quần chúng đã thể
hiện một cấu trúc tổ chức hết sức phức tạp và một hệ thứ bậc dọc lên đến tột độ
trong một elite chóp bu. Hình ảnh về “quy luật sắt của tập đoàn đầu sỏ (iron law
of oligarchy)” của Michel là một hình ảnh nổi tiếng nhất trong khoa học chính trị,
cho thấy các đảng đã hội tụ như thế nào vào thế trội của một nhóm quyền lực hạn
hẹp ngay cả trong các hình thái rõ ràng dân chủ hơn. Xu hướng này đã được xác
nhận trong nhiều nghiên cứu về các đảng chính trị, như phân tích kinh điển của
McKenzie về Công Đảng Anh, nơi quyền lực đã thuộc về elite nghị viện «bất
chấp hình thức dân chủ chính thức của điều lệ thành văn của Công Đảng»
(McKenzie 1955; Webb 1994, 111). Ngày nay chúng ta không thể nói rằng sự
cân bằng quyền lực bên trong các đảng chính trị đang di chuyển có lợi cho các
đảng viên thường, để cho quá trình dân chủ hoá sẽ dẫn đến sự chứng minh định
luật của Robert Michels là sai. Tuy nhiên, sự tập trung quyền lực và các nguồn
lực tổ chức đã tăng trên quy mô lớn với sự nổi lên của các lãnh tụ cá nhân, trở
thành dominus (ông chủ) thật và lên trên các elite đảng. Đôi khi sự tập trung hoá
tổ chức đảng là hiển nhiên đến mức để kích thích để gọi loại này là “đảng hãng
kinh doanh (business firm party)” (Hopkin and Paolucci 1999; Krouwel 2006).
Chính xác hơn, chúng ta phải nói về một «quy luật sắt của lãnh tụ,» có quan hệ
với việc một sếp kiểm soát hoàn toàn những chức năng chính của các đảng chính
trị.
Điều này có các ngụ ý thích đáng về mặt vai trò được quy cho lãnh tụ đảng.
Là đáng xem xét một trong những năng lực thích đáng–và cơ bản–nhất của các
đảng chính trị: sự tuyển mộ giai cấp chính trị. Lãnh tụ đảng tăng cường sự kiểm
soát của họ đối với các sự bổ nhiệm chính trị như một kết quả của hai quá trình
khác nhau. Trong các đảng mới được thành lập bởi lãnh tụ đảng của chúng, chủ
tịch hoạt động như một nhân vật toàn quyền bằng việc chọn các thành viên ex
officio (mặc định) trong các cơ quan thảo luận, đỡ đầu các thành viên được chọn
hoặc trực tiếp áp đặt các cộng tác viên của ông ta. Như một hệ quả, các ứng viên
cho sự trao đổi ý kiến quốc gia cũng như địa phương được quyết định bởi lãnh tụ
đảng. Ngược lại, trong các đảng quần chúng được cải cách, sự trao đổi ý kiến có
thể để ngỏ cho các đảng viên nhằm để ủng hộ sự tham gia cấp cơ sở. Lại lần nữa,
chúng ta thấy các thí dụ quan trọng về điều này ở Italy, nơi các cuộc bầu cử sơ bộ
mở đã được tổ chức bởi Partito Democratico (Đảng Dân chủ) và Movimento 5
Stelle (Phong trào 5 Sao) nhằm để chọn các ứng viên quốc hội cho tổng tuyển cử
2013, như thế đưa ra một số trong những thủ tục bao gồm nhất ở châu Âu. Thế
160   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
nhưng một xu hướng ngang-quốc gia cũng có thể được nhận diện trong 15 nền
dân chủ tôi đã phân tích trong cuốn sách này cho thấy rằng các cuộc bầu cử sơ bộ
mở cho các đảng viên (các cuộc bầu cử sơ bộ nội bộ hay đóng) đã trở thành thủ
tục phổ biến nhất cho sự lựa chọn các ứng viên và vai trò mạnh cho lãnh tụ đảng
trong việc quy định hay phủ quyết danh sách các ứng viên. Rất thường xuyên sự
lựa chọn các phương pháp tham gia hơn được sử dụng nhằm để đẩy các tầng lớp
giữa của đảng ra ngoài trong quá trình tuyển mộ chính trị, như thế có lợi cho lãnh
tụ đảng.
Sự chuyên nghiệp hoá các đảng chính trị cũng góp phần cung cấp cho lãnh tụ
đảng sự tự trị chính trị đáng kể, để cho các mức bố trí nhân sự thường được bổ
sung bằng tài chuyên môn bên ngoài. Điểm này được nhấn mạnh rõ rệt bởi
Angelo Panebianco (1988), người, trong cuốn sách nổi tiếng của mình về tổ chức
đảng, đã đặt ra cụm từ «đảng chuyên nghiệp-bầu cử (electoral-professional
party)» để mô tả mô hình đảng mới hướng về những kỹ thuật marketing chính trị
để tạo ra một sản phẩm hấp dẫn hơn cho một mảng lớn của công chúng. Hơn
nữa, như kinh nghiệm của Tony Blair trong Công Đảng Mới cho thấy, sự chấp
nhận một cách tiếp cận định hướng marketing cho lãnh tụ đảng những khả năng
đáng kể để thiết kế lại, và đôi khi ép buộc, một sản phẩm mới với tổ chức, các
chính sách và các biểu tượng được sửa đổi (Lees-Marshment 2001; Pettit 2007).
Hơn nữa, rất thường xuyên lãnh tụ đảng cũng hoạt động như thủ tướng, để
cho một lãnh tụ độc nhất tập trung quyền lực trong hai lĩnh vực cốt yếu và liên hệ
với nhau: đảng và chính phủ. Ngay cả trong các nước với một truyền thống chính
trị rất khác, các lãnh tụ đảng xuất hiện như những người duy nhất có trách nhiệm
cho hoạt động hành pháp. Thứ nhất, trong các cuộc bầu cử tập trung vào các ứng
viên, họ phát triển một liên kết trực tiếp và cá nhân với các công dân, một mối
quan hệ sẽ được duy trì trong khi họ tại nhiệm nhờ việc sử dụng rộng rãi các
phương tiện truyền thông cũ và mới (Pakulski and Higley 2008, 49). Trong khi
các quá trình đồng nhất hoá [với] đảng đã ảnh hưởng mạnh đến các cuộc bầu cử
dân chủ trong thời gian dài, bây giờ các kết cục bầu cử bị ảnh hưởng mạnh bởi
các nét cá nhân và sức lôi cuốn dân chúng của các lãnh tụ đơn độc (Blais and
Labbé St-Vincent 2011). Các loại mới của “sự bỏ phiếu dân tuý chủ nghĩa
(populist vote)” hay “sự bỏ phiếu charismatic” đã được đặt ra nhằm để giải thích
hiện tượng về sự ủng hộ bầu cử cho các lãnh tụ chính trị, như trong trường hợp
của Đảng Tự do Áo hoặc Đảng Cải cách Canada. Thứ hai, họ tăng cường bộ
máy chính phủ sẵn có cho các thủ tướng sử dụng, để cho các cấu trúc tổ chức và
nhân viên của họ đã tăng lên trong nhiều nền dân chủ theo cách không thể tưởng
tượng nổi cho đến vài năm trước. Thí dụ, người ta có thể nghĩ về các văn phòng
tại Downing Street mà đã thay đổi phù hợp với vai trò và các chức năng thay đổi
của thủ tướng Anh. Cuối cùng, họ mở rộng quyền lực chuẩn tắc của chính phủ
với việc sử dụng tăng lên của các sắc lệnh hành pháp và/hoặc sự lập pháp được
uỷ nhiệm (delegated legislation) thay thế cho hoạt động của quốc hội. Pháp, Tây
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   161  
 
 
Ban Nha và Italy đã được dùng như các thí dụ trong cuốn sách này, do việc sử
dụng các sắc lệnh hành pháp mà thường thay thế việc sử dụng các kênh lập pháp
chính quy bằng việc áp đặt sơ đồ “thông qua cả gói hoặc bác bỏ hết (take it or
leave it)”. Như thế, trong khi luật đã là sản phẩm của một quá trình chậm của
thảo luận nghị trường và/hoặc mặc cả trong truyền thống khai phóng, một số tăng
lên của các chính sách công được thăm dò qua các sắc lệnh chính phủ.
Thế nhưng sự mở rộng các quyền lực thủ tướng, thay vì là một tín hiệu về
chỉ sự chiếm đoạt quyền lực, lại cho biết các lãnh tụ chính trị chịu đựng những
khó khăn như thế nào trong việc bảo đảm sức mạnh và tính liên tục của các hoạt
động chính trị của họ qua việc hoạch định chính sách bình thường. Như thế, họ
có khuynh hướng sử dụng các công cụ lập pháp thay thế rất thường xuyên, và «sự
ủng hộ đảng phái trong cơ quan lập pháp» ngày càng «là cốt yếu cho tính hiệu
quả của các tổng thống trong việc thực hiện chương trình nghị sự của họ» (Carey
2005, 102). Từ quan điểm này, sự cá nhân hoá là một “Thanh gươm Damocles”
đối với lãnh tụ đảng, vì trong khi nó tăng cường họ như “ông chủ (dominus) của
các đảng chính trị” và đôi khi của toàn bộ hệ thống chính trị, kỷ luật đảng trong
các quá trình lập pháp nghị viện đang trở nên yếu hơn so với trong quá khứ
(Musella 2012a).

6.4 SAU-NHIỆM KỲ

Các lãnh tụ chính trị trong nhiều nền dân chủ đương thời có cái gì đó chung về
mặt các con đường sự nghiệp của họ. Cho đến gần đây, chức tổng thống hay thủ
tướng đã là đỉnh cao nhất của một sự nghiệp chính trị cấp cao, và là tham vọng
lớn nhất của các chính trị gia dài hạn những người đã dành phần lớn đời họ trong
các hoạt động thể chế hay đảng. Trong những năm gần đây, tuy vậy, các con
đường sự nghiệp không chấm dứt với chính trị, mà thay vào đó tiếp tục vào kinh
doanh. Cựu lãnh tụ Tony Blair có lẽ là thí dụ đáng chú ý nhất về con đường sự
nghiệp mới này. Trên thực tế, sau khi rời Downing Street, Blair đã trở thành một
nhà tư vấn tại ngân hàng JPMorgan Chase. Ông cũng có các liên kết với một
công ty dầu Hàn Quốc, UI Energy Corporation, với những lợi ích đáng kể ở bắc
Iraq và đã trình bày nhiều bài giảng được trả hậu hĩnh quanh thế giới. Như thế,
không ngạc nhiên rằng bây giờ ông công bố thu nhập khoảng 12 triệu £. Tuy
nhiên ngạc nhiên hơn là, Blair không phải là một trường hợp cô lập trên sân khấu
quốc tế; ngược lại, các cựu tổng thống và thủ tướng thường bắt đầu trong chính
trị, nhưng kết thúc trong thế giới kinh doanh hay tài chính quốc tế.
Điều này xảy ra ngày càng thường xuyên trong nhiều nước, từ Bắc Mỹ đến
Đức và Tây Ban Nha, từ Australia đến Israel. Tại Hoa Kỳ, John và George W.
Bush đã tìm kiếm tiền của cho Carlyle Group. Mulroney đã trở thành một nhà tư
vấn cho Ogilvy Renault sau khi rời chức thủ tướng ở Canada, và ông là một
162   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
thành viên hội đồng quản trị của nhiều hãng quốc tế. Josè Maria Aznar người đã
đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha đã tham gia hội đồng quản trị của News
International. Bob Hawke, mặt khác, đang kiếm vận may bằng bán đất Australia
cho người Trung Quốc. Các lãnh tụ Israeli từ Netanyahu đến Olmert đã theo
bước chân của họ.
Sự dính líu với đảng vẫn là cốt yếu cho sự bước vào chính trị, và hoạt động
nghị viện là đòi hỏi trước hết cho việc đạt được chức bộ trưởng và thủ tướng.
Thế nhưng mối quan hệ giữa chính trị và kinh doanh trở nên mật thiết hơn
nhiều sau khi các lãnh tụ rời chức vụ. Sự thực rằng các lãnh tụ bây giờ trẻ hơn
khi họ rời chức vụ tăng cường xu hướng này, với một phần lớn trong số họ tiếp
quản sự lãnh đạo của hành pháp quốc gia trước khi họ 50 tuổi, để cho họ cũng
năng nổ hơn nhiều sau sự uỷ thác tổng thống của họ. Cuộc đời hậu-hành pháp rất
thường xuyên là xa hình ảnh về “núi lửa im lìm,” mà đã ám chỉ các lãnh tụ thích
về quê sau khi đạt đỉnh điểm của hệ thống chính trị và đã chiến đấu vô số cuộc
chiến chính trị. Các cựu lãnh tụ mới sử dụng kinh nghiệm chính trị–và ảnh
hưởng–của họ để tiến hành các vai trò quốc tế hay siêu quốc gia, hoạt động như
các phái viên quốc tế cho các sự nghiệp nhân đạo hoặc quyền con người, hoặc
ủng hộ các ứng viên họ ưu ái trong chính trị quốc gia.
Tuy vậy, tính mới thật sự là sự phổ biến của hiện tượng về những cựu lãnh tụ
sống một “hồi thứ hai” của sự nghiệp của họ trong thế giới kinh doanh. Trong khi
41,9% trong số họ tiếp tục làm việc bên trong chính trị sau sự uỷ thác của họ, tuy
trong một chức vụ khác, ở một mức khác hoặc trong lĩnh vực khác của chính phủ,
con số lý thú nhất là số các cựu lãnh tụ bước vào thế giới kinh doanh. Thật vậy,
một phần năm của tất cả các lãnh tụ dân chủ sử dụng sự nghiệp của họ trong
chính phủ như một bàn đạp cho một sự nghiệp mới trong kinh doanh hay tư vấn
tài chính. Nếu chúng ta tập trung sự chú ý của mình vào các lãnh tụ đảng, chúng
ta có thể xác nhận một xu thế tương tự, vì chúng ta tìm thấy một số tăng lên của
các nhân vật đảng chóp bu những người chọn để tập trung vào kinh doanh trong
“đời thứ hai” của họ (19,3%). Khi người ta để ý rằng phân tích nổi tiếng nhất về
sự nghiệp của các lãnh tụ đã đơn giản bỏ qua hiện tượng này cho đến vài năm
trước, đấy là điều lạ thường.
Hình mẫu mới cũng là có ý nghĩa từ quan điểm của lý thuyết dân chủ, bởi vì
các lãnh tụ thế giới có thể sử dụng sự uỷ thác hành pháp của họ để có được sự
bước vào các vị trí mới. Hãy xét chẳng hạn trường hợp của cựu thủ tướng Đức
Gerhard Schröder, người đã từng là một trong những người ủng hộ thẳng thừng
nhất của một cầu cạn mới để vận chuyển gas từ Nga sang Đức khi còn đương
chức, và một khi ông rời chính phủ, ông đã được trao một chức thành viên hội
đồng quản trị trong công ty Gazprom, chịu trách nhiệm xây dựng chính cầu cạn
đó. Ông cũng đã là thành viên của một công ty dầu đa quốc gia TNK-BP từ 2009.
Những liên kết mới giữa các chính phủ dân chủ và kinh doanh đang làm thay
đổi bản chất, các triển vọng của các chế độ đại diện. Thực vậy, cái một chính trị
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   163  
 
 
gia xem như một khát vọng tương lai cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của ông
ta khi tại chức, và cách mà ông ta hoạt động và tương tác với các diễn viên xã hội
khác. Logic của các hệ thống đại diện dân chủ giả thiết rằng toàn bộ cử tri có khả
năng ảnh hưởng đến những người họ chọn, và các đại diện có khuynh hướng đáp
ứng lại các công dân với một mức độ độc lập nào đó đối với việc kinh doanh
công ty. Thế nhưng sự nổi lên của một con đường sự nghiệp, mà dẫn trực tiếp từ
chính trị sang kinh doanh, đưa ra một số nghi ngờ về tính vô tư, không thiên vị–
và sức mạnh–của chính trị.

6.5 LÚC KẾT THÚC, MỘT SỰ BẮT ĐẦU MỚI

Sự cá nhân hoá đã có tác động mạnh đến các nền dân chủ Tây phương. Italy đã
đóng một vai trò hàng đầu trong kịch bản này, đưa ra «các đảng hoàn toàn mới
ủng hộ các nhân vật (Idv, Forza Italia), một đảng được cải tổ lại sâu sắc ủng hộ
các lãnh tụ thay thế khả dĩ (Pd), một đảng khu vực với lãnh tụ charismatic
(Lega), và nhiều đảng địa phương dựa vào chủ nghĩa bảo trợ (clientelism) và sự
đỡ đầu (Udc, Udeur, Mpa)» (Blondel and Thiébault 2010, 175). Và danh sách có
thể được cập nhật, đưa thêm trường hợp đổi mới của Movimento 5 Stelle (Phong
trào 5 Sao), một loại riêng biệt của đảng cá nhân được đặc trưng bởi chủ nghĩa
tập trung cybercratic, với Beppe Grillo giữ các quyền độc chiếm đối với nhãn của
đảng và đối với mọi quyết định về mặt tổ chức và chính sách đảng. Thế nhưng
Italy là một trường hợp cực đoan hơn là một ngoại lệ, vì rất nhiều nước với các
truyền thống chính trị rất khác nhau đang trải qua cùng sự chuyển dịch quyền lực
từ các đoàn thể, như các đảng chính trị và các quốc hội, sang các lãnh tụ chính
trị. Từ những người tại đỉnh của các định chế dân chủ, như Theresa May,
Mariano Rajoy hoặc thậm chí Angela Merkel, đến các lãnh tụ mới đang nổi lên
chỉ huy các đảng thiểu số và/hoặc phản kháng như Pablo Iglesias hay Nigel
Farage, các lãnh tụ là ở trung tâm của sân khấu chính trị. Lãnh tụ đảng giữ chặt tổ
chức đảng và rất thường xuyên giữ chặt chính phủ dân chủ, để cho họ trở thành
những người đầu tiên chịu trách nhiệm về hoạt động chính trị đối với các công
dân.4
Trong khi các đảng chính trị thay đổi các hình thức và diện mạo, các hệ quả
cho nền dân chủ đương thời thậm chí là triệt để hơn. Như đã được lưu ý rồi, bộ
mặt của nó đang thay đổi nhanh chóng và đang trở nên lấy lãnh tụ-làm trung tâm
hơn, theo phong cách bị truyền thông đại chúng hoá (mass-mediated) và dân tuý
chủ nghĩa hơn so với trong quá khứ (Pakulski 2013). Rất thường xuyên sự hiện
diện của một sự lãnh đạo mạnh đã thường được liên kết với các chế độ độc tài
hoặc các nền dân chủ vẫn-mong manh. Như Bruce Ackerman (2000, 656) đã diễn
đạt, «hình ảnh của tổng thống charismatic cho đến bây giờ đã đi vào bức tranh
164   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
như phần của cơn ác mộng của Linz về sự tan vỡ dân chủ.» Thế nhưng, một hiện
tượng mới mà đã có thể được nhận diện là sự thực rằng «quá trình cá nhân hoá
chính trị, ngày nay, phần lớn lại rơi vào bên trong các lề thói hàng ngày, diễn
ngôn, và các ranh giới của chính trị dân chủ» (Calise 2012). Mặt khác, chế độ
tổng thống và chế độ nửa-tổng thống đang trở thành các chế độ chính trị phổ biến
nhất quanh thế giới, đặc biệt trong các nền dân chủ mới, như các nước đã tiến
hành thiết kế hiến pháp (constitutional engineering) trong vài thập niên qua đã
cho thấy một «thiên hướng mạnh để tạo ra và để vẫn duy trì các chức tổng thống
được bầu, hùng mạnh» (Carey 2005, 97). Jean Blondel (2015, 1–2) gần đây đã
xác nhận rằng những dàn xếp và các thực hành quốc gia thành lập “các nền cộng
hoà tổng thống” là hình thức chính quyền chủ yếu trong thế giới đương đại. Mặt
khác, trong cả Lục địa Cũ lẫn Mới, các lãnh tụ dễ nhìn thấy (visible) và nhanh
nhẹn đã nổi lên từ các hệ thống đại nghị nữa, thậm chí mà không có những thay
đổi chính thức của các hiến pháp. Hơn nữa, họ rất thường xuyên có khuynh
hướng đi vượt quá các giới hạn hiến pháp, đặc biệt về mặt chấp nhận các biện
pháp lập pháp mà không có sự dính líu của Quốc hội.
Điều này nhắc chúng ta nhớ lại ý tưởng Weberian về nền dân chủ lãnh tụ
(leader democracy), một chế độ được Weber miêu tả như được đánh dấu bởi sự
thống trị của các lãnh tụ charismatic (Weber 1947 [1922]).5 Thế nhưng Weber
cũng đã lưu ý, bất chấp sự thực rằng các lãnh tụ mạnh đặt cơ sở của các hoạt
động của họ trên sự ủng hộ của nhân dân và sự tin tưởng của quần chúng, là
không hiếm rằng «sự phổ biến và đặc tính bị cá nhân hoá cao của sự ủng hộ quần
chúng, mà các lãnh tụ như vậy nhận được, sẽ cách ly họ khỏi các áp lực công
chúng một khi đã nhậm chức và điều này giải thoát họ để hành động một cách có
trách nhiệm vì lợi ích công» (Pakulski and Higley 2008, 46; Körösényi 2005;
Pakulski 2013; Poggi 2014). Đây là một xu hướng không xa với sự phân tích
chính trị ngày nay–và có thể hiện ra thậm chí gần hơn nếu chúng ta xem xét quá
độ chuyển đổi thường xuyên của các lãnh tụ chính trị từ thế giới chính trị sang
thế giới kinh doanh, với sự ngờ vực mạnh rằng họ có thể sử dụng quyền lực tăng
lên của họ cho các mục đích riêng.

CHI CHÚ

1. Như đã được lưu ý, «trong thời đại chúng ta, không chỉ các nền dân chủ mà
các chế độ quân sự, các chế độ độc tài, và ngay cả các nền quân chủ lập hiến
đều được hợp pháp hoá bằng các luận điệu về sự uỷ thác của nhân dân như
nó đã phát triển từ cách mạng Anh và cách mạng Pháp của các thế kỷ thứ
mười bảy và mười tám cho đến hiện nay» (R. Bendix, Kings or People:
Power and the Mandate to Rule, Berkeley, University of California Press,
1980, p. 4).
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   165  
 
 
2. Người sáng lập đảng Beppe Grillo gần đây đã tuyên bố rằng ông ta «sẽ là thủ
trưởng chính trị và sẽ đưa ra các quyết định bởi vì ai đó phải làm [việc
này].» Xem Grillo a Palermo: «il capo sono di nuovo io», trong Corriere
della Sera, September 16, 2016.
3. Nghiên cứu theo lối kinh nghiệm đầu tiên về sự hiện diện của các lãnh tụ
chính trị online trong 31 nước được cung cấp bởi luận văn tiến sĩ của Diego
Ceccobelli: Political Leaders on Facebook: A Comparative Analysis on
Popularization in Contemporary Liberal Democracies, Scuola Superiore
Normale, Florence, 2015.
4. Điều này gây ra một sự chuyển dịch từ các câu hỏi kinh điển hơn, liên quan
đến tiểu sử hay khoảng thời gian lãnh đạo, sang sự phân tích về sự giao nhau
của «sự sa sút (biến đổi) của dân chủ đại diện và sự nổi lên của ảnh hưởng
lãnh đạo mạnh trong các khu vực và quá trình chính sách.» Xem L.
Verzichelli, Leadership, trong Bertr and Badie, Dirk Berg-Schlosser and
Leonardo Morlino (eds.), International Encyclopedia of Political Science,
London, Sage, 2011, pp. 1408–1411, p. 1411.
5. Một áp dụng gần đây hơn của phạm trù như vậy cho trường hợp Italia có thể
được thấy trong M. Calise, La democrazia del leader, Rome-Bari, Laterza,
2016.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ackerman, Bruce. 2000. New Separation of Powers. Harvard Law Review 113:
633–725.
APSA (American Political Science Association). 1950. Toward a More
Responsible Two-Party System: A Report of the Committee on Political
Parties. New York: Rinehart and Company.
Bendix, Reinhard. 1980. Kings or People: Power and the Mandate to Rule.
Berkeley: University of California Press.
Blais, André, and Simon Labbé St-Vincent. 2011. Personality Traits, Political
Atti-tudes and the Propensity to Vote. European Journal of Political
Research 50 (3): 395–417.
Blondel, Jean. 2015. The Presidential Republic. London: Palgrave Macmillan.
Blondel, Jean, and Jean-Louis Thiébault, eds. 2010. Political Leadership, Parties
and Citizens: The Personalisation of Leadership. London: Routledge.
Broder, David S. 1972. The Party’s Over: The Failure of Politics in America.
New York: HarperCollins.
Calise, Mauro. 2000. Il partito personale. Roma-Bari: Laterza
166   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
Calise, Mauro. 2012. Personalization of Politics. Trong International
Encyclopedia of Political Science, ed. Bertrand Badie, Dirk Berg-Schlosser,
and Leonardo Morlino, 1858–1861. London: Sage.
–––. 2016. La democrazia del leader. Rome-Bari: Laterza.
Carey, John M. 2005. Presidential versus Parliamentary Government. Trong
Handbook of New Institutional Economics, ed. Claude Ménard and Mary M.
Shirley, 91–121. Dordrecht: Springer.
Corwin, Edward S. 1949. The Presidency in Perspective. Journal of Politics 11
(1): 7–13.
Cross, William, and Jean-Benoit Pilet. 2015. Parties, Leadership Selection, and
Intra-party Democracy. Trong The Politics of Party Leadership: A Cross-
national Perspective, 165–173. Oxford: Oxford University Press.
Dahl, Robert A. 1990. Myth of the Presidential Mandate. Political Science
Quarterly 105 (3): 355–372.
Enli, Gunn Sara, and Eli Skogerbø. 2013. Personalized Campaigns in Party-
Centred Politics: Twitter and Facebook as Arenas for Political
Communication. Informa-tion, Communication & Society 16 (5): 757–774.
Ennser-Jedenastik, Laurentz, and Wolfgang C. Müller. 2015. Intra-party
Democracy, Political Performance and the Survival of Party Leaders,
Austria, 1945–2011. Party Politics 21 (6): 930–943.
Gunther, Richard, and Larry Diamond. 2003. Species of Political Parties: A New
Typology. Party Politics 9 (2): 167–199.
Hopkin, Jonathan, and Caterina Paolucci. 1999. The Business Firm Model of
Party Organisation: Cases from Spain and Italy. European Journal of
Political Research 35 (3): 307–339.
Körösényi, András. 2005. Political Representation in Leader Democracy.
Govern-ment and Opposition 40 (3): 358–378.
Kostadinova, Tatiana, and Barry Levitt. 2014. Toward a Theory of Personalistic
Parties: Concept Formation and Theory Building. Politics and Policy 42 (4):
490–512.
Krouwel, André. 2006. Party Models. Trong Handbook of Party Politics, ed.
Richard S. Katz and William J. Crotty, 249–269. London: Sage.
Larsson, Anders O. 2014. Online, All the Time? A Quantitative Assessment of
the Permanent Campaign on Facebook. New Media & Society, published
online October 1.
Lees-Marshment, Jennifer. 2001. Political Marketing and British Political
Parties: The Party’s Just Begun. Manchester: Manchester University Press.
Lowi, Theodore J. 1979. The End of Liberalism: The Second Republic of the
United States. New York: W.W. Norton & Company.
–––. 1985. The Personal President. Power Invested, Promise Unfulfilled.
Ithaca/New York: Cornell University Press.
McCormick, Richard L. 1986. The Party Period and Public Policy: American
Politics from the Age of Jackson to the Progressive Era. Oxford: Oxford
University Press.
McKenzie, Robert T. 1955. British Political Parties. London: Heinemann.
CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ   167  
 
 
Medina, Rocío Zamora, and Cristina Zurutuza Muñoz. 2014. Campaigning on
Twitter: Towards the “Personal Style” Campaign to Activate the Political
Engagement during the 2011 Spanish General Elections. Comunicación y
Sociedad 27 (1): 83–106.
Musella, Fortunato. 2012. Il premier diviso: Italia tra presidenzialismo e
parlamentarismo. Milan: Universita Bocconi Editore.
O’Brien, Diana Z. 2015. Rising to the Top: Gender, Political Performance, and
Party Leadership in Parliamentary Democracies. American Journal of
Political Science 59 (4): 1022–1039.
Pakulski, Jan. 2013. Leadership Trends in Advanced Democracies. Sociology
Com-pass 7 (5): 366–376.
Pakulski, Jans, and John Higley. 2008. Toward Leader Democracy? Trong Public
Leadership. Perspectives and Practices, ed. Paul ‘t Hart and John Uhr, 45–
54. Canberra: Australian National University Press.
Pasquino, Giuanfranco. 1988. I partiti politici e la costituzione materiale: quale
responsabilita collettiva. Trong La costituzione statunitense e il suo
significato odierno, ed. Tiziano Bonazzi, 361–386. Bologna: Il Mulino.
Panebianco, Angelo. 1988. Political Parties: Organization and Power.
Cambridge: Cambridge University Press.
Pettit, Robin. 2007. Resisting Political Marketing: Lessons from the Making of
New Labour. Paper presented at the European Consortium for Political
Research General Conference, Pisa, September 6–8.
Poggi, Gianfranco. 2014. Relations between Political and Economic Power: A
Conceptual Narrative. Trong Varieties of Political Experiences: Power
Phenomena in Modern Society, ed. Gianfranco Poggi, 85–110. Colchester:
ECPR Press.
Quinn, Thomas. 2012. Electing and Ejecting Party Leaders in Britain.
Basingstoke: Palgrave Macmillan.
Raniolo, Francesco. 2006. Forza Italia: A Leader with a Party. South European
Society & Politics 11 (3–4): 439–455.
Sandri, Giulia, and Anissa Amjahad. 2015. Party Membership and Intra-party
Democracy: How Do Members React to Organizational Chànge within
Political Parties? The Case of Belgium. Partecipazione e conflitto 8 (1):
190–214.
Sandri, Giulia, Antonella Seddone, and Fulvio Venturino, eds. 2015.
Understanding Leadership Profile Renewal. Trong The Politics of Party
Leadership: A Crossnational Perspective, ed. Jean-Benoit Pilet and
William Cross, 144–171. London: Routledge.
Scarrow, Susan. 2005. Political Parties and Democracy in Theoretical and
Practical Perspective: Implementing Intra-party Democracy. Washington,
DC: National Democratic Institute for International Affairs. Retrieved from
https://www. ndi.org/files/1951_polpart_scarrow_110105.pdf. Accessed 10
July 2015.
168   CHƯƠNG  6:  MẶT  CÁ  NHÂN  CỦA  CHÍNH  TRỊ  
 
 
Verzichelli, Luca. 2011. Leadership. Trong International Encyclopedia of
Political Science, ed. Bertrand Badie, Dirk Berg-Schlosser, and Leonardo
Morlino, 1408–1411. London: Sage.
Webb, Paul D. 1994. Party Organizational Chànge in Britain: The Iron Law of
Centralization. Trong How Parties Organize. Chànge and Adaptation in
Party Organizations in Western Democracies, ed. Richard S. Katz and Peter
Mair, 109–133. London: Sage.
Weber, Max. 1947 [1922]. Theory of Social and Economic Organization. Trans.
A.R. Anderson and Talcott Parsons. London/New York: Oxford University
Press.
 

PHỤ LỤC A

GHI CHÚ VỀ CÁC NGUỒN CHO NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ


CÁC LÃNH TỤ

Bước thứ nhất khi tạo ra cơ sở dữ liệu của các lãnh tụ đảng chính trị để bao gồm
trong nghiên cứu. Dữ liệu được sử dụng trong cuốn sách này nói tới 557 lãnh tụ
đảng trong 15 nước OECD, trong một thời kỳ từ 1965 đến 2015. Trong chừng
mực liên quan đến các lãnh tụ, chúng tôi nhắc đến các chủ tịch của các đảng nghị
viện đương thời giữ ít nhất 10 ghế hoặc nhiều hơn 10% phiếu tại cuộc bầu cử vừa
qua trong thời kỳ được xem xét trong phân tích.
Thông tin về sự nghiệp của các lãnh tụ là kết quả của sự tham khảo cá nhân
đến một dải rộng của dữ liệu số và dữ liệu được xuất bản: Encyclopaedia
Britannica, Wikipedia, Statesman’s Yearbook, Dictionary of Political Biography
and Dictionary of Contemporary World History and The Library of Congress
Country Studies của Oxford University Press. Tôi cũng đã sử dụng sưu tập của
các tiểu sử từ Centro de Invistigación de Relaciones Internacionales (https://
www.cidob.org/es/). Các nguồn hữu ích khác gồm các website cá nhân của các
cựu lãnh tụ và thông tin tiểu sử về các lãnh tụ quốc gia được công bố trên các
website chính phủ và quốc hội.
Theo cách này, sơ lược tiểu sử được thảo ra cho mỗi lãnh tụ đảng, cho biết,
và miêu tả bằng số, thông tin sau đây: nước, vị cáctrí, ngày sinh, nền chính trị của
các lãnh tụ, họ được bầu như thế nào, năm và tuổi khi lên nắm quyền, họ giữ
chức vụ bao lâu, liệu họ có trở thành thủ tướng hay bước vào hành pháp, ở mức
độ nào họ đã tăng các quyền lực chính trị và các đặc quyền, hình mẫu sự nghiệp
và kiểu kinh nghiệm sau nhiệm kỳ.
Hơn nữa, trong Chương 5 một sự tập trung cụ thể vào các lãnh tụ hành pháp
được cung cấp. Trong trường hợp này, dữ liệu liên quan đến 441 người đứng đầu
chính phủ (các tổng thống cho các chế độ tổng thống hay nửa-tổng thống và các
thủ tướng trong các chế độ đại nghị) trong 80 nước, trong thời kỳ từ 1989 đến
170   PHỤ  LỤC  A  
 
 
2012. Các trường hợp quốc gia thuộc hoặc “các nền dân chủ đầy đủ” hoặc “các
nền dân chủ bị thiếu sót” phù hợp với hệ thống phân loại được thiết kế bởi nhóm
nghiên cứu The Economist (Democracy Index 2011: Democracy under Stress,
Economist Intelligence Unit, http://www.eiu.com//public/top
ical_report.aspx?campaignid¼DemocracyIndex2011).
 

PHỤ LỤC B

Danh mục các nước được phân tích

• Australia
• Austria (Áo)
• Belgium (Bỉ)
• Canada
• France (Pháp)
• Germany (Đức)
• Hungary
• Israel
• Italy
• New Zealand
• Norway (Na Uy)
• Portugal (Bồ Đào Nha)
• Romania (Rumani)
• Spain (Tây Ban Nha)
• United Kingdom (Vương quốc Anh)
INDEX

A cá nhân hoá chính trị, sự, political


personalization, 1
Ackerman, Bruce, 163 cá nhân hoá, sự, personalisation, 1, 4–10, 20
Aho, Esko, 142 cải cách, reforms, 36
Alleanza Nazionale, 49 Calise, Mauro, 3, 4, 9, 13, 21n1, 50, 66, 68, 72,
Amato, Giuliano, 138, 144 75, 77, 85n4, 86n10, 106, 109, 110, 115n10,
Áo, 72, 79, 135 116n15, 128, 131, 146–7n16, 163, 164n5
APSA Committee on Political Parties (Uỷ ban về Cameron, David, 70, 162
các Đảng Chính trị của Hội Khoa học Chính Canada, 16, 36, 115n12, 135, 155, 161
trị Mỹ), 155 Castells, Manuel, 51
Australia, 15, 16, 73, 115n12, 135, 136, 161 Catalan Socialist Party, Đảng Xã hội chủ nghĩa
Aznar, Josè Maria, 126, 142 Catalan 19, 46, 81
CDU, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Đức, 79
B Centro Democratico/Social-Partido Popular, 43
chấm dứt liên kết, dealignment, 54n1
Bagehot, Walter, 100, 114n6 chancellor, thủ tướng (Đức, Áo) 11, 71, 85n8,
Barak, Ehud, 126, 143, 161 104, 105, 112, 135, 136, 142, 162
bầu cử sơ bộ, các cuộc, electoral aprimaries, 16,
charismatic, bỏ phiếu, 102, 159
17 charismatic, quyền lực, 2
bầu cử trực tiếp, direct election, 44 châu Âu, 1, 4, 8, 10, 17, 23n16, 36, 43, 52–4, 65,
bê bối, các vụ, scandals, 136, 137, 139, 146n15 68, 74, 113n1, 114n5, 134, 136, 156, 159
Berlin, Isaiah, 72, 86n9 chế độ lưỡng đảng, bipartitism, 110, 111
Berlusconi, Silvio, 7, 9, 12, 17, 19, 33, 47, 49, chế độ nửa-tổng thống, semi-presidentialism,
50, 54, 56n16, 68, 73, 77, 82, 87n16, 100,
semi-presidential, 70, 78
129, 145n8, 146n9, 153, 156
chế độ tổng thống, presidentialism, 6, 7, 20, 69,
Berlusconism, 49
129, 130
Bersani, Pierluigi, 45
bí thư đảng, party secretary, 7, 10, 34, 44–6, chiến dịch vận động thường xuyên, permanent
55n3, 78, 100, 106, 156 campaign, 157
chính phủ chia rẽ, divided government, 107,
Bỉ, 11, 36, 81
116n16, 116n19
Blair, Tony, 7, 9, 16, 68, 70, 71, 73, 104, 106,
111, 126, 135, 141, 153, 159, 160 chính phủ đảng, party government, 1-2, 21n1,
Bloc Québécois, 42 95–7, 111
Bloch, Marc, 3, 21n4 chính phủ, 3, 5, 9, 18–20, 21n1
Blondel, Jean, 8, 128, 133, 141, 146n9, 147n22 chính quyền địa phương, local government, 128
Bồ Đào Nha, Portugal, 11, 36, 81, 136, 155 chính trị đảng, party politics, 34, 54
bộ máy quan lieu, bureaucracy, 3 chính trị như một nghề, politics as a vocation,
bổ nhiệm, nomination, 33, 35–7, 45, 52, 53, 127
55n6, 55n7 chọn lãnh đạo, leadership selection, 6, 8, 15–17
bỏ phiếu charismatic, charismatic vote chống-chính trị, tình cảm hay ứng xử, 129
bỏ phiếu dân tuý chủ nghĩa, populist vote, 102, chủ nghĩa dân tuý, populism, 4, 72–5, 84, 85n3,
159 86n9, 86n10
bỏ phiếu lợi ích, interest vote, 102 chủ nghĩa gia sản, patrimonialism, 77
bộ trưởng, minister, 10, 11, 38, 39, 51, 52, 54, chủ nghĩa tập trung cybercratic xem cybercratic
101, 104, 105, 128, 136, 138, 139, 160 centralism
Bossi, Umberto, 43, 56n12 chủ tịch đảng, party president, 9, 10, 15, 17, 43,
Broder, David S., 154 77, 154
Brundtland, Gro Harlem, 142 chủ tịch, chairman, 8, 10, 11, 17, 42, 43, 46, 53,
Bush, George W., 126, 141 56n11, 135, 147n23
chức tổng thống, presidency, 12, 14, 69, 83, 106–
C 8, 114n4, 116n17, 130, 135, 137–43, 145n2,
155, 158–60
174    
INDEX  
 
chức vị thủ tướng, premiership, 9 đảng dân tuý chủ nghĩa, xem chủ nghĩa dân tuý,
chức vụ công, public office, 126, 132 72, 73
chuyên nghiệp hoá, professionalization, 68, 76, Đảng Độc lập Vương quốc Anh, United
83, 127, 144, 145n6 Kingdom Independence Party (UKIP), 52–4,
Clegg, Nick, 70 57n21
Clinton, Bill, 135, 139–41 Đảng Khai phóng (Tự do), Liberal Party, 42
Công Đảng, Labour Party, 7, 10, 16, 41, 73, 74, đảng nghị viện, parliamentary party, 35, 56n11,
79, 136, 156, 158 169
Cộng hoà Đệ nhị, Second Republic, 12, 50, 51, Đảng Nhân dân, People Party, 136
129, 155 đảng nhân vị chủ nghĩa. Xem đảng cá nhân
Cộng hoà Pháp Thứ năm, French Fifth Republic, Đảng Rak Thai, 77
108 Đảng SPD Đức, German SPD, 76, 79
công ty, 125, 126, 141–3 Đảng tóm-tất, Catch-all party, 67, 83
Corbyn, Jeremy, 10, 16, 24n18, 73 Đảng Tự do, Freedom Party, 79, 87n17
Crotty, William, 1 Đảng vì Tự do, Party for Freedom, 73
cửa xoay, revolving doors, 132 đảng viên thường, party rank and file, 37
cựu lãnh tụ, former leaders, 126, 133–9, 141, đảng viên, party members, 8, 16, 17
143, 144, 145n4 Đảng Xã hội chủ nghĩa, Socialist Party, 36, 43,
cybercratic centralism, 75, 162 44, 55n3, 78, 81
đầu sỏ đảng, tập đoàn, party oligarchy, 33, 34,
D 44, 52
định chế đại diện, các, representative
D’Alema, Massimo, 144 institutions, 44
D’Estaing, Giscard, 139 đổi đảng, party switching, 97, 111
dân chủ đảng, party democracy, 7, 21, 32, 36, Đức, 11, 15, 21n1, 71, 79, 98, 114n5, 115n12,
55n2, 78, 155 142, 161, 162
dân chủ hoá, democratisation, 156 đứng đầu chính phủ, người, head of government,
dân chủ lãnh tụ, nền, leader democracy, 163 98, 100, 101, 103, 105, 112
dân cử, plebiscitary, 37, 43, 45, 53, 55n3 đứng đầu nhà nước, người, xem nguyên thủ quốc
gia
De Gasperi, Alcide, 100
de Gaulle, Charles, 70 E
De Mita, Ciriaco, 100
Di Pietro, Antonio, 82 Elisée, 70
Downing Street, 104, 106, 112, 126, 160 EU xem European Union
European Union, Liên minh Âu châu, 10, 65,
Duverger, Maurice, 43, 67, 76, 85n7, 86n15
86n12, 139
Đ
F
đa quốc gia, multinational, 142, 143
Fanfani, Amintore, 100
Đại biểu Quốc hội, xem MP Farage, Nigel, 52, 53, 57n20, 57n22, 57n23, 73,
Đại Suy thoái, Great Depression, 69 74, 162
Đảng bảo thủ, Conservative Party, 10, 41 Fidesz, 17
đảng cá nhân hoá, personalised party, 4, 8 Forza Italia, 7, 9, 12, 33, 47, 54, 68, 73, 77, 78,
đảng cá nhân, personal party, 4, 9, 18, 39, 43, 82, 83, 87n16, 102, 145n8, 153, 156, 162
50, 68, 70, 75–7, 82, 83, 110, 157, 162
đảng chính trị Bồ Đào Nha, các, 43 G
đảng chính trị, political parties, 1, 2, 4, 6–10,
15–17, 19, 20, 22n11, 23 gắn bó với đảng, sự, party identification, 96, 101,
đảng chủ, nền, chế độ, partitocracy, 103
partitocracies. Xem chính phủ đảng giai cấp chính trị, political class, 127, 146n16
Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Tây ban Nha, giải quốc hội hoá, deparlamentarization, 97
Spanish Socialist Workers’ Party (PSOE), 46 giao thầu ngoài, contracting-out, 131
Đảng cộng sản, 33, 45 Gore, Al Albert, 140
Đảng Dân chủ Xã hội, Social Democratic Party
Grillo, Beppe, 12, 22n12, 48, 50, 57n18, 75, 82,
(SPD), 76 156, 162, 164n2
Đảng Dân chủ, Democratic Party, 33, 45, 47, 48, Gusenbauer, Alfred, 136
51, 57n24
  175  
INDEX  
 
H lãnh đạo dân chủ, sự, ban, democratic
leadership, 3, 4
Haider, Jorg, 72, 87n17 lãnh đạo, sự, ban, leadership, 2–4, 6–20, 21n2,
hành pháp, executive. Xem uỷ ban điều hành 23n13, 32, 35, 36, 38, 40–5, 47, 49–53,
chính phủ, government executive committee, 55n4, 56n9, 56n10, 56n12, 56n15, 69–73,
44, 156 76–9, 81, 83, 84, 87n17, 96, 98, 102–5, 129,
Hanson, Paul, 73 132, 133, 143, 144, 145n1, 147n22, 153–8,
Hawke, Bob, 126, 161 161, 163, 164n4
hệ thống chính trị, political system, 100, 105, lãnh tụ cá nhân, personal leader, 13, 47, 96,
111, 116n16 111–13
hệ thống đảng, party system, 100 lãnh tụ đảng, party leader, 2, 6, 10–12, 14, 17,
hiến pháp Pháp, French constitution, 138 19, 20, 32, 33, 37–9, 43, 46, 47, 52, 53,
Hoa Kỳ, United States, 3, 12, 55n6, 69, 75, 102, 56n16, 98, 100, 101, 111, 112, 127, 136,
106, 116n16, 126, 130, 132, 133, 141, 161 153, 154, 156, 158, 159
hoạch định chính sách, policy-making, 97, 104, lãnh tụ đơn độc, single leader, 39
107, 114n7, 160 lãnh tụ hoá, leaderization, 8
hoạt động kinh doanh, 147n22 lãnh tụ nữ, women leaders, 39, 56n10
Holkeri, Harri, 139 lãnh tụ, leader, 68–74, 77–9, 81–4, 85n5
hợp nhất quần chúng, sự, incorporation of the Le Pen, Jean Marie và/hoặc Marine, 71, 73, 78
masses, 154 Leibholz, Gerhard, 21n1
hợp nhất quyền lực, fusion of powers, 100 Liên đoàn phương Bắc, xem Northern League
hợp pháp hoá, sự, legitimation, 3, 16, 33, 54, 78, Liên minh Âu châu, xem EU
101, 103, 112, 126, 133 lợi ích riêng, private interests, 144
Hungary, 17, 52, 71 Lowi, Theodore J., 12, 13, 23n14, 69, 85n4,
hưu trí, retirement, 125, 133, 137, 140 86n10, 97, 107, 114n4, 115n10, 116n15,
132, 155, 157
I lựa chọn mở, open selection. Xem bỏ phiếu bầu
cử sơ bộ, primaries opinion vote, 102
Iglesias, Pablo, 162 lựa chọn, sự, selection, 8, 14, 16, 19, 32–44, 46,
incorporation, 65 47, 49, 50, 53, 54, 56n9, 79, 81, 83, 96, 127,
Israel, 6, 11, 15, 36, 53, 135, 137, 146n14, 155, 128, 153, 155, 157–9
161 lý thuyết dân chủ, democratic theory, 33
Italy của các Giá trị, Italy of Values, 82
Italy, 7, 9, 11, 15, 19, 43, 44, 47, 50, 53, 55n3, M
55n4, 56n14, 71, 73, 74, 81, 82, 87n16, 100,
102, 105–7, 109, 110, 114n5, 128, 138, 144, Mair, Peter, 37, 66, 67, 76, 84, 84n1
146n9, 153, 156, 159, 160, 162 Mandela, Nelson, 141
mạng chính phủ, các, government networks, 125
J Mặt trận Quốc gia, Front National, 71, 73, 78
May, Theresa, 10
Jobbik, 52 McKenzie, David T., 158
Meny, Yves, 73
K
Merkel, Angela, 11, 71, 85n8, 105, 162
Michels, Robert, 18, 75, 76, 86n13
Kallas, Sim, 139
Katz, Richard, 1, 18, 21n1, 33, 34, 37, 66, 67, 76, Miliband, Ed, 42
83, 84, 85n3 Mitterand, François, 78
kết nạp, cooptation, 33 mô hình dân chủ, các, models of democracy, 98
kinh doanh, business, 14, 15, 20, 21, 38, 39, 47, Monti, Mario, 49, 50, 56n16
77, 87n16, 125–9, 131–6, 141–5, 147n22, Morlino, Leonardo, 23n15, 114n7, 115n13,
154, 157, 158, 160–2, 164 164n4
Kirchheimer, Otto, 67, 83 Một Quốc gia, One Nation, 73
Klima, Viktor, 135, 142 Movimento 5 Stelle, Phong trào 5 Sao, 47, 49-
Knesset, Quốc hội Israel, 11 51, 82, 156, 159, 163
Kock, Wim, 139 Movimento Sociale Italiano, Phong trào Xã hội
Kohl, Helmut, 105 Italia 81
kỷ luật đảng, party discipline, 110, 113 MP, Member of Parliament, Đại biểu Quốc hội,
16, 40–2, 73, 97, 98, 110, 132
L mức chính quyền dưới quốc gia, sub-national
level of government, 139
176    
INDEX  
 
Müller-Rommel, Ferdinand, 105 quan hệ hành pháp/lập pháp, executive/legislative
Mulroney, Brian, 126, 142 relations, 109
Mỹ hoá, 135 quản lý di sản, nhà, legacy manager, 139
Mỹ, 65, 108, 116n19, 132, 133, 135, 161 Quốc hội Âu châu, 139
Mỹ, các tổng thống, 140 Quốc hội, Congress, 69, 108, 114n4
Quốc hội, National Assembly, 45
N quốc hội, parliament, 10, 11, 38, 51, 57n17, 74,
82, 98, 109, 111, 128, 131, 136, 139
Na Uy, 81, 142 quốc tế hoá, internationalization, 140
Netanyahu, Benjamin, 126 quốc vương cộng hoà, republican monarch, 70
Neumann, Sigmund, 67 quyền lực cá nhân, personal power, 3, 13, 31–4,
New Democrats, các nhà Dân chủ Mới, 42 73, 79–83
New Zealand, 16 quyền lực charismatic, xem charismatic, quyền
Nga, Russia, 3, 142, 162 lực
nghị viện, xem quốc hội quyền lực chuẩn tắc, normative power, 108, 113
nghiên cứu bầu cử, electoral studies, 8
người ngoài cuộc, outsider, 16 R
nguyên thủ quốc gia, head of state, 137
nhà nước, state, 2, 67, 69, 98, 114n5, 128, 139 ra quyết định, decision-making, 16, 17
nhà nước đảng, Parteienstaat, xem chính phủ Rajoy, Mariano, 136, 144
đảng. Rak Thai, Đảng, 77
Nhà Trắng, White House, 69, 107, 114n4 Renzi, Matteo, 7, 19, 33, 45, 46, 50, 55n4, 71,
nhân cách, xem tính cách 73, 101, 110, 127, 156
nội các, cabinet, 100, 104 Roosevelt, Franklin Delano, 140
Northern League, Liên đoàn phương Bắc, 16, Roth, Guenter, 22n6
23n16, 43, 47, 74, 82 Rumania, 57n19, 81, 98, 135
O S
Obama, Barack, 130, 139 sắc lệnh, decree, 106, 108–10
Olmert, Ehud, 126, 136, 146n14 Salvini, Matteo, 16, 43, 48, 51, 56n12
Orbán, Viktor, 17, 52, 54 Samuels, David, 6, 7, 9
Ostrogorski, Mosei, 75 Sánchez, Pedro, 156
Sarkozy, Nicolas, 130, 136
P Sartori, Giovanni, 2
sau-nhiệm kỳ (tổng thống), post-presidency, 15,
Panebianco, Angelo, 23n15, 67, 70, 71, 86n14,
130, 131, 133, 135
159
Scelta Civica, 47
parlamentarie, 82
Schattsneider, Elmer Eric, 65, 84n2
Partido Social Democratico, Đảng Dân chủ Xã
Schröder, Gerhard, 135, 142
hội 43
selectorate, toàn bộ những người chọn, 16, 32–5,
Partido Socialista, Đảng Xã hội chủ nghĩa, 43
37, 40, 42, 45, 46, 56n9, 56n15
Pd, Đảng Dân chủ Italia, 45
Perot, Ross, 68 Shugart, Matthew, 6, 7, 9
phân mảnh, đảng, quốc hội, nghị viện, Sinh thái và Tự do phe Tả, Left Ecology and
fragmentation party, assembly, Freedom, 49
parliamentary, 97, 110, 111 Soares, Mario, 139
Pháp, 6, 15, 70, 71, 73, 78, 107, 108, 128, 156, Sócrates, Josè, 136
160 sự chia tách, cleavage, 103, 114–15n8
Phong trào 5 Sao, 19 xem Movimento 5 Stelle sự nghiệp chính trị, political career, 71, 125
Podemos, 51, 73 sự nghiệp hình chuông, bell-shaped career, 133
Poguntke, Thomas, 5, 6, 20, 23n16 sự nghiệp sau-chính trị, post-political career,
Ponta, Victor, 136 127
Popolo della Liberta, 33, 48, 49 Surel, Yves, 73
Presidenza del Consiglio, 105
T
Q
tài chính công, public financing, 76, 83
tài chính quốc tế, international finance, 126
  177  
INDEX  
 
Tangentopoli, vụ bê bối ~ 50, 110
tập đoàn đầu sỏ, oligarchy, 134 quy luật của ~
(law of ~), 76 Trung Quốc, 3
tập trung hoá, centralization, 18 truyền thông chính trị, political communication,
Tây Ban Nha, Spain, 11, 15, 19, 46, 53, 98, 108, 7, 18, 19, 69
114n5, 126, 144, 155, 160, 161 truyền thông đại chúng, mass media, 8
Thaksin, 77 truyền thông đại chúng mới, new media, 102
thăm dò dư luận, polls, polling, 97, 107 từ chức, resignation, 45, 53
tham gia cấp cơ sở, sự grassroots participation, tư pháp, judiciary, 66
43 tư vấn, nhà, consultant, 126, 136, 141, 142,
Thatcher, Margaret, 103, 104 147n23
thay đổi đảng, sự, party change, 6, 7 tuyển mộ, recruitment, 127, 128
thay đổi hiến pháp, sự, constitutional change, 6
think tank, 126, 134, 137, 144 U
thời kỳ đảng, ở Mỹ, American party period, 155
thống đốc, governor, 139 UKIP, xem Đảng Độc lập Vương quốc Anh
thủ tướng, prime minister, 5, 10, 11, 15, 19, 33, ứng viên, candidate, 34–6, 42, 45, 46, 56n15
46, 52, 57n19, 78, 96, 98, 100, 101, 103–7,
110–13, 117n21, 125–7, 129–31, 133, 135, V
136, 138, 142–4, 156, 159–61
Thượng viện Anh, House of Lords, 138, 147n18 vận động thường xuyên, xem chiến dịch vận
tin cậy của công chúng, sự, public trust, 44, 54 động thường xuyên
tính bao gồm, inclusiveness, 35, 37, 56n9, 56n13 Veltroni, Walter, 45, 156
tính cách, personality, 103 Vendola, Nichi, 49, 51
tính chính đáng, legitimacy, 8, 98 Villiger, Kaspar, 142
tính hợp pháp, xem tính chính đáng Vlaams Belang, 42
tổ chức đảng, party organization, 1, 4, 7, 12, 17, Vona, Gábor, 52, 57n19
18
Tổ chức Hợp tác và Phát triển, Organization for Vương quốc Anh, United Kingdom, 10, 16, 52
Co-operation and development (OECD), 7
Tổng thống Cá nhân, Personal President, 12, W
23n14
tổng thống hoá, presidentialization, 5, 6, 9, 20, Washington, George, 127
22n8, 22n11
Webb, Paul, 5–7, 20, 22n7
Tổng thống trong Kinh doanh, các, Presidents in
Weber, Max, 2, 3, 21n5, 68, 76, 85
Business, 127
Westminster, 7, 16
tổng thống, president, 69, 77, 125
trách nhiệm chính trị, tập thể, dân chủ, Z
responsibility political, collective,
democratic, 129, 139 Zedillo, Ernesto, 142
Tronti, Mario, 72

You might also like