You are on page 1of 3

LỰC VAN DER WAALS

Lực Van der Waals (væn dɜr wɑlz / ven-đê-oan) là một loại tương tác giữa
các phần tử có tiếp xúc với nhau, được đặt tên của nhà vật lý người Hà
Lan Johannes Diderik van der Waals, mô tả một loại tương tác phụ thuộc
vào khoảng cách giữa các phần tử, công bố đầu tiên vào năm 1873.[2][3]

Các phần tử tham gia vào lực này thường là phân tử. Không giống như liên
kết iôn hoặc liên kết cộng hóa trị, lực này "hút" các phần tử ở gần nhau
"dính" lại với nhau, nhưng lực yếu nên dễ bị thay đổi. Lực van der Waals
nhanh chóng biến mất khi các phần tử xa nhau. Trong vật lý phân tử, khi
các điện tử ở một nguyên tử cấu tạo nên phân tử đó tình cờ đến cùng một
khu vực trong một thời điểm, thì một lưỡng cực được hình thành trong thời
điểm đó. Do đó, ngay cả khi một phân tử thuộc loại không phân cực, thì sự
dịch chuyển này làm cho phân tử đó trở nên phân cực "chớp nhoáng", từ đó
chúng có thể "dính" với nhau.[3] Thực chất, lực Van der Waals là lực tĩnh
điện, thường xuất hiện giữa các phân tử chất khí, khí hóa lỏng hoặc hóa rắn,
và trong hầu hết các chất lỏng và chất rắn hữu cơ.

Tương tác định hướng (lưỡng cực - lưỡng cực)

Các phân tử phân cực hút lẫn nhau bằng các lực ngược dấu của lưỡng cực
phân tử. Nhờ vậy mà phân tử này định hướng lại với phân tử kia theo một
trật tự xác định.

Tương tác cảm ứng

Khi phân tử không phân cực tiến gần phân tử phân cực thì dưới ảnh hưởng
của điện trường gây ra bởi lưỡng cực, các phân tử không phân cực bị cảm
ứng điện và xuất hiện lưỡng cực cảm ứng. Sau dó các phân tử hút nhau
bằng các lực ngược dấu. Lực cảm ứng càng mạnh khi phân tử phân cực có
momen lưỡng cực càng lớn.

Tương tác khuếch tán (London)


Là lực hút xuất hiện nhờ các lưỡng cực tạm thời trong phân tử. Trong phân
tử, các điện tử luôn ở trạng thái chuyển động liên tục và các hạt nhân
nguyên tử luôn dao động quanh vị trí cân bằng. Do vậy sự phân bố điện tích
âm và dương thường xuyên bị lệch khỏi vị trí cân bằng, làm xuất hiện những
lưỡng cực tạm thời trong phân tử. Lưỡng cực tạm thời luôn xuất hiện, triệt
tiêu, đổi dấu... và có tác dụng cảm ứng đối với phân tử bên cạnh. Do đó các
phân tử không phân cực cũng có thể hút lẫn nhau nhờ lưỡng cực tạm thời
này. Loại lực này gọi là lực khuếch tán. Từ thực nghiệm, thế hút được biểu
diễn dưới dạng: Uhút  =-C/r6.

Lực đẩy Van der Waals

Khi các phân tử tiến đến gần nhau, các mây điện tử bắt đầu xen phủ vào
nhau thì giữa các phân tử bắt đầu xuất hiện lực đẩy. Lực đẩy tăng khi
khoảng cách giữa các phân tử giảm.

Kết quả thực nghiệm cho thấy thế đẩy và hút được tính theo hệ thức:
Uđẩy=A/r12.

Năng lượng tương tác toàn phần: U= Uhút+Uđẩy=A/r12-C/r6,thế này còn được
viết dưới dạng:

U=4ϵ[(σ/r)12-(σ/r)6], thế này được gọi là thế Lennard-Jones.

trong đó: A=4ϵσ12,C=4ϵσ6, các hằng số ϵ và σđặc trưng cho lực hút, bán kính
đẩy.

LIÊN KẾT HIDRO


Liên kết hydro (thường được viết tắt không chính thức là liên kết H) là lực
hút tĩnh điện chủ yếu giữa nguyên tử hydro (H) liên kết cộng hóa trị với một
nguyên tử hoặc nhóm có độ âm điện cao hơn, đặc biệt là các nguyên tố bậc
hai nitơ (N), oxy (O), hoặc flo (F). Loại liên kết này có thể xảy ra trong các
phân tử vô cơ như nước và trong các phân tử hữu cơ như DNA và protein.

Các thí nghiệm cho thấy rằng khi nhiệt độ >4oC, các phân tử nước chuyển
động mạnh, vì thế các liên kết H bị bẻ gãy khi các phân tử nước va chạm vào
nhau do chuyển động nhiệt và lực hút tĩnh điện. Điều này có nghĩa là các
liên kết Hydro không đủ mạnh để giữ các phân tử nước lại với nhau.
Nhưng khi nhiệt độ hạ xuống <4oC, các phân tử nước di chuyển chậm lại
đủ để các liên kết Hydro kết nối với nhau, vì vậy cấu trúc phân tử nước thay
đổi tạo thành mạng lưới. Cấu trúc mạng lưới có trật tự này ít dày đặc hơn
cấu trúc không trật tự của nước dạng lỏng. Và vì ở dạng tinh thể nên nước
dá có cấu tạo rỗng nên nhẹ hơn nước lỏng.

Vì lí do này mà thể tích của đá tăng lên khi chuyển từ lỏng sang rắn, dẫn tới
khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Và
bạn biết rằng nếu một vật thể kém đậm đặc hơn so với chất lỏng chứa nó, nó
sẽ nổi lên trên=>Khi nước ở nhiệt độ khoảng 4 độ C thì khi lạnh đi ko co lại
mà lại nở ra, như vậy một khối nước đá sẽ có thể tích lớn hơn một khối nước
lỏng cùng khối lượng=> trọng lượng riêng của nước đá giảm đi so với nước
lỏng => nước đá nhẹ hơn nước lỏng.

You might also like