You are on page 1of 109

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
--- ---

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI


CHO KHU DÂN CƯ 300.000 NGƯỜI

GVHD: HUỲNH TẤN NHỰT

Sinh viên thực hiện : Nhóm 03


1. Nguyễn Thị Diễm 12127004
2. Lương Xuân Định 12127062
3. Nguyễn Minh Giáp 12127277
4. Trần Trịnh Thị My 12127013
5. Nguyễn Minh Nhật 12127127
6. Huỳnh Mạnh Phúc 12127134

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN .....................................................1
1.1. Nhiệm vụ thiết kế ............................................................................................................ 1
1.2. Số liệu phục vụ thiết kế ................................................................................................... 1
1.3. Xác định hiệu suất xử lý .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ......3
2.1. Tính toán công suất của trạm xử lý nước thải ................................................................. 3
2.1.1 Tính toán dân số ........................................................................................................ 3
2.1.2 Tính toán lưu lượng nước thải ................................................................................... 3
2.2. Cơ sở đề xuất công nghệ xử lý ........................................................................................ 4
2.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư ........................................................ 5
2.3.1. Phương án 1 ............................................................................................................. 5
2.3.1.1. Đề xuất công nghệ ............................................................................................. 5
2.3.1.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ ............................................................................ 8
2.3.2. Phương án 2 ........................................................................................................... 10
2.3.2.1. Đề xuất công nghệ ........................................................................................... 10
2.3.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ .......................................................................... 13
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN 1 ....15
3.1. Song chắn rác ................................................................................................................ 15
3.1.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 15
3.1.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 15
3.1.2.1. Ngăn tiếp nhận nước thải ................................................................................ 15
3.1.2.2. Mương dẫn nước ............................................................................................. 16
3.1.2.3. Song chắn rác .................................................................................................. 17
3.2. Bể lắng cát ngang .......................................................................................................... 21
3.2.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 21
3.2.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 21
3.2.2.1. Tính kích thước bể ........................................................................................... 21
3.2.2.2. Thiết kế hố thu cát ........................................................................................... 22
3.2.2.3. Chọn máy bơm cát ........................................................................................... 22
3.2.2.4. Tính sân phơi cát ............................................................................................. 23
3.3. Bể điều hòa thổi khí ....................................................................................................... 24
3.3.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 24
3.3.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 24
3.3.2.1. Kích thước bể ................................................................................................... 24
3.3.2.2. Hệ thống phân phối khí ................................................................................... 26
3.3.2.3. Tính toán bơm và đường ống bơm lên Bể tuyển nổi ........................................ 28
3.4. Bể lắng kết hợp tuyển nổi ly tâm ................................................................................... 30
3.4.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 31
3.4.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 31
3.4.2.1. Tính kích thước bể tuyển nổi ........................................................................... 31
3.4.2.2. Tính bồn tạo áp ................................................................................................ 32
3.4.2.3. Tính máy nén khí ............................................................................................. 34
3.4.2.4. Tính toán máy bơm cho bồn áp lực ................................................................. 34
3.4.2.6. Tính lượng bùn cần xử lý ................................................................................. 36
3.4.2.7. Tính toán ống thu bùn...................................................................................... 36
3.5. Aerotank ........................................................................................................................ 37
3.5.1. Các thông số phục vụ cho thiết kế bể aerotank ...................................................... 37
3.5.2. Tính hiệu suất xử lý của bể Aerotank ..................................................................... 38
3.5.2.1. Xác định nồng độ BOD5 hoà tan ở nước thải đầu ra ...................................... 38
3.5.2.2. Hiệu suất xử lý của bể Aerotank ...................................................................... 38
3.5.3. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 39
3.5.4. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 39
3.5.4.1. Tính toán dung tích bể ..................................................................................... 39
3.5.4.2. Tính toán kích thước của bể ............................................................................ 40
3.5.4.3. Thời gian lưu nước .......................................................................................... 40
3.5.4.5. Tính hệ số tuần hoàn bùn ................................................................................ 41
3.5.4.6. Kiểm tra tỉ số F/M và tải trọng thể tích của bể Aerotank ................................ 42
3.5.4.7. Tính lượng oxy ................................................................................................. 42
3.5.4.8. Tính toán các công trình phụ........................................................................... 45
3.6. Bể lắng li tâm (lắng 2) ................................................................................................... 46
3.6.1. Xác định vận tốc lắng ............................................................................................. 46
3.6.2. Diện tích phần lắng của bể ..................................................................................... 46
3.6.3. Kích thước của bể lắng ........................................................................................... 47
3.6.4. Xác định lượng bùn phục hồi cho Aerotank ........................................................... 48
3.6.5. Kiểm tra tải trọng thủy lực ..................................................................................... 48
3.6.6. Thời gian lưu nước trong bể lắng ........................................................................... 49
3.6.7. Tính toán công trình phụ ........................................................................................ 50
3.7. Khử trùng bằng clo ........................................................................................................ 51
3.7.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 51
3.7.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 51
3.7.2.1. Lượng Clo. ....................................................................................................... 51
3.7.2.2. Máng trộn ........................................................................................................ 53
3.7.2.3.Bể tiếp xúc ........................................................................................................ 55
3.8. Xử lý bùn ....................................................................................................................... 58
3.8.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 58
3.8.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 58
3.8.2.1. Hố gom bùn ..................................................................................................... 58
4.8.2.2. Bể nén bùn ....................................................................................................... 59
4.8.2.3. Sân phơi bùn .................................................................................................... 61
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN 2 ....63
4.1. Khái quát các công trình giống phương án 1 ................................................................. 63
4.2. Bể lắng cát thổi khí ........................................................................................................ 63
4.2.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 63
4.2.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 63
4.2.2.1. Kích thước bể lắng cát thổi khí........................................................................ 63
4.2.2.2. Tính toán hệ thống thổi khí .............................................................................. 65
4.2.2.3. Hố thu cát ........................................................................................................ 66
4.2.2.4. Chọn máy bơm cát ........................................................................................... 67
4.2.2.5. Sân phơi cát ..................................................................................................... 67
4.3. Tháp lọc sinh học nhỏ giọt ............................................................................................ 68
4.3.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 68
4.3.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 68
4.3.2.1. Chất lượng nước đầu vào ................................................................................ 68
4.3.2.2. Lựa chọn vật liệu lọc ....................................................................................... 69
4.3.2.3. Tính tải trọng BOD5 cho phép ......................................................................... 69
4.3.2.4. Tải trọng thủy lực cho phép trên 1 m3 vật liệu lọc .......................................... 70
4.3.2.5. Thể tích cần thiết của khối vật liệu lọc ............................................................ 70
4.3.2.6. Kích thước của bể lọc sinh học........................................................................ 70
4.3.2.7. Tính toán lượng không khí cần cấp ................................................................. 71
4.3.2.8. Tính toán thiết bị tưới phản lực ....................................................................... 71
4.3.1.9. Tính toán công trình phụ ................................................................................. 75
4.4. Bể lắng ngang (lắng 2)................................................................................................... 76
4.4.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 76
4.4.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 76
4.5. Xử lý bùn ....................................................................................................................... 78
4.5.1. Các hạng mục tính toán .......................................................................................... 78
4.5.2. Tính toán chi tiết ..................................................................................................... 79
4.5.2.1. Hố gom bùn ......................................................................................................... 79
4.5.2.2. Bể nén bùn ....................................................................................................... 80
4.5.2.3. Máy ép bùn băng tải ........................................................................................ 81
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN KINH TẾ ..........................................................................84
5.1. Tính toán kinh tế cho phương án 1 ................................................................................ 84
5.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng ......................................................................................... 84
5.1.1.1. Xây dựng côn trình chính ................................................................................ 84
5.1.1.2. Xây dựng nhà trạm .......................................................................................... 85
5.1.1.3. Chi phí thiết bị xử lý ........................................................................................ 85
5.1.1.4. Tổng chi phí xây dựng cơ bản ......................................................................... 87
5.1.2. Chi phí quản lý và vận hành trạm xử lý ................................................................. 87
5.1.2.1. Chi phí quản lý ................................................................................................ 87
5.1.2.2. Chi phí vận hành ............................................................................................. 87
5.1.2.3. Lãi suất ngân hàng .......................................................................................... 89
5.1.2.4. Tổng chi phí vận hành và quản lý trạm xử lý .................................................. 91
5.1.3. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải ................................................................................... 91
5.2. Tính toán kinh tế cho phương án 2 ................................................................................ 91
5.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng ......................................................................................... 91
5.2.1.1. Công trình chính .............................................................................................. 91
5.2.1.2. Xây dựng nhà trạm .......................................................................................... 92
5.2.1.3. Chi phí thiết bị ................................................................................................. 92
5.2.1.4. Tổng chi phí xây dựng cơ bản ......................................................................... 94
5.2.2. Chi phí quản lý và vận hành trạm xử lý ................................................................. 94
5.2.2.1. Chi phí quản lý ................................................................................................ 94
5.2.2.2. Chi phí vận hành ............................................................................................. 94
5.2.2.3. Lãi suất ngân hàng .......................................................................................... 96
5.2.2.4. Tổng chi phí vận hành và quản lý trạm xử lý .................................................. 98
5.2.3. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải ................................................................................... 98
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 99
BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tính chất của nguồn nước thải cần xử lý
Bảng 2. So sánh chất lượng nước thải với QCVN 14:2008/BTNMT
Bảng 3. Hệ sốđiều hòa phụ thuộc vào lưu lượng
Bảng 4. Hiệu suất đề xuất của các công trình xử lý
Bảng 5. So sánh chất lượng nước thải sau xử lý với QCVN 14:2008/BTNMT
Bảng 6. Hiệu suất đề xuất của các công trình xử lý
Bảng 7. So sánh chất lượng nước thải sau xử lý với QCVN 14:2008/BTNMT
Bảng 8. Kích thước của ngăn tiếp nhận nước thải
Bảng 9 Tính thuỷ lực mương dẫn nước thải sau ngăn tiếp nhận
Bảng 10. Tính thuỷ lực mương dẫn nước thải ở mỗi song chắn rác
Bảng 11. Hệ số β để tính sức cản cục bộ của song chắn rác
Bảng 12. Thông só thiết kế song chắn rác
Bảng 13. Thống kê thiết kế bể lắng cát
Bảng 14. Sự phụ thuộc giữa yđh và  đh

Bảng 15. Tóm tắt các thông số thiết kế bể điều hòa.


Bảng 16. Độ hoà tan của khí phụ thuộc vào nhiệt độ
Bảng 17. Thống kê thông số thiết kế cho bể ADF
Bảng 18. Thông số ô nhiễm khi vào bể Aerotank
Bảng 19. Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
Bảng 20. Bảng hệ số thực nghiệm
Bảng 21. Các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
Bảng 22. Công suất hòa tan oxy vào nước của thiết bị bọt khí mịn
Bảng 23. Kết quả tính toán của bể Aerotank
Bảng 24. Chỉ tiêu thiết kế bể lắng đợt 2
Bảng 25. Thông số thiết kế bể lắng
Bảng 26. Thống kê thông số thiết kế hệ thống khử trùng
Bảng 27. Thống kê các thông số thiết kế hệ thống xử lý bùn
Bảng 28. Các thông số tiêu biểu để thiết kế bể lắng 2
Bảng 29. Thống kê thông số thiết kế bể lắng cát thổi khí
Bảng 30. Chất lượng nước đầu vào của bể lọc sinh học
Bảng 31. Hệ số  lấy theo giá trị BOD5 đầu ra
Bảng 3.: Khoảng cách giữa các lỗ tới tâm của hệ thống tưới
Bảng 33. Thống kê thông số thiết kế tháp lọc sinh học
Bảng 34. Thống kê thông số thiết kế bể lắng 2
Bảng 35. Thống kê thông số thiết hệ thống xử lý bùn
Bảng 36. Thống kê chi phí đầu tư xây dựng của phương án 1
Bảng 37. Thống kê kinh tế xây dựng nhà trạm phương án 1
Bảng 38. Thống kê chi phí thiết bị xử lý cho phương án 1
Bảng 39. Thống kê chi phí quản lý của phương án 1
Bảng 40. Thống kê chi phí nhân lực của phương án 1
Bảng 41. Thống kê chi phí điện năng cho phương án 1
Bảng 42. Thống kê chi phí hóa chất của phương án 1
Bảng 43. Tổng số tiền vay ngân hàng để xây dựng và vận hành trạm xử lý trong 2 năm
của phương án 1
Bảng 44. Lãi suất ngân hàng của phương án 1
Bảng 45. Thống kê chi phí xây dựng công trình xử lý phương án 2
Bảng 46. Thống kê chi phí xây dựng nhà trạm của phương án 2
Bảng 47. Thống kê chi phí thiết bị xử lý cho phương án 2
Bảng 48. Thống kê chi phí quản lý cho phương án 2
Bảng 49. Thống kê chi phí nhân lực của phương án 2
Bảng 50. Chi phí tiêu thụ điện năng trong một ngày của phương án 2
Bảng 51. Thống kê chi phí hóa chất cho phương án 2
Bảng 52. Tổng số tiền vay ngân hàng để xây dựng và vận hành trạm xử lý trong 2 năm
của phương án 1
Bảng 53. Lãi suất ngân hàng của phương án 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ công nghệ phương án 1
Hình 2. Sơ đồ công nghệ phương án 2
Hình 3: Tiết diện ngang các loại song chắn rác.
Hình 4: Sơ đồ bố trí đĩa thổi khí.
Hình 5: Dòng vật chất trong hệ DAF
Hình 6: Sơ đồ quá trình khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn.
Hình 7. Sơ đồ xử lý bùn phương án 1
Hình 8. Sơ đồ xử lý bùn phương án 2
CHƯƠNG 1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN

1.1. Nhiệm vụ thiết kế


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người, Niên hạn thiết
kế = 20 năm. Tiêu chuẩn nước thải : QCVN 14:2008 cột A
Nội dung thực hiện:
 Lựa chọn sơ đồ công nghệ
 Tính toán các công trình đơn vị
 Quy hoạch mặt bằng trạm xử lý
Thiết kế chi tiết 1 công trình đơn vị do cán bộ hướng dẫn qui định

1.2. Số liệu phục vụ thiết kế


Bảng 1. Tính chất của nguồn nước thải cần xử lý

STT Thông số Đơn vị Giá trị

1 pH - 7,3

2 SS mg/l 130

3 COD mg/l 246

4 BOD5 mg/l 200

5 Nitơ mg/l 8

6 P mg/l 3

7 Dầu mỡ thực vật mg/l 14

1.3. Xác định hiệu suất xử lý


Bảng 2. So sánh chất lượng nước thải với QCVN 14:2008/BTNMT

STT Thông số Đơn vị Nước thải đầu vào QCVN 14/2008 cột A

1 pH - 7,3 5-9

2 SS mg/l 130 50

3 COD mg/l 246 50

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 1
4 BOD5 mg/l 200 30

5 Nitơ (theo amonia) mg/l 8 5

6 P mg/l 3 6

7 Dầu mỡ thực vật mg/l 14 10

Dựa vào bảng so sánh ta có thể nhận thấy các thông số vượt quy chuẩn với hiệu
suất cần phải xử lý là:
+ COD vượt quy chuẩn tới 4,9 lần,
246  50
H xử lý COD = 100  79,7 %
246
+ BOD vượt quy chuẩn tới 6,7 lần,
200  30
H xử lý BOD = 100  85 %
200
+ SS vượt quy chuẩn là 2,6 lần,
130  50
H xử lý SS= 100  61,5 %
130
+ N (tính theo Amonia) vượt quy chuẩn là 1,6 lần,
85
H xử lý N=  100  37,5 %
8
+ Dầu mỡ TV vượt quy chuẩn là 1,4 lần,
14  10
H xử lý Dầu mỡ TV = 100  28,6 %
14
+ pH thì nằm trong khoảng quy định cho phép, còn P đạt tiêu chuẩn.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 2
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

2.1. Tính toán công suất của trạm xử lý nước thải

2.1.1 Tính toán dân số


 Niên hạn thiết kế : 20 năm.
 Dân số: 300.000 người.
 Tốc độ gia tăng dân số: r = 1,2%
Dân số sau 20 năm:
N = N0.(1+r)20 = 300000 x (1+0,012)20 = 380.830 người

2.1.2 Tính toán lưu lượng nước thải


 Lưu lượng trung bình ngày đêm được tính theo công thức
qtb  N 350  380830
TB
Qngđ = = = 133.291 m3/ngđ
1000 1000
Trong đó: qtb tiêu chuẩn nước thải trung bình (lấy bằng 100% nước cấp, theo
TCVN 33:2006), qtb = 350 lít/người.ngđ.

 Lưu lượng trung bình giờ:


TB
Qngđ
QhTB = = 5554 m3/h
24
 Lưu lượng trung bình giây: qtb = 1543 l/s
 Lưu lượng trong ngày lớn nhất được tính theo công thức:
max
Qngđ TB
= K ng x Qngđ = 159949 m3

Trong đó :
+ K ng : Hệ số không điều hoà ngày,

+ K ng = 1,15  1,3 (TCVN 7957:2008) ; chọn K ng = 1,2.

Lưu lượng nước thải giờ dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất được tính như sau:
Qhmax = K0max x QhTB

Qhmin = K0min x QhTB

Hệ số không điều hoà ngày K0 lấy theo bảng (Bảng 2, TCVN 7957:2008/BXD)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 3
Bảng 3. Hệ số điều hòa phụ thuộc vào lưu lượng

Hệ số Lưu lượng nước thải trung bình qtb (l/s)
không điều
5 10 20 50 100 300 500 1000  5000
hoà chung

K 0max 2,5 2,1 1,9 1,7 1,6 1,55 1,5 1,47 1,44

K 0min 0,38 0,45 0,5 0,55 0,59 0,62 0,66 0,69 0,71

(Nguồn : Bảng 2, TCVN 7957- 2008/BXD)


Nội suy với qtb = 1543 l/s, ta được: K0max =1,466 ; K0min =0,693

Qhmax =1,466  5554 = 8142 m3

Qhmin = 0,693  5554 = 3849 m3

2.2. Cơ sở đề xuất công nghệ xử lý


Các thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn thải, cần phải xử lý là SS, COD, BOD5,
dầu mỡ TV, Nitơ.
Nồng độ ô nhiễm hữu cơ không quá cao, tỷ lệ BOD5/COD = 0,813, thích hợp
để xử lý bằng phương pháp vi sinh hiếu khí. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt bằng,
nhóm sẽ không lựa chọn công nghệ xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên. Để vi sinh
vật hiếu khí phát triển tốt thì cần phải duy trì một lượng dinh dưỡng đầy đủ, thông
thường tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1. Dựa vào chất lượng nước đầu vào cung cấp cho hệ
thống xử lý nước thải thì tỉ lệ dinh dượng hiện tại là: BOD:N:P = 100:4:1,5. Như vậy
thì lượng nito cung cấp cho vi sinh vật là không đủ. Nhưng giá trị dinh dưỡng chỉ xét
đến đối với các công trình sinh học. Trong hệ thống xử lý nước thải còn các công trình
xử lý sơ bộ nên có thể lượng BOD sẽ giảm hơn. Vì vậy sau khi đề xuất hiệu xuất xử lý
của các công trình cơ học thì mới có thể xác định được tỉ lệ chất dinh dưỡng đưa vào
các công trình sinh học hiếu khí, khi đó mới quyết định có bổ sung chất dinh dưỡng
hay không.
Cần phải xử lý Nitơ nên công trình sinh học phải khử được Nitơ. Ta sẽ dựa vào
hiệu suất xử lý Nitơ của công trình xử lý sinh học để xem xét có cần thiết phải xây
dựng thêm công trình xử lý Nitơ hay không, cũng như loại công trình sinh học cần sử
dụng và cách thiết kế chúng.
Nồng độ chất lơ lửng SS = 130 mg/l < 150 mg/l, nên không cần phải cân nhắc
có nên xây dựng bể làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học (theo 8.12.1, 7957:2008)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 4
Theo yêu cầu đồ án không đề cập tới lượng kim loại nặng, nên nhóm sẽ không
thiết kế công trình xử lý các chất này. Các công trình sinh học phía sau được xem như
không bị ảnh hưởng bởi các kim loại nặng gây hại cho vi sinh vật.
Dầu, mỡ: bám vào thành ống nước thải, làm giảm công suất đường ống. Nồng
độ dầu mỡ TV là 14mg/l, ứng với công suất 133.291 m3/ngđ, thì tải lượng dầu mỡ sẽ
rất lớn. Do đó, nhóm quyết định chọn bể lắng kết hợp tuyển nổi khí hòa tan DAF để
xử lý dầu mỡ và SS có trong nước.

2.3. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư

2.3.1. Phương án 1

2.3.1.1. Đề xuất công nghệ


Bảng 4. Hiệu suất đề xuất của các công trình xử lý

Thông số Đầu vào Công trình Hiệu suất (%) Sau xử lý

BOD (mg/l) 200 2 196,0

COD (mg/l) 246 2 241,1


Song chắn rác
SS (mg/l) 130 5 123,5

Amoni (mg/l) 8 0 8,0

Dầu mỡ 14 0 14,0

BOD (mg/l) 196,0 4 188,2

COD (mg/l) 241,1 4 231,4


Bể lắng cát
SS (mg/l) 123,5 20 98,8

Amoni (mg/l) 8,0 0 8,0

Dầu mỡ (mg/l) 14,0 0 14,0

BOD (mg/l) 188,2 4 180,6

COD (mg/l) 231,4 4 222,2

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 5
SS (mg/l) 98,8 Bể điều hòa 0 98,8

Amoni (mg/l) 8,0 0 8,0

Dầu mỡ (mg/l) 14,0 0 14,0

BOD (mg/l) 180,6 20 144,5

COD (mg/l) 222,2 Bể lắng kết 20 177,7


hợp tuyển nổi
SS (mg/l) 98,8 ly tâm 50 49,4

Amoni (mg/l) 8,0 0 8,0

Dầu mỡ (mg/l) 14,0 75 3,5

Sau khi qua bể DAF ta có BOD:N:P = 144,5:8:3 = 100:5,5:2 => Tỉ lệ chất dinh
dưỡng thích hợp cho bể Aerotank, nên không cần xây dựng công trình bổ sung Nitơ.
Hiệu suất xử lý nitơ của aerotank là lượng nitơ được vi sinh vật sử dụng để tổng hơp
tế bào.

BOD (mg/l) 144,5 85 21,7

COD (mg/l) 177,7 80 35,5


Aerotank
SS (mg/l) 49,4 -30 64,2

Amoni (mg/l) 8,0 76 2

Dầu mỡ (mg/l) 3,5 0 3,5

BOD (mg/l) 21,7 10 19,5

COD (mg/l) 35,5 10 32,0


Bể lắng 2 (ly
SS (mg/l) 64,2 tâm) 80 12,8

Amoni (mg/l) 1,9 0 1,9

Dầu mỡ (mg/l) 3,5 0 3,5

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 6
BOD (mg/l) 19,5 0 19,5

COD (mg/l) 32,0 0 32,0


Khử trùng
SS (mg/l) 12,8 bằng clo 0 12,8

Amoni (mg/l) 1,9 0 1,9

Dầu mỡ (mg/l) 3,5 0 3,5

Bảng 5. So sánh chất lượng nước thải sau xử lý với QCVN 14:2008/BTNMT

Thông số Nước thải sau xử lý QCVN 14:2008 cột A

BOD (mg/l) 19,5 30

COD (mg/l) 32,0 50

SS (mg/l) 12,8 50

Amoni (mg/l) 1,9 5

Dầu mỡ (mg/l) 3,5 10

Kết luận: Xử lý nước thải theo phương án này đáp ứng được QCVN
14:2008/BTNMT, cột A, do đó, có thể được lựa chọn để tính toán.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 7
Hình 1. Sơ đồ công nghệ phương án 1

2.3.1.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ


Nước thải phát sinh từ khu dân cư sẽ được thu gom tập trung về hệ thống xử lý
nước thải.
a. Song chắn rác
Đầu tiên nước thải được đưa qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn có kích
thước lớn, tạp chất thô... trong nước thải, nhờ đó tránh được hiện tượng tắt nghẽn bơm,
van, đường ống. Lượng rác thu được từ song chắn rác sẽ được thu go lại và xử lý như
chất thải rắn.
b. Bể lắng cát ngang
Sau đó, nước thải sẽ được dẫn vào bể lắng cát ngang. Những hạt cát có kích
thước lớn sẽ được lắng xuống đáy. Khi cát tích tụ nhiều sẽ được hút đi và đưa ra làm
ráo nước tại sân phơi cát. Cát khô sau khi phơi sẽ được xe thu gom định kì. Nước sau
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 8
khi lắng tại bể lắng cát ngang và nước rút từ sân phơi cát sẽ được dẫn vào đầu bể điều
hòa.
c. Bể điều hòa
Bể này có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải sao cho phù hợp
với các công trình xử lý tiếp theo, góp phần làm tăng hiệu quả xử lý và giảm kích
thước các công trình sau. Cụ thể như, khi nồng độ hoặc lưu lượng tăng lên đột ngột,
các công trình đơn vị như bể tuyển nổi sẽ làm việc kém hiệu quả đi, nếu muốn ổn định
được thì cần phải thay đổi lượng khí cấp vào thường xuyên, điều này gây khó khăn
cho quá trình vận hành. Còn đối với công trình đơn vị xử lý sinh học, nếu lưu lượng và
nồng độ thay đổi đột ngột sẽ gây sốc tải trọng đối với vi sinh vật, làm giảm hiệu suất
xử lý, cũng như thể tích bể cần phải xây dựng lớn, sẽ không có lợi về mặt kinh tế.
Các bơm chìm được lắp đặt cuối bể điều hòa để bơm nước sang bể tuyển nổi.
d. Bể lắng kết hợp tuyển nổi khí hòa tan (DAF) kiểu ly tâm
Tại bể tuyển nổi, nước tuần hoàn và khí nén được bơm vào bình tạo áp, hỗn hợp
khí và nước được dẫn vào ngăn tuyển nổi của bể. Nước sẽ tiếp tục đi xuống ngăn lắng,
tại đó các hạt cặn sẽ lắng xuống một phần, nước sau khi tuyển nổi sẽ đi qua vách ngăn
và dẫn vào bể aerotank.
Váng nổi sau khi được thanh gạt váng nổi gạn về bể chứa và được thu gom định
kì. Cặn lắng từ bể tuyển nổi được xả mỗi ngày 2 lần và được đưa về hố chứa cặn.
e. Bể aerotank
Nước sau khi xử lý bằng các quá trình cơ học vẫn còn một lượng lớn các chất
hữu cơ chưa đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường, do đó cần phải xử lý bằng công trình
sinh học. Bể aerotank là công trình quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống. Tại đây có
các máy thổi khí liên tục sục khí vào bể thông qua các đĩa phân phối khí. Các vi sinh
hiếu khí sẽ tiếp nhận oxy, sử dụng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P) làm thức
ăn để chuyển hóa chúng thành chất trơ không hòa tan và tạo tế bào mới.
Trong aerotank lượng bùn hoạt tính tăng dần lên, sau đó được tách ra tại bể lắng
đợt 2. Một phần bùn được quay lại về đầu bể aerotank để tham gia xử lý nước thải theo
chu trình mới.
Qua bể aerotank, lượng chất hữu cơ có trong nước thải được giảm đáng kể.
f. Bể lắng đợt 2
Bể lắng đợt 2 làm nhiệm vụ lắng hỗn hợp nước-bùn từ bể aerotank dẫn đến. Một
phần bùn lắng sẽ được tuần hoàn về bể aerotank, lượng bùn còn lại (gọi là bùn hoạt
tính dư) sẽ được chứa tại hố chứa cặn.
Nước sau khi lắng tại bể lắng đợt 2 sẽ được dẫn qua công trình khử trùng, bao
gồm bể trộn và bể tiếp xúc .
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 9
g. Bể trộn, bể tiếp xúc
Sau xử lý cơ học và xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo, vi khuẩn gây bệnh
không bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhằm tránh sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh khi xả nước
ra môi trường tiếp nhận, cũng như đáp ứng chỉ tiêu Coliform trong QCVN
14:2008/BTNMT, nước cần được khử trùng bằng Clo, thông qua bể trộn và bể tiếp
xúc.
Dung dịch clo hoạt tính được đưa vào bể trộn để trộn đều cùng nước thải, sau đó
hỗn hợp này được chuyển qua bể tiếp xúc để thực hiện các quá trình và phản ứng diệt
khuẩn.
Nước sau khi khử trùng sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận.
h. Các công trình xử lý bùn cặn.
Các công trình xử lý bùn cặn được sử dụng bao gồm hố chứa cặn, bể nén bùn và
sân phơi bùn.
Hố chứa cặn có vai trò thu nhận lượng cặn sinh ra từ bể lắng kết hợp tuyển nổi và
bể lắng đợt 2, nhằm ổn định lưu lượng cặn trước khi cặn được bơm sang bể nén bùn.
Tại bể nén bùn, bùn cặn sẽ được tách nước, làm giảm độ ẩm xuống còn 95%, và tiếp
tục giảm xuống còn 75% tại sân phơi bùn, thể tích bùn giảm đi đáng kể. Sau quá trình
phơi, vi trùng gây bệnh còn lại trong bùn cặn, cũng như mùi hôi thối của nó được giảm
đi.
Bùn cặn sau khi phơi được xúc định kì 4 tuần/ 1 lần, và được vận chuyển đi sử
dụng làm phân bón.

2.3.2. Phương án 2

2.3.2.1. Đề xuất công nghệ


Bảng 6. Hiệu suất đề xuất của các công trình xử lý

Thông số Đầu vào Công trình Hiệu suất (%) Sau xử lý

BOD (mg/l) 200 2 196,0

COD (mg/l) 246 2 241,1


Song chắn rác
SS (mg/l) 130 5 123,5

Amoni (mg/l) 8 0 8,0

Dầu mỡ 14 0 14,0

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 10
BOD (mg/l) 196,0 4 188,2

COD (mg/l) 241,1 4 231,4


Bể lắng cát
SS (mg/l) 123,5 thổi khí 20 98,8

Amoni (mg/l) 8,0 0 8,0

Dầu mỡ (mg/l) 14,0 2 13,7

BOD (mg/l) 188,2 4 180,6

COD (mg/l) 231,4 4 222,2


Bể điều hòa
SS (mg/l) 98,8 0 98,8

Amoni (mg/l) 8,0 0 8,0

Dầu mỡ (mg/l) 14,0 0 13,7

BOD (mg/l) 180,6 20 144,5

COD (mg/l) 222,2 Bể lắng kết 20 177,7


hợp tuyển nổi
SS (mg/l) 98,8 ly tâm 50 49,4

Amoni (mg/l) 8,0 0 8,0

Dầu mỡ (mg/l) 14,0 75 3,4

Sau khi qua bể DAF ta có BOD:N:P = 144,5:8:3 = 100:5,5:2 => Tỉ lệ chất dinh
dưỡng thích hợp cho quá trình sinh trưởng hiếu khí trong tháp lọc sinh học, nên
không cần xây dựng công trình bổ sung Nitơ. Hiệu suất xử lý nitơ của của tháp lọc
sinh học là lượng nitơ được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp tế bào và bị vsv khử
thành N2

BOD (mg/l) 144,5 85 21,7

COD (mg/l) 177,7 80 35,5


Tháp lọc sinh
SS (mg/l) 49,4 70 14,8

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 11
Amoni (mg/l) 8,0 học 85 1,2

Dầu mỡ (mg/l) 3,4 0 3,4

BOD (mg/l) 21,7 5 20,6

COD (mg/l) 35,5 5 33,8


Bể lắng 2
SS (mg/l) 14,8 (lắng ngang) 50 7,4

Amoni (mg/l) 1,2 0 1,2

Dầu mỡ (mg/l) 3,4 0 3,4

BOD (mg/l) 20,6 0 20,6

COD (mg/l) 33,8 0 33,8


Khử trùng
SS (mg/l) 7,4 bằng clo 0 7,4

Amoni (mg/l) 1,2 0 1,2

Dầu mỡ (mg/l) 3,4 0 3,4

Bảng 7. So sánh chất lượng nước thải sau xử lý với QCVN 14:2008/BTNMT

Thông số Nước thải sau xử lý QCVN 14:2008 cột A

BOD (mg/l) 20,6 30

COD (mg/l) 33,8 50

SS (mg/l) 7,4 50

Amoni (mg/l) 1,2 5

Dầu mỡ (mg/l) 3,4 10

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 12
Kết luận: Quy trình xử lý nước thải theo phương án này cũng cho kết quả xử lý đạt
QCVN 14:2008/BTNMT, do đó có thể được lựa chọn để tính toán và so sánh với

phương án 1.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ phương án 2

2.3.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ


Nước thải vào đến song chắn rác tương tự phương án 1.
a. Bể lắng cát thổi khí
Nước sau song chắn rác được đưa tới bể lắng cát thổi khí. Hiệu suất làm việc của
bể lắng cát thổi khí khá cao, vì nhờ thổi khí sẽ tạo được chuyển động vòng kết hợp với
chuyển động theo phương thẳng đứng. Với tốc độ tổng hợp của các chuyển động đó

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 13
mà các chất bẩn hữu cơ lơ lửng không bị lắng xuống, do đó trong thành phần cặn lắng
chủ yếu là cát đến 90-95% và ít bị thối rữa. Cát sau lắng được đưa ra sân phơi cát.
Nước sau bể lắng cát thổi khí cùng với nước tách từ sân phơi cát được đưa về bể
điều hòa.
Xây dựng bể điều hòa và bể lắng kết hợp tuyển nổi (DAF) tương tự đối với
phương án 1. Nước sau khi qua bể lắng kết hợp tuyển nổi được dẫn vào bể lọc sinh
học.
b. Tháp lọc sinh học
Khi nước thải tưới qua lớp vật liệu lọc bằng nhựa PVC, các vi khuẩn sẽ được hấp
phụ, sinh sống và phát triển trên bề mặt đó. Sau một thời gian hoạt động, màng sinh
vật dày lên, các chất khí tích tụ phía trong tăng lên và màng bị tách khỏi lớp vật liệu
lọc. Sự hình thành các lớp màng sinh vật mới lại tiếp diễn.
Màng vi sinh được tạo nên ở bể lọc sinh học cũng với nước thải được dẫn vào bể
lắng đợt 2.
d. Bể lắng đợt 2 (loại bể lắng ngang)
Bể này có nhiệm vụ giữ các màng vi sinh vật lại bể dưới dạng cặn lắng.
Nước sau lắng được đưa ra các công trình khử trùng bằng clo (bể trộn & bể tiếp
xúc) , còn bùn lắng được đưa tới các công trình xử lý bùn.
e. Bể trộn, bể tiếp xúc
Nước sau bể lắng 2 cũng được dẫn về bể trộn và bể tiếp xúc, tại đây nước thải
cũng được khử trùng bằng Clo (tương tự phương án 1).
f. Các công trình xử lý bùn
Bùn lắng thu được từ bể lắng kết hợp tuyển nổi và bể lắng 2 được đưa vể bể chứa
bùn, sau đó được đưa tới bể nén bùn làm giảm lượng nước trong bùn (xuống còn 95%)
và tiếp tục giảm thể tích nhờ máy ép bùn băng tải (xuống còn 75%). Lượng bùn sau ép
được thu gom và làm phân bón.
Lượng nước thu hồi từ bể nén bùn và máy ép bùn được tuần hoàn về bể điều hòa
để tiếp tục xử lý.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 14
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN 1

3.1. Song chắn rác

3.1.1. Các hạng mục tính toán


+ Ngăn tiếp nhận nước thải,
+ Mương dẫn nước thải,
+ Song chắn rác.

3.1.2. Tính toán chi tiết

3.1.2.1. Ngăn tiếp nhận nước thải


Ngăn tiếp nhận nước thải thu nước thải từ trạm bơm phân phối cho hệ thống xử
lý.
Có thể lựa chọn kích thước ngăn tiếp nhận phụ thuộc vào lưu lượng tính toán của
trạm xử lý theo bảng sau:
Bảng 8. Kích thước của ngăn tiếp nhận nước thải

Lưu lượng Đường kính ống Kích thước của ngăn tiếp nhận
nước thải áp lực, d (mm)
Q (m3/h)
1 ống 2 ống A B H H1 h h1 b

100  200 250 150 1500 1000 1300 1000 400 400 250

250 300 200 1500 1000 1300 1000 400 500 354

400  650 400 250 1500 1000 1300 1000 400 650 500

1000  1400 600 300 2000 2300 2000 1600 750 750 600

1600  2000 700 400 2000 2300 2000 1600 750 900 800

2300  2800 800 500 2400 2300 2000 1600 750 900 800

3000  3600 900 600 2800 2300 2000 1600 750 900 800

2800  4200 1000 800 3000 2500 2300 1800 800 1000 900

(Nguồn: Bảng 3-4, tr 110, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 15
max
Dựa vào lưu lượng tính toán đã xác định: Qh = 8142 m3, chọn ba ngăn tiếp nhận
với các thông số mỗi ngăn như sau:
- Bơm nước thải TSURUMI TO350B 630
+ Số lượng : 6 bơm
+ Lưu lượng: 1440 m3/h,
+ Cột áp: 12,2 m,
+ Công suất: 30 kW.
- Đường ống áp lực từ trạm bơm đến mỗi ngăn tiếp nhận: 2 đường ống có đường
kính d = 500mm.
- Kích thước mỗi ngăn tiếp nhận: A = 2400 mm, B = 2300 mm, H = 2000 mm, H1
= 1600 mm, h = 750mm, h1 = 900 mm, b = 800 mm.

3.1.2.2. Mương dẫn nước


Mương dẫn nước thải đến song chắn rác có tiết diện hình chữ nhật. Tính toán
thuỷ lực của mương dẫn (xác định: độ dốc i, vận tốc v m/s, độ đầy h, m) dựa vào bảng
tính thuỷ lực (Các bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước, GS. TS Trần
Hữu Uyển, Nhà xuất bản xây dựng). Kết quả được ghi ở bảng:
Bảng 9. Tính thuỷ lực mương dẫn nước thải sau ngăn tiếp nhận

Thông số thuỷ lực Lưu lượng tính toán, l/s

Qtb = 1543 Qmax = 2261,7 Qmin = 1069,2

Chiều ngang B (m) 1,6 1,6 1,6

Độ dốc i 0,0007 0,0007 0,0007

Vận tốc v (m/s) 1,08 1,18 0,98

Độ đầy h (m) 0,56 0,77 0,43

Chọn 3 song chắn rác (2 công tác, 1 dự phòng). Mương dẫn nước thải ở mỗi song
chắn rác có tiết diện hình vuông. Kết quả tính toán thuỷ lực được ghi ở bảng:
Bảng 10. Tính thuỷ lực mương dẫn nước thải ở mỗi song chắn rác.

Thông số thuỷ lực Lưu lượng tính toán, l/s

Qtb = 771,5 Qmax = 1130,85 Qmin = 534,6

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 16
Chiều ngang B (m) 1,25 1,25 1,25

Độ dốc i 0,0007 0,0007 0,0007

Vận tốc v (m/s) 0,9 0,99 0,84

Độ đầy h (m) 0,55 0,75 0,41

3.1.2.3. Song chắn rác


a. Số khe hở qua mỗi song chắn rác
s
Qmax 1,131
n  kz   1,05  100
v s  h1  b 0,99  0,75  0,016
Trong đó:
s
+ Qmax : Lưu lượng tính toán nước thải qua mỗi song chắn; Qmax
s
= 1,131 (m3/s),

+ vs: Tốc độ nước chảy qua song chắn rác; vs = 0,99 (Bảng 3),
+ h1: Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng độ đầy tính toán của
mương dẫn ứng với Qmax ; h1 = hmax = 0,75 m,
+ kZ: Hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, kz =
1,05,
+ b: Chiều rộng khe hở song chắn 15-20 mm, chọn b = 16 mm.
b. Chiều rộng của song chắn rác
Bs  s  (n  1)  (b  n)  0,008  (100  1)  (0,016 100)  2,4 m
Trong đó:
+ s: Bề dày thanh song chắn, lấy s = 0,008 m;
+ b: Chiều rộng khe hở song chắn 15-20 mm, chọn b = 16 mm.
Kiểm tra vận tốc dòng chảy ở phần mở rộng của mương trước song chắn ứng với
Qmin để tránh tình trạng lắng đọng cặn khi vận tốc nhỏ hơn 0,4 m/s.
s
Qmin 0,535
Vmin    0,544 m/s
Bs  hmin 2,4  0,41
Trong đó:
s
+ Qmin - Lưu lượng giây nhỏ nhất vào mỗi song chắn rác, Qmin
s
= 534,6 l/s =
0,535 m3/s.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 17
c. Tổn thất áp lực qua song chắn rác:
2
v max 0,99 2
hs     K 1  0,63   3  0,1 (m)
2g 2  9,81

Trong đó:
+ vmax: Vận tốc của nước thải trước song chắn rác ứng với Q max; vmax = 0,99
(m/s) Bảng 3,
+ K1: Hệ số ứng với sự tăng tổn thất do vướng rác ở song chắn; K1 = 2 - 3,
chọn K1 = 3 ( theo Lâm Minh Triết),
+ g: gia tốc trong trường, g = 9,81 (m/s2),
+  : trở lực cục bộ của song chắn rác và được tính như sau:
4 4
 s 3  0,008  3
       sin   2,42     sin 60 0  0,83
 
b  0,016 
Với:
 β: Hệ số phụ thuộc hình dạng thanh chắn, chọn thanh chắn tròn dạng
A (Theo Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết). Tra
bảng: Ta được β = 2,42,

α: Góc nghiêng của SCR so với mặt phẳng, α= 600

Hình 3: Tiết diện ngang các loại song chắn rác.


Bảng 11: Hệ số β để tính sức cản cục bộ của song chắn rác

Tiết diện của thanh chắn a b c d e

Hệ số β 2,42 1,83 1,67 1,02 0,76

Nguồn: Bảng 3-7, tr 115, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết
d. Kích thước của mương đặt song chắn rác
 Chiều dài phần mở trước sau SCR:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 18
B s  Bk 2,4  1,25
L1    1,6 (m)
2  tan  2  tan 20 0

Trong đó:
+ Bs: Chiều rộng của song chắn rác; Bs = 2,4 (m),
+ Bk: Chiều rộng của mương dẫn; Bk = 1,25 (m),
+  : Góc nghiêng chỗ mở rộng; chọn  = 200.
 Chiều dài phần mở rộng sau SCR:
L1 1,6
L2    0,8 m
2 2
 Chiều dài xây dựng của mương để lắp đặt SCR:
L = L1 + L2 + Ls= 1,6 + 0,8 +2 = 4,4 (m)
Với Ls: Chiều dài phần mương đặt SCR, Ls ≥ 1m (Theo giáo trình Xử lý nước
thải, PGS.TS Hoàng Văn Huệ). Chọn Ls = 2 m.
 Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt SCR:
H = hmax + hs + hbv = 0,75+0,1+0,4 = 1,25 (m)
Trong đó:
+ hbv: Chiều cao bảo vệ, chọn hbv = 0,4 (m),
+ hs: Tổn thất áp lực qua SCR, hs = 0,1 (m),
+ h: Chiều sâu của lớp nước ở song chắn rác lấy bằng độ đầy tính toán của
mương dẫn ứng với Qmax , h = hmax = 0,75 m.
e. Chiều dài của mỗi thanh là:
H 1,35
Lt    1,56 (m)
sin  sin 60
Với α = 600: độ nghiêng của SCR so với mặt phẳng nằm ngang
g. Khối lượng rác lấy ra trong ngày đêm từ song chắn rác:
a N 8  380830
W1    1,56 (m3/ngđ)
365 1000 365 1000
Trong đó:
+ a: Lượng rác tính trên đầu người trong năm, lấy theo bảng 20 điều 7.2.12
TCXD 7957- 2008. Với chiều rộng khe hở các thanh khoảng 16-20 mm, a lấy
bằng 8 l/người/năm,
+ N: Số người tính toán sử dụng hệ thống thoát nước. N = 380830 người.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 19
Trọng lượng rác ngày đêm được tính theo công thức:
P  W1  G  1,56  750  1170 (kg/ngày) = 1,17 (tấn/ngày)

Với: G: Khối lượng riêng của rác, Lấy theo điều 7.2.12 TCXD 7957- 2008, G =
750 kg/m3.
Trọng lượng rác trong từng giờ trong ngày:
P 1,17
Ph   Kh   2  0,0975 (Tấn/h)
24 24
Với Kh: Hệ số không điều hoà của rác, lấy theo điều 7.2.12 TCXD 7957- 2008,
Kh = 2.
 Lấy rác bằng máy cơ giới. Rác được nghiền nhỏ ở máy nghiền rác gồm 2 máy
(1 công tác và 1 dự phòng) với công suất 0,1 t/h.
Hàm lượng SS, BOD và COD của nước thải sau khi đi qua song chắn rác:
Css  Csso x(100  5)  130 x96  123,5 (mg/l)

CBOD  CBOD
o
x(100  2)  200 x96  196 (mg/l)

CCOD  CCOD
o
x(100  2)  246 x96  241,1 (mg/l)

Với: CSS
0 0
, C BOD 0
, CCOD lần lượt là hàm lượng SS, BOD, COD đầu vào của nước thải.

Bảng 12. Thông só thiết kế song chắn rác

Stt Tên Thông Số Kí hiệu Giá trị Đơn vị

1 Chiều dài mương đặt SCR L 4,4 mét

2 Chiều rộng mương Bs 2,4 mét

3 Chiều sâu mương H 1,35 mét

4 Số thanh song chắn rác - 99 Thanh

5 Góc nghiêng của song chắn  60 Độ

6 Khoảng cách giữa các khe b 16 mm

7 Bề dày thanh chắn S 8 mm

8 Chiều dài thanh song chắn Lt 1,56 mét

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 20
3.2. Bể lắng cát ngang

3.2.1. Các hạng mục tính toán


+ Kích thước của bể chứa,
+ Thiết kế hố thu cát,
+ Tính toán sân phơi cát,
+ Lựa chọn bơm cát.

3.2.2. Tính toán chi tiết

3.2.2.1. Tính kích thước bể


Chọn bể lắng cát ngang gồm 4 đơn nguyên, trong đó 3 đơn nguyên công tác và 1
đơn nguyên dự phòng. (Theo 8.3.2, 7957:2008, nếu cào cát bằng máy phải có đơn
nguyên dự phòng).
a. Chiều dài mỗi đơn nguyên
1000  K  H  vmax 1000  1,7  0,7  0,3
L  =19,09 (m)
Uo 18,7

Trong đó:
+ K: hệ số phụ thuộc và loại bể lắng cát và độ thô thủy lực của hạt cát, K =
1,7,
+ H: độ sâu tính toán của bể lắng cát, H = 0,5 – 2m (bảng 28,7957:2008), chọn
H = 0,7m,
+ vmax: tốc độ lớn nhất của nước thải trong bể lắng cát ngang, vmax = 0,3 m/s,
+ U0 = độ thô thủy lực của hạt cát, Uo = 18,7 – 24,2 mm/s. Chọn U0 = 18,7
mm/s ,ứng với đường kính của hạt cát d = 0,2 mm.
b. Chiều rộng mỗi đơn nguyên
Qmax .s 2,261
B   3,6 (m)
vmax  H  n 0,4  0,7  3

Trong đó:
+ Qmax.s: lưu lượng lớn nhất giây, Qmax.s = 2,261 m3/s,
+ vmax: tốc độ lớn nhất của nước thải trong bể lắng cát ngang, vmax = 0,3 m/s,
+ H: độ sâu tính toán của bể lắng cát , H = 0,7m,
+ n: số đơn nguyên công tác, n = 3.
c. Chiều cao mỗi đơn nguyên

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 21
Mỗi ngày sẽ xả cát một lần. Thể tích cát sinh ra trong một ngày:
Qtb  qo 133291  0,15
Wc    20 (m3/ngày)
1000 1000
Trong đó:
+ Qtb = 133291 m3/ngđ,
+ q0 = lượng cát trong 1000 m3 nước thải, q0 = 0,15 m3 cát / 1000 m3 nước
thải.
Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong một ngày đêm
Wc 20
hc    0,093 (m)
L  B  n 19,09  2,59  3

Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang


H xd  H  hc  0,4  0,7  0,093  0,4  1,193 (m)

d. Kiểm tra thời gian lưu nước


Thời gian lưu nước không nhỏ hơn 30s khi lưu lượng lớn nhất (theo 8.3.4,
7957:2008).
L  B  H  n 19,09  3,59  0,7  3
t= = = 63,65s > 30s (đạt yêu cầu).
Qmax .s 2,261

3.2.2.2. Thiết kế hố thu cát


Góc nghiêng của đáy thu cát không nhỏ hơn 600 theo phương ngang
(8.3.6,7957:2008), chọn góc 600. Hố thu cát có dạng hình chóp cụt đều. Đáy có hình
vuông, cạnh 0,5m.
Chiều cao hố thu cát:
3Wc 3  20
h   1,34 (m)
n( S1  S 2  S1  S 2 ) 3(12,88  0,25  12,88  0,25)

Trong đó:
+ S1: Diện tích đáy lớn S1  B 2  3,59 2  12,88 (m2),
+ S2: Diện tích đáy bé S1  0,52 = 0,25m2.

3.2.2.3. Chọn máy bơm cát


Cát được đưa về đầu hố thu cát bằng thiết bị cào cát cơ giới, tốc độ quay 0,5 ÷ 1
vòng/phút.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 22
20
Thời gian mỗi lần xả cát dài 30 phút. Lượng cát cần xả mỗi phút:  0,667
30
m3/phút.
Lấy cát ra khỏi bể bằng máy bơm cát DGPN-4-55, mỗi đơn nguyên 1 máy bơm
với thông số mỗi bơm như sau:
+ Đường kính ống 100mm
+ Động cơ 5,5Kw
+ Đẩy cao 10m
+ Công suất 1m3/phút
+ Trọng lượng 120kg

3.2.2.4. Tính sân phơi cát


Diện tích hữu ích của sân phơi cát:
N  P  365 380830  0,02  365
F= = = 556 (m2).
1000  h 1000  5
Trong đó:
+ P: lượng cát giữ lại trong bể lắng cát, P = 0,02 l/người/ngày,
+ h: chiều cao lớp bùn cát trong năm, h = 3÷5 m/năm (8.3.8, 7957:2008),
+ N: số dân tính toán, N = 380830 người.
Chọn sân phơi cát gồm 4 ô, mỗi ô có diện tích bằng 556/4 = 139 (m2). Kích
thước mỗi ô trong mặt bằng L x B = 20 x 6,95 m.
Bảng 13. Thống kê thiết kế bể lắng cát
Kích thước bể lắng cát
Số đơn nguyên 4
Chiều dài 19 (m)
Chiều rộng 3,6 (m)
Chiều cao làm việc 1,2 (m)
Chiều cao hố thu cát 1,34 (m)
Kích thước sân phơi cát
Số đơn nguyên 4
Chiều dài 20 (m)
Chiều rộng 6,95 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 23
Bơm cát 4 (cái) DGPN-4-55 + Đường kính ống 100mm
+ Động cơ 5,5Kw
+ Đẩy cao 10m
+ Công suất 1m3/phút
+ Trọng lượng 120kg
Mô tơ giảm tốc 4 (cái) Teco-Đài loan + Công suất 22kw
+ Tỉ số truyền: 1/5 – 1/600
Thiết bị cào cát 4 (bộ) - -

3.3. Bể điều hòa thổi khí


Bể điều hòa làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ chất trước khi vào các
công trình xử lý sinh học. Làm cho các công trình xử lý sinh học làm việc ổn định hơn.

3.3.1. Các hạng mục tính toán


+ Tính toán kích thước bể
+ Tính toán hệ thống thổi khí,
+ Lựa chọn bơm vận chuyển nước thải cho các công trình sau.

3.3.2. Tính toán chi tiết

3.3.2.1. Kích thước bể


a. Thể tích của bể điều hòa
Thể tích bể điều hoà lưu lượng Wđh được xác định theo các mối quan hệ sau:
K đh 1
yđh    0,682
K đh0 1,466

Wđh
 đh  h
QTB

Trong đó :
+ K đh : Hệ số không điều hoà sau của nước ra khỏi bể, K đh = 1,

+ K đh0 : Hệ số không điều hoà của nước thải chảy vào bể, K đh0 = 1,466.

Sự phụ thuộc của yđh và  đh được xác định theo bảng sau:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 24
Bảng 14: Sự phụ thuộc giữa yđh và  đh

yđh 1 0,95 0,9 0,85 0,8 0,75 0,67 0,65

 đh 0 0,24 0,5 0,9 1,5 2,13 3,3 4,4

(Bảng 30, TCVN 7957-2008/BXD)


Nội suy với yđh = 0,682 ta được  đh = 3,125

Thể tích cần thiết của bể điều hòa:


Vđh  Qtbh  đh  5554  3,125  17356 (m3)

Trong đó:
+ Qtbh : Lưu lượng nước thải trung bình giờ, Qtbh = 5554 (m3/h)

b. Chiều cao xây dựng của bể:


H = Hh + Hbv = 5 + 0,5 = 5,5 (m)
Trong đó :
+ Hh : Chiều cao chứa nước, Hh = 5 m,
+ Hbv là chiều cao bảo vệ lấy bằng 0,5 m.
c. Diện tích của bể điều hòa
Thiết kế 2 bể điều hoà.
Diện tích hữu ích mỗi bể là:
Vđh 17356
F = = 1735,6 m2.
2 Hh 25

 Chọn chiều dài bể L = 58 m


 Chọn chiều rộng bể B = 30 m.
Thể tích hữu ích của bể điều hoà:
Vh / i  2  5  31  70  17400 m3.

Thể tích hữu ích mỗi bể:


V 1h / i  8700 m3.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 25
 Chọn khuấy trộn bể điều hoà bằng hệ thống thổi khí.

3.3.2.2. Hệ thống phân phối khí


a. Xác định lượng không khí cần thiết
Lượng khí nén cần cho mỗi bể điều hòa là:
Qkk = qkk× V 1h / i = 0,015×8700 = 130,2 (m3/phút) = 7812 (m3/h)
Với qkk: Lượng không khí cần cấp để xáo trộn, qkk = 0,01 – 0,015 m3/m3.phút,
chọn qkk = 0,015 m3/m3.phút. (Theo “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
– TS. Trịnh Xuân Lai. NXB Xây Dựng, 2009”)
Sử dụng hệ thống cấp khí là các đĩa thổi khí bố trí điều trên diện tích bể. Chọn
đĩa phân phối khí EDI (bọt mịn) - Mỹ loại 12’’ Micro có đường kính đĩa D = 350 mm.
Diện tích bề mặt đĩa Fđĩa = 0,068 m2, lưu lượng khí r = 15,3 m3/h.
b. Số đĩa khuếch tán khí:
Qkk 7812
n   510 đĩa.
r 15,3

c. Đường ống dẫn khí và cách bố trí.


Hai đường ống phân phối chính từ máy thổi khí đặt dọc theo hai nữa chiều dài
đáy bể, các đường ống nhánh bố trí vuông góc với ống chính dẩn khí từ đường ống
chính phân phối cho hệ thống đĩa khí nằm phân bố trên các ống nhánh.
Trên mỗi đường ống nhánh bố trí 16 đường ống nhánh (cách nhau 1,8 m và cách
vách ngang của bể 1,1 m) dẩn khí theo chiều ngang bể, trên mỗi đường ống nhánh bố
trí 16 đĩa phân phối khí bố trí cách nhau 1,8 m và cách đầu ống nhánh mỗi bên 1,5 m.
Đĩa thổi khí được bố trí cách đáy bể 0,1 m.

Hình 4: Sơ đồ bố trí đĩa thổi khí.


 Tính toán ống chính.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 26
Lưu lượng mỗi đường ống chính :
Qkk 7812
Q   3906 m3/h = 1,085 m3/s.
2 2
Vận tốc khí trong ống vk = 10  15 m/s, chọn vk = 15 m/s.

4Q 4  1,085
Dchính    0,304 m.
  vk 3,14  15

 Chọn Dchính = 315 mm, ống nhựa PVC cứng.

Kiểm tra vận tốc khí trong ống chính:


4Q 4  1,085
vk   =13,93 (thoả ).
  D 3,14  0,315 2
2

 Tính toán ống nhánh.


Lưu lượng mỗi đường ống nhánh :
Q 1,085
q   0,064 m3/s.
16 16
Vận tốc khí trong ống vk = 10  15 m/s, chọn vk = 15 m/s.

4 q 4  0,064
Dnhánh    0,074 m.
  vk 3,14  15

 Chọn Dnhánh = 75 mm, ống nhựa PVC cứng.

Kiểm tra vận tốc khí trong ống chính:


4Q 4  0,064
vk   =14,5 (thoả ).
  D 3,14  0,075 2
2

d. Tính toán máy thổi khí


Áp lực cần thiết cho hệ thống khí nén khí được xác định theo công thức:
Hct = (hd + hc) + hf + h = 0,8 + 0,5 + 3,9 = 5,2 (m)
Trong đó:
+ hd: Tổn thất áp lực do ma sát dọc theo chiều dài trên đường ống dẫn, giá
trị này không vượt quá 0,4 m,
+ hc: Tổn thất áp lực cực bộ, giá trị này không vượt quá 0,4m,
+ hf: Tổn thất qua thiết bị phân phối, giá trị này không vượt quá 0,5m,
+ h: Độ sâu ngập nước của đĩa phân phối khí, h = 3,9 m.
Tổng tổn thất (hd + hc) 0,8m; tổn thất hf  0,5m
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 27
Áp lực khí nén tính theo apmotphe:
10,33  H CT 10,33  5,2
p  = 1,5 atm
10,33 10,33

(Theo “Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải đô thị và công nghiệp –
Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân. 2008”)
Công suất lý thuyết máy thổi khí:
34400  ( p 0, 29  1)  Qkk  k 34400  (1,50, 29  1)  2,17  1,5
N  = 210,8 (kW)
102   102  0,65

Trong đó:
+ Q: Lưu lượng khí một máy cần cung cấp, Q = 7812 (m3/h) = 2,17 (m3/s).

+ : Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 – 0,75). Chọn
0,65.
+ k: Hệ số an toàn khi thiết kế trong thực tế, chọn k = 1,5.
 Chọn 4 máy thổi khí hoạt động đồng thời với thông số mỗi máy như sau:
Q = 32,6 m3/phút, H = 5,2 m, N = 53 kW
Lựa chọn thổi khí ANLET BH200A - 8B, Thông số:
+ Công suất: 54,7 kW,
+ Lưu lượng: 34,3 m3/phút,
+ Cột áp: 10,5 m.

3.3.2.3. Tính toán bơm và đường ống bơm lên Bể tuyển nổi
 Lưu lượng bơm: QTB
h
 5554 (m3/h),
 Số bể tuyển nổi: 6 bể,
 Sử dụng bơm nhúng chìm để bơm nước thải qua bể tuyển nổi.
 Cột áp của máy bơm:
H = hbể + htt + htn = 4 + 1 + 3 = 8 (m)
Trong đó:
+ hbể : chiều cao hình học, hbể = 4 (m).
+ htt : tổn thất trên đường ống và tổn thất cục bộ, chọn htt = 1 (m)
+htn : Chiều cao bơm nước lên bể tuyển nổi,
Công suất tính theo lý thuyết của máy bơm:
  QTB  H  g  k 1000  1,543  8  9,81  1,5
N   279 kW
1000  1000  0,65
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 28
Trong đó:
+ γ : khối lượng riêng của nước, γ = 1000 N/m2
h
+ QTB : Lưu lượng bơm, QTB
h
 5554 (m3/h)  1,543 (m3/s).

+ H : Chiều cao cột áp, H = 5 (m)

+  : Hiệu suất chung của bơm từ 0,6 – 0,75, chọn  = 0,65.


+ k : hệ số an toàn khi thiết kế trong thực tế, k = 1,5.
 Chọn 6 bơm hoạt động đồng thời với thông số mỗi máy như sau:
Q = 926 m3/h, H = 8 m, N = 46,5 kW
 Lựa chọn bơm nước thải TSURUMI TO300B 630, Thông số:
+ Công suất: 45 kW,
+ Lưu lượng: 1050 m3/h,
+ Cột áp: 17,5 m.
Bảng 15. Tóm tắt các thông số thiết kế bể điều hòa.

STT Tên thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị

Bể điều hoà

1 Tổng thể tích hữu ích Vk / i m3 17400

2 Số lượng bể Bể 2

Thông số mỗi bể điều hoà

Thể tích 1
m3 8700
V h/i
3

Kích thước bể Chiều rộng B m 30

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 29
điều hòa Chiều dài L m 58

Chiều cao H m 5,5

Hệ thống phân phối khí

Số lượng ống - Ống 2

4 Ống chính
Đường kích ống Dc mm 315

Số lượng ống Ống 32


5 Ống nhánh
Đường kích ống Dn mm 75

Loại đĩa 12’’ Micro hãng IDM- Mỹ

6 Đĩa thổi khí Số lượng n đĩa 510

Lưu lượng m3/h 15,3

Số lượng máy 4

Lưu lượng Q m3/phút 34,3


7 Máy thổi khí
Áp lực H m 10,5

Công suất N kW 54,7

Số lượng - bơm 6

Bơm Lưu lượng Q m3/h 1050


8
Cột áp H m 17,5

Công suất N kW 45

3.4. Bể lắng kết hợp tuyển nổi ly tâm


Vị trí: Sau bể điều hoà, trước bể xử lý sinh học.
Chức năng:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 30
+ Dùng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc
bùn sinh học,
+ Có thể loại các hạt chất rắn nhỏ, có vận tốc lắng chậm trong một thời gian
ngắn.
Lựa chọn:
+ Bể lắng kết hợp tuyển nổi kiểu ly tâm,
+ Tuyển nổi áp lực.

Khí giải phóng = A

Q + R, sa
Lưu lượng =Q m /ngày
3
Qra , CSS ra
Nồng độ bão hòa không
khí ở dktc = sa g/l
Nồng độ chất rắn = Css
Dòng tuần hoàn ,R, m3/ngày
mg/l
Nồng độ dầu mở = CDM
mg/l
Bồn
tạo áp,
P atm Nồng độ khí nén = S

Hình 5: Dòng vật chất trong hệ DAF

3.4.1. Các hạng mục tính toán


+ Tính toán kích thước bể tuyển nổi,
+ Tính toán bồn tạo áp,
+ Tính toán máy nén khí,
+ Tính toán máy bơm cho bồn tạo áp,
+ Tính toán lượng bùn cần xử lý.

3.4.2. Tính toán chi tiết

3.4.2.1. Tính kích thước bể tuyển nổi


Xây dựng 6 bể lắng kết hợp tuyển nổi khí hòa tan (DAF) kiểu ly tâm.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 31
a. Kích thước ngăn tuyển nổi
Đường kính ngăn tuyển nổi:
4  Qt 4  6387 ,1
Dtn  = = 11,205 (m)
3,14  U k  n 3,14 10,8  6

Trong đó:
+ Qt: tổng lưu lượng nước vào bể tuyển nổi,
Qt  Qtb.h  R  5554  833,1  6387 ,1 (m3/h)

Với R: Lưu lượng hoàn lưu lại bình tạo áp , R = (10  25%)  Q, Chọn R =
15% Q= 833,1 m3/h. ( Theo TS Nguyễn Trung Việt, Giáo trình xử lý nước
thải, 2006)
+ Uk: Vận tốc nước trong ngăn tuyển nổi, thường chọn bằng 10,8 m/h,
+ n: số bể tuyển nổi.
Chiều cao ngăn tuyển nổi không nhỏ hơn 1,5m, chọn htn = 1,5m (theo 8.9.2,
7957:2008).
b. Kích thước toàn bể
Đường kính chung của bể lắng kết hợp tuyển nổi kiểu ly tâm.
4  Qt 4  6387 ,1
Dl tn   Dtn2 =  11,205 2 = 20,35 (m)
3,14  U o  n 3,14  4,7  6

Trong đó U 0 :Vận tốc nước trong vùng lắng, thường chọn bằng 4,7 m/h.

Tổng chiều cao bể:


Hb = htn + h1 + hbv = 3,5 m
Trong đó:
+ Chiều cao ngăn tuyển nổi không nhỏ hơn 1,5m, chọn htn = 1,5m (theo 8.9.2,
7957:2008),
+ Chiều cao vùng lắng không nhỏ hơn 1,5m, chọn hl = 1,5m (theo 8.9.2,
7957:2008),
+ Chọn chiều cao bảo vệ là: hbv = 0,5 (m).

3.4.2.2. Tính bồn tạo áp


a. Tính áp suất bồn tạo áp.
A 1,3sa ( fP  1) R
 (*)
S (CSS  CDM )Q

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 32
Trong đó:
+ A/S: tỉ lệ (ml) khí trên (mg) chất rắn và dầu mỡ ở áp suất khí quyển. Xác
A
định bằng thực nghiệm, thường lấy bằng 0,005  0,06 . Chọn  0,02 ( Theo
S
Lê Hoàng Việt, Phương pháp xử lý nước thải, 2003),
+ Q: lưu lượng nước thải , Q = 5554 m3/h,
+ R: Lưu lượng hoàn lưu lại bình tạo áp , R = 833,1 m3/h,
+ f : hệ số tỉ lệ độ hòa tan không khí vào nước tại áp suất P, thông thường lấy
bằng 0,5 ( Theo Lâm Minh Triết),
+ P: áp suất tuyệt đối (lực nén trong bình tạo áp),
+ CSS : hàm lượng chất rắn trong nước thải sau bể lắng cát, CSS = 98,8 mg/l,
+ CDM : hàm lượng dầu mỡ trong nước thải sau bể lắng cát, CDM = 14 mg/l,
+ Hệ số 1,3: Trọng lượng của 1 ml không khí tính bằng mg,
+ Hệ số (-1): Tính đến yếu tố hệ thống hoạt động ở áp suất khí quyển,
+ sa : Khả năng hòa tan của không khí trong nước ở điều kiện tiêu chuẩn
(250C, 1atm), lấy theo bảng 2-6 ,“Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp”,
NXB ĐHQG TpHCM, Lâm Minh Triết, trang 56.
Bảng 16: Độ hoà tan của khí phụ thuộc vào nhiệt độ

Nhiệt độ, 0C 0 10 20 30

sa, ml/l 29,2 22,8 18,7 15,7

Nội suy với nhiệt độ bằng 250C, ta được sa = 17,2ml/l.


Thế vào công thức (*) ta được:
1,3  17,2(0,5P  1)  833,1
0,02 
(98,8  14)  5554

Từ đó tính được: P = 3,345 (atm)


Thiết kế bồn áp có áp suất bằng 3,5 atm.
b. Tính kích thước bình tạo áp
Chọn thời gian lưu nước trong bình tạo áp là: t = 1,5 phút (thời gian bão hoà
không khí từ 1 đến 3 phút, theo 8.9.2, TCVN 7957: 2008/BXD).
Thể tích nước chứa trong các bình tạo áp là:
833,1 1,5
Vn  R  t   20,83(m3 )
60
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 33
Trên thực tế, thể tích nước (Vn) chỉ chiếm 2/3 thể tích bình tạo áp (Vb). Thể tích
thực của bình:
3
Vb  Vn  31,245 m3
2
Ta thiết kế 6 bình tạo áp hình trụ. Thể tích mỗi bình tạo áp:
Vb 31,245
vbta    5,2 (m3)
6 6
Chọn chiều cao bình tạo áp Hbta = 2,5 m.
Đường kính mỗi bình tạo áp:
4  Vbta 4  5,2
D = = 1,627 (m)
3,14  H bta 3,14  2,5

3.4.2.3. Tính máy nén khí


a. Lưu lượng khí cung cấp:
A
 0,02 => A = 0,02xS = 0,02x10,517 x 106 = 210348 (ml/phút) = 210 l/phút.
S
Trong đó:
+ S: lượng cặn tách ra trong 1 phút,
6387 ,1
S  C ss  Qt  98,8  10 3   10,517  10 6 (mg/phút)
60
Với:
 Css: hàm lượng chất rắn trong nước thải sau bể lắng cát, Css = 98,8 mg/l =
98,8.103 mg/m3.
 Qt: tổng lưu lượng đi vào bể tuyển nổi, Qt = 833,1 + 5554 = 6387,1 m3/h.
b. Công suất của máy nén khí:
A 210
Qt    420 (l/phút)
f 0,5

Với f: hệ số tỉ lệ độ hòa tan không khí vào nước tại áp suất P (P = 3,5 atm), f =
0,5.
=> Chọn máy nén khí có Qk = 420 l/phút, P = 3,5 atm.

3.4.2.4. Tính toán máy bơm cho bồn áp lực


Chọn cột áp cho bơm nước vào bình áp lực H = 10 m.
Lưu lượng bơm tuần hoàn: R = 833,1 m3/h.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 34
Công suất máy bơm:
R    g  H 833,1 1000  9,8  10
N =  32,4 (kw)
1000  w 100  3600  0,7

Trong đó:
+ R: Lưu lượng nước tuần hoàn, R = 833,1 m3/h,

: Khối lượng riêng của nước, 1000 kg/m3,

: Hệ số gia tốc trọng trường, = 9,81 m/s2,

: Cột áp bơm, H = 10m,

: Hiệu suất bơm, = 70%.


Bảng 17. Thống kê thông số thiết kế cho bể ADF
Kích thước bể lắng kết hợp tuyền nổi li tâm
Số đơn nguyên 6
Đường kính 20,5 (m)
Chiều cao 3,5 (m)
Kích thước bồn tạo áp
Số đơn nguyên 6
Đường kính 1,63 (m)
Chiều cao 2,5 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Máy nén khí 6 (cái) B5900/270CT + Động cơ 41 Kw
+ Áp lực 8 (kg/cm2)
+ Lưu lượng 613 (l/phút)
Máy bơm nước 1 (cái) NKG-Grunfos + Cột áp: 160m
cho bồn tạo áp
+ Lưu lượng: 1070
(m3/h)
+ Công suất
Mô tơ giảm tốc 6 (cái) Teco – Đài Loan + Kiểu lắp: chân đế, mặt
bích.
+ Công suất: 22 (Kw).
+ Tỉ số truyền: 1/5 –

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 35
1/600
Thiết bị cào bùn 6 (bộ) - -

3.4.2.6. Tính lượng bùn cần xử lý


Lượng chất lơ lửng thu được qua bể tuyển nổi mỗi ngày:
133291  0,5  98,8
M ss  6584 ,58 (kg/ngày)
1000
Lượng dầu mỡ thu được mỗi ngày:
133291  0,75 14
M ss  1400 (kg/ngày)
1000
 Lượng dầu sinh ra được thu gom riêng, xử lý theo chất rắn nguy hại hoặc đốt.
Xem tỷ trọng của nước là 1T/m3, thể tích hỗn hợp cặn lắng được tính theo công
thức:
M ss 6584 ,58
Qb    129,11 (m3/ngày)
S  P 100  1,02  0,05

Trong đó:
+ S: Tỷ trọng hỗn hợp cặn (T/m3), S = 1,02,
+ P: Nồng độ % của cặn khô trong hỗn hợp, P = 4-10%, chọn P = 5%.

3.4.2.7. Tính toán ống thu bùn


Xả bùn lắng 12h một lần, mỗi lần xả 10’. Chọn vận tốc thu bùn trong ống v = 0,5
m/s.
Lưu lượng bùn xả:
Qb  60 129,1 60
Qbx  =  387 ,33 (m3/h)
2  10 2 10
Đường kính ống dẫn bùn cho mỗi bể:

4  Qbx 4  387,33
db    0,214 (m)
3600  3,14  v  n 3600  3,14  0,5  0,6

Chọn đường kính ống dẫn bùn mỗi bể là ống thép, DN250mm, đường kính thực
273,05mm.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 36
3.5. Aerotank

3.5.1. Các thông số phục vụ cho thiết kế bể aerotank
+ Sơ đồ làm việc của bể Aerotank,

Trong đó:
 Q, Qr, Qt, Qxả: lần lượt là lưu lư nước thải đầu vào, lưu lượng nước thải đầu ra,
lưu lượng bùn tuần hoàn, lưu lượng bùn thải ra bể chứa bùn.
 Xo, Xr, Xt: nồng độ bùn trong nước thải đầu vào, nồng độ bùn trong nước thải
đầu ra, nồng độ b tuần hoàn.
 So, S: BOD5 đầu vào và BOD5 đầu ra.
+ Lưu lượng nước thải: Q = 133291 (m3/ngày),
+ Nhiệt độ trung bình của nước thải, T = 27oC,
Bảng 18. Thông số ô nhiễm khi vào bể Aerotank
Các thông số đầu vào của Thông số ra khỏi lắng 2 QCVN 14/2008 cột A
bể Aerotank
COD = 177,7 mg/l COD = 32 COD = 50 mg/l
BOD = 144,5 mg/l BOD= 19,5 BOD = 30 mg/l
TSS = 49,4 mg/l TSS = 12,8 TSS = 50 mg/l

Bảng 19. Các thông số thiết kế đặc trưng cho bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
Tên thông số Đơn vị Giá trị
MLVSS/MLSS - 0,7 – 0,8
Thời gian lưu bùn (SRT), θc Ngày 5 - 15
Tỉ lệ F/M kg BOD5/kg bùn.ngày 0,2 – 0,6
Tải trọng BOD5 trên một mg BOD5/m3.ngày 0,8 – 1,9
đơn vị diện tích, La
Nồng độ bùn hoạt tính trong mg/l 800 - 4000
bể (MLVSS), X
Nồng độ bùn hoạt tính tuần mg/l 4000 - 12000
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 37
hoàn (MLSS), Xt
Hệ số tuần hoàn bùn, α - 0,25 - 1
(Nguồn: “Giáo trình “tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải” –NXB Xây
Dựng – T.S. Trịnh Xuân Lai)

3.5.2. Tính hiệu suất xử lý của bể Aerotank

3.5.2.1. Xác định nồng độ BOD5 hoà tan ở nước thải đầu ra
BOD5 ở đầu ra = BOD5 hoà tan đi ra từ bể Aerotank + BOD5 chứa trong lượng cặn lơ
lửng ở đầu ra.
+ Gọi BOD5 hoà tan đi ra từ bể Aerotank là: Sht (mg/l)
a. Xác định lượng cặn phân hủy sinh học chứa trong cặn lơ lửng ở đầu ra
Lượng cặn dễ phân huỷ sinh học chứa trong lượng cặn lơ lửng ra khỏi bể lắng
2:
SSphsh = 0,65x12,8 = 8,3 (mg/l)
b. Xác định BOD20
Là lượng oxy cung cấp để oxi hoá hết lượng cặn dễ phân huỷ sinh học thành
cặn:
BOD20 = 8,3x1,42 = 11,8 (mg/l)
Với: 1,42 là lượng O2 (mg) cần thiết để oxi hoá hết 1 mg chất hữa cơ cacbon thành cặn.
c. Xác định BOD5 chứa trong cặn lơ lửng ở đầu ra
BOD5 = BOD20xf = 8 (mg/l)Error! Not a valid link.Với: f = 0,68 là hệ số chuyển đổi
giữa BOD5 sang BOD20.
d. BOD5 hoà tan đi ra từ bể lắng 2 là:
Sht = 30 – 8 = 22 (mg/l)

3.5.2.2. Hiệu suất xử lý của bể Aerotank


a. Hiệu suất xử lý của bể aerotank tính theo BOD5 hoà tan:
So  Sht 145  22
E=  100   100  84,85 %
So 145

b. Hiệu suất xử lý BOD5 của bể Aerotank

E = So  S x100 = 145  30 100  79,31 %


S 145

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 38
3.5.3. Các hạng mục tính toán
+ Tính toán dung tích bể,
+ Tính toán lượng bùn sinh ra mỗi ngày,
+ Tính lượng bùn tuần hoàn cho bể,
+ Tính lượng bùn dư tạo ra mà bể lắng 2 phải xả đi,
+ Tính toán lượng oxy cung cấp cho bể,
+ Lựa chọn đĩa thổi khí và máy thổi khí,

3.5.4. Tính toán chi tiết

3.5.4.1. Tính toán dung tích bể


Q   c  Y  ( So  S )
V  31740 (m3)
X  (1  kd   c )

Trong đó:
+ Q: Lưu lượng nước thải: Q = 133291 (m3/ngày đêm),
+ Y: Hệ số sản lượng bùn Y = 0,6 (mg VSS/mg BOD5), theo bảng 3,
+ S0: Hàm lượng BOD5 nước thải đầu vào, S0 = 145 (mg/l),
+ S: Hàm lượng BOD5 nước thải đầu ra, S = 30 (mg/l),
+ X: Nồng độ bùn hoạt tính, X = 2000 (mg/l), theo bảng 2,
+ kd: Hệ số phân hủy nội bào, kd = 0,0055 ngày-1, theo bảng 20,
+ θc : Thời gian lưu bùn trong công trình, θc = 10 (ngày), theo bảng 19.
Bảng 20: Bảng hệ số thực nghiệm
Hệ số Đơn vị đo Giá trị
Khoảng dao động Tiêu biểu
K ngày-1 2 - 10 4
ks mg BOD/l 25 – 100 60
mg COD/l 15 - 70 40
Y mg bùn hoạt tính/mgBOD 0,4 – 0,8 0,6
mg bùn hoạt tính /mg COD 0,3 – 0,6 0,4
kd ngày-1 0,002 – 0,1 0,055
(“Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học”, Nhà xuất bản Giáo dục,
Lưu Đức Phẩm, Trang 167)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 39
3.5.4.2. Tính toán kích thước của bể
Bảng 21: Các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
Tên thông số Đơn vị Giá trị
Chiều cao hữu ích m 3 – 4,6
Chiều cao bảo vệ m 0,3 – 0,6
Khoảng cách từ đáy đến m 0,45 – 0,75
đầu khuếch tán khí
Tỉ số rộng cao 1:1 – 2,2:1

a. Chọn chiều cao bể (H)


H = Hi + Hbv = 4 + 0,5 = 4,5 (m)
Trong đó:
+ Hi: Chiều cao hữu ích, chọn Hi = 4 (m),
+ Hbv: Chiều cao bảo vệ, chọn Hbv = 0,5 (m).
b. Diện tích mặt bằng bể:
 Chọn chiều rộng bể (B):
Lấy tỉ lệ B/H là: 2/1. Ta có:
B = 9 (m)
 Chiều dài bể:
Chọn 10 đơn nguyên làm việc song song:
D = 88,5 (m)
 Thể tích thực của 1 đơn nguyên:
Vt = DxBxH = 3186 (m3)

3.5.4.3. Thời gian lưu nước


Vt .24 32400 .24
  = 5,74 (h)
Q 133291

Trong đó:
+ Vt: thể tích thực tế của bể Aerotank; Vt = 31860 (m3),
+ Q: là lưu lượng nước thải trong 1 ngày; Q = 133291 (m3/ngày).
3.5.4.4. Tính toán lượng bùn dư thải bỏ mỗi ngày
a. Tốc độ tăng trưởng của bùn tính theo công thức:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 40
Y
Yobs   0,39 (mg VSS/mg BOD5)
1   c .k d

b. Lượng bùn hoạt tính sinh ra mỗi ngày do khử BOD5 (tính theo MLVSS):
Px (VSS )  Q.(S o  S ).Yobs .10 3  6396 (kg VSS/ngày)

c. Lượng bùn hoạt tính sinh ra mỗi ngày do khử BOD5 (tính theo MLSS):
Px (VSS )
Px ( SS )   7994 (kg SS/ngày)
0.8
Với: 0,8 là tỉ lệ MLVSS/MLSS.
d. Lượng bùn xả ra hàng ngày:
Pxa  Px ( SS )  SS ra .Q.10 3  6885 (kg SS/ngày)

Với: SSra là hàm lượng cặn lơ lửng ra khỏi bể lắng 2; SSra = 8,3 (mg/l).
e. Lưu lượng bùn xả ra hồ chứa bùn
V . X  Qra . X ra .c
Qxa   683 (m3/ngày)
X t .c

Trong đó:
+ V: thể tích của bể Aerotank, V = 31860 (m3),
+ X: Nồng độ bùn hoạt tính, X = 2000 (mg VSS/l), theo bảng 2,
+ Qra: Lưu lượng nước đi ra ngoài từ bể lắng 2, Qra = 133291 (m3/ngày),
+ Xra: Nồng độ bùn sau khi qua bể lắng 2 (tính theo MLVSS); X ra = 8,3.0,8 =
6,64 (mg/l)
+ Xt: Nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn (tính theo MLVSS); Xt = 10000.0,8 =
8000 (mg/l),
+ θc: Thời gian lưu bùn trong công trình, θc = 10 (ngày), theo bảng 2.

3.5.4.5. Tính hệ số tuần hoàn bùn


Qt X 2000
    0,33
Q X t  X 8000  2000

Trong đó:
+ Qt: Lưu lượng hỗn hợp bùn tuần hoàn lại bể Aerotank; (m3/ngày),
+ Q: là lưu lượng nước thải trong 1 ngày; Q = 133300 (m3).
+ X: Nồng độ bùn hoạt tính, X = 2000 (mg VSS/l), theo bảng 2,

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 41
+ Xt: Nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn (tính theo MLVSS); Xt = 10000.0,8 =
8000 (mg/l),
 Lượng bùn tuần hoàn: Qt = 0,33.133291 = 44430 (m3)

3.5.4.6. Kiểm tra tỉ số F/M và tải trọng thể tích của bể Aerotank
a. Tỉ số F/M
F So
  0,3
M X

Trong đó:
+ So: BOD5 đầu vào; So = 145 mg/l
+ X: hàm ượng bùn hoạt tính trong bể; X = 2000 (mg/l),
+  : Thời gian lưu nước;  = 0,2446 (ngày).
 Giá trị F/M nằm trong khoảng cho phép của thông số thiết kế bể từ 0,2 – 0,6
(bảng 2)
b. Tải trọng thể tích của bể Aerotank

L = So  Q  0,61 (kg BOD5/m3.ngày)


V

Trong đó:
+ V: thể tích của bể Aerotank, V = 31860 (m3),
+ Q: là lưu lượng nước thải trong 1 ngày; Q = 133291 (m3).
+ So: BOD5 đầu vào; So = 145 mg/l.
=> Giá trị này nằm trong khoảng thông số cho phép khi thiết kế bể từ 0,8 – 1,6 (kg
BOD5/m3.ngày) (Bảng 2)

3.5.4.7. Tính lượng oxy


a. Lượng oxy lý thuyết cần cung cấp:
Q  ( So  S  10 3
OC0   1,42  Px (VSS ) = 15034 (kg O2/ngày)
f

Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải; Q = 133291 (m3/ngày đêm),
+ S0: hàm lượng BOD5 nước thải đầu vào; S0 = 145 (mg/l),
+ S: hàm lượng BOD5 nước thải đầu ra; S = 22 (mg/l),

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 42
+ Px(VSS ) : lượng bùn hoạt tính sinh ra mỗi ngày do khử BOD5 (tính theo
MLVSS); Px(VSS ) = 6396 (kg VSS/ngày).

+ f: hệ số chuyển đổi BOD5 thành BOD20; f = 0,68.


b. Lượng oxy thực tế cần sử dụng cho bể:
 C 20  1
OCt  OC0   27 s   = 27809 (kg O2/ngày)
 C s  Cd  1,024
(T 20)


Trong đó:

+ OC0 : lượng oxy lý thuyết; OC0 = 15034 (kg O2/ngày),


20 20
+ Cs : nồng độ oxy bão hòa trong nước ở 20OC; Cs = 9,08 (mg/l),
27 27
+ Cs : nồng độ oxy bão hòa trong nước ở 27OC; Cs = 7,95 (mg/l),

+ Cd : nồng độ oxy cần duy trì trong bể; Cd = 2 (mg/l),

+  : hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải (0,6 ÷ 0,94);  = 0,7.
c. Lượng không khí cần thiết để cung cấp vào bể
OCt
 f a  1489758 (m /ngày) = 17242 (l/s)
3
Qkk 
OU

Trong đó:

+ OCt : lượng oxy thực tế cần cấp cho bể; OCt = 27809 (kg O2/ngày),

+ f a : hệ số an toàn (1,5 ÷ 2); f a = 1,5,

+ OU : công suất hòa tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối khí tính theo
gam oxy cho một m3 khí;
OU = Ou.h = 28 (g O2/m3)
Với:
 Ou: phụ thuộc vào hệ thống phân phối khí, chọn hệ thống phân phối bọt
khí nhỏ và mịn; Ou = 7 (gr O2/m3.m), lấy theo bảng 22,
 h: chiều sâu của lớp nước trong bể, h = 4 (m).
Bảng 22: Công suất hòa tan oxy vào nước của thiết bị bọt khí mịn
Điều kiện thí Điều kiện tối ưu Điều kiện trung bình
nghiệm Ou = gr OE = kg Ou = gr OE = kg
2 3
O /m .m O2/KW 2 3
O /m .m O2/KW
Nước sạch ở 1,2 2,2 10 1,7
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 43
điều kiện T =
20OC
Nước thải  8,5 1,5 7 1,2
= 0,7
(“Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”, Trịnh Xuân Lai, Nhà xuất bản
Xây dựng, 2011, Trang 112)
d. Tính toán hệ thống thổi khí cho một đơn nguyên
 Lựa chọn đĩa thổi khí:
+ Đầu tán khí tinh SSI- USA: Model AFD 350 (12")
+ Hãng sản xuất: SSI- USA
+ Lưu lượng thiết kế: 4.2 ~ 8.3 m3/h.
+ Đường kính: 350 mm
 Số đĩa cần phân phối trong 1 bể:
Qkk
N=  1014 (đĩa)
qk 10

Trong đó:

+ Qkk : Lượng không khí cần cấp cho Aerotank; Qkk = 17242 (l/s),

+ qk : cường độ thổi khí của 1 đĩa; qk = 1,7 (l/s)

 Bố trí các đĩa phân phối khí trong 1 bể:


+ 1 tuyến ống cấp khí chính,
+ 87 tuyến ống nhánh, 2 tuyến ống cách nhau 1017 mm
+ 1 tuyến ống nhánh đặt 12 đĩa thổi khí, 2 đĩa cách nhau 0,7 m.
 Tổng cộng có 1044 đĩa thổi khí.
 Lựa chọn máy thổi khí:
+ Áp lực cần thiết của máy thổi khí: Ht = H + hc + hd = 5,5 m
Trong đó:
 H: độ ngập trong nước của thiết bị khuếch tán khí; H = 4m,
 Hc: tổn thất cục bộ; hc = 0,5 m,
 Hd: tổn thất dọc đường; hd = 0,5 m
+ Lưu lượng của máy thổi khí:
Chọn 10 máy thổi khí cho 10 bể aerotank.
Qm = 105 (m3/phút)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 44
=> Chọn máy thổi khí GT – 350, RPM: 600; Q = 107,9 (m3/phút); La = 131,7 (kw).
Hãng Goldentech roots blower.

3.5.4.8. Tính toán các công trình phụ


a. Tính toán đường ống dẫn khí
 Ống dẫn khí chính:

4  Qkk
Dk  = 383 (mm)
10  Vk  3,14

Trong đó:
+ Qkk; Lưu lượng khí cần cung cấp cho toàn hệ thống, Qkk = 17,244 (m3/s),
+ Vk: Vận tốc khí trong ống chính, (10 -15 m/s), chọn Vk = 15 (m/s).
 Chọn ống inox, đường kính 400 (mm).
 Ống nhánh:
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh:
Qkk
Qkkn  = 0,2 (m3/s)
n

Đường kính ống nhánh:

4  Qkkn
d kn   190 (mm)
Vn  3,14

Với Vn: vận tốc khí trong ống nhánh (6÷9); Vn = 7 (m/s).
=> Chọn ống thép tráng kẽm có đường kính 200 (mm)
b. Tính ống dẫn nước thải vào và ra bể Aerotank
4Q
D  1,34(m)
v  3,14  86400

Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải, Q = 133291 (m3/ngày),
+ V: Vận tốc nước thải chảy trong ống, v = 1,1 m/s (giới hạn từ 0,7 – 1,1 m/s).
=> Chọn ống dẫn nước thải bằng thép; đường kính là 1523 mm.
Bảng 23: Kết quả tính toán của bể Aerotank
Kích thước bể Aerotank
Số đơn nguyên 10
Chiều dài 90 (m)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 45
Chiều rộng 9 (m)
Chiều cao 4,5 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Đĩa thổi khí 10440 (cái) SSI-Model AFD + Lưu lượng thiết kế:
350 (12") 4.2 ~ 8.3 m3/h.
+ Đường kính: 350
mm
Máy thổi khí 10 (cái) GT – 350 + RPM: 600;
+ Q = 107,9
(m3/phút);
+ La = 131,7 (kw).
Ống thép mạ kẽm 900 (m) + Chịu áp lực mạnh,
ø400 (dẫn khí) + Chống rỉ
Ống thép mạ kẽm 6960 (m) + Chịu áp lực mạnh,
ø200 (dẫn khí) + Chống rỉ

3.6. Bể lắng li tâm (lắng 2)

3.6.1. Xác định vận tốc lắng


Vận tốc lắng trong bể lắng 2 xác định theo công thức thực nghiệm cùa Lee –
(1982) và Wilson (1996):
6
VL = Vmax  e KC L 10
 0,35 (m/h)

Trong đó:
+ Vmax : vận tốc lắng tối đa trong bể; Vmax = 7 (m/h),

+ K: đối với nước thải sinh hoạt; K = 600,


+ CL: nồng độ bùn hoạt tính tuần hoàn vào bể Aerotank; C L = 0,5Xt = 5000 (g
SS/m3).
Với Xt: hàm lượng bùn tuần hoàn cho bể Aerotank.

3.6.2. Diện tích phần lắng của bể


Q  (1   )  X 5554  (1  0,33  2500
F= = = 5276 (m2)
X  VL 10000  0,35

Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải trong 1 ngày; Q = 5554 (m3/h),

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 46
+  : hệ số tuần hoàn nước cho bể Aerotank;  = 0,33,
2000
+ X: hàm lượng bùn hoạt tính duy trì trong bể Aerotank; X =  2500 (g
0,8
SS/m3),
+ Xt: hàm lượng bùn tuần hoàn cho bể Aerotank; Xt = 10000 (g SS/m3),
+ VL: vận tốc lắng cặn tính toán cho bể lắng; VL = 0,35 (m/h).
Diện tích bể lắng tính luôn buồng phân phối trung tâm:
Fb = 1,1x5276 = 5804 (m2)

3.6.3. Kích thước của bể lắng


Thiết kế 8 bể lắng.
a. Đường kính của mỗi bể lắng
4 Fb
D=  30,5 (m)
3,14  8

Với Fb: diện tích của bể lắng; Fb = 5804 (m2).


=> Đường kính của ống phân phối trung tâm: d = 0,25D = 7,6 (m)
=> Diện tích buồng phân phối trung tâm của 1 bể: f = 45,3 (m2)
b. Diện tích vùng lắng
Fb
FL =  45,3 = 680,2 (m2)
8
c. Chiều cao của bể
Chọn chiều cao toàn bộ cho bể lắng radian là: H = 5 m.
+ Chiều cao phần nước trong: h1 = 1,5 m,
+ Chiều cao bảo vệ: h2 = 0,5 m,
+ chiều cao rốn thu cặn, đặt bơm tuần hoàn là: h3 = 0,65 (m)
+ Chiều cao phần chóp đáy bể (độ dốc 5%): h4 = 2%x15,25 = 0,75 (m),
+ Chiều cao phần chứa bùn: h4 = H – (h1 + h2 + h3+ h4) = 1,6 (m).
d. Máng thu nước
Chọn máng thu nước răng cưa. Máng thu nước đặt vòng tròn có đường kính bằng
0,8 đường kính của bể.
+ Đường kính bố trí máng thu nước:
Dm = 0,8x30,5 = 24,4 (m)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 47
+ Chiều dài máng thu nước:
Lm = Dmx3,14 = 76,6 (m)

3.6.4. Xác định lượng bùn phục hồi cho Aerotank


a. Thể tích phần chứa bùn
Vb = FLxh4 = 1088,3 (m3)
Trong đó:
+ FL: diện tích của vùng lắng cặn; FL = 680,2 (m2),
+ h4: Chiều cao phần chứa bùn; h4 = 1,6 (m).
b. Nồng độ bùn trung bình trong bể
CL  X t
Ctb = = 7500 (g/m3)
2
Trong đó:
+ CL = 0,5Xt = 5000 (mg SS/l);
+ Xt: là hàm lượng bùn hoạt tính tuần hoàn cho bể aerotank; X t = 10000 (mg
SS/l)
c. Lượng bùn chứa trong một bể lắng
Gbùn = VbxCtb = 8162,4 (kg)
d. Lượng bùn cần thiết cho một bể Aerotank
GA = VxX = 3240x2500 = 7965 (kg)
Trong đó:
+ V: thể tích thực của 1 bể Aerotank; V = 3186 (m3),
+ X: là hàm lượng bùn hoạt tính trong bể Aerotank; X = 2500 (mg SS/l).
=> Gbùn > GA: Lượng bùn chứa trong bể lắng đủ để cung cấp cho 1 bể Aerotank hoạt
động trở lại sau quá trình sửa chữa mà không cần phải tốn thời gian tích lũy cặn.

3.6.5. Kiểm tra tải trọng thủy lực


Bảng 24. Chỉ tiêu thiết kế bể lắng đợt 2
Quy trình Tải trọng bề mặt Tải trọng bùn Chiều cao
xử lý (m3/m2.ngày) (kg/m2.ngày) bể (m)
Ngày trung Ngày cao Giờ trung Giờ cao
bình điểm bình điểm
Sau 16,4 – 32,8 41,0 – 49,2 3,9 – 5,85 9,75 3,7 – 6,1

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 48
Aerotank
Sau làm 3,2 – 16,4 24,6 – 32,8 0,98 – 4,85 6,8 3,7 – 6,1
thoáng kéo
dài
Sau bể lọc 16,4 – 24,6 41,0 – 49,2 2,95 – 4,85 7,8 3,0 – 4,5
sinh học
Sau bể khử 16,4 – 24,6 32,8 – 41,0 2,95 – 4,85 7,8 3,0 – 4,5
Nitơ
(“Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải”, Trịnh Xuân Lai, NXB Xây dựng,
2011, trang 153)
a. Tải trọng bề mặt
Q
a= = 22,3 (m3/m2.ngày)
F
Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải trong ngày; Q = 133291 (m3/ngày),
+ F: diện tích phần lắng của bể lắng; F = 5276 (m2).
 A = 22,3 nằm trong khoảng 16,4 ÷ 32,8 (bảng).
b. Vận tốc nước đi lên trong bể
a
V= = 1,1 (m/h) = 0,25 (mm/s)
24
Với: a: tải trọng bề mặt; a = 25,3 (m3/m2.ngày).
 V < 0,5 (mm/s): vận tốc nước đi lên đạt yêu cầu của bể lắng 2.

3.6.6. Thời gian lưu nước trong bể lắng


a. Dung tích của bể lắng
Vbể = HxF = 3,5.5276 = 18466 (m3)
Trong đó:
+ H: là chiều cao làm việc của bể lắng; H = 3,5 (m),
+ F: là diện tích phần lắng; F = 5276 (m2).
b. Lưu lượng nước vào bể lắng
Qtt = (1 + α).Q = 177277 (m3)
Với: Q: là lượng nước thải trong 1 ngày; Q = 133291 (m3).
c. Thời gian lắng

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 49
Vbê
T= = 2,5 (giờ)
Qtt

3.6.7. Tính toán công trình phụ


a. Tính ống dẫn nước thải vào và ra bể khỏi bể lắng
4Q
D  593(mm)
n  v  3,14  86400

Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải, Q = 133291 (m3/ngày),
+ V: Vận tốc nước thải chảy trong ống, v = 0,7 m/s (giới hạn từ 0,7 – 1,1 m/s).
+ n: số bể lắng; n = 8.
=> Chọn ống dẫn nước thải bằng thép; đường kính là 600 mm.
b. Tính toán đường ống dẫn bùn tuần hoàn vào bể Aerotank

4Q
D  234(mm)
n  v  3,14  86400

Trong đó:
+ Q: lưu lượng bùn tuần hoàn, Q = 44430 (m3/ngày),
+ V: Vận tốc bùn chảy trong ống, v = 1,5 m/s (trong điều kiện có bơm v = 1 -
2 m/s),
+ n: số bể lắng; n = 8.
 Chọn ống bằng inox, D = 250 mm.
c. Tính toán ống dẫn bùn dư tới bể chứa bùn
4.Q
D  35,4 (mm)
v.3,14.86400

Trong đó:
+ Q: lưu lượng bùn dư, Q = 683 (m3/ngày),
+ V: Vận tốc bùn chảy trong ống, v = 0,1 m/s (trong điều kiện không bơm v =
0,01 -0,2 m/s).
+ n: số bể lắng; n =8.
 Chọn ống bằng inox, D = 350 mm.
d. Chọn bơm tuần hoàn bùn cho bể aerotank

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 50
+ Cột áp bơm bùn tuần hoàn: h = 6 (m),
+ Lưu lượng của bơm: Q = 58 (m3/h).
 Chọn 2 bơm chìm cho 1 bể lắng
 Hãng sản xuất : APP
 Model : 65ADL 51.5
 Công suất (HP) : 5
 Công suất hút (m³/h) : 58
 Cột áp (m) : 12
 Đặc điểm : họng hút-xả: 80mm
 Xuất xứ : Taiwan
Tên sản phẩm: 80ADL52.2; 66kg.
Bảng 25. Thông số thiết kế bể lắng
Kích thước bể lắng ly tâm
Số đơn nguyên 8
Đưởng kính 30,5 (m)
Chiều cao 5 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Bơm bùn tuần 8 (cái) 65ADL 51.5 + Công suất hút (m³/h): 58.
hoàn + Công suất: 3,7 kw
Mô tơ giảm tốc 8 (cái) Teco- Đài Loan + Công suất: 22kw
+ Tỉ số truyền: 1/5 – 1/600
Thiết bị cào bùn 8 (bộ) - -

3.7. Khử trùng bằng clo

3.7.1. Các hạng mục tính toán


+ Tính toán lượng clo cần thiết,
+ Tính máng trộn,
+ Tính bể tiếp xúc.

3.7.2. Tính toán chi tiết

3.7.2.1. Lượng Clo.


a. Tính toán lượng Clo

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 51
Lượng Clo dùng trong 1 giờ:
QClh 2  a  QTB
h
 3  10 3  5554  16,66 (kg).

Trong đó:
h
+ QTB : Lưu lượng nước thải giờ trung bình, QTB
h
= 5554 m3/h,
+ a: liều lượng Clo hoạt tính lấy theo theo TCXD – 7957: 2008.
 Nước thải sau xử lý cơ học: a = 10 g/m3

Nước thải sau xử lý sinh học không hoàn toàn: a = 5 g/m3
 Nước thải sau xử lý sinh học hoàn toàn: a = 3 g/m3
 Chọn a = 3 g/m3 để tính toán.
Lượng Clo dùng trong một ngày:
QClngày
2
 24  QClh 2  24  16,66  399,84 (kg).

Lượng clo dùng cho 30 ngày là :


QCl302ngày  30  QClngày
2
 30  399,84  11995 ,2 (kg).

b. Thiết bị châm clo vào nước và đường ống dẫn Clo.
Sử dụng Clorator chân không để châm Clo vào nước thải. Sự hóa hơi Clo cần
tiến hành trong các bình, khi châm Clo vào nước, nâng nhiệt độ bình Clo lên 40oC. Khi
ấy, năng suất bốc hơi của một bình là S = 3 (kg/h)
Số lượng bình Clo đồng thời bằng:
h
QTB 16,66
N   5,55
S 3
 Vậy dùng 6 bình Clo sử dụng và 3 dự phòng.
c. Lưu lượng nước cấp cho trạm Clo
Lượng nước tính toán để Clorator làm việc lấy bằng 0,6 m3 cho 1kg Clo ( theo
TCVN 33:2006)
Qt  0,6  16,66  10 (m3/h) = 0,005 (l/s)

 Đường kính ống nước


4  Qt 4  10
D= = = 0,077 m = 77 mm
  3600  3,14  0,6

 Chọn đường kính ống d = 77 mm


 Đường kính ống dẫn Clo

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 52
Q 5  QClh 2 5  16,66
d Cl 2  1,2   1,2   1,2   5,3mm
v M  10  3600  v
3
1,47  10 3  3600  0,8

Trong đó:
+ Q: là lưu lựợng giây lớn nhất của Clo lỏng. Lấy bằng 5 lần lưu lượng giây
trung bình (theo TCVN 33: 2006);
+ QClh : là lượng Clo dùng trong 1 giờ, QClh = 16,66 (kg/h);
2 2

+ M: là trọng lượng thể tích của Clo lỏng lấy bằng 1,4 (tấn/m3),
+ V: là tốc độ trong đường ống lấy bằng 0,8 m/s đối với Clo lỏng.
d. Dự trử Clo
Clo được chứa trong bình chứa có thể tích là 100 lít.

3.7.2.2. Máng trộn


Hiệu quả khử trùng của nước thải phụ thuộc vào khả năng xáo trộn đều dung
dịch clo với nước thải, thời gian tiếp xúc giữa chúng và hàm lượng clo dư.
Công đoạn xáo trộn được thực hiện tại máng trộn (hay bể xáo trộn) hoặc thiết bị
xáo trộn. Thiết bị xáo trộn có thể thiết kế là công trình độc lập hay kết hợp với bể tiếp
xúc. Dung dịch Clo hoạt tính hoặc Ozone được đưa vào máng trộn để trộn đều cùng
với nước thải, sau đó hổn hợp này chuyển qua bể tiếp xúc để thực hiện các quá trình
và phản ứng diệt khuẩn. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của hệ thống khử trùng nước thải
được nêu trên hình.

Hình 6: Sơ đồ quá trình khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn.
Tại máng trộn, hoá chất khử trùng phải được trộn đều với nước thải trong thời
gian từ 1 đến 2 phút. Do các công trình xử lý nước thải hoạt động theo chế độ tự chảy
nên quá trình pha loãng nước thải với hoá chất khử trùng diển ra do thay dổi hướng và
vận tốc dòng chảy trong máng trộn. Người ta thường dùng các loại máng trộn dạng

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 53
vách ngăn có lổ và mạng trộn vây cá. Đối với trạm XLNT công suất lớn, người ta
thường dùng máng trộn Parsan vừa trộn hoá chất vừa kết hợp đo lưu lượng.
Tính toán
Chọn máng trộn vách ngăn có lỗ để tính toán thiết kế. Máng gồm hai ngăn với
các lỗ d=20÷ 100 mm.
Số lỗ trong mỗi ngăn được xác định theo công thức:
4Q 4  1,543
N= = = 165 lỗ
  d  v 3,14  0,12  1,2
2

Trong đó:
+ Q: Lưu lượng nước thải, Q = 1,543 (m3/s),
+ d: đường kính lỗ, d = 0,1 (m),
+ v: Tốc độ chuyển động của nước qua các lỗ, v = 1,2 (m/s).
Chọn số hàng lỗ theo chiều đứng nd = 11 hàng và số hàng lỗ theo chiều ngang:
nn= 15 hàng. Khoảng cách giữa tâm các lổ theo chiều ngang lấy bằng 2d = 2  0,1 =
0,2 m.
Khoảng cách giữa 2 lỗ ngoài cùng đến các thành trong của máng trộn theo chiều
ngang lấy bằng d = 0,1m.
 Chiều ngang máng trộn:
B= 2  d  ( nn -1) + 2  d = 2  0,1  ( 15 - 1) + 2  0,1 = 3 m
Khoảng cách giữa tâm lỗ theo chiều đứng của vách ngăn thứ nhất lấy bằng 2d.
Khoảng cách từ tâm lỗ của hàng ngang dưới cùng đến đáy máng trộn lất bằng d.
 Chiều cao lớp nước trước vách ngăn thứ nhất:
H1 = 2  d  (nd -1) + d = 2  0,1  (11-1) + 0,1 = 2,1 m.
 Tổn thất áp lực qua vách ngăn thứ hai:
v2 1,2 2
h= = = 0,2 m
 2  2 g 0,62 2  2  9,81

Với  là hệ số lưu lượng,  = 0,62 ( Xử lý nước thải đô thị, Trần Đức Hạ)
 Chiều cao lớp nước trước vách ngăn thứ hai:
H2 = H1 + h = 2,1 + 0,19 = 2,3 m.
Khoảng cách a giữa tâm các lỗ theo chiều đứng của vách ngăn thứ hai được xác
định theo công thức.
H2 = a  ( nd -1) + b

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 54
Từ đó rút ra:
H 2  b 2,3  0,175
a= = = 0, 21 m
nd  1 11  1

Trong đó: b là khoảng cách từ tâm lổ của hàng ngang dưới cùng vách ngăn thứ
hai đến đáy máng trộn, chọn b = 1,75  d = 1,75  0,1 = 0,175 m
 Khoảng cách giữa các vách ngăn được tính theo công thức
l = 1,5  B = 1,5  3 = 4,5 m
 Chiều dài tổng cộng của máng trộn với 2 vách ngăn có lỗ:
L = 3  l + 2   = 3  4,5 + 2  0,2 = 14 m.
Với  là bề dày xây dựng của vách ngăn, chọn  = 0,2 m
 Chiều cao xây dựng của máng trộn được tính theo công thức:
H= H2 + Hdp = 2,7 m
Trong đó: Hdp là chiều cao dự phòng tính từ tâm dãy lỗ ngang trên cùng của vách
ngăn đến mép trên cùng của máng trộn, Hdp = 0,4 m.
 Thời gian lưu nước lại trong máng trộn:
H 1  B  L 2,1  3  14
tm = = =56,75 s
Q 1,543

3.7.2.3.Bể tiếp xúc


Bể tiếp xúc có nhiệm vụ tạo điều kiện tiếp xúc tốt hoác chất khử trùng với nước
thải để diển ra quá trình khử trùng. Đồng thời khi nước lưu lại trong bể, các chất Oxy
hoá sẽ oxy hoá tiếp tục các chất hữu cơ mà các quá trình trước đó chưa xử lý được.
Thời gian cần thiết để thực hiện các phản ứng oxy hoá diệt khuẩn là từ 15 đến 30 phút.
Bể tiếp xúc được thiết kế giống như bể lắng nhưng không có thiết bị gom bùn.
Tuy nhiên trong bể tiếp xúc còn diển ra các quá trình đông tụ và lắng tiếp tục nên vận
tốc dòng chảy trong bể không quá lớn để cuốn trôi các hạt lơ lững. Thông thường vận
tốc này không lớn hơn vận tốc trong bể lắng đợt hai.
Tính toán.
Bể tiếp xúc Chlorine thường được thiết kế theo kiểu plug-flow (ngoằn ngoèo). Tỉ
lệ dài : rộng từ 10 : 1 – 40 : 1. Vận tốc tối thiểu của nước thải phải từ 2 - 4,5 m/phút để
tránh lắng bùn trong bể. Thời gian tiếp xúc giữa clo và nước thải là 30 phút kể cả thời
gian tiếp xúc ở mạng trộn và thời gian dẩn nước từ bể tiếp xúc ra nguồn tiếp nhận bằng
cống xả.
Thời gian tiếp xúc trong bể tiếp xúc được tính bằng:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 55
l md 200
t = 30 - tm - = 30 – 0,945– = 24,9 phút
v  60 0,8  60

Trong đó:
+ tm là thời gian lưu nước tại máng trộn, t = 0,21 phút,
+ Lmd là chiều dài mương dẩn nước ra nguồn, l = 200 m,
+ v là vận tốc nước trong mương dẩn, không nhỏ hơn 0,5 m/s, chọn v = 0,8
m/s.
Thể tích hữu ích của bể tiếp xúc được tính theo công thức:
h
W= QTB  t = 5554  0,415 =2304,9 m3

Trong đó:
h
+ QTB là lưu lượng nước thải theo giờ, Qh = 200 m3/h.
+t là thời gian lưu nước tại bể tiếp xúc, t = 24,9 phút = 0,415 h.
Thiết kế 3 bể tiếp xúc, với thông số mổi bể được tính toán như sau:
 Thể tích mổi bể là:

w= = 768,3 m3.
3
 Diện tích của bể:
w 768,3
F= = = 266,1 m2.
H 3
Trong đó: H là chiều cao công tác của bể tiếp xúc lấy bằng 3 m ( H = 1,5  3,0 m;
TCVN 7957:2008/BXD)
Chiều cao xây dựng của bể tiếp xúc là 3,5 m; với chiều cao ao toàn 0,5 m.
Vận tốc nước trong bể tiếp xúc v = 3 m/phút = 0,05 m/s.
 Chiều rộng bể:
h
QTB 5554
b   3,4m
3600  3  v  H 3600  3  0,05  3

 Chiều dài bể:


768,3 768,3
l   75m
b  H 3,4  3

Bể được thiết kế theo kiểu plug-flow với thông số xây dựng như sau:
+ Chiều cao H = 3m.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 56
+ Chiều rộng B = 7,5 m
+ Chiều dài L = 34 m
Xây dựng 9 vách ngăn hướng dòng theo chiều rộng bể, chiều rộng vách ngăn b =
3,4 m.
Bảng 26. Thống kê thông số thiết kế hệ thống khử trùng

STT Tên thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị

Hoá chất Clo

1 Liều lượng g/m3 3

2 Lượng Clo trong 1 giờ kg 16,66

Thiết bị châm Clo: Clorator chân không

3 Số Clorator hoạt động đồng thời N 6

Máng trộn: Kiểu vách ngăn có lổ

4 Đường kính lổ d mm 100

5 Rộng b mm 3000

6 Cao h mm 2700

7 Dài l mm 14000

8 Thời gian lưu nước t s 56,75

Bể tiếp xúc: Kiểu bể ngoằn nghèo

9 Thời gian lưu nước t phút 24,9

10 Số bể n bể 2

11 Rộng b mm 7500

12 Cao h mm 3500

13 Dài l mm 34000

14 Số vách ngăn hướng dòng 9

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 57
3.8. Xử lý bùn

Hình 7. Sơ đồ xử lý bùn phương án 1

3.8.1. Các hạng mục tính toán


+ Tính toán hố gom bùn,
+ Tính toán bể nén bùn,
+ Tính sân phân bùn.

3.8.2. Tính toán chi tiết


3.8.2.1. Hố gom bùn
a. Xác định lượng cặn vào hố gom bùn.
 Tổng cặn.
Tổng lượng cặn được tính theo công thức:
G  Q  (0,8  CSS  0,3  CBOD )  133291  (0,8  0,13  0,3  0,2) = 21859,7 kg/ng.đ

Trong đó:
+ Q: Lưu lượng nước thải, Q = 133291 m3/ng.đ,
+ CSS: Hàm lượng cặn lơ lửng, CSS = 130 (mg/l) = 0,13 (kg/m3),
+ CBOD: Hàm lượng BOD, CBOD = 200 (mg/l) =0,2 (kg/m3).
 Cặn từ bể tuyển nổi.
Lượng cặn từ bể tuyển nổi:
GC  Q  E  C SS  133291  50%  0,0988  6584,58 kg/ng.đ
Trong đó:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 58
+ Q: Lưu lượng nước thải, Q = 133291 (m3/ng.đ),
+ CSS : Hàm lượng cặn lơ lửng vào bể tuyển nổi, CSS = 98,8 (mg/l) = 0,0988
(kg/m3),
+ E: Hiệu suất xử lý của bể tuyển nổi lấy theo SS, E = 50%.
Lượng chất khô trong cặn tươi.
C k  GC  PC  6584 ,58  0,05  329,23kg / ng.đ
Trong đó:
+ Tỷ trọng cặn tươi: SC = 1,02 T/m3. ( Bảng 13-1, [3])
+ Nồng độ cặn: PC = 5% = 0,05. ( Bảng 13-5, [3])
 Chu kỳ xả cặn 12 tiếng.
 Cặn từ bể lắng đợt 2 ( bùn hoạt tính dư).
Lượng bùn hoạt tính dư từ bể lắng đợt 2 được tính theo công thức:
GB  G  GC  21859 ,7  6584 ,58  15275 ,12 kg/ng.đ
Lượng chất khô trong cặn ở bể lắng đợt 2.
Bk  GB  PB  15275,12  0,013  198,58kg / ng.đ
Trong đó:
+ Tỷ trọng bùn hoạt tính dư: SB = 1,005 T/m3. ( Bảng 13-1, [3])
+ Nồng độ bùn hoạt tính dư: PB = 1,3% = 0,013. ( Bảng 13-5, [3])
 Chu kỳ xả cặn 24 tiếng.
b. Xác định nồng và tỷ trọng hỗn hợp cặn
Nồng độ hỗn hợp cặn:
C k  BK 329,23  198,58
P  100 %   100 %  2,41%
G 21859 ,7
Tỷ trọng hỗn hợp cặn:
G Gc Gb
 
S Sc Sb
G 21859 ,58
S   1,009 tấn/m3,
Gc Gb 6584 ,58 15275 ,12
 
Sc Sb 1,02 1,005
Thể tích hổn hợp cặn:
G 21859 ,12  10 3
V   900 m 3 / ng.đ
S  P 1,009  0,0241
c. Tính toán hố gom bùn
+ Thể tích cặn chứa: V = 900 m3/ngày,
+ Kích thức hố gom bùn: D  R  C  15 12  5m ,
+ Sử dụng 2 bơm bùn để bơm bùn từ hố gom.
4.8.2.2. Bể nén bùn
Cặn từ gom bùn được đưa vào bể nén bùn trọng lực kiểu bể đứng. Cặn sau khi
nén có nồng độ bằng 5%.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 59
Diện tích bể nén bùn đứng:
V 900
FT    36 m 2
L 25
Trong đó:
+ V: Lưu lượng bùn, V  900 m 3 / ng.đ
+ L: Tải trọng bề mặt bể nén bùn từ 24-30 m3/m2.ng.đ, chọn L = 25
m3/m2.ng.đ [3]
Vậy thiết kế 2 bể nén bùn với các thông số mỗi bể như sau:
 Diện tích mỗi bể:
FT 36
F1    18 m2.
n 2
 Diện tích ống trung tâm:
V  10 3 900  10 3
F2    0,18m 2
n  v 2  3600  24 2  29  3600  24

Trong đó:
+ v2 : Tốc độ chuyển động của bùn trong ống trung tâm ( 28-30 mm/s) ( Giáo
trình Kỹ thuật xử lý nước thải, Lâm Vĩnh Sơn, 2008), Chọn v2 = 29 mm/s.
+ t: Thời gian vận hành bể, Chọn t = 24 h.
 Diện tích tổng cộng của bể:
F = F1 + F2 = 18 + 0,18 = 18,18 m2.
 Đường kính của bể:

4F 4  18,18
D   4,8m
 3,14

 Đường kính ống trung tâm:


4 F2 4  0,18
d   0,48m
 3,14

 Đường kính phần loe trung tâm:


d2 = 1,35  d = 1,35  0,48 = 0,658 m
 Đường kính tấm chắn:
dc = 1,3  d2 =1,3  0,658 = 0,84 m.
 Chiều cao phần lắng của bể nén bùn:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 60
h1  v1  t  3600  0,0001  10  3600  3,6m

Trong đó:
+ v1 : Vận tốc lắng của cặn, v1 = 0,0001 m/s (Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước
thải, Lâm Vĩnh Sơn, 2008),
+ t : Thời gian lắng ứng với thời gian lưu cặn trong bể, Chọn t = 10h ( Theo
Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết).
Chiều cao phần hình nón với góc nghiêng 450 , đường kính bể D = 4,8 m và
đường kính đáy bể dD = 0,5 m sẽ bằng:
D  dD 4,8  0,5
h2    2,15m
2  cot 45 0
2 1
 Chiều cao phần cặn đã được nén:
hc  h2  h0  hth  2,15  0,4  0,3  1,45m

Trong đó:
+ h0 : Khoảng cách từ đáy ống loe đến tâm tấm chắn, h0 = 0,25-0,5 m lấy bằng
0,4 m
+ hth : Chiều cao lớp nước trung hoà, hth = 0,3 m.
 Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn:
H = h1 +h2 +h3 = 3,6 + 2,15 + 0,4 = 6,15 m
Với: h3 : Chiều cao bảo vệ, h3 = 0,4 m.
Nước được tách ra sau quá trình nén bùn được dẩn trở lại bể điều hoà để tiếp tục xử lí.
4.8.2.3. Sân phơi bùn
Thể tích cặn sau khi nén với nồng độ cặn P = 5%.
21859 ,12  10 3
V   433,3m 3 / ng.đ
1,009  0,05

Chỉ tiêu thiết kế sân phơi bùn:


+ Nồng độ cặn đầu vào: Pv = 5%
+ Nồng độ cặn đầu ra: Pr = 25%
Chọn chiều dày bùn 25% là 10 cm sau 28 ngày 1m2 sân phơi được lượng cặn.
g  v  s  p  0,08  1,29  0,25  0,0258 tấn= 25,8 kg

Trong đó :
+ v  1  0,08  0,08m 3 ,
+ s: Tỷ trọng cặn khô.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 61
21859 ,58
s  1,29
6584 ,58 15275 ,12

1,4 1,25

+ p: Nồng độ bùn, p = 25% = 0,25


Lượng bùn cần phơi trong 28 ngày:
G = 21  21859,12 = 459041,5 kg.
Diện tích sân phơi:
G 459041,5
F=   17792 m2.
g 25,8

Có thể bố trí 63 ô, diện tích mỗi ô:


17792
f   282 m 2
63
Mỗi ô có kích thước : D x R = 30 x 10 m.
Chiều cao sân phơi:
H = h1 + h2 + h3 + h4 = 0,2 + 0,2 + 0,5 + 0,3 = 1,2 m.
Trong đó:
+ h1: Chiều cao lớp sỏi, h1 = 0,2 m,
+ h2: Chiều cao lớp cát, h2 = 0,2 m,
V 433,3
+ h3: Chiều cao dung dịch bùn, h3    0,5m
3  f 3  282

+ h4: Chiều cao bảo vệ, h4 =0,3 m.


Bảng 27. Thống kê các thông số thiết kế hệ thống xử lý bùn
Kích thước hố gom bùn
Số đơn nguyên 1
Chiều dài 15 (m)
Chiều rộng 12 (m)
Chiều cao xây dựng 5 (m)
Kích thước bể nén bùn
Số đơn nguyên 1
Đường kính 4,8 (m)
Chiều cao xây dựng 6,15 (m)
Sân phơi bùn
Số đơn nguyên 63
Chiều dài 30 (m)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 62
Chiều rộng 10 (m)

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CHO PHƯƠNG ÁN 2

4.1. Khái quát các công trình giống phương án 1


Các công của phương án được sử dụng lại của phương án 1 là:
+ Song chắn rác,
+ Bể điều hòa thổi khí,
+ Bể lắng kết hợp tuyển nổi dạng ly tâm,
+ Khử trùng bằng clo.

4.2. Bể lắng cát thổi khí


Bể lắng cát đặt sau song chắn rác, đặt trước bể điều hòa lưu lượng và chất lượng,
đặt trước bể lắng đợt I. Đôi khi người ta đặt bể lắng cát trước song chắn rác, tuy nhiên
việc đặt sau song chắn rác có lợi cho việc quản lý bể lắng cát hơn. Trong bể lắng cát
các thành phần cần loại bỏ, lắng xuống nhờ trong lượng bản thân của chúng. Chúng ta
cần phải tính toán làm thế nào các hạt cát và cá hạt vô cơ cần giỡ lại sẽ lắng xuống còn
các chất lơ lửng hữu cơ khác trôi đi.
Nhiệm vụ của bề lắng cát là toại bỏ cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy
tình, mảnh kim loại, tro tàn, than vun,…để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn,
lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn. Có nhiều loại bể lắng cát tùy thuộc vào đặc tính
dòng chảy như bể lắng cát có dòng chảy ngang trong mương tiết diện hình chữ nhật,
bể lắng cát có dòng chảy dọc theo máng tiết diện hình chữ nhật đặt theo chu vi của bể
tròn, bể lắng cát sục khí, bể lắng cát có dòng chảy xoáy, bề lắng cát ly tâm. Ở đây chọn
bề lắng cát thổi khí để tính toán thiết kế.
Bể lắng cát thổi khí có hình dạng chữ nhật có hệ thống sục khí bằng ống nhựa
khoan lỗ, lấy cát ra khỏi bể bằng bơm phun tia để dồn cát về mương thu cát.

4.2.1. Các hạng mục tính toán


+ Tính toán kích thước bể,
+ Tính toán hệ thống thổi khí,
+ Lựa chọn bơm cát.

4.2.2. Tính toán chi tiết

4.2.2.1. Kích thước bể lắng cát thổi khí


Bảng 28. Các thông số tiêu biểu để thiết kế bể lắng cát

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 63
TT Thông số thiết kế Khoảng giá trị Giá trị đặc
trưng

1 Thời gian lưu nước tính theo lưu lượng giờ lớn 2–5 3
nhất (phút)

2 Kích thước:
Chiều cao (m) 2–5
Chiều dài (m) 7,5 – 20
Chiều rộng (m) 2,4 – 7

3 Tỉ số giữa chiều rộng và chiều cao 1:1 – 5:1 1,5:1

4 Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng 3:1 – 5:1 4:1

5 Lượng không khí cung cấp (m3/phút. Mét dài) 0,2 – 0,5

6 Lượng cát lắng trong bể, m3/103 m3 nước thải 0,004 – 0,2 0,15

(Sách “Xử lý nước thải đô thị & công nghiệp”,NXB ĐH Quốc gia TPHCM, Lâm Minh
Triết)
a. Thể tích bề lắng cát thổi khí:
Qmax.h  t
Wbê   407,05 (m3)
60
Trong đó:
+ Qmax-h – Lưu lượng giờ lớn nhất, Qmax-h = 8141m3/h,
+ t – Thời gian lưu nước trong bể, t = 3 phút.
Tính toán bề lắng cát thổi khí theo bảng TK-6 (sách Lâm Minh Triết) chọn tỉ lệ
giữa chiều rộng với chiều cao B:H = 1,5:1 và chọn chiều cao công tác của bể là H =
2,5m.
Chọn 3 đơn nguyên công tác và một đơn nguyên dự phòng.
b. Chiều rộng của bể lắng cát thổi khí
B  1,5  H  1,5  2,5  3,75 (m)

c. Chiều dài của bể lắng cát thổi khí


Wbê 407 ,05
L  = 14,5 (m)
n B H 3  3,75  2,5

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 64
Trong đó:
+ n: Số đơn nguyên công tác, n = 3,
+ B: Chiều ngang mỗi đơn nguyên, B = 3,75 m,
+ H: Chiều cao công tác của bề lắng cát thổi khí, H = 2,5 m.
Độ dốc ngang của đáy bề i = 0,4 (i = 0,2-0,4 TCXD 51-2008) dốc về phía mương
thu cát.
d. Thể tích cát sinh ra trong một ngày:
 Mỗi ngày sẽ xả cát một lần. Ta có thể tích cát là:
Qtb  qo 133291  0,15
Wc   = 20 (m3/ngày đêm)
1000 1000
Trong đó:
+ Qtb = 133.291 m3/ngđ,
+ qo =lượng cát trong 1000 m3 nước thải, qo = 0,15 m3 cát /1000 m3 nước thải.
e. Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong một ngày đêm
Wc 20
hc    0,12 (m)
L  B  n 14,5  3,75  3

g. Chiều cao xây dựng của bể lắng cát ngang


Hxd = H + hc + hbv = 2,5 + 0,12 + 0,4 = 3,02 (m)
Trong đó:
+ H: Chiều cao công tác, H = 2,5m,
+ hc: Chiều cao lớp cát, hc = 0,12m,
+ hbv : Chiều cao bảo vệ, hbv = 0,4m.

4.2.2.2. Tính toán hệ thống thổi khí


a. Tính toán lưu lượng khí
Lưu lượng khí cần cung cấp cho mỗi đơn nguyên tính theo công thức:
Qkk  L  I  14,5  0,5  7,25 (m3/phút)

Trong đó:
+ L: Chiều dài của bể lắng cát thổi khí,
+ I: Cường độ không khí cung cấp trên một mét chiều dài bể, I =
0,5m3/phút.mét dài.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 65
Lưu lượng không khí tổng cộng cần cung cấp cho bể lắng cát tình theo công
thức:
Qkktc  Qkk  n  7,25  3  21,75 (m3/phút)

Trong đó:
+ Qkk: Lưu lượng không khí cung cấp cho một đơn nguyên, Qkk = 7,25
m3/phút,
+ n: Số đơn nguyên công tác, n=3.
b. Chọn máy thổi khí cho mỗi đơn nguyên.
Máy thổi khí Longtech LT – 080
+ Q = 7,37 m3/phút,
+ H = 2 m,
+ La = 4,08 kW,
+ RPM = 1600.
c. Hệ thống ống khí
Hệ thống sục khí nằm dọc theo một phía của tường bể. chiều dài ống gió chính là
14000 mm (14 m) cách tường mỗi đầu 250 mm.
Ống thổi khí đặt ở độ sâu: 0,7H = 0,7x2,5 = 1,75 m
Dàn phân phối khí làm bằng ống đục lỗ, đường kính 3,5 mm và nối vào các ống
có chiều dài 150 mm. Khoảng cách giữa các lỗ là 250 mm
Số lỗ trên ống chính:
L 14000
n 2   2  112 (lỗ)
250 250

4.2.2.3. Hố thu cát


Thiết kế hố thu cát: góc nghiêng của đáy thu cát không nhỏ hơn 600 theo phương
ngang (8.3.6,7957:2008), chọn góc 600. Hố cát có dạng hình chóp cụt đều. Đáy có
hình vuông, cạnh 0,5m.
Chiều cao hố thu cát:
3Wc 3  20
h 

n S1  S 2  S1  S 2  314,06  0,25  14,06  0,25   1,24 m (m)
Trong đó:
+ S1: Diện tích đáy lớn: S1 = B2 = 3,752 = 14,06 (m2),

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 66
+ S2: Diện tích đáy bé: S2 = 0,52 = 0,25 m2.

4.2.2.4. Chọn máy bơm cát


Cát được đưa về đầu hố thu cát bằng thiết bị cào cát cơ giới, tốc độ quay 0,5-1
vòng/phút.Thời gian mỗi lần xả cát dài 30 phút. Lượng cát cần xả mỗi phút:
20
 0,667 m3/phút.
30
Lấy cát ra khỏi bể bằng máy bơm cát DGPN-4-55, mỗi đơn nguyên 1 máy bơm
với thông số mỗi bơm như sau:
+ Đường kính ống 100mm,
+ Động cơ 5,5Kw,
+ Đẩy cao 10m,
+ Công suất 1m3/phút,
+ Trọng lượng 120kg.

4.2.2.5. Sân phơi cát


Diện tích hữu ích của sân phơi cát:
N  P  365 380830  0,03  365
F   834 (m2)
100  h 1000  5
Trong đó:
+ P: lượng cát giữ lại trong bể lắng cát, P = 0,03 l/người/ngày,
+ h: chiều cao lớp bùn cát trong năm, h = 3-5 m/năm (8.3.8, 7957:2008),
+ N: số dân tính toán.
Chọn sân phơi cát gồm 4 ô, mỗi ô có diện tích bằng 834 ÷ 4 = 208,5 (m2). Kích
thước mỗi ô trong mặt bằng L x B = 20 x 10,5 m.
Bảng 29. Thống kê thông số thiết kế bể lắng cát thổi khí
Kích thước bể lắng cát
Số đơn nguyên 4
Chiều dài 14,5 (m)
Chiều rộng 3,75 (m)
Chiều cao làm việc 3,02 (m)
Chiều cao hố thu cát 1,24 (m)
Kích thước sân phơi cát
Số đơn nguyên 4
Chiều dài 20 (m)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 67
Chiều rộng 10,5 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Bơm cát 4 (cái) DGPN-4-55 + Đường kính ống 100mm
+ Động cơ 5,5Kw
+ Đẩy cao 10m
+ Công suất 1m3/phút
+ Trọng lượng 120kg
Mô tơ giảm tốc 4 (cái) Teco- Đài Loan + Công suất: 22 Kw
+ Tỉ số truyền: 1/5 ÷ 1/600.
Thiết bị cào cát 4 (bộ) - -
Máy thổi khí 4 (cái) Longtecth LT 80 + Công suất: 4,03 Kw,
+ Q = 7,37 m3/phút,
+ H = 2 m,

4.3. Tháp lọc sinh học nhỏ giọt

4.3.1. Các hạng mục tính toán


+ Xác định kích thước bể lọc, số lượng,
+ Tính toán lượng không khí cần cấp và lựa chon bơm khí,
+ Tính toán hệ thống tưới phản lực.

4.3.2. Tính toán chi tiết

4.3.2.1. Chất lượng nước đầu vào


Bảng 30. Chất lượng nước đầu vào của bể lọc sinh học

1 Lưu lượng trung bình (Qtb) 133291 m3/d

2 BOD5 đầu vào (So) 145 mg/l

3 BOD5 đầu ra (S) 30 mg/l

4 Nhiệt độ (T) 27 0
C

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 68
4.3.2.2. Lựa chọn vật liệu lọc
Vật liệu lọc:
+ Kích thước: (500 x 500 x 500) mm,
+ Nhiệt độ làm việc: 45oC,
+ Bề mặt riêng: ≥200 - 220 m2/m3,
+ Độ rỗng xốp: ≥93%,
+ Áp suất làm việc: 1 bar,
+ Vật liệu chế tạo: Nhựa PVC,
+ Xuất xứ: Việt Nam.

4.3.2.3. Tính tải trọng BOD5 cho phép


Do BOD5 đầu vào của bễ lọc sinh học là 145 mg/l < 300 mg/l nên sử dụng công
thức của Liên Xô để tính tải trọng chất hữu cơ BOD5 cho phép trên 1 m2 bề mặt lớp
vật liệu lọc:
Co = P.H.KT.  = 58,64 (gr BOD5/m2.ngày)
Trong đó:
+ H: chiều cao của lớp vật liệu lọc (4 – 9m); H = 4 m,
+ P: độ rỗng của lớp vật liệu lọc; P = 93 %,
+ KT: hằng số nhiệt độ:
KT = K20.1,047(T-20) = 0,276
Với
 K20: là hằng số nhiệt độ ở 20OC; K20 = 0,2,
 T: là nhiệt độ của nước thải; T = 27OC.
+  : hệ số phụ thuộc vào hàm lượng BOD5 trong nước thải đã được xử lý;  =
1,75.
Bảng 31: Hệ số  lấy theo giá trị BOD5 đầu ra

BOD5 đầu ra 10 15 20 25 30 35 40 45 50

ƞ 3,3 2,6 2,25 2 1,75 1,6 1,45 1,3 1,2

(“Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải,Trịnh Xuân Lai, trang 184”)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 69
4.3.2.4. Tải trọng thủy lực cho phép trên 1 m3 vật liệu lọc
C o .Fa
qo =  80,9 (m3/m3.ngày)
So

Trong đó:
+ Co: tải trọng BOD5 cho phép trên 1 m2 diện tích bề mặt lớp vật liệu lọc; Co =
58,64 (gr BOD5/m2.ngày),
+ Fa: diện tích bề mặt lớp vật liệu lọc trong một đơn vị thể tích lớp vật liệu lọc;
Fa = 200 (m2/m3),
+ So: hàm lượng BOD5 trong nước thải đầu vào; So = 145 (mg/l).

4.3.2.5. Thể tích cần thiết của khối vật liệu lọc
Qtb
W= = 1648 (m3)
qo

Trong đó:
+ Qtb: lưu lượng nước thải trung bình trong ngày; Qtb = 133291 (m3/ngày),
+ qo: tải trọng thủy lực cho phép; qo = 80,9 (m3/m3.ngày).

4.3.2.6. Kích thước của bể lọc sinh học


Chọn bể lọc hình tròn.
a. Diện tích mặt bằng cần thiết
W
F=  412 (m2)
H
Trong đó:
+ W: thể tích cần thiết của lớp vật liệu lọc; W = 1648 (m3),
+ H: Chiều cao của lớp vật liệu lọc; H = 4 (m).
b. Đường kính của bể lọc
4F
D= = 9,4 (m)
3,14n

Trong đó:
+ F: là diện tích mặt bằng cần thiết; F = 412 (m2),
+ n: số bể lọc sinh học; n = 6.
c. Chiều cao xây dựng của bể lọc
Hx = H + H1 + H2 + H3 = 5,3 m
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 70
Trong đó:
+ H: chiều cao của lớp vật liệu lọc; H = 4 m,
+ H1: chiều cao bảo vệ; H1 = 0,5 m,
+ H2: chiều cao của hệ thống tưới phản lực so với bề mặt vật liệu lọc, H2 = 0,2
m,
+ H3: chiều cao của đáy thu nước; H3 = 0,6 m.

4.3.2.7. Tính toán lượng không khí cần cấp


Dùng quạt gió để cung cấp oxi cho quá trình xử lý.
Qtb .S o
Qkk = = 1353445 (m3 /ngày)
21.0,68

Trong đó:
+ So: hàm lượng BOD5 trong nước thải vào bể lọc sinh học; So = 145 (mg/l),
+ Qtb: lưu lượng nước thải trung bình trong ngày; Qtb = 133291 (m3).
Lựa chọn máy thổi khí:
Mỗi bể sẽ bố trí 2 máy thổi khí để cung cấp oxi cưỡng bức cho quá trình xử lý
nước thải.
+ Số lượng máy: 12 cái.
+ Công suất mỗi máy: 79 m3/phút
+ Áp suất quạt lấy bằng 6 m;
 Máy thổi Godentech (đài loan)
 Tên sản phẩm: GT-300
 Q = 82,62 (m3/phút),
 Áp lực từ 6 m.
 Công suất 103 kw

4.3.2.8. Tính toán thiết bị tưới phản lực


a. Thông số thiết kế
+ Đường kính lỗ tưới; d = 15 mm,
+ Lưu lượng nước đi vào mỗi bề; Qs = 0,26 (m3/s),
+ Vận tốc nước chảy trong uống nhánh; vn = 1 (m/s)
b. Đường kính tưới
Dt = D -200 = 9200 (mm)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 71
Với D: đường kính của bể lọc, D = 9400 (mm)
c. Đường kính ống nhánh
Chọn 4 ống nhánh phân phối nước trên bề mặt bể lọc.
4Qs
Dpp = = 300 (mm)
3,14.4.v n

Trong đó:
+ Qs: Lưu lượng nước đi vào mỗi bể; Qs = 0,26 (m3/s),
+ vn: Vận tốc nước chảy trong uống nhánh; vn = 1 (m/s)
Chọn Dpp = 300 (mm), kiểm tra lại vận tốc vn = 0,92 (m/s) nằm trong khoảng
0,6 – 1 m/s.
d. Đường kính ống dẫn nước chính
4Q s
Dc = = 600 (mm)
3,14 v c

Trong đó:
+ Qs: Lưu lượng nước đi vào mỗi bể; Qs = 0,26 (m3/s),
+ vc :Vận tốc nước chảy trong uống chính; vc = 1 (m/s).
e. Tính toán số lỗ tưới trên mỗi ống nhánh phân phối
1
m= 2
= 58 (lỗ)
 80 
1  1  
 Dt 

Với Dt: là đường kính tưới; Dt = 9200 (mm)


g. Tổn thất áp lực qua hệ thống tưới

 Q   256 .10 6 81.10 6 294 .Dt 


2

Htb =  n  . 4 2   2 3   1,6 m



 2   d .m
4
D pp k .10 

Trong đó:
+ Qn: lưu lượng nước thải vào 1 ống nhánh; Qn = 65 (l/s)
+ d: đường kính lỗ tưới; d = 15 (mm),
+ m: số lượng lỗ tưới; m = 58,
+ Dt: đường kính tưới; Dt = 9200 (mm),
+ Dpp: đường kính của ống nhánh phân phối nước; Dpp = 300 (mm),

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 72
+ k: là mô đun lưu lượng, k = 40000 (l/s):
2
3,14.D pp .C. R
k=  40000 (l/s)
4
Với:
 C = 65,2, tra theo bảng 4.7 của N.N.Pavlopxki,
 R: bán kính thủy lực; R = 75.
h. Tính số vòng quay
348 .10 6.Qs
nq = = 47 (vòng/phút)
4.4.m.d 2 .Dt

Trong đó:
+ Qs: lưu lượng nước thải vào 1 bể; Qs = 390 (l/s),
+ d: đường kính lỗ tưới; d = 15 (mm),
+ m: số lượng lỗ tưới; m = 58,
+ Dt: đường kính tưới; Dt = 9200 (mm).
i. Khoảng cách giữa các lỗ tưới
Khoảng cách từ 1 lỗ hở bất kỳ tới tâm:
Dt i
ri = . =
2 m

Trong đó:
+ i: thứ tự các lỗ tưới trên ống; i = 1, 2, 3 ....
+ m: số lượng lỗ tưới; m = 58,
+ Dt: đường kính tưới; Dt = 9200 (mm).
Bảng 32: Khoảng cách giữa các lỗ tới tâm của hệ thống tưới

STT Đơn vị Độ dài STT Đơn vị Độ dài

1 mm 604 31 mm 3363

2 mm 854 32 mm 3417

3 mm 1046 33 mm 3470

4 mm 1208 34 mm 3522

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 73
5 mm 1351 35 mm 3573

6 mm 1480 36 mm 3624

7 mm 1598 37 mm 3674

8 mm 1708 38 mm 3723

9 mm 1812 39 mm 3772

10 mm 1910 40 mm 3820

11 mm 2003 41 mm 3868

12 mm 2092 42 mm 3914

13 mm 2178 43 mm 3961

14 mm 2260 44 mm 4007

15 mm 2339 45 mm 4052

16 mm 2416 46 mm 4097

17 mm 2490 47 mm 4141

18 mm 2563 48 mm 4185

19 mm 2633 49 mm 4228

20 mm 2701 50 mm 4271

21 mm 2768 51 mm 4313

22 mm 2833 52 mm 4356

23 mm 2897 53 mm 4397

24 mm 2959 54 mm 4439

25 mm 3020 55 mm 4479

26 mm 3080 56 mm 4520

27 mm 3139 57 mm 4560

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 74
28 mm 3196 58 mm 4600

29 mm 3253

30 mm 3308

4.3.1.9. Tính toán công trình phụ


a. Ống dẫn nước sang bể lắng
4.Q
D  572,3(m)
n.v.3,14.86400

Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước thải, Q = 133291 (m3/ngày),
+ V: Vận tốc nước thải chảy trong ống, v = 1 m/s (giới hạn từ 0,7 – 1,1 m/s),
+ n: số bể lọc sinh học; n = 6.
=> Chọn ống dẫn nước thải bằng thép; đường kính là 600 mm.
b. Tính toán mương thu nước
+ Chọn độ dốc của đáy bể lọc là 5%,
 Chiều cao độ dốc là: 5%.4,7 = 235 mm
+ Thiết kế máng thu nước, 700x700 mm,
+ Ống tròn thu nước trung tâm với D = 2000 mm.
Bảng 33. Thống kê thông số thiết kế tháp lọc sinh học
Kích thước tháp lọc sinh học
Số đơn nguyên 6
Đường kính 9,4 (m)
Chiều cao xây dựng 5,3 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Đệm vi sinh 1648 (m3) - + Kích thước: 500x500x500
+ Bề mặt riêng: ≥200 - 220
m2/m3,
+ Độ rỗng xốp: ≥93%,
+ Vật liệu chế tạo: Nhựa

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 75
PVC,

Máy thổi khí 4 (cái) Goldentech GT- + Công suất: 103 Kw,
300
+ Q = 79 m3/phút,
+ H = 6 m,

4.4. Bể lắng ngang (lắng 2)

4.4.1. Các hạng mục tính toán


+ Xác định tải trọng thủy lực cho bể lắng,
+ Xác định kích thước bể.

4.4.2. Tính toán chi tiết


a. Xác định tải trọng thủy lực
Xác định tải trọng tính toán bể lắng ngang đợt II sau bể tháp lọc sinh học nhỏ
giọt:
qo  3,6  K s  u o  3,6  1,4  0,4  2,016 (m3/m2.h)

Trong đó:
+ Ks: Hệ số sử dụng dung tích đối với bể lắng ngang, Ks = 0,4,
+ uo: Độ lớn thủy lực của màng sinh học khi xử lý sinh học hoàn toàn, uo =
1,4mm/s.
b. Diện tích mặt thoáng của bể lắng ngang
Qtb.h 5554
F   2755 (m2)
qo 2,016

Trong đó:
+ Qtb.h : lưu lượng nước thải trung bình giờ, Qtb.h = 5554 (m3/h),

c. Diện tích mặt cắt ướt của bể:


Qtb 5554
f    309 (m2)
v  3600 0,005  3600

Trong đó:
+ Qtb.h : lưu lượng nước thải trung bình giờ, Qtb.h = 5554 (m3/h),

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 76
+ Vận tốc chảy trong bể: v = 5 mm/s = 0,005 m/s.
d. Chiều rộng của bể lắng:
f 309
B   88 (m)
H 3,5

Với: Chiều cao tính toán của vùng lắng: H = 3,5m


e. Chiều rộng của mỗi đơn nguyên:
Chọn số đơn nguyên công tác: n = 6.
B 88
b   15 (m)
n 6
g. Chiều dài bể lắng:
F 2755
L   31 (m)
B 88
h. Thể tích vùng chứa cặn:
a  N tt  100 28  380083  100
Wc    118,48 (m3)
(100  p)  1000  1000  n (100  98,5)  1000  1000  6

Trong đó:
+ a = 28 g/ngđ: Tiêu chuẩn bùn hoạt tính sau bể lọc sinh học,
+ p = 98,5%: D965 ẩm bùn hoạt tính,
+ n = 6: Số đơn nguyên,
+ Nt t= 380830 người: Dân số tính toán
i. Chiều cao xây dựng bể lắng ngang đợt II
HXD = H + hbv + hth + hc = 4,6 (m)
Trong đó:
+ hbv: Chiều cao bảo vệ; hbv = 0,5 (m),
+ hth: Chiều cao lớp nước trung hòa; hth = 0,4 (m),
+ hc: Chiều cao lớp cặn lắng lấy từ 0,2 – 0,5m; hc = 0,2 (m),
+ H: Chiều cao công tác; H = 3,5 (m).
Bảng 34. Thống kê thông số thiết kế bể lắng 2
Kích thước bể lắng 2
Số đơn nguyên 6
Chiều dài 31 (m)
Chiều rộng 15 (m)
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 77
Chiều cao xây dựng 4,6 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Bơm bùn 6 (cái) Mastra MAF- + Công suất 5,5 kW
5500P
+ Nguồn điện 380 V
+ Cột áp tối đa 27(m)
+ Lưu lượng tối đa 144 (m3/h)
Mô tơ giảm tốc 6 (cái) Teco- Đài Loan + Công suất: 22 Kw,
+ Tỉ số truyền: 1/5 – 1/600.
Thiết bị cào bùn 6 (bộ) - -

4.5. Xử lý bùn

Hình 8: Sơ đồ công nghệ xử lý cặn phương án 2

4.5.1. Các hạng mục tính toán


+ Tính toán hố gom bùn,
+ Tính toán bể nén bùn,
+ Lựa chịn máy ép bùn.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 78
4.5.2. Tính toán chi tiết

4.5.2.1. Hố gom bùn


a. Xác định lượng cặn vào hố gom bùn.
 Tổng cặn
Tổng lượng cặn được tính theo công thức:
G  Q  (0,8  CSS  0,3  CBOD )  133291  (0,8  0,13  0,3  0,2) = 21859,7 kg/ng.đ

Trong đó:
+ Q: Lưu lượng nước thải, Q = 133291 m3/ng.đ,
+ CSS: Hàm lượng cặn lơ lửng, CSS = 130 (mg/l) = 0,13 (kg/m3),
+ CBOD: Hàm lượng BOD, CBOD = 200 (mg/l) =0,2 (kg/m3).
 Cặn từ bể tuyển nổi
Lượng cặn từ bể tuyển nổi:
GC  Q  E  C SS  133291  50%  0,0988  6584,58 kg/ng.đ
Trong đó:
+ Q: Lưu lượng nước thải, Q = 133291 (m3/ng.đ),
+ CSS: Hàm lượng cặn lơ lửng vào bể tuyển nổi, CSS = 98,8 (mg/l) = 0,0988
(kg/m3),
+ E: Hiệu suất xử lý của bể tuyển nổi lấy theo SS, E = 50%.
Lượng chất khô trong cặn tươi.
C k  GC  PC  6584 ,58  0,05  329,23kg / ng.đ
Trong đó:
+ Tỷ trọng cặn tươi: SC = 1,02 T/m3. ( Bảng 13-1, [1]),
+ Nồng độ cặn: PC = 5% = 0,05. ( Bảng 13-5, [1]).
Chu kỳ xả cặn 12 tiếng.
 Cặn từ bể lắng đợt 2 ( bùn hoạt tính dư).
Lượng bùn hoạt tính dư từ bể lắng đợt 2 được tính theo công thức:
GB  G  GC  21859 ,7  6584 ,58  15275 ,12 kg/ng.đ
Lượng chất khô trong cặn ở bể lắng đợt 2.
Bk  GB  PB  15275,12  0,015  229,13kg / ng.đ
Trong đó:
+ Tỷ trọng bùn hoạt tính dư: SB = 1,025 T/m3. ( Bảng 13-1, [1])
+ Nồng độ bùn hoạt tính dư: PB = 1,5% = 0,015. ( Bảng 13-5, [1])
Chu kỳ xả cặn 24 tiếng.
b. Xác định nồng và tỷ trọng hỗn hợp cặn.
Nồng độ hỗn hợp cặn:
Ck  BK 329,23  229,13
P  100 %   100 %  2,55 %
G 21859 ,7
Tỷ trọng hỗn hợp cặn:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 79
G GC GB
 
S SC S B
G 21859 ,58
S   1,0235 tấn/m3,
GC GB 6584 ,58 15275 ,12
 
SC S B 1,02 1,025
Thể tích hỗn hợp cặn:
G 21859 ,12  10 3
V    838 m 3 / ng.đ
S  P 1,0235  0,0255
c. Tính toán hố gom bùn
Thể tích cặn chứa: V = 840 m3/ngày.
Kích thức hố gom bùn: D  R  C  16  10,5  5m .
Sử dụng 2 bơm bùn để bơm bùn từ hố gom
4.5.2.2. Bể nén bùn
Cặn từ gom bùn được đưa vào bể nén bùn trọng lực kiểu bể đứng. Cặn sau khi
nén có nồng độ bằng 5%.
Diện tích bể nén bùn đứng
V 838
FT    32,2m 2
L 26
Trong đó:
+ V: Lưu lượng bùn, V  838m 3 / ng.đ
+ L: Tải trọng bề mặt bể nén bùn từ 24-30 m3/m2.ng.đ, chọn L = 26
m3/m2.ng.đ [1]
 Vậy thiết kế 2 bể nén bùn với các thông số mỗi bể như sau:
 Diện tích mỗi bể:
FT 32,2
F1    16,1 m2.
n 2
 Diện tích ống trung tâm:
V  10 3 838  10 3
F2    0,17 m 2
n  v2  3600  24 2  29  3600  24

Trong đó:
+ v2 : Tốc độ chuyển động của bùn trong ống trung tâm ( 28-30 mm/s) ( Giáo
trình Kỹ thuật xử lý nước thải, Lâm Vĩnh Sơn, 2008), Chọn v2 = 29 mm/s.
+ t: Thời gian vận hành bể, Chọn t = 24 h.
 Diện tích tổng cộng của bể:
F = F1 + F2 = 16,1 + 0,17 = 16,27 m2.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 80
 Đường kính của bể:

4F 4  16,27
D   4,6m
 3,14

 Đường kính ống trung tâm:


4F2 4  0,17
d   0,47 m
 3,14

 Đường kính phần loe trung tâm:


d2 = 1,35  d = 1,35  0,47 = 0,635 m
 Đường kính tấm chắn:
dc = 1,3  d2 =1,3  0,635 = 0,826 m.
 Chiều cao phần lắng của bể nén bùn:
h1  v1  t  3600  0,0001  10  3600  3,6m

Trong đó:
+ v1 : Vận tốc lắng của cặn, v1 = 0,0001 m/s (Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước
thải, Lâm Vĩnh Sơn, 2008),
+ t : Thời gian lắng ứng với thời gian lưu cặn trong bể, Chọn t = 10h ( Theo
Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Lâm Minh Triết).
Chiều cao phần hình nón với góc nghiêng 450, đường kính bể D = 4,6 m và
đường kính đáy bể dD = 0,5 m sẽ bằng:
D  dD 4,6  0,5
h2    2,05m
2  cot 45 0
2 1
 Chiều cao phần cặn đã được nén:
hc  h2  h0  hth  2,05  0,4  0,3  1,35m

Trong đó:
+ h0: Khoảng cách từ đáy ống loe đến tâm tấm chắn, h0 = 0,25-0,5 m lấy bằng
0,4 m
+ hth: Chiều cao lớp nước trung hoà, hth = 0,3 m.
 Chiều cao tổng cộng của bể nén bùn:
H = h1 +h2 +h3 = 3,6 + 2,05 + 0,4 = 6,05 m
Với: h3 : Chiều cao bảo vệ, h3 = 0,4 m.
Nước được tách ra sau quá trình nén bùn được dẩn trở lại bể điều hoà để tiếp tục
xử lí.
4.5.2.3. Máy ép bùn băng tải
Thể tích cặn sau khi nén với nồng độ cặn P = 5%.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 81
21859 ,12  10 3
V   427 m 3 / ng.đ
1,0235  0,05

Chỉ tiêu thiết kế:


+ Nồng độ cặn đầu vào: Pv = 5%,
+ Nồng độ cặn đầu ra: Pr = 25%,
+ Tải trọng cặn trên 1 mét rộng từ 90 – 680 kg/m,
+ Chiều rộng băng tải phổ biến từ 0,5 – 3,5 m.
Lượng cặn cần ép trong 1 giờ:
21859 ,12
G  910,8kg / h
24
427
q  17,8m 3 / h
24
Chiều rộng băng tải nếu chọn tải trọng cặn 250 kg/m rộng giờ:
910,8
b  3,6m
250
Chọn 3 máy ép bùn làm việc đồng thời và một máy dự phòng với thông số như sau:
+ Máy ép bùn băng tải Chishun NBD-E 125,
+ Chiều rộng băng tải: 1,25 m,
+ Năng suất 250 kg/m.h,
+ Lưu lượng bùn: 6 m3/h.
Bảng 35. Thống kê thông số thiết hệ thống xử lý bùn
Kích thước hố gom bùn
Số đơn nguyên 1
Chiều dài 16 (m)
Chiều rộng 10,5 (m)
Chiều cao xây dựng 5 (m)
Kích thước bể nén bùn
Số đơn nguyên 1
Đường kính 4,6 (m)
Chiều cao xây dựng 6,05 (m)
Thiết bị
Tên thiết bị Số lượng Tên sản phẩm Đặc tính
Máy ép bùn 4 (bộ) Chishun NBD-E + Chiều rộng băng tải: 1,25
băng tải

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 82
125, m,
+ Năng suất 250 kg/m.h,
+ Lưu lượng bùn: 6 m3/h.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 83
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN KINH TẾ

5.1. Tính toán kinh tế cho phương án 1

5.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng

5.1.1.1. Xây dựng côn trình chính


Bảng 36: Thống kê chi phí đầu tư xây dựng của phương án 1

STT Hạng mục công trình Khối Đơn giá Thành tiền (VND)
lượng (VND)
hạng mục

1 SCR Ngăn tiếp nhận 24 (m3) 6.000.000 135.000.000

Mương SCR 60 (m3) 6.000.000 360.000.000

2 Xử lý cát Bể lắng cát 133 (m3) 6.000.000 798.000.000

Sân phơi cát 556 (m2) 500.000 278.000.000

3 Bể điều hòa 3448 (m3) 6.000.000 20.688.000.000

4 Bể tuyển nổi 981 (m3) 6.000.000 5.886.000.000

5 Aerotank 5225 (m3) 6.000.000 31.350.000.000

6 Bể lắng 2 li tâm 4369 (m3) 6.000.000 26.214.000.000

7 Khử trùng Trạm clo 30 (m2) 4.000.000 120.000.000

Máng trộn 53 (m3) 6.000.000 318.000.000

Bể tiếp xúc 369(m3) 6.000.000 2.214.000.000

8 Xử lý bùn Hồ chứa bùn 211 (m2) 6.000.000 1.263.600.000

Bể nén cặn 170 (m3) 2.500.000 422.750.000

Sân phơi bùn 17792 500.000 8.896.000.000


(m2)

TỔNG T1=98.943.350.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 84
5.1.1.2. Xây dựng nhà trạm
Bảng 37. Thống kê kinh tế xây dựng nhà trạm phương án 1

STT Hạng mục công trình Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

1 Nhà điều hành 500 (m2) 6.000.000. 3.000.000.000

2 Đèn cao áp 20 (cây) 18.000.000 360.000.000

3 Hố ga thoát nước mưa 100 (hố) 5.000.000 500.000.000

4 Họng chữa cháy 20 (cái) 15.000.000 300.000.000

TỔNG T2 = 4.160.000.000

5.1.1.3. Chi phí thiết bị xử lý


Bảng 38. Thống kê chi phí thiết bị xử lý cho phương án 1

STT Thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Ngăn tiếp Bơm nước 9 (cái) 162.000.000 1.458.000.000


nhận nước thải
thải

2 SCR SCR 3 (cái) 20.000.000 60.000.000

Máy cào rác 3 (cái) 30.000.000 90.000.000

Băng tải 3 (cái) 15.000.000 45.000.000

3 Bể lắng cát Bơm cát 4 (cái) 10.000.000 40.000.000

Thiết bị cào 4 (bộ) 10.000.000 40.000.000


cát

Mô tơ giảm 4 (cái) 21.000.000 84.000.000


tốc

4 Bể điều hòa Đĩa thổi khí 510 (đĩa) 300.000.000 45.000.000

Máy thổi khí 4 (cái) 30.000.000 120.000.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 85
Bơm nước 6 (cái) 40.000.000 24.000.000
thải

5 Bể lắng kết Bồn tạo áp 6 (cái) 50.000 3.650.800.000


hợp tuyển (thép CT3) 73008 kg
nổi
Máy nén khí 6 (cái) 27.000.000 162.00.000

Bơm nước 1 (cai 230.000.000 230.000.000


cho bồn tạo áp

Mô tơ giảm 6 (cái) 21.000.000 126.000.000


tốc

Thiết bị cào 6 (cái) 10.000.000 60.000.000


bùn và bọt
váng

6 Aerotank Đĩa thổi khí 10440 300.000 3.132.000.000


(đĩa)

Máy thổi khí 10 (cái) 120.000.000 1.200.000.000

Ống thép 56376 (kg) 24.000.000 1.253.024.000


ø200

Ống thép 149520 24.000.000 3.588.480.000


ø400 (kg)

7 Lắng 2 li Bơm tuần 8 (cái) 18.000.000 144.000.000


tâm hoàn

Thiết bị cào 8 (cái) 10.000.000 80.000.000


bùn

Mô tơ giảm 8 (cái) 21.000.000 168.000.000


tốc

8 Khử trùng Hệ thống 6 (cái) 30.000.000 180.000.000


châm clo

9 Hố gom bùn Bơm bùn 3 (cái) 50.000.000 150.000.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 86
10 Bể nén cặn Bơm bùn 3 (cái) 50.000.000 150.000.000

TỔNG T3=16.118.304.000

5.1.1.4. Tổng chi phí xây dựng cơ bản


X = T1 + T2 + T3 = 119.221.654.000 (đ)

5.1.2. Chi phí quản lý và vận hành trạm xử lý

5.1.2.1. Chi phí quản lý


Bảng 39. Thống kê chi phí quản lý của phương án 1

STT Loại chi phí Giá trị Thành tiền

1 Lập dự án 1%X 1.192.216.540

2 Chi phí thiết kế 3%X 3.576.649.620

3 Chi phí đấu thầu + tư vấn giám sát 1%X 1.192.216.540

4 Chi phí hướng dẫn vận hành 1,5%X 1.788.324.810

TỔNG Q1=7.749.407.510

5.1.2.2. Chi phí vận hành


a. Chi phí nhân lực
Bảng 40. Thống kê chi phí nhân lực của phương án 1

Chức vụ Số lượng Số giờ làm Mức lương (tháng) Thành tiền
việc VND VND

Giám đốc 1 8h 12.000.000 12.000.000

Phó giám đốc 1 8h 10.000.000 10.000.000

Kế toán 2 8h 9.000.000 18.000.000

Thủ kho 1 8h 7.000.000 9.000.000

Kỹ sư môi 2 8h 8.000.000 16.000.000


trường

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 87
Kỹ sư bảo trì 1 8h 8.000.000 8.000.000

Bảo vệ 2 12 h 5.000.000 12.000.000

Công nhân 8 8h 4.000.000 32.000.000

Tổng Q2 = 117.000.000

b. Chi phí điện năng


Bảng 41. Thống kê chi phí điện năng cho phương án 1

STT Thiết bị Số Công Thời Đơn giá Thành tiền
lượng suất gian (đồng/kw
(Kw/h) hoạt h)
động

1 Bơm nước thải ở 6 30 24h 1388 5.996.160


ngăn tiếp nhận

2 Máy cào rác 2 30 24h 1388 1.998.720

3 Bơm cát 3 5,5 24h 1388 549.648

4 Mô tơ giảm tốc 17 22 24h 1388 12.458.688

5 Bơm nước thải ở bể 6 45 24h 1388 8.994.240


điều hòa

6 Máy thổi khí cho 4 57,4 24h 1388 7.648.435


bể điều hòa

7 Máy nén khí cho 6 41 24h 1388 8.194.752


bồn tạo áp

8 Máy bơm cấp nước 1 160 24h 1388 5.329.920


cho bồn tạo áp

10 Máy thổi khí cho 10 131 24h 1388 43.638.720


aerotank

11 Bơm bùn tuần hoàn 8 3,7 24h 1388 9.866.035

TỔNG 95.795.318

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 88
=> Chi phí điện năng cho 1 tháng: Q3 = 94.809.283x30 = 2.873.859.552 (đ)
c. Khấu hao tài sản
 Khấu hao xây dựng cơ bản theo tháng:
Tính thời gian khấu hao 20 năm.
 T1  T2   103.103.35 0.000 
   
M1 =  20  
=
20  = 429.597.292(đ)
12 12
 Khấu hao thiết bị xử lý theo tháng;
Tính thời gian khấu hao cho 2 năm.
 T3   16.118.304 .000 
   
M2 =  2 
=
2  = 671.596.000(đ)
12 12
=> Q4 = M1 + M2 = 1.101.193.292 (đ)
d. Chi phí hóa chất
Bảng 42. Thống kê chi phí hóa chất của phương án 1

STT Tên hoá chất Khối lượng (kg/ tháng) Đơn giá Thành tiền

1 Clo 11.995,2 25.000 Q5 = 299.880.000

5.1.2.3. Lãi suất ngân hàng


Bảng 43. Tổng số tiền vay ngân hàng để xây dựng và vận hành trạm xử lý trong 2 năm
của phương án 1

STT Khoản vay Thời gian Tổng tiền


(Tháng)

1 Xây dựng công trình chính - 98.943.350.000

2 Xây dựng nhà trạm - 4.160.000.000

3 Thiết bị xử lý - 16.118.304.000

4 Chi phí quản lý - 7.749.407.510

5 Chi phí nhân lực 24 2.808.000.000

6 Chi phí điện năng 24 68.972.629.248

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 89
7 Chi phí hóa chất 24 7.197.120.000

Tổng 205.948.810.758

=> Tổng số tiền cần phải vay ngân hàng cho dự án là: 210.000.000.000 (đ)
Để đầu tư cho dự án thì vay vốn ngân hàng trong vòng 5 năm. Lãi suất vay là
18%/năm. Vay theo gói dư nợ giảm dần.
Bảng 44. Lãi suất ngân hàng của phương án 1

Triệu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


(VNĐ)

Tháng 1 3.150 2.467,5 1.837,5 1.207,5 557,5

Tháng 2 3.045 2.415 1.785 1.155 525

Tháng 3 2.992,5 2.362,5 1.732,5 1.102,5 472,5

Tháng 4 2.940 2.310 1.680 1.050 420

Tháng 5 2.887,5 2.257,5 1.627,5 997,5 367,5

Tháng 6 2.835 2.205 1.575 945 315

Tháng 7 2.782,5 2.152,5 1.522,5 892,5 262,5

Tháng 8 2.730 2.100 1.470 840 210

Tháng 9 2.677,5 2.047,5 1.417,5 787,5 157,5

Tháng 10 2.625 1.995 1.365 735 105

Tháng 11 2.572,5 1.942,5 1.312,5 682,5 52,5

Tháng 12 2.520 1.890 1.260 630 0

Tổng 33.757,5 26.145 18.585 11.025 3.465

Tổng lãi trong 5 năm 92.977.500.000 (đ)

Vậy lãi suất phải trả tính trung bình cho 1 tháng là:
Q6 = 92.977.500.000/(5x12) = 1.549.625.000 (đ)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 90
5.1.2.4. Tổng chi phí vận hành và quản lý trạm xử lý
Q = Q1 + Q2 +Q3 +Q4 + Q5 + Q6 = 13.662.370.333 (đ)

5.1.3. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải


Q X 13.662.370 .333  119.221.65 4.000
G=   33.232 (đ)
133291  30 133291  30

5.2. Tính toán kinh tế cho phương án 2

5.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng

5.2.1.1. Công trình chính


Bảng 45. Thống kê chi phí xây dựng công trình xử lý phương án 2.

STT Hạng mục công trình Khối Đơn giá Thành tiền (VND)
lượng (VND)
hạng mục

1 SCR Ngăn tiếp nhận 24 (m3) 6.000.000 135.000.000

Mương SCR 60 (m3) 6.000.000 360.000.000

2 Xử lý cát Bể lắng cát 150 (m3) 6.000.000 900.000.000

Sân phơi cát 834 (m2) 500.000 417.000.000

3 Bể điều hòa 3448 (m3) 6.000.000 20.688.000.000

4 Bể tuyển nổi 981 (m3) 6.000.000 5.886.000.000

5 Tháp lọc sinh học 343 (m3) 6.000.000 2.058.000.000

6 Bể lắng ngang (lắng 2) 2475 (m3) 6.000.000 14.850.000.000

7 Khử trùng Trạm clo 30 (m2) 4.000.000 120.000.000

Máng trộn 53 (m3) 6.000.000 318.000.000

Bể tiếp xúc 369(m3) 6.000.000 2.214.000.000

8 Xử lý bùn Hồ chứa bùn 201 (m3) 6.000.000 1.206.000.000

Bể nén cặn 154 (m3) 2.500.000 385.000.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 91
TỔNG T1=49.537.000.000

5.2.1.2. Xây dựng nhà trạm


Bảng 46. Thống kê chi phí xây dựng nhà trạm của phương án 2

STT Hạng mục công trình Số lượng Đơn giá (VND) Thành tiền (VND)

1 Nhà điều hành 500 (m2) 6.000.000. 3.000.000.000

2 Đèn cao áp 20 (cây) 18.000.000 360.000.000

3 Hố ga thoát nước mưa 100 (hố) 5.000.000 500.000.000

4 Họng chữa cháy 20 (cái) 15.000.000 300.000.000

TỔNG T2 = 4.160.000.000

5.2.1.3. Chi phí thiết bị


Bảng 47. Thống kê chi phí thiết bị xử lý cho phương án 2

STT Thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Ngăn tiếp Bơm nước 9 (cái) 162.000.000 1.458.000.000


nhận nước thải
thải

2 SCR SCR 3 (cái) 20.000.000 60.000.000

Máy cào rác 3 (cái) 30.000.000 90.000.000

Băng tải 3 (cái) 15.000.000 45.000.000

3 Bể lắng cát Bơm cát 4 (cái) 10.000.000 40.000.000


thổi khí
Thiết bị cào 4 (bộ) 10.000.000 40.000.000
cát

Mô tơ giảm 4 (cái) 21.000.000 84.000.000


tốc

Máy thổi khí 4 (cái) 30.000.00 120.000.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 92
4 Bể điều hòa Đĩa thổi khí 510 (đĩa) 300.000.000 45.000.000

Máy thổi khí 4 (cái) 30.000.000 120.000.000

Bơm nước 6 (cái) 40.000.000 240.000.000


thải

5 Bể lắng kết Bồn tạo áp 6 (cái) 50.000 3.650.800.000


hợp tuyển nổi (thép CT3) 73008 kg

Máy nén khí 6 (cái) 27.000.000 162.00.000

Bơm nước 1 (cai 230.000.000 230.000.000


cho bồn tạo
áp

Mô tơ giảm 6 (cái) 21.000.000 126.000.000


tốc

Thiết bị cào 6 (cái) 10.000.000 60.000.000


bùn và bọt
váng

6 Tháp lọc sinh Đệm vi sinh 1648 (m3) 8.000.000 13.184.000.000


học
Máy thổi khí 12 (cái) 120.000.000 14.400.000.000

Ống thép 3667 (kg) 24.000 88.008.000


ø300

Ống thép 1393 (kg) 24.000 33.432.000


ø600

7 Lắng ngang Thiết bị cào 6 (cái) 20.000.000 120.000.000


(lắng 2) bùn

Mô tơ giảm 6 (cái) 21.000.000 126.000.000


tốc

Bơm bùn 6 (cái) 13.500.000 81.000.000

8 Khử trùng Hệ thống 6 (cái) 30.000.000 180.000.000


châm clo

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 93
9 Hố gom bùn Bơm bùn 3 (cái) 50.000.000 150.000.000

10 Bể nén cặn Bơm bùn 3 (cái) 50.000.000 150.000.000

11 Máy ép bùn băng tải 4 (cái) 850.000.000 3.400.000.000

TỔNG T3=38.341.240.000

5.2.1.4. Tổng chi phí xây dựng cơ bản


X = T1 + T2 + T3 = 92.018.240.000(đ)

5.2.2. Chi phí quản lý và vận hành trạm xử lý

5.2.2.1. Chi phí quản lý


Bảng 48. Thống kê chi phí quản lý cho phương án 2

STT Loại chi phí Giá trị Thành tiền

1 Lập dự án 1%X 920.182.400

2 Chi phí thiết kế 3%X 2.760.547.200

3 Chi phí đấu thầu + tư vấn giám sát 1%X 920.182.400

4 Chi phí hướng dẫn vận hành 1,5%X 1.380.273.600

TỔNG Q1=5.981.185.600

5.2.2.2. Chi phí vận hành


a. Chi phí nhân lực
Bảng 49. Thống kê chi phí nhân lực của phương án 2

Chức vụ Số lượng Số giờ làm Mức lương (tháng) Thành tiền
việc VND VND

Giám đốc 1 8h 12.000.000 12.000.000

Phó giám đốc 1 8h 10.000.000 10.000.000

Kế toán 2 8h 9.000.000 18.000.000

Thủ kho 1 8h 7.000.000 9.000.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 94
Kỹ sư môi 2 8h 8.000.000 16.000.000
trường

Kỹ sư bảo trì 1 8h 8.000.000 8.000.000

Bảo vệ 2 12 h 5.000.000 12.000.000

Công nhân 5 8h 4.000.000 20.000.000

Tổng Q2=105.000.000

b. Chi phí điện năng


Bảng 50. Chi phí tiêu thụ điện năng trong một ngày của phương án 2

STT Thiết bị Số Công Thời gian Đơn giá Thành tiền
lượng suất hoạt động (đồng/k
(Kw/h) wh)

1 Bơm nước thải ở 6 30 24h 1388 5.996.160


ngăn tiếp nhận

2 Máy cào rác 2 30 24h 1388 1.998.720

3 Bơm cát 3 5,5 24h 1388 549.648

4 Bơm thổi khí chi bể 3 4,08 24h 1388 407.739


lắng cát

5 Mô tơ giảm tốc 13 22 24h 1388 9.527.232

6 Bơm nước thải ở bể 6 45 24h 1388 8.994.240


điều hòa

7 Máy thổi khí cho 4 54,7 24h 1388 7.288.666


bể điều hòa

8 Máy nén khí cho 6 41 24h 1388 8.194.752


bồn tạo áp

9 Máy bơm cấp nước 1 160 24h 1388 5.329.920


cho bồn tạo áp

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 95
10 Máy thổi khí cho 12 103 24h 1388 41.173.632
tháp lọc sinh học

11 Bơm bùn cho bể 6 5,5 24h 1388 1.099.296


lắng 2

TỔNG 90.560.004

=> Chi phí điện năng cho 1 tháng: Q3 = 90.560.004x30 = 2.716.800.134(đ)


c. Chi phí khấu hao tài sản
 Khấu hao xây dựng cơ bản theo tháng:
Tính thời gian khấu hao 20 năm.
 T1  T2   96.178.240 .000 
   
M1 =  20  
=
20  = 400.742.667(đ)
12 12
 Khấu hao thiết bị xử lý theo tháng;
Tính thời gian khấu hao cho 2 năm.
 T3   16.118.304 .000 
   
M2 =  2 
=
2  = 1.596.718.333(đ)
12 12
=> Q4 = M1 + M2 = 1.997.461.000 (đ)
d. Chi phí hóa chất
Bảng 51. Thống kê chi phí hóa chất cho phương án 2

STT Tên hoá chất Khối lượng (kg/ tháng) Đơn giá Thành tiền

1 Clo 11.995,2 25.000 Q5 = 299.880.000

5.2.2.3. Lãi suất ngân hàng


Bảng 52. Tổng số tiền vay ngân hàng để xây dựng và vận hành trạm xử lý trong 2 năm
của phương án 2

STT Khoản vay Thời gian Tổng tiền


(Tháng)

1 Xây dựng công trình chính - 49.537.000.000

2 Xây dựng nhà trạm - 4.160.000.000

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 96
3 Thiết bị xử lý - 38.341.240.000

4 Chi phí quản lý - 5.981.185.600

5 Chi phí nhân lực 24 2.520.000.000

6 Chi phí điện năng 24 65.203.203.216

7 Chi phí hóa chất 24 7.197.120.000

Tổng 123.402.748.817

=> Tổng số tiền cần phải vay ngân hàng cho dự án là: 124.000.000.000 (đ)
Để đầu tư cho dự án thì vay vốn ngân hàng trong vòng 5 năm. Lãi suất vay là
18%/năm. Vay theo gói dư nợ giảm dần.
Bảng 53. Lãi suất ngân hàng của phương án 2

Triệu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


(VNĐ)

Tháng 1 1.860 1.457 1.085 713 341

Tháng 2 1.798 1.426 1.054 682 310

Tháng 3 1.767 1.395 1.023 651 279

Tháng 4 1.736 1.364 992 620 248

Tháng 5 1.705 1.333 961 589 217

Tháng 6 1.674 1.302 930 558 186

Tháng 7 1.643 1.271 899 527 155

Tháng 8 1.612 1.240 868 496 124

Tháng 9 1.581 1.209 837 465 93

Tháng 10 1.550 1.178 806 434 62

Tháng 11 1.519 1.147 775 403 31

Tháng 12 1.488 1.116 744 372 0

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 97
Tổng 19.933 15.438 10.974 6.510 2.046

Tổng lãi trong 5 năm 54.901.000.000 (đ)

Vậy lãi suất phải trả tính trung bình cho 1 tháng là:
Q6 = 92.977.500.000/(5x12) = 915.016.667 (đ)

5.2.2.4. Tổng chi phí vận hành và quản lý trạm xử lý


Q = Q1 + Q2 +Q3 +Q4 + Q5 + Q6 = 12.105.903.405 (đ)

5.2.3. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải


Q X 10.800.446 .734  92.018.240 .000
G=   26.039 (đ)
133291  30 133291  30

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 98
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Đồ án môn học xử lý nước thải đô thị đã giúp cho chúng em có thêm nhiều kiến
thức mới, có thêm nhiều kỹ năng làm việc nhóm cũng như cá nhân. Nó giúp cho chúng
em khái quát và hoàn thiện lại các kiến thức đã được học từ môn xử lý nước thải đô thị
cũng như kiến thức từ các môn học khác. Đồ án môn học xử lý nước thải đô thị đã
giúp cho chúng em làm quen với nhiều công việc mới như: tính toán kinh tế cho các
công trình xử lý, cách quy hoạch mặt bằng...
6.2. Kiến nghị
Do đây là lần đầu thực hiện đồ án xử lý nước thải đô thị với khá nhiều công việc
mới mẻ, nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong được sự chỉ bảo
từ phía giảng viên hướng dẫn.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Huệ. Thóat nước tập 2: Xử lý nước thải. Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Lâm Minh Triết (Ctv, 2008). Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán và
thiết kế công trình. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ
Chí Minh.
3. Trịnh Xuân Lai (2011). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. Nhà
xuất bản Xây dựng. Hà Nội.
4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2002). Giáo trình công nghệ xứ lý nước thải. Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Lưu Đức Phẩm. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nhà
xuất bản Giáo dục.
6. TCXDVN 51:2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu
chuẩn thiết kế, Bộ Xây Dựng.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư 300.000 người 100

You might also like