You are on page 1of 21

NỘI DUNG 1:

THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

<NB> Những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
được gọi là
<$> phương pháp luận.
<$> thế giới quan.
<$> đạo đức.
<$> lí tưởng.
<NB> Thế giới quan giải quyết nội dung vấn đề cơ bản nào dưới đây của triết học?
<$> Tồn tại và tự nhiên.
<$> Tư duy và tinh thần.
<$> Ý thức và tư duy.
<$> Vật chất và ý thức.
<NB> Thế giới quan duy vật cho rằng vật chất là cái có trước, cái quyết định
<$> tồn tại.
<$> ý thức.
<$> tự nhiên.
<$> vật chất.
<NB> Thế giới quan duy vật cho rằng thế giới vật chất tồn tại
<$> chủ quan.
<$> phụ thuộc.
<$> khách quan.
<$> tách rời.
<NB> Quan điểm vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất do ai
sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được là thể hiện thế giới quan nào dưới đây
<$> Duy tâm.
<$> Siêu hình.
<$> Biện chứng.
<$> Duy vật.
<NB> Thế giới quan duy vật cho rằng, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể
<$> tiêu diệt được.
<$> sản sinh được.
<$> tách rời.
<$> phân chia.
<NB> Triết học có vai trò nào dưới đây?
<$> Thế giới quan và nhân sinh quan.
<$> Phương pháp luận và cách xem xét sự vật.
<$> Phương pháp luận và quan điểm đánh giá sự vật.
<$> Thế giới quan và phương pháp luận.
<TH> Dựa vào yếu tố nào dưới đây để phân chia các loại thế giới quan?
<$> Đối tượng nghiên cứu của triết học.
<$> Phương pháp đánh giá của triết học.
<$> Vấn đề cơ bản của triết học.
<$> Cách thức xem xét của triết học.
<TH> Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, thế giới quan có mấy loại?
<$> Năm.
<$> Bốn.
<$> Ba.
<$> Hai.
<TH> Nội dung vấn đề cơ bản của triết học bao gồm mấy mặt dưới đây?
<$> Hai.
<$> Ba.
<$> Bốn.
<$> Năm,
<NB> Mặt thứ nhất trong nội dung vấn đề cơ bản của triết học trả lời câu hỏi về mối quan
hệ nào dưới đây?
<$> Tư duy và tinh thần.
<$> Ý thức và tư duy.
<$> Vật chất và ý thức.
<$> Tinh thần và suy luận.
<NB> Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái
<$> bị vật chất quyết định.
<$> do tự nhiên sinh ra.
<$> quyết định ý thức.
<$> sản sinh ra giới tự nhiên.
<TH> Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới là thể hiện nội
dung khái niệm nào dưới đây?
<$> Phương pháp luận.
<$> Thế giới quan.
<$> Nhân sinh quan.
<$> Nhị nguyên luận.
<NB> Phương pháp luận là học thuyết khoa học về phương pháp nhận thức và
<$> đánh giá thế giới.
<$> cải tạo thế giới.
<$> xem xét thế giới.
<$> nghiên cứu thế giới.
<TH> Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ nào
dưới đây?
<$> Độc lập.
<$> Tách rời.
<$> Ràng buộc.
<$> Phiến diện.
<NB> Phương pháp luận biện chứng xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn
nhau giữa chúng, trong sự vận động và
<$> chưa thấy sự phát triển của chúng.
<$> áp đặt lẫn nhau.
<$> phủ định lẫn nhau.
<$> phát triển không ngừng của chúng.
<TH> Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận
động và phát triển không ngừng của chúng là thể hiện phương pháp luận nào dưới đây?
<$> Biện chứng.
<$> Siêu hình.
<$> Duy tâm.
<$> Duy vật
<TH> Trong lịch sử triết học, triết học Mác – Lênin chia phương pháp luận thành mấy loại
dưới đây?
<$> Ba.
<$> Hai.
<$> Bốn.
<$> Năm.
<NB> Trong lịch sử triết học, triết học Mác - Lênin, phương pháp luận được chia thành
<$> duy tâm và duy vật.
<$> chủ quan và khách quan.
<$> biện chứng và siêu hình.
<$> tầm thường và kinh tế.
<NB> Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật hiện tượng một cách
<$> ràng buộc.
<$> gắn kết.
<$> liên hệ.
<$> phiến diện.
<NB> Phương pháp luận siêu hình xem xét sự vật hiện tượng một cách phiến diện và áp
đặt một cách
<$> máy móc sự vật này với sự vật khác.
<$> linh hoạt sự vật này với sự vật khác.
<$> sinh động sự vật này với sự vật khác.
<$> gắn kết sự vật này với sự vật khác.
<NB> Phương pháp xem xét sự vật một cách phiến diện, không vận động không phát triển
chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự
vật này vào sự vật khác là thể hiện phương pháp luận nào dưới đây?
<$> Biện chứng.
<$> Siêu hình.
<$> Siêu hình máy móc,
<$> Duy vật chất phác
<TH> Cứ đến ngày thi học kì, mẹ bại M lại thắp hương cầu thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ
cho M làm bài tốt. Theo em, mẹ của M đứng trên lập trường của thế giới quan nào cưới
đây?
<$> Duy vật.
<$> Duy tâm.
<$> Duy thực.
<$> Duy lí.
<TH> Trong triết học Mác, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có mối
quan hệ nào dưới đây với nhau?
<$> Cô lập, phiến diện.
<$> Áp đặt máy móc,
<$> Đấu tranh, tách rời nhau.
<$> Thống nhất, hữu cơ với nhau.
<TH> Câu thành ngữ: “Nước chảy đá mòn” thể hiện phương pháp luận nào dưới đây?
<$> Duy tâm.
<$> Duy vật.
<$> Biện chứng.
<$> Siêu hình.
<NB> Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản
sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào dưới đây?
<$> Duy vật
<$> Duy tâm.
<$> Duy tâm biện chứng.
<$> Duy vật siêu hình.
<NB> Vấn đề cơ bản của Triết học là quan hệ giữa
<$> vật chất và vận động.
<$> lí luận và thực tiễn.
<$> vật chất và ý thức.
<$> phép biện chứng và siêu hình.
<NB> Những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
được gọi là
<$> thế giới quan.
<$> Nhân sinh quan.
<$> phương pháp luận.
<$> đối tượng nghiên cứu.
<TH> Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự
nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của
<$> triết học.
<$> sử học.
<$> toán học.
<$> vật lí.
<NB> Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát
triển là nội dung của phương pháp luận nào dưới đây?
<$> Logic.
<$> Biện chứng.
<$> Siêu hình.
<$> Thống kê.
<TH> Câu nào dưới đây thể hiện yếu tố siêu hình?
<$> Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu trong nhà rồi mới sinh ông.
<$> Tiến lên phía trước là quay trở lại điểm ban đầu.
<$> Đố ai quét sạch lá rừng. Để ta khuyên gió gió đừng rung cây.
<$> Thượng đế ban cho vũ trụ để nó làm việc.
<TH> Heraclit nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là thể hiện phương pháp
luật nào dưới đây?
<$> Siêu hình.
<$> Biện chứng.
<$> Duy vật.
<$> Duy tâm.
NỘI DUNG 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT LUÔN VẬN ĐỘNG THEO
CÁC QUY LUẬT KHÁCH QUAN

<NB> Các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan luôn có mối quan hệ hữu cơ và
<$> chuyển hóa từ cái này sang cái khác.
<$> giữ nguyên không thay đổi,
<$> đứng im ở vị trí ban đầu.
<$> phủ nhận sự tồn tại hoàn toàn của sự vật.
<NB> Tất cả những biến đổi, chuyển hóa của sự vật hiện tượng đều mang tính
<$> chủ quan.
<$> khách quan.
<$> áp đặt.
<$> dập khuôn.
<NB> Mọi sự biến đổi, biển hóa nói chung của các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên
và đời sống xã hội thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
<$> Phát triển.
<$> Thay đổi.
<$> Triết học.
<$> Vận động.
<NB> Vận động là mọi sự biến đổi, biển hóa nói chung của các sự vật hiện tượng trong giới
tự nhiên và
<$> đời sống xã hội.
<$> thế giới vật chất.
<$> các chủ thể khác nhau.
<$> các dạng hạt cơ bản.
<NB> Theo quan điểm Mác - Lênin, bất kì sự vật hiện tượng nào cũng luôn luôn
<$> phát triển.
<$> biến đổi.
<$> đứng im.
<$> yên lặng.
<NB> Theo quan điểm Mác - Lênin, bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện
tượng
<$> chuyển hóa.
<$> biến đổi.
<$> tồn tại.
<$> biến hóa.
<NB> Theo quan điểm Mác - Lênin, thông qua vận động mà sự vật hiện tượng thể hiện
<$> nhu cầu của mình.
<$> mong muốn của bản thân.
<$> đặc tính của mình.
<$> lợi ích của cá nhân.
<NB> Theo quan điểm Mác - Lênin, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại
của
<$> các sự vật hiện tượng.
<$> suy nghĩ bản thân.
<$> tiềm thức con người.
<$> những mong muốn chủ quan.
<TH> Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vận động được khái quát lại thành mấy hình
thức cơ bản dưới đây?
<$> Ba.
<$> Bốn.
<$> Năm.
<$> Sáu.
<TH> Theo quan điểm Mác - Lênin, sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian là
thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Cơ học.
<$> Vật lí.
<$> Sinh học.
<$> Hóa học.
<TH> Theo quan điểm Mác - Lênin, sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ
bản là thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Cơ học.
<$> Vật lí.
<$> Sinh học.
<$> Hóa học.
<TH> Theo quan điểm Mác - Lênin, quá trình hóa hợp và phân giải các chất là thể hiện
hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Cơ học.
<$> Vật lí.
<$> Sinh học.
<$> Hóa học.
<TH> Theo quan điểm Mác – Lênin, sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường là
thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Cơ học.
<$> Vật lí.
<$> Sinh học.
<$> Hóa học.
<TH> Theo quan điểm triết học Mác – Lênin; sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong
lịch sử là thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Xã hội.
<$> Vật lí.
<$> Sinh học.
<$> Hóa học.
<TH> Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, các hình thức vận động tuy có đặc điểm
riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ
<$> hữu cơ với nhau.
<$> tách rời nhau.
<$> đấu tranh lẫn nhau.
<$> loại trừ nhau.
<TH> Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, khi xem xét sự vật hiện tượng trong giới tự
nhiên và đời sống xã hội cần phải xem xét theo trạng thái nào dưới đây?
<$> Luôn cứng nhắc và bất biến.
<$> Áp đặt máy móc.
<$> Vận động không ngừng.
<$> Phiến diện, cô lập.
<TH> Khi xem xét sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội cần phải tránh
xem xét theo trạng thái nào dưới đây?
<$> Cứng nhắc, bất biến.
<$> Luôn luôn biến đổi.
<$> Vận động không ngừng.
<$> Thường xuyên biến hóa.
<TH> Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vận động của sự vật hiện tượng không diễn
ra theo chiều hướng nào dưới đây?
<$> Tiến lên.
<$> Thụt lùi.
<$> Bất biến.
<$> Tuần hoàn.
<NB> Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, sự vật hiện tượng có thể vận động chiều
hướng nào dưới đây?
<$> Tuần hoàn.
<$> Bất biến.
<$> Giữ nguyên.
<$> Đứng im.
<TH> Biến đổi theo chiều hướng tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
<$> Vận động.
<$> Phát triển.
<$> Thế giới quan.
<$> Phương pháp luận.
<NB> Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những hình thức vận động theo chiều
hướng
<$> thụt lùi.
<$> thẳng tắp.
<$> tiến lên.
<$> đơn giản.
<NB> Phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật hiện tượng
trong
<$> thế giới khách quan.
<$> cuộc sống của cá nhân.
<$> tâm linh của mỗi người.
<$> suy nghĩ của con người.
<NB> Sự phát triển diễn ra một cách phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và
<$> nhu cầu tồn tại.
<$> tư duy.
<$> vật chất.
<$> thế giới khách quan.
<TH> Xã hội loài người trải qua các chế độ xã hội Công xã nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ,
Phong kiến... là thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Xã hội.
<$> Vật lí.
<$> Sinh học.
<$> Hóa học.
<TH> Khi xem xét một sự vật hiện tượng hoặc đánh giá một con người cần tránh thái độ
nào dưới đây?
<$> Học hỏi.
<$> Ủng hộ cái tiến bộ.
<$> Phát hiện cái mới.
<$> Thành kiến.
<TH> Khi xem xét một sự vật hiện tượng cần đánh giá theo thái độ nào dưới đây?
<$> Phát hiện ra những cái mới.
<$> Bảo thủ trong cuộc sống.
<$> Thành kiến, cứng nhắc.
<$> Cổ hủ, lạc hậu.
<TH> Cần xem xét theo thái độ nào dưới đây khi đánh giá một sự vật hiện tượng?
<$> Ủng hộ cái tiến bộ.
<$> Thành kiến.
<$> Bảo thủ.
<$> Áp đặt máy móc.
<TH> Xã hội loài người trải qua các chế độ xã hội Công xã nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ,
Phong kiến... là thể hiện xu hướng nào dưới đây?
<$> Phát triển.
<$> Vận động đi xuống.
<$> Đứng im.
<$> Tuần hoàn, bất biến.
<NB> Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
sự
<$> phát triển.
<$> vận động.
<$> mâu thuẫn.
<$> đấu tranh.
<TH> Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Cơ học.
<$> Sinh học.
<$> Hoá học.
<$> Vật lý.
<TH> Cây ra hoa kết trái là thể hiện hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Hoá học.
<$> Sinh học.
<$> Vật lý.
<$> Cơ học.
<TH> Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới
đây?
<$> Xã hội.
<$> Cơ học.
<$> Vật lý.
<$> Sinh học.
<TH> Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là thể hiện khái niệm nào dưới đây?
<$> Tăng trưởng.
<$> Tiến hoá.
<$> Tuần hoàn.
<$> Phát triển.
<TH> Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động
nào dưới đây?
<$> Hoá học.
<$> Vật lý.
<$> Cơ học.
<$> Xã hội.
<TH> Hiện tượng thuỷ triều là hình thức vận động nào dưới đây?
<$> Cơ học.
<$> Sinh học.
<$> Vật lý.
<$> Hoá học.
<NB> Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau,
vừa
<$> đấu tranh với nhau.
<$> liên hệ với nhau.
<$> làm tiền đề cho nhau.
<$> gắn bó mật thiết với nhau.
<NB> Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau tạo thành
<$> sự đấu tranh.
<$> mâu thuẫn.
<$> ganh đua.
<$> hòa hoãn.
<TH> Trong một chỉnh thể có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với
nhau là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
<$> Vận động.
<$> Phát triển.
<$> Mâu thuẫn.
<$> Cạnh tranh.
<TH> Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật hiện tượng chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau được gọi là
<$> sự trung hòa.
<$> thế giới quan.
<$> phương pháp luận.
<$> mặt đối lập.
<NB> Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng tính chất, đặc điểm mà trong
quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng chúng phát triển theo chiều hướng
<$> trái ngược nhau.
<$> cùng chiều nhau.
<$> song song
<$> đa chiều.
<NB> Mặt đối lập của mâu thuẫn không diễn ra theo chiều hướng nào dưới đây?
<$> Trái ngược.
<$> Bất kì.
<$> Ràng buộc.
<$> Tác động.
<NB> Hai mặt đối lập liên hệ và gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau được gọi là
<$> sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
<$> mặt đối lập.
<$> sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
<$> sự bài trừ.
<NB> Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập là hai mặt đối lập liên hệ
gắn bó với nhau
<$> luôn luôn tác động lẫn nhau.
<$> thường xuyên bài trừ lẫn nhau.
<$> có xu hướng gạt bỏ lẫn nhau.
<$> làm tiền đề tồn tại cho nhau.
<NB> Sinh vật có quá trình đồng hóa và dị hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?
<$> Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
<$> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
<$> Sự tác động giữa các mặt đối lập.
<$> Sự xung đột giữa các mặt đối lập.
<NB> Theo triết học Mác - Lênin trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất và sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập có mối quan hệ không
<$> liên hệ với nhau.
<$> tách rời nhau.
<$> gắn bó với nhau.
<$> mật thiết với nhau.
<NB> Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều
hướng trái ngược nhau được gọi là sự
<$> thống nhất giữa các mặt đối lập.
<$> gắn kết giữa các mặt đối lập.
<$> đấu tranh giữa các mặt đối lập.
<$> liên hệ giữa các mặt đối lập.
<NB> Theo triết học Mác - Lênin trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập luôn tác động, bài
trừ, gạt bỏ lẫn nhau được là sự
<$> thống nhất giữa các mặt đối lập.
<$> gắn kết giữa các mặt đối lập.
<$> đấu tranh giữa các mặt đối lập.
<$> liên hệ giữa các mặt đối lập.
<NB> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là hai mặt đối lập luôn tác động,
bài trừ và
<$> gạt bỏ lẫn nhau.
<$> liên hệ với nhau chẽ.
<$> hỗ trợ lẫn nhau.
<$> cùng gắn bó chặt
<NB> Việc làm nào dưới đây của học sinh thể hiện sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của
mâu thuẫn?
<$> Đôi bạn cùng tiến.
<$> Giúp bạn đến trường.
<$> Phê bình và tự phê bình.
<$> Học hỏi điều hay từ bạn.
<NB> Nói về nguồn gốc của sự phát triển, sự vật nào cũng bao gồm nhiều
<$> chủ thể khác nhau.
<$> mâu thuẫn khác nhau.
<$> nhân tố khác nhau.
<$> lực lượng khác nhau.
<NB> Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật chứa đựng nó cũng
<$> đứng yên không vận động.
<$> chuyển hóa thành cái khác.
<$> bị diệt vong.
<$> sẽ không tồn tại.
<NB> Theo triết học Mác – Lênin, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các
sự vật hiện tượng không thể
<$> giữ nguyên trạng thái cũ.
<$> vận động đi lên.
<$> tiếp thu và kế thừa cái cũ.
<$> bảo lưu mọi đặc điểm.
<NB> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình
thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới là thể hiện nội dung
nào dưới đây?
<$> Nội dung.
<$> Cách thức.
<$> Kết quả.
<$> Phương hướng.
<NB> Quá trình giải quyết mâu thuẫn làm cho thế giới khách quan đi theo chiều hướng
nào dưới đây?
<$> Vận động và phát triển vô tận.
<$> Tạm thời đứng yên.
<$> Xóa bỏ hoàn toàn sự vận động.
<$> Ngăn chặn sự phát triển.
<NB> Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là do yếu tố nào dưới đây?
<$> Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
<$> Sự gắn kết giữa các mặt đối lập.
<$> Sự đồng thuận giữa các mặt đối lập.
<$> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
<NB> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn bàn về nội dung nào dưới đây?
<$> Điều kiện.
<$> Hình thức.
<$> Nguồn gốc.
<$> Nội dung.
<NB> Theo triết học, mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng cách thức nào dưới đây?
<$> Thương lượng.
<$> Hòa hoãn.
<$> Đấu tranh.
<$> Điều hòa.
<NB> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là biện pháp thể hiện tính chất nào
dưới đây?
<$> Khách quan.
<$> Chủ quan.
<$> Tác động từ bên ngoài.
<$> Dĩ hòa vi quý.
<TH> Trong học tập và cuộc sống, để vận động, phát triển học sinh cần có thái độ nào dưới
đây?
<$> Biết phân tích mâu thuẫn cụ thể.
<$> Có thái độ dĩ hòa vi quý.
<$> Luôn luôn làm theo đám đông.
<$> Ngại đấu tranh chống tiêu cực.
<TH> Trong cuộc sống, để vận động phát triển học sinh cần tránh thái độ nào dưới đây?
<$> Học hỏi, phát triển nhân cách.
<$> Biết đấu tranh tự phê bình.
<$> Xuề xòa với mọi công việc.
<$> Phê phán biểu hiện tiêu cực.
<TH> Học sinh cần có thái độ nào dưới đây để thể hiện sự vận động, phát triển của mình
trong cuộc sống?
<$> Từ chối đấu tranh chống lại tiêu cực.
<$> Biết phân biệt cái tiến bộ và cái lạc hậu.
<$> Duy trì các quan điểm lạc hậu.
<$> Chậm nâng cao nhận thức của bản thân.
<NB> Mâu thuẫn theo nghĩa triết học là hai mặt đối lập
<$> thống nhất với nhau.
<$> ràng buộc nhau, tác động nhau.
<$> gắn bó với nhau.
<$> đấu tranh và bài trừ lẫn nhau.
<NB> Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật
mà trong quá trình vận động của chúng
<$> đi theo chiều hướng trái ngược nhau.
<$> đi theo chiều hướng khác nhau.
<$> phát triển theo cùng một chiều.
<$> phát triển song song với nhau.
<TH> Cách ứng xử nào dưới đây phù hợp với nội dung bài học: “Mâu thuẫn là nguồn gốc
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng”?
<$> Dĩ hòa vi quý.
<$> Kiên quyết bảo vệ cái đúng.
<$> Một điều nhịn chín điều lành.
<$> Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
<NB> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là các mặt đối lập luôn
<$> tác động, loại bỏ, bài xích lẫn nhau.
<$> tác động và làm tiền đề tồn tại cho nhau.
<$> tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau
<$> tác động, gắn bó, bài trừ lẫn nhau
<TH> Cách hiểu nào dưới đây là đúng về mâu thuẫn theo nghĩa triết học?
<$> Các mặt đối lập không tồn tại trong một chỉnh thể.
<$> Các mặt đối lập cùng tồn tại trong hai chỉnh thể.
<$> Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
<$> Hai mặt đối lập tồn tại tách biệt trong hai chỉnh thể
<NB> Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào dưới đây?
<$> Sự thương lượng giữa các mặt đối lập.
<$> Sự điều hoà giữa các mâu thuẫn.
<$> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
<$> Sự tác động giữa các mặt đối lập
<NB> Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi các mặt đối lập
<$> còn tồn tại và phát triển.
<$> bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác.
<$> đấu tranh gay gắt với nhau.
<$> tác động, liên hệ gắn bó với nhau.
<TH> Trường hợp nào dưới đây không phải là mâu thuẫn theo nghĩa triết học?
<$> Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
<$> Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.
<$> Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu lầm lẫn nhau.
<$> Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
<TH> Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự hiện tượng
đó, phân biệt nó với các sự vật khác là nội dung khái niệm nào dưới đây?
<$> Chất.
<$> Lượng.
<$> Vận động.
<$> Phát triển.
<TH> Theo quan điểm triết học, chất có tác dụng nào dưới đây?
<$> Loại bỏ các sự vật hiện tượng.
<$> Phân biệt sự vật này với sự vật khác.
<$> Giải quyết mâu thuẫn giữa các sự vật.
<$> Xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng.
<NB> Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng biểu thị trình độ phát triển
của sự vật hiện tượng là nội dung khái niệm nào dưới đây?
<$> Chất.
<$> Phủ định.
<$> Lượng.
<$> Nhận thức.
<NB> Lượng của sự vật hiện tượng thường được biểu thị ở yếu tố nào dưới đây?
<$> Nội dung.
<$> Bản chất.
<$> Nguyên nhân.
<$>Trình độ.
<NB> Để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác phải dựa vào yếu tố
nào dưới đây?
<$> Chất.
<$> Lượng.
<$> Cách thức vận động.
<$> Nguồn gốc vận động.
<NB> Chất và lượng của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới
<$> đấu tranh với nhau.
<$> tác động lẫn nhau.
<$> thống nhất với nhau.
<$> phủ định lẫn nhau.
<$> Theo quan niệm triết học, sự vật hiện tượng biến đổi bắt đầu từ
<$> chất.
<$> lượng.
<$> điểm nút.
<$> bước nhảy.
<NB> Biến đổi nào dưới đây thể hiện lượng của sự vật, hiện tượng?
<$> Nhảy vọt.
<$> Nhanh chóng.
<$> Dần dần.
<$> Đột phá.
<NB> Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
của sự vật hiện tượng được gọi là
<$> độ.
<$> điểm nút.
<$> bước nhảy.
<$> khoảng cách.
<NB> Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện
tượng được gọi là
<$> điểm nút
<$> độ.
<$> phủ định.
<$> giới hạn.
<NB> Chất mới chỉ ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới thay thế sự vật cũ khi lượng biến
đổi đạt tới một
<$> Giới hạn nhất định.
<$> khoảng cách cố định.
<$> yêu cầu tối thiểu.
<$> chuẩn mực riêng biệt.
<NB> Theo triết học Mác - Lênin, sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về
<$> độ.
<$> chất.
<$> điểm nút.
<$> giới hạn.
<NB> Theo triết học Mác - Lênin, chất mới ra đời lại bao hàm trong nó một
<$> sự vật hiện tượng mới.
<$> mâu thuẫn mới
<$> lượng mới tương ứng.
<$> mặt đối lập mới.
<NB> Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng
<$> phù hợp với nó.
<$> đồng nhất với nó.
<$> với chuẩn mực mới.
<$> theo tiêu chuẩn mới.
<NB> Theo triết học Mác - Lênin, chất khác lượng bởi nó là những thuộc tính
<$> vốn có.
<$> cơ bản.
<$> thống nhất.
<$> tiêu biểu.
<NB> Chất là yếu tố thể hiện nội dung nào dưới đây của sự vật hiện tượng?
<$> Bên trong.
<$> Bên ngoài.
<$> Hình thức.
<$> Cách thức.
<TH> Để vận động và phát triển đi lên, học sinh cần tránh thái độ nào dưới đây?
<$> Cẩn thận.
<$> Nghị lực.
<$> Kiên trì.
<$> Nôn nóng.
<TH> Thái độ nào dưới đây học sinh cần thực hiện để chứng tỏ sự vận động và phát triển
đi lên trong quá trình rèn luyện của bản thân?
<$> Coi thường việc nhỏ.
<$> Kiên trì rèn luyện.
<$> Kàm việc nửa vời.
<$> Nản chỉ khi khó
<NB> Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là
<$> vận động đi lên.
<$> xóa bỏ sạch trơn.
<$> gạt bỏ hoàn toàn.
<$> bảo lưu tất cả.
<NB> Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là cái mới ra đời kế thừa và thay thế
cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng
<$> hoàn thiện hơn.
<$> thụt lùi.
<$> lạc hậu.
<$> cổ hủ hơn.
<TH> C. Mác viết: “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ
chuyển hóa thành sự khác nhau về chất”. Câu nói này thể hiện nội dung nào dưới đây?
<$> Sự biến đổi về chất.
<$> Sự biến đổi về lượng.
<$> Nguyên nhân sự vận động, phát triển.
<$> Khuynh hướng vận động, phát triển.
<TH> Câu nào dưới đây không thể hiện cách thức phát triển của sự vật hiện tượng
<$> Chín quá hóa nẫu.
<$> Đánh bùn sang ao.
<$> Góp gió thành bão
<$> Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
<TH> Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết cần phải
<$> làm cho chất mới ra đời.
<$> tích lũy dần về chất.
<$> tạo ra chất mới tương ứng.
<$> tạo ra sự biến đổi về lượng.
<TH> Để phân biệt một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác, người ta
căn cứ vào
<$> lượng của sự vật, hiện tượng.
<$> quy mô của vật chất, hiện tượng.
<$> chất của sự vật, hiện tượng.
<$> thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
<NB> Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách
<$> đột biến.
<$> dần dần.
<$> nhanh chóng.
<$> chậm dần.
<TH> Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến
chất đổi?
<$> Có công mài sắt có ngày nên kim.
<$> Nhổ một sợi tóc thành hói.
<$> Đánh bùn sang ao.
<$> Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
<NB> Theo triết học Mác – Lênin, khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn
có và
<$> thể hiện quy mô của sự vật hiện tượng.
<$> biểu thị tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng.
<$> tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
<$> nói lên trình độ phát triển của sự vật hiện tượng.
<NB> Theo triết học Mác - Lênin, khái niệm lượng được dùng để chỉ những thuộc tính cơ
bản vốn có và
<$> tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
<$> biểu thị quy mô, số lượng của sự vật, hiện tượng.
<$> có thể phân biệt sự vật này với sự vật khác.
<$> là bản chất bên trong của sự vật hiện tượng.
<NB> Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì
<$> chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
<$> lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng.
<$> cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
<$> cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
<TH> Câu nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
<$> Nước chảy đá mòn.
<$> Năng nhặt chặt bị.
<$> Gần lửa rát mặt.
<$> Mèo già hoá cáo.
NỘI DUNG 3. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Câu 1. Triết học duy vật biện chứng cho rằng, quá trình nhận thức bắt nguồn từ
A. thực tiễn.
B. tư duy.
C. suy nghĩ.
D. tinh thần.
Câu 2. Triết học duy vật biện chứng cho rằng, quá trình nhận thức diễn ra rất
A. phức tạp.
B. đơn giản.
C. đồng điệu.
D. khó khăn.
Câu 3. Triết học duy vật biện chứng cho rằng, quá trình nhận thức trải qua mấy giai đoạn dưới
đây?
A. Ba.
B. Bốn.
C. Hai.
D. Năm.
Câu 4. Triết học duy vật biện chứng cho rằng, quá trình nhận thức bao gồm
A. phân tích và tư duy.
B. cảm tính và lí tính.
C. tiếp xúc và cảm nhận.
D. tổng hợp và đánh giá.
Câu 5. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc nào dưới đây với sự vật hiện tượng?
A. Gián tiếp.
B. Trung gian.
C. Trực tiếp.
D. Suy luận.
Câu 6. Nhận thức cảm tính được tạo nên nhờ
A. quá trình phân tích sự vật hiện tượng.
B. thao tác của tư duy.
C. những quy luật của sự vật hiện tượng.
D. các cơ quan cảm giác.
Câu 7. Nhận thức cảm tính giúp con người hiểu biết về
A. đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện.
B. bản chất của sự vật hiện tượng.
C. quy luật của sự vật hiện tượng.
D. thuộc tính tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
Câu 8. Giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của cơ quan cảm giác với sự vật
hiện tượng đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài chúng là nội dung giai đoạn
nhận thức nào dưới đây?
A. Lí tính.
B. Cảm tính.
C. Khoa học.
D. Lý luận.
Câu 9. Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức dựa trên các tài liệu do nhận thức
A. cảm tính đem lại.
B. khoa học đem lại.
C. lí luận có được.
D. tiền khoa học đem lại.
Câu 10. Nhận thức lí tính được thực hiện nhờ các thao tác của
A. cơ quan cảm giác.
C. giác quan.
B. sự tiếp xúc trực tiếp.
D. tư duy.
Câu 11. Nhận thức lí tính giúp con người tìm ra được nội dung nào dưới đây của vật hiện tượng?
A. Bản chất.
C. Đặc điểm bên ngoài.
B. Hình thức.
D. Cách thức vận động.
Câu 12. Giai đoạn nhận thức được đem lại nhờ các thao tác của tư duy để tìm ra chất, quy luật
của sự vật hiện tượng là giai đoạn nào dưới đây?
A. Lí tính.
B. Cảm tính.
C. Khách quan.
D. Chủ quan.
Câu 13. Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc
của con người để tạo nên những
A. cách thức vận động của sự vật hiện tượng.
B. khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
C. hiểu biết về chúng.
D. mặt đối lập.
Câu 14. Triết học duy vật biện chứng cho rằng, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có
mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo
A. tư duy và nhận thức.
B. tự nhiên - xã hội.
C. tư duy và tồn tại.
D. tinh thần và vật
Câu 15. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải
tạo tự nhiên và xã hội là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Nhận thức.
B. Phủ định.
C. Thực tiễn.
D. Mâu thuẫn.
Câu 16. Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, phong phú, triết học duy vật biện chứng khái quát thành
mấy hình thức dưới đây?
A. Hai.
B. Ba
C. Bốn.
D. Năm
Câu 17. Hoạt động thực tiễn không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Sản xuất vật chất.
B. Chính trị - xã hội.
C. Thực nghiệm khoa học.
D. Quan hệ sản xuất.
Câu 18. Trong những hình thức của thực tiễn hình thức nào dưới đây là quan trọng nhất? A. Sản
xuất vật chất.
B. Chính trị - xã hội.
D. Thực nghiệm khoa học,
D. Quan hệ sản xuất
Câu 19. Thực tiễn có vai trò nào dưới đây đối với nhận thức?
A. Cơ sở, động lực của nhận thức.
B. Nguyên nhân vận động của nhận thức.
C. Cách thức vận động của sự vật.
D. Khuynh hướng phát triển của sự vật.
Câu 20. Thực tiễn có vai trò nào dưới đây đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức.
B. Nguyên nhân vận động của nhận thức.
C. Cách thức vận động của sự vật.
D. Khuynh hướng phát triển của sự vật.
Câu 21. Thực tiễn có vai trò nào dưới đây đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí.
B. Nguyên nhân vận động của nhận thức.
C. Cách thức vận động của sự vật.
D, Khuynh hướng phát triển của sự vật.
Câu 22. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức không thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Cơ
sở, động lực của nhận thức.
B. Nguyên nhân vận động của nhận thức.
C. Mục đích của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lỉ.
Câu 23. Quá trình hoạt động thực tiễn đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác
quan của con người thể hiện thực tiễn là
A. động lực của chân lí.
B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. là mục đích của nhận thức.
D. là cơ sở của nhận thức.
Câu 24, Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức. Để thúc đẩy nhận thức
phát triển cần có vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lÍ.
C. Thực tiễn là mục đích của chân lí.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 25, Trường hợp nào dưới đây là hoạt động thực tiễn?
A. Gió thổi làm đổ cây.
B. Gà đang đẻ trứng.
C. Bác nông dân đang cày ruộng.
D. Chim đang làm tổ.
Câu 26. Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động thực tiễn?
A. Chim đang xây tổ.
B. Thầy giáo đang giảng bài.
C. Bác thợ xây đang xây nhà.
D. Học sinh làm bài tập.
Câu 27. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan đáp ứng yêu
cầu vật chất, tinh thần của con người thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận
thức?
A. Thực tiễn là động lực của chân lí.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 28. Câu nào dưới đây không nói lên mối quan hệ giữa nhận thức với thực tiễn?
A. Trăm hay không bằng tay quen.
B. Học đi đôi với hành.
C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
D. Có thực mới vực được đạo.
Câu 29. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Lí luận mà không gắn liền với thực tiễn là lí luận suông.
Câu nói đó thể hiện thực tiễn là
A. động lực của chân lí.
B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. mục đích của nhận thức.
D. cơ sở của nhận thức.
Câu 30. Những tri thức về thiên văn, toán học, trồng trọt của người xưa đều được hình thành từ
việc quan sát thời tiết, tính toán chu kì vận động của mặt trời, của tuần trăng, sự đo đạc ruộng
đất, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hằng năm. Điều này thể hiện thực tiễn là
A. cơ sở của nhận thức.
B. động lực của chân lí.
C. mục đích của nhận thức.
D. tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 31. Các nhà khoa học đã nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc chống và điều trị cho những
bệnh nhân nhiễm HIV giúp cho họ có cuộc sống ổn định hơn. Điều này nói lên vai trò nào dưới
đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức.
B. Động lực của nhận thức.
C. Tiêu chuẩn của nhận thức.
D. Mục đích của nhận thức.
Câu 32. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do,
hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của
A. chủ nghĩa tư bản.
B. chủ nghĩa xã hội.
C. mọi chế độ xã hội.
A. Cơ sở của nhận thức.
Câu 33. Hãng ô tô XL vừa tung ra thị trường dòng sản phẩm phân khúc thấp, chất lượng tốt và
lập tức được người tiêu dùng đón nhận mạnh mẽ. Điều này nói lên vai trò nào dưới đây của thực
tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức.
B. Động lực của nhận thức.
C. Tiêu chuẩn của nhận thức.
D. Mục đích của nhận thức.
Câu 34. Việc làm nào dưới đây là vì sự phát triển của con người?
A. Phá rừng để khai hoang.
B. Khai thác rừng phòng hộ.
C. Tiêm chủng cho trẻ em.
D. Buôn bán ma tuý.
Câu 35. Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện Vitamin E cần thiết
cho cuộc sống và sức khỏe của con người là quá trình nhận thức nào dưới đây?
A. Bên ngoài.
B. Lí tính.
C. Bên trong.
D. Trừu tượng.
Câu 36. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo đạc diện tích và đo lường sức
chứa của những chiếc bình mà con người có tri thức về toán học. Điều này thể hiện vai trò nào
dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

You might also like