You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 - 2022

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN MÔN CÔNG NGHỆ - LỚP 10 ANH 1
Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu; 28TN,02TL)
(Đề có 4 trang) Ngày tháng 12 năm 2021

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao khi dùng chế phẩm virut trừ sâu thì chỉ loại sâu cần tiêu diệt mới bị chết còn
các loài sinh vật khác thì không?
A. Vì độc tính của virut chỉ đủ để tiêu diệt sâu hại.
B. Vì virut chỉ kí sinh và gây bệnh trên một loại vật chủ nhất định.
C. Vì virut có sinh khối lớn.
D. Vì sâu hại có khả năng chống chọi kém hơn các loài sinh vật khác.
Câu 2: Đất nhiều mùn cây dễ bị sâu bệnh vì
A. cây phát triển quá tốt là nguồn thức ăn dồi dào cho sâu, bệnh.
B. đất nhiều mùn thường là đất chua.
C. cây còi cọc, khả năng chống chịu kém.
D. đất nhiều mùn khả năng cung cấp nước kém.
Câu 3: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là:
1. Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.
2. Tạo ra các sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường.
3. Hạn chế tổn thất về chất lượng và số lượng.
A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 2, 3. D. 1, 3.
Câu 4: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động bảo quản nông, lâm, thủy sản?
1. Để thịt trong ngăn đá tủ lạnh.
2. Kho cá.
3. Muối dưa, cà.
4. Ngâm táo trong dung dịch chống thối.
A. 1, 2. B. 1, 4. C. 3, 4. D. 2, 3.
Câu 5: 3 ngày trước khi cắt rau đi bán, mẹ bạn An đã phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho
ruộng rau. Khi phun thuốc, mẹ bạn An đã không đeo khẩu trang và găng tay. Mẹ bạn An đã
không tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây?
1. Chỉ sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
2. Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân hủy nhanh trong môi trường.
3. Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng.
4. Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về
an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
A. 2 và 3. B. 2 và 4. C. 3 và 4. D. 1 và 2.
Câu 6: Nguyên nhân nào làm cho sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng?
A. Bón quá nhiều phân hóa học.
B. Trồng cây có sức chống chịu kém.
C. Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu, bệnh.
D. Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 7: Dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật lâu năm lại làm xuất hiện các quần thể dịch hại
kháng thuốc vì chúng
A. làm tăng khả năng chống chịu và làm xuất hiện các dạng đột biến của các quần thể dịch hại.
B. làm chết các loại thiên địch khiến các quần thể dịch hại phát triển mạnh.
C. làm tồn dư thuốc trong nông sản, cuối cùng vào cơ thể con người và gây ra một số bệnh hiểm
nghèo.
D. làm thuốc ngấm vào môi trường dất, nước, gây bệnh cho người và vật nuôi.
Câu 8: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào làm hạn chế xuất hiện quần thể sâu bệnh
Trang 1/4
kháng thuốc?
A. Sử dụng các loại thuốc phân hủy nhanh trong môi trường.
B. Chỉ sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại.
C. Thu gom chai, lọ đựng thuốc hóa học bảo vệ thực vật và tiêu hủy đúng cách.
D. Sử dụng găng tay, khẩu trang và quần áo bảo hộ khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
Câu 9: Biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng chủ yếu nhất là
A. biện pháp điều hòa. B. biện pháp sinh học.
C. biện pháp cơ giới, vật lý. D. biện pháp kĩ thuật.
Câu 10: Hoa cúc hay bị rệp gây hại. Ở các vườn trồng cúc người ta thấy có bọ rùa sinh sống.
Khi bọ rùa phát triển mạnh thì số lượng rệp giảm rõ rệt. Mối quan hệ giữa bọ rùa và rệp có
thể là gì?
A. Quan hệ kí sinh. B. Bọ rùa là thiên địch của rệp.
C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ cộng sinh.
Câu 11: Khi dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần đảm bảo an toàn lao động. Những việc
làm nào sau đây là đảm bảo an toàn lao động?
A. Đeo khẩu trang, đi ủng, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phun thuốc.
B. Thu gom chai, lọ, bao bì đựng thuốc hóa học bảo vệ thực vật sau khi dùng.
C. Phun thuốc trước khi thu hoạch đủ thời gian để tránh tồn dư trong nông phẩm.
D. Dùng đúng liều lượng, đúng loại thuốc, đúng thời điểm.
Câu 12: Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn là
A. khô, sức chống chịu cao, không sâu bệnh.
B. chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh.
C. khô, sức sống tốt, không sâu bệnh.
D. sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh.
Câu 13: Ưu điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là
A. ảnh hưởng tới sức khỏe của người và gia súc.
B. hiệu quả nhanh.
C. không gây ô nhiễm môi trường.
D. xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc.
Câu 14: Khi cắt hoặc chiết cành, người ta thường bôi vôi lên chỗ vết cắt nhằm mục đích
A. kích thích mọc cành mới.
B. giữ nước cho cây.
C. đánh dấu vết cắt.
D. tránh mầm bệnh xâm nhập vào vết cắt.
Câu 15: Bệnh hại cây trồng thường được gây ra bởi
A. nấm, sâu đục thân B. nấm, vi khuẩn, virut.
C. virut, sâu cuốn lá. D. vi khuẩn, bọ rầy.
Câu 16: Loại vi khuẩn nào được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu?
A. Loại vi khuẩn không có bào tử.
B. Loại vi khuẩn sinh trưởng, phát triển nhanh.
C. Loại vi khuẩn có khả năng chống chịu tốt.
D. Loại vi khuẩn có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử.
Câu 17: Một trong những biện pháp ngăn cản sâu, bệnh phát triển là luân canh cây trồng. Ý
nghĩa của biện pháp này là
A. tăng độ phì nhiêu cho đất, cây trồng sẽ phát triển tốt và có sức chống chịu cao.
B. cắt đứt nguồn thức ăn của sâu, bệnh .
C. ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu bệnh.
D. diệt trừ mầm sâu, bệnh.
Câu 18: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể
Trang 2/4
A. nấm phấn trắng. B. sâu non.
C. côn trùng. D. sâu trưởng thành.
Câu 19: Để bảo quản củ giống người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh hoặc phun
chất ức chế nảy mầm. Mục đích của việc làm này là kéo dài thời gian nào của củ?
A. Ngủ nghỉ. B. Tổng hợp các chất.
C. Phân giải các chất. D. Phát triển mầm.
Câu 20: Muốn bảo quản hạt giống trong thời gian trung hạn thì cần điều kiện là
A. Nhiệt độ -10oC, độ ẩm 30% - 40%. B. Nhiệt độ -10oC, độ ẩm 35% - 40%.
C. Nhiệt độ 0oC, độ ẩm 30% - 40%. D. Nhiệt độ 0oC, độ ẩm 35% - 40%.
Câu 21: Nhiệt độ tăng lên làm cho nông, lâm, thủy sản nhanh bị hỏng vì
A. các phản ứng sinh hóa diễn ra nhanh, hoạt động của vi sinh vật giảm.
B. các phản ứng sinh hóa diễn ra nhanh, hoạt động của vi sinh vật tăng.
C. các phản ứng sinh hóa diễn ra chậm, hoạt động của vi sinh vật giảm.
D. các phản ứng sinh hóa diễn ra chậm, hoạt động của vi sinh vật tăng.
Câu 22: Biện pháp điều hòa là biện pháp
A. chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh.
B. sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại.
C. giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định.
D. dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại.
Câu 23: Lâm sản chứa chủ yếu chất nào sau đây ?
A. Protein. B. Khoáng. C. Chất xơ. D. Vitamin.
Câu 24: Trong quy trình sản xuất chế phẩm virut trừ sâu, người ta nhiễm virut vào sâu non
cho virut phát triển, nghiền sâu, pha với nước, lọc lấy dịch, thêm chất phụ gia, sấy khô, đóng
gói. Thu dịch lọc nhằm mục đích gì?
A. Thu virut để lây nhiễm cho sâu hại.
B. Thu chất dinh dưỡng từ sâu để bón cho cây.
C. Hạn chế virut lây nhiễm.
D. Tiêu hủy sâu hại.
Câu 25: Nông, lâm, thủy sản có đặc điểm:
A. Chứa ít chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
B. Chứa các chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
C. Chứa các chất dinh dưỡng, ít nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
D. Chứa các chất dinh dưỡng, nhiều nước, khó bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
Câu 26: Đâu không phải là nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Trồng cây khỏe. B. Thăm đồng thường xuyên.
C. Phun thuốc trừ sâu hóa học. D. Bảo tồn thiên địch.
Câu 27: Việc phát quang bờ ruộng và làm vệ sinh đồng ruộng có tác dụng gì trong công tác
ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Tăng độ phì nhiêu cho đất.
B. Diệt sâu non, trứng, nhộng và làm mất nơi cư trú của sâu, bệnh.
C. Bảo tồn các loài thiên địch.
D. Làm mất nguồn thức ăn của sâu, bệnh.
Câu 28: Ảnh hưởng nào sau đây của thuốc hóa học bảo vệ thực vật gây mất cân bằng sinh
thái?
A. Làm chết các loại thiên địch.
B. Gây ô nhiễm nguồn nước, đất.
C. Làm bỏng mô thực vật.
D. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc.

Trang 3/4
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm):
a. Trình bày ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật?
b. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật, khi sử dụng cần tuân thủ
nguyên tắc 4 đúng. Em hãy cho biết nguyên tắc 4 đúng là gì và phân tích ý nghĩa của từng nguyên
tắc.

Câu 2 (1 điểm):
a. Nêu những điểm khác trong quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống?
b. Để bảo quản hạt giống và củ giống ta cần làm giảm đi hoạt động sống nào của chúng? Tại sao hạt
để làm giống không được phơi quá khô?

Trang 4/4

You might also like