You are on page 1of 6

SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2021 -

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN 2022


MÔN CÔNG NGHỆ 10

I. MA TRẬN ĐỀ:

Nội TRẮC NGHIỆM (28 CÂU) TỰ LUẬN (2 CÂU)


dung Tổng
kiến Vận Nhậ Vận điểm
thức Nhận Thôn Vận Thôn Vận
dụng n dụng
biết g hiểu dụng g hiểu dụng
cao biết cao
1,25
Bài 15 2 2 1
điểm
1,5
Bài 17 2 2 1 1
điểm
3,25
Bài 19 2 1 1 1 1
điểm
1,0
Bài 20 2 1 1
điểm
1,25
Bài 40 2 1 1 1
điểm
1,75
Bài 41 1 1 1 1
điểm
11 câu 8 câu 6 câu 3 câu
2 1
2,75 2 1,5 0,75
TỔNG điểm điểm
điểm điểm điểm điểm
10
Trắc nghiệm: 7 điểm Tự luận: 3 điểm
điểm

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Nguồn sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng là do
A. có thức ăn, độ ẩm thích hợp.
B. có nhiệt độ thích hợp, sử dụng giống bị nhiễm bệnh.
C. có sâu bệnh trong đất, nhiệt độ thích hợp.
D. sử dụng giống cây trồng nhiễm sâu bệnh hoặc sâu bệnh có sẵn trên đồng ruộng.
Câu 2: Biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng chủ yếu nhất là
A. biện pháp kĩ thuật. B. biện pháp điều hòa.
C. biện pháp cơ giới, vật lý. D. biện pháp sinh học.
Câu 3: Đặc điểm của nông, thủy sản là
A. không bị hư. B. chứa nhiều nước, nhiều chất xơ.
C. chứa nhiều xơ, chất độc hại. D. chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước.
Câu 4: Đâu không phải là nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Trồng cây khỏe. B. Thăm đồng thường xuyên.
C. Bảo tồn thiên địch. D. Phun thuốc trừ sâu hóa học.
Câu 5: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, ngư nghiệp là
A. tạo nhiều sản phẩm có giá trị, hạn chế tổn thất, thuận tiện cho việc bảo quản.
B. tạo điều kiện cho bảo quản, để tái sản xuất.
C. nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
D. duy trì đặc tính ban đầu, hạn chế tổn thất.
Câu 6: Khi thuốc hoá học bảo vệ thực vật thâm nhập vào cơ thể người gây ngộ độc cho người
nào đó thì cách tốt nhất chúng ta cần phải làm là:
A. Đưa người đó đến cơ quan y tế gần nhất và mang kèm lọ thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
B. Gọi người thân của họ.
C. Để ở nhà và theo dõi cẩn thận.
D. Đưa người đó đến cơ quan y tế gần nhất và mang kèm lọ thuốc hoá học bảo vệ thực vật có
nhãn thuốc.
Câu 7: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, ngư nghiệp là
A. hạn chế tổn thất, tạo nhiều sản phẩm.
B. tạo tính đa dạng trong chế biến.
C. tạo điều kiện cho bảo quản.
D. duy trì đặc tính ban đầu, hạn chế tổn thất...
Câu 8: Muốn bảo quản hạt giống trong thời gian trung hạn thì cần điều kiện là

A. Nhiệt độ 0oC, độ ẩm 30% - 40%. B. Nhiệt độ 0oC, độ ẩm 35% - 40%.


o
C. Nhiệt độ -10 C, độ ẩm 35% - 40%. D. Nhiệt độ -10oC, độ ẩm 30% - 40%.
Câu 9: Loại vi khuẩn nào được sử dụng để sản xuất chế phẩm trừ sâu?
A. Loại vi khuẩn có bào tử.
B. Loại vi khuẩn có khả năng chống chịu tốt.
C. Loại vi khuẩn có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử.
D. Loại vi khuẩn sinh trưởng, phát triển nhanh.
Câu 10: Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể
A. sâu non. B. côn trùng.
C. sâu trưởng thành. D. nấm phấn trắng.
Câu 11: Khi bị nhiễm virut, cơ thể sâu bọ bị

A. mềm nhũn và chết. B. trương lên và chết.


C. tê liệt và chết trong vòng 24h. D. cứng lại và nổi phấn trắng.
Câu 12: Người ta thường sử dụng nấm để gây bệnh cho đối tượng nào?
A. Thiên địch. B. Sâu bọ. C. Bệnh hại. D. Cây trồng.
Câu 13: Cần lưu ý điều gì thời gian bảo quản củ giống?
A. Không thể bảo quản dài hạn.
B. Không thể bảo quản ngắn hạn và trung hạn.
C. Không thể bảo quản trung hạn.
D. Không thể bảo quản trung hạn và dài hạn.
Câu 14: Điểm khác biệt trong bảo quản hạt giống và củ giống là:
A. Hạt giống không cần làm sạch còn củ giống cần làm sạch.
B. Hạt giống phải phân loại còn củ giống thì không.
C. Hạt giống cần phải bảo quản còn củ giống dùng ngay nên không cần bảo quản.
D. Hạt giống sấy khô còn củ giống thì không.
Câu 15:  Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:
A. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.
B. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.
C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.
D. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.
Câu 16: Vì sao nên sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao?
A. Vì chúng chỉ tác động đến sâu, bệnh hại.
B. Vì chúng tiêu diệt đến sâu, bệnh hại và các loại động vật gây hại như chuột, chim...
C. Vì chúng làm tăng sức chống chịu của cây.
D. Vì chúng đắt tiền.
Câu 17: Để hạn chế nguồn sâu bệnh hại trên đồng ruộng, trước khi gieo trồng người ta phải
tiến hành các công việc sau:
A. Làm đất kĩ, dùng chế phẩm sinh học để tiêu diệt nguồn dịch hại có trên đồng ruộng.
B. Làm đất kĩ, bón nhiều phân hóa học nhằm tăng cường khả năng đề kháng cho cây trồng.
C. Cày sâu, bừa kĩ, dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật để tiêu diệt nguồn dịch hại trên đồng
ruộng.
D. Cày sâu, bừa kĩ, vệ sinh đồng ruộng, xử lý và sử dụng các giống sạch bệnh.
Câu 18: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?
A. Bón nhiều đạm làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn của sâu bệnh.
B. Bón nhiều đạm làm làm đất có độ pH thấp.
C. Phân đạm là nguồn thức ăn của côn trùng.
D. Bón nhiều đạm làm đất thừa chất dinh dưỡng.
Câu 19: Trong quy trình bảo quản hạt giống, thao tác nào làm giảm hàm lượng nước trong
hạt về ngưỡng an toàn?
A. Phơi khô. B. Xử lý chống nảy mầm.
C. Làm sạch D. Xử lý chống mốc.
Câu 20: Vì sao dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật lâu năm lại làm xuất hiện các quần thể
dịch hại kháng thuốc?
A. Vì dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật lâu năm làm thuốc ngấm vào môi trường dất, nước,
gây bệnh cho người và vật nuôi.
B. Vì dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật lâu năm làm tồn dư thuốc trong nông sản, cuối cùng
vào cơ thể con người và gây ra một số bệnh hiểm nghèo.
C. Vì dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật lâu năm làm tăng khả năng chống chịu và làm xuất
hiện các dạng đột biến của các quần thể dịch hại.
D. Vì thuốc hóa học bảo vệ thực vật làm chết các loại thiên địch khiến các quần thể dịch hại phát
triển mạnh.
Câu 21: Những côn trùng nào sau đây thuộc nhóm gây hại?
A. Cào cào, bọ xít gai, ong mắt đỏ, ve sầu, rệp cam
B. Cào cào, bọ xít gai, nhện ống, ong mắt đỏ, rệp cam
C. Cào cào, bọ xít gai, nhện ống, ve sầu, rệp cam
D. Châu chấu, bọ xít, bọ rùa, kiến lửa, bọ xít gai
Câu 22: Nguồn sâu, bệnh hại cây trồng bao gồm
A. vi khuẩn và nấm.
B. vi khuẩn và virut.
C. trứng, sâu, nhộng và bào tử của nhiều loại bệnh.
D. sâu non và vi khuẩn .
Câu 23: Điều nào sau đây là ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi
trường?
A. Làm chết các loại thiên địch.
B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc.
C. Làm mất cân bằng sinh thái.
D. Gây ô nhiễm nguồn nước, đất..
Câu 24: Vì sao trong sản xuất chế phẩm virut trừ sâu cần phải nuôi sâu giống?
A. Để làm thức ăn cho thiên địch. B. Để làm thức ăn cho virut.
C. Để làm vật chủ nhiễm virut. D. Để nghiên cứu.
Câu 25: Biện pháp điều hòa là biện pháp:
A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định.
B. Dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại.
C. Chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh.
D. Sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại.
Câu 26: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?
A. đất ngập mặn. B. đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
C. đất kiềm. D. đất chua.
Câu 27: Quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu là

A. Giống thuần  Môi trường nhân sinh khối  Thu sinh khối nấm  Rải mỏng để hình thành
bào tử trong điều kiện thoáng khí  Sấy, đóng gói, bảo quản, sủ dụng.
B. Môi trường nhân sinh khối  Giống thuần  Rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện
thoáng khí  Thu sinh khối nấm  Sấy, đóng gói, bảo quản, sủ dụng.
C. Giống thuần  Môi trường nhân sinh khối  Rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện
thoáng khí  Thu sinh khối nấm  Sấy, đóng gói, bảo quản, sủ dụng.
D. Môi trường nhân sinh khối  Giống thuần  Thu sinh khối nấm  Rải mỏng để hình thành
bào tử trong điều kiện thoáng khí  Sấy, đóng gói, bảo quản, sủ dụng.
Câu 28: Trong quy trình bảo quản củ giống, để hạn chế tổn thất và sự nảy mầm trước khi
gieo trồng thì củ giống cần trải qua thao tác gì?
A. Làm sạch, phân loại và xử lý chống nảy mầm.
B. Làm sạch, phân loại và bảo quản.
C. Làm sạch, phân loại và xử lý phòng chống vi sinh vật hại.
D. Xử lý phòng chống vi sinh vật hại và xử lý chống nảy mầm.
Câu 29: Nông lâm thủy sản gồm bao nhiêu đặc điểm?
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 30: Biện pháp kĩ thuật gồm:
A. Cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, dùng thiên địch, gieo đúng thời
vụ...
B. Cày bừa, phun thuốc hóa học, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo đúng thời
vụ...
C. Cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo đúng
thời vụ...
D. Cày bừa, tiêu hủy tàn dư cây trồng, tưới tiêu, bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, sử dụng
giống cây trồng chống chịu bệnh...
Câu 31: Mỗi một loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong một giới hạn nhiệt độ nhất
định, nếu ngoài giới hạn này thì sinh vật sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. bị chết.
C. sinh trưởng và phát triển bị hạn chế.
D. ngừng hoạt động sống, thậm chí bị chết
Câu 32: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sinh trưởng và
phát dục của côn trùng?
A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.
B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
Câu 33: Nông, lâm, thủy sản có đặc điểm:
A. Chứa các chất dinh dưỡng, nhiều nước, khó bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
B. Chứa ít chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
C. Chứa các chất dinh dưỡng, ít nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
D. Chứa các chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
Câu 34: Khi dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần đảm bảo an toàn lao động. Những việc
làm nào sau đây là đảm bảo an toàn lao động?

A. Phun thuốc trước khi thu hoạch đủ thời gian để tránh tồn dư trong nông phẩm.
B. Dùng đúng liều lượng, đúng loại thuốc, đúng thời điểm.
C. Đeo khẩu trang, đi ủng, đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phun thuốc.
D. Thu gom chai, lọ, bao bì đựng thuốc hóa học bảo vệ thực vật sau khi dùng.
Câu 35: Hạt để làm giống cần có các tiêu chuẩn
A. sức sống cao, chất lượng tốt, không sâu bệnh.
B. sức chống chịu cao, không sâu bệnh, khô.
C. khô, sức sống tốt, không sâu bệnh.
D. chất lượng tốt, thuần chủng, không sâu bệnh.
Câu 36: Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh
A. đạo ôn, bạc lá. B. rầy nâu. C. khô vằn. D. tiêm lửa.
Câu 37: Để tiêu diệt bọ cánh cứng hại khoai tây, người ta thường sử dụng chế phẩm sinh học
nào?
A. Chế phẩm virut trừ sâu. B. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
C. Chế phẩm nấm trừ sâu. D. Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
Câu 38: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG là của nông, lâm, thủy sản?
A. Đa số nông sản, thủy sản chứa nhiều nước.
B. Lâm sản chứa chủ yếu là chất xơ.
C. Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng.
D. Nông sản, thủy sản chứa chủ yếu là chất xơ
Câu 39: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản là gì?
A. Tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
B. Duy trì, nâng cao chất lượng; hạn chế tổn thất về số lượng.
C. Tạo điều kiện cho công tác bảo quản.
D. Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản; hạn chế tổn thất về số lượng và chất
lượng của chúng.
Câu 40: Cơ sở khoa của việc sấy khô hạt giống là gì?
A. Làm giảm quá trình hô hấp của hạt xuống mức tối thiểu.
B. Làm sạch hạt giống.
C. Tiêu diệt nấm mốc.
D. Để cất giữ được nhiều hạt giống.
Câu 41: Lượng nước trong cơ thể côn trùng phụ thuộc như thế nào vào độ ẩm không khí và
lượng mưa?
A. Khi độ ẩm không khí tăng, lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng rồi lại giảm.
B. Khi độ ẩm không khí giảm, lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng lên.
C. Khi độ ẩm không khí giảm, lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm theo.
D. Không phụ thuộc.
Câu 42: Lâm sản chứa chủ yếu chất nào sau đây ?
A. Chất xơ. B. Vitamin. C. Khoáng. D. Protein.
Câu 43: Ổ dịch là
A. có sẵn trên đồng ruộng.
B. nơi cư trú của sâu, bệnh hại.
C. nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.
D. nơi có nhiều sâu, bệnh hại.
Câu 44: Vì sao khi dùng chế phẩm virut trừ sâu thì chỉ loại sâu cần tiêu diệt mới bị chết còn
các loài sinh vật khác thì không?

A. Vì virut có sinh khối lớn.


B. Vì virut chỉ kí sinh và gây bệnh trên một loại vật chủ nhất định.
C. Vì độc tính của virut chỉ đủ để tiêu diệt sâu hại.
D. Vì sâu hại có khả năng chống chọi kém hơn các loài sinh vật khác.
Câu 45: Hoạt động nào sau đây là chế biến nông, lâm, thủy sản?
A. Phơi măng khô. B. Ngâm tre dưới nước.
C. Cất khoai trong chum. D. Làm măng kho thịt.
Câu 46: Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là

A. 15 – 30oC. B. 45 – 50oC. C. 25 – 40oC. D. 25 – 30oC.


Câu 47: Tại sao sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật không hợp lý sẽ làm xuất hiện các
quần thể sinh vật kháng thuốc?
A. Tạo được các gen kháng thuốc
B. Chúng tổng hợp được các loại enzim phân giải độc tố của thuốc
C. Chúng đã quen với độc tố của thuốc
D. Chúng tổng hợp được các loại enzim phân giải độc tố của thuốc, tạo được các gen kháng
thuốc
Câu 48: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật gồm:
A. tiêu diệt sâu hại, vi khuẩn gây bệnh; làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt; tiêu diệt các loại
thiên địch.
B. tiêu diệt sâu hại, vi khuẩn gây bệnh; gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân; tiêu diệt các loại thiên
địch.
C. tiêu diệt sâu hại, vi khuẩn gây bệnh; tiêu diệt các loại thiên địch; làm xuất hiện quần thể kháng
thuốc.
D. gây hiệu ứng cháy, táp lá, thân; tiêu diệt các loại thiên địch; làm xuất hiện quần thể kháng
thuốc.

You might also like