You are on page 1of 5

Ma trận đề sinh học 7

Các mức độ nhận thức


Vận dụng
Các chủ đề chính Nhận biết Thông hiểu Tổng
Thấp Cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Lớp Lưỡng Cư
Số câu: 1 1 1 3
Số điểm: 0.5đ 0.5đ 2đ 3đ
Lớp Bò Sát
Số câu: 1 1 1 3
Số điểm: 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1.5đ

Lớp Chim
Số câu: 1 1 2
Số điểm: 0.5đ 0.5đ 1đ

Lớp Thú
Số câu: 1 1 1 1 1 5
Số điểm: 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1đ 2d 4.5đ

3 3 4 3 13
Tổng 1.5đ 1.5đ 4d 3d 10d
PHÒNG GD&ĐT PHÚC THỌ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS Võng Xuyên NĂM HỌC 2020 – 2021
Họ & tên:............................................. MÔN: Sinh học 7 - Thời gian: 45’
Lớp : ...........................................
Điểm Lời phê của thầy/ cô giáo

I. TRẮC NGHIỆM (5đ)


Câu 1: Cho các lớp động vật sau : Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến
hóa.
1.Lớp Lưỡng cư ; 2.Lớp Chim ; 3.Lớp Thú ; 4.Lớp Bò sát ; 5.Lớp Cá sụn.
A. (5) → (4) → (1) → (2) → (3). C. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).
B. (5) → (4) → (1) → (3) → (2). D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).
Câu 2: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?
A. Cóc, cú, mèo rừng, cắt C. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo
B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng D. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú
Câu 3: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống
chung mà không cạnh tranh nhau?
A. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau
B. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau
C. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự đẻ con là hình thức sinh sản kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng.
B. Sự thụ tinh ngoài tiến bộ hơn sự thụ tinh trong.
C. Sự phát triển gián tiếp qua biến thái tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (k nhau thai).
D. Sự phát triển trực tiếp (có nhau thai) tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (k nhau thai).
Câu 5: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng:
A. Cao B. Trung bình C. Thấp D. Rất thấp
Câu 6: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A. Giúp lẩn tránh kẻ thù. C. Tránh mất nước cho cơ thể.
B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt. D. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượn
Câu 7: Đặc điểm cơ quan di chuyển của san hô và hải quỳ là
A. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt
B. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
C. Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định
D. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
Câu 8: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang, lót ổ để bảo vệ con?
A. Ếch đồng. B. Thỏ hoang. C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D.
Chim bồ câu.
Câu 9: Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là:
A. Gây bệnh cho các sinh vật gây hại
B. Hạn chế tác động của sinh vật gây hại
C. Tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại
D. Cả ba mục đích trên
Câu 10: Châu chấu có hình thức di chuyển
A. Nhảy, bay B. Bò, nhảy C. Bò, nhảy và bay D. Bay, bò
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?
A. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
B. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể
lưỡng tính.
D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng
tính.
Câu 12: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
1.Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát
triển kém
2.Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
3.Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của
chúng.
A. 1 B. 1, 2 C. 2, 3 D. 1, 2, 3
Câu 13: Nạn chuột xuất hiện phá hoại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu
tranh sinh học do nguyên nhân nào?
A. Do mèo bị bắt làm thực phẩm C. Do rắn bị bắt làm đặc sản
B. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắt D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 14: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì:
A. Điều kiện khí hậu thuận lợi
B. Sinh sản ít
C. Động vật ngủ đông dài
D. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại
được
Câu 15: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là
A. mọc chồi và tiếp hợp. C. phân đôi cơ thể và mọc chồi.
B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể. D. ghép chồi và ghép cành.
Câu 16: Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với
sự đẻ trứng?
A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
B. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
C. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về tiến hóa là đúng?
A. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại
điều kiện sống.
B. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn gian hoá dần cơ thể để thích
nghi với điều kiện sống.
C. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi
với điều kiện sống.
D. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các
điều kiện sống bất lợi.
Câu 18: Ếch đồng hô hấp bằng bộ phận nào?
A. Da C. Da và phổi
B. Phổi D. Mang
Câu 19: Gấu bắc cực có đặc điểm nào sau đây
A. Thường hoạt động vào ban đêm C. Móng rộng, đệm thịt dày
B. Lông màu trắng D. Chân cao, dài
Câu 20: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?
A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể. C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.
B. Dự trữ năng lượng chống rét. D. Cả A và B đều đúng.
II. TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ? (2d)
Câu 2: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại cao hơn hẳn so
với môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Em hãy đề ra các biện pháp cần thiết để duy
trì đa dạng sinh học?(2đ)
Câu 3: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? (1d)
Bài làm
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C C D D A D C B D C

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D D D D C A C B B D

Câu 1:
Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên
chung) các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận
cùng bằng một nhóm động vật.
Kích thước của các nhánhtrên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó
càng nhiều bấy nhiêu.
Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau
hơn

Câu 2:
- Giải thích
 Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự
sống của mọi loài sinh vật .
 Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm
động vật.
 Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống.
- Biện pháp:
 Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự
sống của mọi loài sinh vật .
 Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm
động vật.
 Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống.
Câu 3:
Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá.
Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.

You might also like