You are on page 1of 19

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020

TÀI LIỆU KYS


ĐỀ MINH HỌA MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

NHẬN XÉT, MA TRẬN, HƯỚNG ÔN TẬP VÀ GIẢI CHI TIẾT

LƯU Ý :
Đề minh họa giúp đưa ra cấu trúc của đề thi chính thức. Từ đó, các bạn có định hướng ôn tập tốt nhất
cho kì thi THPTQG. KHÔNG DỰA VÀO ĐỘ KHÓ ĐỀ THAM KHẢO ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÓ ĐỀ
CHÍNH THỨC.

Nhận xét về đề thi:


 Đề thi phù hợp với nội dung tinh giảm theo công văn 1113 năm 2020 và công văn 5842 năm 2011.
 Các câu hỏi phần Tiến hóa và Sinh thái học chỉ còn ở mức thông hiểu và nhận biết.
 Đề thi hạn chế câu hỏi dài, rườm rà, tính toán khó và đi sâu hơn vào các câu hỏi lý thuyết.
 Đề thi giảm bớt đáng kể số câu đếm (chỉ còn 2/40 câu) => xu hướng đề thi 2020 sẽ giảm bớt số câu đếm
so với đề 2019.
 Nội dung đề thi vẫn có kiến thức lớp 11 (4 câu) như năm 2019.

Hướng ôn tập (Tham khảo):

 Tập trung ôn luyện kiến thức cơ bản, bám sát theo sgk cơ bản (70% điểm của đề thi).
 Không làm các bài tập tính toán khó, đặt ẩn, xác suất khó mà không đúng với bản chất sinh học.
 Tập trung ôn tập hơn phần lý thuyết (chiếm khoảng 60 - 65% đề thi)
 Nội dung kiến thức lớp 11 ôn chương I như năm 2019.
 Những bạn ôn tốt nghiệp tập trung ôn tập chương I, chương II lớp 12.
 Phần Tiến hóa và Sinh thái học ôn tập cơ bản, không được bỏ.

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 1


MA TRẬN ĐỀ THI THPTQG 2020

Mức độ nhận thức


Chuyên đề Tổng
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Trao đổi chất ở thực vật 1 1 0 0 2
Trao đổi chất ở động vật 1 1 0 0 2
Cơ chế di truyền và biến dị 4 2 3 1 10
Quy luật di truyền 4 1 5 1 11
Di truyền quần thể 1 0 0 1 2
Ứng dụng di truyền học 1 0 0 0 1
Di truyền học người 0 0 0 1 1
Tiến hóa 3 1 0 0 4
Sinh thái học cá thể, quần thể 2 1 0 0 3
Sinh thái học quần xã và HST 3 1 0 0 4
20 8 8 4 40
Tổng
50% 20% 20% 10% 100%

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA


Câu 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90
Đáp án D B C A A A A B B B

Câu 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100
Đáp án A A D D C A A A A A

Câu 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110
Đáp án B A B C C A A D D A

Câu 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120
Đáp án C C A A B C D D C C

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2020
Bài thi : KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi thành phần : SINH HỌC
(Đáp án có 16 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề.

Họ, tên thí sinh: ..........................................................................................................


Số báo danh: ...............................................................................................................
_____________________________________________________________________________________
Câu 81: Rễ cây có thê hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NH4+.
[NB_Lớp 11_Ch.I_Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật].
Đáp án đúng là D.
Thực vật có thể hấp thụ 2 dạng nitrogen: NO3- và NH4+.

Câu 82: Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?


A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Mèo. D. Thỏ.
[NB_Lớp 11_Ch.I_Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật].
Đáp án đúng là B.
Cá có tim 2 ngăn, vòng tuần hoàn đơn.
Ếch đồng có tim 3 ngăn, vòng tuần hoàn kép.
Mèo và thỏ có tim 4 ngăn, vòng tuần hoàn kép.

HTH của ếch HTH của cá HTH của thỏ


Câu 83: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN. B. tARN. C. mARN. D. rARN.
[NB_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 3


Đáp án đúng là C.
Phân tử mARN được sử dụng làm khuôn cho quá trình dịch mã.

Câu 84: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một?
A. dEE. B. DDdEe. C. Ddeee. D. DdEe.
[NB_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là A.
Thể một (2n -1) là bộ nhiễm sắc thể trong đó một cặp NST chỉ có một chiếc, các cặp NST khác bình thường
(có 2 chiếc).
Kiểu gen Cặp NST 1 Cặp NST 2 Thể
dEE d (có 1 chiếc) EE ( có 2 chiếc) 2n - 1
DDdEe 3 2 2n + 1
Ddeee 2 3 2n + 1
DdEe 2 2 2n

Câu 85: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đối chiều dài
của NST?
A. Đảo đoạn NST. B. Mất đoạn NST. C. Thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
[NB_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là A.
Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST (do đoạn
đảo chỉ đứt ra và quay 1800 rồi nối lại).
Mất đoạn NST chắc chắn làm thay đổi chiều dài của NST.
Đột biến gen (trong câu hỏi là đọt biến thêm 1 cặp nucleotit và mất 1 cặp nucleotit) không làm thay đổi trình
tự phân bố của các gen (vẫn giữ nguyên locus gen).
Câu 86: Ở tế bào động vật, bào quan nào sau đây chứa gen di truyền theo dòng mẹ?
A. Ti thể. B. Ribôxôm. C. Không bào. D. Lưới nội chất.
[NB_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là A.
Di truyền theo dòng mẹ là những gen nằm ngoài tế bào chất (cụ thể gồm các gen trong ti thể và lục lạp).
Câu 87: Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1?
A. Bb x Bb. B. Bb x bb. C. BB x Bb. D. BB x bb.
[NB_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 4


Đáp án đúng là A.
Phép lai Tỉ lệ kiểu gen Tỉ lệ kiểu hình

Bb x Bb 1 BB : 2 Bb : 1bb 3:1

Bb x bb 1 Bb : 1 bb 1:1

BB x Bb 1 BB : 1 Bb 100%

BB x bb 100% Bb 100%

Câu 88: Cơ thê có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?
A. aaBb. B. AaBb. C. Aabb. D. AAbb.
[NB_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là B.
Cơ thể dị hợp hai cặp gen là AaBb.
aaBb và Aabb là cơ thể dị hợp một cặp gen.
Aabb là cơ thể đồng hợp (thuần chủng).
Câu 89: Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Theo lí thuyết, bộ NST lưỡng bội của loài này là?
A. 2n= 12. B. 2n=24. C. 2n =36. D. 2n =6.
[NB_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là B.
Trong bộ nhiễm sắc thể của một loài lưỡng bội bình thường, có 2n NST. Trong đó, mỗi cặp NST có 2 chiếc.
Như vậy, có n cặp NST. Trên mỗi cặp NST có các gen di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.
Như vậy, một loài lưỡng bội bình thường 2n có n nhóm gen liên kết.
Loài thực vật trên có 12 nhóm gen liên kết hay n = 12. Suy ra 2n = 24.
Câu 90: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab?
A. AaBB. B. Aabb. C. AAbb. D. aaBB. `
[NB_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là B.
Cơ thể Giao tử
AaBB 1 AB : 1 aB
Aabb 1 Ab : 1 ab
AAbb Ab
aaBB aB

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 5


Câu 91: Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 200 cây
có kiểu gen aa. Tần số kiểu gen Aa của quần thể này là?
A. 0.4. B. 0,5. C. 0,6. D. 0,2.
[NB_Lớp 12_Ch.III_Di truyền quần thể].
Đáp án đúng là A.
𝑠𝑠ố 𝑐𝑐â𝑦𝑦 𝑚𝑚𝑚𝑚𝑚𝑚𝑚𝑚 𝑘𝑘𝑘𝑘ể𝑢𝑢 𝑔𝑔𝑔𝑔𝑔𝑔 𝐴𝐴𝐴𝐴
Tần số kiểu gen Aa = .
𝑡𝑡ổ𝑛𝑛𝑛𝑛 𝑠𝑠ố 𝑐𝑐â𝑦𝑦 𝑐𝑐ủ𝑎𝑎 𝑞𝑞𝑞𝑞ầ𝑛𝑛 𝑡𝑡ℎể 𝑥𝑥é𝑡𝑡 𝑣𝑣ề 𝑔𝑔𝑔𝑔𝑔𝑔 đó

400
như vậy, tần số kiểu gen Aa = = 0, 4 .
400 + 400 + 200
Câu 92: Từ cây có kiểu gen aaBbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra
dòng cây đơn bội có kiểu gen nào sau đây?
A. aBD. B. aBd. C. Abd. D. ABD.
[NB_Lớp 12_Ch.IV_Ứng dụng di truyền học].
Đáp án đúng là A.
Cây có kiểu gen aaBbDD sẽ cho hai loại giao tử (hạt phấn) là aBD và abD.
Khi nuôi cấy trong ống nghiệm với môi trường dinh dưỡng nhân tạo sẽ tạo ra dòng cây đơn bội aBD và abD.
Câu 93: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tô ngẫu nhiên. D. Đột biến.
[NB_Lớp 12_Tiến hóa_Ch.I.].
Đáp án đúng là D.
Trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có nhân tố đột biến có khả năng tạo ra các alen mới cho quần thể.
Câu 94: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng
xác định?
A. Đột biến. B. Di - nhập gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
[NB_Lớp 12_Tiến hóa_Ch.I.].
Đáp án đúng là D.
Trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
Chọn lọc tự nhien tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen của quần thể
theo hướng thích nghi với môi trường.
Câu 95: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở đại nào?

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 6


A. Đại Tân sinh. B. Đại Trung sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Nguyên sinh.
[NB_Lớp 12_Tiến hóa_Ch.II.].
Đáp án đúng là C.

Như vậy, thực vật cổ sinh xuất hiện ở kỉ Cacbon (than đá) thuộc đại Cổ sinh.
Câu 96: Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây?
A. Thành phần loài. B. Kích thước quần thể.
C. Mật độ cá thể. D. Nhóm tuổi (còn gọi là cấu trúc tuổi).
[NB_Lớp 12_Sinh thái học_Ch.I.].
Đáp án đúng là A.
Quần thể sinh vật có các đặc trưng sau:
1. Tỉ lệ giới tính
2. Nhóm tuổi
3. Sự phân bố cá thể trong quần thể.
4. Mật độ cá thể.
5. Kích thước.
6. Tăng trưởng của quần thể.
Thành phần loài không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật.
Câu 97: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp voọc mông trắng ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
B. Tập hợp cây cỏ trên đồng cỏ.
C. Tập hợp chim trong vườn bách thảo.

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 7


D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
[NB_Lớp 12_Sinh thái học_Ch.I.].
Đáp án đúng là A.
Quần thể sinh vật phải đảm bảo các yếu tố :
1. Các cá thể cùng loài.
2. Sống trong khoảng không gian, thời gian xác định.
3. Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
Như vậy, chỉ có Tập hợp voọc mông trắng ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long (đáp án A) là thỏa mãn.
B, C, D không thỏa mãn vì cây cỏ, chim, cá là khái niệm rộng, không cụ thể, trong đó có rất nhiều loài (vi
phạm yếu tố 1 – Cùng loài).
Câu 98: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
A. Thực vật. B. Nấm hoại sinh. C. Vi khuẩn phân giải. D. Giun đất.
[NB_Lớp 12_Sinh thái học_Ch.III.].
Đáp án đúng là A.
Trong hệ sinh thái, sinh vật tự dưỡng là thực vật (sinh vật sản xuất).
Câu 99: Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu
A. Ánh sáng. B. Nước. C. Các nguyên tố khoáng. D. Không khí.
[NB_Lớp 12_Sinh thái học_Ch.II.].
Đáp án đúng là A.
Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là sự phân bố cá thể trong quần xã theo chiều
thẳng đứng. Nằm thích nghi với sự chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Như vậy yếu tố tác động
chủ yếu là nhu cầu về ánh sáng.
Sự phân tầng của thực vật sẽ kéo theo sự phân tầng của động vật trong quần xã.

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 8


Sự phân tầng của quần xã theo chiều thẳng đứng
Câu 100: Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng
cấp 2?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
[NB_Lớp 12_Sinh thái học_Ch.I.].
Đáp án đúng là A.
Một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất có dạng như sau:
Bậc dinh dưỡng cấp 1 → bậc dinh dưỡng cấp 2 → bậc dinh dưỡng cấp 3 → .... →bậc dinh dưỡng cấp n
Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ bậc 1→ sinh vật tiêu thụ bậc 2→....→sinh vật tiêu thụ bậc (n-1)
Như vậy, sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là sinh vật tiêu thụ bậc 1 (ăn sinh vật sản xuất).
Câu 101: Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp ở thực vật có nguồn gốc từ phân tử nào sau đây?
A. C6H12O6. B. H2O. C. CO2. D. C5H10O5.
[TH_Lớp 11 _Ch.I_chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.].
Đáp án đúng là B.
Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp ở thực vật có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước.
Câu 102: Thói quen nào sau đây có lợi cho người bị huyết áp cao?
A. Thường xuyên tập thể dục một cách khoa học.
B. Thường xuyên ăn thức ăn có nồng độ NaCl cao.
C. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều đầu mỡ.
D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng.
[TH_Lớp 11 _Ch.I_chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.].
Đáp án đúng là A.
Câu 103: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở
môi trường nội bào?
A. G. B. T. C. X. D. A.
[TH_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là B.
Trong quá trình nhân đôi ADN, nhờ nguyên tắc bổ sung mà
Nucleotit loại A trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại T trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại T trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại A trong môi trường nội bào.

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 9


Nucleotit loại G trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại X trong môi trường nội bào.
Nucleotit loại X trên mạch khuôn sẽ lên kết với nucleotit loại G trong môi trường nội bào.

Câu 104: Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây?
A. 2n - 1. B. n. C. 2n + 1. D. 3n.
[TH_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là C.
Thể ba (2n +1) là cơ thể mà trong bộ NST có một cặp NST thừa một chiếc ( có 3 chiếc), các cặp NST khác
bình thường (có 2 chiếc).
Câu 105: Cho biết mỗi gen quy định l tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây cho đời con có tỉ lệ kiêu hình 1 : 1 : 1: 1?
A. AaBb x AaBb. B. Aabb x AaBb. C. Aabb x aaBb. D. AaBb x aaBb.
[TH_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền ].
Đáp án đúng là C.
Với phép lai có từ 2 cặp gen phân li độc lập trở lên, ta tách từng cặp rồi nhân tỉ lệ kiểu hình từng cặp lại với
nhau sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình đời con.
AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (3 :1)(3:1) = 9 : 3 : 3 :1.
Aabb x AaBb = (Aa x Aa)(bb x Bb) = (3 :1)(1:1) = 3 : 3 : 1 :1.
Aabb x aaBb = (Aa x aa)(bb x Bb) = (1 :1)(1:1) = 1 : 1 : 1 :1.
AaBb x aaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (1 :1)(3:1) = 3 : 3 : 1 :1.
Câu 106: Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của 1 quần thể?
A. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.
B. Có sự trao đổi các cá thể giữa quần thể đang xét với quần thể lân cận cùng loài.
C. Có sự đào thải những cá thể kém thích nghi trong quần thể.
D. Có sự tấn công của 1 loài vi sinh vật gây bệnh dẫn đến giảm kích thước quần thể.
[TH_Lớp 12_Ch.III_Di truyền học quần thể ].
Đáp án đúng là A.
A đúng. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B sai. Đây là ví dụ nhân tố tiến hóa di nhập gen, do đó sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C sai. Đây là ví dụ nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên, do đó sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D sai. Đây là ví dụ nhân tố tiến hóa yếu tố ngẫu nhiên, do đó sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 107: Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C. Đối với loài cá này,

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 10


khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C được gọi là
A. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ. B. Khoảng thuận lợi.
C. Khoảng chống chịu. D. Giới hạn dưới về nhiệt độ.
[TH_Lớp 12_Sinh thái_Ch.I.].
Đáp án đúng là A.
Khoảng nhiệt độ mà cá tồn tại và phát triển được, nằm ngoài khoảng nhiệt độ này cá sẽ bị chết là giới hạn sinh
thái về nhiệt độ của loài cá này.
Trong đó 50C được gọi là điểm giới hạn dưới.
400C được gọi là điểm giới hạn trên.
Câu 108: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô —› Sâu ăn lá ngô —> Nhái —› Rắn hổ mang —› Diều hâu. Trong
chuỗi thức ăn này, loài nào là sinh vật tiêu thụ bậc 3?
A. Cây ngô. B. Sâu ăn lá ngô. C. Nhái. D. Rắn hổ mang.
[TH_Lớp 12_Sinh thái_Ch.I.].
Đáp án đúng là D.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.
VSXS SVTT bậc 1 SVTT bậc 2 SVTT bậc 3 SVTT bậc 4
Bậc dinh dưỡng cấp 1 2 3 4 5
Tên sinh vật Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu

Câu 109: Phép lai P: cây tứ bội Aaaa x cây tứ bội Aaaa, thu được F. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ cho
giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, ở F1 kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 1⁄2. B. 3/4. C. 2/3. D. 1/4.
[TH_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là D.
Cách viết giao tử thể tứ bội :

3 3 1 1
Như vậy, tỉ lệ giao tử Aa : aa hay Aa : aa .
6 6 2 2
1 2 1
F1: AAaa : Aaaa : aaaa . Như vậy, kiểu gen AAaa chiếm 1/4.
4 4 4

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 11


Câu 110: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành
alen b. Cho biết mỗi gen quy định l tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây
là thể đột biến?
A. aaBB. B. AaBB. C. AABb. D. AaBb.
[TH_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là A.
Thể đột biến là cơ thể mang gen đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
Như vậy, trong bài toán trên, để được gọi là thể đột biến cơ thể phải có mang ít nhất một cặp gen đồng hợp lặn
(aaB_ , A_bb, và aabb).
Câu 111: Alen M bị đột biến điểm thành alen m. Theo lí thuyết, alen M và alen m
A. Chắc chắn có số nuclêôtit bằng nhau.
B. Luôn có số liên kết hiđrô bằng nhau.
C. Có thể có tỉ lệ (A + T)/(G + X) bằng nhau.
D. Luôn có chiều dài bằng nhau.
[VD_Lớp 12_Ch.I_Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là C.
Đột biến điểm dạng thay thế cặp A-T thành T-A (hoặc G-X thành X-G) sẽ làm tỉ lệ (A+T)/(G+X) không thay
đổi.
Nếu xảy ra đột biến dạng thêm, mất một cặp nucleotit thì số nucleotit giảm (A sai), số liên kết hidrô giảm (B
sai), chiều dài gen giảm 3,4 A0 ( D sai).
Các đáp án A, B, D có sử dụng các từ “chắc chắc, luôn” nên chỉ cần chỉ ra được 1 trường hợp không
thỏa mãn thì đáp án đó là đáp án sai.
BD Bd
Câu 112: Phép lai P: Aa × Aa , thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định l tính trạng, các alen trội là
bd bd
trội hoàn toàn và xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 37,5%. B. 25,0%. C. 12,5%. D. 17,5%.
[VD_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là C.
BD Bd BD Bd
Phép lai P: Aa × Aa = (Aa x Aa)( × (f=40%)).
bd bd bd bd
BD Bd
Tỉ lệ dị hợp 3 cặp gen = Aa( + )=0,5x(0,3 BD x 0,5 bd + 0,2 bD x 0,5 Bd )=0,125=12,5%.
bd bD
Câu 113: Một loài thực vật, xét 1 gen có 3 alen: alen A1 quy định hoa đỏ, alen A2 quy định hoa vàng, alen
A3 quy định hoa trắng. Phép lai P: cây hoa đỏ x cây hoa vàng, thu được F1 có 50% cây hoa đỏ : 25% cây hoa

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 12


vàng : 25% cây hoa trắng. F1 giao phần ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số cây hoa vàng chiếm
tỉ lệ
A. 5⁄16. B. 3/4. C. 1/2. D. 3/16.
[VD_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là A.
Phép lai P: cây hoa đỏ x cây hoa vàng, thu được F1 có 50% cây hoa đỏ : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa
trắng.
Ta thấy : hoa đỏ x hoa vàng đời con có hoa trắng => hoa trắng (A3) là alen lặn nhất.
Vậy P : (đỏ) A1A3 x (vàng) A2A3 => F1 : 1A1A2 : 1 A1A3 : 1 A2A3 : 1 A3A3.
Đời con xuất hiện hoa đỏ chiếm 50% => kiểu gen A1 A3 và A2A3 đều quy định kiểu hình hoa đỏ.
Như vậy alen A1 quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A2, A3. Alen A2 quy định hoa vàng trội hoàn
toàn so với alen A3 quy định hoa trắng.
Tóm tắt : A1 (đỏ) >> A2 (vàng) >> A3 (trắng).
F1: (1A1A2 : 1 A1A3 : 1 A2A3 : 1 A3A3). Giao phấn ngẫu nhiên
1 1 2 1 1 2
GF1 : ( A1 : A2 : A3 ) x ( A1 : A2 : A3 )
4 4 4 4 4 4
1 1 1 2 5
Như vậy, số cây hoa vàng F2 : A2 − = A2 A2 + A2 A3 = × + × × 2= .
4 4 4 4 16
Câu 114: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen (A, a và B, b), mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội
hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng và đều dị hợp 1 cặp gen giao phấn với nhau, thu
được F1 chỉ có 1 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, ở F1 số cây có 3 alen trội chiếm tỉ lệ
A. 1/2. B. 1/4. C. 3/4. D. 1/8.
[VD_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là A.
Cách 1: viết sơ đồ lai
Có 2 trường hợp:
1 1 1 1
TH1: P: AABb x AaBB  F1: AABB: AABb: AaBB: AaBb.
4 4 4 4
1 1 1
Kiểu gen mang 3 alen trội là AABb và AaBB = + =.
4 4 2
AB AB 1 AB 1 AB 1 AB 1 Ab
TH2: ×  F1: : : :
Ab aB 4 AB 4 aB 4 AB 4 aB
AB AB 1 1 1
Kiểu gen mang 3 alen trội là và = + =.
Ab aB 4 4 2

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 13


Cách 2: Tính theo công thức:

C43−−22 1
Thay số ta được : = .
22 2
Câu 115: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P :
Ab D d AB D
X X × X Y , thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn về 3 tính trạng chiếm 1,25%. Theo lí
aB ab
thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng chiếm tỉ lệ
A. 37,50%. B. 41,25%. C. 25,00%. D. 52,50%.
[VD_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là B.
Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái (XX).
Ab D d AB D ab d
P: X X × X Y thu được F1 X Y = 1.25%.
aB ab ab
ab
Mà XdY = 0,25 suy ra = 5% = 0,05.
ab
F1 số cá thể có kiểu hình trội về 3 tính trạng ( A_B_D_ )= (A_B_).(XD_)=(0.5+0,05) x 0.75 = 41.25%
Áp dụng : (A_B_) = (aabb + 0,5).
Câu 116: Ở gà, màu lông do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: gà trống lông
đen x gà mái lông vằn, thu được F1 có tỉ lệ 1 gà trống lông vằn : l gà mái lông đen. F1 giao phối ngẫu nhiên,
thu được F2. F2 giao phối ngẫu nhiên, thu được F3. Theo lí thuyết, trong tổng số gà trống lông vằn ở F3, số gà
có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ
A. 25%. B. 50%. C. 20%. D. 75%.
[VD_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là C.
Ở gà: XY là gà mái, XX là gà trống.
Ở F1 kiểu hình phân li khác nhau ở 2 giới, có sự di truyền chéo => gen nằm trên vùng không tương đồng của
NST giới X quy định.

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 14


Giả sử lông đen là trội.
Ta có gà trống (P) lông đen sinh gà trống lông vằn (đồng hợp lặn XaXa) và gà mái lông đen (XAY) nên sẽ có
kiểu gen dị hợp XAXa.
Mà phép lai XAXa x XaY đời con khác tỉ lệ 1 gà trống lông vằn : l gà mái lông đen.
Do đó, lông vằn là trội hoàn toàn so với lông đen.
Quy ước gen:
A: lông vằn, a: lông đen
P: XaXa x XAY  F1: XAXa : XaY
1 A a 1 a a 1 A 1 a
F1 x F1 = XAXa x XaY => F2: X X : X X : X Y: X Y
4 4 4 4
1 3 a 1 1 a 2
GF2: ( XA: X ) x ( XA: X : Y)
4 4 4 4 4
1 1 3 1 5
F3: tỉ lệ gà trống lông vằn X A X _ = × + × = .
4 2 4 4 16
Tỉ lệ gà trống XAXA = 1/4.1/4= 1/16
1 5 1
Vậy, trong tổng số gà trống lông vằn ở F3, số gà có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ : = = 20%
16 16 5
Câu 117: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Xét 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập. Cho các phát
biểu sau:
I. Các thể lưỡng bội của loài này có thể có tối đa 27 loại kiểu gen.
II. Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd.
III. Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 loại kiểu gen.
IV. Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?
A.3. B. 4. C. 1. D. 2.
[VDC_Lớp 12_Ch.I_ Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là D.
2(2 + 1)
Mỗi cặp gen có hai alen trội lặn hoàn toàn. Như vậy mỗi cặp gen có = 3 kiểu gen lưỡng bội.
2

Số kiểu gen lưỡng bội của quần thể là 33 = 27 . Do đó, I đúng.


II đúng. Đây là kiểu gen của thể ba.
Thể tam bội là cơ thể mà tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc.
Với mỗi cặp gen có hai alen, ta có AAA, AAa, Aaa, aaa (4 kiểu gen).

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 15


Như vậy, có tất cả 43 = 64 kiểu gen thể tam bội. Do đó, III sai.
Thể một (2n-1)
Một cặp NST có 1 chiếc có thể là A hoặc a ( 2 kiểu gen).

Như vậy, số kiểu gen thể một = 2 × 32 × C31 =


54 kiểu gen. Do đó, IV sai.

Câu 118: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ P của quần
thể này có thành phần kiểu gen là 0,4 AaBb : 0,6 aaBb. Cho biết các giao tử có 2 alen lặn không có khả năng
thụ tinh và quần thể không chịu tác động của các nhân tổ tiến hóa khác. Theo lí thuyết, ở F1 số cây thân cao,
hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 17/36. B. 2/4. C. 9/16. D. 19/36.
[VDC_Lớp 12_Ch.III_ Di truyền quần thể].
Đáp án đúng là D.
Ta có : A cao >> a thấp, B đỏ >> b trắng.
(P) : 0,4 AaBb : 0,6 aaBb.
G(p) = 0,1 AB : 0,1 Ab : 0,4 aB : 0,4 ab.
Do giao tử ab không có khả năng thụ tinh nên tỉ lệ giao tử sống sót có khả năng thụ tinh là :
0,1 0,1 0, 4 1 1 4
G(P’): AB : Ab : aB = AB : Ab : aB .
0, 6 0, 6 0, 6 6 6 6

1 1  1 4  4  1 1  19
F1 có tỉ lệ cây cao, đỏ ( A_B_) = + ×  +  + ×  +  = .
6 6  6 6  6  6 6  36

Câu 119: Một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen quy định; hình dạng quả do 2 cặp gen phân li độc lập
cùng quy định. Phép lai P: hai cây giao phấn với nhau, thu được F1 có 40,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 34,5%
cây hoa đỏ, quả dài : 15,75% cây hoa trắng, quả tròn : 9,25% cây hoa trắng, quả dài. Cho biết hoán vị gen xảy
ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau
đây sai?
A. F1 có thể có 3% số cây hoa đỏ, quả dài đồng hợp 3 cặp gen.
B. F1 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định cây hoa đỏ, quả dài.
C. F1 có 6 loại kiểu gen quy định cây hoa trắng, quả dài.
D. Tần số hoán vị gen có thể là 20%.
[VDC_Lớp 12_Ch.II_ Quy luật di truyền].
Đáp án đúng là C.
Xét riêng từng tính trạng :
Đỏ : trắng = 3 : 1
Suy ra, đỏ là trội hoàn toàn so với trắng, P dị hợp.
Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 16
Tròn : dài = 9: 7
Suy ra, tương tác gen dạng bổ sung, P dị hợp 2 cặp gen.
Quy ước gen :
A đỏ , a trắng
B_D_ : tròn, B_dd, bbD_, bbdd : dài.
Xét chung tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1:
(3:1)(9:7) ≠ 40,5% : 34,5% : 15,75% : 9,25%.
Mặt khác, xuất hiện đủ kiểu hình, số tổ hợp tăng, tỉ lệ kiểu hình lẻ => có hoán vị gen.
Như vậy, P dị hợp 3 cặp gen quy định hai cặp tính trạng. Trong đó một gen quy định tính trạng hình dạng quả
liên kết không hoàn toàn với gen quy định màu sắc hoa.
Vì tương tác bổ sung nên A liên kết với B hay D kết quả cũng không thay đổi. Xét A liên kết với B :
Ta có : cây hoa đỏ, tròn (A_, B_, D_) F1 = 40,5% => (A_B_).(D_)= 40,5% => A_B_=40,5% : 0,75 = 0,54.
ab
Suy ra = 0,54 − 0,5 = 0, 04 = 0,4 x 0,1= 0,2 x 0,2.
ab
Như vậy, có 2 trường hợp xảy ra:
AB Ab
TH1 : P : Dd × Dd ( f = 20%). Do đó, D đúng.
ab aB
Ab Ab
TH2: P: Dd × Dd (f = 40%).
aB aB
Ab AB
Hoa đỏ, dài đồng hợp 3 cặp gen = (AA)(BBdd,bbDD,bbdd)=( )(DD + dd) + ( )(dd)=
Ab AB
0, 03 . Do đó, A đúng.
0, 04 × 0,5 + 0, 04 × 0, 25 =

Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp luôn bằng tỉ lệ kiểu hình lặn A,B = A,b = a,B = a,b = 0,04.
Hoa đỏ, dài ( A_)(B_dd, bbD_, bbdd)=(A_bb)(D_ + dd) + (A_B_)(dd) = 2x3 + 5x1=11. Do đó, B đúng.
Hoa trắng, quả dài ( aa)(B_dd, bbD_, bbdd)=(aa,bb)(D_ + dd) + (aa,B_)(dd) = 1x3 + 2x1=3. Do đó, C sai.

Câu 120: Cho phả hệ sau:

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 17


Cho biết mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; gen quy định bệnh P nằm trên NST thường; gen
quy định bệnh Q nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X; người sô 7 không mang alen gây bệnh
P và không mang alen gây bệnh Q. Cho các phát biểu sau:
I. Xác định được tối đa kiểu gen của 3 người.
II. Người số 3 và người số 8 có thể có kiểu gen giống nhau.
II. Xác suất sinh con đầu lòng là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 10 - 11 là 1/32.
IV. Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh P và không mang alen gây bệnh Q của cặp 10 - 11
là 5/16.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biêu trên?
A. 1. B.3. C. 4. D.2.
[VDC_Lớp 12_Ch.V_ Di truyền học người].
Đáp án đúng là C.
Xét riêng từng tính trạng :
Bệnh P:
Bố mẹ 1 và 2 bình thường sinh con gái 5 bị bênh P => bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định.
Quy ước gen : A _ bình thường , a bị bệnh P.
Bệnh Q:
Theo đề bài, bệnh nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X,
Bố 4 bị bệnh truyền giao tử mang alen bệnh cho con gái nhưng con gái không biểu hiện bệnh => bệnh Q do
gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định.
Quy ước gen : B _ bình thường , b bị bệnh Q.
Kiểu gen của các thành viên trong phả hệ:
1. Aa_ 2. AaXBY 3. A_XB_ 4. _XbY

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 18


5. aaXB_ 6. A_XBY 7. AAXBXB 8. A_XBXb 9. aaXBY

10. A_XBY 11. AaXB_

Xác định được chính xác kiểu gen người 2, 7,9. Do đó, I đúng.
Người số 3 và người số 8 hoàn toàn có thể có khả năng có kiểu gen giống nhau. Do đó, II đúng.

1 2 
Kiểu gen của người số 6 là  AA: Aa  X BY .
3 3 

2 1 
Suy ra, kiểu gen của người số 10 (con của 6x7) là  AA : Aa  X BY .
3 3 

1 1 
Kiểu gen của người số 11 ( con của 8x9) là Aa  X B X B : X B X b  .
2 2 
Xác suất sinh con đầu lòng là trai chỉ bị bênh P của cặp vợ chồng 10 – 11 là:
1 1 3 1 1
aaX BY = × × × = . Do đó, III đúng.
6 2 4 2 32
Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh P và không mang alen gây bệnh Q của cặp 10 – 11 là:

 5 1  3  5
AA ( X B X B + X BY ) =
 ×    = . Do đó, IV đúng.
 6 2   4  16

----------------HẾT----------

Tài liệu KYS Giáo dục là trải nghiệm 19

You might also like