You are on page 1of 6

MA TRẬN MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN SINH HỌC LỚP 9 –NĂM HỌC 2019 -2020

Cấp độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề

Phân biệt nhân tố sinh thái của Phân biệt nhân tố sinh thái của môi Số câu: 7
Sinh vật và môi môi trường trường Số điểm: 2,8
trường Số câu: 5 Số câu: 2
40% Số điểm: 2,0 Số điểm: 0,8

Quần thể sinh vật, quần xã sinh Quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, Lưới thức ăn Lưới thức ăn Số câu: 11
vật hệ sinh thái Số điểm: 4,4
Hệ sinh thái Số câu: 2 Số câu: 3 Số câu: 4 Số câu: 2
34% Số điểm: 0,8 Số điểm: 1,2 Số điểm: 1,6 Số điểm: 0,8

Các giai đoạn phát triển của xã Số câu: 1


Con người, hội loài người Số điểm: 0,4
dân số, môi
trường Số câu: 1
26% Số điểm: 0.4

Các tác nhân gây ô nhiễm MT, biện Số câu: 6


pháp bảo vệ MT, Vai trò của rừng Số điểm: 2,4
Bảo vệ môi
trường
Số câu: 6
34%
Số điểm: 2,4

Tỉ lệ: 100 % Số câu: 8 Số câu: 11 Số câu: 6 Số câu: 25


Số điểm: 3,2 Số điểm: 4,4 Số điểm: 2.4 Số điểm: 10
33.3% TSĐ 40% TSĐ 26.7% TSĐ
PHÒNG GD&ĐT CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY Năm học 2019 - 2020
Môn : Sinh học – Lớp 9
ĐỀ 1 Ngày kiểm tra: 25/05/2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên:…………………………………….. - Lớp:……….
(Đề gốc gồm 02 trang)
(Lựa chọn 1 đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau. Học sinh làm bài vào phiếu trả lời)
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
   A. Các cây cỏ trong một khu rừng    B. Các động vật ăn cỏ cùng sống trên một đồng cỏ
   C. Các cá thể tôm he cùng sống trong một cái ao    D. Các loại cá trong một cái ao
Câu 2: Các cá thể trong quần thể người được phân chia làm các nhóm tuổi là:
   A. Trước sinh sản, sinh sản, ngoài độ tuổi lao động nặng nhọc    B. Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản
   C. Trước sinh sản, sinh sản và lao động, ngoài độ tuổi lao động nặng nhọc  D. Trẻ, trưởng thành và già
Câu 3: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là:
   A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá    B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế
   C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục    D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
Câu 4: Đặc điểm có ở quần thể sinh vật mà không có ở quần xã sinh vật là:
   A. Các cá thể cùng một loài     B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định
   C. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản D. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày - đêm?
   A. Sự di trú của chim khi mùa đông về   B. Chim én di cư về phương Nam
   C. Cây phượng vĩ ra hoa D. Hoa phù dung sớm nở tối tàn
Câu 6: Hoạt động nào có chu kì mùa?
   A. Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối     B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng
   C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn D. Gấu ngủ đông
Câu 7: Trong một hệ sinh thái, tảo là:
   A. Sinh vật phân giải    B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ
   C. Sinh vật sản xuất    D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
Câu 8: Các nhân tố của môi trường tác động đến sinh vật là:
   A. Nhân tố vô sinh   B. Nhân tố sinh thái   C. Nhân tố hữu sinh   D. Nhân tố con người
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố vô sinh:
   A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm    B. Chế độ khí hậu, nước, động vật
   C. Con người và các sinh vật khác  D. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 10: Yếu tố khí hậu thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Vô sinh     B. Hữu sinh     C. Vô cơ    D. Chất hữu cơ
Câu 11: Có thể xếp các sinh vật vào nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Vô sinh    B. Hữu sinh    C. Hữu sinh và vô sinh    D. Hữu cơ
Câu 12: Giới hạn sinh thái là
   A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
   B. giới hạn thích nghi của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
   C. khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
   D. sức bền của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
Câu 13: Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là:
   A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp
   B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp
   C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp
   D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ
Câu 14: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng:
1. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất 2. Hạn hán tại chỗ
3. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản 4. Tạo cảnh quan đẹp cho con người
   A. 1    B. 2    C. 3    D. 4
Câu 15: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về ý nghĩa của rừng đối với môi trường tự nhiên và đời sống con người?
1. Cung cấp thức ăn cho con người 2. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái
3. Bảo vệ nguồn nước ngầm 4. Cung cấp chỗ ở cho động vật
A. 1    B. 2 C. 3    D. 4
Câu 16: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?
   A. Sự sinh sản của cây rừng     B. Sự sinh sản của động vật
   C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển   D. Sự gia tăng sinh sản ở con người
Câu 17: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
   A. Do các loài động vật trong quần xã sinh vật tạo ra    B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
   C. Tác động của con người    D. Sự thay đổi của nhân tố hữu sinh của môi trường
Câu 18: Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?
1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số
2. Tăng cường trông rừng ở khắp mọi nơi
3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
4. Bảo vệ các loài sinh vật
5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
6. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện
7. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao
Phương án đúng là:
   A. 1, 2, 3, 4, 7    B. 1, 2, 4, 5, 6    C. 2, 3, 4, 5, 6    D. 1, 3, 4, 5, 7
Câu 19: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
1.Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Các chất phóng xạ
4. Các chất thải rắn
5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…)
6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra
7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh
Phương án đúng là:
   A. 1, 2, 3, 4, 6    B. 1, 2, 3, 5, 6    C. 2, 3, 4, 5, 7    D. 1,3, 4, 6, 7
Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 20 đến số 25:

Câu 20: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:


   A. 5     B. 6    C. 7    D. 8
Câu 21: Các sinh vật không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn nói trên là:
   A. Bò, Châu chấu     B. Bò, Cáo     C. Châu chấu, Chim     D. Bò, Chim
Câu 22: Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:
   A. Châu chấu, Gà, Cáo, Chim B. Gà, Hổ, Cáo, Chim   C. Châu chấu, Gà, Hổ, Cáo  D. Gà, Bò,
Hổ, Cáo
Câu 23: Mắt xích chung nhất cho lưới thức ăn nói trên là:
   A. Lá cây và VSV   B. Hổ và Gà   C. Gà và Cáo   D. Gà và Hổ
Câu 24: Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:
   A. 4    B. 5    C. 6    D. 7
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?
   A. Chim là mắt xích chung trong lưới thức ăn  B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn
   C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
PHÒNG GD&ĐT CẦU GIẤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY Năm học 2019 - 2020
Môn : Sinh học – Lớp 9
ĐỀ 2 Ngày kiểm tra: 25/05/2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên:…………………………………….. - Lớp:……….
(Đề gốc gồm 02 trang)
(Lựa chọn 1 đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau. Học sinh làm bài vào phiếu trả lời)
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
   A. Các cây cỏ trong một khu rừng    B. Các cá thể chim sâu cùng sống trên một đồng lúa   
C. Các động vật ăn cỏ cùng sống trên một đồng cỏ    D. Các loại cá trong một cái ao
Câu 2: Các cá thể trong quần thể người được phân chia làm các nhóm tuổi là:
   A. Trẻ, trưởng thành, sau trưởng thành    B. Trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản
   C. Trẻ, trưởng thành và già D. Trước sinh sản, sinh sản và lao động, ngoài độ tuổi lao động nặng nhọc  
Câu 3: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là:
   A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá    B. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân
   C. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế    D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản
Câu 4: Đặc điểm có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật là:
   A. Có số cá thể cùng một loài     B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định
   C. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản D. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày - đêm?
   A. Sự di trú của chim khi mùa đông về   B. Chim én di cư về phương Nam
   C. Cây phượng vĩ ra hoa D. Hoa phù dung sớm nở tối tàn
Câu 6: Hoạt động nào có chu kì mùa?
   A. Chim tìm mồi lúc sáng sớm    B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng
   C. Dơi tìm mồi lúc chập tối và đêm    D. Cây phượng vĩ ra hoa
Câu 7: Trong một hệ sinh thái, cỏ là:
   A. Sinh vật sản xuất    B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ
   C. Sinh vật phân giải    D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
Câu 8: Nhân tố sinh thái là ….. tác động đến sinh vật:
   A. nhiệt độ    B. các nhân tố của môi trường    C. nước    D. ánh sáng
Câu 9: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
   A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm    B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
   C. Con người và các sinh vật khác    D. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 10: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Vô sinh    B. Hữu sinh    C. Vô cơ     D. Chất hữu cơ
Câu 11: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:
   A. Hữu sinh    B. Vô sinh    C. Hữu sinh và vô sinh    D. Hữu cơ
Câu 12: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:
   A. Giới hạn sinh thái   B. Tác động sinh thái   C. Khả năng cơ thể   D. Sức bền của cơ thể
Câu 13: Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là:
   A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp
   B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp
   C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp
   D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ
Câu 14: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng:
1. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất 2. Lũ lụt ở vùng thấp
3. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản 4. Tạo cảnh quan đẹp cho con người
   A. 1     B. 2    C. 3     D. 4
Câu 15: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về ý nghĩa của rừng đối với môi trường tự nhiên và đời sống con người?
1. Cung cấp thức ăn cho động vật 2. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái
3. Bảo vệ nguồn nước ngầm 4. Cung cấp nơi sinh sản cho động vật
A. 1    B. 2 C. 3    D. 4
Câu 16: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?
   A. Sự sinh sản của thú rừng    B. Sự sinh sản của các nguồn hải sản
   C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của thực vật    D. Sự gia tăng sinh sản ở con người
Câu 17: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
   A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra    B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai
   C. Tác động của con người    D. Sự thay đổi của khí hậu
Câu 18: Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?
1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số
2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
3. Tăng cường trông rừng ở khắp mọi nơi
4. Bảo vệ các loài sinh vật
5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao
7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện
Phương án đúng là:
   A. 1, 2, 3, 4, 7    B. 1, 2, 4, 5, 6    C. 2, 3, 4, 5, 6    D. 1, 3, 4, 5, 7
Câu 19: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?
1.Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Các chất phóng xạ
4. Các chất thải rắn
5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…)
6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra
7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh
Phương án đúng là:
   A. 1, 2, 3, 4, 6    B. 1, 2, 3, 5, 6    C. 2, 3, 4, 5, 7    D. 1,3, 4, 6, 7

Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 20 đến số 25:

Câu 20: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:


   A. 9     B. 8    C. 7    D. 6
Câu 21: Các sinh vật không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn nói trên là:
   A. Tảo, Giun, Cá nhồng, Cá mập    B. Giun, Cá hồng, Cá trích, Cá nhồng
   C. Giun, Giáp xác, Cá trích, Cá nhồng     D. Giun, Giáp xác, Cá hồng, Cá nhồng
Câu 22: Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên:
   A. Tảo, Ruốc, Cá trích, Cá nhồng, Cá mập B. Ruốc, Tôm he, Cá trích, Cá mú, cá mập
   C. Tảo, Ruốc, Tôm he, Cá trích, Cá mú  D. Tảo, Ruốc, Tôm he, Cá trích, Cá nhồng
Câu 23: Mắt xích chung nhất cho lưới thức ăn nói trên là:
   A. Cá trích  B. Cá mú    C. Tảo  D. Tôm he
Câu 24: Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:
   A. 4    B. 5    C. 6    D. 7
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?
   A. Cá hồng là mắt xích chung trong lưới thức ăn  B. Ruốc không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn
   C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 5 mắt xích D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn

----------- HẾT ----------


PHÒNG GD&ĐT CẦU GIẤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS CẦU GIẤY MÔN SINH HỌC 9
Năm học 2019 - 2020

ĐỀ 1:

CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN

1 C 11 B 21 D
2 C 12 A 22 C
3 C 13 A 23 A
4 A 14 C 24 C
5 D 15 C 25 D
6 D 16 D
7 C 17 C
8 B 18 D
9 A 19 A
10 A 20 D

ĐỀ 2:

CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN


1 B 11 A 21 D
2 D 12 A 22 B
3 B 13 A 23 C
4 D 14 C 24 C
5 D 15 B 25 D
6 D 16 D
7 A 17 C
8 B 18 B
9 C 19 A
10 A 20 B

You might also like