You are on page 1of 7

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo 
trong trường Đại học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông nói chung và
các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa nói
riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô Th.s Lê Thị Thu Huyền đã tận tình giúp
đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm báo cáo thiết kế
hệ thống cung cấp điện. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng
tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc,
thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần
thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. 
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá
thì tự động hoá là một ngành vô cùng quan trọng, một ngành mũi nhọn trong công
nghiệp. Những giải pháp đó nhằm mục đích giảm giá thành và nâng cao chất
lượng hệ thống. Sự ứng dụng rộng rãi các hệ thống mạng truyền thông công
nghiệp, điện năng là một dạng năng lượng có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển
hóa thành các dạng năng lượng khác, mặt khác còn dễ dàng truyền tải, phân phối.
Chính vì vậy điện năng được sử dụng rất rộng rãi trong các hoạt động ứng dụng
và đời sống của con người. Điện năng là nguồn năng lượng chính của các ngành
công nghiệp, là tiền đề để phát triển quy hoạch các khu công nghiệp và khu dân
cư. Do đó khi lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển điện năng
phải đi trước một bước. Nhằm thỏa mãn nhu cầu điện năng không chỉ trong những
năm trước mắt mà còn dự kiến cho sự phát triển trong tương lai. Trong những
năm học tập ở trường, dưới sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường và sự
giúp đỡ của bạn bè trong lớp, em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản của
ngành Tự động hóa. Nay em được giao đề tài: “Thiết kế hệ thống cung cấp điện
cho chung cư 11” dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Lê Thị Thu
Huyền đã giúp em hoàn thiện bản đồ án môn này. Đề tài này là cơ hội giúp em có
thể áp dụng những kiến thức đã được học để áp dụng vào thực tế.
Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô Th.s Lê Thị Thu Huyền cộng với sự làm
việc nghiêm túc em trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Đến nay em hoàn
thành được đề tài. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm còn non
kém nên trong quá trình làm em đã gặp rất nhiều khó khăn vì vậy chắc chắn
sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý
kiến của thầy cô và các bạn.

Thái Nguyên, ngày 4 tháng 4 năm 2021


Tác giả
Chương 1: Xác định phụ tải tính toán của chung cư
1.1 Tính toán phụ tải cho chung cư:
1.1.1 Xác định phụ tải tầng hầm của chung cư
Diện tích của tầng hầm 1300 m2
Trong đó gồm có: GARA, phòng kỹ thuật, phòng máy phát, phòng MBA, nhà vệ sinh
Trong đó diên tích của mỗi phòng là:
ST PHÒNG DIỆN TÍCH m2
T
1 GARA 1000
2 Phòng kỹ thuật 100
3 Phòng máy phát 75
4 phòng để máy biến áp 75
5 Nhà vệ sinh 50
 Xác định phụ tải nhà để xe là:
Phụ tải tính toán của GARA xác định theo phương pháp
PGARA = P0 . SGARA
P0: xuất phụ tải của GARA
SGARA : diên tích của GARA

Chọn P0 = 15(W/m2)
Phụ tải của GARAlà
PGARA = P0 . SGARA = 1000 . 15 = 15000(W) = 15 (KW)
 Xác định phụ tải phòng kỹ thuật:
Phụ tải tính toán của phòng kỹ thuật xác định theo phương pháp
Pkt = P0 . S kt
P0: xuất phụ tải của phòng kỹ thuật
Skt : diên tích phòng kỹ thuật

Chọn P0 = 85(W/m2)
Phụ tải của phòng kỹ thuật là
Pkt = P0 . S kt = 100 . 85 = 8500(W) = 8,5 (KW)

 Xác định phụ tải phòng máy phát:


Phụ tải tính toán của phòng máy phát xác định theo phương pháp
P pmp= P0 . S pmp
P0: xuất phụ tải của phòng máy phát
S pmp: diên tích phòng máy phát
Chọn P0 = 10(W/m2)
Phụ tải của phòng máy phát là
P pmp= P0 . S pmp = 75 . 10 = 750(W) = 0,75 (KW)

 Xác định phụ tải phòng để máy biến áp


Phụ tải tính toán của phòng để máy biến áp xác định theo phương pháp
P MBA= P0 . S MBA
P0: xuất phụ tải của phòng để máy biến áp
S pmp: diên tích phòng để máy biến áp

Chọn P0 = 10(W/m2)
Phụ tải của phòng để máy biến áp là
P MBA= P0 . S MBA = 75 . 10 = 750(W) = 0,75 (KW)
 Xác định phụ tải 2 nhà vệ sinh
Phụ tải tính toán của 2 nhà vệ sinh xác định theo phương pháp
Pwc = P0 . S wc
P0: xuất phụ tải 2 nhà vệ sinh
Swc : diên tích 2 nhà vệ sinh

Chọn P0 = 15(W/m2)
Phụ tải của 2 nhà vệ sinh là
Pwc = P0 . S wc = 50. 15 = 750(W) = 0,75 (KW)

 Xác định phụ tải tính toán cho tầng hầm chung cư.
Phụ tải toàn phần của tầng hầm
Pth = PGARA + Pkt + P pmp+ P MBA + Pwc = 15+8,5+0,75+0,75+0,75=25,75(KW)

1.1.2 Xác định phụ tải tính toán cho chung cư từ 2 đến tầng 15:
 phụ tải tính toán của 1 phòng
Các thiết bị dùng trong 1 phòng chung cư là
Stt Tên thiết bị Số lượng Công suất (W)

1 Quạt Điện 2 40

2 Bếp Điện 1 1200

3 Điều Hòa 2 1800


4 Bàn Là 1 950

5 Nồi Cơm 1 400

6 Máy Giặt 1 1240

7 Sấy Tóc 1 1200

8 Bóng Downlight 14 9

9 Bóng Típ Led 5 40

10 Tủ Lạnh 1 80

11 Tivi 1 40

12 Máy Tính 1 60

Tổng phụ tải 1 căn hộ


PCH = ∑ Ptbi = 7376 (W) =7,376 (KW)

 phụ tải tính toán của 1 tầng chung cư là


Mỗi tầng của chung cư gồm có 15 phòng mỗi phòng có 80m 2
Trong đó:
Tổng diện tích của 15 căng hộ là: 1200m2 và 100m2 còn lại là hành lang và cầu
thang bộ phụ tải tầng 1 được xác định theo công thức
P1T = Kđt. ¿+ PHL )
Kđt : là hệ số đồng thời sử dụng các thiết bị trong căn hộ chọn Kđt = 0,85
- Tổng Phụ tải của căn hộ 1 tầng là :
∑ PCH = n. PCH
Trong đó
n: là số căng hộ
PCH : phụ tải của 1 căn hộ

∑ PCH = n. PCH = 15 . 7,376=110,64 (KW)


- Phụ tải hành lang và cầu thang là
Hành là và cầu thang là khu vực đi lại chỉ và khu vực này chỉ có các thiết bị chiếu
sáng nên phụ tải hành lang và cầu thang được xác định theo công thức:
PCSHLCT = P0 . S HLCT
P0: suất chiếu sáng trên một đơn vị diện tích
S HLCT : diên tích của hành lang

Chọn P0 = 15(W/m2)
Phụ tải chiếu sáng của hành lang và cầu thang
PCSHLCT = P0 . S HLCT = 15 . 100 =1500(W) = 1,5 (KW)
 phụ tải tính toán của 1 tầng là
P1T = Kđt. ¿+ PHL ) = 0,85.( 110,64+ 1,5) = 95,32 (KW)
 phụ tải tính toán của 14 tầng chung cư là
Pcc=n . P1T

n: là số tầng
P1T 1à phụ tải tính toán của 1 tầng
Pcc=n . P1T =14. 95,32 = 1334,47 (KW)

1.1.3 Xác định phụ tải cho thang máy, máy bơm
Ptmmb = Kđt. (2 .Ptm + 3. Pmb) =0,85. (2.22 + 3.15) =75,65(KW)
 Tổng công suất toàn bộ chung cư
P∑ = Pth + Pcc +¿ Ptmmb = 25,75+ 1334,47+75,65 = 1436,14 (KW)
Chọn Cosφtb = 0,85
Ta có công suất phản kháng:
Qtt = P∑ . tagφtb = 890,04 (KVAr)
Ta có công suất toàn phần của cả nhà máy:
Stt = Kpt √ P2tt +Q 2tt =1,1 . √ 143 6,142 +890,04 2 = 1858,5 (KVA)
CHƯƠNG 2 CHỌN SƠ ĐỒ NỐI DÂY VÀ TIẾT DIỆN DÂY DẪN
2.1 Đặt vấn đề:
Để tăng độ tin cậy mạng điện sơ đồ được bố trí hai đường dây hỗ trợ dự phòng cho
nhau được tính toán để mỗi đường dây có thể mang tải an toàn khi có sự cố ở một
trong hai đường dây mà không làm giảm chất lượng điện trên đầu vào của các họ
tiêu thụ ( hinh 3.1 ). Các mạch điện sinh hoạt, chiếu sáng, trạm bơm và thang máy
được xây dựng độc lập với nhau. Mạch chiếu sáng có trang bị hệ thống tự động
đóng ngắt theo chương trình xác định.
Dây dẫn và dây cáp trong mạng điện được lựa chọn theo các điều điện sau đây:
 Lực chọn theo điều kiện phát nóng.
 Lựa chọn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép.
Ngoài hai điều kiện nêu trên người ta còn lựa chọn theo kết cấu của dây dẫn và cáp
như một sợi, nhiều sợi, vật liện cách điện... Đối với mạng điện hạ áp là mạng trực
tiếp nối với phụ tải vì vậy phải đảm bảo điện áp nằm trong phạm vi cho phép. Hơn
nữa, trong mạng hạ áp không có biện pháp điều chỉnh điện áp cho cả mạng điện. Vì
vậy khi chọn tiết diện dây dẫn, dây cáp cho mạng hạ áp người ta chọn theo điều
kiện tổn thất điện áp cho phép. Sau đó cần kiểm tra xem tổn thất điện áp thực tế
trên đường dây có bẻ hơn tổn thất điện áp cho phép hay không, vì đây là điều kiện
đảm bảo an toàn đối với dây dẫn và dây cáp.
2.2 Chọn dây dẫn từ trạm biến áp(TBA) đến tủ phân phối tổng.
Tủ phân phối tổng được đặt tại lòng thang máy với tổng chiều dài l = 45 m , trong
tổng số hao tổn điện áp cho phép 5 % ta phân bổ cho ba đoạn như sau: từ TBA đến
tủ phân phối tổn ∆Ucp = 2 %, tử tủ phân phối tổng đến tủ phân phối các

You might also like