You are on page 1of 4

Bài làm

“Ăn có nhai, nói có nghĩ”


Qua câu tục ngữ trên, chắc hẳn ta đã thắm thía được ít nhiều phần nào về giá trị và tầm quan trọng
của lời nói trong cuộc sống, xã hội. Đặc biệt hơn nó còn thể hiện lên nhân cách và đạo đức của con
người. Như lúc ăn vậy, ta phải nhai kĩ để ăn thật nhiều, no thật lâu, chất dinh dưỡng được hấp thụ một
cách trọn vẹn. Khi ta nói cũng thế, lời nói không đơn thuần chỉ là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
của con người mà đôi khi nó còn có thể trở thành một công cụ, một loại vũ khí vô hình dễ dàng làm rạng
nức những mối quan hệ tốt đẹp. Ta sẻ phải chịu hậu quả nặng nề nếu không đặt lời nói đúng vị trí, tình
huống. Điển hình như tôi đã xuýt làm một người bạn của mình từ bỏ ngang việc học chỉ bằng những lời
nói không tốt, thiếu suy nghĩ, ngu dốt do tôi thốt ra. Đó chính xác là lần mắc lỗi khủng khiếp và dại dột
nhất mà suốt mười ba năm ngồi ghế nhà trường tôi từng mắc phải. Sự việc ấy đã trở thành thứ kỉ niệm
khiến bộ não và tâm trí này không thể nào quên.
Năm học mới đã bắt đầu, khi tôi vừa bước chân vào môi trường cấp hai bận rộn, bước những bước
chân đầu tiền trên chiếc thảm đỏ dẫn tới một kho tàng kiến thức mới. Tôi đã không may mắn được xếp
ngồi cùng bàn với một bạn tên Đạt, Coóc Tiến Đạt. Dáng người mập ù, nước da đen xì, khuôn mặt cùng
với hai con mắt ti hí, đôi môi dày đặc trông thấy ghét làm sao! Ngay từ đầu, tôi và Đạt đã không có thiện
cảm tốt với nhau và đó chính là sự khởi đầu cho thứ lỗi lầm mà xuýt khiến Đạt bỏ học vì sợ đến lớp nhìn
thấy tôi, sợ bị tôi chọc ghẹo, quấy phá. Lần đầu tiên, là khi mới vừa nhận lớp học, lớp 6/9, trong lúc cô
chủ nhiệm đang chăm chú điểm danh lớp. Cô bắt đầu đọc:
- Bạn Nguyễn Thành Long.
Tôi:
- Dạ có.
Mãi cho đến khi cô đọc tới:
- Bạn Coóc Tiến Đạt.
Ha…Ha…Ha! Đột nhiên tôi và cả lớp cười rộn lên, nhưng không biết việc làm vừa rồi đã vô tình tạo ra
một bước tường ảo ngăn chặn Đạt hoà nhập với lớp và cũng đã làm thoáng nhẹ ý tưởng bỏ học trong suy
nghĩ của Đạt lúc bấy giờ, như là “nhỏ vài giọt mực vào một cái hồ” thực tế, vài giọt mực ấy không thể làm
bẩn cả cái hồ nhưng nó vẫn còn vương vấn, động lại một chút mực trong lòng hồ như những suy nghĩ
tiêu cực đang bị động lại từng chút một trong suy nghĩ của Đạt. Rồi! Tiết chủ nhiệm đầy niềm vui đã qua,
niềm vui ở đây chắc hẳn chỉ đến với cả lớp nhưng còn Đạt thì không, cảm giác trống rỗng, bơ vơ, lạc lối,
chả có ai để chia sẻ nỗi đau chắc hẳn chỉ có Đạt mới thấu. Reng…Reng…Reng, Như một phép màu, giờ ra
chơi đã điểm, tất cả học ùa ra sân như bong bóng nước bị vỡ, nhưng bên trong góc lớp, dáng người ấy
vẫn còn đang gục mặt xuống bàn không muốn ra sân vì sợ bạn bè cười nhạo trên cái tên của mình, lúc ấy,
cô chủ nhiệm cùng với một số bạn khác cũng đến động viên và đã thành công, thành công trong việc giúp
Đạt bước ra được khỏi chính căn phòng do Đạt tạo nên bởi sự tự ti, sợ mọi người kì thị. Có bạn tốt, cũng
có bạn xấu, không may, sau khi Đạt ra sân được ít phút, sự găm ghét từ những ngày đầu của tôi lại nỗi
lên, thế là tôi cùng với nhóm bạn của tôi bèn đi tìm Đạt để xả cho đã ghét. Chúng tôi đi đến chỗ Đạt đang
ngồi và liên tục nói:
- Coóc Tiến Đạt ơi! Cóc…cóc, con cóc đang ngồi kìa mày! cóc, cóc ơi!
Lúc ấy, Đạt vô cùng tức giận, đứng dậy bỏ đi, nhưng tôi vẫn chưa xả hết được cơn ghét bỏ từ lâu, tôi
cùng nhóm bạn của tôi vẫn kè kè theo Đạt và luân phiên nhau lãi nhãi câu nói trên. Đến nỗi, từ những
cảm giác tức giận của Đạt dần chuyển sang cảm giác chạnh lòng, những giọt nước mắt đã bắt đầu lăn
thành hai dòng và giao nhau ở chiếc cằm xấu xí trên khuân mặt của Đạt. Sấu hổ quá! Đạt lật đật chạy
nhanh vào nhà vệ sinh và bước ra với đôi mắt đỏ hoe cùng đôi bàn tay ướt sủng nước mắt. Ôi! Một cảm
giác vô cũng hả hề vì đã cùng nhau bắt nạt được đứa mà tôi xem như cái gai trong mắt, cảm giác chiến
thắng của một đứa con nít thật đơn giản. Và tôi vẫn tiếp túc làm như thế một tuần, hai tuần và dần dần
trò chơi đã hết phần thú vị vì mọi người đã quen với tên của Đạt nên tôi cần bắt đầu chuyển sang những
chiêu trò khác.
Lần thứ hai là một lần tôi vô tình nhìn thấy một người bạn trong nhóm của tôi là Sang nhờ Đạt giữ hộ
một quyển sổ hình ngôi sao, màu vàng cực kì lấp lánh. Trong đầu tôi lại nãy ra một kế hoạch rửa hận
tuyệt vời, là tôi sẻ lấy danh nghĩa là bạn thân của Sang, dùng lời nói để lừa thuyết phục Đạt đưa tôi
quyển sổ ấy, mục đích là để tôi vẻ bậy lên nó và nói dối với Sang rằng tất cả là do Đạt làm, cuối cùng xé
chuyện ra thật to cho mọi người trong lớp biết. Lúc ấy, chính những cảm xúc ghét bỏ của cả lớp khi nghe
được tin sẻ một lần nữa trực tiếp tạo ra một bức tường dày đẩy Đạt sâu vào góc. Lên kế hoạch đầy đủ chỉ
trong vài giây, choa ôi! Tôi nể tôi thật. Và tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch nhưng vẫn chưa nhận ra được
hậu quả của nó về sau này. Tôi chạy, tôi chạy đến chỗ của Đạt, diễn ràng tôi đang vô cùng gấp gáp, vừa
thở nhanh vừa nói:
- Đạt, Đạt, tao là bạn thằng Sang, thằng Sang nó kêu tao ra lấy lại cái sổ để nó ghi. Đưa tao lẹ lẹ đi
gấp lắm.
Không một chút nghi ngờ, Đạt ngây thơ lập tức đưa quyển sổ ấy cho tôi. Ha…Ha…Ha! Đến bước tiếp
theo, tôi lập tức lấy chiếc bút bi do tôi chuẩn bị từ trước và cố gắng, nắng nót từng chữ làm sao cho
giống với chữ của Đạt nhất, tôi viết: “Sang học kém”,… cùng với những đường kẻ nguệch ngoạc. Thế là
tôi chạy một lèo đến đưa quyển sổ về lại cho Đạt giữ và giả vờ ràng như chưa có chuyện gì xảy ra cả, mọi
chuyện xong sui chỉ cần đợi Sang phát hiện rồi đổ hết tội danh lên đầu của Đạt là kể phá hoại, và đó sẻ là
một kế hoạch hoàn hảo cho tội ác đầy trời đã thành công mĩ mãng. Quả nhiên, không phụ lòng tôi, Sang
đã phát hiện và tức tối cùng tôi đi tìm Đạt, Sang có hơi chút nóng nãy vì đã dùng những lời lẻ thậm tệ đối
với Đạt mặc dù Đạt đã cố gắng giải thích, vì trước đó Sang đã bị thuyết phục và hoàn toàn tin vào những
lời nói bịa đặt của tôi nên sẻ không bao giờ tin Đạt đâu, tôi nói rằng:
- Nãy tao thấy mày đưa quyển sổ cho thằng Đạt giữ mà, chính xác là nó vẻ đó, chữ cũng giống với
chữ của nó nữa kìa.
Lúc ấy, tôi chỉ biệt nhẹ nhàng lùi ra xa và cảm nhận sự vui sướng, hân hoan như Tết về sớm. Ôi! Cảm
giác vui sướng và những khoản lời mà lời nói dối mang lại không tài nào tả được, nhưng về sau tôi phải
trả giá không hề rẻ. Đợi Sang và Đạt giải quyết xong, chắc chắn Đạt cũng đã ngộ nhận ra những hành
động và lời nói trong lúc xin lấy lại quyển vở của tôi cho Sang là nhưng lời bịp bợm. Không sai, chiều về
hôm đó, những nổi bực tức lẫn oan ức bị Đạt dồn nén suốt từ những ngày đầu gặp tôi, giờ phút chính
mùi, Đạt hẹn gặp tôi ở bãi xe của trường để trao đổi về những lời nói thiếu trung thực đã ảnh hưởng đến
Đạt rất nhiều. Đạt hẹn tôi, nhưng với sự căm ghét, khinh bỉ từ lâu bảo tôi đi một mạch thẳng về nhà và
không thèm ngó ngàn đến Đạt dù đang chờ đợi tôi ở bãi. Và đây, hậu quả mà tôi không thể ngờ tới sau
những lần sử dùng lời nói như một thứ vũ khí từng ngày, từng ngày cứa vào danh dự và lòng tự tôn của
Đạt đã đến, chờ mãi không thấy tôi đến, lòng tự trọng và danh dự của Đạt lại một lần nữa bị chà đạp,
xem thường. Lúc đấy, Đạt quyết định bỏ nhà và tạm dựng việc học mà không một lời báo nào cho phụ
huynh hoặc người thân cả.
Đến sáng hôm sau, một ngày nắng tuyệt đẹp, tôi tung tăng đến trường mà không biết hệ quả của lời
nói dối và những lời lẻ không tốt đã bắt đầu. Đã một ngày, hai ngày, Đạt không đi học kể từ buổi hẹn
chiều hôm ấy. Đến ngày thứ ba, một bức tranh phong ảnh tưởng phản với buổi sáng hai ngày trước do
dong tố vẻ nên, chưa bước chân ra khỏi nhà, ông trời đã bắt đầu xả hàng loạt những cơn sấm sét như
đang dụ rằng ông đang vô cùng tức giận, trời đất tối sầm xuống, khói bụi bay mịt mù, chúng như muốn
báo hiệu sẻ có một niềm không lành đến với tôi khi bước ra ngoài kia. Tôi vội vàng trang bị chiếc áo mưa
lên mình như mặc một bộ giáp, cửi trên chiếc xe đạp và một tiếng “rầm”, hít thật sâu, lấy hết can đảm,
tôi đâm đầu vào cơn mưa như Đôn-ki-hô-tê cùng chiến mã của mình đâm đầu, chiến đấu với những tên
cốt xay gió to cao. Càng đến gần trường, mưa gió, sấm chớp càng mạnh, càng to, quan cảnh khi đứng
trước cánh cổng trường ôi! Đến cả tôi còn cảm thấy rùng mình. Gửi chiến mã hai bánh màu xanh vào nhà
xe, tôi hớn hở, ton ton đi vào lớp. Lạ thay, cô chủ nhiệm chầm chậm bước vào, một không khí đen tối
khác hẳn so với những ngày thường, hạ giọng cô nói:
- Phụ huynh bạn Đạt vừa gọi cho cô bảo rằng:” Đạt con tôi, nó bỏ nhà đi được hai hôm nay rồi”
Rầm… Như một cơn sét đánh thẳng vào tai, tôi sửng người ít phút và tự đặt câu hỏi cho chính mình
rằng:”chẳng lẻ, đây chính là hệ quả của lời nói thiếu suy nghĩ, lời nói dối hay sao? Mình đã mắc lỗi đúng
không?” Hàng loạt câu hỏi như thế cứ liên tục nhảy trong đầu tôi. Bầu không khí cả lớp như trầm xuồng,
không một ai còn dám nói năng gì. Thấy thế, cô giáo tiếp tục tiết sinh hoạt của mình, cô bắt đầu kể về
những ngày tháng khó khăn mà Đạt từng trải qua, bạn ấy là người dân tộc khơ-me sông trên núi cao, mồ
côi bố từ lúc bốn tuổi và phải chịu bạo hành, đánh đập từ người dì do mẹ của Đạt nhờ nuôi hộ, khiến Đạt
trở nên rụt rè, gần như trầm cảm, không dám hoà nhập với mọi người. Mãi cho đến khi Đạt lên mười
một, Đạt mới được mẹ cho xuống thành phố sinh sông và học tập. Nghe đến đây, lòng tôi như thắt lại, tôi
như dài cả người và hối hận về những chuyện mình đã gây ra cho Đạt, nước mắt cứ từ đâu mà tuông ra,
Giá như tôi biết về quá khứ bất hạnh của Đạt sớm hơn, giá như tôi biết được hậu quả của những lời nói
dối sớm hơn, giá như tôi ăn nói có suy nghĩ hơn và giá như tôi dành được những lời nói tốt này đẹp cho
Đạt sớm hơn thì Đạt đã không bỏ học hai ngày nay. Tôi cảm thấy mình thật có lỗi và trách nhiệm to lớn
này tôi phải gánh vác. Trưa tan học, tôi lập tức cùng nhóm bạn của mình bắt tay lên kế hoạch đi tìm Đạt
bắt đầu từ phạm vị bán kính một đến hai ki-lô-mét và mở rộng phạm vị lên năm đến mười ki-lô-mét,
mười đến mười lăm,… nếu không phạm vi tìm kiếm sẻ là cả cái quận Thủ Đức hơn nữa triệu dân này,
chúng tôi kiếm nào là công viên, nào là những khu vui chơi quy mô nhỏ, ở khắp những quán ăn nằm
trong bán kính tìm kiếm,... Đã có lúc, chúng tôi dường như từ bỏ, tìm kiếm trong sự bất lực, việc này như
mò kim đáy biển, vạch lá tìm sâu. Nói sơ về quận Thủ Đức, nơi chúng tôi đang sinh sống và học tập, quận
có số dân lên đến hơn năm trăm nghìn người chính xác theo thống kê của năm hai không mười tám là
năm trăm hai mươi tư nghìn sáu trăm bảy mươi người. Vậy tỉ lệ tôi tìm được Đạt ở quận Thủ Đức này là
một phần năm trăm nghìn người. Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng vẫn chưa tìm thấy Đạt, chân tôi
như muốn rả ra, những cơn tê bắt đầu chạy từ mắc cá chân lên tới bắp chuối, những múi cơ phần thân
dưới của tôi như bị thắt chặt bởi cơn chuột rút kéo dài dai dãn. Nhưng dù đi có bông gân hay có gì đi
chăng nữa, cuộc tìm kiếm có khó khăn, chông gai như nào đi chăng nữa, tôi vẫn quyết tìm bằng được Đạt
trong trong hôm nay, vì một phần trách nhiệm to lớn ánh hướng đến Đạt, tôi đã để Đạt bị sự tự ti, cơn
bực tức dẫn lạc quá lâu, giờ đây tôi phải thay cho lời xin lỗi dẫn Đạt về nơi bạn thuộc về. Rồi năm tiếng,
sáu tiếng, bảy tiếng tìm kiếm qua đi, quả nhiên, ông trời có mắt vì nhìn thấy được sự nổ lực tìm kiếm, sự
hối hận muộn màng của tôi, có lẻ ông đã giúp chúng tôi tìm thấy Đạt đang ngồi ngay chiếc ghế đá cũ nát
ở Nhà Thiếu Nhi quận, với vẻ mặt bơ phờ, chiếc áo sơ mi trắng ướt sũng, mang mỗi một chiếc dép, chắc
có lẻ do bị nước mưa cuốn đi mất chiếc còn lại, nhìn từ xa trông Đạt như con mèo ướt thật đáng
thương!. Thấy thế, chúng tôi mỗi người bèn góp tiền mua một cái khăn đến và lau cho Đạt. Khuôn mặt
tái mét của Đạt phần nào nói lên rằng Đạt đang rất đói, tôi lật đật móc hết tiền dành dụm trong túi chạy
đi mua ngay cho Đạt một ổ bánh mì. Chúng tôi từ từ ngồi xuống, hỏi thăm và tìm lý do Đạt bỏ học hai
ngày nay, với giọng nói khàng khàng, sợ hãi, Đạt nói:
- Tao sợ, tạo sợ bị tụi bây trêu chọc tao.
Nói xong Đạt khóc oà lên như một đứa bé cần sự âu yếm, một đứa bé to xác thiếu tình thương của bố,
đã vậy còn phải chịu áp bức của người dì tàn độc suốt nhiều năm dài đằng đẵng. Hít một hơi thật sâu, lấy
hết cản đam tôi nói:
- Đạt, chắc đây là lần đầu tiên tao đối sử tốt với mày, cho tao xin lỗi vì tất cả. Bài chép hai ngày
mày nghỉ bọn tao chép giúp mày rồi nên yên tâm mai đi học lại với bọn tao.
Đang ăn dở ổ bánh mì, Đạt đột nhiên xoay ngang ôm chầm lấy tôi. Bỗng, tôi cũng bật khóc, Ôi! Thứ
cảm giác này, nó cứ là lạ, cảm giác ấm áp của cả tập thể hay chính là cảm giác gần gũi của một tình bạn
thiên liên? Cái cảm giác mà suốt bao năm qua tôi ít được nhận lấy. Và tiệc nào cũng đến lúc tàn, chia sẻ
đã đời, khóc lóc cũng đã hết nước mắt, thế là tôi, Đạt và nhóm bạn của tôi khoác vai cùng nhau ung dung
về nhà, bỏ lại phía sau chuỗi ngày lầm lỗi, căm ghét lẫn nhau thay thế những ngày tôi làm Đạt khóc bằng
nụ cười tươi trên môi Đạt tại thời điểm này. Sau cơn mưa, ánh hoàng hôn vàng cam chíu xuống mặt
nước do bị động lại và hắc lên những ánh sáng vàng lung linh như những bông lúa vàng ươm đu đưa qua
lại theo gió, đặc biệt nhất và cũng là nội dung chính của cả bức tranh đời thực về một tình bạn sau biết
bao sóng gió chính là hình ảnh tôi, Đạt, nhóm bạn cùng bốn năm chiếc cặp sách đang khoác vai nhau như
những người anh em đi trên cánh đồng lúa, cười nói vui vẻ và tiên về nơi mái ấm mà vẫn dĩ chúng tôi đã
về từ rất lâu rồi. Một bức tranh hoàn mĩ do tôi tưởng tượng được lấy cảm hứng trên nụ cười tỏa nắng
của Đạt khi tôi đưa ổ bánh mì cho câu ấy. Và thế là tôi đã có thêm một bài tởn tới già, tôi sẻ cất nó vào
sâu trong chiếc két sặc kỉ niệm và luôn tự nhũ với bản thân rằng không được phép nói dối, nói những lời
tốt đẹp để làm lành mạnh những mối quan hệ xã hội. Sử dụng lời đúng nơi, đúng chỗ, đúng tình huống.
Tôi mong sau chuyện trên tôi và Đạt có thể phần nào hiểu nhau hơn và càng mong tình bạn này sẻ thật
bền chắc như kim cương, tự tin vượt qua hết mọi khó khăn thử thách của cuộc sống sô bồ này. “Đạt à!
Mãi là bạn nhé”.
Thầy tôi từng nói: “ nếu cho tôi sáu tiếng để chặt một cái cây, tôi sẻ dùng bốn tiếng để mài rìu”. Trên
thực tế, để chặt một cái cây thì người thông minh họ sẻ chú trọng vào việc tân trang, nâng cấp công cụ
của mình, điển hình như dùng tận bốn tiếng để mài rìu. Như khi nói cũng thế, để có những mối quan hệ
tốt đẹp, được mọi người tôn trọng, yêu quý thì phải chú trọng vào việc chọn lọc từ ngữ kĩ càng, không
cần phải những lợi hoa mĩ từ, đơn giản chỉ cần những lời thật thà được bắt nguồn từ cả trái tim và đó
chính là bài học tôi rút ra được sau lần mắc lỗi đầy tai hại trên. Sống trong một “thế giới phẳng” thì ta
phải luôn luôn thay đổi bản thân theo hướng tích cực, “F5 chính mình” để lắp đầy những khoảng trống
khiến con người ta không hoàn hảo. Vì thế, tôi cần phải từng ngày găm vào đầu những câu nói trên để
không một lần nào nữa cho lỗi lầm này được hồi sinh, từng ngày thay đổi bản thân, thay đổi những lời
nói dối, cử chỉ xấu bằng những lời nói chân thực, hạnh động đẹp từ chút từ chút một. “Không cho bản
thân mắc một sai lầm hai lần”.

You might also like