You are on page 1of 16

17

Tóm lại lưu suất đàn hồi lệ thuộc vào vận tốc tác động ( kéo, nén, nén cong ) hay còn gọi là vận
tốc làm biến dạng. Vận tốc tác động càng lớn thì đồ thị hiệu ứng-dãn càng dốc đứng có nghĩa là
lưu suất đàn hồi càng lớn. Nói cách khác nếu lưu suất đàn hồi càng nhỏ thì vận tốc tác động càng
kéo dài lâu hơn. Trong trường hợp này người ta không gọi là lưu suất đàn hồi nữa mà gọi với tên
là lưu suất biến dạng hay lưu suất thư giãn. Đây cũng là một thuộc tính dãn của nhựa lệ thuộc
vào lực tác động và yếu tố thời gian.

2.4.2 Hiệu ứng đẩy ( Trị số đo của thuộc tính cứng )


Một phương pháp khác được ứng dụng để xác định lưu suất đàn hồi trong trường hợp vận tốc
làm biến dạng tương đối lớn được gọi là thí nghiệm chấn động xoắn ( DIN 53445 ). Người ta xử
dụng một dụng cụ đo chấn động xoắn để ghi lại chấn động tự do của thanh thí nghiệm khi bị lực
tác động. Thanh thí nghiệm được kẹp chặt vào vị trí kẹp trên và dưới của máy ghi chấn động
xoắn theo hình vẽ đơn giản dưới đây.

Người ta thực hiện thí nghiệm chấn động xoắn để xác định lưu suất đẩy (hay lưu xuất xoắn) trong
điều kiện lệ thuộc vào nhiệt độ khối lượng. Lưu suất G là lực cần thiết để làm xoắn một mẩu thí
nghiệm có diện tích mặt cắt ngang Q (mm2), chu vi vòng xoắn (mm) được đo bởi tia sáng phản chiếu
trên mặt gương do lực đẩy tác dụng vào thanh cản. Lực đẩy (N) xác định số lượng của cường độ chấn
động. Đối với nhựa không có tính đàn hồi cao thì biên độ chấn động (lực đẩy) sẽ hạ thấp rất nhanh
hay còn gọi là chấn động hãm. Các biên độ A1, A2, A3,....,An của chấn động nhỏ dần đều và chấn
động giảm dần được diễn tả bởi công thức Λ = ln A1/A2 ln An / An+1 . Hệ số giảm cơ học d kết hợp
với biên độ qua tỉ lệ

Lưu suất đẩy cũng tính được từ thí nghiệm xác định lưu suất đàn hồi trong trường hợp tác động
chấn động rung ở thể động nếu người ta biết trước được hằng số Poisson μ của vật liệu
(của thanh thí nghiệm). Hằng số này lệ thuộc vào sự thay đổi thể tích của vật liệu khi bị biến
dạng. Đối với các vật liệu không có sự thay đổi thể tích v/d cao-su có hằng số μ lớn nhất 0,5,
đối với các loại nhựa cứng thì hằng số μ nằm trong khoảng 0,3, và cho các loại nhựa ít cứng hơn
thì hằng số μ nằm trong khoảng 0,4 và 0,5. Mối tương quan giữa lưu suất đàn hồi E, lưu

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


18

suất đẩy hay lưu suất xoắn G và hằng số μ được diển tả bằng công thức E = 2G (1+μ ) và để đơn
giản hóa người ta diển tả công thức tính lưu suất đàn hồi như sau : E = 2,8.G.
Kết quả đo được của hiệu suất đẩy hay hiệu suất đàn hồi lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ.
Sau đây là một vài thí dụ so sánh thuộc tính vật lý khác nhau của giữa nhựa và kim loại thông
qua các thí nghiệm xác định độ bền, lưu suất đàn hồi, độ cứng dãn..vv…..

Cấu trúc khác nhau của vật liệu tự nó đã cắt nghĩa được cơ bản tại sao độ bền của chất dẻo thấp hơn
kim loại. Thông qua bảng so sánh độ bền-kéo giữa chất dẻo và kim loại cho ta thấy độ bền của các
loại chất dẻo không có phụ gia thấp hơn các kim loại thường dùng. Độ bền của chúng được gia tăng
đáng kể với ảnh hưởng của phụ gia với tơ sợi ( thiên nhiên hay nhân tạo ), và với sợi thủy tinh. Tuy
nhiên những trị số đo được trong bảng so sánh này cũng chỉ có giá trị tương đối ( trị số ngắn hạn ).
Trên thực tế còn rất nhiều những yếu tố quan trọng khác trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau.
Ngoài ra do chất dẻo có tỉ trọng thấp nên khi được phụ gia với sợi thủy tinh, độ bền gia tăng,
cũng có thể so sánh với các kim loại nhẹ và cứng. Trên lý thuyết chất dẻo phụ gia đạt yêu cầu đòi
hỏi thay thế các bộ phận bằng kim loại với lực tác động kéo, điều kiện trọng lượng.
Điều này thật ra cũng khó trở thành hiện thực, đòi hỏi nhiều cân nhắc. Một mặt chất dẻo lệ thuộc
vào điều kiện thay đổi không điều nhau về số lượng và giá cả, mặt khác chúng có thuộc tính dãn
nở cao ( đồng nghĩa với lưu suất-đàn hồi thấp). Đây là yếu tố có tính quyết định cản trở độ bền lý
thuyết của chất dẻo có thể được xử dụng hoàn toàn. Trong bảng so sánh lưu suất-đàn hồi giữa
chất dẻo và kim loại cho thấy các trị số lưu suất-đàn hồi của chất dẻo quá thấp so với nhôm và
magnesium. Đây là lý do cơ bản khiến cho các nhà thết kế do dự trong việc thay thế chất dẻo đối
với một số các bộ phận bằng kim loại bởi vì trị số lưu suất-đàn hồi thấp sẽ đặc biệt tác dụng đến
điều kiện chịu đựng lực kéo, nén, nén cong, chấn động xoắn..vv.. Nếu so sánh với độ cứng-dãn

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


19

riêng, có nghĩa là tỉ lệ lưu suất-đàn hồi đối với tỉ trọng thì sự khác biệt giữa nhựa và kim loại
càng lớn hơn.
2.5 Những thí nghiệm với thời gian dài
Các phương pháp thí nghiệm
DIN 50118/ 19 Thí nghiệm với các vật liệu kim loại nói chung,
DIN 53444 Thí nghiệm với nhựa. Thí nghiệm kéo lệ thuộc theo thời định,
DIN 53425 Thí nghiệm với nhựa bọt cứng. Thí nghiệm theo thời định cùng với nhiệt độ
DIN 53574 Thí nghiệm với nhựa bọt mềm-đàn hồi. Thí nghiệm chấn động lâu
DIN 8061 Ống dẫn từ những yêu cầu cho phẩm chất đối với PVC, thí nghiệm áp lực bên
trong theo thời định
DIN 53374 Thí nghiệm với phim nhựa. Thí nghiệm nén cong tới và lui
DIN 53359 Thí nghiệm với da giả. Thí nghiệm bẻ lâu
DIN 53513 xác định thuộc tính nhờn-đàn hồi của cao-su nhân tạo.

2.5.1 Mục đích của thí nghiệm với thời gian dài.
Các thí nghiệm được diễn tả ở phần trên chỉ thực hiện trong thời gian ngắn rồi chấm dứt, lực tác
động cũng được ghi trên biểu đồ theo đơn vị thời gian là giây, nên người ta gọi là “ thí nghiệm
thời gian ngắn “. Thí nghiệm thời gian ngắn đều thích hợp cho chất dẻo cũng như kim loại. Các
thí nghiệm với lực tác dụng làm biến dạng các loại chất dẻo trong thời gian dài được gọi là “ thí
nghiệm thời gian dài “. Tất cả các vật liệu, thích hợp cho kim loại và cho cả chất dẻo sẽ cho
những biểu hiện tác dụng khác nhau với thời gian dài, trong khi không xác định được nếu chỉ
thông qua với thí nghiệm thời gian ngắn. Trong thực tế những tác động thời gian dài xãy ra rất
thường v/d độ bền, sức chịu đựng của vật liệu lệ thuộc vào yếu tố thời gian. Ngay cả trong điều
kiện nhiệt độ bình thường các thí nghiệm với yếu tố thời gian cũng đóng vai trò rất lớn. Ngoài ra
đối với kim loại chỉ biểu hiện tương tự khi ở điều kiện nhiệt độ cao.
Để thích hợp cho các trường hợp chịu đựng người ta phải thực hiện và phân biệt thí nghiệm thời
gian dài giữa điều kiện thể tĩnh và thể động. Đối với thí nghiệm ở trạng thái tĩnh thì tác dụng của
lực tác động lên vật thí nghiệm không thay đổi hay rất ít nếu có. Ngược lại với thí nghiệm, ở trạng
thái động thì lực tác động được áp dụng với cường độ mạnh và nhanh ( chu kỳ ), có nghĩa là tạo ra
tác động nhanh để qua đó xác định “ biểu tượng mệt mỏi “ của vật liệu.
Những biểu hiện của nhựa trong thí nghiệm thời gian dài rất quan trọng cho việc xác định độ bền của
nhựa trong thực tế. Thông qua các thí nghiệm thời điểm hay thí nghiệm trườn với điều kiện thời gian
và trọng tải phải được xác định trước. Vật thí nghiệm sẽ chịu trọng tải cố định trong khoảng thời gian
nhất định cho đến khi xãy ra hiện tượng đứt, còn gọi là độ bền theo từng thời điểm.

Hiệu ứng đứt theo từng thời


điểm trong thí nghiệm kéo với
thời gian dài

Độ bền theo từng thời đểm được ghi lại trên biểu đồ, nếu nối những thời điểm này lại với nhau
thành một đường thẳng ta sẽ có đường ranh giới đứt theo thời gian.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


20

biểu đồ đường ranh giới đứt theo thời gian biểu đồ hiệu ứng dãn với đường đứt
theo thời gian

Độ bền theo từng thời điểm của POM ( biểu đồ theo TAPROGGE )

t = 5 h:σB/Sh ≈ 55 N/mm2
t = 103 h: σB/10³ ≈ 40 N/mm2

Trước khi bước qua phần thí nghiệm xác định biểu hiện ở trạng thái động và tĩnh theo thời gian dài
và ngắn của chất dẻo chúng ta nên biết sơ qua về cơ cấu sự biến dạng của chúng.

2.5.2 Nguyên tắc cơ bản của biểu hiện biến dạng.


Một vật liệu sẽ bị thay đổi dạng khi nó chịu tác động cơ học hay chịu đựng trọng tải. Sự biến dạng
này được phân biệt gồm 3 hiện tượng cơ bản: Biến dạng -thuần đàn hồi, -đàn hồi nhờn và -nhờn .
2.5.3 Biến dạng thuần đàn hồi
Sự biến dạng nói lên rằng mổi loại vật liệu đều biểu hiện rỏ ràng biến dạng (co lại, dãn ra) theo
những quy luật nhất định. Sự biến dạng này tham dự vào từng thời điểm của sự chịu đựng của toàn
khối vất thể, nó không lệ thuộc vào thời gian tác động và có tính hoàn toàn thuận nghịch. Khi trọng
tải không còn thì sự biến dạng cũng mất đi và hoàn toàn trở lại dạng khởi đầu. Nếu xét về mặt thuần
lý thuyết thì sự biến dạng này chỉ lệ thuộc vào hiệu ứng và theo tỉ lệ thuận với hiệu ứng ( hiệu ứng
tăng gấp đôi thì sự biến dạng cũng tăng theo gấp đôi ). Người ta gọi đó là sự đàn hồi theo định luật
Hooke. Đồ thị hiệu ứng làm biến dạng là một đường thẳng, diễn tả sự lệ thuộc giữa hiệu ứng và sự
biến dạng. Trong trường hợp này tỉ lệ hiệu ứng / sự biến dạng có trị số không thay đổi và không lệ
thuộc vào thời gian (với điều kiện nhiệt độ được xác định trước).

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


21

2.5.4 Biến dạng đàn hồi-nhờn


Khi chịu đựng trọng tải vật liệu đàn hồi-nhờn cũng thay đổi dạng, nhưng biểu hiện trái lại với
biến dạng thuần đàn hồi, không xãy ra hoàn toàn tức thì mà chậm từ từ và lệ thuộc vào yếu tố
thời gian. Sự biến dạng biểu hiện không cân đối với lực tác động. Khi lực tác động mất đi thì sự
biến dạng nhỏ dần, không trở lại dạng khởi đầu tức thì nhưng với vận tốc rất chậm cho đến khi
trở về dạng khởi đầu. Một biểu hiện biến dạng như thế được gọi là đàn hồi-nhờn hay “ đàn hồi từ
từ “. Trong trường hợp này đồ thị hiệu ứng-biến dạng không còn là đường thẳng, trị số tỉ lệ hiệu
ứng / sự biến dạng ( lưu suất đàn hồi ) thay đổi và lệ thuộc vào thời gian.

2.5.5 Biến dạng nhờn ( chảy-nhờn )


Biến dạng nhờn là một thuộc tính của nhựa biểu hiện biến dạng trong khi dãn, khi không còn
chịu trọng tải thì sự biến dạng dừng lại, đứng yên, không từ từ và cũng không trở lại dạng khởi
đầu. Nói cách khác vật thể bị biến dạng không trở về lại dạng lúc khởi đầu như khi chưa bị biến
dạng. Trong trường hợp này tỉ lệ hiệu ứng / sự biến dạng cũng lệ thuộc vào thời gian.
Dưới đây là biểu tượng cơ bản của những trạng thái biến dạng

Ghi chú :
a) sự biến dạng thuần đàn hồi.
Sự biến dạng lệ thuộc vào thời gian, xãy ra ngay khi chịu trọng tải và trở về dạng khởi
đầu khi trọng tải không còn nữa.
b) sự biến dạng đàn hồi-nhờn
Sự biến dạng bắt đầu với vận tốc rất chậm và tiếp tục cũng với vận tốc như thế, nhưng
khi không còn chịu trọng tải vật thể sẽ trở lại hoàn toàn dạng lúc ban đầu. Sự biến dạng
này lệ thuộc vào yếu tố thời gian
c) Sự biến dạng nhờn
Bắt đầu biến dạng khi chịu trọng tải, đứng yên khi không còn trọng tải và không trở lại
dạng lúc ban đầu. Sự biến dạng này lệ thuộc vào yếu tố thời gian.

2.5.6 Sự giao thoa của các hình thức biến dạng trong thực tế.
Các hình thức biến dạng vừa trình bày ở phần trên hoàn toàn không cụ thể vào một loại vật
liệu nào mà chỉ thuần về lý thuyết của sự biến dạng. Trong thực tế các yếu tố khác như chất
liệu, nhiệt độ, vận tốc..vv..cũng tham dự đồng thời vào biểu hiện biến dạng của vật liệu và
đôi khi có tác dụng chồng tréo lên nhau ( giao thoa ). Khi chịu tác động cơ học mổi vật thể có
những biểu hiện cơ bản tuần tự như sau:
Ngay khi thời điểm chịu trọng tải sự biến dạng khởi đầu không lệ thuộc vào thời gian. Nếu trọng
tải được lấy ra ngay khi đó, thì sự biến dạng cũng hoàn toàn biến mất. Trường hợp này chỉ xãy
ra khi:
a) trọng tải nhỏ không đáng kể và

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


22

b) thực hiện trong thời gian thật ngắn ( chịu và lấy đi trọng tải )
Tuy nhiên nếu trọng tải tác dụng với thời gian dài hơn, thì biểu hiện biến dạng sẽ gia tăng theo
thời gian, hiện tượng này có tính thuận nghịch đối với sự biến dạng đàn hồi-nhờn và nhờn, được
gọi là hiện tượng “ trườn “ đôi khi cũng còn được gọi là hiện tượng “ dòng chảy lạnh “. Dĩ nhiên
vận tốc trườn lệ thuộc vào chất liệu, nhiệt độ, trọng tải…vv… Với một thời gian tương ứng cũng
có thể xãy ra biến dạng quá nhanh và đi đến hiện tượng bứt đứt của vật thí nghiệm.
Nếu trọng tải được lấy ra khỏi trước khi xãy ra hiện tượng bứt đứt, thì ngay tức thì sự biến dạng
thuần đàn hồi sẽ dừng lại và trở lại dạng lúc khởi đầu. Trong khi đó đối với biến dạng đàn hồi-nhờn
sẽ biểu hiện tiếp tục và chậm dần cho đến khi chấm dứt tương ứng với biến dạng nhờn.

ε1 = Biến dạng thuần đàn hồi ( bất chợt )


ε2 = Biến dạng đàn hồi-nhờn/ nhờn ( từ từ )
ε3 = biến dạng trở lại thuần đàn hồi ( thật nhanh )
ε4 = biến dạng trở lại đàn hồi-nhờn ( từ từ )
ε5 = Biến dạng đứng yên.

Trong thực tế đôi khi có những biến dạng quá nhỏ không đáng kể nên người ta không thể đo
được. Thí dụ : trong điều kiện nhiệt độ bình thường ( 23 °C ) thép biểu hiện biến dạng thuần đàn
hồi và chỉ thực sự có biểu hiện trạng thái biến dạng nhờn khi ở nhiệt độ cao. Trong khi đó đối với
nhiều loại nhựa thì ngược lại, chúng đã xãy ra hiện tượng trường ( dòng chảy lạnh ) ở nhiệt độ
bình thường và chỉ biểu hiện biến dạng thuần đàn hồi ở nhiệt độ rất thấp. Nói tóm lại chất dẻo có
biểu hiện biến dạng ở nhiệt độ thường giống như thép ở nhiệt độ cao. Biểu tượng này hoàn toàn
giống với lưu suất đàn hồi đã trình bày ở phần trên.
Các nhà thiết kế từng quen với thuộc tính của các vật liệu cổ điển như thép, bê-tông..vv.. phải lưu
ý đến yếu tố lệ thuộc thời gian khi thiết kế vật dụng bằng chất dẻo. Tuy nhiên biểu hiện này hoàn
toàn không phải đi từ cấu trúc phân tử của chúng. Các loại chất dẻo ứng nhiệt ( thermoplaste )
được cấu thành từ chuỗi phân tử dài. Lực kết nối giữa các phân tử hành phần, lực kết nối hoá học,
rất yếu do đó dễ bị phá vỡ bởi tác dụng của hiệu ứng lực hay nhiệt từ bên ngoài.

2.5.7 Thí nghiệm thời gian dài với trạng thái tĩnh
Thí nghiệm thời gian dài với trạng thái tĩnh nhằm mục đích xác định biểu hiện biến dạng của
vật liệu khi chịu đựng trọng tải. Với thí nghiệm này trọng tải không thay đổi và người ta đo
sự biến dạng của vật liệu lệ thuộc vào yếu tố thời gian, gọi là thí nghiệm trườn.
Thí nghiệm trườn có thể được thực hiện với các phương cách kéo, nén và nén cong.

Sự gia tăng độ dãn với yếu


tố thời gian của thí nghiệm
trườn

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


23

Đồ thị của hiệu ứng và độ dãn lệ thuộc vào thời gian của thí nghiệm trườn

Khi quan sát đồ thị trườn qua thí nghiệm kéo người ta phân biệt được 3 vùng cơ bản khác nhau:
trườn chuyển tiếp, trườn ổn định và trườn gia tốc.
Vùng trườn chuyển tiếp: trong vùng này vận tốc trườn khởi đầu rất nhanh ( sự biến dạng gia tăng
theo thời gian ), sau đó vận tốc trườn sẽ giãm dần để bước qua
Vùng trườn cố định với vận tốc trường tương đối ổn định cho đến khi đồ thị đạt đến ranh giới
kéo chảy.
Vùng trườn gia tốc: khởi đầu sau khi qua khỏi ranh giới kéo chảy, với vận tốc trườn biến thiên rất
nhanh trong thời gian ngắn đi đến biểu hiện đứt.

đồ thị : ε = ε ( t, σ )

I = Vùng trườn chuyển tiếp


II = Vùng trườn ổn định
III = Vùng trườn gia tốc

2.5.7.1 Định luật trườn


Có rất nhiều định luật để diễn giải đồ thị trườn, còn gọi là các hàm số tính độ trườn ( độ dãn theo thời
gian ), các định luật này tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện thí nghiệm cũng như các yếu tố liên quan
được xác định trong quá trình thí nghiệm. Thí dụ : đối với các loại chât dẻo ứng nhiệt cứng ( harte
Thermoplast ) và chất dẻo chịu nhiệt ( duroplast ) thì vùng trường ổn định rất thích hợp với định
luật trườn của FINDLEY, tuy nhiên khi thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ cao thì định luật này
không còn chính xác nữa và người ta cần đến những thí nghiệm phức tạp hơn và qua đó cần đến
những định luật được diễn giải bởi những hàm số phức tạp hơn.
Định luật trườn của FINDLEY:
ε (t) = εe + m · tn
εe = σ/ E : độ dãn đàn hồi
m, n = các thông số lệ thuộc vào hiệu ứng và chất liệu
σ = hiệu ứng
E = lưu suất đàn hồi
t = thời gian

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


24

Biểu đồ trườn của POM trong vùng trườn ổn định, cho thấy đồ thị là đường thẳng tỉ lệ thuận với
thời gian và càng dốc đứng khi hiệu ứng càng lớn.
Định luật trườn của MARIN

εe = độ dãn đàn hồi


εp = độ dãn sơ cấp
εs = độ dãn thứ cấp
A, B, C = những hệ số lệ thuộc vào chất liệu
m, n, p = những hệ số lũy thừa lệ thuộc vào nhiệt độ
σ = hiệu ứng
E = lưu suất đàn hồi
t = thời gian
ảnh hưởng hiệu thế được lưu ý trong định luật trườn của MARIN

σG = thông số hiệu ứng lệ thuộc vào thời gian


σ = hiệu ứng
E = lưu suất đàn hồi
T = thời gian
a = hệ số giảm lệ thuộc vào chất liệu
n = hệ số lũy thừa

2.5.7.2 Biểu hiện thư giãn


Chất dẻo có khả năng tự giãm hiệu ứng đối với trọng tải mà trước đó nó đã chịu đựng và bị kéo
dãn ra. Thí dụ người ta dùng sức bọc một ống nhựa rổng sao cho nó bám sát mặt ngoài một trục
thép. Với yếu tố thời gian lâu dài sẽ làm cho lực nén nhỏ dần và do đó không còn hội đủ điều
kiện để ống nhựa bám chặt vào trục thép nhữa. Thuộc tính thư giãn này được xác định bởi thí
nghiệm kéo theo DIN 53441, và được gọi với tên thí nghiệm thư giãn hiệu ứng. Thí nghiệm này
xác định sự giãm hiệu ứng trong điều kiện thời gian dài và duy trì độ dãn không thay đổi.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


25

Giãm hiệu ứng với biến số thời gian trong thí nghiệm thư giãn

Thí nghiệm này cho thấy sự thư giãn đồng dạng với biểu hiện trườn đứng yên. Người ta có thể
tạo nên một trọng tải lớn nhất đối với thanh thí nghiệm rồi theo thời gian giãm dần trọng
tải bằng cách bỏ dần trọng lượng treo vào thân thanh thí nghiệm sao cho độ dãn khởi đầu của nó
không thay đổi, như thế sẽ tạo ra hiện tượng giãm đi hiệu ứng, biểu hiện trường vẫn duy trì trong
điều kiện mất dần trọng tải nhưng sự biến dạng vẫn không thay đổi.

Tiến trình của hiệu ứng và


độ dãn với biến số thời gian
trong thí nghiệm thư giãn

2.5.7.3 Sự biến dạng trở lại ( lúc khởi đầu )


Sự biến dạng trở lại của các vật liệu kim loại xuất hiện ngay sau khi không còn chịu trọng tải.
Trên thực tế có thể nói sự biến dạng trở lại này xãy ra đồng thời khi không còn chịu trọng tải.
Trái lại đối vớ nhựa thì sự biến dạng này xãy ra chậm hơn và lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố chất
liệu của mổi loại nhựa và đôi khi kéo dài hằng giờ đồng hồ.
Biến dạng trở lại được thực hiện bởi thí nghiệm kéo lệ thuộc thời gian theo DIN 53444

Sơ đồ hiệu ứng-dãn của


thí nghiệm kéo lệ thuộc
thời gian

2.5.7.4 Biến dạng trở lại hoàn toàn


Là biến dạng trở lại nguyên hình dạng lúc khởi đầu sau khi không còn chịu trọng tải. Qua thí
nghiệm cho thấy các loại nhựa có cấu trúc bất địng dạng (amorphe) thường có biến dạng này, nếu
vật thí nghiệm không bị hư hại trên bề mặt (trầy, sướt) hay những rãnh nứt bên trong.
Ranh giới kéo chảy là giới hạn của sự biến dạng thuận nghịch này.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


26

Biểu đồ biến dạng trở về của PE sau khi không còn chịu trọng tải

Biểu hiện trườn của PE trong thí thí nghiệm kéo cho thấy sự biến dạng có tính hoàn toàn thuận
nghịch cho đến ranh giới kéo chảy εFω (theo RIESS)

2.5.7.5 Biểu hiện biến dạng lệ thuộc vào thời gian.


Trong thực tế người ta rất cần những thí nghiệm kết hợp giữa những yếu tố ảnh hưởng đến hiện
tượng biến dạng như hiệu ứng, độ dãn và thời gian để diễn tả biểu hiện càng gần với thực tế. Do
đó cũng có rất nhiều thí nghiệm khác nhau theo chiều hướng này.
Biểu đồ dãn theo thời gian
là kết quả trực tiếp đo được từ thí nghiệm trườn theo DIN 53444
ε = ε (t, σ)

Bìểu đồ thời gian


σ = σ (t, ε)
Biểu hiện hiệu ứng thay đổi theo biến số thời gian. Kết quả này hoặc đo được từ thí nghiệm trườn
hay trực tiếp từ thí nghiệm thư giãn theo DIN 53441. Quan sát đường gãy thời gian người ta cũng
đọc được độ bền của PP theo yếu tố thời gian.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


27

2.5.7.6 Biểu đồ hiệu ứng-dãn đồng thời.


Biểu hiện những cặp trị số liên hệ chung của hiệu ứng và của độ dãn trong từng thời gian.
Phương thức này rất thích hợp trong thực tế để xác định biểu hiện biến dạng theo thời gian, và
giúp cho chúng ta có cái nhìn đúc kết toàn diện được những thí nghiệm trước đó. Qua đó vừa xác
định được sự giao thoa (chồng lên nhau) của sự chịu đựng trọng tải hay sự biến dạng mà cũng
xác định được sự biến dạng chịu đựng theo thời gian hay biểu hiện trườn và thư giãn.

Biểu đồ hiệu ứng-dãn đồng


thời của Polypropylen

trườn và thư giãn trong sơ


đồ hiệu ứng-dãn

2.5.7.7 Lưu suất trườn


Ec = Ec (t, σ)
Trên nguyên tắc chỉ là sự đánh giá kết quả đo được thông qua tỉ lệ hiệu ứng đối với độ dãn theo
biến số thời gian. Lưu suất này thông thường lệ thuộc vào hiệu ứng và nằm trong vùng hiệu ứng
giới hạn. Giới hạn này có ảnh hưởng đến sự lệ thuộc nhiệt độ.

biểu đồ lưu suất trườn của Polypropylen

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


28

2.6 Biểu hiện biến dạng lệ thuộc vào nhiệt độ.


Nhiệt độ môi trường chung quanh cũng như điều kiện nhiệt độ thí nghiệm đóng vai trò rất quan
trọng đối với biểu hiện biến dạng trong khi ngược lại đối với các vật liệu kim loại thì ảnh hưởng
này không lớn lắm. Các thông số về tương quan nhiệt độ đối với vật dụng được cấu thành từ vật
liệu nhựa phải được chuẩn định trước khi ứng dụng.
Sự lệ thuộc nhiệt độ của biểu hiện biến dạng thể hiện qua hai hiện tượng
- hoá mềm ( chuyển từ trạng thái cứng qua mềm khi hấp thụ nhiệt )
- dãn nhiệt ( dãn ra theo chiều dài khi hấp thụ nhiệt )
Tóm lại sự hấp thụ nhiệt độ gia tăng sẽ ãnh hưởng đến biểu hiện biến dạng cơ và nhiệt của nhựa.
Biến số nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến chu trình chế biến các vật dụng hay gia dụng bằng nhựa.

2.6.1 Hiện tượng hóa mềm


Sự lệ thuộc nhiệt độ của biểu hiện biến dạng cùng với sự chịu đựng trọng tải trên cơ bản cũng
giống như đối với sự lệ thuộc vào thời gian. Điều kiện đòi hỏi và thỏa đáng cho biểu tượng giống
nhau này dựa trên lý thuyết xác định độ nhờn. Thuộc tính cứng của nhựa sẽ giãm đi khi nhiệt độ
gia tăng, nói khác đi nhựa sẽ thay đổi từ cứng sang mềm khi hấp thụ nhiệt. Biểu đồ hiệu ứng dãn
hấp thự nhiệt cho thấy rất rõ: Nhiệt độ càng gia tăng thì đường đồ thị hiệu ứng dãn càng trở nên
phẳng hơn.

Sự lệ thuộc vào nhiệt độ của biểu hiện biến dạng trong biểu đồ hiệu ứng dãn

Bên cạnh nhiệt độ yếu tố thời gian cũng được lưu ý, qua đó người ta nhận thấy khi nhiệt độ gia tăng
thì vận tốc trườn hay vận tốc thư giãn cũng gia tăng theo. Có nghĩa là sự thay đổi độ dãn hay thay đổi
hiệu ứng cũng giãm nhanh hơn nếu so với ở điều kiện nhiệt độ thấp.

Biểu đồ độ dãn-thời gian của Polypropylen (PP) với nhiệt độ khác nhau

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


29

Thí dụ : cho biết với trị số σO = 20 N/ mm² , thời gian t = 10³ h thì chúng ta xác định được
θ1 = 23 °C → ε1 = 1,4 %
θ2 = 60 °C → ε2 = 2,0 %

Biểu đồ hiệu ứng dãn của Polycarbonat (PC)


với bảng ghi hiệu ứng lệ thuộc thời gian

2.6.2 Biểu hiện dãn nhiệt


2.6.2.1 Biến dạng theo chiều dài
Nhiệt độ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự biến dạng theo chiều dài nhiều hay ít của vật liệu, và cũng
ảnh hưởng đến sự thay đổi thể tích của chúng. Biểu tượng dãn nhiệt ( dãn nở theo nhiệt độ) này
đối với nhựa ( không có phụ gia ) thường rất lớn, khoảng 10 lần lớn hơn so với kim loại. Trị số
đo được của độ dãn nhiệt được gọi là độ dãn nhiệt theo độ Celsius hay độ Kelvin.

Trị số dãn nhiệt đường thẳng


l : chiều dài
υ: nhiệt độ

Trị số dãn nhiệt thể tích


V: thể tích

Trị số dãn nhiệt luôn thay đổi và lệ thuộc vào nhiệt độ. Trị số này một mặt giữ vai trò quan trọng
đối với các vật dụng bằng nhựa mặt khác nó cũng là điều kiện thỏa hay không thỏa đáng để cấu
thành vật dụng bằng nhựa. Đây là hai yếu tố không được bỏ qua đối với công việc thiết kế và ứng
dụng thay thế các vật dụng cổ điển ( v/d kim loại ) bằng chất liệu nhựa.

chất liệu trị số dãn nhiệt chất liệu trị số dãn nhiệt
ABS 9.10−5 PMMA 7.10−5
PA 6, PA 6.6 8.10−5 POM ( liên hợp ) 11.10−5
PA 6.10 10.10−5 PC 7.10−5
PA 11 13.10−5 PP 11-17.10−5
PA 12 15.10−5 PS 7.10−5
PE-LD 20.10−5 PVC 7.10−5
PE-HD 15.10−5

2.6.3 Hấp thụ độ ẩm


Chất dẻo nói chung, do từ cấu trúc phân tử, có thuộc tính dể hấp thụ các phân tử lạ dạng hơi hay hơi
nước trong môi trường chung quanh. Polyamid là một thí dụ điển hình, rất dể hấp thụ nước và độ ẩm
trong không khí. Các phân tử lạ này thấm thấu trực tiếp vào chuỗi phân tử của Polyamid
một mặt làm dãn nở thể tích và mặt khác ảnh hưởng đến lực nối giữa các phân tử.
Ảnh hưởng độ ẩm đối với biểu hiện biến dạng tạo nên hai trường hợp: a) Hóa mềm và b) dãn nở.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


30

Đặc diểm của ảnh hưởng độ ẩm là sự gia tăng biến dạng-cơ học và -thủy phân. Ảnh hưởng độ ẩm
cũng liên quang đến tác dụng của ảnh hưởng nhiệt độ đối với nhựa.
Sự hấp thụ phân tử lạ lệ thuộc vào điều kiện bên ngoài thí dụ như khi nhiệt độ gia tăng rất thích
hợp cho hiện tượng này cho đến khi nó đạt được cân bằng với nhiệt độ môi trường. Sự hấp thụ độ
ẩm cần thời gian dài thích hợp để làm thay đổi thuộc tính của Polyamid. Sự hấp thụ này càng gia
tăng rất nhanh trong môi trường nước nóng. Ngoài ra sự gia tăng độ ẩm cũng làm giãm độ bền cơ
học của Polyamid ( v/d độ dai ) và làm cho nó trở nên dòn hơn.

Hàm lượng nước có trong PA (theo phần trăm trọng lượng) với biến số độ ẩm không khí

chất liệu hàm lượng nước [%] chất liệu hàm lượng nước [%]
SAN 0,2 PBT-GF30 0,4
SAN-GF35 0,6 PA 6 7
SB 0,05 PA 6.6 5
PC 0,2 PA 6.6-GF35 3
PC-GF35 0,2 PA 6.10 1,5
PMMA 0,8 PA 12 9
PBT 0,5 PA 12-GF50 0,4

Độ ẩm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến độ cứng của các loại chất dẻo có tính dể hấp thụ nước. Biểu
tượng này được nhận thấy dể dàng qua biểu đồ hiệu ứng dãn. Đồ thị phẳng dần theo lượng nước
hấp thụ.

Lệ thuộc độ ẩm của biểu hiện biến dạng trong biểu đồ hiệu ứng-dãn với lượng nước hấpthụ

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


31

2.6.4 Thay đổi thể tích


Sự hấp thụ những phân tử lạ như nước dẫn đến hiện tượng trương phồng của chất dẻo, có nghĩa
là thể tích nở lớn ra và chiều dài cũng thay đổi theo. Hiện tượng thay đổi chiều dài này đối với
các loại chất dẻo dể hấp thụ nước được xác định bởi những trị số nằm trong giới hạn cho phép.
Trị số trương ẩm được diễn tả bởi công thức
l : chiều dài
φ : hàm lượng độ ẩm được hấp thụ [%]

Tóm lại trị số trương ẩm luôn thay đổi và lệ thuộc vào những thông số khác như hàm lượng độ
ẩm, thời tiết môi trường cũng như chất liệu của từng loại nhựa. Người ta có thể đơn giản hóa nó
trong giới hạn thích hợp với trị số gần đúng và gọi đó là hằng số trương ẩm

Dãn nở theo chiều dài của PA trong điều kiện hấp thụ độ ẩm

Bảng thống kê của một vài loại nhựa.


Chất liệu trị số trương ẩm vùng hiệu lực
φ
PA 6 ( bất định dạng ) 0,28.10-2 0≤ ≤4%
φ
PA 6 ( tinh thể ) 0,19.10-2 0≤ ≤4%
-2 φ
PA 6.6 ( tinh thể ) 0,20.10 0≤ ≤4%
-2 φ
PMMA 0,23.10 0≤ ≤2%
φ
nhựa Epoxyd 0,50.10-2 0≤ ≤3%

2.7 Thí nghiệm với thời gian dài, trạng thái động
2.7.1 Tác động xoay chiều, đồ thị Woehler.
Khi vật liệu chịu lực tác động theo từng chu kỳ, thường gặp trong thực tế của ứng dụng cơ khí
hay cơ khí xe hơi, sẽ có những biểu hiện hoàn toàn không giống như với trạng thái tĩnh. Với
những thí nghiệm cho trường hợp này ( ở trạng thái động ) người ta cần những máy móc và dụng
cụ thích nghi hơn để thực hiện những thí nghiệm chấn động cho thời gian dài đối với chất dẻo.
Cụ thể là những máy tạo ra chấn động liên tục theo chu kỳ nhất định tác động lên vật thí nghiệm,
từ những biểu hiện hiệu ứng của vật thí nghiệm người ta khảo xác được các hiện tượng thay đổi
trong suốt thời gian chịu đựng chấn động, thí dụ như biểu tượng mệt mỏi của vật liệu. Một trị số
mang nhiều ý nghĩa ở đây là hiệu ứng rung trung bình σm , hiệu ứng rung theo biên độ σa. Qua
hai trị số này người ta phân biệt được những loại tác động khác nhau bằng đồ thị hình sinus, diễn
đạt chấn động theo biểu đồ dưới đây.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de


32

Thí nghiệm chấn động với thời gian dài – khái niệm và ký hiệu
a) Lược đồ hiệu ứng-thời gian
b) Vùng tác động
σm = Hiệu ứng trung bình
σa = Biên độ của hiệu ứng xoay chiều
σo = Hiệu ứng trên = trị số hiệu ứng cao nhất
σu = hiệu ứng dưới = trị số hiệu ứng thấp nhất

1. σm > σa , trong trường hợp này kết quả hiệu ứng có tác dụng một chiều có nghĩa là vật thí
nghiệm chịu một dạng tác động nén. Trong trường hợp σm=σa , hiệu ứng ( nén hay kéo )sẽ
chuyển sang tác động xoay chiều
2. σm < σa, vật thí nghiệm chịu đồng thời 2 tác động ( xoay chiều ), từ hiệu thế kéo sang hiệu
thế nén và ngược lại, cho đến khi σm= 0 sẽ chuyển sang thuần tác động xoay chiều không có
hiệu ứng trước.
Trong các trường hợp nói trên một số lượng lớn tác động lên vật thí nghiệm với nhiều biên độ
hiệu thế σa khác nhau cho đến khi tiến đến hiện tượng gãy. Thời gian chịu đựng kéo dài từ lúc
bắt đầu đến khi xãy ra hiện tượng gãy cùng với biên độ hiệu ứng σa được ghi trên biểu đồ
logarith, gọi là đồ thị Woehler. Prof. Woehler là người đầu tiên đã diễn đạt được ý nghĩa trong
thực tế của hiện tượng mệt mỏi của vật liệu, đặc biệt trong trường hợp của trục tàu hỏa bằng thép
bằng thí nghiệm trong thời gian dài với trạng thái động.

2.7.2 Độ bền chấn động trong thời gian dài.


Đối với kim loại ai cũng biết đến đồ thị Woehler, diễn đạt sự gia tăng của trị số chịu đựng gãy
hay còn gọi là độ bền chấn động ( theo DIN 50100 ), qua đó người ta biết được kim loại có độ
bền chấn động rất cao dưới một trị số giới hạn. Trong vùng trị số giới hạn này không xãy ra hiện
tượng gãy do sự mệt mỏi của vật liệu.
Thông thường chất dẻo không theo qui luật như kim loại, không có một trị số giới hạn, ngay cả
khi hiệu ứng nhỏ đi và đường đồ thị Woehler có dạng phẳng hơn. Đối với chất dẻo người ta chỉ
xác định được độ bền chấn động trong một thời gian tồn tại nhất định, v/d 107 lần tác động.
Ngoài ra người ta còn quan sát được hiện tượng gãy sau 7.107 lần tác động. Về mặt cơ bản thì
ranh giới chịu đựng của kim loại và chất dẻo giống nhau trong điều kiện tác động xoay chiều ở
thể động nhỏ hơn tác động ở trạng thái tĩnh. Độ bền chấn động của chất dẻo có thể đạt đến 20
đến 30% của độ bền xé; đối với kim loại trị số này nằm trong khoảng 60 đến 80%. Biểu đồ so
sánh độ bền nén cong ở thể động dưới đây cho thấy đồ thị Woehler của một vài loại chất dẻo ứng
nhiệt ( thermoplast ) có biểu hiện khác nhau.

PDF wurde mit pdfFactory-Prüfversion erstellt. www.context-gmbh.de

You might also like