You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VẬT LIỆU

BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 4


XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VÀ ĐỘ DẺO THÔNG QUA GIẢN ĐỒ MẪU THỬ KÉO
(Determination of strength and ductility of solid by using tensile testing)

Học phần: Thí nghiệm 1 (MSE2060)


Thời gian thí nghiệm: 120 phút
Số sinh viên/kíp (lớp): 07-10

Biên soạn:
Lê Thái Hùng và Phạm Quang

HÀ NỘI, 2021
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Cung cấp các thông tin cơ bản đến hoá bền của vật liệu
- Phân biệt được các vùng biến dạng
- Xác định giới hạn đàn hồi, giới hạn bền, chảy của vật liệu
- Xác định độ giãn dài
- Diện tích tiết diện tại chỗ phá huỷ
- Phân biệt giữa ứng suất kỹ thuật (engineering stress) và ứng suất thực (true stress)
- Yêu cầu sinh viên sử dụng thành thạo máy kéo nén, kiến thức cơ bản về cơ học vật
liệu.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để thực hiện được các mục đích trên, người ta tiến hành làm thí nghiệm kéo đơn. Dưới
tác dụng của lực kéo, mẫu kéo liên tục bị kéo dài cho đến khi bị phá huỷ. Trong thí
nghiệm kéo với các thiết bị phù hợp ta có thể đo được lực kéo và độ giãn dài tương ứng,
từ đó xác định ứng suất và biến dạng theo các mối quan hệ sau:
F l l1 − l0
= , = = (1)
A0 l0 l0
Đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa ứng suất  và độ giãn dài tương đối  gọi là
đường cong ứng suất - biến dạng. Xét ứng xử của kim loại khi biến dạng có thể chia
đường cong ứng suất - biến dạng làm hai vùng.
Vùng biến dạng đàn hồi
Khi lực kéo còn nhỏ mẫu chỉ biến dạng đàn hồi, đặc trưng của giai đoạn này là khi dỡ
bỏ tải trọng mẫu lại phục hồi trở lại chiều dài ban đầu. Trong vùng này tồn tại mối quan
hệ tuyến tính giữa ứng suất  và biến dạng  tuân theo định luật Hooke:
 = E. (2)
Vùng biến dạng đàn hồi được giới hạn bởi giới hạn đàn hồi e. Việc xác định chính xác
giới hạn đàn hồi e nhiều khi rất khó khăn nên người ta thường qui định lấy 0,01 làm
giới hạn đàn hồi, đó là ứng suất tương ứng với mức độ biến dạng dư  = 0,01%.
Vùng biến dạng đàn - dẻo
Nếu tải trọng tăng lên khiến ứng suất trong mẫu vượt quá giới hạn đàn hồi thì vật liệu
bắt đầu quá trình chảy dẻo. Trong vùng này nếu dỡ bỏ tải trọng thì mẫu không phục hồi
được chiều dài ban đầu mà vẫn bị giãn dài ra một đoạn và trên đường cong ứng suất
biến dạng được thể hiện bằng mức độ biến dạng dư P. Ứng suất làm cho vật liệu bắt
đầu chảy dẻo gọi là giới hạn chảy P. Trong kỹ thuật người ta qui định giới hạn chảy là
ứng suất gây nên một lượng biến dạng dư bằng 0,2% kí hiệu là 0,2 đối với những vật
liệu có đường cong ứng suất - biến dạng không có vùng chảy rõ rệt, còn đối với những
vật liệu có đường cong ứng suất - biến dạng có vùng chảy rõ rệt thì việc xác định P là
dễ dàng.
a) b)
e

Hình 1: Đầu kẹp mẫu trên giá máy (a), đường cong ứng suất-biến dạng khi kéo mẫu (b)

a) b)

Hình 2: Mẫu trước và sau khi kéo (a: mẫu dẹt; b: mẫu tròn)
Ứng suất ứng với lực kéo lớn nhất trong thí nghiệm kéo là giới hạn bền kéo :
Fmax
s = (3)
A0
Kể từ khi đặt tải cho đến khi lực kéo đạt giá trị lớn nhất mẫu bị kéo dài ra nhưng tiết
diện của mẫu hầu như giảm đồng đều trên suốt chiều dài của mẫu, giai đoạn này gọi là
giai đoạn giãn đồng đều. Qua giai đoạn này, mẫu bị co thắt cục bộ và do vậy lực kéo
F
giảm đi, theo đó ứng suất  = cũng giảm (ứng suất kỹ thuật).
A0
Trong vùng dẻo do mẫu bị kéo dài ra nên tiết diện tức thời A của mẫu tại bất cứ thời
điểm nào của quá trình kéo cũng nhỏ hơn tiết diện ban đầu A0, vì thế ứng suất thực tế
F F
tồn tại trong mẫu   = (ứng suất thực) luôn luôn lớn hơn ứng suất kỹ thuật  = và
A A0
bởi vậy đường cong ứng suất thực - biến dạng ’ = f’() luôn luôn nằm bên trên đường
cong  = f().
Như vậy đường cong ứng suất - biến dạng là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của
ứng suất chảy vào mức độ biến dạng. Mức độ biến dạng càng lớn thì ứng suất cần thiết
để duy trì biến dạng càng tăng (ứng suất ’ tăng cho đến khi mẫu bị phá hủy). Ta nói
vật liệu bị hoá bền. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng của vật liệu kim loại mà bất
cứ quá trình biến dạng nào cũng phải chú ý đến.
Trong thí nghiệm kéo kể từ khi mẫu bắt đầu co thắt cục bộ thì trạng thái ứng suất trong
mẫu đã chuyển từ trạng thái ứng suất đơn sang trạng thái ứng suất khối và bởi vậy đường
cong ứng suất thực - biến dạng trong giai đoạn này cũng mất đi ý nghĩa thực tiễn của
nó.
Điểm B trên đường cong ứng suất - biến dạng (Hình 1b) đánh dấu giai đoạn mất ổn định
trong quá trình kéo. Điểm C ứng với khi xuất hiện sự đứt gẫy của mẫu, nó nói lên khả
năng biến dạng của vật liệu không còn nữa. Khả năng này phụ thuộc rất nhiều vào vật
liệu và những điều kiện biến dạng. Để đánh giá khả năng biến dạng của vật liệu trong
thí nghiệm kéo cần xác định những đại lượng sau:
- Độ thắt tiết diện tương đối s%
A0 − Ag Ag
s= 100% = 100%
A0 A0
Ag - Tiết diện mặt đứt gẫy
- Độ giãn dài tương đối %

= l −l
g 0
100% = l g
100%
l 0 l0

lg - Chiều dài làm việc của mẫu khi đứt gẫy

III. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT SỬ DỤNG CHO 1 LỚP TN

Tên thiết bị, dụng cụ sử Đơn vị Số


Stt Ghi chú
dụng tính lượng
Thiết bị
Thiết bị thử kéo MTS Bộ 1 Thiết bị SAHEP
1
E45.105
2 Thước kẹp Cái 1 Thiết bị đã có
Vật tư và hóa chất
1 Găng tay Đôi 3
Theo TCVN 2551-78 hoặc
2 Mẫu thử kéo: Thép, Nhôm Mẫu 7
ASTM E8M-90a

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM


4.1. Hướng dẫn
- Cán bộ hướng dẫn (CBHD) trình bày ngắn gọn phần cơ sở lý thuyết;
- CBHD trình bày rõ ràng cách sử dụng thiết bị và thứ tự các bước tiến hành thí
nghiệm.
- Sinh viên nghe và ghi chú lại thứ tự các công việc cần thực hiện
- CBHD trình bày rõ ràng cách báo cáo thí nghiệm

4.2. Chuẩn bị mẫu


Mẫu thí nghiệm:
Mẫu thí nghiệm được sử dụng trong thí nghiệm là mẫu trụ hoặc mẫu dẹt có kích
thước theo TCVN hoặc ASTM.
Vật liệu thí nghiệm
Vật liệu tiến hành thí nghiệm có thể là những kim loại thông dụng sử dụng rộng
rãi trong xây dựng và chế tạo máy phổ: Thép, Nhôm, đồng

4.3. Tiến hành thí nghiệm


1. Chọn vật liệu, đo chính xác kích thước mẫu ban đầu và vệ sinh sạch sẽ.
2. Kiểm tra các chế độ của máy trước khi tiến hành.
3. Cài đặt chương trình cho máy, đặt tên file.
4. Kẹp phôi lên giá.
5. Cho máy chạy và quan sát thí nghiệm, ghi kết quả (tự động), lấy mẫu ra khỏi
máy và tắt máy
6. Đo kích thước phôi sau khi kéo: độ giãn dài, độ co thắt…
V. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM (Theo mẫu ISO)
1. Trình bày nguyên lý, lý thuyết, thiết bị và dụng cụ đo lường sử dụng làm thí nghiệm.
2. Kết quả thí nghiệm
- Vẽ đồ thị quan hệ giữa ứng suất và biến dạng
- Xác định các giá trị module đàn hồi, giới hạn chảy, bền, mức độ biến dạng
- Chụp ảnh mẫu và nhận xét bề mặt gãy của vật liệu

You might also like