You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT


VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
RONG KHẾ THU HÁI TẠI
HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HẢI PHÒNG, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT


VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
RONG KHẾ THU HÁI
TẠI HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bộ môn:
DƯỢC LIỆU – DƯỢC CỔ TRUYỀN

Nhóm thực hiện:


Nhóm 5 – Lớp Dược K6A

HẢI PHÒNG, NĂM 2022


MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................iii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG............................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................1
1.1. Tổng quan về họ Sargassaceae...............................................................1
1.1.1. Vị trí phân loại...............................................................................1
1.1.2. Phân bố và thu hái.........................................................................1
1.1.3. Đặc điểm hình thái các đại diện của họ Sargassaceae...................2
1.1.4. Thành phần hóa học......................................................................4
1.1.5. Tác dụng sinh học.........................................................................7
1.2. Tổng quan về loài Rong Khế..................................................................8
1.2.1. Vị trí phân loại.................................................................................8
1.2.2. Đặc điểm hình thái..........................................................................9
1.2.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học....................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............11
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................11
2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị................................................................11
2.2.1. Hóa chất.........................................................................................11
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị........................................................................11
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................12
2.3.1. Quá trình thu thập và xử lý mẫu, lên tiêu bản dược liệu khô........12
2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu rong........................13
2.3.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học của Rong Khế.......................14
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................20
3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật..............................................................20

i
3.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài..............................................................20
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu...........................................................................20
3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học......................................................21
3.2.1. Định tính các nhóm chất trong Rong Khế dựa trên các phản ứng
hóa học....................................................................................................21
3.2.2: Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM).....................................22
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................24
4.1. Về đặc điểm thực vật............................................................................24
4.2. Về thành phần hóa học.........................................................................24
4.2.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học24
4.2.2. Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng.......................................24
CHƯƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................25
5.1. Dự kiến kết luận...................................................................................25
5.2. Dự kiến kiến nghị.................................................................................25
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU..........................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................27

ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

EtOH Ethanol
MeOH Methanol
EA Ethyl aceatat

TT Thuốc thử
SKLM Sắc ký lớp mỏng
P/ứ Phản ứng

iii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Hình 1.1: Nghiên cứu hiện trạng rong biển tại 19 đảo: Họ Sargassaceae có số
loài nhiều nhất (33 loài) trong tổng số 62 họ đã xác định [5]...........................2
Hình 1.2: Một số cơ quan đặc trưng của các loài thuộc họ Sargassaceae[3].. .3
Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của Alginate.........................................................5
Hình 1.4: Cấu trúc hóa học của Fucoidan........................................................5
Hình 1.5: Cấu trúc hóa học của Laminarin......................................................6
Hình 1.6: Cấu trúc hóa học của Phlorotannin..................................................6
Hình 1.7: Hình ảnh mẫu vật Hormophysa cuneiformis....................................9

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong Rong Khế.........................22

iv
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rong biển là nhóm thực vật bậc thấp sống ở biển, một nguồn tài
nguyên quan trọng của đại dương bao la. Chúng đóng vai trò thiết yếu đối với
chức năng của hệ sinh thái, không chỉ hỗ trợ cung cấp oxy cho biển mà còn là
một trong những nhà sản xuất chính trong chuỗi thức ăn ở biển. Bên cạnh giá
trị sinh thái cao, rong biển còn có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Chúng được
sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, làm nguyên liệu trong mỹ phẩm và phân
bón, và trong sản xuất hydrocolloid (ví dụ: thạch và alginat).[1]
Việt Nam với đường bờ biển dài 3 260 km và diện tích vùng biển lên
tới 1 triệu km2 đã trở thành cơ hội to lớn để chúng ta có thể không ngừng
khám phá và nghiên cứu về nguồn tài nguyên rong biển quý giá này. Gần
1000 loài rong biển ở nước ta đã được ghi nhận, phân bố rộng rãi khắp các
vùng biển từ Bắc vào Nam.[2]
Ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm thuận lợi đã giúp cho họ Rong Mơ
(Sargassaceae) phát triển với tốc độ nhanh chóng, trữ lượng tự nhiên lên tới
khoảng 70.000 tấn tươi/năm [2] được nhân dân ta biết đến và sử dụng rất
nhiều trong các lĩnh vực: thực phẩm, dược phẩm và nguyên liệu cho công
nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cùng với mong muốn đóng góp vào việc
bảo tồn nền đa dạng sinh học của họ Rong Mơ (Sargassaceae), chúng tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của
Rong Khế thu hái tại Hải Phòng” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả về đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài Rong Khế
2. Khảo sát thành phần hóa học của loài Rong Khế thu hái tại Hải Phòng.

v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về họ Sargassaceae


1.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật, họ Sargassaceae có vị trí phân loại
như sau:
Giới thực vật: Plantae
Phân giới thực vật bậc thấp
Ngành tảo nâu: Phaeophyceae
Bộ rong Đuôi ngựa: Fucales
Họ Rong mơ: Sargassaceae
Theo hệ thống phân loại của Agardh, J.G (1889), họ Rong mơ
Sargassaceae gồm có 3 chi:
 Chi Hormophysa Kuetzing 1843 (Rong Khế)
 Chi Turbinaria Lamouroux 1828 (Rong Cùi bắp)
 Chi Sargassum Agardh, C. 1821 (Rong Mơ) gồm 5 phân chi:
Phyllotricha J. Ag, Schizophycus J. Ag, Bactrophycus J. Ag,
Arthrophycus J. Ag, Eusargassum J. Ag.[3]

1.1.2. Phân bố và thu hái


1.1.2.1. Phân bố
Họ Rong mơ (Sargassaceae) thuộc ngành Rong Nâu (Phaeophyceae)
gồm những loài phân bố chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới, kích thước lớn, có sản
lượng cao nhất trong số các giống loài rong biển Việt Nam.
Trên thế giới, họ Rong mơ phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản,
Australia, Philippines,... Ở Việt Nam, họ Rong mơ thường tập trung nhiều ở
các đảo và ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh,
Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai, Kiên
Giang,...[4]

1
Hình 1.1: Nghiên cứu hiện trạng rong biển tại 19 đảo: Họ Sargassaceae có số loài
nhiều nhất (33 loài) trong tổng số 62 họ đã xác định [5]

1.1.2.2.Thu hái
Rong trưởng thành và phóng thích giao tử vào các tháng 3, 4, 5. Sản
lượng cao nhất vào tháng 3, vào lúc rong chưa bị sóng nhổ, nhưng rong chưa
trưởng thành và hàm lượng acid alginis còn thấp nên cần được khai thác vào
tháng 4 và các tháng sau đó.[6] Điều này rất có ý nghĩa vì sự khai thác như
vậy sẽ bảo tồn được nòi giống cho mùa sau.

1.1.3. Đặc điểm hình thái các đại diện của họ Sargassaceae
Các đơn vị phân loại trong họ Sargassaceae có những đặc điểm hình
thái rất đặc biệt, bề ngoài rất giống với thực vật bậc cao. Cơ quan bám có
dạng rễ, phân nhánh phát triển nhiều ở các chi Hormophysa, Turbinaria và
một số loài của chi Sargassum.

2
“Lá” là cơ quan dinh dưỡng quan trọng, hình dạng và kích thước rất
biến thiên, có thể phân nhánh. Mép “lá” có răng cưa to, nhọn hoặc cùn, có khi
mất hẳn và mép “lá” trở nên trơn nhẵn. Một cơ quan đặc biệt của Rong mơ có
chứa không khí gọi là phao hay túi khí. Phao có quan hệ mật thiết với “lá” và
có nhiều tính chất cho thấy phao do “lá” mà ra, có khuynh hướng chuyển hóa
tách ra khỏi lá để có dạng riêng biệt.
Cơ quan sinh sản gọi là đế. Ở cây đực và cây cái, chúng có hình dạng
khác nhau. Đế đực thường có hình trụ, đế cái dẹp hoặc có 3 cạnh, có răng hay
gai, mọc đơn giản hay thành chùm dày phân nhánh phức tạp.[3]

Hình 1.2: Một số cơ quan đặc trưng của các loài thuộc họ Sargassaceae[3]

1.1.4. Thành phần hóa học

3
Họ Rong mơ Sargassaceae có thành phần hóa học rất phong phú và đa
dạng với các hợp chất mang giá trị dinh dưỡng cao.
Theo nghiên cứu kết quả phân tích được từ các loài rong, thành phần
của rong gồm: nước chiếm khoảng 80 – 90%, protein chiếm khoảng 5 –
20,5% trọng lượng khô, 17 loại acid amin (được định lượng qua phương pháp
sắc ký lỏng cao áp), hàm lượng lipid chiếm từ 0,2 – 0,6% các loại sắc tố, chất
khoáng, các hợp chất chống oxy hóa, các nguyên tố đa lượng (K, Na, Mg, S,
…) và đặc biệt là các nguyên tố vi lượng (hàm lượng các nguyên tố Fe, Mn,
Cu và Zn trong Rong Mơ rất cao mà không phải loài thực vật nào trên cạn
cũng đạt được).[7]
1.1.4.1.Sắc tố quang hợp
Sắc tố có trong họ Rong Mơ là diệp lục tố (Chlorophyn), diệp hoàng tố
(Xantophyl), sắc tố màu nâu (Fucoxanthin), sắc tố đỏ (Caroten). Tùy theo tỷ
lệ các sắc tố mà rong có từ màu nâu – vàng nâu – nâu đậm – vàng lục. Nhìn
chung, các sắc tố trong họ Rong Mơ khá bền. [7]
1.1.4.2. Glucid
Thành phần hóa học quan trọng của Rong nâu nói chung và họ Rong
mơ (Sargassaceae) nói riêng là các glucid, chúng được chia thành 2 nhóm:
monosaccharide và polysaccharide.
 Monosaccharide:
Nhóm monosaccharide gồm các đường đơn như: mannitol, fucose,
galactose, manose, xylose,….trong đó quan trọng nhất là mannitol. Hàm
lượng manitol từ 14 – 25% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào hoàn cảnh địa
lý nơi sinh sống, thường cao vào các tháng mùa hè và có xu hướng tăng dần
theo thời gian sinh trưởng của rong.[8,9]
 Polysaccharide:
Polysaccharide trong họ Rong mơ chiếm một tỷ lệ lớn, bao gồm acid
alginic, laminaran, fucoidan và dẫn xuất của chúng.

4
a) Acid alginic:
Acit alginic là polysaccharide chứa cacboxyl được tạo thành bằng cách
tham gia axit β-D-mannuronic và axit α-L-guluronic thông qua liên kết β - (1
→ 4) / α - (1 → 4) glycosidic.[10]

Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của Alginate


Hàm lượng acid alginic trong các loài thuộc họ Rong Mơ khoảng 2 –
4% đối với rong tươi và 13 – 15% đối với rong khô. Hàm lượng và các thuộc
tính lý, hóa sinh học của alginate biến đổi theo loài rong, giai đoạn trưởng
thành, mùa vụ và môi trường sống của rong. [11]
b) Fucoidan:
Fucoidan, một dị trùng hợp sulfat tự nhiên hòa tan trong nước với các
nhóm fucose và acid sulfuric làm cấu trúc cốt lõi, chủ yếu được liên kết bởi
L-fucose thông qua liên kết glycosidic α - (1 → 3) và có hoạt tính sinh học
mạnh nhất.[12] Trong đó, fucose chiếm từ 18,6 – 60%, sulfate chiếm từ 17,7
– 39,2%.[7]

Hình 1.4: Cấu trúc hóa học của Fucoidan


c) Laminaran:

5
Hình 1.5: Cấu trúc hóa học của Laminarin
Laminarin là một polysaccharide lưu trữ β - glucan trọng lượng phân tử
thấp có trong Rong Nâu, có thể được biến đổi về mặt hóa học để tăng cường
hoạt tính sinh học của nó và được sử dụng trong các liệu pháp điều trị ung
thư, phân phối thuốc/gen, kỹ thuật mô, chất chống oxy hóa và chống viêm,…
[13]
Laminarin có hàm lượng từ 10 – 15% trọng lượng rong khô tùy thuộc
vào loại rong, vị trí địa lý và môi trường sinh sống của họ Rong mơ...[7]
1.1.4.3. Hợp chất chống oxy hóa:
Polyphenol là một hợp chất chuyển hóa thứ cấp có trong họ Rong mơ,
là hợp chất chứa các nhóm OH gắn trực tiếp vào nhân benzen, bao gồm các
hợp chất flavonoid, lignnin, tannin và phlorotannin. Các hợp chất này có
nhiều hoạt tính khác nhau.[14]

Hình 1.6: Cấu trúc hóa học của Phlorotannin

6
Phlorotannins là nhóm duy nhất của tanin của họ Rong mơ ở biển, có
hàm lượng đạt tới 1 – 15% trọng lượng khô của Rong Mơ. Phlorotannins là
hợp chất rất ưa nước và nó cũng được cho là hợp chất có khả năng chống oxy
hóa của họ Sargassaceae.[7]
1.1.4.4. Protein, chất khoáng và các hợp chất khác
Protein có trong họ Rong mơ (Sargassaceae) không cao lắm nhưng khá
hoàn hảo. Các phân tích và nghiên cứu dinh dưỡng toàn diện đã chứng minh
rằng các protein này có chất lượng cao và có thể so sánh với các protein thực
vật thông thường. [15] Do vậy, các loài trong họ Rong Mơ có thể sử dụng làm
thực phẩm. Ngoài ra, Protein của họ Sargassaceae thường ở dạng kết hợp với
iod tạo nên iod hữu cơ như: MonoIodinzodizin, DiIodinzodizin rất có giá trị
trong y học. Do vậy, chúng được dùng làm thuốc trong phòng chống và chữa
bệnh bướu cổ (Basedow).[7]
Các loài thuộc họ Rong mơ (Sargassaceae) chứa nhiều vitamin, đạm,
chất xơ, các nguyên tố đa vi lượng như natri, kali, iod, magie, kẽm, đồng.
Rong Mơ được sử dụng là nguồn thực phẩm quan trọng ở Nhật Bản và Trung
Quốc. Bên cạnh đó, chúng cũng được dùng làm nguồn bổ sung dưỡng chất và
sử dụng trong nông nghiệp do chứa một lượng đáng kể các chất kích thích
sinh trưởng như olioalginate, laminaran cùng các hợp chất như auxin,
gibberelin, cytokinin.[16,17]

1.1.5. Tác dụng sinh học


Nguồn lợi mà họ Rong mơ (Sargassaceae) mang lại cho thế giới vô
cùng to lớn, không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp
nói chung mà còn cho cả nền y học vì mục tiêu sức khỏe con người.
Cụ thể như mannitol, một monosaccharide phổ biến trong các loài
thuộc họ Sargassaceae, vì có độ ngọt cao (bằng 50% độ ngọt của đường) nên
manitol được dùng thay thế đường cho người mắc bệnh tiểu đường với liều 5

7
– 20 g.[18] Ngoài ra, người ta còn sử dụng dung dịch tiêm truyền manitol ưu
trương để làm phương tiện bài niệu thẩm thấu.[19]
Một polysaccharide điển hình của họ Sargassaceae là Fucoidan với
những hoạt tính sinh học quý giá bao gồm chống đông máu và chống huyết
khối, chống vi-rút, kháng u và điều hòa miễn dịch, chống viêm, giảm lipid
máu, đặc tính chống oxy hóa và chống bội nhiễm, hoạt động chống lại bệnh
gan, bệnh u bướu và bệnh thận, tác dụng bảo vệ dạ dày và khả năng điều trị
trong phẫu thuật.[12,20]
Là một hợp chất chống oxy hóa đặc trưng thu được từ họ Rong mơ
Sargassaceae, Phlorotannin đã được chứng minh khả năng bảo vệ tế bào khỏi
tổn thương do bức xạ gây ra trong quá trình điều trị ung thư.[21]  

1.2. Tổng quan về loài Rong Khế


1.2.1. Vị trí phân loại
Nước ta có hơn 3260 km bờ biển với nguồn tài nguyên rong biển rất
phong phú, Rong Nâu là nguồn lợi rong biển tự nhiên lớn nhất, trong đó chi
rong có trữ lượng lớn nhất là Sargassum (Rong Mơ) và Hormophysa (Rong
Khế).[22]
Hormophysa cuneiformis hay Hormophysa articulata (tên Tiếng Việt
còn được gọi là Rong Khế) là loài thực vật thuộc chi Hormophysa họ Rong
Mơ Sargassaceae, ngành Rong Nâu. Loài Rong Khế này được phát hiện trong
bộ sưu tập Herbarium Pacificum của Bảo tàng Bishop.[23] Tại Việt Nam, có
1 mẫu Hormophysa cuneiformis đã được thu hái từ rất lâu trước đây hiện vẫn
đang được lưu giữ và vẫn còn sử dụng được tại Bảo tàng Hải dương học trong
tổng số 651 mẫu của 209 loài rong biển khác nhau đang được trưng bày tại
đây.

8
1.2.2. Đặc điểm hình thái.

Hình 1.7: Hình ảnh mẫu vật Hormophysa cuneiformis

Tản rong Hormophysa cuneiformis cao từ 20 – 50 cm, có màu nâu vàng


hoặc nâu sẫm, bám vào vật bám bằng rễ giả hình trụ, phân nhánh chằng chịt.
Gồm 2 – 3 nhánh chính hình trụ, đường kính từ 1 – 2 mm, phân thành nhiều
nhánh, sắp xếp xen kẽ các nhánh theo mọi hướng, trong nhiều mặt phẳng.
Phiến lá dài từ 0,5 - 3 cm, rộng tới 4 mm, mép có răng cưa lớn. Phao làm
thành chuỗi ở giữa lá và nhánh, mọc theo 2 hoặc thường 3 hướng khác nhau,
hình thuôn dài hoặc hình elip, dài 5-10 mm. Chúng tập trung nhiều trên các
phiến lá hẹp hơn ở các nhánh phía trên cùng.[3,24]

1.2.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học


H. cuneiformis là một nguồn tiềm năng của alginat và các sản phẩm tự
nhiên khác bao gồm polyphenol, carotene, chlorophyll a, chlorophyll c,
mannitol, fucoxanthin, tannins và laminarin. Theo như báo cáo về kết quả

9
nghiên cứu thành phần polysaccharide tách chiết từ Rong Nâu Hormophysa
cuneiformis thu thập được ở vịnh Nha Trang cho thấy hàm lượng Fucoidan
chiếm 2,03% trên trọng lượng rong khô.[25] Mặt khác, đối với các mẫu H.
cuneiformis thu được từ Alabat, Quezon (Philippines), hiệu suất axit alginic là
41,8% đã được ghi nhận. Đối với mẫu rong thu hái từ Đảo Magnetic,
Queensland (Australia) theo thử nghiệm Folin-Denis, hàm lượng phenolic 2,3
± 0,1% (khối lượng khô) đã được báo cáo, trong khi mẫu từ Qatar (Vịnh Ả
Rập) có 1,2% sterol, được tạo thành từ 3,2 % cholesterol, 86,7% fucosterol và
10,1% 24-methylene-cholesterol.
Các chiết xuất metanol và hexan của Hormophysa articulata (= H.
cuneiformis) đã được thử nghiệm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn, đặc biệt là
chống lại vi khuẩn gram dương như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumoniae. Tuy nhiên, không có
chiết xuất nào được tìm thấy là có hoạt tính chống lại K. pneumoniae.[26]
Hiện nay, việc khám phá các loại thuốc chống ung thư hiệu quả mới từ
nguồn tự nhiên đã và đang là lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong 1 nghiên cứu mới nhất được thực hiện để sàng lọc hoạt động chống ung
thư của 6 loài rong biển khác nhau, kết quả cho thấy H. cuneiformis là chiết
xuất tốt nhất trong việc ngăn chặn 4 dòng tế bào ung thư bao gồm HL60,
A549, HCT116. [27]

10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu dự kiến là mẫu toàn cây Rong Khế (Hormophysa
cuneiformis hay Hormophysa articulata) thu hái tại vùng biển Đồ Sơn thuộc
thành phố Hải Phòng.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: chọn những mẫu không quá
già, cũng không quá non. Nếu mẫu quá lớn cần chọn những đặc điểm điển
hình thể hiện được cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của mẫu. Với
rong biển cần chọn mẫu có đủ đĩa bám, trục chính, các trục phụ, “lá”, túi bào
tử…
Thời gian ngiên cứu dự kiến từ tháng 1 năm 2022 tại phòng thực hành
Bộ môn Thực vật – Dược liệu của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng.

2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị


2.2.1. Hóa chất
- Hóa chất nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu của mẫu vật: Javen,
acid acetic, xanh methylen 0,5%, đỏ carmin bão hòa, nước cất.
- Hóa chất định tính thành phần hóa học có trong mẫu vật: Các thuốc thử
định tính cho phản ứng hóa học và thuốc thử hiện màu sắc ký lớp mỏng đạt
tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam VI.
- Dung môi: methanol, ethanol, chloroform, …

2.2.2. Dụng cụ và thiết bị


- Dụng cụ nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu của mẫu vật: Kính
hiển vi Leica, tại phòng thực tập Bộ môn Thực vật – Dược liệu, Trường Đại
học Y Dược Hải Phòng cùng với các dụng cụ cắt và lên tiêu bản vi phẫu (đĩa
petri, mặt kính đồng hồ, kim mũi mác, phiến kính, lá kính, pipet, dao lam,
chổi lông, khoai lang hoặc cà rốt).

11
- Dụng cụ định tính thành phần hóa học có trong mẫu vật:
 Cân kỹ thuật Precisa, cân phân tích độ chính xác 10-3g Ohaus.
 Kính hiển vi Primo Star, máy cô quay chân không RV 10 Basic.
 Bếp điện, bếp đun cách thủy Memmert, tủ sấy Froilabo.
 Bản mỏng tráng sắc ký Sillicagel 60 F254 (Merck).
 Ngoài ra, còn các dụng cụ cần thiết khác: Bình nón 50ml, 100ml,
250ml; pipet 1ml, 2ml, 5ml, 10ml, 20ml; bình chiết quả lê, cốc có
mỏ 50 ml, 100ml, 200ml,…

2.3. Phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Quá trình thu thập và xử lý mẫu, lên tiêu bản dược liệu khô
2.3.1.1. Thu thập và chuẩn bị mẫu:
- Người thu mẫu: …
- Mẫu Rong Khế sau khi thu hái sẽ tiến hành loại bỏ tạp chất, rửa mẫu
bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm chải sạch muối và đất cát trên bề mặt
mẫu.
2.3.1.2. Ép và sấy mẫu tiêu bản
Ép và sấy cho mẫu khô là hai quá trình không tách rời nhau, trong khi
sấy cần ép chặt mẫu để lá khỏi nhăn nheo, để mẫu cây nằm đúng vị trí đính
dán mẫu. Sắp xếp rong trên giấy trắng và dưới một lớp giấy thấm để cố định
trước khi sấy.
Lưu ý một số nguyên tắc khi sắp xếp:
- Trong số các lá ít nhất có một lá được lật lên.
- Không để đè các bộ phận của cây đè lên nhau.
- Cần sắp xếp đều trên diện tích cho phép.
- Cây dài có thể xếp theo hình chữ V, N hay hình khác.
- Nếu cần bỏ lá chú ý giữ cuống lá.
- Những phẩn nhỏ bị rụng cần đặt bên cạnh mẫu.

12
- Các bộ phận sử dụng làm thuốc có thể bảo quản bằng cách phơi sấy
khô hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản.
Đặt các mẫu lên cặp ép (không dày quá 40cm), buộc cặp ép lại và sấy ở
35 – 40ºC trong khoảng 8 – 12 giờ. Trong quá trình sấy cần thường xuyên
thông thoáng. Lấy cặp ép ra buộc lại và sấy tới khô.
2.3.1.3. Khâu hoặc dán mẫu cây lên tiêu bản
Giấy để khâu có kích thước 35 x 47 cm, thường làm bằng bìa trắng, với
mẫu lớn cần có giấy dày, chắc hơn. Đặt mẫu rong đã ép và sấy khô lên bìa và
khâu vào bìa, dán giấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái. Khi đã khâu, dán xong
ở góc phải phía dưới của tiêu bản ta dán nhãn vào. Kích thước nhãn 8 x 13 cm
theo như mẫu sau:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
KHOA DƯỢC HỌC
Bộ môn Thực vật – Dược liệu
––––––––––––––––––––
Số hiệu tiêu bản:...........................................................................
Tên khoa học: ..............................................................................
Họ:................................................................................................
Tên Việt Nam:..............................................................................
Thời gian thu mẫu:.......................................................................
Người định danh:.........................................................................

2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu rong
- Phương pháp đánh giá bằng cảm quan: Quan sát, mô tả đặc điểm hình
thái thực vật của mẫu Rong Khế tươi hoặc mẫu Rong Khế khô sau khi được
ngâm trong nước 12 tiếng.
- Phương pháp làm tiêu bản vi học thực vật: Quan sát đặc điểm vi phẫu

13
thực vật thông qua lát cắt ngang thân và ngang lá mẫu cây Rong Khế bằng
kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x.
Tiến hành làm tiêu bản vi học thực vật: Sử dụng một phần lá và thân
của mẫu cây Rong Khế khô đã ngâm trong nước cho trương nở hoàn toàn về
trạng thái tự nhiên của cây. Cắt vi phẫu bằng dụng cụ cầm tay, chọn các lát
mỏng nguyên vẹn để lên tiêu bản. Sau đó tiến hành tẩy và nhuộm tiêu bản. Vi
phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép.

2.3.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học của Rong Khế
2.3.3.1. Định tính các nhóm chất trong Rong Khế dựa trên các phản ứng hóa
học:
 Định tính Alcaloid:
Lấy 10g dược liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, thêm 15ml dung
dịch H2SO4 2% cho ngập dược liệu. Đun đến sôi, để nguội. Lọc dịch chiết vào
bình gạn, kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch Amoniac 6N đến pH kiềm 9 – 10
(thử với giấy quỳ tím hoặc chỉ thị vạn năng). Chiết alkaloid bằng chloroform
3 lần, mỗi lần 5ml. Dịch chiết chloroform được gộp lại và lắc với H 2SO4 2% 2
lần, mỗi lần 5ml. Gộp các dịch chiết nước cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống
khoảng 1ml. Tiến hành các phản ứng sau:
- Phản ứng với thuốc thử (TT) Bouchardat - H3[P(Mo3O10)4]:
Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng với TT Mayer - K2HgI4:
Nếu xuất hiện kết tủa trắng thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng với TT Dragendorff - KBiI4:
Nếu xuất hiện kết tủa da cam thì phản ứng dương tính.
 Định tính Glycosid tim:
Cân 5g dược liệu vào bình nón dung tích 250ml. Thêm 100ml ethanol
(EtOH) 25º rồi ngâm trong 24h. Gạn dịch chiết vào cốc có mỏ dung tích

14
250ml. Thêm 3ml chì acetat 30% khuấy đều lọc qua giấy lọc gấp nếp vào cốc
có mỏ dung tích 250ml.
Thử xem lượng chì acetat đủ chưa bằng cách: Nhỏ vài giọt dịch lọc đầu
tiên vào một ống nghiệm, thêm một giọt chì acetat, nếu xuất hiện tủa thì
ngưng lọc, thêm khoảng 1ml chì acetat 30% vào toàn bộ dịch chiết, khuấy
đều, lọc lại và tiếp tục thử đến khi dịch lọc không còn tủa với chì acetat.
Chuyển toàn bộ dịch lọc vào bình gạn dung tích 250ml. Lắc kĩ 2 lần với
CHCl3, mỗi lần 8ml. Gạn dịch chiết CHCl 3 vào cốc có mỏ, gộp các dịch chiết
CHCl3 và loại nước bằng Na2SO4 khan. Chia đều dịch chiết vào 3 ống nghiệm
nhỏ đã được sấy khô. Đặt các ống nghiệm lên giá và bốc hơi trên nồi cách
thủy cho đến khô, cắn thu được đem tiến hành các phản ứng sau:
- Phản ứng Liebermann- Burchardat: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn
1ml anhydric acetic. Lắc đều cho tan hết cắn. Nghiêng ống 45o. Cho từ từ theo
thành ống 0,5ml acid sulfuric đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống.
Nếu giữa 2 chất lỏng trong ống xuất hiện vòng tròn màu đỏ tím thì
phản ứng dương tính.
- Phản ứng Legal: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 0,5ml EtOH 90º, lắc
đều cho tan hết cắn. Nhỏ 1 giọt TT Natri nitroprussiat 0,5% và 2 giọt dung
dịch NaOH 10%, lắc đều.
Nếu dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện màu đỏ cam thì phản ứng
dương tính.
- Phản ứng Baljet: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 0,5ml EtOH 90º,
lắc đều cho tan hết cắn. Nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha (1 phần dung
dịch acid picric 1% và 9 phần dung dịch NaOH 10%).
Nếu xuất hiện màu đỏ cam thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng Keller – Kiliani: Cho vào ống nghiệm chứa cắn 0,5ml EtOH
90o. Lắc đều cho tan hết cắn, thêm vài giọt dung dịch FeCl 3 5% pha trong acid

15
acetic. Lắc đều, nghiêng ống 45o. Nhỏ từ từ theo thành ống 0,5ml acid sulfuric
đặc, tránh xáo trộn chất lỏng trong ống.
Nếu ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng thấy xuất hiện vòng tím đỏ thì
phản ứng dương tính.
 Định tính Anthranoid:
- Phản ứng Borntraeger: Cho 5g dược liệu vào bình nón dung tích
100ml, thêm 10ml dung dịch H2SO4 25% cho ngập dược liệu và đun sôi trong
vài phút. Để nguội rồi lọc, lọc dịch chiết vào bình gạn, lắc với 5ml CHCl 3.
Lấy 1ml dịch CHCl3 thu được cho vào ống nghiệm, thêm 1ml NaOH 10% lắc
kĩ.
Nếu quan sát thấy lớp NaOH có màu đỏ thì phản ứng dương tính.
 Định tính Flavonoid:
Lấy 10g dược liệu cho vào bình nón dung tích 100 ml, thêm 50 ml
EtOH 90º. Đun cách thủy sôi 5 phút, lọc nóng, dịch lọc cô cách thủy còn 9-10
ml, dịch này để thử các phản ứng sau:
- Phản ứng với hơi amoniac (NH3): Nhỏ một giọt dịch chiết lên tờ giấy
lọc, sấy khô rồi hơ trên miệng lọ có chứa amoniac đặc đã mở nút.
Nếu tờ giấy lọc sau khi được sấy và hơ trên miệng lọ amoniac có vệt
màu vàng đậm thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng với dung dịch kiềm loãng (NaOH 10%): Cho vào ống
nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch NaOH 10%.
Nếu xuất hiện tủa màu vàng thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng Cyanidin: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết, thêm 1 ít
bột Magie kim loại (khoảng 10mg). Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3-5 giọt). Để
yên một vài phút và quan sát.
Nếu xuất hiện màu đỏ cam (vàng cam) đậm hơn ban đầu thì phản ứng
dương tính.

16
- Phản ứng với dung dịch sắt (III) chlorid: Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml
dịch chiết, thêm vài giọt dung dịch FeCl3 5%.
Nếu xuất hiện màu xanh đen thì phản ứng dương tính.
 Định tính Coumarin:
Cho 5g dược liệu vào bình nón, thêm 20 ml EtOH 90º, đun cách thủy
sôi 3 - 5 phút, lọc nóng. Dịch lọc thu được tiến hành các phản ứng sau:
- Phản ứng đóng mở vòng lacton:
 Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết:
Ống 1: Thêm 0,5ml dung dịch NaOH 10%.
Ống 2: Giữ nguyên.
 Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm đến sôi, để nguội. Nếu ống 1 có
tủa đục vàng, ống 2 trong thì tiếp tục tiến hành:
 Thêm vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 1ml nước cất, lắc đều, ống
1 trong suốt, ống 2 có tủa đục.
 Thêm vài giọt HCl đặc vào ống 1, nếu ống 1 đục trở lại như ống
2 thì phản ứng dương tính.
- Phản ứng Diazo hóa: Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết dược liệu,
kiềm hóa bằng dung dịch Na2CO3 2%, đun cách thủy, để nguội, thêm vào đó
vài giọt TT Diazo. Nếu xuất hiện màu đỏ cam thì phản ứng dương tính.
 Định tính Saponin:
Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết phân đoạn nước, thêm 10ml nước
cất. Lắc mạnh trong 5 phút theo chiều dọc của ống nghiệm. Để yên, quan sát
hiện tượng tạo bọt. Nếu sau 10 phút vẫn còn bọt thì phản ứng dương tính.
 Định tính Tanin:
Cho vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch chiết phân đoạn nước, tiến
hành các phản ứng sau:
- Ống 1: Thêm 1 vài giọt dung dịch FeCl3 5%.

17
Nếu xuất hiện tủa màu xanh đen thì phản ứng dương tính.
- Ống 2: Thêm 1 vài giọt dung dịch chì acetat 10%.
Nếu xuất hiện tủa bông thì phản ứng dương tính.
- Ống 3: Thêm 1 ml dung dịch gelatin 1%.
Nếu xuất hiện tủa bông trắng thì phản ứng dương tính.
 Định tính acid hữu cơ:
Cho vào ống nghiệm có dịch chiết phân đoạn nước một ít tinh thể
Na2CO3. Nếu thấy có bọt khí là phản ứng dương tính.
 Định tính acid amin:
Lấy 2ml dịch chiết phân đoạn nước cho vào ống nghiệm sạch, thêm 2 –
3 giọt TT Ninhydrin 3% , đem đi đun sôi cách thủy 10 phút. Nếu thấy dung
dịch chuyển sang màu tím thì phản ứng dương tính.
 Định tính đường khử:
Lấy 2ml dịch chiết phân đoạn nước cho vào ống nghiệm sạch, thêm vào
3 giọt TT Fehling A và 3 giọt TT Fehling B, đun sôi cách thủy 10 phút. Nếu
xuất hiện tủa đỏ gạch thì phản ứng dương tính.
 Định tính polysaccharide:
Lấy 2 ống nghiệm sạch cho vào mỗi ống:
- Ống 1: 4ml nước cất và 5 giọt thuốc thử Lugol.
- Ống 2: 4ml dịch chiết phân đoạn nước và 5 giọt thuốc thử Lugol.
Nếu thấy ống 2 xuất hiện màu nâu đỏ đậm hơn ống 1 thì phản ứng
dương tính.
 Định tính Polyphenol:
Phản ứng với thuốc thử Folin – Ciocalteu: Lấy 2 ml dịch chiết phân
đoạn nước cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml thuốc thử Folin – Ciocalteu và
2ml dung dịch Na2CO3 7,5%, để yên trong tối 1 giờ. Nếu có chứa polyphenol,
dung dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang màu xanh.
 Định tính Sterol:

18
Phản ứng Liberman – Burchardt: Cân 1g dược liệu vào cốc có mỏ
100ml, thêm 10ml diethyl ether, bọc kín, ngâm 1 giờ. Lọc lấy dịch chiết để
làm phản ứng. Cho vào cốc có mỏ 5ml dịch lọc, cô cách thủy đến cắn. Hòa
tan cắn trong 1 ml anhydrid acetic. Để nghiêng ống nghiệm 45º, thêm từ từ
H2SO4 đậm đặc theo thành ống nghiệm. Nếu mặt phân cách giữa 2 lớp chất
lỏng sẽ có màu đỏ thì phản ứng dương tính.
 Định tính chất béo:
Hòa tan cắn dịch chiết methanol (MeOH) vào 2 ml nước nóng. Nhỏ 1
giọt dịch chiết trên giấy lọc, hơ nóng cho bay hết hơi dung môi. Nếu thấy để
lại vết mờ trên giấy lọc thì phản ứng dương tính.
 Định tính Carotenoid:
Cho vào ống nghiệm nhỏ một ít cắn khô, hòa tan trong n – hexan. Gạn
phần dịch trong sang một ống nghiệm khác, nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào cắn.
Nếu xuất hiện màu xanh lá thì phản ứng dương tính.[28]
2.3.3.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM):
- Pha tĩnh: bản mỏng silica gel 60 F254. Bản mỏng trước khi chấm và triển
khai sắc ký được hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ.
- Pha động: lựa chọn hệ dung môi thích hợp.
- Chấm sắc ký: Dùng ống mao quản chấm sắc ký dung dịch mẫu thử
1mg/ml. Vết chấm không quá đậm, không quá nhạt, kích thước vừa phải
(đường kính vết từ 2 – 5mm), chấm cách nhau 0,5 - 1cm. Lưu ý: trước khi
chấm và sau khi chấm sắc ký cần làm sạch ống mao quản bằng methanol
(MeOH).
- Triển khai sắc ký: Đặt bản mỏng đứng trong bình dung môi chạy sắc
ký. Khi dung môi chạy đến vị trí cách mép phía trên bản mỏng khoảng 1cm
thì lấy bản mỏng ra sấy khô. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng trắng, dưới
ánh sáng tử ngoại (ở bước sóng 254nm, 366nm) và sau khi hiện màu bản
mỏng với H2SO4 10% trong cồn.

19
20
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật.


3.1.1. Đặc điểm hình thái ngoài.
Quan sát và ghi lại đặc điểm hình thái cơ bản của Rong Khế bao gồm:
- Cụm Rong: Rong H. cuneiformis mọc thành bụi nhỏ, tản rong cao từ
20 – 50 cm.
- Màu sắc: Rong có màu nâu vàng.
- Đĩa bám: nhỏ dạng rễ giả hình trụ, phân nhánh chằng chịt, giúp thân
rong bám vững chắc trong môi trường nước chuyển động mạnh.
- Trục chính: rất ngắn, mang 2 – 3 nhánh chính hình trụ, đường kính từ
1 – 2 mm, phân thành nhiều nhánh bên, sắp xếp xen kẽ các nhánh theo mọi
hướng, trong nhiều mặt phẳng.
- “Lá”: mỏng, hình bầu dục dài hoặc hình mũi giáo, số lượng nhiều,
phiến lá dài từ 0,5 - 3 cm, rộng tới 4 mm, mép lá có răng cưa lớn. Cuống lá
thon, gân lá tương đối rõ nét.
- Phao: làm thành chuỗi ở giữa lá và nhánh, hình thuôn dài hoặc hình
elip, dài 5-10 mm. Chúng tập trung nhiều trên các phiến lá hẹp hơn ở các
nhánh phía trên cùng.
- Đế sinh sản:

3.1.2. Đặc điểm vi phẫu


3.1.2.1. Vi phẫu thân
Lên tiêu bản vi phẫu và quan sát dưới bằng kính hiển vi ở vật kính 10x
và 40x. Sau đó mô tả lại đặc điểm vi phẫu của thân Rong Khế lần lượt theo
cấu tạo từ ngoài vào trong.
3.1.2.2. Vi phẫu lá
Lên tiêu bản vi phẫu và quan sát dưới bằng kính hiển vi ở vật kính 10x
và 40x. Sau đó mô tả lại đặc điểm vi phẫu của “lá” Rong Khế lần lượt theo

21
cấu tạo từ ngoài vào trong.

3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học


3.2.1. Định tính các nhóm chất trong Rong Khế dựa trên các phản ứng hóa
học
Tiến hành lần lượt các phản ứng hóa học để định tính các nhóm chất có
mặt trong Rong Khế. Kết quả định tính sẽ được trình bày trong bảng sau:

STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận

1 Saponin Hiện tượng tạo bọt

P/ứ với TT. Mayer

2 Alcaloid P/ứ với TT. Dragendorff

P/ứ với TT. Bouchardat

3 Anthranoid P/ứ Borntrager

P/ứ Liebermann- Burchardat


Glycosid
4 P/ứ Baljet
tim
P/ứ Legal

P/ứ với Cyanidin

P/ứ với NaOH 10%


Flavonoid
5
P/ứ với hơi ammoniac

P/ứ với FeCl3

P/ứ đóng mở vòng lacton


Coumarin
6
P/ứ với TT diazo

22
P/ứ với FeCl3 5%
Tanin
7
P/ứ với chì acetat 10%

8 Đường khử P/ứ với TT. Fehling

9 Chất béo Vết mờ trên giấy lọc


P/ứ với H2SO4/anhydride
10 Sterol
acetic
11 Carotenoid P/ứ với H2SO4

12 Acid hữu cơ Xuất hiện bọt khí

13 Acid amin P/ứ với TT Ninhydrin

14 Polysaccharide P/ứ với TT Lugol

15 Polyphenol P/ứ với TT Folin – Ciocalteu

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong Rong Khế

3.2.2: Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)


- Chuẩn bị mẫu:
Chiết siêu âm 10g mẫu rong biển bằng 50 ml MeOH trong 1h. Dịch
chiết được cất loại dung môi dưới áp suất giảm bằng máy cô quay đến khô.
Cao dược liệu được xác định độ ẩm. Cao toàn phần hòa tan vào nước cất đun
nóng (khoảng 20ml) tạo hỗn dịch rồi lắc và chiết phân đoạn lần lượt với n-
hexan (25ml, chia 3 lần: 10, 10, 5ml), ethylacetat (25ml, chia 3 lần: 10, 10,
5ml) để thu được các phân đoạn có độ phân cực tăng dần: n-hexan,
ethylacetat, nước. Các phân đoạn được làm khô và dùng để định tính bằng
SKLM.
- Dung dịch thử:
Cao toàn phần và cao phân đoạn được hòa tan trong methanol (MeOH)
thu được dịch chiết có nồng độ 1mg/ml để tiến hành chấm sắc ký.

23
- Thuốc thử: dd H2SO4 10% trong EtOH.
- Tiến hành chạy SKLM:
Hệ dung môi triển khai sắc ký: n-hexan:ethyl acetat (5:1)
Quan sát bản mỏng ở ánh sáng thường; dưới ánh sáng UV (ở bước sóng
254 nm, 366 nm) và sau khi hiện màu bằng TT H2SO4 10% trong EtOH.

24
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN

4.1. Về đặc điểm thực vật


Các đặc điểm hình thái thực vật của mẫu nghiên cứu mang đặc điểm
chung của các loài thực vật thuộc họ Rong mơ Sargassaceae: cơ quan bám có
dạng rễ, phân nhánh phát triển nhiều; mép lá có răng cưa lớn; có cơ quan đặc
biệt chứa không khí gọi là phao (làm thành chuỗi ở giữa lá và nhánh, hình
thuôn dài hoặc hình elip).
Mẫu rong thu hái được có đầy đủ các đặc điểm hình thái ngoài và đặc
điểm vi phẫu (lá, thân) phù hợp với các mô tả của loài H. cuneiformis. Do đó,
có thể sơ bộ định danh mẫu rong này là Hormophysa cuneiformis (J. F.
Gmelin) P. C. Silva – tên Việt Nam còn gọi là Rong Khế.

4.2. Về thành phần hóa học


4.2.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học
Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất bằng các phản ứng hóa học đặc
trưng cho thấy dược liệu này có chứa.... Trong đó, mẫu nghiên cứu dương
tính mạnh với…
4.2.2. Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng.
Từ sắc ký đồ thu được quan sát dưới ánh sáng thường, tia UV (254nm,
366nm) và hiện màu bằng TT H2SO4 10% trong cồn có thể sơ bộ chứng minh
được rằng các phân đoạn đều chứa các hợp chất hữu cơ. Đây là cơ sở cho việc
phân lập nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh hoạt cao trong Rong Khế và phục
vụ cho các bước nghiên cứu sau này. Tiêu biểu nghiên cứu trước đó đã chứng
minh được H. cuneiformis là chiết xuất tốt nhất trong việc ngăn chặn 4 dòng
tế bào ung thư bao gồm HL60, A549, HCT116.[27]

25
CHƯƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Dự kiến kết luận


Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
hình thái, giải phẫu và thành phần hóa học của Rong Khế (Hormophysa
cuneiformis) thu hái tại Hải Phòng” đã thu được một số kết luận sau:
- Loài Rong Khế thu hái tại Hải Phòng sơ bộ xác định tên khoa học là…
- Qua định tính sơ bộ cho thấy loài Rong Khế có thành phần hóa học
chính là …
- Sau khi tiến hành SKLM, hệ dung môi n-hexan:EA (…:…) được lựa
chọn để thu kết quả tách tốt nhất. Sắc ký đồ thu được quan sát dưới ánh sáng
thường, tia UV (254nm, 366nm) và hiện màu bằng TT H2SO4 10% trong cồn.

5.2. Dự kiến kiến nghị


Từ những kết quả thu được, đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Tiếp tục tiến hành chiết xuất và phân lập các hợp chất chính từ loài
Rong Khế này.
- Tiến hành nghiên cứu khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư từ
dịch chiết Rong Khế.

26
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Thời gian
STT Công việc 1/1/2022 9/1/2022 7/2/2022 14/2/2022 1/3/2022
- - - - -
8/1/2022 30/1/2022 13/2/2022 28/2/2022 9/3/2022

Thu thập
1 và chuẩn
bị mẫu

Lên tiêu
2 bản dược
liệu khô

Nghiên
cứu đặc
3 điểm hình
thái, giải
phẫu

Định tính
bằng phản
4
ứng hóa
học

Định tính
5 bằng
SKLM

27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chan C-X, Chai-Ling Phang, Siew-Moi. Trends in seaweed research.


Trends in Plant Science. 2006;11(4):165-166.
2. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng. Rong biển Việt Nam - Phần
phía Bắc. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, QM; 1993:364-366.
3. Nguyễn Hữu Đại. Góp phần nghiên cứu họ rong mơ (Sargassaceae) ven
biển miền Trung Việt Nam. Bộ giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội; 1992:10-12.
4. Nguyễn Hữu Đại. Giống rong mơ (Sargassum) ở vùng Hòn Chồng
(Nha Trang). Tuyển tập nghiên cứu biển. 1980;2(1):53-71.
5. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương. Hiện trạng về đa dạng thành phần loài
rong biển ở các đảo đã khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Biển. 2013;13(2):105-115.
6. Nguyễn Hữu Đại. Nguồn lợi rong mơ (Sargassum) ven biển Miền
Trung Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học “Hội Nghị Khoa Học Toàn
Quốc về Biển lần thứ 3, Hà Nội 28 – 30 tháng 11 năm 1991”. 1991:69-73.
7. Nguyễn Hữu Đại. Rong mơ (Sargassaceae) Việt Nam nguồn lợi và sử
dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1997:23-199.
8. Thomas P, Subbaramaiah K. Seasonal variations in growth,
reproduction, alginic acid, mannitol, iodine and ash contents of brown alga
Sargassum wightii. Indian Journal of Geo-Marine Sciences (IJMS). 1991:169-
175.
9. Mehta B, Parekh R. Mannitol content in brown algae of the coast of
Saurashtra. Mehta and Parekh: Mannitol Content in Brown Algae of
Saurashtra Coast. 1978:251-252.

28
10. Zhang R, Zhang X, et al. Composition, isolation, purification and
biological activities of Sargassum fusiforme polysaccharides: A review.
Carbohydrate polymers. 2020;228:115381.
11. Saraswathi SJ, Babu B, et al. Seasonal studies on the alginate and its
biochemical composition I: Sargassum polycystum (Fucales), Phaeophyceae.
Phycological Research. 2003;51(4):240-243.
12. Li B, Lu F, et al. Fucoidan: structure and bioactivity. Molecules.
2008;13(8):1671-1695.
13. Zargarzadeh M, Amaral AJ, et al. Biomedical applications of laminarin.
Carbohydrate polymers. 2020;232:115774.
14. Hussain E, Wang L, et al. Components of brown seaweeds are potential
candidate for cancer therapy-a review. Royal Society of Chemistry
2016;10:C5RA23995H.
15. Becker EW. Micro-algae as a source of protein. Biotechnology
advances. 2007;25(2):207-210.
16. El-Din SM. Utilization of seaweed extracts as bio-fertilizers to
stimulate the growth of wheat seedlings. The Egyptian Journal of
Experimental Biology. 2015;11:31-39.
17. Erulan V, Soundarapandian P, et al. Studies on the effect of Sargassum
polycystum (C. Agardh, 1824) extract on the growth and biochemical
composition of Cajanus cajan (L.) Mill sp. American-Eurasian Journal of
Agricultural and Environmental Science. 2009;6(4):392-399.
18. Lâm Ngọc Trâm. Nghiên cứu hàm lượng và chiết suất manitol từ một
số loài rong nâu (PHAEPHYTA) vùng biển phía Nam Việt Nam. Tuyển Tập
Nghiên Cứu Biển (Collection of Marine Research Works); Tập VII.
1996:171-183.
19. Phương Đình Thu, Nguyễn Khiết. Pha chế và sử dụng dịch tiêm truyền
manitol. Tạp chí Dược học 1977:16-19.

29
20. Trần Đình Toại NVN. Fucoidan - Polysaccharide chiết từ Rong Nâu,
sản phẩm có hoạt tính sinh học cao, ứng dụng trong y học và nuôi trồng thủy
sản. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2007;45(1):39-46.
21. Shin T, Ahn M, et al. Antioxidant marine algae phlorotannins and
radioprotection: a review of experimental evidence. Acta histochemica.
2014;116(5):669-674.
22. Huỳnh Quang Năng. The seaweed resources of Vietnam. Seaweed
resources of the world. 1998:62-69.
23. Tsuda RT. Eastern range extension of Hormophysa cuneiformis
(Phaeophyceae: Fucales) in Micronesia. Marine Biodiversity Records.
2013;6:17.
24. Tsuda RT. Hormophysa cuneiformis (Phaeophyta: Fucales) in
Micronesia. Pacific science. 2004;58(1):23-26.
25. Bùi Văn Nguyễn. Chiết tách và xác định đặc điểm cấu trúc của Sulfated
Polysaccharide từ Rong Nâu Hormophysa articulata ở vịnh Nha Trang. Tạp
chí Khoa học - Trường Đại học Khánh Hòa. 2019;1(2):17.
26. Alam K, Agua T, et al. Preliminary screening of seaweeds, seagrass
and lemongrass oil from Papua New Guinea for antimicrobial and antifungal
activity. International journal of pharmacognosy. 1994;32(4):396-399.
27. A.H.K. Osman N, A. Siam A, et al. Anticancer Activity of a scarcely
investigated Red Sea Brown Alga Hormophysa cuneiformis against HL60,
A549, HCT116 and B16 Cell Lines. Egyptian Journal of Aquatic Biology and
Fisheries. 2020;24(1):497-508.
28. Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội. Thực tập dược liệu
– Phần hóa học Hà Nội; 1999.

30

You might also like