You are on page 1of 63

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

---------------🙦 🕮 🙤---------------

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT


VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY NGỌC NỮ BIỂN THU HÁI TẠI
HẢI PHÒNG

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BIỂN

HẢI PHÒNG, NĂM 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

---------------🙦 🕮 🙤---------------

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT


VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY NGỌC NỮ BIỂN THU HÁI TẠI
HẢI PHÒNG
TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BIỂN

BỘ MÔN: DƯỢC LIỆU – DƯỢC CỔ TRUYỀN

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5 TỔ 2 – LỚP DƯỢC K9B

1. VŨ THU TRANG

2. LƯU PHƯƠNG THÚY

3. NGUYỄN HẢI VÂN

4. KIỀU HẢI YẾN

5. PHẠM HOÀNG YẾN

HẢI PHÒNG, NĂM 2023

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................................. 3

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................6

DANH MỤC BẢNG................................................................................................................7

DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................................8

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................... 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................13

1.Tổng quan về chi Clerodendrum.................................................................................13

1.1.Vị trí phân loại khoa học của chi Clerodendrum[6]:.............................................13

1.2.Đặc điểm thực vật của chi Clerodendrum............................................................13

1.3. Phân bố Chi Clerodendrum..................................................................................14

1.4. Thành phần hoá học của chi Clerodendrum........................................................15

1.5. Tác dụng và công dụng của Chi Clerodendrum....................................................19

2. Tổng quan về Clerodendrum inerme (L.) Gaertn........................................................21

2.1. Vị trí phân loại Clerodendrum inerme (L.) Gaertn [6]..........................................21

2.2. Phân bố Clerodendrum inerme (L.) Gaertn ........................................................21

2.3. Thành phần hóa học Clerodendrum inerme (L.) Gaertn .....................................22

2.4. Tác dụng sinh học của Clerodendrum inerme (L.) Gaertn...................................24

2.5.Công dụng:........................................................................................................... 28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.......................................................30

NGHIÊN CỨU..................................................................................................................30

2.1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................................30

2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................30

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN......................................................................31

3.1. Đặc điểm thực vật Ngọc nữ biển.............................................................................31

3
3.1.1. Đặc điểm hình thái............................................................................................31

3.1.2. Đặc điểm vi học:...............................................................................................37

3.2. Thành phần hóa học Ngọc nữ biển..........................................................................46

3.2.1. Khảo sát bằng các phản ứng trong ống nghiệm................................................46

3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng........................................................................53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................57

Kết luận:......................................................................................................................... 57

1. Về đặc điểm thực vật..............................................................................................57

2. Về thành phần hóa học...........................................................................................58

a. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học...........................58

Kiến nghị:......................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................61

4
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép chúng em được
bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả thầy cô bộ môn Dược liệu- Dược cổ truyền đã
tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài này.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô đã truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em và cho chúng em có cơ hội tiếp cận và học
tập nhiều nguồn kiến thức về dược liệu nói chung và dược liệu biển nói riêng.

Qua đây, chúng em có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu thông tin mở rộng thêm
vốn kiến thức của bản thân về nguồn sinh vật biển đa dạng. Đây cũng là cơ sở
giúp nhóm thực hiện được bài tiểu luận “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và
thành phần hóa học của cây Clerodendrum inerme (L.) Gaertn. .”

Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tuần. Bước đầu
đi vào thực tế của chúng em còn nhiều hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên
không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của chúng em trong lĩnh
vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức
của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ Ý nghĩa

C.inerme Clerodendrum inerme (L.) Gaertn

C. serratum Clerodendrum serratum

C. bungei Clerodendrum bungei

C. infortunatum Clerodendrum infortunatum

C. trichotomum Clerodendrum trichotomum

C. chinense Clerodendrum chinese

C. Grayi Clerodendrum Grayi

CFU/ml Colony Forming Units/ml

( Đơn vị hình thành khuẩn lạc / ml )

S.D Độ lệch chuẩn

DPPH 2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl

EtOAc Atyl acetat

IC50 Nồng độ ức chế tối đa một nửa

SKLM Sắc ký lớp mỏng

6
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Hàm lượng polyphenol của hai hợp chất chính trong lá cây
C.inerme

Bảng 2 Dữ liệu phân tích và vật lý của hợp chất 1 và hợp chất 2 trong lá
cây C.inerme.

Bảng 3 Giá trị IC50 của mỗi hợp chất với tiêu chuẩn tương ứng được sử
dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 4 Kết quả định tính hóa học

Bảng 5 Kết quả định tính bằng SKLM

Bảng 6 Bảng so sánh màu sắc định tính các phân đoạn

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Clerodendrum Viscosum Vent

( Cây Bạch đồng nam )

Hình 1.2 Clerodendrum japonicum

(Cây Xích đồng nam)

Hình 1.3 Hình ảnh cây Ngọc nữ biển

Hình 1.4 Hoạt tính chống oxy hóa của hai hợp chất phân lập được là squalene
và axit linolenic ester

(A) Hoạt tính DPPH; (B) Oxit nitric; (C) Hydrogen peroxide và (D) Xét
nghiệm năng lượng khử.

Hình 3.1 Hình ảnh cây Ngọc nữ biển

Hình 3.2 Lá cây Ngọc nữ biển

Hình 3.3 Hoa của cây Ngọc nữ biển

Hình 3.4 Quả của cây Ngọc nữ biển

Hình 3.5 Đặc điểm hình thái thực vật học.

Hình 3.6 Mẫu tươi Ngọc nữ biển

Hình 3.7 Mẫu dược liệu đã được rửa sạch

Hình 3.8 Sấy mẫu dược liệu ở 35-40°C

Hình 3.9 Mẫu nhãn dán và tiêu bản sau khi dán nhãn, hoàn thành

Hình 3.10 Mẫu dược liệu Ngọc nữ biển ngâm trong cồn

Hình 3.11 Cắt mẫu dược liệu.

8
Hình 3.12 Mẫu lá và thân dược liệu sau khi tẩy nhuộm

Hình 3.13 Phương pháp lên tiêu bản giọt ép.

Hình 3.14 Lên tiêu bản vi phẫu thân cây Ngọc nữ biển

Hình 3.15 Quan sát tiêu bản trên kính hiển vi

Hình 3.16 Vi phẫu lá cây Ngọc nữ biển trên vật kính 4X.

Hình 3.17 Vi phẫu lá cây Ngọc nữ biển trên vật kính 10X

Hình 3.18 Sơ đồ tổng quát vi phẫu của lá Ngọc nữ biển

Hình 3.19 Vi phẫu thân cây của Ngọc nữ biển trên vật kính 4X

Hình 3.20 Vi phẫu thân cây Ngọc nữ biển trên vật kính 10X

Hình 3.21 Sơ đồ tổng quát vi phẫu thân cây Ngọc nữ biển

Hình 3.22 Quy trình chiết phân đoạn dược liệu biển

Hình 3.23 Kết quả của phản ứng định tính sterol.

Hình 3.24 Kết quả của phản ứng định tính chất béo

Hình 3.25 Hình ảnh trước và sau phản ứng định tính carotenoid.

Hình 3.26 Kết quả định tính Polyphenol

Hình 3.27 Ống 1 và 2 trước định tính Tanin

Hình 3.28 Ống 1 sau định tính Tanin

Hình 3.29 Ống 2 sau định tính Tanin

9
Hình 3.30 Hình ảnh chấm SKLM

10
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Ngọc nữ biển là cây mọc tự nhiên, sống phổ biến ở các nước ven biển
nhiệt đới và Ðông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,
Malaysia, Indonesia, Philippines… Ở Việt Nam, cây Ngọc nữ biển sống trải
dài dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Từ lâu nó đã được coi là một loại thuốc quý
chữa được rất nhiều bệnh trong dân gian. Cây Ngọc nữ biển có vị đắng, tính
hàn, mùi thơm, ít độc; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ trừ thấp, thư
cân hoạt lạc,….dịch lá có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt,...Mặc dù có ý nghĩa to
lớn về mặt y học dân gian, song việc phân tích đặc điểm cấu tạo, nghiên cứu
thành phần hóa học vẫn chưa được đầy đủ, rõ ràng. Vì vậy, cần đẩy mạnh
việc thu thập mẫu, nghiên cứu để định hướng phát triển nguồn dược liệu này
trong thời gian tới nhằm phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng dược liệu
và mở ra các nghiên cứu tiếp theo về hóa học và tác dụng dược lý của loài.

Ý nghĩa :

- Khoa học : Góp phần xây dựng được quy trình thu hái, chiết xuất dược
liệu cây Ngọc nữ cho năng suất cao, chất lượng an toàn. Kết quả nghiên
cứu của đề tài giúp bổ sung phần nào vào tài liệu nghiên cứu cũng như
giảng dạy của giảng viên.
- Thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để phổ biến về
quy trình, kỹ thuật thu hái, chiết xuất một số thành phần hóa học quan
trọng cho nghiên cứu viên. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, mở
rộng diện tích khai thác, thu hái mẫu đến nuôi trồng, chăm sóc cây
Ngọc nữ biển ở Việt Nam.

Mục tiêu :

11
- Thu thập mẫu ngoài thực địa (Cát Bà-TP Hải Phòng), xác định tên khoa
học của cây Ngọc nữ biển.
- Mô tả đặc điểm thực vật của cây Ngọc nữ biển thu hái được tại Hải
Phòng.
- Nghiên cứu, khảo sát một số thành phần hóa học có trong cây Ngọc nữ
biển bằng phương pháp lý hóa.

Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng của cây, đề ra đề tài : Nghiên cứu đặc
điểm thực vật và thành phần hóa học cây Ngọc nữ biển thu hái tại Hải
Phòng.

12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.Tổng quan về chi Clerodendrum


Tên khác: Mò, Ngọc nữ
Tên Tiếng Anh: Clerodendrum
Tên khoa học: Clerodendrum

1.1.Vị trí phân loại khoa học của chi Clerodendrum[6]:

Giới : Plantae ( Giới Thực vật )

Ngành : Magnoliophyta ( Ngành Ngọc lan )

Lớp : Magnoliopsida ( Lớp Ngọc lan )

Phân lớp : Lamiadae ( Phân lớp Bạc hà )

Liên bộ : Lamianae ( Liên bộ Bạc hà )

Bộ : Lamianae ( Bộ Bạc hà )

Họ : Verbenaceae ( Họ Cỏ roi ngựa )

1.2.Đặc điểm thực vật của chi Clerodendrum.


- Cây gỗ hoặc cây nhỡ mọc đứng hay leo.Thân non vuông. Lá mọc đối hay
mọc vòng, đơn, nguyên hoặc có răng, có khi chia thùy và thường có mùi hôi
khi ta vò lá.

- Cụm hoa chùy ở ngọn hoặc ở nách có có lá bắc. Đài lợp hình chuông, tồn
tại, có 5 răng. Tràng hình ống, không đều, ống mảnh thường rất dài, phiến
chia thành 5 thùy không đều. Nhị 4 đính trên ống tràng và thường thò ra
ngoài. Bầu có 4 ô, 4 noãn.

13
- Quả hạch hình cầu, bao bởi phần gốc của đài tồn tại trở nên nạc, 4 hạch, có
khi ít hơn do thui biến.

1.3. Phân bố Chi Clerodendrum

Hình 1.1. Clerodendrum Viscosum Hình 1.2 Clerodendrum japonicum


Vent ( Cây Bạch đồng nam ) ( Cây Xích đồng nam )

( Cây mọc hoang ở Đông Dương và ( Cây mọc hoang rải rác ở phía đông
Trung Quốc, gặp ở nhiều nơi, trên đồi nam nước ta: Quảng Nam, Đà Nẵng,
dốc, rừng và các lùm bụi )[2]. Quảng Trị,.. )[4].

Các ước tính về số lượng loài ở Clerodendrum rất khác nhau, từ khoảng 150
đến khoảng 500, hầu hết có nguồn gốc từ các vùng ôn đới – nhiệt đới trên thế
giới, tập trung chủ yếu ở Châu Phi và Nam Á, một số ít xuất hiện ở vùng nhiệt
đới Châu Mỹ và miền bắc Australia, một số khác kéo dài về phía bắc tới vùng
ôn đới Đông Á. Phần lớn là cây bụi, dây leo hoặc cây thảo lâu năm. Có 40
loài ở Trung Quốc, chủ yếu phân bố ở khu vực phía nam và tây nam.

Các loài phổ biến trên thế giới hiện nay là:

- Ngọc nữ Ấn Độ ( Clerodendrum indicum )

- Ngọc nữ răng ( Clerodendrum serratum )

- Ngọc nữ thơm ( Clerodendrum chinese )

14
- Ngọc nữ vòm ( Clerodendrum petasites )

- Clerodendrum phlomidis

- Clerodendrum trichotomum

1.3.1. Một số loài thuộc chi Clerodendrum ở Việt Nam:


Ở Việt Nam, có nhiều loài thuộc chi này mang tên mò, bạch đồng nữ,..được
sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Chúng là cây thuốc nam mọc hoang trải
rộng trên khắp nước ta, có lá tốt quanh năm, được nhân dân sử dụng để trị các
bệnh như khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều, thấp khớp, cao huyết áp,
mụn nhọt, chốc đầu, ghẻ, lở ngứa,..Do xu hướng mọc hoang nên hiện nay số
lượng ngày càng giảm.

Một số loài được tìm thấy ở Việt Nam :

Bạch đồng nữ - Clerodendrum paniculatum (xã Hồng Tiến- tỉnh Thái Bình)

Mò đỏ - Clerodendrum japonicum (xã Hồng Tiến- tỉnh Thái Bình)

Mỏ mâm xôi - Clerodendrum chinense ( xã Xuân Quang- tỉnh Hưng Yên)….

Ở Việt Nam hiện có 33 loài thuộc chi này, trong đó có khoảng 10 loài được
dùng làm thuốc.

Theo Thực vật học Đông Dương, chi Clerodendrum L. có 41 loài. Ở Việt
Nam, Võ Văn Chí liệt kê 13 loài, Phạm Hoàng Hổ liệt kê 35 loài và Viện
Dược liệu liệt kê 7 loài[8].

1.4. Thành phần hoá học của chi Clerodendrum


Hơn 280 thành phần hóa học đã được phân lập và xác định từ các loài khác
nhau thuộc chi Clerodendrum.

- Các hợp chất này có thể chia thành: 27 loại monoterpen và dẫn xuất của
chúng, 3 loại sesquiterpen, 58 loại diterpen, 31 loại triterpen, 43 loại flavon và

15
glycoside flavonoid, 40 loại phenyletanol glycosid, 43 loại steroid và
glycoside steroid, 13 cyclohexanethanes, 4 anthraquinone, 2 glycoside
cyanogen và 19 loại khác[10].

- Đối với các hợp chất thực vật phân lập thuộc chi này, bộ phận trên mặt đất,
rễ và lá là đối tượng nghiên cứu phổ biến nhất do có hoạt tính sinh học và hầu
hết các hợp chất này đều có nguồn gốc từ C. serratum, C. inerme, C. bungei,
Clerodendrum incisum, C. infounatum và C. trichotomum. Diterpenes,
flavonoid, phenylanol glycoside và steroid là những thành phần có hoạt tính
sinh học chính và phong phú của chi này[10].

1. Monoterpene và các dẫn xuất của nó

Monoterpenes là một loại terpen bao gồm hai đơn vị isopren và có công thức
phân tử C 10 H 16 . Monoterpenes có thể là mạch thẳng (không vòng) hoặc
chứa các vòng. Hầu hết các monoterpen đều có mùi thơm và là thành phần
chính của tinh dầu. Hai mươi bảy monoterpen và dẫn xuất (1–27 ) được phân
lập từ rễ, lá, bộ phận trên mặt đất của C. serratum , C. inerme , C.
trichotomum , Clerodendrum ugandense và C. chinense .

2 . Sesquiterpen

Sesquiterpenes là những chất có vị đắng và là một loại terpen bao gồm ba đơn
vị isopren và có công thức phân tử C 15 H 24 . Chúng thường chứa α, β-
không bão hòa-γ-lactone là đặc điểm cấu trúc chính. Trong các nghiên cứu
gần đây, sesquiterpenes có liên quan đến các hoạt động chống khối u, gây độc
tế bào và chống vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ có ba sesquiterpen (28 – 30 ) được
thu được từ các bộ phận trên mặt đất và rễ của C. inerme và C. bungei .

16
3 . Diterpenoid

Cho đến nay, 58 hợp chất diterpene (31 – 88 ) đã được phân lập và xác định
từ chi này, và tất cả chúng đều là labdane diterpenoid. Các hợp chất này có
thể được sắp xếp thành năm loại dựa trên vòng pentacycle trên C 12 : vòng
furan, vòng dihydrofuran, vòng lactone , vòng lacton chưa bão hòa α,β và
vòng tetrahydrofuran . Nhiều hợp chất hóa học này đã cho thấy hoạt tính sinh
học đáng chú ý trong nghiên cứu in vivo hoặc in vitro .

4 . Triterpenoid

Cho đến nay, tổng cộng có 31 triterpenoid (89 – 119 ), trong đó có 3- O -


acetyloleanolicaxit (89) , 3- O -acetyloleanolicaldehyde (90) , glutinol (91) ,
Friedelin (92) , taraxerol (93) , clerodon (94) , α-amyrin (95) , glochidon
(96) , glochidonol (97) , glochidiol (98) , lupeol (99) , α-amyrin 3-
undecanotate (100) , lupeol axetat (101) , lupeol 3 -palmitate (102) , axit
melastomic (103) , β-amyrin axetat (104) , axit betulinic (105) , magnificol
(106) , glutinone (107) , v.v. đã được tinh chế và đặc trưng từ toàn bộ cây, rễ,
lá hoặc bộ phận trên không của C. inerme , C. trichotomum , C. indicum , C.
bungei , Clerodendrum canescens , Clerodendrum villosum , Clerodendrum
Wildii , Clerodendrum japonicum , C. serratum , Clerodendrum philippinum ,
hoặc Clerodendrum glabrum .

5 . Flavonoid và flavonoid glycoside

Flavonoid, chất chuyển hóa thứ cấp quan trọng, phổ biến khắp giới thực vật.
Flavonoid và các dẫn xuất của chúng là thành phần hoạt tính sinh học chính
của chi này và nhận được sự quan tâm đặc biệt. Cho đến nay, có 43 flavonoid
và glycoside flavonoid (120 – 162 ), bao gồm astragalin (123) , apigenin

17
(124) và tricin (125) , herpidulin (126) , herpidulin-glucuronide (127) ,
eupafolin (128) , scutellarin (129) , scutellarein (130) , pectolinarigenin
(131) , 7-hydroxyflavone (132) , 7-hydroxyflavanone 7- O -glucoside (133) ,
luteolin (134) , chalcone glycoside (135) , ... đã được được phân lập và xác
định từ rễ, lá, bộ phận trên mặt đất của các loài Clerodendrum khác nhau .

6 . Glycoside phenylethaneoid

Phenylethanoid glycoside là một loại hợp chất đặc trưng khác của loài
Clerodendrum có hoạt tính chống oxy hóa . Cho đến nay, bốn mươi glycosid
phenylethanoid (163 – 202 ) đã được thu được từ chi này và cấu trúc chứa ba
phần: chuỗi đường, phenylacetyl và cà phê-acyl hoặc ferulic-acyl. Chuỗi
đường thường bao gồm glucose, rhamnose , xyloza hoặc arabinose .
Phenylacetyl được liên kết với C 1 -glucopyranose và cà phê-acyl hoặc
ferulic-acyl thường được liên kết với C 4 hoặc C 6 của glucose.

7 . Steroid và glycoside steroid

Steroid là các terpen dựa trên vòng cyclopentane perhydroxy phenanthrene ,


nhưng chúng được xem xét riêng biệt vì tầm quan trọng về mặt hóa học, sinh
học và y học của chúng. Steroid được tìm thấy trong tự nhiên ở dạng tự do
cũng như dạng glycosid. Có nhiều steroid được báo cáo từ thực vật và chúng
được gọi là phytosteroid. Tổng số 43 steroid và glycoside steroid (203 – 245 )
đã được thu thập và xác định từ các loài Clerodendrum , chủ yếu từ C.
trichotomum , Clerodendrum colebrookianum và C. bungei .

8 . Cyclohexylethanoid

18
Một loạt các cyclohexylethanoid (246 – 258 ), bao gồm hai hợp chất mới 1-
hydroxy-1-(8-palmitoyloxyethyl) cyclohexanone (246) và 5- O -butyl
cleroindin D (247) , cùng với bốn hợp chất đã biết, rengyolone (248 ) ) ,
cleroindin C (249) , cleroindin B (250) , rengyol (251) , được phân lập từ lá
của C. trichotomum , và các loại khác (252 – 258) được thu thập và xác định
từ các bộ phận trên mặt đất và rễ của C. bungei .

9 . Anthraquinone

Chỉ có bốn anthraquinone (259–262 ), aloe-emodin (259) , emodin (260) ,


chrysophanol (261) và 2,5-dimethoxybenzoquinone (262) , đã được phân lập
và xác định từ thân của C. trichotomum.

10 . Glycoside cyanogen

Hai glycoside cyanogen (263 – 264) , bao gồm ( R )-lucumin (263) và ( R )-


prunasin (264) đã được thu được và xác định từ lá của C. Grayi .

1.5. Tác dụng và công dụng của Chi Clerodendrum


Cây được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bìu và hoa liễu, đồng thời cũng
là thuốc giải độc cho ngộ độc từ cá, cua và phân cóc . Nước lá tươi dùng
ngoài chữa các bệnh ngoài da. Ngoài ra, rễ còn được đun sôi trong dầu và
dùng chữa bệnh thấp khớp. Cây đã được chứng minh là có tác dụng kháng
khuẩn, chống đông máu, kích thích tử cung , tăng huyết áp và nhuận tràng.

Các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng các hợp chất và chiết xuất từ chi
Clerodendrum này có tác dụng rộng rãi như chống viêm và chống cảm thụ
đau, chống oxy hóa, chống tăng huyết áp, chống ung thư, kháng khuẩn, chống

19
tiêu chảy, bảo vệ gan, hạ đường huyết và hạ đường huyết , trí nhớ tăng cường
và bảo vệ thần kinh , và các hoạt động khác.

1.5.1 Các bài thuốc từ cây chi Clerodendrum


Trị ho : Lấy 10-15 lá cây xích đồng nam tươi, giã nhuyễn và trộn với một
muỗng mật ong. Uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày để giảm ho.

Trị viêm họng : Rửa sạch rễ cây xích đồng nam và đun sôi trong nước
khoảng 15 phút. Sau đó, lọc nước và sử dụng nước này để rửa miệng hàng
ngày để giảm viêm họng.

Trị đau bụng kinh : Rửa sạch rễ cây xích đồng nam và đun sôi trong nước
khoảng 20 phút. Sau đó, lọc nước và thêm đường phèn vào. Uống hỗn hợp
này hai lần mỗi ngày để giảm đau bụng kinh.

Điều trị huyết áp cao : Mỗi ngày đem sắc từ 12 – 16g mò trắng, sắc với
nước, chia đều uống trong ngày. Người bệnh kiên trì sử dụng sau 3 tháng sẽ
thấy chỉ số huyết áp cải thiện rõ rệt.

Điều trị bệnh bạch đới, khí hư : Thang thuốc gồm: bạch đồng nữ 20g; trần
bì, ngải cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi thứ 10g.Cho hỗn hợp trên vào nồi sắc
với 1 lít nước để uống trong ngày.Sử dụng liên tục từ 2 – 3 tuần sau khi có
kinh

Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ thuộc thể nhiệt : Chuẩn bị nguyên liệu: 80g
đồng nữ, 120g dây gắm; cây tầm xuân, đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn
răng cưa, cà gai leo, cành dâu mỗi thứ 8g đem đi sắc để lấy nước uống. Mỗi
ngày uống 1 thang chia đều vào buổi sáng và buổi tối.

Điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều: Chuẩn bị: Mò trắng, ngải
cứu, ích mẫu, hương phụ mỗi thứ 2g. Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng 1 lít
nước trong khoảng 2 giờ khi thành cao lỏng với lưu lượng khoảng 30ml thì tắt

20
bếp. Chiết cao lỏng vào 3 ống, mỗi ống 10ml rồi đun sôi lên. Dùng hàng ngày
trước khi có kinh 10 ngày

2. Tổng quan về Clerodendrum inerme Linnaeus Gaertn

2.1. Vị trí phân loại Clerodendrum inerme (L.) Gaertn [6]


Giới (regnum):Thực vật ( Plantae )

Ngành (Phylum): Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta).

Lớp (Class): Ngọc lan (Magnoliopsida).

Bộ (ordo): Hoa môi (Lamisales).

Họ (Familia): Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

Chi (genus): Clerodendrum L.

Loài (species): Clerodendrum inerme Gaertn

Hình 1.3. Hình ảnh cây Ngọc nữ biển thu hái được tại Hải Phòng

21
2.2. Phân bố Clerodendrum inerme (L.) Gaertn .
Clerodendrum inerme (L.) Gaertn. (Syn. Volkameria inermis L.), là một loại
cây bụi lâu năm thường được gọi là lanjai, quinine vườn hoặc hoa nhài hoang
dã thuộc họ Hoa môi . Loài này phân bố chủ yếu khắp Nam và Đông Nam Á,
Úc và các đảo Thái Bình Dương.

2.2.1 Phân bố Clerodendrum inerme ở Việt Nam:


Tại Việt Nam có đường bờ biển kéo dài hơn 3200 km là một điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái ngập mặn trở nên phong phú đa dạng.
Cây Ngọc nữ biển là loài sống phổ biến ở các nước ven biển nhiệt đới. Ở
nước ta, cây mọc ở các vùng bờ biển và cửa sông từ Bắc vào Nam[3].

2.3. Thành phần hóa học Clerodendrum inerme (L.) Gaertn .


Theo tài liệu của “Hội hóa học Việt Nam – Phân hội hóa hữu cơ tại Hội nghị
khoa học và công nghệ hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ IV”, luận án khoa
học “Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Ngọc nữ biển Việt Nam
(Clerodendrum inerme gaertn.) Chemical constituents and biological activity
of Clerodendrum inerme growing in VietNam” của Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội và Viện Hóa Học – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam[7] :

a) Chiết xuất.

Bột khô lá Ngọc nữ biển 2kg được ngâm chiết bằng methanol(80%) 3 lần (24
tiếng/lần) ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết methanol được cất loại dung môi,
thêm nước và chiết phân bố lần lượt bằng n-hexan(29,23g) và etyl
acetat(27,74g). Dịch chiết etyl acetat có hoạt tính tốt nên được chọn nghiên
cứu hóa học tiếp theo.

22
10 g cặn chiết etyl acetat được phân tách bằng sắc kí cột trên silicagel, rửa
giải bằng hệ dung môi CH2Cl2/MeOH với tỷ lệ MeOH tăng dần từ 0-100%,
kiểm tra các phân đoạn sắc kí lớp mỏng thu được 23 phân đoạn.

b)Thành phần.

Phân đoạn 5 thu được một cấu tử chính, sau khi kết tinh lại bằng n-hexan thu
được 0,1g một chất sạch kí hiệu là CE1. Phổ 13C-NMR và DEPT của chất
CE1 cho biết sự có mặt của 29 nguyên tử cacbon trong phân tử bao gồm 6
nhóm metyl, 11 nhóm methylen, 9 cacbon bậc ba và 3 cacbon bậc bốn. Phổ
khối lượng EI-MS cho pic ion phân tử tại m/z 414 [M]*. Phổ 'H-NMR một tín
hiệu multiplet ở 3,25 ppm đặc trưng cho proton ở C-3 có đính OH, một tín
hiệu multiplet ở Ôn 5,34 của proton trong liên kết đôi. Sự có của nhóm OH và
liên kết đôi C=C được khẳng định qua các dải hấp thụ v* 3434, 1645 cm mặt
trên phổ IR. Các số liệu phổ phân tích trên đây cùng với việc tham khảo tài
liệu cho biết CE1 là nhóm B- sitosterol hay stigmast-5-en-3ß-ol[10].

Theo nghiên cứu Elucidation of phytomedicinal efficacies of Clerodendrum


inerme (L.) Gaertn đăng trên South African Journal of Botany tại tập 140,
tháng 8 năm 2021, trang 356 – 364 của các tác giả Pallab Kar , Dipu
Kumar Mishra , Ayan Roy , ArnabKumar Chakraborty , Biswajit Sinha ,

Arnab Sen cho biết [10]:

Sắc ký cột trọng lực của C. inerme mang lại một số phân số được kết hợp
thành hai phân số chính dựa trên sự giống nhau của cấu hình TLC. Một phân
tích về hàm lượng phenolic và flavonoid của hai phần này cho thấy các nhóm
hợp chất này là thành phần chính trong lá của C. inerme ( Bảng 1 ). Số lượng
phenolics và flavonoid cao đáng ngạc nhiên trong các phân đoạn này đã thúc
đẩy nỗ lực nghiên cứu chi tiết các thành phần chính trước khi phân tích khả
năng chống oxy hóa tiềm năng trị liệu của các phân đoạn.

23
Bảng 1 . Hàm lượng polyphenol của hai hợp chất trong lá cây C.inerme.

Hợp chất Phenol (mg/g GAE) Flavonoid (mg/g QE)


Hợp chất-1 (squalene) 215.34 112.21
Hợp chất-2 ( linolenic acid ester 330.25 125.67
metyl )

Bảng 2 . Dữ liệu phân tích và vật lý của hợp chất-1 và hợp chất-2 trong lá
cây C.inerme.

% Thành Lập Tình trạng thể Màu Số lượng năng suất


Hợp chất
C H chất sắc (mg)
Màu
Hợp chất -1 (squalene) 87.21 11.93 Chất răn 251.9
nâu tối
Hợp chất -2 (linodenic Màu
78.01 11.31 Chất rắn 211.9
acid ester metyl) nâu tối

2.4. Tác dụng sinh học của Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.
a) Hoạt động kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn của hai hợp chất được thực hiện theo phương pháp
khuếch tán giếng thạch của Perez et al. (1990) với những sửa đổi nhỏ. Một
vòng nuôi cấy vi khuẩn được cấy vô trùng vào 10 ml nước canh thang
Mueller-Hinton đã được khử trùng trước (HiMedia M391–100 G, Ấn Độ), sau
đó ủ 5 giờ ở 37 ° C trong điều kiện lắc. Các huyền phù nuôi cấy môi trường
đang phát triển tích cực này trước khi thử nghiệm kháng khuẩn đã được điều
chỉnh bằng phương pháp đo độ đục theo tiêu chuẩn 0,5 McFarland với môi

24
trường canh thang đã được khử trùng trước cụ thể để tạo ra huyền phù vi
khuẩn là 1–2 × 10 8 CFU/ml[10].

Hai mươi ml thạch nóng chảy Mueller-Hinton (45°C) được trộn vô trùng với
1000 µl huyền phù vi khuẩn (1–2 × 10 8 CFU /ml) và đổ vào các đĩa Petri vô
trùng và giữ cho đông đặc. Sau khi môi trường thạch đã cứng lại, các giếng có
đường kính 8,0 mm được đục lỗ một cách vô trùng vào môi trường thạch
bằng cách sử dụng đục nút chai vô trùng và các giếng được đổ đầy 100 µl mỗi
hợp chất (10 mg/ml). Sau đó, các đĩa này được ủ trong 24 giờ ở nhiệt độ 37°C
trong tủ ấm. Penicillin (10 đơn vị/ml) (Pfizer) và Streptomycin (10 µg/ml)
(Abbott) lần lượt đóng vai trò kiểm soát dương tính đối với vi khuẩn Gram
dương và Gram âm. Đường kính của vùng ức chế thu được (ZOI) được đo
bằng phạm vi milimét (mm) gần nhất. Vùng ức chế nhỏ hơn 9,0 mm không
được xem xét. Dung môi kiểm soát nước cất được đưa vào mọi thí nghiệm
dưới dạng đối chứng âm. Tất cả các mẫu đều được xét nghiệm ba lần và vùng
kết quả ức chế được hiển thị là mức trung bình[10].

25
b) Hoạt tính chống oxy hóa:
Chất chống oxy hóa tự nhiên có tầm quan trọng to lớn như chất dinh dưỡng
và chất bổ sung sức khỏe. Các thử nghiệm lâm sàng đã tiết lộ rằng có mối
tương quan nghịch giữa việc ăn trái cây và rau quả với sự xuất hiện của các
rối loạn như viêm, bệnh tim mạch, ung thư, lão hóa và trầm cảm, ...
(Durackova, 2010)

Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập từ lá C. inerme được xác
định bằng xét nghiệm loại bỏ gốc tự do DPPH được minh họa trong Bảng 3 .
Phương pháp này dựa vào khả năng khử DPPH − của một chất chiết hoặc hợp
chất . Hợp chất 2 dường như hiệu quả hơn hợp chất 1 và mang lại giá trị IC50
(164,56 ± 1,15) thấp hơn đáng kể so với axit ascorbic (203,20 ± 1,90). Khả
năng tăng cường của các thành phần của hợp chất 2 trong việc cung cấp một
electron hoặc nguyên tử hydro dường như tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình loại bỏ gốc DPPH được cải thiện (Hình 1.4A)[10].

Bảng 3. Giá trị IC50 của mỗi hợp chất với tiêu chuẩn tương ứng được sử
dụng trong nghiên cứu này[10].

Hợp chất-1 Hợp chất-2


Thông số Tiêu chuẩn
(squalene) (ester methyl axit linolenic)
203,2 ± 1,9 (Axit
DPPH 194.00 ± 2.31*** 164.56 ± 1.15***
ascorbic)
61,17 ± 0,41
Oxit nitric 178.18 ± 3.54*** 128.58 ± 2.50***
(Curcumin)
Hydro 2185,2 ± 187,4
295.52 ± 11.49** 289.30 ± 5.90**
Peroxide (Natri Pyruvat)

26
Đơn vị tính bằng μg/ml. Dữ liệu được biểu thị dưới dạng trung bình ± S .D
( n = 6). ** p <0,01; *** p < 0,001 khi so sánh với tiêu chuẩn.

Hình 1.4 . Hoạt tính chống oxy hóa của hai hợp chất phân lập được là
squalene và axit linolenic ester (A) Hoạt tính DPPH; (B) Oxit nitric; (C)
Hydrogen peroxide và (D) Xét nghiệm năng lượng khử[10].

[Dữ liệu được biểu thị dưới dạng trung bình ± S .D ( n = 3). α p<0,05; βp <
0,01; γ p<0,001; ψ -Không có ý nghĩa khi so sánh với tiêu chuẩn].

Oxit nitric (NO) là một gốc tự do gây hại, chịu trách nhiệm phá hủy một số
phân tử sinh học trong cơ thể con người dẫn đến sản xuất peroxynitrite
(ONOOˉ) khi phản ứng với gốc superoxide. Điều thú vị là Hợp chất 1 và 2
cho thấy tiềm năng hoạt động loại bỏ NO cao hơn đáng kể so với hợp chất

27
tiêu chuẩn (curcumin) ( Hình 1.4B). Những kết quả này cho thấy các thành
phần của C. inerme có thể mang lại ái lực quan trọng đối với anion
superoxide cản trở sự hình thành peroxynitrite.

Hydrogen peroxide (H 2 O 2 ), một chất oxy hóa khác, tích tụ trong tế bào và
chuyển thành gốc hydroxyl (OH • ) khi tiếp xúc với các kim loại chuyển tiếp
khác như Fe 2+ , Cu 2+, v.v. ( Ray và Husain 2002 ; Valko và cộng sự, 2004 )
(Hình 1.4 C). Hợp chất 1 và 2 được phát hiện là chất khử H2O2 mạnh để vô
hiệu hóa tác dụng của ROS và có thể có khả năng ngăn ngừa các loại rối loạn
liên quan đến stress oxy hóa khác nhau như bệnh ngoài da, bệnh thận , bệnh
Alzheimer và bệnh Parkinson ( Lapidot và cộng sự, 2002 ).

Khả năng chống oxy hóa khử sắt của các hợp chất như được minh họa trong
Hình 1.4D, cho thấy khả năng khử tuyệt vời của chúng, trong đó hợp chất 2
có khả năng khử tối đa khi so sánh với hợp chất 1 và chất chuẩn (BHT). Giá
trị IC50 chi tiết của các thử nghiệm chống oxy hóa trong ống nghiệm tương
ứng được liệt kê trong Bảng 3.

2.5.Công dụng:
- Loài C. inerme có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ,

trừ thấp, dịch lá có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Trong dân gian, cây dùng để trị

nhiều bệnh như phong thấp, đau dạ dày, cảm mạo, sốt rét, viêm gan… Lá
dùng

ngoài trị eczema, nấm tóc, chữa các vết thương chảy máu. Vùng Cà Mau
người

ta dùng lá và rễ làm thuốc hạ nhiệt. Quả và thân cây vạc mỏng, ngâm với
rượu,

mật ong, trứng gà làm thuốc bổ trị đau lưng.

-Thực vật thuộc chi Clerodendrum từ lâu đã được dùng làm thuốc trừ sâu
28
thảo mộc rất hiệu quả với tác dụng gây ngán ăn và ức chế sinh trưởng côn
trùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ loài C. inerme:

• Bài thuốc chữa bệnh cảm lạnh, đau mỏi gân cốt, đau dây thần kinh:

30g rễ loài C. inerme sắc nước uống ít nhất 3 lần trong ngày, uống liên tục

trong 3-4 ngày.

• Chữa vết thương đau nhức, bầm tím do bị ngã:

Giã lá tươi và thêm ít rượu, hơ nóng để đắp ngoài vùng bị đau.

• Bài thuốc chữa đau lưng:

Chuẩn bị 1 kg thân loài C. inerme khô, 10 quả trứng gà, 2l rượu. Đầu tiên cắt
mỏng thân cây, sao vàng, hạ thổ, sau đó cho cây vào ngâm với 2l rượu cho ra
hết chất thuốc màu đỏ thì bỏ bã. Tiếp tục đập 10 quả trứng gà lấy lòng đỏ
khuấy tan cho nổi bọt, cho thêm trứng mật ong vào rượu thuốc. Ngày uống 1
ly nhỏ lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ, có tác dụng trị suy thận, đau khớp
ngang hông.

29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cây Ngọc nữ biển là loại cây ngập mặn được thu hái tại Phù Long-Cát Hải-
TP Hải Phòng. Tọa độ : 20o47’ Bắc, 106o56’ Đông.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.


Phương pháp làm tiêu bản

Phương pháp làm tiêu bản vi phẫu

Phương pháp lý hóa – định tính hóa học dược liệu

Phương pháp tổng quan tài liệu.

30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm thực vật Ngọc nữ biển

3.1.1. Đặc điểm hình thái


Cây nhỏ sống nhiều năm mọc đứng cao 1-2m, có khi mọc trườn dài tới 2-
3m; cành không lông; vỏ màu nâu tím, bóng[5].

Hình 3.1 Hình ảnh cây Ngọc nữ biển

31
Lá đơn mọc đối, phiến nguyên, xoan bầu dục, dày dày, không lông, gân phụ
5-7 cặp, cuống 6-8mm[5].

Hình 3.2 Lá cây Ngọc nữ biển

Xim 3 hoa màu trắng; đài hình ống, có 5 lá đài; tràng dài 4,5cm, có 3
thùy trắng tim tím; nhị dài thò ra ngoài, màu đỏ tím[5].

Hình 3.3 Hoa của cây Ngọc nữ biển

32
Quả hạch tròn, to 10-13mm, có 4 khía tròn. Ra hoa quanh năm, thường gặp
tháng 5-7, quả chín tháng 9-11[5].

Hình 3.4 Quả của cây Ngọc nữ biển

33
[12]i

[13]

Hình 3.5. Đặc điểm hình thái thực vật học.

34
a. Phương pháp làm tiêu bản khô
Chuẩn bị mẫu Ngọc nữ biển
Chọn những mẫu không quá già, cũng không quá non, chọn những đặc
điểm điển hình thể hiện được cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản
của mẫu[1].

Hình 3.6. Mẫu tươi cây Ngọc nữ biển

Rửa mẫu bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm chải sạch muối và đất cát
trên bề mặt mẫu[1].

Hình 3.7. Mẫu dược liệu đã được rửa sạch

35
Ép và sấy mẫu tiêu bản
Ép và sấy mẫu khô là hai quá trình không tách rời nhau, trong khi sấy
cần ép chặt mẫu để lá khỏi nhăn nheo, để mẫu cây nằm đúng vị trí dán
mẫu[1].

Sắp xếp mẫu cây trên giấy trắng và dưới một lớp giấy thấm để cố định
trước khi sấy. Đặt trên tờ báo có kích thước gấp đôi kích thước mẫu
(một nửa làm nền, một nửa gập đậy lên)[1].

Sau khi xếp mẫu lên tờ báo gập nửa tờ báo còn lại trên mẫu. Đặt các
mẫu lên cặp ép, buộc cặp ép lại sấy ở 35-40°C trong khoảng 8-12h.
Trong quá trình sấy cần thường xuyên thông thoáng. Lấy cặp ép ra
buộc lại, thay báo và sấy cho đến khô[1].

Hình 3.8. Sấy mẫu dược liệu ở 35-40°C

Khâu hoặc dán mẫu cây lên tiêu bản


Giấy để khâu có kích thước khổ A3 làm bằng bìa trắng dày. Đặt mẫu đã ép và
sấy khô lên bìa và khâu, dán vào bìa[1].

36
Nhãn tiêu bản
Khi đã dán xong ở góc phải phía dưới của tiêu bản ta dán nhãn vào. Kích
thước nhãn 8x13 cm. Nhãn thường chứa thông tin là: cơ quan lưu trữ tiêu bản,
số hiệu tiêu bản, tên mẫu, tên khoa học, họ, thời gian thu mẫu, người định
danh[1].

Hình 3.9. Mẫu nhãn dán và tiêu bản sau khi dán nhãn, hoàn thành.

3.1.2. Đặc điểm vi học:


Làm một tiêu bản vi học , cần tiến hành theo các bước sau:

Chọn mẫu
Sử dụng mẫu ngâm trong cồn 70o. Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải
còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá cũng không non quá (lá bánh
tẻ). Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương
đối thẳng có đường kính từ 0,1- 0,5 cm. Các mẫu khô nên được luộc hay
ngâm nước sôi trước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tùy thuộc vào mức độ
rắn chắc của mẫu vật[1].

37
Hình 3.10 Mẫu dược liệu cây Ngọc nữ biển ngâm trong cồn

Phương pháp cắt mẫu: Cắt trực tiếp


Được đặt lên một “Thớt” ( làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao
cạo như khoai lang hoặc cà rốt …), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát
mỏng. Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất[1].

Hình 3.11 Cắt mẫu dược liệu

38
Tẩy và nhuộm tiêu bản
Tẩy[1] :
- Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút.
- Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất.
- Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột có thể ngâm trong dung dịch Cloran
hydrat trong 30 phút.
- Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút.
- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
Nhuộm [1]:
- Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen. Thời gian từ 5-30
giây.
- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.
- Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng
30 phút.
- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 3.12 Mẫu lá và thân dược liệu sau khi tẩy nhuộm

39
Lên tiêu bản
Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép.
Cách thực hiện [1]:
- Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường
quan sát ( nước, glycerin…) dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần
quan sát vào giọt chất lỏng. Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới
lá kính).
Cách đặt lá kính[1] :
- Cách 1: Đặt một cạnh lá kính tỳ vào bề mặt của phiến kính , bên cạnh
giọt chất lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống.
- Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính)
vào giữa lá kính. Lật ngược lá kính lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên
phiến kính. Khi 2 giọt chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra.

Hình 3.13 Phương pháp lên tiêu bản giọt ép.


A,B: Hai cách đậy lá kính;
C: Cách cho thêm chất lỏng;
D: Cách loại bớt chất lỏng thừa;
E: Cách đổi chất lỏng dưới kính.
Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn
bộ diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu. Nếu

40
thiếu, dùng một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính vào (Hình
C). Nếu thừa, dùng một mảnh giấy lọc để hút đi (Hình D).
Yêu cầu[1] :
Tiêu bản đạt tiêu chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng,
chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, không
chứa bọt khí, có thể quan sát dễ dàng.

Hình 3.14 Lên tiêu bản vi phẫu Hình 3.15 Quan sát tiêu bản trên
kính hiển vi

Đặc điểm vi phẫu lá


- Vi phẫu lá: Lát cắt ngang có tiết diện bầu dục.
- Cấu tạo vi phẫu gồm:
+ Biểu bì trên và dưới: là 1 lớp tế bào mỏng, hình đa giác, có màng
cutin bao bọc, không có lỗ khí.
+ Mô dày: Một lớp mỏng ở sát dưới lớp biểu bì trên và dưới của gân lá.
+ Mô mềm: là những tế bào hình đa giác hoặc hình tròn, các góc có
khoảng gian bào nhỏ.

41
+ Bó libe – gỗ: Gỗ bắt màu xanh ở giữa libe bắt màu đỏ bao xung
quanh.

Hình 3.16 Vi phẫu lá cây Ngọc nữ biển trên vật kính 4X

42
Hình 3.17. Vi phẫu lá cây Ngọc nữ biển trên vật kính 10X
1.Biểu bì; 2.Mô dày; 3.Mô mềm; 4.Bó libe – gỗ

Hình 3.18 Sơ đồ tổng quát vi phẫu của lá cây Ngọc nữ biển

43
Đặc điểm vi phẫu thân
- Vi phẫu thân: Mặt cắt ngang thân có tiết diện tròn, trên lát cắt các tế bào có
hình dạng không nhất định, thường có dạng hình tròn, hình dẹt, đa giác..
- Cấu tạo gồm các lớp:
Phần vỏ:
+ Bần: gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, có bì
khổng, có lớp cutin mỏng bao ngoài.
+ Mô dày tròn 3 - 4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều.
+ Mô mềm vỏ: gồm nhiều lớp tế bào hình nhiều cạnh, có góc tròn, tại
các góc có những khoảng gian bào nhỏ. Trong mô mềm vỏ có rải rác
các đám mô cứng.
+ Nội bì: là 1 hàng tế bào xếp sát nhau thành vòng không tròn đều.
Trụ giữa:
+ Trụ bì: gồm 3-5 lớp tế bào hình chữ nhật, đa giác nằm ngay sát dưới
lớp nội bì.
+ Libe cấp 2: Hình bầu dục, nằm sát ngay dưới lớp trụ bì, 3-4 lớp sợi
libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe.
+ Gỗ cấp 2: Tiếp giáp với mô mềm ruột.
+ Tia ruột: Tia ruột là những dải mô mềm hẹp đi từ trong ra ngoài,
xuyên qua vòng libe gỗ cấp hai, kéo dài theo hướng xuyên tâm.
+ Mồ mềm ruột: là phần trong cùng của trụ giữa, gồm những tế bào đa
giác, có kích thước tương đối, có các khoảng gian bào.

44
Hình 3.19 Vi phẫu thân của Ngọc nữ biển trên vật kính 4X

Hình 3.20. Vi phẫu thân cây Ngọc nữ biển trên vật kính 10X
1. Bần; 2. Mô dày; 3.Mô mềm vỏ; 4. Mô cứng; 5. Nội bì; 6. Trụ bì;
7.Libe cấp II; 8. Gỗ cấp II; 9. Tia ruột; 10. Mô mềm ruột
45
Hình 3.21 Sơ đồ tổng quát vi phẫu thân cây Ngọc nữ biển

3.2. Thành phần hóa học Ngọc nữ biển

3.2.1. Khảo sát bằng các phản ứng trong ống nghiệm.
Chiết xuất phân đoạn dược liệu

46
Hình 3.22. Quy trình chiết phân đoạn dược liệu biển[1].

Dịch chiết phân đoạn n-hexan được chia vào 4 ống nghiệm, cô cách thủy đến
cắn để định tính sterol, chất béo, carotenoid và SKLM.

Phân đoạn EtOAc được chia vào 2 ống nghiệm, cô cách thủy đến cắn dùng
cho định tính polyphenol, SKLM[1].

Phân đoạn nước dùng trực tiếp để định tính tanin và SKLM.

Cân khối lượng các cao thu được (chú ý cân ống nghiệm khô trước khi dùng
để trừ bì khi đo lường)[1].

Sterol

Nguyên tắc: Sterol + Anhydrid acetic + H2SO4 Sản phẩm là dẫn xuất
sulfonic có màu đỏ giữa 2 lớp chất lỏng[1].

Cách tiến hành:


47
Phản ứng Liebermann-Burchardt: Hòa tan cắn phân đoạn n-hexan trong 1ml
anhydrid acetic. Để ống nghiệm nghiêng 45o, thêm từ từ H2SO4 đậm đặc theo
thành ống nghiệm. Nếu mẫu có sterol, mặt phân cách giữa 2 lớp chất lỏng sẽ
có màu đỏ[1].

Kết quả: Nhận thấy mặt phân cách giữa 2 lớp chất lỏng có màu đỏ ⟹ Sterol
(+)

Nhận xét: trong cây Ngọc nữ biển có sterol.

Hình 3.23. Kết quả của phản ứng định tính sterol.

Chất béo
Nguyên tắc: Chất béo không bay hơi khi hơ nóng sẽ để lại vết mờ trên giấy
lọc[1].

Cách tiến hành: Hòa tan một phần cắn n-hexan vào 2 ml nước nóng. Nhỏ 1
giọt dịch chiết trên lên miếng giấy lọc, hơ nóng cho bay hết hơi dung môi.
Nếu thấy để lại vết mờ trên giấy lọc, mẫu có chứa chất béo[1].

Kết quả: Có vết mờ trên giấy lọc ⟹ Chất béo(+)

Nhận xét: có chất béo trong cây Ngọc nữ biển.

48
Hình 3.24. Kết quả của phản ứng định tính chất béo

Carotenoid
Nguyên tắc: Các carotenoid được coi như polyen có tính base yếu do khả
năng tích điện âm trong cơ cấu cộng hưởng của carbanion, cho phản ứng với
H2SO4 đặc tạo sản phẩm có màu xanh lá[1].

Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm nhỏ một ít cắn khô (cao chiết dược liệu
trong methanol), hòa tan trong diethylether. Gạn phần dịch trong sang một
ống nghiệm khác, nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào cắn. Phản ứng dương tính khi
xuất hiện màu xanh lá[1].

Kết quả: Không xuất hiện màu xanh lá ⟹ Carotenoid (-)

Nhận xét: Không có carotenoid trong cây Ngọc nữ biển.

49
Hình 3.25. Hình ảnh trước và sau phản ứng định tính carotenoid.

Polyphenol
Nguyên tắc: Trong thành phần thuốc thử Folin-Ciocalteu có phức phospho-
wolfram-phosphomolybdat bị khử bởi các phức chất polyphenol tạo thành sản
phẩm có màu xanh thẫm[1].

Cách tiến hành: Phản ứng với thuốc thử Folin-Ciocalteu: Cắn phân đoạn
EtOAc được hòa tan trong nước, lọc qua bông. Lấy 2 mL dịch lọc phân đoạn
EtOAc, thêm vào 1 mL thuốc thử Folin-Ciocalteu và 2 mL Na 2CO3 7.5%, để
yên trong tối 1h. Nếu có chứa polyphenol, dung dịch sẽ từ màu vàng chuyển
sang màu xanh[1].

Kết quả: Dung dịch chuyển sang màu xanh ⟹ Polyphenol (+)

Nhận xét: Có polyphenol trong cây Ngọc nữ biển.

50
Hình 3.26 Kết quả định tính Polyphenol

Tanin

Phân đoạn nước được lọc và chia vào các ống nghiệm để làm các phản ứng
sau:

Ống 1: 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml giọt dung dịch FeCl 3 5%, sẽ xuất hiện
màu xanh đen.

Nguyên tắc: Gốc phenol có nhóm –OH ở vị trí liền kề nên tác dụng với FeCl 3
tạo phức màu xanh đen[1].

51
Ống 2: 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch gelatin 1%, sẽ có tủa bông
trắng.

Nguyên tắc: Tanin có nhiều nhóm –OH phenol tạo thành dây nối đôi hydro
với các mạch polypeptid tạo kết tủa[1].

Kết quả: Ống 1 xuất hiện xanh đen, ống 2 xuất hiện tủa bông trắng ⟹
tanin(+).

Nhận xét: Cây Ngọc nữ biển có tanin.

Hình 3.27 Ống 1 và 2 trước định tính Tanin

Hình 3.28 Ống 1 sau định tính Tanin Hình 3.29. Ống 2 sau định tính
Tanin

52
Bảng tổng hợp định tính hóa học
STT Nhóm Phản ứng định tính Hiện tượng Kết Nhận xét
chất quả sơ bộ

1 Sterol Phản ứng Dung dịch phân thành + Có


Liberman- 2 lớp: lớp trên có màu
Burchardt xanh, phần dưới trong
suốt, ở giữa có lớp
vòng màu đỏ.

2 Chất béo Dịch chiết trên giấy Có vết mờ trên giấy + Có


lọc/ nhiệt độ lọc

3 Carotenoi Cắn/H2SO4 Xuất hiện màu nâu - Không


d

4 Polypheno TT Folin- Ciocalteu Dung dịch chuyển từ + Có


l vàng sang xanh đậm

5 Tanin TT FeCl3 5% Tạo phức xanh đen + Có

Dd Gelatin 1% Xuất hiện tủa bông +

Bảng 4. Kết quả định tính hóa học

53
3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
Chuẩn bị mẫu[1]:

Cắn các phân đoạn được dùng để định tính bằng sắc ký lớp mỏng: toàn phần,
n-hexan, EtOAc và nước.

Pha dung dịch mẫu thử nồng độ 1 mg/ml để chấm sắc ký.

Tiến hành sắc ký lớp mỏng:

Pha tĩnh: bản mỏng silicagel pha thuận

Pha động: hệ dung môi n-hexan: ethylacetat (2:1)

Chấm sắc ký lần lượt theo thứ tự: dịch chiết toàn phần, n-hexan, EtOAc
và nước.

Hình 3.30. Hình ảnh chấm SKLM

Sau khi chạy dung môi, đem bản mỏng đi sấy.

Soi hiện vết bằng máy UV ở 2 bước sóng: 254 nm và 366 nm.

Thuốc thử hiện màu: dd H2SO4 10%/cồn

Sấy trong tủ sấy 10-15p ở 110OC

54
Kết quả:

A.Sau khi chấm sắc ký B.Soi hiện vết ở C.Soi hiện vết ở D.Sau khi hiện
bước sóng 366nm bước sóng màu bằng dung
254nm dịch H2SO4
10% trong
EtOH.

Bảng 5. Kết quả khảo sát bằng SKLM.

55
Bảng 6.Bảng so sánh màu sắc định tính các phân đoạn

Các STT TT H2SO4 Tại ánh λ254nm λ366nm Rf


phân 10% sáng thường
đoạn

Cao 1 Nâu đen - + + 0,13


toàn 2 Nâu nhạt - + + 0,28
phần
3 Vàng nâu + + + 0,46
nhạt

4 Vàng xám - + + 0,55


nhạt

5 Xám nhạt - + + 0,67

6 Xám nhạt - + + 0,74

7 Vàng nhạt - + + 0,84

Phân 1 Nâu đen - + + 0,12


đoạn 2 Vàng nâu - + + 0,27
N- đậm
hexa
3 Vàng nâu - + + 0,47
n
đậm

4 Vàng xám + + + 0,56


đậm

5 Vàng xám + + + 0,65


đậm

6 Nâu nhạt - + + 0,72

7 Vàng nhạt - + + 0,86

56
Phân 1 Nâu đen - + + 0,15
đoạn 2 Nâu đen - + + 0,2
etyl
3 Nâu nhạt - + + 0,55
acetat
4 Xám đậm - + + 0,75

5 Xám đậm - + + 0,81

6 Vàng nhạt - + + 0,82

Phân Không có vết


đoạn
nước

Nhận xét: Từ kết quả chạy SKLM sau khi hiện màu với TT H2SO4 10%
trong cồn của các phân đoạn có thể thấy rằng phân đoạn N-hexan và cao toàn
phần xuất hiện các vết với màu sắc tương tự nhau.Phân đoạn etyl acetat thấy
được rõ 2 vết gần sát vạch chạy dung môi. Phân đoạn nước không cho sự xuất

hiện vết nào.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:
1. Về đặc điểm thực vật
Các đặc điểm hình thái thực vật của mẫu nghiên cứu khá tương đồng so với
đặc điểm chung của các loài thực vật thuộc chi Clerodendrum. Các đặc điểm
tương đồng bao gồm : cây bụi mọc thẳng, lá mọc đối, có cuống, cụm hoa
dạng xim ba lá, mọc ở nách lá,tràng hoa dài,phần nhị hoa dài, nhô ra.

57
So với các loài thuộc chi Clerodendrum phân bố tại Việt Nam, đặc điểm
thực vật của mẫu Ngọc nữ biển thu hái tại Hải Phòng có nhiều điểm tương
đồng với loài Clerodendrum inerme (L.) Geartn. Do đó có thể sơ bộ kết luận
mẫu nghiên cứu có tên khoa học của mẫu nghiên cứu là Clerodendrum
inerme (L.) Geartn.

2. Về thành phần hóa học


a. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học

Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hóa học đặc trưng cho
thấy dược liệu này có chứa các nhóm chất : sterol, chất béo, tanin, flavonoid
( polyphenol ) . Trong số các nhóm chất này, flavonoid là nhóm chất phổ biến
nhất trong tự nhiên và có nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý : chống oxy hóa,
bảo vệ tế bào gan, giảm co thắt cơ trơn, chống loét dạ dày, tác dụng tăng tuần
hoàn, an thần, chống ung thư. Tuy nhiên số lượng nhóm chất thu được còn ít
có thể do kỹ thuật chưa được tối ưu hóa, thuốc thử sử dụng không đạt yêu cầu
hoặc thành phần các chất chiết được còn ít chưa đủ để hiện màu phản ứng.Vì
vậy khuyến nghị làm thêm phản ứng định tính để xác định chính xác các
thành phần hóa học có trong cây Ngọc nữ biển.

Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về định tính các nhóm chất hữu
cơ có trong cây Ngọc nữ biển. Một trong số công trình tiêu biểu về loài cây
này là nghiên cứu Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Ngọc nữ
biển Việt Nam ( Clerodendrum inerme Gaertn.) của tác giả Trần Văn Sung,
Nguyễn Thị Hoàng Anh, Vũ Đào Thắng, Trần Thị Minh tại Hội nghị khoa
học và công nghệ hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ VI. Tại nghiên cứu này,
các tác giả đã phân lập được các cấu trúc hóa học của C.inerme , trong đó chỉ
ra sự có mặt của flavonoid và thử hoạt tính kháng vi sinh vật với các chủng vi
khuẩn như Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus
cho hoạt tính cao.Trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy cây Ngọc
58
nữ biển có thành phần hóa học rất đa dạng, các chất phân lập được thuộc
nhiều lớp chất khác nhau như : terpenoid, steroid, flavonoid[10].

b .Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng

Từ kết quả sắc ký đồ định tính sơ bộ dịch chiết cây Ngọc nữ biển trong hệ
dung môi n-hexan:etyl acetat (2:1) quan sát ở ánh sáng thường, ánh sáng UV
ở bước sóng 254nm,366nm và sau khi hiện màu với thuốc thử H2SO4 10%
trong cồn, nhận thấy trong mẫu nghiên cứu có đa dạng các nhóm hợp chất
hữu cơ.Theo nghiên cứu của T.Akihisa và cộng sự đã tìm ra 24,24-Dimethyl-
25-dehydrolophenol, một 4α-methylsterol[9].Ngoài ra, R.Pandey và cộng sự
cũng phát hiện ra chất Neo-clerodane diterpenoid từ Clerodendrum
inerme[11].Kết quả này định hướng cho việc khảo sát sâu hơn các thành phần
hóa học của cây Ngọc nữ biển tương ứng với hoạt tính sinh học nó mang lại.

Kiến nghị:
Cây Ngọc nữ biển là loài cây được biết đến khá phổ biến vì nhiều tác dụng
của chúng. Với vẻ đẹp của lá cây và hoa cây, cũng như khả năng thích nghi
với môi trường sống, dễ chăm sóc, Ngọc nữ biển được sử dụng như một loài
cây trang trí trong nhà và văn phòng, với ý nghĩa sẽ đem lại sự may mắn, phú
quý và bền vững. Bên cạnh đó, đây cũng là loài dược liệu biển quý đem lại
nhiều lợi ích cho dược học cổ truyền, chế biến được nhiều bài thuốc dân gian
và có tác dụng rất tốt chữa nhiều bệnh như phong thấp gân cốt đau, viêm gan,
đau dạ dày, đau lưng, đau dây thần kinh,... Như vậy qua đề tài báo cáo này,
nhận thấy được tiềm năng kinh tế lớn và nhiều giá trị thực tiễn mà
Clerodendrum inerme (L.) Gaertn đem lại, nhóm chúng em có một số kiến
nghị như sau :
Thứ nhất, dựa trên quan điểm kinh tế phát triển mà cụ thể là phát triển kinh tế
nông nghiệp, gắn với những đặc trưng của cây dược liệu, nên duy trì, bảo tồn
và mở rộng quy mô diện tích chủng loại cây Ngọc nữ biển; tăng cường sự tác

59
động lan tỏa tích cực của cây đến kinh tế, xã hội và môi trường của địa
phương phát triển cây Ngọc nữ biển. Từ đó tránh được tình trạng cây dược
liệu quý mọc tràn lan nhưng không được tận dụng, lãng phí nguồn dược liệu.
Thứ hai,so với các loài cây nông nghiệp khác, cây dược liệu đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn nhiều lần, nên phát triển cây dược liệu góp phần tích cực đến
giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Thứ ba, so với các công dụng đã tìm thấy và được báo cáo trên các đề tài, cây
Ngọc nữ biển còn có rất nhiều công dụng và các thành phần đặc biệt khác mà
chưa được biết đến. Chính vì thế, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành
phần hóa học,chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất trong cây
Ngọc nữ biển. Tiến hành nghiên cứu thêm các tác dụng sinh học của dịch
chiết và các chất phân lập được

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn dược liệu-dược cổ truyền (2023), Giáo trình thực tập dược liệu
biển, Nhà xuất bản Trường đại học Y Dược Hải Phòng, tr. 4–18.

2. Võ Văn Chi (1991), Cây bạch đồng nam, Cây thuốc An Giang, Ủy ban khoa
học và kỹ thuật An Giang, tr. 36.

3. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật Hà Nội, tr. 63.

4. Võ Văn Chi (2021), Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Y học,
tr. 1211–1212.

5. Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002), Cây cỏ có ích, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam, tr. 255.

6. POUMARATH Chittarmangkone (2008), ''Nghiên cứu dược liệu cây vạng


hôi ( clerodendrum inerme (l ) gaertn ) họ cỏ roi ngựa ( verbenaceae'',
Đại học Dược Hà Nội, , tr. 2.

7. Trần Thị Minh, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Vũ Đào Thắng, et al. (2021),
''Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây ngọc nữ biển Việt Nam
(Clerodendrum Inerme Gaertn)'',

8. Hoàng Trung Thành, ''Bước đầu điều tra tình hình sủ dụng một số dược
liệu thuộc chi Clerodendrum tại xã Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình và
xã Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên'', Đại học Dược Hà Nội,

9. Akihisa T., Ghosh P., Thakur S., et al. (1990), ''24,24-Dimethyl-25-


dehydrolophenol, a 4α-methylsterol from Clerodendrum inerme'',
Phytochemistry, 29(5), pp. 1639–1641.

10. Kar P., Mishra D. K., Roy A., et al. (2021), ''Elucidation of phytomedicinal
efficacies of Clerodendrum inerme (L.) Gaertn. (Wild Jasmine)'', South
African Journal of Botany, 140, pp. 356–364.

11. Pandey R., Verma R. K., Gupta M. M. (2005), ''Neo-clerodane


diterpenoids from Clerodendrum inerme'', Phytochemistry, 66(6), pp.
643–648.

12. (Pakistan| Family list | Verbenaceae | Clerodendrum, n.d., p. 33)

61
13. Shamim Ara Liza, Md. Oliur Rahman, Md. Zashim Uddin, Md. Abul
Hassan, M. Begum. (2010), “Reproductive biology of three medicinal
plants”, Bangladesh Journal of Plant Taxonomy, Biology, p71.

62
i

You might also like