You are on page 1of 9

Họ và tên: Vũ Bình Giang

Nhóm 2- Tổ 1 - Dược K4

Báo cáo Thực tập Dạng Bào chế đặc biệt :

Đánh giá độ hòa tan của mẫu cốm giải phóng nhanh Paracetamol đã
bào chế bằng phương pháp sử dụng tá dược sủi bọt

I. Công thức bào chế (CT2- Sử dụng tinh bột biến tính)

Paracetamol : 500mg

Natri hidrocarbonat: 560mg

Acid citric: 520mg

Tinh bột biến tính: 1200mg

Natri saccarin: 20mg

PVP K30/ethanol: Vừa đủ

II. Định lượng

1, Tiến hành

- Nghiền cốm Paracetamol đã bào chế thành bột


- Cân mcân1 = 0,062g bột Paracetamol đã nghiền , cho vào bình định mức
100ml, thêm dung dịch đệm phosphat pH=6,8 đến vạch.
- Pha loãng dung dịch 10 lần (Hút 1ml dung dich vừa pha cho vào bình định
mức 10ml, thêm dung dịch đệm phosphat pH=6,8 đến vạch).
- Đo quang ở bước sóng 257nm.
2, Kết quả

- Kết quả đo quang: A = 0,4988


- Xử lý số liệu:
+ Hệ số pha loãng: K = 10 lần
1%
+ A0 = E1 cm= 715

+ A= A0 . l . C% ( C%: số g/100ml dung dịch, l = 1cm)


A 0,4988
 C% = A = 715
0

+ Tỷ lệ Paracetamol lý thuyết trong cốm theo công thức

m para 500
% lý thuyết = m . 100% = 2800 . 100% = 17,86%
1 ct

+ Tỷ lệ Paracetamol thực tế có trong cốm

C %× K 0,4988 .10
%Paracetamol* = m × 100% = 715 .0,062 × 100% = 11,25%
cân 1

+ Tỷ lệ Paracetamol thực tế so với lý thuyết

11, 25 %
%P = 17 , 86 % . 100% = 63%

 Nhận xét:
Hàm lượng Paracetamol thực tế trong cốm đã bào chế chỉ đạt khoảng
63% so với hàm lượng lý thuyết trong công thức. Vì vậy nếu không tiến
hành định lượng lại hàm lượng paracetamol thực tế trong cốm thì khi tiến
hành đánh giá độ hòa tan dược chất của cốm sẽ dẫn tới sai số rất lớn, hạ
thấp % giải phóng paracetamol của dạng bào chế này.
III. Thử độ hòa tan

1, Tiến hành
- Cân mcân2 = 2,885g cốm Paracetamol đã bào chế.

- Bật máy điều nhiệt đến 37oC, đổ 900ml dung dịch đệm phosphat pH= 6,8 vào cốc
hòa tan

- Cho cốm đã cân vào giỏ quay

- Vận hành thiết bị với tốc độ quay 100 vòng/ phút, trong thời gian 15 phút.

- Hút môi trường hòa tan ở các thời điểm 0, 1, 3, 6, 9, 15 phút

- Lọc, tiến hành pha loãng 50 lần ( hút 2ml cho vào bình định mức 100ml, điền đầy
bình bằng dung dịch đệm phosphat pH= 6,8 đến vạch)

- Đo quang ở bước sóng 257nm

2, Kết quả

- Xử lý số liệu
+ Hệ số pha loãng: K = 50 lần
1%
+ A0 = E1 cm= 715

+ A= A0 . l . C% ( C%: số g/100ml dung dịch, l = 1cm)


A
 C% = A
0

+ Khối lượng Paracetamol trong cốc hòa tan

V
m = C% . 100 . K

+ Tỷ lệ giải phóng paracetamol so với khối lượng cốm

m
%Paracetamol = m × 100%
cân 2

+ Tỷ lệ giải phóng paracetamol so với hàm lượng paracetamol thực tế có


trong cốm
%Paracetamol
% giải phóng = %Paracetamol∗¿ ¿ × 100%

- Kết quả được thống kê dưới bảng sau:

Số phút 0 1 3 6 9 15
V(ml) trong cốc 900 880 860 850 840 830
V(ml) hút ra 20 20 10 10 10 10
A 0,017 0,4307 0,4791 0,5145 0,5186 0,5249
m 0,011 0,265 0,288 0,306 0,305 0,305
%Paracetamol 0,371 9,187 9,987 10,600 10,559 10,560
% giải phóng 3,297 81,663 88,775 94,226 93,859 93,869

Biểu đồ % giải phóng Paracetamol theo thời gian


100 94.226 93.859 93.869
88.775
90 81.663
80
70
60
% giải phóng

50
40
30
20
10 3.297
0
0 1 3 6 9 15
Thời gian (phút)

  Nhận xét:
- % giải phóng paracetamol của công thức đạt tỷ lệ rất cao, gần như hoàn toàn
(hơn 90%).
- Ngay trong 1 phút đầu tiên, tỷ lệ giải phóng tăng mạnh ( từ 3,297% đến
81,663%), sau đó tăng nhẹ và ổn định từ phút thứ 6 trở đi (93 ÷ 94% ). Như
vậy, có thể nói paracetamol đã được giải phóng tối đa trong vòng 6 phút, đặc
biệt giải phóng rất nhanh trong phút đầu tiên.
 Công thức bào chế đã đạt được mục đích giải phóng nhanh cùng với hiệu
quả giải phóng cao.
IV. So sánh với các công thức sử dụng tá dược sủi bọt khác

1, Công thức

CT1 CT2 CT3

Paracetamol 500 mg 500 mg 500 mg

Natri
560 mg 560 mg 560 mg
hydrocarbonat

Acid citric 520 mg 520 mg 520 mg

Cellulose vi tinh thể 1200 mg

Tinh bột biến tính 1200 mg

Tinh bột mỳ 1200 mg

Natri saccarin 20 mg 20 mg 20 mg

PVP K30/ethanol Vừa đủ Vừa đủ Vừa đủ

Hình ảnh chế phẩm


2, Kết quả 3 công thức

a, Số liệu trao đổi giữa các nhóm để tính toán

Công thức 1: sử dụng tinh bột mì

- mcân2 = 2,830 g
- %Paracetamol* = 11,78%

Phút 1 3 6 9 15
V(ml) 900 880 870 860 850
trong cốc
A 0,1255 0,3566 0,3917 0,4392 0,4536

Công thức 3: sử dụng cellulose vi tinh thể

- mcân2 = 1,489 g
- %Paracetamol* = 11,36%

Phút 1 3 6 9 15
V(ml) 900 890 880 870 860
trong cốc
A 0,1923 0,2303 0,2336 0,2435 0,2568

b, Tính toán số liệu

Sau khi có các số liệu cần thiết thu được từ các nhóm, em đã tiến hành tính toán
kết quả tương tự như ở công thức 2 và ghi lại kết quả cuối cùng về phần trăm giải
phóng paracetamol thực tế trong bảng sau:

Phút 0 1 3 6 9 15
CT1 23,667 65,722 71,481 79,220 80,870

CT2 3,297 81,663 88,775 94,226 93,859 93,869


CT3 71,551 84,737 84,986 87,581 91,303

Biểu đồ % giải phóng paracetamol theo thời gian giữa 3 CT


100 93.869
94.226 93.859
88.775
90
91.303
81.663 87.581
84.986
80 84.737
80.87
79.22
70
71.551 71.481
60 65.722
% giải phóng

50

40

30

20 23.667

10
3.297
0
0 1 3 6 9 15
Thời gian ( phút)

CT1 CT2 CT3

 Nhận xét:
- Cả 3 công thức đều có tỷ lệ giải phóng khá cao sau 15phút (trên 80%),
tương đối ổn định sau phút thứ 9, giải phóng nhanh và mạnh ở khoảng 3
phút đầu nên cơ bản đáp ứng được mục tiêu “giải phóng nhanh” của dạng
bào chế.
- Công thức 1 có tỷ lệ giải phóng thấp nhất, chỉ khoảng 80% sau 15 phút.
Trong 1 phút đầu, tỷ lệ giải phóng tăng chậm (23%) nhưng lại tăng nhanh từ
phút thứ 1 đến phút thứ 3 (65%), và tăng đều đều đến phút thứ 9 (79%). Sau
phút thứ 9 gần như ổn định, không giải phóng thêm. Như vậy, tinh bột mì
cho khả năng giải phóng nhanh kém hơn 2 tá dược còn lại.
- Tiếp đến là công thức 3 khi sử dụng Cellulose vi tinh thể, dược chất được
giải phóng nhanh ngay phút đầu (71%), dần ổn định sau phút thứ 3(84%),
tăng dần, từ từ và đạt mức tối ưu tại phút thứ 15 với tỷ lệ cao (trên 90%)
- Trong 3 công thức, công thức 2 có tỷ lệ giải phóng cao nhất sau 15 phút (gần
94%) và giải phóng nhanh nhất ngay phút thứ 1 (81%). Sau phút thứ 6 đã
giải phóng hoàn toàn, không có sự tăng lên của dược chất. Như vậy, công
thức 2 khi sử dụng tinh bột biến tính kết hợp với tá dược sủi bọt tỏ ra vượt
trội hơn hẳn so với 2 công thức còn lại.
 Lựa chọn công thức 2: dùng tinh bột biến tính kết hợp với tá dược sủi bọt
trong bào chế cốm giải phóng nhanh paracetamol bằng phương pháp sử
dụng tá dược sủi bọt
V. So sánh với công thức sử dụng tá dược thăng hoa

1, Bảng tóm tắt kết quả 3 công thức sử dụng tá dược thăng hoa

Tỷ lệ % giải phóng paracetamol trong 15 phút

Phút 0 3 6 9 15
CT1 (không sd tá 33,8 50,6 53 54,6 51,4
dược thăng hoa)
CT2 (Tinh bột biến 6,45 63,11 62,20 63,05 61,38
tính + camphor)
CT3 (tinh bột biến 6,93 59,39 69,98 70,62 71,17
tính + methol)

2, Nhận xét
- Sử dụng tá dược thăng hoa làm tỷ lệ giải phóng dược chất cao hơn so với
không sử dụng tá dược, đạt 60-70%. Đồng thời các công thức sử dụng tá
dược thăng hoa chủ yếu giải phóng trong 3 phút đầu, sau đó tỷ lệ tăng rất ít,
gần như ổn định.
- So sánh với tá dược sủi bọt thì tá dược sủi bọt giải phóng dược chất tốt hơn
có thể lên tới hơn 93%, đồng thời trong phút đầu tiên cũng giải phóng nhanh
và mạnh hơn, phần lớn dược chất được giải phóng ở thời gian này(70-80%).
Sau đó tỷ lệ giải phóng cũng tăng và đa phần sau phút thứ 6 hoặc thứ 9 mới
ổn định.
- Tuy nhiên, do trong quá trình thực tập bài bào chế cốm paracetamol bằng
phương pháp sử dụng tá dược thăng hoa, chúng em đã không tiến hành định
lượng lại hàm lượng paracetamol thực có trong chế phẩm nên có thể ảnh
hưởng lớn đến kết quả, làm tỷ lệ giải phóng của phương pháp sử dụng tá
dược thăng hoa thấp hơn so với thực tế. Do vậy, chưa có cơ sở chắc chắn để
khẳng định sử dụng tá dược thăng hoa hay tá dược sủi bọt ưu việt hơn, giải
phóng tốt hơn.

You might also like