You are on page 1of 18

CHƯƠNG 4 CHỌN THIẾT BỊ

CHƯƠNG 3 TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM.


3.1 Kế hoạch sản xuất
Nhà máy sản xuất sản phẩm đầu ra 1000000 lít/năm.
 Nhà máy làm việc 300 ngày/năm
 Số ca làm việc trong 1 ngày là 3 ca.
 Thời gian làm việc mỗi ca là 8 tiếng.
Vậy một năm làm việc : 900 ca sản xuất.
Tổng lượng sữa sản phẩm mỗi ca trong ngày là:
1000000
 1111,1 lít/ca
900
Tổng lượng sữa sản phẩm mỗi ngày là:
1000000
 3  = 3333,3 lít/ngày
900

3.2 TÍNH TOÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM SỮA UỐNG BỔ SUNG
HƯƠNG VỊ
Tính toán nguyên liệu chính
Tính toán đối với 1 ca sản xuất trong 8h
Tỷ lệ thất thoát trong cả quá trình sản xuất là 1%
Tổng lượng sữa sản phẩm mỗi ca trong ngày là:

1000000
.1, 01  = 1122,2 lít/ca
900

Thành phần sản phẩm sữa uống Hàm lượng Thể tích

Sữa hoàn nguyên(sau phối trộn) 78% 875,33 lít


Dịch trà 10% 122,22 lít
Topping 10% 30 lít
Hương liệu tự nhiên 2% 5,84

 Sữa sau phối trộn thành phẩm:


Lượng đường trong sữa thành phẩm là 3,2%, chất ổn định 0,05%
Trong 100g sữa thành phẩm sẽ chứa 3,2g đường và 0,05g chất ổn định.
Vì đường và chất ổn định luôn chứa hàm ẩm đi kèm nên ta tính được hàm ẩm đi
cùng đường và chất ổn định chiếm một lượng trong 100g sữa thành phẩm là:
3,2 0,05% + 0,05 12% = 0,0076g
Vậy trong 100g sữa thành phẩm lượng sữa tươi tiêu chuẩn hóa sẽ chiếm :
100 - (3,2 + 0,05 + 0,0076) = 96,7424 g

Bảng 3.1: Bảng thành phần sữa hoàn nguyên sau chuẩn hóa

Thành phần Hàm lượng

Sữa tiêu chuẩn hóa 96,7424%


Đường (khô hoàn toàn) 3,2%
Chất ổn định (khô hoàn toàn) 0,05%
Hàm ẩm đi kèm đường và chất ổn định 0,0076%
(Đường có độ ẩm 0,1%, Chất ổn định độ ẩm 12% )

Bảng 3.2: Chỉ tiêu sữa tươi tiệt trùng thành phẩm

Hàm lượng Hàm lượng chất khô pH Tỷ trọng


chất béo

3,2% 15,6% 6-6,2 1,047


Tính loán lượng bột sữa gầy nguyên liệu:
Tổng lượng chất khô có trong sữa bột gầy: 97 g/100g.
Hàm lượng chất béo có trong sữa bột gầy: 0.1 g/100g.
Hàm lượng chất khô không béo có trong sữa bột: 97 – 0.1= 96.9 g/100g.
Hàm lượng nước: W =100-97= 3 (g/100g).
Lượng sữa gầy cần sử dụng trong 1 ca sản xuất
Gsb  (Gs  96,74% 15,6%) / 96,9%  (875,3  96,74% 15,6%) / 96,9%  142,74 kg/ca

Tính toán lượng nguyên liệu khác


 Tính toán lượng cream phối trộn

Hàm lượng chất béo trong sữa tiệt trùng thành phẩm là 3,2%.
Trong 100g sữa thành phẩm sẽ chứa 3,2g chất béo (3,2g chất béo này từ
96,7424% sữa tươi nguyên liệu).
Vậy để có được sữa thành phẩm có thành phần chất béo là 3,2% thì sữa sau
tiêu chuẩn hóa phải có hàm lượng chất béo là:
= 3,3078 %

Thành phần Cream gồm 50% chất béo và 50% nước


Lượng Cream trong sữa sản phẩm là
Gcr= Gsp .96, 74.3.3078%  29,327 kg / ca

Lượng Cream trong sữa gầy là:


Gcr= Gsb .0,1%  142,74. 0,1%= 0,1427 kg/ca
Lượng Cream cần bổ sung trong khuấy trộn là:
29,327  0,1427
Gcr= =58,856 kg/ca
0,5
 Tính toán lượng nguyên liệu đường phối trộn

Gd  Gnl .96, 47%.3, 2%  29,32kg / ca

 Đường có độ ẩm 0,05%
Lượng đường thực tế cần là:
29,32.100
 29,34kg / ca
99,5%
 Tính toán lượng chất ổn định
Hàm lượng chất ổn định là 0,05%

G pg  Gnl .0, 05%  0, 4582kg / ca

 Chất ổn định có độ ẩm 12%


Lượng đường thực tế cần là:
0, 4582.100
 0,5132kg / ca
99,5%

 Tính toán lượng vi chất bổ sung


Hàm lượng DHA bổ sung là 100mg/100g
100
GDHA  6
.Gsp  1122, 2.104  1,12 kg/ca
10
Lượng nước phối trộn sử dụng trong 1 ca sản xuất
Gn  Gsp   Gnlk  1122, 2  406, 28  715,94kg / ca
Lượng nước phối trộn sử dụng trong 1 ngày:
Gn  3  715,94  2147,83 kg/ngày
Lượng nước phối trộn sử dụng trong 1 năm:
Gn  300  2147,83  6443482 kg/năm=644,35m3/năm

Tính toán bao bì đựng sản phẩm

 Tính số hộp sữa :

- Số lượng hộp nhỏ chiếm 70% lượng hộp sữa sử dụng

- Giả sử hao phí bao bì là 1%, rót hộp 180 ml = 0,18 lít
Số hộp nhỏ cần sử dụng trong 1 ca:

N1= 1111.1
180
× = 4320988 (hộp/ca)
1000
- Sô lượng hộp lớn chiếm 30% lượng hộp sữa sử dụng

- Giả sử hao phí bao bì là 1%, rót hộp 500 ml = 0,5 lít
Số hộp to cần sử dụng trong 1 ca:

N1= 1111.1
50
× = 155556 (hộp/ca)
100

Nguyên liệu Lượng nguyên liệu sử dụng


kg/ca kg/ngày 103kg/năm 103kg
/2tuần
Sữa gầy 142.74 428.21 42.821 1.998
Đường Lactose 29.34 88.03 8.803 0.411
Cream 58.86 176.57 17.657 0.824
Chất ổn định 0.51 1.54 0.154 0.007
Dịch trà 30.30 90.90 9.090 0.424
Topping 134.67 404.00 40.400 1.885
Hương liệu tự nhiên 8.75 26.26 2.626 0.123
Vi chất bổ sung 1.11 3.33 0.333 0.016
Số hộp 180ml 4320988 12962963 181481 181481
Số hộp 500ml 1555556 4666667 65333 65333
Số thùng cacton đựng hộp 167798 503395 151019 503395
Tổng nguyên liệu 406.28 1218.84 121.884 5.688

4.1 CHỌN THIẾT BỊ CHO DÂY CHUYỀN


4.1.1 Thiết bị phối trộn
a. Cấu tạo:

Hình 4-1 Thiết bị phối trộn Tetra Almix 10

- Tetra Almix bao gồm một thùng trộn và một bảng điều khiển hệ thống.
- Vật liệu làm thiết bị: Các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu được
làm bằng thép không gỉ AISI 316. Các bộ phận khác được làm bằng AISI 304.
- Máy trộn được thiết kế cho các sản phẩm có dộ nhớt thấp hơn 250 cP.
- Thùng trộn với lưới tản nhiệt, công tắc an toàn, vách ngăn, nắp và vỏ kết
nối với CIP.
- Trung tâm chính của thùng trộn nằm trong đáy thùng trộn bao gồm có
một cánh quạt, một bộ phận dưới cánh quạt
giống như dao dùng để cắt nguyên liệu (rotor)
và một tấm lưới bao xung quanh (stator).
- Các đặc điểm nổi bật của thiết bị tetra
almix:
+ Công suất cao;
+ Các tổn hao nguyên liệu thấp;
+ Vận hành bằng tay, dễ sử dụng.
b. Nguyên tắc hoạt động: Tetra Almix thực hiện quá trình trộn một cách
tự nhiên tự nhiên nhất trong thùng chứa chất lỏng. Các dòng chất chuyển động
hỗn loạn, giúp trộn đều các thành phần và hạn chế tối đa hiện tượng vón cục.
Khi các nguyên liệu bột và nước được đưa
vào bồn trộn, các cánh quạt ở bên dưới bồn trộn
khi cánh quạt quay tạo lực ly tâm sẽ hút các
thành phần vào dòng trộn sau đó đẩy chúng ra
phía ngoài các lỗ hổng (stator).
- Trong quá trình này nguyên liệu khi đi
qua cánh quạt phải chịu cắt cao ở phía dưới cánh
quạt bởi phần động. Khi được đẩy ra phía các lỗ
hổng những phần nguyên liệu lại bị va đập mạnh
với các lỗ lưới để phá vỡ tạo thành hỗn sản phẩm đồng nhất.
- Bột và chất lỏng dầu bơ được thêm vào thùng trộn trong quá trình trộn
cùng với một lượng chất lỏng được đồng thời bơm từ bồn trộn sang. Quá trình
này tiếp tục cho đến khi chất lỏng trở thành một sản phẩm đồng nhất.

Chọn thiết bị phối trộn Tetra Almix 10


bao gồm phễu phối trộn và bồn phối trộn với thông số kỹ thuật:

- Công suất: 1000 ( lít/h).


- Kích thước phễu phối trộn: D x R x C = 1200×910×1040 (mm).
Øphễu = 600 (mm).
- Kích thước bồn phối trộn: Ø × H = 2350 × 3000 (mm).
- Điện: 18,5 KW, điện 3 pha 380V, 50 Hz.
 Tính toán:
Lượng dung dịch trộn của cả dây chuyền trong 1 ca là: 8753.33
lít
8753.33
Số mẻ trộn trong 1 ca : = 8,7 (mẻ)
1000

Do thời gian phối trộn mỗi mẻ là 45 phút


=> một máy làm 9 mẻ sẽ mất thời gian là: 45× 9= 405 phút= 6,75h
Do thời gian 1 máy trộn là 6,75< 8h làm việc, nên chỉ cần chọn 1 thiết bị phối trộn.
4.1.2 Thiết bị gia nhiệt
 Thiết bị trao đổi nhiệt Tetra plex C8
- Công suất : 3000 l/h
- Vật liệu: thép không gỉ AISI316L Bề dày mm: 0,6mm
- Áp suất làm việc tối đa: 21 bar
- Kích thước D×R×C : 1000×600×1600 mm
Thời gian làm việc của một thiết bị gia nhiệt trong một ca:
8753.33
= 2,91 h
3000

Chọn 1 thiết bị trao đổi nhiệt.

4.1.3 Thiết bị lọc.


Chọn thiết bị lọc có kích thước lưới lọc ∅ = 75µm.
Kích thước D×R = 700×500 mm
Chọn 1 bộ lọc.
4.1.4 Bồn đệm
Chọn bồn đệm với các thông số sau:
 Thể tích : 1000 lít
 Vật liệu + Thân bồn: INOX AISI316L dày 4mm
+ Vỏ bảo ôn AISI304
 Kích thước H x ∅ = 3000 x 350 mm
Chọn 1 bồn chứa đệm.
4.1.5 Cụm tiệt trùng UHT.
Bao gồm: bồn cân bằng, thiết bị đồng hóa, thiết bị tiệt trùng UHT.
 Bồn cân bằng:
 Mục đích: ổn định dòng cho bơm, đảm bảo chế độ tiệt trùng.
 Chọn bồn cân bằng của hãng GEA với các thông số:
 Thể tích: 300 lít
 Vật liệu inox AISI316L dày 4 mm
 Kích thước : H x ∅ = 1500 x 600 mm.
Chọn 1 bồn cân bằng
 Thiết bị đồng hóa:
- Áp suất đồng hóa: 200 bar ( cấp 1: 150 bar, cấp 2: 50 bar)
 Cấu tạo:
- Máy đồng hoá là một bơm pitong 2 cấp, trên ống tăng áp người ta đặt
van đồng hoá.
Chú thích:
1. Motor chính
2. Bộ truyền đai
3. Đồng hồ đo áp suất.
4. Trục quay.
5. Piston.
6. Hộp piston.
7. Bơm
8. Van.
9. Bộ phận đồng hoá.
10. Hệ thống tạo áp suất thuỷ
lực (dầu thủy lực)
 Ưu điểm:
 Đồng hóa hiệu quả: thiết kế tối ưu giúp giảm áp suất vận hành và tiết
kiệm năng lương.
 Chi phí bảo trì thấp: các linh kiện có thể tái sử dụng, giúp tăng tuổi thọ,
giảm chi phí bảo trì.
 Dễ tiếp cận: thiết kế thân thiện, bảo trì nhanh hơn và tiếp kiệm thời gian.
 Thiết kế vệ sinh: các chi tiết máy tiếp xúc với nước và chi tiết dẫn đông
được tách riêng, giúp nâng cao an toàn vệ sinh.
 Có thể nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
 Nguyên tắc hoạt động :
- Máy hoạt động theo nguyên tắc đồng hoá ở áp suất cao, hai cấp: gồm
một bơm piston để đưa nguyên liệu vào máy, hai khe hẹp và hệ thống thuỷ lực
tạo đối áp dùng chung một bể dầu.
- Bộ phận đồng hoá gồm các bộ phận chính sau đây: chày đồng hoá, bộ
phận tạo khe, vòng đập. Chày đồng hoá và bộ phận khe hẹp vừa tạo áp lực cao
cho dòng lưu chất vừa tạo ra khe đồng hoá, khe đồng hoá có kích thước rất nhỏ
(0,1 mm) , vòng chặn có tác dụng tạo ra va đập cho các hạt làm cho chúng phân
tán tốt hơn.
- Dưới tác dụng của chày đồng hoá, dòng lưu chất có áp lực rất cao và
chuyển động qua khe hẹp với vận tốc lớn, có thể lên tới 50 ÷ 200m/s, vì vậy
năng lượng ở dạng thế năng của áp suất sẽ được chuyển thành động năng của
các phân tử. Chính năng lượng này làm phá vỡ và giảm kích thước các hạt.tác
dụng đồng hoá được giải thích như sau:
+ Va đập giữa các hạt phân tán với nhau: khe hẹp có tiết diện giảm dần, do đó tốc
độ dòng sản phẩm đi qua khe hẹp ngày một tăng cao đạt đến chế độ chảy rối, các hạt
phân tán va đập với nhau khiến chúng bị vỡ ra tạo thành các hạt phân tán có kích
thước nhỏ hơn.
+ Va đập giữa các hạt phân tán với bong bóng khí: tốc độ dòng cao còn làm
xuất hiện những bong bóng khí, va đập vào hạt phân tán làm giảm kích thước
hạt.
+ Va đập giữa các hạt phân tán vào bề mặt cứng của thiết bị.

Chọn thiết bị đồng hóa Tetra Pak Homogenizer 300:


- Thiết bị có các đặc điểm nổi bật sau: đồng hóa hiệu quả, vệ sinh dễ dàng.
- Thông số kĩ thuật:
 Công suất : 3000 lít/h
 Kích thước: D x R x C = 2250 x 1580 x1700 mm.
Lượng sữa UHT thu được trong một ca là 8753.33 lít
 Giả sử trong quá trình đồng hóa hao hụt với lượng sữa không đáng kể, nên
lượng sữa trước khi đồng hóa trong một ca là 8753.33 lit
Thời gian làm việc của một thiết bị đồng hóa trong một ca là
8753.33 /3000 = 2,91h
Chọn 1 thiết bị đồng hóa.
Hình 4-2 Thiết bị đồng hóa Tetra Pak Homogenizer 300.

 Thiết bị tiệt trùng UHT:


 Cấu tạo:
- Thiết bị tiệt trùng UHT được cấu tạo như một thiết bị trao đổi nhiệt dạng
ống lồng ống.
- Bao gồm các bó ống thẳng song song với nhau.
- Bề mặt truyền nhiệt bao gồm bó ống thẳng có cấu tạo sóng được hàn vào
tấm ống ở cả hai đầu. Ống tấm được nối với lớp vỏ bên ngoài bằng một đôi O
–ring. Kết nối này cho phép các ống nối sản phẩm được tháo ra dễ dàng.

 Ưu điểm:
- Tổn thất sản phẩm thấp nhờ hệ thống thùng cân bằng khép kín.
- Hiệu suất hoạt động cao, lên đến 95%.
- Giảm thời gian tiền tiệt trùng.
- Thời gian sản xuất dài.
- Kiểm soát an toàn thực phẩm tuyệt đối.
 Nguyên tắc hoạt động:
- Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc trao đổi nhiệt gián tiếp giữa các
lưu chất chuyển động trong và ngoài ống.
Sữa từ bồn đệm được qua lọc và bơm vào bồn cân bằng → sữa được bơm vào
khoang 1 của thiết bị : sữa trao đổi nhiệt với sữa đầu ra để nâng nhiệt độ sữa lên→
Sữa đi vào khoang 2 trao đổi nhiệt với nước nóng để nâng nhiệt độ lên khoảng 75-
800C → đi qua thiết bị bài khí (giảm lượng O2) →đồng hóa → bài khí→ đi qua 3
khoang tiếp theo (nhiệt độ tăng từ từ), ra đồng hóa sẽ đi vào khoang 4 trao đổi nhiệt
với nước nóng, vào khoang 5 trao đổi nhiệt với nước có nhiệt độ cao hơn, rồi vào
khoang 6 trao đổi nhiệt với nước có nhiệt độ 142oC để nâng nhiệt độ sữa lên 1390C
(nhiệt độ tiệt trùng) rồi đi vào hệ thống lưu nhiệt→ sữa đi vào khoang 7 trao đổi nhiệt
với nước thường để hạ nhiệt độ sữa từ từ→ sữa quay trở lại khoang 1 trao đổi nhiệt
với sữa đầu vào để hạ nhiệt độ xuống → đi vào khoang 8 trao đổi nhiệt với nước lạnh
hạ nhiệt độ sữa xuống đạt nhiệt độ đầu ra rồi được dẫn vào bồn chứa vô trùng.
Chọn thiết bị tiệt trùng UHT Tetra Therm Aseptic Flex dạng ống lồng ống
với những đặc điểm nổi bật sau:
+ Hiệu quả trong việc CIP thiết bị, đường ống,...
+ Giảm tổn thất sản phẩm
+ Mức độ UHT gián tiếp cao
Thông số kỹ thuật:
 Lưu lượng: 3000 l
 Công suất: 60 kW
 Kích thước: D×R×C = 6000×3000×2500 mm
 Áp suất hơi :7 bar
Lượng sữa UHT thu được trong một ca là 8753.33 lít
Giả sử trong quá trình tiệt trùng hao hụt với lượng sữa không đáng kể, nên lượng
sữa trước khi tiệt trùng trong một ca là 8753.33 lít.
Thời gian làm việc của một thiết bị tiệt trùng trong một ca là:
8753.33 /3000= 2,91 h.
Chọn 1 thiết bị UHT.
Hình 4-3 Thiết bị tiệt trùng UHT Tetra Therm Aseptic ống lồng ống.
4.1.6 Bồn chứa vô trùng.
Chọn bồn chứa vô trùng Alsafe của tetra pak
 Ứng dụng: áp dung cho tất cả các sản phẩm sữa tiệt trùng, chứa sản
phẩm sau khi tiệt trùng ở điều kiện vô trùng.
 Cấu tạo: Bồn Tetra Alsafe có cấu tạo là nồi 2 vỏ có cấu tạo bao gồm:
 Tủ điều khiển;
 Hệ thống các van
 Hệ thống cấp khí sạch
 Đặc điểm:
 Lưu trữ sản phẩm trong điều kiện vô trùng;
 Thiết kế vệ sinh cao và chống tạo chân không;
 Thiết kế dạng khối.
 Ưu điểm:
 Giúp chủ động sản xuất.
 Vận hành an toàn, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng và thất thoát sản phẩm.
 Khởi động nhanh.
 Thời gian lưu: 30 giờ.
 Nguyên tắc vận hành:
- Chuẩn bị sản xuất:
 Các thiết bị phải được CIP theo đúng qui định.
 Kiểm tra phụ trợ đầy đủ.
 Kiểm tra các máy rót trong kế hoạch sản xuất phải đảm bảo đươc đấu
vào hệ thống.
 Kiểm tra các điều kiện lên bước từ tổ rót đã sẵn sàng.
 Tiệt trùng bồn Alsafe ở nhiệt độ tối thiểu 125℃ trong 30 phút.
 Kết thúc bước tiệt trùng hệ thống chuyển sang bước làm mát bằng nước
thông qua lớp vỏ làm mát. ( mở van nước làm mát).
 Khí vô trùng được đưa vào bồn chứa để ngăn chặn việc tạo ra chân
không trong quá trình làm mát.
- Chạy sản xuất: Xả đầu, xả 1 lượng sữa để đuổi khí trên đường ống(
phải chuẩn bị dụng cụ thu hồi).
- Kết thúc sản xuất: Xả cuối: Chuẩn bị dụng cụ chứa sữa thu hồi( dụng
cụ phải được vệ sinh bằng nước rửa chén và được tráng sạch bằng nước
nóng và xịt cồn 70° khắp mặt xô và đậy nắp kín trước 30 phút. Sữa thu
hồi ghi đầy đủ thông tin (ngày, giờ, ca sản xuất) và đưa ngay vào kho
lạnh trong thời gian sớm nhất ( ≤10 phút) hoặc tái chế ngay.
Chọn bồn chứa vô trùng Alsafe của tetra pak.
- Thể tích 3000 lít
- Có 2 vỏ, có hệ thống nước tuần hoàn để làm mát vỏ.
- Vật liệu: thân bồn inox AISI316L dày 4mm, vỏ bảo ôn inox AISI304
- Kích thước H x ∅ = 2000 x 700 mm.
Thể tích sữa trước khi rót hộp trong một ca là: 8753.33 lít
 Số bồn chứa vô trùng cần sử dụng để sản xuất trong một ca là:
8753.33 /3000 = 2,91h
Để tạo điều kiện cho sản xuất ta chọn dư số bồn chứa vô trùng.
Chọn 05 bồn Alsafe
Hình 4-4 Bồn chứa vô trùng Alsafe của tetra pak

4.1.7 Thiết bị chứa hương liệu và toping đã qua xử lý

 Mục đích:
- Chứa hương liệu và toping đã qua xử lý chuẩn bị cho quá trình chế biến
tiếp theo.
 Cấu tạo:
- Bồn dạng thẳng đứng, làm bằng thép không gỉ AISI 304. Đáy hình côn,
có nắp đậy, có hệ thống thông gió để tránh nổ trong bồn. Có 3 chân đỡ.
- Bên trong bồn có bộ cánh khuấy và quả cầu xoay vệ sinh.
 Chọn thiết bị…………….:
Các thông số kỹ thuật:
 Dung tích: 1000 l.
 Áp suất làm việc: 3,0 bar (300 kPa).
 Kích thước: H x Ø = 800 x 600 (mm).
 Vật liệu: Inox tấm SUS 304, bảo ôn sử dụng lớp nhựa xốp PU, độ dày
100 mm, có bộ phận bám bọt chống bám sữa vào thành thùng.

Ta có: Mỗi ngày làm việc cần chứa : 1000 (lít), dung tích thùng hơn 20%
so với lượng chứa.
1180
 Số thiết bị cần : × 1,2 = 1,416
1000

=> Chọn 2 thiết bị.

4.1.8 Thiết bị rót vô trùng


 Cấu tạo
- Máy rót có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:
 Hệ thống giấy và tạo hình ống giấy: tạo nếp ngang cho hộp, giúp cho quá
trình hàn tai hộp được dễ dàng.
 Hệ thống tiệt trùng ống giấy: tiệt trùng bao bì giấy bằng H2O2
 Hệ thống khí tiệt trùng: luôn tạo áp suất dương để đảm bảo môi trường
vô trùng.
 Hệ thống nước làm mát: để làm mát mối hàn.
Hình 4-5 thiết vị rót vô trùng của Tetra Pak A3 speed

 Nguyên lí làm việc:


Sữa sau khi tiệt trùng xong được đưa sang thiết bị rót vô trùng.Quy trình rót vô
trùng của thiết bị được thực hiện như sau:
- Cuộn giấy được cấp vào máy (trong buồng chưa giấy có hai vị trí để cuộn
giấy đồng thời sử dụng hệ thống nối giấy tự động) → giấy được kéo qua các
con lăn → bộ phận gấp hộp brik (tạo nếp ngang cho hộp, giúp cho quá trình hàn
tai hộp được dễ dàng) → qua con lăn → hàn SA (hàn giấy và strip) đối với hộp
brik và hộp wegde thì mối hàn SA hàn bằng xung điện nhiệt độ mối hàn khoảng
175-2100C (tuỳ theo chất lượng mối hàn). Áp hàn SA = 0,2± 0,05 bar → đi qua
các con lăn vào bể tiệt trùng, nhúng qua bồn H2O2 (nhiệt độ của peroxide là
700C, nồng độ 30 -50%) trong khoảng 7 giây để hai bề mặt giấy được tiệt
trùng→ đi qua hai con lăn để loại bớt H2O2 trên bề mặt rồi đi qua dao gió (dao
gió được thổi khí nóng, nhiệt độ 128oC) để làm bay hơi H2O2 trên bề mặt →
giấy đi vào buồng tiệt trùng (buồng tiệt trùng trước khi lên bước được phun
H2O2 dạng sương và khí nóng có nhiệt độ 2700C, giúp tạo áp suất dương tiệt
trùng toàn máy và các con lăn, phun trong vòng 3 phút, và ủ trong 20 phút và
làm khô H2O2 ) → hàn LS gia nhiệt thổi khí nóng sẽ ép mối hàn lại (khí nóng
được phun thông qua các đầu phun khí nóng) , nhiệt độ hàn 280 – 3600C (tuỳ
theo chất lượng của giấy), áp hàn LS 0,27-0,3 bar. Sữa từ bồn Alsafe đi sang
qua van ba ngả, lưu lượng được kiểm soát bởi van A, khi van này mở sữa đi vào
máy rót, van B kiểm soát lượng khí tiệt trùng (khi mở, khí tiệt trùng đi vào ống
rót trong quá trình tiệt trùng thiết bị), còn van C đóng hay mở để tạo hơi chặn
giữa máy rót và đường cấp sản phẩm đồng thời hơi nóng giúp tiệt trùng khoang
van này → hàn LS gia nhiệt thổi khí nóng sẽ ép mối hàn lại, nhiệt độ hàn 280
– 3600C (tuỳ theo chất lượng của giấy) → rót sữa (phao rót dưới có tác dụng đo
lượng sữa trong ống giấy và truyền tín hiệu đến van điều áp, điều chỉnh lượng
sữa vào) đối với hộp Brik có bổ sung thêm khí nito →sữa cùng ống giấy đi
xuống dưới, cặp JAW trái và phải hoạt động liên tục hàn TS bằng sung điện,
tạo hình và cắt đúng vị trí hộp, nước mát chảy xuống có tác dụng làm mát mối
hàn, đồng thời tạo độ trơn trươt để các hộp sữa đi xuống dễ dàng → bộ gấp tai
hộp bằng cách thổi khí nóng làm chảy lớp PE tạo hình brik (bộ phận có thanh
đập dập phần đáy và miệng hộp tạo thành tai hộp sau đó đưa qua bộ phận làm
nóng chảy lớp PE bằng khí nén, thanh gạt gạt lên gắn tai hộp vào thân hộp).

Chọn thiết vị rót vô trùng của Tetra Pak A3 speed


- Công suất 2400 hộp/h
- Áp lực đầu vào: 1bar
- Kích thước D x R x C = 4400 x 2250 x 5545mm.
- Công suất điện : 11 kw
 Một giờ máy rót được lượng sữa là: 2400 x 0,18 = 432 lít
 Thời gian làm việc của một thiết bị trong một ca là:
8753.33 /432= 20,26 h
Vì thời gian làm việc một ca là 8h nên ta chọn 3 thiết bị rót.

Bảng 4.1 : Thống kê các thiết bị chính của hai dây chuyền.

STT Tên thiết bị Số Đặc tính kỹ thuật (mm) Công


lượng suất

1 - Thiết bị gia nhiệt 01 D×R×C = 1900×680×2160 3000


mm
5 Hệ thống phối trộn:

- Thiết bị trộn:+ thùng trộn 01 D x R x C = 1250×910×1065 1000


mm.

+ phễu trộn Øphễu = 600 mm.

- Bồn trộn 01 Ø × H = 2350 × 3000mm

6 Thiết bị lọc 01 D x R = 700×500 mm


7 Bồn đệm 01 H x ∅ = 5500 x 3000 mm 1000
8 Cụm máy tiệt trùng UHT:
- Bồn cân bằng 01 H x ∅ = 1500 x 600 mm. 3000

- Thiết bị đồng hóa D x R x C = 2250 x 1580 3000


x1700 mm
- Thiết bị tiệt trùng UHT D×R×C = 6000×3000×2500 3000
mm
9 Bồn chứa vô trùng 05 H x ∅ = 2000 x 700 mm. 3000
10 Thiết bị chứa hương liệu và 01 H x Ø = 800 x 600 (mm). 1000
topping đã qua xử lý
10 Thiết bị rót vô trùng 03 D x R x C = 4400 x 2250 x 2400
5545mm.

You might also like