You are on page 1of 9

Chương 2

Y ĐỨC CÁN BỘ Y TẾ - TRONG HÀNH NGHỀ DƯỢC


MỤC TIÊU BÀI HỌC
+ Trình bày được nội dung lời thề Hippocrates, chín điều y huấn cách ngôn của Hải
Thượng Lãn Ông và tuyên ngôn Geneva.
+ Trình bày và phân tích lý tưởng đạo đức nghề Y.
+ Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và quan điểm của người về y đức.
+ Trình bày nội dung bốn nguyên lý của đạo đức y học và áp dụng kiến thức đã học để
phân tích một số tình huống.
+ Nêu 12 điều y đức của cán bộ y tế và 10 điều y đức trong hành nghề dược.
LỜI THỀ HIPPOCRATES
a. Hippocrates
b. Nội dung “Lời thề Hippocrates”
HIPPOCRATES
• Cha đẻ của Y học và người thầy thuốc vĩ đại nhất lịch sử thời Hy Lạp cổ đại ➔ ông tổ
y học phương Tây
• Hệ thống hóa lại hệ thống trí thức y khoa của nhân loại và đưa và thực hành y khoa.
• Tách y học ra khỏi thần học thành một khoa học độc lập.
• Đặt nền móng cho việc xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề y và soạn thảo “Lời thề Đạo
đức Y khoa”
LỜI THỀ HIPPOCRATES
• Lấy BN làm trung tâm “Tôi sẽ tránh không làm tổn hại đến họ. Khi đến bất cứ gia
đình nào tôi sẽ đến với mục đích giúp đỡ những kẻ đau ốm. Tôi sẽ giữ bí mật bất cứ
điều gì tôi nhìn thấy hoặc nghe được… Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân
thiết”
• Có tính đồng nghiệp cao “Tôi sẽ coi các thày học của tôi ngang hàng với các bậc thân
sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với họ những gì tôi có và khi cần tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của
họ. Tôi sẽ coi con của thầy tôi như anh em ruột thịt của tôi và nếu như họ muốn học
nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ mà không lấy tiền công và cũng không giấu nghề”
LỜI THỀ HIPPOCRATES
• Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Asculapius thần y học, trước thần
Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ
đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
LỜI THỀ HIPPOCRATES
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ
với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi
sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ
dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ
những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các
con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời
cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.
LỜI THỀ HIPPOCRATES
• Lấy BN làm trung tâm “Tôi sẽ tránh không làm tổn hại đến họ. Khi đến bất cứ gia
đình nào tôi sẽ đến với Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả
năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
• Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình
gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những
thuốc gây sẩy thai.
• Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
LỜI THỀ HIPPOCRATES
• Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho
những người chuyên.
• Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu
xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
• Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi,
tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong
trường hợp đó như một nghĩa vụ.
LỜI THỀ HIPPOCRATES
• Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống
sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi
phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
Y HUẤN CÁCH NGÔN CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
• Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 –1791)
• Nội dung của “Y huấn cách ngôn”
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
• Người đầu tiên đặt nền móng xây dựng y thuật: người hệ thống hóa các kiến thức về
Đông Y, đưa lý luận vào nghề y ở VN thay cho việc chữa bệnh chỉ dựa vào các bài
thuốc dân gian đơn thuần trước đây
• Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo
của người, phải vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ
của mình, không nên cầu lợi kể công...
• Tác phẩm lớn nhất: Y tông tâm lĩnh
Y HUẤN CÁCH NGÔN
• Phàm người học (Đông Y) tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận Nho
học thì học Y mới dễ. Nên luôn luôn nghiên cứu các sách Y xưa, nay, luôn phát huy
biến hoá, thâu nhập được vào Tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc mà
không phạm sai lầm .
• Khi đi thăm bệnh: cần kíp thì đến trước, chớ nên phân biệt giàu sang, nghèo hèn .
• Khi đi thăm bệnh cho phụ nữ thì phải đứng đắn, phải có người nhà bên cạnh mới bước
vào phòng thăm bệnh .
Y HUẤN CÁCH NGÔN
• Phàm thầy thuốc phải ý thức lấy nghiệp vụ mình quan trọng không nên tự ý cầu vui
mà rời phòng bệnh, phòng khi có trường hợp cấp cứu đến thì xử trí mới kịp thời .
• Gặp chứng bệnh nguy cấp, tuy hết lòng cứu chữa, nhưng phải nói rõ cho gia đình
người bệnh biết trước, có khi cần thì cho không cả thuốc .
Y HUẤN CÁCH NGÔN
• Phải chuẩn bị tốt thuốc men đầy đủ, giữ, bảo quản cẩn thận, để kịp thời tiện dụng. Phải
tôn trọng kinh điển, thận trọng không khinh xuất đưa ra những phương thuốc bừa bãi để
thử nghiệm .
• Với bạn đồng nghiệp phải khiêm tốn, hoà nhã, kính cẩn, với người lớn tuổi thì kính
trọng, với người giỏi thì coi như bậc thầy, với người kiêu ngạo thì nên nhân nhượng, với
người kém hơn mình thì dìu dắt họ .
Y HUẤN CÁCH NGÔN
• Với những người bệnh nghèo túng, mồ côi, goá bụa, hiếm hoi, những người con thảo,
vợ hiền nên chăm sóc đặc biệt, khi cần còn chu cấp giúp đỡ họ mới đáng gọi là nhân
thuật .
• Chữa bệnh cho ngươì khỏi bệnh rồi chớ có mưu cầu quà cáp … nghề y là thanh cao,
càng phải giữ khí tiết cho trong sạch.
Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA “Y HUẤN CÁCH NGÔN” TRONG NGHỀ Y
• Thế hiện toàn bộ các quan hệ đối với nghề nghiệp, người bệnh và đồng nghiệp đặc biệt
bổn phận của người thầy thuốc trước sự cơ cực của người bệnh nghèo, người thiếu
may mắn trong xã hội ➔Y đạo
• Đối với phụ nữ: nghiêm túc triệt để để giữ gìn danh giá người thầy thuốc.
• Không đòi hỏi quá đáng không đúng với tinh thần phục vụ của Lãn Ông➔ phải quên
mình cứu người, ngoài ra tất cả chỉ là mây trôi

TUYÊN NGÔN GENEVA


(đã thông qua Đại Hội Hiệp Hội Thầy Thuốc Thế Giới, tháng 9.1948)
Khi được chấp nhận là thành viên trong ngành y:
Tôi trân trọng cam kết dành trọn cuộc đời để phục vụ loài người; Tôi tôn trọng và biết
ơn các thầy cô,; Tôi sẽ hành nghề với lương tâm và lòng nhân đạo; Sức khỏe của bệnh
nhân sẽ là điều tôi quan tâm nhất; Tôi sẽ giữ kín mọi bí mật, cho dù bệnh nhân đã qua
đời; Trong phạm vi trách nhiệm của mình, tôi sẽ làm hết sức để để giữ gìn truyền thống
danh dự và cao quí của nghề y.

TUYÊN NGÔN GENEVA (tt)


• Tôi xem các cộng sự như là anh chị em của mình;
• Tôi không để cho vấn đề tuổi tác, bệnh tật, tín ngưỡng, chủng tộc, giới, quốc tịch,
chính trị, phái tính, địa vị xã hội hay bất kỳ yếu tố nào xen vào bổn phận chăm sóc bệnh
nhân của mình;
• Tôi đảm bảo tôn trọng cao nhất đối với sự sống của con người;
• Tôi sẽ không dùng kiến thức y khoa của mình để vi phạm các quyền và tự do của con
người, ngay cả khi đang bị đe dọa;
• Tôi trân trọng cam kết những điều trên, không bị ép buộc và với tất cả vinh dự của
mình .

LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ Y


• Nghề Y là một nghề đặc biệt
• Lý tưởng đạo đức nghề y
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ Y
• Tác động đến tất cả mọi người trong xã hội, không kể giai cấp, vị trí, giàu nghèo và
tác động đến cuộc đời con người qua các giai đoạn, từ khi là bào thai cho đến khi mất.
• Người hành nghề thầy thuốc có nhiều quyền lực, do nắm trong trong tay tính mạng
BN nên dễ có thể lạm quyền và dễ có cơ hội để lạm dụng
• Biết nhiều bí mật về cuộc sống của người khác
• Dễ gây ra bệnh cho người khác
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ Y
• Kỹ năng hành nghề không dễ kiểm soát
• Không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn tả và dễ ngụy biện
• Chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm soát được đạo đức nghề
nghiệp
LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGÀNH Y
• Không ngừng rèn luyện, trau dồi cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, thực hiện
tinh thần “Lương y kiêm từ mẫu” trong thực hành lâm sàng, nghiên cứu khoa học và cả
trong cuộc sống xã hội.
LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGÀNH Y
• Luôn sẵn sàng hi sinh quên mình vì lợi ích của bệnh nhân và cộng đồng. Người thầy
thuốc cần đặt quyền lợi của BN lên trên và trước cả quyền lợi của mình và chỉ tập trung
bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân trong việc chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh mà không bị
sao nhãng bởi địa vị xã hội, tiền bạc, giới tính, tôn giáo, màu da…của họ.
LÝ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGÀNH Y
• Cần giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp trước mọi sự cám dỗ, cũng như khó khăn trong
cuộc sống. Bản lĩnh là sự thể hiện cao nhất của lý tưởng, là phẩm chất của người có
năng lực, tự tin và dám chịu trách nhiệm vè hành vi của mình, không lùi bước trước
những khó khăn, trở ngại. Bản lĩnh được hình thành và thể hiện qua thói quen, hành vi,
lối sống và nghề nghiệp của con người, từ đó tạo nên những giá trị đạo đức, nhân cách.
ĐÀO TẠO ĐẠO ĐỨC Y HỌC CHO SINH VIÊN Y - DƯỢC TRONG CHƯƠNG
TRÌNH ĐẠI HỌC
Một số quan điểm biện hộ cho việc không cần đào tạo đạo đức y học:
• Bác sĩ chỉ cần quan tâm rèn luyện kiến thức và kỹ năng tốt
• Đạo đức đã được học quá nhiều từ nhỏ, từ gia đình và xã hội, nên không cần trong
trường đại học
• Đạo đức y học là tự học bằng cách quan sát các thầy cô, bác sĩ thực hành chứ không
phải học trong sách vở
• Đạo đức là quan trọng, nhưng chương trình đào tạo đã quá tải và không còn thời gian
cho môn học này nữa
• không thể dạy đạo đức cho bác sĩ, vì đạo đức của mỗi người rất khác nhau và khó có
chuẩn mực để đánh giá

BỐN NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA


ĐẠO ĐỨC Y HỌC
TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ CHỦ
• Quyền được đưa ra quyết định dựa trên sự thu nhận thông tin, hiểu biết kiến thwucs và
năng lực tự chịu trách nhiệm của bản thân.
• Tôn trọng quyền tự chủ của BN là nguyên lý có tính chất quyết định, chi phối tất cả
các nguyên lý khác
→ Khi có quyền tự chủ chúng ta có thể đưa ra quyết định của mình dựa trên sự cân
nhắc kỹ lưỡng
TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ CHỦ
Quyền tự chủ của bệnh nhân bao gồm:
• Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân
• Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân
• Bảo mật thông tin của bệnh nhân
• Trung thực. Không được lừa dối bệnh nhân
• Thể hiện khả năng giao tiếp tốt giữa bác sĩ - bệnh nhân
• Biết lắng nghe tích cực
• Cung cấp cho bệnh nhân thông tin mà họ quan tâm và muốn nghe
• Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân
• Tôn trọng quyền từ chối điều trị
LÒNG NHÂN ÁI
• Lòng nhân ái là làm việc tốt, có lòng vị tha, làm những điều tốt đẹp, mang lại hạnh
phúc cho người khác.
• Lòng nhân ái là bác sĩ , dược sĩ không chỉ làm việc với danh dự và niềm tự hào của
bản thân mà vì một xã hội tốt đẹp,vì hạnh phúc của tất cả mọi người trong đó có bản
thân bác sĩ, dược sĩ.
LÒNG NHÂN ÁI
• Lòng nhân ái là làm việc tốt, có lòng vị tha, làm những điều tốt đẹp, mang lại hạnh
phúc cho người khác.
• Lòng nhân ái là bác sĩ , dược sĩ không chỉ làm việc với danh dự và niềm tự hào của
bản thân mà vì một xã hội tốt đẹp,vì hạnh phúc của tất cả mọi người trong đó có bản
thân bác sĩ, dược sĩ.
• Bác sĩ, Dược sĩ cần cung cấp mọi nguồn lực chuyên môn để chăm sóc cho bệnh nhân.
LÒNG NHÂN ÁI
Tuy nhiên bác sĩ, dược sĩ cần cân nhắc:
• Chỉ cung cấp những nguồn lực phù hợp với tình trạng bệnh
• Đảm bảo rằng những nguồn lực này có lợi nhiều hơn là có hại
LÒNG NHÂN ÁI
Nguyên lý lòng nhân ái luôn nhắc nhở bác sĩ rằng:
• Luôn đồng cảm với nỗi đau khổ của BN
• Coi BN như người thân của mình
• Cân nhắc mọi điều có lợi trước khi cung cấp bất kỳ một thăm dò, trị liệu nào. Đảm bảo
lợi ích nhiều hơn nguy cơ
• Hạn chế tối đa tác hại
• Luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân trong mọi tình huống
• Cân nhắc về khả năng kinh tế của bệnh nhân trước khi cho bất kỳ một trị liệu hoặc kê
đơn điều trị tại nhà
KHÔNG LÀM VIỆC CÓ HẠI/KHÔNG ÁC Ý
• Bản thân bác sĩ phải luôn tích cực cập nhật kiến thức và kỹ năng để đảm bảo chất
lượng dịch vụ đang cung cấp
• Không được làm bất kỳ điều gì có hại tới cuộc sống, sức khỏe, giá trị cá nhân, nhân
phẩm
• Phải biết được rõ ràng về lợi ích và nguy cơ gây tai biến trước khi cung cấp bất kỳ một
thăm dò, trị liệu nào.
KHÔNG LÀM VIỆC CÓ HẠI/KHÔNG ÁC Ý
• Có đầy đủ thông tin về những tác hại và lợi ích có thể ảnh hưởng đến việc dự phòng
trong chăm sóc sức khỏe
• Bác sĩ cần thận trọng trước bất kỳ một trị liệu nào. Luôn sẵn sàng loại bỏ hoặc dừng trị
liệu khi nhận thấy có bất kỳ một nguy cơ nào đối với BN, khi mà nguy cơ này lớn hơn
lợi ích cho BN
CÔNG BẰNG
• Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết tương,...các loại
máy thở, các nguồn thuốc hiếm, vaccin, thuốc kháng virus
• Công bằng trong quyền con người
• Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật pháp: tất cả mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật
• Công bằng trong chăm sóc y khoa không có nghĩa là mọi bệnh nhân phải dược chăm
sóc giống nhau.
CÔNG BẰNG
• Công bằng trong chăm sóc sức khỏe: mọi người trong xã hội đều có quyền được chăm
sóc sức khỏe. Dù là người giàu hay người nghèo
• Công bằng là mọi người đều được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết và
theo nhu cầu của bản thân
• Người có khả năng trả chi phí dịch vụ cao sẽ được hưởng dịch vụ theo đúng yêu cầu
của mình

CÔNG BẰNG
• Người nghèo, không có khả năng trả phí cao, vẫn được chăm sóc sức khỏe đúng tiêu
chuẩn và được hỗ trợ kinh phí của các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quỹ
hỗ trợ người nghèo, các tổ chức từ thiện
• Ưu tiên trẻ nhỏ, người già và người đang cần cấp cứu, người tàn tật, phụ nữ có thai
CÔNG BẰNG
• Bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế không được phân biệt đối xử dù là người giàu hay
người nghèo, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi...
• Không được có thái độ kỳ thị với những người bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc
nhạy cảm như: HIV/AIDS, giang mai, phong, lậu...
CÔNG BẰNG
Nguyên lý công bằng có thể bị vi phạm bởi những lý do sau:
• Bệnh nhân đông, trong khi cơ sở vật chất của BV có hạn, nên vài BN phải nằm chung
một giường
• Nhân viên y tế làm việc trong môi trường quá tải khối lượng công việc và căng thẳng
về tâm lý, mệt mỏi
• Khi bác sĩ thiếu sót về kiến thức y học nên không hiểu biết đầy đủ thông tin về những
loại thuốc/phương pháp điều trị/xét nghiệm...để cung cấp cho BN
• Đôi khi bác sĩ có xu hướng giải thích và nhận xét thiên lệch về một loại thuốc/phương
pháp điều trị...mà mình thích và quen dùng
12 điều y đức Việt Nam
(Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06.11.1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong
hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và
trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của
thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình
độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không
được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều
trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người
bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí
mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự.
Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được
phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề
nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí
khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang
phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình
bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về
chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến
khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng
hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời
thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người
bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn;
không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không
đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
12 điều y đức Việt Nam
(Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06.11.1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn
biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm
sóc và giữ gìn sức khỏe.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ
gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho
đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch
bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống
vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
12 điều y đức Việt Nam
(Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06.11.1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
10 điều qui định về đạo đức hành nghề Dược
1. Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe nhân dân lên trên hết.
2. Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân.
Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
3. Tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến bệnh tật của
người bệnh.
4. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những qui định chuyên môn, thực hiện chính
sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng
nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
5. Tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước kiên quyết đấu tranh với các hiện
tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
6. Trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp, sẵn
sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ.
7. Hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống
dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8. Thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề, không được vì mục đích lợi nhuận
mà làm thiệt hại sức khỏe và quyền lợi người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và
phẩm chất nghề nghiệp.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích
cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến,
đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
10. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống
văn minh, tích cực tham gia đấu tranh phòng chốngcác tệ nạn xã hội

You might also like