You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ĐỘC CHẤT HỌC

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌC


I. Khái niệm: Độc chất học là môn học nghiên cứu tính chất của các chất độc,
tác động của chúng trên cơ thể, các phương pháp phân tích để phát hiện,
đánh giá mức độ nhiễm độc, cách phòng và chống tác động có hại của chất
độc.
II. Một số đặc điểm của chì:
- Kim loại nặng, mềm, được sử dụng rộng rãi
- Hấp thu: hô hấp, tiêu hóa, da niêm mạc
- Vào máu: 99% gắn vơi HC -> lắng đọng tại các mô (xương, răng, gan, thận,
tim, não,…)
Xương: trẻ em 70%, người lớn 95%
- Chì hữu cơ hấp thu tốt hơn so với vô cơ
- t/2: máu 35 ngày (trẻ em 10 tháng), mô mềm 40 ngày, xương 10-30 năm
- Thải trừ: 65% qua thận, 35% qua tiêu hóa
III.Nhiệm vụ của độc chất học:
- Phục vụ cho công tác phòng bệnh và phòng chống ô nhiễm môi trường. Đây
được coi là những nhiệm vụ quan trọng nhất của độc chấ (độc chất học môi
trường).
- Phục vụ cho công tác điều trị và cấp cứu ngộ độc: giúp cho việc chẩn đoán,
phát hiện và có những biện pháp kịp thời để nâng cao kết quả cứu chữa cho
người bệnh.
- Phục vụ công tác tư pháp: xác định xem nạn nhân bị tử vong, bị đầu độc do
nguyên nhân gì.
1. Chất độc và sự ngộ độc
1.1. Khái niệm:
- Chất độc là những chất khi đưa vào cơ thể một lượng nhỏ trong điều kiện
nhất định sẽ gây hại từ mức độ nhẹ (đau đầu, buồn nôn…) đến mức độ nặng
(co giật, sốt rất cao…) và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
- Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể dưới tác động của chất
độc.
2. Chất độc và sự gây độc
2.1. Độc tính
- Độc tính là một khái niệm về liều lượng, được dùng để mô tả tính chất gây
độc của một chất đối với cơ thể
- Liều gây chết (LD: lethal dose) là liều thấp nhất có thể gây chết động vật thử
nghiệm với tỷ lệ tương ứng (LD1, LD50, LD100)
- Ngoài ra: ED50, LC50
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến độc tính
- Yếu tố chủ quan: Loài, tuổi, giới tính, cân nặng, độ nhạy của từng cá thể,
trạng thái của cơ thể.
- Yếu tố khách quan: đường dùng và cách dùng, dạng dùng, tốc độ đưa thuốc,
tương tác thuốc khi dùng cùng, sự quen thuốc…
2.3. Phân loại độc chất
- Phân loại theo nguồn gốc:
+ Thiên nhiên: động vật, thực vật, vi sinh…
+ Chất độc tổng hợp, bán tổng hợp
- Phân loại theo tính chất lý học, hóa học
+ Chất độc dạng khí, lỏng, rắn
+ Chất độc vô cơ: kim loại nặng, á kim, acid, base
+ Chất độc hữu cơ: aldehyd, ester…hợp chất chứa nito, lưu huỳnh, phospho…
các alcaloid, glycosid…
- Phân loại theo phương pháp xử lý mẫu và phân tích chất độc
+ Chất độc tan trong nước
+ Chất độc có thể chiết tách được bằng dung môi hữu cơ, cất kéo hơi nước…
- Phân loại theo cơ quan chịu tác động
- Phân loại theo tác động (gây quái thai, ung thư…)
- Phân loại theo mục đích sử dụng chất độc
2.4. Nguyên nhân gây ngộ độc
- Ngộ độc do nhầm lẫn
- Ngộ độc do nghề nghiệp
- Ngộ độc do ô nhiễm môi trường
- Ngộ độc do thực phẩm
- Tự sát hay bị đầu độc
2.5. Các cấp độ ngộ độc
- Ngộ độc cấp tính: xuất hiện trong vòng 24 giờ.
+ Với thuốc: là những tác động có hại cho cơ thể xảy ra sau lần dùng thuốc liều
đầu đường uống, đường bôi trong vòng 24 giờ hoặc được hít trong vòng 4 giờ.
- Ngộ độc bán cấp (bán trường diễn): Xảy ra sau nhiều ngày, có khi 1-2 tuần,
thời gian điều trị ngắn và để lại di chứng.
+ Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cung cấp thông tin chi tiết về ảnh hưởng
của thuốc lên các chức phận và cơ quan chính của cơ thể.
+ Thông tin ngày giúp đưa ra quyết định có đưa thuốc đó ra thử nghiệm lâm
sàng không, và nếu có thử nghiệm thì:
 Cần theo dõi những độc tính nào
 Ưu tiên chú trọng các độc tính đã biết trước ở nghiên cứu.
 Đây là mô hình nghiên cứu độc tính phổ biến trên động vật hiện nay.
- Ngộ độc mạn tính (độc tính trường diễn): xảy ra sau nhiều lần phơi nhiễm
(tiếp xúc), không có triệu chứng rõ rệt nhưng thay đổi rất sâu về cấu trúc và
chức phận tế bào.
3. Động học độc chất
3.1. Sự hấp thu chất độc vào cơ thể
Là sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể (phơi nhiễm)
- Qua da và niêm mạc
- Qua đường tiêu hóa
- Qua đường hô hấp
- Qua đường tiêm
3.2. Sự phân bố chất độc trong cơ thể
- Tính chất của chất độc
- Ái lực của chất độc với các mô
- Khả năng tích lũy của tổ chức đối với chất độc
- Cấp độ ngộ độc
 Giải thích triệu chứng ngộ độc và chọn mẫu phân tích phù hợp
3.3. Sự chuyển hóa các chất độc
- Cơ thể sẽ phản ứng để chuyển hóa các chất độc -> thay đổi độc tính (thường
sẽ ít độc hơn).
- Chuyển hóa bằng các quá trình: oxy hóa, thủy phân, các phản ứng liên hợp.
- Sự chuyển hóa diễn ra nhờ có các enzym ở gan.
3.4. Sự thải trừ chất độc
- Ứng dụng: Lấy mẫu để phân tích
- Thải trừ qua thận
- Thải trừ qua gan, mật
- Thải trừ qua hô hấp
- Qua các đường khác
4. Tác động của chất độc lên các cơ quan trong cơ thể
- Hệ tiêu hóa
+ Nôn
+ Tiết nhiều nước bọt (phospho hữu cơ,…)
+ Xuất huyết tiêu hóa
+ Khó tiêu hoặc tiêu chảy
- Trên gan:
+ Xơ gan hóa (rượu)
+ Tắc nghẽn mật (clopromazin, diazepam…)
+ Ung thư (aflatoxin…)
- Thận và tiết niệu
+ Tăng ure và albumin trong nước tiểu (kim loại…)
+ Đái ra máu (thuốc chống đông…)
+ Hoại tử TB thận, gây vô niệu (mật cá trắm, sulfamid…)
+ Viêm thận, suy thận.
- Hô hấp
+ Tại chỗ: gây ho, chảy nước mũi, ngứa cổ, ngứa mũi/ viêm phế quản, phù
phổi, ngạt thở/ thay đổi nhịp thở
+ Toàn thân: mất khả năng cung cấp oxy đẫn đến tử vong (CO), ức chế hô hấp
dẫn đến ngừng thở (thuốc phiện, thuốc ngủ…)
- Thần kinh
+ Thuốc mê toàn thân -> Làm mất phản xạ -> ngừng thở
+ Hôn mê do dùng thuốc ngủ
+ Kích thích vật vã (amphetamin, atropin,…)
+ Co cứng cơ
+ Gây rối loạn cảm giác, điếc, co đồng tử, giãn đồng tử…
- Tim mạch
+ Tăng nhịp tim (adrenalin, cafein…)
+ Giảm nhịp tim (glycosid trợ tim, phospho hữu cơ…)
+ Mạch không đều (gan cóc…)
- Máu: các thành phần của máu đều có thể bị ảnh hưởng bởi chất độc
- Hệ sinh sản: gây rối loạn chức năng hệ sinh sản cả nam và nữ/ tác động lên
cả quá trình mang thai, sinh đẻ và cả thai nhi
5. Xử trí ngộ độc
5.1. Loại chất độc ra khỏi cơ thể
- Loại bỏ trên da, mắt: rửa
+ Cởi bỏ quần áo chỗ nhiễm độc
+ Rửa nhiều lần bằng nước ấm, xà phòng (nếu là acid), không chà xát, dùng
dung môi nếu không tan trong nước (thường là cồn…)
+ Vào mắt cần rửa mắt nhiều lần với nước sạch, nước muối sinh lý 10-15ph,
nhỏ thuốc giảm đau.
- Loại bỏ qua đường tiêu hóa:
+ Gây nôn:
 Bằng kích thích vật lý (móc họng, ngoáy họng bằng lông gà…), hoặc
bằng chất gây nôn (ipeca, apomorphin…)
 Không nên gay nôn khi: Ngộ độc trên 4h, bị hôn mê, động kinh co giật
(có thể bị ngạt thở, hỗ trợ thông khí quản); Bị ngộ độc acid/ kiềm
mạnh, hóa chất gây bỏng (bỏng họng, phổi); Ngộ độc căng dầu hay
chất độc dễ bay hơi (gây phù phổi)
+ Rửa dạ dày: Nếu không gây nôn được, khoảng 3-8 giờ sau ngộ độc
+ Rửa dạ dày nhiều lần cho đến khi nước trong hẳn
+ Kết hợp lấy mẫu phân tích chất độc (250-300 mll dịch rửa đầu)
+ Dung dịch để rửa dạ dày: KmnO4 0,1% hoặc NaHCO3 0,5% (trừ ngộ độc acid
giải phóng CO2)
+ Không rửa dạ dày: Bị bỏng thực quản do ngộ độc acid/kiềm mạnh, ngộ độc
strychnin (do co cứng). Uống phải chất dầu, hôn mê sâu (có thể ngạt, viêm phổi).
+ Tẩy xổ: Sử dụng thuốc tẩy loại nhẹ như Na2SO4, MgSO4…để:
 Kích thích nhu động ruột thải bớt chất độc
 Giảm hấp thu chất độc ở ruột
 Giảm táo bón do dùng than hoạt
 Không dùng thuốc tẩy dầu khi bị ngộ độc các chất độc tan trong đầu,
phospho hữu cơ, DDT…
+ Thụt tháo: để rửa đại tràng bằng NaCl 0,9% kết hợp với rửa dạ dày.
- Loại qua đường hô hấp:
+ Có thể loại nhanh chóng 1 số chất độc ở thể khí hoặc dễ bay hơi khỏi cơ thể
+ Để người bệnh nằm ở nơi thoáng
+ Làm hô hấp nhân tạo (trừ ngộ độc những chất phù phổi: phosgen, clor…)
+ Có thể hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy 50%
- Loại qua đường thận: thúc đẩy nhanh quá trình đào thải qua nước tiểu
- Truyền nhiều dịch:
+ Glucose ưu trương (10%, 30%), Ringer, uống thuốc lợi tiểu thẩm thấu
manitol (10%, 25%)
+ Không dùng khi có suy thận, suy tim, phù phổi cấp, trụy tim mạch nặng
+ Chú ý bù đắp thích đáng các chất điện giải Na, K, Cl…
- Tăng loại trừ chất độc acid yếu bằng truyền dung dịch kiềm THAM hoặc
NaHCO3 1-5% (cần theo dõi pH máu <= 7,6. Kiềm quá gây ƯC hô hấp).
- Loại bằng thẩm tách mạch hoặc chích máu:
+ Thẩm tách máu (thường là thẩm phân phúc mạc)
 Là hình thức lọc máu ngoài thận
 Tương tự chạy thận nhân tạp nhưng đơn giản và ít tốn kém hơn
+ Chích máu:
 Khi chất độc vào máu để pha loãng chất độc có thể phải chích bớt máu và
truyền nước muối sinh lý hay glucose
 Biện pháp có hiệu quả nhất ở giai đoạn sớm của ngộ độc, đặc biệt khi có các
triệu chứng thần kinh, tim mạch và tích nước ở phổi.
 Không dùng trong trường hợp trụy tim mạch (NM nhợt nhạt, mạch nhỏ
nhanh, HA thấp).
5.2. Làm giảm độc tính của chất độc
- Hấp thụ bớt độc chất trong dạ dày ruột
- Trung hòa hoặc phá hủy độc chất bằng các chất kháng độc đặc hiệu
+ Dimecaprol
+ EDTA…
5.3. Điều trị hậu quả do ngộ độc gây ra
- Ngạt: hô hấp nhân tạo, nội khí quản
- Chống trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim
- Chống sốc
- Điều trị các triệu chứng thần kinh
- Chống mất nước và điện giải
- Chống biến chứng máu
CHƯƠNG 3: CÁC CHẤT ĐỘC VÔ CƠ
1. Thủy ngân
1.1. Các dẫn chất và nguyên nhân ngộ độc

You might also like