You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2015 - 2016


Môn: HÓA HỌC-LỚP 11
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 2 trang, gồm 10 câu)

Câu 1. Hãy mô tả (không cần vẽ hình) cách tiến hành làm thí nghiệm điều chế và thử tính
chất của axetilen (phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng cháy). Nêu hiện tượng và viết
các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm đó.
Câu 2. a) Đun nóng stiren với H2 (có xúc tác và áp suất thích hợp) thì thu được hỗn hợp
sản phẩm hữu cơ. Viết các phương trình hóa học xảy ra và gọi tên các sản phẩm hữu cơ.
b) Viết công thức cấu tạo các xilen và viết phương trình hóa học xảy ra khi đun nóng
hỗn hợp gồm các xilen với dung dịch KMnO4.
Câu 3. Hợp chất dị vòng (NXCl2)3 của photpho với cấu trúc phẳng được tạo thành từ
NH4Cl với hợp chất pentaclo của photpho; sản phẩm phụ của phản ứng này là một chất khí
dễ tan trong nước. Viết phương trình hóa học và công thức cấu tạo của hợp chất (NXCl 2)3.
Câu 4. Khi nhiệt phân CaCO3 tạo ra chất rắn A và chất khí B. Khử A bởi cacbon tạo ra
chất rắn màu xám D và khí E. Các chất D và E có thể bị oxi hóa để tạo thành các sản phẩm
có mức oxi hóa cao hơn. Phản ứng của D với nitơ cuối cùng dẫn tới việc tạo thành CaCN 2.
a) Viết tất cả các phương trình hóa học xảy ra.
b) Khi thủy phân CaCN2 thì thu được chất gì? Viết phương trình hóa học xảy ra.
c) Ion có thể có hai đồng phân. Axit của cả hai ion đều đã được biết. Viết công
thức cấu tạo của cả hai axit và cho biết cân bằng chuyển hóa giữa hai axit trên dịch chuyển
về phía nào? Vì sao?
Câu 5. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng. Cho 0,1 mol hợp
chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam chất B. Hòa tan hoàn toàn
D vào nước, dung dịch D phản ứng vừa hết 100ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít
khí CO2 (đktc). Xác định các chất A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết
hợp chất C chứa 45,07% B theo khối lượng; chất D không bị phân tích khi nóng chảy.
Câu 6. Cho 488 ml dung dịch Na 2SO3 0,1M vào dung dịch MCl2 (có chứa 3,063 gam M2+)
thì thu được 5,86 gam kết tủa sunfit và dung dịch A. Xác định M nếu biết trong dung dịch
A có:
a) Hai muối và pH = 7
b) Hai muối và pH > 7
Câu 7. Khi đun nóng một nguyên tố A trong không khí thì sinh ra oxit B. Phản ứng của B
với dung dịch kali bromat trong sự có mặt của axit nitric cho các chất C, D và muối E.
Muối E là một thành phần của thuốc súng đen. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn thì D là
một chất lỏng màu đỏ. Xác định các chất A, B, C, D biết rằng từ 1,0 gam chất B tạo ra
1,306 gam chất C. Nguyên tố A thuộc nhóm VIA và phân tử chất C chỉ chứa một nguyên
tử A.
Câu 8. Hidrocacbon X có chứa 96,43% cacbon theo khối lượng. X có thể tác dụng với
kim loại tạo nên hợp chất Y với thành phần khối lượng của kim loại là 46%. Viết phương
trình chuyển hóa X thành Y, biết X có công thức phân tử cũng là công thức đơn giản nhất.
Câu 9. Dung dịch A gồm hai axit yếu HCOOH 0,1M và CH3COOH 1M.
1
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Pha loãng dung dịch A bằng nước để thể tích dung dịch sau khi pha loãng gấp 10
lần thể tích dung dịch ban đầu. Tính pH của dung dịch sau khi pha loãng.
Biết hằng số axit của HCOOH và CH3COOH lần lượt là 1,8.10-4 và 1,8.10-5.
Câu 10. Hợp chất hữu cơ A có chứa 79,59%C; 12,25%H; còn lại là oxi (theo khối lượng).
Trong phân tử A chỉ có 1 nguyên tử oxi. Khi ozon phân A thu được HOCH 2CHO;
CH3(CH2)2COCH3 và CH3CH2CO(CH2)2CHO. Nếu cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ mol
1:1 rồi mới ozon phân sản phẩm chính sinh ra thì chỉ thu được 2 sản phẩm hữu cơ, trong
đó có một xeton. Đun nóng A với dung dịch axit thì dễ dàng thu được sản phẩm B có cùng
công thức phân tử như A, nhưng khi ozon phân B chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy
nhất.
a) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
b) Tìm công thức cấu tạo, gọi tên B và viết cơ chế phản ứng chuyển hóa A thành B.

……………….HẾT……………….

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học).
- Giám thị không phải giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh:…………………………………………..Số báo danh:…………………………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
2
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: HÓA HỌC-LỚP 11
ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm


1 -Điều chế C2H2: Cho những mẫu nhỏ đất đèn vào ống nghiệm to, kẹp chặt trên 0,5
giá sắt, mở nút cao su có cắm ống dẫn khí đậy ở miệng ống nghiệm, rót nước
vào và đậy nút cao su có ống dẫn khí lại. Phản ứng hóa học xảy ra và dòng khí
C2H2 thoát ra khỏi ống dẫn khí.
-Phản ứng cháy: Khí C2H2 được điều chế như trên, đậy nút cao su có cắm ống 0,5
thủy tinh vuốt nhọn rồi đốt cháy C2H2 thoát ra, hiện tượng xảy ra là có ngọn lửa
màu vàng cháy sáng mạnh, nhiệt tỏa ra lớn.
-Phản ứng cộng: Dẫn luồng khí được điều chế như vào ống nghiệm chứa 1ml 0,5
dung dịch nước brom, hiện tượng xảy ra là dung dịch nước brom từ từ nhạt màu,
nếu lượng khí nhiều thì màu mất hẳn.
-Phản ứng thế: Dẫn luồng khí được điều chế như trên vào ống nghiệm chứa 10 0,25
ml dung dịch AgNO3 trong NH3, hiện tượng xảy ra là có kết tủa màu vàng xuất
hiện trong ống nghiệm.
Các phương trình hóa học:
CaC2 + H2O --> C2H2 + Ca(OH)2
C2H2 + O2 --> CO2 + H2O 0,25
C2H2 + Br2 --> CHBr2-CHBr2
C2H2 + AgNO3 + NH3 --> C2Ag2 + NH4NO3

Câu 2 a) Các phương trình hóa học xảy ra:


C6H5CH=CH2 + H2 ---> C6H5CH2-CH3 (etyl benzen) 0,5
C6H5CH=CH2 + H2 ---> C6H11CH2-CH3 (etyl xiclohexan) 0,5
b) C6H4(CH3)2 có ba đồng phân gồm o-xilen, m-xilen, p-xilen 0,5
PTHH: C6H4(CH3)2 + KMnO4 --> C6H4(COOK)2 + MnO2 + KOH + H2O 0,5

Câu 3 Sản phẩm phụ là HCl. Phương trình hóa học xảy ra: 0,5
3NH4Cl + 3PCl5 --> (NPCl2)3 + 12HCl 0,5
Công thức cấu tạo của hợp chất này là:

1,0

Câu 4 a. Các phương trình hóa học xảy ra:


CaCO3 CaO + CO2
CaO + 3C CaC2 + CO 1,0
2CO + O2 2CO2
CaC2 + N2 CaCN2 + C
b. CaCN2 + H2O CaCO3 + 2NH3 0,5
3
c. Hai công thức đồng phân: H-N=C=N-H (1) và (2)
Công thức (1) bền hơn công thức (2) vì có cấu tạo đối xứng hơn do đó cân bằng
chuyển về phía tạo chất (1). 0,5

Câu 5 Theo giả thiết ta có số mol HCl = 0,1; số mol CO2= 0,05 mol, dung dịch D tác
dụng hết với 0,1 mol HCl tạo ra 0,05 mol CO2 => D là muối cacbonat kim loại. 0,5
D không bị phân tích khi nóng chảy => D là muối cacbonat của kim loại kiềm.
Ta có: C + CO2 D+B
Từ đó => C là peoxit hoặc supeoxit, B là oxi. 0,5
Gọi C là AxOy => lượng oxi trong 0,1 mol C là 2,4 + 16x0,05 = 3,2 gam
=> Khối lượng của C = = 7,1 gam => MC = 71 0,5
Khối lượng của A trong C là 7,1 – 3,2 = 3,9 gam. Vậy ta có tỉ lệ
x:y = => MA = 39 => A là Kali, B là O2, C là KO2, D là K2CO3 0,5

Câu 6 Theo giả thiết ta có số mol của Na2SO3 = 0,0488 mol 0,5
Phản ứng: Na2SO3 + MCl2 MSO3 + 2NaCl
TH1: Dung dịch có hai muối và pH =7 => Na2SO3 hết và ta có: 0,75
=120
Số mol MSO3 = số mol Na2SO3 = 0,0488 => MSO3 =
=> M = 40 (Canxi)
TH2: Dung dịch có hai muối và pH >7 => Na2SO3 dư và MCl2 hết
+ H2O HSO3- + OH- 0,75
=> M = 87,61 (Sr)
Ta có số mol MCl2 =số mol MSO3 =>

Câu 7 Theo giả thiết ta có chất lỏng màu đỏ D là brom, E là KNO3


Gọi B là A2Ox 0,5
Phản ứng: B + HNO3 + KBrO3 C + Br2 + KNO3
0,5
Từ phản ứng và giả thiết ta nhận thấy C có dạng: HyAOz

Từ đó ta có: 0,5

=>MA = 9y + 106z – 34x. Vì A thuộc nhóm VIA nên x = 4 hoặc x = 6; y = 2 và


z = 3 hoặc z = 4. Thay các giá trị của x, y, z vào phương trình trên ta được giá trị
thích hợp là: 0,5
x = 4, y = 2, z = 4 => A là Se, B là SeO2, C là H2SeO4

Câu 8 Từ giả thiết tìm được X là C9H4. Vì X tác dụng được với kim loại nên công thức 0,5
cấu tạo của X là: (H-C C)4C. Gọi công thức của muối cần tìm là (R-C C)4C 0,5
Theo giả thiết ta có: => R = 23 (Natri) 0,5
Phản ứng: (H-C C)4C + 4Na (Na-C C)4C + 2H2
0,5
4
Câu 9 a.Ta có
HCOOH HCOO- + H+ (1) K1 = 1,8.10-4
Ban đầu: C1 0 0
Điện li: x x x
TTCB: (C1-x) x (x+y)
CH3COOH CH3COO- + H+ (2) K2 = 1,8.10-5
Ban đầu: C2 0 0
Điện li: y y y
TTCB: (C2-y) y (x+y) 0,5

Từ (1) ta có:
Vì K1 rất nhỏ nên ta có thể coi C1 –x C1 => K1C1 = (x+y).x 0,5
Tương tự đối với (2) ta có: K2C2 = (x+y).y
Từ đó ta suy ra: (x+y)2 = K1C1 + K2C2 => [H+] = x + y = (3)
Thay các giá trị đã cho vào công thức (3) ta được pH = 2,22 0,5
Vậy pH của dung dịch A là 2,22.
b. Khi pha loãng dung dịch bằng nước để thể tích tăng 10 lần thì nồng độ giảm
10 lần. Nồng độ của hai axit sau khi pha loãng là:
[HCOOH] = 0,01M và [CH3COOH] = 0,1M
Áp dụng công thức (3) thì ta có pH của dung dịch thu đươc sau khi pha loãng là: 0,5
pH = 2,72.

Câu a. Từ giả thiết => A có thể có hai CTCT sau:


10 HOCH2CH=CH(CH2)2C(C2H5)=C(CH3)-CH2-CH2-CH3 (1) 0,5
HOCH2CH=C(C2H5)-CH2CH2CH=C(CH3)-CH2CH2CH3 (2)
Khi cho A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 rồi ozon phân sản phẩm chính sinh
ra thì thu được một xeton và một chất hữu cơ, vậy CTCT của A là (2)
PTHH: A + Br2
HOCH2CHBr-CBr(C2H5)-CH2CH2CH=C(CH3)-
CH2CH2CH3
0,5
Khi ozon phân thu được hai sản phẩm hữu cơ là: HOCH2CHBr-CBr(C2H5)-
CH2CH2CHO và CH3CO-CH2CH2CH3
b. Axit hóa A thu được chất B theo cơ chế sau:
HOCH2CH=C(C2H5)-CH2CH2-CH2-C+(CH3)-CH2CH2CH3
A

0,5

5
(B)

0,5

HOCH2-CO-C(CH3)(C3H7)-CH2CH2CH2-CO-C2H5

Thí sinh làm cách khác mà đúng vẫn được điểm tối đa.

6
7

You might also like